2 minute read

Kết luận chương 3

Kết luận chương 3

Qua việc tổ chức, theo dõi và phân tích diễn biến của các giờ thực nghiệm sư phạm, kết hợp với thu thập thông tin từ phiếu học tập của HS, cho HS làm bài kiểm tra và xử lí các bài kiểm tra theo kiểm định thống kê toán học tôi có những nhận xét sau: - Nhìn chung các tiến trình dạy học theo nhóm các hoạt động có tính khả thi. - Việc tổ chức các tình huống học tập từ thực tế cuộc sống đã kích thích hứng thú học tập ở HS, làm HS rất tích cực, tự giác học tập tìm hiểu. Trong quá trình học, HS đã được tự làm thí nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm rồi rút ra kết luận nên HS rất tự tin và kiến thức của bản thân. Qua đó hình thành tư duy logic, tư duy kĩ thuật và kĩ năng thực hành. - Qua hình thức tham gia nhóm các hoạt động, HS cũng bộc lộ được suy nghĩ của mình, điều này giúp HS biết được chỗ sai của mình để khắc phục. Đồng thời qua trao đổi, phát biểu ý kiến GV cũng kiểm soát được hoạt động nhận thức của HS để kịp thời khắc phục những khó khăn sai lầm của HS. - Qua phân tích thực nghiệm đã khẳng định: Tiến trình dạy học do luận văn soạn thảo đã nâng cao khá nhiều chất lượng dạy học. HS không chỉ nắm vững kiến thức vận dụng linh hoạt những kiến thức đó mà HS còn có những kĩ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, tôi nhận thấy vẫn còn một số mặt hạn chế: + Dạyhọc theo nhóm các hoạt động sẽ tốn nhiều thời gian hơn theo cách dạy truyền thống vì HS tự làm thí nghiệm, suy nghĩ đưa ra các dự đoán, trao đổi, thảo luận. + Tôi chỉ tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp có trình độ tương đương với đối tượng thực nghiệm không nhiều. Do đó đối tượng TNSP nằm trong một phạm vi rất hẹp nên cần phải tiếp tục thực nghiệm trên các đối tượng HS khác để chỉnh sửa cho tiến trình dạy học phù hợp với nhiều đối tượng HS khác nữa. + Hình thức phiếu học tập còn hạn chế là: Trong phiếu học tập chưa đề ra được các nhiệm vụ riêng để cho các cá nhân làm việc.

Advertisement

This article is from: