1 minute read
3.3.5. Phương thức đánh giá kết quả thực nghiệm
from PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 9 THÔNG QUA KHAI THÁC CÁC BÀI TOÁN VỀ BẤT ĐẲNG THỨC
(Nội dung phiếu điều tra được trình bày trong phần phụ lục) - Thiết kế giáo án bài dạy cho nội dung thực nghiệm có sử dụng hệ thống các ví dụ, câu hỏi vận dụng nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh. - Số tiết dạy thực nghiệm: 02 tiết (Các giáo án được thể hiện trong phần phụ lục) - Thiết kế công cụ đánh giá tư duy sáng tạo cho HS (bài kiểm tra, phiếu quan sát của giáo viên và phiếu tự đánh giá của HS) + Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm, tiến hành kiểm tra khả năng nhận thức, đánh giá kết quả học tập và so sánh kết quả của 2 lớp đối chứng và thực nghiệm. + Đề kiểm tra được ra là vừa sức với đối tượng HS hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Tính toán và chứng minh không quá phức tạp. Mỗi câu, mỗi ý đều có liên quan đến một dạng hoạt động mà GV đã hướng dẫn cho HS trong quá trình dạy học. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên lớp học, thu thập và xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm. 3.3.5. Phương thức đánh giá kết quả thực nghiệm Chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả thực nghiệm thông qua việc đánh giá về mặt định lượng và đánh giá về mặt định tính. * Về mặt định tính Chúng tôi đánh giá qua việc quan sát, dự giờ, qua trao đổi, phỏng vấn trực tiếp với GV và các đối tượng thực nghiệm: - Tiến hành kiểm tra bằng các phiếu điều tra đánh giá sự hứng thú, tích cực, sự chú ý của các em, các biểu hiện về sự sáng tạo của học sinh trong giờ học chủ đề này và độ bền kiến thức sau khi thực nghiệm. * Về mặt định lượng Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu, trong đó chủ yếu sử dụng các thông số sau đây:
Advertisement