KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC NHÀ MÁY GMP CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y TW5

Page 1

KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC NHÀ MÁY GMP

vectorstock.com/27117080

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC NHÀ MÁY GMP CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y TW5 WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC NHÀ MÁY GMP Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 00: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

1.

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 1/46

Mã số: KHTĐG/ 00

Danh mục các chương của Kế hoạch thẩm định gốc:

STT

Tên chương

Ký hiệu

1

Giới thiệu tổng quát

KHTĐG/ 00

2

Chính sách thẩm định

KHTĐG/ 01

3

Tổ chức nhân sự

KHTĐG/ 02

4

Mô tả nhà xưởng, sản phẩm, thiết bị

KHTĐG/ 03

5

Đánh giá nhà xưởng và hệ thống phụ trợ

KHTĐG/ 04

6

Đánh giá thiết bị

KHTĐG/ 05

7

Thẩm định phương pháp phân tích

KHTĐG/ 06

8

Thẩm định quy trình làm vệ sinh

KHTĐG/ 07

9

Thẩm định quy trình sản xuất

KHTĐG/ 08

10

Tài liệu hồ sơ

KHTĐG/ 09

11

Kiểm soát sự thay đổi

KHTĐG/ 10

12

Kế hoạch và lịch trình thẩm định

KHTĐG/ 11

2. Giới thiệu về Nhà máy sản xuất thuốc - Mục tiêu của công ty là tổ chức nghiên cứu , tiếp cận các kết quả nghiên cứu khoa học để sản xuất các loại thuốc thú y , thuôc thú y Thủy sản với chất lượng cao nhất , giá cả hợp lý nhất , dịch vụ hoàn hảo nhằm góp phần phòng chống dịch bệnh để người chăn nuôi đạt được hiệu quả kinh tế cao, thực sự làm giàu bằng nghề chăn nuôi và nuôi trồng Thủy sản.  - Chiến lược phát triển công ty –  5 Giới thiệu về Kế hoạch thẩm định gốc: 5.1 Mục đích: KHTĐG nhằm thống nhất toàn bộ hoạt động thẩm định nhà xưởng, hệ thống phụ trợ, thiết bị và quy trình của Nhà máy một cách chuẩn xác, đảm bảo thực thi Chính sách thẩm định đạt hiệu quả theo các nguyên tắc GMP, GLP, GSP.  KHTĐG được dùng làm cơ sở cho các hoạt động thẩm định 

KHTĐG là tài liệu huấn luyện nhân viên về hoạt động thẩm định 5.2 Phạm vi áp dụng: 


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC NHÀ MÁY GMP Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 00: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 2/46

Mã số: KHTĐG/ 00

KHTĐG áp dụng cho toàn bộ nhà xưởng, hệ thống phụ trợ, thiết bị, quy trình sản xuất, quy trình vệ sinh, quy trình phân tích - Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm 5.3 Đối tượng thực hiện: Hội đồng thẩm định và các Tiểu ban thẩm định Công ty cổ phần Thuốc thú y TW5. 5.4 Nội dung: 5.4.1 Cách đánh mã số các chương: KHTĐG/ STT chương. Ví dụ: Chương 00 trong Kế hoạch thẩm định gốc sẽ có mã số: KHTĐG/ 00 5.4.2 Xây dựng, bổ sung, sửa đổi, ban hành và kiểm soát KHTĐG  KHTĐG được biên soạn bởi Hội đồng thẩm định là những người quản lý việc thực thi, trình lãnh đạo công ty phê duyệt và ban hành. KHTĐG mô tả nhà xưởng, thiết bị, hệ thống phụ trợ, các phương pháp, các quy trình sẽ được thẩm định, xây dựng kế hoạch tiến hành thẩm định, đưa ra các yêu cầu đối với từng loại hình thẩm định, chỉ ra những thông tin cần phải có trong mỗi tài liệu thẩm định. 

KHTĐG bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày lãnh đạo công ty phê duyệt.  KHTĐG sẽ được Hội đồng thẩm định xem xét và chỉnh sửa định kỳ hàng năm. Nội dung các thay đổi cùng với lý do sẽ được ghi chép trong Hồ sơ chỉnh sửa. KHTĐG sau khi được chỉnh sửa phải được Trưởng phòng ĐBCL kiểm tra, lãnh đạo Công ty phê 

duyệt ban hành  Kết hợp với các cuộc thanh tra nội bộ và xem xét của lãnh đạo, Công ty định kỳ xem xét, cập nhật nội dung của KHTĐG nhằm đảm bảo sự phù hợp của KHTĐG với mọi hoạt động của Nhà máy và của Công ty liên quan đến chất lượng sản phẩm.  Chủ tịch Hội đồng thẩm định của nhà máy là người chịu trách nhiệm duy trì Kế hoạch thẩm định gốc. Khi có bất cứ thay đổi nào về kế hoạch thẩm định, Chủ tịch Hội đồng thẩm định phải kịp thời bổ sung vào Kế hoạch thẩm định gốc sao cho cuốn Kế hoạch thẩm định gốc luôn được cập nhật các thông tin mới. - KHTĐG được kiểm soát theo Quy trình Kiểm soát tài liệu hồ sơ: QT-QA 003 5.4.3 Định nghĩa và các ký hiệu viết tắt:


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC NHÀ MÁY GMP Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 00: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 3/46

Mã số: KHTĐG/ 00

Thẩm định (Validation): Là việc áp dụng những nguyên tắc khoa học và phương pháp thống kê để thiết lập các chứng cớ bằng tài liệu, đảm bảo ở mức độ cao rằng các

quá trình sản xuất cho ra những sản phẩm đạt chất lượng mong muốn một cách ổn định.  Đánh giá (Qualification): Là hoạt động nhằm chứng minh rằng một cơ sở nhà xưởng, hệ thống và trang thiết bị hoạt động chính xác và thực sự đem lại kết quả như mong muốn  Kiểm định (Verification): Là việc kiểm tra phương tiện đo nhằm xác định và chứng nhận phương tiện đo phù hợp theo yêu cầu đã quy định. Kiểm định được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền thực hiện.  Hiệu chuẩn (Calibration) : Là tập hợp các thao tác nhằm thiết lập mối quan hệ giữa phương tiện đo và chuẩn có độ chính xác cao hơn. Hiệu chuẩn có thể thực hiện hiệu chuẩn nội bộ hoặc hiệu chuẩn từ bên ngoài. Chỉ những người đã được cấp giấy chứng nhận về đào tạo hiệu chuẩn mới được thực hiện hiệu chuẩn.  Kiểm soát sự thay đổi: Là một hệ thống chính thức đánh giá xem xét lại hoặc cân nhắc lại những đề nghị thay đổi hoặc những thay đổi trên thực tế mà có ảnh hưởng đến tình trạng thẩm định của nhà xưởng, thiết bị, máy móc hoặc quy trình. Mục đích là xác định sự cần thiết cho hành động mà có thể đảm bảo và chứng minh bằng tài liệu hệ thống vẫn duy trì ở tình trạng đã thẩm định  Thẩm định quy trình vệ sinh: Là việc chứng minh rằng một quy trình vệ sinh đã được phê duyệt sẽ đảm bảo môi trường phù hợp cho quy trình sản xuất.  Đánh giá thiết kế (Design Qualification - DQ): Chứng nhận bằng tài liệu rằng thiết bị mới có thể được sử dụng phù hợp với mục đích.  Đánh giá lắp đặt (Installation Qualification – IQ): Chứng nhận bằng tài liệu rằng thiết bị được lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn thiết kế ban đầu, phù hợp với mục đích sử dụng.  Đánh giá vận hành (Operational Qualification – OQ): Chứng nhận bằng tài liệu rằng thiết bị sau khi được lắp đặt hay sửa đổi hoạt động theo đúng tiêu chuẩn thiết kế ban đầu với các thông số cụ thể.


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC NHÀ MÁY GMP Ký hiệu: KHTĐG

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 4/46

CHƯƠNG 00: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

Mã số: KHTĐG/ 00

Đánh giá hiệu năng (Performance Qualification – PQ): Chứng nhận bằng tài liệu rằng thiết bị đạt hiệu quả sử dụng với quy trình sản xuất và theo tiêu chuẩn kỹ

thuật có sẵn.  Đánh giá lui hiệu năng (Retrospective Qualification – RQ): Chứng nhận bằng tài liệu rằng thiết bị cũ tuy chưa được đánh giá (thiết kế, lắp đặt hay vận hành), sự vận hành và hiệu năng của nó vẫn còn phù hợp cho hoạt động sản xuất dược phẩm.  Thẩm định quy trình sản xuất: Chứng minh bằng tài liệu rằng quy trình sản xuất cho ra những sản phẩm luôn đạt chất lượng như mong muốn.  Thẩm định tiên lượng (thẩm định trước): Thẩm định được tiến hành trong giai đoạn nghiên cứu, trước khi đưa vào sản xuất lớn.  Thẩm định đồng thời (thẩm định tiếp): Là việc thẩm định được thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm đưa sản phẩm ra thị trường, thực hiện sau khi đã thẩm định trước.  Thẩm định lại: Là quá trình thẩm định tiến hành khi có sự thay đổi hoặc thẩm định theo định kỳ nhằm chứng minh quy trình vẫn luôn cho sản phẩm đạt chất lượng.  Thẩm định lui: Là quá trình thẩm định được thực hiện đối với quy trình sản xuất cũ, ổn định và không thay đổi song chưa được thẩm định.  Các thuật ngữ viết tắt:  Thẩm định : TĐ Kế hoạch thẩm định gốc  Quy trình sản xuất : QTSX Quy trình vệ sinh

: KHTĐG : QTVS

Thiết bị : TB Quản lý dự án : QLDA  Đảm bảo chất lượng : ĐBCL Kiểm tra chất lượng : KTCL  Nghiên cứu phát triển : NCPT Kỹ thuật cơ điện : KTCĐ  Sản xuất : SX 5.4.4 Chương trình bảo trì và hiệu chuẩn:  Dựa trên các hướng dẫn sử dụng trong tài liệu kỹ thuật của nhà cung cấp thiết bị, hệ thống và dựa trên kinh nghiệm bộ phận cơ điện tiến hành xây dựng chương trình bảo 

trì dự phòng thiết bị và hệ thống trong nhà máy nhằm đảm bảo hệ thống sản xuất trong điều kiện làm việc tốt và giảm hư hỏng thiết bị.  Bộ phận cơ điện xây dựng các quy trình thao tác chuẩn bảo trì từng hệ thống hay các máy sản xuất hay phụ trợ. Việc bảo trì sẽ đươc ghi chép và lưu hồ sơ.


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC NHÀ MÁY GMP Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 00: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 5/46

Mã số: KHTĐG/ 00

Chương trình hiệu chuẩn sẽ đảm bảo rằng tất cả các thiết bị đo lường sử dụng được duy trì trạng thái hiệu chuẩn. 

Các mục trong bảng hiệu chuẩn định kỳ của chương trình hiệu chuẩn có các thông tin như: tên, bộ phận, vị trí, mã số, ngày hiệu chuẩn lại.  Một thiết bị đo lường sẽ được kiểm định/ hiệu chuẩn sau khi sửa chữa thiết bị, khi sửa chữa hệ thống mà thiết bị giám sát hay theo dõi nếu như việc sửa chữa đã ảnh hưởng đến tính chính xác của thiết bị và/hoặc sau khi lắp đặt thiết bị vào hệ thống  Phòng Kiểm tra chất lượng có trách nhiệm theo dõi kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị thuộc phòng Kiểm tra chất lượng 

Phòng Kỹ thuật cơ điện có trách nhiệm theo dõi kiểm định các thiết bị thuộc các bộ phận khác trong Công ty. 5.5 Tài liệu tham khảo, tài liệu viện dẫn:

   

Hướng dẫn thực hành tốt GMP, GLP, GSP. Sổ tay chất lượng. Kế hoach thẩm định gốc Các Đề cương thẩm định.

Các SOP thẩm định.  Các Báo cáo thẩm định. 5.6 Hình thức lưu trữ: Kế hoạch thẩm định gốc này được lưu trong: 

- Văn bản KHTĐG trong tập tài liệu SOP-QA - Tập tin tên D:\Data\SOP GMP\SOP-QA


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 6/46

CTY CP THUỐC THÚ Y TW5

CHƯƠNG 01:

1

CHÍNH SÁCH THẨM ĐỊNH

Mã số: KHTĐG/ 01

Mục đích yêu cầu:

Thể hiện rõ sự cam kết của lãnh đạo đối với hoạt động thẩm định của Công ty  Là kim chỉ nam cho hoạt động thẩm định của Công ty 2 Phạm vi áp dụng: 

3 4

Công ty cổ phần Thuốc thú y TW5 Đối tượng thực hiện: Hội đồng thẩm định và các Tiểu ban thẩm định Công ty cổ phần Thuốc thú y TW5. Nội dung:

Công ty cổ phần Thuốc thú y TW5 cam kết thực hiện Chính sách thẩm định như sau :  Tiến hành đánh giá nhà xưởng, hệ thống, thiết bị máy móc, tiến hành thẩm định các quy trình sản xuất, quy trình vệ sinh, quy trình phân tích để đảm bảo các sản phẩm an toàn, hiệu quả, chất lượng và đồng nhất.  Hoạt động thẩm định phải được thiết lập và cung cấp bằng chứng trên hồ sơ tài liệu rằng đảm bảo chất lượng ở mức cao một quy trình cụ thể liên tục sản xuất ra một sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn và đặc tính chất lượng định trước của nó.  Đảm bảo nhà xưởng, hệ thống phụ trợ, các thiết bị sản xuất, thiết bị kiểm tra chất lượng đều được thẩm định theo kế hoạch, đáp ứng các yêu cầu GMP, GLP, GSP.  Đảm bảo các quy trình sản xuất, quy trình vệ sinh, quy trình phân tích đều được xây dựng trên cơ sở các kết quả thẩm định.  Công tác thẩm định được duy trì liên tục theo kế hoạch vì đây không những là quy định của cơ quan quản lý Nhà nước mà còn do lợi ích của thẩm định:       

Giảm bớt công việc kiểm nghiệm nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Cải thiện vấn đề đảm bảo chất lượng và giảm giá thành nhờ tối ưu hoá quy trình. Tăng cường hiệu quả đồng thời giải quyết sự cố nhanh chóng. Tạo điều kiện cho việc kiểm tra và bảo trì hệ thống tốt hơn. Rút ngắn thời gian ban đầu giúp hạ thấp chi phí sản xuất. Cho phép tất cả nhân viên có thể kiểm soát và cải tiến quá trình. Đảm bảo chắc chắn rằng một quá trình sản xuất sẽ cho ra sản phẩm luôn đạt chất lượng như mong muốn, phục vụ cho mục tiêu chất lượng, chính sách chất lượng của nhà máy, công ty.


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 02: TỔ CHỨC NHÂN SỰ

1

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 7/46 Mã số: KHTĐG/ 02

Mục đích yêu cầu:

Xây dựng tổ chức thực hiện các hoạt động thẩm định.  Phân công trách nhiệm các thành viên. 2 Phạm vi áp dụng: Công ty cổ phần Thuốc thú y TW5. 

3

Đối tượng thực hiện: Hội đồng thẩm định và các Tiểu ban thẩm định Công ty cổ phần Thuốc thú y TW5. 4 Nội dung: 4.1 Thành phần Hội đồng thẩm định: 4.1.1 Quy định chung :  Hội đồng thẩm định của công ty gồm ít nhất 5 đại diện của các bộ phận sau: Phòng Đảm bảo chất lượng ; Phòng Nghiên cứu phát triển ; Phòng Kiểm tra chất lượng ; Phân xưởng sản xuất; Phòng Kỹ thuật cơ điện.  Tuỳ loại hình thẩm định hay mục tiêu thẩm định mà Hội đồng thẩm định có thể được bổ sung thêm đại diện một số phòng ban khác của nhà máy, các chuyên gia hoặc đơn vị ngoài nhà máy (Nhà sản xuất thiết bị, Cơ quan kiểm định nhà nước....). Việc bổ sung do Chủ tịch Hội đồng thẩm định hoặc Trưởng Tiểu ban thẩm định quyết định.  Nhân viên thẩm định phải là những người có trình độ chuyên môn sâu, được đào tạo về công tác thẩm định và có kinh nghiệm cần thiết, thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau: Dược, y học, vi sinh, toán học, cơ khí, điện lạnh, điện tử .v.v. 4.1.2 Thành phần Hội đồng thẩm định: STT Họ và Tên Chức vụ Ghi chú 1. TS.Nguyễn Thị Hương

Tổng giám đốc

Chủ tịch Hội đồng

2. Lê Việt Thắng

Phó tổng giám đốc

Phó chủ tịch Hội đồng

3. Nguyễn Thị Mậu

Trưởng phòng kế toán kho

Thành viên Hội đồng

4. KS. Nguyễn Đức Quyết

QĐ Xưởng sx thuốc nước

Thành viên Hội đồng

5. BS. Nguyễn Ngọc Tùng

QĐ Xưởng sx thuốc bột

Thành viên Hội đồng

6. DS. Lê Thị Đĩnh

Trưởng phòng QA

Thành viên Hội đồng

7. DS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trưởng phòng KTCL

Thành viên Hội đồng

8. KS. Nguyễn Văn Thùy

Trưởng phòng cơ điện

Thành viên Hội đồng


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 02: TỔ CHỨC NHÂN SỰ

4.1.3 Tiểu ban đánh giá nhà xưởng, thiết bị, hệ thống: STT Họ và Tên Chức vụ

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 8/46 Mã số: KHTĐG/ 02

Ghi chú

1. TS.Nguyễn Thị Hương

Tổng giám đốc

2. Lê Việt Thắng

Phó tổng giám đốc

3. Nguyễn Thị Mậu

Trưởng phòng kế toán kho

Ủy viên

4. KS. Nguyễn Đức Quyết

QĐ Xưởng sx thuốc nước

Ủy viên

5. BS. Nguyễn Ngọc Tùng

QĐ Xưởng sx thuốc bột

Ủy viên

6. DS. Lê Thị Đĩnh

Trưởng phòng QA

Ủy viên

7. DS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trưởng phòng KTCL

Ủy viên

8. KS. Nguyễn Văn Thùy

Trưởng phòng cơ điện

Ủy viên

4.1.4 Tiểu ban thẩm định quy trình sản xuất : STT Họ và Tên Chức vụ

Trưởng ban Phó Trưởng ban

Ghi chú

1. TS.Nguyễn Thị Hương

Tổng giám đốc

Trưởng ban

2. Lê Việt Thắng

Phó tổng giám đốc

3. KS. Nguyễn Đức Quyết

QĐ Xưởng sx thuốc nước

Ủy viên

4. BS. Nguyễn Ngọc Tùng

QĐ Xưởng sx thuốc bột

Ủy viên

5. DS. Lê Thị Đĩnh

Trưởng phòng QA

Ủy viên

4.1.5 Tiểu ban thẩm định quy trình vệ sinh : STT Họ và Tên Chức vụ

Ghi chú

Phó Trưởng ban

1. TS.Nguyễn Thị Hương

Tổng giám đốc

Trưởng ban

2. Lê Việt Thắng

Phó tổng giám đốc

3. Nguyễn Thị Mậu

Trưởng phòng kế toán kho

Ủy viên

4. KS. Nguyễn Đức Quyết

QĐ Xưởng sx thuốc nước

Ủy viên

5. BS. Nguyễn Ngọc Tùng

QĐ Xưởng sx thuốc bột

Ủy viên

6. DS. Lê Thị Đĩnh

Trưởng phòng QA

Ủy viên

7. DS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trưởng phòng KTCL

Ủy viên

8. KS. Nguyễn Văn Thùy

Trưởng phòng cơ điện

Ủy viên

Phó Trưởng ban


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 02: TỔ CHỨC NHÂN SỰ

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 9/46 Mã số: KHTĐG/ 02

4.2 Kiểm soát các hồ sơ tài liệu thẩm định. Người được phân công tiến hành thẩm định trong suốt quá trình thẩm định phải có trách nhiệm cập nhật, bảo quản hồ sơ tài liệu. Khi kết thúc hoạt động thẩm định, các hồ sơ tài liệu được lưu giữ và kiểm soát tại phòng ĐBCL theo quy trình Kiểm soát tài liệu, hồ sơ QT-QA 003 4.5 Nhiệm vụ chung của Hội đồng thẩm định và các Tiểu ban thẩm định:  Xây dựng kế hoạch, đề cương thẩm định và trình tự thẩm định.  Chuẩn bị trước thẩm định: Xác định phạm vi công việc và phân công cụ thể cho từng thành viên tham gia thẩm định.  Dự trù kinh phí, nguồn nhân lực và thời gian biểu thẩm định.  Trình cán bộ chịu trách nhiệm thẩm định phê duyệt chương trình thẩm định  Tiến hành thẩm định theo chương trình, lịch trình đã được phê duyệt. 4.6 Quy định trách nhiệm đối với các thành viên Hội đồng thẩm định: 4.6.1 Chủ tịch Hội đồng thẩm định và các Trưởng Tiểu ban thẩm định: Tổng Giám đốc Công ty chỉ định bằng văn bản Chủ tịch Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm về công tác thẩm định trong toàn nhà máy, các Trưởng Tiểu ban thẩm định chịu trách nhiệm về công tác thẩm định trong lĩnh vực được phân công.  Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thẩm định và các Trưởng tiểu ban trong lĩnh vực được phân công:  Tổ chức chỉ đạo và duy trì công tác thẩm định  Xem xét và phê duyệt các chương trình thẩm định. 

 

Phê duyệt dự trù kinh phí, nhân sự, thiết bị....phục vụ cho thẩm định. Chịu trách nhiệm báo cáo kết quả thẩm định với lãnh đạo Nhà máy và lãnh đạo Công ty. Nếu các kết quả không đáp ứng tiêu chí chấp nhận, Chủ tịch Hội đồng thẩm định hoặc các Trưởng tiểu ban sẽ quyết định kiểm tra lại hoặc đề nghị sửa

đổi các tiêu chuẩn.  Chủ trì các buổi họp xem xét của lãnh đạo về công tác thẩm định. 4.6.2 Trưởng bộ phận sản xuất (Quản đốc phân xưởng):  Đảm bảo nhân viên tham gia thẩm định phù hợp với trình độ chuyên môn  Lập kế hoạch hoạt động thẩm định phù hợp cùng với các thành viên trong từng Tiểu ban thẩm định.


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 02: TỔ CHỨC NHÂN SỰ

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 10/46 Mã số: KHTĐG/ 02

 Đảm bảo quy trình sản xuất phù hợp với yêu cầu GMP hiện hành    

Huấn luyện và quản lý nhân sự Duyệt đề cương thẩm định Duyệt tất cả nội dung của tài liệu sản xuất hiện hành Đảm bảo quy trình thẩm định phù hợp vận hành

4.6.3 Phòng Kỹ thuật cơ điện:  Đảm bảo thiết bị, hệ thống phụ trợ phù hợp với mục đích sử dụng.  Bảo trì hệ thống, thiết bị, có quy trình bảo trì hệ thống thiết bị. Có trách nhiệm vận hành hệ thống phụ trợ và cung cấp các phụ tùng thiết bị cần thiết, hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo hoạt động thẩm định đúng và đầy đủ trong suốt quá trình.  Xây dựng tài liệu đánh giá nhà xưởng, thiết bị và hệ thống phụ trợ.  Chịu trách nhiệm chính trong việc tiến hành đánh giá nhà xưởng, thiết bị, hệ thống phụ trợ. 4.6.4 Phòng Đảm bảo chất lượng 

Đảm bảo quy trình thẩm định phù hợp, giám sát môi trường trong suốt quá trình thẩm định.  Cung cấp và lưu giữ các tài liệu thẩm định, tài liệu thanh tra.  Cán bộ thẩm định phòng ĐBCL giám sát các quá trình thẩm định, phân tích dữ liệu 

thẩm định, các kết quả kiểm tra, chuẩn bị báo cáo cuối cùng.  Tất cả các hồ sơ tài liệu liên quan đến thẩm định được Trưởng phòng ĐBCL xem xét nhằm đảm bảo tính đầy đủ và tuân theo các yêu cầu của GMP, GLP, GSP. Phòng ĐBCL chịu trách nhiệm chính trong công tác thẩm định lui, thẩm định lại, thẩm định định kỳ quy trình sản xuất, quy trình vệ sinh. 4.6.5 Phòng Kiểm tra chất lượng:  Xây dựng tài liệu đánh giá thiết bị phân tích (Đề cương thẩm định, Báo cáo thẩm 

định) và tiến hành đánh giá thiết bị phân tích.  Xây dựng phương pháp phân tích, tiến hành thẩm định phương pháp phân tích.  Xây dựng hệ thống tài liệu hồ sơ liên quan đến kiểm tra mẫu lấy trong quá trình thẩm định.  Lấy mẫu, kiểm tra mẫu thẩm định quy trình sản xuất, quy trình vệ sinh.


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 02: TỔ CHỨC NHÂN SỰ 

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 11/46 Mã số: KHTĐG/ 02

Lấy mẫu, kiểm tra mẫu vi sinh trong đánh giá nhà xưởng, hệ thống phụ trợ, trả lời

các kết quả kiểm tra.  Tiến hành kiểm tra vi sinh môi trường trong suốt quá trình đánh giá và thẩm định 4.6.6 Phòng Nghiên cứu và phát triển:  Hoàn tất quy trình pha chế và đóng gói cấp I, quy trình đóng gói cấp II, hồ sơ pha chế và đóng gói cấp I, hồ sơ đóng gói cấp II.  Xây dựng tài liệu thẩm định quy trình sản xuất (Đề cương thẩm định, Báo cáo thẩm định ). 

Chịu trách nhiệm chính trong thẩm định trước, thẩm định tiếp quy trình sản xuất.


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 03:

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 12/46

ĐÁNH GIÁ NHÀ XƯỞNG VÀ HỆ THỐNG PHỤ TRỢ

1 

Mã số: KHTĐG/ 04

Mục đích yêu cầu: Mô tả nhà xưởng và hệ thống phụ trợ Công ty cổ phần Thuốc thú y TW5

Mô tả các sản phẩm sản xuất tại Nhà máy Thuốc thú y TW5  Mô tả các thiết bị tham gia trong quá trình sản xuất các sản phẩm 2 Phạm vi áp dụng: 

Công ty cổ phần Thuốc thú y TW5 Đối tượng thực hiện: Hội đồng thẩm định Công ty cổ phần Thuốc thú y TW5 Nội dung:

3 4

4.1 Mô tả nhà xưởng và hệ thống phụ trợ : 4.1.1 Nhà xưởng : Có ba khu vực chính của Công ty cổ phần Thuốc thú y TW5 tại Khu công nghiệp Hà Bình Phương, bao gồm Khu vực kho, Khu vực sản xuất, Khu vực hành chính. 

Khu vực kho :  Gồm Kho nguyên liệu, kho bao bì , và Kho thành phẩm  Tại kho nguyên liệu có phòng lấy mẫu đạt cấp độ sạch D, chứa LAF lấy mẫu đạt

cấp độ sạch A  Các khu vực kho Nguyên liệu và bao bì cấp I đều được kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm  Khu vực sản xuất  Được bố trí theo dây chuyền một chiều, có đủ các phòng thao tác cho các công  

đoạn sản xuất, có cấp độ sạch phù hợp Khu vực pha chế và đóng gói cấp I của Phân xưởng Thuốc bột có cấp độ sạch D Khu vực sản xuất thuốc tiêm:

 Phòng pha chế, phòng cân, hành lang đạt cấp độ sạch C. Đóng lọ dưới LAF A, cân nguyên liệu dưới LAF A.  Khu vực đóng gói cấp II không kiểm soát cấp độ sạch  Khu vực hành chính : 

Bao gồm khu văn phòng Công ty : phòng làm việc của Tổng giám đốc, các phòng Đảm bảo chất lượng, Kiểm tra chất lượng, Nghiên cứu phát triển, phòng Kế toán

Khu vực vi sinh phòng KTCL có cấp độ sạch tối thiểu là D


Mã số: QT-QA 046

KẾ HOẠCH THẨM

Ban hành lần: 02

ĐỊNH GỐC

Ngày ban hành: 03/03/2012

Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 03:

Trang: 13/46

ĐÁNH GIÁ NHÀ XƯỞNG

Mã số: KHTĐG/ 04

VÀ HỆ THỐNG PHỤ TRỢ  

Phòng thử độ nhiễm khuẩn có cấp độ sạch C Phòng thử độ vô trùng có cấp độ sạch B

Tủ cấy vi sinh đạt cấp độ sạch A đặt trong phòng thử độ nhiễm khuẩn và thử độ vô trùng. 4.1.2 Hệ thống phụ trợ : 

   

Hệ thống điều hòa và xử lý không khí Hệ thống khí nén Hệ thống cất nước Hệ thống xử lý nước thải

   

Hệ thống xử lý nước R0 Hệ thống nước sinh hoạt Hệ thống lò hơi Hệ thống điện

4.2

Mô tả sản phẩm : Nhà máy sản xuất các sản phẩm thuộc dạng thuốc bột uống, thuốc nước uống, thuốc tiêm

Đối với mỗi sản phẩm, quy trình sản xuất và hệ thống thiết bị sẽ được mô tả chi tiết, bao gồm tất cả các quy trình quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Mỗi dạng bào chế bao gồm các công đoạn pha chế và đóng gói như sau : Dạng thuốc Các công đoạn Xay, rây nguyên liệu Trộn bột kép Sấy bột Trộn hoàn tất Khuấy trộn, hòa tan Đóng gói cấp I Đóng gói cấp II

Thuốc bột uống

Thuốc nước uống

Thuốc tiêm

+ + +

+ + +

+ + +

+


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 03:

ĐÁNH GIÁ NHÀ XƯỞNG VÀ HỆ THỐNG PHỤ TRỢ

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 14/46 Mã số: KHTĐG/ 04

1

Mục đích yêu cầu: Quy định các bước tiến hành trong đánh giá nhà xưởng và hệ thống phụ trợ

2

Phạm vi áp dụng: Công ty cổ phần Thuốc thú y TW5 Đối tượng thực hiện:

3

Tiểu ban đánh giá nhà xưởng, hệ thống phụ trợ và thiết bị Công ty cổ phần Thuốc thú y TW5. 4 Nội dung: 4.1 Đánh giá nhà xưởng: 4.1.1 Kế hoạch đánh giá:  Đánh giá ban đầu khi thiết kế, khi xây dựng và trước khi đưa vào sử dụng.  Định kỳ đánh giá hàng năm. 4.1.2 Khu vực sản xuất:  Đánh giá thiết kế xây dựng:  Sự phù hợp với yêu cầu GMP-WHO.  Sự phù hợp của vị trí nhà xưởng. 

 

Sự phù hợp về sơ đồ các phòng, đường đi của người, nguyên liệu, quy trình, không khí, chất thải. Nguyên liệu xây dựng dùng để phủ bề ngoài mặt của nền, tường, trần…… Hệ thống cửa, chốt gió, passbox….

 Đánh giá sau khi xây dựng:  Có xây dựng theo đúng thiết kế không?  Nguyên liệu dùng để phủ sàn, tường và trần có đảm báo đúng yêu cầu không? Bề mặt của tường, nền, trần có nhẵn, các góc có lượn để thuận tiện cho việc vệ sinh?  Có đáp ứng các yêu cầu về điều kiện môi trường sản xuất không ? 4.1.3 Khu vực phòng Kiểm tra chất lượng: 

 Sự phù hợp của vị trí các phòng  Sự phù hợp về nhiệt độ, độ ẩm, cấp độ sạch  Sự phù hợp của khu vực kiểm nghiệm vi sinh.


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 03:

ĐÁNH GIÁ NHÀ XƯỞNG VÀ HỆ THỐNG PHỤ TRỢ

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 15/46 Mã số: KHTĐG/ 04

4.1.4 Khu vực kho  Sự phù hợp của vị trí kho  Sự phù hợp về điều kiện bảo quản  Sự phù hợp về thiết kế của các khu vực kho  Nguyên liệu xây dựng dùng để phủ bề mặt của nền, tường, trần…  Các giá, kệ để sắp xếp, bảo quản  Các biện pháp chống mối mọt, côn trùng. 4.2 Thẩm định hệ thống phụ trợ: Danh sách các hệ thống phụ trợ cần thẩm định: Stt 1.

Tên hệ thống Hệ thống điều hòa và xử lý không khí

2.

Hệ thống khí nén

3.

Hệ thống cất nước

4.

Hệ thống xử lý nước thải

5.

Hệ thống xử lý nước R0

6.

Hệ thống nước sinh hoạt

7.

Hệ thống lò hơi

8.

Hệ thống điện

9.

Hệ thống PCCC

4.2.1 Hệ thống điều hòa và xử lý không khí:  Tiến hành đánh giá thiết kế (DQ), đánh giá lắp đặt (IQ), đánh giá vận hành (OQ), đánh giá hiệu năng (PQ).  Đánh giá thiết kế:      

Cần xác định trước khi mua: Dòng khí thẳng hay xoáy Vị trí đặt Khí hồi lưu Hệ thống khí thu hồi (vị trí) Các yêu cầu quá áp


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 03:

ĐÁNH GIÁ NHÀ XƯỞNG VÀ HỆ THỐNG PHỤ TRỢ

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 16/46 Mã số: KHTĐG/ 04

 Đánh giá lắp đặt (IQ) và đánh giá vận hành (OQ) cho các bộ phận của AHU:  Tháp treo thời tiết       

Thiết bị giảm tiếng ồn Bộ điều chỉnh dòng khí Van kiểm soát Bộ phận làm nóng Bộ phận làm lạnh/ làm khô Máy tạo ẩm Máy lọc

Các ống dẫn  Khi làm đánh giá IQ, OQ phải đo chênh áp trước và sau màng lọc (chênh áp giữa trên lọc và dưới lọc).  Định kỳ phải kiểm tra chênh áp 

 Đối với các AHU cho phân xưởng Thuốc bột: Màng lọc H13 có thể đặt trong AHU hoặc có thể đặt tại phòng sản xuất  Đối với AHU cho phân xưởng Thuốc tiêm: Màng lọc H13 phải đặt tại các phòng sản xuất  Đánh giá hiệu năng (PQ): Kết hợp thẩm định quy trình sản xuất và đánh giá hiệu năng hệ thống điều hòa và xử lý không khí. Làm PQ trên 3 lô thẩm định ban đầu.  Đánh giá OQ, PQ dựa trên các thông số sau:      

Đo đếm tiểu phân Đo đếm số lượng vi sinh Nhiệt độ Chênh lệch áp suất Độ ẩm Số lần trao đổi không khí

 Số điểm để đo các thông số bằng  Tần suất đánh giá định kỳ: 

N

(N là diện tích phòng tính bằng đơn vị m2


KẾ HOẠCH THẨM

Ban hành lần: 02

ĐỊNH GỐC

Ngày ban hành: 03/03/2012

Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 03:

Mã số: QT-QA 046

Trang: 17/46

ĐÁNH GIÁ NHÀ XƯỞNG

Mã số: KHTĐG/ 04

VÀ HỆ THỐNG PHỤ TRỢ

Các test và các thông số

Tần suất kiểm tra

Chênh lệch áp suất trước và sau màng HEPA Kiểm tra hiệu suất lọc của màng HEPA Số lượng tiểu phân tại các phòng Số lượng vi sinh Kiểm tra tốc độ dòng khí tại cửa cấp Số lần trao đổi khí Nhiệt độ Độ ẩm Chênh lệch áp suất tại các phòng 4.2.2 Hệ thống khí nén (Compressed Air Systems)  Đánh giá lắp đặt IQ và đánh giá vận hành OQ cho:

12 tháng/ 1 lần 12 tháng/ 1 lần 12 tháng/ 1 lần 12 tháng/ 1 lần 12 tháng/ 1 lần 12 tháng/ 1 lần 02 lần/ 1 ngày 02 lần/ 1 ngày 02 lần/ 1 ngày

  

Ghi chú

Máy nén khí Bộ phận xử lý không khí Đường ống và các van khoá

 Đánh giá hiệu năng cho hệ thống khí nén: Đối với khí nén thổi thẳng vào sản phẩm, tiến hành kiểm tra các thông số sau (kiểm tra 3 lần liên tiếp trong 3 ngày khác nhau tại tất cả các lần khi tiến hành đánh giá hiệu năng, sau đó sẽ được tiến hành định kỳ theo tần suất trong bảng): Các test và các thông số Kiểm tra độ ẩm trong khí nén Kiểm tra hàm lượng tiểu phân trong khí nén Kiểm tra hàm lượng vi sinh trong khí nén Kiểm tra hàm lượng hơi dầu trong khí nén Kiểm tra áp suất khí nén

Tần suất kiểm tra

Ghi chú

12 tháng/ 1 lần 12 tháng/ 1 lần 12 tháng/ 1 lần 12 tháng/ 1 lần 03 tháng/ 1 lần

4.2.3 Hệ thống cất nước và hệ thống xử lý nước RO: 4.2.3.1Yêu cầu chung:  Tiến hành đánh giá thiết kế (DQ), lắp đặt (IQ), vận hành (OQ), hiệu năng (PQ).


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 03:

ĐÁNH GIÁ NHÀ XƯỞNG VÀ HỆ THỐNG PHỤ TRỢ

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 18/46 Mã số: KHTĐG/ 04

 Đánh giá hệ thống xử lý nước theo 3 bước của quá trình xử lý nước: Xử lý ban đầu, tinh chế, bảo quản và phân phối.  Yêu cầu về vật liệu:  Ở giai đoạn xử lý ban đầu có thể dùng ống nhựa.  Sau khi ra khỏi hệ thống R0, nước phải được bảo quản và phân phối trong thùng chứa và các ống thép 316L (không dùng ống nhựa dùng trong dược phẩm).  Mối hàn phải có giấy chứng nhận.  Đèn tử ngoại phải lưu ý tuổi thọ và vệ sinh  Các điểm lấy mẫu:    

Ở thùng chứa Tại các điểm quay về thùng chứa Tại các điểm sử dụng Nước nguồn

Sau mỗi công đoạn xử lý  Chỉ tiêu kiểm tra: Hóa lý và vi sinh 4.2.3.2Đánh giá thiết kế (DQ): 

   

Không được có điểm chết Không chấp nhận van bi, phải dùng van cánh bướm Đồng hồ đo độ dẫn điện phải được gắn trên hệ thống Thùng chứa phải có hệ thống theo dõi được mức nước, có lọc khí và chống nổ.

Nước phải được trao đổi liên tục  Hệ thống bảo quản và phân phối phải được làm nóng liên tục trên 650C 4.2.3.3Đánh giá lắp đặt (IQ): 

Cho các thiết bị chính trong hệ thống xử lý nước (gồm 3 giai đoạn: Xử lý ban đầu, tinh chế, bảo quản và phân phối), các đường ống dẫn và van tại các điểm sử dụng. 4.2.3.4Đánh giá vận hành (OQ) và đánh giá hiệu năng (PQ) hệ thống xử lý nước: Đánh giá theo 03 giai đoạn:  Giai đoạn 1: Đánh giá cho các thiết bị chính và toàn hệ thống (Thẩm định quy trình vận hành, thẩm định quy trình vệ sinh) một cách chặt chẽ, kéo dài trong thời gian 2 – 4 tuần. Kiểm tra hàng ngày các thông số chất lượng nước tại tất cả các điểm lấy mẫu. Hệ


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 03:

ĐÁNH GIÁ NHÀ XƯỞNG VÀ HỆ THỐNG PHỤ TRỢ

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 19/46 Mã số: KHTĐG/ 04

thống phải hoạt động liên tục và không có thất bại cũng như sai sót nào. Trong giai đoạn 1, nước chưa được phép đưa vào sử dụng.     

Tiến hành các phép thử về hoá học, vi sinh theo kế hoạch vạch ra Hàng ngày lấy mẫu nước tại các điểm lấy mẫu nêu trên Từ các kết quả thu được đưa ra khoảng hoạt động Xây dựng quy trình vệ sinh, vận hành và bảo dưỡng Chứng minh việc sản xuất và phân phối nước đáp ứng chất lượng và số lượng yêu cầu. Sử dụng và tinh chỉnh lại các quy trình thao tác chuẩn đã lập

Kiểm chứng các khoảng báo động và khoảng hành động  Giai đoạn 2: Tiến hành thêm 2 – 4 tuần nữa. Thực hiện việc theo dõi chặt chẽ hệ thống nước được vận hành theo các quy trình thao tác chuẩn được đưa ra ở giai đoạn 1. Kiểm tra các trường hợp xấu nhất như vận hành ở mức độ tối đa, sau khi không vận 

hành 1 - 2 ngày...Việc lấy mẫu tiến hành như giai đoạn 1. Nước sản xuất trong giai đoạn này có thể được dùng để sản xuất. Mục đích giai đoạn này:  Chứng minh hệ thống hoạt động ổn định trong khoảng giới hạn được lập ra. Chứng minh hệ thống đã sản xuất và phân phối nước đạt yêu cầu về số lượng và chất lượng khi hoạt động theo quy trình thao tác chuẩn.  Giai đoạn 3: Kéo dài trong thời gian 1 năm sau khi kết thúc giai đoạn 2, kiểm tra hàng tuần các thông số chất lượng nước tại tất cả các điểm lấy mẫu. Mục đích giai 

đoạn này:  Chứng minh sự hoạt động lâu dài và đáng tin cậy của hệ thống.  Đảm bảo rằng các thay đổi theo mùa được đánh giá. 4.2.3.5Chương trình giám sát chất lượng nước sau khi kết thúc giai đoạn thẩm định.  Mục đích:  Đảm bảo duy trì chất lượng nước tinh khiết, nước cất pha tiêm dùng cho sản xuất.  

Tần suất lấy mẫu là giảm hơn so với giai đoạn thẩm định Đưa ra được các giới hạn cảnh báo và hành động cho từng thông số

 Đánh giá định kỳ:


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 03:

ĐÁNH GIÁ NHÀ XƯỞNG VÀ HỆ THỐNG PHỤ TRỢ

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 20/46 Mã số: KHTĐG/ 04

 Đánh giá khi có sự thay đổi: Kiểm tra từ công đoạn có sự thay đổi, kiểm tra tất cả các thông số chất lượng nước trong thời gian 20 ngày liên tiếp.  Hàng ngày kiểm tra chất lượng nước trước khi đưa vào pha chế. 4.2.3.6 Bảo dưỡng hệ thống nước theo một chương trình gồm các mục sau: Tiến hành theo quy trình bảo trì, bảo dưỡng nêu trong Sổ tay chất lượng nước      

 

  

Tần số bảo dưỡng Chương trình hiệu chuẩn SOP cho các công việc đặc biệt khi bảo dưỡng Kiểm soát linh phụ kiện tồn trữ Kế hoạch bảo dưỡng và các hướng dẫn Bảng đánh giá và cho phép sử dụng hệ thống cấp nước sau khi hoàn thành công tác bảo dưỡng Hồ sơ đánh giá các vấn đề và trục trặc trong quá trình bảo dưỡng. Hàng ngày phòng Kĩ thuật cơ điện kiểm tra vị trí các van, chỉ số đồng hồ áp suất, độ pH, độ dẫn điện, kiểm tra các thiết bị điện có liên quan. Hàng tuần kiểm tra thiết bị trao đổi ion, tiến hành hoàn nguyên nếu cần thiết, kiểm tra nguồn cung cấp hơi, nước làm lạnh cho Hệ thống cất nước. Hàng tháng kiểm tra các thiết bị điện, dây dẫn, tín hiệu Hàng quý: Tiến hành tra dầu mỡ cho máy Bảo trì thiết bị lọc: 06 tháng/ lần.

Hàng năm: Bảo trì các motor bơm nước và tiến hành đánh giá lại. 4.2.4 Hệ thống xử lý nước thải: Tiến hành thẩm định lắp đặt, thẩm định vận hành, thẩm định hiệu năng (theo Sổ 

tay chất lượng nước) 4.2.5 Hệ thống lò hơi (Steam supply Systems)  Thẩm định lắp đặt  Thẩm định vận hành  Thẩm định hiệu năng 4.2.6 Hệ thống điện (Electrical System)


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 03:

ĐÁNH GIÁ NHÀ XƯỞNG VÀ HỆ THỐNG PHỤ TRỢ

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 21/46 Mã số: KHTĐG/ 04

 Hệ thống điện hàng ngày: Bật tất cả các hệ thống, thiết bị và điện sinh hoạt và để ở chế độ hoạt động bình thường, kiểm tra điện áp của tất cả các thiết bị và hệ thống chính:  Tiêu chuẩn điện áp của tất cả các thiết bị và hệ thống chính nằm trong giới hạn yêu cầu.  Hệ thống điện khẩn cấp: Tiến hành thẩm định lắp đặt, vận hành và thẩm định hiệu năng (công suất phát điện). 4.2.7 Các tài liệu cần thiết khi đánh giá hệ thống phụ trợ:  Mô tả lắp đặt và chức năng    

Tiêu chuẩn yêu cầu Quy trình vận hành Hướng dẫn kiểm tra hiệu năng Hướng dẫn bảo trì và hồ sơ

 Lưu giữ hồ sơ bảo trì  Đào tạo nhân viên – Chương trình và hồ sơ đào tạo


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 04:

1

ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 22/46 Mã số: KHTĐG/ 05

Mục đích yêu cầu:    

2

Quy định các bước tiến hành trong đánh giá thiết bị nhằm đảm bảo thiết bị : Được sử dụng đúng mục đích Được lắp đặt đúng đắn Vận hành phù hợp với các thông số và điều kiện sản xuất Có hiệu năng như mong muốn Phạm vi áp dụng: Các thiết bị sản xuất, thiết bị của Tổng kho, thiết bị phòng KTCL Công ty cổ

phần Thuốc thú y TW5 Đối tượng thực hiện: 3 Tiểu ban đánh giá nhà xưởng, hệ thống phụ trợ và thiết bị Công ty cổ phần Thuốc thú y TW5. 4 Nội dung: 4.1 Quy định chung:  Nhà sản xuất cần phải đánh giá: Thiết bị mới  Thiết bị cũ đã và đang được sử dụng nhưng chưa được đánh giá.  Các thiết bị đo lường, phân tích (cân, pH kế, máy quang phổ, máy sắc ký lỏng...): Tiến hành kiểm định hoặc hiệu chuẩn 

 Các thiết bị chỉ thị (Nhiệt ẩm kế, đồng hồ áp suất...): Tiến hành kiểm định  Các thiết bị sản xuất: Tiến hành đánh giá  Các thiết bị được định kỳ kiểm định, đánh giá lại theo chương trình kiểm định, hiệu chuẩn, đánh giá. 4.2 Đánh giá thiết kế:  Được tiến hành trước khi mua đối với các thiết bị mới nhằm lựa chọn thiết bị phù hợp với mục đích sử dụng và yêu cầu của GMP. 

Đánh giá thiết kế bao gồm các nội dung:  Mô tả mục đích sử dụng thiết bị  Chọn sơ bộ các thiết bị và nhà cung cấp  So sánh các thiết bị và nhà cung cấp  Quyết định lựa chọn thiết bị và nhà cung cấp Cần lưu ý:


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 04: 

ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 23/46 Mã số: KHTĐG/ 05

Chế độ hậu mại và hỗ trợ kỹ thuật

Tài liệu vận hành máy đúng và cập nhật  Tài liệu lưu ý các yếu tố ảnh hưởng thiết bị sau khi bán  Hướng dẫn sử dụng máy: Tài liệu và đào tạo Đánh giá lắp đặt (IQ): 4.3 

 Nội dung:  Kiểm tra tình trạng thiết bị: Model, nhà cung cấp, thế hệ của thiết bị và các bộ phận chính của thiết bị xem có trùng khớp với hợp đồng mua bán và/ hoặc thiết 

   

kế đã thẩm định.. Kiểm tra các hồ sơ kèm theo: Hồ sơ thiết bị, sổ tay vận hành bảo dưỡng, các chứng chỉ của các đồng hồ đo trong thiết bị….. Kiểm tra việc lắp đặt thiết bị có tuân theo hướng dẫn lắp đặt của Nhà sản xuất. Kiểm tra về bảo trì, bảo dưỡng thiết bị Kiểm tra về giao diện với máy tính (nếu có) Khi có sai lệch trong đánh giá lắp đặt phải viết báo cáo và đánh giá khả năng

chấp nhận các sai lệch đó. Đánh giá lắp đặt được tiến hành khi lắp đặt thiết bị mới, khi thay đổi vị trí thiết bị, khi thay đổi các bộ phận quan trọng của thiết bị.  Quá trình đánh giá lắp đặt và hồ sơ:  

Trong đánh giá lắp đặt, tài liệu đầu tiên phải viết là Đề cương đánh giá lắp đặt. Sau khi Đề cương đã được phê duyệt, trong quá trình đánh giá luôn có một người thực hiện đánh giá (kiểm tra) và một người giám sát thực hiện các bước đánh giá đã được đưa ra trong các Đề cương đánh giá lắp đặt. Người kiểm tra ghi lại các kết quả kiểm tra thu được dù cho tiêu chí chấp nhận của các kiểm tra có được đáp ứng hay không. Người giám sát chứng nhận bằng chữ ký rằng người kiểm tra thực hiện đúng các bước kiểm tra và ghi chép đúng thông tin.

Sau khi kết thúc kiểm tra người giám sát sẽ tiến hành Báo cáo đánh giá lắp đặt và trình lên Trưởng Tiểu ban đánh giá. Trưởng Tiểu ban đánh giá hoặc Trưởng phòng ĐBCL phê duyệt các Báo cáo đánh giá lắp đặt và chúng trở thành Hồ sơ đánh giá IQ cuối cùng.


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 04:

4.4

ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 24/46 Mã số: KHTĐG/ 05

Đánh giá vận hành (OQ):

 Nội dung :  Phải xác định các yêu cầu về vận hành ở điều kiện bình thường và điều kiện xấu nhất (khởi động sau khi tắt, thời gian khôi phục lại nhiệt độ...) để đánh giá thiết bị được vận hành như mong muốn.   

Kiểm tra hoạt động các nút điều khiển. Kiểm tra hoạt động màn hình hiển thị Kiểm tra hoạt động các đồng hồ đo trong thiết bị.

Kiểm tra các thông số hoạt động của thiết bị theo các tiêu chuẩn nhà sản xuất đưa ra.  Kiểm tra báo lỗi khi có sai sót  Kiểm tra giao diện cho phép nhập xuất dữ liệu.  Khi có sai lệch trong đánh giá vận hành phải viết báo cáo và đánh giá khả năng chấp nhận các sai lệch.  Quá trình đánh giá vận hành và hồ sơ tài liệu : 

Giống như quá trình đánh giá lắp đặt, tài liệu đầu tiên được viết trong quá trình đánh giá vận hành là Đề cương (Protocol) đánh giá vận hành. Sau khi đề cương đánh giá vận hành đã được phê duyệt, một người kiểm tra và một người giám sát sẽ thực hiện các bước kiểm tra trong chương trình đánh giá vận hành. Trong suốt quy trình kiểm tra, người kiểm tra sẽ ghi lại kết quả thực tế bất chấp cho tiêu chí chấp nhận của phép kiểm tra được đáp ứng hay không. Người giám sát xác minh bằng chữ ký rằng người kiểm tra thực hiện đúng các

bước kiểm tra và ghi chép đúng thông tin. Người giám sát sẽ tiến hành báo cáo đánh giá vận hành và trình lên Trưởng Tiểu ban đánh giá. Trưởng Tiểu ban đánh giá hoặc Trưởng phòng QA duyệt các Báo cáo đánh giá vận hành và chúng trở thành hồ sơ đánh giá vận hành cuối cùng. Sau giai đoạn đánh giá vận hành thành công phải hoàn tất các tài liệu:  Quy trình vận hành  Quy trình làm vệ sinh  Đào tạo nhân viên  Kế hoạch và quy trình bảo trì


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 04:

4.5

ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 25/46 Mã số: KHTĐG/ 05

Đánh giá hiệu năng (PQ):

 Nội dung:  Mục đích để xác định thiết bị/ hệ thống hoạt động ổn định như dự kiến hay không bằng cách vận hành lặp đi lặp lại thiết bị/ hệ thống theo một lịch trình dự kiến và ghi lại tất cả các thông tin, dữ liệu liên quan. Kết quả phải chỉ ra rằng 

thiết bị cho ra những sản phẩm và hiệu năng đạt yêu cầu. Đánh giá hiệu năng được thực hiện sau khi IQ, OQ đã hoàn thành và được chấp nhận khi thay đổi vị trí lắp đặt, khi đánh giá định kỳ.

Đối với các thiết bị cũ đang sử dụng: Tiến hành đánh giá lui hiệu năng  Quá trình đánh giá hiệu năng và hồ sơ tài liệu: Được thực hiện theo cách giống như quá trình đánh giá vận hành. 


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 05: THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

1

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 26/46 Mã số: KHTĐG/ 06

Mục đích yêu cầu: Quy định các bước tiến hành trong thẩm định phương pháp phân tích. Phạm vi áp dụng: Công ty cổ phần Thuốc thú y TW5 Đối tượng thực hiện:

2 3

Tiểu ban thẩm định phương pháp phân tích Công ty cổ phần Thuốc thú y TW5. 4 Nội dung: 4.1 Quy định chung:  Các dạng quy trình phân tích phải được thẩm định:   

Các phép thử định tính Các phép thử định lượng hàm lượng các tạp chất Các phép thử giới hạn để kiểm tra tạp chất

Các phép thử định lượng các hoạt chất trong mẫu nguyên liệu hoặc thành phẩm hoặc một hay nhiều thành phần khác được chọn trong chế phẩm thuốc.  Các phương pháp phân tích được quy định trong các dược điển không cần phải thẩm định trừ khi chúng được sử dụng cho các mẫu khác với chuyên luận tương ứng 

hoặc khi được yêu cầu bởi những cơ quan y tế có thẩm quyền.  Các phương pháp phân tích đã được các cơ quan kiểm tra chất lượng thuốc thẩm định (Viện kiểm nghiệm, Trung tâm kiểm nghiệm) thì không cần phải thẩm định.  Các phương pháp phân tích không có trong các Dược điển, chưa được các cơ quan kiểm tra chất lượng thuốc thẩm định đều phải tiến hành thẩm định.  Thẩm định lại khi có sự thay đổi:  Thay đổi nguyên liệu Thay đổi thành phần công thức  Thay đổi quy trình phân tích Mức độ thẩm định tùy vào bản chất của sự thay đổi 

4.2 Quá trình thẩm định phương pháp phân tích:  Phòng kiểm tra chất lượng phải viết đề cương thẩm định và tiến hành thẩm định đúng với đề cương. Đề cương bao gồm các quy trình và các tiêu chí chấp nhận cho tất cả các đặc tính. Kết quả phải được chứng minh trong báo cáo thẩm định.


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 05: THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 27/46 Mã số: KHTĐG/ 06

 Các phương pháp kiểm tra chuẩn phải được chi tiết hoá và phải cung cấp đủ thông tin để cho phép kiểm nghiệm viên đã được đào tạo tiến hành phân tích theo một cách đáng tin cậy. Nó phải bao gồm ít nhất các điều kiện sắc ký trong các trường hợp thử sắc ký, thuốc thử cần thiết, chuẩn đối chiếu, công thức tính kết quả và thử độ phù hợp hệ thống.  Các đặc tính phải được xem xét trong suốt quá trình thẩm định phương pháp phân tích gồm:  Xây dựng quy trình phân tích : Lựa chọn hoạt chất để xây dựng phương pháp định tính hoặc định lượng 

 

Tính đặc hiệu: Phải kiểm tra đầu tiên, khẳng định phương pháp không bị ảnh hưởng bởi các thành phần khác Xác định khoảng tuyến tính, độ đúng: Đối với các chế phẩm tân dược RSD yêu cầu phải nhỏ hơn 2% Độ chính xác, độ lặp lại: n tối thiểu bằng 6 Giới hạn phát hiện (DL): Tiến hành pha loãng mẫu cho tới khi đạt được dưới giới hạn tuyến tính Ví dụ: Khoảng tuyến tính trong đo quang là từ 0,2 đến 0,8 (tốt nhất nên thực hiện 0,4; 0,5) Pha loãng mẫu cho tới khi mật độ quang nhỏ hơn 0,2.

Giới hạn định lượng: Tiến hành khi định lượng tạp chất  Độ sai khác: Ví dụ: Khi nhà máy sản xuất ổn định, khối lượng viên hầu như không đổi giữa các lô sản xuất  Lưu ý: Trong thẩm định phương pháp phân tích 

 

Phải kết hợp các phép thử để đảm bảo tính đặc hiệu Trong phép thử giới hạn để kiểm tra tạp chất: Có thể tiến hành đánh giá ảnh hưởng của màu đối với phương pháp. Ví dụ trong phương pháp đo quang, khi pha màu trong nước đo quang không thấy có tín hiệu có nghĩa là chất màu không ảnh hưởng tới phương pháp đo quang Để xác định giới hạn phát hiện của tạp chất có thể thêm một lượng chính xác tạp chất vào mẫu.


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 05: THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 

 

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 28/46 Mã số: KHTĐG/ 06

Nếu có chuẩn của tạp chất thì nên tiến hành so sánh tạp thử với tạp chuẩn. Nếu không có tạp chuẩn phải tiến hành tạo tạp chuẩn Để xác định độ tuyến tính có thể thêm một lượng hoạt chất nhất định vào 3 mẫu thử để đảm bảo nằm trong khoảng tuyến tính, mỗi mẫu thử pha 3 nồng độ Để xác định độ tuyến tính phải làm ít nhất 5 lần. Giới hạn định lượng trong sắc ký lỏng: Thông thường lấy giới hạn gấp 10 lần so với nhiễu đường nền (chỉ dùng khi phát hiện tạp chất, không dùng ở giới hạn phát hiện dưới của định lượng) Giới hạn phát hiện trong sắc ký lỏng: Thông thường lấy giới hạn gấp 2 lần so với nhiễu đường nền Nếu tổng tạp cho phép 1%, có thể tiến hành cộng các pic tạp so với tổng này (tổng các pic tạp phải nhỏ hơn 1%).


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 06: THẨM ĐỊNH QUI TRÌNH LÀM VỆ SINH

1

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 01 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 29/46 Mã số: KHTĐG/ 07

Mục đích yêu cầu: Nhằm đánh giá tính phù hợp của quy trình vệ sinh, đảm bảo môi trường, thiết

bị, điều kiện sản xuất đáp ứng yêu cầu GMP. 2 Phạm vi áp dụng: Công ty cổ phần Thuốc thú y TW5 3 Đối tượng thực hiện: 4 4.1

Tiểu ban thẩm định quy trình làm vệ sinh Công ty cổ phần Thuốc thú y TW5. Nội dung: Quy định chung :

 Trước khi tiến hành sản xuất phải tiến hành thẩm định quy trình làm vệ sinh  Mục đích của thẩm định quy trình làm vệ sinh là chứng minh rằng thiết bị sản xuất được làm sạch:  Một cách ổn định 

Đến một mức độ chấp nhận được khỏi các tác nhân gây nhiễm bẩn như chất tẩy rửa, các vi sinh vật Ngăn chặn sản phẩm khỏi bị nhiễm chéo từ các sản phẩm trước.

 Không đòi hỏi thẩm định việc làm vệ sinh không quan trọng như:  Giữa các lô của một sản phẩm (hoặc các lô khác nhau của cùng một sản phẩm trung gian trong một quá trình sản xuất).  Vệ sinh sàn. Vệ sinh tường.  Vệ sinh mặt ngoài của các thiết bị chứa.  Vệ sinh các bước trung gian.  Việc làm vệ sinh đối với các bề mặt thiết bị tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm được thực hiện khi:  Vệ sinh để thay đổi sản phẩm mới.  Vệ sinh giữa các lô của cùng một sản phẩm khi việc sản xuất sản phẩm này diễn 

ra trong thời gian dài từ ngày này qua ngày khác. Vệ sinh giữa các sản phẩm có cùng hoạt chất (hoặc hoạt chất có tính chất tương tự) nhưng hàm lượng khác nhau (hoạt lực khác nhau). Trong trường hợp sản xuất


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 06: THẨM ĐỊNH QUI TRÌNH LÀM VỆ SINH

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 01 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 30/46 Mã số: KHTĐG/ 07

như vậy nên bố trí sản xuất sản phẩm có hoạt lực thấp (nồng độ thấp) trước khi sản xuất các sản phẩm có hoạt lực cao hơn. Thực hiện định kỳ thẩm định lại các quy trình làm vệ sinh: 3 năm một lần  Để chứng minh một phương pháp vệ sinh được thẩm định thì phải thực hiện thành công quy trình vệ sinh ít nhất 3 lần liên tục.  Quy trình làm vệ sinh của các sản phẩm và các quy trình sản xuất tương tự nhau 

không cần thẩm định riêng biệt. Chỉ cần chọn và thẩm định trường hợp xấu nhất trong các quy trình sản xuất hoặc các thiết bị là có thể chấp nhận được. Cách làm này được gọi là "thẩm định nhóm". Trong thẩm định nhóm phải chú ý để giải quyết các khâu được coi là nguy cơ đối với sản phẩm, thiết bị hay quy trình sản xuất.  Khi áp dụng thẩm định nhóm đối với sản phẩm (khác với thẩm định nhóm theo máy móc), cần chú ý tới sản phẩm và máy móc.  Thẩm định nhóm theo sản phẩm chỉ được thực hiện khi các sản phẩm tương đối

giống nhau về bản chất và tính chất và phải được chế biến trên cùng một máy. Trong trường hợp này các quy trình vệ sinh cho các sản phẩm này là như nhau. Khi một sản phẩm được lựa chọn để thẩm định đại diện cho các sản phẩm khác thì sản phẩm này phải là sản phẩm khó vệ sinh nhất. Thẩm định nhóm máy móc chỉ được thực hiện khi các máy này là tương tự nhau hoặc tương tự nhau nhưng có kích thước khác nhau. Cũng có thể thẩm định một loạt các thiết bị giống nhau nhưng khác kích cỡ bằng cách thẩm định thiết bị lớn

nhất và bé nhất. 4.2 Tiến hành thẩm định quy trình làm vệ sinh:  Trước khi thẩm định quy trình làm vệ sinh, phải xây dựng đề cương thẩm định. Đề cương phải có các nội dung sau:  Mục đích của thẩm định quy trình vệ sinh.  Trách nhiệm tiến hành và phê duyệt  Mô tả thiết bị được sử dụng: danh sách, nhà sản xuất, model, số serial và các mã 

nhận diện khác Khoảng thời gian từ khi kết thúc sản xuất đến khi bắt đầu quy trình vệ sinh: Khoảng thời gian tối đa cho phép để thiết bị trong trạng thái bẩn sau khi sản xuất


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 06: THẨM ĐỊNH QUI TRÌNH LÀM VỆ SINH

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 01 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 31/46 Mã số: KHTĐG/ 07

và khoảng thời gian tối đa cho phép để thiết bị sau khi vệ sinh đến khi sử dụng tiếp. Khoảng thời gian này có thể là đối tượng riêng trong nghiên cứu thẩm định.  

 

Mức độ nhiễm vi sinh vật Quy trình vệ sinh được sử dụng cho mỗi sản phẩm, mỗi dây chuyền sản xuất hoặc một bộ phận của một thiết bị nào đó Các thiết bị đo lường thường xuyên được sử dụng để đánh giá quy trình vệ sinh: đo độ dẫn điện, pH kế. Số lần thực hiện chu kỳ vệ sinh liên tiếp Quy trình lấy mẫu được áp dụng: Ví dụ lấy mẫu trực tiếp, lấy mẫu nước rửa, theo dõi trong quá trình, vị trí lấy mẫu....và lý giải lý do cho việc chọn phương pháp đó. Các dữ liệu trong các nghiên cứu khả năng lặp lại (hiệu lực của việc lặp lại kết quả lấy mẫu) Phương pháp phân tích (tiêu chuẩn và độ nhạy) bao gồm cả giới hạn chấp nhận phát hiện và giới hạn chấp nhận định lượng. Tiêu chí chấp nhận (lý giải vì sao đặt ra các tiêu chí chấp nhận đó)

Các chất tẩy rửa đã sử dụng  Các yêu cầu về tái thẩm định  Bộ phận Kiểm tra chất lượng tiến hành thẩm định theo đề cương đã được phê duyệt. 

 Các báo cáo thẩm định việc vệ sinh (người thực hiện ký, bộ phận sản xuất kiểm tra, Đảm bảo chất lượng xem xét lại lần cuối) và các thông tin ghi chép trong quá trình thực hiện phải được lưu giữ. Kết quả thẩm định và kết luận phải được nêu ra trong báo cáo thẩm định.  Tiêu chí chấp nhận:  Sạch cảm quan: Trước hết phải đạt tiêu chí sạch cảm quan, không được nhìn thấy dư phẩm ở thiết bị sản xuất sau khi làm vệ sinh. Tiêu chí sạch cảm quan là không  

thích hợp để áp dụng đối với các các thuốc có hoạt lực cao, nồng độ thấp. Phương pháp phết được sử dụng với xác định tồn dư hoạt chất hoặc chất tẩy rửa. Phương pháp tráng được sử dụng với cắn từ chất tẩy rửa. Xác định pH, độ dẫn điện, tổng carbon hữu cơ trong dung môi tráng


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 06: THẨM ĐỊNH QUI TRÌNH LÀM VỆ SINH  

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 01 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 32/46 Mã số: KHTĐG/ 07

Phương pháp tráng cũng được sử dụng để xác định tồn dư hoạt chất. Ít hơn 10ppm dư phẩm của sản phẩm trước được phép xuất hiện trong sản phẩm sau đối với các sản phẩm thuốc thông thường không phải là hoạt chất có hàm lượng thấp, hoạt lực cao. Ít hơn 0,1% của liều điều trị thông thường dư phẩm của sản phẩm sản xuất trước được phép xuất hiện trong 1 liều điều trị tối đa/ngày của sản phẩm sản xuất sau

đối với các sản phẩm hoạt chất có hàm lượng thấp, hoạt lực cao. Sau khi vệ sinh thiết bị, có thể dùng tá dược trơ để xác định giới hạn tạp chất và thẩm định quy trình vệ sinh 4.3 Kế hoạch thẩm định quy trình làm vệ sinh: Nội dung TĐ 1. Quy trình rửa tay 2. Quy trình giặt trang phục 3. 4. 5. 6. 7.

Quy trình làm vệ sinh bao bì đóng gói cấp I Quy trình làm vệ sinh găng tay QTVS thiết bị dây chuyền thuốc bột QTVS thiết bị dây chuyền thuốc tiêm, QTVS nhà xưởng khu vực pha chế và đóng gói cấp I thuốc bột 8. QTVS nhà xưởng khu vực pha chế và đóng gói cấp I thuốc tiêm 9. QTVS Buồng lấy mẫu 10. QTVS khu vực cấp phát, cân nguyên liệu 11. QTVS khu vực vi sinh phòng KTCL

Yêu cầu TĐ

Kế hoạch TĐ lại

Giới hạn vi sinh

2 năm/ lần

Giới hạn vi sinh Dư lượng hoạt chất

2 năm/ lần

Giới hạn vi sinh Giới hạn tiểu phân


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 07: THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH SẢN XUẤT

1

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 33/46 Mã số: KHTĐG/ 08

Mục đích yêu cầu:

Quy định các bước tiến hành thẩm định quy trình sản xuất, đảm bảo các sản phẩm tạo ra luôn đạt được chất lượng như mong muốn. 2 Phạm vi áp dụng: Công ty cổ phần Thuốc thú y TW5 3 4

Đối tượng thực hiện: Tiểu ban thẩm định quy trình sản xuất Công ty cổ phần Thuốc thú y TW5. Nội dung:

4.1 Các loại hình thẩm định quy trình sản xuất: 4 loại hình (Thẩm định trước, thẩm định tiếp, thẩm định lại và thẩm định lui) 4.1.1 Thẩm định trước: Áp dụng cho các quy trình trong giai đoạn nghiên cứu, thiết kế công thức, xây dựng quy trình sản xuất, phương pháp phân tích. - Dự kiến các giai đoạn trọng yếu trong quá trình sản xuất và tiến hành thực nghiệm và phân tích kết quả. - Nếu kết quả đạt yêu cầu thì cho phép triển khai quy trình, nếu chưa đạt thì sửa đổi/ bổ sung quy trình và thẩm định lại. - Thực hiện trên 03 lô liên tiếp, cùng cỡ lô, ở quy mô pilot hoặc quy mô sản xuất lớn. - Thực hiện bằng phương pháp thực nghiệm. 4.1.2 Thẩm định tiếp: Áp dụng cho các quy trình đang sản xuất, tương đối ổn định và đã được thẩm định trước. - Thẩm định một số vấn đề để hoàn thiện một quy trình sản xuất đã được thẩm định trước - Thẩm định mức độ ảnh hưởng đối với các thay đổi nhỏ (Ví dụ: Khối lượng hay hàm lượng) - Có thể kết hợp một phần với nghiên cứu độ ổn định - Thực hiện bằng phương pháp thực nghiệm - Thực hiện trên 03 lô liên tiếp, cùng cỡ lô, ở quy mô sản xuất lớn.


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 07: THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH SẢN XUẤT

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 34/46 Mã số: KHTĐG/ 08

4.1.3 Thẩm định lại: Chứng minh sự thay đổi trong quá trình sản xuất không ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của sản phẩm đã đăng ký - Thẩm định lại theo định kỳ - Thẩm định lại khi có sự thay đổi: Nguyên liệu (hoạt chất/ tá dược) hay bao bì; Thông số của quy trình (thời gian, nhiệt độ,…); Thiết bị; Hệ thống kỹ thuật (nước, không khí,…); Nhà xưởng,…. - Thực hiện trên 03 lô sản xuất liên tiếp - Thực hiện bằng phương pháp thực nghiệm 4.1.4 Thẩm định lui: Áp dụng trên những quy trình sản xuất đã được triển khai nhiều năm, ổn định và không thay đổi song chưa được thẩm định trước). - Thẩm định lui có thể hữu ích trong việc xem xét thứ tự ưu tiên khi thành lập kế hoạch thẩm định, ví dụ : nếu kết quả thẩm định lui là đúng , thì chưa cần thẩm định Quy trình sản xuất gấp rút. - Thực hiện bằng phương pháp thống kê -

Điều kiện thực hiện thẩm định lui:  Quy trình sản xuất không có sự thay đổi về: Bào chế (công thức, hoạt chất, thiết bị hay cỡ lô). Kiểm nghiệm (tiêu chuẩn hay phương pháp kiểm nghiệm). Kiểm  

tra trong quá trình Có đủ tài liệu và hồ sơ về thông số của các giai đoạn trọng yếu Có đủ dữ liệu thống kê của 10 - 20 lô được sản xuất liên tục gồm: Hồ sơ sản xuất, Biểu đồ kiểm tra trong quá trình, Kết quả kiểm nghiệm của sản phẩm, Hồ sơ bảo trì thiết bị, Hồ sơ phân bổ nhân sự, Dữ liệu về độ ổn định của sản phẩm. Không có tiền sử loại bỏ sản phẩm do sai sót của nhân viên hoặc thiết bị có liên quan đến tính thích hợp của hệ thống

4.2 Hướng dẫn thẩm định quy trình sản xuất: 4.2.1 Chuẩn bị trước khi thẩm định: Chủ tịch Hội đồng thẩm định xác định nội dung chuẩn bị trước khi tiến hành thẩm định:  Thẩm định công thức từ giai đoạn nghiên cứu và phát triển.  Tập huấn, đào tạo nhân viên thẩm định.


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 35/46

CHƯƠNG 07: THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH SẢN XUẤT

Mã số: KHTĐG/ 08

 Thẩm định thiết bị/ dụng cụ trong sản xuất và kiểm nghiệm.    

Thẩm định môi trường sản xuất (Hệ thống HVAC, khí nén, nước, hơi nước). Thẩm định thiết bị làm vệ sinh Thẩm định quy trình vệ sinh thiết bị, phòng sản xuất. Soạn thảo quy trình sản xuất.

 Dự trù kinh phí cho hoạt động thẩm định. Những lô sản xuất để thực hiện thẩm định quy trình cần phải có cỡ lô tương tự như quy mô sản xuất. 4.2.2 Lập Đề cương thẩm định, Biểu mẫu thẩm định và Báo cáo thẩm định  Đề cương thẩm định Quy trình sản xuất ít nhất phải gồm các nội dung sau:  Mục đích yêu cầu  Mô tả Quy trình sản xuất: Công thức, tóm tắt quy trình, lưu đồ sản xuất.  Danh sách các thiết bị sản xuất và kiểm nghiệm liên quan.  Đánh giá nguy cơ từ đó xác định các thông số trọng yếu và các thông số kiểm soát. Tài liệu lấy mẫu  Tài liệu liên quan  Thời gian biểu thẩm định  Biểu mẫu thẩm định: Mô tả cụ thể kế hoạch lấy mẫu, phương pháp thử nghiệm, tiêu 

chuẩn chấp nhận và bảng ghi dữ liệu thực nghiệm.  Báo cáo thẩm định:  Báo cáo về công việc và kết quả thẩm định    

Tóm tắt kết quả thẩm định Các sai lệch/ bổ sung Đánh giá và kết luận Ý kiến đề nghị:  Nếu

kết quả thẩm định không đạt yêu cầu thì phải đề xuất biện pháp khắc phục và kế hoạch thẩm định lại.  Nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu thì cũng cho lời khuyên về kiểm soát trong quá trình. 4.2.3 Các tiêu chuẩn chấp nhận chủ yếu: Ít nhất các thông số được nêu dưới đây phải được thẩm định hay kiểm soát:


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 07: THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH SẢN XUẤT

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 36/46 Mã số: KHTĐG/ 08

4.2.3.1 Thuốc bột:  Thông số của quy trình: Thời gian và vận tốc trộn  Thông số của sản phẩm:  Độ phân tán hàm lượng  Độ ẩm Độ đồng đều khối lượng đóng gói 4.2.3.2. Thuốc nước uống  Thông số của sản phẩm: 

Độ phân tán hàm lượng hoạt chất  Độ đồng nhất  Độ đồng đều thể tích đóng gói 4.2.3.5Thuốc nhỏ thuốc tiêm:  Thông số của quy trình: Thời gian khuấy, tốc độ khuấy, nhiệt độ pha  Thông số của sản phẩm:  Độ trong 

   

pH dung dịch Độ phân tán hàm lượng hoạt chất Thể tích trung bình, sai số thể tích Độ vô trùng/độ nhiễm khuẩn

4.2.4 Thẩm định quy trình sản xuất thuốc nhỏ thuốc tiêm: Trước khi tiến hành thẩm định quy trình sản xuất thuốc tiêm phải tiến hành thẩm định trên 3 lô. 4.2.5 Thẩm định lại quy trình sản xuất:  Thẩm định lại định kỳ:  Phòng Đảm bảo chất lượng phải rà soát lại quy trình đã được thẩm định nhằm đảm bảo hai năm thẩm định lại một lần. Phương pháp tương tự thẩm định tiếp.  Tuỳ theo kinh nghiệm và đặc điểm của quá trình sản xuất cụ thể để đưa ra một số vấn đề cần kiểm tra.  Thẩm định lại khi có thay đổi:  Thay đổi về tính chất lý hoá của nguyên liệu.  Thay đổi nhà sản xuất nguyên liệu. 


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 07: THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH SẢN XUẤT 

Thay đổi bao bì.

Thay đổi về thông số quy trình. Thay đổi trang thiết bị. Thay đổi khu vực sản xuất. Thay đổi trong hệ thống kỹ thuật.

   

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 37/46 Mã số: KHTĐG/ 08

Các thay đổi không mong muốn: bất chợt được phát hiện khi kiểm tra trong quá trình. Thông số thẩm định: Không cần thẩm định lại toàn bộ các thông số mà chỉ cần thẩm định lại các thông số có liên quan trực tiếp với yếu tố bị thay đổi


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 08: TÀI LIỆU HỒ SƠ

1.

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 38/46 Mã số: KHTĐG/ 09

Mục đích yêu cầu:

Quy định các hồ sơ tài liệu trong quá trình thẩm định 2 Phạm vi áp dụng: Công ty cổ phần Thuốc thú y TW5 Đối tượng thực hiện: 3 Hội đồng thẩm định và các Tiểu ban thẩm định Công ty cổ phần Thuốc thú y TW5. 4 Nội dung: 4.1 Các loại hồ sơ tài liệu thẩm định     

Kế hoạch thẩm định gốc Đề cương thẩm định/ đánh giá (Protocol) Báo cáo thẩm định/ đánh giá Các biểu mẫu thử nghiệm (các phiếu thẩm định) Danh mục các quy trình thao tác chuẩn thiết yếu  Quy trình vận hành của các thiết bị sản xuất/hệ thống  Quy trình vệ sinh của các thiết bị sản xuất/hệ thống       

Quy trình vệ sinh nhà xưởng Quy trình vệ sinh cá nhân Quy trình bảo dưỡng các thiết bị sản xuất/hệ thống Quy trình vận hành các thiết bị phân tích Quy trình kiểm soát thay đổi Quy trình pha chế và đóng gói cấp I của từng sản phẩm Quy trình đóng gói cấp II của từng sản phẩm.

Quy trình thẩm định phương pháp phân tích 4.2 Mẫu Đề cương, Báo cáo thẩm định: Tuỳ loại hình thẩm định mà nội dung của Đề cương, Báo cáo thẩm định có khác nhau 


KẾ HOẠCH THẨM

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02

ĐỊNH GỐC

Ngày ban hành: 03/03/2012

Ký hiệu: KHTĐG

Trang: 39/46

CHƯƠNG 08: TÀI LIỆU HỒ SƠ

Mã số: KHTĐG/ 09

4.2.1 Phần Header ĐỀ CƯƠNG/BÁO CÁO THẨM ĐỊNH .............

Mã số: Lần ban hành: Ngày ban hành: Trang: Số trang/ Tổng số trang

Bộ phận: Tên bộ phận soạn thảo 4.2.2 Trang đầu: BẢNG THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU Nội dung sửa đổi

Lần

Lần

ban

sửa đổi

Vị trí

Ngày

sửa đổi

có hiệu lực

hành …

Ban hành lần …

Soạn thảo

Kiểm tra

Phê duyệt

.........../............/...........

.........../............/.............

Họ và tên Chức vụ Chữ ký

Ngày ký

.........../............/.............

..


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 08: TÀI LIỆU HỒ SƠ

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 02 Ngày ban hành: 03/03/2012 Trang: 40/46 Mã số: KHTĐG/ 09

Nơi nhận:  (Tên

nơi nhận) 4.2.3 Các trang tiếp theo: Nội dung gồm 1. Mục đích yêu cầu 2. Phạm vi áp dụng 3. 4. 5.

Đối tượng thực hiện Định nghĩa Nội dung :

- Mô tả nhà xưởng/thiết bị/hệ thống/quy trình - Danh sách thiết bị tham gia đánh giá/thẩm định - Các thông số thẩm định/đánh giá - Phương pháp tiến hành - Trong Báo cáo thẩm định/đánh giá nêu kết quả thẩm định/đánh giá, nhận xét và đánh giá, kết luận và đề nghị 6. Tài liệu viện dẫn, tham khảo 7.

Hình thức lưu trữ


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG CHƯƠNG 09: KIỂM SOÁT SỰ THAY ĐỔI

1.

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 01 Ngày ban hành: 10/11/2009 Trang: 41/43 Mã số: KHTĐG/ 010

Mục đích yêu cầu: Quy định các thay đổi dẫn đến yêu cầu thẩm định lại thiết bị, hệ thống, quy trình.

2

Phạm vi áp dụng: Công ty cổ phần Thuốc thú y TW5 3 Đối tượng thực hiện: Hội đồng thẩm định và các Tiểu ban thẩm định Công ty cổ phần Thuốc thú y TW5

4. Nội dung: 4.1 Tổng hợp một số thay đổi: - Thay đổi trong công thức bào chế (công thức gốc): Hoạt chất, tá dược, tính chất của hoạt chất và tá dược (do nhà cung cấp tự thay đổi và thông báo hoặc thay đổi nhà cung cấp), tương quan giữa các thành phần trong công thức. - Thay đổi quy trình sản xuất: Thay đổi máy sử dụng trong quy trình sản xuất, thay đổi các giai đoạn trong quy trình, thay đổi các thông số các biến trong từng giai đoạn.... - Thay đổi trong thiết bị: Nâng cấp thiết bị, cải tiến thiết bị, thay đổi vị trí lắp đặt thiết bị -

Thay đổi trong hệ thống phụ trợ: Nâng cấp, thay đổi công suất Thay đổi nhà xưởng: các thay đổi trong thiết kế của nhà xưởng có thể gây ảnh

hưởng đến việc kiểm soát môi trường sản xuất (trổ cửa, lỗ thông hơi.v.v.) - Những thay đổi và sai lệch không định trước có thể phát hiện trong khi tự thanh tra, kiểm tra, hoặc trong khi phân tích xu hướng liên tục trên số liệu quy trình.


KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH GỐC Ký hiệu: KHTĐG

Mã số: QT-QA 046 Ban hành lần: 01 Ngày ban hành: 10/11/2009 Trang: 42/43

CHƯƠNG 09: KIỂM SOÁT SỰ THAY ĐỔI

4.2

Các bước kiểm soát thay đổi: Nội dung cơ bản như sau: Trách nhiệm

Nhân viên các bộ phận

Các trưởng bộ phận Trưởng phòng QA, Tổng Giám đốc công ty, Hội đồng thẩm định

Tổng Giám đốc công ty

Nội dung Nhu cầu thay đổi hay phát hiện thay đổi

Đề nghị thay đổi

Đánh giá tác động

Chấp nhận Chấp nhận thay thay đổi đổi +

Hội đồng thẩm định.

Thẩm định lại? +

Người được phân công

Xây dựng đề cương

Người được phân công

Thẩm định lại

Trưởng phòng QA

Ảnh hưởng ít đến chất lượng

Bộ phận đưa ra thay đổi Thực hiện thay đổi

Kết thúc

Mã số: KHTĐG/ 010


1.

Mục đích yêu cầu: Quy định về kế hoạch cũng như lịch trình thẩm định. Phạm vi áp dụng: Công ty cổ phần Thuốc thú y TW5

2 3

Đối tượng thực hiện: Hội đồng thẩm định và các Tiểu ban thẩm định Công ty cổ phần Thuốc thú y

TW5 Nội dung: Kế hoạch và lịch trình thẩm định thiết bị và hệ thống phụ trợ

4. 4.1

Tên thiết bị,

Các yêu cầu

Định kỳ

hệ thống

thẩm định

(tháng)

1. Toàn bộ thiết bị

IQ, OQ, (PQ)

24

2. Hệ thống HVAC

IQ, OQ, PQ

24

3. Hệ thống nước

IQ, OQ, PQ

24

4. Hệ thống khí nén

IQ, OQ, PQ

24 Áp suất kiểm tra hàng ngày

5. Hệ thống hơi

IQ, OQ, PQ

24

6. Hệ thống PCCC

IQ, OQ, PQ

7. Hệ thống

IQ, OQ, PQ

Stt

4.2. Kế hoạch thẩm định quy trình sản xuất, quy trình vệ sinh, phương pháp phân tích: theo kế hoạch cho từng sản phẩm


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.