NỘI SAN SINH VIÊN VĂN HÓA - Số 4

Page 1

CÂU LẠC BỘ TRUYỀN THÔNG

NỘI SAN SINH VIÊN Tháng 03 - 2013 Số 04

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

Thaùng Thanh nieân

Nhieät huyeát Tuoåi treû

16

ÑAØO TAÏO Hoaït ñoäng Ñoaøn - Hoäi TÍN CHÆ 21

phaûi coù “FIRE”

facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn


Chào Tháng Thanh niên ! Mở đầu số Nội san sinh viên tháng 03/2013, thay mặt những người sản xuất, chúng tôi xin gửi tới những cán bộ, những thủ lĩnh Đoàn lời chúc mừng nồng nhiệt nhất. Chúc cho các thủ lĩnh, các đồng chí luôn mạnh mẽ, trẻ trung, giàu sức sống và nội lực! Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trải qua 82 mùa xuân nhưng ngọn lửa của sức trẻ, sự nhiệt huyết vẫn chảy trôi qua từng thế hệ, thế hệ trước truyền cho thế hệ sau để ngày càng bùng cháy hơn. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “Một năm bắt đầu từ mùa xuân Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” Và thanh niên chính là tuổi trẻ của đất nước. Thế hệ trẻ Việt Nam – họ đã làm gì ? Họ chính là những người dám nghĩ, dám làm, dám trải nghiệm. Với sức trẻ, lòng nhiệt tình họ sẵn sàng đi đến mọi nơi của Tổ quốc, từ biên giới đến hải đảo xa xôi để góp sức nhỏ bé của mình làm đẹp hơn hình ảnh đất nước dải hình chữ S. Họ có tri thức, họ có đủ khả năng để tìm kiếm, sáng tạo ra những điều mà nhiều người cho rằng đó là phi lý. Họ có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, biết kêu gọi cộng đồng hành động vì một thế giới tốt đẹp hơn. Và tất nhiên, thế hệ trẻ Việt Nam cũng tự hào sánh vai cùng các cường quốc 5 châu bởi họ không chỉ biết tiếp thu yếu tố hiện đại mà chảy trôi trong huyết quản là cả một bề dày truyền thống dân tộc lâu đời mà không phải quốc gia, dân tộc nào cũng có. Nằm trong chuỗi hoạt động kỉ niệm 82 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đoàn trường Đại học Văn hoá Hà Nội cũng tổ chức nhiều hoạt động tiêu biểu chào mừng hưởng ứng Tháng Thanh niên. Và những hoạt động đó chính là cơ hội để các bạn Đoàn viên, thanh niên – thế hệ trẻ của nhà trường thể hiện bản thân mình. Chúng tôi cũng xin chúc các bạn luôn gắn bó và tìm thấy lòng nhiệt tình thanh xuân của mình trong những hoạt động, phong trào Đoàn trong nhà trường. 82 năm là một chặng đường dài đánh dấu nhiều sự kiện, khẳng định sự lớn mạnh của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhưng đó cũng là sự trưởng thành của thế hệ Đoàn viên, thanh niên Việt Nam. Tôi và các bạn – chúng ta hãy hành động nhiều hơn nữa để chứng tỏ một thế hệ trẻ Việt Nam năng động, sáng tạo, nghị lực và trí tuệ. “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta ... Mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay!” Ban biên tập

facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn


HUC

Media Chịu trách nhiệm nội dung Phạm Văn Tám Những người thực hiện Mai Anh Tuấn Nguyễn Thị Tuyên Trần Thị Cúc Vũ Bá Thức Đỗ Duy Hoan Lê Thị Diệu Linh An Thanh Thảo Bùi Thị Hương Thảo Trịnh Thị Mai Phạm Thanh Nhàn Nguyễn Ngân Anh Nguyễn Phương Anh Kỹ thuật Nguyễn Thị Huyền Trang

Trong soá naøy Siêu thị thông tin .......................................4-7 Tiếng nói thầy cô Th.S Hoàng Trọng Nhất ..............................8-9 Tủ sách sinh viên ...................................10-11 Gương mặt sinh viên .............................12-13 Học, học nữa, học mãi Đào tạo tín chỉ .........................................16-17 Bước chân tuổi trẻ CLB Nhịp sống trẻ ..................................18-19 Cùng suy ngẫm Hoạt động Đoàn - Hội phải có “Fire” ..........21 Văn học - nghệ thuật ............................22-23 F5 Fashion .............................................24-25 Nụ cười sinh viên ........................................26

Ban biên tập xin được trân trọng cám ơn sự quan tâm, ủng hộ của Đảng ủy - Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trong trường và các bạn sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Đặc biệt, Nội san sinh viên tháng 03 - 2013 xin được gửi lời cám ơn chân thành tới Th.S Hoàng Trọng Nhất - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Văn hóa Hà Nội, bạn Bùi Văn Tới, CLB Nhịp sống trẻ đã nhiệt tình tạo điều kiện cho BBT hoàn thành bài viết. Cám ơn Champs - Quán ăn sinh viên đã tài trợ cho hoạt động của Nội san sinh viên. Chúng tôi rất mong muốn sẽ tiếp tục được nhận những ý kiến đóng góp, bài viết cộng tác từ các thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Mọi bài viết xin được gửi về địa chỉ hucmedia@huc.edu.vn. facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn


Siêu thị thông tin

CLB VOVINAM GIÀNH GIẢI BA TOÀN ĐOÀN TẠI GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM ĐH FPT MỞ RỘNG Trong 2 ngày 16 - 17/3/2013, tại Hòa Lạc Campus - trường ĐH FPT, CLB Vovinam trường ĐH Văn hóa Hà Nội đã cùng với 16 đội tuyển Vovinam đến từ các trường ĐH, CĐ, học viện khu vực miền Bắc tranh tài tại giải vô địch Vovinam ĐH FPT mở rộng 2013. Với tinh thần cọ xát, giao lưu, học hỏi, CLB Vovinam đã cử 11 VĐV cùng với 2 huấn luyện viên là Nguyễn Minh Hân và Lê Xuân Thức ghi danh tranh tài. Tinh thần thi đấu thoải mái, tự tin, chiến thuật rõ ràng cộng với quá trình tập luyện nghiêm túc, các VĐV đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi. Sau 2 ngày thi đấu, CLB Vovinam trường ĐH Văn hóa Hà Nội đã giành được 2 HCV và 9 HCB. Kết quả chung cuộc xếp thứ 3 toàn đoàn sau ĐH FPT (đội chủ nhà) và ĐH FPT Đà Nẵng. 2 HCV giành được là của 2 VĐV Hoàng Đức Hỷ ở nội dung Long hổ quyền đơn và VĐV Nguyễn Thị Liên Giang ở nội dung đối kháng nữ hạng cân 54 kg.

Các VĐV chụp ảnh kỷ niệm với những tấm huy chương danh giá. Hi vọng các thành viên của CLB Vovinam trường ĐH Văn hóa Hà Nội sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh của mình và bùng nổ trong thời gian tới. Hình ảnh sinh viên ĐH Văn hóa năng động, mạnh mẽ và cực kỳ thân thiện, hòa đồng đã được các thành viên CLB Vovinam quảng bá một cách rộng rãi tới các sinh viên trường bạn. Huyền Trang - Bá Thức

NGÀY HỘI TUYỂN SINH 2013 Chủ nhật 10/3/2013 tại sân trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Ngày hội tuyển sinh - tư vấn hướng nghiệp 2013 đã được tổ chức. Trường ĐH Văn hóa Hà Nội năm nay tham gia ngày hội với sự chuẩn bị, đầu tư công phu từ gian hàng, âm thanh, đội ngũ thầy cô giáo, các bạn sinh viên tình nguyện tham gia hỗ trợ. Tại gian hàng của trường, các bạn học sinh cấp Các bạn học sinh mặc áo cử nhân chụp ảnh với Á III đã được các thầy cô giáo ở Phòng Đào tạo giải hậu 2 Hoàng Anh. đáp mọi thắc mắc cũng như những khó khăn trong Imiss Thăng Long Ngô Thị Hằng Nga. Các tiết quá trình làm hồ sơ thi ĐH vào trường năm 2013. mục văn nghệ tuyệt vời của Nhật Trang (AN4), Gian hàng trường ĐH Văn hóa Hà Nội cũng là Xkey band cũng làm nóng thêm bầu không khí. gian hàng thu hút đông đảo các bạn học sinh, sinh Hi vọng chúng ta sẽ được đón thật nhiều viên đến tham quan trong ngày chính hội. Tại đây, những tân sinh viên tài năng đến với mái trường các bạn được xin chữ ông đồ, mặc áo cử nhân chụp ĐH Văn hóa Hà Nội trong năm học 2013 - 2014. ảnh với Á hậu 2 Đỗ Hoàng Anh, hotgirl Hà Lade, Huyền Trang

4 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn


CHÙM HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG 82 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Hướng tới kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2013), Đoàn trường ĐH Văn hóa Hà Nội đã phát động một chùm các hoạt động chào mừng với các cuộc thi cầu lông, nhảy dân vũ (flashmob), thi đá cầu. Các hoạt động đã được triển khai đến các khoa, các lớp ngay từ những ngày trung tuần tháng 3. Số lượng các bạn đoàn viên, SV khoa Ngôn ngữ và văn hóa quốc tế hết mình trong sinh viên đăng ký tham gia đã đông ngoài điệu nhảy dân vũ dự kiến của BTC. Đây thực sự là một dấu trường ĐH Văn hóa Hà Nội. Tất cả lực lượng hiệu đáng mừng cho phong trào hoạt động Đoàn - Hội của trường ĐH Văn hóa Hà Nội. tham gia đều đang gấp rút tập luyện để thể hiện hết Sân nhà Giáo dục thể chất là địa điểm tập kết mình trong đêm thi chung kết. Hãy cùng đến xem cho chuỗi các hoạt động. Trong những ngày diễn và cổ vũ hết mình cho “gà nhà” của mình nhé! Ngôi vị cao nhất sẽ thuộc về đội nào??? ra các vòng thi, nơi đây luôn đông nghẹt người và tiếng cổ vũ, hò reo. Cuộc thi thu hút được sự quan Sự áp đảo của Văn hóa học hay sự tươi tâm đặc biệt của các bạn sinh viên chắc chắn là trẻ của Ngôn ngữ và văn hóa quốc tế? cuộc thi nhảy dân vũ (flashmob). Đây là lần đầu Câu trả lời sẽ có vào thứ 2 (25/3/2013). Phương Anh tiên, một cuộc thi nhảy tập thể được tổ chức tại

ĐẠI THẮNG TẠI NGÀY THƠ VIỆT NAM 2013 Trong trận ra quân đầu tiên của năm 2013, trường ĐH Văn hóa Hà Nội đã có một kết quả ngoạn mục khi giành giải Nhất toàn đoàn trong Ngày thơ Việt Nam 2013 tổ chức tại Văn Miếu. Ngay từ khi có kế hoạch về ngày thơ Việt Nam 2013, BGH nhà trường đã chỉ đạo phòng Công tác sinh viên, Đoàn trường chuẩn bị thật tốt cho trận ra quân đầu xuân Quý Tỵ. Cả thầy và trò đến từ các khoa Viết văn - Báo chi, Quản lý Văn hóa - nghệ thuật, ... đã cùng nhau bàn bạc, thảo luận ý tưởng, tập luyện thật kỹ chờ ngày công xuất. Với chủ đề “Tuổi trẻ với Tổ Quốc”, trường ĐH Văn hóa Hà Nội mang đến ngày hội những tiết mục được dàn dựng công phu, mang âm hưởng sử thi hoành tráng, tiết mục mang tên “Đất nước”

Biểu diễn tiết mục Đất nước

trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng” (Nguyễn Khoa Điềm) và màn múa hát “Việt Nam đất nước Tiên Rồng” đã gây ấn tượng cho Ban giám khảo và đông đảo khán giả tham dự Hội thơ. Đây cũng là sân chơi lý tưởng cho các tài năng thơ trẻ được thắp sáng. Sinh viên Kim Nhung (Những chuyến đi dài hơn cuộc đời), Lê Hiệp (Về quê) đã giành được giải Nhì và Ba tại ngày hội. Bên cạnh đó, các tác phẩm của Lữ Thị Mai, Phùng Hương Ly cũng được đánh giá khá cao. Thanh Nhàn

facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 5


KHOA VĂN HÓA HỌC TUNG “ĐỘC CHIÊU” TRƯỚC MÙA TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG 2013 Để chuẩn bị cho một mùa tuyển sinh Đại học, Cao đẳng thành công, khoa Văn hóa học đã xây dựng một chiến lược PR quảng bá, giới thiệu về khoa hướng tới các bạn học sinh cấp III đang trong giai đoạn nước rút hoàn thành hồ sơ dự tuyển. Hình thành từ năm 2008, khoa Văn hóa học đang dần định hình phong cách và xây dựng được một thương hiệu riêng cho mình. 04 năm Sinh viên Văn hóa học trong chuyến đi thực tế tại xây dựng và phát triển, khoa Văn hóa học với Nam Định 02 chuyên ngành đào tạo chính (Nghiên cứu đang và sẽ tiếp tục hướng đến trong thời gian tới. Văn hóa và Văn hóa Truyền thông) và thật nhiều Chỉ trong một thời gian ngắn (1 tuần), 2 tác những hoạt động, phong trào như điền dã, học phẩm của thầy và trò khoa Văn hóa học đã được thực tế, biểu diễn văn nghệ, nhảy flashmob... “public” rộng rãi trên mạng internet, FB cũng Với mong muốn tiếp nối những truyền thống như mọi nguồn thông tin đại chúng có thể. Hãy tốt đẹp của khoa, Ban chủ nhiệm khoa đã đưa ra cùng chờ đón những thành viên mới đến với đại ý tưởng xây dựng các clip giới thiệu về khoa, về gia đình Văn hóa học trong năm học 2013 - 2014. ngành học cũng như mọi điều mà Văn hóa học đã, Quỳnh Anh

BẢNG TIN GIẢNG ĐƯỜNG ĐÃ “HỒI SINH” Chiếc bảng tin màu xanh xanh thân yêu đã chính thức “tái xuất giang hồ” sau một thời gian im hơi lặng bóng ☺ Đầu năm học 2013, các bạn sinh viên trường ta đã có cơ hội được chiêm ngưỡng hai “em” bảng tin đáng yêu và cực kỳ hữu ích được lắp ở cổng giảng đường B. Mọi thông tin, hoạt động, Cánh cổng này ai còn nhớ? kế hoạch của nhà trường, của các khoa, các CLB Sau thời gian mòn mỏi trong vô vọng, vào giữa đều được trưng dụng hết ở bảng tin. Khi đó, mỗi tháng 03, các em đã thực sự quay trở về với một khi có ai đi học muộn, không kịp chạy qua “cánh vị trí mới (02 đầu chân cầu thang giảng đường B). cửa tử thần” thì lại có thể đứng chờ và đọc hết Có vẻ vị trí mới này khá bắt mắt và thuận tiện cho mọi thông tin ở bảng tin. Một công đôi việc ☻ các bạn sinh viên theo dõi cũng như quan tâm tới. Thế nhưng, khi mà cánh cổng giảng đường B Giờ đây, chúng ta lại có thể nắm bắt mọi thông bị đập đi, hai em bảng tin cũng đã mất hút trong tin, hoạt động tại bảng tin. Việc lắp lại bảng tin sự hiếu kỳ, tò mò của các bạn sinh viên. Không cũng là một điều tốt, tránh được tình trạng dán biết, hai “đứa” đã đi về đâu? Khi nào thì sẽ quay giấy lung tung bừa bãi của một số người. trở về? Huyền Trang

6 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn


TẮT ĐÈN BẬT Ý TƯỞNG Với ý tưởng làm một điều gì đó có ích cho Trái Đất, cho sự sống của chính chúng ta, BOO - thương hiệu thời trang được các bạn trẻ yêu thích đã phát động cuộc thi “Tắt đèn bật ý tưởng”. Cuộc thi đã bước sang năm thứ ba liên tiếp. Năm nay, Ban tổ chức cho biết cuộc thi “Tắt đèn bật ý tưởng 2013” hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái Đất 2013 với thông điệp “Chúng tôi cần những chiếc áo của bạn để giải cứu hành tinh – We need your T-shirts to save our planet” đã nhận được quan tâm, ủng hộ nhiệt tình từ đông đảo các bạn trẻ. Ngày 20/3, đêm chung kết và trao giải cuộc thi đã được tổ chức tại Indochina Plaza Hà Nội. Sau cuộc thi, 12 thiết kế đoạt giải sẽ được in trên 1.200 chiếc áo phông Bò Sữa và bán gây quỹ thực hiện các hoạt động môi trường dành cho

Logo của cuộc thi năm nay

thanh thiếu niên. Những chiếc áo phông này sẽ là công cụ truyền tải thông điệp Giờ Trái Đất một cách hiệu quả và lâu bền tới cộng đồng giới trẻ Việt Nam. Toàn bộ lợi nhuận thu được từ việc bán áo năm 2013 sẽ được đầu tư vào dự án “Bỏ rác vào thùng – Anh hùng đất Việt”. Hi vọng sau cuộc thi này, mỗi người trẻ chúng ta sẽ có thêm những cái nhìn mới và có sự thay đổi tích cực trong nhận thức cũng như hành động dành cho môi trường, cho chính cuộc sống của mình và cộng đồng. Ngân Anh

TẬP HUẤN KỸ NĂNG ĐOÀN - HỘI TẠI ĐỒNG MÔ - HÀ NỘI Nhằm bồi dưỡng, tập huấn các kĩ năng công tác Đoàn – Hội cho các thủ lĩnh trẻ, là các chủ nhiệm, phó chủ nhiệm của các CLB sinh viên trong nhà trường, Văn phòng Đoàn – Hội đã tổ chức đợt tập huấn tại Đồng Mô Hà Nội trong 2 ngày 23-24/3/2013. Chương trình tập huấn có sự tham gia của các khách mời là đại diện của BCH Đoàn trường, BCH Hội sinh viên, Phòng công tác sinh viên, Ban điều hành các CLB sinh viên tình nguyện... Chương trình Chương trình đã thu hút được sự tham gia của hơn 150 cán bộ Đoàn - Hội đến từ các chi đoàn, các CLB Sinh viên tình nguyện trong trường. Đây là chuyến tập huấn thứ hai trong năm dành cho các cán bộ Đoàn - Hội (đầu năm là chuyến đi tập huấn tại Thung Nai - Hòa Bình) với mục đích nâng cao, phát triển các kỹ năng mềm, tạo mối liên kết giữa các thế hệ cán

Anh Nguyễn Trung Dũng chia sẻ các kỹ năng với cán bộ Đoàn - Hội bộ Đoàn - Hội trong trường. Trong thời gian buổi tập huấn diễn ra, đã có rất nhiều những kinh nghiệm được sẻ chia, những kỷ niệm được tạo ra. Các bạn đoàn viên, sinh viên tham gia chuyến tập huấn đã thực sự được trải qua những giờ phút sinh hoạt, làm việc, lao động hết sức vui vẻ và bổ ích. Chắc chắn sau chuyến đi lần này, sẽ có không ít những tình bạn mới, những mối quan hệ mới được “thiết lập”.

facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 7


Tiếng nói thầy cô

ThS Hoàng Trọng Nhất

ĐỂ ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI MÃI MÃI LÀ MÙA XUÂN “Giờ học Triết đã không còn khô khan và buồn tẻ với mình nữa. Thầy cho mình cảm hứng học Triết bằng phương pháp dạy dễ chịu, thoải mái, nhưng sức nhớ lại rất lâu. Thầy rất vui tính, dễ gần và hiểu tâm lý sinh viên.” Trịnh Mai (VB2)

PV: Được biết Thầy từng du học tại Nga, Thầy có thể chia sẻ sự giống và khác giữa môi trường học tập tại Nga và Việt Nam ? Thầy Hoàng Trọng Nhất: Tính đến nay đã ¼ thế kỷ tôi được may mắn trải qua cuộc sống sinh viên ở Liên bang Cộng hòa XHCN Xô – Viết, dưới Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Lêningrat. Vì vậy sẽ là chủ quan nếu so sánh một cách chung chung sự giống và khác nhau giữa môi trường học tập tại Nga và Việt Nam theo câu hỏi đặt ra (vì từ bấy đến giờ tôi chưa được trở lại Nga). Tôi chỉ có thể nêu lên một đôi điểm về nhận xét của tôi trong bối cảnh những năm cuối của thập kỷ 80 ở thế kỷ trước – khi tôi về nước không bao lâu và đảm nhiệm công việc dạy học tại trường.

Có lẽ điểm giống nhau rõ nhất là ở đâu thì trường đại học cũng là điểm đến của những hoài bão về tri thức và sự khám phá; điểm xuất phát của những ước vọng được cống hiến và thành đạt (có lẽ vì vậy mà ở thời chúng tôi có câu ca: “Cổng trường đại học cao vòi vọi / mười anh thi thì chín người rơi”). Điểm khác về môi trường học tập thì do hoàn cảnh khác nhau của 2 nước nên theo tôi là khá rõ. Về cơ sở vật chất thì các trường đại học của Liên xô đúng là “hoành tráng” – theo chữ dùng khá thông dụng của các bạn trẻ hôm nay. Trường đại học đúng là “lâu đài khoa học”, là “thánh đường” của sự học. Bên cạnh đó là sự khác biệt khá rõ về tổ chức đào tạo. Nền giáo dục Xô – Viết đã đặt người học vào vị trí trung tâm. Họ

8 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn

quan niệm đã là sinh viên tức là công dân rồi. Sinh viên phải tự chủ toàn bộ cuộc sống, học tập, rèn luyện của mình. Vẫn là phương thức đào tạo niên chế nhưng chúng tôi không có cái gọi là đơn vị lớp như của chúng ta. Chúng tôi lên lớp nghe giảng là theo môn và khóa học (lớp thường rất đông, chẳng cần ai điểm danh). Chỉ khi thảo luận mới theo lớp chia nhỏ. Do đó sinh viên là bình đẳng, không ai lãnh đạo ai, và không thấy Ban cán sự lớp. Thời gian nghe giảng và thời gian thảo luận thường bằng nhau. Vì vậy dù thời khóa biểu không quy định học cả ngày nhưng chúng tôi hầu như ở trường từ sáng đến tối. Nếu không lên lớp thì phải ở trong thư viện đọc tài liệu chuẩn bị cho bài thảo luận cho những môn học tiếp theo.


PV: Nói như vậy là tính tự chủ của sinh viên được đề cao, vậy với đội ngũ giảng viên thì sao, có lẽ sẽ có cách thức tổ chức hoạt động khá linh hoạt? Thầy Hoàng Trọng Nhất: Đây cũng là một điểm khác biệt, và có thể nói là một điểm khác hơi tế nhị. Những giờ lên lớp nghe giảng, chúng tôi thường được nghe các giáo sư, phó giáo sư nổi tiếng thuyết trình. Những thầy này không làm nhiệm vụ hướng dẫn thảo luận. Và giáo sư, phó giáo sư không nhất thiết suốt đời có chức danh này. Trong những năm tôi học, có vị năm nay là phó giáo sư nhưng năm sau là trợ giảng, năm sau nữa lại là phó giáo sư. Như vậy, nền giáo dục Xô – Viết tạo ra một cơ chế mà ở đó cả thầy và trò buộc phải tự phấn đấu vươn lên hàng ngày. Hiện nay chúng ta đang thực hiện phương thức đào tạo tín chỉ phải chăng là để tạo ra cơ chế đó ?! PV: Từng là Bí thư Đoàn trường, nay là Phó Hiệu trưởng nhà trường, là một giảng viên, thầy cân bằng và tìm hứng thú trong mỗi công việc như thế nào? Thầy Hoàng Trọng Nhất: Tôi nghĩ, từ đầu những năm 90 tôi làm Bí thư Đoàn trường, hiện nay tôi làm Phó Hiệu trưởng thì đều là chức vụ kiêm nhiệm cả. Chức danh của tôi là giảng viên chính cơ mà, vì vậy lúc nào tôi cũng “được dạy”, nghĩa là luôn được làm việc với sinh viên – tuổi trẻ. Và nhờ không bị “mất dạy” nên có điều kiện thực hiện tốt các chức vụ kiêm nhiệm. Những chức vụ mà tôi được phân công đảm nhiệm đều ở trong Nhà trường, đều được sinh viên gọi là Thầy

giáo. Nghĩa là đều được tham gia vào sự nghiệp cao cả: trồng người. Niềm hứng thú lớn nhất của tôi (và chắc còn của nhiều thầy / cô khác) chính là ở điểm này. Ngoài ra, dù ở cương vị nào thì tôi cũng thấy mình được hạnh phúc vì được làm việc với tuổi trẻ. Chính tuổi trẻ của các bạn đã tiếp cho chúng tôi thanh xuân. Vì vậy tôi thấy không cần thiết phải đi tìm sự cân bằng và hứng thú nào khác nữa. Tuy nhiên, khi làm Bí thư Đoàn thì trách nhiệm với phong trào Đoàn đòi hỏi trực tiếp, cụ thể hơn. Khi làm Phó Hiệu trưởng thì trách nhiệm trực tiếp hơn là trước Hiệu trưởng (mảng công việc được phân công phụ trách), trước đội ngũ cán bộ giảng viên, trước toàn thể sinh viên. PV: Ngày 26/3 đang đến gần, Thầy có thể chia sẻ nhiều hơn những kỷ niệm về thời sinh viên, quãng thời gian hoạt động phong trào thanh niên được không ạ ? Thầy Hoàng Trọng Nhất: Chắc những ai đã qua cái thời sinh viên thì đều thấy tiếc nuối những kỷ niệm không thể nào quên. Mà hình như càng lùi xa ta lại càng nhớ những kỷ niệm này. Thật khó để chia sẻ với các bạn không chỉ vì có quá nhiều kỷ niệm, mà còn vì kỷ niệm là sự trải nghiệm của mỗi con người cụ thể, trong những hoàn cảnh cụ thể. Cái thời sinh viên và hoạt động Đoàn của chúng tôi là ở nước ngoài, nghĩa là trong môi trường cạnh tranh với sinh viên, tổ chức thanh niên của nhiều nước và không có nguồn ngân sách nào hết. “Con gà tức nhau tiếng gáy” mà. Cho nên nhắc đến kỷ niệm thời ấy trong tôi ùa về trước hết

là những hôm chúng tôi đi tìm nhặt vỏ chai đem đổi để qua bữa chỉ vì mấy hôm trước đã vung tay quá trán chi hết phần còn lại của học bổng cho một hoạt động đối ngoại. Nhưng nói chuyện này ai mà có thể tin được. Dù sao tôi cũng nói ra rồi. Thôi vậy nhé ! PV: Thầy muốn nhắn gửi gì đến các thủ lĩnh Đoàn, các thanh niên, đoàn viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội ? Thầy Hoàng Trọng Nhất: Ơ kìa, sao lại “nhắn gửi”? Tôi vẫn đang ở đây cùng với các bạn mà! Nếu được, tôi muốn nói cùng các bạn là: - Ai cũng có một thời tuổi trẻ, dù tuổi trẻ mỗi thời có những đặc thù về hoàn cảnh nhưng đều giống nhau là ở chỗ đều khát khao được khám phá, được cống hiến trong sự công bằng để khẳng định mình. Cho nên các bạn hãy tận dụng tốt nhất cái tuổi trẻ ấy của mình để mai này không có gì phải ân hận. - Trong thời tuổi trẻ ấy, ai đó được mọi người tôn vinh là thủ lĩnh thì cần phải “cảnh giác” để không bị ngộ nhận. Cần phải ý thức rằng mình đang có điều kiện khó khăn hơn để học tập, rèn luyện được tốt hơn. - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội của chúng mình có ngày thành lập trùng với sinh nhật Đoàn ta (26/3/1959). Có phải điều đó nhắc nhở chúng ta – các thế hệ hãy cùng nhau góp trí tuệ, sức lực và nhiệt huyết để trường ĐH Văn hóa Hà Nội mãi mãi là Mùa Xuân ! Rất cám ơn Thầy! Nguyễn Tuyên (ghi nhanh)

facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 9


Tủ sách sinh viên “Các bạn ở Nội san sinh viên nhờ tôi xây dựng một chuyên mục. Tôi không ngần ngại mà nói luôn rằng, hãy mở mục “Tủ sách sinh viên”. Mục đích của mục này là giới thiệu, chia sẻ những cuốn sách hay thuộc bất kì lĩnh vực nào. Tôi nghĩ rồi đây, hẳn sẽ có nhiều thầy cô giáo trong trường cùng giúp tôi duy trì “Tủ sách sinh viên”. Tôi cũng không quá bi quan rằng văn hóa đọc xuống cấp như nhiều người hoặc báo chí nóng vội thường nói. Sách hay vẫn xuất bản đều đặn, số lượng bản in tương đối nhiều, giá cả tăng trông thấy nhưng luôn bán hết. Vấn đề là phải tìm được sách hay mà thôi.” Th.S Mai Anh Tuấn

Những bài dã sử Việt “Sự hiểu biết quá khứ phải căn cứ trên những dấu vết để lại. Đó là khởi đầu bắt buộc. Và dù phải bồi đắp bằng suy luận, sự bám víu tài liệu – không lụy vì nó, không sử dụng tùy tiện nó, cũng là điều bắt buộc trong tiến trình làm việc […]. Tất nhiên mọi sự không phải đều có thể chứng minh song suốt, không có sơ hở. Nhưng một sự bắt đầu như thế bao giờ cũng quan trọng bởi vì có thể dẫn đến một định hướng đúng” (Những bài dã sử Việt - Tạ Chí Đại Trường, tr.189). Những bài dã sử Việt (Nxb Tri thức và Nhã Nam, H., 2011) là cuốn sách thứ ba của nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa Tạ Chí Đại Trường, người có gốc gác Bình Định nhưng hiện đang sống ở Hoa Kỳ, được [tái]xuất bản trong nước (1). Dù rằng những ai quan tâm sử Việt, với sự hỗ trợ của internet, đã có thể đọc gần như hầu hết các bài viết của ông, thì việc được sở hữu cuốn sách mới này chắc chắn vẫn có cảm giác ngỡ ngàng bởi tiếng nói Tạ Chí Đại Trường không dễ hiển thị ở nội địa. Cuốn Lịch sử nội chiến Việt Nam từ 1771 đến 1802 còn làm Nxb CAND khi tái bản phải thay tên (H., 2006) thì cuốn Thần, Người và Đất Việt (Nxb VHTT và Kiến Thức, H., 2006) cũng cần một gương mặt uy quyền - Dương Trung Quốc, Tổng thư kí Hội sử học, tiến cử và thúc giục in ấn. Và chính ông họ Dương, lần này, đã hạ bút: “Những khảo luận được viết nghiêm túc với bút pháp khoa học nhưng vẫn đầy cảm hứng, chính thế mà Những bài dã sử Việt trở nên thật hấp dẫn và bổ ích” khiến cuốn sách càng thêm trang trọng. Trên bìa sau của sách, một cách dứt khoát, tác giả đã giải thích: “Tôi dùng chữ dã sử theo nguyên gốc của nó, loại non-official history, đối

kháng với chính sử là của triều đình làm ra. Tên sách mang tiêu chí của tập hợp. Dù có lúc hơi đùa cợt nhưng tôi vẫn dành cho nhan sách của mình một ít nghiêm túc có thể thấy được trong các tập hợp đó”. Sự lựa chọn phương pháp nghiên cứu và cách thức diễn đạt những kết quả thu lượm, như điều ông xác thực, đã làm tính cách cuốn sách trở nên nổi bật. Đó, theo tôi, trước hết là cái nhìn khác về lịch sử, đối thoại và phản biện lại những gì đã mặc định bằng các chứng cớ và suy luận mới. Tư thế viết sử của tư gia khiến tác giả có điều kiện độc lập và kiên quyết độc lập với chính kiến, với mục tiêu dựng lại hồ sơ quá khứ như nó là chứ không phải như muốn là. Muốn vậy, theo tác giả, không thể bù đắp sự khuyết thiếu hay sơ lược của chính sử bằng các suy diễn của hiện tại, nhất là khi các suy diễn ấy bị điều chỉnh hoặc thao túng bởi các thế lực, động cơ khác nhau. Vì cái nhìn khác nên Tạ Chí Đại Trường đã đưa ra các kết luận khác về đình làng (bài Một trú sở Việt của thần linh: cái đình làng), về thần tích (Lịch sử một thần tích: Phù Đổng Thiên Vương) hay giải thích khác về lễ tịch điền (bài Những Hoàng đế - Điền chủ Đại Việt thế kỉ X-XIV); về chế độ nội hôn thời Trần (bài Phổ hệ và chế độ nội hôn của họ Trần)… Những kết luận ấy, trước khi bàn đúng/sai, thì luôn khiến người đọc bị thuyết phục bởi lập luận sắc sảo, chứng cớ đa nguồn và đặc biệt, bởi tinh thần khảo cổ học tri thức nghiêm túc, tỉ mỉ vốn là yêu cầu cốt tử của người viết sử. Kết quả từ tinh thần ấy là cuốn sách không ngừng mở rộng hướng dò thấu những điểm mờ, điểm chưa hoàn tất, lệch lạc của tiền nhân đặng hậu bổ, tái khai minh tri nhận về văn hóa, dân tộc học, sử học, tiền cổ học… Trong khi chờ đợi những bàn luận sâu hơn về cuốn sách này, chúng ta phải thừa nhận rằng, cái khác cũng là một giá trị.

10 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn


11 bài viết ở cuốn sách này còn đáng đọc vì chính lối viết. Hiếm có công trình viết sử nào mà văn phong hấp dẫn, giọng điệu cá nhân sắc nét đến như thế. Lối viết khiến cuộc đọc trở nên hiện tại/đại hơn chứ không bị quá vãng đi. Dĩ nhiên không dễ đọc ngay và đọc hiểu nó, vì ngoài vốn kiến thức đa dạng đòi hỏi phải theo cùng, còn chủ yếu vì độ khó của các giả thuyết mà đa số chúng là độc đáo và mới mẻ. Khi cuộc viết sử lâu nay không làm giới học đường yêu thích thì sự xuất hiện của Những bài dã sử Việt có thể là một tham khảo hữu ích để đổi mới lối viết sử. Người đọc hôm nay có thể trách móc chính sử xưa chép quá lược thuật thì cũng sẽ nói điều tương tự nếu người viết sử nay quá khô cứng, giản đơn. Đọc Những bài dã sử Việt, thú vị thay, ta không có trách móc đó.

Dưới lớp vỏ một câu chuyện tình yêu (đơn phương) mà các cung bậc cảm xúc không thua kém bất kì một chuyện tình nào khác, Chết ở Venice thực chất là sự mô tả có tính xác quyết về tình yêu, cái đẹp. Người nghệ sĩ vĩ đại bao giờ cũng có khát vọng, dục vọng chiếm hữu cái đẹp dù điều đó có thể vi phạm đạo đức, gây nên một tình trạng tha hóa khó lường. Nguồn khoái cảm và Chết ở Venice cũng là năng lượng sáng tạo tột cùng của nghệ sĩ lại gây cho độc giả, một kiểu công chúng chỉ Chết ở Venice (1911) là một tiểu thuyết ngắn được tiếp nhận cái đẹp trong tuyệt phẩm, nỗi của nhà văn Đức Thomas Mann (1875 – 1955, hoang mang, khiếp sợ. Để tạo ra hiệu ứng này, đạt giải Nobel văn học năm 1929). Dù phần lớn đương nhiên, người nghệ sĩ đã phải trải qua cơn sự nghiệp văn học của Thomas Mann được nhắc hành xác, cuộc mổ xẻ lương tâm, cuộc chất vấn nhiều bởi những bộ tiểu thuyết vĩ đại như Gia trí óc một cách triền miên căng thẳng, vừa tuyệt đình Buddenbrook (1901), Ngọn núi thần (1924) vọng vừa hi vọng lớn gấp trăm lần. Những biện thì Chết ở Venice vẫn xứng đáng là kiệt tác của luận của Aschenbach, hay chính xác hơn, của văn học thế giới thế kỉ XX. Thomas Mann trong cuốn tiểu thuyết này, nằm Chết ở Venice kể về chuyến thăm thú thành trong những chủ đề tư tưởng cơ bản mà triết gia phố Venice của nhà văn Gustav von Aschenbach, F. Nieztsche từng đề cập. Điểm khác biệt có lẽ “người nghệ nhân cần cù”, “cây bút chín chắn nằm ở chỗ: nhờ trí tưởng tượng mãnh liệt mà và tinh xảo”, “kỉ luật tự tu dưỡng rèn luyện”… những câu văn hư cấu đã chạm đến cõi tâm lí Trong chuyến đi đó, ông đã say mê, cuồng vọng sâu thẳm của người nghệ sĩ, điều với đa số người trước vẻ đẹp hình thể của một cậu bé Ba Lan tên là thưởng thức, vẫn dễ hình dung hơn là khi đọc Tadzio. Dưới con mắt chiêm bái của Aschenbach kiến giải triết học. (Một hình dung tương tự cũng thì Tadzio có “vẻ đẹp hoàn hảo”, làm ông “liên có thể tìm thấy ở Lolita của V.Nabokov) tưởng đến những tác phẩm điêu khắc Hy Lạp thời Trân trọng giới thiệu và mong các bạn sinh kì hoàng kim nhất”. Kể từ giây phút thoáng nhìn viên ĐH Văn hóa Hà Nội tìm đọc cuốn sách này. thấy Tadzio, người nghệ sĩ tiên phong kia bị đẩy Đây không chỉ là một mẫu mực tham khảo thể vào một cuộc biện luận nội tâm phức tạp, căng loại tiểu thuyết ngắn (novella) mà còn giúp các thẳng, vừa đau đớn vừa hạnh phúc về một định bạn thu nhận thêm những câu văn đẹp, sáng rõ, đề tưởng đã ngã ngũ bởi các lời kinh viện: cái hấp dẫn; những châm ngôn về nghệ thuật, nghệ đẹp và đạo đức. Aschenbach dần thoái bộ trước sĩ và cái đẹp. Sách do Nxb Trẻ ấn hành quí I năm sự khổ hạnh, người sáng trang nghiêm của Apol- 2012 (Nguyễn Hồng Vân dịch từ nguyên bản lo để bước vào con đường cuồng vọng mê say, tiếng Đức), nằm trong tủ sách Cánh cửa mở rộng táo bạo mãnh liệt của Dyonisos. Nhưng không (do GS. Ngô Bảo Châu và nhà văn Phan Việt chủ may, một trận dịch bí ẩn đã tràn xuống Venice và trì). Các bạn cũng có thể tìm xem phim Chết ở Aschenbach, trên hành trình “nguy hiểm đầy cám Venice do đạo diễn Ý lừng danh Luchino Visconti dỗ”, “tội lỗi và lầm lạc”, đã chết lặng lẽ như một chuyển thể từ tiểu thuyết này (1971) để có nhiều lữ khách vô danh. cảm nhận hơn. (còn tiếp trang 20) facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 11


Gương mặt sinh viên

THUÛ LÓNH “ÑOÄI MAÙU” ANH LAØ AI? “Trở thành thành viên chính thức đã tạo cơ hội cho mình được tiếp xúc với các hoạt động sôi nổi, được tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia hiến máu như là một nghĩa cử cao đẹp.Chính sự gắn kết giữa các thành viên, ý nghĩa cao đẹp từ chính những việc làm của bọn mình là chất keo kết dính mình chặt hơn, nuôi dưỡng niềm đam mê cũng như nhiệt huyết của mình đối với CLB. Và khi có đam mê, có tình yêu sâu sắc thì tự nhiên sẽ có sự gắn bó lâu dài là điều hiển nhiên.” Hương Thảo - Thanh Nhàn PV: Xin chào Thủ lĩnh Máu! Cơ duyên nào khiến anh đến với CLB sinh viên vận động hiến máu và gắn bó lâu dài với nó? Tới Bùi: Cơ duyên à? (cười). Đó là cả một câu chuyện dài. Mình nhớ vào khoảng học kì II năm thứ nhất, qua tìm hiểu và trực tiếp tham gia những hoạt động mà CLB vận động hiến máu của trường tổ chức, mình cảm thấy vô cùng thích thú và hào hứng. Nghĩ gì làm đấy. Mình viết đơn xin vào CLB và được tuyển làm cộng tác viên. Từ đó, mình tham gia các hoạt động trong CLB máu và theo thời gian thì trở thành một thành viên chính thức.Trở thành thành viên chính thức đã tạo cơ hội cho mình được tiếp xúc với các hoạt động sôi nổi, được tuyên

truyền vận động mọi người cùng tham gia hiến máu như là một nghĩa cử cao đẹp.Chính sự gắn kết giữa các thành viên, ý nghĩa cao đẹp từ chính những việc làm của bọn mình là chất keo kết dính mình chặt hơn, nuôi dưỡng niềm đam mê cũng như nhiệt huyết của mình đối với CLB. Và khi có đam mê, có tình yêu sâu sắc thì tự nhiên sẽ có sự gắn bó lâu dài là điều hiển nhiên. PV: Từ một thành viên nay anh đã nắm giữ một chức vụ cực to của CLB – Chủ nhiệm CLB sinh viên vận động hiến máu. Việc thay đổi vị trí đó có khó khăn gì với anh? Tới Bùi: Khó khăn thì có nhiều lắm! Khó khăn đầu tiên là vấn đề quản lý tình nguyện

12 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn

viên. Hiện nay, CLB Máu có số lượng tình nguyện viên là 35 bạn, trong đó có 25 bạn là thành viên sinh hoạt thường xuyên. Việc quản lý và đào tạo các bạn về nghiệp vụ chuyên môn cũng như hỗ trợ kiến thức về máu và an toàn truyền máu là cực kì khó khăn. Các bạn khi đăng ký vào CLB Máu không phải ai cũng có những hiểu biết về sức khỏe nói chung, về máu nói riêng cũng như việc các kỹ năng mềm như thuyết trình, giao tiếp… Có quá nhiều thứ mới mẻ và lạ lẫm với các bạn. Bên cạnh đó, thành viên CLB chủ yếu tập hợp từ các khoa trong trường nên vấn đề thống nhất giờ giấc sinh hoạt CLB, đặc biệt là vấn đề truyền tải các thông tin của CLB đến các tình nguyện viên cũng có nhiều hạn chế.


PV: Công việc của CLB liệu có ảnh hưởng nhiều đến học tập và cuộc sống riêng tư của anh? Tới Bùi: Thời gian đầu, khi giữ vai trò là Chủ nhiệm thì hầu như thời gian dành nhiều cho CLB nên việc học thật sự là có đôi chút sa sút. Tuy nhiên, được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và các anh chị đi trước, mình đã có thể cân bằng được việc học và hoạt động Câu lạc bộ. Hiện giờ việc hoạt động CLB tích cực cũng như đảm bảo việc học trên lớp đạt hiệu quả tốt không còn là việc quá khó khăn với mình nữa (cười). Đối với cuộc sống cá nhân, vấn đề thời gian là vấn đề mà đến bây giờ mình vẫn có chút khó khăn. Bạn tham gia phong trào hoạt động thì chắc bạn cũng hiểu các hoạt động tình nguyện chiếm khá nhiều thời gian. Là một thành viên tích cực thì thời gian cũng đã phải cân đối khá đau đầu huống chi là chủ nhiệm – đầu não của cả một CLB. Thời gian eo hẹp nên nhiều khi thời gian dành cho gia đình, bạn bè cũng bị san sẻ nhiều. Có những hôm vì hoạt động của CLB, không thể tụ họp cùng gia đình hay việc từ chối những cuộc đi chơi với bạn bè là chuyện xảy ra như cơm bữa. Rất may là mọi người cũng hiểu và thông cảm với mình, luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho mình hoàn thành tốt nhiệm vụ. PV: Là một sinh viên sắp sửa ra trường, thời gian và điều kiện để tiếp tục dẫn dắt CLB máu sẽ bị hạn chế, anh đã có những dự tính gì? Tới Bùi: Hiện tại, hoạt động của CLB vẫn đang rất ổn định. Nhưng chỉ một năm nữa, Ban chủ nhiệm hiện tại sẽ không thể

tiếp tục dẫn dắt CLB khi mà các bạn sẽ phải tốt nghiệp, ra trường, đi làm. Vì thế, Ban chủ nhiệm hiện tại đang có dự định đặt ra những hoạt động “đinh” và quy định thật chắc của CLB để lớp đàn em sau có thể dựa vào đó mà tiếp tục phát huy. Ban chủ nhiệm chúng mình cũng đang định hướng và tìm kiếm một số anh chị em thật sự có năng lực, nhiệt tình vào vị trí Ban chủ nhiệm lâm thời để tiếp tục dẫn dắt CLB, nối tiếp truyền thống của những người đi trước và phát triển CLB ngày càng lớn mạnh hơn. PV: “Chuyện tình Máu” có gợi cho anh điều gì? Tới Bùi: (Cười)! Nhờ “Máu”, nhờ những lần tham gia hoạt động và đi tình nguyện mà mình đã quen được bạn gái hiện tại của mình. Mình và người yêu quen nhau trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Vào ngày hội hiến máu 2012, đội Máu trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp do cô ấy làm trưởng đoàn có sang bên trường mình tham gia hỗ trợ. Qua những câu chuyện về máu, về tình nguyện rồi dần dà, chẳng biết duyên số đưa đẩy thế nào tình yêu cũng từ đó nảy nở. Sự đồng cảm về tâm hồn, tiếng nói chung trong công việc đã giúp cho tình yêu của chúng mình ngày càng gắn bó và sâu sắc. Điều đặc biệt là tình yêu này còn được mọi người lan truyền và ủng hộ nữa chứ. Thực sự là mình không thể tưởng tượng được mức độ phủ sóng của “chuyện tình Máu” lại mạnh như thế. Rất cám ơn sự quan tâm của mọi người (cười). Cảm ơn anh rất nhiều!

Văn Thẩm (Văn hóa du lịch): Nói về chủ nhiệm CLB, mình nghĩ anh ấy là một người rất vui tính. Tuy nhiên vui tính không phải là dễ dãi. Anh ấy cũng rất nghiêm khắc đối với các thành viên trong câu lạc bộ. Đặc biệt anh Tới luôn quan tâm đến chúng mình trong các công việc của CLB cũng như các hoạt động khác như việc học, đời sống cá nhân để tạo điều kiện cho chúng mình được phát huy hết khả năng. Thành Nam (Di sản văn hóa): Chủ nhiệm CLB của mình là một người giàu trách nhiệm, năng nổ trong công việc của CLB, của trường. Gần như tất cả những lần vận động hiến máu trong thành phố, đội máu Văn hóa đều tham gia nhiệt tình dưới sự dẫn dắt của anh. Mỗi lần các thành viên trong CLB bị ốm đều nhận được lời hỏi han ân cần. Với mình, anh ấy là mẫu người mình hướng đến! (cười lớn) Thùy Linh (Văn hóa dân tộc thiểu số): Mình nghĩ anh ấy là một người nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc. Mình là sinh viên năm nhất, còn khá nhiều bỡ ngỡ với môi trường mới, nhưng anh ấy đã luôn quan tâm giúp đỡ và gắn kết tất cả thành viên trong CLB thành một gia đình tuyệt vời.

facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 13


CHAMPS Quaùn aên sinh vieân

Cơm ngon, giá rẻ

Đây được xem là tiêu chí đầu tiên quyết định sự thành công của Champs. Nắm bắt đúng tâm lý chung của khách hàng là sinh viên luôn muốn ăn uống đầy đủ, ngon miệng nhưng giá thành lại phù hợp với số tiền eo hẹp mà hằng tháng bố mẹ chắt góp gửi cho, Champs đã tạo ra những xuất cơm đáp ứng đầy đủ tiêu chí ấy. Khi đến với Champs, chỉ bằng 15 – 20 nghìn, sinh viên sẽ được sở hữu một khẩu phần ăn đầy đặn với những món ăn phong phú, đa dạng, tùy theo sở thích lựa chọn. Các món ăn luân phiên được thay đổi theo từng ngày nhằm thay đổi khẩu vị cho sinh viên.

Chất lượng phục vụ tận tình

Không chỉ được biết đến với những xuất cơm ngon, giá rẻ, Champs còn được sinh viên đánh giá cao ở chất lượng phục vụ tận tình. Có chút khác biệt với hình thức kinh doanh của những quán cơm sinh viên xung quanh khu vực trường là sinh viên tự mình đến quán chọn đồ ăn rồi ngồi ăn ngay tại quán hoặc cho vào hộp mang về thì Champs lại có thêm một

hình thức kinh doanh mới mẻ hơn nhiều. Sinh viên ở tại Kí túc xá có thể ngồi ngay tại phòng mình, gọi điện thoại cho nhân viên của quán, kể tên các món ăn mình thích, đọc số phòng sau đó ngồi chờ là sẽ có cơm mang lên tận nơi. Đĩa, hộp đựng canh sẽ có nhân viên lên tận phòng nhận lại vào ngày hôm sau. Nhân viên của quán chủ yếu là các bạn trẻ năng động, nhiệt tình lại có khiếu hài hước nên sinh viên luôn có tâm lý thoải mái, hào hứng khi đặt cơm của Champs. “Hear and make you smile – Nghe và làm khách hài lòng” là một slogan dí dỏm mà chân thực khi nói về quán ăn này.

Nhà tài trợ thân thiện

Champs đã tạo nên một bất ngờ và cũng khá ấn tượng đối với sinh viên Trường ĐH Văn Hóa Hà Nội bởi các hoạt động ngoại khóa mà quán tham gia cùng sinh viên trong trường với tư cách là Nhà tài trợ chính. Hoạt động đánh dấu sự xuất hiện của Champs với tư cách

facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn

là Nhà tài trợ là buổi Party Merry Christmas đêm 23/12 do câu lạc bộ An ninh Xung kích tổ chức dưới sự đồng ý của Ban chấp hành Đoàn trường, Ban Quản lý Kí túc xá. Không ngạo nghễ, không tỏ ra xa cách trên hàng ghế đại biểu, Champs đã hòa vào không khí vui tươi, nhộn nhịp của buổi Party cùng với đông đảo sinh viên khi đóng giả làm ông già Nôel nô đùa, chụp ảnh và trao những món quà Giáng Sinh cho mọi người. Phải nói trước khi nhận được sự tài trợ của Champs, các Câu lạc bộ trong trường vẫn tổ chức đón Giáng Sinh cũng với các bạn sinh viên nhưng với sự tài trợ của Champs, quy mô lớn hơn và niềm vui vì thế cũng được nhân lên nhiều lần. Champs hiện nay đang “đóng đô” tại nhà gửi xe của Ký túc xá Sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Chỉ cần các bạn bước vào quán sẽ có nhân viên tiếp đón và phục vụ tận tình.


5 17/4/2013

facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn


Học, học nữa, học mãi

ÑAØO TAÏO

TÍN CHÆ

Baïn ñaõ saün saøng?

H ì n h thức đào tạo tín chỉ chính thức được triển khai tại trường ĐH Văn hóa Hà Nội vào lúc 12 giờ 12 phút ngày 12 tháng 12 năm 2012. Chọn một mốc thời gian đẹp như vậy, chắc rằng Ban giám hiệu nhà trường cũng như các thầy cô giáo và các bạn sinh viên đều mong chờ những khởi đầu thuận lợi cho một sự thay đổi mới mẻ.

Ñoâi ñieàu caàn bieát Năm học 2012- 2013 là năm sinh viên phải tích lũy. Đối với học trường ta triển khai hình học phần này thường là những thức đào tạo tín chỉ. Hình thức môn đại cương. đào tạo này là mới ở trường ta Học phần tự chọn là học phần nhưng không còn là mới mẻ chứa đựng những nội dung kiến với hệ thống giáo dục ĐH, CĐ thức cần thiết, nhưng sinh viên ở Việt Nam hiện nay. Nhưng được tự chọn theo hướng dẫn không phải sinh viên Văn hóa của trường nhằm đa dạng hoá nào cũng hiểu hết, nắm hết về hướng chuyên môn hoặc được những điều cơ bản của hình tự chọn tuỳ ý để tích luỹ đủ thức đào tạo tín chỉ này. Nội san số học phần quy định cho mỗi sinh viên xin được cung cấp cho chương trình. các bạn một số thông tin cơ bản Tín chỉ được sử dụng để tính về đào tạo tín chỉ. khối lượng học tập của sinh Học phần là khối lượng kiến viên. Một tín chỉ được quy định thức tương đối trọn vẹn, thuận bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 tiện cho sinh viên tích luỹ trong - 45 tiết thực hành, thí nghiệm quá trình học tập. Phần lớn học hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực phần có khối lượng từ 2 đến tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm 4 tín chỉ, nội dung được bố trí tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, giảng dạy trọn vẹn và phân bố khoá luận tốt nghiệp. đều trong một học kỳ. Kiến thức Kết quả học tập của sinh viên trong mỗi học phần phải gắn với được đánh giá sau từng học kỳ một mức trình độ theo năm học qua các tiêu chí sau: thiết kế và được kết cấu riêng 1. Số tín chỉ của các học phần như một phần của môn học mà sinh viên đăng ký học vào hoặc được kết cấu dưới dạng đầu mỗi học kỳ (gọi tắt là khối tổ hợp từ nhiều môn học. Từng lượng học tập đăng ký). Mỗi học phần phải được ký hiệu học kỳ, các bạn có thể đăng ký bằng một mã số riêng do trường tối thiểu 14 tín chỉ và tối đa là 22 quy định. tín chỉ (tùy thuộc vào thời gian Có hai loại học phần: học cũng như khả năng của bạn). phần bắt buộc và học phần tự 2. Điểm trung bình chung chọn. học kỳ là điểm trung bình có Học phần bắt buộc là học trọng số của các học phần mà phần chứa đựng những nội sinh viên đăng ký học trong học dung kiến thức chính yếu của kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ mỗi chương trình và bắt buộc tương ứng của từng học phần. 16 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn

3. Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng tổng số tín chỉ của những học phần đã được đánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D tính từ đầu khóa học. 4. Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần và được đánh giá bằng các điểm chữ A, B, C, D mà sinh viên đã tích lũy được, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ. Và điểu cốt lõi nhất: Đào tạo theo hệ thống Tín chỉ xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo. Đặc trưng của hệ thống này là kiến thức được cấu trúc thành các học phần.

Thöïc teá thì sao

Học tín chỉ, sinh viên có thể tùy theo khả năng học tập của mình để quyết định số tín chỉ có thể hoàn thành trong một học kỳ. Như vậy, sinh viên giỏi có thể rút ngắn thời gian học tập, không nhất thiết phải 4 hoặc 5 năm như đào tạo niên chế trước đây. Điều này đã tạo điều kiện tối đa cho các bạn sinh viên mong muốn được kết thúc chương trình học sớm.Tuy hiện nay ưu điểm này còn rất hạn chế, nhưng nó sẽ sớm được phát huy ngày càng tốt hơn.


Thời lượng lên lớp giảm mạnh, giúp cho sinh viên có nhiều thời gian tự học, tự nghiên cứu. Hầu hết các môn học đều giảm khoảng trên dưới 50%, thậm chí có môn giảm trên 70% thời lượng. Như vậy, sẽ có một phần lớn kiến thức sinh viên phải tự nghiên cứu để nắm vững mà không cần phải lên lớp. Song đến hiện nay, dư âm của đào tạo niên chế vẫn còn khá mạnh. Khả năng tự học của sinh viên ĐH Văn hóa Hà Nội còn thấp. Điều này có thể là do tài liệu còn thiếu, khả năng cập nhật kiến thức của chúng ta còn chậm và thụ động. Nếu như chúng ta muốn có một sự thay đổi tích cực trong việc học tín chỉ thì chính chúng ta hãy thay đổi cách học tập của mình. Hãy chủ động hơn trong việc cập nhật kiến thức, tìm kiếm tài liệu và liên hệ với các cố vấn H o à n g Nam (QLVH 13C): Đây là năm đầu tiên trường mình áp dụng học theo hình thức tín chỉ nên vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Dĩ nhiên học theo hình thức này chúng mình sẽ quen biết được nhiều bạn, năng động hơn cũng như có quỹ thời gian hợp theo ý thích của mình. Song, học tín chỉ đồng nghĩa với việc mất đi cơ hội thắt chặt tình bạn, khái niệm “lớp” không còn ý nghĩa trong quãng đời sinh viên của chúng mình. Theo ý kiến cá nhân thì không nên áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ với khối nghành xã hội nhân văn nhất là chuyên về nghệ thuật như trường mình. Việc linh động của hình thức đào tạo tín chỉ chỉ dành cho khối Kinh tế.

học tập để có thêm những lời khuyên bổ ích cho việc học của mình. Ngoài việc chủ động và tiết kiệm thời gian trong học tập, sinh viên còn có thể chuyển đổi chuyên ngành mình đang theo học một cách khá dễ dàng và không phải học lại từ đầu. Nếu biết sắp xếp những tín chỉ giống nhau giữa hai ngành một cách hợp lý, sinh viên có thể hoàn toàn tốt nghiệp được hai chương học trong một thời gian giảm đáng kể so với hình thức đào tạo theo niên chế.Ví dụ như sinh viên có thể có hai bằng marketing và kế toán mà chỉ cần phải học thêm khoảng 5 tháng. Hiện nay, hình thức đào tạo tín chỉ chỉ áp dụng cho sinh viên K52 và K53. Sự thay đổi này cũng đang tạo ra những khó khăn nhất định cho người Thanh Huyền (Văn hóa du lịch): Mình nghĩ trường mình quá vội trong hình thức đào tạo tín chỉ. Không những học sinh không bắt kịp nhịp với hình thức này mà giáo viên đôi khi cũng không cập nhật được thông tin một cách thường xuyên và chính xác. Sinh viên năm 2 như chúng mình, thời gian thì học theo tín chỉ nhưng vẫn giữ đơn vị lớp như niên chế nên có nhiều khó khăn. Điểm môn học tính theo tín chỉ so với năm nhất là thiệt thòi. Chúng mình rất mong BGH nên thống nhất rõ ràng giữa 2 hình thức này để sinh viên yên tâm học tập hơn!

học. Đặc biệt là các bạn sinh viên K52 khi phải học theo cả 2 hình thức đào tạo niên chế và tín chỉ. Sự chưa rõ ràng về quy chế đào tạo, về hình thức tính điểm, ... đã tạo ra những sự lo lắng cho các bạn sinh viên. Hi vọng trong thời gian tới, BGH nhà trường sẽ có những văn bản thông báo cụ thể tới các bạn để sinh viên có thể yên tâm học tập.

Lôøi keát

Là năm đầu tiên triển khai hình thức đào tạo mới, chắc chắn sẽ còn rất nhiều khó khăn cũng như thử thách mà chúng ta cần vượt qua, khắc phục. Vượt qua được giai đoạn khó khăn thì về sau, chúng ta sẽ có được những bước tiến thật chắc “Vạn sự khởi đầu nan”. Ngân Anh - Phương Anh P h ú X u â n (Văn hóa Du lịch): Việc học tín chỉ theo mình có rất nhiều thuận lợi. Theo thông báo của nhà trường, trong một học kì có thể đăng kí tối thiểu là 14 tín chỉ và tối đa là 22 tín chỉ khiến mình tự sắp xếp và phân bố thời gian hợp lí. Sinh viên hoàn toàn chủ động và rút ngắn được thời gian học tập mà vẫn đạt kết quả cao. Tuy nhiên thi kết thúc môn thì thực sự kinh hoàng vì nếu đăng kí nhiều thì phải ôn quá nhiều môn cùng lúc (cười lớn). Bên cạnh đó, học theo tín chỉ này mình cũng quen thêm được rất nhiều bạn đến từ các khoa khác nhau, cũng khá là thú vị đối với mình.

facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 17


Bước chân tuổi trẻ

CLB

NHÒP SOÁNG TREÛ Vöõng böôùc tuoåi thoâi noâi

CLB Nhịp sống trẻ vừa mới bước sang tuổi thứ 2 của mình. Một năm xây dựng, hình thành và phát triển, CLB đã có được những thành công bước đầu của riêng mình, tạo nên nhiều nét chấm phá riêng biệt trong bức tranh tổng thể của 15 CLB Sinh viên tình nguyện trường ĐH Văn hóa Hà Nội. Trong số này, Nội san sinh viên dành riêng chuyên mục Bước chân tuổi trẻ để giới thiệu với các bạn sinh viên vài nét về CLB Nhịp sống trẻ.

Các thành viên CLB trong buổi tiệc sinh nhật mừng 1 tuổi

CLB Nhịp sống trẻ được chính thức thành lập vào ngày 28/02/2012 dưới sự ủng hộ của Phòng Công tác sinh viên và ký quyết định của BCH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Văn hóa Hà Nội. Ban đầu, chỉ là nhóm nhỏ sinh viên cùng chung sở thích, đam mê về nghệ thuật, các bạn đã cùng nhau xây dựng và phát triển CLB Nhịp sống trẻ. Hiện nay, CLB có hơn 60 bạn thành viên tham gia. Hoạt động của CLB Nhịp sống trẻ là hoạt động rất bổ ích trong sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội đặc biệt là khu vực

ký túc xá. Chương trình “Hát cho nhau nghe”, bản tin hàng ngày trên hệ thống loa phát thanh của ký túc xá đã được nhiều bạn sinh viên tham gia hưởng ứng. Tất cả những hoạt động trên đã trở thành một người bạn thiết thực với các bạn sinh viên trong ký túc xá nói riêng và sinh viên toàn trường ĐH Văn hóa Hà Nội nói chung. Thông qua các hoạt động của CLB như các buổi giao lưu văn nghệ, các chương trình nghệ thuật, các buổi tập huấn kỹ năng đã giúp cho nhiều hội viên trưởng thành trên nhiều lĩnh vực. Đó là sự tự

18 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn

tin trên sân khấu, tự tin trước đám đông, thể hiện sự thân thiện hòa đồng, tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong sinh viên. Nhiều bạn hội viên có năng lực đã phát triển, thành công và vươn xa hơn phạm vi CLB, phạm vi nhà trường, và được nhiều người biết đến. Có nhiều hội viên từ các hoạt động giao lưu biểu diễn tại CLB đã nhanh chóng trưởng thành, tham gia nhiều hoạt động biểu diễn mang tính chuyên nghiệp trong và ngoài nhà trường, thậm chí đã có hội viên tham gia biểu diễn nghệ thuật bên nước ngoài.


Ban chuû nhieäm

Vaøi neùt noåi baät

Mai Trần Lâm - Chủ nhiệm Là một người năng động, thích giao lưu học hỏi. Là một người yêu nghệ thuật, đặc biệt

là ca hát với sở trường là dòng nhạc dân ca, quê hương trữ tình. Khi trở thành sinh viên trường ĐH Văn hóa Hà Nội, anh đã cùng một số người bạn có chung sở thích nghệ thuật lên ý tưởng xây dựng 1 CLB, nhằm thu hút các bạn sinh viên vào hoạt động tập thể, cùng đoàn kết, gắn bó, học hỏi lẫn nhau. Nhịp sống trẻ được ra đời từ đó. Hiện nay, anh vẫn tiếp tục gắn bó với Nhịp sống trẻ và xây dựng nó phát triển.

Quách Thanh Mai - Phó chủ nhiệm Là một cô gái năng động.

Đã từng thử rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật, nhưng thành công nhất, cũng là sự lựa chọn hiện tại đó là múa và khiêu vũ hiện đại. Là thành viên chủ chốt của CLB trong việc dàn dựng bài vở, tổ chức sự kiện cũng như là thành viên tích cực trong mọi hoạt động của trường, khoa, và CLB. Hiện nay, Thanh Mai đang “lên lớp” dạy múa cho các học sinh nhí, tham gia các sự kiện, chạy show.

Đinh Thu Hường - Phó chủ nhiệm

Là cô gái xinh xắn, năng động, thân thiện và hòa đồng. Luôn chủ động với những ý tưởng sáng tạo trong các hoạt động của CLB. Nắm giữ vai trò ngoại giao quan trọng của CLB với các tổ chức bên ngoài, các công ty tổ chức sự kiện, các doanh nghiệp, các thầy cô cũng như các CLB trong trường. Đã hỗ trợ cho CLB rất nhiều về việc xin tài trợ chương trình. Để lại ấn tượng tốt đẹp về CLB trong các hoạt động ngoại giao, quảng bá về Nhịp sống trẻ.

Một năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, CLB Nhịp sống trẻ đã đạt được một số thành tích đáng nể như: - Chương trình Đón Xuân 2011. - Ra mắt ấn tượng tại trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tháng 4/2011. - Chương trình Giai điệu mùa xuân 2012. - Tổ chức thành công “Lễ tổng kết công tác quản lý sinh viên nội trú năm học 2011– 2012”. - Tham gia văn nghệ chào mừng Quốc khánh nước CHDCND Lào. - Ngày hội sinh viên 09/01/2012 và Chào Xuân 2012. - Chương trình Ngày hội sinh viên 06/01/2013. - Chương trình “Hát cho nhau nghe” vào mỗi tối thứ 7 hàng tháng. Ngoài ra, còn rất nhiều những chương trình giao lưu giữa CLB Nhịp sống trẻ với các đơn vị, tổ chức quan tâm. CLB Nhịp sống trẻ đã có được sự liên kết hoạt động với khá nhiều tổ chức, đơn vị từ bên ngoài cũng như bên trong. Trong đó có thể kể đến những đơn vị như Phòng Công tác sinh viên, BCH Đoàn trường, BCH Hội sinh viên, ...

Laøm thaønh vieân Nếu các bạn sinh viên có quan tâm, yêu thích những hoạt động của CLB Nhịp sống trẻ, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với Ban chủ nhiệm hoặc truy cập nhipsongtreclub.vn để biết thêm thông tin chi tiết. Huyền Trang

facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 19


Tủ sách sinh viên

10 cuốn sách hay của năm 2012 (theo bình chọn của M.A.T) Danh sách 10 cuốn sách hay của năm 2012 dưới đây hoàn toàn mang tính cá nhân: tôi chỉ thích đọc tiểu thuyết và khảo cứu; tôi muốn có trong và ngoài nước; tôi ưu ái cho thần tượng; tôi coi sách hay là sách có giá trị kiến tạo bản thân trong bối cảnh hiện tại của mình; tôi đánh giá cao nỗ lực của nhà xuất bản khi ra một cuốn sách không dễ xuất bản ở Việt Nam... Rất nhiều cuốn đáng ra nằm trong danh sách này nhưng vì không đủ các tiêu chí trên nên phải chờ cơ hội nối dài hơn 10. Xin mạo muội giới thiệu để chia sẻ cùng các bạn sinh viên: 1. Chết ở Venice (tiểu thuyết, Thomas Mann, Nguyễn Hồng Vân dịch, Nxb Trẻ) 2. Lolita (tiểu thuyết, V. Nabokov, Dương Tường dịch, Nxb HNV và Nhã Nam) 3. Thời khắc (tiểu thuyết, M. Cunningham, Lê Đình Chính dịch, Nxb Văn học và Bách Việt) 4. Sông (tiểu thuyết, Nguyễn Ngọc Tư, Nxb Trẻ) 5. Bùi Giáng, đười ươi chân kinh (thơ văn tinh tuyển, Bùi Giáng, Nxb HNV và Nhã Nam) 6. Những lời bộc bạch (tự truyện triết học, J. Rousseau, Lê Hồng Sâm dịch, Nxb Tri Thức) 7. Sự nghèo nàn của Thuyết sử luận (tiểu luận triết học, K. Popper, Chu Lan Đình dịch, Nxb Tri Thức) 8. Trịnh Công Sơn, Bob Dylan: Như trăng và nguyệt (tiểu luận, John C. Schafer, Cao Thị Như Quỳnh dịch, Nxb Trẻ) 9. Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 -1802 (khảo cứu, Tạ Chí Đại Trường, Nxb Tri Thức và Nhã Nam) 10. Thơ như là mỹ học của cái khác (tiểu luận phê bình, Đỗ Lai Thúy, Nxb HNV và Song Thủy) Cùng chờ đợi những cuốn sách tiếp theo các bạn nhé ☺

20 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn


HOAÏT ÑOÄNG ÑOAØN - HOÄI PHAÛI COÙ Nói đến Sinh viên là nói đến những người trẻ với đam mê, hoài bão của riêng mình. Ai trong chúng ta cũng có những sự lựa chọn và con đường đi riêng. Có thể con đường đi là khác nhau nhưng cái đích cuối cùng thì cùng quy tụ tại một điểm. Đó là điểm đỗ của sự hạnh phúc, thành công, sung túc, danh vọng...

Cùng suy ngẫm

“FIRE”

Huyền Thương (Thư việnThông tin): Mình hoàn toàn không đồng ý với quan điểm phải giàu mới có thể tham gia hoạt động Đoàn - Hội. Bất kì ai nhiệt tình, yêu thích công việc và có trách nhiệm thì đều có thể làm tốt trong vai trò người đoàn viên và các hoạt động liên quan. Quan trọng là ở sự nhiệt tình dành cho các hoạt động tham gia mà thôi.

Có không ít bạn sinh viên đã chia sẻ với Nội san sinh viên rằng: “Mình rất thích tham gia các hoạt động Đoàn. Nó thực sự rất hay và vui. Nhưng mình không có thời gian” - Bích Liên (VHH), “Tham gia Đoàn - Hội là tốt nhưng mình không Phú Hoàng (Văn hóa học): có thời gian để theo đuổi nó. Có lẽ đây không Đoàn là môi trường tốt để mỗi phải sở thích của mình” - Ngọc Mai (VHDL), cá nhân trau rồi khả năng cũng “Hoạt động Đoàn - Hội thì phải có tiền chứ bạn. như tham gia các hoạt động bề Hoạt động chay thì thà đi làm kiếm tiền còn có ích nổi của mình. Trở thành người hơn” - Quang Tú (VB)... hoạt động Đoàn tốt không phụ Vấn đề thời gian và tiền bạc luôn là những thuộc vào mặt tài chính. Kể cả “tiêu chí Top 2” để các bạn sinh viên quyết định bạn là người giàu có nhưng có nên tham gia hay “dừng cuộc chơi tại đây” với không có tinh thần trách nhiệm thì bạn hoàn phong trào Đoàn - Hội. toàn không đủ tư cách tham gia vào các hoạt Sinh viên chúng ta ngày nay đâu chỉ có học, đọc động này. Mình đề cao yếu tố trách nhiệm, sách nghiên cứu không đâu. Chúng ta còn phải tất nhiệt tình và không hề quan tâm đến mặt kinh bật với công việc làm thêm, những buổi đi chơi tế khi tham gia các hoạt động Đoàn. với bạn bè hay thậm chí còn phải san sẻ giấc ngủ ít ỏi để “Like” Facebook. Giờ đây, phải tiếp tục Thanh Bình (Kinh doanh chia năm sẻ bảy thời gian dành cho những hoạt xuất bản phẩm): Kinh tế? Dĩ động phong trào Đoàn - Hội thì phải làm sao? nhiên là một yếu tố cần với Nếu như chỉ có đam mê, chỉ có niềm vui mà người tham gia công tác Đoàn. không có tiền thì liệu bạn có đủ niềm tin sẽ tham Không thể phủ nhận việc khó gia hoạt động Đoàn - Hội lâu dài? Hãy cùng lắng khăn nếu như bạn không có nghe những chia sẻ của các bạn sinh viên về vấn một kinh tế đủ để đáp ứng các đề này. công việc trong môi trường tình nguyện này. Dù đồng ý hay không đồng ý, dù ủng hộ hay Nhưng đó không phải là yếu tố đủ. Người hoạt không ủng hộ thì chúng ta cũng không thể phủ động Đoàn, không nhất thiết phải giàu có, chỉ nhận những lợi ích từ hoạt động Đoàn - Hội. Nếu cần các bạn có lửa, có nhiệt huyết, có sang tạo, bạn vẫn còn chần chừ, băn khoăn trước quyết yêu thích và đam mê các bạn sẽ thành công! định của mình thì hãy lắng nghe radio tháng 3 của Mọi thông tin phản hồi xin gửi về địa chỉ CLB truyền thông để có thêm sự vững tin cho bản hucmedia@huc.edu.vn hoặc facebook.com/ thân mình. HUCMedia Ngân Anh - Phương Anh facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 21


Văn học - nghệ thuật Tại ngày thơ Việt Nam lần thứ XI (2013), sinh viên ĐH Văn hóa Hà Nội mà nòng cốt là sinh viên khoa Viết văn - Báo chí đã có cơ hội được thể hiện những tác phẩm của mình trước hội đồng Ban giám khảo là những nhà thơ, nhà văn hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Các “nhà thơ trẻ” của trường ĐH Văn hóa Hà Nội đã thực sự làm kinh ngạc Ban giám khảo, những nhà chuyên môn cũng như khán giả có mặt tại ngày hội hôm đó. Trong số này, Nội san sinh viên xin trân trọng giới thiệu tới các bạn sinh viên những tác phẩm đã đạt giải tại Ngày thơ Việt Nam năm 2013: Những chuyến đi dài hơn cuộc đời - Nguyễn Thị Kim Nhung (giải Nhì), Viết tiếp - Lữ Thị Mai, Đi qua tôi thật chậm - Phùng Thị Hương Ly. Hi vọng rằng, trong thời gian tới, chuyên mục Văn học - nghệ thuật sẽ tiếp tục được giới thiệu tới các bạn nhiều những tác phẩm hay, có giá trị đến từ sinh viên ĐH Văn hóa Hà Nội. Nặng hơn giọt nước mắt trẻ thơ con khóc đòi mẹ bánh nặng hơn giọt nước mắt con khóc khi bị cha đánh đòn nặng hơn giọt nước mắt con khóc khi người tình xa khuất trước nghĩa trang một giọt nước oằn mi gọi con về phía gió nung cát bạc đời cùng sóng có câu hát rơi vào im lặng mãi mãi hơn mười ngàn tuổi hai mươi ở lại Trường Sơn xanh quá những giấc mơ ngủ vùi trong đất

Nhöõng chuyeán ñi daøi hôn cuoäc ñôøi

trước mặt con là lửa bỏng rát nắng tháng năm trước mặt con là máu phượng đỏ đau một thời giọt nước mắt chưa chạm lên cỏ gió đã kịp hong khô những năm tháng Trường Sơn xẻ dọc ai khóc chặng đường dài hơn 600 cây số con đi những chuyến đi dài hơn cuộc đời bắt đầu từ tiêu sơ chệnh choạng Những chuyến đi dài hơn cuộc đời ai đó kể rằng nếu ngày xưa con trâu vàng không đi tìm mẹ thì nước mình không có hồ Kim Ngưu Trường Sơn! Trường Sơn ơi! nếu không phải các anh nằm lại… chặng đường dài hơn 600 cây số con đi những chuyến đi dài hơn cuộc đời Nguyeãn Thò Kim Nhung

22 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn


Vieáât tieáp Giữa 2 ta chỉ còn dòng sông Thao thao chảy bên tháng ngày dài rộng Mưa phùn mặn đắng trên cao Thả xuống chiều một nỗi buồn rất trống Làm sao mình tới bên nhau Bóng con thuyền đã âm thầm ứa lệ Bất chợt môi thề mong manh Bất chợt anh buồn như thế Giữa hai ta chỉ còn lạnh giá Mưa đổ bao lâu cho ướt lối em về Căn phòng nhỏ bốn bức tường rất lạnh Lạnh cả ánh nhìn xa xôi Anh đã đưa em chạm đến chân trời Rồi chúng ta lại bị đẩy sang một chân trời khác Chỉ biết nhìn nhau hoang mang Chỉ biết nhủ lòng câm lặng Kí ức ròng ròng tầm gai Ngàn trái đau chờ tay người đến hái Chân trời nào rồi cũng lại anh thôi Cũng vẫn là em đôi bàn tay bé nhỏ….. Löõ Thò Mai

Ñi qua toâi thaät chaäm

Tôi đi qua tôi phố đã chật rồi Đôi giày cũ và bàn chân nhỏ Như bùn lấy ôn ấp củ sen nâu Tìm gì cho mình ngày qua hoang dại Uống cạn hồ trong chưa thấy mênh mông Dắt ảo tưởng đi tìm cần câu Lòng thuyền chở gió mục rỗng Tôi câu được tôi thuở trăng non Mừng tủi bỏ quên những thứ vừa giật được Này ngồi yên nhé. Này hãy là tôi! …Đâu rồi? tôi đã chạy đi đâu? Buông cần câu lại mình Một đám mây rụng tê tái sau lưng Qua mùa đông nhạt nhòa mưa móc Ngọn nến vẫn cháy rưng rưng Sáp đỏ nở hoa trên môi người lạ Hóa ra tôi chỉ là con cá bơi quẩn quanh Giễu cợt chiếc phao ảo ảnh. Phuøng Thò Höông Ly

facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 23


F5 Fashion

Hello Summer

Mùa hè đến rồi! Hãy chọn cho mình những chiếc váy đủ sắc màu tươi vui như cam, vàng, xanh để tung tăng dạo phố đón nắng mới. Hay có thể là chiếc quần soóc đi kèm với những chiếc áo pull đủ hình thù ngộ nghĩnh, áo sơ mi đính đá ... Hãy chọn cho mình style riêng chào hè nào!!!

Make up: Minh Huệ Clothes: My Trend (0934390035) Model: Thanh Bình Photographer: Danh Hưng - Quỳnh Anh

24 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn


facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 25


Nụ cười sinh viên Chơi khó Sau khi đãng trí dùng lộn xà bông bột gội đầu, một sinh viên vào hiệu cắt tóc, nói với thợ: - Này anh, tóc tôi chỉ còn có ba sợi thôi. Anh cắt cẩn thận nhé! Anh thợ hỏi: - Vậy anh định cắt kiểu gì? - Mái lật! Anh thợ loay hoay một lúc, bỗng làm rụng mất một sợi. - Ui chỉ còn hai sợi, cắt thế nào bây giờ? - Rẽ ngôi giữa! Thật không may, lóng ngóng thế nào anh lại làm rụng một sợi nữa. Anh thợ lo lắm, bèn hỏi: - Bây giờ lại rụng một sợi rồi… cắt kiểu nào hả anh? - Rẽ ngôi giữa! - Làm sao rẽ nổi anh ơi? - Ông chẻ sợi tóc của tôi làm 2 đi! Tình yêu toán học Tình yêu ta sẽ mãi là số một. Dẫu khai căn mãi mãi chẳng thay lòng. Anh yêu em từ dương vô cực. Tình đôi mình lấp ló góc alpha. Anh yêu em đâu có như người ta. Ghét cực tiểu còn anh yêu cực đại. Thề yêu em yêu trọn đời yêu mãi. Chẳng thể nào phai nhạt đến bằng không. Anh yêu em hơn bác học Poat-sông (?). Yêu con số hơn cả thân mình nữa. Tình đôi ta chẳng thể nào tan vỡ. Như tiên đề tồn tại mãi em ơi. Tình đôi ta còn mãi đến muôn đời. Như định lý được chứng minh khảo nghiệm.

26 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn

Tiếc Tại một kỳ thi của trường Y, giáo sư hỏi một sinh viên: - Với loại thuốc này anh sẽ cho bệnh nhân uống với liều lượng bao nhiêu - Dạ, ba thìa ạ. Sau vài phút thấy thầy im lặng, thí sinh nọ dè dặt hỏi: - Thưa giáo sư, em muốn trả lời lại. Ông giáo sư nhìn đồng hồ rồi nói: - Tôi rất lấy làm tiếc, bệnh nhân đó đã tắt thở. Văn học hiện đại Giáo sư đại học nọ hỏi một sinh viên trong giờ văn học. - Em hãy cho biết làm thế nào để phân biệt được một tác phẩm văn học cổ điển với một tác phẩm văn học hiện đại? - Thưa giáo sư, trong tác phẩm văn học cổ điển ta chỉ thấy được nụ hôn của nhân vật từ trang 99 trở đi, còn ở tác phẩm văn học hiện đại thì họ đã có con với nhau ngay ở trang đầu tiên. Dạy học trong nhà vệ sinh Ở một trường đại học, mỗi lần đi dọn nhà vệ sinh công cộng, bác lao công cú lắm vì anh em sinh viên thường vô tổ chức. Bác mới đề lên tường hai câu thơ có tính chất khuyên răn: “Thi nhau ‘ném’ trúng mới tài Ai ném ra ngoài kỹ thuật còn non!” Hôm sau có người thêm hai câu: “Còn non thì mặc còn non Ném trật vài hòn thì đã làm sao?” Bác lao công tức quá mới chửi tiếp: “Làm sao là nghĩa thế nào? Ném trật không vào là mất vệ sinh!” Nhưng không ngờ sau đó có người trả lời bác: “Vệ sinh thì mặc vệ sinh! Trình độ trung bình chỉ có thế thôi!” Bác lao công cáu lắm rồi bèn chốt hạ: “Thế thôi thì đi lên đồi. Vệ sinh xong rồi thì hãy về đây!”


Sinh vieân Vaên hoùa xung kích treân moïi maët traän

facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn


facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.