1 minute read

1.1.2. Năng lực

chúng ta có thể hiểu khái quát như sau: “Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước hình thành các năng lực cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra trong cuộc sống của mỗi người học một cách sáng tạo và hiệu quả”.

1.1.2. Năng lực

Advertisement

1.1.2.1. Khái niệm năng lực

Khái niệm năng lực (competency) có nguồn gốc La tinh “competentia”, có nghĩa là “gặp gỡ”. Ngày nay khái niệm năng lực được tìm hiểu nhiều nghĩa khác nhau.

Khái niệm về năng lực đã được rất nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực xã hội học, giáo dục học, triết học, tâm lý học, kinh tế học trong và ngoài nước đề cập đến. Tại Hội nghị chuyên đề về những năng lực cơ bản của Hội đồng châu Âu, sau khi phân tích nhiều định nghĩa vềnăng lực, F.E.Weinert kết luận: “Xuyên suốt các môn học “năng lực được thể hiện như một hệ thống khả năng, sự thành thạo những kĩ năng thiết yếu, có thể giúp con người đủ điều kiện vươn tới một mục đích cụ thể”. Cũng tại diễn đàn này, J.Coolahan cho rằng: “Năng lực được xem như là “những khả năng cơ bản dựa trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm, các giá trị và thiên hướng của một con người được phát triển thông qua thực hành giáo dục”.

F.E. Weinert cho rằng:“Năng lực là những khả năng và kỹ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội…và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt”. [8]

Theo Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2011): “Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động”. [1]

This article is from: