26 minute read

1.1.4. Dạy học phát triển năng lực

Những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học, hoạt động giáo dục nhất định: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.

Advertisement

Để đạt được mục tiêu về “chân dung” mới của người học, chương trình áp dụng đổi mới ngay từ phương pháp dạy và học. Trong đó, giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, tạo môi trường học tập thân thiện cho HS. “Trên cơ sở đó, các em tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tựphát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân. Các em được rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng, kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển”, theo GS Nguyễn Minh Thuyết. [6]

Trên cơ sở năng lực chung và năng lực chuyên môn, trong dạy học Vật lí giáo viên cần chú ý rèn luyện cho HS những năng lực sau: - Năng lực tìm hiểu tự nhiên. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy vật lí. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ và kí hiệu vật lí. - Năng lực tính toán. - Năng lực thực hành vật lí. - Năng lực vận dụng.

1.1.4. Dạy học phát triển năng lực

Dạy học phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của quá trình này. Trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một giai đoạn (hay một quá trình) dạy học.

Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học phát triển năng lực là xác định và đo lường được “năng lực” đầu ra của HS, dựa trên mức độ làm chủ kiến thức, kỹ năng và thái độ của HS trong quá trình học tập.

Đặc điểm về mục tiêu: Chú trọng hình thành phẩm chất và năng lực thông qua việc hình thành kiến thức, kỹ năng; mục tiêu dạy học được mô tả chi tiết và có thể đo lường và đánh giá được. Dạy học để biết cách làm việc và giải quyết vấn đề.

Đặc điểm về nội dung dạy học: Nội dung được lựa chọn nhằm đạt được các mục tiêu năng lực đầu ra. Chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng vào thực tiễn. Nội dung chương trình dạy học có tính mở tạo điều kiện để người dạy và người học dễ cập nhật tri thức mới.

Đặc điểm về phương pháp tổ chức: - Người dạy chủ yếu đóng vai trò là người tổ chức, cố vấn, hỗ trợ người học chiếm lĩnh tri thức; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề. - Đẩy mạnh tổ chức dưới dạng các hoạt động, người học chủ động tham gia các hoạt động nhằm tìm tòi khám phá, tiếp nhận tri thức mới. - Giáo án được thiết kế có sự phân hóa theo trình độ và năng lực của người

học.

- Người học có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến, quan điểm và tham gia phản biện.

Đặc điểm về không gian dạy học: Không gian dạy học có tính linh hoạt, tạo không khí cởi mở thân thiện trong lớp học. Lớp học có thể trong phòng hoặc ở ngoài trời, trong công viên, bảo tàng… nhằm dễ dàng tổ chức các hoạt động nhóm.

Đặc điểm về đánh giá: Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả “đầu ra”, quan tâm tới sự tiến bộ của người học. Chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Ngoài ra một đặc điểm quan trọng đánh giá đó là: người học được tham gia vào quá trình đánh giá, nâng cao năng lực phản biện, một phẩm chất quan trọng của con người thời kì hiện đại.

Đặc điểm về sản phẩm giáo dục: - Tri thức người học có được là khả năng áp dụng vào thực tiễn. - Phát huy khả năng tự tìm tòi, khám phá và ứng dụng nên người học không bị phụ thuộc vào tài liệu, - Người học trở thành những con người tự tin năng động và có năng lực.

1.1.5. Đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực

1.1.5.1. Đánh giá năng lực

Đánh giá năng lực dựa trên việc miêu tả các sản phẩm đầu ra cụ thể, rõ ràng tới mức GV, HS và các bên liên quan đều có thể hình dung tương đối khách quan và chính xác về thành quả của HS sau quá trình học tập. Đánh giá năng lực cũng cho phép nhìn ra tiến bộ của HS dựa trên mức độ thực hiện các sản phẩm. 1.1.5.2. Phương pháp đánh giá năng lực

Trong đánh giá thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả mà còn chú ý cả quá trình học tập, tập trung đánh giá năng lực hành động, vận dụng thực tiễn,…

Sử dụng phối hợp các loại phương pháp và công cụ đánh giá như quan sát, thực hành, viết báo cáo, trình bày, làm bộ sưu tập, bài kiểm tra viết,… Cần quan tâm đánh giá các kĩ năng quan sát, tiến hành thí nghiệm, giải thích, vận dụng trong thực tiễn,…, các kĩ năng làm việc hợp tác, thái độ học tập (trung thực, tích cực, tự học,…) của HS. Tạo điều kiện để HS tự đánh giá kết quả học tập của mình và để các HS đánh giá kết quả học tập lẫn nhau.

Các phương pháp phải chú trọng đánh giá việc sử dụng kiến thức ở mức độ tư duy bậc cao, chuyển hóa, sáng tạo kiến thức, vận dụng kiến thức và sáng tạo trong thực hành.

Thực hành đánh giá năng lực là thực hiện tổng hợp những cách thức tiếp cận, khái niệm và đối tượng… vốn được coi là mâu thuẫn trong một hệ thống đánh giá: - Định tính/định lượng - Quá trình/tổng kết

- Quá trình/sản phẩm - Phương pháp truyền thống/hiện đại - Nhiều khung tham chiếu (tiêu chí, tiêu chuẩn tương đối, tiêu chuẩn, sản phẩm đầu ra…)

Tóm lại, đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực sẽ giúp các em nhận biết được những mặt mạnh, cải thiện được những mặt hạn chế, nhận ra sự tiến bộ cũng như thể hiện được khả năng của bản thân; khuyến khích, tạo hứng thú động cơ học tập không gây căng thẳng cho HS.

1.2. Tổ chức dạy học theo các nhóm hoạt động

Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 và Nghị quyết Quốc hội số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 đã yêu cầu chuyển mạnh quá trình giáo dục từ tập trung trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học. Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, chương trình giáo dục phổ thông mới phải được thiết kế và thực hiện trên cơ sở đổi mới đồng bộ các thành tố của quá trình dạy học: mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá, tổ chức-quản lí, cơ sở vật chất. Trong đó, mục tiêu, nội dung, PPDH và hoạt động đánh giá HS trong quá trình dạy học là những thành tố liên quan trực tiếp nhất đến chức năng và nhiệm vụ của GV.

Dạy học theo các nhóm hoạt động là dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Theo tinh thần này, GV không cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...

Để phát triển được năng lực tìm hiểu tự nhiên cho HS, mỗi chuyên đề, mỗi bài học nên được thiết kế và tổ chức theo các hoạt động cơ bản sau đây: - Hoạt động khởi động. - Hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Hoạt động luyện tập. - Hoạt động vận dụng. - Hoạt động tìm tòi mở rộng.

Quy trình hoạt động học tập mỗi bài đều theo 5 nhóm các hoạt động nhưng được thiết kế linh hoạt và hình thành các bước hoạt động để phù hợp với đặc điểm môn học và đặc điểm của nội dung từng bài. Mỗi hoạt động nhằm giải quyết tương đối trọn vẹn một vấn đề/chủ đề nghiên cứu khoa học hoặc học tập; thời lượng dành cho nghiên cứu, học tập mỗi vấn đề phụ thuộc vào đặc điểm của vấn đề đó. Sách giáo khoa truyền thống đã cố gắng trình bày mỗi vấn đề tương ứng với một bài học; dù nội dung học tập có tính khó, dễ, phức tạp khác nhau nhưng mỗi bài học đều được dành cho thời lượng tương ứng với một tiết học (45 phút) nên không thể dạy học theo đúng quy trình khoa học cho tất cả các bài. Mặt khác, nội dung sách giáo khoa truyền thống được biên soạn theo mô hình sách giáo khoa thuyết trình, chủ yếu là trình bày kiến thức, hầu như không có các hướng dẫn hoạt động học (vì được viết theo định hướng tiếp cận nội dung) và không chỉ ra được quy trình dạy học tương ứng với các phương pháp dạy học tích cực vì vậy. Sách giáo khoa mới hiện nay được viết theo hướng mỗi bài dưới dạng một kịch bản hoạt động; trong đó có phần hướng dẫn hoạt động của GV và HS; có phần trình bày kiến thức và phần luyện tập củng cố, vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng.

1.2.1. Hoạt động khởi động

Mục đích của hoạt động là tạo tâm lí vui vẻ, mối liên tưởng kiến thức; kích thích tính tò mò, tạo tình huống có vấn đề, xác định nhiệm vụ học tập, định hướng vào bài học mới.

Nội dung, phương thức hoạt động học chủ yếu là HS sẽ tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi, nhận xét, dự đoán… Sản phẩm học tập chủ yếu của hoạt động này sẽ là giả thuyết câu hỏi nhận thức, suy đoán dự kiến kế hoạch học bài mới…

Trong hoạt động này, GV cần hướng dẫn tiến trình khởi động của HS thông qua hoạt động cá nhân hoặc nhóm được tổ chức linh hoạt sao cho vừa giúp các

em huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân, vừa xây dựng được ý thức hợp tác, tinh thần học tập lẫn nhau trong HS. Việc trao đổi với GV có thể thực hiện sau khi đã kết thúc hoạt động nhóm.

1.2.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động này giúp HS hình thành kiến thức mới, tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề, rèn luyện và phát triển kĩ năng.

Nội dung, phương thức hoạt động học chủ yếu là HS có thể học theo SGK, sử dụng tư liệu dạy học; thay đổi những quan niệm sai, bổ sung những quan niệm chưa đầy đủ, lập luận, giải thích các khái niệm khoa học… GV có thể đặt các loại câu hỏi để HS tìm hiểu kiến thức liên quan trực tiếp đến các nội dung trong chủ đề hoặc câu hỏi sáng tạo khuyến khích các em tìm hiểu thêm kiến thức liên quan ngoài nội dung trình bày trong chủ đề.

Kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt động của HS thể hiện ở các sản phẩm học tập mà HS hoàn thành, HS sẽ thu được kiến thức mới: khái niệm, công thức, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. GV cần chốt kiến thức mới để HS chính thức ghi nhớ và vận dụng.

1.2.3. Hoạt động luyện tập

Mục đích của hoạt động này là yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được ở hoạt động hình thành kiến thức mới để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó GV đánh giá xem HS đã tiếp thu được kiến thức hay chưa và tiếp thu được ở mức độ nào. Ngoài ra hoạt động này còn chính xác hóa kiến thức, chuyển kiến thức thành tri thức, siêu nhận thức.

Trong hoạt động này, HS sẽ thực hành vận dụng kiến thức: làm theo yêu cầu của SGK, trả lời câu hỏi/bài tập/tình huống về nhận thức và siêu nhận thức… Hoạt động luyện tập có thể thực hiện cá nhân rồi qua đến hoạt động nhóm để HS học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp quá trình học tập hiệu quả hơn. Kết thúc hoạt động này, nếu cần, giáo viên cần giúp HS lĩnh hội cả về tri thức lẫn phương pháp, biết cách thức giải quyết vấn đề đặt ra trong hoạt động khởi động.

Sản phẩm học tập chủ yếu của hoạt động này là các kiến thức, kĩ năng đã được chính xác hóa, được kết nối, phát triển mở rộng qua các câu trả lời, lời giải 16

cho các câu hỏi, bài tập định hướng vận dụng giải quyết các vấn đề về nhận thức và thực tiễn.

1.2.4. Hoạt động vận dụng

Hoạt động này nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng; tăng cường ý thức và năng lực vận dụng kiến thức, tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể hiện giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia định, nhà trường và cộng đồng.

Với hoạt động này, HS thực hành vận dụng tri thức bằng việc thực hiện các yêu cầu của SGK để giải các bài tập, tình huống mô phỏng thực tế hoặc tình huống thực tế trong và ngoài nhà trường. HS có thể thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm, có thể thực hiện với bố mẹ, thầy cô giáo, bạn bè hoặc xã hội. Có những trường hợp hoạt động vận dụng được thực hiện ngày ởlớp học hay trong nhà trường…

Sản phẩm học tập chủ yếu của hoạt động này là câu trả lời, bài giải, sản phẩm thực hành, thủ công, bài viết, bài trình chiếu,... phản ánh kết quả vận dụng kiến thức kĩ năng đã lĩnh hội.

1.2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Mục đích của hoạt động này nhằm tăng cường ý thức tìm hiểu, ứng dụng kiến thức, năng lực nghiên cứu, sáng tạo; hiểu giá trị của việc học tập suốt đời, ngoài những kiến thức được học trong nhà trường còn rất nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học.

Để tham gia hoạt động này, HS cần nghiên cứu thêm tài liệu ngoài SGK, làm bài tập nghiên cứu, hoạt động trải nghiệm theo yêu cầu của SGK; tự đưa ra tình huống bài tập và tự giải quyết. GV giao cho HS những nhiệm vụ nhằm bổ sung kiến thức và hướng dẫn HS cách tìm những nguồn tài liệu khác, cung cấp cho HS nguồn sách tham khảo, nguồi tài liệu trên mạng… Phương thức hoạt động là làm việc cá nhân hoặc theo nhóm, chủ yếu làm ở nhà, GV cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều HS tham gia một cách tự nguyện, tích cực, hào hứng.

Sản phẩm học tập chủ yếu của hoạt động này có thể là tư liệu sưu tầm, bản báo cáo, sản phẩm nghiên cứu khoa học. 17

Quy trình 5 bước hoạt động nêu trên không cứng nhắc mà có thể được thiết kế và thực hiện linh hoạt, mềm dẻo. Trong một số trường hợp, các hoạt động có thể kết hợp với nhau hoặc bớt đi một, hai hoạt động tùy thep đặc trưng của từng lĩnh vực giáo dục, của từng chủ đề/bài học.

1.3. Năng lực tìm hiểu tự nhiên 1.3.1. Khái niệm

Cũng như một số năng lực khác, khó tìm được một định nghĩa cụ thể cho năng lực tìm hiểu tự nhiên. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu có thể thấy định nghĩa về năng lực khoa học có các biểu hiện gần giống với năng lực tìm hiểu tự nhiên (trong môn Vật lí) được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông Chương trình tổng thể. Theo OECD, năng lực khoa học là: - Kiến thức khoa học của một cá nhân và khả năng sử dụng kiến thức khoa học đó để nhận biết các câu hỏi, tiếp thu kiến thức mới, giải thích các hiện tượng khoa học và rút ra các kết luận có vấn đề; - Khả năng nhận dạng vấn đề và khả năng rút ra kết luận có cơ sở về các vấn đề liên quan đến khoa học; - Hiểu biết của cá nhân về đặc trừng của khoa học là một hình thái kiến thức và khoa học nghiên cứu của con người; - Nhận thức của cá nhân đó về những ảnh hưởng của khoa học và công nghệ tới đời sống, vật chất, tinh thần và văn hóa của con người; - Sự sẵn sàng tham gia vào các vấn đề liên quan đến khoa học với tư cách là một công dân có hiểu biết và tư duy khoa học. [3]

Như vậy theo quan điểm này, một người có năng lực tìm hiểu tự nhiên cần phải có các yếu tố sau: - Có kiến thức khoa học. - Hiểu những đặc tính của khoa học như là một dạng tri thức của loài người và là hoạt động tìm tòi khám phá của con người.

- Sử dụng kiến thức để xác định, chiếm lĩnh kiến thức mới, nhận ra được các vấn đề khoa học, giải thích hiện tượng khoa học và rút ra kết luận trên cơ sở chứng cứ về các vấn đề liên quan đến khoa học. - Nhận thực được vai trò của khoa học và công nghệ đối với việc hình thành môi trường văn hóa, tinh thần, vật chất. - Sẵn sàng tham gia như một công dân tích cực, vận dụng hiểu biết khhoa học vào giải quyết các vấn đề liên quan. Với môn Vật lí, kiến thức khoa học ở đây là kiến thức vật lí và kiến thức của một số các môn học có liên quan.

1.3.2. Các biểu hiện hành vi của năng lực tìm hiểu tự nhiên trong môn Vật lí

Các biểu hiện của năng lực tìm hiểu tự nhiên trong môn Vật lí, bao gồm: [2] a. Nhận thức khoa học tự nhiên

Nhận thức được kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình hệ vật lí; năng lượng và sóng; lực và trường; nhận biết được một số ngành, nghề liên quan đến vật lí; biểu hiện cụ thể là: - Nhận biết và nêu được các đối tượng, khái niệm, hiện tượng, quy luật, quá trình vật lí trong tự nhiên. - Trình bày được các hiện tượng, quá trình vật lí; đặc điểm, vai trò của các hiện tượng, quá trình vật lí bằng các hình thức biểu đạt: nói, viết, đo, tính, vẽ, lập sơ đồ, biểu đồ. - So sánh, lựa chọn, phân loại, phân tích được các hiện tượng, quá trình vật lí trong tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau. - Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình. - Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức hoặc lời giải thích; đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận. - Nhận ra được một số ngành nghề phù hợp với thiên hướng của bản thân. b. Tìm hiểu thế giới tự nhiên

Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học để kiểm tra các dự đoán, lí giải các chứng cứ, rút ra các kết luận; biểu hiện cụ thể là:

- Đềxuất vấn đềliên quan đến vật lí: Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức, kinh nghiệm đã có và dùng ngôn ngữcủa mình để biểu đạt vấn đề đã đềxuất. - Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu. - Lập kế hoạch thực hiện: Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra cứu tư liệu); lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu. - Thực hiện kế hoạch: Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết; giải thích, rút ra được kết luận và điều chỉnh khi cần thiết. - Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ được kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục. - Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp: Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu; đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu, nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp. c. Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học

Vận dụng kiến thức kỹ năng về khoa học tự nhiên vào thực tế để: - Giải thích, chứng minh được vấn đề thực tiễn. - Đánh giá, phản biện được ảnh hưởng của vấn đề thực tiễn. - Thiết kế được mô hình, lập được kế hoạch, đề xuất và thực hiện được một số phương pháp hay biện pháp mới. - Nêu được giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bền vững.

1.3.3. Các biện pháp phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên (trong môn Vật lí)

- Dạy học thông qua các hoạt động của HS: Dạy học bằng tổ chức chuỗi hoạt động tìm tòi, khám phá tự nhiên; rèn luyện được cho HS phương pháp nhận thức, kỹ năng học tập, thao tác tư duy; thực hành thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm trong môi trường tự nhiên, thực tiễn đời sống cá nhân và xã hội; tăng cường phối hợp hoạt động học tập cá nhân với học hợp tác nhóm nhỏ; kiểm tra, đánh giá, đặc biệt đánh giá quá trình được vận dụng với tư cách phương pháp tổ chức hoạt động học tập. Trong từng hoạt động, tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích các em tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển. - Xây dựng và sử dụng bài tập phát triển năng lực, đặc biệt quan tâm đến bài tập thực nghiệm và bài tập gắn với thực tiễn. Các bài tập này cũng là cơ hội để người học thực hiện các thao tác tư duy như phân tích, tổng thợp, so sánh, diễn dịch, quy nạp,… Các bài tập phát triển năng lực cần đảm bảo: + Phong phú, đa dạng và xuyên suốt chương trình vật lí. + Có tính hệ thống, logic. + Khai thác được đặc trưng, bản chất vật lí. + Đòi hỏi cao ở người học (Buộc người học phải sử dụng các thao tác tư duy một cách thành thạo). - Thường xuyên tổ chức cho học sinh thực hiện các dự án. Qua việc tập cho học sinh làm các dự án giúp phát triển ở học sinh: + Các kĩ năng điều tra gồm: quan sát, tập hợp mẫu, tập hợp thông tin từ các nguồn khác nhau để rút ra kết luận. + Từ những thông tin thu thập có cơ sở để hiểu rõ, bổ sung cho những điều học trong lí thuyết. + Tăng cường năng lực tham gia hoạt động cá nhân, tập thể.

+ Tạo thói quen suy nghĩ độc lập sáng tạo và tính kiên nhẫn trong quá trình thực hiện đề tài.

1.4. Một số kĩ thuật dạy học tích cực 1.4.1. Kĩ thuật chia nhóm

Khi tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, GV nên sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho HS, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp.

1.4.2. Kĩ thuật giao nhiệm vụ

- Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng: + Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào? + Nhiệm vụ là gì? + Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu? + Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu? + Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì? + Sản phẩm cuối cùng cần có là gì? + Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào? - Nhiệm vụ phải phù hợp với: mục tiêu hoạt động, trình độ HS, thời gian, không gian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị

1.4.3. Kĩ thuật đặt câu hỏi

Trong dạy học theo phương pháp cùng tham gia, GV thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới, để đánh giá kết quả học tập của HS; HS cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm GV và các HS khác về những nội bài học chưa sáng tỏ. Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS - GV và HS - HS. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càng nhiều; HS sẽ học tập tích cực hơn.

1.4.4. Kĩ thuật khăn trải bàn

HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn. Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm (4 hoặc 6 người.) Mỗi thành viên sẽ suy 22

nghĩ và viết các ý tưởng của mình (về một vấn đề nào đó mà GV yêu cầu) vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình. Sau đó thảo luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn”.

1.4.5. Kĩ thuật phòng tranh

Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm. - GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm. - Mỗi thành viên ( hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh. - HS cả lớp đi xem “ triển lãm’’và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung. - Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu.

1.4.6. Kĩ thuật động não

Động não là kĩ thuật giúp cho HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng ( nhằm tạo ra cơn lốc các ý tưởng). Động não có thể tiến hành theo các bước sau : - GV nêu câu hỏi hoặc vấn đề ( có nhiều cách trả lời) cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm. - Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt. - Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp. - Phân loại các ý kiến. - Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng - Tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận.

1.4.7. Kĩ thuật “ Trình bày một phút”

Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời HS đưa ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em và cho GV thấy được các em đã hiểu vấn đề như thế nào.

This article is from: