Những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học, hoạt động giáo dục nhất định: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Để đạt được mục tiêu về “chân dung” mới của người học, chương trình áp dụng đổi mới ngay từ phương pháp dạy và học. Trong đó, giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, tạo môi trường học tập thân thiện cho HS. “Trên cơ sở đó, các em tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân. Các em được rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng, kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển”, theo GS Nguyễn Minh Thuyết. [6] Trên cơ sở năng lực chung và năng lực chuyên môn, trong dạy học Vật lí giáo viên cần chú ý rèn luyện cho HS những năng lực sau: - Năng lực tìm hiểu tự nhiên. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy vật lí. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ và kí hiệu vật lí. - Năng lực tính toán. - Năng lực thực hành vật lí. - Năng lực vận dụng. 1.1.4. Dạy học phát triển năng lực Dạy học phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của quá trình này. Trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một giai đoạn (hay một quá trình) dạy học. 11