NỘI SAN SINH VIÊN VĂN HÓA - Số 1

Page 1

SỐ ĐẶC BIỆT CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 “Thời gian trôi qua mau chỉ còn lại những kỉ niệm thân yêu ơi sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô”. Những lời ca tiếng nhạc như đưa tâm hồn ta trở về một thời học trò áo trắng tinh khôi của những ngày xưa yêu dấu. Khung trời tuổi mộng thật là đẹp đẽ biết bao, ở đó có lũ bạn qủy sứ chơi hết mình và cũng học hết nói có những trang sách đã cho ta những chân trời ước vọng. Có bóng dáng cô trên bục giảng mỏng manh, bài học tươi nguyên trong kí ức đầu đời, và thầy cô ánh mắt nghiêm nghị nhưng tấm lòng tràn ngập tình yêu thương.

NỘI SAN CỦA CÂU LẠC BỘ TRUYỀN THÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

Đông lại về mang theo từng cơn gió lạnh nhưng tôi luôn cảm thấy ấm áp bởi tâm hồn luôn được sưởi ấm bằng tình thương của bạn bè và thầy cô. Truyền thống tôn sư trọng đạo chúng em xin kính dâng lên thầy cô những bông hoa tươi thắm, để bày tỏ lòng tri ân và ngưỡng vọng đối với những người đã bắc cầu cho chúng em đến bến bờ tương lai và hạnh phúc. Con đò độc mái đầu sương Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày Khúc sông ấy vẫn còn đây Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông. Ngay từ thuở còn đang học nói, tập đi, chúng em đã được ông bà, cha mẹ truyền dạy điều mang tính chân lí và cũng là đạo lí: Không Thầy đố mày làm nên. Hai chữ Thầy Cô bình dị ấy cứ thiêng liêng dần trong kí ức, trong tâm hồn chúng em. Được đi học, được biết Thầy, biết Cô, chúng em càng hiểu vai trò của Thầy, Cô, càng ghi sâu công ơn thầy cô, những người chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ học trò chúng em trở thành hiện thực. Thầy cô là những kĩ sư tâm hồn, những người đang tạo ra cho xã hội, cuộc sống những sản phẩm là những Con Người. Các Thầy, Cô đã lao động đến mức quên cả chính bản thân mình. Hiểu được sự tận tuỵ trong lao động trí tuệ và tâm hồn của các Thầy, các Cô, chúng em đều cố gắng học tập, rèn luyện và tu dưỡng. Trong mỗi thành công, mỗi sự trưởng thành của chúng em đều ẩn hiện những giọt mồ hôi, những sợi tóc bạc màu, những trăn trở vui buồn của các Thầy, các Cô. Dưới mái trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, ấn tượng về nghĩa tình Thầy Cô dường như đậm nét và sâu sắc hơn tất cả so với những gì chúng em đã có. Chính nơi đây, nhân cách chúng em được khẳng định và hoàn thiện, là nơi mà các Thầy Cô giúp chúng em có đủ hành trang để vào đời. Chúng em quan niệm, mình là người may mắn khi được ngồi dưới mái trường này, được chăm sóc, dạy bảo bởi những người cha, người mẹ tinh thần của mình. Hơn bao giờ hết, chúng em nhận được sự quan tâm dạy dỗ ân cần, tận tâm từ các thầy cô. Sự tâm huyết của các thầy cô đã hun đúc trong tâm hồn chúng em tình yêu nghề, nhiệt huyết với con đường mà chúng em đã chọn. Thầy cô ơi! Chúng em biết: trắng là sắc màu của sự tinh khôi nhưng nó cũng nghiệt ngã khi vô tình làm bạc thêm mái tóc của thầy cô. Bóng dáng của thầy cô trên bục giảng với bụi phấn trắng bay làm lòng ai nức nở? Bài học cuộc đời và triết lí nhân gian thầy cô đều chắt chiu để dạy dỗ chúng em nhưng... còn một điều thầy chưa kể thầy ơi!!! Năm tháng đã qua đi bụi phấn cứ vô tình làm bạc thêm mái tóc cô lớp bụi thời gian cũng như xoá mờ tất cả con người rồi sẽ trở về với cát bụi vĩnh hằng như tình yêu thương của thầy cô giành cho chúng em vẫn còn đó như một diều bất diệt! Xin được mang theo tình yêu thương ấy để làm lẽ sống, làm hành trang trong cuộc đời rong ruổi kiếm tìm hạnh phúc và tương lai. Tình yêu ấy chính là động lực, là mái chèo để giúp con thuyền của chúng em trên dòng sông đời vượt qua tất cả, neo đậu được bến bờ ước mơ ! Thầy bảo rằng tương lai Là đoạn đường gian khổ Chẳng bao giờ nhường chổ Cho kẻ lười đâu em! Cô cho em niền tin Mang cho bao điều ước Những gì ta có được Phải tự lực nghe em! Thầy cô mang cho em Những hạt vàng kiến thức Thầy cô người tiếp sức Cho em đến ngày mai. Những gì thầy cô dạy, chúng em xin khắc vào sâu thẳm trái tim, để rồi dù dòng đời có biến đổi chúng em vẫn nhớ đến những người cha - người mẹ thứ hai này! Trên đường đời chúng em đi có ánh mắt thầy cô dõi theo từng giờ, từng phút. Có kỉ niệm và tình yêu thương nâng đỡ mỗi bước chân! Gửi lời tri ân sâu sắc nhất tới những người thầy, người cô thân thương của chúng em! CÂU LẠC BỘ TRUYỀN THÔNG


HIẾN CHƯƠNG NHÀ GIÁO 20 - 11 Lịch sử ngày hiến chương các nhà giáo trên thế giới và ở Việt Nam. Tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta. Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậY, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE. Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có cả Công đoàn Giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những năm sau đó, ngày Lễ 20 tháng 11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng năm vào dịp Kỷ niệm 20- 11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến. Sau ngày đất nước được thống nhất 30/4/1975, nền giáo dục cả nước được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ý nghĩa của ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với giáo giới Việt Nam. Song ngày 20 -11 đã trở thành truyền thống với nội dung mới của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam. Chính vì thế theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Nội dung Quyết định có những điều khoản như sau: Điều 1: Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 - 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam Điều 2: Để ngày Nhà giáo Việt Nam có ý nghĩa thiết thực hàng năm, từ tháng 10 các cấp chính quyền và đoàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình; kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt hơn nhiệm vụ cao cả của mình. Điều 3: Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Uỷ ban nhân dân và Hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp của ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích. Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh. Điều 4: Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các hoạt động của nhà trường và của địa phương.

Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11, em xin gửi đến thầy cô lời cảm ơn chân thành đã dìu dắt chúng em đến gần hơn với chân trời kiến thức. Kính chúc thầy cô luôn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc để luôn mang đến cho chúng em ngày càng nhiều bài học hay và bổ ích. Phùng Văn Toản (Bí thư chi bộ sinh viên trường ĐH Văn hóa)

“Thành công bắt nguồn từ đâu? Là cô - người đã mang đến cho chúng em kiến thức, hành trang bước vào đời”. Em chúc thầy cô luôn khỏe mạnh, trẻ trung, luôn vui tươi để có thể chèo lái con đò tri thức cập bến thành công. Em yêu thầy cô ♥ Thảo Bếu

Ngày 20 tháng 11 năm 1982, là Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta, và từ đó dến nay, đây là ngày để học trò thể hiện tình cảm quý mến, kính trọng với thầy giáo, cô giáo - những người đã dày công vun đắp cho chúng ta - những cây đời mãi mãi xanh tươi. Nguồn: http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/forums/PrintPost.aspx?PostID=1383

Nhân ngày 20-11, những người thực hiện nội san Câu lạc bộ Truyền thông xin gửi tới các toàn thể thầy cô trường Đại học Văn Hóa Hà Nội nói riêng và toàn thể những người thầy, người cô đang ngày đêm trăn trở với “sự nghiệp trồng người” trên toàn thế giới những lời chúc tốt đẹp cùng lời cảm ơn sâu sắc nhất! Cảm ơn thầy cô đã trao tặng biết bao thế hệ học trò những bài học làm người, những bài học vun đắp niềm tin, tri thức và chấp cánh cho những ước mơ của chúng em được bay cao, bay xa hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn thầy cô! HUCM

Nhân ngày 20-11, em xin gửi tới thầy cô lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất! Chúc thầy cô luôn luôn mạnh khỏe, công tác tốt, vững tay lái, lái những con thuyền trở đầy tri thức đưa những thế hệ học trò chúng em cập bến bờ hạnh phúc, thành công. Em cảm ơn thầy cô nhìu lắm ạ!!! Tuấn Anh - Sv khoa Viết báo


DẤU ẤN THẦY CÔ

PGS.TS TRẦN ĐỨC NGÔN: NẶNG LÒNG CON ĐÒ TRI THỨC

Pv: Thưa thầy, theo em được biết, thầy là người khá thành công trong sự nghiệp trồng người. Động lực nào giúp thầy đạt được thành công đó? Thầy Trần Đức Ngôn: Tôi đang ở năm thứ 42 làm nghề dạy học. Nói là khá thành công thì cũng đúng. Tôi đã giảng dạy cho nhiều khóa đào tạo và hướng dẫn thành công được nhiều Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Động lực giúp tôi chính là những người học trò của mình. Lâu nay, người ta thường nghĩ đến việc trò học thầy, ít ai quan tâm đến việc thầy học trò.Tôi lại quan tâm nhiều đến vế thứ hai. Hướng dẫn xong một khóa luận cử nhân, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, tôi học được rất nhiều. Tôi lại đem những điều học được ra sàng lọc, nâng cao và giảng dạy cho lớp sau. Cứ như vậy, suốt năm này qua năm khác.Không học được từ học trò, chắc tôi không thể thành công.Dĩ nhiên, tôi còn học từ các nguồn khác nữa nhưng học từ chính học trò của mình là một nguồn quan trọng và thường xuyên. Học trò chính là động lực giúp người thầy đạt được thành công trong sự nghiệp đào tạo. Pv:Thưa thầy, em vẫn thường nghe nói để trở thành một giáo viên giỏi thì điều đầu tiên cần phải có đó là lòng yêu nghề, sự tâm huyết với nghề. Vậy thì theo thầy, tâm huyết đó được biểu hiện như thế nào trong quá trình giảng dạy? Thầy Trần Đức Ngôn: Yêu nghề (hay tâm huyết với nghề) có hai phương diện: một là, yêu chuyên môn (môn học) mà mình đang dạy; hai là, luôn trân trọng những người học trò của mình. Yêu chuyên môn thì phải thường xuyên học hỏi về chuyên môn.Học suốt đời, ham học, đó chính là biểu hiện của yêu

chuyên môn; tận tình giúp học trò hoàn thành công việc của họ, không vô trách nhiệm, không thờ ơ trước họ, đó chính là biểu hiện của tình yêu con người.Gộp hai phương diện này lại, đó chính là tình yêu nghề. Pv: Trong quá trình công tác của mình đặc biệt là khi mới bước vào nghề, thầy đã gặp những khó khăn gì ạ? Thầy đã vượt qua những khó khăn đó như thế nào? Thầy Trần Đức Ngôn: Tôi bước chân lên giảng đường đại học vào năm 1970, khi mới vừa tròn 22 tuổi. Khó khăn lớn nhất lúc đó là thiếu tự tin. Sinh viên hồi đó, nhiều người là cán bộ đi học, lớn tuổi hơn tôi. Họ già dặn về kinh nghiệm sống và cả trong sách vở.Tôi đã phải đọc sách rất nhiều để có thể nói với họ những điều mới mẻ. Sau những ngày tiếp xúc đầu tiên với sinh viên, tôi hiểu rằng muốn tự khẳng định mình trước họ, con đường duy nhất là phải tự đọc sách. Một vài năm sau, tôi thoát ra khỏi khó khăn này và tự tin lên lớp. Còn những khó khăn về đời sống vật chất thì tôi không muốn nói tới vì đây là khó khăn chung của tất cả mọi người lúc đó. Pv: Gia đình – yếu tố hậu phương vững chắc, đặc biệt là người vợ đã giúp thầy như thế nào trong việc đi tới thành công của mình? Thầy Trần Đức Ngôn: Trong cuộc đời mình, tôi ngày càng bận rộn hơn. Giờ đây, tôi vẫn đang ở đỉnh cao của sự bận rộn.Những công việc về chuyên môn cứ dồn dập hàng ngày. Song tôi vô cùng thanh thản về công việc gia đình. Vợ tôi đã giúp tôi có được sự thanh thản này. Có thể tôi hơi ỷ lại công việc gia đình vào người vợ. Tôi phải

T

rong cái tiết trời se lạnh, hanh hao của những ngày đầu đông, tôi tự cho riêng mình những khoảng lặng. Xô bồ mãi rồi, vô tư hồn nhiên suốt một năm thứ nhất cũng đã bắt đầu thấy mỏi mệt, tôi tìm cho mình những khoản lặng trong tâm hồn để suy ngẫm về những gì đã qua, về những điều sắp tới. Lật giở từng trang kí ức còn vẹn nguyên mùi hương của cảm xúc, tôi nhẹ lòng với hình ảnh ngôi trường Viết Văn Nguyễn Du (hiện nay là khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn Hóa Hà Nội) giản đơn mà thân thuộc và cũng chạnh lòng nghĩ về những người thầy, người cô nơi ấy. Họ nặng lòng với nghề, nặng lòng với sinh viên của mình như nghĩa tình của mẹ, của cha. Có một người cha như thế, âm thầm đi về trong kí ức của tôi, gợi lên trong tôi niềm yêu mến vô hạn. Trong mái nhà Viết Văn đượm nghĩa tình, tôi gọi tên thầy là “ người nặng lòng với con đò tri thức”. Nhân vật trong những dòng tâm sự của tôi là Phó Giáo sư, Tiến sĩ – Nhà giáo Ưu tú (PGS, TS, NGƯT) Trần Đức Ngôn – nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, Phó chủ nhiệm khoa Viết Văn – Báo chí. Thầy sinh ngày 20 tháng 6 năm 1948, quê ở Mỹ Phúc – Mỹ Lộc – Nam Định. Tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội khóa 1966 – 1970, thầy bắt đầu công việc giảng dạy tại trường từ khi ấy cho đến tháng 1/1972 , thầy tham gia quân đội mãi đến tháng 10/1983 mới trở lại trường Đại học Sư phạm tiếp tục giảng dạy. Thầy có môt thời gian học tập tại Liên Xô, tại trường Đại học Tổng hợp Varonhet với tư cách là nghiên cứu sinh. Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Liên Xô, thầy tiếp tục giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm cho đến tháng 10/1999 thì chính thức được bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Năm 2008, thầy được xét nghỉ công tác quản lý theo chế độ của Nhà nước nhưng bằng sự nhiệt huyết với nghề và lòng yêu mến đối với sinh viên, thầy vẫn tiếp tục giữ vai trò là phó chủ nhiệm khoa Viết Văn – Báo Chí, tiếp tục các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của mình, đặc biệt là lĩnh vực văn học dân gian. Gần cả cuộc đời băn khoăn, trăn trở bên trang giáo án, chắc hẳn rằng, điều mà thầy mong muốn nhất chỉ là được nhìn thấy các thế hệ học trò của mình có thể lớn khôn, có thể bước đi vững vàng trên con đường vươn tới tương lai. Cũng như “ con tằm rút ruột nhả tơ”, thầy cống hiến mà không mong được đền đáp, thầy cho đi mà không bao giờ nghĩ sẽ có ngày lấy lại. Thầy giản dị, khiêm nhường và cũng “ thần kì” như các nhân vật trong những câu truyện cổ tích thầy kể. Nhiều khi tôi tự hỏi mình rằng, đằng sau cái vóc dáng bé nhỏ, mái đầu điểm bạc, bên trong tấm áo may ô giản dị ấy liệu có một ngọn lửa của lòng nhiệt huyết vẫn đang âm ỉ cháy?

tự điều tiết lại để tránh cực đoan: tranh thủ làm việc nhà những lúc rảnh rỗi, tạo sự hài hòa. Tôi cũng không ngờ đó là sự động viên lớn đối với vợ tôi. Chính vì thế, tôi được vợ tôi chăm sóc nhiều hơn và do đó, tôi cũng làm việc chuyên môn được nhiều hơn. Pv: Kỉ niệm của thầy về ngày 20/11 trong sự nghiệp trồng người của mình là gì? Thầy Trần Đức Ngôn: Kỷ niệm về ngày 20/11 thì nhiều song kỷ niệm sâu sắc lại thuộc về quá khứ. Những năm còn chiến tranh, chúng tôi (những nhà giáo) kỷ niệm 20/11 bên dòng sông Đáy ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (nơi sơ tán) với cháo hến và khoai luộc.Thầy và trò cùng “thưởng thức” và hát những bài ca đi cùng năm tháng. Pv: Trong những năm công tác tại trường Đại học Văn Hóa, thầy có nhận xét gì về sinh viên của trường? Thầy Trần Đức Ngôn: Sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội rất hăng hái tham gia hoạt động xã hội, đặc biệt là hoạt động văn hóa văn nghệ. Các em sống rất nghĩa tình.Nhiều người đã thành đạt,

không quên thầy cũ. Tôi có một niềm vui bất tận là đi đến tỉnh nào, trong ngành văn hóa, cũng gặp cựu sinh viên của trường mình.Sang nước bạn Lào cũng gặp.Tôi không nhớ họ là ai, song họ thường chủ động đến tìm tôi và tự giới thiệu. Tôi cảm thấy một tình thân ái như có tự lâu rồi. Pv: Nhân ngày 20/11, thầy có điều gì muốn chia sẻ với thế hệ giảng viên trẻ? Thầy Trần Đức Ngôn: Tôi nghĩ, có lẽ con đường duy nhất của mình là học, kể cả khi về hưu. Bây giờ nghĩ lại mới thấy, quỹ thời gian của mình (42 năm) quả là không nhiều. Hồi còn trẻ, tôi sống cùng với các thầy của mình trong khu tập thể. Tôi thấy các thầy tôi hồi đó chỉ có học, học miệt mài. Tôi cũng theo đó mà làm. Hóa ra, thời trẻ mình tự học được rất nhiều.Bây giờ quỹ thời gian sắp hết, tôi vẫn muốn tranh thủ tự học. Hạnh phúc của mình là tự học. Pv: Em xin cảm ơn thầy về buổi trò chuyện ngày hôm nay. Chúng em xin kính chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc. Hương Thảo - Trần Thị Cúc


TIÊU ĐIỂM - NHÂN VẬT BÓNG BÀN ĐẠI HỌC VĂN HÓA TIẾP TỤC GHI DẤU ẤN TRONG PHONG TRÀO BÓNG BÀN CÔNG ĐOÀN THỦ ĐÔ

H

ướng tới chào mừng 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2012) và Đại hội Công đoàn các cấp, ngày 10/11/2012 Công đoàn cụm II – Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội đã tổ chức “Giải Bóng bàn Công Đoàn cụm II năm 2012”. Công đoàn Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã cử đội tuyển tham dự giải. Đội thi đấu Trường Đại học Văn hoá Hà Nội gồm 4 vận động viên với các nội dung đôi nam và đơn nam: Giảng viên Đỗ Trần Phương, giảng viên Phùng Quốc Hiếu, giảng viên Nguyễn Hữu Nghĩa, giảng viên Hoàng Văn Hùng. Trong nhiều năm qua, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội ít có điều kiện tham gia các giải đấu thể thao có quy mô lớn. Chính vì vậy, nâng cao phong trào thể dục thể thao thông qua thành

tích cao trong các giải thi đấu là một trong những mục tiêu được Ban Chấp hành Công Đoàn Trường ĐH Văn hoá Hà Nội đặt ra. Đội dự tuyển với nòng cốt là thành viên của CLB Bóng bàn Công Đoàn nhà trường trong lần thi đấu này cũng đặt cho mình nhiều mục tiêu, thứ nhất giải đấu vẫn là một cuộc thử nghiệm cọ xát, học tập kinh nghiệm, thông qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động trong 2 năm vừa qua kể từ khi thành lập; thứ hai khẳng định dấu ấn của Nhà trường trong hoạt động thể thao của Liên đoàn Lao động Thành phố sau giải Nhì bóng bàn đơn nam đã giành được năm 2011. Từ 7h00 sáng ngày 10/11/2012, đội dự tuyển Trường ĐH Văn hoá Hà Nội đã sớm có mặt tại Trường Đại học Lao động – Xã hội thực hiện việc khởi động. Đúng 8h00, lễ khai

mạc đã diễn ra trang trọng với sự có mặt của đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hà – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội, Lãnh đạo Công đoàn, Ban Giám hiệu và các vận động viên, cổ động viên đến từ các trường đại học thuộc cụm II. Nội dung thi đấu bao gồm Bóng bàn đơn nam, đôi nam và đôi nam nữ, Trường ĐH Văn hoá Hà Nội tham dự nội dung đơn nam và đôi nam. Trong đó thể thức thi đấu với đơn nam là phân bảng đấu loại trực tiếp, với thi đấu đôi nam là đấu vòng tròn một lượt tính điểm. Mặc dù đạt giải Nhì bóng bàn của Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội năm 2011 nhưng mới chỉ có hơn hai năm tích cực luyện tập, thi đấu giao hữu quảng bá hình ảnh nên đội dự tuyển của Trường ĐH Văn hoá Hà Nội vẫn được đánh giá là khó có khả năng gây bất ngờ tại giải, khi phải đối đầu với các đội mạnh và giàu truyền thống như Trường Đại học Luật, Lao động - Xã hội. Nhưng bất ngờ đã liên tiếp được đội dự tuyển Trường ĐH Văn hoá Hà Nội mang đến cho giải đấu. Từ những động tác cơ bản và lối đánh tấn công dứt điểm của bóng bàn hiện đại cũng như tinh thần của câu slogan do một vị giáo sư trường Đại học Hàn Quốc đã trao tặng cho thành viên của CLB Bóng bàn Công đoàn: “Không tấn công, không chiến thắng”, đến việc đội dự tuyển lần lượt hạ thuyết phục các đối thủ để hướng đến giải thưởng cao nhất trong cả hai nội dung thi đấu. Trận đấu bóng bàn đôi nam giữa đội dự tuyển Trường Đại học Văn hoá Nội và Đại học Luật Hà Nội là trận chung kết của nội dung thi đấu, khi kết quả trận đấu quyết định

dẫn đến việc đội nào sẽ giành giải nhất. Cả hai đội bám đuổi nhau từng điểm đến séc đấu thứ 5 và lối đánh tấn công lại phát huy ưu thế khi vận động viên Phùng Quốc Hiếu bằng một động tác bạt bóng mạnh mẽ đã kết thúc trận đấu mang lại Giải Nhất cho đôi nam Trường Đại học Văn hoá Hà Nội. Trận chung kết đơn nam diễn ra giữa Đỗ Trần Phương – Trường ĐH Văn hoá Hà Nội và Nguyễn Văn Kiều – Trường Đại học Luật Hà Nội. Bao giờ cũng thế, nội dung đơn nam luôn có sự khắc nghiệt riêng bởi tính cạnh tranh cao, bên cạnh yếu tố màu cờ sắc áo còn là sự khẳng định vị trí cá nhân trong giới yêu thích bóng bàn. Nhưng một lần nữa tinh thần tấn công để chiến thắng lại được phát huy sức mạnh giúp vận động viên Đỗ Trần Phương giành thế chủ động, áp đặt lối chơi. “Chắt chiu” tận dụng mọi đường bóng, những cú “đấm bóng” sở trường đẩy nhịp độ trận đấu lên cao và đã kết thúc với tỉ số 3-0, với chiến thắng này, Giải Nhất đã thuộc về Đỗ Trần Phương – Trường ĐH Văn hoá Hà Nội. Cũng trong nội dung đơn nam, vận động viên Phùng Quốc Hiếu cũng vượt qua nhiều đối thủ mạnh để đem về Giải Ba đưa Trường ĐH Văn hoá Hà Nội trở thành đơn vị có thành tích toàn đoàn cao nhất. Như vậy, sau hơn 2 năm thành lập CLB Bóng bàn Công đoàn Trường ĐH Văn hóa Hà Nội một lần nữa lại ghi dấu ấn mang tên Đại học Văn hoá Hà Nội trong phong trào thể thao của Công đoàn Cụm II và Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội. Thành tích đạt được trong giải đấu là món quà quý giá chào mừng 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và hướng tới chào mừng Đại hội Công đoàn Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đồng thời mở ra hy vọng trong tương lai sẽ có những đổi mới vượt bậc về thành tích trong phong trào thể dục, thể thao nhà trường. An Thanh Thảo


SỰ KIỆN - NHÂN VẬT Đến dự buổi lễ kỉ niệm, về phía Đảng Uỷ - Ban giám hiệu nhà trường có: PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Cương – Hiệu trưởng nhà trường, Th.S Hoàng Trong Nhất và PGS.TS.NGƯT Đinh Thị Vân Chi – Phó hiệu trưởng nhà trường cùng nhiều các thầy cô trưởng các khoa, phòng, ban và các cán bộ, giảng viên đã từng học tập tại Liên bang Nga. Đã từ lâu rồi, tại Trường Đại học Văn hoá Hà Nội lại vang lên những giai điệu Nga hùng tráng, rộn rã nhưng cũng rất lãng mạn và đầy thiết tha như vậy. Những khúc ca không phải được thể hiện bởi những ca sĩ chuyên nghiệp mà là từ trái tim của những lưu sinh viên của nhiều năm trước. Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Cương đã nêu lên tầm quan trọng của Cách Mạng Tháng 10 Nga đối với dân tộc ta, nhấn mạnh đường lối sáng suốt, sự vận dụng khéo léo chủ nghĩa Mác- Lênin vào tình hình thực tế nước ta mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Khi nhắc về những kỉ niệm những năm tháng học tập ở Nga, thầy cũng rất bồi hồi xúc động khi nhớ về một đất nước dường như đã trở thành “quê hương thứ 2” của mình với những con người nhân hậu, với những hàng bạch dương trắng dọc lối đến giảng đường, những kỉ niệm như vẫn còn đây, mới mẻ và đầy ấm áp.

“KÝ ỨC THÁNG MƯỜI” - lễ kỷ niệm 95 năm cách mạng tháng mười Nga vĩ đại

C

hiều ngày 6/11/2012, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 95 năm Cách mạng tháng 10 Nga (7/11/1907 – 7/11/2012). Đây cũng là dịp gặp mặt giữa các cán bộ - giảng viên nhà trường đã từng học tập, công tác tại Liên bang Nga.

Buổi lễ kỉ niệm “Ký ức tháng Mười” là cơ hội để những trái tim đồng điệu hướng về nước Nga thân yêu trong những ngày kỉ niệm mang tính lịch sử này. Các thầy cô – những du học sinh tại Liên Xô cũ cùng nhau ôn lại kỉ niệm, cùng nhau hát vang những bài hát quen thuộc như Đôi bờ, Ca-chiusa, … , cùng nhau nói những câu chuyện bằng tiếng Nga, một góc triển lãm mini những món quà từ đất nước Nga xinh đẹp: búp bêMatryoshka, cô gái Nga trong chiếc váy truyền thống,…Tất cả những điều đó như làm sống lại một thời thanh niên sôi nổi với đầy hoài bão ước mơ. Buổi lễ kỉ niệm đã khép lại với ký ức một thời xa lắm nhưng vẫn ngập tràn tình yêu. Theo dòng sự kiện, chiều tối ngày 6/11/2012, Thủ tướng Nga – D. Medvedev đã đến Việt Nam và bắt đầu chuyến hữu nghị Việt Nam. Sự kiện này sẽ đánh dấu thêm một bước tiến mới trong quan hệ ngoại giao 2 nước, thắt chặt tình cảm gắn bó đã được xây dựng gìn giữ bởi nhiều thế hệ người Việt và người Nga. An Thanh Thảo

VĂN HOÁ HỌC – MỘT CHẶNG ĐƯỜNG giản bởi đứng trước cái mênh mông thăm thẳm ấy người ta không ngăn nổi những cảm xúc tuôn trào từ tận đáy lòng mình. Với mục đích khơi dậy và vun đắp tình yêu nước, yêu biển đảo trong mỗi người dân, đặc biệt đối với thế hệ trẻ, năm 2011 khoa Văn hoá đã một lần nữa giành giải Nhất với chủ đề “Tổ quốc nhìn từ biển”.

Khi hương hoa sữa ngào ngạt khắp các con đường, góc phố và màu trắng li ti của những chùm hoa nhỏ tràn ngập sân trường cũng chính là lúc thầy và trò trường Đại học Văn hoá Hà Nội tất bật chuẩn bị cho Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

H

ội diễn là hoạt động thường niên thay cho lời tri ân của sinh viên đang học tập tại 10 khoa chuyên ngành dành tặng các thầy cô giáo, cán bộ, giảng viên trường Đại học Văn hoá Hà Nội. Không nằm ngoài dòng chảy đó, ngay từ khi thành lập, khoa Văn hoá học cũng tự hào là một trong những khoa tiêu biểu luôn đạt thành tích cao tại hội diễn này. Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đã mang đến cho khán giả trong và ngoài nhà trường nhiều tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu, điều đặc biệt là hội diễn đã đánh dấu sự thành công của nhiều khoa không đào tạo chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn. 5 năm – quãng đường không ngắn nhưng cũng chưa đủ dài đối với sự hình thành và phát triển của một khoa chuyên ngành. Với 3 lần tham gia Hội diễn, sự trưởng thành của khoa Văn hoá học được chứng minh bằng những chương trình văn nghệ có giá trị nghệ thuật cao. Trong tiết trời mùa thu se lạnh, lần đầu tiên với sự tham gia của đông đảo sinh viên khoá 1, khoa Văn hoá học đã giành giải Ba trước sự ngỡ ngàng của khán giả.Đây là một điều hết sức bất ngờ đối

với một khoa lần đầu tham dự. Mang dư âm của Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, chương trình tham gia Hội diễn năm 2010 của khoa Văn hoá học là một tổ khúc xuyên suốt về ký ức của một Hà Nội hào hùng, một Hà Nội là “lắng hồn núi sông ngàn năm”. Ký ức đó nuôi dưỡng nên tâm hồn người Hà Nội, là tình yêu và nỗi nhớ khi đi xa và cũng là khát vọng xây dựng Thủ đô sẽ đẹp như xưa và đẹp hơn xưa. Để có được một chương trình chất lượng, thầy và trò khoa Văn hoá học đã phải tập luyện ngoài giờ lên lớp một cách miệt mài và sự nỗ lực ấy đã mang lại giải Nhất cho khoa. Không phải ngẫu nhiên hay tình cờ mà biển lại là một đề tài ưa thích trong thi ca nhạc họa, đơn

Một mùa 20-11 nữa đã tới, đây là thời khắc để mỗi chúng ta thể hiện tấm lòng tri ân với các thầy cô, cũng là dịp để mỗi sinh viên tự nhìn lại chính mình, nhìn lại những khó khăn đã phải trải qua và cả những thành công đã gặt hái được. Hòa trong không khí tràn ngập tình yêu thương đó, sinh viên khoa VHH xin được thể hiện tấm lòng tri ân ấy qua một chương trình nghệ thuật với chủ đề: “Ký ức thời gian”. Liệu Văn hoá học có lập cho mình cú hattrick? Câu trả lời sẽ có vào tối ngày 17/11/2012 trong đêm công diễn của khoa tại hội trường nhà văn hóa trường ĐH Văn hóa Hà Nội. Hương Giang


SỰ KIỆN NỔI BẬT

CÂU LẠC BỘ TRUYỀN THÔNG : Những bước đi đầu tiên Câu lạc bộ truyền thông (HUCM) trường Đại học Văn Hóa ra đời đã trở thành sợi dây liên kết, gắn bó giữa Nhà trường với toàn thể các bạn sinh viên. Thông qua việc nắm bắt, khai thác các thông tin, sự kiện của Nhà trường; Câu lạc bộ truyền thông mong muốn có thể quảng bá hình ảnh trường Đại học Văn Hóa Hà Nội trở thành một thương hiệu được nhiều người biết đến, không chỉ đối với sinh viên trong trường mà vươn rộng hơn nữa.

ca khúc do các bạn sinh viên trường Đại học Văn Hóa dành tặng Câu lạc bộ. Câu lạc bộ truyền thông ra đời là sự nỗ lực, cố gắng của rất nhiều tấm lòng, rất nhiều sự tâm huyết mà trước hết phải kể đến công lao rất lớn của cô Trần Thị Thu Nhung - Bí thư Đoàn trường Đại học Văn Hóa. Câu lạc bộ truyền thông (HUCM) trường Đại học Văn Hóa ra đời đã trở thành sợi dây liên kết, gắn bó giữa Nhà trường với toàn thể các bạn sinh viên. Thông qua việc nắm bắt, khai thác các thông tin, sự kiện của Nhà trường; Câu lạc gày 3/11, tại sân kí túc xá trường Đại bộ truyền thông mong muốn có thể quảng học Văn Hóa Hà Nội đã diễn ra buổi bá hình ảnh trường Đại học Văn Hóa Night Party đầy ấn tượng do Câu lạc bộ Hà Nội trở thành một thương hiệu được truyền thông tổ chức nhân chào mừng sự nhiều người biết đến, không chỉ đối với kiện ra mắt Câu lạc bộ và đồng thời tạo sinh viên trong trường mà vươn rộng hơn ra một buổi giao lưu thân mật, ấm cúng nữa. Với những mục đích như vậy, Câu cho sinh viên. Đến với buổi Party, Câu lạc bộ truyền thông đã thành lập những lạc bộ truyền thông rất hân hạnh được Ban chuyên phụ trách các mảng chuyên chào đón sự hiện diện của thầy Lại Phú môn như: Ban Nội san, ban Radio hay Hạnh - Phó trường phòng công tác sinh Ban thông tin – đối ngoại nhằm thiết lập viên, cô Trần Thị Thu Nhung - bí thư đoàn một kênh thông tin đa dạng, phong phú trường, thầy Phạm Văn Tám - phó bí thư nhất giúp sinh viên hiểu nhau hơn và các đoàn trường. Sự hiện diện của hoa khôi sinh viên cũng có thể hiểu được một phần Khánh Chi đã đem đến cho bữa tiệc một nào đấy những công việc mà các thầy cô không khí náo nhiệt cùng những chia sẻ trong trường phải trăn trở. Qua Câu lạc hết sức chân thành dành cho Câu lạc bộ bộ truyền thông, các bạn sinh viên cũng truyền thông. Trong cái se lạnh của không sẽ có dịp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm khí mùa thu, không gian Kí tức xá thân lẫn nhau, cùng nhau xây dựng một môi thương, quen thuộc, khoảng cách giữa trường Đại học Văn hóa vững mạnh. các thầy cô và sinh viên đã được rút ngắn bằng các trò chơi vui nhộn, những Bùi Thị Hương Thảo

N

TRIỂN LÃM MỸ THUẬT QUỐC TẾ “NGHỆ THUẬT DƯỚI MÁI NHÀ SÀN”

C

hiều ngày 26/10/2012, trong khuôn viên của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, lễ khai mạc Triển lãm mỹ thuật quốc tế mang tên “Nghệ thuật dưới mái nhà sàn” đã diễn ra một cách trọng thể, trang trọng. Đây là hoạt động quan trọng kết thúc chuỗi hoạt động của sự kiện văn hoá nghệ thuật quốc tế lớn cùng tên diễn ra từ 18 - 26/10/2012 do Trường Đại học văn hoá Hà Nội, Bảo tàng không gian Văn hoá Việt Mường và Tổ chức Asia Art Link phối hợp thực hiện. Với hơn 65 tác phẩm nghệ thuật của 65 nghệ sĩ trong nước và quốc tế, Triển lãm nghệ thuật quốc tế “Art Under Roof” diễn ra chiều ngày 26/10/2012 tại Phòng Trưng bày Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã đánh dấu những thành công rực rỡ, khẳng định thành quả và giá trị của lao động nghệ thuật chân chính và khép lại sự kiện văn hóa nghệ thuật quốc tế diễn ra từ ngày 18/10/2012 vừa qua.

Triển lãm điêu khắc kết nối Sài Gòn – Hà Nội 2012 Từ ngày 15/11/2012 tới 25/11/2012, tại Nhà triển lãm của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 418 La Thành, Đống Đa, Hà Nội, sẽ diễn cuộc triển lãm điêu khắc kết nối Sài Gòn – Hà Nội. Năm 2010, từ sáng kiến của một số nhà điêu khắc đang hoạt động sung sức nhất tại hai trung tâm nghệ thuật lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, một cuộc triển lãm nhóm của 15 tác giả điêu khắc ở hai thành phố mang tên Điêu khắc Sài Gòn – Hà Nội 2010 đã được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh.

NÔ NỨC CHUẨN BỊ CHO HỘI DIỄN VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Đ

ã thành thông lệ, hằng năm trường Đại học Văn hóa Hà Nội đều tổ chức hội diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Hội diễn được tổ chức nhằm tạo một sân chơi cho các sinh viên trong trường thể hiện những năng khiếu nghệ thuật của mình. Đồng thời đây cũng là cơ hội cho các sinh viên gửi gắm những tình cảm, những lời tri ân tới những người thầy, người cô đã và đang dìu dắt mình bước đi trên con đường tri thức. Bên cạnh những khoa “ gạo cội” về hoạt động sinh hoạt văn nghệ như : Quản lý văn hóa - nghệ thuật, Dân tộc, Du lịch thì sự có mặt của những khoa mới như: Văn hóa học, Viết văn - Báo chí, Nghệ thuật đại chúng đã góp phần tạo nên sự mới mẻ, đa dạng cho hoạt động văn nghệ của Nhà trường. Thông qua những hoạt động thường niên này đã giúp khẳng định được thế mạnh của trường về văn hóa, văn nghệ so với các trường khác. Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam là một cơ hội, một sân chơi cho các bạn sinh viên thể hiện bản lĩnh sân khấu của mình. Bởi vậy, các đội văn nghệ của các khoa đã có những thời gian tập luyện ra siêng năng và nghiêm túc nhằm mang tới cho các thầy cô giáo và sinh viên trong trường những tiết mục đặc sắc nhất. TIn tức sẽ được cập nhật liên tục trong thời gian tới! Bá Thức

Sau đó, cuộc triển lãm này được hoạch định với tính chất biennale, tức là cứ hai năm một lần, luân phiên diễn ra tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Triển lãm năm 2010 giới thiệu 30 tác phẩm của 9 nhà điêu khắc đang sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh là các nhà điêu khắc: Bùi Hải Sơn, Vĩnh Đô, Phan Phương, Hoàng Tường Minh, Trần Mai Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Tiên, Trần Thanh Nam, Trần Việt Hưng, Nguyễn Hoài Huyền Vũ. Và 6 nhà điêu khắc đang sống và làm việc tại Hà Nội là: Đào Châu Hải, Khổng Đỗ Tuyền, Lương Văn Việt, Vũ Quang Sáng, Nguyễn Ngọc Lâm, Trần Trọng Tri. Cuộc triển lãm lần thứ nhất diễn ra tại Nhà triển lãm của trường ĐH Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh (số 5 Phan Đăng Lưu, Q. Bình Thạnh) từ 04 – 18/9/2010 đã được công chúng Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh, hào hứng đón nhận. Năm nay, đúng theo lịch trình, triển lãm điêu khắc Sài Gòn – Hà Nội lại được diễn ra tại thủ đô Hà Nội và Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là đơn vị đăng cai tổ chức. Hãy đến tham quan những tác phẩm điêu khắc tại phòng triển lãm nhà E, trường ĐH Văn hóa Hà Nội.


TIÊU ĐIỂM ►► Khởi động một mùa NCKH cơ bản nào các bạn ơi !!! THỂ LỆ DỰ THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU CÁC MÔN KHOA HỌC CƠ BẢN Năm học 2012 - 2013 I. Quy định chung về nội dung công trình dự thi: 1. Đặt vấn đề (Mở đầu): Đối tượng nghiên cứu, những giải pháp khoa học đã được giải quyết, những vấn đề tồn tại cần được nghiên cứu. 2. Giải quyết vấn đề: Mục tiêu của công trình, phương pháp nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và các kết quả đã đạt được (ý nghĩa khoa học, hiệu quả kinh tế xã hội, phạm vi áp dụng…). 3. Kết luận. 4. Tài liệu tham khảo và phụ lục nếu có. II. Các lĩnh vực nghiên cứu: Sinh viên có thể nghiên cứu những môn khoa học cơ bản nằm trong chương trỡnh học của năm thứ nhất và năm thứ hai như: Triết học, Logic, Kinh tế chính trị học, Mỹ học, Văn học, Lịch sử, Lịch sử văn minh, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học… III. Quy định về hình thức trình bày: 1. Công trình dự thi phải được đánh máy một mặt trên khổ giấy A4. Số thứ tự của trang ở chính giữa trang, phía trên. Mỗi công trình dài khoảng 30 đến 50 trang. 2. Các phần, mục, tiểu mục phải được phân rõ và đánh số thứ tự. 3. Các hình vẽ, bảng , biểu, ảnh, sơ đồ minh hoạ cần đánh số thứ tự kèm theo chú thích. 4. Tên các tác giả nước ngoài nêu trong công trình phải viết theo đúng tiếng nước đó (nếu thuộc hệ chữ La Tinh) hoặc phiên âm theo tiếng Việt. IV. Quyền lợi của sinh viên: - Sinh viên có thể tham gia thực hiện đề tài theo nhóm hoặc cá nhân.(Nhóm nghiên cứu không quá 3 người) • Sinh viên thực hiện công trình nghiên cứu khoa học được hỗ trợ một phần kinh phí để trình bày và thực hiện đề tài. Kinh phí này sẽ do bí thư Liên chi đoàn trích từ đoàn phí thu được của mỗi năm. • Sinh viên đoạt giải sẽ được nhận giải thưởng của ban tổ chức, được ghi nhận thành tích, cộng điểm rèn luyện. Các công trình xuất sắc được gửi dự thi Hội thảo khoa học cấp trường.

THỜI GIAN Tháng 11

NỘI DUNG CÔNG VIỆC Gửi thông báo thể lệ sinh viên nghiên cứu khoa học cơ bản đến các chi Đoàn. Định hướng đề tài nghiên cứu khoa học. Sinh viên lựa chọn đề tài nghiên cứu và liên hệ giảng viên hướng dẫn. Sinh viên thu thập tài liệu cho đề tài nghiên cứu, gửi đề cương nghiên cứu khoa học về Đoàn Trường để Đoàn trường nắm được sơ bộ về số lượng đề tài.

Tháng 12 tháng 2

TỔ CHỨC THỰC HIỆN Bí thư liên chi Đoàn gửi thông báo thể lệ nghiên cứu khoa học của Đoàn Trường đến sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai. Bí thư liên chi Đoàn các khoa tập hợp sinh viên năm thứ nhất, thứ 2 có nhu cầu nghiên cứu khoa học, tập huấn cho sinh viên những nội dung cơ bản nhất về một bài nghiên cứu khoa học và định hướng sơ bộ đề tài nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Đoàn Trường cung cấp thông tin về giảng viên hướng dẫn (lĩnh vực chuyên môn, số điện thoại) để sinh viên liên hệ. Sinh viên có thể liên hệ qua số điện thoại của Thầy Phương – Phó bí thư Đoàn Trường (0912.82.69.80) để được tư vấn thông tin cụ thể. LCĐ phối hợp với Đoàn Trường nhắc nhở sinh viên thực hiện đúng tiến độ.

Sinh viên tiến hành nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

Sinh viên và giảng viên hướng dẫn.

Tháng 3 từ 1-14/3

Thu bài nghiên cứu khoa học Chấm vòng 1

Đoàn Trường Đoàn trường mời Giảng viên trẻ từ các Khoa và Tổ bộ môn

từ 14-21/3

Chấm vòng 2

từ 26-30/3

Tổ chức báo cáo các đề tài xuất sắc

Đoàn trường mời các thầy cô trong Ban Giám hiệu, Trưởng, Phó các Khoa chuyên ngành, Tổ trưởng các bộ môn. Đoàn trường xin ý kiến chỉ đạo của phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Quốc tế sau đó phối hợp cùng với LCĐ các Khoa tổ chức báo cáo.

Trong những số tiếp theo, chúng tôi sẽ gửi đến các bạn những công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên các năm trước. Hi vọng rằng, qua những thông tin về thể lệ dự thi cũng như thời gian thực hiện nghiên cứu khoa học ở trên, các bạn sẽ có sự đầu tư kỹ càng và nghiêm túc cho một công trình nghiên cứu khoa học của riêng mình. Nếu các bạn có những thăc mắc cần được giải đáp, hãy gửi thư đến cho chúng tôi qua hòm thư hucm@huc.edu.vn. Chúng tôi sẽ giúp bạn tháo gỡ những khó khăn đó!

▼Mách nhỏ:

- Hãy chọn cho mình những đề tài thật gần gũi, đơn giản và phù hợp với sức của mình. Điều đó sẽ giúp bạn không cảm thấy quá mệt mỏi với công trình nghiên cứu của mình. Điều này sẽ càng hữu hiệu đối với những bạn sinh viên năm nhất khi lần đầu thử sức. - Hãy mạnh dạn nhờ tới sự trợ giúp của thầy cô khi cần thiết nhé! Các thầy cô sẽ cực kỳ vui khi thấy sinh viên của mình có sự nghiêm túc trong học tập đó. - Hãy nhiệt tình tham khảo những ý kiến của các anh chị sinh viên khóa trên. Chắc chắn các anh chị sẽ có kha khá bí kíp để truyền lại cho các bạn đó ☺. - Cuối cùng, hãy luôn tự tin vào chính khả năng của mình. Vượt qua được khó khăn của bản thân là bạn đã vượt qua được 50% quãng đường đầu tiên trên con đường nghiên cứu khoa học rồi đó. Chúc các bạn thành công! HUCM


GÓC TÌNH NGUYỆN Bước Xanh đi tham quan Đường Lâm

Sinh viên Văn hóa bảo vệ cảnh quan sư phạm

N

hằm tạo môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp, vào lúc 15h ngày 11/11/2012 tại trường Đại học Văn Hóa Hà Nội đã diễn ra buổi tổng vệ sinh với sự tham gia của các bạn sinh viên tình nguyện đến từ các khoa: Quản lí văn hóa, Thông tin thư viện, Bảo tàng và Xuất bản phát hành. Mặc dù hôm đó, Hà Nội trở gió mang theo cái se se lạnh của những ngày chớm đông nhưng thời tiết đã không làm giảm được sự nhiệt tình của các bạn sinh viên tình nguyện. Đúng 15h các bạn sinh viên tình nguyện với màu áo xanh quen thuộc đều có mặt đông đủ. Sau khi nghe phổ biến lịch trình, mọi người đã nhanh chóng bắt tay vào công việc của mình.

Chủ nhật ngày 11/11/2012, CLB Bước Xanh đã tổ chức đi tham quan học tập tại khu di tích làng cổ Đường Lâm, một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19/5/2006. Đây là quê hương của nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An, ... Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng.

Các bạn sinh viên đã làm việc hăng say, nhiệt tình quét dọn khuôn viên khu nhà, nhà E, lối vào giảng đường B và phía sau nhà A. Với thái độ làm việc nghiêm túc khẩn trương, các bạn sinh viên tình nguyện đã thu dọn hết rác và tiến hành nhổ cỏ, di dời gạch, đá phía sau nhà A giúp quang cảnh toàn trường trở nên thoáng đãng. Buổi tổng vệ sinh đã kết thúc vào 18h. Đối với các bạn, những buổi tình nguyện như thế này không chỉ là một buổi lao động đơn thuần mà nó còn giúp cho các bạn giải trí, thư giãn sau những buổi học tập mệt mỏi. Đồng thời qua những buổi làm việc chung như thế này, các bạn có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với nhau nhiều hơn. Hơn hết, các bạn sinh viên đã có thêm cho mình ý thức bảo vệ cảnh quang sư phạm, giữ gìn môi trường nhà trường xanh - sạch - đẹp, tạo môi trường học tập tốt hơn, đẹp hơn. Lê Mai

Đầu thế kỷ 19, Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây. Ngày nay, làng Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi. Hệ thống đường xá của Đường Lâm rất đặc biệt vì chúng có hình xương cá. Với cấu trúc này, nếu đi từ đình sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh. Một điểm đặc biệt là Đường Lâm còn giữ được một cổng làng cổ ở làng Mông Phụ. Đây không phải là một cổng làng như các cổng làng khác ở vùng Bắc Bộ có gác ở trên mái với những mái vòm cuốn tò vò mà chỉ là một ngôi nhà hai mái đốc nằm ngay trên đường vào làng. Cũng ở làng Mông Phụ có đình Mông Phụ - được xây dựng năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông) - là ngôi đình đặc trưng cho đình Việt truyền thống. Sân đình thấp hơn mặt bằng xung quanh nên khi trời mưa, nước chảy vào sân rồi thoát ra theo hai cống ở bên tạo thành hình tượng hai râu rồng. Hàng năm, đình tổ chức lễ hội từ mùng Một đến mùng Mười tháng Giêng âm lịch với các trò chơi như thu lợn thờ, thi gà thờ... Về nhà cổ ở Đường Lâm có 956 ngôi nhà truyền thống trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt có 441, 350 và 165 nhà. Cò nhiều ngôi nhà được xây dựng từ rất lâu (năm 1649, 1703, 1850...). Đặc trưng của nhà cổ truyền thống ở đây là tất cả đều được xây từ những khối xây bằng đá ong. Sau khi tham quan Đường Lâm, CLB tiếp tục lên xe tới Đền Và, nghỉ trưa tại Đồi Keo, tiếp tục xuất phát tới thành cổ Sơn Tây, Chùa Thầy. Tại đây, CLB đã vào hang Cắc Cớ tới 6h tối kết thúc cuộc hành trình. Tuy cả một ngày vất vả nhưng ai ai cũng vui vẻ vì có được một chuyến đi đầy bổ ích như vậy.

Một ngày với Du lịch xanh

Phi Hùng

N

gày 11/10/2012, CLB Du lịch xanh đã tổ chức một buổi tập huấn tại công viên Bách Thảo nhằm nâng cao tầm hiểu biết về nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch cũng như tăng thêm sự đoàn kết của các thành viên. Mặc dù điều kiện thời tiết không thuận lợi, cùng với một số khó khăn trong công tác tổ chức nhưng buổi tập huấn vẫn diễn ra suôn sẻ và đọng lại trong tâm trí của tất cả các thành viên tham gia những ấn tượng khó quên! Phần đầu của buổi tập huấn, Chủ nhiệm của CLB - anh Đỗ Thanh Tùng cùng với 2 cố vấn của CLB là anh Vinh bên SVT Group và anh Minh - Cựu Chủ nhiệm CLB đã giúp các thành viên DLX trau dồi thêm kiến thức về ngành nghề mà chúng ta đang theo đuổi. Với cách đặt vấn đề bằng các câu hỏi và đáp, các kiến thức mà DLXers thu thập được chắc hẳn sẽ rất hữu ích trên bước đường tương lai. Tiếp theo chương trình, nhiều lần phải di chuyển do trời mưa lớn nhưng cũng không làm giảm đi tinh thần nhiệt tình của các DLXers. Các đội chơi tiến vào phần thi Kiến thức về Hà Nội. Trải qua những câu hỏi khó, các đội chơi đã thể hiện rõ tinh thần tập thể cao độ khi liên tục đưa ra những đáp án chính xác. Sau khi đã ăn trưa tại công viên, các DLXers tiếp tục bước vào phần thi Tài năng. 4 đội chơi, 4 màu sắc khác nhau. Mỗi đội lại có một tiết mục làm cả Ban giám khảo cũng như khán giả được một phen cười nghiêng ngả! Với sự cố vấn của anh Hùng, anh Minh và anh Tùng, sau phần thi này, các đội chơi chắc chắn đã rút ra được những ưu nhược điểm cho mình. Cuối buổi tập huấn, chương trình game show mà anh Tùng cũng như anh chị ở SVT Gr mang lại đã đẩy cao sự tập trung và sự kiên nhẫn cho cả 4 đội chơi “Tên là gì”. “Nguy hiểm”, “Diệp Long”, “Tắc kè hoa”. Kết thúc các phần chơi, tất cả đều hân hoan mừng thành quả của mình bằng những phần quà tuy nhỏ nhưng nhiều ý nghĩa! Kết thúc buổi tập huấn, hi vọng tất cả các thành viên đều có những trải nghiệm thú vị và khó quên cùng CLB. Chúc CLB ngày càng thành công và sẽ có thêm những kỉ niệm tuyệt vời! :) Bài: Ni Sói Ảnh: Thùy Plump Nga Shushu (CLB Du lịch xanh)


TRUYỆN NGẮN - THƠ đoan là thật 100%: thầy Hào đã li thân vợ. Hàng loạt những câu hỏi mà chúng tôi đặt ra: “vì sao thầy lại li thân vợ?”, “Vợ thầy có vấn đề hay chính thầy có vấn đề?” v..v và v..v, rồi cùng theo đó là hàng loạt các dự đoán cho câu trả lời. Cuộc thảo luận đang rôm rả, sẽ không thể kết thúc nếu … cô giáo chủ nhiệm tôi xuất hiện. “ Thầy Hào phải đi cấp cứu, hôm nay lớp sẽ được nghỉ tiết 5 và học bù vào thứ 6”, cô còn nói thêm “ thầy, cô giáo cũng là con người, cũng có cuộc đời và số phận riêng, các em hãy biết tôn trọng điều đó!”. Chúng tôi đều đồng thanh “vâng” nhưng dường như tiếng “vâng” trong tôi không thoát ra ngoài được. Một hiều nay, giờ tan tầm, trong ngày học nặng nề trôi qua, cả lớp dòng người đổ về thị trấn nhỏ không một ai dám nhắc đến hai bé mang cái tên “ Chợ ngựa mới” tiếng “Thầy Hào” nữa. – Si Ma Cai, tôi bất giác nhận ra một dáng hình quen thuộc đến Thầy ốm, phải nằm viện tỉnh, gần gũi, “ Thầy…. thầy Hào… chúng tôi cũng không đủ điều kiện thầy Hào ơi!”, bước chân tôi chạy để đi thăm thầy. Thứ 4, thứ 5, rồi nhanh dần, cố với theo trong cơn đến thứ 6, thầy Hào xuất hiện. Vẫn mưa mù là lạ đầu tháng ba. Người dáng vẻ ấy, nhưng tôi cảm nhận đàn ông nghe thấy tiếng gọi quay đôi chân thầy bước khó khăn hơn. đầu lại, mỉm cười, nhưng tôi chợt Một giờ học tiết 5 mà chẳng ai tỉnh, ông không phải thầy Hào. Tôi trong chúng tôi cảm thấy đói hay bước chân đi tiếp trên con đường, mỏi mệt. Là vì, giờ học đó, chúng hình ảnh một người thầy mà tôi ấn tôi không những được thầy dạy về tượng nhất lại trở về trong tôi. kiến thức, mà từ thầy, chúng tôi Thầy có cái tên thật giản dị - Thầy hiểu thầy đang cố gắng chống trọi Hào, một dáng đi không hoàn với bệnh tật để lên lớp với chúng thiện, một bộ quần áo bộ đội cùng tôi. một đôi dép quai hậu nhựa đã làm - Thưa thầy…,- lớp trưởng đứng lên hình ảnh thầy khác hẳn với các lên - Chúng em muốn xin lỗi thầy thầy, cô giáo trong trường. Tôi là về giờ học đầu tiên ạ…chúng em lưu học sinh của trường THPT số chưa thật sự tôn trọng thầy… 1 huyện Bảo Thắng. Ngày đó, tôi Với giọng nói nhẹ nhàng, thầy Hào ghét học môn toán lắm, vì vậy mà đã chấp nhận lời xin lỗi của chúng tôi ghét luôn cả thầy, cô dạy môn tôi. “Thầy hi vọng các em sẽ không toán. Năm lớp 12, thầy được phân bao giờ tái phạm nữa nhé!”. Tất cả công dạy môn toán lớp tôi, giờ tập thể lớp tôi đều vui vẻ ra về. đầu tiên lên lớp, với dáng vẻ bước thấp bước cao của thầy, cả lớp tôi Học kỳ một kết thúc, tôi được hơn đã cười ầm lên, thầy vẫn mỉm cười sáu phẩy môn toán, một sự nỗ lực lại, gật đầu chào chúng tôi. Được lớn nhất mà hơn 11 năm học qua thể, chúng tôi đắc trí lắm, những “ tôi đạt được. Hôm sơ kết học kỳ, tư tưởng lớn” của các cô cậu học thầy Hào cũng có mặt. Tôi vinh trò tự thấy mình không cần thiết dự được đứng trong số những phải tôn trọng người đứng trên bục học sinh đạt thành cao trong học giảng kia. Cả tôi, tôi cũng nghĩ một tập. Được trao giấy khen và phần người không hoàn thiện về dáng thưởng, tôi còn được nhận thêm hình thì sao có đủ trình độ và kiến nụ cười rạng rỡ, ấm áp động viên, thức để dạy chúng tôi cơ chứ! Sau khích lệ của thầy. Kết quả mà tôi lời giới thiệu ngắn gọn cùng một đạt được, từ đáy lòng mình, là lời số yêu cầu về bộ môn của thầy, xin lỗi chân thành nhất của tôi đối chúng tôi bắt đâù bài học. Giờ học với thầy. trôi qua thật nhanh, 45 phút mà tôi cứ ngỡ chỉ vài phút, không phải vì Qua học kỳ một, thầy vẫn tiếp tục thầy giảng hiểu bài bởi chúng tôi dạy môn toán chúng tôi. Thỉnh đâu có chú ý, mà đó là một tiết thoảng, căn bệnh cũ của thầy tái học ( trong đầu óc non nớt của tôi phát, tôi thấy khuôn mặt thầy nhăn khi đó) tôi cảm thấy rất thoải mái, lại, chỉ chút ít thôi, nhưng tôi hiểu chúng tôi có thể nói chuyện, làm cơn đau đang chiếm hữu cơ thể việc riêng và thầy Hào đã không thầy. Vậy mà, thầy tôi vẫn miệt mài, hề biết. miệt mài mang đến cho chúng tôi một khoảng trời kiến thức, tận tụy Sáng hôm sau, vừa bước vào lớp, giảng từng bài toán khó hay dạy cái Luân đã mang đến một thông học sinh cách làm một dạng bài. tin mới mẻ và càng ngạc nhiên Quan niệm trong hơn 11 năm qua hơn trong câu chuyện mà nó cam của tôi đã thay đổi. Trước với tôi

THẦY HÀO C

môn toán là khô khan, là khó hiểu, thì giờ nó thật đơn giản và dễ dàng. Từ phương pháp dạy của thầy mà tôi thấy rất hiểu bài. Thầy không yêu cầu qúa cao ở một học sinh trung bình như tôi, với thầy một học sinh trung bình chỉ cần nắm và giải quyết được các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa. Thầy còn dạy chúng tôi sống phải có niềm tin vào chính bản thân mình. Và, từ cách động viên của thầy, tôi đã dám giơ tay lên bảng. Lần 1, lần 2, rồi lần 3 tôi cũng đã tự mình làm đúng được một bài toán. Điểm 9 ấy là niềm vui mà mãi đến giờ tôi không thể nào quên.

sinh những con chữ, những bài học, giống như năm xưa, thầy tôi đã làm với chúng tôi.

Thế rồi chúng tôi cũng phải bước vào kỳ ôn thi tốt nghiệp. Thời tiết mùa hè, cái nắng oi ả như muốn thiêu muốn đốt muôn loài. Vẫn bộ quần áo ấy, dáng đi ấy, thầy tận tình trong những buổi ôn luyện cho chúng tôi, cố gắng rèn cho chúng tôi những kỹ năng và dạng bài cơ bản nhất. Dường như cái nóng nực không đủ sức làm vơi đi bầu nhiệt huyết với nghề, tình yêu với lũ học trò. “Thầy hy vọng tất cả thành viên của lớp 12A6 đều đỗ tốt nghiệp, để các em được bước vào con đường tương lai mà mình đã chọn”, “Mai này, các em có thể là người thợ, công nhân, bộ đội, giáo viên, bác sỹ hay tiến sỹ, thầy vẫn mong các em biết yêu nghề và quý trọng con người”. Lời thầy dạy chúng tôi ở buổi học cuối cùng vần khắc mãi trong tâm khản tôi.

Phạm Thị Thu Hiền

Tốt nghiệp lớp 12, tôi đăng ký thi vào ngành sư phạm. Năm thứ nhất, tôi bị thiếu 1 điểm nên không đỗ. Tôi tiếp tục ôn luyện năm thứ hai, nhờ quyết tâm và nỗ lực theo đuổi mục đích của mình, tôi đã đỗ trường cao đẳng sư phạm tỉnh. Ra trường, tôi được nhận công tác lên huyện Si Ma Cai - một huyện mới được thành lập và còn gặp rất nhiều khó khăn. Ở đây, mọi thứ đều thiếu thốn, ngày đầu tiên lên lớp nhìn những chiếc váy, những bộ quần áo nhuốm đất, những khuôn mặt lấm lem của các em học sinh, những đôi mắt tròn ngây thơ nhìn tôi như ngày xa lạ khiến tôi ứa nước mắt. Phong tục và cách sống, sinh hoạt của người dân bản địa cũng khác hẳn những gì mà tôi tưởng tượng, chán nản tôi đã muốn bỏ về nhà với bố mẹ. Nhưng rồi tôi đã không làm thế, “ …các em hãy biết yêu nghề và quý trọng con người”, lời dạy của thầy đã giữ tôi lại, kịp ngăn chặn và xoá bỏ cái ý nghĩ xấu xa tồi tệ kia trong đầu tôi. Năm thứ hai ở vùng cao là năm thứ hai tôi thấy mình càng gắn bó với mảnh đất này, con người nơi này, đặc biệt là với lũ học trò nhỏ của tôi. Tôi đã, đang và sẽ vượt qua mọi khó khăn để truyền đến các em học

Tôi với tay bật lại bài hát “Người thầy” màtừ lâu tôi đã thuộc làu cả phần lời lẫn phần nhạc. “Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa, từng ngày giọt mồ hôi rơi nhẹ trang giấy…”. Chính sự “lặng lẽ” của thầy đã dạy nên trong tôi bao bài học, bài học về sự tha thứ, bao dung học sinh; Bài học về lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề; và hơn cả là bài học về “tình yêu nghề và quý trọng con người”.

THẦY Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi ... Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại Mái chèo đó là những viên phấn trắng Và thầy là người đưa đò cần mẫn Cho chúng con định hướng tương lai Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ...

Bá Thức (sưu tầm)


CƯỜI NGHIÊNG NGẢ ☺Việc ai nấy làm☺ Một giáo sư nói với một sinh viên ngủ gật trong lớp: miss 2in1 2012 và á khôi 2 cùng nhau “tạo dáng” trước các phóng viên và “fan hâm mộ”...

Nữ sinh Văn hóa học đang cầu nguyện cho điều gì đây???

- Anh không thấy bất tiện khi tôi đang giảng bài mà anh ngủ gật sao? - Thưa giáo sư, không có gì, xin giáo sư cứ giảng tự nhiên ạ!

☻ Bá đạo ☻ Một anh sinh viên bước vào của hàng điện thoại di động: - Ở đây có bán Iphone không chị? - Dạ có thưa anh. - Vậy có Galaxy S3 không chị? - Dạ có… - Thế có HTC Xentino không? - Chị bán hàng hí hửng: có luôn anh ạ. - Vâng! Thế chị cho em cái thẻ viettel 10k nhé!

Đất nước có những “chiến sĩ” như này còn lo ngại gì chiến tranh nữa...☺

CHÚC BÉ NGỦ NGON “fan cuồng” của miss 2in1 2012!

☺ Cùng một người ☺ Thầy giáo điểm danh: A, có không? Dưới lớp: Dạ... Thầy tiếp: B, có không? Dưới lớp: Vâng... Thầy tiếp: C, có không? Dưới lớp: Thưa có! Thầy nhấc kiếng: Ủa, lớp này thưa mỗi em một kiểu ha! Dưới lớp: Dạ, để thầy hổng phát hiện ra cùng một đứa thưa đó thầy!

☺☻☺☻☺☻☺☻☺☻☺☻☺☻☺☻☺☻

☻ Thi ☻

=> BÁ ĐẠO => !!!

- Thi nghĩa là gì?

=>

☺☻☺☻☺☻☺☻☺☻☺☻☺☻☺☻☺☻

- Thi - ấy là một trò chơi, trong đó, một người biết thì không nói, còn những người khác nói thì không biết.

☺ Bài toán cộng ☺

CHẮC TRÊU!!!

Trong giờ số học, thầy giáo đã giảng thế nào là phép tính cộng. Sau khi giảng xong, thầy giáo đặt câu hỏi: - Thêm 1 vào 5, sẽ là bao nhiêu? Học trò im lặng. Thầy giáo nói tiếp: - Thí dụ, tôi cho các em 5 con chim bồ câu, rồi sau đó thêm 1 con nữa. Các em sẽ có bao nhiêu bồ câu? - Bảy! Thầy giáo ngạc hiên: - Sao lại bảy? Tại sao? Biên tập - sản xuất: CLB truyền thông - Trường ĐH Văn hóa Hà Nội Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ hucm@huc.edu.vn.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.