6 minute read

Hình 2.12: Máy đo pH

Dùng máy đo pH để xác định sự thay đổi pH của nước bị nhiễm phèn sắt qua 8 ngày xử lý bằng vi khuẩn SRB.

Hình 2.12: Máy đo pH.

Advertisement

• Đặc trưng kỹ thuật: dải đo pH: 0÷14; Khả năng đọc: 0,01 đơn vị pH

• Mục đích sử dụng: Máy dùng để đo pH của các loại nước thải, nước mặt, nước ngầm...

• Hoạt động: - Cắm nguồn điện, bấm nút “ON/OFF”

- Vặn nhẹ bình chứa dung dịch bảo quản điện cực (bên trong chứa dung dịch KCl 3M). - Rửa lại điện cực bằng nước cất, thấm khô. - Cài đặt giá trị chuẩn: + Bấm “Cal”

+ Cho đầu đo vào dung dịch pH chuẩn ( pH 7, pH 4, pH 10). Đợi giá trị hiển thị trên màn hình đúng như pH chuẩn, bấm “Cal” để mặc định. - Đo dung dịch cần đo. - Sau khi đo xong bấm nút “ON/OFF” để tắt máy. - Đóng đầu điện cực vào bình chứa dung dịch bảo quản điện cực và treo lên

giá. 2.2.6.2 Xác định hàm lượng Hydro sulfua trong nước nhiễm phèn sắt bằng phương pháp chuẩn độ Iot [14] a. Nguyên tắc

Dựa vào phản ứng oxi hóa khử giữa S2- và I2 khi cho một lượn dư Iot đã biết trước thể tích và nồng độ vào trong mẫu nước có chứa H2S.

I2 + H2S = 2HI + S

Sau đó chuẩn độ ngược lượng dư Iot bằng dung dịch natrithiosunfat (Na2S2O3) với chỉ thị hồ tinh bột.

2Na2S2O3 + I2 = Na2S4O6 + 2NaI

Từ đó xác định hàm lượng H2S có trong mẫu nước.

b. Dụng cụ:

- Bình định mức 100ml

- Bình tam giác 250ml - Ống chuẩn độ 25ml - Ống hút các loại c. Hóa chất:

- Dung dịch Iot 0,01N: hòa tan 3,5g KI trong ít nước cất, cho tiếp 1,27g I2 vào trong dung dịch KI, định mức thành 1 lit.

- Dung dịch natrithiosunfat 0,01N. - Dung dịch hồ tinh bột 0,5%: cân 0,5g hồ tinh bột và hòa tan trong 100ml nước cất, khuấy cho tan hết và đun sôi để nguội. d. Trình tự tiến hành:

Lấy chính xác 100ml mẫu nước thử cho vào bình tam giác 250ml, thêm vào 20ml dung dịch I2 0,01N, 0,5ml HCl đậm đặc, lắc đều và để yên trong bóng tối khoảng 10 phút sau đó thêm 1ml dung dịch hồ tinh bột rồi đem chuẩn độ mẫu nước thử bằng dung dịch natrithiosunfat 0,01N chuyển từ màu xanh sang không màu thì kết thúc chuẩn độ. Ghi thể tích dung dịch natrithiosunfat 0,01N tiêu tốn cho quá trình chuẩn độ.

Tiến hành một thí nghiệm trắng với 100ml nước cất và tiến hành tương tự. e. Tính toán kết quả:

Hàm lượng H2S của mẫu thử được tính theo công thức sau:

. . 17 V . 1000 /

Trong đó: - V1: thể tích dung dịch Na2S2O3 tiêu tốn cho quá trình chuẩn độ với mẫu thử

(ml)

- V2: thể tích dung dịch Na2S2O3 tiêu tốn cho quá trình chuẩn độ với mẫu trắng

(ml)

- N: nồng độ của dung dịch Na2S2O3 đem chuẩn độ (N)

- 17: đương lượng gam của H2S - V: thể tích mẫu nước thử (ml) 2.2.6.3. Xác định tổng sắt hòa tan bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10-phenantrolin (DIN 38406 E1-1, 1983) [14].

a. Nguyên lý

Sắt bị khử thành dạng Fe2+ bằng cách đun sôi với acid và hydroxylamine sau đó được xử lý với 1,10-phenantrolin. Ba phân tử phenantrolin tạo hợp chất càng cua với mỗi một nguyên tử Fe2+ tạo thành phức chất có màu đỏ- cam. Fe(OH)3 + 3H+ Fe3+ + 3H2O 4Fe3+ + 2NH2OH  4Fe2+ + N2O +H2O +4H+

Phức chất [Fe(phe)3]2+ có độ hấp thu cao nhất đo ở bước sóng (λmax) 510nm, cường độ màu khá bền trong khoảng pH từ 2,5 đến 9 và màu sắc tỷ lệ với hàm lượng Fe (II).

Quan hệ giữa nồng độ sắt và độ hấp thu là tuyến tính.

b. Dụng cụ - Máy đo quang phổ có thể đo ở bước sóng 510nm

- Cuvet

- Màng lọc kích thước lỗ trung bình 0,45 µ m SVTH: TRỊNH THỊ MỸ HẠNH Trang 31

- Micropipet 1000µ l

- Bình định mức 50ml

- Bình tam giác 250ml c. Hóa chất

- Axit sulfuric

- Dung dịch đệm acetate: Hòa tan 40g amoni acetate CH3COONH4 và 50ml axit acetic CH3COOH trong nước và pha loãng tới 100ml.

- Hydroxylamine NH2OH, dung dịch 100g/l: hòa tan 10g hydroxylamine trong nước. Thêm nước đến 100ml.

- Dung dịch 1,10-phenantrolin: Hòa tan 0,5g 1,10-phenentrolin clorua ngậm một phân tử nước (C12H9ClN2.H2O) trong nước và pha loãng 100ml. - Dung dịch Sắt chuẩn 10mg/l. d. Trình tự tiến hành • Xác định độ hấp thu của mẫu - Lọc mẫu ngay sau khi lấy mẫu, axit hóa dung dịch lọc cho đến pH bằng 1 (khoảng 1ml axit sulphuric đậm đặc cho 100ml mẫu). - Lấy 50ml mẫu cho vào bình tam giác. - Khử thành sắt (II) thêm 1ml hydroxylamine và trộn kỹ. Thêm 2ml dung dịch đệm acetat và chỉnh pH = 3.5÷5.5, tốt nhất là 4.5. - Sự tạo thành chất hấp thu: thêm 2ml dung dịch 1,10-phenantrolin vào dung dịch và để ở chỗ tối trong khoảng 15 phút. - Đo quang: đo độ hấp thu của dung dịch ở bước sóng 510nm bằng máy quang

phổ.

• Lập đường chuẩn

Chuẩn bị dung dịch chuẩn: chuẩn bị dãy dung dịch Sắt chuẩn trong khoảng nồng độ từ 0 đến 5mg/l bằng cách pha loãng từ dung dịch sắt chuẩn 10mg/l vào bình định mức 50ml: Dung dịch Sắt 10mg/l (ml) 50 49,5 47,5 45 40 Nước cất (ml) 0 0,5 2,5 5,0 10 Nồng độ Sắt đạt được (mg/l) 0 0,1 0,5 1 2

Cho các dung dịch này vào bình tam giác 250ml sau đó xử lý như đối với mẫu

thử.

Dựng đường chuẩn: Với mỗi dãy dung dịch Sắt chuẩn, chuẩn bị đồ thị chuẩn bằng cách đặt nồng độ dung dịch Sắt (mg/l) trên trục hoành tương ứng với độ hấp thu trên trục tung. Từ đồ thị này và độ hấp thu của dung dịch trong mẫu thử suy ra được nồng độ Sắt trong mẫu thử đó. e. Tính kết quả

Dựa vào sự tương quan giữa nồng độ C và độ hấp thụ quang A của mẫu chuẩn, lập phương trình tương quan dạng A = aC + b.

Trong đó : + A: độ hấp thụ quang + C: nồng độ của mẫu chuẩn (mg/l)

Sau khi thiết lập phương trình, chúng ta thế độ hấp thụ quang (AM) của mẫu nước cần phân tích vào phương trình chúng ta sẽ tính được nồng độ (CM) của Fe có trong mẫu nước.

b 2.2.7. Phương pháp bảo quản giống vi sinh vật 2.2.7.1. Nguyên tắc

Bảo quản giống thực chất là quá trình hạn chế hay đình chỉ sự trao đổi chất, sự sinh sản và phát triển…của các chủng vi sinh vật cần quan tâm trong các điều kiện môi trường khác nhau. Giống vi sinh vật là một yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng và năng suất của quá trình sản xuất. Chính vì vậy, ta phải tiến hành bảo quản sao cho giống vẫn giữ được nguyên tính chất, đặc điểm hình thái và đặc biệt là hoạt lực của nó trong thời gian dài. Tùy vào đặc tính của mỗi loài vi sinh vật mà có cách bảo quản giống khác nhau, sau đây là một số phương pháp bảo quản giống vi sinh vật: - Phương pháp cấy truyền vi sinh vật định kỳ trên môi trường thạch nghiêng mới (1 tháng/lần).

- Phương pháp bảo quản lạnh sâu.

This article is from: