6 minute read

1.1.3. Hệ thống năng lực

Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”. [2]

Như vậy, có thể hiểu năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, tổ chức hợp lí các kiến thức, kỹ năng thái độ, động cơ nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống hoặc đáp ứng những yêu cầu của một hoạt động, đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả tốt nhất trong một bối cảnh nhất định. 1.1.2.2. Năng lực của học sinh phổ thông

Advertisement

Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, năng lực của học sinh được hiểu như sau: “Năng lực của học sinh phổ thông đó là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng cơ bản với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. [4]

Năng lực của HS là một cấu trúc động (trừu tượng), có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kĩ năng,.. mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội… thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của HS trong môi trường học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội.

Tóm lại, năng lực của HS phổ thông là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ… phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính HS trong cuộc sống.

1.1.3. Hệ thống năng lực

Trong chương trình thiết kế theo hướng tiếp cận năng lực của các nước có thể thấy hai loại chính: Năng lực chung (general completence) và năng lực cụ thể, chuyên biệt (specific competence).

Năng lực chung (general competence) là năng lực cơ bản thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội, năng lực này được hình thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học, do đó có nơi nó còn được gọi là năng lực xuyên chương trình (cross -curricular competencies). Ngay năng lực chung cũng chia làm 3 phạm trù rộng, có sự giao thoa với nhau: + Năng lực sử dụng các công cụ tương tác hiệu quả với môi trường ví dụ năng lực sử dụng công nghệ thông tin. + Năng lực hoạt động tương tác trong các nhóm phức hợp. + Năng lực hoạt động một cách tự chủ.

Năng lực riêng (specific competence) là năng lực cụ thể, chuyên biệt, được hình thành và phát triển do một lĩnh vực/môn học nào đó vì thế chương trình Qúebec gọi là năng lực môn học cụ thể để phân biệt với năng lực xuyên chương trình - năng lực chung.

Cũng trong lĩnh vực giáo dục, khi tiến hành xây dựng chương trình và đánh giá chất lượng đào tạo theo quan điểm tiếp cận kết quả đầu ra, các nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục cũng đã đề cập và tiến hành phân loại năng lực. Theo hướng này Deborah Nusche (thuộc OECD) đã chia năng lực thành: năng lực nhận thức và năng lực phi nhận thức. Trong đó: - Năng lực nhận thức bao gồm những kiến thức liên quan đến từng lĩnh vực nghề nghiệp chuyên biệt và những kĩ năng lập luận và giải quyết vấn đề. Cũng theo Nusche, hiện đang tồn tại nhiều hệ thống phân loại năng lực nhận thức. Các hệ thống phân loại này đa số dựa trên thang mục tiêu giáo dục của Bloom, trong đó nêu một khung các kết quả của việc giáo dục, từ những kiến thức và hiểu biết về thế giới đến những kỹ năng học thuật như ứng dụng, tổng hợp, phân tích và đánh giá. - Năng lực phi nhận thức là những thay đổi về niềm tin hoặc sự phát triển các giá trị. Năng lực phi nhận thức có thể được phát triển thông qua việc học tập ở trên lớp cũng như những hoạt động ngoài lớp học do nhà trường tổ chức để bổ sung cho chương trình học. Những hoạt động ngoại khóa hoặc đồng khóa (tức

những hoạt động bắt buộc song song với việc lên lớp nhưng diễn ra bên ngoài lớp học) như hướng dẫn, học nhóm, tư vấn, quan hệ trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên, câu lạc bộ, hoạt động thể dục thể thao và những hoạt động khác cho thấy nhà trường coi trọng viêc phát triển những năng lực phi nhận thức để bổ sung cho việc học tập trên lớp học.

Cùng với hướng tiếp cận kết quả đầu ra trong giáo dục UNESCO đã chia năng lực đầu ra thành 3 nhóm năng lực: - Năng lực nhận thức: những năng lực này đóng góp vào mục tiêu phát triển kiến thức cá nhân, đồng thời cũng là những yếu tố hỗ trợ giúp ta áp dụng thành công những kiến thức sẵn có. - Năng lực thái độ: Đó là các hành động, giá trị và chuẩn mực nhằm chỉ ra hoặc tạo ra hiệu suất cao, đồng thời cũng cho thấy các loại kiến thức khác nhau đã được người học phát triển một cách hữu hiệu như thế nào. - Năng lực nghề nghiệp: Kiến thức chuyên biệt về các nguồn thông tin, khả năng tiếp cận, công nghệ, dịch vụ, quản lý cùng khả năng đánh giá có phê phán một cách hiệu quả, chọn lọc và sử dụng kiến thức này để hoàn thành những công việc cụ thể và đạt đến những kết quả mong muốn.

Mặc dù quan điểm tiếp cận vấn đề khác nhau, trong những phạm vi không giống nhau nhưng nhìn chung các cách thức phân loại nêu trên đều chú trọng tới các năng lực nghề nghiệp đặc thù mà mỗi người cần có để lao động trong một lĩnh vực ngành, nghề nào đó, bên cạnh những năng lực chung mà xã hội đòi hỏi ở mỗi cá nhân. Việc phân loại năng lực thành năng lực riêng không chỉ có cơ sở triết học, giáo dục học, tâm lí học mà còn phù hợp với thực tiễn cuộc sống của con người. Đây cũng là một trong những cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo về năng lực. [7]

Ở Việt Nam, Chương trình phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nêu lên 5 phẩm chất chủ yếu cần hình thành, phát triển ở HS và 10 năng lực cốt lõi (những năng lực mà ai cũng cần có để sống và làm việc trong xã hội hiện đại) gồm:

This article is from: