Sˇ 15+16 THÉNG 9.2013 ISSN 0868-3603
C• QUAN NG§N LUÜN CûA TÜP ßOÄN C§NG NGHIåP THAN - KHOÉNG SÅN VIåT NAM TI⁄NG NïI CûA C§NG NH¢N, CÉN Bó NGÄNH THAN - KHOÉNG SÅN
C∂m xÛc
t’tßÈc lÀp
tr™n Ɔt m·
CÔNG TY TNHH MTV VẬT TƯ, VẬN TẢI VÀ XẾP DỠ - VINACOMIN
XÍ NGHIỆP DẦU NHỜN
I SO 9001: 2008 * ISO/ TS 29001:2 007 * I S O/ I E C 17 02 5 :2 005 Địa chỉ: Phường Cẩm Tây - Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh Tel: 033.3864110 - 3863473 * Fax: 033.3862438 Email: cominlub@gmail.com Xí nghiệp đã sản xuất được gần 40 loại dầu nhờn các loại với sản lượng tiêu thụ trên 4.000 tấn / năm.
chuyển động
không
GIỚI HẠN
Các sản phẩm dầu nhờn cao cấp hiện đang sử dụng rộng rãi tại các đơn vị trong Tập đoàn cho máy móc sản xuất như: CAT 773E, 773F, HD465-7, 465-7R, 785-5, Volvo A40D,... Các sản phẩm dùng cho các máy móc thiết bị cơ điện vận tải: Dầu động cơ: Cominlub SAE 15W/40 API : CI4/CH4/CG4/Cf4 Dầu động cơ / thủy lực cao cấp: Cominlub SAE 10WMF Dầu truyền động: Cominlub SAE 80W/90EP API: GL5, Cominlub SAE 85W/140EP API: GI5 Dầu thủy lực cao cấp: AWH32, AWH46, AWH68, H32, H46, H68, H100. Các sản phẩm dùng cho giàn chống và cột chống trong khai thác hầm lò: Dầu nhũ thủy lực: Cominlub TL2 và Cominlub TL2A đang được sử dụng rộng rãi cho cột chống và giàn chống di động ở hầu hết các đơn vị khai thác than hầm lò trong tập đoàn như: ZH 1600, VINACANSAI, 2ANSH
thư Toà soạn
Gi∏ trfi cÒa
B
ạn đọc thân mến! Những ngày thu lịch sử lại về! Vào những ngày này, toàn dân tộc Việt Nam như được sống lại trong khí thế hào hùng giữa rợp trời cờ hoa, băng rôn khẩu hiệu chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Thành quả lớn lao nhất, vĩ đại nhất mà Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2- 9 đem lại là độc lập dân tộc, nền tảng của tự do, ấm no, hạnh phúc cho mỗi con người. Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 đã đưa Việt Nam từ một nước thuộc địa nghèo trở thành một Quốc gia độc lập, và lần đầu tiên có tên trên bản đồ thế giới. Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 cho chúng ta bài học lớn về tinh thần đại đoàn kết toàn dân, từ đó tiếp thêm nguồn trí tuệ và sức mạnh cho dân tộc ta trên mỗi chặng đường đã qua, chặng đường hôm nay và chặng đường phía trước. Từ hào khí của chiến thắng mùa thu lịch sử năm đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Đóng góp một phần không nhỏ vào bức tranh kinh tế - xã hội của đất nước hôm nay có bàn tay và khối óc của lớp lớp các thế hệ công nhân, cán bộ ngành Than – Khoáng sản Việt Nam. Với tinh thần “Kỷ luật và đồng tâm”, Tập đoàn của những người thợ mỏ giàu truyền thống đã vươn lên trở thành một trong những Tập đoàn kinh tế mạnh hàng đầu của đất nước, đảm nhận trọng trách là một trong 3 trụ cột an ninh năng lượng quốc gia.
ÆÈc lÀp,
t˘ do
Bạn đọc thân mến! Hoà chung hào khí tháng Tám và niềm vui đón Tết Độc Lập 2-9 của dân tộc, từ Vùng than đến khắp mọi miền trên dải đất hình chữ S, cán bộ công nhân viên chức Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đang sôi nổi thi đua lao động sản xuất, quyết tâm hoàn thành toàn diện kế hoạch năm 2013 – năm có vô vàn khó khăn. Là cơ quan ngôn luận của Tập đoàn, Tạp chí Than – Khoáng sản xác định phải luôn bám sát mọi diễn biến hoạt động của các đơn vị trong toàn Ngành; thông tin kịp thời tất cả các chủ trương lớn của Tập đoàn, cũng như các biện pháp, giải pháp tháo gỡ khó khăn, phấn đấu duy trì sản xuất ổn định, đảm bảo việc làm và thu nhập cho 140 vạn thợ mỏ. Bám sát tôn chỉ mục đích đó, trong số này, bạn đọc hãy cũng Tạp chí ôn lại những “Cảm xúc Tết Độc lập trên đất mỏ”. Cũng trong số này, Tạp chí tập trung phản ánh tinh thần đồng tâm, nỗ lực vượt khó cũng như cách làm sáng tạo trong khó khăn ở khắp các đơn vị trong Tập đoàn như “Than Hạ Long trang mới”; “Kho Vận Đá Bạc, vì mục tiêu xa hơn”, “Tiết kiệm điện ở Nam Mẫu, một công đôi việc”; cùng tìm hiểu và chia sẻ với cuộc sống vật chất, tinh thần phong phú của thợ Mỏ hôm nay qua các bài viết “Lợi ích doanh nghiệp song hành với trách nhiệm xã hội”, “Giữ chân thợ mỏ không chỉ bằng lương”, “Đêm Nhân Cơ” ... để chúng ta có thêm sức mạnh, có thêm động lực thi đua hoàn thành xuất sắc kế hoạch năm 2013 này. Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả số báo đặc biệt chào mừng Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh. Ban biên tập Tạp chí Than - Khoáng sản Việt Nam
VIåTNAM Tổng biên tập NGUYỄN THỊ HUYỀN Phó tổng biên tập NGUYỄN CAO THÂM P. Thư ký toà soạn HỒNG MINH Phụ trách phóng viên HÙNG HẢI Mỹ thuật NGUYỄN KHÁNH DUY Thiết kế HJ Creative Inc. www.hj-pro.com Chế bản PRINTOPIA VIETNAM
Toà soạn Trị sự
Toà soạn TẠP CHÍ THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM Tầng 7, toà nhà Tiền Phong, số 15 Hồ Xuân Hương, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội Tel 043 518 0473 - 043 518 1997 - 043 518 7619 Email: tapchitkv@vinacomin.vn Giấy phép hoạt động báo chí số 56/GP-BVHTT Phát hành mỗi tháng 2 kỳ vào các ngày 10 và 25 In tại Xưởng in Tạp chí Than - Khoáng sản Việt Nam Địa chỉ 36 Cát Linh, Hà Nội. Tel 043 848 9825
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
1
nÈi dung
contents
Sổ
15+16
Tiêu điểm 09 Thiếu tướng Phạm Ngọc Tuyển -
10
Tổng Giám đốc TCT Đông Bắc: “Việc thống nhất quản lý phù hợp với nhiệm vụ tổ chức lực lượng quân đội trong tình hình mới” Vinacomin gồng mình trong mưa bão
12 Kinh tế 16 Nỗ lực bảo vệ “điểm nóng vàng đen” Than Hạ Long trang mới!
32 Chuyện kỳ này Lách luật…
28 Thương hiệu 30 Anh có làm được không? 32 Bản lĩnh thợ hóa chất mỏ Vững vàng là nhà địa chất hàng đầu Vinacomin
38 Phóng sự ảnh Trên những tầng than
40 43 Gặp gỡ đối thoại 46 Nghiên cứu - trao đổi Phóng sự ghi chép
54 liêng của Cách mạng tháng Tám 55 Đêm Nhân Cơ 58 Đến “hẹn” lại lo
Du lịch mỏ than – Tại sao không?
74 Tình giai cấp
Cánh cửa sẽ không khép lại nếu còn hi vọng và cố gắng
77 An toàn môi trường Không để lặp lại nỗi đau
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 79 “Cần, kiệm” theo gương Bác 80 Sáng kiến nhỏ… hiệu quả không nhỏ 83 Nhìn ra thế giới
Những tuyệt tác ở xứ cát và nắng
87 Nhựa sống
Khúc mưa mùa hạ
88 Bạn đọc và tòa soạn
8 cách hay để bắt đầu một ngày làm việc
Xem chuyển máy ở âm 160 Khe Chàm
48 Đời sống xã hội “Tay máy” ghi lại thời khắc thiêng
trang b◊a MINH HỌA HOÀNG HIỆP THIẾT KẾ BÌA KHÁNH DUY
VINACOMIN REVIEW
Sˇ 15+16 THÉNG 9.2013 ISSN 0868-3603
C• QUAN NG§N LUÜN CûA TÜP ßOÄN C§NG NGHIåP THAN - KHOÉNG SÅN VIåT NAM TI⁄NG NïI CûA C§NG NH¢N, CÉN Bó NGÄNH THAN - KHOÉNG SÅN
C∂m xÛc
VIåTNAM
t’tßÈc lÀp
tr™n Ɔt m·
2
Sˇ 15+16
tin t¯c & s˘ ki÷n Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng biểu dương dự án nhà máy sản xuất Amon Nitrat đảm bảo tiến độ Đoàn công tác của Bộ Công Thương do đồng chí Vũ Huy Hoàng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng đoàn đã về kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án Nhà máy sản xuất Amon Nitrat do Tổng Công ty Hoá chất mỏ - Vinacomin làm chủ đầu tư. Tính đến nay, tổng khối lượng công việc cũng như công tác giải ngân của dự án đều đạt trên 50%. Trong đó, công tác san lấp mặt bằng đã hoàn thành; các công trình phụ trợ (đường nội bộ, xưởng cơ khí, tường rào bảo vệ, rãnh thoát nước...) đã hoàn thành đến 95%; hệ thống điện đã đưa vào sử dụng; riêng gói thầu nhà máy chính (gói thầu quan trọng nhất) đã hoàn thành thiết kế kỹ thuật, cơ bản hoàn thành thiết kế thi công, lắp đặt tuyến ống ngầm và các bồn chứa hóa chất... cũng đã đạt 50%. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành thử nghiệm từ tháng 9/2014. Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực của chủ đầu tư và các nhà thầu thi công cũng như sự phối hợp tạo điều kiện của chính quyền và các ngành chức năng tỉnh Thái Bình. Đồng thời, Bộ trưởng khẳng định đây là các dự án công nghiệp trọng điểm không riêng với ngành Công Thương mà với cả quốc gia. Khi đi vào hoạt động dự án sẽ hình thành nên tổ hợp công nghiệp lớn, đóng góp quan trọng vào sự phát triển KT-XH của tỉnh Thái Bình. Vì vậy các chủ đầu tư cần khắc phục khó khăn, tăng cường phối hợp với nhà thầu thi công và chính quyền địa phương đẩy nhanh tiến độ.
Hài hoà giữa lợi ích của Vinacomin và sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh Sáng ngày 9/8/2013, tại thành phố Hạ Long, Vinacomin đã có buổi làm việc với Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh. Tại buổi làm việc, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Phạm Văn Mật đã thông báo tình hình SXKD 6 tháng đầu năm, dự kiến thực hiện cả
năm 2013 và kế hoạch sản xuất năm 2014 của Tập đoàn, cùng những tồn tại vướng mắc và đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ giải quyết tháo gỡ. Theo đó, do giá bán than thấp, giá thành sản xuất cao, thuế xuất khẩu tăng...vv nên dự kiến than tiêu thụ năm 2013 chỉ đạt khoảng 39 triệu tấn, giảm 4 triệu tấn so với kế hoạch đầu năm, các đơn vị của Vinacomin sẽ phải giảm sản lượng từ 10-22% so với kế hoạch năm. Chủ tịch HĐTV Trần Xuân Hòa và Tổng Giám đốc Lê Minh Chuẩn đã phát biểu làm rõ hơn các khó khăn của Tập đoàn như việc điều chỉnh quy hoạch phát triển Ngành Than, các vấn đề về cơ chế chính sách, quy hoạch đổ thải, cấp phép thăm dò, khai thác, bồi thường GPMB, công tác phối hợp bảo vệ tài nguyên ranh giới mỏ...vv, quan điểm của Vinacomin về cùng với tỉnh Quảng Ninh trong vấn đề phát triển hài hòa về sản xuất, môi trường và an sinh xã hội. Đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đọc khẳng định đóng góp rất lớn của Vinacomin đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh và chia sẻ những khó khăn hiện nay của Tập đoàn. Quan điểm nhất quán của Tỉnh là “khó khăn, vướng mắc của Ngành Than cũng là của Quảng Ninh. Tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành phối hợp chặt chẽ với Vinacomin giải quyết, tháo gỡ thường xuyên, kịp thời các vấn đề nảy sinh. Tỉnh Quảng Ninh cũng thống nhất cùng với Vinacomin báo cáo các Bộ và Chính phủ điều chỉnh quy hoạch Ngành Than và các vấn đề về cơ chế chính sách như thuế, giá bán than...vv. Đồng thời tiếp tục hỗ trợ về cơ chế, đất đai để xây dựng nhà ở công nhân. Về chiến lược lâu dài, UBND tỉnh đề nghị Vinacomin đầu tư phát triển công nghệ sản xuất hiện đại, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả SXKD, nâng cao thu nhập và chăm lo nhiều hơn nữa đến đời sống người lao động, nhất là thợ lò; tăng cường các biện pháp quyết liệt để giảm TNLĐ, đảm bảo an toàn trong sản xuất. Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề xuất duy trì làm việc với Vinacomin định kỳ 6 tháng/lần và yêu cầu các sở, ban ngành tạo điều kiện tháo gỡ vướng mắc phát sinh hàng tháng trên tinh thần hài hòa giữa lợi ích của Tập đoàn và sự phát triển của Tỉnh.
Vinacomin trong tháng 7, lũy kế 7 tháng đã được các Ban chuyên môn Tập đoàn tổng hợp, báo cáo chi tiết. Theo đó, trong tháng 7, hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinacomin chịu tác động lớn của thời tiết. Song, do có sự chủ động, quyết liệt trong công tác phòng chống mưa bão, có phương án đổ thải, bảo vệ mỏ hợp lý nên nhìn chung sản xuất tại các đơn vị vẫn đảm bảo ổn định. Kết quả cụ thể như sau, sản lượng than nguyên khai khai thác tháng 7 đạt 2,9 triệu tấn; 7 tháng đạt 25,7 triệu tấn; đất đá bóc xúc đạt 105 triệu mét khối, đào lò 205.000 mét, trong đó đào lò XDCB là 31.600 mét, doanh thu luỹ kế đến hết tháng 7 là 54.747 tỷ đồng. Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ không khả quan, sản lượng tiêu thụ tháng 7 đạt thấp nhất từ đầu năm đến nay, ở mức 2,1 triệu tấn; trong đó tiêu thụ nội địa là 1,850 triệu tấn, xuất khẩu là 250.000 tấn. Tính chung 7 tháng, toàn Tập đoàn tiêu thụ 23,7 triệu tấn, bằng 55% kế hoạch năm. Do vậy, việc cân đối tài chính của Tập đoàn tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, công tác an toàn đang đặt ra nhiều vấn đề. Mặc dù Tập đoàn hết sức chú trọng từ khâu đào tạo, tuyên truyền, kiểm tra giám sát cũng như thường xuyên cảnh báo các nguy cơ có thể xảy ra nhưng trong thời gian qua vẫn để xảy ra nhiều sự cố nghiêm trọng. Dự báo trong tháng 8, thời tiết mưa bão còn diễn biến phức tạp. Tập đoàn yêu cầu các đơn vị sớm có biện pháp đảm bảo sản xuất an toàn. Về công tác điều hành sản xuất, lãnh đạo Tập đoàn chỉ đạo điều hành sản xuất phù hợp với tình hình thực tế, ưu tiên đơn vị có giá thành sản xuất thấp, tăng cường công tác chế biến, kiểm soát chặt chẽ than đầu nguồn, tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ... Trong khó khăn, Tập đoàn yêu cầu các đơn vị siết chặt quản trị chi phí, làm tốt các chỉ tiêu công nghệ kỹ thuật... Tổng giám đốc Lê Minh Chuẩn nhấn mạnh, cần rà soát lại hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là các dự án mỏ sau điều chỉnh một cách chặt chẽ, cẩn trọng vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của Vinacomin sau này. Ngoài ra, cần tăng cường phối hợp tốt với các cơ quan, chính quyền địa phương để kiểm tra, bảo vệ, quản lý chặt chẽ tài nguyên trong ranh giới mỏ; ngăn chặn khai thác, vận chuyển than trái phép trong phạm vi ranh giới mỏ được giao quản lý và quá trình khai thác, sàng tuyển chế biến, vận chuyển tiêu thụ than; đảm bảo duy trì sản xuất ổn định các khối cơ khí, khoáng sản, điện, vật liệu nổ công nghiệp... góp phần hoàn thành kế hoạch chung của tháng 8 và quý III.
Sản lượng tiêu thụ than đạt thấp, cân đối tài chính tiếp tục gặp khó khăn Tại Hội nghị Giao ban trực tuyến điều hành sản xuất tháng 8 do Tổng giám đốc Tập đoàn Lê Minh Chuẩn chủ trì mới đây, bức tranh sản xuất kinh doanh chung của
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
3
tin t¯c & s˘ ki÷n
Bộ Công thương ban hành quy định về điều kiện kinh doanh, xuất khẩu than Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 14/2013/TT-BCT quy định về điều kiện kinh doanh than và Thông tư 15/2013/TT-BCT quy định về xuất khẩu than. Trong đó, Bộ Công Thương quy định, chỉ doanh nghiệp mới được phép kinh doanh, xuất khẩu than. Cụ thể, theo thông tư 14/2013/TT-BCT, doanh nghiệp kinh doanh than phải được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh than. Doanh nghiệp kinh doanh than tùy thuộc hoạt động kinh doanh cụ thể phải đảm bảo các điều kiện sau: Sở hữu hoặc thuê địa điểm kinh doanh, phương tiện vận tải, phương tiện bốc rót, kho bãi, bến cảng, phương tiện cân, đo khối lượng than để phục vụ hoạt động kinh doanh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ theo các quy định hiện hành. Đồng thời, phương tiện vận tải phải có trang bị che chắn chống gây bụi, rơi vãi, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông. Địa điểm, vị trí các cảng và bến xuất than, nhận than phải phù hợp với quy hoạch bến cảng của địa phương, có kho chứa than, có trang thiết bị bốc rót lên phương tiện vận tải đảm bảo an toàn, có biện pháp bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, kho trữ than, trạm, cửa hàng kinh doanh than phải có ô chứa riêng biệt để chứa từng loại than khác nhau; vị trí đặt phải phù hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương, bảo đảm các yêu cầu về môi trường, trật tự an toàn giao thông theo quy định hiện hành. Đối với than tự cháy phải có biện pháp, phương tiện phòng cháy-chữa cháy được cơ quan phòng cháy-chữa cháy địa phương kiểm tra và cấp phép. Ngoài ra, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán than, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ kinh doanh than phải có chứng chỉ hành nghề được cấp theo các quy định hiện hành. Bộ Công Thương nhấn mạnh, doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh than có nguồn gốc hợp pháp. Về thủ tục xuất khẩu than, theo Thông tư
4
Sˇ 15+16
15/2013/TT-BCT, than chỉ được phép xuất khẩu khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: Đã qua chế biến và đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc tương đương tiêu chuẩn chất lượng theo quy định; có nguồn gốc hợp pháp; đảm bảo các quy định khác (nếu có) theo sự điều hành của Chính phủ về hoạt động xuất nhập khẩu từng thời kỳ. Bộ Công Thương quy định, doanh nghiệp khi làm thủ tục xuất khẩu than, ngoài các chứng từ theo quy định của Hải quan, cần phải xuất trình phiếu phân tích mẫu để xác nhận sự phù hợp về tiêu chuẩn, chất lượng của lô than xuất khẩu, do một phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS cấp và hồ sơ chứng minh nguồn gốc của than xuất khẩu. Khi làm thủ tục thông quan, nếu có cơ sở nghi vấn lô hàng than xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng, Hải quan cửa khẩu có quyền cho thông quan, đồng thời, tiến hành lập Biên bản và lấy lại mẫu than để kiểm tra. Bộ Công Thương nêu rõ, việc kiểm tra phải do một phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS thực hiện. Nếu kết quả kiểm tra khẳng định sự nghi vấn là có cơ sở thì doanh nghiệp xuất khẩu phải bị xử phạt hành chính theo quy định hiện hành và chịu các chi phí thử nghiệm. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy lô hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định thì chi phí thử nghiệm do Hải quan cửa khẩu chịu. Cả 2 Thông tư trên đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2013.
Lãnh đạo Tập đoàn kiểm tra các dự án môi trường
Vừa qua, Phó Tổng Giám đốc Vinacomin Vũ Thành Lâm đã có buổi làm việc với Công ty TNHH 1 TV Môi trường và Tổng Công ty Đông Bắc về việc thực hiện các dự án môi trường. Theo báo cáo của hai đơn vị về các dự
án môi trường đã thực hiện trong năm 2013, Công ty môi trường thực hiện 12 dự án và Tổng Công ty Đông Bắc thực hiện 2 dự án. Sau khi nghe các đơn vị báo cáo tiến độ thực hiện các dự án và các khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện, Phó Tổng Giám đốc chỉ đạo phải nhanh chóng giải quyết các vướng mắc và yêu cầu các đơn vị cũng như các bên liên quan cần tăng cường công tác quản lý, giám sát thi công, đảm bảo chất lượng, tiến độ các dự án phục vụ kịp thời sản xuất, nâng cao hiệu quả SXKD của các đơn vị khu vực Cẩm Phả. Đồng thời, Phó Tổng Giám đốc và Đoàn công tác đã đi kiểm tra hiện trường thi công 3 dự án tại Cẩm Phả là “Tuyến đường tránh bãi thải Đông Bắc Cao Sơn đường Bàng Nâu Khe Dây” trị giá 109,179 tỷ đồng do Công ty Cảng - Tổng Công ty Đông Bắc thi công; dự án “Trạm xử lý nước thải mỏ Cao Sơn (1.200m3/h) giai đoạn 1” trị giá 40,344 tỷ đồng và dự án “Nhà máy xử lý và tái chế chất thải công nghiệp nguy hại” trị giá 173 tỷ đồng do Công ty Môi trường thi công. Trong đó, dự án Nhà máy xử lý và tái chế chất thải công nghiệp nguy hại là công trình đang được Công ty Môi trường tập trung xây dựng trên diện tích 8,7 ha do Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định phê duyệt.
Vinacomin triển khai nhiệm vụ công tác đào lò XDCB các tháng cuối năm 2013 Mới đây, tại Công ty CP Than Hà Lầm, Tập đoàn tổ chức Hội nghị sơ kết công tác đào lò XDCB 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ các tháng cuối năm 2013 dưới sự chủ trì của Phó Tổng Giám đốc Phạm Văn Mật. Nhìn chung, kết quả đào lò XDCB 6 tháng đầu năm 2013 không cao. Theo báo cáo, toàn Tập đoàn đào được 27.046m/64.354m, bằng 42% kế hoạch năm, bằng 92,9% so với cùng kỳ năm 2012, giảm 2.070 m. Các đơn vị thực hiện đạt và vượt 100% kế hoạch 6 tháng đầu năm là Than Hà Lầm, Mông Dương, Hòn Gai, Quang Hanh. Về Hội thi đào lò nhanh Tập đoàn năm 2013, tính đến hết tháng 7 đã có 4 đơn vị hoàn thành với kết quả khả quan: Than Hà Lầm đạt 151m; Hầm lò 2 đạt 151,5m; Mạo Khê 122,5m; Vàng Danh 145,1m... góp phần tăng tiến độ đào lò Dự án khai thác xuống sâu dưới mức -50 mỏ Hà Lầm. 5 tháng còn lại,Tập đoàn phấn đấu thực hiện 32.718m đào lò XDCB. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Tổng Giám đốc Lê Minh Chuẩn nhấn mạnh, Tập đoàn đặc biệt quan tâm đến tiến độ đào lò, tuy nhiên công tác đào lò còn nhiều bất cập, các dự án đào lò chưa đảm bảo tiến độ. Tổng Giám đốc yêu cầu các đơn vị chấp hành nghiêm chỉ đạo phân công vùng sản xuất, phối hợp tốt hơn nữa giữa các đơn vị với hai công ty đào lò của Tập đoàn để đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, để đẩy nhanh tiến độ đào lò, các đơn vị cần xây dựng kế hoạch phát triển mỏ, chủ động trong việc tổ chức sản xuất tại đơn vị mình cho phù hợp với từng thời điểm và từng dự án...
trình học tập và công bố từ ngày 01/8/2013, các em chính thức là CNCB của Than Núi Béo. Đồng chí mong muốn các em luôn phấn đấu học tập, tu dưỡng để làm chủ công nghệ, trở thành lớp thợ lò có đầy đủ trình độ về năng lực chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu của dự án xây dựng mỏ hầm lò Núi Béo hiện đại - thân thiện với môi trường./.
Thành công Hội thi ATVSV giỏi VIMICO Thực hiện Nghị quyết liên tịch số 26/NQLTVINACOMIN-CĐTKV của Tập đoàn về tổ chức Hội thi ATVSV giỏi năm 2013, sau hơn 3 tháng tổ chức Hội thi cấp cơ sở với sự tham gia của 113 thí sinh, đại diện cho hơn 500 ATVSV, Tổng Công ty Khoáng sản đã lựa chọn được 24 thí sinh xuất sắc nhất về tham dự hội thi cấp Tổng Công ty được tổ chức trong hai ngày 29 và 30/7/2013, tại thị trấn SaPa tỉnh Lào Cai. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nhiều tiết mục, tình huống dự thi đã phản ánh khá chân thực công tác ATVSLĐ của từng đơn vị và khái quát thành các bài học có ý nghĩa thực tiễn cao. Ban giám khảo đã thực hiện nghiêm túc Quy chế Hội thi, làm việc cẩn trọng, khoa học và công tâm. Kết quả, có 10 thí sinh đạt danh hiệu ATVSV xuất sắc; 10 thí sinh đạt danh hiệu ATVSV giỏi. Hội thi cũng đã lựa chọn được 3 thí sinh tiêu biểu nhất tham gia Hội thi ATVSV giỏi cấp Tập đoàn năm 2013. Cơ cấu giải thưởng như sau: Nhất toàn đoàn: Công ty Mỏ tuyển đồng Sin Quyền Lào Cai; Nhì: Công ty Luyện đồng Lào Cai; Giải Ba: Công ty TNHH MTV Kim loại màu Thái Nguyên và Công ty CP Kim loại màu Nghệ Tĩnh.
Than Núi Béo ký hợp đồng đào tạo lớp thợ lò đầu tiên Mới đây, Công ty Cổ phần Than Núi Béo Vinacomin phối hợp với Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm đã tổ chức buổi gặp mặt và ký hợp đồng đào tạo lớp thợ lò đầu tiên phục vụ dự án khai thác hầm lò mỏ Núi Béo. Công tác đào tạo thợ lò được lãnh đạo Công ty than Núi Béo rất chú trọng, quan tâm ngay từ khi bắt đầu khởi công Dự án khai thác hầm lò. 46 học viên của khóa học đầu tiên chính là sự nỗ lực của Công ty trong việc phối hợp với Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm và các địa phương trong việc tuyên truyền, tuyển sinh, ký kết hợp đồng đào tạo theo đúng trình tự của pháp luật. Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Tuấn Dũng - Phó giám đốc Công ty thông báo cụ thể các quyền lợi mà học viên được hưởng trong quá
Trao giấy chứng nhận cho 25 Bí thư chi đoàn giỏi cấp Đoàn Than Sau 2 buổi thi tại Cụm Uông Bí - Mạo Khê, Cụm Hạ Long, sáng ngày 25/7/2013, tại hội trường Công ty Vật tư, Vận tải và Xếp dỡ Vinacomin, Đoàn Than Quảng Ninh đã tổ chức Hội thi Bí thư chi đoàn giỏi cụm Cẩm Phả và bế mạc Hội thi. Theo đánh giá của đồng chí Lê Quang Thành - Bí thư Đoàn Than Quảng Ninh, Hội thi năm nay đã được chuẩn bị công phu về nội dung, đổi mới về hình thức, chất lượng thí sinh dự thi cao, mang lại ý nghĩa giáo dục đối với đội ngũ
cán bộ Đoàn và ĐVTN. Đặc biệt, phần xử lý tình huống, các thí sinh dự thi phải trả lời gắn với các hoạt động thực tiễn mà các chi đoàn đã và đang triển khai ở cơ sở... Có được kết quả trên chính là nhờ sự nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng của BTC Hội thi, sự tích cực tham gia của các Đoàn cơ sở, tinh thần tìm tòi sáng tạo và đầu tư cả công sức và trí tuệ của các thí sinh tham gia Hội thi ở cả 3 vùng. Kết thúc hội thi, BTC đã trao giấy chứng nhận Bí thư chi đoàn giỏi cấp Đoàn Than cho 25 thí sinh, 8 thí sinh đạt giỏi xuất sắc. Đặc biệt, BTC đã trao giải thí sinh thể hiện phần thi tình huống xuất sắc nhất cho Nguyễn Cẩm Thúy thuộc ĐTN Công ty Tuyển Than Cửa Ông.
Tuyên dương thành tích Đội bóng đá Than Quảng Ninh Sau khi Đội Than Quảng Ninh thi đấu thành công ở Giải hạng Nhất Quốc gia - Eximbank 2013, xếp thứ Nhì và chính thức thăng hạng V-League mùa bóng 2014; Công ty Tuyển than Cửa Ông đã tổ chức tổng kết và tuyên dương thành tích của Đội. Tham dự Lễ tuyên dương có đồng chí Lê Minh Chuẩn - Tổng Giám đốc và các đồng chí lãnh đạo Tập đoàn; bà Vũ Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cùng lãnh đạo các ban ngành của Tỉnh; ông Nguyễn Trọng Hỷ - Chủ tịch LĐBĐ Việt Nam; lãnh đạo Thành phố Cẩm Phả; lãnh đạo các doanh nghiệp thuộc Vinacomin; Công ty Tuyển than Cửa Ông và toàn thể Ban huấn luyện, cầu thủ Đội Than Quảng Ninh. Tại buổi lễ, Tổng Giám đốc Lê Minh Chuẩn đã chúc mừng, biểu dương thành tích của TQN, đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của BHL và các cầu thủ
và hứa Vinacomin sẽ tiếp tục quan tâm cao hơn, hiệu quả hơn cho đội bóng. Tổng Giám đốc cho rằng ngoài sự hỗ trợ của Vinacomin, rất cần sự chỉ đạo, hỗ trợ của tỉnh Quảng Ninh, sự ủng hộ, chia sẻ của các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh để Than Quảng Ninh thi đấu tốt trong mùa giải V-League sắp tới, góp phần quảng bá thương hiệu, hình ảnh của Vinacomin và tỉnh Quảng Ninh. Biểu dương thành tích của Đội bóng, UBND tỉnh QN đã trao tặng bằng khen cho tập thể Đội, cá nhân HLV trưởng Đinh Cao Nghĩa và cầu thủ xuất sắc Vũ Minh Tuấn. Ngoài tiền thưởng cho TQN tại trận thắng 3-0 trước XSKT Cần Thơ, tại hội nghị tuyên dương, Công ty CP bóng đá chuyên nghiệp VN thưởng 500 triệu đồng, Vinacomin thưởng 300 triệu đồng, UBND thành phố Cẩm Phả thưởng 20 triệu đồng, Công ty TT Cửa Ông thưởng 100 triệu đồng. Ngoài ra, Đội bóng còn nhận nhiều phần thưởng giá trị của Sở VHTT&DL, Công đoàn TKV, Đoàn Than Quảng Ninh và các doanh nghiệp...vv.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
5
tin t¯c & s˘ ki÷n Động thổ dự án khai thác hầm lò Mỏ Khe Chàm II-IV Vừa qua, tại mặt bằng +35 khu khoáng sàng Khe Chàm, Công ty Than Hạ Long đã tổ chức lễ động thổ Dự án đầu tư khai thác Hầm lò mỏ Khe Chàm II-IV. Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ Khe Chàm II-IV được khai thông bằng 3 giếng đứng kết hợp với các lò xuyên vỉa ở 2 tầng khai thác. Tầng trên khai thác từ mức 60/ -350 và mức dưới khai thác từ -350/-500; trong đó giếng chính được đào từ mức +35/500 chiều dài 535 mét; giếng phụ từ mức +35/-500 chiều dài 570 m; giếng thông gió từ mức +95/-150, chiều dài 255 m. Dự án có công suất thiết kế 3,5 triệu tấn than/năm với tổng mức đầu tư trên 12.500 tỷ đồng. Mỏ Khe Chàm II-IV được thiết kế với tiêu chí: Mỏ sạch, Mỏ an toàn, Mỏ hiện đại, Mỏ tiết kiệm tài nguyên, Mỏ sản lượng cao, Mỏ ít người được thiết kế lựa chọn theo tiêu chuẩn châu Âu, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong khai thác đối với tất cả các khu vực có điều kiện cho phép. Tới dự và phát biểu tại buổi lễ động thổ, Phó Tổng giám đốc Vũ Thành Lâm chỉ đạo, Dự án khai thác mỏ Khe Chàm II-IV là một mỏ hầm lò mở vỉa bằng giếng đứng với công suất lớn nhất Việt Nam được Vinacomin giao cho Công ty TNHH MTV than Hạ Long - Vinacomin làm chủ đầu tư. Đó là niềm tự hào của Thợ mỏ Than Hạ Long song cũng là trách nhiệm vô cùng lớn lao vì đây là Dự án có nhiều cái nhất: công suất lớn nhất, vốn đầu tư lớn nhất, xuống sâu nhất, mỏ hiện đại nhất. Vì vậy, chủ đầu tư và các nhà thầu phải hợp tác chặt chẽ, tập trung chỉ đạo, tổ chức học hỏi, rút kinh nghiệm từ các dự án của các đơn vị bạn, các chuyên gia trong công tác đào lò, quản lý dự án để hoàn thành đúng tiến độ của Dự án, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, xứng đáng với sự tin tưởng của lãnh đạo Tập đoàn.
Dừng xuất khẩu nhiều loại than từ năm 2015 Theo Thông tư quy định về xuất khẩu than do Bộ Công Thương ban hành có hiệu lực từ ngày 18/7/2013, từ năm 2015, sẽ dừng xuất khẩu đối với loại than cám 6 tại các mỏ Hòn Gai - Cẩm Phả, Mạo Khê, Uông Bí - Nam Mẫu - Vàng Danh. Các loại than cám 4, cám 5 tại các mỏ nói trên sẽ dừng xuất khẩu từ năm 2016 trở đi. Đồng thời, việc xuất khẩu than cám 1, cám 2, cám 3; than cục các loại cỡ hạt 6-100mm, 15-100mm và 6-90mm tại các mỏ Hòn Gai - Cẩm Phả, Uông Bí - Nam Mẫu Vàng Danh cũng sẽ bị hạn chế từ sau năm 2015. Nguồn than chủ yếu của Việt Nam tập trung
6
Sˇ 15+16
tại bể than Đông Bắc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và các vùng ven biển Đồng bằng Bắc Bộ với tổng trữ lượng than cả nước (kết quả khảo sát năm 2010) ước khoảng gần 49 tỷ tấn. Bộ Công Thương, mới đây, cũng nhận định tỷ trọng than lộ thiên đang giảm dần, điều kiện khai thác các hầm lò ngày càng xuống sâu. Trong những năm tới, dự kiến Việt Nam sẽ phải nhập khẩu các loại than cám 5 để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất điện, xi măng. Theo Quy hoạch phát triển điện 7, Chính phủ giao Vinacomin làm đầu mối nhập khẩu than cho sản xuất điện với mục tiêu đến năm 2015 nhập khẩu 10 triệu tấn than và đến năm 2020 nhập 65 triệu tấn.
Dự án mỏ Bình Minh phấn đấu ra than vào dịp 12/11 Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Phạm Văn Mật và các Ban liên quan vừa đi kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án khai thác xuống sâu dưới mức -75 mỏ Bình Minh - Xí nghiệp than Thành Công. Tại Phân xưởng Đào lò 2, Đoàn công tác đã nghe Xí nghiệp than Thành Công và Công ty than Hòn Gai báo cáo tiến độ thi công dự án; đi kiểm tra hiện trường tại đường lò xuyên vỉa mức -220 và một số hạng mục của dự án. Đoàn công tác lưu ý trong quá trình thi công phải đảm bảo các biện pháp an toàn, đo khí, thông gió, thoát nước, công tác vệ sinh công nghiệp... và khẩn trương triển khai lắp đặt hệ thống tời chở người trong hầm lò, giải quyết kịp thời các vướng mắc, không để ách tắc trong sản xuất, đảm bảo tiến độ thi công. Dự án khai thác xuống sâu dưới mức -75 mỏ Bình Minh - Xí nghiệp than Thành Công là một dự án trọng điểm của Than Hòn Gai có công suất thiết kế là 1 triệu tấn than/năm. Dự án được Công ty than Hòn Gai đăng ký thực hiện mục tiêu thi đua trong năm 2013 với Tập đoàn, tiến độ phấn đấu sẽ ra tấn than đầu tiên tại mức -121÷ -85 lò chợ vỉa 7 vào dịp kỷ niệm 77 năm ngày Truyền thống công nhân Vùng Mỏ - Truyền thống Ngành Than (12/11/1936 12/11/2013).
Hợp tác đào tạo giữa VINACOMIN và Trường Đại học Queensland Mới đây, tại văn phòng Tập đoàn, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Đặng Thanh Hải và lãnh đạo Ban Lao động - Tiền lương, Ban Hợp tác quốc tế và Trường Quản trị Kinh doanh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Brett Cunningham, Phó Viện trưởng SMI - Trường Đại học Queensland. Tại buổi làm việc, PTGĐ Đặng Thanh Hải đã giới thiệu về các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn và nhu cầu của Vinacomin trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên thông qua công tác đào tạo hiện nay. Về phía Trường Đại học Queensland, ông Brett cũng đã giới thiệu về năng lực, kinh nghiệm và mong muốn hợp tác đào tạo với Vinacomin về các lĩnh vực là thế mạnh của SMI như khai thác, chế biến khoáng sản, quản lý khí mỏ, quản lý nước và môi trường. Hai bên đã trao đổi thẳng thắn những thuận lợi, khó khăn về các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như về đào tạo cán bộ trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều bất ổn. SMI và Vinacomin nhất trí sẽ cùng hợp tác và triển khai các hoạt động đào tạo trong các lĩnh vực mà SMI có thế mạnh và Vinacomin có nhu cầu. Trước mắt, hai bên sẽ xem xét hợp tác đào tạo chương trình Tiến sỹ, thạc sỹ cho cán bộ của Vinacomin học tại Đại học Queensland và chương trình đào tạo cán bộ quản lý cấp cao về khai thác hầm lò và chế biến khoáng sản. Trường Queensland sẽ cân nhắc việc cấp học bổng đào tạo tiến sỹ cho cán bộ của Tập đoàn.
Thực hiện Quyết định số 1328/QĐ-Vinacomin ngày 17 /7 /2013 của Hội đồng thành viên Tập đoàn, từ ngày 1/8/2013, Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò II - Vinacomin chuyển đổi thành Chi nhánh Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò II - TKV (Viết tắt là Công ty Xây dựng mỏ hầm lò II - TKV). Địa chỉ: Số 969, đường Bạch Đằng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Điện thoại: 033.3851741, Fax: 033.3851454, MST: 5700100256040, TK: 102010000225450 tại ngân hàng TMCPCT Việt Nam, chi nhánh Uông bí - Quảng Ninh. Giám đốc: Phạm Công Hương.
VinacominnhÀngi∂ith≠Îng
t
KHOÅNVAY
t›ndÙngti™ubi”u
rong Lễ trao giải Trade Finance Awards năm 2013 Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Khách sạn The Hilton Hotel, Singaporere, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) được trao giải thưởng “Khoản vay tín dụng xuất khẩu tiêu biểu năm 2012”- ECA - Backed Finance. ECA - Backed Finance thuộc gói giải thưởng Deals of the Years 2012 của Tạp chí Trade Finance nhằm trao tặng cho các thoả thuận thu xếp tài chính mang tính sáng tạo và đạt được hiệu quả kinh tế lớn trong năm qua. Quá trình bầu chọn giải thưởng này được tiến hành hết sức khách quan, nghiêm túc. Thời gian tiến hành bình chọn giải thưởng được thực hiện trong nửa đầu tháng 4 hàng năm. Kết quả được tổng hợp dựa trên bình chọn hợp lệ của khách hàng có trừ đi các sai số cần thiết, để đảm bảo tính công bằng, và được đăng tải trên tạp chí Trade Finance phát hành vào tháng 6 vừa qua. Tại Lễ trao giải, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Biên đại diện cho lãnh đạo Tập đoàn đã được Ban tổ chức trân trọng mời lên nhận giải thưởng “Khoản vay tín dụng xuất khẩu tiêu biểu năm 2012 - ECA - Backed Finance cho Hợp đồng tín dụng vay 300 triệu USD để tài trợ Dự án tổ hợp bô xít nhôm Lâm Đồng”. Thoả thuận tài trợ vốn cho dự án Tổ hợp bô - xít nhôm Lâm Đồng có thời hạn 13 năm 3 tháng giữa Vinacomin và Citibank. Khoản vay này được bảo lãnh bởi
n®m2012
Cơ quan bảo hiểm Xuất khẩu và đầu tư của Nhật Bản (NEXI) và Bộ Tài chính Việt Nam. Trong đó Citibank đóng vai trò là ngân hàng điều phối toàn bộ và cũng là nhà thu xếp chính, hợp tác với ngân hàng Mizuho Corporate Bank, ngân hàng Sumitomo Mitsui Trust Bank, Limited và ngân hàng The Bank of Corporate. Với trị giá lến đến 300 triệu USD, đây là hợp đồng tín dụng lớn nhất từ trước đến nay của Vinacomin. Theo ông Brett Krause, Tổng giám đốc Ngân hàng Citi Việt Nam, khoản tín dụng này sẽ giúp Vinacomin đạt mục tiêu về cơ cấu vốn cho dự án và giúp Tập đoàn đa dạng hóa các nguồn vốn. Việc ký kết hợp đồng vay vốn dài hạn này có ý nghĩa quan trọng, mở ra triển vọng phát triển ngành công nghiệp mới sản xuất alumin để xuất khẩu và phục vụ thị trường trong nước, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của Dự án nói riêng, sự phát triển bền vững của Vinacomin nói chung; cũng như mang lại các giá trị kinh tế - xã hội lớn đối với vùng đất Tây Nguyên - nơi triển khai Dự án.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
7
[ ph„ng s˘ ∂nh ]
Marubeni mongmuËnt®ngc≠Íng
HỢPTÁC vÌi VINACOMIN
Mới đây, Tổng giám đốc Lê Minh Chuẩn đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Marubeni do ông Fumiya Kokubu - Tổng Giám đốc Marubeni làm trưởng đoàn.
t
hay mặt lãnh đạo Tập đoàn, Tổng giám đốc Lê Minh Chuẩn đã khái quát tình hình sản xuất, kinh doanh của Vinacomin trong năm 2012 và 7 tháng đầu năm 2013 khoảng thời gian được coi là khó khăn nhất của Vinacomin trong vòng 10 năm trở lại đây do chịu tác động sâu sắc của suy thoái kinh tế thế giới và trong nước. Tuy nhiên, tập thể CNCB Vinacomin đang nỗ lực cao nhất để vượt qua khó khăn trước mắt và tập trung cho chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn trong thời gian tới. Đồng thời, các Phó tổng giám đốc Tập đoàn: Vũ Mạnh Hùng, Nguyễn Chiến Thắng, Đặng Thanh Hải đã lắng nghe và trao đổi cụ thể về các nội dung hợp tác liên quan đến lĩnh vực phụ trách với các giám
8
Sˇ 15+16
tr™nnhi“ul‹nhv˘c
đốc phụ trách của Marubeni. Ông Fumiya Kokubu phát biểu chia sẻ khó khăn và đánh giá cao kết quả mà Vinacomin đạt được. Ông cũng bày tỏ hy vọng, với truyền thống hợp tác tốt đẹp suốt gần 25 năm qua, trong tương lai, Marubeni và Vinacomin sẽ tiếp tục là những đối tác chiến lược lâu dài của nhau đặc biệt là ở 5 lĩnh vực SXKD chính của Vinacomin. Tổng Giám đốc Lê Minh Chuẩn đề xuất, sau buổi làm việc này, hai bên sẽ tiến hành ký kết các hợp đồng ghi nhớ ở từng lĩnh vực cụ thể. Trên cơ sở đó, Vinacomin và Marubeni ký bản ghi nhớ tổng hợp để việc hợp tác đạt hiệu quả hơn. Được biết, ông Fumiya Kokubu là tân Tổng giám đốc của Marubeni. Ông chọn Việt Nam làm điểm đến ngay trong
chuyến công tác đầu tiên của mình; và chọn Vinacomin là doanh nghiệp đầu tiên Đoàn công tác của Marubeni đến thăm và làm việc. Điều này chứng tỏ, Marubeni luôn coi trọng Vinacomin như là đối tác truyền thống chiến lược trong hoạt động SXKD. Là Tập đoàn thương mại đa ngành nghề, Marubeni mong muốn Vinacomin sẽ tạo điều kiện để Marubeni có thể mở rộng thêm nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình tại Việt Nam. Với vai trò là một trong 3 trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, hiện Vinacomin không những đảm nhận nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh than và mà còn sản xuất, kinh doanh khoáng sản, điện, hoá chất, cơ khí.
THI⁄U T¶õNG PHÑM NGñC TUYÕN T‡NG GIÉM ߡC TCT ߧNG B¿C
ti™u Æi”m
{Vi÷c thËng nh†t qu∂n l˝ phÔ hÓp vÌi nhi÷m vÙ tÊ ch¯c l˘c l≠Óng Qu©n ÆÈi
trong t◊nh h◊nh mÌi}
N
hững ngày gần đây, dư luận tập trung sự quan tâm tới chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc Thống nhất quản lý đối vớI TCT Đông bắc - bộ quốc phòng (thay vì đồng hai cấp quản lý như trước đây). Để đi tới cái gốc của vấn đề, Tạp chí Than Khoáng sản Việt Nam đã có cuộc trao đổi nhanh với Thiếu tướng Phạm Ngọc Tuyển - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc TCT Đông Bắc xung quanh sự kiện này * Thưa đồng chí Thiếu tướng, là người trong cuộc trực tiếp thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ xin đồng chí cho biết lý do TCT tách ra khỏi Tập đoàn CN ThaN Khoáng sản Việt Nam? Như chúng ta đã biết, đặc thù của các doanh nghiệp quân đội là cùng lúc song hành hai nhiệm vụ: Sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ quân sự - quốc phòng. Trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng bảo vệ đất nước trong tình hình
mới, việc tổ chức lực lượng cùng với việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về tái cấu trúc, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước trong quân đội là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết đặt ra đối với Bộ quốc phòng. Chính vì vậy, ngày 18/7/2013 Bộ Quốc phòng đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị thống nhất quản lý đối với TCT Đông Bắc. Điều này cũng phù hợp với Nghị định 99/2012/NĐ-CP của Chính phủ đã nêu rõ “vốn góp của nhà nước là vốn của nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp do một cơ quan nhà nước hoặc tổ chức kinh tế được nhà nước giao làm đại diện chủ sở hữu”. TCT Đông Bắc là một doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu nhà nước 100% lại hoạt động trong một mô hình đặc thù nên Chính phủ đã đồng ý với Tờ trình của Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý Đông Bắc về một mối. * Và như vậy việc tách này là một tất yếu khách quan đúng thời điểm chứ không có câu chuyện như dư luận
xôn xao rằng quan hệ giữa Tập đoàn và Đông Bắc... có vấn đề? Tôi cho rằng trong lúc khó khăn muôn bề như hiện nay, Đông Bắc có sự thay đổi về mặt quản lý sẽ không tránh khỏi những thông tin trái với bản chất của vấn đề. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng việc tổ chức quản lý Đông Bắc về một đầu mối là quyết định của cấp trên là hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển và đúng với pháp luật chứ không có chuyện Đông Bắc muốn tách ra khỏi Tập đoàn hay Tập đoàn muốn đẩy Đông Bắc ra... * TCT Đông Bắc thành lập đã gần 20 năm, cũng đồng nghĩa với khoảng thời gian ấy Đông Bắc kề vai sát cánh “chung một chiến hào” với những người Thợ mỏ. Giờ không chung một mái nhà Vinacomin nữa, đồng chí Thiếu tướng và Đông Bắc có muốn bày tỏ điều gì? Rất cảm ơn sự gợi ý của Tạp chí. Với cá nhân tôi cũng như hầu hết anh em Đông Bắc đều không tránh khỏi những cảm xúc rất tình người khi chính thức có quyết định thống nhất quản lý với Tổng công ty. Gần hai thập kỷ qua, mỗi bước trưởng thành phát triển của Đông Bắc đều ghi dấu sự chỉ đạo, phối hợp hiệu quả của Tập đoàn, ngược lại Đông Bắc tự hào đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự lớn mạnh của Vinacomin. Với danh dự, tự trọng, văn hóa kỷ luật và truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” Đông Bắc luôn sẵn sàng đảm nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ SXKD mà Tập đoàn giao trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh. Bởi vậy Đông Bắc đã có một vị trí trong lòng những người Thợ mỏ... Với quan điểm trước sau như một, dù không còn là đơn vị thành viên của Tập đoàn nữa nhưng chúng tôi luôn nhủ rằng phải phấn đấu hết mình cho những điều tốt đẹp hơn ở phía trước, mối quan hệ với Vinacomin đã tốt đẹp thì càng phải tốt đẹp hơn. Chúng ta vẫn cùng chung một mái nhà, chung một bầu trời, chung một dòng sông... vẫn chung một sự nghiệp khai khoáng làm giàu cho đất nước. * Xin cảm ơn đồng chí Thiếu tướng, kính chúc CBCS - NLĐ Đông Bắc luôn mạnh khỏe, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ và Quân đội giao phó, luôn xứng đáng là “Đội quân chiến đấu, đội quân sản xuất, đội quân công tác” nòng cốt ở vùng Đông Bắc Tổ quốc.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
9
ti™u Æi”m Ngay sau bão số 5 với gió mạnh và mưa lớn đổ bộ vào các tỉnh vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, bão số 6 đã hình thành và áp sát bờ biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá, Nghệ An, tiếp tục gây mưa. Trước đó, suốt một tuần, lượng mưa tại vùng Quảng Ninh đã lên đến hàng trăm mm. Với đặc thù khai thác và chế biến than - khoáng sản chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết, ngành Than đang gồng mình trong mưa bão. Bơm “thi” với trời
Do ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão số 5, số 6 liên tiếp đổ bộ vào vùng Đông Bắc, tại khai trường các đơn vị khai thác và chế biến than vùng Quảng Ninh, mưa xối xả khiến khai trường mờ mịt. Hầu hết các thiết bị mỏ lộ thiên, sàng tuyển đã phải ngừng làm việc. Công tác phòng chống bão được các đơn vị gấp rút triển khai. Người ta che bạt cho những kho than lớn mà trước đó bung ra được nửa ngày nắng với hy vọng than khô để sàng tuyển. Kỹ sư Bùi Xuân Vững, lãnh đạo Đảng uỷ Than Quảng Ninh, người đã có nhiều năm lăn lộn trong các đường lò nhìn ra mưa ngao ngán, lộ thiên chỉ đơn giản là dừng sản xuất và rút thiết bị về nơi an toàn là ổn. Nhưng các đơn vị khai thác hầm lò, trước bão số 5 đã mưa hàng tuần trời. Nay bão số 6 đến, tiếp tục gây mưa. Mưa kéo dài, lưu lượng nước thẩm thấu trong các đường lò mới là điều đáng ngại. Các đơn vị hầm lò tiếp tục phải huy động hết công suất các tổ hợp bơm nước, đồng thời phải đề phòng bục nước có thể xảy ra. Đây là việc làm không lạ với Ngành mỏ, song hết sức quan trọng. Đến các đơn vị khai thác than tại vùng Quảng Ninh hiện nay, chúng tôi thấy rõ điều này. Từ các đơn vị khai thác lộ thiên như Hà Tu, Núi Béo, Cọc Sáu, Cao Sơn, đến các đơn vị khối hầm lò như Hòn Gai, Hạ Long, Mông Dương, Khe Chàm… chúng tôi thấy đơn vị nào cũng tập trung
10
Sˇ 15+16
Vinacomin
GÂng m◊nh trong M¶A BÇO
Hùng Hải
bơm nước. Trời cứ tiếp tục mưa, và các đơn vị cứ bơm nước. Không được để moong than bị ngập nước. Các đường lò nước thẩm thấu đến đâu, bơm cạn đến đó. Ước tính, bình quân hàng năm, các đơn vị trong Vinacomin đã bơm “thi” với trời hàng trăm triệu mét khối nước. Riêng những ngày mưa lớn thì công suất được vận hành tối đa. Mất điện lưới, các đơn vị sẽ chạy máy phát diezen để việc bơm nước không bị gián đoạn dù là một phút. Với tình hình thời tiết mưa bão còn diễn biến phức tạp, vùng Than sẽ phải tiếp tục gồng mình bơm nước hết công
suất trong suốt thời gian tới.
Vượt bão
Trong những ngày này, lãnh đạo Vinacomin tập trung cao độ với công tác phòng chống mưa bão. Lãnh đạo Vinacomin chia làm nhiều tốp đi kiểm tra hiện trường các đơn vị như than Núi Béo, than Hòn Gai, Hà Tu, Đèo Nai, Cọc Sáu, than Uông Bí, Mông Dương, Khe Chàm, Hạ Long… cũng như các đơn vị thuộc khối tiêu thụ than, nhiệt điện, cơ khí. Tại các đơn vị lộ thiên, Đoàn đã
kiểm tra các khu vực bãi thải, hệ thống thoát nước, tuyến đê bao dọc các tầng thải, đập chắn đất đá chân bãi thải, hồ nước đập, mương thoát nước sau đập, phân tách dòng chảy theo đúng phương án. Tại các đơn vị khối hầm lò, đoàn kiểm tra hệ thống bơm nước, điện dự phòng. Theo đó, Đoàn chỉ đạo các đơn vị bố trí cán bộ trực canh gác và theo dõi công trình để kịp thời phát hiện nguy cơ có thể xảy ra sự cố; tổ chức sơ tán người và thiết bị tại các khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn nếu cần thiết; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn tại các vị trí xung yếu để ứng phó khi xảy ra sự cố. Lãnh đạo Tập đoàn lưu ý các đơn vị khai thác hầm lò, do trước đó đã diễn ra mưa nhiều, nước đã ngấm và tích một lượng rất lớn trên các khu vực khai thác hầm lò, cho nên các đơn vị cần đặc biệt chú ý phương án phòng chống ngập mỏ; kiểm tra bề mặt địa hình, san lấp các hố tụ thuỷ, trám lấp các vết nứt và khu sụt lún; kiểm tra, khởi động máy phát điện diezen đảm bảo sẵn sàng phát điện khi bị mất điện lưới; chuẩn
bị phương án sơ tán người và thiết bị đến nơi an toàn và sẵn sàng đối phó với các tình huống mưa to gây lũ, ngập lụt, sạt lở đất… Mặt khác, các đơn vị kiểm tra nhà xưởng, kho tàng, triển khai giằng néo đảm bảo chắc chắn đề phòng tốc mái và có phương án tăng cường đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian bão đổ bộ. Tập đoàn cũng yêu cầu lãnh đạo các đơn vị không được di chuyển khỏi cơ quan của mình, tập trung chỉ huy phòng chống và ứng phó với bão. Các đơn vị tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến cơn bão, báo cáo công tác chuẩn bị và ứng
Theo báo cáo tổng hợp từ các đơn vị, nhờ làm tốt công tác phòng chống mưa bão nên không có thiệt hại về người do 2 cơn bão số 5, số 6 gây ra.
phó trước, trong và sau cơn bão, báo cáo kịp thời các tình huống sự cố xảy ra để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do bão gây ra Ngay sau khi cơn bão đi qua, phóng viên Tạp chí Vinacomin đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Thành Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn, Trưởng Ban Phòng chống mưa bão và tìm kiếm cứu nạn Vinacomin. Ông Lâm cho biết, do chủ động đối phó với diễn biến phức tạp của bão số 5, số 6 nên sau bão hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) than của Vinacomin tại Quảng Ninh không nhiều xáo trộn, hầu hết các đơn vị đã nhanh chóng ổn định sản xuất trở lại. Theo báo cáo tổng hợp từ các đơn vị, nhờ làm tốt công tác phòng chống mưa bão nên không có thiệt hại về người do 2 cơn bão số 5, số 6 gây ra. Tuy nhiên, cơn bão đã ảnh hưởng trực tiếp tới SXKD một số đơn vị, nhiều vị trí sản xuất phải tạm ngừng để tập trung bơm nước do lượng mưa lớn đã làm trôi lấp một số vị trí thoát nước tại các mỏ than Cao Sơn, Cọc Sáu, Mông Dương, Hà Lầm… Đặc biệt, Công ty than Mông Dương bị ngập cục bộ nhiều đoạn đường lò, vùi lấp khá nhiều thiết bị. Công ty than Hòn Gai cũng bị ngập một số đoạn đường lò tại Xí nghiệp than Cao Thắng, Xí nghiệp than Thành Công. Nhiều vị trí phải ngừng sản xuất. Mưa lớn cũng làm sạt lở một số tuyến đường vận chuyển tại một số mỏ khiến đa phần các mỏ lộ thiên phải ngừng sản xuất. Ngoài ra, nhiều đơn vị đã bị mất điện cục bộ từ một đến hai tiếng trên diện rộng. Các đơn vị đã phải chủ động phát điện từ các trạm điện diezen của đơn vị để bơm nước và duy trì sản xuất. Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Tập đoàn, ngay trong và sau bão, các đơn vị đã tổ chức bơm rút nước và đưa nhiều điểm ngập úng trở lại sản xuất bình thường. Nhiều đơn vị lộ thiên tổ chức làm đường khắc phục sự cố để duy trì sản xuất. Về công tác phòng chống thất thoát than, đa phần các đơn vị đã chủ động trang bị bạt che mưa cho hầu hết các kho than. Đồng thời khơi thông hệ thống cống rãnh thoát nước xung quanh các kho, làm hố lắng than trôi để thu hồi ngay. Do vậy, không để xảy ra thất thoát than ở các đơn vị sản xuất, sàng tuyển và quản lý than. Có thể khẳng định, Vinacomin đã vượt qua 2 cơn bão số 5, só 6 một cách thận trọng.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
11
kinh t’
Nỗ lực bảo vệ {ßIÕM NïNG
VÄNG ßEN}
Bên cạnh những nỗ lực để phát triển sản xuất - kinh doanh, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động thì công tác bảo vệ hòn than, bảo vệ ranh giới mỏ luôn được lãnh đạo Tập đoàn cũng như các đơn vị thành viên hết sức chú trọng.
Hoàng Tuấn
Thuê bảo vệ chuyên nghiệp canh “điểm nóng vàng đen”
Theo kê nhanh từ Công an TP Uông Bí, chỉ tính từ năm 2009 đến nay đã phát hiện, xử lý hàng chục vụ phạm pháp hình sự tại khai trường thuộc Vinacomin quản lý. Điển hình là việc khởi tố vụ trộm cắp tới gần 50 tấn than; triệt phá 26 lò khai thác than trái phép. Đặc biệt là trong lần phối hợp cùng lực lượng bảo vệ Công ty Than Hồng Thái kiểm tra lán trại tại ranh giới mỏ, công an đã phát hiện thu giữ hàng chục khẩu súng tự chế, bộ áo giáp cùng đạn các loại, triệt phá 86 lán trại, giải tỏa 5 điểm thu gom than trái phép. Thực tế cho thấy, điều kiện phải khai thác hầm lò xa trung tâm, gần rừng núi là nơi nguy hiểm nhất. Ngoài việc lực lượng phòng vệ của các công ty than vừa mỏng vừa ít quyền hạn, còn một vấn đề lớn, đó là đối tượng xâm phạm ngày càng manh động và liều lĩnh. Vấn đề mấu chốt lại nằm ở hậu quả cuối cùng. Để tăng cường bảo vệ “vàng đen” nằm trong ranh giới mà Chính phủ giao quản lý, ngoài việc bổ sung lực lượng bảo vệ tại các Công ty nằm trong sự quản lý của mình, Tập đoàn đã thuê thêm lực
12
Sˇ 15+16
lượng bảo vệ chuyên nghiệp túc trực tại các “điểm nóng” để bảo vệ ranh giới mỏ than. Trao đổi với PV Tạp chí Than Khoáng sản Việt Nam, ông Lê Chí Phúc Trưởng Ban Thanh tra bảo vệ - cho biết, Tập đoàn đã phối hợp với chính quyền tỉnh Quảng Ninh vào cuộc quyết liệt chống khai thác than “thổ phỉ”. Ông cũng cho biết thêm, vào thời điểm những năm 2008 - 2009, vấn nạn này hết sức phức tạp. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, Vinacomin đã cơ bản kiểm soát được tình hình. Trên bình diện chung, các vùng Cẩm Phả, Mạo Khê, Uông Bí tương đối ổn định nhờ mạnh dạn trong việc thuê thêm bảo vệ chuyên nghiệp vào cuộc cùng các công ty than trong việc đấu tranh với những đối tượng khai thác trái phép. Hiện Vinacomin có khoảng 4.000 bảo vệ trên tổng số gần 60 doanh nghiệp, bao gồm cả bảo vệ hiện trường và bảo vệ trạm kiểm soát ra vào. Các công ty khi được giao địa bàn để quản lý và khai thác phải tự triển khai lực lượng để bảo vệ ranh giới mỏ của mình. Trước mắt, để bảo vệ tài nguyên than tại các “điểm nóng”, Tập đoàn đã thuê lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp cắm
[ kinh t’ ]
chốt tại các khu vực nhạy cảm. Lực lượng mới này kết hợp với đội bảo vệ công ty đã phối hợp triệt phá thành công một số “điểm nóng” thời gian qua.
Sự vào cuộc quyết liệt của toàn hệ thống chính trị
Để tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác, chế biến, vận chuyển, kinh doanh than trái phép, thời gian qua, các đơn vị khai thác than thuộc Vinacomin đã thực hiện nghiêm túc các quy định của giấy phép khai thác than và quy định của pháp luật có liên quan; khai thác tiết kiệm có hiệu quả tài nguyên than; thu hồi triệt để than trong quá trình khai thác, chế biến, sàng tuyển. So với nhiều đơn vị khai thác than trên địa bàn TP Uông Bí, Công ty Than Đồng Vông (Tổ hợp Công ty TNHH MTV than Uông Bí - Vinacomin) có quy mô nhỏ, phần lớn các diện sản xuất có điều kiện địa chất không ổn định. Không những thế, khai trường của đơn vị nằm trải dài trên địa bàn 9 xã, phường ở 3 địa phương Uông Bí, Đông Triều, Hoành Bồ với tổng diện tích bảo vệ là 65,28km2. Nhiều khu vực xa trung tâm điều hành sản xuất của công ty vài chục km, địa bàn phân tán, nằm trong vùng rừng núi, đường dốc cao đi lại khó khăn. Đây chính là nguyên nhân căn bản dẫn đến hạn chế trong công tác quản lý tài nguyên than trong ranh giới bảo vệ tài nguyên của đơn vị. Nhận thức sâu sắc những khó khăn của đơn vị trong công tác bảo vệ tài nguyên than trong ranh giới, Đồng Vông đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp để chấm dứt tình trạng khai thác, chế biến than trái phép, nhất là trong ranh giới bảo vệ. Đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định của giấy phép khai thác than và quy
định của pháp luật có liên quan. Đơn cử như khai thác tiết kiệm có hiệu quả tài nguyên than; thu hồi triệt để than trong quá trình khai thác, chế biến, sàng tuyển; quản lý chặt chẽ đất đá thải, bã sàng, đá xít thải có than; tăng cường các biện pháp bảo vệ tài nguyên than trong ranh giới mỏ được giao, tránh trường hợp móc ngoặc lấy than từ Công ty tuồn ra ngoài như đã từng diễn ra ở một số đơn vị khác. Song song với đó, Công ty chỉ đạo Phòng Bảo vệ, Thanh tra, Quân sự thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng, đặc biệt đề cao vai trò, trách nhiệm của lực lượng này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các trạm kiểm soát cũng như cơ động tuần tra trên đường chuyên dùng chở than trong khu vực Công ty quản lý. Công ty cũng xây dựng và tổ chức các phương án chuyên sâu bảo vệ tài nguyên ranh giới từng khu vực, giao trách nhiệm cho từng cán bộ, tổ nhóm phụ trách chịu trách nhiệm từng địa bàn khu vực tuyến tài nguyên ranh giới. Đặc biệt, Công ty rất coi trọng việc phối hợp với lực lượng chức năng của địa phương, nhất là lực lượng công an để kịp thời xử lý những vi phạm trong ranh giới bảo vệ tài nguyên, nhất là các đối tượng vào moi móc những lò than cũ bị triệt phá. Ngay từ đầu năm 2013, Công ty đã ký quy chế phối hợp với 18 cơ quan, chính quyền địa phương với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng. Một ví dụ nữa là ở Công ty CP than Núi Béo. Trong quan điểm điều hành, lãnh đạo Công ty Than Núi Béo luôn chủ động trong việc ngăn chặn từ gốc là tiêu chí cao nhất để bảo vệ ranh giới mỏ. Do đặc điểm ranh giới quản lý tài nguyên rộng tới trên 860ha, trong đó diện tích Công ty được cấp phép khai thác chỉ có 378ha, còn lại 482ha nằm xen kẽ trong các khu dân cư thuộc địa bàn các phường Hà Tu, Hà Trung, Hà Phong, nên đây là điều kiện dễ phát sinh những nguy cơ
tiềm ẩn gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy, để giữ vững ranh giới mỏ, lãnh đạo Công ty xác định kiểm soát chặt chẽ ngay từ khai trường. Được sự tham mưu của các phòng, ban chức năng thuộc công an tỉnh, Công ty đã chủ động xây dựng cho mình các phương án bảo vệ nội bộ mà tiêu biểu là các “mô hình tự quản an ninh trật tự” tại các đơn vị trực thuộc. Hiện nay, mô hình này của Công ty đang ngày càng được nhân rộng lên với 5 cụm, 20 ban và 97 tổ tự quản với số lượng lên đến gần 600 tổ viên là các cán bộ, công nhân viên trong Công ty. Qua đó đã phát huy vai trò tích cực trong việc bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn tài sản, tài nguyên, cung cấp nhiều thông tin có giá trị, giúp các phòng ban chức năng Công ty giải quyết kịp thời nhiều vụ việc vi phạm. Cùng với đó, công tác kiểm soát các phương tiện ra vào khai trường, ngăn ngừa các hoạt động tuồn than trái phép ra bên ngoài cũng được Công ty rất coi trọng với những giải pháp mang tính thực tiễn cao như: phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan, bố trí các trạm bảo vệ và lực lượng tuần tra, canh gác thường xuyên trên các tuyến đường vận chuyển than từ kho đến nơi tiêu thụ. Đặc biệt, Công ty đã tiến hành triển khai lắp thiết bị định vị toàn cầu (GPS) trên hầu hết các phương tiện vận tải, xúc gạt hoạt động trên khai trường Công ty và thành lập riêng 1 tổ giám sát 24/24 hệ thống này nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp có dấu hiệu vi phạm. Nhờ vậy, trong năm qua tình hình an ninh khai trường của Công ty đã cơ bản được giữ vững, không có các hoạt động gây mất an ninh trật tự xảy ra.
Một lò than “thổ phỉ” được Vinacomin phối hợp với cơ quan chức năng triệt phá trên địa bàn “điểm nóng”.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
13
[ kinh t’ ]
Vinacomin phát triển tài nguyên than
hai vi÷c lµm c†p b∏ch
N.T.L
Theo Quy hoạch phát triển ngành Than đã được Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 60/QĐ - TTg, sản lượng than thương phẩm dự kiến khai thác đến năm 2020 của Tập đoàn là 68 triệu tấn/năm, đến năm 2030 là 75 triệu tấn/năm. Do đó, việc nghiên cứu đề xuất chỉnh lý cấu trúc, kiến tạo địa chất bể than Quảng Ninh để xác định tiềm năng tài nguyên than tại bể than này và đánh giá triển vọng chứa than của dải than Vịnh Bắc Bộ là việc làm cần thiết và cấp bách để thực hiện kế hoạch khai thác trên. Đó cũng là hai nội chính được đưa ra bàn luận tại Hội thảo bàn về cấu trúc địa chất bể than Quảng Ninh vừa được tổ chức mới đây do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc chủ trì. Cần nghiên cứu hoàn chỉnh cấu trúc địa chất bể than Quảng Ninh
Theo báo cáo của Tổng hội địa chất Việt Nam, bể than Quảng Ninh đã được tiến hành nghiên cứu, điều tra địa chất, tìm kiếm thăm dò và khai thác rất sớm - từ đầu thế kỷ 19. Đã có hàng trăm báo cáo nghiên cứu và thăm dò địa chất của Tổng cục địa chất và Vinacomin được công bố, trong đó không ít các báo cáo nghiên cứu cấu trúc địa chất và xác định tài nguyên của bể than được thực hiện ở nhiều thời điểm với nhiều tác giả khác nhau. Kết quả những nghiên cứu trên có nhiều điểm đồng nhất nhưng cũng có không ít quan điểm khác nhau. Tại Hội thảo lần này, hàng chục tham luận của các nhà khoa học đã khẳng định sự thiếu đồng nhất, thậm chí chưa đủ tin cậy về cấu trúc địa chất hiện tại bể than Quảng Ninh. Ông Nguyễn Sỹ Quý Tổng hội địa chất Việt Nam còn lấy ví dụ cụ thể như hiện nay, trong từng dải than, vùng than, việc liên hệ đồng tên địa tầng và vỉa than vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Chẳng hạn chưa luận giải được số lượng vỉa than và chiều dày tầng chứa than vùng Mạo Khê - Uông Bí, vùng Hòn Gai - Cẩm Phả. Các nhà địa chất cùng kiến
14
Sˇ 15+16
nghị “cần làm rõ vị trí địa tầng và tuổi của các trầm tích chứa than trong từng dải than và toàn bộ bể than; giải thích thỏa đáng các vấn đề đồng tên địa tầng và các vỉa than; tập hợp nghiên cứu sâu về sự tồn tại của các vùng chứa than, vỉa than, liên hệ giữa các vùng chứa than và vùng liền kề đồng thời làm cơ sở xác định sự tồn tại của địa tầng chứa than, vỉa than…”. Do đó, việc triển khai nghiên cứu, hoàn chỉnh cấu trúc địa chất bể than Quảng Ninh lúc này là hết sức cần thiết để đầu tư thăm dò tiến tới khai thác, sử dụng có hiệu quả hơn bể than này, đáp ứng theo Quy hoạch phát triển ngành Than giai đoạn đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 tại Quyết định 60/QĐ - TTg đã được Chính phủ phê duyệt. Mặt khác, không chỉ nghiên cứu cấu trúc than Quảng Ninh trong đất liền mà cần mở rộng ra vùng biển. Việc nghiên cứu cần thực hiện có chọn lọc cho phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước. Nhiều ý kiến còn cho rằng để thực hiện vấn đề này nên chăng giao cho một đơn vị phù hợp thiết lập chương trình cấp Nhà nước với sự tham gia của các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học… nhằm hoàn chỉnh cấu trúc địa chất bể than Quảng Ninh, làm giàu thêm nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước.
[ kinh t’ ]
Sẽ có dải chứa than thứ 4 ở bể than Quảng Ninh?
Bên cạnh việc phân tích sự cần thiết của việc nghiên cứu hoàn chỉnh cấu trúc địa chất bể than Quảng Ninh, một vấn đề “nóng” cũng được đưa ra tại Hội thảo là dự báo của các nhà địa chất về sự tồn tại của một dải than thứ 4 của bể than Quảng Ninh - dải than Vịnh Bắc Bộ, có thể lớn hơn dải Phả Lại - Kế Bào. Nhiều căn cứ khoa học và thực tế đã được trình bày, phân tích để chứng minh cho luận điểm nêu trên. Trong đó đáng lưu ý là theo tài liệu của E. Soranh, năm 1960, qua lỗ khoan tìm kiếm nước độ sâu từ 53 - 210m tại Hải Phòng, các chuyên gia đã gặp các trầm tích màu đỏ được xem thuộc hệ tầng Hạ Cối. Đặc biệt, từ độ sâu 178 - 181m, trong cát kết và đá phiến màu đỏ có chứa các mảnh than antraxit. Thêm đó, gần đây nhất, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã thi công một số lỗ khoan trong khu vực Vịnh Bắc Bộ và đã gặp các trầm tích chứa than. Ngoài ra, theo một số nguồn tin ở Nhật Bản và Mỹ, qua các tài liệu viễn thám và tài liệu địa vật lý, có khả năng trong phạm vi Vịnh Bắc Bộ có tồn tại cấu trúc chứa than như khu vực Hòn Gai (Quảng Ninh). Từ những
phân tích trên, các nhà địa chất hàng đầu Việt Nam cho rằng oằn võng Vịnh Bắc Bộ (Dải than Vịnh Bắc Bộ) có thể là dải than thứ tư của bể than Quảng Ninh và triển vọng chứa than ở đây khá lớn. Tổng hợp các ý kiến tại Hội Thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc nhấn mạnh, thời gian tới cần tập trung đẩy mạnh việc chuẩn xác lại ranh giới các khoáng sàng than, tổng hợp trữ lượng, đánh giá tiềm năng chứa than phục vụ công tác quản lý, điều tra, thăm dò phát triển mỏ của ngành Than Khoáng sản Việt Nam trong các dải chứa than Bảo Đài và Phả Lại - Kế Bào. Mặt
khác nghiên cứu đánh giá diện tích phân bố, triển vọng chứa than dải than Vịnh Bắc Bộ, đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo về dải than này. Đồng thời, Thứ trưởng cũng khẳng định việc xác định cấu trúc bể than Quảng Ninh sẽ là “cơ hội” cho sự phát triển Vinacomin. “Tuy nhiên, để xác lập được cấu trúc bể than phù hợp với tiềm năng vốn có, chúng ta cần đầu tư thêm công nghệ hiện đại hơn nữa, chứ không thể làm theo kiểu “thầy bói xem voi” - Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc lưu ý.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
15
!
thanHπ Long trang mÌi
Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh cơ bản đạt kế hoạch, trữ lượng tài nguyên ở các xí nghiệp trực thuộc đã được đánh giá lại tổng thể, mở ra thêm nhiều diện khai thác mới, giữ vững công tác an toàn, người lao động có việc làm, thu nhập ổn định, yên tâm gắn bó lâu dài với đơn vị… là những kết quả rất đáng ghi nhận và cũng có thể coi là một thành công đối với Than Hạ Long - một đơn vị vốn vẫn được xem là khó khăn nhất trong Tập đoàn về mọi mặt, tài nguyên gần như cạn kiệt, diện sản xuất phân tán, nhỏ lẻ. Phát huy tối đa nội lực, với tinh thần “khó không nản”, Than Hạ Long đang tăng tốc để hoàn thành toàn diện nhiệm vụ Tập đoàn giao trong những tháng cuối năm 2013.
16
Sˇ 15+16
C
ả hệ thống chính trị đồng lòng vào cuộc
Với Than Hạ Long, đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo lên nguồn sức mạnh tinh thần to lớn với cán bộ công nhân viên bởi cứ mỗi khi gặp khó khăn, cả hệ thống chính trị đơn vị là một thể thống nhất dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy Công ty, chuyên môn, công đoàn và tổ chức đoàn thanh niên đã thực sự vào cuộc để cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Trong đó, phải khẳng định vai trò tuyên truyền của các tổ chức đã phát huy được hiệu quả thiết thực. Chẳng thế mà đã nhiều năm nay dù Than Hạ Long chưa lúc nào hết khó hay trong thời điểm hiện tại đang trong quá trình thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhưng người lao động đơn vị vẫn luôn yên tâm gắn bó, thấu hiểu và chia sẻ với đơn vị. Từ động lực quan trọng này, kết thúc quý 2 năm nay, các chỉ tiêu hiện vật của Công ty bình quân đạt xấp xỉ 50% KHN. Nhiều xí nghiệp có sản lượng than hoàn thành vượt mức kế hoạch giao như Than Khe
T.Linh
Tam hay như Than Tân Lập hoàn thành tốt chỉ tiêu mét lò chuẩn bị sản xuất. Tuy nhiên, xét trên bình diện chung thì các đơn vị của Than Hạ Long vẫn đang phải đối mặt với không ít thách thức. Xí nghiệp Than Hà Ráng hầu như không có chỉ tiêu nào hoàn thành kế hoạch quý II do trong tháng 6 thời tiết mưa liên tục, một số đường lò xuất hiện nước nhiều, nên có phân xưởng phải cho công nhân nghỉ việc; việc thực hiện khai thác kết thúc V13 - HM gặp khó khăn; thiết bị, máy xúc, ô tô đã cũ. Hay như Xí nghiệp Than Cẩm Thành, mức độ thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch quý II đạt thấp bởi điều kiện địa chất vỉa thay đổi không như dự kiến lập kế hoạch từ đầu năm; các diện khai thác phải chuyển diện nhưng lại diễn ra đồng thời trong một thời điểm dẫn đến năng suất và sản lượng than tụt giảm... Mặc dù vậy, theo đánh giá của lãnh đạo Công ty, 6 tháng đầu năm qua, Than Hạ Long đã làm được rất nhiều việc. Do nhận định được những khó khăn bắt đầu từ cuối năm 2012, đồng thời nhìn được rõ những “điểm yếu” của đơn vị nên ngay từ đầu năm, Công ty đã xây dựng nhiều phương án SXKD với những giải pháp cụ thể. Với tinh thần “không làm nhiều, làm thừa
[ kinh t’ ]
T
he investment of building new mines Khe Cham II-IV is a key project of Ha Long coal Company currently with total investment of tens of thousands billion VND. It is expected to be cleared to a depth of -500m and below -500m. During the implementation, this project has led to many difficulties caused to delayed situation compared with the sheduled plan. However, talking to reporter of Vinacomin Review, miners of Ha Long Coal Company always determine striving to overcome all challenges.
mà phải làm hiệu quả”, Công ty giao kế hoạch cho từng xí nghiệp, tổ đội, từng vị trí sản xuất tự cân đối, xem xét cho phù hợp, làm sao vẫn phải đảm bảo được giá thành, việc làm, thu nhập cho công nhân lao động. Cùng với đó, CNCB đơn vị rất yên tâm, đi làm đều, tính bình quân một ngày, số lao động trực tiếp tham gia sản xuất luôn duy trì đạt trên 80%. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, Công ty quan tâm đầu tư cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động ở các xí nghiệp, đảm bảo công tác an toàn, không có TNLĐ nặng, TNLĐ nghiêm trọng, số TNLĐ nhẹ giảm nhiều. Đây là một trong những tin vui cũng là yếu tố quan trọng góp phần giúp SXKD của đơn vị ổn định, không để phát sinh thêm những khó khăn mới.
“Phía trước là bầu trời”
Nói về câu chuyện mở thêm diện khai thác, phát triển tài nguyên trong những năm tới, nhiều CNCB Than Hạ Long đã ví von với chúng tôi rằng “Phía trước là bầu trời”. Đem thắc mắc nho nhỏ này hỏi Giám đốc Công ty Vũ Văn Điền, được giải thích, bài toán khó nhất từ xưa đến nay của Than Hạ long vẫn là diện sản xuất phân tán, nhỏ lẻ và tài nguyên gần như cạn kiệt. Do vậy, tính toán cho chiến lược lâu dài, Công ty đã chủ động đề xuất lập các phương án khoan thăm dò bổ sung, nâng cấp trữ lượng tài nguyên, kiểm toán lại tài nguyên của các dự án đang khai thác. Thêm đó, Công ty tổ chức khoan trong lò, kiểm tra lại điều kiện địa chất các vỉa vách, từ đó xác định lại tài nguyên các dự án mỏ đang triển khai. Qua đây, Công ty đã cơ bản đánh giá tổng thể trữ lượng tài nguyên còn lại, các diện mới, mỏ mới để lập dự án. “Kết quả cụ thể rất khả quan!” Giám đốc Điền nhấn mạnh. Qua kết quả thăm dò, đánh giá thì khu vực Khe Tam nơi được đánh giá đã hết tài nguyên thì nay sau khi thăm dò, Công ty đang chuẩn bị lập dự án “duy trì sản xuất khu vực Đông Bắc Ngã Hai - mỏ than Khe Tam” với sản lượng 200- 300 ngàn tấn/năm, trong thời gian từ 3 - 5 năm. Xí nghiệp
than Hà Ráng, sau khi khoan thăm dò thì đã có đầy đủ kết quả tình hình trữ lượng tài nguyên mức - 300, đang tiến hành lập dự án khai thác mỏ xuống -300 với sản lượng từ 800 đến 1 triệu tấn/năm... Đây chính là lời giải cho bài toán khó nhiều năm nay của Than Hạ Long. Gỡ được nút thắt quan trọng này, CNCB Than Hạ long đã nhìn thấy một tương lai, một sự phát triển ổn định, bền vững của Công ty trong những năm tới. Đồng thời, Dự án Khe Chàm II - IV đang được triển khai tích cực. Đến nay, khối lượng các công trình bồi thường, hỗ trợ giải phóng cơ bản đã hoàn thành. Công tác san gạt mặt bằng sân công nghiệp +35 đã xong khối lượng bốc xúc đất đá hiện trên mặt bằng xuất hiện lộ vỉa than. Các gói thầu tư vấn đã và đang triển khai. Trong tháng 7, tại mặt bằng +35 Khu Khoáng sàng Khe Chàm, Công ty đã tiến hành động thổ dự án này.
Quyết tâm!quyết tâm!quyết tâm
Trong những tháng tới, nhiệm vụ SXKD còn lại của Than Hạ Long khá “nặng” trong bối cảnh tình hình dự báo tiếp tục còn nhiều khó khăn. Nhưng giữ vững truyền thống, giữ vững niềm tin, trên các công trường, phân xưởng, xí nghiệp của Than Hạ Long những ngày tháng 8 này, công nhân lao động vẫn đang hối hả, hăng hái thi đua lao động sản xuất.
Có lẽ chưa khi nào khí thế ở đây lại sôi nổi, tận đụng tối đa nội lực, thuận lợi để tăng tốc, quyết tâm cán đích năm 2013 sớm như vậy. Còn với Giám đốc trẻ Vũ Văn Điền và ban lãnh đạo của Công ty, các xí nghiệp thì vẫn là những trăn trở làm sao bám sát kế hoạch điều hành của Tập đoàn để linh hoạt điều hành sản xuất hiệu quả nhất, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, cải thiện sức cạnh tranh của Than hạ Long với các đơn vị trong và ngoài Ngành, luôn giữ ổn định về tư tưởng cho CNCB, đặc biệt là đội ngũ thợ lò. Mặt khác, khi không “căng” về sản xuất, Than Hạ Long sẽ có điều kiện sắp xếp, tổ chức sản xuất cho bài bản, hợp lý hơn, tăng cường đào tạo công nhân kỹ thuật, nâng bậc các ngành nghề để có thể đáp ứng được khi đẩy mạnh SXKD trong thời gian tới. Đã dự nhiều buổi giao ca nhưng buổi giao ca đầu ca 1 ở Phân xưởng Khai thác 2, Xí nghiệp than Tân Lập hôm ấy vẫn đọng lại trong chúng tôi nhiều cảm xúc. Nhìn những gương mặt thợ lò tự tin, lạc quan bước vào một ca sản xuất mới, tất cả đồng thanh hô “Quyết tâm!quyết tâm!quyết tâm!”, sản xuất đảm bảo “An toàn!an toàn!an toàn”... mới thấy niềm tin, thấy tinh thần “khó không nản” của thợ lò Than Tân Lập nói riêng, Than Hạ Long nói chung để sẵn sàng bước tiếp những bước đi vững chãi.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
17
[ kinh t’ ]
Tiết kiệm năng lượng ở
Than Nam Mẫu
một công đôi việc Nam Khánh
Việc thực hiện tiết kiệm năng lượng không đơn thuần chỉ là hạn chế những tổn thất do thiếu hụt điện năng gây ra. Đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khai thác than, đó còn là ưu thế nhằm hạ giá thành sản phẩm. Do đó, tiết kiệm năng lượng cũng đồng nghĩa với việc giúp doanh nghiệp giữ vững nhịp độ tăng trưởng của mình...
Từ nhận thức...
Nếu như trong năm 2012, sản lượng điện tiết kiệm được của Công ty TNHH MTV than Nam Mẫu chỉ đạt 0,23%, thì năm 2013, Công ty đặt mục tiêu tiết kiệm 5% sản lượng điện trong quá trình sản xuất. Để đạt được kế hoạch này, ngoài các giải pháp được Công ty triển khai triệt để thì ý thức người lao động là một yếu tố then chốt.
18
Sˇ 15+16
Dẫn chúng tôi tham quan một lượt các máy móc đang hoạt động, một lãnh đạo của đơn vị nhận định, các lỗi sử dụng điện chưa hợp lý thường thấy trong các doanh nghiệp là chưa tận thu nhiệt sinh ra trong quá trình sản xuất; hệ thống chiếu sáng phân bố chưa hợp lý, thiết bị chiếu sáng chưa phù hợp, không có máng, chưa sử dụng các loại chấn lưu hay bóng đèn tiết kiệm điện; tại một số khâu sản
xuất, máy thường chạy ở chế độ non tải; thậm chí máy quá cũ cũng gây tổn thất điện năng lớn… Để nâng cao ý thức tiết kiệm điện, phòng thi đua tuyên truyền phổ biến, quán triệt tới toàn thể cán bộ công nhân viên chức và xây dựng quy chế khen thưởng, xử phạt trong việc tiết kiệm điện năng. Các phòng, ban, phân xưởng còn lại như Phân xưởng Cơ điện lò, phòng Vật tư, phòng Kế hoạch - Giá thành, phòng Chỉ đạo... cũng không đứng ngoài cuộc, với các nhiệm vụ cụ thể phù hợp với chuyên môn và chịu trách nhiệm về việc sử dụng hiệu quả các thiết bị điện của đơn vị mình.
Đến những hành động cụ thể…
Để thực hiện mục tiêu tiết kiệm 5% sản lượng điện trong quá trình sản xuất, ngay từ đầu năm, một số giải pháp thiết thực đã được Công ty triển khai đến từng phòng ban, phân xưởng. Theo đó, các phòng như: Phòng Kỹ thuật - Cơ điện - Vận tải có vai trò quan trọng với nhiệm vụ thay thế các đèn chiếu sáng sợi đốt bằng đèn compact; rà soát, bố trí lại hệ thống chiếu sáng ban đêm; lắp đặt công tơ đo đếm điện năng cho từng đơn vị; khoán sử dụng điện năng đến từng đơn vị sản phẩm. Đồng thời, Phòng chủ động đề xuất đưa vào sử dụng các thiết bị tự động đóng, cắt đèn chiếu sáng, bảo vệ công cộng theo cường độ ánh sáng tự nhiên, nghiên cứu phương án lắp đặt bình nước nóng năng lượng mặt trời... Phòng Kỹ thuật Công nghệ có trách nhiệm, bố trí thiết bị phục vụ cho công việc khai thác than và đào lò một cách khoa học. Sử dụng có hiệu quả các thiết bị hiện có và thiết bị đầu tư mới, đồng thời lập những dự án mua sắm thiết bị một cách đồng bộ, đề xuất điều chỉnh hợp lý thời gian sản xuất các ca trong ngày, tránh sử dụng nhiều điện vào giờ cao điểm. Không chỉ riêng về kỹ thuật, các phòng, ban chuyên môn khác của Công ty cũng tích cực triển khai các giải pháp để tiết kiệm năng lượng. Những đề xuất để thành lập tổ quản lý năng lượng là nhiệm vụ của Phòng Tổ chức lao động. Trong khi đó, phòng Quản lý dự án, Đầu tư xây dựng - Môi trường nâng cao chất lượng thiết kế các dự án và sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng. Nói như ông Bùi Quốc Tuấn Giám đốc Công ty - việc thực hiện tiết kiệm năng lượng không chỉ giúp các doanh nghiệp góp phần tiết kiệm chi phí, thực hiện tốt bài toán giá thành mà còn giảm một lượng lớn khí CO2 thải ra môi trường. Và trong tình hình hiện nay khi giá nhiên liệu trên thế giới không ngừng gia tăng thì việc nhận thức và thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng càng có ý nghĩa.
[ kinh t’ ]
Khẩn trương
cán đích H.G
Lần thứ hai đến Dự án “Mở rộng dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò” ở khu vực Khe Ươm (kho K4), xã Hồng Thái Tây, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh vào một ngày cuối tháng 8 oi bức, nhưng không khí làm việc ở đây sôi nổi hơn bao giờ hết. Cả chủ đầu tư, nhà thầu cũng như các bên liên quan đang nỗ lực hết sức cho ngày cán đích - ra sản phẩm thương mại - 1/10.
Đ
ầu tháng 8, dây chuyền 2 sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò công suất 5.000T/ca/năm bắt đầu được vận hành chạy không tải, chạy thử kiểm tra máy. Bảo đảm các thông số kỹ thuật, dây chuyền chính thức ra sản phẩm thương mại là các loại thuốc nổ nhũ tương lò than, lò đá với những chỉ tiêu kỹ thuật tốt nhất, an toàn phục vụ nghành Than vào 1/10/2013. Dự án có tổng mức đầu tư 277 tỷ đồng, được Tập đoàn giao cho Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - MICCO làm chủ đầu tư, Tập đoàn HANWHA - Hàn Quốc là nhà thầu chính. Với công nghệ sản xuất thuộc loại tiên tiến trên thế giới, Nhà máy đi vào hoạt động sẽ khắc phục và thay thế các loại thuốc nổ có chứa thành phần TNT độc hại, nâng cao hiệu quả, an toàn, đáp ứng được nhu cầu thuốc nổ sử
dụng trong các mỏ hầm lò có khí và bụi nổ trong những năm tới. Đây là một trong 3 công trình trọng tâm ý nghĩa được khởi công trong năm 2011 của MICCO
Hiện nay, không khí lao động khẩn trương đang bao trùm công trường thi công Nhà máy. Dễ dàng nhận thấy, hầu hết các hạng mục của dây chuyền đang trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng. Phòng điều khiển trung tâm đã hoàn thành xong, các thông số kỹ thuật đều ổn định. Trên toàn bộ diện tích mặt nền trong khuôn viên nhà máy, các đơn vị thi công cũng đã dải đá dăm, san gạt và đang triển khai lu làm cứng nền. Ngoài ra, hệ thống điện sản xuất, điện thắp sáng, nước cũng đang được hoàn thiện song song với hệ thống sân trong khuôn viên nhà máy. Bên cạnh đó, Công ty cũng đang triển khai lắp đặt và hoàn thiện lắp đặt các thiết bị dây chuyền đồng bộ. Trao đổi với PV Tạp chí, ông Phan Trí Dũng - GĐ Công ty CN Hoá chất mỏ Bạch Thái Bưởi, cho biết, xác định mục tiêu đảm bảo tiến độ và chất lượng, hiện nay đơn vị đang dồn tất cả nhân lực, vật lực cho Dự án. Ngay khi bắt đầu, Công ty đã dời 3 phòng: An toàn, Công nghệ, Cơ Đọc tiếp tại trang 27
O
n 30th May 2012, Vinacomin - Chemical Industry Holding Corporation Limited (MICCO) was ceremonially holding a Signing ceremony of Tender package No 15 - EPC for main plant of expanding production line project of pit emulsion explosives with capacity of 5,000ton per year at Hong Thai Tay commune, Dong Trieu District, Quang Ninh province. As expected, after 1 year of construction, a new plant manufacturing pit emulsion explosives will be created and put into operation in Dong Trieu - Quang Ninh with all kinds of emulsion explosive products with the best specifications and safety for coal industry.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
19
[ kinh t’ ]
Sẵn sàng cho mục tiêu
3,76 t˚ kWh Æi÷n PV
Đến Công ty CP Nhiệt điện Cẩm Phả những ngày này, điều dễ nhận thấy là không khí làm việc sôi nổi, khẩn trương ở tất cả các vị trí sản xuất, CNCB Công ty làm việc hăng say lao động với nhiều phong trào thi đua thiết thực, rộng khắp. Từ đầu năm đến nay, các tổ máy phát điện của Công ty đều được yêu cầu phát huy tối đa công suất, theo đó, sản lượng điện đạt cao. Theo nhận định của lãnh đạo Công ty, với nhịp độ sản xuất như hiện nay, Nhiệt điện Cẩm Phả đã và đang sẵn sàng hoàn thành tốt mục tiêu 3,76 tỷ kWh điện, doanh thu hơn 3.099 tỷ đồng và đảm bảo mức thu nhập bình quân khoảng 6,2 triệu đồng/người/tháng cho CNCB Công ty.
b
ước vào thực hiện kế hoạch SXKD năm 2013, bên cạnh những khó khăn chung do suy thoái kinh tế thế giới vẫn diễn biến phức tạp, Công ty CP Nhiệt điện Cẩm Phả còn phải đối mặt với những khó khăn riêng như: thiết bị làm việc chưa thật ổn định, chất lượng nguồn nhiên liệu còn nhiều hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu, nhân lực đặc biệt là lực lượng thợ vận hành và thợ sửa chữa dù đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn non yếu, tổ chức sản xuất còn ít kinh nghiệm. Thêm
20
Sˇ 15+16
nữa, do sản xuất của Công ty chưa có lãi dẫn đến tiền lương, thu nhập của người lao động chưa thể tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chăm lo đời sống cho CNCB đơn vị. Mặc dù vậy, Công ty cũng có những thuận lợi cơ bản, đó là sự tiến bộ không ngừng của lực lượng cán bộ công nhân viên chức, đoàn kết cùng nhau, phấn đấu vì nhiệm vụ chung, nhất là sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Tổng Công ty và Tập đoàn. Từ lãnh đạo Công ty đến người lao động đều chung suy nghĩ, nhận diện được khó khăn đã là một thắng lợi. Từ tiền đề chung đó, Công ty đặt ra mục tiêu năm 2013, phát huy tinh thần chủ động, nỗ lực cao độ ngay từ những tháng đầu năm thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng, vận hành hiệu quả nhà máy; tăng cường áp dụng công nghệ mới, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, chuẩn bị tốt mọi vấn đề để thanh quyết toán dự án. Cùng với đó, Công ty đặt ra các chỉ tiêu cụ thể như sản xuất 3,76 tỷ kWh điện, vượt chỉ tiêu Tổng Công ty Điện lực giao - 3,4 tỷ kWh điện; doanh thu đạt hơn 3.099 tỷ đồng và thu nhập bình quân cho người lao động khoảng 6,2 triệu đồng/người/tháng. Để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh cấp trên giao, Công ty xây dựng và triển khai linh hoạt các nhóm biện pháp điều hành quản lý. Trước hết, nhằm thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng, hiệu quả vận hành nhà máy trên tất cả các mặt, Công ty xây dựng kế hoạch sản lượng cho các quý và ngay từ đầu năm phải nỗ lực phấn đấu đạt được sản lượng điện sản xuất như kế hoạch. Cụ thể, qúy 1 phấn đấu đạt 1tỷ 10 triệu đến 1tỷ 50 triệu
kwh; qúy 2 từ 960 triệu đến 1tỷ kwh. Dự kiến, qúy 3, Công ty phấn đấu 820 triệu đến 850 triệu kwh; qúy 4, phấn đấu đạt 1tỷ10 triệu đến 1tỷ 50 triệu kwh. Cùng với đó, Công ty tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện kỹ thuật đảm bảo tính sẵn sàng, và độ ổn định làm việc cao của các thiết bị như xây dựng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thật chi tiết, cụ thể, sát với thực tế; Tiếp tục tập trung giải quyết triệt để các vấn đề kỹ thuật của hệ thống thải xỉ, nước làm mát tuần hoàn kín của nhà máy, phối hợp cùng nhà thầu xử lý sớm các votex, xì hở chân hồi liệu hạn chế tối đa việc giảm tải vì những nguyên nhân từ các hệ thống này. Đồng thời, phối hợp cùng nhà thầu tìm giải pháp tối ưu nhất để thay đổi sơ đồ mạch điện tự dùng nhà máy hạn chế việc mua điện của EVN và hạn chế tối đa hậu quả mất điện từ nguồn máy biến áp T3... Công ty đặc biệt quan tâm đến công tác chăm lo và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực. Trong năm nay, Công ty tổ chức thao diễn, diễn tập xử lý tình huống tạo phản xạ, sự tự tin và vững vàng cho cán bộ quản lý và công nhân vận hành trong quá trình vận hành nhà máy; tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng là nòng cột của lực lượng vận hành, sửa chữa. Đặc biệt, Công ty đặt quyết tâm xây dựng tác phong, phong cách làm việc chính quy, chuyên nghiệp; hình thành văn hóa doanh nghiệp văn minh lịch sự trong mỗi cán bộ công nhân viên. Theo lãnh đạo Công ty, trong năm 2013, Nhiệt điện Cẩm Phả tiếp tục kiện toàn và hoàn thiện công tác tổ chức và điều hành sản xuất, quản trị chi phí, lao động tiền lương; nghiên cứu bổ sung và chỉnh sửa quy chế tiền lương, tổ chức giao khoán lao động đảm bảo khuyến khích được người lao động, chăm lo tốt đời sống công nhân để tạo năng suất lao động cao. Trong điều kiện giá điện tăng cao, Công ty phấn đấu tiết kiệm tối đa, giảm tỷ lệ điện tự dùng, đồng thời, nghiên cứu và giải quyết tốt các vấn đề về thị trường điện cạnh tranh để tiêu thụ được sản lượng cao nhất.
chuy÷n k˙ nµy
lách luật... Nhân Văn
Bịt dòng dầu “đen”...
D
ầu “đen” là dầu liệu bị ăn cắp trong các thùng dầu của ô tô, máy xúc, máy gạt.. trên các khai trường mỏ, chủ yếu là các khai trường mỏ lộ thiên. Tình trạng này diễn ra từ nhiều năm và các đơn vị đã áp dụng nhiều biện pháp, đầu tư nhiều tiền bạc nhưng nhiều nơi vẫn không ngăn chặn triệt để. Có nơi, thủ đoạn ăn cắp dầu thần tình như..ma!. Chuyện rằng, chiếc xe HD trọng tải 58 tấn, mang biển số 375 của Công ty X. mới đưa vào hoạt động đã dở chứng, luôn chết máy, buộc phải đưa vào xưởng sửa chữa. Khi bổ máy ra, các chuyên gia kinh ngạc phát hiện, nguyên nhân chính khiến xe luôn chết máy là do thiếu dầu. Như vậy, nếu căn cứ vào các thông số được báo qua thiết bị định vị GPS thì lượng dầu trong xe đã bị “bốc hơi” một cách vô lí. Thậm vô lí! Xe đã lắp đặt thiết bị định vị GPS để kiểm soát lượng dầu tiêu hao, thời gian hoạt động v.v. và thùng dầu của xe đã kẹp chì, sao mà mất dầu được? Chắc chắn có kẻ gian đã rút ruột thùng dầu! Nhưng kẻ gian đã ăn cắp bằng cách nào? Nhân Văn mang chuyện này ở Công ty X. hỏi anh Mai Huy Giáp, Phó Giám đốc Công ty than Cao Sơn và đề nghị anh giải thích về hiện tượng dầu “bốc hơi” kỳ lạ
này. Anh Giáp bảo, kẻ gian có nhiều thủ đoạn tinh vi lắm, dù có lắp thiết bị định vị GPS, dù có kẹp chì thùng dầu, họ vẫn cứ lấy cắp được dầu như thường. Bởi vậy, ở Cao Sơn, công tác quản lý dầu liệu hết sức chặt chẽ: Công ty gia công các rọ thép, trên đó khoan các lỗ đường kính 4 mm, lệch tâm nhau, đem lắp vào miệng thùng dầu xe ô tô, xe gạt, máy xúc. Vì các lỗ khoan lệch tâm nên kẻ gian khó mà luồn các dây nhựa, hoặc cao su để hút dầu. Đối với phin lọc dầu đều kẹp chì. Việc kẹp chì do các phòng ban chuyên môn liên quan thực hiện. Khi kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, nếu phát hiện mất kẹp chì, đoàn kiểm tra sẽ lập biên bản, quy trách nhiệm; nếu phát hiện công nhân có hành vi ăn cắp dầu, người đó sẽ bị sa thải. Do quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm nên tình trạng ăn cắp dầu đã giảm hẳn; năm ngoái 6 công nhân ăn cắp dầu, buộc Công ty phải sa thải; từ đầu năm đến nay Công ty chưa phải sa thải công nhân vì ăn cắp dầu… Cho hay rằng, muốn “bịt” dòng dầu đen, các đơn vị cần có những cách thức quản lý chặt chẽ hơn, hữu hiệu hơn và xử lý nghiêm khắc hơn; nếu chỉ đầu tư thiết bị định vị rồi ỉ lại cho nó, thì khó mà bịt được dòng dầu “đen”!
A
nh Q. thợ lái máy xúc bậc 7/7; tổ trưởng tổ sản xuất đột nhiên làm đơn xin nghỉ hưu sớm. Nhận đơn xin nghỉ hưu của anh, Phòng Tổ chức Công ty không thể giải quyết vì anh chưa đủ điều kiện để giải quyết chế độ hưu, trong khi đó, dây chuyền sản xuất rất cần những người có tay nghề cao như anh. Không được giải quyết chế độ nghỉ hưu, anh làm đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động. Theo luật định, Công ty buộc phải thanh toán cho anh Q. mấy chục triệu đồng theo chế độ nghỉ “một cục”. Vậy là Công ty X. vừa “mất” thợ lành nghề, vừa mất tiền; còn anh Q, sau khi lĩnh “một cục” tiền, không biết anh chạy chọt thế nào, người ta vẫn thấy anh có trong tay sổ hưu. Có sổ hưu rồi nhưng anh Q. đâu có chịu nghỉ hưu; anh về đầu quân cho doanh nghiệp tư nhân, làm thuê cho chính Công ty nơi anh mấy chục năm gắn bó với mức lương cao hơn mức lương trước khi anh nghỉ “một cục”. Vậy là cùng lúc, anh Q. “xơi” những ba “mang”, vừa được “một cục” tiền trợ cấp thôi việc (chấm dứt hợp đồng), vừa được lương hưu và vừa được lương của doanh nghiệp tư nhân. Bài tính của anh Q. mọi người thường gọi là “lách luật”. Tình trạng “lách luật” như anh Q. được nhiều thợ bậc cao ở một số đơn vị trong Tập đoàn “áp dụng”, đang là điểm nóng ở các khai trường mỏ. Có đơn vị trong thời gian gần đây hàng chục thợ bậc cao “lách luật”, ảnh đến sản xuất và tư tưởng của CNCB. Ta khoan bàn đến việc “bịt” kẽ hở của luật; khoan bàn đến lương tâm và trách nhiệm của những người thợ lợi dụng kẽ hở của luật pháp để “lách”, mà trước tiên, Nhân Văn muốn nói tới vai trò của chủ doanh nghiệp sử dụng lao động. Lâu nay, ta nói nhiều, bàn nhiều đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao mà dường như ít quan tâm đến việc giữ chân những người thợ tài hoa, những chuyên gia lành nghề. Nhân Văn được biết, hầu hết các đơn vị trong Tập đoàn đều có những chính sách ưu đãi với thợ giỏi, thợ bậc cao như nâng bậc lương trước thời hạn, cho đi tham quan học tập trong và ngoài nước, được ưu tiên về nhà ở, ưu tiên tuyển dụng con em vào mỏ làm việc v.v. Nhưng theo Nhân Văn, những chính sách ưu đãi đó chưa đủ để giữ chân họ mà hơn thế, phải đánh giá đúng vai trò của thợ bậc cao và có chế độ đãi ngộ tương xứng với giá trị sản phẩm của họ tạo ra. Có vị giám đốc từng nói với Nhân Văn rằng, thà trả lương cao cho thợ lành nghề, thợ giỏi để người ta tạo ra sản phẩm tốt; người ta có nhiều kinh nghiệm quản lý vận hành máy móc, thiết bị nên máy móc ít xảy ra sự cố v.v. hơn là tuyển thợ mới về để đào tạo. Nhân Văn tâm đắc với ý kiến này. Một người thợ đã gắn bó với công trường, phân xưởng mấy chục năm thì chắc hẳn họ đã coi công trường, phân xưởng như ngôi nhà thứ hai của mình; nơi họ có biết bao chuyện buồn vui, xa nó chắc là họ nhớ người, nhớ việc lắm. Nhưng một khi họ không còn tha thiết với “ngôi nhà thứ hai” của mình, quyết ra đi thì chủ doanh nghiệp cũng xem lại cung cách quản lý, hành vi ứng xử với người tài. Nhân Văn tin rằng, một doanh nghiệp phát triển mạnh, hiệu quả SXKD cao, đời sống công nhân khấm khá, bầu không khí trong đơn vị chan hòa, dân chủ thực sự; khoảng cách thu nhập của CNCB được phản ánh thực chất giá trị sản phẩm của từng cá nhân tạo ra thì chắc chắn, chẳng ai muốn rời doanh nghiệp; chẳng ai muốn “lách luật” như anh Q.!
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
21
[ ph„ng s˘ ∂nh ] Sản phẩm đồng tấm ca - tốt đạt hàm lượng đến 99,88 Cu
t Chuẩn bị sản xuất tại Phân xưởng luyện - Công ty Luyện đồng Lào Cai
rong những ngày tháng 7/2013, phóng viên Tạp chí Vinacomin đã có mặt tại Công ty Mỏ tuyển đồng Sin Quyền Lào Cai và Công ty Luyện đồng Lào Cai thuộc Tổ hợp đồng Sin Quyền, Tổng Công ty Khoáng sản Vinacomin. Trong 6 tháng đầu năm 2013, các chỉ tiêu kế hoạch SXKD đều hoàn thành đạt 51,3 - 54,1% kế hoạch năm, sản phẩm tiêu thụ ổn định, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Năm 2013, Công ty Luyện đồng Lào Cai được giao sản xuất 9.500 tấn đồng tấm ca - tốt và các sản phẩm vàng, bạc, hóa chất a xít sulfuaric. Công ty phấn đấu sản xuất hoàn thành vượt mức kế hoạch, vượt công suất thiết kế đạt trên 10.000 tấn sản phẩm đồng tấm ca - tốt đạt hàm lượng 99,88% Cu. Bên cạnh đó, lãnh đạo các đơn vị đã quan tâm thực hiện tốt công tác AT-VSLĐ, tích cực cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, không ngừng chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
GhinhÀntı
TÊhÓpÆÂng
SinQuy“n-LµoCai
22
Sˇ 15+16
[ ph„ng s˘ ∂nh ] Khu tập thể công nhân khang trang, sạch, đẹp
Công nhân chuẩn bị cho ca sản xuất mới
Niềm vui tan ca của công nhân Công ty Luyện đồng Lào Cai
Công nhân được phục vụ ăn tự chọn đảm bảo chất lượng, an toàn VSTP tại nhà ăn tập thể
Trên khai trường sản xuất của Công ty Mỏ tuyển đồng Sin Quyền Lào Cai
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
23
th≠¨ng hi÷u
t®ng tËc vµb¯t ph∏ Hồng Hà
So với nhiều đơn vị thuộc Vinacomin, sản xuất than ở Mạo Khê gặp nhiều khó khăn, rõ nhất là chi phí sản xuất cho một tấn than lớn trong khi giá thành lại thấp, nguy cơ khí mỏ mất an toàn cao, vỉa than lại mỏng, dốc chỉ có thể áp dụng công nghệ ngang nghiêng, chất lượng than xấu... Càng ngày, những khó khăn này càng nhân lên do diện khai thác xuống sâu, đi xa. Tuy nhiên những năm gần đây, Công ty than Mạo Khê đã có sự chuyển mình, bứt phá ngoạn mục. Theo lãnh đạo Công ty, có 3 yếu tố then chốt tạo nên sự bứt phá đó. Yếu tố số 1: Làm tốt công tác an toàn
Sau gần 60 năm hoạt động, điều kiện khai thác của Công ty than Mạo Khê ngày càng có nhiều bất lợi, đó là diện sản xuất xuống sâu; mỏ nhiều phay phá; chi phí sản xuất cho 1 tấn than lớn; vỉa than mỏng, dốc chỉ có thể áp dụng công nghệ ngang nghiêng... Vì vậy, việc triển khai những biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động yên tâm sản xuất luôn được ban lãnh đạo Công ty xác định là điều kiện tiên quyết, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Nhận thấy điều kiện hoạt động sản xuất của đơn vị gặp rất nhiều khó khăn khi hàm lượng khí mê-tan được xếp ở mức Đường lò mới - Ảnh Mạnh Hùng
siêu hạng, những nguy cơ gây mất an toàn cao luôn tiềm ẩn như bục nước, nổ khí, áp lực mỏ. Vì vậy, từ công tác thông gió, điều tiết mạng gió đến kiểm tra, giám sát khí mỏ và dự báo khí mỏ khác thường luôn được đơn vị đặc biệt quan tâm. Cụ thể, để điều chỉnh mạng gió cho các diện sản xuất, Công ty đã chỉ đạo đơn vị thông gió - cấp cứu làm tốt việc cách ly những khu khai thác đã dừng sản xuất hoặc tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng để không cho khí độc, khí cháy phát tán vào mạng gió chung của mỏ. Với những gương lò độc đạo có độ xuất khí cao, Trạm quản lý khí mỏ của Công ty đã giám sát nghiêm ngặt đến các vị trí sản xuất, đảm bảo các đầu đo khí luôn hoạt động tốt. Đồng thời, duy trì hoạt động ổn định 2 hệ thống đo khí tự động của Nhật Bản kết hợp với đo kiểm soát khí bằng máy đo khí cầm tay với 320 máy đo quang học và 35 máy đo tự động IM PACPRO để kịp thời xử lý sự cố về khí mỏ, tháo khí đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, tất cả 46 gương lò độc đạo tại 13 phân xưởng hầm lò đều được thông gió bằng quạt cục bộ, những đường lò độc đạo có chiều dài lớn đều được sử dụng quạt gió cục bộ có công suất lớn, đường ống gió từ 0,8-1m. Ngoài ra, Công ty còn lắp đặt hệ thống quạt dự phòng và nguồn điện dự phòng ngay từ khi đào lò theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò. Cùng với đó, Công ty đã tập trung chỉ đạo một số phân xưởng có điều kiện địa chất thay đổi, lò chợ gặp đá và bị sự cố bục nước như phân xưởng khai thác 2 vỉa 9 Đông tầng -150/-80. Tiến hành áp dụng hệ thống giá khung
A
thuỷ lực di động trong công nghệ khai thác lò chợ trụ hạ trần cho các vỉa có góc dốc đến 45 độ... Bên cạnh đó, nhằm tạo môi trường làm việc và đi lại thông thoáng cũng như tăng độ ổn định các đường lò dọc vỉa để đưa vì sắt, đồng thời thử nghiệm các vì chống kín 4 mặt hình tròn móng ngựa vào chống giữ nên đã giảm được mét lò xén. Công tác cơ điện - vận tải được thực hiện tốt, đơn vị đã triển khai thiết kế và thi công một số công trình trọng điểm như lắp đặt hệ thống băng tải B1, B2, B3 lò nghiêng V6T tầng -166/+30; lắp đặt bơm cao áp ở hầm bơm trung tâm -150 và 2 tuyến đường ống từ hầm bơm trung tâm -150/-80, hầm bơm trung tâm -80/+17 để bơm nước từ các túi nước ngầm, giảm nguy cơ bục, vỡ... Tất cả đều hướng đến một mục tiêu cao nhất: Tối ưu hóa công tác an toàn trong sản xuất.
Yếu tố số 2: Ðầu tư chiều sâu
Cũng giống như các đơn vị thành viên khác trong Tập đoàn, thời gian qua, Than Mạo Khê gặp rất nhiều khó khăn, phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Công ty phải tiết giảm chi phí sản xuất, giảm sản lượng khai thác 200 nghìn tấn; đồng thời điều chuyển lao động qua các khâu xây dựng cơ bản, phụ trợ để bảo đảm việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Mạo Khê đã tiết giảm chi phí 70 tỷ đồng về Tập đoàn, bảo đảm mức lương bình quân hàng tháng của người lao động gần 9 triệu đồng/người, là một trong những doanh nghiệp có mức thu nhập cao của Vinacomin. Mặc dù tình hình tiêu thụ than gặp khó khăn, nhưng Mạo Khê vẫn cung cấp than ổn định cho Nhà máy Nhiệt điện mạo Khê và một số khách hàng trong nước. Phó Giám đốc Công ty Vũ Anh Tuấn chia sẻ, thành công lớn nhất của Than Mạo Khê là mặc dù trong điều kiện khó khăn nhưng Công ty vẫn dành nhiều tỷ đồng đầu tư đổi mới công nghệ, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân (năm 2012 là trên 100 tỷ đồng). Thời gian gần đây, Công ty đã mạnh dạn đầu tư mở rộng tiết diện hầm lò, thay đổi lại hệ thống Đọc tiếp tại trang 78
fter 59 years of construction and development, Mao Khe Coal now is the pioneer in the investment to open mining area at the deepest with the coal mining output closes to 2 million tons per years. The infrastructures and working conditions of the Company are standing on the top block of Vinacomin Group. Mr. Nguyen Ngoc Cơ - Director of the Company said, to achieve this result, the company has been applied many drastic measures in management, command, executive production. In particular, the most important method is improvement the quality of coal and balance consumption plan.
24
Sˇ 15+16
[ th≠¨ng hi÷u ]
ChÒ ÆÈng V¶úT KHï PV
Là một trong ba đầu mối tiêu thụ than của Vinacomin ở đầu nguồn, trong điều kiện tình hình tiêu thụ của Tập đoàn quý III năm 2013 vẫn tiếp tục gặp khó khăn, Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả đã và đang triển khai nhiều giải pháp, góp phần cùng Tập đoàn tiến gần hơn tới đích hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013. Ông Nguyễn Văn Tứ - Giám đốc Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả khẳng định “dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, đơn vị sẽ luôn nêu cao tinh thần chủ động vượt khó”.
N
hận định trước được tình hình nên ngay từ đầu năm 2013, lãnh đạo Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả đã tập trung chỉ đạo, xây dựng những mục tiêu, định hướng cụ thể, sát với thực tế. Nhờ đó, tính đến hết 6 tháng đầu năm nay, Công ty đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu đề ra như sản lượng than tiêu thụ đạt hơn 50,3 KHN, công nhân lao động có đủ việc làm với thu nhập bình quân đạt 6,3 triệu đồng/người/tháng. Đồng thời, các phong trào thi đua phấn đấu đảm bảo an toàn, nâng cao năng suất, chất lượng công việc, giải phóng tàu nhanh được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả thiết thực. Các công tác khác như quốc phòng an ninh, chăm lo đời sống người lao động được đơn vị duy trì tốt. Đặc biệt, ở thời điểm hiện tại, tiến độ của nhiều dự án lớn nâng cao năng lực sản xuất của Công ty được đảm bảo và triển khai tích cực, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc ổn định sản xuất của đơn vị trong những năm tới. Giữa tháng 4 vừa qua, Công ty đã ký hợp đồng về xây dựng, vận hành, vận chuyển than tuyến băng tải từ kho G9 đến Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2 để cung cấp than cho Trung tâm nhiệt điện Mông Dương. Cuối tháng 5, tại cảng Gò Dầu B thuộc Công ty cổ phần cảng Đồng Nai, Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả phối hợp cùng Công ty cổ phần cảng Đồng Nai tổ chức lễ giao chuyến hàng xuất khẩu Alumina đầu tiên của Vinacomin cho tàu BK BOSS theo hợp đồng nhận 15.000 tấn Alumina cho khách hàng nước ngoài. Đây là sự kiện lớn, đánh dấu một bước ngoặt trong công tác điều hành tiêu thụ sản phẩm mới (Alumina) tới thị trường thế giới, đó là thành quả đầu ra trong triển khai thực hiện dự án bauxit của Vinacomin. Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả được Tập đoàn tin tưởng giao là đầu mối thực hiện nhiệm vụ tổ chức điều hành tiêu thụ Alumina, do đó lãnh đạo Công ty đã chỉ đạo các bộ phận điều hành tiêu thụ, tổ chức huy động phương tiện, thiết bị và con người khẩn trương bốc xếp hàng hóa nhằm giải phóng tàu trong thời gian sớm nhất.
I
Mặt khác, nhằm khai thác tối đa năng lực vận tải sẵn có và tăng doanh thu, Công ty đã hợp đồng với Công ty Thương mại Xây dựng Vận tải Hoàng Minh cho thuê đoàn sà lan vận chuyển thiết bị. Theo hợp đồng, Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả đã bố trí 2 đầu máy Cửa Ông 19 (QN 4308) và Cửa Ông 09 (QN 4032), kéo đẩy 2 đoàn sà lan chở 2 vỏ tàu bằng nhôm di chuyển từ cảng 189 Đình Vũ đến áp mạn tàu trả hàng an toàn tại vùng neo Bến Gót - Hải Phòng. Cùng với việc tập trung tối đa mọi nguồn lực thực hiện nhiệm vụ Tập đoàn giao, Công ty rất chú trọng đến công tác an toàn, coi đây là nhiệm vụ quan trọng. Nhân tháng thi đua cao điểm về ATVSLĐ trong toàn Tập đoàn, Công ty đã tổ chức Hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi năm 2013. Tham dự Hội thi có 20 thí sinh đại diện cho 5 đơn vị là: Phân xưởng Vận tải Xếp dỡ; Đội xe ô tô vận tải; Đội tàu; Phòng Y tế và Phân xưởng Phục vụ. Các thí sinh phải trải qua 3 phần thi: Thi kiến thức pháp luật; Thi trắc nghiệm bằng hình ảnh trực quan và thi năng khiếu. Hội thi ATVSV giỏi được Công ty tổ chức định kỳ 2 năm một lần, là hình thức tuyên truyền sâu rộng nhất đến CNVC lao động và người sử dụng lao động về công tác An toàn - bảo hộ lao động. Qua đó tuyển chọn đội ngũ ATVSV xuất sắc tham dự Hội thi ATVSV cấp Tập đoàn. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền và thực hiện tốt công tác An toàn - bảo hộ lao động mà trong nhiều năm qua Công ty không xảy ra trường hợp mất an toàn lao động hay sự cố lớn nào về thiết bị. Nhiệm vụ trong những tháng cuối năm 2013 rất nặng nề, do đó, theo Giám đốc Công ty Nguyễn Văn Tứ, Kho vận và cảng Cẩm Phả sẽ bám sát kế hoạch tiêu thụ của Tập đoàn; tăng cường phối hợp để tiêu thụ Alumin; điều hành quản lý than đầu nguồn; đẩy mạnh tiến độ các dự án trọng điểm; đồng thời có thái độ ứng xử đúng mực với khách hàng, không gây phiền nhiễu cho khách hàng. Phương châm của Công ty là bằng nhiều giải pháp hạ giá thành sản phẩm khi lưu thông, kiểm tra chặt chẽ khâu mua sắm vật tư thiết bị, quản lý hao hụt, làm tốt theo định mức của Tập đoàn.
n the year of 2013, Vinacomin - Cam Pha Port & Logistics Company expects to export 23 million tons. To reach the set target, the Company works out measures emphasizing shipping and consuming coal and cost saving measures. Especially, regarding investment activities, the company has actively implemented projects serving business, focused on investment into infrastructure for units, upgrading roads, re-planning warehouse premise... In addition to investment, the Company has paid close attention to training activities to improve professionalism for technical worker and management staff, promote creativeness and activeness for employees to gain high productivity...
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
25
[ th≠¨ng hi÷u ]
Hi÷u qu∂ tı nh˜ng
c´ng tr◊nh b∂o v÷
M´i tr≠Íng
HG
Mặc dù đi vào hoạt động chưa đầy 5 năm, nhưng Công ty TNHH MTV Môi trường Vinacomin đã bước đầu phát huy hiệu quả, góp phần cải thiện môi trường tại các điểm khai thác mỏ. Công ty đang thực hiện từng bước mục tiêu đảm bảo “xanh hoá” trong khai thác than hướng đến phát triển bền vững.
26
Sˇ 15+16
C
ông ty TNHH MTV Môi trường Vinacomin (tiền thân là Công ty Xây dựng mỏ), chính thức được thành lập từ tháng 7/2009 với nhiệm vụ xây lắp các công trình môi trường, kinh doanh các dự án môi trường và các sản phẩm từ môi trường mang lại. Được Vinacomin giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư, xây dựng, vận hành, kinh doanh các công trình môi trường mỏ và xây lắp công trình..., hiện nay, Công ty có 16 đơn vị trực thuộc với tổng số trên 1.200 CBCNV đang làm nhiệm vụ thi công, quản lý, vận hành các công trình môi trường và xây lắp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và một số tỉnh vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc. Ngay từ khi thành lập, Công ty đã phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức, những biến động bất lợi, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh. Diện sản xuất của Công ty lại trải rộng, phân tán; quản lý vận hành các công trình môi trường là nhiệm vụ mới không chỉ đối với Công ty mà cả trong Vinacomin. Nhưng với việc luôn xác định được tầm quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường được Tập đoàn giao, Công ty đã xây dựng lộ trình phát triển sản xuất kinh doanh mang tính chiến lược, bền vững và có chính sách đầu tư nâng cao năng lực thiết bị, tìm hiểu nghiên cứu hoàn thiện công nghệ. Đồng thời tập trung tổ chức sản xuất cho phù hợp, tuyển dụng đào tạo, thu hút nguồn nhân lực. Qua đó đã xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ và công nhân kỹ thuật trẻ có đủ khả năng vận hành, quản lý, thi công các công trình môi
trường, công trình xây lắp. Những năm gần đây, Công ty đã có những cố gắng trong việc tập trung xử lý nước thải hầm lò. Đến nay, Công ty đã làm xong và đưa vào vận hành gần 30 trạm xử lý từ Mạo Khê đến Mông Dương. Hiện tại, các trạm xử lý nước thải của Công ty đảm bảo đạt tiêu chuẩn loại B (đây là mức nước có thể rửa mặt, giặt quần áo, tắm) đủ điều kiện để thải ra môi trường. Nước qua trạm xử lý để thải ra được kiểm soát nghiêm ngặt bởi đội ngũ cán bộ quản lý môi trường của các đơn vị sản xuất than và sự kiểm tra định kỳ của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh. Liên quan đến công tác này, trao đổi với chúng tôi, một vị lãnh đạo Công ty, cho biết: Nguồn nước thải từ hầm lò xử lý rất tốn kém, phức tạp như độ pH chỉ từ 3,5 đến 5 là quá thấp so với nước sinh hoạt có độ pH từ 5,5 đến 9; chỉ số cặn lơ lửng trong nước thải hầm lò cao từ 250 đến 1.000mmg/lít nên quá trình xử lý phải giảm tỷ lệ này xuống còn dưới 100mmg/ lít để đạt tiêu chuẩn nước loại B. Đồng thời các hàm lượng sắt, mang-gan, lưu huỳnh, chì, a sen… đều rất cao, riêng tiền mua hoá chất để xử lý đến hàng tỷ đồng mỗi năm. Song công nghệ xử lý nước thải của Công ty đã mang lại lợi ích khi đưa vào thực hiện. Khá nhiều doanh nghiệp đã đề nghị Công ty xử lý nâng cấp tiếp nước thải hầm lò từ loại B lên loại A để dùng cho ăn uống sinh hoạt ở một số khai trường đông công nhân nằm khá xa địa bàn dân cư như khu vực Cái Đá - Xí nghiệp Than Cao Thắng (Công ty Than Hòn Gai) có 2.000 công nhân; khai trường sản xuất than ở xã Tân Dân của Xí nghiệp Than Hoành Bồ (Công ty Than Uông Bí), gần 1.000 công nhân… Theo tính toán, khi thực hiện thành công dự án trên giá nước từ các trạm xử lý của Công ty cung cấp bán ra sẽ rẻ hơn so với mua từ hệ thống cấp nước sạch hiện tại. Ngoài ý nghĩa chính là bảo vệ môi trường, công nghệ xử lý nước thải còn mang lại lợi ích trực tiếp cho các
[ th≠¨ng hi÷u ]
mì Trạm xử lý nước thải Hà Ráng
doanh nghiệp ngành Than khi đưa vào sử dụng. Chúng tôi đến Trạm Xử lý nước thải hầm lò của Xí nghiệp Than Hà Ráng (Công ty Than Hạ Long - Vinacomin), trạm này hoạt động được hai năm và mang lại hiệu quả rõ rệt, với công suất xử lý tối đa 430m3/h (trung bình 200m3/h), nhìn nước “đầu vào” từ hầm lò chảy ra bể tiếp nhận đen đặc song khi ra nước trong vắt đảm bảo tiêu chuẩn loại B. Riêng lượng than bùn thu qua quá trình xử lý nước, mỗi ngày thu được từ 4 đến gần 5m3. Khi xử lý xong, nước “đầu ra” không làm ảnh hưởng đến môi trường. Xí nghiệp Than Hà Ráng đã tái sử dụng nguồn nước vào việc tắm, giặt quần áo, bơm khí nén cho nhà đèn, dùng cho máy khoan và dập bụi trên khu vực sàng tuyển than… Hàng
KHẨN TRƯƠNG... (TIẾP) điện và cắt cử 1 PGĐ phụ trách kỹ thuật về Dự án. Ông cũng cho biết thêm, bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ thi công, hiện Ban quản lý dự án rất coi trọng vấn đề an toàn lao động do các hạng mục hiện đang trong giai đoạn hoàn thành, nhiều thiết bị đã được lắp đặt trên cao có nguy cơ gây nguy
quý, các cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường đều đến kiểm tra mẫu nước, qua kết quả quan trắc, các chỉ tiêu độc tố như chì, asen, lưu huỳnh, sắt, măng gan… đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép. Từ đó, phí môi trường của Xí nghiệp đã giảm hẳn xuống chỉ còn 1/4 so với trước. Cùng với công trình xây dựng trạm xử lý nước thải tại các mỏ, Công ty còn tham gia xây dựng những tuyến đường vận chuyển than nội bộ và các công trình cải tạo môi trường, phục hồi bãi thải, xây dựng các đập chắn đất đá… Để việc hoàn nguyên môi trường một cách bền vững lâu dài, Công ty đã thành lập vườn ươm tại Dương Huy (Cẩm Phả) nhằm nghiên cứu, thử nghiệm để tạo ra nguồn cây giống, “huấn luyện” những loại cây này có khả năng thích nghi phát triển với thổ nhưỡng khắc nghiệt của vùng đầu đường bãi thải. Từ vườn giống này, Công ty đã cung cấp nhiều loại cây cho các công ty trong Tập đoàn như keo và Jatropha trên diện tích 14ha ở khai trường lộ vỉa Công ty CP Than Hà Tu; trồng 30,56 ha cỏ vetiver và 2,6 ha keo ở bãi thải Nam Đèo Nai, trồng 21,56 ha keo và 2,8 ha cỏ chít ở Công ty CP Than Vàng Danh; trồng 18,52ha keo cho Công ty Than Mạo Khê; trồng 2.387 cây hoa giấy cho bãi thải Chính Bắc Công ty CP Than Núi Béo. Và trồng cây tại các khu vực xử lý nước thải hầm lò của Khe Chàm, Thống Nhất, Nam Mẫu, Hà Ráng… Được biết, trong năm 2013, riêng
trên địa bàn thành phố Cẩm Phả và Hạ Long, Công ty đã triển khai thực hiện 17 dự án môi trường. Tính đến tháng 7/2013, có 8 dự án đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất của các đơn vị, các dự án còn lại dự kiến hoàn thành trong năm 2013. Dự án Nhà máy xử lý và tái chế chất thải công nghiệp nguy hại tại Cẩm Phả là dự án trọng điểm với tổng mức đầu tư trên 173 tỷ đồng từ nguồn Quỹ môi trường tập trung của Vinacomin. Dự án xây dựng trên diện tích 8,7ha do Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định phê duyệt. Công ty đang tập trung thực hiện thi công các hạng mục nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 - 30/10/2013). Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ xử lý tái chế dầu thải (10.000 lít/ngày), tái chế các loại chất thải công nghiệp nguy hại...v.v theo công nghệ Châu Âu, đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong sản xuất của Vinacomin và giúp tỉnh Quảng Ninh xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, các dự án môi trường do Công ty thi công hoàn thành sẽ góp phần phục vụ kịp thời sản xuất, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp, nâng cao hiệu quả SXKD của các đơn vị trong Vinacomin; hướng tới mục tiêu đảm bảo “xanh hoá” trong khai thác than để phát triển bền vững.
W
ith a long history of over 160 years of construction and development, the coal industry has contributed greatly to national social and economic development. However, environmental problems are always a risk in mining activities. Aware of that, Vietnam National Coal - Mineral Industries Holding Corporation Limited set up a company specializing in environment protection, separately from mining industries, in order to ensure a “green” mining industry for sustainable development. In 2009, Vinacomin - Environment One Member Limited Liability Company started to operate with the major duties of investment, operation and business activities relating to environmental construction. After three years of operation, Vinacomin - Environment One Member Limited Liability Company has shown its effectiveness by taking part in improving environments in mining areas.
hiểm cho cán bộ kỹ thuật và công nhân trên toàn công trường. Tại Phòng điều khiển trung tâm, ông Seo Kyeong Jong - đại diện của nhà thầu HANWHA - đang chỉ đạo các kỹ sư nước bạn hiệu chỉnh lại các thông số kỹ thuật. Ông chia sẻ, Hàn Quốc có kinh nghiệm sản xuất thuốc nổ hơn 60 năm với thế mạnh là chất lượng, đặc biệt là tính an toàn cao. Đây là dự án đầu tiên HANHWA thực hiện ở Việt Nam và ông hy vọng từ
Dự án này sẽ mở ra triển vọng hợp tác lâu dài giữa hai bên. Hóa chất mỏ Bạch Thái Bưởi đang hướng đến mục tiêu trở thành Trung tâm sản xuất thuốc nổ hầm lò, Trung tâm dự trữ vật liệu nổ lớn nhất Việt Nam. Và sự thành công của Dự án là một bước đệm quan trọng đưa Công ty tiến gần hơn với mục tiêu này.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
27
[ th≠¨ng hi÷u ] trưởng đào lò được hai năm nay. Vậy mà nhiều khi về nhà vẫn phải nghĩ công việc ngày mai. Phải tắt đài đi để nghĩ đấy anh à, lơ mơ là bị chuyển việc ngay. Thực ra, trong điều kiện môi trường làm việc như vậy khiến anh em chúng em tập trung hơn. Tuy có vất vả hơn một chút nhưng bù lại sẽ có thu nhập cao hơn. Anh bảo làm việc như vậy cũng hay chứ.
Vai trò thủ lĩnh
Anh c„ lµm Æ≠Óc kh´ng? Anh có làm được không?
HH
Quả là những năm gần đây, Than Hòn Gai có nhiều đổi mới. Tôi còn nhớ cách đây năm, sáu năm trước, Than Hòn Gai gặp khó khăn tưởng như không vượt qua nổi. Diện sản xuất thu hẹp, đời sống công nhân khó khăn, người lao động chuyển đi các đơn vị khác. Nhưng bây giờ thì câu chuyện lại hoàn toàn ngược lại.
28
Sˇ 15+16
Cánh nhà báo chúng tôi thường hay đi tìm nguyên nhân của vấn đề. Nhiều bài viết đã mổ xẻ về điều kiện kỹ thuật, công nghệ, về tiết kiệm chi phí, về đào tạo nguồn lực v.v. Nhưng tôi vẫn chưa thấy hài lòng với những góc nhìn đó. Một chiều Hạ Long rực đỏ khi hoàng hôn buông xuống. Tôi ngồi uống nước chè tại một quán nước ngay gần chân núi Bài Thơ. Nghe cánh thanh niên nói chuyện rôm rả. “Ông ấy khiếp lắm, sai một tý là bị chuyển việc ngay”; “Ông biết không, đến mấy ông cốp mà ông ấy còn bảo: Anh có làm được không? Mình tuổi gì”; “Ừ, ai ông ấy cũng vậy đấy, cứ hỏi anh có làm được không là có chuyện rồi”… Bà chủ quán phe phẩy cái quạt. “Chuyện này ngày nào cũng nghe, thanh niên ấy mà”. “Họ làm ở đâu mà khó khăn vậy bà?”. “Than Hòn Gai chứ đâu, họ nói về Giám đốc đấy”. Tôi bắt chuyện một thanh niên tên T. Nhấp ngụm nước chè, T trầm ngâm tâm sự. Từ ngày ông ấy lên làm Giám đốc, các công trường, phân xưởng của các đơn vị cứ răm rắp. Từ lãnh đạo cho đến các trưởng phòng, quản đốc cứ chạy ngược, chạy xuôi. Ai cũng lo cho công việc của đơn vị như lo cho chính công việc nhà vậy. Không lo làm cho được là không xong anh à. Trên đã thế thì dưới cũng phải quay thôi. Trên hỏi dưới: Anh có làm được không? Thì dưới lại hỏi dưới nữa như vậy. Và cứ thế công việc, công việc và công việc… Em mới lên làm tổ
Câu chuyện làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Phải chăng đó chính là cái gốc của vấn đề, khiến Than Hòn Gai những năm gần đây liên tục lập nên những kỷ lục. Thu nhập của người lao động đứng vào tốp đầu của các đơn vị trong Tập đoàn. Đặc biệt, đời sống tinh thần ngày càng được chú trọng, nâng cao. Ngoài các giải thi đấu thể thao, các giải hội diễn văn nghệ sôi nổi trong các đơn vị thuộc Công ty, Than Hòn Gai còn mọc lên những dịch vụ cao cấp phục vụ người lao động và nhân dân trong vùng. Một Hòn Gai Hoa lãng mạn. Một Hòn Gai Quán phong cách. Và một Hòn Gai Bia ẩm thực rất riêng của Hòn Gai. Trung tâm thể thao của Hòn Gai ngày nào cũng kín chỗ. Người ta đến không chỉ để chơi thể thao mà còn để giao lưu, trao đổi về công việc chung, công việc riêng. Tất cả những điều ấy có được, theo tôi là ý chí của tập thể cán bộ, công nhân viên và người lao động. Nhưng không thể phủ nhận vai trò của người khởi sướng và lãnh đạo để làm bằng được. Đó là thủ lĩnh. Có lẽ thủ lĩnh của Than Hòn Gai là người như vậy. Ông đã khởi sướng gì là đều trăn trở và lãnh đạo làm cho bằng được. Nhiều ý tưởng đưa ra, không phải ai cũng đồng tình. Thậm chí còn có nhiều ý kiến trái ngược, phản bác. Nhưng rồi kết quả là những câu trả lời thấu đáo nhất. Tôi còn nhớ khi đọc bài viết về “Quản lý số 1” của Than Hòn Gai đăng trên Tạp chí Than – Khoáng sản Việt Nam, thoạt tiên, nhiều người khó hiểu và khá mơ hồ. Nhưng càng đọc, càng thấy ý chí và sự quyết tâm đưa thương hiệu Than Hòn Gai lên một tầm cao mới của lãnh đạo Công ty ở trong đó. Và để làm được điều đấy, lãnh đạo Công ty đang muốn tất cả mọi thành viên dù là người thợ lười biếng nhất, người lao công có trình độ thấp nhất… cũng phải căng sức ra để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Và hơn thế nữa, còn để vươn lên, không chịu ẩn mình với lòng cam chịu của số phận. Lãnh đạo Công ty dường như đang muốn mọi “tế bào” trong một “cơ thể” đều chuyển động vươn lên, thay đổi mình cho một cơ thể cường tráng… Tôi tâm đắc và tự nghĩ mình đã tìm ra gốc rễ của vấn đề khiến Than Hòn Gai bấy lâu nay đã chuyển mình từ một cơ thể yếu ớt, gầy còm thành một chàng trai vạm vỡ như ngày hôm nay.
V◊ M|C TI£U HM
XA H•N
Động lực từ những kết quả đã đạt được
Tính đến thời điểm tháng 9 năm 2013, Công ty Kho vận Đá Bạc tròn 6 tuổi, cũng là 6 năm Công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Tập đoàn giao đó là vận chuyển, nhập và tiêu thụ than cho các công ty sản xuất khu vực Đông Triều, Mạo Khê, Uông Bí. Những ngày đầu thành lập, Công ty gặp không ít khó khăn do địa bàn quản lý trải rộng, cơ sở hạ tầng vật chất thiếu và không đồng bộ... Đặc biệt, khi cơ chế tiêu thụ than của Tập đoàn có sự chuyển đổi, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện của các
S
đơn vị sản xuất than. Ban lãnh đạo quán triệt, xác định rõ điểm lợi thế và khó khăn hiện tại để có những phương án hợp lý. Dưới sự chỉ đạo sâu sát của Tập đoàn, sự hỗ trợ nhiệt tình của các đơn vị trong vùng miền Tây và sự nỗ lực không ngừng của tất cả CBCNV, Công ty đã giúp “nối dài” cánh tay của Tập đoàn trong công tác quản lý, tiêu thụ than tại vùng than phía Tây Quảng Ninh.
Khó khăn trước mắt chỉ là tạm thời
5 năm đầu trong chặng đường xây dựng và phát triển ấy, Công ty luôn đạt tốc
ince its foundation 6 years ago by combining Uong Bi Coal Company, Mao Khe Coal Company and Vang Danh Coal Company, Da Bac Logistics Company has gradually asserted its position as one of the key enterprises in the western coal area of Quang Ninh. In the beginning, the Company faced many difficulties due to large management area, lack of infrastructure and inefficient facilities. Especially, changes in coal consumption mechanism of the Group influenced the implementation results of coal producing units. The management also clearly identified current advantages and disadvantages to find suitable policies. Under close supervision of the Group and valuable support from units in the western area as well as tireless effort of the whole staff, the Company has added wings for the Group in coal management and consumption in Quang Ninh’s western coal area.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
29
Đọc tiếp tại trang 31
C´ng ty Kho vÀn ß∏ Bπc
độ tăng trưởng từ 10-15% mỗi năm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và trong nước năm 2012, đặc biệt là 6 tháng đầu năm nay, khiến nhu cầu tiêu thụ than giảm mạnh nên Công ty gặp rất nhiều khó khăn, than tồn kho lớn. Đặc biệt, do giá than xuất khẩu liên tục giảm theo biến động thị trường thế giới, trong khi giá than cho điện, hiện, vẫn chưa bằng giá thành sản xuất, dẫn tới hoạt động SXKD của toàn Vùng nói chung, của Công ty nói riêng không đảm bảo lợi nhuận. Trước những thách thức đó, Công ty đã triển khai nhiều biện pháp linh hoạt. Một mặt, để tăng năng lực sản xuất, Công ty khẩn trương hoàn thành các dự án đầu tư mở rộng, hiện đại hoá các cảng, kho bãi chứa than và dây chuyền công nghệ, hạn chế dần việc vận chuyển than bằng ô tô. Cụ thể, Công ty tổ chức vận hành tốt tuyến băng tải ống để vận chuyển toàn bộ sản lượng than vùng Đông Triều từ mặt bằng +56, +22 đi Bến Cân; Dừng vận chuyển bằng ô tô than của Nam Mẫu và Uông Bí từ 1/4/2013; Nâng cao sản lượng vận chuyển than bằng đường sắt, trung bình đạt 18.300 tấn/ngày. Cùng với đó, Công ty chủ động trong việc điều hành các hợp đồng thuê chuyển tải, bốc xếp than xuất khẩu, thuê giám định than... đáp ứng nhanh chóng, kịp thời tiến độ giao than cho khách hàng theo lịch của Tập đoàn. Mặt khác, Công ty tăng cường thực hiện công tác khoán quản trị chi phí ở tất cả các khâu. Trên tinh thần chỉ đạo Tập đoàn, Công ty đã xây dựng kế hoạch tiết kiệm chi phí cụ thể, trong đó trọng tâm là các giải pháp công nghệ và phấn đấu giảm định mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu; vật tư, điện năng... Mục tiêu Công ty đặt ra là tiết giảm từ 8-10% chi phí giá thành giao khoán; tăng doanh thu các dịch vụ ngoài nhằm bổ sung quỹ lương năm 2013 từ 5-8 tỷ đồng... Ngoài ra, Công ty còn phối hợp tốt với chính quyền địa phương và nhân dân trên địa bàn trong việc tổ chức thu mua than trôi nổi nhằm đảm bảo công tác quản lý tài nguyên than theo quy định hiện hành. Quan điểm của lãnh đạo Công ty là, muốn tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế thì biện pháp quan trọng là cơ chế quản lý phải phù hợp, đầu tư công nghệ hiện đại và thực hiện tốt công tác quản trị chi phí tới từng đơn vị. Theo lãnh đạo Công ty, Kho Vận Đá Bạc sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của lãnh đạo cấp trên và các đơn vị vùng miền Tây, đề ra nhiều giải pháp tổ chức sản xuất, quản lý sáng tạo, có hiệu quả hơn. Công ty cũng sẽ không ngừng kiện toàn bộ máy lãnh đạo quản lý từ cấp Công ty đến các đơn vị; sắp xếp dây chuyền sản xuất đồng bộ theo hướng chuyên môn hóa, phát huy tính sáng tạo và chủ động của CNCB. Đồng thời, Công ty chú trọng công tác đào tạo nâng cao
[ th≠¨ng hi÷u ]
Là đơn vị đứng chân trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Công ty CN Hóa chất mỏ Tây Bắc - Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ đã và đang khẳng định vị trí tiên phong của những người thợ hóa chất mỏ, phục vụ kịp thời sản xuất của các đơn vị trong và ngoài Ngành, góp phần phát triển kinh tế xã hội nơi vùng núi cao Tây Bắc của Tổ quốc.
Giám đốc Công ty Bùi Quang Đĩnh
B∂n l‹nh
Việt Trung
thÓ h„a ch†t m·
Chiếm lĩnh thị trường vùng Tây Bắc
Thực hiện nhiệm vụ cung ứng vật liệu nổ công nghiệp và công tác nổ mìn trên địa bàn vùng Tây Bắc bao gồm các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu, Hóa chất mỏ Tây Bắc không những phục vụ các đơn vị trong Ngành mà còn thực hiện cung ứng vật liệu nổ công nghiệp thi công các công trình trọng điểm như Thủy điện Lai Châu, thi công tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, các đơn vị khai thác mỏ... Ngay từ năm 2012, Công ty đã chủ động bám sát thị trường, làm tốt công tác tiếp thị với chủ đầu tư, các đơn vị thi công tại các công trình trọng điểm, các mỏ lớn để đẩy mạnh công tác cung ứng, ký hợp đồng cung ứng với các khách hàng có đủ điều kiện sử dụng vật liệu nổ là 220 hợp đồng với tổng số lượng thuốc nổ là 5.870 tấn. Đồng thời chuẩn bị tốt nguồn
30
Sˇ 15+16
hàng đáp ứng nhu cầu sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho các công trình trọng điểm và các khách hàng lớn vùng Tây Bắc, phục vụ công tác nổ mìn trong và ngoài Ngành. Nhờ đó, trong 6 tháng đầu năm 2013, Công ty đã thực hiện cung ứng và nổ mìn đạt 3.708 tấn thuốc nổ, đạt 60% kế hoạch năm; doanh thu đạt 240,815 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Ngoài việc thực hiện tốt công tác nổ mìn tại mỏ đồng Sin Quyền đảm bảo tiến độ, chất lượng, Công ty đã tích cực tiếp thị với Công ty Apatit Lào Cai để thực hiện nổ mìn, trước đây do Công ty Apatit tự đảm nhận nhưng không hiệu quả, chi phí cao. Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc Công ty Bùi Quang Đĩnh vui mừng cho biết “Bằng việc khẳng định chất lượng, giá cả và uy tín của mình, Hóa chất mỏ Tây Bắc đã ký được hợp đồng với Công ty Apatit thực hiện dịch vụ nổ mìn tại 3 khai
trường với khối lượng chiếm tới 70% khối lượng nổ mìn của toàn Công ty Apatit trong năm 2013, tiến tới thực hiện toàn bộ dịch vụ nổ mìn tại khai trường mỏ với khối lượng nổ mìn là 5-6 triệu m3/năm”, đây cũng là kết quả sau nhiều năm Công ty kiên trì tiếp thị, mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã ký hợp đồng nổ mìn với Công ty TNHH Xây dựng thương mại LILAMA thi công san gạt mặt bằng với khối lượng 400.000m3. Ngoài ra, Công ty thực hiện mở rộng kinh doanh đa ngành, cung cấp dầu DO, dầu Diesel, vật tư thiết bị, xăng dầu...vv cho các đơn vị trên địa bàn, giải quyết việc làm, thu nhập cho CNVC, đảm bảo hiệu quả trong SXKD.
Chăm lo phát triển nguồn nhân lực
Để đáp ứng yêu cầu SXKD của
[ th≠¨ng hi÷u ]
Công ty trong hiện tại và tương lai, Hóa chất mỏ Tây Bắc luôn quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật. Để tìm hiểu cụ thể hơn, chúng tôi đến cụm kho Hóa chất mỏ Cam Đường do Công ty tiếp nhận lại của Công ty Apatit với diện tích 2,5 ha, Công ty đề nghị tỉnh cấp đất mở rộng thêm 2 ha nữa thành 4,5 ha, hiện nay cụm kho gồm có Phân xưởng Hóa chất mỏ và Phân xưởng Khoan nổ mìn với trên 60 CNCB. Công ty xây mới thêm 2 kho vật liệu nổ sức chứa 180 tấn, nâng tổng số lên 5 kho chứa vật liệu nổ và phụ kiện, đảm bảo phục vụ cung ứng vật liệu nổ và nổ mìn cho Công ty Apatit và các đơn vị trên địa bàn. Khi tiếp nhận cụm kho, điều đầu tiên Giám đốc Bùi Quang Đĩnh nghĩ đến là mở rộng thêm diện tích, sau đó là tìm nguồn nước. Ở khu vực này, việc tìm nguồn nước sạch là rất khó khăn do nước ngầm bị nhiễm asen nhưng Công ty đã quyết tâm thực hiện, cho khoan để tìm và đã thành công, mang lại nguồn nước ngọt quý hiếm, đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ trước tiên là cho CBCN và cho công tác PCCC tại chỗ. Anh Bùi Quốc Hùng, Đội trưởng Đội nổ mìn số 1, sinh năm 1980, quê ở Phú Thọ cho chúng tôi biết “Công ty vừa mới xây dựng xong khu nhà làm việc, nhà ở 2 tầng khang trang cho CNCB tại cụm kho, điều kiện làm việc, thu nhập và đời sống của anh em được đảm bảo nên rất yên tâm công tác, gắn bó với nghề”. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân, Ban lãnh đạo Công ty đã nỗ lực tìm mọi cách để Trường Đại học Mỏ - Địa chất và tỉnh Lào Cai mở một lớp đại học ngành khai thác mỏ tại Công ty cho trên 60 người, trong đó 40 người là CNVC của Công ty, còn lại là của các đơn vị trong tỉnh gửi học với quan điểm tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động nâng cao trình độ, không những
phục vụ cho Công ty mà còn phục vụ cho sự phát triển của tỉnh. Đồng thời, Công ty phối hợp với Trường Đại học Mỏ - Địa chất mở lớp công nhân nổ mìn với số lượng 28 người để đáp ứng công tác nổ mìn thời gian tới. Công ty cũng luôn tạo điều kiện để CNVC được tham dự các lớp học nâng cao trình độ, kết hợp với một số trường dạy nghề, các cơ quan chức năng mở các lớp tập huấn nghiệp vụ như tiếp xúc vật liệu nổ công nghiệp, an toàn PCCC, công tác thủ kho, huấn luyện sử dụng công cụ hỗ trợ...vv. Còn rất nhiều ý tưởng khác nữa mà những người đứng đầu nơi đây đang ấp ủ. Như tại Cụm kho Hóa chất mỏ Cam Đường, Công ty sẽ cung cấp nước ngọt phục vụ đời sống dân sinh của nhân dân trong xã, tiếp tục xây dựng hồ nước, hệ thống đường nội bộ, khu nhà ở công nhân, trồng cây xanh... tạo thành quần thể kiến trúc đẹp giữa vùng rừng núi Tây Bắc. Cùng với đó, công tác chăm lo đời sống văn hóa tinh thần của CNVC luôn được Công ty quan tâm như xây dựng các nhà thi đấu thể thao, tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao, tham quan nghỉ mát... Xác định trách nhiệm với cộng đồng, Công ty đã tích cực ủng hộ xây dựng nông thôn mới 20 tấn xi măng, xây dựng nhà tình nghĩa trị giá gần 100 triệu cho gia đình thương binh bị nhiễm chất độc da cam... Với những nỗ lực phấn đấu không ngừng, năm 2012 Công ty Hóa chất mỏ Tây Bắc và cá nhân Giám đốc Bùi Quang Đĩnh đã vinh dự được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Đây là phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng, ghi nhận những thành tích đạt được trong SXKD và những đóng góp xây dựng phát triển kinh tế xã hội của Công ty trên vùng biên cương Tây Bắc.
Giao nhận vật liệu nổ tại Cụm kho Hóa chất mỏ Cam Đường
CÔNG TY KHO VẬN ĐÁ BẠC... (TIẾP) trình độ chuyên môn cho công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý để bắt nhịp với nhịp độ cơ giới hoá và công nghệ ngày càng cao, cũng như sản lượng tiêu thụ ngày càng tăng thời gian tới.
Sẵn sàng cho những bước chuyển mình mới
Theo quy hoạch, phát triển của Tập đoàn, tới đây, Vùng than Uông Bí sẽ là một trong những vùng trọng điểm. Dự kiến đến năm 2015-2020, vùng than Uông Bí phải sản xuất từ 21 đến 28 triệu tấn than nguyên khai. Điều này cũng có nghĩa, Công ty Kho vận Đá Bạc sẽ tiếp nhận và phân phối từ 18 đến 24 triệu tấn than sạch mỗi năm. Chuẩn bị cho nhiệm vụ này, Công ty Kho vận Đá Bạc đang và sẽ tập trung cao nhất việc triển khai các dự án đầu tư phục vụ sản xuất; cải tạo hệ thống dây chuyền vận tải, bốc rót; chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng; đầu tư nâng cấp hệ thống đường sắt Vàng Danh- Khe Thần, Uông Bí - Điền Công lên đến mức chuyên chở được 10 triệu tấn than/năm. Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống băng tải kín Khe Ngát- Điền Công nhằm đảm bảo môi trường và mỹ quan thành phố; đầu tư xây dựng kho trung chuyển Khe Ngát; nâng cấp mở rộng hai cảng Điền Công và Bến Cân; đồng thời tiến hành quy hoạch kho bãi, nạo vét các luồng cảng để thuận lợi cho các tàu lớn ra, vào nhận than... Nhiệm vụ trước mắt còn rất nặng nề do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng với sự quyết tâm lãnh đạo Công ty, tinh thần đoàn kết một lòng khắc phục khó khăn của CBCNV, Công ty kho vận Đá Bạc sẽ chiến thắng những khó khăn, thách thức hiện tại, tiếp tục khẳng định “thế và lực” của Công ty tại vùng than phía Tây này.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
31
Chúc mừng Công ty Địa chất mỏ - Vinacomin tròn 55 tuổi
V˜ng vµng lµ nhµ Æfia ch†t hµng Æ«u
Vinacomin
Tháng 9 năm 2013, Công ty Địa chất mỏ tròn 55 tuổi. Trải qua biết bao thăng trầm, qua nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước, của ngành Địa chất, Địa chất mỏ đã không ngừng lớn mạnh. Giữ vững và phát huy truyền thống của “Đơn vị Anh hùng lao động”, với mục tiêu “phải tìm kiếm thêm nhiều khoáng sản để làm giàu đất nước”, Địa chất mỏ đang từng bước chuyển mình, đổi mới sâu rộng để hỗ trợ đắc lực cho Tập đoàn trong việc phát triển tài nguyên vì chiến lược phát triển bền vững. Dẫu trong muôn vàn khó khăn, những nhà địa chất tiên phong vẫn luôn kiên trì, bền bỉ, vẫn luôn vững vàng khẳng định vị trí là nhà địa chất hàng đầu của Vinacomin. Từ 500 báo cáo địa chất, hàng loạt mỏ mới đã hình thành
Công ty TNHH MTV Địa chất mỏ - Vinacomin tiền thân là Liên đoàn Địa chất 9 được thành lập ngày 1/9/1958. Từ những năm đầu mới thành lập, Công ty phải đối mặt với rất nhiều thách thức, cơ sở vật chất nghèo nàn, người lao động thiếu việc làm, thu nhập thấp, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn. Được sự quan tâm ủng hộ từ nhiều phía, đặc biệt là ngành Than - Khoáng sản Việt Nam, Địa chất mỏ đã từng bước vượt qua khó khăn và có được những kết quả đáng ghi nhận. Trong 55 năm qua, gần 500 báo cáo địa chất của Công ty là tài sản vô giá được kết tinh từ bàn tay, khối óc, mồ hôi của lớp lớp những người địa chất. Từ kết quả các phương án báo cáo đó, hàng loạt các mỏ mới được hình thành. Đây cũng là cơ sở tài liệu vững chắc để ngành Than Khoáng sản Việt Nam phát triển bền vững nhất là trong 10 năm gần đây, sản lượng khai thác than của Tập đoàn không ngừng tăng lên, việc đảm bảo tài nguyên cho Vinacomin duy trì tốc độ tăng trưởng là nhiệm vụ quan trọng, do đó đòi hỏi chất lượng các phương án, báo cáo địa chất phải thật chính xác. Đồng thời, căn cứ vào kết quả thăm dò địa chất của Công ty tại bể than Đông Bắc, các mỏ Đèo Nai, Cọc
32
Sˇ 15+16
Sáu, Núi Béo, Cao Sơn... đã nâng được công suất khai thác hàng năm lên đáng kể. Cùng với đó, trước yêu cầu cấp bách đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia mà Vinacomin là một trong ba trụ cột, Công ty đã chủ động đề xuất và xây dựng đề án tìm kiếm thăm dò than dưới sâu mức -300 bể than Đông Bắc, được Thủ tướng chính phủ phê duyệt cho thực hiện giai đoạn 1. Theo kết quả thu được ban đầu, dự báo tài nguyên dưới mức -300 bể than khoảng 4,553 tỷ tấn. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để Tập đoàn xây dựng các mỏ mới và mở rộng phát triển các mỏ sâu hơn. Thêm nữa là đề án thăm dò than đồng bằng Sông Hồng. Sau khi thực hiện thăm dò than vùng Bình Minh - Khoái Châu - Hưng Yên, từ năm 1997 đến năm 2002, Công ty đã cùng Tổ chức Phát triển năng lượng mới của Nhật Bản (NEDO) tiến hành tìm kiếm thăm dò than vùng từ Hưng Yên lên Vĩnh Phúc trên diện tích 972 km2. Kết quả tổng trữ lượng và tài nguyên dự kiến khoảng 30 tỷ tấn.
Đổi mới công nghệ, ứng dụng KHKT tiên tiến
Trong lĩnh vực đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học tiên tiến, Địa chất mỏ cũng đạt được nhiều thành tích. Từ năm 2001 đến nay, chỉ tiêu kế hoạch khảo sát thăm dò Tập đoàn giao cho Công ty hằng năm đều tăng. Để hoàn thành kế hoạch, Công ty đã trực tiếp chỉ đạo đổi mới công nghệ trong khoan thăm dò, chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học, đầu tư thiết bị khoan tiên tiến hiện đại với mục
tiêu giảm chi phí giá thành mét khoan, tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Với việc áp dụng công nghệ cao, đầu tư mua sắm thiết bị mới, hiện đại, đội ngũ thợ khoan giỏi chuyên môn, yêu nghề nên khối lượng mét khoan hàng năm liên tục tăng cao. Với biên chế 12 đến 15 người trên một tổ khoan nhưng nhiều năm nay, năng suất kỷ lục của các tổ khoan đều tăng cao, năm sau cao hơn năm trước. Các phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và nghiên cứu khoa học luôn được quan tâm đầu tư. Trong 10 năm qua, Công ty đã có trên 20 đề tài, hàng trăm sáng kiến tiến bộ kỹ thuật có giá trị được áp dụng vào sản xuất, làm lợi trên hàng trăm tỷ đồng, trong đó tiêu biểu là các đề tài, sáng kiến như “sử dụng phụ gia dung dịch khoan LIQUI-POL để sản xuất dung dịch khoan, thay cho dung dịch sét bentonit, đất sét tươi dùng trong khoan thăm dò”; sáng kiến “giải pháp công nghệ thông tin VMG qua 02 phần mềm VMG 5.0 và phần mềm VMG- BAUXIT 5.0 trong công tác thành lập tài liệu địa chất”. Phần mềm này đã đạt giải Nhì Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc năm 2011 (Không có giải Nhất) đề tài khoa học “nghiên cứu thiết kế chế tạo máy khoan thăm dò khoáng sản Bauxit VMG -30”...
Bằng nhiều giải pháp “giữ chân” người lao động
Không chỉ quan tâm đầu tư phát triển sản xuất, Công ty đặc biệt quan tâm
chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người lao động. Bởi vậy, cuộc sống của thợ địa chất hiện nay đã có nhiều đổi khác, thu nhập, việc làm ổn định. Công ty có quy định khuyến khích trả lương cao cho người lao động có trình độ tay nghề cao, thường xuyên đào tạo bồi dưỡng cho đối tượng cán bộ trẻ. Để thu hút và “giữ chân” người lao động, Công ty đã đầu tư xây dựng tạo điều kiện về nơi ăn, chốn ở, nơi sinh hoạt văn hoá thể thao cho công nhân. Cụ thể là cải tạo, nâng cấp khu tập thể, xây dựng mới các nhà rèn luyện thể chất cho công nhân; phát hiện, khen thưởng kịp thời để khuyến khích, động viên các nhân tố tích cực trong thi đua lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Nhiều năm nay, Vinacomin đã và đang tập trung đẩy mạnh đầu tư các dự án cải tạo, nâng công suất và xây dựng mỏ mới, cùng với đó, nhiệm vụ khoan thăm dò đánh giá tài nguyên đặt ra ngày càng cấp thiết, đòi hỏi phải theo kịp, góp phần đắc lực phục vụ sản xuất. Với Công ty Địa chất mỏ thì đây là một thuận lợi rất lớn, sẽ là triển vọng mở ra những năm sản xuất kinh doanh ổn định, tăng trưởng bền vững. Giữ vững và phát huy truyền thống của “Đơn vị anh hùng lao động” đã bước sang tuổi 55, những người thợ địa chất nơi đây sẽ tiếp tục tỏa đi khắp mọi miền trên dải đất hình chữ S của đất nước để đánh thức tiềm năng khoáng sản, thực hiện theo đúng phương châm của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam “Từ tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực đi lên giàu mạnh”.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
33
Chúc mừng Công ty Địa chất mỏ - Vinacomin tròn 55 tuổi
KHÓ KHÔNG NẢN! B
Các lỗ khoan thi công qua bãi thải, lò cũ, các lỗ khoan mất nước dọc vỉa, trượt tầng ngày càng nhiều dẫn đến thời gian thi công kéo dài, chi phí tăng cao, địa tầng nhiều nơi phức tạp không thể thi công bằng công nghệ khoan lấy mẫu luồn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng các công trình, đời sống của thợ khoan địa chất còn nhiều khó khăn... đang là những thách thức không nhỏ, những vấn đề khiến lãnh đạo Xí nghiệp Địa chất Cẩm Phả trăn trở. Nhưng với truyền thống của một đơn vị chưa bao giờ bó tay với những công trình khoan khó, trong điều kiện thi công cực kỳ phức tạp, đơn vị đã và đang bằng nhiều giải pháp để từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
34
Sˇ 15+16
ên cạnh thuận lợi từ đầu năm 2013, Công ty Địa chất mỏ đã điều chỉnh tăng hệ số giao khoán cho một số phương án thi công khó khăn và khoan qua bãi thải thì với Xí nghiệp Địa chất Cẩm Phả năm nay khó khăn vẫn là chủ yếu. Mặc dù, Tập đoàn đã điều chỉnh tăng đơn giá từ 80% lên 85% của đơn giá 10/2002/QĐ-BCN từ năm ngoái nhưng trên thực tế với hệ số thanh toán 85% không đủ chi phí cho các lỗ khoan khó khăn có địa tầng phức tạp, khoan qua lò và bãi thải như hiện nay. Các công trình có chiều dày tầng thải từ 50 m trở lên đều âm chi phí. Trong khi đó, các lỗ khoan thi công qua bãi thải, lò ngày càng nhiều, chiều dày lớp thải lớn, các lỗ khoan mất nước dọc vỉa, trượt tầng tăng. Đó là chưa kể địa tầng phức tạp, đơn vị không thể thi công bằng công nghệ khoan lấy mẫu luồn. Thường xuyên các ngày có từ 5 - 7 máy không có sản lượng, thậm chí có ngày lên đến 9 - 10 máy do xử lý sập lở thành lỗ khoan, xử lý sự cố. Trước tình hình như vậy, lãnh đạo Xí nghiệp đã chủ động, tập trung cao cho công tác điều hành, tổ chức sản xuất. Đối với các lỗ khoan hay xảy ra sự cố, lãnh đạo Xí nghiệp trực tiếp lên công trường, chỉ đạo các phương án cứu chữa, giải quyết dứt điểm để đẩy nhanh tiến độ thi công. Đồng thời, Xí nghiệp kết hợp với chủ đầu tư triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng, san gạt đường nền để đưa máy vào thi công trong thời gian nhanh nhất. Quá trình thi công tập trung, dứt điểm theo từng phương án, qua đó, giảm chi phí, cung độ vận chuyển. Thêm nữa, với phương châm “giỏi một việc, biết nhiều việc”, Xí nghiệp đã đầu tư các dụng cụ sửa chữa như máy hàn, máy mài tay ở công trường để anh em có thể chủ động ứng phó với những trục trặc sự cố nhỏ, giảm thời gian phải nghỉ chờ đợi. Mặt khác, khi thi công Xí nghiệp chú trọng đúng mức đến chất lượng dung
dịch khoan, bộ ống mẫu - khâu quan trọng ảnh hưởng đến năng suất chất lượng và hiệu quả công trình khoan máy. Tất cả các lỗ khoan thi công đều lập đủ thiết kế kỹ thuật, biện pháp an toàn và nghiệm thu xây lắp công trình đảm bảo. Do các tổ khoan có tổ chức tốt, bố trí lao động hợp lý, chăm sóc, bảo dưỡng thiết bị đúng quy trình nên tránh được nhiều hỏng hóc đột xuất. Để tiết giảm chi phí, trong công tác vận tải, Xí nghiệp kết hợp vận chuyển vật tư, nước cho nhiều tổ máy cùng tuyến đường, bố trí xe chở đủ tải trọng, quy định các điểm lấy nước và lập sơ đồ vận chuyển cho từng công trình. Quan điểm xuyên suốt của Địa chất Cẩm Phả luôn là đầu tư chiều sâu, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tăng hiệu quả, năng suất lao động, trong đó chú trọng trang sắm các thiết bị đồng bộ, thiết thực cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân. Do đặc thù công việc của thợ khoan địa chất nhiều khó khăn, vất vả, Xí nghiệp đã quan tâm sửa chữa nâng cấp các khu tập thể, bố trí sắp xếp chỗ ăn nghỉ cho công nhân ở xa, trang bị dụng cụ, chất đốt, điện nước cho tất cả các bếp ăn tập thể. Mỗi tổ máy đều được trang bị một nhà lắp ghép công trường 3 gian, các thiết bị, đồ dùng và các dụng cụ cần thiết cho sinh hoạt tại công trường. Đặc biệt, để tạo điều kiện và giữ chân những kỹ sư khoan trẻ, ngoài tiền lương được hưởng, Xí nghiệp còn hỗ trợ mỗi người 2 triệu đồng/tháng. Địa chất Cẩm Phả đang có 18 tổ máy khoan, trung bình 13 - 16 người/tổ với 19 bộ máy khoan các loại như XY - 42, XY - 44, HYDX - 6, XY - 5... có thể khoan sâu từ 650 đến 1.200 m. Với năng lực của đơn vị khá dồi dào về con người, thiết bị như vậy, cùng với những giải pháp linh hoạt trong điều hành sản xuất, chắc hẳn mọi khó khăn sẽ chỉ là tạm thời, Xí nghiệp sẽ tiếp tục phát huy được những điểm mạnh, khẳng định thương hiệu và uy tín với các đơn vị trong và ngoài ngành.
GIỮ VỮNG
truy“n thËng
Khẳng định thương hiệu bằng lỗ khoan khó, yêu cầu tiến độ cao Là Chi nhánh phía Tây của Công ty Địa chất mỏ, Xí nghiệp Địa chất Đông Triều tiền thân là Đội tìm kiếm kế bào thuộc Đoàn Địa chất 9. Địa chất Đông Triều là đơn vị có bề dày truyền thống của Công ty Địa chất mỏ nói riêng, ngành Địa chất nói chung. Năm 1985, Xí nghiệp là đơn vị địa chất đầu tiên của ngành Địa chất Việt Nam được phong danh hiệu Anh hùng lao động. Từ những bước “vạn sự khởi đầu nan” đầy khó khăn ấy đến nay, các thế hệ CNCB Xí nghiệp luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, khẳng định được vai trò là người lính tiên phong trong mặt trận tìm kiếm tài nguyên làm giàu cho tổ quốc, cho ngành Than - Khoáng sản Việt Nam. Những năm gần đây, Tập đoàn tăng cường đầu tư cho công tác thăm dò, do vậy nhiệm vụ đặt ra với những người thợ địa chất nơi đây ngày càng lớn. Từ lãnh đạo cho đến công nhân lao động Xí nghiệp đã có nhiều cố gắng, sáng tạo, đẩy mạnh sản xuất, hoàn thành khối lượng lớn mét khoan thăm dò với giá trị cao, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ của Công ty. Chỉ tính khối lượng bình quân 5 năm gần đây, Xí nghiệp đã đạt 50.500m khoan/năm; doanh thu bình quân 161,6 tỷ đồng/năm, đạt bình quân 40% về khối lượng, giá trị toàn Công ty hàng năm.
Địa chất Đông Triều cũng là đơn vị đi đầu trong việc nghiên cứu áp dụng thành công công nghệ khoan thăm dò lấy mẫu luồn bằng thiết bị khoan hiện đại của Nhật; đưa năng suất khoan từ 250m lên 550m/tháng/máy, tỷ lệ lấy mẫu than từ 75% lên 98 - 100%, mẫu đất đá 60 lên 95 - 98%; áp dụng thành công công nghệ khoan xiên định hướng để khoan các lỗ khoan trong điều kiện độ dốc các tầng nham thạch lớn, không những giải quyết được nhiệm vụ địa chất mà còn tiết kiệm được khối lượng thi công cho khách hàng... đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thời gian và thông số kỹ thuật của khách hàng đặt ra. Đặc biệt, Xí nghiệp đã luôn khẳng định được thương hiệu của mình bằng những phương án, lỗ khoan có độ khó, yêu cầu về tiến độ cao như hoàn thành hơn 11.000m khoan xiên phía Tây khu mỏ Mạo Khê - khu vực có địa tầng đất đá liên kết yếu, dễ sập lở hay Lỗ khoan KEE02KT, khu vực Kim Động, tỉnh Hưng Yên theo Hợp đồng với Công ty Keeper Canada, hoàn thành 1.087m trong 52 ngày, tỷ lệ mẫu đạt 88%. Đồng thời, Xí nghiệp còn có Tổ khoan 15 đạt khối lượng khoan thăm dò kỷ lục trong năm 2012 là 5.351m. Phát triển nguồn nhân lực “Chìa khóa” cho phát triển bền vững Cùng với đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng nhiều công nghệ mới, tiên tiến để
Công việc của thợ khoan thăm dò địa chất như những “người lính trinh sát” tiên phong “mở đường” tìm kiếm và đánh thức tài nguyên trong lòng đất, do đó họ chủ yếu làm việc ở những vùng sâu, vùng xa, trong điều kiện vất vả và thiếu thốn đủ thứ. Dẫu vậy, lần nào được tiếp xúc với những người thợ trên những tổ khoan của Xí nghiệp Địa chất Đông Triều, chúng tôi đều cảm nhận được sự lạc quan và dù khó khăn nhưng họ vẫn luôn tìm thấy niềm vui trong công việc, yên tâm gắn bó lâu dài với Xí nghiệp. Đó cũng chính là truyền thống mà Địa chất Đông Triều - đơn vị đầu tiên của ngành Địa chất Việt Nam được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động luôn giữ vững nhiều năm nay. nâng cao hiệu quả công việc, Địa chất Đông Triều luôn coi chiến lược phát triển nguồn nhân lực chính là “chìa khóa” cho sự phát triển ổn định, bền vững của đơn vị. Xí nghiệp đã chủ động xây dựng chiến lược đào tạo lao động, bổ sung cho các bộ phận trước mắt và chuẩn bị cho các năm tiếp theo. Thay vì trước đây thường tuyển dụng những con em của CNCB có hoàn cảnh khó khăn, đưa vào kèm cặp “Cầm tay chỉ việc” vừa học, vừa làm thì nay tất cả lao động khi được Xí nghiệp tuyển dụng đều phải qua đào tạo, tốt nghiệp ở các trường chuyên nghiệp; sau khi được tiếp nhận về Xí nghiệp được bố trí ngay đến các tổ sản xuất để có điều kiện rèn luyện thực tế. Thêm đó, Xí nghiệp còn chủ động đề xuất Công ty mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng các nghề theo yêu cầu SXKD của đơn vị; tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho CNCB được theo học tại chức ở các trường đại học. Mặt khác, Công đoàn cùng Chuyên môn đơn vị đã tích cực vào cuộc, triển khai nhiều giải pháp để chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần giúp thợ khoan địa chất luôn yên tâm và phấn khởi gắn bó với khoan trường. Nằm trong bối cảnh khó khăn chung, năm 2013, Địa chất Đông Triều phải đối mặt với nhiều thách thức, khối lượng mét khoan thăm dò giảm, việc triển khai giải phóng mặt bằng chậm do vướng diện sản xuất của mỏ, khó khăn trong công tác đền bù; nhiều lỗ khoan có địa tầng phức tạp, trượt tầng mất lỗ khoan phải khoan lại… nhưng với truyền thống đoàn kết, đồng tâm, tập thể CNCB Xí nghiệp đã và đang quyết tâm từng bước vượt khó, làm sáng đẹp thêm truyền thống của “Đơn vị Anh hùng lao động”.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
35
Chúc mừng Công ty Địa chất mỏ - Vinacomin tròn 55 tuổi
Thương hiệu
Kho∏ng n„ng Æfia ch†t
T
rung tâm Điều dưỡng Khoáng nóng Địa chất - Xí nghiệp Dịch vụ du lịch Địa chất thuộc Công ty Địa chất mỏ từ lâu đã không còn xa lạ với người dân Thành phố Cẩm Phả. "Tiếng lành đồn xa", những năm gần đây, cái tên ấy dần dần được nhiều người trong tỉnh Quảng Ninh cũng như nhiều tỉnh, thành phố bạn biết đến. Và một trong những lượng khách hàng quen thuộc, đông đảo của Khoáng nóng Địa chất không phải ai khác chính là cán bộ công nhân viên đến từ các đơn vị trong ngành Than - Khoáng sản Việt Nam. Với việc khai thác nguồn nước khoáng nóng tại Giếng khoan số 28 ở độ sâu 214m, nhiệt độ nước lên tới 55 độ C, tổng độ khoáng hoá 23% và đặc biệt hàm lượng Brom chiếm tỷ trọng 49% tổng độ khoáng, Khoáng nóng Địa chất được xếp là một trong ba địa điểm nước khoáng Brom nổi tiếng nhất trên thế giới. Công dụng tuyệt vời của nguồn nước khoáng nóng này là nhiệt độ của nước sẽ làm thư giãn cơ thể, dễ ngủ và sảng khoái sau mỗi ngày làm việc; giảm mỏi mệt, đau nhức và hồi phục nhanh các chức năng cơ, khớp, làm chắc xương, răng và tốt cho da, tóc ; rất thích hợp cho phụ nữ, người già, trẻ em, đặc biệt rất tốt cho người lao động nặng và hoạt động thể thao. Đồng thời, tắm nước khoáng nóng ở đây còn có thể chữa được nhiều bệnh như bệnh viêm khớp, tai mũi họng, da, miệng... Đến Khoáng nóng Địa chất, du khách sẽ được thực sự thư giãn khi ngâm mình trong bể khoáng nóng, sau đó được massage bấm huyệt. Đội ngũ nhân viên lành nghề, nhiệt tình được đào tạo chuyên ngành về phục hồi chức năng, vật lý trị liệu ở các trường đại học, cao đẳng Y khoa cũng là một trong những yếu tố quan trọng để Trung tâm thu hút khách. Cùng với sự quan tâm của Lãnh đạo Công ty Địa chất mỏ, thời gian gần đây, Xí nghiệp Dịch vụ du lịch Địa chất đã tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có, xây dựng thêm các phòng điều trị loại một, các phòng cao cấp; đa dạng các gói dịch vụ để đáp ứng tốt hơn, phong phú hơn nhu cầu sử dụng của các đối tượng khách hàng khác nhau. Bằng các phương thức dịch vụ hoàn hảo, với tiềm năng nguồn nước khoáng dồi dào, chắc chắn Trung tâm Điều dưỡng Khoáng nóng Địa chất sẽ ngày càng khẳng định vững chắc hơn thương hiệu của mình, tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn, thu hút ngày càng đông du khách tới sử dụng các dịch vụ ngâm tắm nước khoáng nóng để chăm sóc sức khỏe nhất là trong thời tiết se se lạnh của mùa thu đang đến gần.
36
Sˇ 15+16
Một góc phối cảnh dự án khu nghỉ dưỡng đập nước Đá Chồng
Mặt khác, Xí nghiệp Dịch vụ du lịch Địa chất đang tích cực triển khai dự án khu nghỉ dưỡng đập nước Đá Chồng, dự kiến đến năm 2016 sẽ hoàn thành toàn bộ dự án. Khu nghỉ dưỡng gồm 3 khu vừa làm dịch vụ, vừa điều dưỡng, khu hồ cảnh quan và bãi đỗ xe. Đây là một dự án quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của Xí nghiệp nói riêng cũng như Công ty Địa chất mỏ nói chung.
[ ph„ng s˘ ∂nh ]
HÃtr™nƆtm·
Mạokhê Phạm Mạnh Hùng
Khởi động tập bơi
Khởi động
Tập bơi trong bể bơi Công ty Than Mạo Khê
h
àng năm, cứ chuẩn bị vào kỳ nghỉ hè, Công ty than Mạo Khê lại cho sửa chữa, bảo dưỡng, đầu tư, trang trí toàn bộ khu vui chơi văn hóa để đón các cháu học sinh cùng nhân dân trên địa bàn về vui chơi tập luyện. Là bể bơi duy nhất trên địa bàn nên lượng người đến rất đông, cả buổi sáng và buổi chiều. Đặc biệt là giờ tập bơi của người lớn và trẻ em. Có nhiều em nhỏ từ Thị trấn Đông Triều cách xa trên 10 km, được bố mẹ chở xuống để học bơi. Vì vậy, bể bơi phải xếp lịch hoạt động một cách khoa học, không trùng vào giờ tắm cao điểm mà còn có đủ thời gian để xử lý nước trong bể theo đúng tiêu chuẩn. Với sự hướng dẫn tận tình của các HLV chuyên ngành của Phòng TDTT huyện Đông Triều và nhân viên cứu hộ trong khu bể bơi, mùa hè năm nay nhân dân trên địa bàn nói chung và con em thợ mỏ Mạo Khê nói riêng đã một mùa hè vui tươi và bổ ích.
Toàn cảnh bể bơi Công ty Than Mạo Khê
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
37
[ ph„ng s˘ ∂nh ]
Dáng thợ
tr™nnh˜ng
than
t«ng
Trọng Đạt - TTXVN
Nhộn nhịp khai trường mỏ Tây Nam Đá Mài Người thợ lò
38
Sˇ 15+16
Mẻ than mới
Bốc xúc than trên khai trường mỏ Cao Sơn
Vào ca
Q
Người thợ lò
uảng Ninh - “miền vàng đen” của Tổ quốc. Sản lượng khai thác và sản xuất than của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nơi đây đang tăng đều qua từng năm, điều đó đã và đang đáp ứng tốt cho quá trình phát triển của đất nước. Hàng ngày, không kể ngày hay đêm, những đoàn xe của công ty Vận tải Mỏ đưa hàng vạn công nhân lên khai trường than, vào hầm lò để khai thác than. Thoảng phút chốc những lúc thay ca, cả hầm lò và khai trường xôn xao tiếng cười nói rồi lại tĩnh lặng, ẩn sâu trong lòng đất là những gương mặt luôn rạng ngời niềm lạc quan trong công việc, trong tiếng cười và ánh đèn bin sáng loáng. Lên xe theo công nhân ra khai trường sản xuất than, nhìn từ trên miệng xuống lòng moong cảnh khai thác diễn ra nhộn nhịp, những đoàn xe nối tiếp nhau trên những con đường bụi tung trắng trong ánh nắng chiều rực rỡ. Ánh nắng xuyên mây làm cả khai trường rực rỡ như một bức tranh công nghiệp tuyệt đẹp. Cả khai trường rung lên theo những chuyến xe tải có trọng lượng hàng nghìn tấn ngược xuôi, những chiếc máy bốc xúc than vươn ra như cánh tay của những người khổng lồ xúc từng mẻ than đầy ắp lấp lánh. Cuộc sống lao động tuy vất vả nguy hiểm, những người thợ mỏ Vinacomin như những chiến sĩ đang chiến đấu miệt mài khơi ra những nguồn than, những nguồn năng lượng vô cùng quý giá cho Tổ Quốc.
Nụ cười rạng rỡ của thợ lò trước lúc vào ca
Bốc xúc than tại khai trường Thăm dò vỉa than mới
Mẻ than mới
Phút nghỉ ngơi trong hầm lò
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
39
[g∆pgÏ ÆËithoπi] “CHÚNG TÔI ĐÃ CHUẨN BỊ ĐỦ CÁC YẾU TỐ TIN CẬY ĐỂ CƠ GIỚI HÓA MỘT LÒ CHỢ” Cao Nguyên
Được biết, trong thời gian tới, Công ty Than Dương Huy sẽ đầu tư một máy khấu than kèm dàn chống và các thiết bị đi kèm (gọi tắt là cơ giới hóa lò chợ), với tổng mức khoảng 200 tỷ đồng. Nhiều ý kiến quan ngại rằng, trước đây, Công ty than Dương Huy đã đầu tư máy khấu than cùng dàn chống nhưng đưa vào hoạt động trong lò chợ kém hiệu quả, Công ty có nên tiếp tục cơ giới hóa lò chợ? Ông Nguyễn Đình Thịnh, Giám đốc Công ty than Dương Huy đã giải đáp về mối băn khoăn này.
Đã khoan thăm dò bổ sung để xác định điều kiện địa chất của vỉa than PV: Đề nghị ông giải thích vì sao trước đây Than Dương Huy đưa máy khấu vào lò chợ nhưng hiệu quả không cao? Ông Nguyễn Đình Thịnh (Ô N. Đ. Th): Qua thực tế áp dụng máy khấu tại 2 vị trí, Công ty rút ra nguyên nhân chính là do điều kiện địa chất của vỉa phức tạp, biến động, sai khác với tài liệu kết quả thăm dò. Mặt khác, giá chống đi kèm máy khấu không phù hợp với điều kiện thực tế của vỉa. Bởi vậy, khi đưa máy khấu vào lò, nơi thì lầy thụt, nơi thì gặp đá, buộc phải đưa máy khấu ra. PV: Dàn thiết bị đó bây giờ ở đâu,
thưa ông? Ô Ng. Đ. Th: Chiếc máy khấu ấy Công ty bán lại cho Công ty than Khe Chàm. Được biết, ở Khe Chàm, thiết bị này phù hợp với điều kiện địa chất nên hoạt động tốt lắm. PV: Từ thực tế đó, Công ty đã rút ra bài học gì để làm cơ sở tiếp tục cơ giới hóa lò chợ? Ô N. Đ Th: Bài học chúng tôi rút ra là, trước khi đầu tư công nghệ phải thăm dò địa chất thật tỉ mỉ và bằng các biện pháp khác để xác định chính xác các yếu tố địa chất, từ đó làm cơ sở để lựa chọn thiết bị, công nghệ phù hợp. PV: Vậy, thưa ông, Công ty đã chuẩn bị như thế nào để xác định những yếu tố tin cậy đảm bảo các điều kiện để đầu tư dàn máy khấu? Ô N. Đ. Th: Cụ thể, Công ty đã thuê khoan thăm dò bổ sung 72 lỗ khoan với trên 40 nghìn mét khoan và tiếp tục khoan bổ sung 10 nghìn mét khoan nữa. Kết quả khoan thăm dò bổ sung cơ bản đánh giá được cấu trúc và các yếu tố khác của vỉa. PV: Ngoài khoan thăm dò bổ sung để xác định điều kiện địa chất của vỉa, Công ty còn căn cứ vào yếu tố nào nữa không, thưa ông?
Trạm điện thuộc Dự án xuống sâu mức âm 100
40
Sˇ 15+16
Ông N. Đ. Th: Có chứ. Xin được nói thêm thế này, dàn cơ giới hóa đồng bộ mà Công ty chuẩn bị đầu tư sẽ phục vụ cho Dự án Đầu tư khai thác phần lò giếng mỏ than Khe Tam (Công ty than Dương Huy) khai thác ở mức + 40 xuống – 350, trước mắt là giai đoạn I từ mức +40 xuống – 100 với tổng mức đầu tư khoảng 2.222 tỷ. Theo thiết kế, Dự án này có 2 lò chợ cơ giới hóa. Đến nay, Dự án đã đưa 7 lò chợ vào hoạt động. Qua quá trình đào lò xây dựng cơ bản (đào lò thuộc Dự án trên) và qua nhiều năm khai thác ở mức trên, Công ty đã lựa chọn được vỉa có đủ điều kiện để áp
dụng cơ giới hóa. Như vậy, từ kết quả khoan thăm dò bổ sung và từ kinh nghiệm từ thực tế đào lò XDCB trong Dự án xuống sâu mức âm 100, Công ty than Dương Huy có đủ cơ sở để cơ giới hóa một lò chợ phù hợp với điều kiện địa chất của vỉa.
Sự cần thiết phải cơ giới hóa lò chợ PV: Chúng tôi được biết, những năm qua, trong khai thác, Than Dương Huy đã áp dụng công nghệ khai thác bằng giá thủy lực di động và giá khung di động đạt hiệu quả cao, góp phần đưa sản lượng của Dương Huy tăng hơn gấp 3 lần so với 10 năm trước (năm 2001 đưa thử nghiệm cột chống thủy lực, sản lượng trên 645 nghìn tấn, năm 2011, đạt 2 triệu 043 tấn). Nhiều lò chợ của Công ty áp dụng các công nghệ này đạt năng suất kỷ lục của Tập đoàn. Vì sao Công ty vẫn phải cơ giới hóa một lò chợ? Ô N.Đ. Th: Như tôi đã nêu trên, để mở rộng diện sản xuất than hầm lò, Công ty Than Dương Huy đã và đang thực hiện Dự án xuống sâu dưới mức +38, trong đó, giai đoạn 1 xuống mức âm 100, công suất 2,5 triệu tấn/năm. Để đạt công suất thiết kế, ngoài các lò chợ giá thủy lực di động, giá khung, phải có 2 lò chợ cơ giới hóa. Tuy nhiên, qua xem xét thực tế, Công ty điều chỉnh Dự án, còn một lò chợ cơ giới hóa. Lò chợ cơ giới hóa công suất cao lắm; công suất thiết kế 600 nghìn tấn/năm. Nếu không cơ giới hóa lò chợ, chỉ trông vào mấy lò chợ thủy lực thì sao mà đạt sản lượng theo yêu cầu của những năm tới được! Mặt khác, cơ giới hóa lò chợ chắc chắn đảm bảo an toàn hơn, lực lượng nhân công giảm bớt. Vấn đề quan trọng là chọn được vỉa phù hợp với nó. Vấn đề này, Công ty đã chuẩn bị kỹ lưỡng như tôi đã nêu rồi. PV: Công nghệ cơ giới hóa lò chợ lần này có gì khác so với trước và dự kiến bao giờ thì có thể đưa lò chợ vào hoạt động, thưa ông? Ô N. Đ.Th: Điểm khác cơ bản là, lò chợ cơ giới hóa lần này áp dụng máy khấu kết hợp dàn siêu nhẹ, khấu không thu hồi nóc. Dự kiến, đến quý II năm 2014, lò chợ cơ giới hóa sẽ đi vào hoạt động. PV: Cảm ơn ông.
Chiến thắng lớn nhất là chiến thắng bản thân mình PV
Thợ lái máy xúc Trần Văn Quang bên “văn phòng” làm việc của mình.
Tại chương trình “Vinh quang Việt Nam” lần thứ X với chủ đề “Vượt khó đi lên”, Thợ lái máy xúc Trần Văn Quang - Tổ trưởng Tổ máy xúc EKG số 3 - Công ty Cổ phần than Núi Béo là một trong số 15 cá nhân điển hình xuất sắc toàn quốc thể hiện sự nỗ lực vượt khó vươn lên trong thời kỳ kinh tế thế giới và trong nước gặp vô vàn khó khăn, đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế đất nước và an sinh xã hội đã được vinh danh. Gặp anh bên lề hội nghị, lại càng ấn tượng hơn bởi sự chất phác, hồn hậu của người thợ mỏ. Anh đã chia sẻ với phóng viên Tạp chí Vinacomin về công việc của mình.
“Phải say nghề”!
P.V: Chào anh, Xin chúc mừng anh - người thợ lái máy xúc “già” nhất của Tập đoàn đã được bầu chọn là cá nhân điển hình tiên tiến toàn quốc và được vinh danh trong chương trình “Vinh quang Việt Nam” lần thứ X! Anh Trần Văn Quang: Vâng, anh em trong Công ty vẫn gọi vui như vậy bởi tôi sinh năm 1958. Tính ra năm nay cũng đã 55 tuổi rồi. Hơn nữa, tôi gắn bó với chiếc máy xúc từ những năm 1975. Già cả tuổi đời, lẫn tuổi nghề đấy nhà báo nhỉ?!! (cười). Chỉ một năm nữa là tôi nghỉ chế độ rồi. P.V: 38 năm làm công nhân lái máy xúc. Nếu nghỉ, điều gì sẽ làm anh nhớ nhất? Anh Trần Văn Quang: Nhớ nhất là “văn phòng” làm việc của tôi - chiếc máy xúc EKG số 3, được sản xuất tại Nga vào những năm 60 của thế kỷ trước, thường xuyên nằm ở gần đáy của Công trường Vỉa 14. Nhớ cả bụi đất và than mịt mù, nhất là trong cái nắng bỏng rát ngày đầu tháng 7, khiến cả công trường như một cái lò thiêu đang hừng hực lửa. Nhưng nói thật, tôi chưa bao giờ muốn xa cái “văn phòng” đó. Phần nhiều là bởi còn đam mê với nghề lắm.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
41
[g∆pgÏ ÆËithoπi] “Tác phong công nghiệp của người thợ là hết sức quan trọng”!
P.V: Trở lại chương trình “Vinh quang Việt Nam” lần thứ X, năm nay với chủ đề “Vượt khó đi lên”, chương trình đã vinh danh 15 cá nhân có thành tích xuất sắc thể hiện sự nỗ lực vượt khó vươn lên trong thời kỳ kinh tế thế giới và trong nước gặp vô vàn khó khăn, để đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế đất nước và an sinh xã hội. Đặc biệt là những người thợ trực tiếp sản xuất. Và thành tích của anh là người “xúc đất khoẻ nhất” của Vinacomin? Anh Trần Văn Quang: Nói đúng ra, thành tích là của cả tổ. Tổ máy xúc EKG số 3 chúng tôi gồm 10 thành viên. Tuy nhiên, với trách nhiệm là Tổ trưởng, tôi luôn nhắc nhở, động viên các anh em trong tổ máy đoàn kết nhất trí, khắc phục khó khăn, cần cù lao động, bảo đảm an toàn cho giờ hoạt động của máy, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu được giao ở từng ca sản xuất. Với những nỗ lực, cố gắng trong công việc, Tổ máy luôn hoàn thành từ 105 - 120% kế hoạch; công suất bốc dỡ đất, đá đạt trên 1 triệu mét khối/năm, trong khi chỉ tiêu được giao khoảng 850.000m3/ năm. Duy nhất có năm 2012, do xe phải đem đi đại tu vài tháng, nên cả Tổ chỉ làm được đủ chỉ tiêu kế hoạch”. Tổ máy xúc EKG số 3 nhiều năm đạt kỷ lục về năng suất bốc dỡ của Tập đoàn với các mức 1,288 triệu mét khối/năm và 1,3 triệu mét khối/năm. Tôi được đào tạo chuyên ngành về máy xúc, nhưng sau này còn đi học thêm nghề thợ hàn. Vì thế, về cơ bản, tôi và các đồng nghiệp có thể tự sửa được xe, vừa tiết kiệm tiền cho Công ty, vừa không phải mất thời gian đợi chờ thợ đến sửa chữa. Đó cũng là một trong những lý do giúp năng suất bốc dỡ đất, đá của Tổ tôi luôn duy trì ở mức “top” đầu toàn Tập đoàn. Song song với thực hiện nhiệm vụ sản xuất, tôi và các đồng nghiệp trong Tổ luôn chấp hành đúng mọi quy trình, quy phạm an toàn vệ sinh lao động ở từng ca,
42
Sˇ 15+16
từng ngày sản xuất. Việc quan tâm nhận dạng nguy cơ mất an toàn trong sản xuất để đề ra các biện pháp phòng ngừa được chúng tôi thực hiện hàng ngày. Do làm tốt, nên gần chục năm qua, Tổ sản xuất của chúng tôi không để xảy ra tai nạn sự cố về người và thiết bị. Các thành viên trong Tổ máy luôn nêu cao ý thức, tác phong công nghiệp cũng như đạo đức người thợ.
“Tôi tự hào là người thợ của Vinacomin có mặt ở Trung tâm hội nghị Quốc gia Mỹ Đình nhiều “Xe máy càng cũ nhất” Và, cái tên Trần Văn Quang thì càng phải có thợP.V: lái máy xúc bậc 7/7 của Công ty CP than Núi Béo lâu nay đã trở nên nhiều sáng kiến quen thuộc tại các hội nghị tuyên dương khen thưởng của Tập đoàn? thì mới duy trì Anh Trần Văn Quang: mong muốn trở thành người được năng suất, thợ lànhVớinghề, vận hành thiết bị thành thạo, tôi luôn tự học hỏi kinh nghiệm của an toàn và hiệu những công nhân giỏi tay nghề, luôn tự cập nhật các kiến thức khoa học kỹ thuật quả”! mới và nhiệt tình tham gia phong trào ôn
P.V: Quản đốc Công trường Vỉa 14 - Công ty Cổ phần than Núi Béo nhận xét anh là người luôn nhiệt tình, sáng tạo trong công việc. Anh cũng là trung tâm của sự đoàn kết trong tổ”. Anh nghĩ sao về điều này? Anh Trần Văn Quang: Như đã nói, chiếc máy xúc EKG số 3 của Tổ được sản xuất từ những năm 60 thế kỷ trước, trải qua quá trình vận hành rất lâu rồi, đã đến lúc xuống cấp. Tôi suy nghĩ đơn giản, để duy trì được năng suất làm việc của xe máy đã cũ, chẳng có cách nào khác là phải tìm tòi, nắm bắt “bệnh” và phải có phương án sửa chữa kịp thời. Những sáng kiến cải tiến kỹ thuật nảy sinh từ chính thực tế công việc đã phần nào giúp máy móc hoạt động hiệu quả, nâng cao năng suất lao động và cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân Tổ máy. Cũng nhờ đó, mỗi năm, chúng tôi tiết kiệm cho Công ty từ 200 - 300 triệu đồng chi phí sản xuất. Có thể kể tới như sáng kiến “Cải tiến kỹ thuật thay Z 14 phục vụ sửa chữa nhanh”, sáng kiến “Thay đổi kết cấu càng gạt lái của máy xúc EKG”.... Hơn nữa, đó là “văn phòng” làm việc cả đời của mình, lý do gì mà không chăm chút cho nó, đúng không nhà báo!
lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi do Công ty và Tập đoàn tổ chức. Hàng năm, tôi đều tham gia thi thợ giỏi cấp Công ty, cấp Tập đoàn và đều đạt kết quả tốt. Thêm nữa, tôi cũng may mắn được anh em đồng nghiệp yêu quý, cấp trên tin tưởng. 7 năm liên tục, tôi được bình bầu là Chiến sỹ thi đua cấp Công ty; được tặng Bằng khen của Bộ Công thương, của Thủ tướng Chính phủ. Những danh hiệu thi đua mà tôi đạt được đều là do anh em tín nhiệm bầu chọn. P.V: Một lần nữa chúc mừng anh! Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện.
Tự hào được vinh danh trong chương trình “Vinh quang Việt Nam” lần thứ X
nghi™n c¯u - trao ÆÊi Th.sỹ Phạm Đăng Phú T.sỹ Vũ Hùng Phương (Trường Quản trị kinh doanh-Vinacomin)
Bµi h‰c kinh nghi÷m
ƵotπonguÂn
nh©nl˘cqu∂nl˝ Trong các nguồn lực, vật lực và tài lực của mỗi tổ chức thì nguồn nhân lực được coi là nguồn lực “nội sinh” chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hội và có ưu thế nổi bật là không có “giới hạn” hay “vô tận” nếu biết bồi dưỡng, khai thác hợp lý. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và cuộc cạnh tranh quốc tế khác biệt trên nhiều lĩnh vực (kể cả cạnh tranh về nguồn nhân lực) thì phần thắng sẽ thuộc về những quốc gia, những doanh nghiệp có nguồn nhân lực chất lượng cao.
tıc∏ctÀpÆoµnlÌn
P
hát triển nguồn nhân lực nói chung và đặc biệt là nguồn nhân lực quản lý là một trong các công cụ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam. Do vậy, trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực quản lý và tri thức quản lý của VINACOMIN đến năm 2020” tập thể tác giả(*) đã nghiên cứu, tìm hiểu các mô hình đào tạo và xu thế phát triển nguồn nhân lực quản lý của các quốc gia, các tập đoàn trong và ngoài nước nhằm rút ra các bài học và kinh nghiệm cho việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý tại Tập đoàn Than - Khoáng sản khi tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt và việc khai thác ngày một trở lên khó khăn. 1. Kinh nghiệm xây dựng mô hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý trong nước và quốc tế
1.1. Kinh nghiệm xây dựng mô hình đào tạo của Singapore Singapore đã thu hút được nhiều trường danh tiếng trên thế giới hoạt động tại đây. Không chỉ thế, các trường đại học của Singapore luôn được đánh giá và xếp hạng là những trường tốt nhất về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh nhờ sự đầu tư rất lớn của chính phủ vào các trường công lập. Với định hướng xây dựng nền kinh tế tri thức, Singapore đã thực sự coi trọng và rất thành công trong việc trở thành trung tâm đào tạo hàng
đầu châu Á, trong đó có lĩnh vực đào tạo và phát triển cán bộ quản lý. Để có được thành công này, Singapore rất coi trọng việc thay đổi phương pháp đào tạo nhằm khuyến khích sự sáng tạo và khả năng tư duy độc lập của người học trong các cơ sở đào tạo. Sự đầu tư rất lớn của chính phủ vào thực hiện chính sách về công nghệ thông tin đã tỏ ra rất hữu hiệu trong việc hỗ trợ người học học một cách chủ động và độc lập hơn so với trước đây. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúp cho việc hình thành nên các trung tâm chuyên tổ chức các chương trình đào tạo và bồi dưỡng quản lý cho các doanh nghiệp. Các chương trình này là các chương trình không cấp bằng, thường do các đối tác từ Anh, Mĩ thực hiện. Học viên có thể tiến hành liên lạc với giáo viên qua thư điện tử, tham dự vào các cuộc trao đổi trên mạng, tận dụng và khai thác các nguồn tài nguyên khác nhau phục vụ cho quá trình học tập của mình. 1.2 Kinh nghiệm về xây dựng mô hình đào tạo nhân lực quản lý của Toyota Toyota là một công ty đầu tư rất nhiều nguồn lực cho việc xây dựng chương trình đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực. Toyota đã xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực dựa trên cơ sở phát huy tối đa năng lực của từng nhân viên. Điều này thể hiện qua sơ đồ sau:
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
43
[ nghi™n c¯u trao ÆÊi ] 1.3.Kinh nghiệm xây dựng mô hình đào tạo phát triển nguồn nhân lực quản lý của IMB Tập đoàn IBM đặc biệt coi trọng vấn đề đào tạo phát triển nguồn nhân lực quản lý. Sơ đồ sau thể hiện sự thay đổi về quan điểm và chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực quản lý của IBM đáp ứng yêu cầu kinh doanh toàn cầu. 1.4. Kinh nghiệm xây dựng mô hình đào tạo nhân lực quản lý của Tập đoàn Samsung Tại cấp Tập đoàn, để đáp ứng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, Samsung đang triển khai thực hiện theo ba chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển đội ngũ quản lý đáp ứng chiến lược kinh doanh toàn cầu của mình. Các chương trình đào tạo được thiết kế phù hợp với trình độ, đối tượng quản lý và nhu cầu phát triển của Samsung. Trong đó: Chương trình ‘Chia sẻ Giá trị Samsung’ (SVP - Samsung Value Program): chia sẻ về giá trị và triết lý quản lý của Samsung. Đối tượng là các nhà quản lý mới được bổ nhiệm hoặc tuyển dụng, các nhà điều hành và CEO của các công ty thành viên. Mục tiêu của chương trình là giúp cho các đối tượng trên thực hiện theo định hướng thống nhất của tập đoàn. Chương trình ‘Lãnh đạo Kinh doanh Samsung’ (SLP – Samsung Business Leadership Program): nuôi dưỡng các nhà lãnh đạo tương lai của Tập đoàn do vậy chương trình này phải tuân thủ chặt chẽ theo quy trình “Lựa chọn - Phát triển - Bổ nhiệm” nhân sự. Khâu lựa chọn và bổ nhiệm do bộ phận nhân sự đảm nhiệm còn khâu phát triển nhân sự thuộc chức năng của bộ phận phát triển nguồn nhân lực. Học viên chủ yếu ở các cấp điều hành (các phó chủ tịch, nhà điều hành cấp cao, tổng giám đốc). Mục tiêu của khóa học giúp các học viên biết cách làm thế nào để trở thành “số 1” trong lĩnh vực của mình. Chương trình ‘Tài năng Toàn cầu Samsung’ (SGP – Samsung Global Talent Program): hiện nay đang đào tạo 20 ngoại ngữ khác nhau, trong 10 tuần liên tục cho cán bộ quản lý. Chương trình này đã hỗ trợ rất nhiều để Samsung trở thành một tập đoàn mang tính toàn cầu đúng nghĩa như ngày hôm nay. 1.5. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của EVN đã được quan tâm đầu tư, có sự phối hợp thực hiện đồng bộ từ cơ quan EVN đến các đơn vị thành viên. Các cơ chế, chính sách về công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực được xây dựng và từng bước hoàn thiện, tạo lập khuôn khổ pháp lý thống nhất trong các hoạt
44
Sˇ 15+16
Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn Quản lý cấp cao *
Chi nhánh nước ngoài Phát triển nhân viên cấp dưới
Giải quyết vấn đề theo cách của Toyota
Quản lý cấp trung **
Toyota
Đào tạo phát triển quản lý
Đào tạo cán bộ quản lý
Chương trình đào tạo nước ngoài, chương trình dành cho nhân viên theo lộ trình công danh
Đào tạo cấp bậc công việc
Nhân viên mới, nhân viên trẻ, nhân viên có thâm niên MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ CỦA TOYOTA động của EVN và các đơn vị thành viên, như: xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm, định mức kinh phí đào tạo hàng năm, quy định về hồ sơ cam kết của các cán bộ được cử đi học tập dài hạn, cách tính chi phí bồi hoàn, tiêu chuẩn được xét đào tạo chuyển tiếp lên bậc… Kế hoạch đào tạo được xây dựng khoa học, gắn kết với thực tiễn đồng thời thiết lập tầm nhìn dài hạn về đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm từng bước xây dựng nguồn nhân lực trình độ cao, chuyên gia giỏi để thực hiện những mục tiêu trong chiến lược và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của ngành. 1.6. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam–PVN Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đặt mục tiêu chiến lược trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực là xây dựng một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý khoa học công nghệ và công nhân kỹ thuật đủ mạnh, có nội lực vững vàng để tự đảm đương điều hành hầu hết các hoạt động dầu khí cả trong và ngoài nước nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, trình độ sánh ngang tầm khu vực và thế giới. Do vậy, năm 2010 PVN đã xây dựng hệ thống quản lý nhân sự thống nhất trong toàn PVN cũng như xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn chức danh trên cơ sở năng lực thực hiện. Bên cạnh đó, PVN cũng lập quy hoạch đào tạo cán bộ cụ thể cho từng đơn vị, từng chuyên ngành phù hợp và đón đầu chiến lược phát triển ngành dầu khí đến năm 2025. PVN tạo điều kiện tối đa cho người lao động được học tập dưới mọi hình thức và
* Quản lý cấp cao: các cấp quản lý ** Quản lý cấp trung: các cấp trợ lý
cống hiến tối đa năng lực, trí tuệ của mình cho sự phát triển bền vững của ngành Dầu khí. Song song với đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng công việc, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cũng được PVN chú trọng đầu tư, phát triển. Để thực hiện mục tiêu này PVN đã xây dựng, kiện toàn, củng cố và hình thành một hệ thống tư vấn, quản lý và tổ chức công tác đào tạo bao gồm Hội đồng đào tạo, bộ phận chuyên trách về công tác đào tạo và phát triển nhân lực; xây dựng các chương trình đào tạo chi tiết chuyên sâu, chuyên gia trong lĩnh vực địa chất, tìm kiếm thăm dò, khai thác... trên cơ sở phối hợp đào tạo với các cơ sở đào tạo. Đối với các doanh nghiệp thành viên PVN để có nguồn nhân lực chất lượng cao, bên cạnh chiến lược của Tập đoàn, các doanh nghiệp thành viên cũng xây dựng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực riêng để đáp ứng nhu cầu tại đơn vị. 2. Một số bài học kinh nghiệm xây dựng mô hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý Từ việc nghiên cứu các mô hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý của Singapore, cũng như của các tập đoàn trong và ngoài nước có thể thấy các quốc gia cũng như các tập đoàn luôn quan tâm đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, luôn coi việc phát triển nguồn nhân lực quản lý là yếu tố quan trọng nhất để có thể phát triển trong môi trường kinh doanh mang tính toàn cầu và cạnh tranh cao. Qua kinh nghiệm của Singapore cũng như mô hình của các tập đoàn trong và
[ nghi™n c¯u trao ÆÊi ] Đội ngũ quản lý đầu tàu - Workfore Management Initiatve - WMI*- được đặt đúng vị trí 1. Trước đây IBM đã Không thiết kế chuỗi cung ứng nguồn lực Không có sự chịu trách nhiệm chung về đội ngũ quản lý
Đơn vị kinh doanh
WMI đang thực hiện: Thiết kế chuỗi cung ứng chung dựa trên thực tiễn Giám sát tập trung Giám sát tập trung
Đơn vị kinh doanh Đơn vị kinh doanh
Đơn vị kinh doanh
Đơn vị kinh doanh
Đơn vị kinh doanh
2. Trước đây IBM đã: Không có tiêu chuẩn để xác định đội ngũ quản lý Lực lượng lao động được quản lý độc lập bởi các đơn vị kinh doanh
Cùng với WMI: Đội ngũ quản lý được phân loại chặt chẽ trong các đơn vị kinh doanh (phân loại theo chuyên môn) Lực lượng lao động được tối ưu hóa ở cấp độ quốc gia
3. Trước đây IBM đã: Hạn chế trong việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực Gặp khó khăn trong việc kết nối đầu tư cho đào tạo với nhu cầu thị trường
WMI đang hướng tới: Dự báo nguồn lực bằng việc sử dụng tiếng nói chung Đầu tư cho đào tạo theo nhu cầu đã dự báo
4. Trước đây IBM đã: Không có chiến lược nguồn lực thống nhất Hệ thống quản lý đã không khuyến khích sự cộng tác giữa các đơn vị
Các quy trình, chính sách và biện pháp WMI đang thực hiện: Sử dụng tối ưu các nguồn lực Các mô hình công việc khác nhau Gia tăng sự kết hợp lao động luân chuyển
* WMI là một chuỗi các chiến lược, chính sách, quy trình và công cụ có thể tối ưu hóa việc bố trí lao động dựa trên nền tảng kiến thức
ngoài nước, một số bài học có thể rút ra cho việc phát triển mô hình đào tạo và nguồn nhân lực quản lý: +)Trước hết, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của một tổ chức phải gắn với chiến lược phát triển của tổ chức đó. Do đó, để có thể đưa ra một chiến lược phát triển nguồn nhân lực thực sự có giá trị, các Công ty, Tập đoàn cần phải rà soát lại chiến lược phát triển của mình trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề năng lực cốt lõi. Bởi khi xác định được năng lực cốt lõi mới xác định được nhu cầu về nguồn nhân lực để khai thác tốt nhất năng lực cốt lõi và tạo ra được lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực. Kinh nghiệm của Samsung và Toyota cho thấy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp phần lớn được dựa trên nền tảng nguồn nhân lực có chất lượng. +) Chiến lược phát triển nguồn nhân
lực quản lý không phải chỉ là công việc của công ty ‘mẹ’ mà cần có sự phối thực hiện đồng bộ của các đơn vị thành viên. Cần tạo lập khuôn khổ pháp lý thống nhất về công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong toàn tập đoàn như: kế hoạch đào tạo, định mức kinh phí, chế tài quản lý sau đào tạo, tiêu chuẩn đào tạo nâng ngạch, bậc. +) Việc xây dựng hệ thống quản lý nhân sự thống nhất trong toàn Tập đoàn, hệ thống tiêu chuẩn chức danh trên cơ sở năng lực thực hiện và lập quy hoạch đào tạo cán bộ cụ thể cho từng đơn vị, từng chuyên ngành là rất cần thiết để thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh trong dài hạn. +) Đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng các yêu cầu công việc là cần thiết, tuy nhiên việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cần được quan tâm, chú trọng
đầu tư và phát triển. Đây chính là việc đào tạo chuyên sâu và chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn. +) Cần kết hợp một cách linh hoạt, hiệu quả các hình thức đào tạo bồi dưỡng, liên kết trong đào tạo như: đào tạo trong công việc, đào tạo tập trung, đào tạo dài hạn, đào tạo kiến thức kết hợp với kỹ năng, đào trong nước và ngoài nước. Bên cạnh một chiến lược chung, mô hình đào tạo của các tập đoàn nước ngoài như Samsung đặc biệt chú trọng đến việc phát triển năng lực của từng cá nhân. Đây là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi trong việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong đó việc xây dựng chương trình đào tạo hướng tới sự phát huy năng lực của từng cá nhân thông qua là yếu tố mấu chốt. Nhiều tập đoàn ở Việt Nam vẫn đề cập đến một đội ngũ nhân lực tốt, có trình độ nhưng việc phát huy và tận dụng năng lực của từng cá nhân chưa thực sự được quan tâm. Một kinh nghiệm hay nữa từ mô hình của Samsung và Toyota đó là việc duy trì một đội ngũ nhân viên tiềm năng. Chương trình đào tạo nguồn nhân lực không chỉ nhắm đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo mà còn hướng tới việc phát hiện và bồi dưỡng những nhân viên của ngày hôm nay có thể trở thành những nhà lãnh đạo tài năng trong tương lai. Đây cũng là kết quả của một chương trình đào tạo chú trọng đến năng lực của từng cá nhân như đã đề cập ở trên. Việc kết hợp với các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước để có thể đào tạo được một đội ngũ nhân lực chất lượng không phải là kinh nghiệm mới nhưng cách thức kết hợp như thế nào là điều cần học hỏi. Ví dụ như Samsung đã cử nhân viên đi học ở các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước. Đây có thể xem là việc đầu tư theo kiểu “đắt xắt ra miếng”. +) Việc sử dụng nhân lực sau đào tạo cũng là một vấn đề cần quan tâm. Kế hoạch sử dụng nhân lực sau đào tạo cần đi đôi với kế hoạch đào tạo. Các tập đoàn trong và ngoài nước đã chú trọng đến việc khai thác nguồn nhân lực đã đào tạo ngày một hiệu quả hơn. Cần có chính sách sử dụng con người theo nguyên tắc “đúng việc, đúng người” để đảm bảo hiệu quả của đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực, tránh lãng phí trong điều kiện nguồn lực tài chính dành cho phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế. (*) Hiệu trưởng Trường Quản trị kinh doanh-Vinacomin : Phạm Đăng Phú- Chủ nhiệm đề tài cùng các thành viên Tiến sỹ Vũ Hùng Phương, PGS-Tiến sỹ- Nguyễn Cảnh Nam, Trưởng ban TC- Lê Tuấn Minh, Trưởng ban LĐTL- Trần Văn Cừ và các thành viên khác.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
45
[ph„ngs˘ ghichäp] XEM CHUYỂN MÁY Ở ÂM 160 KHE CHÀM Cao Minh
Hệ thống giám sát an toàn hầm lò
46
Sˇ 15+16
Trong một cuộc họp, tôi gặp anh Tuyến, Phó Giám đốc Công ty than Khe Chàm. Hỏi thăm anh về máy khấu, anh Tuyến bảo, tốt lắm, tốt lắm, đang chuyển diện. Tôi đã thấy hình ảnh máy khấu than ở Khe Chàm đưa lưỡi cắt vào vỉa than nục nạc, xoắn, than rơi rào rào xuống máng cào rồi theo hệ thống băng tải chảy cuồn cuộn. Thế nhưng, cảnh chuyển diện, tức là chuyển máy và các thiết bị đi kèm tới vị trí sản xuất mới thì tôi chưa được biết nên háo hức xuống lò Khe Chàm. Lý do phải chuyển máy (chuyển diện) trong hầm lò là do khu vực sản xuất đã hết tài nguyên; cũng có thể do điều kiện địa chất không phù hợp cho máy hoạt động. Đây là công việc nặng nhọc, mất nhiều thời gian và tiền bạc. Nếu lựa chọn công nghệ không phù hợp, liên tục phải chuyển hàng nghìn tấn máy trong không gian chật hẹp, hiệu quả ứng dụng công nghệ sẽ không cao, thậm chí có thể thất bại. Với Than Khe Chàm, đã lựa chọn công nghệ đúng nên ít khi phải chuyển diện.
Năng suất máy khấu gấp khoảng 4 lần so với lò chợ giá khung
Trước khi kể về việc chuyển máy, tôi xin nêu mấy thông tin về quá trình áp dụng máy khấu ở Khe Chàm thế này. Từ tháng 3 năm 2002, Than Khe Chàm đã đưa máy khấu MG200-W1vào lò chợ. Sau gần 2 tháng lắp rắp, chuyển giao công nghệ, chạy thử, đến 3/5/2002 máy chính thức hoạt động. Năng suất những tháng đầu đạt 6 tấn/ công, sau đó tăng dần, đạt năng suất định mức 8tấn/ công. Thành công bước đầu này gắn với tên tuổi của những Chiến sĩ thi đua Toàn quốc, là các ông: Mai Văn Phượng (Giám đốc Công ty); Lê Việt Quang (Phó Giám đốc), Mai Văn Anh (Quản đốc). Tuy nhiên, máy khấu này bộc lộ một số hạn chế, ngày 9.5.2005, Công ty đầu tư lắp đặt hệ thống thiết bị cơ giới hoá đồng bộ tại lò chợ 14.2.3 cánh đông vỉa 14.2 mức âm 55 đến âm 10. Đây là công nghệ cơ giới hoá than bằng máy khấu than combai kết hợp dàn tự hành hiện đại, lần đầu tiên Than Việt Nam (nay là Tập đoàn) cho áp dụng thử nghiệm tại Khe Chàm. Khối lượng vật tư, thiết bị của nó khoảng 1.700 tấn, bao gồm máy khấu, máy cào, 89 bộ giàn chống thuỷ lực và hàng loạt thiết bị phục vụ khác như trạm phun sương mù dập bụi, trạm dung dịch, bàn điều khiển… Tổng mức đầu tư cho hệ thống cơ giới hoá đồng bộ này gần 51 tỷ đồng. Ngày 16.6.2005, lò chợ cơ giới hoá chính thức hoạt động. Năng suất bình quân của nó đạt trên 40 - 50 nghìn tấn / tháng, có những ngày sản lượng đạt 2.500 tấn, năng suất lao động bình quân đạt 1820 tấn /công. Công tác thu rút, lắp đặt bảo đảm an toàn, thời gian mất khoảng 1 tháng 12 ngày. Có ngày, công nhân Khe Chàm tháo chuyển 10 giàn. Kết quả trên là rất cao, ngang với trình độ khai thác của các nước trong khu vực và trên thế giới. Sau 7 năm hoạt động, đầu máy khấu già nua, hoạt động kém hiệu quả, phụ tùng thay thế khó khăn, Công ty mua lại máy khấu của Than Dương Huy, thay thế máy cũ; bộ dàn và thiết bị đi kèm vẫn hoạt động tốt (Trường Cao đẳng nghề Hồng Cẩm hiện đang quản lý máy khấu cũ của Khe Chàm). Anh Thái, Quản đốc Công trường Khai thác 6 – đơn vị đang quản lý vận hành dàn máy khấu (cơ giới hóa đồng bộ)
cho biết, dàn máy vẫn hoạt động tốt. Sản lượng vẫn đạt “phong độ” như trước. Có tháng cao điểm năng suất đạt trên 50 nghìn tấn, cao gấp 4 lần so với lò chợ giá khung. Năm 2008, Công trường được Cờ dẫn đầu năng suất kỷ lục cấp Tập đoàn. Hàng năm, Công trường đóng góp trên 10 sáng kiến được áp dụng trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có sáng kiến mang giá trị làm lợi 1,4 tỷ đồng. Quản đốc Công trường này (anh Thái) đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Tập đoàn, cấp Bộ, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Cho hay rằng, nếu lựa chọn thiết bị công nghệ phù hợp với các điều kiện của mỏ, trong đó đặc biệt là điều kiện địa chất, dàn cơ giới hóa đồng bộ khai thác than sẽ phát huy hiệu quả như ở Khe Chàm.
Chưa ai phàn nàn về hiệu quả của máy khấu
Sau khi được phòng An toàn Công ty hướng dẫn những quy định an toàn trong hầm lò, ký tên vào sổ, tôi hăm hở chuẩn bị các phương tiện bảo hộ. Theo chân kỹ sư Nguyễn Văn Trường, cán bộ phòng Kỹ thuật Công ty, từ mức 32, chúng tôi xuống mức âm 160 – nơi Công trường Khai thác 6 đang chuyển máy. Ấn tượng đầu tiên với tôi là các đường lò ở đây đều khô và sạch; hệ thống cáp điện, đường ống dẫn hơi ép v.v. được treo bên hông lò gọn gàng, ngăn nắp. Trong lò còn có bình lọc nước sạch phục vụ công nhân, có hệ thống camera, điện thoại phòng nổ, hệ thống biển báo v.v. Tại mức âm 160, chúng tôi gặp Quản đốc Thái, mồ hôi nhễ nhại, mặt bám đầy bụi than đang chỉ đạo tốp công nhân đưa khối thép kềnh càng, đen đúa lên cái “tích” (phương tiện chứa vật liệu trong lò). Tiếc rằng, máy ảnh của tôi không được phép đưa vào lò (vì không có thiết bị phòng nổ), nên không ghi nhận được cảnh vất vả nặng nhọc của thợ lò khi chuyển máy. Hỏi mới biết, đó là một trong 89 giá của bộ dàn đi kèm máy khấu. Mỗi dàn có trọng lượng 9,8 tấn. Như vậy, riêng bộ dàn đã gần 1000 tấn. Đi kèm bộ dàn còn có 89 bộ cầu máng cào, mỗi cầu máng nặng khoảng 1 tấn, vị chi thêm gần 100 tấn máy nữa. Chưa hết, đầu máy khấu nặng 25 tấn và nhiều thiết bị khác đi kèm…Với khối lượng máy khổng lồ, nặng khoảng 1700 tấn, thợ mỏ phải chuyển đến
Công nhân Khe Chàm bảo dưỡng máy khấu than
vị trí cách xa hơn 1 km trong không gian chật hẹp như thế nào đây? Lại nhớ đến câu thơ trong bài “Chuyển máy” ở sách giáo khoa thời đi học: “Lưng tỳ, vai đẩy, gối thúc, thân gò/ Miệng há hốc lên từng hơi một”. Đó là cảnh chuyển máy tới nơi sơ tán trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Chuyển máy trong hầm lò ít dùng cơ bắp, mà chủ yếu dùng kỹ thuật, dùng kinh nghiệm. Chỉ tay về “tích” ngự trên đường ray, anh Thái Bá Dương, Tổ trưởng Tổ số 1 giải thích, đây là công cụ để chứa thiết bị, vật liệu, chạy trên đường ray. Mặt “tích” bằng tôn dày, bốn góc khoan lỗ để bắt bu lông. Để đưa được bộ giá gần 10 tấn lên “tích”, các anh phải dùng tời, nâng, hạ; có lúc phải dùng kích chuyên dụng. Để tránh sự xê dịch của giá khi vận chuyển, người ta bắt bu lông bốn góc cố định giá vào tích. Khi thiết bị “yên vị” trên “tích”, việc vận chuyển máy đến vị trí mới cũng rất khó khăn. Khó nhất là vận chuyển “tích” qua những đoạn lò dốc, lò cua, nền lò mềm yếu. Quản đốc Thái cho hay, ở những đoạn lò dốc, các anh phải dùng tời hai đầu; một đầu thả, một đầu ghìm để chống trôi tự do. Khi đó, các vị trí phải phối hợp nhịp nhàng thông qua hệ thống tín hiệu. Dẫn chúng tôi đến diện sản xuất mới, Quản đốc Thái giới thiệu 13 bộ giá mà Công trường vừa lắp đặt xong. Trong ánh đèn lò, những hàng cột thủy lực lấp lóa, thẳng tắp nép bên vỉa than nục nạc, nom thật thích mắt. Tôi hỏi Quản đốc Thái, thời gian chuyển diện hết bao lâu? Anh Thái bảo, “quân” của anh đã quen với việc vận chuyển, lắp đặt máy rồi nhưng cũng mất khoảng một tháng mới đưa dàn vào sản xuất. Việc chuyển diện được coi là điểm nóng, Giám đốc yêu cầu tất cả các phòng
ban, công trường liên quan đều cử người tham gia suốt 3 ca. Lại hỏi, ở Khe Chàm bao lâu lại phải chuyển máy như thế này? Quản đốc đáp, đợt chuyển diện lần trước cách hơn một năm. Nhìn chung, Khe Chàm chọn lựa công nghệ phù hợp với điều kiện địa chất của vỉa nên ít khi phải chuyển diện. Nếu tôi nhớ không nhầm, suốt 8 năm nay, dàn máy khấu đồng bộ ở Khe Chàm chỉ chuyển diện có 6 lần. Hỏi tiếp, vậy máy khấu bây giờ đang ở đâu – máy khấu mà Khe Chàm mua lại từ Than Dương Huy ấy? Anh Thái nói, chúng tôi đưa nó lên mặt bằng để bảo dưỡng? Hỏi, đầu máy nặng 25 tấn, các anh đưa máy lên bằng cách nào? Chúng tôi tháo các bộ phận của máy ra, cẩu lên “tích”, dùng tời kéo lên; bảo dưỡng xong lại đưa xuống. Lại hỏi, là Quản đốc lâu năm được giao nhiệm vụ quản lý sử dụng dàn cơ giới hóa đồng bộ, anh thấy “nó” bộc lộ ưu nhược điểm gì? Trả lời, nếu điều kiện địa chất của vỉa phù hợp với nó, cụ thể là chiều dày vỉa, vỉa ổn định, không gặp phay, không uốn lượn vò nhàu v.v thì máy khấu hoạt động rất tốt. Trong đó, hai tính năng nổi trội là an toàn và năng suất cao. Ở Khe Chàm, suốt 11 năm sử dụng hai đời máy khấu đều đảm bảo an toàn tuyệt đối; năng suất dàn máy khấu hiện tại gần gấp 4 lần lò chợ giá khung. Đến nay, tôi chưa thấy ai kêu ca phàn nàn về hiệu quả của máy khấu ở Khe Chàm. Chính nhờ 2 tính năng đó mà công nhân Công trường Khai thác 6 của tôi thu nhập khá cao. Năm ngoái, thu nhập bình quân 11 triệu đồng/người/ tháng; 6 tháng đầu năm nay cũng đạt mức thu nhập bình quân như vậy. Cũng vì thế mà công nhân Công trường KT6 gắn bó với đơn vị. Từ đầu năm đến nay chỉ có 2 công nhân bỏ việc bởi nhiều lý do khách quan.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
47
ÆÍi sËng - x∑ hÈi Hôm nay 2/9 - ngày Tết độc lập, ngày người người Việt Nam hướng về Tổ Quốc với những cảm xúc thiêng liêng. Ngày Tết độc lập để chúng ta nhớ về quá khứ và hướng tới tương lai với một quyết tâm vượt khó, giữ vững và phát triển đất nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Đ ßÈc lÀp
C∂m xÛc
t’t
tr™n
Ɔt m·
48
Sˇ 15+16
úng ngày này 67 năm trước, Bác Hồ đã đọc T u y ê n ngôn Độc lập tại Q u ả n g trường Ba Đình - Hà Nội, khẳng định nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Cùng với cả nước, sau khi giành chính quyền bằng nhiều hình thức sáng tạo, linh hoạt, công nhân và nhân dân vùng Mỏ Quảng Ninh bấy giờ hân hoan đón chào sự ra đời của nước Việt Nam độc lập. Thợ mỏ và nhân dân Quảng Ninh phải sống kiếp nô lệ, lầm than, nhất là dưới sự cai trị riêng biệt của chủ mỏ, cảm nhận rõ hơn ai hết niềm hạnh phúc tột cùng của những con người được sống trên đất nước mình, được làm chủ cuộc đời mình. Với những người năm xưa, cảm xúc về ngày độc lập vẫn còn vẹn nguyên. Ông Đoàn Văn Chung - nguyên chiến sĩ của Tiểu đội Trần Phú thuộc Chiến khu Đông Triều chia sẻ với chúng tôi: Bấy giờ, nghe được tiếng loa vang vọng lời tuyên ngôn của Bác Hồ, được thoả sức ngắm nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay chúng tôi vui sướng tột độ, ôm nhau reo hò”. 67 năm đã trôi qua! Quảng Ninh ngày nay đã phát triển mạnh mẽ, với những bước đột phá ấn tượng trên nhiều lĩnh vực và đang tiếp tục vạch ra những kế hoạch phát triển trong tương lai. Chứng kiến những thay đổi của mảnh đất này, ông Vũ
Đà- một vị lão thành cách mạng của Vùng Mỏ phấn khởi chia sẻ với chúng tôi: Đã 50 năm được sống trong cái Tết mồng 2/9 ở Quảng Ninh. Mỗi năm, tôi lại thấy không khí trong nhân dân phấn khởi, hồ hởi hơn. Tuy rằng còn khó khăn, còn những điều chúng ta vẫn mong mỏi nhưng trong lòng tôi luôn cảm nhận tỉnh ta thay đổi, phát triển quá! Nếu không có cách mạng, không có Đảng thì làm sao cuộc sống được tự do độc lập, được phấn khởi như bây giờ. Từ truyền thống cách mạng của Vùng mỏ, với tiềm năng đa dạng, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Quảng Ninh đang quyết tâm xây dựng tỉnh với bước phát triển đột phá toàn diện. Mục tiêu của chúng ta là khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, xây dựng Quảng Ninh trở thành địa bàn động lực, xứng đáng là “đầu tàu” phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế, đảm bảo vững chắc an ninh quốc phòng mà cụ thể là việc xây dựng đề án mô hình phát triển kinh tế - xã hội mới tỉnh đang triển khai. Ngày 2/9, tự hào về nền độc lập tự do của đất nước với những cảm xúc thiêng liêng, tự hào về sự phát triển của tỉnh, mỗi chúng ta lại hướng tới tương lai với một quyết tâm mới, đồng lòng để vượt qua khó khăn, thực hiện những mục tiêu đang đề ra, đưa Quảng Ninh phát triển bền vững, xứng đáng với tiềm năng của “nước Việt Nam thu nhỏ”, xứng đáng với truyền thống anh hùng của vùng đất địa đầu Tổ Quốc! (st)
[ ÆÍi sËng - x∑ hÈi ]
“TAY MÁY” ghi lπi thÍi khæc thi™ng li™ng cÒa CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM
V
ũ Năng An sinh ra ở Nam Định. Ông mồ côi mẹ năm 10 tuổi. Nhiều năm liền chàng trai trẻ Vũ Năng An nuôi ý nghĩ cần phải rời khỏi gia đình, tìm một nơi độc lập để sống và một việc để làm, tạo dựng cuộc sống riêng. Đêm 30 tết năm 1937, biết hôm sau có chuyến tàu xuyên Đông Dương chạy qua Nam Định, không đợi đến sáng hôm sau cùng vui tết với gia đình, Vũ Năng An mua vé lên tàu vào Tuy Hòa, từ đó bắt xe ôtô đi tiếp vào Sài Gòn. Cũng tại đây anh may mắn gặp được Géo Thơm. Chính Géo Thơm đã dạy anh nghề chụp ảnh và nhận anh vào làm tại hiệu ảnh của mình. Vũ Năng An nhanh chóng bộc lộ những dấu hiệu của một tài năng nhiếp ảnh lớn được các bậc đàn anh nể trọng. Và một lần tình cờ chụp ảnh cho vợ chồng ông phó giám đốc tàu Armis. Mối lương duyên ấy đã đưa Vũ Năng An vào một hành trình mới. Ông chủ tàu Armis trầm trồ khen Vũ Năng An chụp đẹp và bảo rằng với tay nghề của mình, Vũ Năng An có thể sang làm việc tại Pháp. Sau thời gian làm việc ở Pháp, Vũ Năng An đã quyết định về nước năm 1939, cố gắng làm một cái gì đó có ích cho đời. Từng chứng kiến cảnh các chiến sỹ cách mạng bí mật xuất dương trên tàu Armis, ý thức cách mạng đã thấm dần vào Vũ Năng An. Ông còn có hai người bạn bí mật hoạt động cho Đảng Cộng sản Việt Nam, đã rủ ông tham gia viết
Nhân dân Hà Nội chiếm phủ khâm sai 1945 - ảnh: Vũ Năng An
Là một nhà nhiếp ảnh có tài, cuộc đời đã dẫn Vũ Năng An qua những khúc quanh của định mệnh để rồi trở thành một nhân chứng lịch sử của cuộc cách mạng Tháng Tám vĩ đại. Cứ mỗi lần lật giở lại ký ức, ông lại trầm ngâm “Đời tôi may mắn được chứng kiến và ghi lại thời khắc thiêng liêng của Cách mạng Tháng Tám - thời khắc nhân dân ta tiến vào sào huyệt của kẻ thù, đập tan bộ máy thống trị hơn 80 năm của thực dân Pháp, giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ phong kiến cai trị suốt 1.000 năm, xây dựng chế độ cộng hoà dân chủ nhân dân. Những gì tôi ghi lại được, chính là một phần của câu chuyện lớn...”.
báo trong lớp. Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 chuẩn bị nổ ra đã tạo điều kiện để Vũ Năng An trở thành một nghệ sỹ nhiếp ảnh cách mạng và một nhân chứng lịch sử. Từ 17/8/1945, Việt Minh đã chính thức mời Vũ Năng An chụp ảnh cho Cách mạng. Ngày 19/8/1945, cùng với không khí cuồn cuộn đấu tranh của cuộc tổng khởi nghĩa, theo lệnh Việt Minh, nhân dân Hà Nội vùng lên giành chính quyền. Buổi sáng hôm đó, Vũ Năng An cầm máy chạy về phía Phủ Khâm sai. Và may mắn sao, ông đã chụp được một trong những bức ảnh lịch sử vào loại tiêu biểu nhất, ghi lại cái thời khắc thiêng liêng của Cách mạng Tháng Tám thời khắc nhân dân ta tiến vào sào huyệt của kẻ thù, đập tan bộ máy thống trị hơn 80 năm của thực dân Pháp, giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ phong kiến cai trị suốt 1.000 năm, xây dựng chế độ cộng hoà dân chủ nhân dân. Sau sự kiện Cách mạng Tháng Tám, Vũ Năng An lại được bố trí chụp ảnh Bác Hồ và Chính phủ Lâm thời trong ngày ra mắt đọc Tuyên ngôn Độc lập 2-9-1945. Những bức ảnh tư liệu quý đó đã đi vào sách giáo khoa và được trưng bày, lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Vũ Năng An được điều động lên Việt Bắc. Từ đó cho đến khoảng 20 năm sau, Vũ Năng An là nhà nhiếp ảnh trụ cột và có nhiều cơ hội được chụp ảnh Bác Hồ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng đồng chí lãnh đạo và các nhà trí thức văn
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
49
[ ÆÍi sËng - x∑ hÈi ] nghệ sỹ khác. Chiến dịch Biên giới nổ ra năm 1950. Với ý nghĩa vô cùng quan trọng của chiến dịch này, Bác Hồ thân chinh đi chiến dịch. Lần hành quân này bên Bác là một ân huệ nữa mà lịch sử dành cho Vũ Năng An. Ông đã chụp được nhiều ảnh, trong đó có một bức vô cùng quý giá, bức ảnh Bác Hồ ngồi trên điểm cao của Chiến dịch Biên giới, với bộ quần áo bộ đội, mắt hướng về phía xa quan sát trận địa, gương mặt Bác đầy suy nghĩ và tự tin... Bức ảnh ấy đã đi vào lịch sử và làm xúc động biết bao nhiêu người Việt Nam qua các thế hệ. Vũ Năng An cũng được theo Thủ tướng Phạm Văn Đồng cùng đoàn cán bộ ngoại giao của Chính phủ Việt Nam đến bàn đàm phán tại Hội nghị Geneve. Chuyến đi này ông cũng đã chụp được nhiều ảnh tư liệu rất có giá trị. Từ 1969 - 1972, ông đảm nhận vị trí Giám đốc Xưởng kỹ thuật sản xuất phim và từ 1972-1979, là Giám đốc Xưởng phim truyện Việt Nam. Trong 15 năm tham gia các vị trí quản lý chủ chốt nhất của xưởng phim, ông đã hết lòng với công việc, để lại một tấm gương trong sáng, cần cù, thấu hiểu đồng chí, đồng nghiệp, tin tưởng vào họ tạo điều kiện cho những tư tưởng sáng tạo chân chính được thực hiện trong thực tế. Nhiều bộ phim của xí nghiệp phim truyện thời kỳ này ra đời đã được nhân dân đón nhận và được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Vì những đóng góp xuất sắc của mình, đặc biệt là bức ảnh Bác Hồ đi Chiến dịch Biên giới, Vũ Năng An đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về nhiếp ảnh, đợt I.
50
Sˇ 15+16
Cha tôi làm Cách mạng Ảnh tư liệu mang tính minh hoạ.
N
ăm nay, cha tôi đã ở vào cái tuổi ngoài tám mươi. Tám mươi hai tuổi. Tôi vẫn thường tự hào về cha mình. Người đã đi qua hai cuộc kháng chiến thần kỳ. Và ngoạn mục là nuôi bảy anh em chúng tôi khôn lớn trong thăng trầm, đói khổ của đất nước. Giờ đây, ngoài số tiền phụ cấp tuổi già ít ỏi, ông được thêm một khoản phụ cấp nữa, đó là khoản phụ cấp do hoạt động cách mạng mà bị tù đày. Tổng cộng mỗi tháng khoảng vài trăm ngàn. Với số tiền đó, và ở vào cái tuổi ngoài tám mươi, ông tiêu không hết thường dành dụm cho các cháu. Tuổi già thường hay có những hồi ức khó quên trong đời. Tôi đã học và đọc nhiều về lịch sử Cách mạng tháng Tám thời đánh Pháp đuổi Nhật, về chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Nhưng những câu chuyện của ông vẫn ám ảnh tôi. Thời cha tôi là thanh niên, ông giác ngộ cách mạng sớm và hiểu sâu sắc rằng chỉ có cách mạng mới là con đường dẫn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Còn trẻ, ông hăng hái hoạt động theo chỉ dẫn của những người đi trước. Thời đó, Pháp đô hộ làng tôi khó ai có thể bước ra khỏi làng trừ thời gian ra đồng cày cấy. Chưa tối, cổng làng đã đóng, lính dõng tuần tra suốt đêm. Cha tôi làm du kích, đã từng giết nhiều tên Pháp bằng mìn và chông. Ban đêm, cha tôi và ông Trù, ông Thỗn - những người bạn lại tìm
cách đặt mìn, nơi những tên lính Pháp thường qua lại. Nhiều lần, nấp trong bụi tre, nghe tiếng nổ và những tiếng kêu xé màn đêm của những tên Pháp khi bị trúng mìn, các ông lại vui mừng vì một chiến công. Lần ấy “ba ông” vừa đặt mìn xong thì trời cũng tang tảng sáng. Lẽ thường, khi lính Pháp mở cổng làng thì dân mới được đi cày cấy. Nhưng hôm đó, ma sui quỷ khiến thế nào, ông Trà, người trong làng lại đánh trâu đi cày sớm, vì khoảnh ruộng nhà ông ở ngay đầu làng. Nghe tiếng mìn nổ, “ba ông” vui mừng. Chỉ khi, các ông nghe tiếng kêu cứu của ông Trà mới biết là có chuyện chẳng lành. Ông Trà bị mìn quá mạnh, ruột lòi ra ngoài, máu lênh láng, chỉ kịp kêu thất thanh lên vài tiếng. Không thể để ông Trà như vậy được, “ba ông” lao ra với hy vọng nhanh chóng đưa ông Trà đi nhưng không kịp. “Ba ông” bị Pháp bắt. Những ngày sau đó là những trận tra tấn dã man của lính Pháp, nhưng chúng không thu được bất cứ lời khai nào về cách mạng của “ba ông”. Đi bao nhiêu trại giam, ngất đi, sống lại đến bao nhiêu lần, giờ cha tôi cũng không nhớ được nữa. Tuy nhiên ông chỉ nhớ mãi một điều, ngày ấy, khí thế cách mạng sôi sục. Ngay cả trong tù cũng vậy. Các tù nhân ai cũng một lòng tin tưởng và truyền tin nhau, nhiều vùng đã được giải phóng. Sau năm 1954, hầu hết các tỉnh đã Đọc tiếp tại trang 52
[ ÆÍi sËng - x∑ hÈi ]
Nhân kỷ niệm ngày Truyền thống văn phòng Việt Nam 28/8/1945 -28/8/2013
Quang Tình
T
rong cuộc sống ai cũng có bạn, nhiều hay ít, thân hay sơ thì tùy thuộc vào tính cách của từng người, trong phạm vi bài viết này tôi chỉ xin phép giới hạn với những đối tượng làm công tác văn phòng hoặc chí ít là những người phải thường xuyên liên quan đến việc soạn thảo văn bản. Chuyện kể rằng vào đời nhà Tống ở Trung quốc ( tương đương thời nhà Lý ở nước ta ) có một đôi bạn thân, cả hai người đều học rộng, tài cao. Về phẩm hàm là quan nhất, nhị phẩm. Đó là nhà văn Vương An Thạch và nhà thơ Tô Đông Pha .Văn chương, thơ phú của cả hai người đều rất nổi tiếng, Vương An Thạch giữ chức Tể tướng ( tương đương Thủ tướng ngày nay). Còn Tô Đông Pha thì làm quan cai trị một vùng ( tương đương một Khu hoặc một tỉnh lớn). Hai người là bạn thân chơi với nhau từ lâu nhưng do mỗi người lại có năng khiếu và sở trường riêng, người này giỏi văn còn người kia thì lại giỏi về thơ, vậy cho nên Tô Đông Pha không phục Vương An Thạch, coi bạn không giỏi bằng mình. Biết là bạn coi thường mình nhưng Vương An Thạch chỉ im lặng không nói gì cả. Có một lần Vương An Thạch chủ động mời Tô Đông Pha đến tư dinh Tể tướng của mình chơi để đàm đạo chuyện văn chương. Khi Tô Đông Pha đến, Vương An Thạch cố ý vắng mặt một cách tế nhị khi Tô Đông Pha bước vào thư phòng của ông . Vì không thấy chủ, lại thấy trên bàn có một bài thơ đã làm xong và một bài đang viết dở. Vì giỏi thơ, khi nhìn thấy có thơ là ông liếc mắt đọc ngay. Một bài có đôi câu như sau: “ Minh nguyệt sơn đầu khiếu Hoàng khuyển ngọa hoa tâm”. Tô Đông Pha nhíu mày, nhăn trán suy nghĩ : Minh nguyệt là ánh trăng sáng, mà khiếu là hót. Vậy thì ánh trăng sáng,
Tình bạn và chuyện văn chương, chữ nghĩa sao mà lại hót được ở đầu núi nhỉ? Câu tiếp là Hoàng khuyển là con chó vàng thì làm sao lại ngọa ( nằm) được ở trong tâm ( giữa) bông hoa ?. Ông lắc đầu và tỏ rõ ý coi thường tác giả của bài thơ. Ông nghĩ “ Vậy mà người ta cứ đồn là Vương An Thạch giỏi”? Nhân lúc vắng chủ nhà, và sẵn tiện có bút mực tại chỗ, ông sửa lại ngay hai câu thơ là : “ Minh nguyệt sơn đầu chiếu Hoàng khuyển ngọa hoa âm” Có nghĩa là ánh trăng chiếu nơi đầu núi và con chó vàng nằm dưới bóng của bông hoa. Sửa xong hai câu thơ trên, Tô Đông Pha tỏ vẻ rất hài lòng và cho rằng khi đọc lại hai câu thơ này thì Vương An Thạch phải phục tài của mình lắm. Thơ phải sửa như thế mới đúng chứ ! Đọc tiếp bài văn thứ hai, thấy Vương An Thạch tả cảnh mùa đông lạnh lẽo, tuyết rơi, hoa cúc rụng tơi tả. Tự liên hệ, ông thấy rất bực mình vì trên thực tế không bao giờ có chuyện hoa cúc lại rụng. Với hoa cúc, khi tàn héo nó vẫn cứ bám vào đài và thân hoa cho đến khi cây cúc chết.( Hoa cúc như vậy nên các đôi trai gái
yêu nhau thường lấy hoa làm biểu tượng để tặng cho nhau thể hiện sự chung thủy của mình) Ông cầm bút viết ngay vào bên cạnh bài văn để nói thẳng với tác giả ( Vương An Thạch ) rằng “ Hoa cúc không bao giờ rụng cả”. Biết mình chức, tước và phẩm hàm còn dưới Vương An Thạch nên lúc ra về suy nghĩ lại, ông biết mình phạm thượng, vì Vương An Thạch là quan đầu triều, chỉ dưới có một mình vua ( dưới một người, trên muôn vạn người). Thế nào mình cũng sẽ bị trị tội, bị trả thù là cái chắc. Quả đúng như dự đoán, sau một thời gian ngắn Tô Đông Pha nhận được “ trát” điều đi nhậm chức tận vùng phương Bắc xa xôi như đi “đầy”. Tô Đông Pha hối hận và nhận ra hậu quả việc làm bồng bột của mình ! Còn với tể tướng Vương An Thạch, sau khi ban “trát” điều Tô Đông Pha đi, ông bèn “sức” cho các quan lại địa phương mà Tô Đông Pha đến làm việc là phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ông tìm hiểu đất đai, thổ nhưỡng cũng như thiên nhiên vùng đó và phải đối xử với tiên sinh Tô Đông Pha như bậc đại khách. Là một người yêu thiên nhiên và biết cảm
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
51
thông với nỗi thống khổ của người dân ở Thạch... Kể cho các bạn nghe câu chuyện vùng đất khô cằn, khắc nghiệt, Tô Đông Pha thường xuyên tiếp xúc với dân, ông về “chữ nghĩa” của người xưa, tôi có một thỏa sức du ngoạn để tìm hiểu về con vài suy nghĩ: Người xưa khi đã học cao, người và đất đai khắp vùng. Vì sống hòa có thêm chức tước lại luôn biết tu thân đồng và hết sức thân thiện với mọi người để lên đến tầm “ Đức cao, vọng trọng” nên ông đi đến đâu cũng được từ quan với kiến thức học trong sách và vốn sống đến dân đón tiếp chân thành và nồng thực tế đã biến người ta trở thành những thắm. Có một lần đến thăm một làng người sâu sắc, có lòng vị tha bao la rộng quê nọ Tô Đông Pha bỗng nghe thấy lớn, không ghét ghen kèn cựa, không có những hành tiếng chim lạ vi trả thù hót véo von, Chỉ cần sai một từ, sai nghĩa thấp hèn đối tiếng hót rất bạn bè trong lại vang của một câu là cả công văn, với hoặc người vọng vào núi quyết định đó người đọc có cấp dưới đá. Nhà thơ hỏi đấy là loại thể hiểu sang nghĩa khác. mình, mặc người đó chim gì mà Tất nhiên trong quá trình làm dù chưa hiểu và hót hay như việc không thể không có sai coi thường vậy ? Những ! Người người dân địa sót. Có điều, khi người đọc mình học rộng, tài phương trả lời phát hiện thì mình phải sửa cao thường : Đấy là tiếng hót của chim ngay, không tự ái, bảo thủ luôn muốn cho bạn Minh Nguyệt. cho mình là nhất! mình hoặc Có một lần người khác khác khi đi thăm một vườn trồng hoa, thấy mọi cũng hiểu biết và tiến bộ... ( đó là vị người đang bắt sâu, đó là một loại sâu lạ quan đầu triều Vương An Thạch) Với trường hợp của nhà thơ Tô nằm giữa bông hoa để ăn nhụy. Ông hỏi đó là sâu gì thế ? Những người nông dân Đông Pha, khi đã được đi thực tế để trả lời : Đó là sâu Hoàng Khuyển. Trên nâng thêm tầm hiểu biết thì ông không đường về phủ, ông chợt giật mình nhận giấu dốt, biết tự kiểm điểm và nhận lỗi ra mình kiến thức còn nông cạn và dốt. với người đã giúp đỡ mình. Thế mới biết Thì ra trên thực tế có cả loại chim Minh tình bạn ngày xưa của những vị quan, Nguyệt và loài sâu Hoàng Khuyển thật. những trí thức, nhà văn, nhà thơ họ Vì tự cao không hiểu hết ý và tự sửa bài sống, làm việc và suy nghĩ ở tầm cao thơ của Vương An Thạch, làm sai nội thật, ngày nay phải cố gắng lắm mới học dung và tứ thơ hay của bài thơ ! Thời tập được những tấm gương sáng của gian trôi đi, khi mùa đông phương Bắc người xưa ! Như trên đầu bài viết đã nêu, là lạnh lẽo tràn về, Tô Đông Pha ngồi trong nhà nhìn ra ngoài thấy tuyết trắng xóa người làm công việc văn phòng lâu năm, bay đầy trời và ở dưới vườn nhà những tôi từng soạn thảo nhiều loại công văn, cánh hóa cúc bị tuyết bám vào rụng rơi giấy tờ, quyết định, chỉ thị cho lãnh đạo lả tả. Nhà thơ lại giật mình lần nữa và công ty, tổng công ty, lúc nào cũng phải không tránh được tiếng thở dài, thì ra có tâm niệm và làm cho tốt. Chỉ cần sai một hoa cúc rụng thật. Chỉ có điều là nó rụng từ, sai nghĩa của một câu là cả công văn, trong hoàn cảnh và môi trường như thế quyết định đó người đọc có thể hiểu nào mà thôi. Ông ngồi suy nghĩ và hồi sang nghĩa khác. Tất nhiên trong quá tưởng lại những sự việc đã diễn ra trong trình làm việc không thể không có sai thời gian vừa qua, nghĩ việc mình được sót. Có điều, khi người đọc phát hiện thì bổ nhiệm làm quan nơi xa xôi, được tiếp mình phải sửa ngay, không tự ái, bảo xúc, du ngoạn và được đón tiếp thịnh thủ cho mình là nhất! Viết lại chuyện người xưa, vận tình lại có thêm nhiều hiểu biết và những vốn sống phong phú ở một vùng dụng vào ngày nay, người viết bài này thiên nhiên kỳ thú nhưng cũng vô cùng mong tất cả những ai làm việc có liên khắc nghiệt này. Tô Đông Pha bỗng quan đến chữ, nghĩa ở các văn phòng, nhận ra bạn mình ( Vương An Thạch) công sở hãy cẩn trọng khi cầm bút và quan Tể tướng – Nhà văn không phải là luôn luôn tự học hỏi để làm tốt phận sự người tầm thường, không phải trả thù của mình khi mà công việc và nghề hay “ đầy” mình lên biên cương mà nghiệp liên quan đến chữ và nghĩa. Vài chính là quan tâm tạo điều kiện cho lời tâm sự dông dài, kiến thức còn ít ỏi, mình đi “ thực tế” để có thêm vốn sống hiểu biết thì nông cạn nhưng vì yêu nghề và kiến thức từ trong dân gian. Vừa nên mạnh dạn kể chuyện và trao đổi, có thấm thía, vừa biết ơn cộng với sự cảm gì không phải mong bạn đọc lượng thứ. phục, nhà thơ Tô Đông Pha liền ngồi viết thư về tạ lỗi với tể tướng Vương An
52
Sˇ 15+16
CHA TÔI LÀM CÁCH MẠNG (TIẾP)
[ ÆÍi sËng - x∑ hÈi ] được giải phóng. Công cuộc cải cách ruộng đất bắt đầu, cũng là lúc cha tôi xây dựng hạnh phúc cho mình. Năm 1959, người anh cả của gia đình tôi chào đời. Và lần lượt đến chúng tôi. Tuy nhiên, những ngày tận hưởng hạnh phúc với cha tôi không dài. Chiến tranh giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc lên đến đỉnh điểm, năm 1972, hai anh em sinh đôi chúng tôi ra đời. Hàng ngày, hàng chục lần máy bay B52 của Mỹ xé trời bay từ phía biển thuộc cảng Hải Phòng, qua Hải Dương quê tôi lao về Hà Nội. Mẹ tôi hai nách hai con nhỏ vài tháng tuổi chạy lao về phía hầm được đặt ngay trong nhà. Còn cha tôi bám đội du kích dương súng lên bầu trời. Cha tôi kể, mỗi khi có máy bay, tiếng nổ rền nghe từ phía Hải Phòng, sau đó đến Hải Dương, không biết bao nhiêu là đạn. Những vệt đạn sừng sững vút lên như những hàng chông. Nhiều vụ máy bay rơi ngay tại Hải Phòng khi chúng vừa đến. Một vài vụ bốc cháy và rơi tại Hải Dương. Do có quá nhiều mũi tấn công bằng pháo cũng như súng các loại nên có khi khó xác định đơn vị nào đã bắn rơi. Nhưng B52 của Mỹ quả là lợi hại. Chúng lao nhanh như tên và độc ác ném bom xuống làng mạc, trường học. Nhiều vụ quá tang thương vì trúng những hầm có nhiều phụ nữ và trẻ em. Gia đình chúng tôi may mắn vượt qua bất hạnh đó. Nhưng có một lần cha tôi bị ngất đi trong khi tiếp đạn. Chính ông và đồng đội cũng chỉ biết rằng vì một quả bom rơi quá gần. Cha tôi ít nói. Nhưng có lẽ lòng căm thù giặc Mỹ của ông thì quá lớn. Đất nước được giải phóng, nhưng không có nghĩa là sạch bóng quân thù. Năm 1978, sau khi tốt nghiệp xuất sắc trường trung học phổ thông, cha tôi và những người bạn - “ba ông” đã bàn nhau không cho anh trai cả tôi thi vào đại học. Ông khuyên con đi vào quân đội vì chiến trường biên giới Tây Nam vẫn còn đang nổ súng... Lớn lên anh em tôi mỗi người một nghề phục vụ đất nước, trong đó có tới 3 anh em phục vụ trong ngành Than. Và sau này là nhiều cháu nữa. Chúng tôi một lòng theo Đảng. Và cứ những ngày khí thế cách mạng tháng Tám sôi sục, những ký ức của cha tôi lại ào về như nhắc nhở chúng tôi hãy gắng sức hơn nữa cho tương lai tươi sáng, xứng đáng với công lao của các thế hệ cha anh vì độc lập của dân tộc Việt Nam.
[ ÆÍi sËng - x∑ hÈi ]
Lên khai trường Công ty CP than Đèo Nai những ngày đầu tháng 7 này, đi đến đâu cũng thấy băng zôn, panô, áp phích, khẩu hiệu phát động phong trào thi đua sôi nổi. Đến nơi các tổ xe máy đang hoạt động dưới nắng hè chói chang gay gắt, chúng tôi đều bắt gặp những người thợ với nét mặt tươi vui, hớn hở, làm việc hăng say. Đồng chí Nguyễn Đăng Hưng - Phó Chủ tịch Công đoàn Than Đèo Nai cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay Giám đốc, Công đoàn Công ty đã phát động nhiều phong trào thi đua đảm nhận công trình việc khó, giành năng suất kỷ lục cao, tiết kiệm giảm chi phí sản xuất góp phần nâng cao, giữ vững nhịp độ SXKD của đơn vị.
Q
ua tìm hiểu thực tế chúng tôi được biết, bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013, Than Đèo Nai phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Do đó, các công trình việc khó mà Công đoàn Công ty đảm nhận đều tập trung vào các khâu thiếu, khâu yếu nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và đời sống. 6 tháng đầu năm nay,các công đoàn bộ phận, công trường, phân xưởng, khối phòng ban đã đảm nhận và hoàn thành 40/46 công trình việc khó với tổng giá trị làm lợi hơn 23,5 tỷ đồng. Điển hình như công trình bốc xúc 5 triệu mét khối đất đá trong 4 tháng đầu năm 2013 để mở rộng diện sản xuất; công trình đi hào Hạ moong vỉa chính, mở nguồn tài nguyên phải bóc xúc hơn 3,3 triệu m3 đất
Hiệu quả của công trình làm đường mỏ - Xe ô tô được huy động nhiều – Năng suất cao
TIÊN PHONG ĐẢM NHẬN
CÔNG TRÌNH
VIỆC KHÓ
Vân Chi
đá, trong đó có 750.000 m3 bùn và đất đá tụt lở, khai thác 820.000 tấn than nguyên khai. Công trình này không những tập trung bóc xúc đất đá trượt lở khu vực Trụ Nam, Hào Nam từ tầng + 190 xuống - 20 (âm 20) đồng thời mở rộng lòng moong tạo diện rộng để khác thác nguồn than nguyên khai có chất lượng cao trước mùa mưa bão. Ngoài ra còn hàng chục công trình cấp công đoàn bộ phận như: Bảo dưỡng nâng cấp máy xúc thuỷ lực gầu ngược PC - 1250, tiểu tu nâng cấp máy khoan thuỷ lực DML, nâng cấp sửa chữa tuyến đường ra bãi thải Đông Khe Sim, tuyến đường chính xuống hào - 125 với số lượng 145.000m2 đường mỏ, công trình sửa chữa động cơ xe CAT - 773E, bảo dưỡng cấp 5.000 giờ, 6.000 giờ xe ô tô CAT, HD, VLVO, HM - 400, công trình tháo gỡ toàn bộ hệ thống Băng sàng cũ chuyển sang công trường Băng tải, công trình lắp đặt cụm sàng than mới để sàng, sản xuất than sàng khai thác lại; công trình xây dựng hệ thống nước lọc tinh khiết; công trình xây
bể lắng lọc nước sạch cho các nhà ăn trên khai trường mỏ; công trình lắp đặt xi téc chứa nước và hệ thống dẫn nước đến từng tổ sửa chữa để làm quy trình vệ sinh công nghiệp, rửa xe máy sạch sẽ khi vào bảo dưỡng các cấp ở phân xưởng Sửa chữa Ô tô.v.v… Chúng tôi đến mặt bằng phân xưởng Cơ điện, khi những người thợ gò hàn ở các tổ gò hàn 1, gò hàn 2 đang tận dụng những ty choòng máy khoan cũ, cẩu chuyển về lắp đặt mặt máng nhận than, bên cạnh là máy sàng rung với các mặt sàng cỡ hạt khác nhau. Quản đốc phân xưởng Cơ điện Nguyễn Văn Đông cho biết, Phân xưởng của anh đảm nhận thi công lắp đặt Cụm Sàng than mới. Đây là Công trình chào mừng Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI của Công đoàn bộ phận Phân xưởng và Công đoàn Công ty. Với sự nỗ lực vượt khó của đội ngũ đoàn viên công đoàn ở đây đã đưa cụm sàng than mới đến mặt bằng lắp đặt trong tháng 7/2013.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
53
[ ÆÍi sËng - x∑ hÈi ]
Đêm Nhân Cơ
T
Hùng Hải
heo lời giới thiệu của anh Trần Văn Hiếu, Chánh văn phòng Ban quản lý Dự án Nhà máy Alumina Nhân Cơ, thuộc xã Nhân Cơ, huyện Đăk Rlấp, tỉnh Đăk Nông, tôi về nghỉ ở Khách sạn Hoàng Lan, ngay tại chân dự án Alumin để tiện tác nghiệp. Tôi thật sự bất ngờ, vì chỉ một, hai năm trước, khi đến tác nghiệp tại đây, chúng tôi thường nghỉ tại một khách sạn nhỏ mang tên Vinacomin. Đúng hơn là một nhà nghỉ do Tập đoàn mua lại của một tư nhân để tiện cho cán bộ, nhân viên đến làm việc tại dự án có chỗ ăn nghỉ. Nhưng giờ thì đã khác. Dẫn vào nhà máy là một con đường đôi rộng thênh thang. Nhiều nhà dân hai bên đường mọc lên san sát. Và ngay tại khúc cua vào Nhà máy, khách sạn Hoàng Lan hiện ra khá rộng, phía trước là một hồ nước trong xanh, um
Thị trấn Nhân Cơ nhờ dự án Alumin mà trở lên sầm uất hơn.
54
Sˇ 15+16
tùm cây cối với những lối đi dạo mát mẻ. Xung quanh là nhà hàng và một vài quán cà phê, karaoke mọc lên. Xã Nhân Cơ dường như đã đổi thay quá nhiều. Từ một xã vùng sâu vùng xa hẻo lánh, giờ đây đã có không khí của thị trấn sầm uất với tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt. Một mình thiếp đi trong mơ màng. Vậy mà thị trấn đã lên đèn. Tôi đẩy cửa sổ nhìn ra ngoài. Cơn gió Tây Nguyên ào đến mát rượi. Ánh điện công trường kèm theo những tia chớp của ánh lửa hàn hắt về làm tôi có cảm giác thấy vui vui. “Để con đèo chú lên khu chợ ăn tối, khi nào xong chú gọi, con đến đón chú về” – Tuấn, nhân viên lễ tân khách sạn nói với tôi như người nhà. Trên xe, Tuấn đi tắt qua một khu dân cư khá dày, tựa như những khu tập thể công nhân các đơn vị Vùng Than, với nhiều nhà kề nhau. Tuấn cho biết, khu này toàn nhà trọ công nhân các nhà thầu
tại dự án của mình đấy, và cả khu tái định cư nữa. Những người Trung Quốc đến làm việc họ ở ngay tại khai trường. Khách sạn cháu chủ yếu đón các chú bác kỹ sư nhà máy đến ở. Ai đến đây cũng chủ yếu làm việc với Ban quản lý dự án Alumin. “Nhờ dự án Alumin mọc lên làm xã mới đông vui như bây giờ đó chú” – Tuấn nói. “Thế người Trung Quốc họ có hay ra ngoài không?”. “Không chú à, họ chẳng đi đâu ngoài công việc tại khai trường. Mấy tờ báo nói tùm lum à”. “Đến nơi rồi đó chú, ở đây đủ món ăn ngoài Bắc, chú chọn thoải
mái, giá cả không mắc đâu, khi nào xong chú gọi con”. Nói rồi Tuấn vù xe mất hút vào con ngõ nhỏ. Ăn chay là lành nhất. Đó là kinh nghiệm khi đi công tác mà không bị mời uống rượu. Tôi chọn một suất và ngồi ăn, vừa ngắm thị trấn đông đúc với nhiều loại xe cộ đi lại. Công nông, xe máy nườm nượp. Đã lâu mới có một buổi chiều thư thả như thế tại một vùng sơn cước. Tôi đang dạo bước bên những hàng quán, chợt nghe tiếng ghi ta tha thiết. “Trời Tây Nguyên Xanh, hồ trong nước xanh…”. Người đàn ông chạc ngoài 50 tuổi, đeo kính trễ đang mải mê bên cây đàn của mình. Tôi bước đến gần, ông nhìn vào cái ghế tỏ ý mời ngồi, vẫn tiếp tục say sưa. Vì có cùng sở thích âm nhạc nên chúng tôi nhanh chóng trở thành bạn. Đó là ông chủ quán chuyên cung cấp thực phẩm, rau quả lớn nhất thị trấn này có tên Thanh - Nhân. Tức ông là Nhân, còn vợ là Thanh. Và ông cũng là đại lý phục vụ chính cho công nhân nhà máy Alumin Nhân Cơ. Theo ông tâm sự, đây là lúc ông rảnh nhất, sau bữa cơm chiều cho đến chừng mười rưỡi, mười một giờ đêm. Sau một giấc ngủ chừng vài tiếng, đến tầm ba giờ sáng trở đi, ông đã phải hành trình cung cấp thực phẩm cho khách đặt rồi. Từ ngày dự án Alumin Nhân Cơ được triển khai, đại lý của ông phất lên nhanh chóng. Ông mở thêm hai cửa hàng nữa cho con trai và con gái của ông, cũng tại thị trấn này. Ông cho biết, trung bình một tháng, khách hàng là công nhân Việt Nam tại Dự án đến lấy thực phẩm lên tới cả trăm triệu đồng, cao điểm khoảng 150 triệu đồng/ tháng. Khách Trung Quốc cũng có lúc cao điểm lấy đến trên một trăm triệu đồng, nhưng bây giờ thì giảm rồi. Gia đình ông tỏa đi khắp các ngả để gom hàng đáp ứng cho khách. Ông Nhân nói, chẳng biết dự án sau này thế nào và những lời bàn cãi sẽ ra sao, ông không thể hiểu hết. Nhưng có một điều ông biết chắc chắn rằng, cả cái xã Nhân Cơ này, cả cái thị trấn vùng sâu này mấy năm nay đã nhờ dự án Alumin mà trở lên đông đúc. Người dân làm ăn trong khí thế công nghiệp hơn. Nhiều gia đình đã xây dựng được nhà cửa khang trang, trong đó có gia đình ông. Nhiều công trình phúc lợi xã hội như đường xá, nhà hàng, khách sạn, nhà cửa… cũng được mọc lên. Đó là hiện thực. Ngồi một lúc, có thêm một người bạn nữa cao tuổi hơn ông Nhân đến góp vui. Ông có tên là Lãm. Ông Lãm bán bánh bao buổi tối. Quầy bánh bao của ông để phía ngoài, thi thoảng có khách ông lại chạy ra. Ông Lãm học ghi ta tại Trường mỹ thuật âm nhạc Đà Lạt nên ngón đàn của ông có phần điệu nghệ. Ông hát bè cũng rất hay. Chúng tôi thay nhau hát đến khuya. Đó là một đêm thật bất ngờ và vui vẻ.
[ ÆÍi sËng - x∑ hÈi ]
hẹnlại lo
“
”
Đến
Năm nào cũng vậy, cứ cuối tháng tám, đầu tháng 9, nhà nhà lại tất bật chuẩn bị cho con bước vào năm học mới. Thôi thì đủ thứ, nào là quần áo mới, sách vở mới, học phí và những khoản thu mới... Thợ mỏ ngành Than - Khoáng sản cũng vậy. Năm nay, nỗi lo lắng dường như đến sớm hơn! Tằn tiện chi tiêu thời khó khăn
Cầm trên tay số tiền lương mới lĩnh tháng này, chị Nguyễn Thị Liên, công nhân Công ty than Khe Chàm vừa đi vừa nhẩm tính, chừng ấy cộng với dăm triệu tiền lương của chồng nữa, vị chi là hơn 7 triệu. Tiền ăn cho 5 người, tiết kiệm lắm cũng phải 4-5 triệu. Rồi tiền xăng xe, tiền trang trải cuộc sống... Ánh mắt chị Liên như thảng thốt hơn khi chợt nhớ ra, tháng này, bọn trẻ sẽ bắt đầu năm học mới. Biết tính thế nào đây? Chị Liên chia sẻ, “chúng tôi là những người công nhân thuần túy. Từ trước tới giờ nghe nói chuyện khủng hoảng kinh tế, thật cứ như chuyện trên trời, chẳng hiểu gì cả. Tuy nhiên gần đây, đời sống ngày càng thấy hạn hẹp, lương giảm một phần, giá cả biến động tăng từng ngày, mỗi lần đi chợ cứ như mình đánh mất một cái gì đó”. Gia cảnh anh Vũ Văn Quang, thợ lò Công ty than Mông Dương cũng không khả quan hơn. Chị Nguyễn Thị Hồng - vợ anh Quang chia sẻ: “Cả nhà tôi trông chờ vào suất lương của anh Quang, tầm khoảng 8 -9 triệu đồng/tháng. Chịu khó tính toán chi tiêu, cuộc sống gia đình tôi vẫn ổn định dù còn đạm bạc. Song thời buổi khó khăn hiện nay, đồng lương sụt giảm trong khi thứ gì cũng tăng như điện, nước, thực phẩm. Nghe đâu, năm học mới
PV
này, ngoài học phí, nhà trường còn thu thêm khá nhiều khoản nữa... Anh Lê Văn Hoàng, thợ đào lò Công ty xây dựng mỏ Hầm lò 1 cho hay, với đơn vị chuyên đào lò như chúng tôi, hiện tại, đơn giá ngày công và việc làm của thợ lò vẫn bình thường. Thu nhập của anh em thợ lò chúng tôi vẫn đảm bảo, bình quân mỗi tháng cũng khoảng 10 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, những công nhân làm việc phụ trợ bị giảm lương thấy rõ, gây khó khăn về kinh tế cho nhiều gia đình. Vợ tôi làm việc tại Công ty than Đèo Nai, gần đây cũng bị giảm thu nhập so với năm ngoái. Cho nên bây giờ cũng phải tiết kiệm tối đa. Vì ngoài việc thực phẩm, xăng dầu đi lại tăng giá từng ngày, lại các cháu đã lớn, đi học đóng góp nhiều lắm. Nhìn chung, để đảm bảo đời sống, tiền trượt giá mỗi năm 15 đến 20% thì lương cũng phải tăng bằng mức đó thì mức sống mới ổn, chưa có tích luỹ! Đằng này lại bị giảm lương. Do vậy khó khăn là đương nhiên. Phải tính toán căn cơ là đương nhiên!
Gắng cho con bằng bạn, bằng bè
Càng gần đến ngày tựu trường năm học mới, nỗi lo của các bậc phụ huynh càng lớn. Từ chuyện chạy trường, chọn lớp cho con, rồi tiền học phí, tiền sách giáo khoa, tiền xây dựng trường lớp, tiền đồng phục, tiền xã hội hóa giáo dục, tiền bảo hiểm các loại… “Điều làm cho chúng tôi lo ngại nhất là khoản tiền xây dựng cơ sở vật chất trường lớp. Vì, với khoản tiền này không trường nào thu giống nhau và mỗi năm mỗi tăng, thậm chí có trường với mức thu đến hàng triệu đồng” - chị Nguyễn Thị Nguyệt, nhân viên cấp dưỡng một xí nghiệp thuộc Công ty
than Hòn Gai bày tỏ băn khoăn. Không riêng trường hợp của chị Nguyệt, ngay tại TP Hạ Long, theo tìm hiểu của chúng tôi, kể cả những gia đình có thu nhập khá giả cũng thấy “chật vật” với những khoản chi phí đầu năm học cho con em mình. Như chị Phạm Thu Hương, có chồng là thợ cơ điện Xí nghiệp than Thành Công, năm nay cho con vào học lớp 1 ở trường ngoài công lập. Chị cho biết, chưa đến năm học mới nhưng gia đình chị đã phải chi trên 4 triệu đồng cho rất nhiều khoản như: 1,5 triệu đồng tiền xây dựng trường, 400.000 đồng tiền dã ngoại, 170.000 đồng/bộ đồng phục, hơn 1 triệu đồng tiền học phí, 600.000 đồng tiền đưa đón, hơn 1 triệu tiền mua sách vở đồ dùng học tập mới.... “Dù rất chật vật, nhưng bằng mọi cách phải lo cho bằng được để con được “bằng bạn, bằng bè” - Chị Hương bộc bạch. Còn theo anh Lương - công nhân phục vụ ở Than Hà Lầm, đồng lương eo hẹp, giá cả leo thang làm chi tiêu của gia đình anh buộc phải tằn tiện. Bữa ăn của cả nhà vì vậy cũng đạm bạc hơn trước. Mới hôm rồi, nhẩm tính tất tật các khoản từ ăn, mặc, học phí cho hai đứa con, điện, nước, điện thoại, xăng xe v.v… bình quân gia đình anh chi xấp xỉ 300.000 đồng/ ngày. Hai vợ chồng thu nhập hơn 6 triệu đồng, tính thế nào cũng thiếu. Đấy là chưa kể có cưới xin, ốm đau, hay về quê... Vậy là, ngoài giờ làm việc trong mỏ, anh Lương chạy xe ôm kiếm thêm. “Kiểu gì cũng phải lo cho bọn trẻ ăn học đến nơi, đến chốn” - Anh Lương nói. Hay như trường hợp của chị Nguyễn Thị Dung, công nhân Công ty Tuyển than Hòn Gai. Những ngày này, chị Dung chưa cảm nhận trọn niềm vui khi cô con gái đỗ đại học với số điểm khá cao đã phải vội vàng lo lắng tìm cách xoay xỏa để có tiền cho con nhập học. Song chị quyết tâm, dù có phải vay mượn, mỗi tháng cố gắng gửi cho con tầm 4 triệu vừa tiền ăn, tiền học, tiền thuê nhà. “Cố gắng vất vả một chút, song đổi lại là niềm hạnh phúc không thể diễn tả khi thấy con học hành tiến bộ, giỏi giang” - niềm vui như ánh lên trong mắt chị Dung. Rõ ràng, gánh nặng đầu năm học không phải của riêng gia đình nào. Nguyên nhân không chỉ do các khoản đóng góp đầu năm nhiều, mà còn bởi tác động của suy giảm kinh tế, lạm phát, giá cả các mặt hàng đều tăng cao, trong khi đồng lương còn hạn chế. Song có một điểm chung là, dù vất vả nhưng những công nhân mà chúng tôi tiếp xúc vẫn khá lạc quan “trông lên thì chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống thì còn nhiều người khó khăn lắm. Dẫu sao chúng tôi vẫn có việc làm, có thu nhập ổn định trong lúc kinh tế suy thoái. Chỉ cần khéo léo vun vén hơn. Đó cũng là cách mà thợ mỏ chia sẻ với công ty khi ngành Than gặp khó”!
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
55
[ ÆÍi sËng - x∑ hÈi ]
MỘT ĐỊA CHỈ DU LỊCH VÀ NGHỈ DƯỠNG LÝ TƯỞNG Nguyễn Quang Tình
K
hách sạn Mê Linh do Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc – Vinacomin quản lý. Tổ hợp khách sạn gồm có 7 căn biệt thự riêng biệt xây theo phong cách riêng tọa lạc trên bờ bắc hồ Đại Lải. Khách sạn có một Hội trường và hệ thống nhà ăn 2 tầng có khả năng phục vụ từ 120 đến 150 khách đến hội thảo, học tập và nghỉ dưỡng. Ngoài ra Khách sạn còn có thể tổ chức hội trại, vui chơi và kết hợp tham quan khu vực hồ và các điểm du lịch quanh khu vực với nhiều vị trí tham quan nổi tiếng khác. Đến với khu du lịch Hồ Đại Lải thuộc thị trấn Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng và thưởng ngoạn một cảnh
56
Sˇ 15+16
quan tuyệt tác của thiên nhiên và con người tạo dựng. Nằm giữa vùng bao la của rừng núi bao bọc là một hồ nước mênh mông mang tên Hồ Đại Lải, đây là một hồ nhân tạo được xây dựng trong những năm đầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vào đầu những năm sáu mươi của thế kỷ trước. Mặt hồ rộng trên 500 héc ta, nhìn từ trên cao xuống giống như một chiếc gương khổng hồ hàng ngày soi bóng ngọn núi thiêng Tam Đảo và xa mờ còn cả bóng núi Ba Vì thuộc “Xứ Đoài mây trắng” phía Tây Thăng Long – Hà Nội. Theo tài liệu thiết kế thì hồ có diện tích mặt nước là 525 héc ta, chứa được 26,4 triệu mét khối nước. Đây là một hồ nước ngọt phục vụ tưới tiêu cho hàng ngàn héc ta đất canh tác và nuôi trồng thủy sản, cân bằng môi trường khí hậu. Cùng với Khách sạn Mê Linh còn có hàng trăm nhà hàng, khách sạn và khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí rất đẹp nằm bao quanh khu vực hồ tạo nên một cảnh quan hài hòa giữa trời và nước. Một không
gian rộng lớn, thoáng mát với phong cảnh hữu tình, tạo nên cho du khách một cảm giác hoàn toàn thư thái khi đến đây tham quan, nghỉ dưỡng và hội họp. Mùa hè đến, nước từ các con sông, suối phía Nam của núi Tam Đảo như sông Vực tuyền, sông Tôn, sông Bá hạ, suối Đồng Câu, Đồng Chão ... chảy dồn vào lòng hồ tạo nên một nguồn nước ngọt trong lành điều tiết khí hậu trở nên mát lành vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Lên đây du lịch, nghỉ điều dưỡng hoặc tham quan, du khách có thể bơi thuyền trên hồ và tham quan nhiều cảnh đẹp kỳ thú do các thung lũng tự nhiên, các ngọn đồi bị chìm khi hồ dâng nước. Nhiều vị trí còn rất hoang sơ, tạo nên các eo, các bán đảo với hình hài và mầu sắc đa dạng như đảo Chim, đảo Ngọc... tắm mát xong, du khách có thể đi bộ để tham quan và leo núi. Những ngọn núi có thể leo như núi Thằn Lằn, ai muốn đi xa hơn có thể đi lên đèo Nhe theo hình thức luồn rừng. Đèo Nhe là một địa danh nổi tiếng thời kháng chiến chống Pháp, đây là một đường dây liên lạc nối liền giữa khu vực Ngọc Thanh ( Vĩnh Phúc) với Thái Nguyên thuộc căn cứ địa Việt Bắc. Đi xa hơn một tý là đến các bản làng, những khoảnh đồi của người dân tộc Sán Dìu, khu Hang Dơi cùng những cánh rừng bạt ngàn bên cạnh các hồ nhỏ như hồ Xạ Hương, hồ Làng Hà, hồ Gia Khau với một không gian rất thanh bình và tĩnh lặng. Sau khi tham quan các khu vực quanh hồ, ta có thể ngược lên Tam Đảo hoặc quay trở lại khu vực nhà nghỉ bên hồ, với vẻ đẹp mê hồn của núi rừng, thiên nhiên kỳ thú . Với một cảm giác thư thái ta có thể thưởng thức những món ăn là sản phẩm của khu vực như tôm và cá hồ, gà rừng, chim trời, lợn mán, mật ong... và hoa quả ở phía bắc hồ là rừng, cùng phía nam hồ là đồi rừng sinh thái. Nếu còn thời gian, ta tiếp tục tham quan các khu vực khác như Khu nghỉ dưỡng dành cho cán bộ lão thành cách mạng, Trại sáng tác văn học thuộc Hội Nhà văn Việt Nam. Tất cả sẽ tạo nên một nguồn cảm hứng bất tận cho những ai đã đặt chân đến khu vực hồ trên núi này. Hồ Đại Lải thật đúng là một địa chỉ lý tưởng cho tất cả những ai là du khách trong và ngoài nước có tâm hồn yêu quý thiên nhiên, thích hòa mình vào tự nhiên để tận hưởng những ngày nghỉ hè hoặc nghỉ đông bên hồ vào thời gian thích hợp...
[ ÆÍi sËng - x∑ hÈi ]
Không chùn bước
X
ách trên tay một túi bóng đựng bó rau muống, một con cá chừng nửa cân và vài tấm đậu trắng, chị Nguyễn Thị Thanh, trú tại tổ 11 khu 5 phường Mông Dương, TP Cẩm Phả tươi cười bước ra cổng chợ. Đó là khẩu phần ăn của một gia đình gồm 3 người. Chị, chồng chị, (anh Tuấn, làm thợ lò) và người con gái đang học cấp ba. Thực ra, theo chị, vấn đề ăn uống, tức là cơm áo bây giờ không phải là nỗi lo quá lớn đối với gia đình chị. Điều mà anh chị cần phải dốc tâm hơn đó là các khoản tiền cho người con trai lớn đang học đại học tại Hà Nội và người con gái thứ hai cũng đang thi vào đại học. “Cháu đang chờ kết quả thi vào trường Đại học mỏ Địa chất. Hôm “bố con nhà mộc” đi thi về cũng phấn khởi vì cháu làm được bài. Tuy nhiên, với tôi thì lại là nỗi lo. Nếu may mắn nó đỗ vào đại học, có chừng, hai vợ chồng tôi đi làm chỉ đủ nuôi con ăn học. Còn mình là… không” – chị tâm sự trong tâm trạng nửa mừng nửa lo. Chị Thanh, anh Tuấn là một trong số đông hàng chục gia đình tại xóm thợ khu 5 này. Đa phần trong số họ: Chồng làm thợ lò, vợ làm tại một đơn vị phụ trợ như nhà ăn, nhà giặt, nhà sàng của mỏ than Mông Dương, Khe Chàm, hay Tân Lập nào đó. Nhiều người may mắn hơn thì làm tại một phòng ban, không phải đi ca kíp. Thu nhập của thợ lò, các đơn vị giữ lắm cũng chỉ đảm bảo việc làm không bị gián đoạn. Còn thu nhập đương nhiên phải giảm. Anh Tuấn làm thợ lò Xí nghiệp than Tân Lập, Công ty than Hạ Long cho biết, mỗi ngày công hiện nay duy trì cũng chỉ được bình quân 200.000đồng/công, nhiều công không nổi 150.000đồng. Mỗi tháng bình quân được 4 đến 5 triệu đồng. Vợ anh làm công việc phụ trợ hiện nay phải giảm thu nhập khá sâu, một công bình quân chỉ được trên, dưới 100 ngàn đồng. Cả tháng khoảng tầm 2,5 đến 3 triệu đồng. Ở vào hoàn cảnh của anh chị, quả là nếu cháu thứ hai vào tiếp đại học thì nỗi lo về tiền là quá sức. Vì bình quân chi phí cho một cháu đi học đại học tại Hà Nội không thể dưới 3 triệu đồng/cháu. Nhưng với tinh thần vượt khó, anh chị cũng đặt quyết tâm cao cho các cháu được ăn học đầy đủ, sau này ra trường có công ăn việc làm. “Tôi đã làm thợ mỏ gần 30 năm nay, dường như cứ theo chu kỳ, độ 10 năm lại xảy ra khủng hoảng kinh tế, ngành Than lại gặp phải khó khăn. Thợ mỏ đều vượt qua. Đó là khó khăn chung
H.H
Cứ mỗi lần kinh tế suy thoái, lại một lần chứng kiến bản lĩnh của những người thợ mỏ. Lần này cũng vậy, đặc biệt là hai năm gần đây. Mặc dù sản xuất đình trệ do khó bán được sản phẩm, tiền lương tụt giảm, nhưng những người thợ mỏ vẫn hàng ngày vào ca, tự tin vượt qua khó khăn.
của cả xã hội chứ không riêng gì mình.” – Anh Tuấn cười tự tin. Còn vợ chồng chị Lan, anh Tú trú tại tổ 25 khu 6 phường Cẩm Sơn, TP Cẩm Phả lại có hoàn cảnh khác. Anh Tú làm thợ lò Công ty than Thống Nhất, thu nhập có cao hơn đôi chút, chừng 6 – 7 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, vợ anh hiện chưa có việc làm và đang nuôi con nhỏ. Thêm vào đó, anh chị cũng đang phải đi thuê nhà vì chưa có điều kiện mua nhà ở. Với khoản thu nhập trên, vợ chồng chị Lan, anh Tú cảm thấy chật vật vì những khoản chi tiêu như sữa, tiền thuê nhà và nhiều khoản khác cho cậu quý tử vừa mới chào đời được hơn ba tháng. “Mấy anh bạn cháu cũng trong hoàn cảnh này. Trước chưa xây dựng gia đình thì lương lại cao hơn. Giờ xây dựng gia đình mới thấy nhiều thứ phải chi tiêu quá chú à. Nhưng cháu tin rồi đây lương sẽ cao hơn khi kinh tế phục hồi, Tập đoàn bán được than chú nhỉ.” – Tú tâm sự. Tại vùng than Cẩm Phả, gần đây, tình trạng than tồn kho tại nhà sàng Cửa Ông đã lên đến đỉnh điểm. Đi từ ngoài đường 18 nhìn vào thấy than chất như núi, chưa tiêu thụ được, hoặc tiêu thụ quá
chậm. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, Công ty Tuyển than Cửa Ông cũng đã phân chia kéo than cho các đơn vị để giữ nhịp độ sản xuất. Than tại các mỏ cũng vậy, đưa trong lò ra không còn chỗ để. Bạt căng xanh cả một vùng. Thêm vào đó, là nỗi lo thất thoát trong mùa mưa bão. Ngành Than đã khó khăn trong tiêu thụ lại càng vật lộn với khó khăn khi phải chống chọi với bão lũ, than tặc. Nhưng, tiếp xúc với những người thợ tại Vùng Than, chúng tôi lại thêm nhiều niềm tin. Vì chính những người trong cuộc họ là những người tự tin hơn bao giờ hết. Tôi tự nhủ, chưa bao giờ thợ mỏ chùn bước trước khó khăn.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
57
[ ÆÍi sËng - x∑ hÈi ]
Du lịch mỏ than
tại sao không? Mai Lâm
Vùng mỏ Quảng Ninh hiện đang sở hữu hàng chục mỏ than lớn nhỏ có lịch sử từ những năm cuối thế kỷ 19. Những khu mỏ này gắn liền với chiến tích đấu tranh kiên cường của các thế hệ giai cấp công nhân mỏ Việt Nam. Đây còn từng được biết đến là khu công nghiệp lớn và quan trọng nhất ở Việt Nam và Đông Dương. Theo nhận định của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh: “Đây là một tiềm năng to lớn của ngành Du lịch Quảng Ninh nếu được triển khai, khai thác một cách có hiệu quả”. Từ tiềm năng...
Việt Nam là một trong những quốc gia ở khu vực Đông Nam Á rất giàu tiềm năng du lịch di sản. Quá trình hình thành và phát triển địa hình, địa chất, tạo hóa đã ban cho nước ta nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ. Theo định nghĩa của UNESCO, di sản địa chất là tài nguyên không tái tạo, một khi mất đi là khó có thể phục hồi. Do đó, di sản địa chất cần phải được bảo vệ, bảo tồn, quản lý, khai thác hợp lý và phát huy các giá trị nổi bật của nó để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, của các địa
58
Sˇ 15+16
phương sở hữu di sản địa chất nói riêng. Hiện tại nước ta, bên cạnh 2 khu bảo tồn di sản thiên nhiên, di sản địa chất có giá trị rất cao về cảnh quan, thẩm mỹ đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), còn có Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) đã trở thành Công viên Địa chất toàn cầu. Ngoài ra, một số khu bảo tồn thiên nhiên, di sản địa chất khác cũng đang được các địa phương và ngành văn hóa lập hồ sơ khoa học trình lên UNESCO công nhận là Di sản thiên
nhiên thế giới như: Tràng An (Ninh Bình), quần đảo Cát Bà (Hải Phòng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn)... Cùng với “đánh thức” tiềm năng di sản địa chất thiên tạo, chúng ta cần chú trọng quan tâm phát triển các di sản địa chất nhân tạo. Theo Giám đốc Bảo tàng Địa chất Việt Nam, không chỉ giàu tài nguyên di sản địa chất thiên tạo, nước ta còn có tiềm năng lớn về di sản địa chất nhân tạo. Các di sản địa chất này được tạo nên thông qua các hoạt động khai thác khoáng sản của con người. Đến nay, một số mỏ có thể trở thành điểm du lịch di sản địa chất như: Mỏ than Na Dương (Lạng Sơn), mỏ than Hà Tu (Quảng Ninh)... Trong đó, mỏ than Na Dương là một khu di sản địa chất rất độc đáo. Được sự tư vấn của các nhà địa chất, Công ty than Na Dương đã bổ sung quy hoạch khai thác mỏ theo hướng trở thành địa điểm du lịch sau khi khai thác hết than mà không phải hoàn nguyên.
...Đến trải nghiệm
Với những người làm báo Vinacomin, vùng mỏ hòn than lấp lánh nơi hầm sâu, hay trên tầng cao khai trường đã trở nên quá đỗi thân thuộc,
[ ÆÍi sËng - x∑ hÈi ] Song, đồng nghiệp của chúng tôi, những người lần đầu đến với đất mỏ, ai ai cũng không khỏi trầm trồ, ngạc nhiên đến thán phục trước cảnh tượng ngoạn mục của những moong than khổng lồ, và sức mạnh “dời non, lấp bể” của lớp lớp các thế hệ thợ mỏ nơi đây. Bạn hãy thử tưởng tượng, trong trang phục của thợ mỏ, chúng ta đi tham quan khai trường khai thác than trên những chiếc xe đặc chủng. Phóng tầm mắt từ trên cao, khai trường như một bức tranh sơn mài với những khoảng màu sáng tối hoà trộn vào nhau, được điểm thêm màu vàng của đoàn xe nối đuôi nhau đưa than từ các vỉa ra ngoài mỏ rất đẹp. Tiếp đến, là tham quan nhà sàng than, quy trình chế biến than và cùng nhập vai người công nhân mỏ khi tham gia phân loại than trên những băng chuyền. Cùng với đó là gặp gỡ, trò chuyện với những công nhân, để được hiểu về đời sống thực tế của người thợ mỏ, thấy được những vất vả, nhọc nhằn và cả những niềm hạnh phúc, tự hào của họ khi làm ra những tấn “vàng đen” cho Tổ quốc. Trở về văn phòng Công ty, chúng tôi được nghe giới thiệu về lịch sử, về truyền thống anh dũng của giai cấp công nhân Vùng Mỏ. Hầu hết các công ty than của Vinacomin đều có nhà tuyền thống làm nơi lưu giữ những hiện vật gắn với mỗi quá trình xây dựng và phát triển công ty mình. Ghé thăm Nhà truyền thống ở các đơn vị như Than Hà Lầm, than Hà Tu, than Đèo Nai, chúng tôi đã được xem những bức ảnh chụp cảnh thợ mỏ khai thác than hầm lò, dưới lòng moong sâu, trạm điện, sửa chữa nồi hơi đầu máy xe hoả… Đặc biệt là hình ảnh lao động cực nhọc, vất vả và cuộc sống lầm than của phu mỏ dưới sự đô hộ của các chủ mỏ người Pháp từ những năm đầu của thế kỷ 20. Không chỉ có ảnh, ở đây còn có thêm nhiều hiện vật khác mà phu mỏ dùng khai thác than như: Cuốc chim, cuốc bàn, choòng, búa tạ, xẻng… thêm nữa là vòm lò, thanh ray lò giếng, móc xích xe tời than, bánh và gông xe goòng, thanh ray tà vẹt... Tất cả hầu như đã mòn vẹt theo thời gian, nhưng lại là minh chứng lịch sử của một thời để lại và thực sự làm xúc động người xem. Lâu nay, Nhà truyền thống ở các công ty vẫn được sử dụng như là biện pháp hữu hiệu để giáo dục về tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” của những người thợ mỏ cho thế hệ trẻ, nhất là những công nhân mới được tuyển dụng vào làm việc. Và, chắc chắn, đây cũng chính là những “sản phẩm” không thể thiếu để phục vụ du khách khi đến tìm hiểu về mỏ than.
ấn riêng của Quảng Ninh nhưng sao vẫn chưa được khai thác? Thực tế, qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, từ năm 2006, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh đã xúc tiến dự án tour tham quan công trường khai thác than và cũng đã có nhiều doanh nghiệp, lữ hành tham quan, khảo sát “điểm du lịch tương lai” này. Song công tác phối hợp giữa các đơn vị tổ chức du lịch chưa thật hiệu quả. Bởi đặc thù của khu mỏ, mà nhất là mỏ đang sản xuất thì còn tồn tại khá nhiều những khó khăn nếu đưa du lịch vào khai thác. Ví như, phải bố trí hệ thống phương tiện di chuyển là những xe đặc thù, điểm trình diễn tham quan, vị trí ngắm các khai trường, khu vực dành cho du khách trải nghiệm phải thật sự an toàn… Và điều quan trọng nhất đó là công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch tại các khu mỏ chưa thực sự được làm tốt, kinh phí đầu tư còn khó khăn… Hiện nay, du lịch Quảng Ninh đang trong giai đoạn chuyển đổi từ số lượng sang chất lượng, nhằm mở rộng thị trường và tạo ấn tượng với du khách nhiều hơn. Một số lĩnh vực còn yếu và thiếu đang được lên kế hoạch đầu tư như các sản phẩm du lịch có chất lượng cao và đẳng cấp quốc tế, các sản phẩm vui chơi giải trí, dịch vụ phụ trợ nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch đang được tiến hành. Trong chiến lược ấy, việc khai thác du lịch từ những khu mỏ sẽ làm tăng thêm sự lựa chọn cho du khách mỗi khi
đến với Quảng Ninh. Một mặt, tạo diện mạo mới cho du lịch Quảng Ninh, mở ra cơ hội đưa kinh tế du lịch Quảng Ninh vươn lên một tầm cao mới, mặt khác nhằm giới thiệu, giáo dục và quảng bá những giá trị lịch sử, truyền thống đấu tranh của dân tộc, những khó khăn, vất vả để làm ra sản phẩm than của người công nhân Vùng mỏ. Thiết nghĩ, rất cần một cách làm hiệu quả và cụ thể hơn từ những bước nhỏ nhặt nhất. Đặc biệt, đó là những kết nối, phát huy tối đa tiềm lực vốn có để du lịch Quảng Ninh xứng tầm với những gì được ban tặng, tạo nên một mạng lưới sản phẩm du lịch khép kín, những tuyến du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách. Theo các chuyên gia di sản và du lịch, muốn trở thành điểm đến trong tương lai gần, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp khai thác than cần phải khẩn trương quy hoạch xây dựng các bãi thải, chủ động trồng cây, làm “xanh hóa” các điểm đã khai thác than, kiên quyết bảo vệ môi trường sinh thái. Mặt khác, cần sớm có biện pháp thu gom các thân cây hóa đá, các hóa thạch động thực vật để thuận lợi cho việc xây dựng bảo tàng địa chất ngoài trời sau này. Bởi vì khi trở thành điểm du lịch, du khách đến đây không những được ngắm nhìn cảnh quan địa mạo độc đáo, mà còn được thưởng lãm những giá trị đặc sắc từ các hóa thạch chỉ có ở các di sản địa chất nhân tạo.
... Cách nào để hiện thực hoá
Sau chuyến thực tế, nhiều người đặt ra câu hỏi, du lịch mỏ than có thể là một sản phẩm tuyệt vời, mang đậm dấu
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
59
[ PHïNG S# ÅNH ]
Lặng lẽ
bốn mùa PV
SAPA
...Vang tiếng khèn chàng trai xuống chợ, hẹn gặp ai mà sao vui thế, tiếng đàn môi em nói điều gì, cho ta ngồi bên nhau đêm nay. Sa Pa, chiều nghiêng huyền thoại, mặt trời mọc lên từ má em, phố nhỏ hiện lên từ trong mây. Ơi Sa Pa, nơi gặp gỡ đất trời, bốn mùa hoa trái và mùa con trai hát gọi con gái, đắm say phiên chợ, anh về cùng em... Tiếng hát bản nhạc “Sa Pa nơi gặp gỡ đất trời” vấn vít. Ngồi tại sảnh Trung tâm điều dưỡng Sa Pa - Vimico vào một ngày chớm thu se lạnh, mây lảng bảng ngoài cửa sổ, sà vào cả trong phòng, thấy cuộc sống sao yên bình quá đỗi... Cô nhân viên lễ tân ở đây nói rằng, nếu đã một lần du lịch Sa Pa, du khách sẽ thấy nhớ hương thơm, mùi vị Sa Pa. Bởi Sa Pa có mùi vị rất riêng mà chỉ Sa Pa mới có. Hương vị của núi rừng, vị ngon hấp dẫn của ẩm thực, hương thơm của các cô gái trong những chiếc váy xòe. Nếu bạn đã từng đến Sa Pa, bạn dễ dàng nhận ra, Sa Pa là vùng đất thiên nhiên phân biệt rõ rệt bốn mùa trong năm nên mỗi mùa luôn được biểu trưng bằng những sản phẩm riêng biệt và độc đáo. Sa Pa của mùa xuân Mùa xuân là mùa đất trời Sapa rực rỡ nhất với sắc trắng tinh khôi của hoa mận, hoa lê, sắc hồng lãng mạn của hoa đào. Nếu đến nơi đây vào mùa xuân bạn có thể lên Ô Quy Hồ chụp ảnh hoa đào hay ngược về Tả Phìn để chụp những cánh đồng hoa cải vàng rực. Sa Pa của mùa hè Mùa hè là mùa của loài hoa pensées lãng mạn, loài hoa của tình yêu và nỗi nhớ và cũng là mùa ra quả của đào, lê, mận. Quả đào Sapa có dư vị ngọt dịu, tuy chua mà thơm ngát, mận Tả Van tím thẫm tuyệt vời sẽ làm lịm giọng du khách giữa nắng hạ chói chang.
60
Sˇ 15+16
Mùa thu của Sa Pa Mùa thu Sa Pa là mùa của những ruộng bậc thang nối tiếp nhau vàng rực, mùa của các loại cây thuốc quý như tam thất, sa nhân, hồi, hoàng liên… và nhất là nắng vàng rực rỡ, mây sa xuống đỉnh đồi, ngọn cây, vuốt ve mơn man trên tóc du khách. Mùa đông Sa Pa Mùa đông là mùa Sa Pa khác biệt nhất với các nơi khác với tuyết phủ trắng xóa núi rừng và trên các mái nhà, là mùa người Sapa chưng diện những manh áo bông sắc màu sặc sỡ nhất. Cho dù là mùa nào thì Sa Pa cũng có những nét đẹp riêng và hiếm có nhưng những người yêu Sapa thì lại nói rằng ngày nào Sa Pa cũng đẹp cũng có những nét riêng. Trong một ngày người ta có thể ghi nhận những tiết điệu thời gian và thời tiết gợi cảm, thú vị đến mức lạ lùng. Buổi sáng Sa Pa ẩn mình trong khói sương, khi nắng lên lại hớn hở rực rỡ như đón xuân. Đến trưa mặt trời đứng bóng , không khí bao trùm khắp đó đây hương sắc của mùa hè. Buổi chiều khi hoàng hôn buông xuống, Sa Pa gói mình trong se lạnh. Đến đêm khi khí lạnh từ các đỉnh núi tỏa xuống, Sa Pa mang cái giá lạnh của mùa đông, đôi khi lại có tuyết rơi lả tả nhẹ nhàng như cánh hoa. Sa Pa đẹp lạ thường là thế, cuốn hút du khách bởi sự kín đáo và bí ẩn mà ai cũng muốn khám phá. Và còn chần chừ gì nữa mà không đến và cảm nhận Sa Pa, Trung tâm điều dưỡng - Vimico đang chào đón các bạn.
[ ÆÍi sËng - x∑ hÈi ]
Làm và chơi hết mình
Nét riêng
THỢ MỎ
Thợ mỏ có nhiều nét riêng so với nhiều ngành khác. Lao động vất vả, cực nhọc, nhưng nụ cười luôn rạng rỡ. Họ làm hết mình, chơi hết mình và ăn thả sức. Đó chính là sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Tập đoàn cũng như các đơn vị, mang những nét khá riêng của vùng mỏ.
Thợ mỏ thường làm việc rất hăng say và chơi cũng hết mình. Năm nào cũng vậy, cứ ngay từ đầu năm, trên 8 vạn thợ mỏ Quảng Ninh đều được tổ chức Công đoàn các đơn vị phối hợp với chuyên môn xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát động các phong trào thi đua thực hiện tốt các mục tiêu kế hoạch đề ra, đảm bảo thu nhập cho người lao động, phấn đấu mọi người đều có việc làm ổn định và được hưởng các chế độ chính sách cao hơn luật định. Nhiều tổ đội, cá nhân giành năng suất kỷ lục của ngành Than ra đời từ những phong trào đó. Công đoàn các đơn vị rất quan tâm đến điều kiện làm việc của người thợ mỏ. Toàn bộ công nhân viên đều được trang bị BHLĐ đầy đủ. Bữa ăn giữa ca của người lao động đảm bảo chất lượng với mức ăn có nơi lên đến 60.000 đồng/suất. Đặc biệt, người lao động luôn được hưởng thụ đời sống VHVN-TDTT thật sôi nổi. Công đoàn và chuyên môn các đơn vị luôn xác định và đầu tư để văn nghệ - thể thao thực sự là động lực thúc đẩy sản xuất và luôn đồng hành cùng người lao động. Mỗi Công ty, ngoài việc dành hàng chục tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng phục vụ các sự kiện lớn, các đơn vị còn xây dựng bộ máy tổ chức có đủ chức năng nghiệp vụ về các bộ môn múa, ca nhạc, kịch với đội nghệ thuật nòng cốt, có nơi hàng trăm người và đã dành nhiều giải cao cấp quốc gia và cấp tỉnh cũng như hoạt động phong trào sôi nổi dành cho tất cả mọi công nhân. Tiêu biểu của các phong trào này như các đơn vị Công ty Tuyển than Cửa Ông, Công ty than Hòn Gai, Công ty than Cọc Sáu, Công ty than
Quang Hanh, Tổng Công ty Đông Bắc, Tổng Công ty Hoá chất mỏ v.v. Hàng năm, các đơn vị đều tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng sôi nổi từ các đơn vị, công trường, phân xưởng… Nhiều giọng ca cũng từ các phong trào này mà trưởng thành, bay xa. Thực tế cho thấy, không có vùng đất nào có một danh hiệu riêng cho nghệ sỹ như ở Quảng Ninh - “Nghệ sỹ Vùng mỏ”. Đó là một niềm tự hào không chỉ cho ngành Than mà còn cả Vùng mỏ thân yêu. Ngoài ra, hoạt động TDTT của các đơn vị cũng như giải cầu lông, quần vợt, đua thuyền, cờ vua, cờ tướng… thu hút hàng ngàn CNLĐ tham gia. Trong đó đỉnh cao là 2 đội bóng thường xuyên tham gia các giải cấp quốc gia là Đội bóng đá nữ Than – Khoáng sản VN luôn có mặt trong nhóm các đội bóng đá nữ mạnh của cả nước và Đội bóng đá nam Than Quảng Ninh vừa xuất sắc dành suất lên hạng chuyên nghiệp V- League. Ngoài giờ làm việc tại các hầm mỏ, thợ mỏ lại ca hát, chơi thể thao sôi nổi.
Ăn thả sức
Ngành Than là ngành lao động nặng nhọc. Do vậy, việc tổ chức cho công nhân ăn định lượng được lãnh đạo Tập đoàn và các đơn vị đặc biệt quan tâm. Quan điểm của những người quản lý lao động là phải cho công nhân ăn không chỉ đủ mà phải ngon. Do vậy, đã nhiều năm nay, thợ lò các đơn vị đều được ăn tự chọn. Tiêu biểu và đi đầu là Công ty than Mông Dương. Chỉ lấy ví dụ tại Công ty này, mỗi tháng Công ty chi xấp xỉ 3 tỷ đồng cho bữa ăn công nghiệp. Thức ăn ở đây phong phú, ngon và luôn được kiểm tra kỹ về ATVSTP. Đa phần thợ mỏ và công nhân trong Công ty rất hài lòng với chất lượng bữa ăn ca. Thức ăn ở bếp ăn công nghiệp ở đây thường xuyên có tới 18 đến 22 món ăn như thịt gà, tôm kho, sườn rán chua ngọt, rau luộc, canh… để người ăn dễ lựa chọn. Bếp ăn công nghiệp được xây dựng khang trang, rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát, gắn quạt trần và hệ thống điều hòa nhiệt độ, âm nhạc, một lúc có thể phục vụ cho hàng ngàn người ăn, như trong một khách sạn có sao. Lãnh đạo Tập đoàn cho hay: “Để đảm bảo quyền lợi cho trên 8 vạn thợ mỏ, đa phần là thợ mỏ phải làm việc vất vả, Đọc tiếp tại trang 63
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
61
[ ÆÍi sËng - x∑ hÈi ]
Nhà ở cho công nhân mỏ
Mô hình nào
tối ưu Bài và ảnh Nguyễn Minh Hoa
Chúng tôi đã tới hầu hết khu tập thể công nhân mới xây của các đơn vị hầm lò trong Tập đoàn. Đó là những khu nhà cao tầng tinh khôi, hiện đại. Thợ lò sống trong khu tập thể được hưởng những chế độ ưu đãi nên chi phí hàng tháng chỉ bằng khoảng 30- 50% so với thuê ngoài. Công nhân được hưởng môi trường văn hóa lành mạnh; đảm bảo an ninh trật tự; được vui chơi rèn luyện thể chất…
T
hế nhưng, tìm hiểu mới biết, thiết kế của các khu nhà không giống nhau và mỗi kiểu thiết kế, mỗi cách quản lý đều bộc lộ những yếu điểm, để lại phiền toái cho thợ lò. Phải chăng, đó là lý do khiến nhiều thợ lò chưa mặn mà nhà tập thể? Được biết, Công ty Phát triển nhà và hạ tầng (Vinacominland) được Tập đoàn giao chủ trì lập Đề án Xây dựng nhà ở công nhân và người lao động Vinacomin đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030. Qua khảo sát thực tế, chúng tôi thấy
62
Sˇ 15+16
rằng, việc đi tìm một mô hình tối ưu, phù hợp với đặc thù công việc, tâm lí, tập quán của thợ lò là rất cần thiết và cần chuẩn bị thận trọng. Nếu không, coi chừng, một số khu nhà xây xong nhưng nhiều phòng không có người ở.
“Thà tốn thêm một tý nhưng được sống ở thành phố”
Nếu đến Vàng Danh, nhìn khu tập thể mới xây của Công ty chẳng ai có thể phàn nàn. Khu tập thể gồm 2 toà nhà 5 tầng với tổng diện tích 11.000m2, có 141
phòng ở. Khu nhà có các phòng chức năng: thư viện, nhà ăn tập thể, phòng họp của các phân xưởng, phòng y tế, hội trường, bãi đỗ xe, sân bóng chuyền, sân cầu lông. Khu nhà được xây dựng từ năm 2010 với tổng mức đầu tư khoảng 66,5 tỷ đồng; hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 4-2012. Anh Phạm Phú Duận, công nhân PX. Vận tải lò, ở phòng 2214 cho chúng tôi biết, anh quê ở Thái Bình, đã làm ở Vàng Danh 33 năm, bây giờ mới có chỗ ở khang trang, tiện lợi thế này. Cùng phòng với anh là anh Nguyễn Kim Huyến. Hai người ở trong căn phòng rộng, khép kín, điện nước đầy đủ nhưng mỗi tháng cộng các khoản, chỉ bỏ ra khoảng 400 nghìn đồng. Quá rẻ! Quan sát trong phòng không thấy chỗ đun nấu, tôi bèn hỏi anh Duận, hàng ngày sự ăn uống của các anh thế nào? Anh Duận bảo, đi làm thì ăn ở nhà ăn ca công trường; về nhà thì ăn ở nhà ăn tập thể. Tan ca cần dành thời gian nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, đun nấu lách cách làm gì cho mệt. …Một số công nhân hiện đang thuê trọ ở Uông Bí lại trái với sở thích của những người sống trong khu tập thể như anh Duận. Họ cho rằng, những người như anh Duận, vợ con ở quê, đến ngày nghỉ họ nhót về quê thăm vợ con và cũng ở tập thể vài năm nữa, các anh ấy nghỉ hưu. Đằng này, các anh đang độc thân, cần giao lưu bạn bè; cần được sống những nơi đông vui. Bởi vậy, thà các anh tốn kém hơn một tý để thuê nhà trọ ở thành phố Uông Bí hơn là ở khu tập thể Vàng Danh. Bây giờ, ra cổng là có xe Công ty đưa xe đón… Ý kiến của mấy anh sống độc thân chỉ là cá biệt và chưa hẳn là lý do chính. Bởi, thị trấn Vàng Danh cũng sầm uất, sôi động, đủ các điều kiện đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân. Dù vậy, ý kiến này khiến chúng tôi lưu tâm hàng đầu, đó là lựa chọn vị trí để xây dựng nhà ở cho công nhân. Trước đây, công trường ở đâu, xây nhà cho công nhân ở đấy. Tư duy này đã lạc hậu và các đơn vị đã phải trả giá. Hàng loạt khu tập thể xây dựng trong khu đồi núi heo hút như Than Thùng (Nam Mẫu), Ngã Hai (Quang Hanh), Khe Tam (Dương Huy)… không đủ sức thu hút công nhân, khiến hàng nghìn công nhân phải từ bỏ khu tập thể, nhao về thành phố, thị xã thuê nhà trọ, sống tạm bợ, nhếch nhác như Tạp chí Vinacomin đã từng nêu. Quan sát vị trí các khu tập thể mới xây, chúng tôi thấy ít khu nằm ở trung tâm đô thị. Tiếng là ở thành phố nhưng một số khu tập thể công nhân xa các tụ điểm văn hóa, xa chợ búa, thiếu các dịch vụ công cộng. Đành rằng, để có được vị trí đắc địa xây nhà cho công nhân là rất khó, phụ thuộc vào nhiều cơ quan quản lý Nhà nước của địa phương. Dù vậy, đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để chọn lựa, quyết
định đầu tư, các đơn vị cần phải xem xét, thực hiện hết khả năng của mình để tìm được vị trí đẹp, thuận lợi nhất.
Thiết kế phòng ở - mỗi nơi một kiểu
Sự khác nhau trong thiết kế các phòng ở các khu tập thể đều ảnh hưởng đến việc ăn, ngủ, sinh hoạt của công nhân, trong đó không ít sự phiền toái đối với họ. Dù mỗi nơi thiết kế một kiểu dáng, nhưng điểm khác nhau cơ bản đó là nơi này thiết kế có bếp đun nấu, nơi kia thì không; nơi này các phòng ngăn thành buồng, nơi kia phòng thông thống… Khu chung cư Công ty than Nam Mẫu nằm ở khu Trung tâm Thương mại dịch vụ cầu Sến – vị trí khá đẹp, thuộc TP. Uông Bí. Khu nhà được xây dựng từ 2011, gồm 4 tòa nhà, mỗi tòa nhà 9 tầng với 224 căn hộ khép kín, tổng diện tích xây dựng 2.880m2. Các căn hộ có diện tích nhỏ nhất là 75m2 dành cho 2 người ở và loại lớn nhất là 130m2 dành cho 4 người ở. Mỗi căn hộ đều được Công ty trang bị khá đầy đủ tiện nghi như: nhà tắm nóng lạnh, quạt điện, ti vi, tủ lạnh, bếp, bàn ghế, nhưng không có bếp đun nấu. Tương tự, ở khu tập thể Than Quang Hanh, Than Vàng Danh cũng vậy, việc ăn uống tập trung ở nhà ăn tập thể. Mô hình này được nhiều công nhân đồng tình ủng hộ, như ý kiến của anh Duận (Vàng Danh – đã nêu trên); bởi công nhân không mất thời gian nấu nướng nên có nhiều thời gian dành cho nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động. Tuy nhiên, nhiều công nhân khác hiện sống trong các khu tập thể lại có ý kiến ngược lại rằng, đi làm, ăn ở nhà ăn ca công trường, ngần ấy món, về nhà, lại ăn tập thể, vẫn mấy món quen thuộc, phát ngán. Đã vậy, đi ăn muộn, đôi khi không còn miếng ngon, thức ăn nguội ngắt. Những lúc có bạn bè khách khứa, muốn vui lâu lâu ở nhà ăn tập thể, thấy phiền toái thế nào. Những lúc nhỡ bữa, trong khuya khoắt, muốn nấu bát mì cũng khó… Ở khu tập thể Công ty than Dương Huy thì khác, đó là công nhân đun nấu, ăn uống tại phòng; coi đó như chính ngôi nhà thân yêu của mình. Chúng tôi vào thang máy, lên tầng 8, gõ cửa phòng 810. Căn
phòng rộng chừng 64 m2, có 2 buồng ngủ, một buồng khách liền với bếp, 1 buồng vệ sinh. 4 công nhân, khác phân xưởng ở phòng này là anh Long (PX Đào lò 1), anh Quyết (PX Trạm mạng), anh An (PX Than 6) và anh Quý (PX Đào lò 2). Hỏi về sự tiện ích của căn phòng, các anh đều chung nhận xét, thiết kế phòng ở như thế này là phù hợp với đặc điểm công việc, tâm lí của công nhân. Các anh phân tích, phòng có 2 buồng ngủ nên dù các anh đi làm khác ca vẫn không ảnh hưởng đến giấc ngủ của nhau. Gian bếp thông với buồng khách, nấu bếp ga nên sạch sẽ; thời gian nấu nướng không lâu mà được ăn theo đúng sở thích, nóng sốt, vừa ăn vừa xem ti vi, chuyện trò ấm cúng như chính gia đình của mình vậy. Các anh so sánh, nếu thuê ngoài mỗi tháng mất khoảng 1,2 triệu đồng; ở nhà của Công ty, bình quân mỗi tháng chỉ mất 300 nghìn đồng, rẻ gấp 4 lần so với thuê ngoài. Khi vợ ra thăm, dắt nhau xuống “phòng hạnh phúc”. Ở đấy Công ty dành 8 phòng, trang bị nội thất như khách sạn loại sang… Dù nhiều tiện ích như vậy nhưng theo ông Phạm Văn Xòa, Trưởng Ban quản trị Khu tập thể của Than Dương Huy thì đến nay, khu 9 tầng vẫn còn 5 phòng chưa có người ở. Ở khu tập thể các đơn vị khác, số phòng chưa có người ở vẫn còn nhiều; thậm chí có nơi, cả một tầng của tòa nhà đang bỏ trống. Trong khi, hàng vạn thợ mỏ vẫn đang thuê trọ. …Số công nhân không muốn ở khu tập thể còn nhiều lý do khác nhưng chúng tôi chưa có điều kiện để khảo sát. Và, những ý kiến của công nhân mà chúng tôi ghi nhận ở trên cũng mang tính chủ quan, mỗi người một hoàn cảnh, một sở thích, khó mà khẳng định rằng, mô hình nào là hay, là tối ưu. Để chọn được mô hình tối ưu về không gian kiến trúc, về quy mô, về thiết kế, về cách thức quản lý… theo chúng tôi, trước khi quyết định đầu tư nhà ở cho công nhân, các đơn vị cần thăm dò ý kiến công nhân và công khai quy hoạch, thiết kế, trưng cầu ý kiến công nhân và có thể tổ chức hội thảo với chủ đề xây dựng quản lý nhà ở cho công nhân, từ đó làm cơ sở cho công tác chỉ đạo điều lĩnh vực này. Được biết, cách đây khá lâu, Tập đoàn đã có văn bản yêu cầu các đơn vị tổ chức thăm dò ý kiến công nhân về nhu cầu nhà ở. Nhưng dường như một số đơn vị thống kê chưa tỉ mỉ, chưa nắm bắt được nguyện vọng chung của của công nhân. Mặt khác, những người tham gia quản lý lĩnh vực này cần được tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các đơn vị bạn để áp dụng vào thực tế đơn vị mình.
NÉT RIÊNG THỢ MỎ (TIẾP) nặng nhọc, làm việc dưới hầm lò, có nơi ở độ sâu hàng trăm mét so với mặt nước biển, Công đoàn các đơn vị đã phối hợp cùng chuyên môn chú trọng đến các chế độ chính sách và điều kiện làm việc, sức khỏe của người lao động. Đáng nói nhất là trong tình hình khó khăn hiện nay, với việc tổ chức và giám sát của Công đoàn, bếp ăn công nghiệp các đơn vị vẫn duy trì suất ăn tự chọn. Riêng những người làm việc ở hầm lò còn được bồi dưỡng thêm bánh mì và một hộp sữa Mộc Châu, hay các loại nước hoa quả khác…
Sức khoẻ là số 1
Những năm gần đây, Lãnh đạo Tập đoàn yêu cầu các đơn vị tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động 2 lần/ năm. Qua đó những công nhân sức khỏe yếu, mắc bệnh nghề nghiệp sẽ được bồi dưỡng sức khỏe và được hướng dẫn thủ tục đi nghỉ dưỡng tái sản xuất sức lao động. Để đảm bảo sức khoẻ cho hàng vạn người lao động, trong đó hầu hết là thợ mỏ làm việc nặng nhọc, ngoài bố trí trạm y tế tại trung tâm mỏ, Công đoàn và chuyên môn các đơn vị đều tổ chức mời các bác sỹ và thuê các trang thiết bị y tế hiện đại về tại các mỏ để khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân 6 tháng/lần hoặc đột xuất. Những ai có vấn đề về sức khoẻ được đưa đi điều trị và điều dưỡng ngay. Ngoài ra, các đơn vị còn bố trí 3 trạm trực hầm y tế tại các hầm lò với đầy đủ cán bộ, nhân viên y tế trực sản xuất 3 ca 24/24 giờ, đảm bảo chăm sóc sức khoẻ kịp thời công nhân ốm đau cũng như khi có sự cố, tai nạn xảy ra. Nhiều đơn vị chi hàng tỷ đồng xây dựng tuyến hành lang đi bộ để công nhân tránh mưa, nắng, đón xe đi lại từ trung tâm mỏ đến các đường lò… Đặc biệt, hàng năm hàng vạn người được đi nghỉ cuối tuần, đi điều dưỡng phục hồi sức khoẻ. Có đơn vị 100% người lao động được đi nghỉ cuối tuần. Những lao động xuất sắc được đi thăm quan, nghỉ mát tại nhiều vùng có khí hậu tốt trên thế giới. Có thể nói, ở Vinacomin, người lao động luôn là trung tâm.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
63
[ ÆÍi sËng - x∑ hÈi ]
“Giữ chân”
NGƯỜI LAO ĐỘNG
không chỉ bằng lương
T.Linh
…Quan trọng hơn chính là quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo chu đáo đến nơi ăn, chốn ở và đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động. Đó là quan điểm cũng như những giải pháp thiết thực trong chính sách “giữ chân” người lao động nhất là đội ngũ thợ lò mà Than Tân Lập đã và đang duy trì nhiều năm nay. Thợ lò đã đỡ vất vả
Theo ông Ngô Văn Hải - Phó Giám đốc Xí nghiệp Than Tân Lập, bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013, ngoài những khó khăn chung, đơn vị phải đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp mới như một số phân xưởng phải chuyển diện như Phân xưởng Khai thác 2 chuyển từ vỉa 10 sang vỉa 12, Phân xưởng Khai thác 3 dự kiến phải chuyển diện từ vỉa 11 sang vỉa 9, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng của Xí nghiệp; nước ngầm trong vùng bãi thải chảy vào khu vực khai thác; đồng thời gương lò xây dựng cơ bản trên mức +17, đào lò gặp vùng đất đá thải nên tiến độ không đạt theo yêu cầu đề ra. Tuy vậy, với sự chủ động, linh hoạt và nhanh nhạy trong việc xử lý các sự cố phát sinh nên tính đến hết 7 tháng đầu năm 2013, cơ bản các chỉ tiêu SXKD của Than Tân Lập đều đạt theo kế hoạch, có chỉ tiêu vượt kế hoạch Công ty giao. Chẳng hạn, than sản xuất đạt 59,5% KHN, mét lò đào mới đạt xấp xỉ 52% KHN; đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị.
64
Sˇ 15+16
Một trong những điểm đáng ghi nhận của Xí nghiệp thời gian qua chính là việc đơn vị đã tăng cường, đẩy mạnh đầu tư cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, đặc biệt là thợ lò. Với Than Tân Lập, điều này có ý nghĩa quan trọng bởi đặc thù điều kiện sản xuất của đơn vị rất xa xôi, khó khăn như Giám đốc Xí nghiệp Đoàn Đắc Thọ đã có lần chia sẻ, mỗi ngày thay vì làm việc 8 tiếng, CNCB Than Tân Lập phải mất hơn 10 giờ đồng hồ do phải di chuyển từ Hòn Gai sang Cẩm Phả. Do đó, Xí nghiệp đã đầu tư cụm sàng tuyển than công suất 700.000 tấn than/ năm, tổng trị giá trên 30 tỷ đồng và dây chuyền tuyển than lưới lắng trị giá trên 14 tỷ đồng; đầu tư hệ thống xe song loan từ XV -100 phục vụ người đi lại, đầu tư hệ thống Mônôray tại vỉa 9, vỉa 11 để vận chuyển thiết bị, vật liệu. Đầu tư hệ thống phun sương tại kho than MB +55 và hệ thống thu gom nước mặt kho than và đầu tư tuyến đường ống thoát nước mặt để đảm bảo công tác môi trường. Với sự quan tâm của lãnh đạo Công ty, Xí nghiệp, giờ đây người lao động Than Tân lập nói chung và thợ lò nói riêng đã có một môi trường làm việc tốt hơn, điều kiện làm việc thuận lợi hơn.
“Món ăn tinh thần” đa dạng và phong phú
Với tinh thần có “an cư” mới “lập nghiệp” nên Than Tân Lập rất chú trọng đến vấn đề nhà ở cho công nhân lao động. Không chạy theo hình thức, số đông mà Xí nghiệp có sự tính toán kỹ lưỡng theo nhu cầu, tiện ích của đối tượng sử dụng.
[ ÆÍi sËng - x∑ hÈi ]
Vượt qua số phận
Hiện nay, xấp xỉ 200 thợ lò của đơn vị đang được ở khu chung cư khang trang của Công ty. Cùng với đó, việc bố trí xe ca trang bị điều hòa đưa đón công nhân; phục vụ tốt bữa ăn theo 3 ca đảm bảo số lượng và chất lượng; tắm nước nóng, giặt quần áo cho công nhân cũng luôn được Xí nghiệp quan tâm và đáp ứng một cách tốt nhất. Thực ra tất cả những yếu tố trên đã được hầu hết các đơn vị trong ngành triển khai từ khá lâu, chưa kể nhiều đơn vị còn có hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ đời sống cho công nhân mỏ rất quy mô, hiện đại, bài bản nhưng đặt trong điều kiện thực tế ở Than Tân Lập thì việc Xí nghiệp nỗ lực trang bị được đầy đủ, phục vụ cho công việc, đời sống của người lao động như vậy là rất đáng biểu dương. Bên cạnh đó, các chương trình văn hóa, văn nghệ, các giải thể thao nội bộ được Xí nghiệp tổ chức thường xuyên, mỗi năm là một cách thức tổ chức mới với nhiều hình thức chính là những “món ăn tinh thần” không thể thiếu giúp CNCB Than Tân Lập lao động hăng say hơn, năng suất ngày một cao hơn và quan trọng họ luôn thấy yêu đời, luôn sống vui, sống khỏe và giữ mãi được tinh thần lạc quan thợ lò. Điều đặc biệt, có điều kiện đến tác nghiệp ở các phân xưởng, khu tập thể công nhân cũng như được lắng nghe những tâm sự của công nhân ở cửa lò, nơi nhà giao ca, mới thấy thợ lò Than Tân Lập còn rất yêu thích đọc sách báo, nhất là Tạp chí của ngành bởi thông qua đó họ thấy được hình ảnh của mình, của đồng đội mình... Khu trung tâm điều hành sản xuất của Xí nghiệp được bao phủ bởi một màu xanh - màu của sự tươi trẻ, màu của hy vọng. Và chắc hẳn nó cũng biểu trưng cho niềm tin, tinh thần lạc quan của cán bộ công nhân viên Than Tân Lập, dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào cũng luôn vững tin để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
nuôi con học giỏi Thúy Quỳnh
Gặp chị tại Hội nghị tuyên dương con cán bộ công nhân học giỏi năm học 2012-2013 vừa qua, tôi thấy khâm phục chị - một tấm gương vượt qua số phận nuôi con học giỏi nhiều năm liên tục.
C
hị là Nguyễn Thị Hòa, sinh năm 1974. Hiện đang là nhân viên thủ kho thuộc Phòng kế hoạch vật tư Công ty Kho vận Đá Bạc. Chị sinh ra và lớn lên tại xã Cộng Hòa, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh (nay là thị xã Quảng Yên) - mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Cha mẹ chị sinh được 7 người con và chị là con gái út trong gia đình, anh cả chị đã hi sinh khi tham gia trận đánh cuối cùng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975. Với công việc nhà nông vất vả, cha mẹ chị đã phải chắt chiu nuôi nấng các con ăn học. Năm 1992 sau khi học xong trung học phổ thông vì không có điều kiện tiếp tục theo học đại học, lên chị nộp hồ sơ theo học nghề tại trường Đào tạo nghề mỏ Hữu nghị Việt Xô. Năm 1999, chị xây dựng gia đình, bạn bè, gia đình ai cũng mừng cho chị và nghĩ chị sẽ có một cuộc sống hạnh phúc khi chồng chị - anh Phạm Hồng Quân, vốn là một người hiền lành chịu khó, là một chiến sỹ bảo vệ hết lòng vì công việc. Sau lễ cưới 1 năm, chị sinh đôi được hai cô con gái khỏe mạnh, bụ bẫm. Tuy kinh tế không khá giả nhưng cuộc sống của anh chị bình dị và đầy ắp tiếng cười trẻ thơ. Năm 2000, chị Hòa được nhận vào mỏ than Vàng Danh làm công nhân gác chắn thuộc phân xưởng Vận chuyển. Tháng 9 năm 2007 chị chuyển công tác sang Công ty kho vận Đá Bạc, nhờ sự chịu thương chịu khó, cần cù với công việc, chị được điều động về Phòng Kế hoạch vật tư làm thủ kho. Nhưng rồi ngày tháng đó chẳng được bao lâu, khi tai họa ập đến gia đình nhỏ. Năm 2007, anh đột ngột ra đi vì mắc căn bệnh hiểm nghèo, để lại ba mẹ con chị bơ vơ, mọi công việc đều dồn lên đôi vai gầy của chị, cuộc sống thiếu bàn tay người đàn ông thật vô cùng khó khăn, phức tạp. Nhìn hai đứa nhỏ đang chập chững vào đời, ngơ ngác đeo vành khăn tang trắng, chị nuốt nước mắt vào trong, gắng sức đứng dậy tự nhủ lòng phải nuôi hai con cho tốt để anh yên lòng. Hằng ngày thức khuya dậy sớm lo cho các
con đi học, chị gần như chẳng còn thời gian chú ý đến bản thân. Dù cuộc sống còn nhiều thử thách, chông gai nhưng chị vẫn tự an ủi để cố gắng vượt lên khó khăn thay chồng nuôi dạy con cái. Như hiểu được nỗi vất vả, tần tảo của mẹ, hai chị em bảo nhau chăm ngoan, học giỏi và phụ giúp mẹ công việc gia đình mỗi khi mẹ đi làm. Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng chị vẫn lặng lẽ chăm sóc hai con và lặng lẽ làm việc. Dường như nỗi vất vả trong cuộc sống của chị theo thời gian đã tạo nên một người thủ kho trầm tính như vậy. Trải qua bao gian nan vất vả, thấm thoát đã 6 năm kể từ ngày chồng mất đến nay, không phụ công lao của mẹ, hai con của chị là cháu Phạm Lan Anh và Phạm Ngọc Anh đã 12 tuổi, hiện đang học lớp 6A5 trường trung học cơ sở Trần Quốc Toản 6 năm liên tục đạt học sinh giỏi, năm học 2012-2013 cả hai cháu đạt danh hiệu học sinh giỏi của trường, học sinh vượt khó học giỏi. Sau khi chia tay mẹ con chị Hòa, trong lòng tôi mang theo nỗi niềm của một góa phụ tuổi đời còn trẻ có nghị lực vượt lên số phận, một mình dốc sức chăm sóc dạy dỗ con trở thành con ngoan, trò giỏi, tu dưỡng trở thành những công dân tốt.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
65
LỢI ÍCH DOANH NGHIỆP SONG HÀNH VỚI TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI H.Minh
Thành lập năm 1994, trên chặng đường gần 20 xây dựng và phát triển, Tổng Công ty Đông Bắc đã vinh dự được đón nhận nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba, nhiều bằng khen của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công thương… được đánh giá và xếp hạng thứ 70 trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam. Điều đặc biệt là, dù địa bàn hoạt động trải khắp các tỉnh thành của cả nước, chủ yếu là vùng sâu vùng xa, khó khăn về phát triển kinh tế xã hội... song Tổng công ty luôn đặt mục tiêu hàng đầu là phát triển bền vững, hài hoà giữa lợi ích doanh nghiệp với trách nhiệm xã hội, phúc lợi cộng đồng.
66
Sˇ 15+16
T
rách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống cho người lao động, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, những người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hoá đối với quyền của người lao động, môi trường và phúc lợi cộng đồng. Những doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế. Thực tế trên thế giới đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp nào thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thì lợi ích của họ không những không giảm đi mà còn tăng thêm. Những lợi ích mà doanh nghiệp thu được khi thực hiện trách nhiệm xã hội bao gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. Ở Việt Nam, khái niệm “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” vẫn còn khá mới mẻ. Chỉ có một số ít đơn vị làm
[ ÆÍi sËng - x∑ hÈi ] được điều này và họ đã tạo được những “bước tiến” thần kỳ như thương hiệu Vinamilk, Viettel... Tổng Công ty Đông Bắc cũng là một trong những doanh nghiệp như thế. Cuối tháng 6 vừa qua, liên tiếp hai niềm vui lớn đến với cán bộ chiến sỹ Tổng Công ty khi đơn vị được danh tại Lễ tôn vinh “Vì sự nghiệp xóa đói giảm nghèo” và được trao tặng giải thưởng “Vì môi trường xanh Quốc gia” năm 2013.
Phát triển bền vững, thân thiện với môi trường
Là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lớn của Bộ Quốc phòng và Vinacomin, số CBCNV-LĐ toàn Tổng Công ty hiện đạt trên 12.000 người với 17
công ty thành viên, 2 phân đội trực thuộc, 13 phòng, ban nghiệp vụ, 1 chi nhánh và 1 văn phòng đại diện; trong quá trình khai thác và sản xuất, Tổng Công ty đã tập trung phát huy mọi khả năng sẵn có về người và trang thiết bị, tăng cường nguồn vốn đầu tư cho các dự án quan trọng để duy trì và mở rộng sản xuất; áp dụng công nghệ tiên tiến nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh. Nhờ đó, Đông Bắc luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, phát triển sản xuất bền vững, hài hòa thân thiện với môi trường, với cộng động, đời sống người lao động không ngừng nâng cao. Năm 2012, do sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp, hàng tồn kho lớn, lạm phát tăng cao, song Tổng Công ty vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định, với sản lượng than khai thác đạt 4,6 triệu tấn, doanh thu đạt trên 9.800 tỷ đồng; thu nhập bình quân của người lao động đạt 8,5 triệu đồng/người/tháng (tăng gấp 13 lần so với năm đầu thành lập). Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Tổng Công ty Đông Bắc luôn chú trọng công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh công nghiệp. Hàng nghìn tỷ đồng đã được Tổng Công ty đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, công tác an toàn bảo hộ lao
động... Tổng Công ty đã trồng được hàng nghìn ha cây xanh, góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn có các đơn vị của Tổng công ty hoạt động. Với những kết quả đã đạt được trong nỗ lực hướng đến mục tiêu phát triển hiệu quả, bền vững, thân thiện với môi trường, Tổng công ty Đông Bắc đã vinh dự được tặng Danh hiệu “Vì môi trường xanh Quốc gia” ngay trong năm đầu tiên giải thưởng này được bầu chọn. Giải thưởng chính là sự ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, những giải pháp hữu ích, sáng tạo trong việc triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của nhà nước của Đông Bắc.
Gắn bó với cộng đồng, nghĩa tình với đồng đội
Với “Nghĩa tình người lính Đông Bắc”, Thường vụ Đảng ủy, chỉ huy, cán bộ, chiến sỹ, CNV-LĐ Tổng Công ty đã quán triệt và thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, phòng chống thiên tai, lũ lụt; triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”; tích cực tham gia ủng hộ, đóng góp các quỹ, thực hiện công tác chính sách xã hội ở địa phương và cấp trên. Tổng Công ty nhận phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam Anh hùng, đỡ đầu các cháu mồ côi, con của các quân nhân bị nhiễm chất độc da cam... Tổng Công ty cũng đã xây tặng nhà tình nghĩa, nhà đồng đội, trường mẫu giáo, bệnh xá, giúp các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn ổn định cuộc
sống và tặng hàng nghìn sổ tiết kiệm cho các hoàn cảnh khó khăn. Trong 10 năm (2002 - 2012), Tổng Công ty đã quyên góp ủng hộ trên 50 tỷ đồng, riêng năm 2012, Tổng Công ty tham gia ủng hộ các quỹ chính sách xã hội và thăm hỏi động viên các gia đình có công với cách mạng, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền trên 15 tỷ đồng và xây tặng 40 nhà tình nghĩa, nhà đồng đội cho các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Theo lãnh đạo, chỉ huy Tổng Công ty, năm 2013, Tổng Công ty tiếp tục thực hiện chương trình “Xây dựng nông thôn mới”, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các cháu mồ côi, con của các quân nhân bị nhiễm chất độc da cam, người tàn tật và các quỹ chính sách xã hội với tổng số tiền trên 36 tỷ đồng. Cũng trong năm nay, Tổng Công ty sẽ xây tặng thêm 25 nhà tình nghĩa, nhà đồng đội. Mới đây, tại Lễ tôn vinh “Vì sự nghiệp xoá đói giảm nghèo” nhằm kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn Đảng, toàn dân “diệt giặc đói, giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm” (11/6/1948 11/6/2013), đồng thời nhìn lại hơn 10 năm Việt Nam thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo; 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27-12-2008 của Chính phủ về “Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo; Tổng Công ty Đông Bắc là một trong số 10 đơn vị xuất sắc được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trực tiếp trao Bằng khen và Kỷ niệm chương. Thiếu tướng Phạm Ngọc Tuyển - Tổng giám đốc Tổng Công ty Đông Bắc cũng là một trong số 26 cá nhân tiêu biểu được tôn vinh tại buổi lễ.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
67
[ ÆÍi sËng - x∑ hÈi ]
N@I B–O
Ƶo tπo ngh“ lfl cho c´ng nh©n
Công ty Cổ phần than Núi Béo là đơn vị khai thác lộ thiên đầu tiên chuyển sang khai thác hầm lò của Vinacomin. Hiện nay, công tác thực hiện dự án chuyển đổi công nghệ đang được gấp rút tiến hành. Đây là cả một vấn đề lớn về nguồn nhân lực vì từ trước tới nay, công nhân cán bộ của đơn vị chủ yếu có trình độ nghiệp vụ về khai thác lộ thiên. Công ty đã làm gì để kịp thời đào tạo đưa công nhân sang khai thác hầm lò?
68
Sˇ 15+16
C
húng tôi đã tìm hiểu và được biết, ngay sau khi dự án được khởi động, Công ty đã một mặt tự đào tạo, một mặt phối hợp với Trường Quản trị Kinh doanh – Vinacomin lập đề án về đào tạo cán bộ và công nhân đáp ứng yêu cầu của dự án. Tự vận động đổi nghề Bên cạnh việc tổ chức kèm cặp, bổ túc cho công nhân mới, Công ty còn thành lập tổ sát hạch tay nghề nhằm đảm bảo các công nhân mới tuyển và các công nhân mới chuyển đổi sang vị trí khác phải có đủ trình độ trước khi được giao việc. Toàn bộ công nhân kỹ thuật (CNKT) vận hành các thiết bị hiện đại luôn được Công ty đào tạo bồi dưỡng và cập nhật các kiến thức mới. Công ty phối hợp với chuyên gia đào tạo của V-Track, hãng Komatsu tiến hành đào tạo bồi dưỡng các kiến thức về nguyên lý cấu tạo, kỹ thuật vận hành, chế độ cảnh báo, …Công ty phối hợp với Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật an toàn mở lớp học bồi dưỡng kỹ thuật an toàn điện cho nhiều lượt công nhân vận hành, sửa chữa các thiết bị điện… Công ty đưa một số cán bộ thuộc đơn vị sản xuất đi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề để truyền đạt,
kèm cặp nghề cho công nhân ngay tại đơn vị. Mặt khác, Công ty phối hợp mở lớp đào tạo bồi dưỡng công tác trắc địa mỏ phục vụ giám sát đào giếng, xây dựng tháp giếng cho cán bộ nhân viên kỹ thuật. Công ty phối hợp mở lớp học Đại học bằng 2 chuyên ngành Khai thác mỏ hầm lò cho cán bộ các phòng ban chủ chốt để trang bị kiến thức chuyên môn sẵn sàng tiếp cận công việc khi Công ty chính thức đi vào khai thác hầm lò. Ngoài ra, Công ty gửi các kỹ sư và công nhân đi thực tập thực tế nghiệp vụ kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, đào tạo nguồn nhân lực cho dự án hầm lò tại các Công ty Cổ phần Than Hà Lầm, Vàng Danh, Nam Mẫu, Mông Dương nhằm học tập mô hình tổ chức sản xuất tại các phòng ban…để xây dựng phương án tổ chức sản xuất cho dự án khai thác than hầm lò mỏ than Núi Béo. Phương án đào tạo từ chuyên gia Phương án tổng thể của công tác đào tạo của Công ty Than Núi Béo đã được Trường Quản trị Kinh doanh – Vinacomin lập phương án đề xuất tổ chức triển khai cụ thể để đảm bảo thực hiện có hiệu quả. Theo đó các nội dung của phương án được thực hiện như: Tổ chức các khóa đào tạo dành riêng cho đơn vị (trực tiếp tại đơn vị); Triển khai việc huấn luyện, kèm cặp nội bộ thông qua từng công việc cụ thể của các bộ phận ngay tại địa điểm làm việc. Về đào tạo nội bộ cấp Công ty, đề xuất của Trường Quản trị Kinh doanh quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm của giảng viên nội bộ khi tham gia giảng dạy, huấn luyện nội bộ trong khi vẫn thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn chính khác theo từng vị trí chức danh công việc. Chẳng hạn như việc xem xét điều chỉnh, tính toán chi phí thù lao cho giảng viên nội bộ (theo thời gian, khối lượng công việc chuẩn bị và khi thực hiện đào tạo) tham khảo quy chế hiện hành liên quan của Tập đoàn hoặc của các cơ sở đào tạo trong Tập đoàn để có
thể kịp thời động viên cán bộ thực hiện công việc có chất lượng và đúng quy định liên quan. Phát triển các giảng viên nội bộ đảm bảo đầy đủ các năng lực thực hiện các công việc liên quan. Tổ chức huấn luyện, hội thảo giúp các giảng viên nội bộ có đủ kiến thức, kỹ năng: đánh giá nhu cầu đào tạo, thiết kế và phát triển các chương trình – tài liệu đào tạo, kỹ năng dẫn giảng và năng lực đánh giá hiệu quả đào tạo. Tổ chức xây dựng các tài liệu đào tạo quy chuẩn cấp công ty để đảm bảo sử dụng hiệu quả cho cán bộ trong khi đào tạo hoặc giúp quá trình tự học tập khi làm việc. Các tài liệu đào tạo, huấn luyện nội bộ cần được điện tử hóa (chuyển thành bài giảng elearning, hoặc thành file tài liệu ở các định dạng khác nhau) để lưu trữ, chia sẻ chung trên hệ thống mạng nội bộ của Công ty. Trong quá trình xây dựng, điều chỉnh các văn bản liên quan tới hệ thống quản trị nội bộ như: chức năng, nhiệm vụ; bảng mô tả công việc hay các hệ thống đánh giá công việc; Công ty xem xét việc đưa nhiệm vụ đào tạo nội bộ chính thức cho các vị trí công việc quản lý các cấp liên quan để thực sự gắn chặt hoạt động đào tạo của Công ty với hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, Công ty cần tiếp tục phát động phong trào tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc cá nhân, góp phần xây dựng Công ty trở thành một môi trường làm việc tốt, tạo nhiều cơ hội phát triển năng lực, nghề nghiệp cho nhân viên. Để phát triển được đội ngũ cán bộ quản lý và các cán bộ công nhân viên có năng lực chuẩn, Công ty cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn năng lực nhân viên theo vị trí/nhóm vị trí chức danh để làm cơ sở cho công tác đào tạo và phát triển cũng như các hoạt động quản trị nhân sự khác (tuyển dụng, bố trí cán bộ, trả lương…). Từ đó, Công ty sẽ xây dựng được hệ thống đào tạo theo chức danh giúp nhân viên thấy rõ được lộ trình phát triển nghề nghiệp của mình.
Tuyển sinh & nâng cao chất lượng đào tạo thợ lò:
≥ KI⁄N T\ C• Sô Minh Châu
Vấn đề tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo thợ lò, chất lượng kỹ năng nghề của thợ lò mới tốt nghiệp về làm việc tại đơn vị… vẫn luôn là những bài toán khó làm “đau đầu” lãnh đạo Tập đoàn trong những năm qua. Năm 2013 khi Vinacomin tiếp tục gặp nhiều khó khăn thì việc duy trì, phát triển đội ngũ những người lao động trực tiếp nhất là thợ lò lại càng “nóng” hơn bao giờ hết. Trước thực tế đó, từ các trường đào tạo cho đến các doanh nghiệp trong Tập đoàn đều đang quyết liệt vào cuộc, bằng nhiều giải pháp để công tác tuyển sinh có hiệu quả và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo thợ lò. Trường Hồng Cẩm: 2013 - năm “tuyển sinh”
Với Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm (Trường Hồng Cẩm), năm 2013 được xác định là năm “tuyển sinh” để khẳng định tầm quan trọng cũng như sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo nhà trường trong công tác tuyển sinh nhất là khi việc tuyển sinh thợ lò hiện nay của Tập đoàn đang rất khó khăn. Theo ông Nguyễn Quốc Tuấn, Bí thư Đảng ủy - Hiệu trưởng Trường Hồng Cẩm, nhà trường đã
trường cũng được đánh giá là một giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh.
Trường Hữu nghị: Nội dung đào tạo phải thiết thực và hiệu quả hơn
và đang tập trung mọi nguồn lực và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong toàn trường cùng tham gia tuyển sinh; cơ cấu và tổ chức lại bộ máy tuyển sinh cho chuyên nghiệp, bài bản; đồng thời bổ sung, ban hành đồng bộ các cơ chế quản lý, khuyến khích để nâng cao hiệu quả và tạo động lực tích cực cho công tác tuyển sinh. Cùng với việc khảo sát nhu cầu và chủ động làm việc với các doanh nghiệp để ký hợp đồng tuyển sinh đào tạo, nhà trường cũng tối ưu hóa việc thực hiện kế hoạch tổ chức tuyển sinh và nhập học theo định kỳ. Một trong những giải pháp cũng là thế mạnh của Trường Hồng Cẩm nhiều năm nay chính là tăng cường tuyển sinh ở các tỉnh ngoài Quảng Ninh. Nhà trường đã thành lập riêng một Ban tuyển sinh tỉnh ngoài, chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác này, quản lý điều hành nắm tình hình theo từng tháng, từng tuần thậm chí từng ngày. Các cán bộ làm công tác tuyển sinh tỉnh ngoài phải chủ động xây dựng cho mình “bảng biểu” cụ thể như lập kế hoạch khai thác tại địa bàn được phân công; nghiên cứu kỹ đặc điểm và phong tục tập quán, trình độ dân trí từng địa phương để phối hợp tổ chức hội nghị tuyển sinh ở các phường xã; thường xuyên tiếp cận và giữ mối quan hệ tốt với các cấp chính quyền địa phương. Mặt khác, việc thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền của nhà
Đó là yêu cầu, là tiêu chí Trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị (Trường Hữu Nghị) đặt ra để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo cho thợ lò trong tình hình mới, khắc phục tình trạng đào tạo theo kiểu “hình thức”, qua loa và tràn lan. Cụ thể, Nhà trường đã phát triển nội dung chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận công nghệ mới gắn với thực tiễn sản xuất của Ngành và từng doanh nghiệp. Do đó, chương trình khung dạy nghề đã được Nhà trường áp dụng một cách linh hoạt như phần bắt buộc trong chương trình khung thì dùng chung, còn phần tự chọn chiếm 30 - 40% thì đi sâu vào phần đổi mới công nghệ của doanh nghiệp sẽ và đang áp dụng. Song song với việc hoàn thiện về nội dung đào tạo, Nhà trường chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề, coi đây là giải pháp hàng đầu để nâng cao chất lượng đào tạo nghề để có thể dạy được những nghề tương thích với các cấp độ cần đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà trường đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị thêm các thiết bị dạy nghề. Bên cạnh nguồn kinh phí được cấp theo chương trình mục tiêu quốc gia cho đào tạo, nhà trường còn bổ sung thêm 1 đến 2 tỷ đồng mỗi năm từ vốn tự có để mua sắm thiết bị phục vụ cho việc rèn nghề. Quan điểm đào tạo xuyên suốt của Nhà trường là “học đi đôi với hành, học kết hợp với lao động sản xuất, tăng gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp”.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
69
[ ÆÍi sËng - x∑ hÈi ] Than Mông Dương: Chú trọng từ khâu thực tập sản xuất
Là một trong những Công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng kỹ năng nghề của thợ lò mới tốt nghiệp về làm việc tại đơn vị, theo Công ty CP Than Mông Dương, yếu tố hàng đầu là phải chú trọng đến công tác thực tập sản xuất của học sinh vì kỹ năng nghề của học sinh khi ra trường hình thành chủ yếu trong giai đoạn này. Trước thực tế hiện nay, nhiều thợ lò khi mới ra trường, tay nghề sử dụng giá khung di động trong lò chợ còn hạn chế, công nhân cơ điện còn chưa nhận dạng được hết các thiết bị trong hầm lò… do vậy, ngay khi tiếp nhận lực lượng thợ lò mới ra trường, Công ty đã tổ chức huấn luyện an toàn, giáo dục định hướng và kiểm tra sức khỏe; sau đó bố trí công nhân mới đến các đơn vị sản xuất theo nghề được đào tạo, giao cho công nhân cũ có tay nghề cao kèm cặp cùng chế độ trách nhiệm theo quy định của Công ty. Trong thời gian tập việc 3 tháng, phòng Tổ chức đầu tư và Lao động tiền lương thường xuyên kiểm tra theo dõi việc bố trí công nhân tập việc của các công trường, phân xưởng; đồng thời khi kết thúc kỳ tập việc, Công ty sẽ thành lập Hội đồng kiểm tra sát hạch những cá nhân đạt yêu cầu và ký hợp lao động. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo chất lượng lao động, làm chủ được công nghệ, thiết bị thời gian tới cần được quan tâm hơn và có sự phối hợp hiệu quả, chặt chẽ hơn nữa giữa nhà trường và doanh nghiệp.
70
Sˇ 15+16
Tr≠Íng Cao ƺng ngh“ m· HÂng C»m
Quy’t t©m n©ng cao ch†t l≠Óng Æπo tπo PV
Theo Hiệu trưởng Nguyễn Quốc Tuấn, một trong những lợi thế tạo nên thương hiệu của Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm là chất lượng đào tạo, chất lượng dịch vụ.
Mô hình hệ thống tự động hoá vận tải mỏ bằng tàu điện (tác phẩm đoạt giải nhì tại Hội thi Thiết bị dạy nghề tự làm tỉnh Quảng Ninh năm 2013)
P
hát huy lợi thế này vào việc thực hiện kế hoạch năm 2013, Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm phấn đấu giảm giá thành đào tạo thông qua việc giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nâng cao năng suất lao động, thực hành tiết kiệm chi phí, đảm bảo việc làm, thu nhập của người lao động và xây dựng Nhà trường phát triển. Bên cạnh đó, Nhà trường không ngừng lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Lãnh đạo Nhà trường cho biết, năm nay, Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm đặt kế hoạch tuyển sinh và đào tạo 4.423 học sinh hệ A theo hợp đồng tuyển sinh đã ký với các doanh nghiệp. Trong điều kiện công tác tuyển sinh nghề mỏ tiếp tục đứng trước những khó khăn và nhiều thách thức, để hoàn thành chỉ tiêu này, Nhà trường đã xây dựng những giải pháp cụ thể. Một mặt, Nhà trường huy động sự vào cuộc của tập thể CBCNV. Mỗi Phó hiệu trưởng Nhà trường được phân công phụ trách một lĩnh vực tuyển sinh: tuyển sinh tỉnh ngoài, tuyển sinh tại chỗ, tuyển sinh tại doanh nghiệp...
Cùng với đó là tăng cường sự phối hợp giữa Nhà trường với các Doanh nghiệp để triển khai thực hiện công tác tuyển sinh, đào tạo hiệu quả hơn... Thời gian gần đây, được sự ủng hộ của Tập đoàn và Ban LĐ- TL, Nhà trường còn chủ động thực hiện tuyên truyền và tuyển sinh trên Đài truyền hình Việt Nam. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm cao trong chỉ đạo, điều hành của Ban lãnh đạo và sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể CBGV, CNV, 6 tháng đầu năm, Trường đã cơ bản hoàn thành 50% kế hoạch năm. Doanh thu thực hiện 6 tháng tháng đạt 105,7 tỷ đồng (đạt 50,3% KH Tập đoàn giao), thu nhập bình quân đạt gần 5,4 triệu đồng/người/tháng (tăng 3% so với cùng kỳ năm 2012). Tuy vậy, từ Ban giám hiệu đến tập thể CBGV Nhà trường luôn ý thức được nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội theo sự vận động từng ngày, từng giờ của nền kinh tế thị trường. Đứng trước thách thức mới, Nhà trường chú trọng thực hiện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho đội ngũ CBGV, CNV; đầu tư hiệu quả cho công tác xây dựng cơ sở vật chất; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho CBCNV và HSSV; công tác phục vụ ăn, ở cho học sinh hầm lò được đảm bảo… Mới đây, trong Hội nghị triển khai công tác đào tạo của Tập đoàn năm 2013, Hiệu trưởng Nguyễn Quốc Tuấn đã phát biểu cam kết sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ đào tạo chất lượng nhất, minh bạch nhất cho doanh nghiệp và người học. Không những vậy, cán bộ giáo viên Nhà trường luôn nhắc nhau phát huy tính chủ động trong nghiên cứu và tìm tòi các phương pháp giảng dạy dễ tiếp thu cho sinh viên. Trường Cao đẳng Nghề mỏ Hồng Cẩm - Vinacomin thời gian qua đang được xem là một trong những đơn vị tích cực tham gia các cuộc thi thiết kế, chế tạo thiết bị giảng dạy nghề tự làm. Năm nay, Trường cũng tham gia với 8 thiết bị, mô hình dự thi như: Thiết bị băng tải cao su; máy đập búa; mô hình hệ thống mỏ vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng giếng đứng; hệ thống lò chợ cơ giới hoá… Các thiết bị dự thi của trường được ban giám khảo đánh giá cao về tính ứng dụng, tính khoa học kỹ thuật và tính sư phạm. Vì vậy, các thiết bị của trường đã được trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 2 giải khuyến khích. Đây chính là sự ghi nhận rất lớn trong công tác giảng dạy và phát huy sáng tạo trong đội ngũ giáo viên, học sinh của trường. Ngoài tạo ra các thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, đây cũng là hoạt động gắn liền với công tác nghiên cứu khoa học của trường. Thạc sĩ Lưu Văn Minh, Phó Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: “Việc chủ động chế tạo các thiết bị dạy nghề góp phần tiết kiệm khoản kinh phí để mua sắm thiết bị dạy học trong Nhà trường, lại phù hợp với thực tiễn giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Nhưng quan trọng hơn cả, đây chính là động lực cho đội ngũ giáo viên, học sinh không ngừng phát huy tính năng động, sáng tạo, tính chủ động trong giảng dạy, học tập và kết quả quan trọng chính là tạo ra đội ngũ lao động tốt nhất, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển của địa phương, đất nước sau này”.
[ ÆÍi sËng - x∑ hÈi ]
Để Than Quảng Ninh
«trụ»được ở V.League
Đ
Nguyễn Gia Phong
KHÔNG CHỈ LÀ
ầu tháng 7 là cột mốc đáng nhớ của bóng đá Quảng Ninh khi mà tiền vệ tài hoa Vũ Minh Tuấn đã lập một hattrich vào lưới của đội XSKT Cần Thơ để đưa Than Quảng Ninh lên chơi ở V.League năm 2014. Đây là một sự kiện của bóng đá Việt Nam khi mà một cầu thủ tiền vệ lại lập được kỳ tích như thế. Vậy là 22 năm sau cuộc đụng độ với Đội Đồng Tháp tại sân Thống Nhất TP Hồ Chí Minh vào năm 1991 khiến Than Quảng Ninh không còn đủ 9 cầu thủ kể cả lấy thêm lái xe lắp vào đội hình để đá “chung kết ngược” và Than Quảng Ninh đành ngậm ngùi xuống chơi ở hạng dưới từ năm ấy. Tôi đã thấy cựu HLV Hùng B và nhiều cựu cầu thủ của TQN thế hệ 1991 đến SVĐ Cửa Ông để chứng kiến giây phút lịch sử TQN về lại mái nhà xưa của V.L. Sau giây phút tưng bừng cờ, hoa và tiền thưởng cho các cầu thủ TQN, ngay tại SVĐ Cửa Ông tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với bà Vũ Thu Thủy Phó Chủ tịch UBND Quảng Ninh và ông Phạm Văn Mật - Phó Tổng Giám đốc Vinacomin. Theo đánh giá của bà Vũ Thu Thủy, sự kiện đội bóng đá nữ TKSVN vô địch Giải bóng đá nữ quốc gia năm 2012 và việc TQN lên chơi ở V.L từ mùa bóng 2014 chính là thành tích thiết thực chào mừng “Kỷ niệm 50 năm Quảng Ninh xây dựng và phát triển”, đóng góp tích cực cho phong trào TDTT Quảng Ninh trong tiến trình thực hiện chủ trương của Lãnh đạo Quảng Ninh quyết đưa Quảng Ninh phát triển từ “nâu” sang “xanh”. “Chúng tôi sẽ bàn bạc cùng Vinacomin và TP Cẩm Phả để đầu tư thỏa đáng cho Than Quảng Ninh “đứng” được ở V.L từ mùa bóng 2014”. Được biết, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã có nghị quyết đưa TQN lên chơi ở V.L từ mùa bóng 2013 và Tỉnh cũng đã góp thêm kinh phí dẫu còn hạn hẹp để Vinacomin nuôi hai đội bóng đá từ mấy năm nay. Thế nhưng, trên thực tế, nuôi bóng đá ở V.L không thể theo kiểu “con nhà nghèo” được, rất tốn kém, nhất là bóng đá Việt Nam đang vận hành theo cơ chế thị trường “có tiền mua tiên cũng được”. Chưa kể hiện nay, Vinacomin đang gặp rất nhiều khó khăn thì việc giữ chân cho TQN có thể “đứng chân” ở V.L từ mùa giải sau cũng là bài toán khó và nan giải.
LỜI HỨA
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
71
[ ÆÍi sËng - x∑ hÈi ]
Hướng tới kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10 (1963-2013)
Thương cảng
VÂN ĐỒN
Đ
ứng ở địa đầu, cửa ngõ vùng Đông Bắc, Vân Đồn giữ vị trí quan trọng trong cả giao thương lẫn quân sự. Ngay ngày lập cảng, Vân Đồn đã hết sức sầm uất, thuyền bè vào ra tấp nập; nhiều hơn cả là thuyền buôn Trung Quốc đến giao dịch, buôn bán với Việt Nam. Đến thời Trần, Vân Đồn vẫn giữ là một thương cảng quan trọng đón thuyền bè Trung Quốc, Gia Va và thuyền một số nước ở vùng Nam Dương, Ấn Độ tới buôn bán. Theo dòng chảy thời gian và những tác động của lịch sử, thương cảng Vân Đồn phát triển cực thịnh vào thế kỷ 13-16, sang thế kỷ 17, 18 thì giảm dần vai trò sau khi các điểm giao thương chuyển sâu vào nội địa. Việc bố trí khoa học và rộng lớn
72
Sˇ 15+16
Cách đây hơn 864 năm vào mùa xuân năm Tỵ (1149), vua Lý Anh Tông đã cho lập trang Vân Đồn - đánh dấu sự ra đời của thương cảng sớm nhất lịch sử Việt Nam.
trên một chiều dài hàng chục km ở nhiều đảo khác nhau đã chứng tỏ được trình độ tổ chức, quản lý, chính sách giao thương rộng rãi của cha ông ta từ thời Lý, Trần. Điều đó đã giúp cho Vân Đồn trở thành một thương cảng sầm uất và là điểm quan trọng của “con đường tơ lụa trên biển” vang danh một thời! Hàng hoá trao đổi ở cảng Vân Đồn thời đó, chủ yếu là hương liệu, ngà voi, sừng tê, ngọc trai, vàng, bạc, đồng, diêm tiêu và đồ gốm sứ. Ngày nay, với diện tích hơn 2000km2, Vân Đồn là khu kinh tế ven biển khác biệt với 14 khu kinh tế ven biển khác của cả nước. Đây là vùng nằm gọn trong khu vực hợp tác “hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt-Trung; hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, là cầu nối giữa ASEAN-Trung Quốc. Khu cũng nằm gọn trong Vịnh Bái Tử Long, gắn kết với kỳ quan thiên nhiên thế giới-Vịnh Hạ Long. Những yếu tố đó cho thấy Vân Đồn là địa
[ ÆÍi sËng - x∑ hÈi ]
QUẢNG NINH
bàn có đầy tiềm năng, sự khác biệt với các địa bàn khác, cần có cơ chế để “đánh thức” tiềm năng của Vân Đồn. Làm thế nào để làm sống dậy lợi thế của thương cảng nổi tiếng này, phục vụ đắc lực cho quá trình tái cấu trúc nền kinh tế là vấn đề được cán bộ, đảng viên và người dân Quảng Ninh hết sức coi trọng. Mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, khảo sát vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa - giao thương này. Trong buổi làm việc của Tổng Bí thư với cán bộ, nhân dân huyện đảo Vân Đồn, đồng chí Bí thư Huyện ủy đã báo cáo với Tổng Bí thư nhiều căn cứ quan trọng để phấn đấu xây dựng huyện nhà thành Khu hành chính - kinh tế đặc biệt. Theo đó, Vân Đồn có điều kiện thuận lợi để xây dựng sân bay quốc tế; có tiềm năng xây dựng cảng nước sâu, lại nằm trong cụm cảng quốc tế Hải PhòngQuảng Ninh-Phòng Thành (Trung Quốc). Tuy là huyện đảo biệt lập nhưng Vân Đồn có khả năng kết nối với khu vực Đồng bằng sông Hồng (Quốc lộ 10, Quốc lộ 18), với Tây Bắc qua Lạng Sơn, với phía Nam Trung Quốc. Đây là một vị thế đặc biệt mà các chuyên gia quốc tế cho rằng đủ điều kiện để xây dựng một khu kinh tế nhiều sức bật. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, phát triển Vân Đồn trở thành một trong những hạt nhân kinh tế của vùng nam sông Hồng là vấn đề đã được Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị xác định. Hiện tại, Bộ Chính trị đã giao Ban cán sự Đảng Chính phủ chuẩn bị đề án xây dựng Vân Đồn và một số khu vực khác thành khu vực kinh tế đặc biệt nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển và tái cơ cấu kinh tế, tạo hiệu ứng lan tỏa phát triển kinh tế cho khu vực và cả nước. Và ngay cả khi chưa có cơ chế đặc biệt, Vân Đồn vẫn phải quyết liệt triển khai các giải pháp phát triển kinh tế, trở thành khu vực có tính cạnh tranh cao, tương xứng với lợi thế mà thiên nhiên và lịch sử truyền thống đã tạo dựng cho Vân Đồn - Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Hội tụ và lan toả Đây cũng chính là một trong những “Slogan” cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội, nâng cao thêm nữa đời sống dân sinh mà lãnh đạo các cấp chính quyền và người dân Quảng Ninh đang nỗ lực phấn đấu. Với mục tiêu xây dựng địa bàn này thành nơi hội tụ của trí tuệ con người và cùng lan tỏa lợi ích, Quảng Ninh đang làm mọi việc có thể để mời gọi các nhà đầu tư cùng chia sẻ cơ hội và hợp tác thành công trên những giá trị riêng có của mình.
“Thiên thời, địa lợi”... Tỉnh Quảng Ninh chính thức thành lập từ năm 1963 trên cơ sở hợp nhất của 2 vùng đất Quảng Yên và Hải Ninh. Nhưng từ trước đó, mảnh đất biên cương có tổng diện tích 8.239 km2 này đã được xác định và công nhận có vị trí đắc địa về kinh tế - chính trị, có đường biên giới với 3 cặp cửa khẩu (Móng Cái, Hải Hà, Bình Liêu) tiếp giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – quốc gia đông dân nhất và có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Nói đến Quảng Ninh, dù ai chưa một lần đặt chân đến cũng chắc chắn biết đó là một “vựa than đá” – thứ tài nguyên vô giá mà ông trời đã ưu ái ban cho. Nhưng, Quảng Ninh còn có nhiều thứ khác nữa, đã mang lại những giá trị khác biệt của riêng mảnh đất này. Cũng với vị trí địa lý đắc địa đó giúp Quảng Ninh hội tụ đủ những điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh những giá trị không thể phủ nhận về vật chất, Quảng Ninh còn là nơi hội tụ đầy hấp dẫn của những giá trị tinh thần vô giá. Với Kỳ quan Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long (2 lần được tổ chức UNESCO tôn vinh), một Yên Tử linh thiêng huyền bí, một Bạch Đằng Giang hào hùng khí thế Đông A, một núi Bài Thơ lịch sử và huyền thoại bên bờ
Vịnh Hạ Long... Các di tích văn hóa lịch sử này là cơ sở để phát triển loại hình du lịch như du lịch văn hóa tâm linh, biển, sinh thái, thể thao...
... và để “nhân hòa” Phát huy tiềm năng và lợi thế nêu trên, trong những năm qua tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh đều đạt mức cao và ổn định. Điều đặc biệt, từ một tỉnh chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách Trung ương, với nền kinh tế chủ yếu dựa vào công nghiệp khai than là chính, nay Quảng Ninh đã trở thành một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, trong đó có trung tâm sản xuất công nghiệp bao gồm: công nghiệp khai thác than (chiếm 95% sản lượng khai thác than cả nước), nhiệt điện (công suất đạt 6.000 MW), vật liệu xây dựng (sản lượng đạt 7,5 triệu tấn xi măng), công nghiệp đóng tầu (đóng tầu 5,3 vạn tấn), cơ khí chế tạo...; là trung tâm du lịch và tâm linh, có vịnh Hạ Long và Trung tâm Phật giáo Yên Tử (với lượng khách du lịch đạt 6 triệu khách/năm, trong đó có 2,4 triệu khách quốc tế); là trung tâm thương mại dịch vụ với các cửa khẩu quốc tế, quốc gia trên bộ, trên biển và hệ thống cảng biển nước sâu.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
73
[ t◊nh giai c†p ]
Linh Nguyễn
C∏nhcˆasœkh´ng
khäplπi n’ucfln
hyv‰ng&cËgæng Chúng tôi gặp anh Đoàn Tất Thơi ở Khoa điều trị liền vết thương - Bệnh viện Bỏng Trung ương. Nhìn cảnh người thợ lò ấy cần mẫn chăm chút cho vợ bị liệt đang nằm trên giường bệnh mà ai cũng xót xa. Ba năm qua, hai đứa con thơ anh phải gửi bà nội nuôi hộ rồi đi vay mượn khắp nơi để đưa vợ đi chạy chữa ở các bệnh viện. Số lần vợ anh phải phẫu thuật không đếm nổi, số tiền vay, tiền lãi cộng dồn ngày một nhiều mà sức khỏe của vợ anh vẫn không khá lên được là bao. Nhưng dù có khó khăn, nhọc nhằn đến mấy, anh Thơi vẫn nguyện cố gắng, chỉ ước vợ mau khỏi bệnh để gia đình anh được đoàn tụ, hạnh phúc như xưa.
74
Sˇ 15+16
B
ắt tay chúng tôi ở cửa phòng điều trị, bàn tay anh Thơi run run. Người gầy rộc, khuôn mặt xanh xao, hốc hác, đôi mắt thâm quầng bởi đã nhiều đêm anh phải thức để trông vợ vừa trải qua những cuộc phẫu thuật chống chọi với bệnh tật, giành giật sự sống ở bệnh viện. Đưa mắt nhìn xa xăm, anh bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về những ngày tháng mà có lẽ với anh không thể nào quên. Vợ chồng anh Đoàn Tất Thơi và chị Nguyễn Thị Phương đều sinh ra và lớn lên ở quê lúa Thái Bình. Khi mới lấy nhau, hai anh chị ở quê làm nông nghiệp. Đến năm 2006, anh Thơi ra Quảng Ninh, xin đi học ở trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm với quyết tâm phải có một cái nghề ổn định chứ không thể cứ gắn bó mãi với đồng ruộng để “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Và mong ước của anh đã thành hiện thực khi năm 2008, anh được nhận vào làm thợ lò ở Xí nghiệp than Hà Ráng - Công ty Than Hạ Long. Chăm chỉ làm việc, chỉ một thời gian ngắn, anh đã đón vợ và cậu con trai Đoàn Tất Thành sinh năm 2001 ra vùng mỏ để gia đình được đoàn tụ. Năm 2009, gia đình anh lại vỡ òa trong hạnh phúc khi đón đứa con trai thứ hai Đoàn Bảo Lâm chào đời kháu khỉnh, khỏe mạnh. Những tưởng gia đình anh Thơi, chị Phương sẽ chỉ đầy ắp tiếng cười nào ngờ tai nạn đột ngột của chị Phương đã khiến gia đình anh phải đi vào ngã rẽ nghiệt ngã, đầy đau đớn. Khi đó bé Bảo Lâm mới được mười mấy tháng tuổi. Theo kết luận của bác sỹ, do ảnh hưởng dây thần kinh tủy sống, Chị Phương bị liệt nửa người, tràn dịch phổi, bị tiền đình nặng… và gần như không có hy vọng để hồi phục. Bệnh tình của chị Phương ngày một nặng, Bệnh viện Quảng Ninh đã phải chuyển chị lên tuyến trên để chữa trị. Nhiều tháng ròng, anh Thơi phải đưa vợ đi cấp cứu ở Bệnh viện Việt Đức rồi Bệnh viện Bạch Mai. Quá nhiều lần phẫu thuật nên sức khỏe của chị Phương rất yếu, liên tục phải truyền máu và trong tình trạng cấp cứu. Chị Phương được Bệnh viện cho về nhà điều trị nhưng chỉ một thời gian ngắn chị lại phải vào cấp cứu do ngồi xe lăn nhiều, vết thương của chị bị hoại tử. Tính từ cuối tháng 6 năm 2013 đến giờ, chỉ chưa đầy một tháng chị đã phải phẫu thuật đến 4 lần. Anh Thơi phải xin nghỉ phép để trông vợ, hết phép anh lại chạy đôn chạy đáo nhờ vả anh em bên nội, bên ngoại thay nhau trông giúp. Mặc dù, lúc nào cũng muốn bên cạnh để chăm lo cho vợ
nhưng với hoàn cảnh như hiện tại, không còn cách nào khác, anh Thơi vẫn phải đi làm, đảm bảo ngày công để có tiền trang trải mọi thứ. Với tiền lương bình quân chưa đến 10 triệu đồng một tháng nhưng anh phải gồng gánh quá nặng, tiền chữa bệnh cho vợ, tiền học cho con, tiền chi tiêu sinh hoạt hàng ngày… Đó là chưa kể hàng tháng, anh còn phải lo trả tiền lãi của các khoản vay đến nay đã lên tới hàng trăm triệu để đưa vợ đi viện chạy chữa. Nhiều lúc anh tự hỏi không biết mình còn có thể cầm cự đến lúc nào nữa. Niềm động viên, an ủi lớn nhất với anh Thơi lúc này chính là hai đứa con trai. Mặc dù không được thường xuyên gần bố mẹ, được bố mẹ chăm sóc như những bạn cùng trang lứa nhưng hai cháu rất ngoan, cháu lớn năm nào cũng được học sinh giỏi và đã biết giúp bà chăm lo cho em. “Nhiều khi thương con, nhớ con đến quặn lòng mà không biết phải làm thế nào. Các cháu thiệt thòi quá…”, anh Thơi bùi ngùi. Anh Thơi bộc bạch với chúng tôi, điều anh cảm động nhất chính là tình thương yêu, sự động viên, chia sẻ của anh chị em trong đơn vị khi anh gặp hoạn nạn. Không chỉ anh chị em trong Phân xưởng Khai thác 6 - nơi anh đang công tác mà lãnh đạo, công đoàn Xí nghiệp Than Hà Ráng, Công ty Than Hạ Long rất quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho anh trong công việc, thường xuyên hỏi han, giúp đỡ. Các ngày lễ, ngày tết hoặc đầu năm học mới, các anh, các chị cũng đến tặng quà cho các cháu. Hơn nữa, chị Phạm Thị Nhung - Chủ tịch Công đoàn Công ty Than Hạ Long còn cho biết, gia đình anh Thơi cũng là một trong những hoàn cảnh Công ty đang đề nghị Công đoàn TKV hỗ trợ tiền sửa chữa nhà từ Quỹ mái ấm công đoàn. Tôi cứ trăn trở mãi câu nói của chị Nhung, Chủ tịch Công đoàn Công ty “Thương quá em ạ! Biết bao nhiêu thợ lò khác sau một ca làm việc vất vả được về với tổ ấm có bàn tay chăm lo bữa ăn, giấc ngủ của người vợ. Vậy mà Thơi…”. Thiệt thòi, khó khăn như vậy nên lúc này anh Thơi cần lắm những nghĩa tình đồng đội, những tấm lòng nhân ái giúp anh có thêm sức mạnh để chống trọi với số phận nghiệp ngã của cuộc đời. Chia tay anh, không cần hỏi nhưng chúng tôi cũng biết điều ước lớn nhất của anh Thơi bây giờ là gì. Có một câu ngạn ngữ nổi tiếng tôi từng được đọc “Không có cánh cửa nào khép lại khi bạn vẫn còn hy vọng, còn cố gắng. Hãy tin tưởng đi rồi phép màu sẽ mỉm cười với bạn”. Và tôi cũng mong phép màu ấy sẽ sớm đến với gia đình người thợ lò giàu nghị lực - Đoàn Tất Thơi.
[ hÂi ©m ]
S
au khi Quỹ Tình giai cấp Tạp chí Than Khoáng sản Việt Nam hỗ trợ 3 triệu đồng cho Gia đình anh Đoàn Tất Thơi, thợ lò Phân xưởng Khai thác 6, Xí nghiệp Than Hà Ráng, Công ty Than Hạ Long có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do vợ bị liệt nhiều năm và có nhiều biến chứng nguy hiểm, hai con còn nhỏ... thì mới đây, Công đoàn Công ty Than Hạ Long đã đến thăm, động viên và trao số tiền 5 triệu đồng cho gia đình anh Thơi. Đồng thời, gia đình của anh Đoàn Tất Thơi cũng là một trong những trường hợp được Công đoàn Công ty Than Hạ Long đề nghị Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam hỗ trợ từ Quỹ mái ấm công đoàn để sửa chữa nhà trong thời gian tới.
Đ
ầu tháng 8 vừa qua, đại diện Quỹ Tình giai cấp - Tạp chí Than Khoáng Sản Việt Nam đã mang số tiền 12 triệu đồng của Quỹ đến thăm hỏi 6 gia đình công nhân một số đơn vị vùng Uông Bí mất do tai nạn lao động và ảnh hưởng của cơn bão số 5
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
75
an toµn m´i tr≠Íng
Tổng Giám đốc Tập đoàn Lê Minh Chuẩn phát biểu tại Hội nghị
TÜP TRUNG CHé ßÑO, TH#C HIåN C§NG TÉC AT-VSLß NHØM GIÅM THIÕU TNLß VÄ S# Cˇ THI⁄T Bë Việt Trung
76
Sˇ 15+16
Đó là chỉ đạo của Tổng Giám đốc Tập đoàn Lê Minh Chuẩn tại Hội nghị sơ kết công tác AT - VSLĐ 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ, biện pháp đảm bảo an toàn quý III và 6 tháng cuối năm 2013 vừa được tổ chức trong tháng 7/2013 tại thành phố Hạ Long.
H
iện nay, SXKD của Vinacomin tập trung vào 5 lĩnh vực chính là sản xuất than hầm lò; lộ thiên; điện; cơ khí và khoáng sản - hóa chất. Các ngành nghề sản xuất của Vinacomin đều có rủi ro cao do đặc thù nghề nghiệp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn trong sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất hầm lò như cháy nổ khí, ngạt khí, bục nước, các thiết bị cơ điện - vận tải trong lò; đối với công nghiệp khoáng sản - hóa chất khi các nhà máy sản xuất hóa chất hiện đại đi vào hoạt động như Nhà máy sản xuất Alumin, sản xuất Amôn Nitrat là những nguy cơ về sự cố môi trường.... Trong những năm gần đây, Vinacomin luôn quan tâm thực hiện công tác AT- VSLĐ, không ngừng nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu
TNLĐ và sự cố thiết bị vì mục tiêu đảm bảo an toàn trong sản xuất, bảo vệ tính mạng của người lao động và tài sản. Hàng năm, các đơn vị trong Tập đoàn xây dựng và thực hiện kế hoạch AT - VSLĐ với giá trị hàng nghìn tỷ đồng, trong 6 tháng đầu năm 2013 đã thực hiện là 493,42 tỷ đồng, bằng 51,2% kế hoạch năm, một số đơn vị đã thực hiện đạt trên 60% kế hoạch năm. Theo đánh giá, nhờ tích cực đầu tư cho công tác AT-VSLĐ, làm tốt công tác dự báo nguy cơ, có các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các khai trường sản xuất, trang bị các thiết bị an toàn, các hệ thống quan trắc khí mỏ, thông gió, thoát nước.... Đồng thời, các đơn vị quan tâm đầu tư trang bị công nghệ sản xuất, thiết bị thi công tiên tiến, hiện đại và có đầy đủ các quy trình kỹ thuật, các quy định, biện pháp an toàn trên mọi lĩnh vực sản xuất do vậy các vụ TNLĐ lớn, sự cố nghiêm trọng như cháy nổ khí, bục nước, sập lò được ngăn chặn, khống chế, không để xảy ra. Tuy nhiên, công tác AT- VSLĐ, tình hình TNLĐ vẫn diễn biến phức tạp, trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn Tập đoàn đã để xảy ra 16 vụ TNLĐ nghiêm trọng, trong đó 12 vụ xảy ra trong hầm lò và 4 vụ xảy ra trên mặt bằng; sự cố thiết bị nghiêm trọng để xảy ra một vụ là sự cố chìm tàu than của Công ty Vận tải thủy. Các đơn vị để xảy ra TNLĐ nặng trên 10 vụ là Công ty than Nam Mẫu, Vàng Danh, Hà Lầm, Dương Huy, Hầm lò 1; các đơn vị xảy ra nhiều vụ TNLĐ nhẹ là Tổng Công ty Đông Bắc, Nam Mẫu, Dương Huy. Trong các nguyên nhân dẫn đến các vụ TNLĐ, nguyên nhân chính vẫn chủ yếu là do người lao động vi phạm nội quy lao động, vi phạm quy trình kỹ thuật, còn chủ quan, đáng lưu ý là số vụ TNLĐ nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực cơ điện, vận tải mỏ chiếm 9/16 vụ, bằng 56,25%, tai nạn mang tính lặp lại như ngạt khí vẫn xảy ra... Bên cạnh đó, công tác quản lý còn chưa tốt, việc kiểm soát sản xuất của các đơn vị chưa chặt chẽ, một số cán bộ làm công tác an toàn ở các đơn vị còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, biện pháp kỹ thuật an toàn, quy trình còn chưa sát thực dẫn đến người lao động chưa nắm bắt được cụ thể... Tổng Giám đốc Tập đoàn Lê Minh Chuẩn nhấn mạnh, công tác AT - VSLĐ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, phải chỉ ra được và làm rõ các nguyên nhân dẫn đến TNLĐ để có biện pháp khắc phục, ngăn chặn nguy cơ xảy ra TNLĐ, trách nhiệm của cán bộ quản lý trong việc để người lao động vi phạm quy trình, quy phạm. Ngoài các nguyên nhân đã được Đọc tiếp tại trang 78
[ an toµn m´i tr≠Íng ]
Kh´ng Æ” l∆p lπi
nỗi đau
Hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm…
Trong 6 tháng đầu năm 2013, Tập đoàn và các đơn vị trực thuộc đã triển khai thực hiện kế hoạch An toàn - Vệ sinh lao động(AT - VSLĐ), có nhiều giải pháp, tổ chức thực hiện công tác AT - VSLĐ - PCCN nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế các vụ TNLĐ, sự cố thiết bị. Tổng giá trị thực hiện kế hoạch AT- VSLĐ trong 6 tháng đầu năm của toàn Tập đoàn đạt 493,42 tỷ đồng, bằng 51,2% kế hoạch năm, một số đơn vị đã thực hiện đạt trên 60% kế hoạch năm. Tuy nhiên, công tác AT - VSLĐ vẫn diễn biến phức tạp.
…vẫn có những bài học đắng lòng
Mặc dù có nhiều biện pháp phòng ngừa tai nạn, với số tiền bỏ ra không ít. Tuy nhiên, nhiều vụ tai nạn mang tính lặp lại khiến các nhà quản lý mang nhiều nỗi lo.
Chẳng hạn như vụ tai nạn tại Công ty cổ phần than Cọc Sáu diễn ra vào khoảng 20h10 ngày 4 tháng 5 năm 2013 tại bãi thải +50 đông nam, công nhân Nguyễn Văn Vinh nhận nhiệm vụ hướng dẫn đổ thải, gọi công nhân Vũ Đình Chiều vận hành xe gạt D155A29 vào vị trí làm việc. Khi công nhân Chiều bắt đầu vận hành máy thì một miếng Pa tanh của xích xe văng vào đầu công nhân Vinh (lúc đó đang đứng sau máy) gây tai nạn tử vong. Đây là sự kiện lặp lại sau những vụ nổ lốp xe gây chết người cũng tại đơn vị này. Hay vụ tai nạn do ngạt khí tại Xí nghiệp than Cao Thắng, Công ty TNHH MTV than Hòn Gai. Vào 10h45 ngày 12 tháng 4 năm 2013 tại thượng mức -2/+14 vỉa 13 Phân xưởng Khai thác 1 - Bắc Bàng Danh. Công nhân Đặng Văn Rương nhận nhiệm vụ lên thượng thu hồi máng trượt và bị ngạt khí gây tử vong. Trước đó, năm 2012, Công ty Dương Huy cũng đã từng để công nhân chết do ngạt khí. Còn tại Công ty cổ phần
Điều đáng mừng là những sự cố về cháy nổ khí, bục nước, đổ lò trong Tập đoàn gần đây đã được ngăn chặn, khống chế không để xảy ra. Tuy nhiên, vẫn có một số vụ tai nạn đáng tiếc, làm thiệt hại cả về người và vật chất, ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Đặc biệt, vẫn còn có tai nạn lao động mang tính lặp lại. Đó là những nỗi đau.
than Nam Mẫu, khoảng 09h30 ngày 07 tháng 4 năm 2013 tại lò xuyên vỉa mức ÷2000II, công nhân Lê Đình Tư thực hiện nhiệm vụ vận hành tàu điện vận tải từ ngoài mặt bằng ÷200 vào lò xuyên vỉa mức ÷200 -II đến khoảng II K1200 thì tàu bị cặm đầu tầu, ca bin tàu ép vào hông lò, làm méo ca bin tàu ép công nhân Tư vào tổ hợp ắc quy dẫn đến tai nạn tử vong. Trước đó, tại Công ty Cổ phần than Mông Dương, vào 05h20 ngày 09 tháng 3 năm 2013 tại tuyến trục mức (-97,5 ÷ - 250) H10 Cánh Đông thuộc phân xưởng vận tải Giếng 2, Công nhân Nguyễn Hồng Chinh được giao nhiệm vụ vận tải đất đá tuyến trục mức (-97,5 ÷ - 250) H10 C, khi anh Chinh đi từ dưới chân trục mức -250 lên thì cũng bị xe goòng va vào người gây tai nạn tử vong. Điều đáng chú ý là những vụ tại do va goòng diễn ra quá nhiều vào những năm trước cũng tại đơn vị này, cũng như tại Khe Chàm, Dương Huy… Ngoài ra, còn có các vụ tai nạn lao
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
77
[ an toµn m´i tr≠Íng ] động nghiêm trọng tại các đơn vị như: Công ty cổ phần than Nam Mẫu; Tổng Công ty khoáng sản; Công ty than Khe Chàm; Công ty than Đồng Vông thuộc Công ty than Uông Bí ; Công ty than Quang Hanh; Công ty than Dương Huy; Công ty CP than Đèo Nai v.v. Lãnh đạo các đơn vị đã phân tích nguyên nhân các vụ TNLĐ, trong đó nguyên nhân chính dẫn đến các vụ TNLĐ nghiêm trọng xảy ra vẫn chủ yếu do công nhân vi phạm nội quy lao động, vi phạm quy trình kỹ thuật, còn chủ quan. Đáng lưu ý là số vụ TNLĐ nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực cơ điện, vận tải mỏ chiếm 9/16 vụ, bằng 56,25%, tai nạn mang tính lặp lại như ngạt khí vẫn xảy ra. Bên cạnh đó, công tác quản lý còn chưa tốt, việc kiểm soát sản xuất của các đơn vị chưa chặt chẽ, biện pháp kỹ thuật an toàn, quy trình còn chưa thiết thực dẫn đến người lao động chưa nắm bắt được cụ thể.
Giải pháp
Để khắc phục những hạn chế tồn tại, đảm bảo an toàn trong sản xuất, Tập đoàn yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp đảm bảo ATLĐ đến từng người lao động đã được cụ thể hoá bằng các kết luận Hội nghị an toàn của Tập đoàn và các Chỉ thị về công tác an toàn của Tổng giám đốc Tập đoàn. Theo đó, các đơn vị cần chủ động xây dựng chương trình tự chủ an toàn cho sáu tháng cuối năm phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị mình. Các Ban chuyên môn của Tập đoàn sẽ kiểm tra chặt chẽ kết quả thực hiện ở các đơn vị và thường xuyên báo cáo Tổng giám đốc để có biện pháp xử lý kịp thời. Lãnh đạo các đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo việc lập các biện pháp nâng cao mức độ đảm bảo an toàn để ứng phó với các nguy cơ mất an toàn, những thiếu sót tồn tại... Kiên quyết không để xảy ra sự cố tai nạn mang tính lặp lại hoặc để những thiếu sót lặp đi lặp lại nhiều lần ở đơn vị mình do không có biện pháp khắc phục. Phải ý thức được rằng các nguy cơ về tai nạn, sự cố là điều kiện làm việc đã được dự báo trước, không phải là nguyên nhân dẫn đến tai nạn sự cố. Nếu để xẩy ra sự cố tai nạn thì nguyên nhân chính là do Giám đốc chưa có biện pháp an toàn hiệu quả. Ngoài ra, Tập đoàn cũng yêu cầu các đơn vị phải tăng cường, hoàn thiện nhiều biện pháp đảm bảo AT-VSLĐ, điều tra kỹ các vụ tai nạn lao động để tìm rõ nguyên nhân, rút kinh nghiệm kịp thời. Đồng thời, chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện của đơn vị cũng là nội dung đáng lưu ý nhằm nâng hệ số an toàn, nhất là các đơn vị hầm lò. Một số công tác khác như huấn luyện bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ giám sát an toàn, cán bộ chỉ huy sản xuất... cũng cần được các đơn vị lưu ý triển khai thật tốt. Thêm vào đó, thời gian tới các đơn vị cần tăng cường nâng cao chất lượng công tác giáo dục, tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động trong cán bộ, công nhân, người lao động, tránh tuyên truyền mang tính hình thức. Mục tiêu của toàn Tập đoàn là kiên quyết không để xẩy ra sự cố và tai nạn về bục nước, cháy nổ khí, đổ lò, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do mất an toàn gây ra.
78
Sˇ 15+16
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vũ Thành Lâm kiểm tra an toàn tại mỏ hầm lò.
Các đại biểu dự Hội nghị công tác AT - VSLĐ
TẬP TRUNG.. (TIẾP) nêu, Tổng Giám đốc đã phân tích, làm rõ và bổ sung thêm các nguyên nhân từng vụ TNLĐ nghiêm trọng đề rút kinh nghiệm, trong đó có nguyên nhân do điều kiện làm việc chưa tốt, do trình độ, ý thức của cán bộ, công nhân còn kém... và yêu cầu hệ thống làm công tác an toàn trong Tập đoàn cần tập trung chỉ đạo, có biện pháp hữu hiệu, quyết liệt thực hiện công tác AT - VSLĐ, tăng cường công tác tuyên truyền, quan tâm chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động là những việc làm nhằm giảm thiểu các vụ TNLĐ và sự cố thiết bị. Để công tác AT - VSLĐ trong thời gian tới được cải thiện căn bản và bền vững, Tập đoàn yêu cầu các đơn
TĂNG TỐC VÀ BỨT PHÁ (TIẾP) kết cấu chống, 77% số vì chống lò gỗ được thay thế bằng thép, ngoài ra, đầu tư hệ thống vận chuyển người từ mặt bằng xuống gương lò, giúp giảm sức lao động của thợ mỏ. Tất cả các khu vực sản xuất có điều kiện đều được “băng tải hóa”, thay cho những máng cào lạc hậu trước đây. Cùng với đó, Mạo Khê tiếp tục đẩy mạnh tốc độ đào lò, khoan thăm dò,... chuẩn bị cho sản xuất những năm tới. Than Mạo Khê đang khai thác than ở mức âm 150 m, nhưng trong tương lai gần sẽ phải xuống sâu tới mức âm 400 m. Theo phương án mở diện sản xuất ở mức âm 400 m của Mạo Khê, sẽ áp dụng đào lò giếng đứng, dự kiến khởi công trong năm nay với trữ lượng tài nguyên khoảng 60 triệu tấn than, thời gian khai thác 30 năm.
Yếu tố số 3: Thành công từ việc xã hội hóa
Ngày 11/11/2012, Công ty Than Mạo Khê chính thức khánh thành Hệ thống băng tải cấp than cho
vị thực hiện tốt 11 biện pháp đảm bảo an toàn lao động như tập trung nâng cao chất lượng huấn luyện an toàn lao động; rút kinh nghiệm kỹ các vụ TNLĐ, sự cố đã xảy ra tại đơn vị; thực hiện triệt để các tồn tại, kiến nghị của các đoàn kiểm tra; thủ trưởng đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo việc lập các biện pháp an toàn để ứng phó với những nguy cơ và thiếu sót tồn tại, kiên quyết không để sự cố tai nạn mang tính lặp lại; bổ sung nội dung đào tạo kỹ năng phòng tránh tai nạn mỏ hầm lò vào giảng dạy trong nhà trường; thực hiện tốt chương trình tự chủ an toàn, xây dựng văn hóa an toàn lao động... nhằm đảm bảo an toàn trong sản xuất, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ năm 2013, xây dựng các đơn vị và Tập đoàn phát triển bền vững.
Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê - ghi dấu sự thành công của Vinacomin trong việc kêu gọi xã hội hóa. Nhà thầu của hệ thống là Công ty cơ khí Yên Thọ với nguồn vốn đầu tư khoảng 170 tỷ đồng. Sau hơn 6 tháng thi công, hệ thống băng tải đã chính thức vận hành thương mại an toàn, hiệu quả từ cuối tháng 10/2012. Được biết, tuyến băng tải dài 3,6 km từ kho than nhà sàng tuyển Mạo Khê tới Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê. Qua tính toán, giá khoán vận chuyển là 20.700 đồng/tấn, nhưng Công ty Cơ khí Yên Thọ đã thắng thầu với giá chỉ 16.200 đồng/tấn. Như vậy, Vinacomin đã tiết kiệm được 20% chi phí, trong khi đó lại không phải tuyển dụng, đào tạo lao động, nhà máy lại được công ty thắng thầu đảm bảo vận hành trong thời gian 26 năm. Theo lãnh đạo Tập đoàn, mặc dù đây không phải dự án quy mô lớn nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo được bước đột phá trong công tác xã hội hóa, kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn ngoài doanh nghiệp nhà nước và cũng là dự án đầu tiên được áp dụng thành công tại Than Mạo Khê cũng như toàn ngành Than. Dự án cũng góp phần mở ra hướng đi mới cho công tác đầu tư của Vinacomin những năm tiếp theo.
HÂCh›Minh
h‰c tÀp vµ lµm theo t†m g≠¨ng Æπo Ưc
Tại Hội nghị công nhận tài năng trẻ do Đoàn Than Quảng Ninh tổ chức tôi thực sự ấn tượng với một gương mặt còn rất trẻ Vũ Trung Kiên, 26 tuổi - độ tuổi mà nhiều thanh niên còn đang mê mải với những thú vui viển vông chưa xác định cho mình một hướng đi đúng đắn. Là đoàn viên thanh niên của chi đoàn Đào lò 5 - Công ty than Nam Mẫu, thợ lò Vũ Trung Kiên đã phấn đấu, nỗ lực để có được mức thu nhập mỗi năm trên 200 triệu đồng - mức thu nhập là niềm mơ ước của nhiều thanh niên trẻ.
THỢLÒTRẺ
Đỗ Thanh Hải
S
inh và lớn lên tại thành phố hoa phượng đỏ - Hải Phòng, gia đình Kiên không có ai theo nghề mỏ, Kiên đến với nghề mỏ như một cái duyên. Trong một lần ra Quảng Ninh chơi với người anh họ làm thợ mỏ, thấy anh và mấy người bạn chuyện trò rôm rả về công việc và mức thu nhập Kiên thấy hứng thú, cộng thêm sự tác động của người anh họ “.....cao to có sức khỏe như chú vào mỏ làm đi, chịu khó một chút là có mức thu nhập ổn định đảm bảo thoải mái lo cho gia đình”, chàng thanh niên của đất cảng đã trở thành thợ lò phân xưởng Đào lò 5 Công ty than Nam Mẫu. Từ đó đến nay, Vũ Trung Kiên gắn bó với những thăng
CAO
THU NHẬP
trầm của phân xưởng Đào lò 5 - Phân xưởng đào lò giếng duy nhất của Công ty than Nam Mẫu và luôn cố gắng phấn đấu phát huy sức trẻ, tính năng động của một đoàn viên thanh niên, tích cực chịu khó. Nhờ đó, Kiên luôn đứng đầu tốp đầu của Công ty có ngày công cao, thu nhập cao. Nói về Vũ Trung Kiên, Quản đốc phân xưởng Đào lò 5 dí dỏm “Đồng chí Kiên này được, có sức khỏe, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm....nếu công nhân nào cũng như thế thì lãnh đạo đơn vị không phải lo lắng, không cần bồi dưỡng cũng tăng cân và yên tâm sản xuất”. Không chỉ một mình Quản đốc nói về Vũ Trung Kiên như thế mà hầu hết anh em công nhân trong đơn vị và đặc biệt là các bác thợ già đều dành cho Vũ Trung Kiên nhiều tình cảm, sự yêu mến bởi tính chăm chỉ, chịu khó và luôn vui vẻ với mọi người. Hiện nay Vũ Trung Kiên đang là nhóm trưởng phụ trách một trong những gương đào lò quan trọng của Phân xưởng. Với vai trò của mình Vũ Trung Kiên không chỉ sâu sát, trách nhiệm trong công việc mà còn luôn tự học hỏi, tìm tòi trong thực tế, trên sách vở để đưa ra những phương án sáng tạo, hợp lý, giải quyết hiệu quả những ách tắc trong quá trình làm việc giúp tăng năng suất lao động và đảm bảo an toàn. 6 tháng đầu năm 2013 nhóm do Kiên phụ trách luôn đạt và vượt năng suất, đảm bảo an toàn và thu nhập. Riêng Vũ Trung Kiên trung bình mỗi tháng đã thu nhập trên 18 triệu đồng. Không
những thế, Vũ Trung Kiên luôn phát huy tốt vai trò của một tổ trưởng công đoàn, quan tâm gần gũi tìm hiểu tâm tư, tình cảm và hoàn cảnh gia đình của đoàn viên trong tổ và luôn chủ động đề xuất với lãnh đạo đơn vị quyên góp ủng hộ những đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và không may gặp sự cố tai nạn. Nhà tuy cách xa anh em trong tổ nhưng khi có vấn đề gì dù lớn hay nhỏ Vũ Trung Kiên đều không ngại ngần phóng xe hơn 30 cây số đến chia sẻ cùng anh em. Chính vì thế mà nhiều đoàn viên công đoàn trong đơn vị luôn trân trọng Kiên bởi Kiên đã làm được những điều mà nhiều tổ trưởng Công đoàn khác không làm được. Gặp Vũ Trung Kiên tại Hội nghị tuyên dương công nhân lao động tiêu biểu xuất sắc của Công ty nhân Tháng công nhân, với nụ cười rạng rỡ, Vũ Trung Kiên nói trong niềm vui: “Vinh dự quá, em vẫn còn hồi hộp khi được nhận giấy khen và vòng nguyệt quế... Em chỉ được xem những hình ảnh này trên ti vi, vậy mà hôm nay lại trực tiếp được nhận. Đây là một niềm động viên rất lớn đối với những người thợ như chúng em, em sẽ cố gắng phấn đấu để sang năm lại có được vinh dự này”. Tôi cười trước sự vô tư đúng chất thợ của Vũ Trung Kiên và cũng thầm chúc cho anh luôn có sức khỏe, vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách gắn bó với Phân xưởng Đào lò 5 - Công ty than Nam Mẫu nơi anh đã trưởng thành.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
79
Sáng kiến nhỏ
...Hiệuquả
không nhỏ P.V
Sáng kiến “Hệ thống lọc rửa thiết bị” đang được xem là “bí quyết” giúp cho quá trình sản xuất ở Công ty CP Cơ khí ô tô Uông Bí sạch hơn. Sau hơn một năm đưa vào sử dụng, hệ thống lọc nước tuần hoàn lọc rửa các chi tiết, thiết bị thì chất lượng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ngày càng được nâng cao, chi phí sửa chữa giảm, thời gian “nằm xưởng” của xe cũng giảm đáng kể, đặc biệt là đảm bảo môi trường và điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân.
Đ
ến Phân xưởng sửa chữa ô tô của Công ty CP Cơ khí Ô tô Uông Bí, trong ca làm việc, khắp các nhà xưởng, tiếng máy, tiếng búa ầm ào, ánh lửa hàn sáng lòa… công nhân ai cũng chăm chú làm việc trong điều kiện môi trường sạch sẽ, ngăn nắp, tuyệt nhiên không thấy vết tích của dầu, mỡ vương vãi. Đem những thắc mắc này trao đổi với lãnh đạo Công ty, được biết, những năm qua, do đơn đặt hàng của khách hàng tăng, đơn vị đã đầu tư mở rộng nhà xưởng và mua sắm thêm nhiều loại thiết bị hiện đại, trong đó không thể không kể tới việc đưa hệ thống rửa thiết bị vào sử dụng. Theo lãnh đạo Công ty, trong công nghệ sửa chữa ô tô và các thiết bị, việc làm sạch các cụm, chi tiết trước khi lắp ráp có tầm quan trọng đặc biệt, giúp cho công tác
80
Sˇ 15+16
kiểm tra phân loại mức độ hư hỏng của các chi tiết, phụ tùng đạt độ chính xác để có phương án sửa chữa tối ưu. Công tác vệ sinh tẩy rửa là công đoạn đầu tiên không thể thiếu và phải đảm bảo sạch sẽ, đòi hỏi phải có thiết bị chuyên dùng. Trước đây, tại Công ty, khi các chi tiết thiết bị tháo ra dính đầy dầu mỡ, bụi đất sẽ được đặt ra ngoài phun rửa. Làm như vậy vừa tốn nhiều nước sạch cho việc tẩy rửa vừa thải ra ngoài lượng nước bẩn khá lớn. Trung bình, mỗi ngày đơn vị thải ra môi trường 40 m3 nước bẩn lẫn dầu mỡ, cát, bùn… cần phải xử lý. Chỉ tính riêng khoản chi phí này đã lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm. Xuất phát từ thực tế sản xuất của đơn vị cộng với mong muốn hiệu quả công việc nhân lên trong khi đó vẫn tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành dịch vụ, các kỹ sư của Công ty dưới sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Nguyễn Văn Tình
đã tích cực nghiên cứu và nhanh chóng đưa ra giải pháp lắp đặt “Hệ thống lọc nước tuần hoàn trong rửa các chi tiết, thiết bị ô tô”. Với hệ thống này, các xe, máy trước khi vào sửa chữa phải được đưa lên cầu rửa, lên ben, chống chèn chắc chắn, sau đó dùng máy bơm áp lực để rửa sạch các loại bụi bẩn, đất cát, than bám trên thành, thùng, bệ và các bộ phận trong gầm, trong ca bin xe, sau đó xe mới được cho vào xưởng để các tổ sửa chữa chuyên môn tháo rời chi tiết và tiến hành việc tẩy rửa theo 5 bước. Nét nổi bật trong hệ thống tẩy rửa chi tiết của Công ty là sử dụng 3 buồng rửa chuyên dụng để rửa các chi tiết và cụm chi tiết như: Buồng rửa chi tiết dạng block, buồng rửa các chi tiết rời và buồng rửa các chi tiết dạng trục, cầu xe. Các buồng rửa này được thiết kế đảm bảo kín khít, không để lọt nước ra ngoài khi tẩy rửa. Buồng rửa cũng được trang bị bể xử lý nước thải để tách dầu và các cặn bẩn như đất, cát... Hệ thống xử lý nước thải của dây chuyền tẩy rửa chi tiết là một hệ thống lọc xử lý khép kín (tuần hoàn) với mục đích tận dụng nước và không xả ra ngoài. Do đó, các chi tiết thiết bị được đưa vào buồng rửa kín, có thể xoay đa chiều. Nước tẩy rửa qua buồng rửa sẽ được đưa ra buồng lọc gồm nhiều bể lắng. Dầu mỡ và cặn sẽ được lọc riêng đưa đi xử lý. Còn lại lượng nước với số lượng tương đối lớn sẽ được quay trở lại phục vụ việc tẩy rửa các chi tiết, thiết bị khác. Theo sáng kiến này, mỗi ngày chỉ cần bổ sung 0,5 m3 nước, tiết kiệm 39,5 m3 nước sạch. Lượng nước trước đây thải ra môi trường mỗi ngày, nay được tận dụng, không phải cung cấp nước nhiều và đồng thời không phải xử lý nước thải nhiều như trước. Hệ thống giúp tăng năng suất tẩy rửa các chi tiết thiết bị máy móc trước khi đưa vào sửa chữa, giảm chi phí, đảm bảo SXSH và đặc biệt là bảo vệ môi trường hiệu quả, không thải bất kỳ một loại chất thải nào kể cả nước chưa qua lọc ra môi trường. Với việc áp dụng phương pháp mới giúp làm sạch các thiết bị sản phẩm, Công ty CP Cơ khí Ô tô Uông Bí đã làm tốt việc xử lý các chất thải trong dịch vụ sửa chữa xe ô tô, thực hiện nghiêm công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo sức khoẻ cho CBCNV và môi trường tự nhiên khu vực dân cư. Đồng thời, giúp Công ty tiết kiệm được chi phí hàng tỷ đồng mỗi năm. Được biết, hiện nay, ngoài các công ty cơ khí, các đơn vị có nhiều thiết bị, ô tô xe máy sửa chữa tại chỗ trong khối lộ thiên của Tập đoàn cũng đến học tập mô hình để về áp dụng tại đơn vị mình.
[ h‰c tÀp vµ lµm theo t†m g≠¨ng Æπo Ưc H Ch› Minh ] Bốc xúc, vận chuyển than tại khu vực mỏ Đông Đá Mài của Công ty.
«Cần, kiệm»
Bác
THEO G¶•NG Công ty TNHH MTV Khai thác khoáng sản là đơn vị có nhiều khai trường mỏ ở các khu vực tụ thủy, điều kiện thăm dò địa chất, trắc địa khó khăn, tài nguyên trữ lượng thấp…trong khi năng lực thiết bị bốc xúc, vận tải hạn chế. Do áp dụng các sáng kiến công nghệ trong hoạt động sản xuất, đặc biệt là phát huy tinh thần “cần, kiệm” theo gương Bác, Công ty không những hoàn thành tốt kế hoạch về sản lượng khai thác và về doanh thu, mà còn tiết kiệm nhiều tỷ đồng chi phí sản xuất mỗi năm.
S
au những ngày mưa kéo dài vừa dứt do ảnh hưởng của 2 cơn bão liên tiếp đổ bộ vào cùng Đông Bắc, chúng tôi tới khu vực mỏ Đông Đá Mài của Công ty TNHH MTV Khai thác khoáng sản - Tổng Công ty Đông Bắc nằm trên địa bàn phường Cẩm Tây, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh để “mục sở thị” công nghệ hút nước tại lỗ khoan nổ mìn mà đơn vị đang triển khai. Theo Đại tá Phạm Công, Bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Công ty, đây cũng chính là “thành quả” của cán bộ, công nhân viên, người lao động toàn Công ty trong phong trào thực hành tiết kiệm, giảm chi phí mà Công ty phát động noi theo gương sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đặc thù của khai thác lộ thiên là chi phí nổ mìn rất lớn; chiếm tới 1/3 giá thành do đơn vị phải dùng thuốc nổ chịu nước để khai thác chứ không thể dùng thuốc nổ thường. Giá thành thuốc nổ chịu nước hiện tại cao gấp đôi thuốc nổ thường. Trong khi đó, 80% khối lượng nổ mìn trên các khai trường hiện nay của Công ty cơ bản phải dùng thuốc nổ chịu nước do moong chứa nước (lượng nước ở phía dưới của địa tầng) rất lớn. Bởi, Mỏ Đông Đá Mài không chỉ nằm trong vùng tụ thủy (vùng lõm) của địa bàn phường Cẩm Tây mà còn là nơi tập trung hầu hết lượng mưa ở đồi núi quanh đó chảy tràn vào nên việc nổ mìn khai thác gặp rất nhiều khó khăn. Việc đưa vào triển khai, áp dụng công nghệ hút nước tại lỗ khoan nổ mìn trong quá trình khai thác than đã giúp Công ty giảm rất nhiều chi phí; rút khối lượng nổ mìn bằng thuốc nổ chịu nước từ 80% xuống còn trên dưới 30%. Trao đổi với phóng viên trên bờ moong, Đại tá Công cho biết thêm, không chỉ trong lĩnh vực nổ mìn khai thác mà các lĩnh vực hoạt động khác, Công ty cũng thực hiện tiết giảm chi phí 5% và đưa nội dung thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thành một trong những tiêu chí để đánh giá phẩm chất đạo đức cán bộ, đảng viên hằng năm. Cũng theo Đại tá Công, chính việc gắn học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã “đột phá” ở nhiều lĩnh vực; nhất là việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong khai thác, bóc tách than tại vỉa, nâng cao phẩm cấp chất lượng than trong chế biến, sàng tuyển, tăng tỷ lệ thu hồi than sạch; tạo khí thế thi đua sôi nổi
trong thực hiện nhiệm vụ của Công ty. Do gắn học tập và làm theo Bác trong việc xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện mà kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty hằng năm đều bảo đảm và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Năm 2012, kinh tế đất nước khó khăn nhưng sản xuất than nguyên khai và doanh thu vẫn đạt hơn 102% kế hoạch. 6 tháng đầu năm 2013, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch; bảo đảm việc làm và thu nhập ổn định cho cán bộ, công nhân viên, người lao động. Tiếp tục cuộc “hành trình” tìm hiểu công việc của những người lính thợ nơi đây, chúng tôi đến khu vực mỏ Tân Lập của Công ty trên địa bàn phường Hà Phong, thành phố Hạ Long và bắt gặp Thiếu tá Phạm Bá Thanh, Phó giám đốc phụ trách về kỹ thuật sản xuất của Công ty đi kiểm tra sản xuất. Anh cho biết, địa hình khu vực mỏ Tân Lập đồi núi bị phân cách bởi các con suối nhỏ. Lúc đơn vị tiếp nhận cơ sở từ Công ty CP than Hà Tu chuyển giao thì hệ thống đường mỏ trong khu vực khai trường rất xấu và phức tạp, đi qua khu vực dân cư gây ảnh hưởng đến môi trường sinh hoạt, lại cách xa cảng 15km. Nếu vận chuyển theo đường quy hoạch cũ sẽ tốn rất nhiều chi phí. Do đó, Công ty đã quyết định mở tuyến đường vận chuyển từ mỏ Tân Lập qua khu vực Bù Lù đến Xí nghiệp than Hà Ráng của Công ty TNHH MTV Hạ Long. Sáng kiến này đã giúp rút ngắn đường vận chuyển từ 15km xuống còn 7km, làm lợi cho Công ty nhiều tỷ đồng so với cung đường vận chuyển trước đây. Ngoài ra, “chúng tôi còn ứng dụng giải pháp về công nghệ sàng tuyển, chế biến, tuyển rửa than ngay tại mỏ Tân Lập để nâng phẩm cấp và tăng doanh thu, tại Cảng 10/10. Quá trình mua đất đá lẫn than của các đơn vị trong Tập đoàn về Công ty phải chế biến, sàng tuyển lại và nâng phẩm cấp than thành than tốt để tiêu thụ cho Tập đoàn. Giải pháp trên đã mang lại hiệu quả rõ nét trong tiết giảm chi phí, nâng phẩm cấp than, hạ giá thành sản xuất” Thiếu tá Phạm Bá Thanh. Được biết, mỏ Đông Đá Mài kết thúc năm 2026 nhưng tiếp xúc với lãnh đạo đơn vị đặc biệt là những người trực tiếp tham gia dây chuyền sản xuất, chúng tôi thấy được quyết tâm của Công ty trong việc rút ngắn thời gian hoàn thành; dự kiến là năm 2022 thông qua việc nâng cao năng lực, công suất khai thác từ 400 tấn lên hơn 1 triệu tấn/năm. Đây chắc chắn một nỗ lực nữa của Công ty trong thực hiện phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là tinh thần cần cù, miệt mài trong lao động và ý thức tiết kiệm cả về thời gian và chi phí sản xuất. Vì thế, chúng tôi có niềm tin rằng, họ - những CBCS Công ty TNHH MTV Khai thác khoáng sản - Tổng Công ty Đông Bắc sẽ biến điều “khó có thể” thành “có thể”, chỉ nay mai.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
81
th’ giÌi NHçN RA
Rất nhiều người từng nghe qua giai điệu “Tiếng trống Paranung” trước khi tận mắt nhìn thấy nhạc cụ đó. Giai điệu và những gì được mang trong ca từ của ca khúc ấy là yếu tố chính thúc đẩy tôi đi hết những nơi mà văn hóa – con người Chăm hiện hữu.
Hành trình núi, gió, cát, sóng
và đền tháp Champa
Đ
ây là một trong số ít tộc người ở Việt Nam sở hữu khối tài sản văn hóa vật thể và phi vật thể nguyên vẹn, chi tiết còn tồn tại đan xen nhau. Nhờ vậy, người ta có thể chiêm ngưỡng, khám phá trong tâm trạng vừa ngưỡng mộ, vừa vui sướng vì được xem - nghe - thấy cùng lúc. Trong nhiều năm, cuối cùng tôi đã hoàn thành được phần nào ước nguyện đi hết những chặng đường núi, gió, cát, sóng để đến với nền văn hóa này.
82
Sˇ 15+16
Cánh cửa đầu tiên mở ra đón tôi đến với nền Văn hóa Chăm huyền thoại là Tháp Nhạn – ngọn tháp sừng sững, vời vợi trên đỉnh núi Nhạn. Với kiến trúc chóp vuông 4 tầng vững chắc, quay về hướng Đông – ngày đón gió biển, đêm nghe tiếng sông Ba rì rầm, Tháp Nhạn ghim một ấn tượng sâu sắc về sự bề thế, oai nghiêm vào lòng mỗi người đến với Phú Yên. Bắt đầu từ công trình kiến trúc từ Thế kỷ 12 của Đồng bào Chăm vùng Châu Thổ sông Ba đó, tôi đã đi theo những con đường riêng, với những thời gian khác nhau để thỏa mãn niềm đam mê của mình. Sau Tháp Nhạn, tôi đến Tháp Bà Ponagar – nơi thờ Thiên Y Thánh Mẫu Ana – nữ thần tối quan trọng trong tín ngưỡng Champa. Đây là hàng cột bình đài phía trước - kiến trúc đặc sắc của tháp bà Ponagar. Tôi may mắn có mặt đúng dịp Tháp Bà đón đội ca múa nhạc Chăm Huệ Dương – Ninh Thuận tới biểu diễn. Lần đầu tiên được tận tai nghe những thanh âm truyền thống Chăm qua tiếng kèn Saranai réo rắt hòa với tiếng trống Ghi năng rộn ràng ngay dưới chân tháp cổ oai nghiêm. Tôi được tận mắt chiêm ngưỡng
những điệu múa Vò, múa Gáo, múa Quạt sôi nổi của các thiếu nữ Chăm, hay tận tay chạm vào những vò, bình gốm đặc trưng cho văn hóa, mỹ nghệ dân tộc này. Đi dọc một vòng văn hóa Chăm, nhất định phải chiêm ngưỡng khu di tích Mỹ Sơn nổi tiếng. Người ta không thể không choáng ngợp trước vẻ bề thế của hệ thống đền tháp giữa rừng núi này. Hệ thống đền tháp Mỹ Sơn vốn là nơi các vương triều Champa cổ tiến hành cúng tế. Ở đây, có những ngôi tháp quy mô còn nguyên vẹn, những di vật nhuốm màu thời gian sau hơn chục thế kỷ, vẫn hiên ngang đứng đó, là biểu tượng cho nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc Champa kiệt xuất. Trên đường xuôi vào Ninh Thuận, chúng tôi ghé thăm cụm Hòa Lai – Ba Tháp - những kiến trúc tháp thành công nhất, đẹp nhất của Chăm Pa còn lại theo đánh giá của các nhà nghiên cứu. Nổi tiếng nhất trong các tháp Chăm còn lại chính là tháp PoKlong Garai – cụm tháp hùng vĩ nhất còn tồn tại đến ngày nay ở tỉnh Ninh Thuận với 3 phần: Tháp Chính, Tháp Lửa và Tháp Cổng. Không chỉ được chiêm ngưỡng những di sản vật thể, tôi còn được những người Chăm hiền hòa, tốt bụng giới thiệu và chia sẻ những nét văn hóa đặc trưng khác. Tôi đã quàng chiếc khăn Mat’ra trứ danh thực sự, ngồi vào khung dệt thổ cẩm làng Irahani (Mỹ Nghiệp), đã tận tay gõ vào mặt trống Paranưng, nâng niu những vò gốm vừa ra lò ở Paley Hamu Trok (Bàu Trúc) – làng nghề cổ nhất Đông Nam Á. Tôi đã đi xuyên những trảng cát trắng ven biển đến với ngôi làng Chăm còn nguyên những người phụ nữ mặc váy quàng khăn và những người đàn ông mặc xà rông cũng quấn khăn. Đã đến tận những ngôi làng Chăm đầu nguồn Sông Hậu ở Tân Châu – An Giang, nơi có những ngôi nhà gỗ sàn cao luôn sẵn sàng trước những trận lũ về.
Những tuyệt tác ở xứ
cát&nắng Ra đảo theo từng nhánh cọ
Bên cạnh toà tháp Burj Khalifa cao nhất thế giới với những kỷ lục, “táo bạo” là từ mà nhiều người nhận xét về công trình quần đảo cọ ở Dubai. Thoạt nghe đảo cọ, cứ tưởng đảo có những rừng cọ. Thì ra Palm Jumeirah là đảo nhân tạo lấn biển có hình dáng một cây cọ khổng lồ, mỗi bên tám nhánh, được bao bọc chung quanh bằng một vành cung hình trăng lưỡi liềm, toàn bộ diện tích là 25km2. Phương tiện phổ biến đi từ đất liền ra đảo là tàu điện trên không. Muốn nhìn rõ hình dáng đảo cọ, nhiều du khách thuê máy bay lượn. Còn đi tàu điện trên không, chúng ta cũng có thể nhận ra từng nhánh cọ, mỗi nhánh là một dải đất trải dài trên mặt biển. Trên mỗi nhánh cọ, khách sạn sang trọng, công viên giải trí, nhà hàng, khu shopping, khu thể thao… lần lượt mọc lên phục vụ khách du lịch và rất nhiều biệt thự, căn hộ cao cấp được xây bán. Palm Jumeirah hướng đến phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, thu hút du khách giàu có trên thế giới, thích đến đây để hưởng thụ những thứ xa xỉ nhất. Cô Elena Corlateanu, quản lý kinh doanh của Atlantics – khách sạn lớn nhất trên đảo cọ, cho biết, khách sạn có 1.539 phòng đều nhìn ra biển, mỗi phòng như một căn hộ, giá khoảng 1.000 USD đến 20.000 USD/đêm. Một bể sinh vật cảnh khổng lồ xuyên khách sạn với 65.000 con cá lớn nhỏ đủ loại. Để thể hiện đẳng cấp của họ trên đảo, năm nào khách sạn cũng tổ chức
Ấn tượng ban đầu của nhiều người về Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) là cát và nắng. Để không muốn trốn nắng thì mặc trùm cho kín. Và, khí hậu dịu hơn vào tháng cuối năm, đó cũng là thời điểm dễ chịu để ngắm nhìn những công trình “đỉnh nhất” ở Dubai và Abu Dhabi.
những lễ hội đặc biệt, như năm ngoái lễ hội tình nhân có chiếc bánh sôcôla đính 2.000 viên hột xoàn trị giá 5 triệu USD, đêm Giáng sinh có những chiếc bánh 1,7 triệu USD, uống ly càphê capuchino dát vàng 8.000 USD cho khách sở hữu. Những du khách chỉ đến xem cho biết đảo cọ Palm Jumeirah cũng có thể cảm nhận được đẳng cấp mà người ta muốn tạo ra ngay khi ngồi vào những chiếc ghế bọc nệm êm ái, trên tàu điện đi ra đảo.
Sheikh Zayed – kiệt tác kiến trúc Hồi giáo
Ở UAE, thứ sáu và thứ bảy là ngày nghỉ. Đi từ Dubai sang tiểu vương thủ đô UAE là Abu Dhabi vào ngày thứ sáu, nên dù trên đường đã nhìn thấy thánh đường Sheikh Zayed với những tháp vươn thẳng lên bầu trời, nhưng phải chờ đến 4 giờ chiều mới được cho vào tham quan. Người hướng dẫn cho biết, đây là một trong mười thánh đường Hồi giáo lớn nhất thế giới, thời điểm đông tín đồ đến làm lễ lên tới trên 40.000 người. Hàng ngày có khoảng 4.000 – 6.000 người khách thập phương đến viếng thăm. Để giữ sự tôn nghiêm, mọi người khi vào trong thánh đường đều phải đi chân đất, riêng nữ bắt buộc mặc áo dài đen, choàng khăn kín tóc; mặc như nữ tín đồ Hồi giáo ở UAE. Khó chọn được một bộ vừa vặn với mình, nên chị nào cũng vất vả giữ cho bộ áo đen và chiếc khăn choàng không sút ra
vì nếu khăn rơi khỏi mái tóc, lập tức được nhân viên ở thánh đường nhắc nhở choàng lại. Thánh đường Sheikh Zayed rộng khoảng 22.000m2, một công trình kiến trúc nguy nga. Đặt bước chân trần lên sàn đá cẩm thạch, bạn có thể giật mình vì nó mát lạnh. Người ta nói, sàn cẩm thạch này luôn mát lạnh vậy cho dù nhiệt độ ngoài trời có lên tới 50oC. Thánh đường có 82 mái vòm, trong mỗi vòm đều lắp đặt loa để gọi tín đồ khi đến giờ làm lễ. Từ ngoài vào có 1.096 cột mang hình cây chà là – loại cây đặc trưng của Trung Đông. Lá chà là đều được dát vàng. Chính điện của thánh đường có sức chứa khoảng 8.000 người, đây là khu vực tập trung những kiệt tác. Tường, sàn và trần là những mảng hoạ tiết cây cỏ hoa lá nạm bằng đá cẩm thạch và các loại đá quý. Đáng ngưỡng mộ là chiếc thảm lớn nhất thế giới được 1.200 phụ nữ Iran làm bằng tay trong suốt 18 tháng với 38 tấn len. Tấm thảm có diện tích gần 6.000m2 với 2,2 tỉ mũi kim. Chiếc đèn chùm treo dưới mái vòm cao 70m ở chính giữa phòng có độ dài đến 15m, nặng 9,5 tấn được làm bằng pha lê màu xanh, đỏ, vàng và trắng. Nghe nói, để xây dựng thánh đường, Abu Dhabi đã huy động trên 50 kiến trúc sư giỏi nhất đến từ nhiều nơi trên thế giới. Tuy mang nhiều phong cách kiến trúc khác nhau, nhưng tổng thể Sheikh Zayed rất hài hoà, vừa toát lên vẻ nghiêm trang của tôn giáo, vừa đầy vẻ yên bình, thân thiện mời gọi mọi người gặp nhau nơi đây.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
83
nh˘asËng S
7 cuÈc sËng b› mÀt cÒa
t≠¨i Æãp
Một cuộc sống tuyệt vời là kết quả của việc bạn phân bổ thời gian, năng lượng, suy nghĩ và công việc thật hợp lý cho những gì mà bạn mong muốn. Một cuộc sống tuyệt vời cũng là kết quả của việc sử dụng 24 giờ trong một ngày theo cách sáng tạo riêng biệt của bạn, mà không mong chờ những gì xảy ra kế tiếp. Tùy vào từng trường hợp bạn sẽ sử dụng “các bí mật - secrets” sao cho phù hợp với nhu cầu và phong cách của riêng mình. Hãy bắt đầu tạo ra cuộc sống tuyệt vời của bạn từ ngày hôm nay.
Simplify - Đơn giản hóa Một cuộc sống tuyệt vời là kết quả của việc đơn giản hóa cuộc sống. Mọi người thường hiểu sai cách này. Đó không phải là việc loại bỏ công việc khỏi cuộc sống mà là khi bạn tập trung suy nghĩ quá nhiều cho các khó khăn trước mắt, bạn sẽ làm cho điều đó khó giải quyết hơn. Thay vào đó hãy nghĩ rằng mình có thể tìm ra lối thoát một cách đơn giản và nhẹ nhàng. Khi tập trung vào việc đơn giản hóa cuộc sống, bạn sẽ giải phóng năng lượng và thời gian cho công việc, tận hưởng cuộc sống và mục đích mà bạn đang theo đuổi. Để tạo ra một cuộc sống tuyệt vời, bạn sẽ phải nhường chỗ cho việc này đầu tiên.
E
Effort - Sự nỗ lực Một cuộc sống tuyệt vời là kết quả của sự nỗ lực. Và để tạo ra chúng đòi hỏi bạn phải thực hiện một số điều chỉnh. Đó là cách bạn đánh giá việc sử dụng thời gian của mình hoặc chọn lọc cách tiêu tiền sao cho có ích. Nó cũng có nghĩa là bạn phải tìm cách thức mới để sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Cuộc sống sẽ luôn công bằng và ban tặng những phần thưởng xứng đáng nhất cho nỗ lực của bạn. Creat Priorities - Tạo sự ưu tiên Kết quả của việc tạo ra sự ưu tiên sẽ khiến bạn có cuộc sống tuyệt vời. Thật dễ dàng để dành một ngày, thậm chí là nhiều ngày hơn để thực hiện mọi sở thích của bạn như dậy muộn, đi uống cà phê với bạn bè, hay xem một bộ phim ưa thích... Nhưng nếu bạn làm việc đó và bỏ qua mọi thứ như công việc, gia đình thì ngày kế tiếp bạn sẽ bận rộn với một đống giấy tờ và các thứ liên quan. Tạo sự ưu tiên và tập trung vào những công việc cần làm trước bạn sẽ tạo ra được động lực trong cuộc sống.
C R
Reserves - Sự dự trữ Một cuộc sống tuyệt vời là kết quả của việc có dự trữ. Dự trữ của sự vật, thời gian, không gian, năng lượng, tiền bạc, tình yêu. Đơn giản hóa mọi thứ sẽ khiến bạn có một kho “của cải”, sau đó hãy xây dựng cuộc sống trên đó. Ví dụ, để dự trữ thời gian, hãy chia sẻ những công việc tưởng chừng như dễ dàng đối với bạn cho những người khác để mọi người cùng làm và thảo luận. Với cách dự trữ như vậy bạn có thể làm được nhiều điều cho gia đình và bản thân hơn thay vì việc tự chôn vùi mình vào công việc.
E
Eliminate distraction - Loại bỏ phiền nhiễu Một cuộc sống tuyệt vời là kết quả của việc loại bỏ phiền nhiễu. Có tới 75% tinh thần của bạn gắn với những thứ làm bạn mất tập trung và buồn phiền. Loại bỏ những phiền nhiễu có thể khó khăn với nhiều người, vì họ đã không thực sự xem xét và tìm tòi một cách khác để sống. Hãy thử nhìn xung quanh cuộc sống của một ai đó mà bạn ngưỡng mộ. Họ đã làm những gì mà bạn muốn có một cuộc sống như vậy? Hãy hỏi họ về cách suy nghĩ, tư duy và cách họ đã làm. Giải phóng năng lượng tinh thần là phương pháp hiệu quả nhất và quan trọng để có một cuộc sống tốt đẹp.
T
Thoughts - Suy nghĩ Một cuộc sống tuyệt vời là kết quả của việc kiểm soát suy nghĩ. Bạn tiếp nhận và cho phép thực hiện mọi thứ theo cách nghĩ của mình. Niềm tin của bạn vào kết quả sẽ quyết định trực tiếp sự thành công. Những người có động cơ, mục tiêu cụ thể sẽ luôn tìm cách đạt được ước mơ của mình. Hãy tin rằng có một một giải pháp cho các vấn đề thường gặp, đó là một điều hết sức quan trọng để tạo ra cuộc sống mà bạn ưa thích. Bất cứ điều gì bạn nghĩ và tin, bạn đều có thể làm được. Hãy lắng nghe những gì bạn đang nói với chính mình, và điều chỉnh nó nếu cần.
S
Start! - Bắt đầu! Một cuộc sống tuyệt vời là kết quả của sự bắt đầu. Một người lớn tuổi từng nói: “Một cuộc hành trình nghìn dặm bắt đầu với một bước duy nhất”. Hãy bắt đầu ngay từ ngày hôm nay. Đừng đợi chờ việc thăng chức, hay con cái trưởng thành hoặc thời tiết ngày mai sẽ đẹp hơn. Hãy bắt đầu ngay bây giờ. Đó là một bước để hướng trái tim tới những gì mà bạn mong muốn. Tất cả mọi thứ làm được trong hôm nay sẽ hoàn toàn khác với những việc trong ngày mai.
84
Sˇ 15+16
[ nh˘a sËng ]
Sách hay
Thư gửi người bận rộn
t
hư gửi người bận rộn” là cuốn sách tập hợp hơn 60 bức thư gửi độc giả báo Doanh Nhân Sài Gòn cuối tuần. Mỗi bức thư là lời trò chuyện của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc về các vấn đề trong cuộc sống như: dành thời giờ cho chính mình và người mình thương yêu, chuyện nhân bản vô tính, chuyện ăn uống và thuốc men... với giọng văn dí dỏm, giàu cảm xúc đan xen nhiều kiến thức y khoa của Đông - Tây. Theo cảm nhận của nhiều độc giả, đây không phải là một cuốn truyện cũng không phải một cuốn nhật ký hay tạp văn hoặc tản văn. Nó chỉ đơn thuần là những bức thư ngắn gửi đến người đọc, nhất là những người trẻ bận rộn ngày nay nhưng thật ý nghĩa và sâu sắc. Với giọng văn nhẹ nhàng, những điều tác giả nói trong thư đều dễ dàng đi vào lòng người, dễ hiểu, bình dân, mang lại tiếng cười nhẹ nhàng. Nó cũng giúp người đọc hiểu thêm về ngành Y, những điều đúng, điều tốt cũng như những điều còn sai lệch vẫn đang tồn tại. Còn tác giả Đỗ Hồng Ngọc thì chia sẻ duyên cớ để cuốn sách này ra đời: “Tôi nhớ André Maurói từng viết “Thư gửi người đàn bà không quen biết” bằng cách tưởng tượng ra một người phụ nữ xinh đẹp, tuổi khoảng ba mươi, có nhan sắc, thông minh và nhạy cảm để ông viết mỗi tuần một bức thư gởi cho người trong mộng, trao đổi về mọi thứ chuyện trên đời. Tôi thử bắt chước ông tưởng tượng ra người bận rộn của tôi lấy ý từ chữ busy-business là “bận rộn” để tạo ra mục “Thư gửi người bận rộn” xem sao!... Nghĩ gì viết đó. Cà kê dê ngỗng mà! Chẳng ngờ được nhiều độc giả khen cà kê dê ngỗng mà coi cũng được! Từ đó tôi trở thành người bận rộn, thứ tư nào cũng phải nộp cho tòa soạn một bức thư, bất kể trời mưa hay nắng! Thế rồi đã đến lúc không còn cà kê dê ngỗng gì được nữa, tôi đành phải tạm ngưng. Vậy là có tập sách nhỏ này như một kỷ niệm dành cho những người bạn thân thiết của mình... Cuộc đời ơi, sao vẫn còn đó những niềm vui, giản dị thôi nhưng đáng quý biết bao. Ừ thì cuộc sống có bận rộn là đó, hãy cứ tận hưởng đi những phút thư thả bên đời. Bên cuốn sách, tách trà cùng khoảnh khắc, cùng nụ cười và ánh sáng bờ mi.
danh ngôn ✤ Chinh phục bất cứ một sự khó khăn nào luôn đem lại cho người ta một niềm vui sướng thầm lặng, bởi điều đó cũng có nghĩa là đẩy lùi một đường ranh giới và tăng thêm tự do của bản thân. Henri Frederic Amiel ✤ Đấu tranh với nghịch cảnh, và chinh phục chúng, là hạnh phúc lớn nhất của con người. Samuel Johnson ✤ Người đời đối với những lời chân thật thì nguội lạnh như nước đá, mà đối với những lời hư ngôn lại sốt sắng nồng nàn La Fontaine ✤ Từ sai lầm của người khác, người khôn ngoan tự sửa chữa sai lầm của chính mình. Publili us Syrus ✤ Nếu số phận chia cho bạn những quân bài xấu, hãy để sự khôn ngoan biến bạn thành người chơi giỏi. Francis Quarles ✤ Không có giá trị nào trong cuộc sống trừ những gì bạn chọn đặt lên nó, và không có hạnh phúc ở bất cứ đâu trừ điều bạn mang đến cho bản thân mình. Henry David Thoreau ✤ Tình yêu chính là lòng tốt, là ánh sáng nột tâm soi rọi con người và ban cho con người nguồn ấm áp vô tận. E.Tenlơman ✤ Hạnh phúc lớn nhất ở đời là có thể tin chắc rằng ta được yêu thương - yêu vì chính bản thân ta, hay đúng hơn, yêu bất kể bản thân ta. Victor Hugo ✤ Hạnh phúc là khi điều bạn nghĩ, điều bạn nói và điều bạn làm hài hòa với nhau. Mahatma Gandhi ✤ Không ai hạnh phúc nếu không nghĩ mình hạnh phúc. Publilius Syrus
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
85
[ t∂n v®n ]
MÈt t†m lflng Giữa những âm điệu xô bồ, hỗn loạn của cuộc sống vẫn còn có những khoảng lặng đẹp đẽ và bình yên đến kì lạ.
C
hiều ngả, nhưng cái nắng đầu hạ vẫn ngập tràn trên những con phố. Khu chợ nhỏ tấp nập người mua kẻ bán, những quầy hàng xếp la liệt xuống cả một góc đường. Bên kia, trên đám vỉa hè chật chội mấy chị hàng xén còn khá trẻ giọng vang lanh lảnh tranh khách, chào hàng. Ai cũng nhanh nhanh chóng chóng để bán thêm được ít hàng cho hết ngày. Tôi dừng lại trước chiếc xe máy cũ kĩ chở đầy những mớ rau lủng củng, người đàn ông trung niên tóc đã bạc phân nửa mồ hôi nhễ nhại đang chào mời khách, nhưng chẳng mấy ai mua. “Bác bán cho cháu hai mớ rau này với ạ!”, tôi lật tìm nhưng gần như mớ rau nào cũng héo quắt vì nắng. Chiếc áo công nhân bạc phếch ướt thẫm, ông lấy vạt áo lau mạnh những giọt mồi hôi đang ứa đầm trên trán : “Nhà bác hơi xa, nên chạy xe lên đến đây nắng quá rau cũng héo mất, chứ rau sạch đấy cháu ạ. Mà chắc cháu là sinh viên hả? Bác chỉ lấy hai nghìn một mớ thôi!” rồi nhanh tay gói gém cẩn thận vào chiếc túi ni lông cho tôi cầm. Đang loay hoay tìm tiền lẻ trả bác, bỗng tôi nghe có tiếng chửi ầm ầm phía trước. Một người phụ nữ buôn bán quần áo đang chửi một cụ già vì dừng lại bán rau trước quán chị ta.
P thu Nồng nàn tháng tám
Mùa thu ngọt trên chùm hoa sữa tinh khiết đầu mùa. Hoa sữa nhẹ nhàng, khắc khoải, dịu ngọt, đậm đà.
86
Sˇ 15+16
hố ướt mưa, bước vào đêm bằng những sợi rất mềm. Hình như đã qua rồi những cơn mưa hối hả mùa hạ, thay vào đó là những phím mưa chầm chậm, đều đều như lời ru êm ngọt giấc. Cảm giác rõ nhất là mùa hè trôi thật nhanh. Dẫu đang ở những ngày tháng 7 mà đã thấy chút mùa thu chạm tới. Trời thương nên cất vội nắng nóng, khẽ khàng đón đưa những hơi đêm lành lạnh để có thể một lần nào đó, được chạm vào khoảnh khắc như người đã viết: “Mùa hè này là một mùa hè kỳ lạ, ít nhất là nó không còn quá nóng bức như mọi năm để tôi không có sự so sánh đơn thuần về nhiệt độ hay sự oi bức; ít nhất là tôi đã dứt ra mà đi được đến những miền đất mới để học hỏi thêm và rũ bụi trần ai... Rồi tôi trở về những gì quen thuộc với cuộc sống thường ngày thì, tình cờ mùa thu đến”. Không còn nghe những bài hát rực rỡ, chỉ còn lại những tối lặng im cùng thương nhớ của những mùa trước gửi lại. Nhiều khi nghe những giai điệu chậm chỉ để tìm về nỗi buồn, để nhận ra giữa những bộn bề vẫn có những khi lắng lòng vì một lời hát. Mùa thu vàng dập dìu như màu áo dài của cô gái đi ngang phố. Mùa thu rạng rỡ như nụ cười tuổi 21 vụng dại, ngờ nghệch. Mùa thu đơn sơ như lời tỏ tình năm nào. Mùa thu nhẹ lắm, ngỡ chỉ thở nhẹ có thể thổi bay được. Mùa thu cũng dịu hiền lắm! Mùa thu vàng trong vệt nắng góc phố. Mùa thu buông mành nhẹ,
Người đàn bà một tay bồng con, một tay chống nạnh đứng giữa đường chửi bà cụ không ngớt. Bà cụ tóc bạc trắng không nói nửa lời, chiếc lưng còng chậm chạp gánh những mớ rau lầm lũi đi chỗ khác. Bàn tay cụ đầy vết chân chim, sẹo nám run run trên quảy hàng chưa vơi đi là bao nhiêu. Tôi thấy giọt nước mắt của bà lăn dài trên gò má nhăn nheo khắc khổ. Có lẽ cuộc đời truân chuyên khổ cực đã in hằn một vết chai sần khiến bà trở nên cam chịu giữa sự xô đẩy của dòng đời, bất giác tôi thấy khóe mắt mình cay cay. Giữa khu chợ tấp nập, đường đông, nhưng dường như không ai để ý đến bà. Bỗng người đàn ông tôi chưa kịp trả tiền chạy lại chỗ bà cụ, tay đỡ lấy đôi quang gánh: “Bà ơi! Con đứng vẫn còn chỗ, bà vào đây bán cùng con!”. Bà cụ ngẩng đầu nhìn người đàn ông đáng tuổi con mình gật đầu đầy cảm động, bàn tay bà run run lại kéo vạt áo lau giọt nước mắt hòa cùng mồ hôi ướt đẫm… Hình ảnh đó cứ mãi theo tôi trên con đường về. Thì ra, giữa những âm điệu xô bồ, hỗn loạn của cuộc sống vẫn còn có những khoảng lặng đẹp đẽ và bình yên. Sự cảm thông giữa hai mảnh đời khắc khổ của những con người lao động giúp tôi hiểu và trân trọng cuộc sống này hơn.
chẳng nhen nhóm một lời hẹn trước, giống như một lời chia tay. Ngưu Lang - Chức Nữ còn có ngày hẹn gặp, lời chia tay có hẹn ai trước bao giờ? Mùa thu ngọt trên chùm hoa sữa tinh khiết đầu mùa. Hoa sữa nhẹ nhàng, khắc khoải, dịu ngọt, đậm đà. Hoa sữa cựa mình nồng nàn như đang bị bó hẹp trong cái bình mùa thu, giờ được dịp đổ mình vào không gian thu thăm thẳm, xa gần. Hoa sữa nở bung đầy ám ảnh. Hoa sữa nâng bước tình nhân mỗi chiều hò hẹn. Hoa sữa trắng, lạnh câm se sắt phố phường, thong thoải mình níu giữ chân người. Níu sao được khi lòng người đã dứt. Mây của trời thì để gió cuốn đi. Mùa thu tháng tám trời mưa rả rích. Thời gian chậm lại, thở dài rền rã trong không gian đặc quánh và mây đen chạng vạng. Gió lạnh ồn ã ùa về nhẹ run trên đôi tay người. Tháng tám mỏng manh như nỗi buồn giăng kín mùa hè. Những cơn mưa đầu mùa thu kéo dài như nàng thiếu nữ đỏng đảnh, ngoan cố. Ta chợt thèm muốn, khao khát một vòng tay đã cũ. Khi nỗi cô độc bám riết, ta muốn là bản năng dù bản năng ấy làm ta đớn đau và rỉ máu. Làm sao để ta bước qua một mối tình nhẹ tênh như định mệnh, nhẹ như hè qua thu tới? Làm sao khỏa lấp được khoảng trống hoác sau nhiều ngày tháng vẫn hẫng hụt như vừa mới hôm qua? Chỉ một chút se lạnh của gió heo may, một chiếc lá vàng rơi nhẹ cũng đủ cho lòng chúng ta chùng xuống, se sắt đón thu sang...
Con có thể
vay bố
10 đô la không?
m
ột người đàn ông đi làm về muộn, mệt mỏi và bực bội, thấy đứa con trai 5 tuổi của ông ta đang đứng đợi ở cửa. Cậu con trai: “Bố ơi, cho con hỏi bố một câu được không?” Ông bố: “Được, câu hỏi là gì nào?” Cậu con trai: “Bố ơi, một giờ làm việc bố kiếm được bao nhiêu tiền vậy?” Ông bố: “Đó không phải là việc của con. Tại sao con lại hỏi bố một việc như vậy.” Cậu con trai: “Con chỉ muốn biết thôi. Bố nói cho con biết bố kiếm được bao nhiêu tiền một giờ đi bố?” Ông bố: “Nếu con thật sự muốn biết thì bố kiếm được 20 đô la mỗi giờ làm việc.” Cậu con trai trả lời, đầu cúi xuống: “Ồ!” Rồi nhìn lên, cậu bé nói: “Bố ơi! Con có thể mượn bố 10 đô la được không? Ông bố tức giận nói: “Nếu lý do duy nhất con hỏi bố chuyện lương bổng là để con có thể mượn chút tiền mua một thứ đồ chơi vớ vẩn hay vài thứ linh tinh khác thì con hãy đi ngay về phòng con và đi ngủ. Hãy suy nghĩ tại sao con lại ích kỷ đến như vậy. Hằng ngày bố làm việc cực nhọc để nhận được sự cư xử trẻ con như thế này à.” Cậu con trai lặng im đi về phòng ngủ của mình và đóng cửa lại. Người bố ngồi xuống và càng trở nên giận dữ hơn với câu hỏi của đứa con. Làm sao nó lại dám hỏi mình câu hỏi như vậy chỉ vì muốn một ít tiền. Sau đó khoảng một tiếng đồng hồ thì người cha nguôi giận và bắt đầu nghĩ rằng; Có lẽ có cái gì đó nó thật sự cần 10 đô la để mua và thằng bé không thật sự hay hỏi tiền mình. Ông bố đi đến cửa phòng của cậu con trai và mở cửa. Ông hỏi: “Ngủ chưa con?” Cậu con trả lời: “Chưa bố ạ, con còn thức.” Người cha nói, “Bố đang suy nghĩ, có lẽ bố đã quá gay gắt với con lúc nãy. Một ngày dài mệt mỏi cùng bao bực tức bố đã trút lên con. Đây là 10 đô la con hỏi xin nè.” Cậu bé ngồi dậy mỉm cười và hét lên: “Ôi, cảm ơn bố.” Kế đó, cậu bé thò tay xuống dưới gối và kéo ra một số tờ giấy bạc bị vò nhăn nhúm. Ông bố, thấy đứa con đã có tiền rồi, bắt đầu nổi giận trở lại. Đứa con từ từ đếm tiền của cậu rồi nhìn cha cậu. Ông bố càu nhàu: “Tại sao con muốn có thêm tiền trong khi con đã có tiền rồi?” Đứa con trả lời: “Bởi vì con không có đủ, nhưng bây giờ con đã có đủ. “Bố, giờ con có đủ 20 đô la, con có thể mua một giờ làm việc của bố được không? Ngày mai bố đi làm về nhà sớm nhé. Con muốn được ăn cơm tối với bố.”
Tháng bảy hanh hao con nắng, hanh hao nỗi buồn thương, luênh loáng vạt kỷ niệm. Tháng bảy nắng, nóng cực điểm của mùa hè. Và cũng tháng bảy, gọi về những cơn mưa.
Khúc mưa
MÙA HẠ
M
ưa ngày hạ nhanh đến, nhanh đi, ào ạt ùa đến xua tan cái nóng hầm hập, làm dịu đi những tâm tư bỏng rát, níu ngày nhẹ nhàng đậu lại mong manh. Không dằng dai, lê thê, mưa đến và đi chỉ trong thoáng chốc nhưng cũng đủ để day dứt, thương nhớ. Kỷ niệm tuổi thơ dầm mưa, nghịch mưa, tắm mưa. “Mưa rồi, mưa rồi chúng mày ơi” - tiếng hò reo vui mừng của lũ trẻ đầu trần, chân đất ùa ra khoảng sân rộng, hứng lấy những giọt trời như sợ chúng tan mau, bay biến đi mất trong thoáng chốc. Những con thuyền giấy thả trôi xuôi dòng mang theo bao ước mơ bé dại. Mưa và những vòng xe quay tròn hòa lẫn tiếng cười của lũ trẻ tan vào nhau. Trở về nhà ướt sũng mà mắt vẫn long lanh niềm vui, bị bố mẹ mắng vẫn cười toe nhõng nhẽo, để rồi lần sau nếu có lỡ gặp mưa trên đường, sẽ lại hòa vào mưa mà ôm lấy như một người bạn thân quen. Mưa những ngày chia tay, giọt nước mắt giấu trong mưa để phong kín nỗi niềm chia xa. Tuổi thơ ướt mưa! Mưa một chiều tan sở, trú dưới mái hiên, không còn thơ trẻ để ào chạy, đưa đôi tay ra hứng lấy từng giọt nỗi niềm. Người người vội vã, cuống quýt thật nhanh để tránh cơn mưa bất chợt, trở về nhà, quay guồng xe đón con kịp buổi. Ai đó suy tư bên góc quán cafe, lơ đãng ngắm mưa rơi ngoài cửa sổ, mặc dòng tâm tưởng cũng miên man rơi. Hình như, mưa là để nhớ? Hình như, mưa khoác màu hoài niệm? Ai cũng mang theo mình dòng chảy ký ức nào đó cùng cơn mưa ngang qua. Mưa đang tấu lên khúc nhạc du dương, lúc trầm lúc bổng, lúc dữ dội, khi dịu dàng. Mưa tắm mát con đường, hè phố, tưới xanh mỡ màng hàng cây. Mưa thanh sạch lối đi về. Dưới cơn mưa, tâm hồn con người nhẹ nhàng dịu lại, đến ánh nhìn cũng chậm hơn. Vạn vật qua lăng kính mưa đều dịu dàng hơn. Chậm lại một chút để lắng, để ưu tư, để nghe tiếng thở thời gian khe khẽ theo từng nhịp.
TÑP CHê THAN KHOÉNG SÅN VIåT NAM
87
Bạn đọc & Toà soạn [ h·i & Æ∏p ]
Bí quyết
8 cách hay để bắt đầu một ngày làm việc
Theo Nghị định 45/2013/NĐ - CP có những quy định mới gì về việc làm thêm giờ đối với người lao động? Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động có hiệu lực từ 1/7/2013, trong đó quy định làm thêm giờ đối với người lao động. Theo đó, số giờ làm thêm trong ngày không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày. Khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần thì số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày. Nghị định cũng quy định 3 trường hợp được tổ chức làm thêm từ 200-300 giờ trong một năm gồm: 1- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản; 2- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước; 3- Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn. Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 7 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ. Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ Luật lao động.
LỜI CẢM TẠ Ban Tổ chức lễ tang và gia đình nhà hiếu xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, đoàn thể của Tỉnh Hưng Yên, huyện Phù Cừ, Xã Tiên Tiến; Đảng ủy, Hội đồng Thành viên, Ban lãnh đạo điều hành Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Công đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, Đảng ủy Than Quảng Ninh, Đoàn Thanh niên Than Quảng Ninh, Công đoàn và CBVC cơ quan Tập đoàn; Lãnh đạo các Công ty, đơn vị trong và ngoài Tập đoàn cùng nội ngoại gia tộc, các gia đình thông gia; thân bằng cố hữu, bạn bè gần xa và bà con, xóm phố đã đến viếng, gửi vòng hoa, điện chia buồn, dự Lễ truy điệu và tiến đưa cụ Trần Ngọc Thành, sinh năm 1938, quê quán: thôn Hoàng Cát, xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, đã tạ thế lúc 5h30 ngày 22/07/2013 (tức ngày 15 tháng 6 năm Quý Tỵ) hưởng thọ 76 tuổi về nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang quê nhà. Trong lúc tang gia bối rối nếu có điều gì sơ xuất, gia đình mong được lượng thứ./. TM. GIA ĐÌNH: Bà quả phụ: Nguyễn Thị Tám Trưởng nam: Trần Duy Hưng Con rể: Lê Đình Trưởng Con gái: Trần Thị Xuyến
88
Sˇ 15+16
Mỗi ngày làm việc đều bắt đầu khác nhau, bạn cần có sự khởi đầu tốt cho mỗi ngày làm việc đó để đạt hiệu quả, tuy nhiên bạn lại không biết nên làm gì trước tiên và bắt đầu nó như thế nào? Dưới đây là những cách tốt nhất để khởi động mỗi buổi sáng làm việc của bạn thiết lập nhịp điệu cho cả ngày. 1. Hãy lập lịch họp vào đầu buổi sáng Trí óc của bạn thường thoải mái hơn về buổi sáng, và vì mọi người đều có việc làm khác nhau nên có lẽ bạn sẽ hoàn thành nhiều việc hơn ở buổi họp mặt lúc đầu buổi, lại mất ít thời gian hơn khi họp vào giữa buổi sáng hoặc khoảng giờ trưa, chiều. Hơn nữa, sau khi vào đến bàn làm việc của mình, rất dễ có khả năng mỗi người sẽ có một việc khẩn cấp xuất hiện và buổi họp vào giờ trưa sẽ bị huỷ bỏ. Do đó, họp vào buổi sáng sẽ thuận tiện hơn và hiệu quả hơn. 2. Viết những điều bạn cần sáng tạo vào sáng sớm Trước khi chuông điện thoại vang lên và một ngày làm việc khó kiểm soát nổi của bạn lại đến và trong khi trí óc của bạn vẫn tỉnh táo, trong sáng, tính sáng tạo đang tràn đầy trong bạn, hãy viết nốt những gì mình còn nợ lại từ hôm qua. Buổi sáng là thời gian tốt nhất để cho dòng chữ của bạn được trôi chảy. 3. Huỷ đi những bừa bộn của ngày hôm qua Nếu bạn phải để lại thứ gì đó trên bàn, dù nó là giấy, tập hồ sơ, sách,
ghi chú về dự án hoặc các tài liệu khác, hãy dọn sạch các thứ này đi trước khi bắt đầu bất cứ việc gì khác. Bừa bộn của một ngày không nên tràn qua các hoạt động của ngày hôm sau. Trước tiên hãy dẹp đi các thứ lộn xộn của ngày hôm qua và rồi hãy bắt đầu một ngày mới. 4. Hãy thoáng nhìn vào bảng kê các việc làm của ngày hôm qua Bạn sẽ có một cái nhìn tốt hơn về bảng kê các việc làm của ngày hôm qua – những gì bạn hoàn tất, những gì bạn chưa làm xong, những gì yêu cầu bạn tiếp tục làm, sau một đêm ngủ ngon. Đôi mắt tinh tường sẽ có một cái nhìn trong sáng. Kiểm điểm các việc hoàn thành của ngày hôm qua trong ánh ban mai luôn là ý tưởng tốt. 5. Kiểm tra nhanh mục đích của bạn Việc bạn đang làm liên quan đến mục đích của bạn thế nào? Một việc kiểm tra lúc sáng sớm không những cho bạn một viễn cảnh trong sáng về mục đích mà nó còn thúc đẩy bạn suy nghĩ để đạt mục tiêu suốt ngày. Đây là một cách tốt để mọi thứ có thể được tiến hành làm. 6. Lướt qua vài trang báo Thông thường nên đọc báo tối thiểu 3 tờ một ngày và bạn có thể ưu tiên việc đọc báo vào sáng sớm sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Bạn sẽ hoà nhập được nhiều hơn với thế giới và các biến cố quanh bạn, bạn sẽ ít bị bối rối bất thình lình về những biến cố thay đổi trong báo chí. Bất kể bạn có được tin tức như thế nào, hãy lướt qua vài trang báo lúc sáng sớm để tự chuẩn bị cho ngày mới. 7. Hãy viết những lời cám ơn ngắn ngủi Cám ơn trên điện thoại là tốt nhưng không gì đánh bại được viết vài dòng viết về tư tưởng của mình. Việc đầu tiên vào buổi sáng, giống như mặt trời làm tan sương mù của đêm tối, là thời gian tốt nhất để nói lời cám ơn. 8. Hãy chào mọi người bằng nụ cười Chủ một trong những nhà hàng khá tốt ở Florida có một nguyên tắc là mọi công nhân phải chào mỗi người bằng nụ cười, bất kể sáng hay tối. Bởi theo ông, mỉm cười là cách tốt nhất để bắt đầu một ngày mới.
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM CÔNG TY TNHH MTV ĐỊA CHẤT MỎ Địa chỉ: Số 304 đường Trần Phú - Thị xã Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh Giám đốc: Vũ Văn Mạnh
CÁC PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ
TRONG 55 NĂM Danh hiệu ANH HÙNG LAO ĐỘNG: Đoàn địa chất 906 nay là Xí nghiệp Địa chất Đông Triều năm 1985. Danh hiệu ANH HÙNG LAO ĐỘNG: Ông Nguyễn Xuân Quý - Công nhân khoan máy Địa chất (QĐ số 349/KTCTN ngày 24/8/2000). Danh hiệu ANH HÙNG LAO ĐỘNG cho tập thể CBCNV Công ty TNHH MTV Địa chất Mỏ - Vinacomin (QĐ 2861 QĐ/CTN, ngày 23 tháng 11 năm 2011). 1 Huân chương Độc lập hạng Nhì. 1 Huân chương Độc lập hạng Ba. 1 Huân chương Quân công Hạng Ba. 3 Huân chương Lao động hạng Nhất 6 Huân chương Lao động hạng Nhì 20 Huân chương Lao động hạng Ba 2 Huân chương Chiến công Hạng Nhì 3 Lẵng hoa của Chủ tịch nước 37 Bằng khen Chính phủ 3 Chiến sỹ thi đua toàn quốc (Lê Thanh Tịnh, Phạm Đăng Tạn, Vũ Văn Đông) 722 Huân chương Kháng chiến chống Mỹ các hạng cho các cá nhân 1443 Huy chương Kháng chiến chống Mỹ các hạng cho các cá nhân. Hàng trăm Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và nhiều phần thưởng vinh dự khác.