XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÝ CHƯƠNG “ĐIỆN TỪ HỌC” VẬT LÝ 9 THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

Page 1

BÀI TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

vectorstock.com/10212086

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÝ CHƯƠNG “ĐIỆN TỪ HỌC” VẬT LÝ 9 THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------------------------------

TỐNG PHAN NGỌC CHÂU

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÝ CHƯƠNG “ĐIỆN TỪ HỌC”- VẬT LÝ 9 THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÍ

Đà Nẵng, Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------------------------------

TỐNG PHAN NGỌC CHÂU

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÝ CHƯƠNG “ĐIỆN TỪ HỌC”- VẬT LÝ 9 THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH

Ngành: Lý luận và PPDH Bộ môn Vật lí Mã số: 8.14.01.11

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG

Đà Nẵng, Năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện bản luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa sau đại học, Khoa Vật lí trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã tạo những điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại khoa. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh ở các trường thực nghiệm sư phạm đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Mặc dù tác giả đã rất cố gắng nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bản luận văn được hoàn thiện hơn.



iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................. viii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2 4. Giả thuyết khoa học .............................................................................................. 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 2 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2 7. Đóng góp của đề tài .............................................................................................. 3 8. Cấu trúc dự kiến của luận văn ...............................................................................3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÍ THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH ............................................................................4 1.1. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học vật lí .............4 1.1.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề ............................................................ 4 1.1.2. Cấu trúc của năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề ....................................5 1.1.3. Tiến trình giải quyết vấn đề ............................................................................8 1.2. Đổi mới phương phương pháp trong dạy học vật lí ...............................................10 1.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS ...........................................10 1.2.2. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh .............................. 11 1.3. Bài tập và vai trò của bài tập trong dạy học vật lí ..................................................14 1.3.1. Khái niệm về bài tập vật lí ............................................................................14 1.3.2. Phân loại bài tập Vật lí ..................................................................................14 1.3.3. Tiếp cận bài tập Vật lí. ..................................................................................15 1.3.4. Vai trò của bài tập trong dạy học vật lí .........................................................16 1.3.5. Những đặc điểm của bài tập định hướng năng lực .......................................17 1.4. Sử dụng bài tập vật lý việc đánh giá sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học ............................................................................................ 20 1.4.1. Nguyên tắc sử dụng. .....................................................................................20


iv 1.4.2. Quy trình sử dụng. ........................................................................................20 1.5. Thực trạng việc đánh giá NLGQVĐ cho HS trong quá trình dạy học vật lí ở trường trung học cơ sở hiện nay ....................................................................................20 1.5.1. Mục đích điều tra .......................................................................................... 20 1.5.2. Nội dung và phương pháp điều tra................................................................ 20 1.5.3. Đối tượng điều tra .........................................................................................21 1.5.4. Kết quả và đánh giá kết quả điều tra. ............................................................ 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 28 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÍ CHƯƠNG ĐIỆN TỪ HỌC, VẬT LÍ 9 THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GQVD CỦA HỌC SINH ...................................................................................................................29 2.1. Tổng quan về chương “ điện từ học ” vật lí 9 ........................................................29 2.1.1. Sơ đồ cấu trúc nội dung ................................................................................29 2.1.2. Chuẩn kiến thức và kĩ năng chương “ điên từ học” vật lí 9 .........................29 2.1.3. Nội dung kiến thức cơ bản của chương “Điện từ học” vật lý 9 theo chuẩn kiến thức kỹ năng. .........................................................................................................33 2.2. Xây dựng hệ thống bài tập chương “Điện từ học” vật lí 9 theo hướng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề. ............................................................................................ 52 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng ....................................................................................52 2.2.2. Quy trình xây dựng. ......................................................................................52 2.2.3. Hệ thống bài tập xây dựng ............................................................................53 2.3. Thiết kế một số tiến trình dạy học chương điện từ học có sử dụng bài tập vật lí theo hướng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh ......................................59 Kết luận Chương 2.........................................................................................................68 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................. 69 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ..................................................69 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ............................................................. 69 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ............................................................ 69 3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm ........................................................69 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ..................................................................69 3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ....................................................................69 3.3. Phương pháp thực nghiệm ......................................................................................70 3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm .................................................................................70 3.3.2. Quan sát giờ học ........................................................................................... 70 3.3.3. Kiểm tra, đánh giá .........................................................................................71 3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................................................71


v 3.4.1. Đánh giá định tính .........................................................................................71 3.4.2. Đánh giá về năng lực ....................................................................................71 3.4.3. Đánh giá định lượng .....................................................................................73 3.4.3. Các tham số sử dụng .....................................................................................75 3.4.4. Kiểm định giả thuyết thống kê ......................................................................75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 77 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 81 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ

Viết tắt ĐC

Đối chứng

NLGQVĐ

Năng lực giải quyết vấn đề

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

Hoạt động

HS

Học sinh

HĐNT

Hoạt động nhận thức

TNg

Thực nghiệm

TN

Thí nghiệm

THCS

Trung học cơ sở

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

PP

Phương pháp

PPDH

Phương pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu

Tên bảng

bảng 1.1.

Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề và tiêu chí đánh giá NL GQVĐ

Trang 6

1.2.

Một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực người học và đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học

12

1.3.

Các mức quá trình nhận thức và các bậc trình độ nhận thức tương ứng

19

3.1.

Số liệu học sinh các nhóm thực nghiệm và đối chứng

70

3.2.

Kết quả đánh giá năng lực học sinh qua phương pháp nghiên cứu trường hợp

72

3 3.

Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra

73

3 4.

Bảng phân phối tần suất

73

3.5.

Bảng phân phối tần xuát tích lũy

74

3 6.

Tổng hợp các tham số thống kê

75


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

3.1.

Thống kê điểm số

73

3.2.

Số % học sinh đạt mức điểm (Xi)

74

3.3.

Số % học sinh đạt mức Xi trở xuống (Wi%)

74


1

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay chúng ta đang sống ở những năm đầu của thế kỉ XXI, thế kỉ của tri thức khoa học và công nghệ. Giai đoạn này đòi hỏi lực sáng tạo của con người. Để đáp ứng được nhu cầu của xã hội đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện. Trong đó, nhiệm vụ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản và chương trình giáo dục theo hướng phát triển năng lực người học được xem là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết. Trước những yêu cầu về nguồn nhân lực của thời đại, đòi hỏi ngành giáo dục phải phát triển chương trình theo hướng phát triển năng lực. Nhà trường phổ thông không chỉ trang bị cho HS những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được mà còn phải bồi dưỡng cho HS 9 năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu của nhân loại. Quá trình dạy học ở trường THCS hiện nay tồn tại rất nhiều mâu thuẫn . Cụ thể là trong học sinh tồn tại một bên là tư duy cụ thể phát triển, một bên là tư duy trừu tượng kém phát triển. Đa số các em còn thiên về các học thuộc lòng, quen làm vói mẫu có sẵn... do đó mà khả năng phân tích và tổng hợp của các em còn yếu. Và mâu thuẫn giữa khối lượng tri thức đổi mới tăng lên phức tạp còn thời gian học tập không thể tăng lên được. Thực tế việc giảng dạy các môn KHTN nói chung và môn Vật lí nói riêng ở các trường trung học còn quá phụ thuộc vào PPDH cổ truyền, nhồi nhét kiến thức cho học sinh vì thế các em không phát huy được năng lực của mình và còn rất nhiều những mâu thuẫn khác. Chỉ có cách giải quyết tốt nhất các mâu thuẫn này thì mới nâng cao được chất lượng giáo dục từ đó phát triển tốt nên giáo dục Việt Nam. Và để giải quyết các mâu thuẫn này thì cũng đòi hỏi phải đổi mới phương pháp, nội dung dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học. Bản chất của hướng này là khơi gợi phát huy năng lực tìm tòi sáng tạo của người học qua việc tạo điều kiện cho họ giải quyết vấn đê. Là một giáo viên vật lí, tôi nhận thấy rằng việc dạy học các môn khoa học ở nhà trường không chỉ giúp học sinh có một kiến thức cụ thể nào đó mà quan trọng hơn là trong quá trình dạy học các kiến thức cụ thể đó phải rèn cho học sinh các năng lực cần có thể tự học tập, có khả năng đáp ứng đòi hỏi đa dạng của cuộc sống sau này. Môn Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, giải bài tập Vật lí là một trong những hoạt động nang cao chất lượng học tập, kích thích tính tích cực, chủ động... của học sinh. Do vậy để nâng cao chất lượng dạy học, phát huy được năng lực của học sinh trong dạy học nói chung và trong dạy học Vật lí nói riêng thì ta phải vận dụng nhiều phương pháp và biện pháp khác nhau. Trong đó, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tâp vật lí là một trong những biện pháp giải quyết vấn đề trên.


2 Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “ Xây dựng và sử dụng bài tập vật lí chương điện từ học- vật lí 9 theo hướng đánh giá năng lực học sinh”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng được các bài tập vật lí theo hướng đánh năng lực GQVĐ của học sinh và vận dụng được vào dạy học chương Điện từ học Vật lí 9 THCS. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài - Quá trình dạy học Vật lý ở trường THCS với bài tập chương Điện từ họcVật lý theo hướng đánh giá năng lực học sinh

3.2. Phạm vi nghiên cứu - Xây dựng và sử dụng một số bài tập chương điện từ học vật lí 9 theo hướng đánh giá 1 năng lực là NL GQVD của HS. - Khả năng áp dụng các bài tập này vào việc giảng dạy Vật lí ở trường THCS 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được hệ thống bài tập theo hướng đánh năng lực GQVD của học sinh trong dạy học chương Điện từ học vật lí 9 thì sẽ đánh giá được năng lực GQVĐ của HS, góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về xây dựng và sử dụng bài tập đánh giá năng lực trong dạy học Vật lí. 5.2. Điều tra thực trạng dạy việc dạy học sử dụng BT đánh giá NL tại đơn vị đang công tác. 5.3. Phân tích chương trình và nội dung sách giáo khoa chương “Điện từ học” vật lí 9. 5.4. Xây dựng hệ thống bài tập “Điện từ học” theo hướng đánh giá năng lực GQVD của học sinh. 5.5. Thực nghiệm sư phạm. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các tài liệu tham khảo để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Điều tra, đánh giá thực trạng dạy học BTVL ở một số trường THCS. 6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sư phạm ở trường THCS để kiểm chứng giá thuyết khoa học và đánh giá kết quả nghiên cứu. 6.4. Phương pháp thống kê toán học Xứ lý kết quả thực nghiệm sư phạm bằng công cụ toán học thống kê.


3 7. Đóng góp của đề tài - Về mặt lí luận: Luận văn đã nghiên cứu được cơ sở lí luận về bài tập vật lí theo hướng đánh giá năng lực GQVD của học sinh - Về mặt thực tiễn: + Xây dựng được một hệ thống bài tập chương điện từ học theo hướng đánh giá năng lực GQVD của học sinh. Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên Vật lí. 8. Cấu trúc dự kiến của luận văn CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÍ THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VẬT LÍ CHƯƠNG ĐIỆN TỪ HỌC, VẬT LÍ 9 THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GQVD CỦA HỌC SINH CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM


4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÍ THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH 1.1. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học vật lí 1.1.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề a. Năng lực phát hiện vấn đề - Vấn đề: Là một tình huống đặt ra cho cá nhân hoặc một nhóm để giải quyết, khi đối mặt với tình huống này họ không thấy được ngay con đường hoặc các phương pháp để có được lời giải. Để vận dụng một cách có hiệu quả khái niệm vấn đề trong dạy học thì người ta thường hiểu khái niệm này như sau: Một vấn đề được biểu thị bởi một hệ thống những câu hỏi và mệnh đề thỏa mãn hai điều kiện: Một là HS chưa tự mình trả lời được câu hỏi. Hai là học sinh chưa được học các quy tắc có tính chất thuật toán hay là những cơ sở lí luận để trả lời câu hỏi đặt ra. Nếu hiểu vấn đề theo cách tiếp cận này thì có thể phân biệt rõ vấn đề với bài tập. Đối với một bài tập đưa ra, nếu chỉ yêu cầu HS trực tiếp vận dụng các công thức có tính chất thuật toán hay quy trình lí luận tựa như thuật toán để giải bài tập đó thì đó không phải là những vấn đề. - Phát hiện vấn đề: Là quá trình tìm ra cái mới mà người nghiên cứu chưa biết và có nhu cầu muốn biết. Có thể hiểu phát hiện vấn đề gần giống như tình huống gợi vấn đề. Tức là một tình huống gợi ra cho học sinh những khó khăn mà họ cảm thấy cần thiết và có khá năng vượt qua nhưng không phải ngay lập tức mà phải trải qua một quá trình suy nghĩ tích cực, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hay điều khiến chỉnh hệ thống kiến thức sẵn có nhằm thích nghi với điều kiện hành động mới. Năng lực phát hiện vấn đề trong môn vật lý là năng lực hoạt động trí tuệ của học sinh khi đứng trước những vấn đề, những bài toán cụ thể, có mục tiêu và tính hướng đích cao đòi hỏi phải huy động khá năng tư duy tích cực và sáng tạo nhằm tìm ra lời giải cho vấn để. b. Năng lực giải quyết vấn đề Giải quyết vấn đề là một quá trình mà cá nhân vận dụng kiến thức, kĩ năng và kĩ xão đã được học đề đáp ứng yêu cầu của những tình huống không quen thuộc. Có nhiều cách phân chia các giai đoạn để giải quyết vấn đề như sau: - Theo Kudriasev, giải quyết vấn đề chia làm 4 giai đoạn: “Sự xuất hiện của chính vấn đề và những kích thích đầu tiên thúc đẩy chủ thể giải quyết vấn đề; chủ thể


5 nhận thức sâu sắc và chấp nhận vấn đề cần giải quyết; quá trình tìm kiểm lời giải cho vấn đề đã được chấp nhận giải quyết, lí giải, chứng minh, kiểm tra; tìm được kết quả cuối cùng và đánh giá kết quả tìm được”. - Theo John Dewey, giải quyết vấn đề gồm 5 bước: “Tìm hiểu vấn đề; xác định vấn đề; đưa ra những giá thuyết khác nhau để giải quyết vấn đề; xem xét hệ quả của từng giả thuyết dưới ánh sáng của kinh nghiệm trước đây; thử nghiệm giải pháp thích hợp nhất.” Dù được phân chia theo cách nào thì GQVĐ vẫn bao gồm ba bước sau: - Bước 1: Tìm hiểu vấn đề + Tạo tình huống gợi vấn đề; + Giải thích để hiểu đúng tình huống; + Phát biểu và đặt mục đích giải quyết vấn đề. - Bước 2: Giải quyết vấn đề + Phân tích, làm rõ những mỗi quan hệ giữa cái chưa biết và cái đã biết; + Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề, ở đây thường vận dụng quy tắc tìm đoán, quy lạ về quen, đặc biệt hóa, khái quát hóa, xét tính tương tự, suy ngược suy xuôi... + Trình bày cách giải quyết vấn đề. - Bước 3: Nghiên cứu và kiểm tra lời giải + Kiểm tra sự đúng đắn của lời giải; + Kiểm tra tính tối ưu, tính hợp lí của lời giải; + Đề xuất những vấn đề mới có liên quan và giải quyết vấn đề nếu có thể. Năng lực giải quyết vấn đề là tổ hợp năng lực thể hiện vận dụng các kiến thức, các kĩ năng (thao tác tư duy và hoạt động) trong hoạt động học tập nhằm giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ của bài toán. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong vật lí bao gồm năng lực tìm tòi, nhận biết và phát hiện vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; mỗi liên hệ giữa năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề với năng lực vật lí, năng lực giải bài tập vật lí. 1.1.2. Cấu trúc của năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề Để phát triển năng lực GQVĐ cần phải xác định các biểu hiện của năng lực đó, theo chúng tôi các biểu hiện đó như sau: - Biết phát hiện một vấn đề, tìm hiểu một vấn đề. - Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề. - Đề xuất được giả thuyết khoa học khác nhau: Lập được kế hoạch để GQVĐ đặt ra và thực hiện kế hoạch độc lập, hợp lí. - Thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ; suy ngẫm về cách thức và tiến trình


6 GQVĐ để điều chỉnh và vận dụng trong tình huống mới. Trong đề tài nghiên cứu chúng tôi tập trung đi sâu 4 thành tố của năng lực GQVĐ, các tiêu chí của mỗi hành vi (biểu hiện) và các mức độ của mỗi tiêu chí thì chúng tôi thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.1. Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề và tiêu chí đánh giá NL GQVĐ Thành phần/ Thành tố

Tiêu chí Hành vi

Phân tích được tình huống cụ thể

Tìm hiểu, khám phá vấn đề

Phát hiện được tình

Mức 3

Mức2

Mức 1

Phân tích

Phân tích

Phân tích

Phân tích

được tình

được tình

được tình

được tình

huống cụ thể đầy đủ, rõ ràng một cách độc lập.

huống cụ thể đầy đủ nhưng chưa rõ ràng.

huống cụ thể huống cụ khi trao đổi thể dưới sự với bạn. hướng dẫn của giáo viên.

Tự phát hiện được vấn đề.

Phát hiện được tình hưống có

Phát hiện ra vấn đề dưới sự hướng

vấn đề khi trao đổi với bạn.

dẫn của giáo viên.

Tự phát biểu được vấn đề.

Tự phát biểu vấn đề nhưng chưa đầy đủ.

Phát biểu vấn đề nhưng chưa đúng với trọng tâm.

Phát biểu vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Xác định được đầy đủ chính xác các thông tin cần thiết.

Xác định được chính xác một số thông tin cần thiết.

Xác định được thông tin dưới sự giúp đỡ của người khác.

Đọc thông tin nhưng chưa xác định được thông tin cần dùng.

Phân tích thông tin chi tiết, cụ thể,

Phân tích được thông tin nhưng

Phân tích được thông tin dưới sự

Có phân tích thông tin.

huống có vấn đề

Nêu được tình huống có vấn đề

Thiết lập không gian vấn đề

Mức 4

Thu thập thông tin

Phân tích thông tin

Chưa phát hiện ra vấn đề


7 Thành phần/ Thành tố

Tiêu chí Hành vi

Tìm ra kiến thức vật lí và kiến thức liên môn liên quan đến vấn đề.

Đề xuất giả thuyết

Lập kế hoạch, thực hiện giải pháp

Mức 4

Mức2

Mức 1

sắp xếp khoa học.

chưa chi tiết.

giúp đỡ của GV.

Biết tìm hiểu

Biết tìm

Biết tìm

Chỉ tìm hiểu

các thông tin

hiểu các

hiểu các

thông tin khi

có liên quan đến vấn đề ở

thông tin có liên quan

thông tin có liên quan

được yêu cầu.

SGK, tài liệu tham khảo và

đến vấn đề ở đến vấn đề SGK và nhưng ở

thông tin qua thảo luận với bạn.

thảo luận với bạn.

kinh nghiệm bản thân.

Đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề

Đề xuất được giải pháp giải

Đề xuất được giải pháp giải

một cách tối

quyết vấn đề quyết vấn đề quyết vấn đề

ưu.

nhưng chưa tối ưu.

nhưng chưa hợp lí.

dưới sự hướng dẫn của GV.

Lập được kế hoạch để GQVĐ nhưng chưa đầy đủ, chi

Lập được kế hoạch GQVĐ nhưng nhờ sự giúp đỡ

Chỉ lập kế hoạch để GQVĐ khi được yêu cầu.

tiết.

của người khác.

Thực hiện kế hoạch GQVĐ độc lập nhưng chưa hợp lí.

Thực hiện kế hoạch GQVĐ nhưng cần có sự giúp đỡ của giáo

Lập được kế hoạch để Lập kế GQVĐ cụ hoạch để thể, chi tiết giải quyết (đầy đủ thời vấn đề

Mức 3

gian, nguồn nhân lực, vật lực)

Thực hiện kế hoạch GQVĐ Thực hiện độc lập, hợp kế hoạch lí. GQVĐ

Đề xuất được giải pháp giải

Thực hiện kế hoạch GQVĐ nhưng chưa hoàn thành.


8 Thành phần/ Thành tố

Tiêu chí Hành vi

Mức 4

Mức 3

Mức2

Mức 1

viên, bạn học. Thực hiện kế

Thực hiện

Thực hiện hoạch độc lập giải pháp và đánh giá giải

hoặc hợp lí. GQVĐ Đánh giá việc nhưng chưa

pháp GQVĐ

thực hiện giải pháp GQVĐ.

đánh giá được giải

Thực hiện

Chỉ thực

được giải

hiện khi có

pháp GQVĐ sự hướng nhưng chưa dẫn của giáo hoàn thành.

viên.

pháp. Đánh giá

Nhận ra sự Suy ngẫm phù hợp hay

Nhận ra sự phù hợp hay

Nhận ra sự phù hợp hay

Có suy ngẫm về

và phản ánh giải pháp

về cách thức và tiến trình

không phù hợp của giải pháp nhưng

không phù hợp của giải pháp khi

cách thức và tiến trình GQVĐ.

không phù hợp của giải pháp.

GQVĐ.

chưa đầy đủ. trao đổi với người khác.

Điều chỉnh và vận dụng trong tình huống mới.

Vận dụng được trong tình huống mới một cách độc lập.

Biết điều chỉnh hợp lí, vận dụng được trong tình huống mới.

Biết cách điều chỉnh nhưng chưa vận dụng trong tình huống mới.

Biết cách điều chỉnh nhưng nhờ sự giúp đỡ của người khác.

1.1.3. Tiến trình giải quyết vấn đề Tiến trình giải quyết vấn đề của các nhà khoa học được diễn ra như sau:  Xác định rõ nội dung, yêu cầu của vấn đề cần giải quyết, những điều kiện đã cho và những điều cần đạt tới;  Tìm hiểu xem trong kho tàng kiến thức, kinh nghiệm của loàingười đã có cách giải quyết vấn đề đó hoặc vấn đề tương tự chưa;  Nếu đã có thì liệt kê tất cả những giải pháp đã có và lựa chọn một phương pháp thích hợp;  Nếu chưa có thì phải đề xuất giải pháp mới hay xây dựng kiến thức, phương tiện mới dùng làm công cụ để giải quyết vấn đề;


9  Thử nghiệm áp dụng kiến thức mới, giải pháp mới vào thực tiễn để đánh giá tính hiệu quả của chúng, từ đó bổ sung, hoàn thiện kiến thức đã xây dựng, giải pháp đã đề xuất. Để hình thành ở HS năng lực giải quyết vấn đề, GV có thể phỏng theo tiến trình giải quyết vấn đề của các nhà khoa học để tổ chức các HĐNT cho HS. Tuy nhiên, để tổ chức thành công các HĐNT cho HS, GV cần phải chú ý đến những điểm khác nhau giữa nhà khoa học và HS khi giải quyết vấn đề. Khi chấp nhận giải quyết một vấn đề, nhà khoa học đã có trình độ kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết, còn HS thì chỉ bước đầu làm quen với việc giải quyết vấn đề khoa học. Những kiến thức mà HS cần chiếm lĩnh là những kiến thức mà nhiều thế hệ các nhà khoa học đã trải qua thời gian dài mới đạt được, còn HS thì chỉ được dành một khoảng thời gian ngắn để phát hiện ra kiến thức đó. Bên cạnh đó, nhà khoa học đã có trong tay những phương tiện chuyên dùng đạt độ chính xác cao và những điều kiện thích hợp nhất đểGQVĐ, còn HS thì chỉ có những phương tiện thô sơ của trường phổ thông với độ chính xác chưa cao, chỉ có điều kiện làm việc tập thể ở lớphay ở phòng thực hành đôi khi không thể lặp đi lặp lại nhiều lần. HS không thể hoàn toàn tự lực xây dựng kiến thức khoa học được mà cần phải có sự giúp đỡ của GV. Sự giúp đỡ của GV không phải là giảng giải, cung cấp cho HS những kiến thức có sẵn mà là tạo điều kiện để HS có thể trải qua các giai đoạn chính của việc GQVĐ, đồng thời GV cũng phải khuyến khích, động viên HS kịp thời trong quá trình GQVĐ đặt ra. HS chỉ có thể giải quyết được vấn đề đặt ra khi HS phát hiện được vấn đề cần giải quyết, xác định được mục tiêu của việc giải quyết vấn đề và tìm ra được giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Bên cạnh đó, HS còn phải biết phân tích hiện tượng, phối hợp với các HS khác và sáng tạo trong quá trình giải quyết vấn đề. Khi thu được kết quả, HS phải biết tổng hợp và đánh giá kết quả đó. Đồng thời, sau khi giải quyết được vấn đề đặt ra, HS phải đề xuất được vấn đề mới từ kết quả thu được. GV phải tổ chức các HĐNT sao cho HS có thể phát hiện được vấn đề mới cần giải quyết thông qua việc đề xuất vấn đề và sự định hướng của GV. Sau khi HS đã xác định được vấn đề cần giải quyết, để HS có thể tự lực giải quyết được vấn đề đặt ra GV phải hướng dẫn cho HS cách thức chung để giải quyết vấn đề đó. Trước hết, HS phải xác định được mục tiêu của việc giải quyết vấn đề. Kế tiếp, HS phải suy nghĩ làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. HS phải tìm xem có bao nhiêu cách để giải quyết vấn đề đó và chọn một giải pháp tối ưu đề thực hiện nó. Trong các cách giải quyết trên, HS phải kết hợp việc phân tích hiện tượng, phân tích vấn đề, sử dụng dữ kiện cung cấp, suy luận, tổng hợp để tìm câu trả lời cho vấn đề đặt ra. Thông qua kếtquả tìm ra được, GV phải hướng dẫn HS biết cách đánh giá nó đúng hay chưa đúng. Nếu kết quả HS


10 tìm ra được chưa đúng thì GV phải hướng dẫn HS biết cách xử lí để thu được kết quả đúng cho vấn đề giải quyết. Đồng thời, thông qua kết quả HS tìm ra được, GV cũng phải định hướng cho HS suy nghĩ để HS có thể đề xuất được vấn đề mới từ kết quả HS tìm ra. Bên cạnh đó, khi tổ chức các HĐNT cho HS, GV cũng phải cho HS làm việc theo nhóm để rèn luyện cho HS kĩ năng phối hợp với người khác khi giải quyết vấn đề. Như vậy, quá trình giải quyết vấn đề của HS là quá trình hoạt động tự lực trong sự phối hợp với tập thể lớp và sự giúp đỡ, hướng dẫn của GV cùng với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học. Kết quả của quá trình giải quyết vấn đề là HS chiếm lĩnh được kiến thức và phát triển được năng lực giải quyết vấn đề của mình. 1.2. Đổi mới phương phương pháp trong dạy học vật lí 1.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực GQVĐ gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học: - Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống - Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học - Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề - Vận dụng dạy học theo tình huống - Vận dụng dạy học định hướng hành động - Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lí trong dạy học - Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo - Tăng cường các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn - Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh …… Tóm lại có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học với những cách tiếp cận khác nhau, trên đây chỉ là một số phương hướng chung. Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lí. Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh


11 nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân. 1.2.2. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của học sinh. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lí thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ. 1.2.2.1. Đánh giá theo năng lực Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa (Leen pil, 2011). Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức kĩ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kĩ năng. Để chứng minh học sinh có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho học sinh được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó học sinh vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kĩ năng nhận thức, kĩ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kĩ năng, bởi năng lực là tổng hóa, kết tinh kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người . Có thể tổng hợp một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực người học và đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học như sau:


12 Bảng 1.2. Một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực người học và đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học Tiêu chí so sánh 1. Mục đích chủ yếu nhất

2. Ngữ cảnh đánh giá

3. Nội dung đánh giá

Đánh giá năng lực - Đánh giá khả năng học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống. - Vì sự tiến bộ của người học so với chính họ. Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc sống của học sinh.

Đánh giá kiến thức, kĩ năng - Xác định việc đạt kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục.

- Đánh giá, xếp hạng giữa những người học với nhau. Gắn với nội dung học tập (những kiến thức, kĩ năng, thái độ) được học trong nhà trường. - Những kiến thức, kĩ năng, thái độ ở một môn học. - Quy chuẩn theo việc người học có đạt được hay không một nội dung đã được học.

- Những kiến thức, kĩ năng, thái độ ở nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo dục và những trải nghiệm của bản thân HS trong cuộc sống xã hội (tập trung vào năng lực thực hiện). - Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học. 4. Công cụ đánh Nhiệm vụ, bài tập trong tình Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ giá huống, bối cảnh thực tiễn. trong tình huống hàn lâm hoặc tình huống thức. 5. Thời điểm đánh Đánh giá mọi thời điểm của Thường diễn ra ở những thời giá quá trình dạy học, chú trọng điểm nhất định trong quá trình đến đánh giá trong khi học. dạy học, đặc biệt là trước và sau khi dạy. 6. Kết quảđánh - Năng lực người học phụ - Năng lực người học phụ giá thuộc vào độ khó của nhiệm vụ thuộc vào số lượng câu hỏi, hoặc bài tập đã hoàn thành. nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn - Thực hiện được nhiệm vụ thành. càng khó, càng phức tạp hơn sẽ - Càng đạt được nhiều đơn vị được coi là có năng lực cao kiến thức, kĩ năng thì càng hơn. được coi là có năng lực cao hơn.


13 1.2.2.2. Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học cần phải: - Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (theo định hướng tiếp cận năng lực) từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ (theo định hướng tiếp cận năng lực) của học sinh của cấp học. - Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng. - Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này. - Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy và học. Việc đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập môn học của giáo viên được thể hiện qua một số đặc trưng cơ bản sau: a) Xác định được mục đích chủ yếu của đánh giá kết quả học tập là so sánh năng lực của học sinh với mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức và kĩ năng (năng lực) môn học ở từng chủ đề, từng lớp học, để từ đó cải thiện kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học. b) Tiến hành đánh giá kết quả học tập môn học theo ba công đoạn cơ bản là thu thập thông tin, phân tích và xử lí thông tin, xác nhận kết quả học tập và ra quyết định điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học. Trong đánh giá thành tích học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quả mà chú ý cả quá trình học tập. Đánh giá thành tích học tập theo quan điểm phát triển năng lực không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau. Kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra viết và bài tập thực hành. Kết hợp giữa trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. Hiện nay ở Việt Nam có xu hướng chọn hình thức trắc nghiệm khách quan cho các kì thi hay thi trung học phổ thông quốc gia. Trắc nghiệm khách quan có những ưu điểm riêng cho các kì thi này. Tuy nhiên trong đào tạo thì không được lạm dụng hình thức này. Vì nhược điểm cơ bản của trắc nghiệm khách quan là khó đánh giá được khả năng sáng tạo cũng như năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp .


14 1.3. Bài tập và vai trò của bài tập trong dạy học vật lí 1.3.1. Khái niệm về bài tập vật lí Trong từ điển tiếng Việt, các thuật ngữ bài tập và “bài toán” được giải nghĩa khác nhau: Bài tập là ra cho HS làm để tập vận dụng những kiến thức đã học, còn bài toán là những vấn đề cần giải quyết bằng các phương pháp khoa học . Cũng như thế, có một số ý kiến cho rằng cần phân biệt hai thuật ngữ “bài tập vật lí” và “bài toán vật lí”. Bởi lẽ, bài tập vật lí là bài tập vận dụng đơn giản kiến thức lí thuyết đã học vào những trường hợp cụ thể, bài toán vật lí được sử dụng để hình thành kiến thức mới chưa có cách giải quyết suy ra được từ các kiến thức cũ, hoặc trong khi giải quyết một vấn đề mới đưa ra chưa có câu trả lời. Bên cạnh đó, trong một số giáo trình lí luận dạy học vật lí, các tác giải lại chỉ dùng thuật ngữ “bài tập vật lí” hoặc thuật ngữ bài toán vật lí với cùng một cách hiểu: Giải bài tập vật lí hay giải bài toán vật lí là tập vận dụng các khái niệm, quy tắc, định luật, thuyết vật lí,… đã học vào các vấn đề trong đời sống và lao động sản xuất [12], [13],… Lí luận dạy học hiện đại đã chỉ ra rằng trong quá trình lĩnh hội kiến thức không phải HS thụ động tiếp thu cách giải quyết vấn đề một cách máy móc mà chính họ cũng tập cách giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh kiến thức mới. Trong giáo trình lí luận dạy học vật lí và SGK vật lí, chúng ta hiểu những bài tập là những bài luyện tập được lựa chọn một cách phù hợp với mục đích chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng vật lí, hình thành các khái niệm vật lí, phát triển năng lực tư duy vật lí của HS và rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức của HS vào thực tiễn. Từ những điều đã đề cập ở trên, cả hai ý nghĩa khác nhau là vận dụng kiến thức cũ và tìm kiếm kiến thức mới đều có mặt trong khái niệm về bài tập vật lí. Bởi vì vậy chúng ta không nên phân biệt bài tập vật lí và bài toán vật lí mà gọi chung là bài tập vật lí. 1.3.2. Phân loại bài tập Vật lí Đối với GV, bài tập là yếu tố điều khiển quá trình giáo dục. Đối với HS, bài tập là một nhiệm vụ cần thực hiện, là một phần nội dung học tập. Các bài tập có nhiều hình thức khác nhau, có thể là bài tập miệng, bài tập viết, bài tập ngắn hạn hay dài hạn, bài tập theo nhóm hay cá nhân, bài tập trắc nghiệm đóng hay tự luận mở, bài tập có thể đưa ra dưới hình thức một nhiệm vụ, một đề nghị, một yêu cầu hay một câu hỏi. Những yêu cầu chung đối với các bài tập là: - Được trình bày rõ ràng. - Có ít nhất một lời giải. - Với những dữ kiện cho trước, học sinh có thể tự lực giải được.


15 - Không giải qua đoán mò được. Theo chức năng lí luận dạy học, bài tập có thể bao gồm: Bài tập học và bài tập đánh giá (thi, kiểm tra): - Bài tập học: Bao gồm các bài tập dùng trong bài học để lĩnh hội tri thức mới, chẳng hạn các bài tập về một tình huống mới, giải quyết bài tập này để rút ra tri thức mới hoặc các bài tập để luyện tập, củng cố, vận dụng kiến thức đã học. - Bài tập đánh giá: Là các kiểm tra ở lớp do GV ra đề hay các đề tập trung như kiểm tra chất lượng, so sánh; bài thi tốt nghiệp, thi tuyển. Thực tế hiện nay, các bài tập chủ yếu là các bài tập luyện tập và bài thi, kiểm tra. Bài tập học tập, lĩnh hội tri thức mới ít được quan tâm. Tuy nhiên bài tập học tập dưới dạng học khám phá có thể giúp HS nhiều hơn trong làm quen với việc tự lực tìm tòi và mở rộng trí thức. Theo dạng của câu trả lời của bài tập “mở” hay “đóng”, có thể bao gồm: Bài tập đóng và bài tập mở: - Bài tập đóng: Là các bài tập mà người học (người làm bài) không cần tự trình bày câu trả lời mà lựa chọn từ những câu trả lời cho trước. Như vậy trong loại bài tập này, GV đã biết câu trả lời, HS được cho trước các phương án có thể lựa chọn. - Bài tập mở: Là những bài tập mà không có lời giải cố định đối với cả GV và HS (người ra đề và người làm bài); có nghĩa là kết quả bài tập là mở”. Chẳng hạn GV đưa ra một chủ đề, một vấn đề hoặc một tài liệu, HS cần tự bình luận, thảo luận về đề tài đó [2, tr. 40 – 42]. 1.3.3. Tiếp cận bài tập Vật lí. Dạy học định hướng năng lực đòi hỏi việc thay đổi mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá, trong đó việc thay đổi quan niệm và cách xây dựng các nhiệm vụ học tập, câu hỏi và bài tập (sau đây gọi chung là bài tập) có vai trò quan trọng. Các nghiên cứu thực tiễn về bài tập trong dạy học đã rút ra những hạn chế của việc xây dựng bài tập truyền thống như sau: - Tiếp cận một chiều, ít thay đổi trong việc xây dựng bài tập, thường là những bài tập đóng. - Thiếu về tham chiếu ứng dụng, chuyển giao cái đã học sang vấn đề chưa biết cũng như các tình huống thực tiễn cuộc sống. - Kiểm tra thành tích, chú trọng các thành tích nhớ và hiểu ngắn hạn. - Quá ít ôn tập thường xuyên và bỏ qua sự kết nối giữa cái đã biết và cái mới. - Tính tích lũy của việc học không được lưu ý đến một cách đầy đủ… Còn đối với việc tiếp cận năng lực, những ưu điểm nổi bật là:


16 - Trọng tâm không phải là các thành phần tri thức hay kỹ năng riêng lẻ mà là sự vận dụng có phối hợp các thành tích riêng khác nhau trên cơ sở một vấn đề mới đối với người học. - Tiếp cận năng lực không định hướng theo nội dung học trừu tượng mà luôn theo các tình huống cuộc sống của học sinh, theo “thử thách trong cuộc sống”. Nội dung học tập mang tính tình huống, tính bối cảnh và tính thực tiễn. - So với dạy học định hướng nội dung, dạy học định hướng năng lực định hướng mạnh hơn đến học sinh và các tiền học tập. Chương trình dạy học định hướng năng lực được xây dựng trên cơ sở chuẩn năng lực của môn học. Năng lực chủ yếu hình thành qua hoạt động học của học sinh. Hệ thống bài tập định hướng năng lực chính là công cụ để học sinh luyện tập nhằm hình thành năng lực và là công cụ để giáo viên và các cán bộ quản lí giáo dục kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh và biết được mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học. Bài tập là một thành phần quan trọng trong môi trường học tập mà người giáo viên cần thực hiện. Vì vậy, trong quá trình dạy học, người giáo viên cần biết xây dựng các bài tập định hướng năng lực. 1.3.4. Vai trò của bài tập trong dạy học vật lí Các bài tập vật lí có tác dụng lớn trong việc hình thành, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng và tìm tòi kiến thức cho HS. Bởi vì thế, “Trong quá trình dạy học vật lí các bài tập vật lí có tầm quan trọng đặc biệt. Chúng được sử dụng theo những mục đích khác nhau” . * Bài tập giúp cho việc ôn tập, đào sâu và mở rộng kiến thức Bài tập vật lí là một phương tiện củng cố, ôn tập kiến thức sinh động và có hiệu quả. Khi giải BTVL, HS phải nhớ lại các kiến thức đã học, có khi phải sử dụng tổng hợp các kiến thức thuộc nhiều chương, nhiều phần của chương trình; HS phải vận dụng những kiến thức khái quát và trừu tượng đã học vào những trường hợp cụ thể rất đa dạng, nhờ đó mà họ nắm được những biểu hiện cụ thể của chúng trong thực tế, phát hiện ngày càng nhiều những hiện tượng thuộc ngoại diên của các khái niệm hoặc chịu sự chi phối của các định luật hay thuộc phạm vi ứng dụng của chúng. Quá trình nhận thức các khái niệm, định luật vật lí không kết thúc ở việc xây dựng nội hàm của các khái niệm, định luật vật lí mà còn tiếp tục ở giai đoạn vận dụng vào thực tế. * Bài tập có thể là điểm khởi đầu để dẫn dắt đến kiến thức mới Nhiều khi các BTVL được sử dụng để làm nảy sinh vấn đề, dẫn dắt HS đi đến những suy nghĩ về một hiện tượng mới hoặc xây dựng một khái niệm mới để giải thích hiện tượng mới do bài phát hiện ra.


17 * Bài tập là một trong những phương tiện rất quý báu để hình thành và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng kiến thức vào thực tiễn Bài tập vật lí là một trong những phương tiện hữu ích giúp HS rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng lí thuyết vào thực tiễn; rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát đã thu nhận được để giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Có thể xây dựng rất nhiều bài tập có nội dung thực tiễn, trong đó yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức lí thuyết để giải thích các hiện tượng hoặc dự đoán hiện tượng có thể xảy ra trong thực tiễn ở những điều kiện cho trước. * Giải bài tập là một trong những hình thức làm việc tự lực caocủa học sinh Trong khi giải BTVL, HS phải tự mình phân tích các điều kiện của bài tập đặt ra, xây dựng những lập luận, kiểm tra và nhận xét những kết luận rút ra được nên tư duy của học được phát triển, năng lực làm việc tự lực của HS được nâng cao. * Giải bài tập vật lí góp phần làm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh Tư duy vật lí là khả năng quan sát hiện tượng vật lí, phân tích một hiện tượng phức tạp thành những hiện tượng thành phần, thiết lập các mối liên hệ giữa các mặt định tính và định lượng của các hiện tượng và các đại lượng vật lí, dự đoán các hệ quả từ lí thuyết và vận dụng được kiến thức. Hầu hết các hiện tượng nêu lên trong BTVL là phức tạp, trừ một số bài tập đơn giản chỉ đề cập đến một hiện tượng vật lí. Muốn giải được chúng cần phải phân tích hiện tượng phức tạp ấy thành các hiện tượng thành phần, nghĩa là cần phải phân tích một BTVL phức tạp thành các bài tập đơn giản. Trong quá trình đó HS phải vận dụng các thao tác tư duy để giải bài tập, nhờ đó mà tư duy được phát triển. * Bài tập vật lí là một phương tiện có hiệu quả để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thứccủa học sinh Tuỳ theo cách đặt câu hỏi kiểm tra, ta có thể phân loại được các mức độ nắm vững kiến thức của HS, làm cho việc đánh giá chất lượng kiến thức của HS được chính xác. Bởi vậy, BTVL là phương tiện rất hữu hiệu để kiểm tra kiến thức HS. 1.3.5. Những đặc điểm của bài tập định hướng năng lực Các thành tố quan trọng trong việc đánh giá việc đổi mới xây dựng bài tập là: Sự đa dạng của bài tập, chất lượng bài tập, sự lồng ghép bài tập vào giờ học và sự liên kết với nhau của các bài tập. Những đặc điểm của bài tập định hướng năng lực a)Yêu cầu của bài tập - Có mức độ khó khác nhau. - Mô tả tri thức và kĩ năng yêu cầu. -

Định hướng theo kết quả.


18 b) Hỗ trợ học tích luỹ -

Liên kết các nội dung qua suốt các năm học. Làm nhận biết được sự gia tăng của năng lực.

Vận dụng thường xuyên cái đã học. c)Hỗ trợ cá nhân hoá việc học tập - Chẩn đoán và khuyến khích cá nhân. -

- Tạo khả năng trách nhiệm đối với việc học của bản thân. - Sử dựng sai lầm như là cơ hội. d) Xây dựng bài tập trên cơ sở chuẩn -

Bài tập luyện tập để đảm bào tri thức cơ sở. Thay đổi bài tập đặt ra (mở rộng, chuyển giao, đào sâu và kết nối, xây dựng tri thức thông minh). Thử các hình thức luyện tập khác nhau.

e)Bao gồm cả những bài tập cho hợp tác và giao tiếp - Tăng cường năng lực xã hội thông qua làm việc nhóm. - Lập luận, lí giải, phản ánh để phát triển và củng cố tri thức. f) Tích cực hoá hoạt động nhận thức - Bài tập giải quyết vấn đề và vận dụng. -

Kết nối với kinh nghiệm đời sống.

- Phát triển các chiến lược giải quyết vấn đề. g) Có những con đường và giải pháp khác nhau - Nuôi dưỡng sự đa dạng của các con đường, giải pháp. - Đặt vấn đề mở. - Độc lập tìm hiểu. - Không gian cho các ý tưởng khác thường. - Diễn biến mở của giờ học. h) Phân hoá nội tại - Con đường tiếp cận khác nhau. - Phân hoá bên trong. - Gắn với các tình huống và bối cảnh. Về phương diện nhận thức, người ta chia các mức quá trình nhận thức và các bậc trình độ nhận thức tương ứng như sau:


19 Bảng 1.3. Các mức quá trình nhận thức và các bậc trình độ nhận thức tương ứng Các mức quá trình 1. Hồi tưởng thông tin

Các bậc trình độ nhận thức Tái hiện Nhận biết lại Tái tạo lại

Các đặc điểm - Nhận biết lại cái gì đã học theo cách thức không thay đổi. - Tái tạo lại cái đã học theo cách thức không thay đổi.

Hiểu và vận dụng 2. Xử lí thông Nắm bắt ý nghĩa tin

3.Tạo thông tin

- Phản ánh đúng bản chất, ya nghĩa cái đã học.

Vận dụng

- Vận dụng các cấu trúc đã học trong tình huống tương tự.

Xử lí, giải quyết vấn đề - Phân tích

- Nghiên cứu có hệ thống và bao quát một tình huống bằng những tiêu chí riêng. - Vận dụng các cấu trúc đã học sang một tình

- Tổng hợp - Đánh giá - Vận dụng trong

huống mới. - Đánh giá một hoàn cảnh, tình huống thông qua những tiêu chí riêng.

tình huống mới (GQVĐ) Dựa trên các bậc nhận thức và chú ý đến đặc điểm của học tập định hướng phát triển năng lực, có thể xây dựng bài tập theo các dạng: - Các bài tập dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu biết và tái hiện tri thức. Bài tập tái hiện không phải trọng tâm của bài tập định hướng phát triển năng lực. - Các bài tập vận dụng: Các bài tập vận dụng những kiến thức trong các tình huống không thay đổi. Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và rèn kĩ năng cơ bản, chưa đòi hỏi sáng tạo. - Các bài tập giải quyết vấn đề: Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn đề. Dạng bài này đòi hỏi sự sáng tạo của người học. - Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn: Các bài tập vận dụng và giải quyết vấn đề gắn các vấn đề với các bối cảnh và tình huống thực tiễn. Những bài tập này là những bài tập mở, tạo cơ hội có nhiều cách tiếp cận, nhiều con đường giải quyết khác nhau.


20 1.4. Sử dụng bài tập vật lý việc đánh giá sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học 1.4.1. Nguyên tắc sử dụng. - Hệ thống các bài tập không chỉ sử dụng trong dạy học vật lý nói riêng, mà còn có thể sử dụng trong quá trình dạy học nói chung và có thể vận dụng trong thực tiễn. - Trong quá trình sử dụng hệ thống bài tập, cần quan tâm đúng mức tới việc tăng cường hoạt động cho người học, phát huy tối đa (trong chừng mực có thể) tính tích cực, độc lập cho người học. 1.4.2. Quy trình sử dụng. Viecj sử dụng bài tập đánh giá Nl GQVĐ tuân theo quy trình sau: * Giai đoạn 1: Xây dựng bài tập đánh giá năng lực GQVĐ * Giai đoạn 2: Xây dựng tiến trình dạy học có sử dụng bài tập đánh giá Nl GQVĐ. Chú ý khi đưa vào tiến trình dạy học phải trả lời được: - Bài tập sử dụng ở khâu nào của tiến trình -Vì sao sử dụng ở khâu đó. -Cách đánh giá NL GQVĐ như thế nào khi sử dụng bài tập. * Giai đoạn 3: Tổ chức dạy học theo đúng tiến trình đề ra * Giai đoạn 4: Rút ra kết luận 1.5. Thực trạng việc đánh giá NLGQVĐ cho HS trong quá trình dạy học vật lí ở trường trung học cơ sở hiện nay 1.5.1. Mục đích điều tra Đánh giá việc sử dụng BTVL, việc phát triển năng lực GQVĐ cho HS trong dạy học vật lí ở trường trung học hiện nay; việc đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc sử dụng BTVL chương “Điện từ học”- Vật lí 9 ; nhận thức của GV và HS về vai trò của việc sử dụng BTVL và đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS THCS. 1.5.2. Nội dung và phương pháp điều tra 1.5.2.1. Nội dung điều tra Tìm hiểu nhận thức của GV và HS về phát triển năng lực GQVĐ của HS. * Đối với học sinh: - Học sinh phát hiện được vấn đề cần giải quyết hay không? có được giao cho nhiệm vụ giải quyết vấn đề và được yêu cầu tham gia trong tất cả các giai đoạn của việc giải quyết vấn đề không? - Đứng trước một tình huống có vấn đề, khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề của học sinh đạt đến mức độ nào? - Học sinh thường gặp khó khăn ở giai đoạn nào, khó khăn gì, trong giai đoạn nào khi giải quyết vấn đề? Nguyên nhân các khó khăn đó là gì? Các hướng để tháo gỡ


21 các khó khăn như thế nào? * Đối với Giáo viên: - GV đã nắm được các bước của quá trình dạy học GQVĐ hay không? - Các năng lực thành phần của năng lực GQVĐ gồm những năng lực nào? - Có dạy học theo hướng giải quyết vấn đề không (thường xuyên, thỉnh thoảng, rất ít, không bao giờ)? - GV nhận định được học sinh hay gặp khó khăn ở công đoạn nào trong dạy học GQVĐ? Nguyên nhân các khó khăn đó là gì? Cách khắc phục khó khăn đó như thế nào? GV làm gì để giúp học sinh khi gặp khó khăn? + Thực trạng dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ ở chương “Điện từ học ” hiện nay của các giáo viên trong trường THCS Võ Như Hưng. - Phương pháp dạy học của GV đối với chương “Điện từ học ”? - Các dạng bài tập GV thường hay sử dụng trong chương “Điện từ học”? - GV có chú trọng việc đánh giá năng luwch GQVĐ ? 1.5.2.2. Phương pháp điều tra Dùng phiếu khảo sát với hình thức trắc nghiệm khách quan và điền những thông tin theo yêu cầu. Điều tra thông qua bài kiểm tra “Các loại lực cơ học vật lí 10” nhằm đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh thông qua điểm số. 1.5.3. Đối tượng điều tra Các giáo viên và học sinh bốn lớp: 9/5, 9/6, 9/7, 9/8 của trường THCS Võ Như Hưng, Quảng Nam nơi tôi đang công tác. 1.5.4. Kết quả và đánh giá kết quả điều tra. 1.5.4.1. Kết quả điều tra học sinh Sau khi tiến hành khảo sát 125 học sinh ở 4 lớp 10 9/5, 9/6, 9/7, 9/8 rường THCS Võ Như Hưng , Quảng Nam nơi tôi đang công tác về mức độ năng lực GQVĐ của học sinh THCS, chúng tôi thu được kết quả sau: Câu hỏi 1: Trong quá trình dạy học, giáo viên có tạo những tình huống có vấn đề để giải quyết hay không? Phương án đưa ra

Số lượng HS chọn ý kiến

Tỷ lệ %

Thường xuyên

56

45,1

Thỉnh thoảng

68

54,9

Không khi nào

0

0

Học sinh tự tạo tình huống

0

0


22 Câu hỏi 2: Khi gặp một tình huống liên quan đến kiến thức Vật lí, em giải quyết thế nào? Cách giải quyết

Số lượng HS chọn ý kiến

Tỷ lệ %

Suy nghĩ, sử dụng kiến thức môn vật lí để giải quyết, tìm ra đáp án.

70

56,4

15

12,1

39

31,5

0

0

Hội ý với bạn, cùng nhau bàn bạc giải quyết Chờ thầy cô hoặc bạn bè giải đáp Thấy khó không muốn tìm hiểu, không quan tâm.

Câu hỏi 3: Khi được thầy, cô giáo cho giải quyết một vấn đề, em sẽ giải quyết vấn đề đó như thế nào? Số lượng HS

Tỷ lệ

chọn ý kiến

%

35

28,2

45

36,3

Tìm hiểu vấn đề, xây dựng các phương án giải quyết, lựa chọn phương án tối ưu nhất, thực hiện phương án, đánh giá kết quả.

39

31,4

Thực hiện theo cảm tính, không theo quy trình nào cả

5

4,1

Ý kiến khác

0

0

Phương án Tìm hiểu vấn đề, xây dựng các phương án giải quyết, thực hiện các phương án. Tìm hiểu vấn đề, xây dựng các phương án giải quyết, lựa chọn phương án giải quyết tối ưu nhất, thực hiện phương án.

Câu hỏi 4: Trong quá trình dạy học, em có thích các thầy cô ra những bài tập liên quan về thực tế hay không? Mức độ

Số ý kiến

Tỷ lệ %

115

92,7

Thích

9

7,3

Không thích

0

0

Không quan tâm

0

0

Rất thích


23 Câu hỏi 5: Em giải được bài tập khi Phương án

Số ý kiến

Tỷ lệ %

Sau khi GV gợi ý hoặc hướng.

56

45,1

Tham khảo các sách để tìm ra cách giải.

21

17

Tự suy nghĩ để tìm ra cách giải.

20

16

Hội ý với nhóm bạn để tìm ra cách giải

27

21,9

Câu hỏi 6: Khi làm xong một bài tập liên quan đến thực tiễn, em có kiểm tra kết quả có phù hợp với điều kiện thực tiễn hay không? Mức độ

Số ý kiến

Tỷ lệ %

Có, thường xuyên

20

16,1

Có, thỉnh thoảng

28

22,6

Không bao giờ

76

61,3

Ý kiến khác

0

0

Câu hỏi 7: Khi gặp một nhiệm vụ hay bài tập khó, em thường làm gì? Phương án

Số ý kiến Tỷ lệ %

Tự suy nghĩ, mài mò tìm kiếm phương án giải quyết

22

17,7

Trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra phương án giải quyết

56

45,2

Bỏ qua chỉ làm những nhiệm vụ, bài tập dễ

46

37,1

Không làm gì hết kể cả nhiệm vụ bài tập đó là dễ

0

0

Câu hỏi 8: Những khó khăn em gặp phải trong quá trình giải bài tập là gì? Phương án

Số ý kiến

Tỷ lệ %

Không hiểu các dữ kiện mà đề đã cho

63

50,8

Không định hướng dùng kiến thức nào để giải bài tập

45

36,3

Không biết cách giải bài tập

16

12,9

Ý kiến khác

0

0

Phương án

Số ý kiến

Tỷ lệ %

Rút ra cách giải sau khi phân tích dữ kiện đề bài một cách kỹ lưỡng hơn.

21

16,9

Tham khảo những bài tập tương tự ở các tài liệu khác.

65

52,4

Trao đổi thắc mắc với bạn bè và thầy cô để tìm ra cách giải

32

25,8

Ý kiến khác

6

4,9

Câu hỏi 9: Để giải được các bài tập, theo em nên làm gì?


24 Nhận xét: - Việc giao cho học sinh thực hiện nhiệm vụ giải quyết vấn đề trong quá trình dạy học của GV còn hạn chế. - Đa số học sinh đều chọn cách GQVĐ theo trình tự sau: Xác định mục tiêu của vấn đề, xây dựng các phương án giải quyết, lựa chọn phương án tối ưu nhất, thực hiện phương án, đánh giá kết quả thực hiện. - Trong quá trình GQVĐ, học sinh thường gặp khó khăn trong việc phân tích và hiểu đúng vấn đề. Khi giải bài tập, học sinh thường không hiểu yêu cầu đề bài, dữ kiện bài cho nhằm vào mục đích gì và vấn đề cần giải quyết trong bài tập đó là như thế nào. - Khi gặp một vấn đề hay bài tập khó, đa số học sinh lựa chọn phương án trao đổi, thảo luận với bạn bè và nhờ thầy cô giải quyết giúp. Số ít học sinh chọn cách mài mò, tìm kiếm phương án giải quyết. Từ đó, tôi nhận ra rằng khả năng tư duy để có thể giải quyết vấn đề của học sinh hiện nay còn nhiều hạn chế. Hầu hết ở các em tinh thần tự học chưa cao, khả năng tháo gỡ và giải quyết vấn đề của các em còn hạn chế. 1.5.4.2. Kết quả điều tra giáo viên Câu hỏi 1: Quý thầy cô đã tìm hiểu và tiến hành thực hiện đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh theo định hướng phát triển năng lực của HS chưa? Phương án

Số ý kiến

Tỷ lệ %

Đã tìm hiểu và đã tiến hành dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS thường xuyên.

2

40

Đã tìm hiểu và thỉnh thoảng tiến hành dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS.

2

40

Đã tìm hiểu nhưng chưa thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS.

1

20

Chưa tìm hiểu.

0

0

Câu hỏi 2: Quý thầy (cô) đánh giá tầm quan trọng của việc phát triển năng lực GQVĐ cho HS như thế nào? Phương án

Số ý kiến

Tỷ lệ %

Rất quan trọng

5

100

Bình thường

0

0

Không cần thiết

0

0


25 Câu hỏi 3: Theo quý thầy (cô), năng lực giả quyết vấn đề (NLGQVĐ) bao gồm những năng lực nào sau đây? Phương án

Số ý kiến

Tỷ lệ %

Phát hiện và làm rõ vấn đề

4

80

Đề xuất và lựa chọn giải pháp GQVĐ

1

20

Thực hiện, đánh giá giải pháp GQVĐ

0

0

Các năng lực khác

0

0

Câu hỏi 4: Trong quá trình dạy học, ngoài việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, các quý thầy (cô) có chú trọng đến việc phát triển NLGQVĐ cho học sinh hay không? Phương án

Số ý kiến

Tỷ lệ %

Thường xuyên

3

60

Thỉnh thoảng

2

40

Chưa bao giờ

0

0

Câu hỏi 5: Theo quý thầy (cô), việc phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh THCS hiện nay gặp những khó khăn gì? Phương án

Số ý kiến

Tỉ lệ %

5

100

Không có quỹ thời gian.

2

40

Nền giáo dục còn nặng về thành tích.

5

100

GV chưa nắm rõ các thành tố của năng lực GQVĐ và các biện pháp nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho HS.

3

60

Lý do khác

1

20

HS chú trọng thi cử, ít quan tâm đến việc phát triển năng lực của bản thân.

Câu hỏi 6: Theo quý thầy (cô), để giải quyết những khó khăn trên cần có những biện pháp nào? Phương án

Số ý kiến

Tỉ lệ %

Cần đổi mới về SGK và khung phân phối chương trình.

5

100

Cần phải bồi dưỡng đội ngũ GV về những phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của HS.

5

100

Cần xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho HS. Từ đó, GV có thể đưa ra PPDH thích hợp.

4

80

Biện pháp khác

2

40


26 Câu hỏi 7: Các hình thức dạy học quý thầy (cô) thường sử dụng khi dạy học chương “Điện từ học – Vật Lí 9” là Phương án

Số ý kiến

Tỷ lệ %

Dạy học đối thoại, diễn giải.

5

100

Dạy học theo góc, trạm.

0

0

Dạy học theo kiểu phát hiện và GQVĐ.

2

40

Dạy học khám phá.

1

20

Dạy học dự án.

0

0

Kiểu dạy học khác

0

0

Câu hỏi 8: Các dạng bài tập quý thầy (cô) thường cho học sinh làm khi học chương “Điện từ học- Vật lí 9” là Phương án

Số ý kiến

Tỉ lệ %

Bài tập tái hiện lý thuyết.

5

100

Bài tập vận dụng giải toán.

5

100

Bài tập có nội dung thực tiễn.

3

60

Bài tập có nội dung gắn với thực hành, đồ thị.

0

0

Dạng bài tập khác

1

20

Câu hỏi 9: Theo quý thầy cô, việc sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong quá trình dạy học chương “Điệ từ học- Vật lí 9” là có thể phát triển năng lực GQVĐ của học sinh được không ? Phương án

Số ý kiến

Tỷ lệ %

Có thể.

4

80

Chỉ góp phần.

1

20

Không thể.

0

0

Ý kiến khác

0

0

Nhận xét: - Đa số các giáo viên bộ môn Vật lí đã tìm hiểu đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh gia kết quả học sinh theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Tuy nhiên chỉ một số ít GV tiến hành dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh, một số thỉnh thoảng có tiến hành. Nguyên nhân là do nền giáo dục còn nặng về thi cử,


27 thời lượng lên lớp không đảm bảo và cơ sở hạ tầng chưa đủ để đáp ứng cho việc dạy học phát triển năng lực GQVĐ. - Tất cả các giáo viên đều cho rằng việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh là vô cùng quan trọng vì nó giúp HS phát triển tư duy, là một trong những năng lực cơ bản mà học sinh cần có. - Phần lớn các giáo viên đều cho rằng năng lực giải quyết vấn đề chỉ có một hoặc một số năng lực thành phần của nó. Nguyên nhân của việc này là do giáo viên chưa đầu tư tìm hiểu kỹ các năng lực của học sinh theo định hướng mới, GV hiểu năng lực này thông qua trao đổi với nhau và cách hiểu của cá nhân của mỗi người. Để tìm hiểu kỹ hơn, tôi có tiến hành trao đổi trực tiếp với các giáo viên có kinh nghiệm lâu năm về năng lực này và thấy rằng GV nắm khá rõ về nẳng lực này nhưng theo kiểu truyền thống: Năng lực GQVĐ là năng lực trong đó, học sinh phải phát hiện và làm rõ vấn đề nghĩa là học sinh cần phát hiện ra vấn đề, đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề. Như vậy, chúng ta thấy rằng tuy cách hiểu của mỗi giáo viên là khác nhau nhưng cốt lõi họ vẫn nắm bắt được bản chất của năng lực GQVĐ. - Theo tôi nhận thấy ngoài việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, hầu hết GV cũng có chú trọng đến việc hình thành và phát triển năng lực GQVĐ cho HS, một số ít giáo viên thỉnh thoảng có dạy học theo hướng phát hiện và GQVĐ cho HS. - Nguyên nhân chủ yếu trong việc đánh giá năng lực GQVĐ cho học sinh gặp khó khăn mà giáo viên gặp phải là: Học sinh chú trọng thi cử hơn là phát triên năng lực của bản thân và hình thức thi cử vẫn chưa đổi mới, nặng về thành tích. Bên cạnh đó, giáo viên còn cho rằng nguyên nhân khó khăn là do không có quỹ thời gian dành cho việc phát triễn năng lực. - Giáo viên đã đưa ra những biện pháp để khắc phục những khó khăn trên chủ yếu là: Cần đổi mới nội dung chương trình giảng dạy, biên soạn lại khung chương trình giảng dạy; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về những phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh. - Về việc giảng dạy chương “Điện từ học” là phần lớn các giáo viên giảng dạy chương này bằng phương pháp truyền thống theo kiểu đàm thoại, diễn giải và theo kiểu dạy học phát hiên và giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, có giáo viên còn dạy theo kiểu dạy học khám phá. Chủ yếu loại bài tập giáo viên sử dụng trong chương này chủ yếu là bài tâp tái hiện lý thuyết và bài tập vận dụng giải toán. - Đa số các giáo viên cho rằng việc sử dụng bài tập để đnhá giá NL trong quá trình dạy học chương “Điện từ học –Vật lí 9” là có thể đánh giá được sự phát triển năng lực GQVĐ của học sinh nhưng chua ai thực hiện được.


28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 - Khảo sát thực trạng dùng BTVL để đánh giá sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THCS và thực trạng dạy chương “Điện từ học” chúng tôi hướng tới việc đánh giá năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh trong quá trình dạy học chương “Điện từ học” là bằng hệ thống bài tập có nội dung thực tế theo kiểu dạy hoc phát hiện và giải quyết vấn đề . - Qua nghiên cứu về bài tập đánh giá năng lực, cho thấy loại BT này có những đặc điểm cơ bản sau: thường có nội dung rất phong phú gắn chặt với thực tế cuộc sống và các hình thức thể hiện của BT ĐGNL GQVĐ rất đa dạng. Mặc dù loại BT ĐGNL GQVĐ có nhiều ưu điểm so với các loại BT khác và có vai trò to lớn trong QTDH nhưng chúng chưa được nhiều GV khai thác, sử dụng nhiều trong DHVL. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề chưa được GV chú trọng. - Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên chủ yếu là: do sự quá tải của chương trình, bản thân nhiều GV còn ít quan tâm đến việc thay đổi PPDH; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số GV còn hạn chế,... khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống và kiến thức của phần lớn HS THCS còn hạn chế. - Tuy còn một vài khó khăn nhất định, nhưng việc dạy học sử dụng BT ĐGNL GQVĐ trong DHVL ở các trường THCS hiện nay hoàn toàn có thể thực hiện được vì quá trình đổi mới giáo dục đang là xu thế chung phải thực hiện. - Trên cơ sở quá trình nghiên cứu DH theo hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của HS; xem xét các đặc điểm, vai trò của BT ĐG NL trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS, chúng tôi nhận thấy: + Việc sử dụng BT ĐGNL trong quá trình DHVL có tác dụng kích thích hứng thú học tập của HS, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế, đồng thời đánh giá được chính xac năng lực của học sinh. + Sử dụng BT ĐGNL nhằm đánh giá được sự phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của HS ở các trường THCS hiện nay là khả thi và cần phải được tăng cường trong DHVL. Đây là một biện pháp hiệu quả trong việc gắn lí thuyết với thực tiễn, giúp cho HS thấy được ý nghĩa của việc học Vật lí.


29

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÍ CHƯƠNG ĐIỆN TỪ HỌC, VẬT LÍ 9 THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GQVD CỦA HỌC SINH Chương “điện từ học” là chương thứ 2 trong 4 chương của chương trình vật lý 9, được phân phối giảng dạy trong tiết trong đó có 17 tiết lí thuyết, 2 tiết bài tập. 2.1. Tổng quan về chương “ điện từ học ” vật lí 9 2.1.1. Sơ đồ cấu trúc nội dung

Điện từ học

TỪ TRƯỜNG

CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

Sơ đồ cấu trúc “ĐIỆN TỪ HỌC” 2.1.2. Chuẩn kiến thức và kĩ năng chương “ điên từ học” vật lí 9 Để xây dựng hệ thống bài tập đánh giá năng lực GQVD và xây đựng tiến trình dạy học một số kiến thức trong “ĐIỆN TỪ HỌC VẬT LÍ 9” thì trước hết phải tìm hiểu mục tiêu dạy học của chương I. CKTKN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GDPT CHỦ ĐỀ 1. Từ trường a) Nam châm vĩnh cửu và nam châm điện b) Từ trường, từ phổ, đường sức từ.

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Kiến thức - Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính. - Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm. Không giải thích - Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la cơ chế vi mô về tác 29


30 CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

c) Lực từ. Động cơ bàn. dụng của lõi sắt điện - Mô tả được thí nghiệm của Ơ-xtét để làm tăng tác dụng phát hiện dòng điện có tác dụng từ. từ của nam châm - Mô tả được cấu tạo của nam châm điện điện. và nêu được lõi sắt có vai trò làm tăng tác dụng từ. - Phát biểu được quy tắc nắm tay phải về chiều của đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua. - Nêu được một số ứng dụng của nam châm điện và chỉ ra tác dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này. - Phát biểu được quy tắc bàn tay trái về chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều. - Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều. Kĩ năng - Xác định được các từ cực của kim nam châm. - Xác định được tên các từ cực của một nam châm vĩnh cửu trên cơ sở biết các từ cực của một nam châm khác. - Biết sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí. - Giải thích được hoạt động của nam châm điện. - Biết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường. - Vẽ được đường sức từ của nam châm thẳng, nam châm chữ U và của ống dây có dòng điện chạy qua. - Vận dụng được quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong

Chỉ xét trường hợp dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt vuông góc với các đường sức từ.


31 CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

lòng ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại. - Vận dụng được quy tắc bàn tay trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia. - Giải thích được nguyên tắc hoạt động (về mặt tác dụng lực và về mặt chuyển hoá năng lượng) của động cơ điện một chiều. 2. Cảm ứng điện từ a) Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng

Kiến thức - Mô tả được thí nghiệm hoặc nêu được Không yêu cầu HS ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ. nêu được cấu tạo - Nêu được dòng điện cảm ứng xuất hiện và hoạt động của

b) Máy phát điện. Sơ lược về dòng điện xoay chiều c) Máy biến áp.

khi có sự biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín. - Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều có

bộ phận góp điện của máy phát điện với khung dây quay. Chỉ yêu cầu

Truyền tải điện năng khung dây quay hoặc có nam châm quay. HS biết rằng, tuỳ đi xa - Nêu được các máy phát điện đều biến theo loại bộ phận đổi cơ năng thành điện năng. góp điện mà có thể - Nêu được dấu hiệu chính phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều và các tác dụng của dòng điện xoay chiều. - Nhận biệt được ampe kế và vôn kế dùng

đưa dòng điện ra mạch ngoài là dòng điện xoay chiều hay dòng điện một chiều.

cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ. - Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ hoặc của điện áp xoay chiều. - Nêu được công suất điện hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai

Dấu hiệu chính phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều là dòng điện xoay chiều có chiều thay đổi luân phiên, còn dòng một chiều là dòng


32 CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

đầu đường dây. điện có - Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy không đổi. biến áp. - Nêu được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến áp tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn và nêu được một số ứng dụng của máy biến áp. Kĩ năng - Giải được một số bài tập định tính về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng. - Phát hiện được dòng điện là dòng điện một chiều hay xoay chiều dựa trên tác dụng từ của chúng. - Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay. - Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên dây tải điện. - Mắc được máy biến áp vào mạch điện để sử dụng đúng theo yêu cầu. - Nghiệm lại được công thức

U1 n1  U2 n 2

bằng thí nghiệm. - Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp và vận dụng được công thức

U1 n1 .  U2 n 2

chiều


33 2.1.3. Nội dung kiến thức cơ bản của chương “Điện từ học” vật lý 9 theo chuẩn kiến thức kỹ năng. *NAM CHÂM VĨNH CỬU Stt

CKTKN trong chương trình

Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN

Ghi chú

1

Kiến thức: Mô tả [Thông hiểu] Các vật liệu bị nam được hiện tượng Hiện tượng chứng tỏ nam châm hút gọi là các chứng tỏ nam châm châm vĩnh cửu có từ tính: Đưa vật liệu từ. Ngoài vĩnh cửu có từ tính. một thanh nam châm vĩnh cửu sắt thép thì nam lại gần các vật bằng sắt, thép ta châm còn hút được thấy thanh nam châm hút được các vật làm bằng sắt, thép. Ta nói nam châm có từ côban, niken,... tính.

2

Kĩ năng: Xác định [Thông hiểu]. được các từ cực của Xác định được các cực từ của kim nam châm kim nam châm dựa vào:  Kim nam châm có hai cực là cực Bắc và cực Nam. Cực luôn chỉ hướng Bắc của Trái Đất gọi là cực Bắc của kim nam châm, kí hiệu bằng chữ N, cực luôn chỉ hướng Nam của Trái Đất gọi là cực Nam của kim nam châm, kí hiệu bằng chữ S.  Mọi nam châm đều có hai cực là cực Bắc và cực Nam.

3

Kiến thức: Nêu được [Nhận biết] sự tương tác giữa các Khi đặt hai nam châm gần nhau từ cực của hai nam thì chúng tương tác với nhau, châm. các từ cực cùng tên thì đẩy nhau, các từ cực khác tên thì hút nhau.

4

Kĩ năng: Xác định [Vận dụng]. được tên các từ cực Để xác định được tên các cực từ của một nam châm của một nam châm vĩnh cửu bất vĩnh cửu trên cơ sở kì, ta đưa một đầu nam châm


34 Stt

CKTKN trong

Mức độ thể hiện cụ thể của

chương trình

CKTKN

biết các từ cực của chưa biết tên cực lại gần cực một nam châm khác. Nam của thanh nam châm vĩnh cửu đã biết các cực từ (hoặc kim nam châm): nếu thấy chúng hút nhau thì đó là cực Bắc của nam châm và đầu còn lại là cực Nam còn nếu chúng đẩy nhau thì đó là cực Nam của nam châm và đầu còn lại là cực Bắc. 5

Kiến thức: Mô tả đư- [Thông hiểu]. ợc cấu tạo và hoạt Bộ phận chính của la bàn là một động của la bàn.

6

kim nam châm có thể quay quanh một trục. Khi nằm cân bằng tại mọi vị trí trên Trái Đất, kim nam châm luôn chỉ hướng Bắc - Nam.

Kí năng: Biết sử [Vận dụng]. dụng được la bàn để Sử dụng được là bàn để tìm tìm hướng địa lí. hướng địa lí (cửa của lớp học, hướng của phòng thí nghiệm,...) bằng cách: Xoay la bàn sao cho kim nam châm trùng với hướng Bắc - Nam ghi trên mặt la bàn. Từ đó, xác định được hướng địa lí cần tìm.

Ghi chú


35 * TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG Stt 1

CKTKN trong chương trình

Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN

Ghi chú

Kiến thức: Mô tả đ- [Thông hiểu] HS cần biết ược thí nghiệm của Thí nghiệm Ơ-xtét: Đặt một được xung quanh Ơ-xtét để phát hiện dây dẫn song song với kim nam dòng điện, xung dòng điện có tác châm đang đứng yên trên một quanh nam châm dụng từ.

trục quay thẳng đứng. Cho dòng tồn tại từ trường, điện chạy qua dây dẫn, ta thấy biểu hiện cụ thể kim nam châm bị lệch đi, không của từ trường là còn nằm song song với dây dẫn sự xuất hiện lực nữa. Khi ngắt dòng điện chạy qua từ tác dụng lên dây dẫn, kim nam châm lại trở về kim nam châm vị trí ban đầu. Điều đó chứng tỏ, đặt trong từ dòng điện tác dụng lực lên kim nam châm thử hay dòng điện có tác dụng từ và môi trường xung quanh dòng điện có từ trường.

2

Kĩ năng: Biết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường.

[Vận dụng] Sử dụng được nam châm thử để phát hiện ra sự tồn tại của môi trường có từ trường hay không.  Để phát hiện sự tồn tại của từ trường bằng nam châm thử ta đưa một kim nam châm (nam châm thử) được đặt tự do trên trục thẳng đứng, đang chỉ hướng Nam - Bắc đến các vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện hoặc xung quanh thanh nam châm. Ta thấy, tại mỗi vị trí đặt kim nam châm thì kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định. Ở mỗi vị trí, sau khi nam châm đã đứng yên, xoay cho nó

trường. Từ đó đưa ra cách nhận biết từ trường là dùng nam châm thử.


36 Stt

CKTKN trong

Mức độ thể hiện cụ thể của

chương trình

CKTKN

Ghi chú

lệch khỏi hướng vừa xác định, nếu kim quay lại hướng cũ, thì tại đó có từ trường.  Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường. Nam châm hoặc dòng điện đều có khả năng tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. * ĐƯỜNG SỨC TỪ Stt

CKTKN trong chương trình

Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN

Kĩ năng: Vẽ được [Vận dụng] đường sức từ của Nhận biết và vẽ được đường sức từ của nam nam châm thẳng và châm vĩnh cửu hình chữ U và nam châm nam châm chữ U.

hình thẳng.  Các đường sức từ có chiều nhất định, chiều của đường sức từ là chiều định hướng bắc - nam của các nam châm thử đặt trên đường cảm ứng từ.  Chiều của đường sức từ đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam của nam châm.  Đường sức từ của nam châm thẳng có dạng : N

S

 Đường sức từ của nam châm hình chữ U có dạng:

N

S

Ghi chú


37 Stt

CKTKN trong chương trình

Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN

Ghi chú

Từ trường trong lòng nam châm hình chữ U là từ trường đều. Các đường sức từ là những đường thẳng song song và cách đều nhau.  Ta dùng mũi tên để biểu diễn chiều đường sức từ *TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA Stt 1

CKTKN trong chương trình

Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN

Kĩ năng: Vẽ được [Vận dụng]. đường sức từ của Nhận biết và vẽ được đường sức từ của ống ống dây có dòng dây có dòng điện chạy qua. điện chạy qua  Bên ngoài một ống dây có dòng điện chạy qua đường sức từ giống đường sức từ bên ngoài nam châm thẳng. Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua. A

B

+

_ Hình vẽ

 Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua là những đường cong khép kín, đều đi ra từ một đầu ống dây và đi vào đầu kia của ống dây, còn trong lòng ống dây thì các đường sức từ gần như song song với trục ống dây. 2

Kiến thức: Phát biểu được quy tắc nắm tay phải về chiều của đường

[Nhận biết] Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây, thì ngón

Ghi chú


38 Stt

CKTKN trong chương trình

Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN

Ghi chú

sức từ trong lòng tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ ống dây có dòng trong lòng ống dây. điện chạy qua. 3

Kĩ năng: Vận dụng [Vận dụng] được quy tắc nắm Sử dụng thành thạo quy tắc nắm tay phải tay phải để xác để xác định được chiều của đường sức từ định

chiều

của trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện

đường sức từ trong và ngược lại khi biết trươc chiều của đường lòng ống dây khi sức từ xác định chiều dòng điện. biết chiều dòng điện và ngược lại. *. SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT, THÉP - NAM CHÂM ĐIỆN Stt 1

CKTKN trong chương trình

Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN

Ghi chú

Kiến thức: Mô [Nhận biết] Lõi sắt, lõi thép làm tăng tác tả được cấu tạo Cấu tạo của nam châm dụng từ của ống dây có dòng của nam châm điện: điện. Sở dĩ như vậy là vì, khi điện và nêu - Nam châm điện gồm được đặt trong từ trường thì được lõi sắt có một ống dây dẫn bên vai trò làm tăng trong có lõi sắt non. tác dụng từ. - Lõi sắt non có vai trò làm tăng tác dụng từ của nam châm.

lõi sắt thép bị nhiễm từ và trở thành nam châm. - Khi ngắt điện, lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép vẫn giữ được từ tính. - Dựa vào tính chất trên của sát người ta chế tạo ra nam châm điện hay nam châm vĩnh cửu.

2

Kĩ năng: Giải [Vận dụng] thích được hoạt Hoạt động của nam châm động của nam điện: Khi dòng điện chạy châm điện. qua ống dây, thì ống dây trở thành một nam châm,


39 Stt

CKTKN trong

Mức độ thể hiện cụ thể

chương trình

của CKTKN

Ghi chú

đồng thời lõi sắt non bị nhiễm từ và trở thành nam châm nữa. Khi ngắt điện, thì lõi sắt non mất từ tính và nam châm điện ngừng hoạt động. 3

Kiến thức: Nêu [Nhận biết]. được một số ứng Một số ứng dụng của dụng của nam nam châm điện: châm điện và  Rơle điện từ là một thiết chỉ ra tác dụng bị tự động đóng, ngắt, bảo của nam châm vệ và điều khiển sự làm điện trong việc của mạch điện. Bộ những ứng dụng phận chủ yếu gồm một này. nam châm điện và một lõi sắt non. Tuỳ theo chức năng của mỗi dụng cụ, thiết bị hay hệ thống điện mà người ta chế tạo rơle điện từ thích hợp. Tác dụng của nam châm điện trong rơ le điện từ dùng để đóng ngắt mạch điện.  Chuông báo động, mạch điện được mắc như sơ đồ hình vẽ. - Khi cửa đóng (K K đóng đóng) mạch điện 1 kín, nam châm điện hoạt động hút thanh sắt làm mạch điện 2 hở, chuông báo động không kêu.

Cửa đóng

Mạch điện 1 S Mạch điện 2 P

C


40 Stt

CKTKN trong

Mức độ thể hiện cụ thể

chương trình

của CKTKN

Ghi chú

- Khi cửa mở (K mở) mạch điện 1 hở, nam châm điện không hoạt động làm thanh sắt rời ra

Cửa mở K

mở

và đóng mạch điện 2 làm chuông kêu.

Mạch điện 1 S Mạch điện 2 C

P

 Người ta còn chế tạo ra các nam châm điện loại lớn dùng trong các nhà máy, công xưởng để di chuyển các đồ vật và thường dùng nhiều nhất là để di chuyển các đồ vật bằng sắt, thép. *. LỰC ĐIỆN TỪ Stt 1

CKTKN trong chương trình

Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN

Ghi chú

Kiến thức: Phát [Thông hiểu] Từ trường tác dụng lực lên biểu được quy tắc Quy tắc bàn tay trái: Đặt đoạn dây dẫn có dòng điện bàn tay trái về chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều.

bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90o chỉ chiều của lực điện từ.

chạy qua đặt trong từ trường. Lực đó gọi là lực điện từ. Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ và tuân theo quy tắc bàn tay trái.


41 Stt

CKTKN trong

Mức độ thể hiện cụ thể

chương trình

của CKTKN

Ghi chú

Kĩ năng: Vận [Vận dụng] Chỉ xét trường hợp dây dụng được quy Sử dụng thành thạo qui dẫn thẳng có dòng điện chạy

2

tắc bàn trái để xác tắc bàn tay trái để xác qua được đặt vuông góc với định một trong ba định chiều của lực từ, từ trường. yếu tố khi biết hai chiều dòng điện hay chiều yếu tố kia.

của đường sức từ khi biết trước chiều của hai trong ba yếu tố trong qui tắc.

*. ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU Stt 1

CKTKN trong

Mức độ thể hiện cụ thể của

chương trình

CKTKN

Ghi chú

Kiến thức: Nêu [Thông hiểu] Trong động cơ điện được nguyên tắc  Nguyên tắc cấu tạo và hoạt kĩ thuật, bộ phận tạo cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một ra từ trường là nam động của động cơ chiều dựa trên tác dụng của từ châm điện. Bộ phận điện một chiều.

trường lên khung dây dẫn có quay của động cơ dòng điện chạy qua đặt trong từ không đơn giản là một khung dây mà trường.  Cấu tạo: Động cơ điện một gồm nhiều cuộn dây chiều có hai bộ phận chính là đặt lệch nhau và song nam châm và khung dây dẫn. song với trục của một Nam châm là bộ phận tạo ra từ khối trụ làm bằng các trường, thông thường là bộ lá thép kĩ thuật ghép phận đứng yên, gọi là stato. lại, giữa các lá thép kĩ Khung dây dẫn có dòng điện thuật có sơn cách chạy qua là bộ phận chuyển điện. động, gọi là rôto. Ngoài ra, để khung dây có thể quay liên tục còn phải có bộ góp điện, trong đó các thanh quét C1, C2 đưa dòng điện từ nguồn điện vào khung dây.


42 Stt 2

CKTKN trong

Mức độ thể hiện cụ thể của

chương trình

CKTKN

Ghi chú

Kĩ năng: Giải thích [Vận dụng] được nguyên tắc  Khi cho dòng điện đi vào hoạt động (về mặt khung dây, bộ phận cổ góp chỉ tác dụng lực và cho dòng điện chạy vào theo chuyển hóa năng một chiều nhất định, vì khung luợng) của động cơ dây đặt trong từ trường của điện một chiều. nam châm nên khung dây chịu tác dụng của lực từ. Lực từ tác dụng lên khung dây luôn theo một chiều nhất định và làm động cơ quay.  Khi động cơ điện một chiều hoạt động thì điện năng được chuyển hoá thành cơ năng.

*. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ Stt

CKTKN trong chương trình

Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN

Kiến thức: Mô tả [Thông hiểu]. được thí nghiệm Thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng hoặc nêu được ví điện từ: dụ về hiện tượng  Thí nghiệm 1: Hai đèn LED mắc cảm ứng điện từ. song song ngược chiều vào hai đầu

Ghi chú Có nhiều cách

dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong một cuộn dây dẫn kín, của một cuộn dây dẫn và một thanh thí dụ như: + Khi ta đưa một nam châm vĩnh cửu. cực nam châm lại Giữ ống gần hay ra xa đầu dây cố định, một cuộn dây đưa nhanh N S dẫn. thanh nam châm lại gần cuộn dây (hoặc cố + Dòng điện xuất định thanh nam châm đưa ống dây hiện trong cuộn lại gần thanh nam châm) ta thấy dây dẫn kín đặt đèn LED thứ nhất sáng và đèn thứ trước một nam


43 hai không sáng.

châm điện trong

Khi thanh nam châm đứng yên thời gian đóng và trong lòng cuộn dây ta thấy cả hai ngắt mạch điện đèn không sáng.

của

Kéo nhanh thanh nam châm ra điện. khỏi cuộn dây (hoặc kéo ông dây ra khỏi nam châm) ta thấy đèn LED thứ hai sáng còn đèn thứ nhất không sáng. Như vậy, trong cuộn dây xuất hiện dòng điện và có chiều thay đổi.  Thí nghiệm 2: Trong thí nghiệm 1 ta thay thanh nam châm bằng một nam châm điện. Trong khi đóng mạch điện của nam châm điện ta thấy đèn 1 sáng lên đến khi dòng điện đã ổn định thì nó tắt, đèn 2 không sáng. Ngắt mạch điện của nam châm điện thì đèn 2 sáng lên rồi sau đó tắt hẳn, đèn 1 không sáng. Như vậy, trong cuộn dây xuất hiện dòng điện và có chiều thay đổi.  Dòng điện xuất hiện khi nam châm chuyển động tương đối với ống dây, hoặc khi đóng ngắt mạch điện của nam châm điện gọi là dòng điện cảm ứng và hiện tượng xuất hiện xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

nam

châm


44

22. ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG Stt 1

CKTKN trong chương trình

Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN

Ghi chú

Kiến thức: Nêu được [Thông hiểu]. dòng điện cảm ứng  Có thể làm số đường sức từ xuất hiện khi có sự xuyên qua tiết diện S của cuộn biến thiên của số dây biến thiên (tăng hoặc giảm) đường sức từ xuyên bằng cách đưa một cực của qua tiết diện của nam châm lại gần hay ra xa đầu cuộn dây kín.

của cuộn dây hay đóng, ngắt mạch điện hoặc dùng dòng điện xoay chiều.  Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên (tăng lên hoặc giảm đi).

2

Kĩ năng: Giải được một số bài tập định tính về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng.

Ví dụ: [Vận dụng]. Dựa vào điều kiện xuất hiện 1. Với điều kiện nào dòng điện cảm ứng để giải thì trong cuộn dây thích được nguyên nhân gây dẫn kín xuất hiện nên dòng điện cảm ứng. dòng điện cảm ứng? 2. Giải thích tại sao khi cho nam châm quay quanh một trục đặt trước một ống dây dẫn kín thì trong ống dây xuất hiện dòng điện cảm ứng? 3. Giải thích tại sao khi quay núm của đinamô thì đèn xe đạp lại sáng?


45 *. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU Stt

CKTKN trong chương trình Kiến

thức:

dòng

điện

Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN

Ghi chú

Nêu [Nhận biết] được dấu hiệu  Khi cho cuộn dây kín quay trong từ trường chính để phân biệt của nam châm (hay cho nam châm quay xoay trước cuộn dây dẫn) thì ta thấy, hai đèn LED chiều với dòng liên tục thay nhau sáng và tắt (nhấp nháy). điện một chiều. Đó là vì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng liên tục luân phiên nhau thay đổi chiều. Dòng điện này gọi là dòng điện xoay chiều.  Dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều là: - Dòng điện một chiều là dòng điện có chiều không đổi. - Dòng điện xoay chiều là dòng điện luân phiên đổi chiều. *. MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU Stt 1

CKTKN trong chương trình

Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN

Kiến thức: Nêu [Nhận biết]. được nguyên tắc  Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động cấu tạo của máy của máy phát điện xoay chiều dựa phát điện xoay trên hiện tượng cảm ứng điện từ. chiều có khung dây  Cấu tạo: Máy phát điện xoay chiều quay hoặc có nam có hai bộ phận chính là nam châm và châm quay. cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ còn lại có thể quay được gọi là rôto.

2

Kĩ năng: Giải thích [Thông hiểu]. được nguyên tắc Khi rôto quay, số đường sức từ hoạt động của máy xuyên qua cuộn dây dẫn quấn trên phát điện xoay stato biến thiên (tăng, giảm và đổi

Ghi chú Máy phát điện trong kĩ thuật có các cuộn dây là stato còn rôto là các nam châm điện mạnh.


46 Stt

CKTKN trong

Mức độ thể hiện cụ thể của

chương trình

CKTKN

Ghi chú

chiều có khung dây chiều liên tục). Giữa hai đầu cuộn quay hoặc có nam dây xuất hiện một hiệu điện thế. Nếu châm quay.

nối hai đầu của cuộn dây với mạch điện ngoài kín, thì trong mạch có dòng điện xoay chiều.

3

Kiến

thức:

Nêu [Thông hiểu] được các máy phát Trong kĩ thuật, có nhiều cách làm điện đều biến đổi quay rôto của máy phát điện, ví dụ cơ năng thành điện như dùng máy nổ, tua bin nước, cánh năng.

quạt gió,... biến đổi các dạng năng lượng khác thành điện năng. Các máy phát điện đều chuyển đổi cơ năng thành điện năng.

*. CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU – ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU Stt 1

CKTKN trong chương trình

Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN

Kiến thức: Nêu đư- [Nhận biết] ợc các tác dụng của Dòng điện xoay chiều có các tác dòng điện xoay dụng nhiệt, tác dụng quang, tác chiều. dụng từ, tác dụng sinh lí, tác dụng hóa học.

Ghi chú Dòng

điện

xoay

chiều cũng có tác dụng hóa học. Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch điện phân thì dòng điện cũng có tác dụng điện phân dung dịch nhưng trong thời gian ngắn nên ta không quan sát kim loại bám vào katốt của bình điện phân như đối với dòng điện một chiều.


47 Stt 2

CKTKN trong

Mức độ thể hiện cụ thể của

chương trình

CKTKN

Ghi chú

Kĩ năng: Phát hiện [Thông hiểu] dòng điện là dòng Phát hiện được dòng điện là dòng điện xoay chiều điện xoay chiều hay dòng điện hay dòng điện một một chiều dựa trên tác dụng từ của chiều dựa trên tác chúng, bằng cách cho dòng điện dụng từ của chúng.

qua nam châm điện: Nếu nam châm điện chỉ hút hoặc chỉ đẩy thanh nam châm thì dòng điện đó là dòng điện một chiều còn nếu nam châm điện hút, đẩy thanh nam châm liên tục thì dòng điện đó là dòng điện xoay chiều.

3

4

Kiến thức: Nhận [Nhận biết] biết được ampe kế  Ampe kế và vôn kế xoay chiều và vôn kế dùng cho có kí hiệu AC (hay ~). dòng điện một  Ampe kế và vôn kế một chiều chiều và xoay có kí hiệu DC (hay -) hoặc các chiều qua các kí chốt nối dây có dấu (+) và dấu (-). hiệu ghi trên dụng cụ.

Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện không cần

Kiến thức: Nêu [Nhận biết]. được các số chỉ của Đo hiệu điện thế và cường độ ampe kế và vôn kế dòng điện xoay chiều bằng vôn kế xoay chiều cho biết và ampe kế xoay chiều. Các số đo

Giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều nghĩa là khi cho

giá trị hiệu dụng này chỉ giá trị hiệu dụng của hiệu của cường độ dòng điện thế xoay chiều và cường độ điện và của điện áp dòng điện xoay chiều. xoay chiều

dòng điện xoay chiều có cường độ hiệu dụng 3A khi chạy qua một dây dẫn thì dây dẫn toả ra một nhiệt lượng bằng nhiệt lượng khi cho dòng dòng điện một chiều có

phải phân biệt chốt của chúng.


48 Stt

CKTKN trong

Mức độ thể hiện cụ thể của

chương trình

CKTKN

Ghi chú cường độ 3A chạy qua dây dẫn đó trong cùng thời gian.

một

*. TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA Stt 1

CKTKN trong chương trình

Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN

Kĩ năng: Giải thích [Vận dụng] được vì sao có sự Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường hao phí điện năng dây dẫn, vì đây dẫn có điện trở. Do đó, có trên đường dây tải một phần điện năng chuyển hóa thành nhiệt điện. năng và tỏa nhiệt trên đường dây tải điện.

2

Kiến thức: Nêu [Thông hiểu] được công suất hao  Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường phí trên đường dây dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương tải điện tỉ lệ nghịch hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây: với bình phương P 2R P 

của điện áp hiệu hp U2 dụng đặt vào hai  Biện pháp để làm giảm hao phí trên đường đầu dây dẫn. dây tải điện thường dùng là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây tải điện

Ghi chú


49 *. MÁY BIẾN ÁP Stt 1

CKTKN trong chương trình

Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN

Ghi chú

Kiến thức: Nêu đư- [Thông hiểu] Máy biến thế (còn gọi ợc nguyên tắc cấu  Nguyên tắc cấu tạo của máy là máy biến áp) ngoài tạo của máy biến biến áp dựa trên hiện tượng tính năng làm tăng hay áp.

cảm ứng điện từ.

giảm điện thế xoay

 Máy biến áp là thiết bị dùng chiều còn được dùng để tăng hoặc giảm hiệu điện nhiều trong sản xuất và thế của dòng điện xoay chiều. đời sống chẳng hạn làm Bộ phận chính của máy biến biến đổi cường độ dòng áp gồm hai cuộn dây có số điện trong máy hàn vòng dây khác nhau quấn trên điện, trong các đèn. Khi mạch sơ cấp một lõi bằng thép silic. đóng, mạch thứ cấp hở thì do có hiện tượng tự cảm, dòng điện trong mạch sơ cấp có cường độ rất nhỏ, khiến cho việc tiêu hao năng lượng vì tỏa nhiệt không đáng kể. Bởi vậy, khi không sử dụng điện, ta không cần ngắt điện ở mạch sơ cấp để máy biến thế luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động. 2

Kiến thức: Nêu được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến áp tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn và nêu được một số

[Thông hiểu]  Tỉ số giữa hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến áp bằng tỉ số giữa số vòng dây của mỗi cuộn dây đó:

U1 n 1  . Khi hiệu U2 n2

điện thế ở hai đầu cuộn sơ


50 Stt

CKTKN trong

Mức độ thể hiện cụ thể của

chương trình

CKTKN

ứng dụng của máy cấp lớn hơn hiệu điện thế ở biến áp. cuộn thứ cấp (U1>U2), ta có máy hạ thế, còn khi U1<U2 ta có máy tăng thế.  Một số ứng dụng của máy biến áp, ví dụ như: - Máy biến thế dùng để truyền tải điện năng đi xa. Từ nhà máy điện người ta đặt máy tăng thế còn ở nươi tiêu thụ đặt máy hạ thế. - Máy biến thế được dùng trong các thiết bị điện tử dân dụng như tivi, radio,... 3

Kĩ năng: Giải thích [Vận dụng] được nguyên tắc  Nguyên tắc hoạt động của hoạt động của máy máy biến áp: Máy biến áp biến áp và vận hoạt động dựa trên hiện dụng được công tượng cảm ứng điện từ. Khi thức

U1 n 1  . U2 n2

đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp, dòng điện xoay chiều này gây ra ở lõi sắt một từ trường biến thiên, từ trường biến thiên này xuyên qua cuộn dây thứ cấp tạo ra ở hai đầu cuộn dây thứ cấp một hiệu điện thế xoay chiều.  Sử dụng thành thạo công thức

U1 n 1  để giải được U2 n2

một số bài tập đơn giản.

Ghi chú


51 *. THỰC HÀNH : VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN VÀ MÁY BIẾN THẾ Stt

CKTKN trong chương trình

Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN

Ghi chú

Kĩ năng: Nghiệm [Vận dụng]. lại công thức  Sử dụng được máy biến Khi vận hành máy biến U1 n 1 thế, HS nhận biết thêm của máy thế đã biết số vòng dây n1  U2 n2 của cuộn sơ cấp và số vòng được tác dụng của lõi biến áp. dây n2 của cuộn thứ cấp để sắt. Khi có lõi sắt thì nghiệm U1 n 1  U2 n2

thức hiệu điện thế và cường độ hiệu dụng ở cuộn thứ của máy biến thế. cấp tăng lên rõ rệt. lại

công

Cụ thể: Dùng cuộn dây 500 vòng làm cuộn sơ cấp và cuộn 1000 vòng làm cuộn thứ cấp của máy biến thế. Mắc hai đầu của cuộn sơ cấp vào nguồn điện xoay chiều 6V. Dùng vôn kế xoay chiều để đo hiệu điện thể U1 ở hai U2 ở hai đầu cuộn thứ cấp. So sánh

U1 n và 1 U2 n2

Sau đó dùng cuộn 1000 vòng, rồi 1500 vòng làm cuộn sơ cấp, cuộn 500 vòng làm cuộn thứ cấp. Đo hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp. Ghi kết quả đo và so sánh mối quan hệ giữa số đo các iệu điện thế và số vòng dây của các cuộn dây của máy biến thế.


52 2.2. Xây dựng hệ thống bài tập chương “Điện từ học” vật lí 9 theo hướng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề. 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng - Hệ thống các bài tập phải thể hiện rõ ý tưởng góp phần phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh, đồng thời cũng góp phần quan trọng vào việc làm cho học sinh nắm vững các tri thức, kĩ năng của môn học. - Hệ thống các biện pháp phải thể hiện tính khả thi, có thể thực hiện được trong quá trình dạy học. 2.2.2. Quy trình xây dựng. Bước 1: Xác định mục đích của hệ thống bài tập Mục đích xây dựng hệ thống bài tập chương “Điện từ học” nhằm củng cố kiến thức, phát triển và đánh giá năng lực năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Bước 2: Xác định nội dung hệ thống bài tập Nội dung của hệ thống bài tập phải bao quát được kiến thức của chương “ Điện từ học”. Để ra một bài tập vật lý thỏa mãn mục tiêu của chương giáo viên phải trả lời các các câu hỏi sau: a) Bải tập giải quyết vấn đề gì? b) Nó nằm ở vị trí nào trong bài học? d) Cần ra loại bài tập gì? e) Có liên hệ với những kiến thức cũ và mới không ? f) Có phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh không? g) Có phối hợp với những phương tiện khác không? (thí nghiệm). h) Có thỏa mãn ý đồ, phương pháp của thầy không? Bước 3: Xác định loại bài tập Chia thành các loại bài tập sau: - Bài tập đề xuất vấn đề - Bài tập giải quyết vấn đề - Bài tập đánh giá năng lực GQVĐ Sau khi đã xác định được loại bài tập, luận văn chú trọng cần đi sâu hơn, xác định nội dung của loại bài tập đánh giá NL GQVD. Bước 4: Thu thập thông tin để soạn hệ thống bài tập Gồm các bước cụ thể sau: - Thu thập các sách BT, các tài liệu liên quan đến hệ thống BT cần xây dựng. - Tham khảo sách, báo, tạp chí... có liên quan. Tìm hiểu, nghiên cứu thực tế những nội dung vật lý có liên quan đến đời sống.


53 Số tài liệu thu thập được càng nhiều và càng đa dạng thì việc biên soạn càng nhanh chóng và có chất lượng, hiệu quả. Vì vậy, cần tổ chức sưu tầm, tư liệu một cách khoa học và có sự đầu tư về thời gian. Buớc 5: Tiến hành soạn thảo bài tập Gồm các bước sau: Soạn từng loại bài tập: - Bổ sung thêm các dạng bài tập còn thiếu hoặc những nội dung chưa có bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập. - Chỉnh sửa các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập không phù hợp theo hướng phát triển năng lực GQVĐ. - Xây dựng các phương pháp giải quyết bài tập. - Sắp xếp các bài tập thành các loại như đã xác định theo trình tự: Từ dễ đến khó, từ lý thuyết đến thực hành; từ tái hiện đến sáng tạo…. Bước 6: Tham khảo, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp Sau khi xây dựng xong các bài tập, tham khảo ý kiến các đồng nghiệp về tính chính xác, tính khoa học, tính phù hợp với trình độ của học sinh. Bước 7: Thực nghiệm, chỉnh sửa và bổ sung Để khẳng định lại mục đích của hệ thống bài tập là nhằm củng cố kiến thức và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, trao đổi với các giáo viên thực nghiệm về khả năng nắm vững kiến thức và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hoạt động giải các bài tập. 2.2.3. Hệ thống bài tập xây dựng Ngoài việc đề xuất, tôi đã sưu tầm các BTVL theo hướng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, và từ đó xây dựng hình thành một hệ thống BTVL dùng cho dạy học chương “Điện từ học VL 9”. BTVL ở dạng này chỉ yêu cầu HS nắm được những khái niệm cơ bản. Thông qua những BT này sẽ rèn luyện cho HS phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyến vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất. Giúp cho HS phát triển năng lực GQVD trong các tình huống thực tế và GV có thể đánh giá được NL GQVĐ theo từng mức độ. 2.2.3.1. Các bài tập tự luận: Câu 1: Tại phòng thí nghiệm Vật lý ở các trường học vùng sâu vùng xa, hầu hết các thiết bị, đồ dùng dạy học đều bị cũ, bạc màu theo thời gian; và để lộn xộn không ngăn nắp. Cụ thể, tại một phòng TN ở trường A, tại chiếc kệ để dụng cụ dành cho việc học tập chương điện từ học VL9 có các thanh nam châm chữ U,


54 thanh nam châm thẳng, kim nam châm, đều bạc màu không phân biệt được các cực và các thanh kim loại thẳng để ngổn ngang không đúng vị trí. Mức 1: có cách nào để sắp xếp các đồ dùng này đúng theo vị trí trên kệ không? Hãy trình bày cách làm của em? Mức 2: Cô giáo phát cho em một thanh nam châm thẳng còn mới. Hãy dùng thanh nam châm này để sắp xếp các đồ dùng đúng theo vị trí trên kệ? Mức 3: Hãy đóng vai là một học sinh trường A khi cô giáo phát cho em một thanh nam châm thẳng và yêu cầu: - Sắp xếp các dụng cụ trên theo đúng vị trí trên kệ và tìm cách xác định các cực của nam châm? - Làm thế nào để sau này các bạn HS lên học khi dùng đến nam châm đó có thể biết ngay đâu là cực S,cực N ? - Gợi ý sử dụng BT: BT này dùng để đánh giá sau khi học. - Hướng dẫn giải BT: + Phân loại được các loại nam châm và thanh kim loại + Xác định được các cực của nam châm đã bạc màu. + Tìm được cách đánh dấu nhận biết để khi cần dùng đến sẽ biết rõ các cực của nam châm mà không cần phải làm thí nghiệm xác định lại các cực của nam châm(sơn màu, đánh dấu bằng mực,giấy dán….) Câu 2 : Em và các bạn đang chơi trò truy tìm kho báu trong 1 khu rừng nhỏ( như hình).

M1:Tìm cách đi đến kho báu một cách nhanh nhất ? M2: Cần một dụng cụ nào để có thể tìm hướng đi đến kho báu nhanh nhất? M3:Hãy: -Chọn cọn đường ngắn nhất đi đến kho báu trên sơ đồ? -Chọn dụng cụ giúp định hướng đi chính xác?( dùng la bàn)


55 -Dựa vào hướng chỉ của la bàn để đi đến đích? - Gợi ý sử dụng BT: BT này dùng để đánh giá trong khi học. - Hướng dẫn giải BT: + Đặt ra được vấn đề cần tìm đến kho báu; + Xác định được các kiến thức đã học để vận dụng vào tình huống cụ thể để đi được đến đích. + Giải quyết vấn đề bằng cách đi đến đích thực tế. Câu 3: Khi em đứng trước lớp phát biểu rằng: “Xung quanh nam châm có từ trường” ; “Xung quanh ống dây dẫn có dòng điện chạy qua cũng có từ trường” M1: Một bạn hỏi em:” Làm thế nào để chứng minh điều bạn nói là đúng?”. Hãy tìm cách trả lời bạn của em? M2: Làm cách nào để hình dung ra từ trường bằng mắt thường? M3: - Mô tả và tiến hành làm thí nghiệm để thu được từ phổ? -

Giải thích hình ảnh thu được từ thí nghiệm?

- Từ đó giải đáp câu hỏi của bạn? - Gợi ý sử dụng BT: BT này dùng để đánh giá trong hoặc sau khi học. - Hướng dẫn giải BT: + Đặt ra được vấn đề cần giải thích cho bạn hiểu đúng và đủ kiến thức từ phổ.; + Xác định được các kiến thức đã học để vận dụng vào tình huống cụ thể khi gặp bạn bè hỏi như vậy.. + Giải quyết vấn đề bằng kiến thức trong bài từ phổ. Câu 4: Một dụng cụ để phát hiện dòng điện (một loại điện kế) có cấu tạo được mô tả như hình sau:

Dụng cụ này gồm một ống dây B, trong lòng B có một thanh nam châm A nằm thăng bằng, vuông góc với trục ống dây và có thể quay quanh một trục OO’ đặt giữa thanh, vuông góc với mặt phẳng trang giấy. M1: Hãy trình bày những thắc mắc của em khi nhìn thấy dụng cụ này? M2: Tại sao dụng cụ này có thể phát hiện được dòng điên? M3:Hãy trình bày nguyên tắc hoạt động của dụng cụ này ?


56 Nếu dòng điện qua ống dây B có chiều được đánh dấu như hình vẽ thì kim chỉ sẽ như thế nào? - Gợi ý sử dụng BT: BT này dùng để đánh giá trong khi học. - Hướng dẫn giải BT: + Đặt ra được vấn đề về tác dụng của dòng điện lên nam châm; + Dùng quy tắc bàn tay phải. Từ đó giải thích nguyên lí hoạt động của dụng cụ. Câu 5:Trong các nhà máy luyện kim, cơ khí thường rất nhiều bụi và rác bằng kim loại sắt thép làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các cô chú công nhân ? M1: Em nghĩ mình cần làm gì với vấn đề đó để giúp các cô chú công nhân bằng những kiến thức VL đã học? M2: Bụi và rác kim loại có đặc tính gì? Từ đó hãy vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề đặt ra? M3: Dùng dụng cụ nào để có thể tách bụi và kim loại lẫn trong môi trường? Dựa vào tính chất gì của dụng cụ để tách rác và bụi bằng kim loại ra khỏi môi trường? - Gợi ý sử dụng BT: BT này dùng để ôn lại kiến thức đã học - Hướng dẫn giải BT: + Dùng nam châm hút được kim loại Câu 6: M1:Hãy mô phỏng và thiết kế một hệ thống chuông báo động đơn giản? M2: :Hãy mô phỏng và thiết kế một hệ thống chuông báo động đơn giản: -Cần chuẩn bị những dụng cụ gì? -Ghép nối như thế nào? -Hoạt động ra sao? M3:Cho các dụng cụ sau: -2 miếng kim loại -chuông điện -nguồn điện -rơ le điện từ có nam châm điện -miếng sắt non -Dây dẫn điện Hãy vẽ sơ đồ mạch điện chuông báo động? Từ đó ghép nối các thiết bị theo đúng sơ đồ? Trình bày nguyên tắc hoạt động của mạch? - Gợi ý sử dụng BT: BT này dùng trong khi học ứng dụng của nam châm - Hướng dẫn giải BT: + Ghép nối các thiết bị nối tiếp và dùng chuông điện để mach hoạt động theo mong muốn


57 Câu 7: Khi đang học bài từ phổ- đường sức từ VL9. Do không cẩn thận, bạn của em đã làm rơi mạt sắt vào mắt. M1:Nếu em là bác sĩ em sẽ giải quyết như thế nào? M2: Mạt sắc có tính chất gì? Lấy mạt sắc ra khỏi mắt dùng dụng cụ gì? M3: Bác sĩ sẽ dùng nam châm để lấy mạt sắc ra khỏi mắt bạn em, vì sao bác sĩ lại dùng nam châm mà không phải dụng cụ panh hoặc kiềm? - Gợi ý sử dụng BT: BT này dùng sau khi học. - Hướng dẫn giải BT: + Dùng nam châm hút được kim loại. Câu 8: Khi chơi trò chơi câu cá từ. Chúng ta nhận thấy một điều bất tiện: là khi gắp được cá lên rồi thì ta phải dùng tay( thủ công) để thả cá vào lại trong hồ. M1: Làm cách nào để loại bỏ bất tiện này ? M2: Vậy có cách nào để làm tự động muốn cá dính vào hay nhả ra mà không cần dùng tay gỡ? Trình bày và mô tả cách làm đó. M3: Dùng nam châm điện và mạch điện điều khiển có thể giải quyết được bất tiện này?Hãy trình bày và mô tả cách làm đó dựa trên kiến thức đã học về ứng dụng của nam châm?

- Gợi ý sử dụng BT: BT này dùng để cung cố kiến thức. - Hướng dẫn giải BT: + Dùng nam châm điện


58 Câu 9: Ampe kế điện từ loại đơn giản gồm một ống dây D và một tấm sắt S đặt gần một đầu ống dây. Tấm sắt S gắn liền với kim chỉ thị K có thể quay quanh trục O. Câu hỏi đặt ra là tại sao kim điện kế này có thể quay được và chỉ thị cho ta biết giá trị của cường độ dòng điên?

Câu 10: Bạn của em nói rằng: “Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín là chuyển động tương đối giữa nam châm và cuộn dây”. Lời phát biểu này đúng hay sai? Tại sao? Câu 11: Nhà em ở sát đường dây điện cao thế 500 kV của nước ta. Đây là đường dây cung cấp điện cho tất cả các hoạt động sản xuất và sinh hoạt ở nước ta. Có thể thấy được lợi ích và tầm quan trọng đường dây cung cấp điện này là rất lớn. M1:Tuy nhiên, những hộ dân sống gần đường dây này chịu một số ảnh hưởng xấu. Hãy giải quyết những tác hại của đường dây này đến đới sống của gia đình em và các hộ dân xunh quanh? M2: Xung quanh đường dây cao thế tồn tại điều gì? Hiện tượng nào sẽ làm ảnh hưởng đến các hiết bị điện tử và kim loại ở xung quanh đường dây? Gợi ý:Đường dây tải điện cao thế cũng có tác dụng như một nam châm điện mạnh. Nếu nhà ở sát đường dây này ta có thể gặp nhiều bất trắc do hiện tượng cảm ứng điện từ gây ra: bị điện giật khi chạm tay vào mái tôn, của sổ kim loại, tivi, điện thoại mau chóng bị hỏng...


59

1.2.2.2. Bài tập trắc nghiệm: Hệ thống bài tập này dùng cho họat động ôn luyện. Hệ thống bài tập này được thể hiện ở phần phụ lục. 2.3. Thiết kế một số tiến trình dạy học chương điện từ học có sử dụng bài tập vật lí theo hướng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh Từ những nghiên cứu đã trình bày ở trên, chúng tôi vận dụng thiết kế một số bài giảng, bao gồm: Bài 1: Nam châm vĩnh cửu Bài 2: Từ phổ- đường sức từ Bài 3: Ứng dụng của nam châm Bài 4: Hiện tượng cảm ứng điện từ Giáo án thực nghiệm 1: CHƯƠNG II: ĐIỆN TỪ HỌC Tiết 22 Bài 21: NAM CHÂM VĨNH CỬU I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính - Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm - Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn. 2. Kĩ năng: - Xác định được từ cực của nam châm. - Giải thích được hoạt động của la bàn, biết sử dụng la bàn để xác định phương hướng.


60 3. Thái độ: - Yêu thích môn học. 4. Định hướng phát triển năng lực: + Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát. + Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm. II.Chuẩn bị : * GV: SGK+ giáo án * HS: mỗi nhóm :2 thanh nam châm thẳng , trong đó có 1 thanh nam châm được bọc kín để che phần sơn màu và tên các cực - Một ít vụn sắt trộn lẫn vụn gỗ , nhôm , đồng , nhựa xốp - Một nam châm chữ U - Một nam châm đặt trên một mũi nhọn thẳng đứng (kim nam châm) - Một la bàn III. Hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ : ( Không kiểm tra) 2.Bài mới: Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. ĐVĐ : Giới thiệu mục tiêu và kiến thức chính học trong chương II - Điện từ học. Nhớ lại các kiến thức đã học về từ tính của nam châm vĩnh cửu. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: - Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính - Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm - Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn.


61 Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. 1: Tìm hiểu từ tính của nam châm : Làm bài tập vào phiếu: theo từng mức. Nếu câu hỏi mức 1 chưa làm được thì mới chuyển sang làm câu hỏi ở mức 2. Nếu chưa tự giải quyết được câu hỏi ở mức 2 thì chuyển sang mức 3. Dùng quy tắc bàn tay phải. Từ đó giải thích nguyên lí hoạt động của dụng cụ. Câu 5:Trong các nhà máy luyện kim, cơ khí thường rất nhiều bụi và rác bằng kim loại sắt thép làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các cô chú công nhân ? M1: Em nghĩ mình cần làm gì với vấn đề đó để giúp các cô chú công nhân bằng những kiến thức VL đã học? M2: Bụi và rác kim loại có đặc tính gì? Từ đó hãy vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề đặt ra? M3: Dùng dụng cụ nào để có thể tách bụi và kim loại lẫn trong môi trường? Dựa vào tính chất gì của dụng cụ để tách rác và bụi bằng kim loại ra khỏi môi trường? - GV: Tổ chức cho HS nhớ lại kiến thức cũ + Nam châm là vật có đặc điểm gì ? - GV: Hướng dẫn HS trả lời C1. - GV: Nhận xét, thống

I.Từ tính của nam châm 1.Thí nghiệm C1: đưa thanh kim loại lại gần vụn sắt trộn lẫn vụn nhôm , đồng,... nếu thanh kim loại hút vụn sắt thì nó

nhất các nhóm tiến hành là nam châm kiểm tra theo một phương án. (Dùng thanh nam châm đó hút sắt) - HS: Trả lời. - GV: Phát dụng cụ cho - HS: Đề xuất phương các nhóm. án TN kiểm tra. Yêu cầu các nhóm tiến C2: khi đã đứng cân bằng hành TN kim nam châm nằm dọc Thời gian: (5p) theo hướng Nam- Bắc.


62 Khi đã đứng cân bằng

- GV: Nhấn mạnh : nam

châm có tính hút sắt. trở lại nam châm vẫn chỉ - GV: Yêu cầu HS đọc - HS: Hoạt động nhóm hướng Nam - Bắc như cũ. C2 tiến hành TN. Tìm hiểu:

- HS: Đại diện nhóm

+ Mục đích TN?

báo cáo kết quả TN.

2.Kết luận: (SGK/58)

+ Dụng cụ TN? + Cách tiến hành TN? - GV: Phát dụng cụ cho

Nam châm có hai cực: + Cực Bắc: Ghi chữ N (North) sơn màu đậm.

các nhóm. Yêu cầu các nhóm tiến

+ Cực Nam: ghi chữ S (South) sơn màu nhạt.

hành TN và trả lời C2.

- HS: Tìm hiểu theo các

Thời gian: 5p. yêu cầu của GV - GV: Hết thời gian, yêu -> Trả lời. cầu các nhóm dừng TN Yêu cầu các nhóm báo - HS: Nhận dụng cụ TN. cáo kết quả. Hoạt động nhóm tiến - GV: Tổ chức thảo luận hành TN và trả lời C2. lớp rút ra kết luận. - GV: Gọi 1 HS đọc mục thông tin trong SGK. - HS: Đại diện nhóm báo cáo. 2: Tương tác giữa 2 nam châm - GV: Gọi HS đọc C3,

II. Tương tác giữa hai nam

C4. - GV: Yêu cầu HS quan sát hình 21.3 tìm hiểu: + Mục đích thí nghiệm? + Dụng cụ thí nghiệm? - HS: Trả lời. + Các bước tiến hành thí nghiệm? - GV: Yêu cầu HS tiến

châm

hành TN C3, C4.

C4: Các cực cùng tên của

1.Thí nghiệm C3: đưa cực Nam của thanh nam châm lại gần kim nam châm-> cực Bắc của kim nam châm bị hút về phía cực của thanh nam châm


63 Thời gian: 5p

hai nam châm đẩy nhau

- HS: Nhận dụng cụ TN. Tiến hành TN theo nhóm.

2. Kết luận:

Quan sát hiện tượng xảy - HS: Đại diện nhóm ra.

Khi đưa từ cực của hai

báo cáo TN. Trả lời C3, nam châm lại gần nhau thì

Trả lời C3, C4. C4. - GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả TN.

chúng hút nhau nếu các cực khác tên, đẩy nhau nếu các cực khác tên.

- GV: Tổ chức thảo luận lớp thống nhất kết quả. - GV: Kết luận. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học. Sử dụng phiếu câu hỏi Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Câu 1: : Nam châm vĩnh cửu có: A. Một cực B. Hai cực C. Ba cực D. Bốn cực → Đáp án B Câu 2: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm? A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm. B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm. C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm. D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm. → Đáp án C


64 Câu 3: Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây? A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ. B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt. C. Có thể hút các vật bằng sắt. D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt. → Đáp án C Câu 4: Chọn câu trả lời đúng. Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất? A. Phần giữa của thanh B. Chỉ có từ cực Bắc C. Cả hai từ cực D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau → Đáp án C Câu 5: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau? A. Khi hai cực Bắc để gần nhau. B. Khi để hai cực khác tên gần nhau. C. Khi hai cực Nam để gần nhau. D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau. → Đáp án B Câu 6: Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy thành hvai nửa. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới chỉ có một từ cực ở một đầu B. Hai nữa đều mất hết từ tính. C. Mỗi nửa tạo thành một nam châm mới có hai cực cùng tên ở hai đầu. D. Mỗi nửa tạo thành một nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu. → Đáp án D Câu 7: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ? A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó. B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó. C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó.


65 D. Vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất. → Đáp án D Câu 8: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây? A. Dùng kéo B. Dùng nam châm C. Dùng kìm D. Dùng một viên bi còn tốt → Đáp án B Câu 9: Hai nam châm được đặt như sau:

Thanh nam châm (2) lơ lửng ở trên thanh nam châm (1) là do: A. Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau. B. Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau. C. Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau. D. Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau. → Đáp án B HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. III. Vận dụng

- GV: Kết luận.

C5: Có thể tổ xung chi đã lắp đặt trên xe 1 thanh nam châm C6: Bộ phận chỉ hướng của

- GV: la bàn dùng để

la bàn là kim nam châm,

- GV: Yêu cầu HS trả lời C5. - HS: Trả lời.


66 làm gì?

- HS: Trả lời.

đất ( trừ ở hai cực) kim nam châm luôn chỉ hướng Nam - Bắc

- GV: Quan sát hình 21.4 cho biết cấu tạo của la bàn?

bởi vì tại mọi vị trí trên trái

- HS: Trả lời.

C7: Đầu nào của nam châm có ghi chữ N là cực Bắc,

- GV: Hướng dẫn HS thảo luận và trả lời 7, C8.

đầu nào có ghi chữ S là cực Nam. Đối với nam châm không ghi chữ, chỉ có sơn

-Làm việc theo nhóm để làm bài tập sau:

màu, cần vận dụng kiến thức đã biết để Hiểu được các cực của nam châm. C8: Trên hình 21.5 SGK, sát với cực có ghi chữ N (cực Bắc) của thanh nam châm treo trên dây là cực Nam của thanh nam châm

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Sưu tầm một số loại nam châm: Hình dáng, màu sắc.. - Trong cuộc sống, nam châm vĩnh cửu được sản xuất với nhiều hình dạng khác nhau và bằng vật liệu khác nhau + Về hình dạng: dạng chữ U, dạng thanh, dạng trụ, dạng đĩa...


67 + Về vật liệu khác nhau như nam châm đen (nam châm ferrite), nam châm trắng (nam châm đất hiếm), nam châm dẻo (làm từ hợp chất của nhựa hoặc cao su với một loại bột sắt)...

4. Hướng dẫn về nhà: - Làm bài tập vào phiếu: theo từng mức. Nếu câu hỏi mức 1 chưa làm được thì mới chuyển sang làm câu hỏi ở mức 2. Nếu chưa tự giải quyết được câu hỏi ở mức 2 thì chuyển sang mức 3: Tại phòng thí nghiệm Vật lý ở các trường học vùng sâu vùng xa, hầu hết các thiết bị, đồ dùng dạy học đều bị cũ, bạc màu theo thời gian; và để lộn xộn không ngăn nắp. Cụ thể, tại một phòng TN ở trường A, tại chiếc kệ để dụng cụ dành cho việc học tập chương điện từ học VL9 có các thanh nam châm chữ U, thanh nam châm thẳng, kim nam châm, đều bạc màu không phân biệt được các cực và các thanh kim loại thẳng để ngổn ngang không đúng vị trí. Mức 1: có cách nào để sắp xếp các đồ dùng này đúng theo vị trí trên kệ không? Hãy trình bày cách làm của em? Mức 2: Cô giáo phát cho em một thanh nam châm thẳng còn mới. Hãy dùng thanh nam châm này để sắp xếp các đồ dùng đúng theo vị trí trên kệ? Mức 3: Hãy đóng vai là một học sinh trường A khi cô giáo phát cho em một thanh nam châm thẳng và yêu cầu: - Sắp xếp các dụng cụ trên theo đúng vị trí trên kệ và tìm cách xác định các cực của nam châm? - Làm thế nào để sau này các bạn HS lên học khi dùng đến nam châm đó có thể biết ngay đâu là cực S,cực N ? - Đọc phần” có thể em chưa biết” - Học kĩ bài và làm bài tập 21(SBT) * Rút kinh nghiệm: Các tiến trình dạy 3 bài học còn lại được đưa vào phần phụ lục


68

Kết luận Chương 2 Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã trình bày ở chương 1 và việc nghiên cứu nội dung chương “Điện từ học”. Chúng tôi đã lựa chọn, xây dựng hệ thống BTVL để góp phần đánh giá năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Qua đó chúng tôi nhận thấy, BTVL theo hướng đánh gía Nl GQVĐ có thể vận dụng trong nhiều khâu, ở mỗi khâu của quá trình dạy học thì cần tuyển chọn và sử dụng BT cho phù hợp với đặc điểm từng khâu. Trong chương này chúng tôi đã soạn một số BTVL nó giúp cho GV có thể tự mình tuyển chọn, biên soạn và sử dụng hợp lí trong quá trình dạy học của mình. Sau đó chúng tôi đã xây dựng tiến trình dạy học trong chương có vận dụng BT đánh gía NL GQVĐ của HS. Trong mỗi bài học, chúng tôi cố gắng tạo sự chủ động cho HS chiếm lĩnh tri thức, tích cực hóa hoạt động học tập, bồi dưỡng và đánh giá năng lực gải quyết vấn đề của học sinh. Để khẳng định lí luận và áp dụng lí luận trên chúng tôi đã tiến hành TNSP trong chương tiếp theo.


69

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm Mục đích của TNSP là kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài nêu ra là: “Nếu khai thác và sử dụng bài tập mà đề tài đã đề xuất vào trong dạy học chương “Điện từ học” Vật lý 9 thì sẽ góp phần đánh giá được năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng học tập”. Kết quả TNSP sẽ trả lời các câu hỏi: 1. Hệ thống bài tập mà đề tài đưa ra có đánh giá năng lực GQVĐ cho HS hay không ? 2. Sử dụng các dạng bài tập theo hướng đánh giá năng lực GQVĐ cho học sinh theo các bước mà đề tài đã đề xuất có phù hợp với thực tế giảng dạy ở trường phổ thông hay không ? Trả lời các câu hỏi trên sẽ tìm ra những thiếu sót của đề tài để kịp thời điều chỉnh, bổ sung sao cho hoàn thiện. 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 1. Chọn đối tượng tiến hành TNSP. Đối tượng TNSP là HS lớp 9/7 và 9/8 9 tại trường THCS Võ Như Hưng- Điện Bàn- Quảng Nam 2. Tổ chức dạy một số bài trong chương “Điện từ học” Vật lý 9 THCS. Lớp thực nghiệm được áp dụng mà đề tài đã đề xuất dạy học theo định hướng đánh giá năng lực GQVĐ cho học sinh, lớp ĐC dạy theo giáo án và các quy trình thông thường. 3. Quan sát HS làm việc trong các tiết học kết hợp với lấy ý kiến HS sau khi học tập, trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm. 4. Tiến hành kiểm tra, đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS thông qua quá trình dạy học tại lớp, phiếu học tập và phiếu kiểm tra. 5. Thu thập số liệu, xử lý kết quả thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của vấn đề nghiên cứu. 6. So sánh, đối chiếu kết quả học tập của các lớp TN và các lớp ĐC để kiểm chứng giả thuyết khoa học đề tài đã đặt ra. 3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm Đối tượng của TNSP là quá trình dạy học vật lý cho HS khối 9 tại trường THCS Võ Như Hưng- Điện Bàn- Quảng Nam. 3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm Ở các lớp thực nghiệm giáo viên dạy theo giáo án đã soạn, thực hiện đúng quy trình tổ chức dạy học sử dụng bài tập theo định hướng đánh giá năng lực GQVĐ cho


70 học sinh mà đề tài đã xây dựng. Các bài giảng tiến hành thực nghiệm thuộc chương ” Điện từ học” Vật lý 9 THCS, bao gồm: Ở các lớp ĐC, giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tương tự như lớp thực nghiệm nhưng không sử dụng bài tập tình huống trong dạy học theo định hướng đánh giá năng lực GQVĐ đã xây dựng. 3.3. Phương pháp thực nghiệm 3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm Để đảm bảo kết quả so sánh được khách quan, đề tài đã sử dụng chọn ra nhóm TN và nhóm ĐC. Về sĩ số, chọn số lượng mẫu ở nhóm TN và ĐC tương đương nhau. Số HS được khảo sát trong quá trình TNSP là 68 HS, thuộc 2 lớp HS khối 9 tại trường THCS Võ Như Hưng- Điện Bàn- Quảng Nam. Trước khi tiến hành TNSP giáo viên đã tổ chức đánh giá năng lực học tập của học sinh và nhận thấy các lớp được chọn có điều kiện tổ chức dạy học và chất lượng học tập tương đương nhau. Cụ thể hai mẫu TN và ĐC được chọn như Bảng 3.1. Bảng 3.1. Số liệu học sinh các nhóm thực nghiệm và đối chứng TT

Nhóm thực nghiệm

Nhóm đối chứng

1

Lớp

Số lượng

Lớp

Số lượng

2

9/7

32

9/4

32

3

9/8

36

9/5

36

Tổng cộng

68

68

3.3.2. Quan sát giờ học Hoạt động của giáo viên và HS trong giờ học ở các lớp TN và ĐC được quan sát và ghi chép theo các nội dung sau: Hoạt động của giáo viên - Sử dụng bài tập trong dạy học theo định hướng đánh giá năng lực GQVĐ cho HS. - Định hướng bài dạy học nhằm giúp HS thể hiện được năng lực. - Hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng đánh giá năng lực GQVĐ cho HS được thể hiện qua quá trình dạy học. Hoạt động của HS - Thái độ của HS thực hiện các hoạt động rèn luyện theo nhóm hoặc cá nhân khi tiếp nhận được yêu cầu của GV. Không khí học tập của lớp thể hiện qua tính tích cực, chủ động tham gia xây dựng bài của HS; - Các năng lực của HS được thể hiện thông qua quá trình hình thành kiến thức mới cũng như trong quá trình củng cố kiến thức;


71 - Mức độ đạt được các mục tiêu bài dạy của HS thông qua kết quả trả lời các câu hỏi, bài tập ở phần củng cố, vận dụng kiến thức; - Giáo viên trao đổi với HS sau mỗi tiết học, lắng nghe ý kiến nhằm rút kinh nghiệm cho các tiết học khác cũng như cho đề tài nghiên cứu. 3.3.3. Kiểm tra, đánh giá Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc tổ chức dạy học theo định hướng đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ cho HS qua một số kiến thức chương ”Điện từ học ” diễn ra trong suốt quá trình dạy học; bên cạnh đó sau khi TNSP, HS ở hai nhóm TN và ĐC trả lời một số BTTH nhằm đánh giá khả năng phát triển năng lực của HS. 3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm 3.4.1. Đánh giá định tính Qua quan sát các giờ học ở các lớp TN và ĐC, tôi nhận thấy: 3.4.1.1. Đối với lớp đối chứng - Mục tiêu dạy học ít chú trọng đến việc sử dụng bài tập tình huống theo định hướng đánh giá năng lực GQVĐ cho HS. - Mặc dù giáo viên cũng đã thay đổi phương pháp sang hướng tích cực, nhưng vẫn còn khá nhiều HS tiếp thu bài một cách thụ động, ít có sự giao tiếp với giáo viên, hầu như không đưa ra những ý kiến nhằm xây dựng bài học, dẫn đến việc không phát triển được năng lực và tư duy của HS. - Tiêu chí đánh giá được xây dựng chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung kiến thức đã học. 3.4.1.2. Đối với lớp thực nghiệm - Giáo viên tổ chức dạy học theo đúng quy trình sử dụng bài tập theo định hướng đánh gái sự phát triển năng lực GQVĐ cho HS. Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tự tìm tòi và phát hiện kiến thức. Chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng làm việc nhóm. - HS trong lớp thể hiện được sự hợp tác chặt chẽ, tinh thần trách nhiệm, thái độ tích cực và hứng thú trong học tập. Không khí học tập tràn đầy niềm tin, thoải mái và cởi mở. HS sáng tạo, chủ động trao đổi kiến thức với thầy cô và bạn bè, tự giác bộc lộ năng lực cá nhân và sự hiểu biết của bản thân. HS nắm được kiến thức vừa học, phân tích được các bài tập, tổng hợp và vận dụng được kiến thức giải quyết các bài tập đưa ra nhanh chóng. 3.4.2. Đánh giá về năng lực Để biết việc tổ chức các hoạt động DH theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho HS hay không, chúng tôi đã tiến hành theo dõi, quan sát hoạt động của HS trong các tiết học ở các lớp thực nghiệm (được tiến hành theo tiến trình DH đã thiết kế)


72 cũng như tiến hành điều tra đánh giá năng lực GQVĐ của HS sau khi tiến hành TNSP. Trên cơ sở theo dõi, quan sát các hoạt động của HS trong mỗi tiết học GV tiến hành tổng kết đánh giá và nghiên cứu 68 trường hợp .Kết quả nghiên cứu trường hợp của GV qua bảng điểm quan sát 4 tiết dạy ở 2 lớp TN với 68 HS được chọn ngẫu nhiên để nghiên cứu, kết quả thể hiện như sau: Bảng 3.2.Kết quả đánh giá năng lực học sinh qua phương pháp nghiên cứu trường hợp 1

Bài Biểu hiện ( hành vi) 1- Phát hiện và hiểu vấn đề cần giải quyết.

2

3

4

Số Điểm Số Điểm Số Điểm Số Điểm lượt (%) lượt (%) lượt (%) lượt (%) 46

68%

50

73%

60

88%

62

91%

45

69%

52

76%

62

91%

65

96%

42

62%

45

69%

55

81%

60

88%

40

59%

42

62%

50

73%

53

78%

45

69%

53

78%

61

90%

65

96%

42

62%

50

73%

59

87%

63

92%

7- Xử lí kết quả cụ thể rõ ràng, chính xác.

45

69%

51

74%

59

87%

60

88%

8- Trình bày báo cáo (kết quả) dễ hiểu, hấp dẫn…

45

69%

56

82%

60

88%

60

88%

9- Đánh giá được vấn đề và vận dụng vào vấn đề mới…

42

62%

50

73%

57

83%

57

83%

2- Nêu ra và kết nối được nhiều ý tưởng để GQVĐ. 3- Tự lập kế hoạch để GQVĐ 4- Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau 5- Lựa chọn giải pháp GQVĐ đúng và hợp lí nhất. 6- Linh hoạt khi vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Từ kết quả cho thấy đánh giá được năng lực GQVĐ của HS đã được phát triển qua các tiết dạy. So với ban đầu, ở những tiết sau với lớp TN khi GV đưa ra một vấn đề mới thì HS phát hiện nhanh hơn, có nhiều em chỉ cần nghe qua gợi ý của GV đã nhận ra ý tưởng, biết tự cân nhắc lại kiến thức cũng như tìm ra phương án để GQVĐ một cách nhanh chóng, ngắn gọn và chính xác.


73 3.4.3. Đánh giá định lượng Để biết việc tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ cho HS thì kết quả học tập của HS có cao hơn so với phương pháp dạy học truyền thống không, chúng tôi tiến hành so sánh và đánh giá một cách cụ thể hơn về mức độ hiểu bài cũng như khả năng vận dụng kiến thức của HS để giải quyết các vấn đề cụ thể qua bài kiểm tra của HS ở nhóm ĐC và TN. Kết quả TNSP được thu thập và xử lý thể hiện qua các biểu bảng, đồ thị và các thông số thống kê sau: Bảng 3 1. Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra Nhóm

Điểm số (Xi)

Số HS

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

TN

68

0

0

0

0

0

2

7

14

20

10

15

ĐC

68

0

0

0

1

2

8

16

23

13

3

2

Biểu đồ 3.1. Thống kê điểm số Bảng 3 2. Bảng phân phối tần suất Nhóm

Số % HS đạt mức điểm (Xi)

Số HS 0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

0.0

2.94

10.29 20.59 29.41 17.71 22.06

TN

68

0.0 0.0 0.0 0.0

ĐC

68

0.0 0.0 0.0 1.47 2.94 11.76 23.53 33.82 19.12 4.41

10

2.94


74 Bảng 3.5. Bảng phân phối tần xuát tích lũy Nhóm

Số % HS đạt mức điểm Xi trở xuống (Wi %)

Số HS

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

TN

68 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 2.94 13.24 33.82 63.24 77.94 100.00

ĐC

68 0.00 0.00 0.00 1.47 4.41 16.18 39.71 73.53 92.65 97.06 100.00

Biểu đồ 3.2. Số % học sinh đạt mức điểm (Xi)

Biểu đồ 3.3. Số % học sinh đạt mức Xi trở xuống (Wi%)


75 Bảng 3 3. Tổng hợp các tham số thống kê Nhóm

Tống số HS

X

S2

S

V%

X  X m

TN

68

8.088

1.932

1.390

17.186

8.088  0.020

ĐC

68

6.750

1.802

1.342

19.881

6.750  0.019

3.4.3. Các tham số sử dụng Tính các tham số thống kê: X , S 2 , S , m,V theo các công thức: 1 n  f i X i (với fi là số học sinh đạt điểm Xi ,Xi là n i 1

+ Số trung bình cộng: X 

điểm số, n là số học sinh tham gia bài kiểm tra) + Phương sai: S

2

 f (X 

+ Độ lệch chuẩn: S 

i

i

 X )2

n 1

 f (X i

i

 X )2

n 1

+ Sai số tiêu chuẩn: m 

S cho biết mức độ phân tán quanh giá trị X , S càng n

bé chứng tỏ số liệu càng ít phân tán. + Hệ số biến thiên: V 

S 100% (V cho biết mức độ phân tán của số liệu) X

Dựa vào những tham số tính toán ở trên, đặc biệt là từ các tham số thống kê (bảng 3.5) và các biểu đồ phân phối tần xuất , biểu đồ phân phối tần xuất tích lũy, chúng tôi có một số nhận xét sau: - Điểm trung bình của bài kiểm tra các lớp thực nghiệm (8,088) cao hơn so với HS ở các lớp đối chứng (6,750). - Đường tích lũy ứng với lớp thực nghiệm nằm ở phía dưới và về phía bên phải đường tích lũy ứng với lớp đối chứng. - Tỉ lệ HS đạt loại yếu, kém của nhóm TN giảm rất nhiều so với các nhóm ĐC. Tỉ lệ HS đạt loại khá, giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC Điều này cho thấy, kết quả học tập của nhóm TN cao hơn kết quả học tập của nhóm ĐC. Tuy nhiên, kết quả trên đây có thể do ngẫu nhiên mà có. Vì vậy, để độ tin cậy cao hơn cần tiến hành kiểm định thống kê. 3.4.4. Kiểm định giả thuyết thống kê Để kết luận kết quả học tập của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là do ngẫu nhiên hay do việc áp dụng phương pháp dạy học đã thực nghiệm mang lại, chúng tôi tiếp tục phân tích số liệu bằng phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê.


76 - Các giả thuyết thống kê: + Giả thuyết H0: “Sự khác nhau giữa giá trị trung bình của điểm số của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là không có ý nghĩa”. + Giả thuyết H1: “Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm lớn hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng một cách có ý nghĩa”. - Để kiểm định các giả thuyết trên ta cần tính đại lượng kiểm định t theo công thức: t

XTN  X ĐC SP

2 2 n ĐC .n TN (n TN  1)STN  (n ĐC  1)SĐC , trong đó SP  n ĐC  n TN n TN  n ĐC  2

trong đó SĐC, STN là độ lệch chuẩn của nhóm đối chứng và thực nghiệm; nĐC, nTN là kích thước của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. + Nếu t  t α thì sự khác nhau giữa XTN và X ĐC là không có ý nghĩa. + Nếu t  t α thì sự khác nhau giữa XTN và X ĐC là có ý nghĩa. ( t α là giá trị được xác định từ bảng Student với mức ý nghĩa α ) - Sử dụng số liệu ở bảng 3.5, chúng tôi tính Sp =2.768 và t= 2.819 Như vậy, đại lượng kiểm định qua thực nghiệm là: t = 2.819 Tra bảng tα ứng với ý nghĩa α = 0,05 và bậc tự do: f = nTN + nĐC – 2 = 134 thu được tα = 1,96, nghĩa là t  t α . Điều đó cho thấy giả thuyết H0 bị bác bỏ, giả thuyết H1 được chấp nhận. Như vậy điểm trung bình của các bài kiểm tra ở nhóm thực nghiệm cao hơn so với điểm trung bình của các bài kiểm tra ở nhóm đối chứng là thực chất, không phải do ngẫu nhiên. Kết luận : - Điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm cao hơn so với điểm trung bình của HS lớp đối chứng, đại lượng t >tα chứng tỏ dạy học với việc sử dụng bài tập GQVĐ thực sự mang lại hiệu quả. - Việc tăng cường sử dụng bài tập GQVĐ trong quá trình dạy học sẽ giúp học phát triển được năng lực GQVĐ và sáng tạo cho HS đồng thời GV có thể đánh giá NL GQVĐ đcủa HS. - Đồ thị tần suất tích lũy của hai lớp cho thấy chất lượng của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng.


77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Sau khi xử lí số liệu từ quá trình TNSP bằng phương pháp thống kê toán học, cụ thể chúng tôi: Căn cứ vào số liệu đã tính toán ở trên; Căn cứ vào vào các biện pháp khác như: quan sát hoạt động của học sinh trong giờ dạy học bài tập, nghiên cứu vở bài tập của học sinh, trao đổi với học sinh… chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau: - Chất lượng nắm kiến thức cơ bản của chương “Điện từ học” của học sinh lớp thực nghiệm cao. - Học sinh nhóm lớp TN có năng lực tư duy, năng lực tính toán để giải bài tập nhanh hơn so với nhóm lớp ĐC, đồng thời, năng lực tự học cũng tốt hơn. Điều này thể hiện: Từ những nhận xét và phân tích số liệu của các bài kiểm tra cho phép khẳng định giả thuyết khoa học của luận văn là đúng đắn, các kết quả thu được đã chứng tỏ: - Việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế dạy học vật lí ở trường THCS là hoàn toàn có tính khả thi, kiểm chứng giả thuyết khoa học. Giả thuyết khoa học chúng tôi đề ra là đúng đắn. Vấn đề còn lại là phụ thuộc ở người dạy phải làm sao vận dụng linh hoạt và sáng tạo vào từng bài học cụ thể để mang lại hiểu quả cao nhất. - Mục đích thực nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của quá trình định hướng phát triểt năng lực học sinh thông qua sử dụng bài tập trong dạy học Vật lý đã được khẳng định. Thực hiện xây dựng hệ thống bài tập đó sẽ đánh giá được sự phát triển năng lực GQVĐ của học sinh - Xây dựng bài tập theo hướng đánh giá sự phát triển năng lực có thể sử dụng vào các tình huống hay các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học: bài học xây dựng kiến thức mới; bài học bài tập; bài học thực hành; bài học kiểm tra đánh giá.


78

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Đánh giá kết quả đạt được Việc xây dựng và sử dụng bài tập theo hướng đánh giá năng lực nói chung và xây dựng và sử dụng bài tập vật lý theo hướng đánh giá năng lực GQVĐ trong dạy học chương “Điện từ học” THCS nói riêng là một vấn đề đang được quan tâm ở nước ta. Trong khuôn khổ của luận văn này, căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã đạt được những kết quả sau:  Tổ chức tốt việc điều tra khảo sát trên cơ sở đó phân tích thực trạng về việc sử dụng bài tập vật lý theo hướng đánh giá năng lực GQVĐ trong dạy học chương “Điện từ học”.  Trình bày được cơ sở lý luận về đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm đánh giá được sự phát triển năng lực của HS trong dạy học vật lý, xây dựng các tiêu chí đánh giá về mức độ về phát triển năng lực của HS trong giờ học vật lý, nêu bật được những biện pháp đánh giá quá trình phát triển năng lực GQVĐ của HS trong các hoạt động nhận thức.  Nghiên cứu tương đối chi tiết về các dạng bài tập vật lý theo hướng đánh giá năng lực, trong đó làm rõ được khái niệm, đưa ra được các tiêu chí phân loại và phân loại một cách hợp lý các dạng bài tập vật lý theo hướng đánh giá năng lực GQVĐ. Kết hợp với cơ sở lý luận về các tiêu chí đánh giá quá trình phát triển năng lực của HS, chúng tôi đã nêu bật được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng bài tập vật lý theo hướng đánh giá năng lực GQVĐ trong việc tích cực hóa HĐNT của HS trong dạy học Vật lý ở trường THPT hiện nay. Chúng tôi khẳng định, việc xây dựng và sử dụng bài tập vật lý theo hướng đánh giá năng lực GQVĐ của HS trong dạy học Vật lý ở trường THCS hiện nay là việc làm đúng hướng và có cơ sở khoa học.  Nghiên cứu đặc điểm của chương “Điện từ học” trên cơ sở đó phân tích những nét mới trong chương trình, quan điểm xây dựng chương trình và những tác động của nó đến quá trình dạy học nói chung và việc sử dụng bài tập vật lí theo hướng đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ trong dạy học vật lý nói riêng.  Dựa vào kết quả nghiên cứu đặc điểm của chương “Điện từ học “kết hợp với những đặc điểm của loại bài tập vật lý theo hướng đánh giá năng lực, chúng tôi đã xây dựng hệ thống bài tập vật lý theo hướng đánh giá năng lực GQVĐ . Các bài tập vật lý theo hướng đánh giá năng lực GQVĐ được xây dựng trong hệ thống là tương đối đa dạng, chủ yếu mang tính định hướng về nguyên tắc đảm bảo những yêu cầu và kỹ thuật soạn thảo bài tập theo hướng đánh giá năng lực GQVĐ, giúp GV có thể tự xây


79 dựng bài tập phù hợp với ý đồ sư phạm và phù hợp với những điều kiện thực tế của mình.  Tổng hợp các kết quả nghiên cứu như đã nêu trên, chúng tôi đã xây dựng tiến trình dạy học cho một số bài giảng lồng ghép BT đánh gía NL GQVĐ của HS. Trong tiến trình mỗi bài giảng các bước đều được trình bày khá rõ ràng từ việc xác định mục tiêu bài học, yêu cầu chuẩn bị cho GV và HS dự kiến tổ chức các HĐ nhận thức nhằm phát triển các năng lực cho HS.  Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo đúng trình tự đã đề ra để kiểm nghiệm lại tính đúng đắn của giả thuyết tính khả thi của đề tài. Các số liệu thực nghiệm được thu thập một cách trung thực, chính xác; việc xử lý số liệu được tiến hành từng bước theo phương pháp thống kê mô tả và kiểm định giả thuyết thống kê. Kết quả thực nghiệm cho thấy giả thuyết đã nêu của đề tài là hoàn toàn đúng đắn, cụ thể đối với các giờ học có sử dụng bài tập vật lý theo hướng đánh giá năng lực GQVĐ thì HS thực sự tích cực hơn, chủ động hơn trong các HĐ nhận thức, khả năng vận dụng kiến thức của HS vào trong những tình huống mới được nâng cao. HS hiểu bài và ghi nhớ các kiến thức một cách bền vững hơn. Chứng tỏ bài tập vật lý theo hướng đánh giá năng lực GQVĐ có tác dụng tích cực hóa HĐNT của HS góp phần đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của HS. Kết quả TNg cũng chứng tỏ rằng việc việc xây dựng và sử dụng bài tập theo hướng đánh giá năng lực GQVĐ trong dạy học chương “Điện từ học” THCS trong đề tài là hoàn toàn hợp lý, mang lại hiệu quả cao và có thể triển khai ở các trường THCS hiện nay. 2. Hướng phát triển của luận văn Căn cứ và những kết quả đã đạt được nêu trên, dựa vào những điều kiện thực tiễn về tư liệu, phương tiện kỹ thuật và kỹ năng của bản thân, chúng tôi nhận thấy trong điều kiện cho phép, đề tài có thể được phát triển theo các hướng sau: Thứ nhất, mở rộng phạm vi nghiên cứu về việc xây dựng và sử dụng bài tập vật lý theo hướng đánh giá NL GQVĐ trong các phần, các chương còn lại của chương trình vật lý THCS. Thứ hai, nghiên cứu vận dụng bài tập vật lý theo hướng đánh giá năng lực GQVĐ để đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của từng HS, góp phần đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá HS. 3. Một số kiến nghị Để việc áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tiễn có hiệu quả chúng tôi có một số kiến nghị sau:


80 Xu hướng của DH hiện nay là tăng cường vai trò chủ động của HS trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới nhằm phát triển các năng lực cho HS trong đó có năng lực GQVĐ, năng lực sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện hoạt động học tập của HS. Vì thế chúng tôi có đề xuất: Đối với các cấp quản lý giáo dục: Quan tâm hơn nữa đối với việc tăng cường cơ sở vật chất trường học, tạo điều kiện tốt nhất để GV có thể áp dụng các PP dạy học tích cực trong quá trình dạy học. Đối với GV trực tiếp giảng dạy: Có nhận thức đúng đắn về việc đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận đánh giá sự phát triển các năng lực của HS là một nhiệm vụ cấp thiết của mình. Thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin, vận dụng linh hoạt các biện pháp sử dụng bài tập theo hướng phát triển năng lực trong các giờ học vật lý để tích cực hóa HĐNT của HS, phát triển năng lực nói chung và năng lực GQVĐ nói riêng, từ đó nâng cao chất lượng dạy học Vật lý ở trường THCS. Có như vậy, ngành giáo dục mới đào tạo được những con người đủ năng lực đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chúng tôi nhận thấy nội dung luận văn chỉ là những kết quả nghiên cứu ban đầu. Vì trình độ của bản thân và điều kiện thời gian còn hạn chế, chúng tôi mong nhận được những ý kiến góp ý xây dựng của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp quan tâm tới VĐ này.


81

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010) – Dự án Việt-Bỉ, Dạy và học tích cực, Một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. [2]

Bộ Giáo Dục và Đào tạo (6-2014), tài liệu tập huấn hướng dẫn dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THPT.

[3]

Bernd Meier – Nguyễn Văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm.

[4]

Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học ở trường phổ thông và đại học – Những vấn đề cơ bản. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[5]

Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Hà Nội.

[6]

Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Thế Khôi ( Tổng chủ biên), Phạm Quý Tư (Chủ biên), Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm ĐìnhThiết, Bùi Trọng Tuân, Lê Trọng Tường (2015), Vật lí 10 – nâng cao, Nxb Giáo dục. Nguyễn Thế Khôi ( Tổng chủ biên), Phạm Quý Tư (Chủ biên), Lương Tất Đạt,

[7]

[8]

Lê Chân Hùng, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm ĐìnhThiết, Bùi Trọng Tuân, Lê Trọng Tường (2015), Vật lí 10 – nâng cao (Sách giáo viên), Nxb Giáo dục. [9] Nguyễn Thị Lan Phương,“Đề xuất khái niệm và chuẩn đầu ra của năng lực giải quyết vấn đề với học sinh trung học phổ thông”, Viện khoa học giáo dục, Việt Nam. [10] Nguyễn Minh Phương (2007), Tổng quan về các khung năng lực cần đạt ở HS trong mục tiêu giáo dục phổ thông, Đề tài NCKH của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. [11] Phạm Hữu Tòng (1989), Phương pháp dạy học bài tập vật lí, Nxb Giáo dục. [12] Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nxb Đại học Sư phạm. [13] Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2003), Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông, Nxb Đại học sư phạm. [14] Đỗ Ngọc Thống và Nhóm tác giả (2014). Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông Việt nam sau 2015. [15] Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Quang Uẩn (1998), Tâm lí học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [16] Từ điển tiếng Việt (1992), Viện khoa học xã hội Việt Nam – Viên ngôn ngữ học.


82 Tiếng Anh [17] Gardner, Howard 1999, Intelligence Reflamed: Multiple Intelligences for the 21st Century, Basic Books. [18] Weiner, F.E (2001), Comparative performance measurement in schools, Weinheim and Basejl: Beltz Verlag, pp. 17 – 31, Bản dịch tiếng Anh.


PL1

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHIẾU HỎI GIÁO VIÊN, HỌC SINH Phiếu số 1. Phiếu hỏi ý kiến học sinh PHIẾU HỎI Ý KIẾN HỌC SINH Họ và tên:……………………………………………………………………………. Lớp:…………………….Trường:……………………………………………………. Xin em vui lòng cho biết thông tin về việc học trong các giờ học môn vật lí ở trên lớp và sự phát triển năng lực GQVĐ của bản thân em ở trường (khoanh tròn vào vào nội dung em chọn) Câu 1. Em có thích các giờ học vật lí ở trên lớp không? A. Rất thích B. Thích C. Bình thường

D. Không thích

Câu 2. Trong giờ học, khi GV đặt câu hỏi hoặc ra bài tập, em thường làm những gì? A. Tập trung suy nghĩ để tìm lời giải cho câu hỏi, bài tập và xung phong. B. Trao đổi với bạn, nhóm bạn để tìm câu trả lời tốt nhất C. Chờ câu trả lời từ phía các bạn và giáo viên D. Không quan tâm, làm việc riêng Câu 3. Em có thái độ như thế nào khi phát hiện các vấn đề (mâu thuẫn với kiến thức đã học, khác với điều em biết) trong câu hỏi hoặc bài tập vật lí của giáo viên giao cho? A. Rất hứng thú, phải tìm hiểu bằng mọi cách B. Hứng thú, muốn tìm hiểu C. Thấy lạ nhưng không cần tìm hiểu D. Không quan tâm tới vấn đề lạ Câu 4. Em thấy có cần thiết phải hình thành và rèn luyện năng lực GQVĐ hay không? A. Rất cần thiết C. Bình thường

B. Cần thiết D. Không cần thiết

Câu 5. Em có thường xuyên so sánh kiến thức vật lí với các hiện tượng, sự việc trong cuộc sống không? A. Rất thường xuyên B. Thường xuyên C. Thỉnh thoảng D. Không bao giờ Cảm ơn các em đã đóng góp ý kiến!

1


PL2 Kết quả điều tra học sinh Câu 1. Em có thích các giờ học vật lí ở trên lớp không? Mức độ

Số ý kiến

Tỷ lệ %

Rất thích Thích Bình thường Không thích Câu 2. Trong giờ học, khi GV đặt câu hỏi hoặc ra bài tập, em thường làm những gì? Phương án

Số ý kiến

Tỷ lệ %

Tập trung suy nghĩ để tìm lời giải cho câu hỏi, bài tập và xung phong. Trao đổi với bạn, nhóm bạn để tìm câu trả lời tốt nhất Chờ câu trả lời từ phía các bạn và giáo viên Không quan tâm, làm việc riêng Câu 3. Em có thái độ như thế nào khi phát hiện các vấn đề (mâu thuẫn với kiến thức đã học, khác với điều em biết) trong câu hỏi hoặc bài tập vật lí của giáo viên giao cho? Mức độ

Số ý kiến

Tỷ lệ %

Rất hứng thú, phải tìm hiểu bằng mọi cách Hứng thú, muốn tìm hiểu Thấy lạ nhưng không cần tìm hiểu Không quan tâm tới vấn đề lạ Câu 4. Em thấy có cần thiết phải hình thành và rèn luyện năng lực GQVĐ hay không? Mức độ

Số ý kiến

Tỷ lệ %

Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Câu 5. Em có thường xuyên so sánh kiến thức vật lí với các hiện tượng, sự việc trong cuộc sống không? Mức độ Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Số ý kiến

Tỷ lệ %


PL3 Phiếu số 2. Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN Họ và tên:………………………………Tuổi:……..Điện thoại:……………………. Trình độ chuyên môn:……………………………………………………………….. Thời gian tham gia dạy học ở trường phổ thông:……………………………………. Xin quý thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến về việc sử dụng PPDH tích cực nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT mà các thầy (cô) đang tham gia giảng dạy hiện nay (khoanh tròn vào nội dung quý thầy cô lựa chọn). Câu 1. Thầy (cô) đánh giá tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực GQVĐ của học sinh như thế nào? A. Rất quan trọng C. Bình thường

B. Quan trọng D. Không quan trọng

Câu 2. Theo thầy (cô) các biện pháp nào dưới đây có thể rèn năng lực GQVĐ cho học sinh? 1. Thiết kế bài học với logic hợp lí 2. Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp 3. Sử dụng các bài tập giải quyết vấn đề, bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn. 4. Yêu cầu học sinh nhận xét lời giải của người khác, lập luận bác bỏ quan niệm trái ngược và bảo vệ quan điểm của mình. 5. Thay đổi mức độ yêu cầu của bài tập. 6. Kiểm tra đánh giá và động viên kịp thời các biểu hiện sáng tạo của học sinh. 7. Tăng cường các bài tập thực hành, thí nghiệm Câu 3. Thầy (cô) cho biết đã sử dụng biện pháp nào để rèn luyện năng lực GQVĐ đề cho học sinh? 1. Thiết kế bài học với logic hợp lí 2. Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp 3. Sử dụng các bài tập giải quyết vấn đề, bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn. 4. Yêu cầu học sinh nhận xét lời giải của người khác, lập luận bác bỏ quan niệm trái ngược và bảo vệ quan điểm của mình. 5. Thay đổi mức độ yêu cầu của bài tập. 6. Kiểm tra đánh giá và động viên kịp thời các biểu hiện sáng tạo của học sinh. Tăng cường các bài tập thực hành, thí nghiệm


PL4 Câu 4. Thầy (cô) cho biết kết quả đánh giá học sinh được rèn luyện về năng lực GQVĐ? 1. HS nắm được bài ngay tại lớp. 2. HS tự thực hiện được các thí nghiệm. 3. HS tự phát hiện được vấn đề và GQVĐ đã nêu. 4. HS dễ dàng làm việc nhóm. 5. HS sử dụng được các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại. 6. HS tự nghiên cứu và báo cáo được các chủ đề liên quan đến chương trình vật lí phổ thông. Xin cảm ơn quý thầy (cô) đã đóng góp ý kiến! Kết quả điều tra giáo viên Câu 1. Thầy (cô) đánh giá tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực GQVĐ của học sinh như thế nào? Mức độ

Số ý kiến

Tỷ lệ %

Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng Câu 2. Theo thầy (cô) các biện pháp nào dưới đây có thể rèn năng lực GQVĐ cho học sinh? Biện pháp Thiết kế bài học với logic hợp lí Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp Tăng cường các bài tập thực hành, thí nghiệm Yêu cầu học sinh nhận xét lời giải của người khác, lập luận bác bỏ quan niệm trái ngược và bảo vệ quan điểm của mình Thay đổi mức độ yêu cầu của bài tập Kiểm tra đánh giá và động viên kịp thời các biểu hiện sáng tạo của học sinh Sử dụng các bài tập giải quyết vấn đề, bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn

Số ý kiến

Tỷ lệ %

Xếp hạng


PL5 Câu 3. Thầy (cô) cho biết đã sử dụng biện pháp nào để rèn luyện năng lực GQVĐ đề cho học sinh? Biện pháp

Số ý kiến

Tỷ lệ %

Xếp hạng

Thiết kế bài học với logic hợp lí Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp Tăng cường các bài tập thực hành, TN Yêu cầu học sinh nhận xét lời giải của người khác, lập luận bác bỏ quan niệm trái ngược và bảo vệ quan điểm của mình. Thay đổi mức độ yêu cầu của bài tập. Kiểm tra đánh giá và động viên kịp thời các biểu hiện sáng tạo của học sinh. Sử dụng các bài tập giải quyết vấn đề, bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn. Câu 4. Thầy (cô) cho biết kết quả đánh giá học sinh được rèn luyện về năng lực GQVĐ? Kết quả HS nắm được bài ngay tại lớp. HS tự thực hiện được các thí nghiệm. HS tự phát hiện được vấn đề và GQVĐ đã nêu. HS dễ dàng làm việc nhóm. HS sử dụng được các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại. HS tự nghiên cứu và báo cáo được các chủ đề liên quan đến chương trình vật lí phổ thông.

Số ý kiến

Tỷ lệ %

Xếp hạng


PL6 PHỤ LỤC 2: Hệ thống bài tập trắc nghiệm chương “Điện từ học” Vật lí 9: Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG Câu 1: Từ trường không tồn tại ở đâu? A. Xung quanh nam châm. B. Xung quanh dòng điện. C. Xung quanh điện tích đứng yên. D. Xung quanh Trái Đất. → Đáp án C Câu 2: Chọn phương án sai.

Trong thí nghiệm Ơ – xtét, khi đặt dây dẫn song song với kim nam châm, cho dòng điện chạy qua dây dẫn thì: A. Kim nam châm đứng yên không thay đổi. B. Có lực tác dụng lên kim nam châm. C. Lực tác dụng lên kim nam châm là lực từ. D. Kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu. → Đáp án A Câu 3: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Lực này là: A. lực điện B. lực hấp dẫn C. lực từ D. lực đàn hồi → Đáp án C Câu 4: Từ trường là: A. không gian xung quanh điện tích đứng yên, xung quanh dòng điện có khả năng


PL7 tác dụng điện lên kim nam châm đặt trong nó. B. không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. C. không gian xung quanh điện tích có khả năng tác dụng lực điện lên kim nam châm đặt trong nó. D. không gian xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên điện tích đặt trong nó. → Đáp án B Câu 5: Ta Hiểu được từ trường bằng: A. Điện tích thử B. Nam châm thử C. Dòng điện thử D. Bút thử điện → Đáp án B Câu 6: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn để thử mà chỉ có một kim nam châm. Cách nào sau đây kiểm tra được pin có còn điện hay không? A. Đưa kim nam châm lại gần cực dương của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện. B. Đưa kim nam châm lại gần cực âm của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện. C. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện. D. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm không lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu lệch khỏi vị trí ban đầu đó thì cục pin hết điện. → Đáp án C Câu 7: Để kiểm tra xem một dây dẫn chạy qua nhà có dòng điện hay không mà không dùng dụng cụ đo điện, ta có thể dùng dụng cụ nào dưới đây? A. Một cục nam châm vĩnh cửu. B. Điện tích thử.


PL8 C. Kim nam châm. D. Điện tích đứng yên. → Đáp án C Câu 8: Dựa vào hiện tượng nào dưới đây để kết luận rằng: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường? A. Dây dẫn hút các vụn sắt ở gần nó. B. Dây dẫn hút nam châm ở gần nó. C. Dòng điện làm cho kim nam châm luôn cùng hướng với dây dẫn. D. Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song với nó bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam ban đầu. → Đáp án B Câu 9: Người ta dùng cụ nào để có thể Hiểu được từ trường? A. Dùng ampe kế B. Dùng vôn kế C. Dùng áp kế D. Dùng kim nam châm có trục quay → Đáp án D Câu 10: Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào? A. Tạo với kim nam châm một góc bất kì B. Song song với kim nam châm. C. Vuông góc với kim nam châm. D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn. → Đáp án B Bài 24: TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA Câu 1: Các đường sức từ ở trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua có những đặc điểm gì? A. Là những đường thẳng song song, cách điều nhau và vuông góc với trục của ống dây. B. Là những vòng tròn cách đều nhau, có tâm nằm trên trục của ống dây.


PL9 C. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Bắc đến cực Nam của ống dây. D. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây. → Đáp án D Câu 2: Vì sao có thể coi ống dây có dòng điện một chiều chạy qua như một thanh nam châm thẳng? A. Vì ống dây cũng có tác dụng lực từ lên kim nam châm. B. Vì ống dây cũng tác dụng lực từ lên kim sắt. C. Vì ống dây cũng có hai cực từ như thanh nam châm. D. Vì một kim nam châm đặt trong lòng ống dây cũng chịu tác dụng của một lực giống như khi đặt trong lòng thanh nam châm. → Đáp án C Câu 3: Nếu dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì ngón tay cái choãi ra chỉ điều gì? A. Chiều của dòng điện trong ống dây. B. Chiều của lực điện từ lên nam châm thử. C. Chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt ở ngoài ống dây. D. Chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử trong lòng ống dây. → Đáp án D Câu 4: Quy tắc nào sau đây xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua? A. Quy tắc bàn tay phải. B. Quy tắc bàn tay trái. C. Quy tắc nắm tay phải. D. Quy tắc nắm tay trái. → Đáp án C Câu 5: Cho ống dây AB có dòng diện chạy qua. Một nam châm thử đặt ở đầu B của ống dây, khi đứng yên nằm định hướng như hình sau:


PL10

Tên các từ cực của ống dây được xác định là: A. A là cực Bắc, B là cực Nam. B. A là cực Nam, B là cực Bắc. C. Cả A và B là cực Bắc. D. Cả A và B là cực Nam. → Đáp án B Câu 6: Một ống dây dẫn được đặt sao cho trục chính của nó nằm dọc theo thanh nam châm như hình dưới. Đóng công tắc K, đầu tiên thấy thanh nam châm bị đẩy ra xa.

Đầu B của nam châm là cực gì? A. Cực Bắc B. Cực Nam C. Cực Bắc Nam D. Không đủ dữ kiện để xác định → Đáp án B Câu 7: Một dụng cụ để phát hiện dòng điện (một loại điện kế) có cấu tạo được mô tả như hình sau:

Dụng cụ này gồm một ống dây B, trong lòng B có một thanh nam châm A nằm thăng bằng, vuông góc với trục ống dây và có thể quay quanh một trục OO’ đặt giữa thanh, vuông góc với mặt phẳng trang giấy. Nếu dòng điện qua ống dây B có chiều được đánh dấu như hình vẽ thì kim chỉ thị sẽ:


PL11 A. Quay sáng bên phải B. Quay sang bên trái C. Đứng yên D. Dao động xung quanh vị trí cân bằng → Đáp án A Câu 8: Quy tắc nắm tay phải được phát biểu: A. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều của đường sức từ trong lòng ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều dòng điện chạy qua các vòng dây. B. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. C. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho ngón tay cái hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay còn lại chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. D. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái khom lại theo bốn ngón tay chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. → Đáp án B Câu 9: Ống dây có chiều dòng điện chạy qua như hình vẽ: Chọn phương án đúng về từ cực của cuộn dây. A. A là cực Bắc B. A là cực Nam C. B là cực Bắc D. Không xác định được → Đáp án A Câu 10: Trong hình sau, kim nam châm nào bị vẽ sai?

A. Kim nam châm số 1 B. Kim nam châm số 3


PL12 C. Kim nam châm số 4 D. Kim nam châm số 5 → Đáp án B Bài 25: SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT - THÉP NAM CHÂM ĐIỆN Câu 1: Khi đặt sắt, thép, niken, coban hay các vật liệu từ khác đặt trong từ trường thì: A. Bị nhiễm điện B. Bị nhiễm từ C. Mất hết từ tính D. Giữ được từ tính lâu dài → Đáp án D Câu 2: Có hiện tượng gì xảy ra với một thanh thép khi đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua? A. Thanh thép bị nóng lên. B. Thanh thép bị phát sáng. C. Thanh thép bị đẩy ra khỏi ống dây. D. Thanh thép trở thành một nam châm. → Đáp án B Câu 3: Nam châm điện có cấu tạo gồm: A. Nam châm vĩnh cửu và lõi sắt non. B. Cuộn dây dẫn và lõi sắt non. C. Cuộn dây dẫn và nam châm vĩnh cửu. D. Nam châm. → Đáp án B Câu 4: Chọn phương án đúng? A. Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây thì lực từ của nam châm điện giảm. B. Tăng số vòng dây của cuộn dây thì lực từ của nam châm điện giảm. C. Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây. D. Sau khi bị nhiễm từ thì cả sắt non và thép đều không giữ được từ tính lâu dài.


PL13 → Đáp án C Câu 5: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu? A. Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa. B. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa. C. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một đầu của nam châm điện mạnh trong thời gian dài, rồi đưa ra xa. D. Một lõi sắt non được đặt trong lòng một cuộn dây có dòng điện với cường độ lớn trong một thời gian dài, rồi đưa ra xa. → Đáp án A Câu 6: Các nam châm điện được mô tả như hình sau:

Hãy cho biết nam châm nào mạnh hơn? A. Nam châm a B. Nam châm c C. Nam châm b D. Nam châm e → Đáp án D Câu 7: Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non? A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non. B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu. C. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện. D. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi. → Đáp án B Câu 8: Cách nào để làm tăng lực từ của nam châm điện? A. Dùng dây dẫn to cuốn ít vòng. B. Dùng dây dẫn nhỏ cuốn nhiều vòng.


PL14 C. Tăng số vòng dây dẫn và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây. D. Tăng đường kính và chiều dài của ống dây. → Đáp án B Câu 9: Khi đặt một thanh sắt non vào trong một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành một nam châm. Hướng Bắc Nam của nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì: A. Ngược hướng B. Vuông góc C. Cùng hướng D. Tạo thành một góc 450 → Đáp án C Câu 10: Nam châm điện gồm một cuộn dây dẫn cuốn xung quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua.

Nếu ngắt dòng điện: A. Lõi sắt non có từ tính tạo ra từ trường mạnh, có thể hút được sắt, thép… B. Lõi sắt non có từ tính tạo ra từ trường yếu, không thể hút được sắt, thép… C. Lõi sắt non không có từ tính, có thể hút được sắt, thép… D. Lõi sắt non không có từ tính, không thể hút được sắt, thép… → Đáp án D Bài 27: LỰC ĐIỆN TỪ

Câu 1: Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì: A. Chịu tác dụng của lực điện B. Chịu tác dụng của lực từ C. Chịu tác dụng của lực điện từ


PL15 D. Chịu tác dụng của lực đàn hồi → Đáp án C Câu 2: Đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua. Hãy cho biết lực từ vẽ ở hình nào đúng?

A. Hình b. B. Hình a. C. Cả 3 hình a, b, c. D. Hình c. → Đáp án D Câu 3: Muốn xác định được chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết những yếu tố nào? A. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của dây. B. Chiều của đường sức từ và cường độ lực điện từ tại điểm đó. C. Chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó. D. Chiều và cường độ của dòng điện, chiều và cường độ của lực từ tại điểm đó. → Đáp án C Câu 4: Theo quy tắc bàn tay trái, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo: A. Chiều của lực điện từ B. Chiều của đường sức từ C. Chiều của dòng điện D. Chiều của đường đi vào các cực của nam châm → Đáp án C Câu 5: Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào:


PL16 A. Chiều của dòng điện qua dây dẫn. B. Chiều đường sức từ qua dây dẫn. C. Chiều chuyển động của dây dẫn. D. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ. → Đáp án D Câu 6: Xác định câu nói đúng về tác dụng của từ trường lên đoạn dây dẫn có dòng điện. A. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và song song với đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó. B. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó. C. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, không đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó. D. Một đoạn dây dẫn không có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó. → Đáp án B Câu 7: Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt song song với các đường sức từ thì lực điện từ có hướng như thế nào? A. Cùng hướng với dòng điện. B. Cùng hướng với đường sức từ. C. Vuông góc với cả dây dẫn và đường sức từ. D. Không có lực điện từ. → Đáp án D Câu 8: Một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường giữa hai nhánh của một nam châm hình chữ U. Khung dây sẽ quay đến vị trí nào thì dừng lại? A. Mặt khung dây song song với các đường sức từ. B. Mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ. C. Mặt khung dây tạo thành một góc 600 với các đường sức từ. D. Mặt khung dây tạo thành một góc 450 với các đường sức từ. → Đáp án B


PL17 Câu 9: Hình dưới đây mô tả khung dây có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường, trong đó khung quay đang có vị trí mà mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. Về vị trí này của khung dây, ý kiến nào dưới đây là đúng?

A. Khung không chịu tác dụng của lực điện từ. B. Khung chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay. C. Khung tiếp tục quay do tác dụng của lực điện từ lên khung. D. Khung quay tiếp một chút nữa nhưng không phải do tác dụng của lực điện từ mà do quán tính. → Đáp án B Câu 10: Chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn AB trong hình sau có chiều:

A. Từ B sang A B. Từ A sang B. C. Không đủ dữ kiện để xác định chiều dòng điện qua dây dẫn AB. D. Không xác định được chiều dòng điện qua dây dẫn AB. → Đáp án A Bài 28: ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU Câu 1: Động cơ điện một chiều gồm mấy bộ phận chính? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2: Chọn phát biểu đúng khi nói về động cơ điện một chiều?


PL18 A. Nam châm để tạo ra dòng điện. B. Bộ phận đứng yên là roto. C. Để khung có thể quay liên tục cần phải có bộ góp điện. D. Khung dây dẫn là bộ phận đứng yên. Câu 3: Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên: A. tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. B. tác dụng của điện trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. C. tác dụng của lực điện lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. D. tác dụng của lực hấp dẫn lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Câu 4: Động cơ điện một chiều quay được là nhờ tác dụng của lực nào? A. lực hấp dẫn B. lực đàn hồi C. lực điện từ D. lực từ Câu 5: Roto của một động cơ điện một chiều trong kĩ thuật được cấu tạo như thế nào? A. là một nam châm vĩnh cửu có trục quay. B. là một nam châm điện có trục quay. C. là nhiều cuộn dây dẫn có thể quay quanh một trục. D. là nhiều cuộn dây dẫn cuốn quanh một lõi thép gắn với vỏ máy. Câu 6: Trong động cơ điện kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là: A. Nam châm điện đứng yên (stato). B. Nhiều cuộn dây đặt lệch nhau đứng yên (stato). C. Nam châm điện chuyển động (roto). D. Nhiều cuộn dây đặt lệch nhau chuyển động (roto). Câu 7: Động cơ điện là dụng cụ biến đổi: A. Nhiệt năng thành điện năng. B. Điện năng thành cơ năng. C. Cơ năng thành điện năng. D. Điện năng thành nhiệt năng. Câu 8: Ưu điểm nào dưới đây không phải là ưu điểm của động cơ điện?


PL19 A. Không thải ra ngoài các chất khí hay hơi làm ô nhiễm môi trường xung quanh. B. Có thể có công suất từ vài oát đến hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn kilôoát. C. Hiệu suất rất cao, có thể đạt tới 98%. D. Có thể biến đổi trực tiếp năng lượng của nhiên liệu thành cơ năng. Câu 9: Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động nó chuyển hóa điện năng thành cơ năng? A. Bàn ủi điện và máy giặt. B. Máy khoan điện và mỏ hàn điện. C. Quạt máy và nồi cơm điện. D. Quạt máy và máy giặt. Câu 10: Muốn cho động cơ điện quay được, cho ta cơ năng thì phải cung cấp năng lượng dưới dạng nào? A. Động năng B. Thế năng C. Nhiệt năng D. Điện năng Bài 32: ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG Câu 1: Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu cuộn dây thì A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn không đổi. B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn tăng. C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm (biến thiến). D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn giảm. Câu 2: Trong trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng ? A. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn. B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi. C. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi. D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh. Câu 3: Trong hình dưới đây, thanh nam châm chuyển động như thế nào thì không tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây?


PL20

A. Chuyển động từ ngoài vào trong ống dây. B. Quay quanh trục AB. C. Quay quanh trục CD. D. Quay quanh trục PQ. Câu 4: Với điều kiện nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín? A. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây rất lớn. B. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây được giữ không tăng. C. Khi không có đường sức từ nào xuyên qua tiết diện cuộn dây. D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên. Câu 5: Trên hình sau, khi cho khung dây quay quanh trục PQ thì trong khung dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng hay không?

A. Có B. Không C. Dòng điện cảm ứng ngày càng tăng D. Xuất hiện sau đó tắt ngay Câu 6: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín trong thời gian có sự….. qua tiết diện S của cuộn dây. A. biến đổi của cường độ dòng điện. B. biến đổi của thời gian. C. biến đổi của dòng điện cảm ứng. D. biến đổi của số đường sức từ. Câu 7: Vì sao khi cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín như thí nghiệm ở hình 32.1 thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng?


PL21

A. vì cường độ dòng điện trong cuộn dây thay đổi. B. vì hiệu điện thế trong cuộn dây thay đổi. C. vì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây thay đổi. D. vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây thay đổi. Câu 8: Dùng những dụng cụ nào sau đây ta có thể làm thí nghiệm cho ta dòng điện cảm ứng liên tục? A. Một nam châm và một ống dây dẫn kín. B. Một nam châm, một ampe kế và một vôn kế. C. Một ống dây dẫn kín, một nam châm và một bộ phận làm cho cuộn dây dẫn hoặc nam châm quay liên tục. D. Một ống dây dẫn kín, một ampe kế và một bộ phận làm cho cuộn dây dẫn hoặc nam châm quay liên tục. Câu 9: Một học sinh nói rằng: “Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín là chuyển động tương đối giữa nam châm và cuộn dây”. Lời phát biểu này đúng hay sai? Tại sao? A. Đúng vì luôn có sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây. B. Sai vì có trường hợp chuyển động giữa nam châm và cuộn dây không làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên. C. Đúng vì chuyển động giữa nam châm và cuộn dây không sinh ra sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây. D. Sai vì luôn không có sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây. Câu 10: Trường hợp nào sau đây có số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây khác với các trường hợp còn lại? A. Đưa nam châm lại gần cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S của cuộn dây. B. Đặt nam châm đứng yên trong cuộn dây. C. Để nam châm đứng yên, cho cuộn dây chuyển động lại gần nam châm. D. Đưa nam châm và cuộn dây lại gần nhau.


PL22 PHỤ LỤC 3: Tiến trình dạy học thực nghiệm 3 bài: Bài 23: Từ phổ - đường sức từ Bài 26: ứng dụng của nam châm Bài 32: Hiện tượng cảm ứng điện từ Giáo án thực nghiệm 2: Bài 23: TỪ PHỔ ĐƯỜNG SỨC TỪ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm. - Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm. 2. Kĩ năng: - Hiểu được cực của nam châm, vẽ đường sức từ đúng cho nam châm thẳng, nam châm chữ U. 3. Thái độ: - Trung thực, cẩn thận, khéo léo trong thao tác thí nghiệm. 4. Định hướng phát triển năng lực: + Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát. + Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm II. Chuẩn bị: *GV: SGK, giáo án điện tử. Một bộ thí nghiệm đường sức từ. * HS: Chuẩn bị cho mỗi nhóm: - 1 thanh nam châm thẳng - Thí nghiệm quan sát từ phổ của nam châm thẳng. - 1 số kim nam châm nhỏ có trục quay thẳng đứng III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5p) - GV: Gọi 2 HS lên bảng - HS1: Nêu đặc điểm của nam châm? Chữa bài 22.1 và 22.2 SBT. - HS2: Cách Hiểu được từ trường? Chữa bài 22.3 SBT.


PL23 3. Bài mới: Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực:

Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng

lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Đặt vấn đề: Một số hình ảnh về từ phổ:


PL24 GV vào bài mới Mục tiêu:

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức - Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm.

- Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. 1: Thí nghiệm tạo từ phổ của thanh nam châm. (10p) - GV: yêu cầu HS tự nghiên cứu phần TN 1,2 HS nêu: dụng cụ I. Từ phổ gọi TN, cách tiến hành TN. 1. thí nghiệm: SGK/23.1 - GV: Hướng dẫn HS - HS: Tìm hiểu TN hình các tiến hành TN 23.1 Giao dụng cụ TN theo nhóm. Yêu cầu các nhóm tiến - HS: Nhận dụng cụ TN. hành TN. Làm TN theo nhóm Quan sát và trả lời C1. quan sát trả lời câu C1. Thời gian: 5p. - GV: Yêu cầu các - HS: Đại diện nhóm nhóm báo cáo thí báo cáo TN và trả lời nghiệm. C1. - GV: Tổ chức thảo C1: Mạt sắt được sắp xếp luận cả lớp. - GV: Qua TN em hãy rút ra kết luận về sự sắp xếp của mạt sắt trong từ trường của thanh nam châm? - GV: Thông báo: Hình ảnh của các đường mạt - HS: Đọc kết luận SGK sắt trên hình 23.1 SGK và ghi vào vở.

thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm các đường này càng thưc dần. 2. Kết luận: SGK/63


PL25 được gọi là từ phổ, từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường. => Chuyển ý: Dựa vào từ phổ ta có thể vẽ đường sức từ để nghiên cứu từ trường -> Đường sức từ được vẽ như thế nào? 2: Vẽ và xác định chiều đường sức từ. (15p) - GV: Thông báo về quy ước để biểu diễn từ trường dùng các đường sức từ. - GV: a) Cho HS hoạt động theo nhóm dựa - HS: Hoạt động nhóm vào hình ảnh các đường vẽ các đường sức từ.

II. Đường sức từ

mạt sắt vẽ các đường sức từ của nam châm.

trường (gọi là từ trường)

1. Vẽ và xác định chiều đường sức từ a, Vẽ các đường liền nét từ cực nọ sang cực kia -> Biểu diễn đường sức từ của từ

- GV: Tổ chức thảo luận lớp về kết quả của các nhóm. - GV: Lưu ý: + Các đường sức từ này không cắt nhau. + Độ mau thưa của các đường. - GV thông báo: Các đường liền nét mà các b, Đặt kim nam châm nhỏ em vừa vẽ được gọi là đặt dọc theo các đường sức đường sức từ. từ. (GV: Cho HS quan sát cách vẽ các đường sức - HS: Làm thí nghiệm từ trên màn chiếu) theo nhóm. - GV: b)Hướng dẫn HS Đặt các kim nam châm


PL26 làm TN để trả lời câu nhỏ xung quanh nam C2. châm thẳng. Giao dụng cụ cho các Quan sát, nhận xét. nhóm. Thảo luận và trả lời C2.

C2: Trên mỗi đường sức từ, kim nam châm định hướng

Thời gian: 5p

theo một chiều nhất định.  Đường sức từ cho phép

- GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo TN. - HS: Đại diện nhóm

biểu diễn từ trường. Quy ước chiều: Đi ra từ cực Bắc vào cự Nam bên ngoài

trình bày. - GV: Chiếu các hình

nam châm, bên trong từ cực Nam -> Bắc.

ảnh về việc sắp xếp các kim nam châm xung quanh thanh nam châm

c, Đánh dấu mũi tên vào các đường sức từ vừa vẽ.

lên màn. Tổ chức thảo luận kết C3: Bên ngoài thanh nam quả TN. - HS: Cá nhân hoàn châm, các đường sức từ đều - GV: Kết luận về quy thành câu C3. có chiều đi ra từ cực bắc, đi ước chiều của các vào cực nam. đường sức từ. - GV: c) Vận dụng quy ước về chiều đường sức từ, dùng mũi tên dánh dấu chiều các đường sức từ vữa vẽ được trả lời C3. - GV: Tổ chức cho HS thảo luận rút ra kết luận về đường sức từ. Nhấn mạnh về độ mau thưa của các đường sức từ.

2. Kết luận: sgk/64


PL27 HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Điền câu trả lời vào phiếu học tập: Khi em đứng trước lớp phát biểu rằng:” Xung quanh nam châm có từ trường” ; “Xung quanh ống dây dẫn có dòng điện chạy qua cũng có từ trường” M1:Một bạn hỏi em:” Làm thế nào để chứng minh điều bạn nói là đúng?”. Hãy tìm cách trả lời bạn của em? M2: Làm cách nào để hình dung ra từ trường bằng mắt thường? M3: - Mô tả và tiến hành làm thí nghiệm để thu được từ phổ? - Giải thích hình ảnh thu được từ thí nghiệm? - Từ đó giải đáp câu hỏi của bạn? Trả lời câu hỏi theo các mức. Như theo hướng dẫn ở bài tập về nhà trước. Câu 1: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về: A. các đường sức điện. B. các đường sức từ. C. cường độ điện trường. D. cảm ứng từ. → Đáp án B Câu 2: Độ mau, thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường? A. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh. B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt ở đó có cường độ càng lớn. D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều. → Đáp án B Câu 3: Chọn phát biểu đúng A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường.


PL28 B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện. C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu. D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh. → Đáp án A Câu 4: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm. B. Có độ mau thưa tùy ý. C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm. D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm. → Đáp án D Câu 5: Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó? A. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt ở điểm đó. B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó. C. Hướng của lực từ tác dụng lên vụn sắt đặt tại điểm đó. D. Hướng của dòng điện trong dây dẫn đặt tại điểm đó. → Đáp án B Câu 6: Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau:

Tên các cực từ của nam châm là A. A là cực Bắc, B là cực Nam B. A là cực Nam, B là cực Bắc. C. A và B là cực Bắc. D. A và B là cực Nam. → Đáp án B Câu 7: Lực từ tác dụng lên kim nam châm trong hình sau đặt ở điểm nào là mạnh nhất?


PL29

A. Điểm 1 B. Điểm 2 C. Điểm 3 D. Điểm 4 → Đáp án A Câu 8: Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau:

Cực Bắc của nam châm là A. Ở 2 B. Ở 1 C. Nam châm thử định hướng sai. D. Không xác định được. → Đáp án D Câu 9: Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau:

Hãy cho biết các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều? A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực. B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực.


PL30 C. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm. D. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm. → Đáp án C Câu 10: Trên hình vẽ, đường sức từ nào vẽ sai?

A. Đường 1 B. Đường 2 C. Đường 3 D. Đường 4 → Đáp án C HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. III. Vận dụng: - GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân để trả lời C4, C5, C6.

C4: ở khoảng giữa hai cực của nam châm chữ U, các

đường sức từ gần như sng song với nhau. - Bên ngoài là những đường - GV: Tổ chức thảo cong nối 2 cực nam châm. luận lớp. - HS: Trả lời C4, C5, C5: C6. - Đường sức từ có chiều đi từ Kết luận cực Bắc vào cực Nam của nam châm. -> đầu A của thanh nam châm là cực Bắc.


PL31 C6: Chiều đi từ cực Bắc của nam châm bên trái -> cực Nam của nam châm bên phải. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. * Nghiên cứu từ trường của trái đất Nhờ sự chuyển động mạnh của các chất dẫn điện lỏng trong lòng đất mà làm cho Trái Đất như một nam châm khổng lồ có từ trường rất mạnh.

Nhờ có từ trường này, Trái Đất đã tạo nên một lớp đã tạo nên một lớp rào chắn bảo vệ chống lại “bão” Mặt Trời.

Nếu không có lớp từ trường này Trái đất sẽ phải hứng chịu các hạt mang điện có hại mà Mặt Trời không ngừng phát ra và sự sống sẽ không thể tồn tại được nữa.


PL32

4. Hướng dẫn về nhà: - Học và làm bài tập 23 (SBT) - Đọc và chuẩn bị nội dung bài 24. - Nhận xét giờ học. * Rút kinh nghiệm: Giáo án thực nghiệm 3: Bài 26: ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được nguyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm trong rơ le điện từ, chuông báo động. - Kể tên được 1 số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kĩ thuật. 2. Kĩ năng: - Phân tích, tổng hợp kiến thức. - Giải thích được sự hoạt động của nam châm điện. 3. Thái độ: - Thấy được vai trò to lớn của Vật lý học, yêu thích môn học. - Có sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm. 4. Định hướng phát triển năng lực: + Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát. + Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - SGK, tài liệu tham khảo. - 1 chuông điện. 2.Học sinh: Mỗi nhóm HS - 1 loa điện động. - 1 Giá TN, 1 biến trở, 1 nguồn điện 6V, 1 ampe kế, 1 nam châm hình chữ U - 1 công tắc điện, 5 đoạn dây nối có lõi bằng đồng và có vỏ cách điện mỗi đoạn dài khoảng 30cm III. Tiến trình dạy - học:


PL33 2. Kiểm tra bài cũ: - GV: Gọi HS lên bảng - HS1: 25.1, 25.2 SBT. - HS2: 25.2; 25.4 SBT.


PL34 3. Bài mới: Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực:

Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng

lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. GV: Làm TN với chuông điện. NC được chế tạo không mấy khó khăn và ít tốt kém nhưng lại có vai trò và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống cũng như kỹ thuật. Bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về một số ứng dụng của NC HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: - Hiểu được nguyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm trong rơ le điện từ, chuông báo động. - Kể tên được 1 số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kĩ thuật. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. 1: Đặt vấn đề. Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động va cấu tạo của loa điện. Đặt vấn đề: SGK/ 70 - GV thông báo ứng dụng của nam châm.

I. Loa điện

- GV: Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK tìm hiểu: + Mục đích thí nghiệm? - HS: Đọc SGK, tìm hiểu + Dụng cụ thí nghiêm? theo các yêu cầu của + Cách tiến hành TN? giáo viên. - GV: Kết luận. Nhấn mạnh các bước tiến hành TN sao cho thành công. + Treo ống dây lồng vào

- Loa điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua.

1. Nguyên tắc hoạt động của loa điện.

a. Thí nghiệm (H26.1)


PL35 một cực của nam châm, không được cọ xát vào nam châm, ảnh hưởng đến tác dụng từ lên ống

b. Kết luận: - Khi có dòng điện chạy qua, ống dây chuyển động.

dây.

- Khi cường độ dòng điện

+ Khi di chuyển con chạy - HS: Tiến hành TN thay đổi, ống dây dịch phải nhanh và dứt khoát. theo nhóm. - GV: Yêu cầu các nhóm + Nhận dụng cụ TN. tiến hành TN. + Tiến hành TN. Thời gian: 10p

chuyển dọc theo khe hở giữa hai cực của nam châm.

+ Quan sát hiện tượng, 2. Cấu tạo của loa điện nhận xét. - 1 ống dây L.

- GV: Giúp đỡ những

- 1 nam châm mạnh E.

nhóm yếu khi tiến hành TN.

- 1 đầu của ống dây được gắn chặt với màng loa M.

- GV: Hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo TN. - HS: Đại diện nhóm báo

*Hoạt động: Khi dòng điện có cường độ thay đổi được truyền từ micrô qua bộ phận tăng âm đến ống dây

cáo TN.

- HS: Đọc SGK tìm hiểu thì ống dây dao động.

- GV: Tổ chức thảo luận Hiểu được cách làm cho lớp rút ra kết luận. những biến đổi cường độ dòng điện thành dao - GV: Yêu cầu HS tự tìm động của màng loa phát hiểu cấu tạo loa điện ra âm thanh. trong SGK.

Màng loa được gắn chặt với ống dây nên khi ống dây dao động, màn loa dao động theo và phát ra âm thanh đúng như âm thanh nó nhận được.

2: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của rơle điện. - GV: Yêu cầu HS đọc SGK tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của rơle điện từ: + Rơ le điện từ là gì? + Bộ phận chủ yếu của rơle điện từ?

II. Rơle điện từ 1. Cấu tạo và hoạt động của rơle điện từ - Bộ phận chủ yếu gồm 1 nam châm điện và 1 thanh sắt non. - Rơ le điện từ là một thiết

+ Tác dụng của mỗi bộ - HS: Tìm hiểu -> Trả bị tự động đóng, ngắt mạch


PL36 phận?

lời.

điện, bảo vệ và điều khiển

sự làm việc của mạch điện. - GV: Kết luận. C1: Vì khi có dòng điện - Phát phiếu học tập và - HS: trả lời phiếu học trong mạch 1 thì nam Yêu cầu HS làm

tập số 1

châm điện hút thanh sắt và đóng mạch 2. 2. Ví dụ về ứng dụng của rơle điện từ: Chuông báo động *Cấu tạo: Hai miếng kim loại của công tắc K, chuông

- GV: Kết luận.

- HS: Đọc thông tin điện C, nguồn điện P, rơle

- GV: Giới thiệu thêm về SGK tìm hiểu cấu tạo điện từ. cấu tạo và nguyên tắc của chuông báo động. hoạt động của chuông Trả lời C2. điên.

C2: Khi đóng cửa chuông không kêu vì mạch điện 2 hở Khi cửa bị hé mở, chuông kêu vì cửa mở đã làm hở mạch điện 1, nam châm điện mất hết từ tính, miếng sắt rơi xuống và tự động đóng mạch điện 2

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: NL GQVD, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Làm các câu hỏi theo các mức như đã hướng dẫn vào phiếu học tập sau: Câu 1:M1:Hãy mô phỏng và thiết kế một hệ thống chuông báo động đơn giản? M2: :Hãy mô phỏng và thiết kế một hệ thống chuông báo động đơn giản: -Cần chuẩn bị những dụng cụ gì? -Ghép nối như thế nào?


PL37 -Hoạt động ra sao? M3:Cho các dụng cụ sau: -2 miếng kim loại -chuông điện -nguồn điện -rơ le điện từ có nam châm điện -miếng sắt non -Dây dẫn điện Hãy vẽ sơ đồ mạch điện chuông báo động? Các thiết bị được ghép nối như thế nàosơ đồ? Trình bày nguyên tắc hoạt động của mạch? Câu 2: Khi chơi trò chơi câu cá từ. Chúng ta nhận thấy một điều bất tiện: là khi gắp được cá lên rồi thì ta phải dùng tay( thủ công) để thả cá vào lại trong hồ. M1: Làm cách nào để loại bỏ bất tiện này ? M2: Vậy có cách nào để làm tự động muốn cá dính vào hay nhả ra mà không cần dùng tay gỡ? Trình bày và mô tả cách làm đó. M3: Dùng nam châm điện và mạch điện điều khiển có thể giải quyết được bất tiện này?Hãy trình bày và mô tả cách làm đó dựa trên kiến thức đã học về ứng dụng của nam châm?

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập


PL38 Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. C3: Được, vì khi đưa nam châm lại gần vị trí có mạt sắt, nam châm tự động hút

- GV: Yêu cầu HS trả lời C3, C4.

- HS: Trả lời C3, C4.

mặt sắt ra khỏi mắt. C4: Rơle điện từ được mắc

- GV: hướng dẫn, quân nối tiếp với thiết bị cần bảo sát, nhận xét câu trả lời - HS: chú ý, nắm thông vệ để khi dòng điện qua của học sinh.

tin, ghi vở.

động cơ vượt qua mức cho phép, tác dụng từ của nam châm điện mạnh lên, thắng lực đàn hồi của lò so và hút chặt lấy thanh sắt S làm cho mạch điện tự động ngắt, động cơ ngừng hoạt động.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. * Nghiên cứu và giải thích nguyên tắc hoạt động ứng dụng của nam châm Gợi ý: nam châm điện và nam châm vĩnh cửu được ứng dụng trong đời sống như máy phát điện, điện thoại, la bàn, cần cẩu điện, các thiết bị ghi âm...


PL39

4. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà học bài làm bài tập 26 SBT - Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo. - Nhận xét giờ học. * Rút kinh nghiệm: Giáo án thực nghiêm 4: Tiết 32 Bài 31: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Làm được TN dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng. - Mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện. - Sử dụng được đúng 2 thuật ngữ mới, đó là dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ. 2. Kĩ năng: - Quan sát và mô tả chính xác hiện tượng xảy ra. - Có kĩ năng thực hành. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, trung thực trong học tập. 4. Định hướng phát triển năng lực: + Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát. + Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm


PL40 II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Giáo án. 2.Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị: - 1 cuộn dây có gắn bóng đèn LED - 1 thanh nam châm. - 1 nam châm điện và nguồn điện. III. Hoạt động dạy học: 2. Kiểm tra bài cũ: (3p) (Không kiểm tra)


PL41 3. Bài mới Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực:

Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng

lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Đặt vấn đề: Để tạo ra dòng điện, phải dùng nguồn điện là pin hoặc nguồn điện -> Tìm thêm trường hợp không dùng pin hoặc ắc quy mà vẫn tạo ra dòng điện được không? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: - Mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện. - Sử dụng được đúng 2 thuật ngữ mới, đó là dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. 1Cấu tạo và hoạt động của Đinamô - GV: Chiếu cấu tạo đinamô xe đạp lên màn

I. Cấu tạo và hoạt động của Đinamô ở xe đạp.

hình. Yêu cầu HS quan sát hình 13.1 chỉ ra các bộ phận chính của đinamô xe đạp. - GV: Hoạt động của bộ chính nào của đinamô xe đạp gây ra dòng điện?

- HS: Quan sát -> Nhận *Cấu tạo: các bộ phận chính của - Nam châm. đinamô xe đạp. - Cuộn dây. - Lõi sắt non. - Núm - HS: Dự đoán câu trả - Trục quay. lời. *Hoạt động: Khi quay núm của đi namô thì nam châm quay theo -> Đèn sáng.


PL42 2: Tìm hiểu cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện II. Dùng nam châm để tạo GV: Yêu cầu HS nghiên

ra dòng điện

cứu câu C1 nêu dụng cụ cần thiết để tiến hành TN và các bước tiến

1. Dùng nam châm vĩnh cửu:

hành. - HS: Làm TN theo - Giao dụng cụ TN cho nhóm. Thí

ngiệm1:

(Hình

các nhóm yêu cầu HS Quan sát hiện tượng -> 31.2/SGK) làm TN câu C1 theo Thảo luận, trả lời C1, nhóm. C2. Thời gian: 8phút. - GV: Hướng dẫn HS các thao tác TN + Cuộn dây dẫn phải được nối kín

C1: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi:

+ Động tác nhanh, dứt

+ Di chuyển nam châm lại

khoát. - HS: Đại diện nhóm - GV: Hết thời gian, yêu báo cáo kết quả thí cầu các nhóm báo cáo nghiệm, trả lời C1, C2. kết quả thí nghiêm.

gần cuôn dây. + Di chuyển nam châm ra xa cuộn dây. C2: Trong cuôn dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng.

- GV: Qua TN các em hãy rút ra nhận xét. - HS: Đọc nội dung * Nhận xét: Dòng điện xuất => Nam châm điện có nhận xét 1 trong sgk. thể tạo ra dòng điện hay hiện trong cuộn dây dẫn không?

kín khi ta đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại.

3: Dùng nam châm điện 2. Dùng nam châm điện - GV: Yêu cầu HS đọc - HS: Tiến hành TN 2 TN 2, nêu dụng cụ cần theo nhóm. * Thí nghiệm 2:


PL43 thiết.

Thời gian: 5 phút

- GV: Hướng dẫn HS lắp đặt dụng cụ TN lưu ý lõi

C3: Dòng điện xuất hiện - Trong khi đóng mạch điện của nam châm điện.

sắt của nam châm điện

- Trong khi ngắt mạch điện

đưa sâu vào lòng cuộn

của nam châm điện.

dây. *Nhận xét 2: Dòng điện - GV: Khi đóng mạch ( hay ngắt mạch điện) thì - HS: Đại diện nhóm xuất hiện ở cuộn dây dẫn dòng điện có cường độ báo cáo kết quả thí kín trong thời gian đóng và thay đổi ntn? Từ trường nghiệm. ngắt mạch của nam châm của nam châm điện thay - HS: Đọc phần nhận xét điện, nghĩa là trong thời đổi ntn?

SGK/86.

gian dòng điện của nam châm điện biến thiên.

- GV: Kết luận. 4: Dòng điện cảm ứng điện từ - GV: Gọi HS đọc phần

III. Hiện tượng cảm ứng

thông báo sgk. - GV: Qua TN 1 và 2, hãy cho biết khi nào xuất hiện dòng điện - HS: Trả lời. dòng điện cảm ứng.

điện từ - Dòng điện xuất hiện như trong thí nghiệm trên gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượn xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

- GV: Kết luận

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Câu hỏi phiếu học tập: Nhà em ở sát đường dây điện cao thế 500 kV của nước ta. Đây là đường dây cung cấp điện cho tất cả các hoạt động sản xuất và sinh hoạt ở nước ta. Có thể thấy được lợi ích và tầm quan trọng đường dây cung cấp điện này là rất lớn. M1:Tuy nhiên, những hộ dân sống gần đường dây này chịu một số ảnh hưởng


PL44 xấu. Hãy giải quyết những tác hại của đường dây này đến đới sống của gia đình em và các hộ dân xunh quanh? M2: Xung quanh đường dây cao thế tồn tại điều gì? Hiện tượng nào sẽ làm ảnh hưởng đến các hiết bị điện tử và kim loại ở xunh quanh đường dây?

Câu 1: Đinamô ở xe đạp có cấu tạo gồm: A. Nam châm và cuộn dây dẫn. B. Điện tích và cuộn dây dẫn. C. Nam châm và điện tích. D. Nam châm điện và điện tích. Câu 2: Ta có thể dùng nam châm nào để tạo ra dòng điện? A. Nam châm vĩnh cửu. B. Nam châm điện. C. Cả nam châm điện và nam châm vĩnh cửu . D. Không có loại nam châm nào cả. Câu 3: Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng? A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn. B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn. C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín. D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín. Câu 4: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ? A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ trường. B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp đang quay. C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi. D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào hai cực của bình acquy. Câu 5: Cách nào dưới đây không thể tạo ra dòng điện? A. Quay nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín. B. Đặt nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín. C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín. D. Rút cuộn dây ra xa nam châm vĩnh cửu.


PL45 Câu 6: Quan sát hình vẽ và cho biết khi nào kim của ampe kế sẽ bị lệch (Tức là xuất hiện dòng điện cảm ứng)?

Chọn trường hợp đúng trong các trường hợp sau: A. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến xuống dưới. B. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến theo phương ngang. C. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến lên trên. D. Cả 3 trường hợp, kim của ampe kế đều bị lệch. Câu 7: Cách để tạo ra được dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp? A. Nối hai đầu của đinamô với hai cực của acquy. B. Cho bánh xe cọ xát mạnh vào núm đinamô. C. Làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây. D. Cho xe đạp chạy nhanh trên đường. Câu 8: Cách nào dưới đây không tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín? A. Cho cuộn dây dẫn chuyển động theo phương song song với các đường sức từ giữa hai nhánh của nam châm chữ U. B. Cho cuộn dây dẫn quay cắt các đường sức từ của nam châm chữ U. C. Cho một đầu của nam châm điện chuyển động lại gần một đầu cuộn dây dẫn. D. Đặt nam châm điện ở trước đầu cuộn dây rồi ngắt mạch điện của nam châm. Câu 9: Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín? A. Mắc xen vào cuộn dây dẫn một chiếc pin. B. Dùng một nam châm mạnh đặt gần đầu cuộn dây. C. Cho một cực của nam châm chạm vào cuộn dây dẫn. D. Đưa một cực của thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây. Câu 10: Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta Hiểu được điều gì? A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm. B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm. C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.


PL46 D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. - GV: Yêu cầu các HS trả - HS: Trả lời C4, C5.

C4: Trong cuộn dây có

lời C4, C5.

dòng điện cảm ứng xuất hiện. C5: Đúng là nhờ nam châm ta có thể tạo ra dòng điện.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. - Nêu các cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong cuộn dây dẫn kín? - Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng? Vẽ sơ đồ tư duy 4. Hướng dẫn về nhà: - Học bài và làm bài tập 30 (SBT) - Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo. Nhận xét giờ học. * Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................
















Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.