2 minute read

Bảng 3.1. Hàm lượng khí H2S (mg/l) tạo thành của chủng vi khuẩn SRB trong môi trường khi sử dụng các nguồn cơ chất khác nhau Bảng 3.2. Hàm lượng khí H2S (mg/l) tạo thành của chủng vi khuẩn SRB trong môi trường không bổ sung nấm men và môi trường có bổ sung 10% nấm men ......... …40

khuẩn SRB. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu về vi khuẩn khử sulfate đã công bố trong và ngoài nước [5][7][10][23]. 3.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh hóa của chủng vi khuẩn SRB vừa mới phân lập được

Để định danh các loài vi khuẩn mục tiêu theo phương pháp truyền thống, người ta thường dựa vào các khóa phân loại, trong đó khóa phân loại được sử dụng rộng rãi nhất là khóa phân loại Bergey (Bergey‘s Manual of Systematic Bacteriology) [23].

Advertisement

Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như: nguồn cơ chất, nguồn nitơ, nhiệt độ, pH để xác định được đâu là điều kiện tối ưu cho khả năng sinh trưởng của vi khuẩn SRB. Sự sinh trưởng của chủng này trong các điều kiện khác nhau được đánh giá thông qua hàm lượng H2S tạo thành (xác định bằng phương pháp chuẩn độ Iôt).

Kết quả thu được như sau: Bảng 3.1. Hàm lượng khí H2S (mg/l) tạo thành của chủng vi khuẩn SRB trong môi trường khi sử dụng các nguồn cơ chất khác nhau

Nguồn cơ chất Ngày thứ 2 Ngày thứ 4 Ngày thứ 6 Ngày thứ 8 Ngày thứ 10 Lacte Acetate

Methanol 125.2 72.4 103.5 147.3 75.8 115.3 186.2 82.1 127.8 203.4 85.3 130.7 225.7 90.1 145.8

Khi nuôi cấy chủng vi khuẩn SRB trên môi trường có các nguồn cơ chất cacbon khác nhau, qua 10 ngày khảo sát ta thấy: vi khuẩn SRB tăng trưởng mạnh nhất trên môi trường có bổ sung lacte làm nguồn cơ chất, tăng trưởng bình thường trên môi trường có methanol và tăng trưởng kém trên môi trường có acetate là nguồn cơ chất. Điều này được thể hiện rõ qua đồ thị 3.1 bên dưới.

Đồ thị 3.1: Hàm lượng khí H2S tạo thành của chủng vi khuẩn SRB trong môi trường sử dụng nguồn cơ chất khác nhau.

Kết quả thu được bên trên hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu khác nhau trên thế giới về khả năng sử dụng lactate là nguồn cung cấp hidro cacbon chính cho hoạt động của vi khuẩn khử sulfate [Rabus et.al., 1996; Kniemyer et.al., 2003; Ommedal, Torsvik, 2007; Nakagawa et.al., 2008]. Bảng 3.2. Hàm lượng khí H2S (mg/l) tạo thành của chủng vi khuẩn SRB trong môi trường không bổ sung cao nấm men và môi trường có bổ sung 10% cao nấm men

Nguồn Nitơ Không bổ sung cao nấm men Có bổ sung 10% cao nấm men Ngày thứ 2 Ngày thứ 4 Ngày thứ 6 Ngày thứ 8 Ngày thứ 10

125.2 147.3 186.2 203.4 225.7

148.5 195.4 226.7 267.6 285.2

Qua 10 ngày khảo sát khả năng sinh trưởng của chủng vi khuẩn khử sulfate trên hai môi trường khác nhau. Môi trường không bổ sung cao nấm men và môi trường có bổ sung 10% cao nấm men. Ta thấy khả năng sinh trưởng của chủng SRB tăng rõ rệt khi nuôi cấy trên môi trường có bổ sung thếm 10% cao nấm men làm nguồn cung cấp nito. Điều này được thể hiện rõ qua đồ thị 3.1 bên dưới.

This article is from: