5 minute read
1.3.3 . Phân loại bài tập vật lí
Hoặc có thể đƣa ra một tình huống nào đó cần phải tính toán và làm sáng tỏ các vấn đề lý thuyết vừa học. Bài tập vật lí đóng vai trò quan trọng trong dạy học vật lí ở trƣờng học. Việc giải bài tập vật lí giúp học sinh giải thích, chứng minh, vận dụng kiến thức, kỹ năng tính toán, suy luận logic để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Giúp học sinh hiểu sâu hơn kiến thức, vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn. Muốn vậy phải thƣờng xuyên rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. Việc vận dụng kiến dụng kiến thức vật lí trong bài tập cũng nhƣ trong đời sống hàng ngày cho biết mức độ kiến thức mà học sinh tiếp thu đƣợc. Khi giải quyết các bài tập vật lí đặt ra, học sinh cần sử dụng các thao tác nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tƣợng hóa... để giải quyết do đó tạo điều kiện cho tƣ duy của học sinh phát triển. Nên có thể khẳng định bài tập vật lí là công cụ tốt để phát triển tƣ duy logic, trí tƣởng tƣợng, sáng tạo, khả năng độc lập trong suy nghĩ và hành động, khả năng khắc phục và giải quyết khó khăn trong đời sống của học sinh. Trong quá trình dạy học vật lí, học sinh phải nêu cao vai trò tự học. Muốn vậy giáo viên cần phải có hệ thống bài tập phù hợp, sắp xếp bài tập theo hệ thống từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó và hƣớng dẫn học sinh tìm ra đƣợc bản chất vật lí của bài toán vật lí. Bên cạnh đó bài tập vật lí còn dùng để kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng giúp phát hiện đƣợc học sinh giỏi, phát hiện những khó khăn, sai lầm của học sinh từ đó giúp học sinh khắc phục và vƣợt qua khó khăn. Vật lí là bộ môn khoa học tự nhiên liên quan đến các hiện tƣợng trong đời sống. Kiến thức vật lí đƣợc ứng dụng nhiều trong đời sống và sản xuất . Khi giải các bài tập vật lí là học sinh đã hiểu đƣợc bản chất vấn đề và áp dụng nó để giải quyết các vấn đề cuộc sống. Do vậy việc sử dụng bài tập vật lí còn giúp giáo dục tƣ tƣởng đạo đức, hƣớng nghiệp.
1.3.3 . Phân loại bài tập vật lí
Advertisement
1.3.2.1. Bài tập vật lí định tính
Bài tập định tính là bài tập mà HS không phải tính toán hoặc chỉ có các phép toán đơn giản, bài tập loại này chỉ vận dụng các khái niệm, định luật, định lý, qui luật để giải thích các hiện tƣợng bằng các lập luận có logic. Nội dung câu hỏi liên quan đến nhiều vấn đề nên đòi hỏi sử dụng nhiều kiến thức vật lí. Ví dụ: Để đo nhiệt độ của mặt trời ngƣời ta làm thế nào? Để trả lời đƣợc câu hỏi này ngƣời học phải nắm vững kiến thức vật lý, căn cứ vào kiến thức đã biết và lựa chọn vận dụng phù hợp, đó là khối kiến thức về quang phổ, các loại quang phổ, sóng ánh sáng. 1.3.2.2. Bài tập vật lí định lượng Bài tập vật lí định lƣợng là loại bài tập sử dụng các phép tính để giải quyết bài tập. Ta phân loại bài tập dạng này thành hai loại dựa vào mục đích dạy học: - Bài tập cơ bản : Là bài tập đơn giản mà sử dụng ngay khi nghiên cứu một khái niệm hay một định luật vật lí nào đó để học sinh sử dụng kiến thức vừa mới tiếp thu. - Bài tập tổng hợp : Là loại bài tập phức tạp hơn mà học sinh muốn giải thì phải vận dụng nhiều kiến thức các phần, các chƣơng, thuộc các lĩnh vực. Đặc biệt khi bài tập đƣợc đƣa ra dƣới dạng trắc nghiệm khách quan, thì học sinh phải nhớ kết quả cuối cùng đã đƣợc chứng minh để giải một cách nhanh chóng. Muốn vậy học sinh phải hiểu bài, vận dụng kiến thức ở mức độ cao. Ví dụ: Khi nghiên cứu về định luật Ôm cho đoạn mạch ta có sự liên hệ giữa cƣờng độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở của đoạn mạch: I = từ đó có
thể cho biết cƣờng độ dòng điện I=5A, điện trở của đoạn mạch R=10Ω, yêu cầu học sinh tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch? Muốn có một bài tập tổng hợp GV có thể cho nhiều điện trở mắc nối tiếp hoặc song song với nhau yêu cầu tính cƣờng độ dòng điện qua mạch chính, hoặc qua các điện trở thành
phần. Lúc này học sinh phải phân tích, tổng hợp đồng thời kết hợp với tính toán để giải bài tập. 1.3.2.3.Bài tập đồ thị Bài tập mà đề bài cho đồ thị hoặc trong quá trình giải phải sử dụng đồ thị thì có thể phân loại thành các kiểu câu hỏi sau: - Đọc và tìm hiểu dữ kiện đồ thị đã cho : Loại bài tập này giúp rèn luyện kỹ năng đọc đồ thị cho học sinh, biết cách phán đoán nhận biết sự thay đổi trạng thái của vật thể, hệ vật lí, của một hiện tƣợng hay một quá trình vật lí nào đó. Biết cách khai thác dữ liệu từ đồ thị để giải quyết một vấn đề cụ thể. - Vẽ đồ thị dựa vào dữ liệu đã cho : bài tập loại này rèn cho học sinh kỹ năng vẽ đồ thị, đặc biệt là biết cách chọn hệ tọa độ và tỉ lệ xích thích hợp để vẽ chính xác. Ví dụ: Từ công thức liên hệ cƣờng độ dòng điện và hiệu điện thế I= và
bằng các kiến thức đã học, Hãy cho biết hình dạng đồ thị sự phụ thuộc giữa cƣờng độ và hiệu điện thế là đƣờng gì? Muốn giải bài toán trên HS phải có kiến thức về đồ thị, cách chọn các điểm đặc biệt. Từ nhiều điểm trên đồ thị, HS nối các điểm đó tạo thành một đƣờng thẳng, sau đó nhận xét về đặc điểm của đƣờng đó nhƣ thế nào. 1.3.2.4. Bài tập thí nghiệm Bài tập thí nghiệm là bài tập học sinh phải làm các thí nghiệm để kiểm nghiệm lại lý thuyết, có thể tìm những số liệu dùng trong việc giải bài tập Bài tập thí nghiệm thƣờng đem lại cảm giác thích thú cho học sinh đặc biệt học sinh có sáng tạo. Ví dụ: Làm thí nghiệm về sự khúc xạ ánh sáng, thông qua đo các góc tới i, góc khúc xạ r kiểm nghiệm lại định luật khúc xạ ánh sáng.