Số Đặc biệt Ao làng - Nơi ộp oạp của họ nhà Cóc
Dây chuyền “sản xuất Cóc”
Chào mừng FPT 20 năm September 2008
P.12
Mềm mãi mà không cứng P.14
P.16
P.06
20 năm trước, 13 nhà tri thức và khoa học trẻ của Việt Nam với khát khao thay đổi đã đứng ra thành lập “một tổ chức kiểu mới, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên điều kiện tốt nhất để phát triển tài năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần”. Đúng 20 năm sau, gần 1000 Cóc khóa IV với “khát vọng đổi thay” cũng đang có một sự khởi đầu mới. Giữa hai sự khởi đầu này có những điểm gì chung?
03 06 10 14 16 20 22 26 34 40 45 46 48 50 52
Cóc tin - Một vòng quanh FU Cóc buôn
Cóc luận - Luận bàn chuyện làng Cóc STCo - một góc nhìn từ FU
Hot Cóc - Tiêu điểm trong tháng Lừa chọn và kỳ vọng
Có biết - Hướng tới kỹ niệm FPT 20 năm Mềm mãi mà không cứng
Cóc cụ - Chân dung các Cóc cụ FPT Người bạn cùng bàn
Cóc đẹp - Tự phê Quá khứ
Cóc học - Chuyện học tập của sinh viên Có hay không chuyện tiêu cực trong kỳ thi TOEFL?
Phóng sự ảnh FPT ngày ấy - bây giờ
Cóc sống - Chuyện đời sống sinh viên Ký sự tìm nhà
Ếchlish - Ngôn ngữ của họ nhà Ếch Crying Tanu
Cóc mộng mơ - Góc vườn sáng tác Tự khúc mùa thu
Ếchnology - Cập nhật công nghệ Cuil - Có khơi mào một cuộc chiến mới?
Cóc ăn chơi - Chơi mà học học mà chơi Chợ đêm sinh viên
Cóc lạc - Góc câu lạc bộ FU Band của tôi
Cóc thèm đọc - Mỗi kỳ một cuốn sách Nhà lãnh đạo 3600
Điểm đầu tiên là xuất phát điểm có thể coi như là với hai bàn tay trắng, vũ khí duy nhất là khát vọng cháy bỏng được làm điều gì đó có ích cho mình, cho đời. Điểm thứ hai là con đường đi chưa xác định với muôn vàn khó khăn không thể hình dung được ở trước mặt. Thời kỳ 20 năm trước, kiếm được tiền để nuôi sống bản thân đã khó, nói chi đến những điều lớn lao. Khái niệm Công ty, làm kinh doanh là một khái niệm còn hết sức xa lạ. Các Cóc ngày nay cũng chỉ biết những khó khăn chung chung và mơ hồ nhất như chương trình đào tạo sẽ rất khó, rất nặng. Chứ chưa thể hình dung được tiếng Nhật sẽ khó thế nào, học OOP hay SE sẽ mông lung ra sao? “Cóc Cụ Mộng Mơ“ BìnhTG đang có một giấc mơ là 20 năm nữa, khi bay trên bầu trời Việt Nam vào ban đêm sẽ không khó để nhận ra những quầng sáng từ các “thành phố” FPT City ở Hòa Lạc, Ngũ Hành Sơn hay Long Thành - nơi có cả trăm nghìn chuyên gia Công nghệ thông tin của FPT đang làm việc ngày đêm để hòa mình vào nền kinh tế thế giới. Giấc mơ này hoàn toàn không phải là ảo tưởng nếu lùi lại 20 năm trước và nghĩ đến việc có một Tập đoàn Công nghệ thông tin lớn mạnh như FPT hiện nay. Không biết khi đó các Cóc FU của chúng ta sẽ ở đâu, đang làm gì trong những quầng sáng ấy? Chỉ có thời gian và chính các Cóc mới có thể trả lời được.
Cóc tin
Một vòng quanh FU
Cóc tin
Cóc buôn
HỘI THẢO HIỂU ĐÚNG – QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG Mới đây, Trường Đại học FPT đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Hiểu đúng - Quyết định đúng” tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhằm cung cấp thông tin chi tiết cho phụ huynh và sinh viên về việc học tập tại Trường, định hướng nghề nghiệp và công việc tương lai của các em. Buổi hội thảo đã thu hút hơn 600 phụ huynh và thí sinh tại Hà Nội và gần 400 phụ huynh và thí sinh tại TP. Hồ Chí Minh tham dự. Các vị khách mời đến từ Tập đoàn FPT cùng đại diện Ban Giám hiệu Trường Đại học FPT đã đem đến buổi hội thảo những thông tin bổ ích về tình hình phát triển ngành CNTT tại Việt Nam, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nhu cầu nhân lực, các chế độ đãi ngộ, cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến. Phần hỏi đáp đã được các phụ huynh và thí sinh hết sức quan tâm và tham gia tích cực. Hàng chục câu hỏi đã được đại diện Ban Giám hiệu và các vị khách trả lời chi tiết. Tại hội thảo, phụ huynh và sinh viên đã được xem đoạn phim giới thiệu về Fsoft - nơi làm việc và thực tập của sinh viên trường Đại học FPT với sự tăng trưởng hết sức ấn tượng đã trở thành một Công ty phần mềm hàng đầu khu vực.
NÂNG CAO VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐH FPT Từ 14/8 đến 05/9/2008, trường Đại học FPT đã đón giáo sư John Brine đến từ trường Đại học Aizu (Nhật Bản) sang hỗ trợ các cán bộ của trường trong việc sử dụng Moodle. Chương trình quản lý giáo dục Moodle, dự kiến sẽ rất hiệu quả về mặt thời gian và công sức cho giảng viên, nhất là khi FU chuẩn bị có thêm nhiều cơ sở mới.
Liên kết đào tạo cùng Trường Mầm non Ếch Con Thời gian qua, được tin Trường sẽ chia lại lớp cho Khoá 2, một số lớp trưởng mẫn cán đã cùng cả lớp làm đơn xin nhà trường đừng “chia lìa bầy đàn” với những lời lẽ hết sức thống thiết và dễ thương.
Nhận thấy tâm tư tình cảm của các lớp này có nhiều nét tương đồng lứa tuổi mẫu giáo (thường ăn chung, ngủ chung, học chung, chơi chung và đi… vệ sinh chung) nên ngay lập tức nhà trường đã liên hệ cùng Trường Mầm non Ếch con để có chương trình liên kết đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm. Hiện các lớp trên đang tập hát bài: “Tạm biệt gấu Misha” bởi khi được hỏi về phản ứng của Phòng Quản lý đào tạo trước các đơn đề nghị này như thế nào thì Trưởng phòng Nam “ếch xeo” đã cho biết: “Xin cảm ơn những lá đơn đề nghị của các em, những lá đơn của các em khiến chúng tôi thực sự rất quan tâm, cân nhắc thận trọng và quyết định rằng đã thế… càng phải chia lớp. Việc này không những đảm bảo phục vụ cho công tác học chuyên môn của các em, mà nó còn là một hoạt động làm tăng “vốn cộng đồng” của các em, một giá trị rất quý mà đến lúc các em đi làm sẽ rất cần. Do đó, không có ý kiến ý cò gì cả. Nhá”. xem tiếp trang 05
No.11 September 2008 I
Cóc tin
Một vòng quanh FU
Cóc tin
Qua hoạt động thăm trường, giao lưu với sinh viên và trao đổi với Phó hiệu trưởng Nguyễn Xuân Phong, các đại biểu đã có ấn tượng rất tốt và tin tưởng vào tương lai phát triển của trường Đại học FPT. Phía Hitachi Joho cũng đặt vấn đề hỗ trợ trường Đại học FPT trong việc cấp học bổng cho sinh viên, và khả năng tiếp nhận sinh viên thực tập cũng như làm việc tại Công ty.
Hiện tại chương trình này chú trọng cho các giảng viên của khoa ngoại ngữ và các cán bộ IT. Từ trước đến nay, Moodle vẫn bị coi là một chương trình khá mới mẻ và khó tiếp cận. Về điều này, Giáo sư Brine cho biết “Thông thường, mọi người ngại tiếp cận với một khái niệm mới của công nghệ thông tin vì họ nghĩ nó khó, họ không chú ý và không thấy nó cần thiết hoặc thú vị. Bởi vậy khi giảng về Moodle, điều quan trọng là khiến cho những khái niệm này trở nên cần thiết, thú vị và hết sức đơn giản”.
Ông Michida cho biết, năng lực tiếng Anh của sinh viên nếu đạt mức 700 điểm TOEIC (tương đương 550 điểm TOEFL) sẽ là điều kiện rất tốt khi làm việc ở Hitachi Joho. Đáp lại, ông Nguyễn Xuân Phong khẳng định, các sinh viên của Trường sẽ đạt trình độ tương đương 450 – 500 điểm TOEFL khi chuyển sang giai đoạn học chuyên ngành. Trường dự kiến sinh viên tốt nghiệp sẽ đạt mức từ 550 điểm TOEFL trở lên.
Khóa học về Moodle dự kiến được tổ chức trong 9 buổi và nằm trong khuôn khổ hợp tác, trao đổi chương trình cũng như giáo viên giữa trường Đại học Aizu (Nhật Bản) và trường Đại học FPT.
CƠ HỘI THỰC TẬP TẠI HITACHI JOHO CHO SINH VIÊN FPT Vừa qua, Trường Đại học FPT đã đón tiếp đoàn đại biểu của Công ty Hitachi Joho, đại diện là ông Machida Tetsuo, Giám đốc điều hành Công ty. Đây là chuyến thăm trường Đại học FPT lần thứ hai của Công ty này, tiếp nối lần thứ nhất diễn ra vào ngày 07/08/2008.
I No.11 September 2008
Việc ký kết bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác sẽ được hai bên trao đổi cụ thể hơn vào các lần làm việc tiếp theo.
HAOI 2008 - Phát triển tài năng Tin Học tương lai Trong tháng 8 vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra kỳ thi Olympic tin học Hà Nội - Amsterdam mở rộng HAOI 2008 với sự tài trợ chính của Trường
Đại học FPT. HAOI là kỳ thi được tổ chức thường niên do các học sinh và cựu học sinh Khối chuyên Tin trường THPT Hà Nội – Amsterdam liên kết với cựu học sinh các trường điểm trên địa bàn Hà Nội tổ chức nhằm khuyến khích việc học Tin học trong nhà trường, nâng cao tư duy và niềm say mê của các học sinh THPT về môn học trí tuệ này. Với việc tài trợ cho HAOI 2008, Trường Đại học FPT mong muốn tạo ra và hỗ trợ các trường THPT tổ chức các sân chơi trí tuệ bổ ích, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT vốn là thế mạnh của trường. Qua đó Trường có cơ hội khuyến khích, tìm kiếm và phát triển các tài năng tin học tương lai cho đất nước. Cuộc thi HAOI được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2003, đến nay đã trở thành kỳ thi truyền thống của trường Hà Nội Amsterdam. Nhiều học sinh đoạt giải cao trong kỳ thi HAOI đã trở thành những học sinh giỏi quốc gia và đem lại cho Việt Nam nhiều tấm huy chương trong các kỳ thi tin học quốc tế (IOI). Từ năm 2009, Trường Đại học FPT dự kiến sẽ trực tiếp tham gia Ban tổ chức cuộc thi HAOI và đỡ đầu hoàn toàn cho cuộc thi. Nhằm nâng cao chất lượng và uy tín cho kỳ thi, dự kiến HAOI 2009 sẽ được chuẩn bị sớm hơn, nội dung và hình thức thi sẽ được cải tiến. Ngoài việc tổ chức thi theo kiểu truyền thống, áp dụng cách thức chấm bài như kỳ thi quốc gia, HAOI sẽ được tổ chức theo mô hình các kỳ thi của nước ngoài như Procon… Năm tới Ban Tổ chức sẽ thêm vào đề thi loại Interactive-tương tác. Thí sinh làm bài thi, nộp mã nguồn mở, Ban Giám khảo sẽ tiến hành chấm công khai với giao diện đồ họa trước toàn thể thí sinh dự thi, đại diện các đoàn và nhà tài trợ.
Cóc tin
Một vòng quanh FU
Cóc buôn (tiếp theo trang 3) Riêng một góc trời Khác với ba khoá đã qua, Tháng rèn luyện tập trung của Khoá 4 vào tháng 9 năm nay sẽ được tiến hành tại một khu trường biệt lập cách trung tâm cũ khoảng hơn 1km. Tại ngôi trường này chỉ dành cho sinh viên FPT với đầy đủ cơ sở vật chất như sân bóng đá lớn, sân bóng mini, sân cầu lông, cầu mây, sân tập võ, hội trường, sân giao lưu, bếp ăn, nhà ở…
Việc riêng một góc trời tuy có vẻ hơi buồn vì toàn Cóc là Cóc nhưng sẽ là một cơ hội tuyệt vời để FU đào tạo một lứa sinh viên thuần chủng và tinh khiết tới 100% là… Cóc.
Đội bóng đá FU bị… Tào Tháo đuổi tập thể Sau khi giành chiến thắng trong trận Chung kết trước các đàn anh Fsoft bằng loạt đọ súng trên chấm phạt đền. Đội bóng FU đã nâng cao Cúp vàng vô địch Giải bóng đá 13/9 trong niềm sung sướng tột độ của cán bộ, sinh viên toàn trường.
tạ để phục vụ việc mang vác laptop và mấy chục cân sách giáo trình của sinh viên mỗi ngày lên lớp. Môn chạy 100m cũng được đưa vào để phục vụ sinh viên chạy nước rút cho kịp giờ vào trường nếu không muốn đứng ngoài hóng gió. Bên cạnh đó, để phát triển cơ ngón tay, phục vụ cho việc gõ bàn phím, thầy Quang cũng đang định sẽ đưa thêm hai môn Bắn bi ve và Gẩy dây chun vào hệ thống tự chọn. Tuy nhiên 2 môn này đang gặp một chút khó khăn do trên thế giới chưa có luật thi đấu cụ thể. Do đó đang phải gấp rút biên soạn luật, chưa kể việc chia thành các chương trình tập luyện cũng khá khó khăn. Khát vọng đổi thay… quy luật
Môi trường nhiều cây xanh và hang hốc khiến ông Dũng Đê tê hơi lo ngại vì các Cóc Khoá 4 có thể lợi dụng địa hình địa vật để “xàng xê” ẩn nấp “trốn ngủ”. Tuy nhiên toàn khu trường được bố trí kín cổng cao tường, chỉ có duy nhất 2 cổng sắt kiên cố khiến cho việc “thiết quân luật” trong Tháng rèn luyện trở nên khả thi hơn bao giờ hết và các Cóc K4 xác định luôn tinh thần sẽ cấm trại toàn bộ. Theo như báo cáo từ vệ tinh VINASAT, “hàng xóm” gần nhất của các Cóc K4 chính là KTX của 300 cô gái Đại học Phương Đông cách đó 200m đường chim bay. Các cô gái này sẽ học chung, ăn chung cùng các Cóc K4 và có chương trình giao lưu chung vào các buổi tối cuối tuần. Xa hơn sẽ là 1000 cô gái Đại học Ngoại thương cách đó khoảng 500m đường chim bay và khoảng hơn 1km đường chim… đi bộ. Tuy nhiên dự kiến sẽ chỉ có một buổi giao lưu cùng các cô gái Ngoại thương mà thôi.
Việc hôn Cúp Vô địch vốn là bình thường với các đội chiến thắng trên toàn thế giới, nhưng do chiếc Cup 13/9 để mốc lâu ngày lại thêm biết bao nhiêu bàn tay sờ mó kiểm tra xem có phải vàng thật không đã làm cho Cup bị nhiễm khuẩn tương đối nặng. Kết quả là các cầu thủ FU sau khi hôn Cup về nhà đều bị… Tào Tháo đuổi chạy té khói. Đáp lại đơn khiếu nại của FU, Ban Hậu cần của giải cho biết: “Rút kinh nghiệm, năm sau chúng tôi sẽ hoà thuốc đau bụng ra và tráng Cup trước khi giao cho các đội hôn”.
Bổ sung môn thể chất tự chọn Sau một kỳ môn tự chọn dừng lại ở 2 môn Vovinam và Cầu lông, sang kỳ này, thầy Quang tròn cho biết sẽ bổ sung thêm một số môn thể thao tự chọn khác phù hợp với đặc thù thể chất và học tập của các Cóc FU.
Với đặc thù phát triển theo hướng “đông nam” (tức là đông sinh viên nam), FU phải chịu một quy luật khắc nghiệt của thực tế, đó là cứ trung bình 5 năm mới xuất hiện… 1 cô gái đẹp nhập học. Tuy vậy, với khát vọng đổi thay luôn rực cháy trong lòng, các chàng Cóc vẫn không ngừng hy vọng có thể thay đổi được cái quy luật khỉ gió đó (hoặc nếu nó tự thay đổi thì càng tốt). Điều này được bộc lộ rõ nét trong những ngày nhập học của Khoá 4, các chàng Cóc không ngừng lảng vảng ở gần phòng Tuyển sinh, xin tình nguyện sắp xếp hồ sơ hay phổ biến hơn là vào phòng Tuyển sinh xin cốc nước nhằm một mục đích “thầm kín” là tăm tia xem cái quy luật 5 năm kia liệu đã thay đổi được từ năm thứ 3 chưa.
Trước mắt sẽ đưa thêm môn Cử xem tiếp trang 53
No.11 September 2008 I
Cóc luận
Luận bàn chuyện làng cóc
Hai mươi năm lịch sử phát triển của FPT không ai có thể phủ nhận được vai trò của phong trào STCo (sờ ti cô) trong việc xây dựng một không khí làm việc trẻ trung, năng động, sáng tạo, gắn kết và vui vẻ. Chẳng ai có thể phủ nhận được vai trò của những “lãnh tụ tinh thần” - những thủ lĩnh STCo trong việc xây dựng một văn hóa doanh nghiệp hàng đầu và độc nhất vô nhị ở Việt Nam, đã góp phần không nhỏ làm nên một Tập đoàn hùng mạnh hôm nay.
Hội diễn STCo “Cóc sướng” của sinh viên khóa 2 tại Xuân Hòa Vậy mà lâu lâu rồi cũng ít thấy có những đám tụ tập hát xuyên tạc rồi cười ngả cười nghiêng ở các quán bia. Hội diễn chính thức STCo 13/9 thì ngày càng bị các Cụ kêu là chán, rồi lại hoài cổ nhớ về các hội diễn năm nảo năm nao. “Viện sỹ” Khắc Thành đang nỗ lực truyền bá, dạy các bài hát trong “sách đỏ” hay in lại Sử ký để phát cho cán bộ FU nhưng cũng chỉ đủ để mọi người biết đến chứ chưa lôi kéo được mọi người trực tiếp và say mê tham gia. Báo Chúng ta cũng đã từng đăng nhiều bài tranh luận với những ý kiến cho rằng phải chăng STCo đang chết? Đám Cóc ở Ao làng FU nhìn đàn anh
I No.11 September 2008
như thế thì cũng hoang mang không biết mình nên “sờ ty” theo kiểu nào, bằng tay, bằng chân hay bằng mồm? Cười theo kiểu nào? Tủm tỉm, nhe răng hay ngoác miệng? STCo là viết tắt của Sáng tác Company (tức là Công ty Sáng tác). Nó bắt nguồn từ các hoạt động, phong trào của đám sinh viên, nghiên cứu sinh khoa Toán cơ trường Đại học tổng hợp Moscow mang tên Lô-mô-nô-xốp (MGU) mà sau này đã trở thành lãnh đạo của FPT như anh Bình, anh Thành Nam, anh Khắc Thành …
Phát triển tiếp ở FPT sau này, nó trở thành xương sống cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ của Công ty. Theo những gì đã công bố thì triết lý của Công ty Sáng tác là không hạn chế bất cứ hoạt động nào dưới bất cứ hình thức nào, miễn là nó có sự sáng tạo, hài hước (thường là tự trào), mang lại tiếng cười, gắn kết mọi người. Tuy nhiên, do điều kiện chủ quan, nó được thể hiện mạnh nhất ở các phong trào như truyện cười (trên mạng Trí tuệ Việt Nam, tiền thân của mạng Internet Việt Nam), hát sửa lời (hay còn gọi là “xuyên tạc”), sáng tác và diễn các vở hài kịch “không giống ai”. Trên cái nền phong trào như thế đã nổi lên các thủ lĩnh “sờ ty” như Thành Nam, Khắc Thành, Hưng “đỉnh” và các “viện sỹ” khác. Và hiển nhiên với đại đa số quần chúng, STCo là hát “bậy” ở quán bia, là hài kịch, là chèo Phạm Tuân, là Thành Nam, là Khắc Thành…
Hội diễn STCo FPT năm 2000
Cóc luận
Luận bàn chuyện làng cóc
Với sự lớn mạnh của FPT, hàng nghìn nhân viên mới không có điều kiện được xem, được nghe trực tiếp các tác phẩm và các nghệ sỹ hàng đầu. Chèo Phạm Tuân mà không phải do Khắc Thành hát thì phải nói thật là không “ngửi” được. Hát bậy mãi cũng chán vì hát bậy cũng phải biết cách và có thành phần phù hợp. Một yếu tố nữa là sự phát triển của văn hóa xã hội cùng nhiều quan niệm và sự đam mê của giới trẻ đối với các loại hình nghệ thuật mới. Do vậy phong trào STCo nguyên bản đã dần thu hẹp lại ở các “tầng lớp trên” và không còn đủ sức quyến rũ với đại đa số người FPT hiện nay. Mặc dù các “viện sỹ” Thành Nam, Khắc Thành, Hưng “đỉnh” nếu có điều kiện vẫn biểu diễn say sưa và ngây thơ như ngày nào, và được xem các anh diễn vẫn là một niềm vui đặc biệt.
Tiểu phẩm “Khát vọng biết bay” của FU đạt giải nhất Hội diễn STCo năm 2007 STCo đích thực với bầu nhiệt huyết, sức sáng tạo không bao giờ cạn, sẵn sàng chấp nhận những cái mới, biết động viên và khuyến khích các ý tưởng dù nó không giống mình. Chính môi trường dân chủ, sáng tạo và tôn trọng cá tính riêng của FPT đã đặt nền tảng cho phong trào STCo hình thành. Nếu giữ được tinh thần này, STCo sẽ có đất để tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa, tuy có thể sẽ ở các dạng thức khác.
Hội diễn STCo FPT năm 2004
Vậy có phải STCo đã đến lúc hết thời và sẽ phải chết? Không. Tôi nghĩ là không nếu chúng ta hiểu STCo theo một nghĩa rộng hơn. Nếu chúng ta hiểu STCo là sáng tạo để mang lại sự sướng vui và gắn kết cho người FPT. Nếu chúng ta luôn mở rộng lòng mình, tâm trí mình. Nếu chúng ta biết chấp nhận và tôn trọng mọi sự sáng tạo, hài hước dưới các góc cạnh khác nhau, dưới các hình thức thể hiện khác nhau. Về khía cạnh này, tôi nghĩ anh Bình dù không trực tiếp sáng tác hay biểu diễn nhưng đang là tấm gương của một thủ lĩnh
Ở quy mô Tập đoàn, cũng đã xuất hiện một số hoạt động có thể gọi là STCo kiểu mới như các đoạn “tức khẩu thành thơ” trên Public hay phối lại nhạc các bài hát cũ theo kiểu rap, rock trong đợt hội thảo khởi động dự án Visky ở Tam Đảo. Ngay tại Hội diễn STCo 2007, các tác phẩm của Fsoft, FU cũng đã mang lại một sự sáng tạo mới, một phong cách và hơi thở mới cho phong trào hội diễn. Tại FU, tinh thần STCo cũng đã được thể hiện dưới một bản sắc rất riêng với các sự kiện như đêm Halloween, Women service center 8/3, các event đa dạng của Trung tâm Arena. Và đặc biệt nội san Cóc Đọc với những chuyên mục và khái niệm không gặp ở bất cứ đâu như Cóc tin,
Ếchlish, Êchnology cũng chính là một trong những hoạt động STCo nhất tại FU. STCo sẽ chết nếu chúng ta quan niệm về nó quá hẹp trong phạm vi những gì đã có trong 20 năm qua. STCo sẽ chết nếu các Cụ không có đủ “open mind” để chấp nhận những dạng thức mới, những phong trào mới, nếu các Cụ vẫn muốn đám hậu sinh phải “nghịch nghèo liều lãng” như mình ngày xưa. Và STCo chắc chắn sẽ chết nếu những thủ lĩnh gạo cội cứ phẩy tay coi nỗ lực sáng tạo của đám đàn em là “phọt phẹt”, là “chúng mày chưa bằng được chúng tao”. Nhưng tôi tin điều đó sẽ không thể xảy ra tại FPT, nơi sáng tạo và sự trào lộng, hài hước đã trở thành máu thịt, thành hồn của người FPT suốt 20 năm qua. Và tiếp nối những STCo version Thành Nam, Khắc Thành đã và đang trở thành lịch sử sẽ là những version Dũng “đê tiện”, Hiếu “thịt chó”, Ngọc Anh, sinh viên A, học viên B và vô vàn các version khác. Cóc “sờ ty”
No.11 September 2008 I
Cóc luận
Luận bàn chuyện làng cóc
SAU MỖI CHẶNG ĐƯỜNG DÀI Thông thường sau một chặng đường dài, người ta sẽ dễ sinh ra chán chường và mệt mỏi. Vậy làm sao để có thể tự tạo cho mình động lực, để tiếp tục sống, học tập và làm việc hăng say, tạo nên những khởi đầu mới trên mỗi chặng đường?
thì hãy cố mà chạy”. Tiến về phía trước, vượt qua những khó khăn trở ngại, vượt qua những cám dỗ của sự thành công, tự tạo ra cho mình những mục tiêu lớn lao, đó là cách người FPT tạo ra động lực cho chính mình và cho con tàu FPT. Trên chặng đường 20 năm của FPT, không chỉ có hoa hồng mà còn có những cành gai sắc nhọn, không chỉ có những thành công mà còn có những thất bại. Vấn đề là người FPT không bị “nhấn chìm” bởi thất bại và cũng không bị “mờ mắt” bởi thành công.
Tại sao chúng ta đánh mất động lực? Có ba nguyên nhân chính khiến chúng ta đánh mất động lực. Thứ nhất là thiếu tự tin, thứ hai là thiếu mục tiêu, thứ ba là thiếu định hướng. Ngoài ra, việc đạt được mục tiêu quá sớm cũng là một nguyên nhân khiến ta rơi vào tình trạng chân không, mất phương hướng và động lực.
Bài toán động lực Giữ được động lực cho bản thân luôn luôn là một sự tranh đấu. Không có một lời giải đơn giản cho bài toán mất động lực. Ngay cả khi ta vượt qua được nó, nó cũng sẽ xuất hiện trở lại ngay từ lúc có những dấu hiệu đầu tiên của khó khăn. Chìa khoá của vấn đề là bạn phải hiểu suy nghĩ của bạn và những suy nghĩ đó điều khiển cảm xúc của bạn như thế nào. Bằng cách học, cách nuôi dưỡng những suy nghĩ lạc quan, làm vô hiệu hoá những suy nghĩ bi quan, tập trung cho công việc đang làm, bạn có thể kéo mình ra khỏi sự sút giảm trước khi nó chiến thắng được bạn. Ở FPT có một câu nói nổi tiếng: “Con đường chúng ta đi không có trạm dừng chân. Nếu ai đó không đi được nữa
I No.11 September 2008
Nếu bạn không tin rằng bạn có thể thành công trong một công việc, làm sao bạn có đủ sức lực và tinh thần để thực hiện thành công công việc đó? Bạn làm sao có thể giải được một bài toán nếu trong đầu luôn lởn vởn suy nghĩ “Mình không đủ sức làm bài này đâu”. Tương tự, một đội bóng mà ra sân với ý nghĩ “Chúng ta không thắng nổi họ đâu” thì gần như đã cầm chắc cái thua trong tay rồi. Nếu bạn không hiểu bạn đang muốn gì, mục tiêu đạt được là gì thì có nghĩa là bạn đang không có mục tiêu. Muốn thành công thì trước hết phải có sự tập trung cho những mục tiêu chính. Trong học tập và làm việc cũng vậy, phải biết đặt ra những mục tiêu chính của mình. Có người đặt ra mục tiêu rất lớn lao, hoành tráng nhưng rồi lại loay hoay không biết làm gì để đạt được mục tiêu đó, cuối cùng rơi vào trạng thái khủng hoảng. Mục tiêu mà thiếu kế hoạch để đạt được nó là những mục tiêu không tưởng. Cuối cùng, chúng ta thường dễ sớm thoả mãn khi những gì mình mong muốn đã đạt được. Tại sao lại phải tiếp tục dấn thân, tiếp tục chiến đấu khi mọi thứ mà ta cần đều đã đạt được? Đây có lẽ là một “kẻ giết động lực” đáng
Cóc luận
Luận bàn chuyện làng cóc
sợ nhất. Có bao nhiêu sinh viên đạt thành tích xuất sắc thời phổ thông bỗng dưng biến mất khi vào trường Đại học? Có bao nhiêu người thành đạt ở FPT bỗng mất hết động lực làm việc sau khi trở thành triệu phú chỉ trong vòng vài đêm?
Xác định mục tiêu
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến sự mất động lực đó là thiếu mục tiêu. Chúng ta thường tập trung cho những gì chúng ta không muốn hơn là cho những mục tiêu cụ thể và suy nghĩ trong thuật ngữ của sự sợ hãi. Tôi sợ tôi sẽ nghèo. Để có được sự tự tin Tôi sợ không ai tôn trọng tôi. Tôi sợ phải sống một mình. Tôi sợ sẽ thua kém bạn bè. Vấn đề của loại Điều đầu tiên khiến ta mất động lực là sự thiếu suy nghĩ này là sự sợ hãi không tạo tự tin. Điều này thường xảy ra khi chúng ta tập ra hành động. Thay vì phải làm gì trung vào những gì chúng ta muốn và coi đó để giải quyết nỗi sợ hãi, nó Tiến về phía trước, nhẹ những gì chúng ta đã có. Khi bạn chỉ tập trung vào chính sự vượt qua những khó khăn trở chỉ nghĩ về những điều bạn muốn, sợ hãi đó và làm cạn kiệt ngại, vượt qua những cám dỗ của sự suy nghĩ của bạn sẽ tạo ra những động lực của chúng ta. lời giải thích tại sao bạn không có thành công, tự tạo ra cho mình những mục được nó. Điều này tạo ra những Để thoát khỏi tiêu lớn lao, đó là cách người FPT tạo ra động suy nghĩ xấu. Những thất bại những suy nghĩ xuất lực cho chính mình và cho con tàu FPT. Trên chặng trong quá khứ, những điểm yếu phát từ sự sợ hãi, đường 20 năm của FPT, không chỉ có hoa hồng mà cá nhân sẽ tràn ngập tâm trí bạn. bước đầu tiên là phải còn có những cành gai sắc nhọn, không chỉ có Bạn bắt đầu có những suy nghĩ đố tập trung cho một kỵ đối với bạn bè, đối thủ và bắt mục tiêu được xác những thành công mà còn có những thất bại. đầu tìm ra những nguyên nhân tại định rõ ràng. Xác định Vấn đề là người FPT không bị “nhấn chìm” sao bạn không thành công. Trong được mục tiêu, bạn sẽ bởi thất bại và cũng không bị “mờ mắt” trạng thái này, bạn hướng đến việc tự khắc xác định được bởi thành công. tạo ra những ấn tượng xấu, luôn đặt ra những hành động để đạt những giả thiết xấu nhất về người khác và được mục tiêu đó. Nếu bạn sợ đánh mất sự tự tin. thua kém bạn bè trong học tập, hãy đặt mục tiêu lọt vào top 5 của lớp. Cách để thoát khỏi lối mòn này của suy nghĩ là tập Điều đó sẽ dẫn đến việc lập thời gian biểu rõ trung vào những điểm tốt, dành thời gian để suy nghĩ về ràng, những chỉ tiêu cụ thể cho từng môn học. Năm 1998, những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn. Hãy lập ra khi các lãnh đạo FPT sợ rằng “mấy năm nữa chúng ta sẽ một danh sách những điểm mạnh của bản thân, những không còn gì để ăn”, họ đã đề ra chiến lược toàn cầu hoá, thành công trong quá khứ và những thuận lợi hiện nay trào lưu xuất khẩu phần mềm, thành lập FSU1, thành lập của mình. Tạo cho mình một cảm giác dễ chịu, bạn sẽ hiểu Aptech… dẫn đến thành công của FPT Software ngày hôm được bạn tài giỏi và đã thành công như thế nào. Điều này sẽ nay. Điểm cốt yếu là chuyển từ những mong muốn không giúp bạn có lại sự tự tin và tạo động lực cho bạn hướng đến rõ ràng đến những bước đi cụ thể, đo đạc được. những thành công mới. Bằng cách tập trung tâm trí của bạn vào những mục Một trong những phương pháp hiệu quả để cải thiện tiêu tốt đẹp thay vì nỗi sợ hãi mơ hồ, bạn sẽ khiến bộ não suy nghĩ của bạn là lặp lại những điều bạn đã biết nhiều của bạn làm việc. Nó sẽ bắt đầu đặt ra kế hoạch cho sự lần. Nếu bạn càng suy nghĩ bi quan thì đầu óc của bạn sẽ thành công. Thay vì lo nghĩ cho tương lai, chúng ta hãy bắt càng nghĩ ra thêm những ví dụ để minh chứng cho những đầu làm một điều gì đó cho nó. Khi bạn biết bạn muốn gì, suy nghĩ đó. Con đường tốt nhất để đem lại sự thành công bạn sẽ có động lực để hành động. cho chính bạn là sự ham muốn chân thành tạo ra giá trị cho phần còn lại của thế giới. xem tiếp trang 43
No.11 September 2008 I
Hot Cóc
Tiêu điểm trong tháng
Lựa chọn & kì vọng Chắc hẳn mỗi anh chị Cóc FU khoá 1, 2, 3 đều đã trải qua cảm giác hồi hộp, háo hức trong những ngày đầu tiên trở thành sinh viên giống như cảm xúc của các Cóc khoá 4 thời điểm này. Niềm ấp ủ bấy lâu nay đã trở thành hiện thực. Vậy các Cóc khoá 4 nghĩ gì về FU, đặt niềm hi vọng như thế nào vào FPT? Chúng ta hãy cùng tâm sự với các Cóc khoá 4 để hiểu rõ hơn về điều “bí ẩn” này.
Tại sao em chọn học FU? Khi được hỏi điều này, hầu hết các Cóc đều trả lời vì yêu thích ngành Công nghệ thông tin và thích môi trường học ở FU. Phương pháp giảng dạy mới và sự đảm bảo về đầu ra sau khi tốt nghiệp là một trong những điểm thu hút sinh viên vào FU. Ngoài ra, FU còn nổi tiếng hơn cả bởi môi trường tự do phát triển cá nhân. Cóc HưngĐQ tâm sự: “Em quen một vài anh học FPT và được nghe kể về chương trình phát triển cá nhân, về những phong trào ngoại khoá do chính sinh viên phát động. Em cảm thấy rất có hứng thú nên đây luôn là lựa chọn số 1 của em”. Dù các Cóc Khoá 4 có diễn tả lí do của mình bằng những từ ngữ nào đi chăng nữa thì đằng sau đó đều ấp ủ một “khát vọng đổi thay” mãnh liệt và niềm tin tưởng vào một tương lai tươi sáng.
Ấn tượng đầu tiên của Cóc Khoá 4 về FU? Mỗi chúng ta chắc hẳn đều lưu giữ cho riêng mình những hình ảnh đầu tiên về ngôi trường mới. Nếu như Cóc SơnNT nhớ đến cánh cửa thông minh, bồn cây cảnh đầy sỏi trắng, cách trang trí nội thất hiện đại với ba màu bắt mắt
10
I No.11 September 2008
thì Đạt Anh lại hài hước kể về cảm xúc “thất vọng” của mình khi thấy có quá nhiều boys. TrúcLK thì ấn tượng FU bởi kiểu ra bài luận quá “Tây”: phá cách và sâu sắc.
Còn rất nhiều, rất nhiều các ấn tượng khó phai về FU khác như bác bảo vệ niềm nở, chị tình nguyện viên nhiệt tình, chị tư vấn tuyển sinh nhẹ nhàng, đáng yêu, các thầy giáo gần gũi và cởi mở hay cách xưng hô “anh - chị - em” thân mật… Chỉ một vài chi tiết nho nhỏ thôi cũng đủ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình cảm các em dành cho FU.
Hiểu biết về FU? Tìm hiểu về nơi mình sẽ gắn bó cũng rất quan trọng, bởi vậy các Cóc khoá 4 nhà ta cũng không quên chăm chú theo dõi tất cả các thông tin về
FU. TrúcLK “thổ lộ”: “Từ năm 2006, lúc vừa có quyết định thành lập Trường là em đã bắt đầu tìm hiểu rồi. Em đọc rất nhiều tin tức trên báo chí cũng như qua các diễn đàn không chỉ về FU mà còn về các trường Đại học khác nữa. Khi tìm hiểu, em tự lập một bảng đánh giá của riêng mình về những trường đó”. Các website như www.fpt.edu. vn và www.svfpt.net là những kênh thông tin nhanh chóng, phổ biến với các Cóc khoá mới. Có sức thuyết phục hơn cả là lời kể trực tiếp của các anh chị đã học FU. “Em đã nghe các anh chị “cảnh báo” trước rằng học ở FU không đơn giản, thậm chí rất khó và căng. Chính vì vậy em muốn thử sức và học hỏi thêm các bạn, anh chị trong môi trường học tập nhiều thách thức như vậy. Điều này làm em thêm quyết tâm đến FU.” – HưngĐQ chia sẻ. Tìm hiểu về FU nhiều quá đến nỗi các Cóc Khoá 4 còn không lỡ bỏ sót bất kì chương trình TV vào có nhắc tới FPT, thậm chí đó là chương trình “Thị trường 24h” nói về… giá cổ phiếu FPT. Bỏ nhiều công sức ra tìm hiểu như vậy nên các Cóc rất yên tâm học tập tại FU.
Lung lay trước dư luận? Không biết “tinh thần thép” của FPT đã ngấm vào máu các Cóc Khoá 4 từ bao giờ, chỉ thấy các Cóc mới đều khẳng định rất chắc chắn: “Suy nghĩ của em về FU và về Cóc khác vẫn vậy” khi được hỏi: “Có suy nghĩ gì khi người ngoài tỏ ra thành kiến với FU?”. Thái độ tích cực này của các Cóc cũng thật dễ hiểu bởi các em đã được cung cấp đầy đủ thông tin và đặt niềm tin trọn vẹn vào FU. Dường như các Cóc Khoá 4 đều hiểu rất rõ những gì mình đang làm, những bước mình đi, và cái đích mình cần phải đến.
Hot Cóc
Tiêu điểm trong tháng
FU và kì vọng! Rút kinh nghiệm từ các khoá trước, năm nay, trước khi Khoá 4 nhập học, nhà trường tổ chức không ít các buổi chia sẻ giúp Cóc Khoá 4 hiểu đúng để quyết định đúng. Và vì vậy, chữ “kì vọng” ở đây được các Cóc hiểu một cách thực tế hơn. Trả lời câu hỏi “Bạn mong muốn gì khi vào FU? ”, ViệtNQ tóm tắt ngắn gọn lại bởi ba chữ “kiến thức thật”. Đó cũng là câu trả lời đầy đủ nhất cho tất cả những kì vọng của các Cóc Khoá 4 nói riêng và sinh viên FU nói chung. “Em nghĩ rằng nhà trường chỉ có thể tạo môi trường tốt nhất để sinh viên phát triển, còn điều cốt lõi vẫn là ở chính mỗi sinh viên. Em không đặt ra quá nhiều sự kỳ vọng, thay vì đó em tin tưởng vào năng lực của mình và đặt ra những mục tiêu cho bản thân” một câu trả lời thông minh của HiềnNT cho câu hỏi: “Em có nghĩ rằng trường Đại học FPT có thể thoả mãn tất cả các kì vọng của mình hay không?”. Còn HưngĐQ thì tỏ ra rất chững chạc khi nói: “Em sẽ không bao giờ đòi hỏi những thứ vô lý. Em sẽ chỉ kì vọng nhà trường những gì em và nhà trường đều cho là đúng và cần thiết cho cả hai”. Sự kì vọng, mong mỏi vẫn luôn là con dao hai lưỡi. Nó có thể giúp các Cóc Khoá 4 hứng thú học tập nếu hiểu đúng nhưng cũng có thể khiến cho các em thất vọng, tuột dốc nếu hiểu sai. Vì vậy, chiếc phanh tốt nhất vẫn chính là bản thân mỗi sinh viên mà thôi. Ngày khai giảng đang tới gần, các Cóc Khoá 4 đang ngồi bóc lịch chờ… ngày nhập trường. Cái cảm giác khấp khởi, mong chờ được trải nghiệm trào dâng trong lòng mỗi tân sinh viên. Thay cho lời bài viết này, xin tặng các bạn một đoạn trong bài hát “Rung chuông vàng”, cũng là suy nghĩ của các Cóc Khoá 4 trong những ngày đầu làm sinh viên FU: Bên kia đỉnh dốc Người ta đồn thế thôi Ở nơi kia, chỉ là ẩn số Nhưng tôi tìm thấy Vầng Dương vẫn chói chang Và tôi vươn đôi bàn tay Đón ánh nắng vàng... “Ai cho tôi cơ hội lựa chọn lại? Tôi biết làm gì với nó bây giờ vì tôi sẽ vẫn chọn FPT thôi!!!”
Tiếp theo bài “FU BAND của tôi” trang 51 ...............................................................................................................................
Ngày trình làng FU band ra mắt nhân dịp được mời biểu diễn trong chương trình L-day. Vấn đề âm thanh khiến chúng tôi ngày đầu ra quân mà không có vũ khí tối tân nhất: dàn trống. Tình thế buộc ông bầu Dũng ĐT quyết định cả band sẽ hát thể loại “Acapella” (hay còn gọi là a-ca-lang-ben). Dù đã tập dượt vài lần trước giờ G, tranh cãi òm củ tỏi đứa hát chính đứa hát phụ, đứa vào trước đứa theo sau. Thế mà lúc ra sân khấu hết Hiển nhìn tôi, tôi lại hỏi Phong, Phong quay sang anh Dũng, anh Dũng vội nghiêng đầu: “Thằng Hiển hát đầu tiên, vạn sự khởi đầu nan, gian nan không được nản”. Anh em bảo nhau bình tĩnh chiến đấu, dù hoa quả trứng thối hay tổ ong có bay lên cũng phải tập trung biểu diễn vì “một con ngựa đau, cả tàu sẽ bỏ cỏ”, một thành viên bỏ chạy, cả bọn không đành lòng ngồi yên. Ngày ra mắt tuy mở màn có chút trục trặc nhưng nói chung là ổn, đó là kỷ niệm đẹp và khó quên đối với mỗi thành viên trong FU band.
Tổ ấm bé nhỏ Cùng sống, cùng chơi, cùng tập luyện, cùng chém gió… khiến chúng tôi có cảm giác FU band như một gia đình nhỏ vậy, nơi mà tất cả mọi người dành tình yêu cho âm nhạc. Dù ngày thường gặp nhau có khi mặt lầm lầm lì lì vì hỏng ăn bài kiểm tra, dù stress đến tột cùng vì bài vở hay công việc thì đến khi tụ tập ở căn phòng nhỏ ấy, chúng tôi hồn nhiên và vô tư, thả hồn theo giai điệu của những bản nhạc, đôi khi lại có bữa liên hoan giản dị đủ khiến mái nhà nhỏ ấy trở nên ấm cúng hơn. Nhớ nhất là bữa mừng sinh nhật Bình bịch. Anh em tất bật chuẩn bị, thiết kế tất tần tật từ A đến Z khiến cô bạn nhỏ xúc động đến mức chỉ biết: “cám ơn tất cả mọi người !”. FU band có thể không được cấp bằng khen “gia đình văn hóa” nhưng sẽ được lên truyền hình mục “Người đi xây tổ ấm”. Chúng tôi đang xây dựng một gia đình mơ ước, nơi chỉ có tiếng cười và niềm vui mà âm nhạc chính là nền tảng. Tôi yêu âm nhạc, tôi yêu anh em của tôi, tôi yêu gia đình FU band của tôi. LamborghiniPtH
Puppy - Tylk
No.11 September 2008 I
11
Hot Cóc
Tiêu điểm trong tháng
a gia x g n số ời phải Mỗi ngư . ì v n y ồ út bu y cô mới… bỡ ngỡ ấ ỳ h c g oán bè, thầ gày đầu ược các k h t g ườn gỡ bạn những n ó qua đ trí. Với h t g rườn được gặp n trong ình liệu c rong tâm t định t p ậ ê ì ế ày nh ng vui v g khó qu i tự hỏi m ợt ùa về t ình quy nhập g n n ừ m n ồ h ê h vi ng lại m g xúc độ nh học r buồn c ờng mà ng ngày n i s ố trì trư as như . i tro rạn i lẫn Với đ ời thân, ng tâm t ề chương ệm cả vu chéo”về khó pha ách thức ma ợng ỷ ni ng v , ngư chích ầy th đình số họ đều oăn, lo lắ ì đầy ắp k c “lý lịch xúc, ấn tư g cũng đ n h h á trong thì băn k ó người t n khai th nên cảm áng như s i C ố i ệt Ngườ y không? òi thì mu g ấy đã d i mới tươ t ờ a n thi h ham tìm i tâm trạ a chân tr r i ỗ ngườ học… M ngày mở theo trường Lần đầu tiên mình được tiếp cận với FU qua một người bạn. Lần thứ hai mình đã vào website: www.fpt.edu.vn để tìm hiểu thông tin. Lần thứ ba khi mình cầm trên tay tờ nội san Cóc Đọc. Lần thứ tư mình... mò mẫm vào diễn đàn svfpt.net. Từng bước, từng bước một, mình tiếp cận với FU, con người FU và văn hóa FU. FU quả là có sức hút với một người “ham tìm tòi” như mình, khi bước vào cánh cửa FU, một thế giới khác dường như được mở ra. Có những con người và những cái tên thật khác lạ. Chẳng hạn “tên thương hiệu” nổi tiếng: thầy PhongNX, anh Dũng DT, anh Mama. Thông tin giới thiệu về trường thật hấp dẫn, nhưng quan trọng nhất là các anh chị FU rất nhiệt tình, hóm hỉnh. Mỗi lần vào Forum là một lần mình cười miết trời đất. Điều kiện học tập ở FU rất tốt và hiếm có nơi nào dễ gần như ở FU. Tuy nhiên, để vào được FU là cả một quá trình gian nan. Thế mới biết cũng vất vả ra trò, ấy vậy mà các anh lại bảo “vào không quá khó, ra không dễ dàng”. Giờ mình đã có mã số sinh viên, đã thành một con nòng nọc sắp đứt đuôi, tự thấy trách nhiệm lớn lao khi vào FU. Mong sao học tập thật tốt, chứ quanh quẩn Ao làng mà không ra được cũng chết Cao Thái Sơn
12
I No.11 September 2008
Cảm giác bước vào cánh cổng trường Đại học đang đốt cháy những ngày hè cuối cùng của thời học sinh. Tiếng ve hè đã thưa, lá vàng rơi lác đác đâu đây, những cơn gió mùa thu khẽ xao xác thổi và tôi sắp nhập trường rồi. Trong buổi liên hoan cuối cùng trước khi lên đường, bạn bè chúc nhau may mắn, học tập tốt, sau này cố gắng thành đạt. Tôi như lạc lõng trong đám đông đó khi biết mình lại một lần nữa đơn thương độc mã, một mình một trường, mọi người trong lớp ai cũng có bầu bạn cùng trường, cùng khoa. Chia tay nhau mà tôi chẳng nói được gì, cái miệng “Đức Khuê”
Cóc học
Chuyện học tập của sinh viên Cảm nhận đầu tiên của mình là buồn và hối hận vô cùng. Vì sao ư? Vì mình là một trong những “kẻ” đi tiên phong trong phong trào bỏ thi Đại học. Một phần là nhiều thông tin như đinh đóng cột sang năm đằng nào cũng bỏ thi. Nhưng có lẽ đó chỉ là nguỵ biện, mình đã quá lười biếng. Từ hôm nhập học nỗi hoang mang càng nặng trĩu. Biết bao tiền của bố mẹ bỏ ra, sang năm có gì thì chẳng biết chui vào đâu nữa. Học ở FPT đã rất nặng rồi (5% sinh viên khó có khả năng theo kịp chương trình). Hơn nữa mình lại chỉ là một sinh viên dự bị. Vẫn biết sinh viên FPT cởi mở hoà đồng nhưng ai trong hoàn cảnh này mà chẳng có suy nghĩ sẽ bị phân biệt, bị nhìn với con mắt khác. Đúng như các anh chị khoá trên đã nói, vào FU không phải để kết thúc quá trình học tập cấp 3 mà là bước vào một cánh cửa mới bao la rộng mở hơn rất nhiều, một môi trường cạnh tranh thực sự. Người làm tốt sẽ được tôn vinh, ngược lại sẽ bị đào thải. Vài tháng trước mình đã nghĩ vào FU là sướng rồi, chơi tẹt ga, nhưng giờ đây suy nghĩ ấy đã thay đổi rất nhiều. Nếu không cố gắng mình sẽ phải ra đi. Ngoài học tốt chương trình, mình còn phải ôn thi để năm sau qua sàn. Mình tin nếu có quyết tâm nhất định sẽ làm được. Sang năm mình sẽ đường đường chính chính là một thành viên chính thức của FU. Các bạn dự bị ơi, chúng ta hãy cùng cố gắng để niềm vui được trọn vẹn, để toàn bộ Cóc Khóa 4 sang năm sẽ tiếp tục sát cánh đạt được ước mơ nhé.
Chỉ còn vài ngày nữa là tới ngày nhập trường và lúc đó em sẽ là một tân sinh viên. Khi trở thành sinh viên đó là một cơ hội đồng thời cũng là thử thách cho chính mình. Sướng thì có nhưng không thể thiếu cái khổ. Được sự tư vấn của anh chị sinh viên đã làm ấm lòng mình vì niềm vui được hé mở, nhưng cũng không thoát khỏi cảm giác e ngại, sợ cái khổ mà đời sinh viên sẽ phải trải qua. Thầy giáo mình đã từng nói “Sinh viên là thời gian đẹp nhất trong đời người, sinh viên thì vui lắm, thần quỷ, thần nghịch”. Thầy lại nhấn mạnh Đại học là tự học, sự chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo diễn ra gay gắt. Bước được vào ngưỡng cửa Đại học tức là khi đó mình đã lớn cả về thể xác lẫn tâm hồn, dũng khí nữa. Cuộc đời sinh viên là bước đường đời tự lập nuôi sống mình. Tuy đó là bước đi đầu tiên còn chập chững nhưng có sức mạnh ý chí bền bỉ của thanh niên. Là sinh viên ta có cơ hội được thể hiện mình, khẳng định cái tôi của mình. Nhưng đây là lần đầu tiên mình xa bố mẹ, xa ngôi nhà thân thương để tự lập mặc dù chưa có kinh nghiệm từng trải trong xã hội. Vì vậy, nếu chúng ta không mạnh mẽ chống lại mọi cám dỗ của xã hội thì sẽ bị sa ngã. Hỡi các tân sinh viên nói chung và các sinh viên Trường Đại học FPT (hay các nòng nọc vừa mới đứt đuôi thành Cóc con) hãy cố gắng thật sự vượt qua mọi khó khăn thử thách, để sau này đừng hối hận nói rằng: “Đúng thật, đời sinh viên đẹp nhất trong đời người nhưng ta đã không hưởng trọn niềm vui đó, ta đã sai lầm”. Rất mong các anh chị tham gia góp ý kiến để tân sinh viên chúng em nắm vững kiến thức sâu rộng của loài người, thừa dũng khí để đẩy lùi mọi cám dỗ.
Nguyễn Viết Tùng
ngày nào bây giờ không còn đủ can đảm dù chỉ là một câu “tạm biệt”. Lúc ở nhà cũng vậy, bố mẹ suốt ngày lo lắng cho thằng con trai sau này khi phải sống xa nhà, dặn dò mình hết thứ này đến thứ khác, kể cả chuyện… nhớ mắc màn khi đi ngủ. Tuy những công việc đó rất đơn giản, ai cũng làm được, nhưng trong khoảng thời gian này, nó lại là một thông điệp thân thương của gia đình gửi cho tôi: “Bố mẹ mong con nên người”… Từng giây phút trôi qua, bao kỷ niệm cả vui lẫn buồn sao bỗng từ đâu ùa về trong tâm trí tôi. Trong tôi tràn đầy nhiệt huyết và sự háo hức của một tân sinh viên. Điều mà tôi cùng các FUers khác mong đợi nhất bây giờ là: “Khám phá bản thân, khám phá FU”. Một
Đoàn Văn Thành
chân trời mới đang mở ra sau khi tôi bước qua cánh cổng ba màu “lam, cam, xanh lá”. Đợi chúng ta là một màu lam của tuổi trẻ thời đại số rực rỡ phía trước, là ánh vàng cam của thành công, màu xanh lá chính là bạn đó. Hãy cống hiến hết mình để bạn không phải hối tiếc khi đã sống trên đời!”. Tôi xin mượn lời trong bài hát “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để cô đọng cảm xúc của một tân sinh viên: “…Và như thế sống vui từng ngày Và như thế tôi đến trong cuộc đời Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi… Đoàn Quang Hưng
No.11 September 2008 I
13
Cóc biết
Hướng tới kỷ niệm FPT 20 năm
Mềm mãi mà
Kỳ 2- Tiếp theo Cóc Đọc số 10
không cứng Chương 2: Demo Xu hướng demo là xu hướng dominate trong các sản phẩm phần mềm của Việt Nam. Người thì demo công nghệ, kẻ thì demo thuật toán, có Công ty thì đơn giản là demo người. FPT cũng không tránh khỏi trào lưu đó. Tổ sư của các sản phẩm demo (ngày nay người ta còn hay gọi là presentation) là anh Đỗ Cao Bảo. Vào năm 1989, các loại chương trình như PowerPoint, ScreenCam còn chưa tồn tại. Tuy nhiên IBM có một chương trình tương tự rất độc đáo, gọi là StoryBoard. Chương trình này có nhiều điểm hay mà cho đến nay các chương trình tiên tiến kể trên vẫn không có, tỉ dụ như khả năng định nghĩa một màn hình ảo trong một phần bất kỳ của màn hình máy tính, và cho các chữ, hình chỉ thể hiện trong đó. Anh Bảo là người đầu tiên thiết kế bộ chữ tiếng Việt cho StoryBoard. Các màn trình diễn độc đáo do anh Bảo thiết kế lúc đó thường là quả đấm thép của Công ty trong việc đi ký các hợp đồng. Hơn thế nữa chúng còn được dùng cho các mục đích khoa học và ngoại giao. Thông thường là màn hình được mở ra với hai bàn tay đang nắm chặt và dòng chữ chạy: “Hoan hô đồng chí... “Trong các đồng chí được hoan
14
I No.11 September 2008
hô phải kể đến Ông Đồng Sĩ Nguyên, Bộ trưởng Bộ GTVT; Ông Vũ Đình Cự, Viện trưởng Viện công nghệ; Giáo sư thủy lực Obermayer của Viện Max Plank-Đức; anh Lâm, Tổng Giám đốc THVN,... nhiều khôn xiết. Tiếp theo là từng đoàn ô tô, máy tính và các kiểu chữ uốn lượn, cụp xòe miêu tả các hoạt động của FPT liên quan đến vụ việc. Kết thúc thường là một cành đào, hoặc một bức tranh phong cảnh. Tôi còn nhớ lúc đầu, khi chưa làm được bộ font tiếng Việt, anh Bảo đã bỏ công ra viết hẳn một chương trình tương tự như StoryBoard. Không hiểu có bạn trẻ nào bây giờ có ý tưởng viết lại PowerPoint chỉ vì nó chạy chậm quá không! Chương trình demo nổi tiếng thứ hai của FPT mà anh Bảo lại là nhân vật
chính là chương trình “Đèn đường”. Số là hồi đó (1989) AIC có một chương trình rất nổi tiếng gọi là CAMAP. Khi chạy, bản đồ năm châu bốn biển hiện lên và trôi dạt theo điệu nhạc rất du dương. Khi kích chuột vào các vị trí trên bản đồ ta có thể thu nhận được những thông tin về khu vực đó. Phải nói rằng AIC vào quãng năm 1989-1992 là một Công ty rất tập trung vào công nghệ phần mềm, đặc biệt là đồ họa và cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Họ còn được mời sang tận Pari để thực hiện một hợp đồng cho thành phố ánh sáng. Tôi thỉnh thoảng cũng mò sang chỗ họ chơi và rất lấy làm khâm phục khi thấy anh Phạm Tiến Dũng có trong tay đến hơn 20 cô thiếu nữ xinh đẹp ngày đêm di digitize, vào số liệu bản đồ thành phố Pari. Không hiểu vì sao về sau không còn thấy nhắc đến AIC nữa. FPT, cụ thể là anh Bảo, cũng không phải là tay vừa. Vừa may, lúc đó có Mr. Nguyễn Viết Tuyển, Giám đốc Xí nghiệp đèn đường Hà nội đến để đặt vấn đề làm chương trình quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng của Hà Nội. Lúc đó FPT chẳng có ai thành thạo về Fox cả, nên chỉ có một ý tưởng là làm kiểu GIS. Ban chuẩn bị đề án được cấp tốc thành lập gồm có anh Công chủ trì, anh Bảo lo phần vẽ và xử lý bản đồ, tôi lo phần quản trị và thể hiện các đèn
Cóc biết
Hướng tới kỷ niệm FPT 20 năm
sáng-tối, anh Ngọc lo phần âm nhạc. Chương trình được hoàn thành trong hai tuần, mở đầu bằng cảnh bản đồ Hà nội trôi trong tiếng nhạc “Trùng trùng quân đi như sóng.. “Tiếp đến là sơ đồ nối các bốt đèn gọi là mạch vòng, các đường phố,... Tóm lại rất ấn tượng. Tiếc rằng khi đến trình bày cho Xí nghiệp, anh Công lại chỉ ra quá rõ sự yếu kém về chuẩn bị của đội bạn, do đó đội bạn sợ chạy mất. Giả sử lúc đó chúng tôi có đôi chút kinh nghiệm về thương mại thì có lẽ sự phát triển phần mềm của FPT đã đổi sang hướng khác. Tuy nhiên chương trình “Đèn đường” thực sự đã có một tác dụng demo tích cực và được chạy đi chạy lại hàng trăm lần cho các quan khách khắp nơi xem. Cũng có thể coi chương trình “Đèn đường” là sản phẩm Multimedia đầu tiên của FPT. Mr. Nguyễn Viết Tuyển quả là người có tầm nhìn xa trông rộng. Tất cả những kiến thức sơ đẳng về GIS mà chúng tôi học được hồi đấy giờ đây vẫn tỏ ra còn có tác dụng. Tiện đây cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới anh và gia quyến. Nếu tôi không nhầm, chương trình vẫn còn được lưu trữ trong server FPT_SS. Thiết tưởng các nhóm GIS và Multimedia khắp nơi của FPT cũng nên ngó qua tí chút cho các bậc đàn anh được thỏa lòng. Tiêu biểu cho trường phái lập trình lãng mạn của FPT là chương trình “Flight Simulation”. Cuối năm 1992, anh Tô Dũng, PTS Hàng không Kiev về, đã tìm đến Thành Nam đặt vấn đề: “Xí nghiệp sửa chữa máy bay A76 quyết định trình lên chính phủ duyệt đề án xây dựng cabin tập lái máy bay TU134, do đó A76 muốn tìm các cộng sự mạnh về tin học, toán và điều khiển”. Không một chút do dự, FPT nhận lời ngay.
Cùng tham gia dự án còn có các nhóm chế tạo đầu đo của Viện Vật lý, nghiên cứu tên lửa của Không quân, AIC. Bài toán khá phức tạp, đòi hỏi phải thể hiện được sự thay đổi của không gian 3 chiều xung quanh người lái dựa trên các tham số đầu vào đo được như độ cao, tốc độ, hướng gió, hướng bay, vị trí bay,... dự tính sẽ chi 400,000 USD, một con số khổng lồ đối với thời bấy giờ. Để được tham gia chính thức vào đề án, FPT phải làm một chương trình demo và dự án. Nam, Bảo, Hữu được giao lo chuẩn bị. Dự án có 3 phần, anh Hữu viết về các phương trình khí động học, anh Bảo viết về việc thể hiện những cảnh 3 chiều. Nam lo phần thiết kế mạng và các máy tính. Đối với tôi, đó quả là một nhiệm vụ hết sức nặng nề bởi vì chúng tôi hiểu rằng phải đưa các trạm làm việc (WorkStation) đồ họa vào mạng, mà tại thời điểm đó lại không có một tí thông tin nào về chúng cả. Nghe người ta mách, tôi mò lên Trung tâm Thông tin Khoa học của UBKHKT (ngay đối diện với FPT 25 Lý Thường Kiệt cũ). ở đấy quả là có một lô các đĩa CD với đầy đủ thông tin về máy tính. Sau một hồi tán phét, anh Nguyễn Khắc Sơn, giám đốc Trung tâm đã cho tôi ngồi để chọn ra tất cả các thông tin có chữ “WorkStation”. Nhờ thế trong bản dự án lúc đó, FPT mới có thể chào được cả máy SunSpac và RS/6000. Nói thêm đôi chút về anh Sơn. Anh luôn băn khoăn tìm cách sử dụng kho thông tin vô giá trong tay. Vừa có lợi cho xã hội, tập thể và bản thân. Vậy mà không được. Lúc đó anh nổi tiếng hơn về cung cấp các bộ font tiếng Việt cho Ventura, PageMaker. Theo như anh khẳng định, đa số các loại fonts tiếng Việt khác đều có nguồn gốc từ anh. Sau đó tôi được biết Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường Tp. HCM chố anh
Nguyễn Trọng đã triệt để thương mại hóa được nguồn thông tin tương tự. Lại nói về phần demo của chương trình, theo thiết kế chung sẽ có 2 modules chạy trên hai máy khác nhau. Một để tính toán ra các thông số về tốc độ và độ cao dựa trên các phương trình khí động học lúc máy bay cất cánh. Các thông số tính được sẽ được truyền qua cổng COM sang máy thứ hai chạy chương trình mô phỏng visual cảnh máy bay cất cánh. Chương trình tính toán do anh Lê Quốc Hữu chịu trách nhiệm, vì phải tính toán nhiều nên được ưu tiên chạy trên chiếc máy 486 duy nhất lúc đó: NipponTech. (Máy này hiện vẫn còn trong danh sách tài sản cố định của FPT. Xuất xứ của nó khá buồn cười: hồi đó FPT muốn kinh doanh máy ĐNA, tìm được một hãng cung cấp cực củ chuối, thậm chí còn đồng ý cho mình đặt mark máy luôn, nhãn hiệu NipponTech là do Trung Hà đưa ra làm người ta dễ nghĩ rằng đây là một loại máy cao cấp do Nhật sản xuất). Chương trình truyền/hứng dữ liệu qua cổng COM do Phan Minh Tâm viết. Chương trình máy bay cất cánh do Đỗ Cao Bảo viết cũng thấy đường băng chạy giật lùi và máy bay ngóc đầu lên trời mây. Kỳ lạ thay là cả hệ thống phức tạp như vậy đã hoạt động. Hôm bảo vệ đề án, quân ta đã dùng máy chiếu chiếu lên tường toàn bộ cảnh tính toán và máy bay cất cánh, rất gây ấn tượng. Tiếc rằng sau đó đề án không được lãnh đạo Hàng không phê duyệt. Chẳng hiểu tại sao, có lẽ tại Việt nam đang muốn vứt TU134 đi. Giá dụ như mà chúng tôi mạnh dạn theo phương hướng mới đặt béng tên đề án là “Buồng lái Boeing 767”, thì không khéo đã được chấp nhận. (Còn nữa)
No.11 September 2008 I
15
Cóc cụ
Chân dung các Cóc cụ FPT
Trong không khí hân hoan đón chào Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Tập đoàn, Cóc Đọc xin được gửi tới bạn đọc bài viết “Người bạn cùng bàn” của Phó Tổng giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc dành cho người bạn đồng môn, và bây giờ là người đồng nghiệp - Tổng giám đốc FPT Trương Gia Bình, người đã dẫn dẵn và chèo lái con thuyền FPT trong suốt 20 năm qua. Với lối văn kể chuyện hết sức chân thật, tác giả đã khắc họa hình ảnh của Tổng giám đốc Trương Gia Bình từ khi anh còn là một cậu học trò mê chơi cá chọi, một chàng thanh niên đầy ước mơ hoài bão, cho đến khi trở thành vị thủ lĩnh tài ba của FPT. Bài viết được trích trong cuốn Sử ký 15 năm văn hóa FPT, xuất bản năm 2003.
16
I No.11 September 2008
Chắc không nhiều người FPT biết được rằng, TGĐ Trương Gia Bình của chúng ta là bạn học phổ thông cấp 3 với tôi. Hơn thế nữa trong suốt mấy năm học chuyên toán Chu Văn An, tôi và Bình ngồi cùng bàn, chỉ có hai người ngồi vào cái bàn ở cuối lớp. Bài viết này tôi xin kể về bạn ấy, một người bạn thời phổ thông không chỉ của tôi mà còn là bạn học của anh em Bùi Bình Thuận (FSM) và Bùi Việt Hà (Giám đốc Trung tâm Đào tạo FPT trước kia). Cả bốn chúng tôi ở cùng một tổ. Tất cả chúng tôi là cựu học sinh chuyên toán Chu Văn An khóa 1970-1973. Câu chuyện bắt đầu từ khi chúng tôi cùng học với nhau khi còn bé.
Thuở học sinh Chúng tôi học với nhau từ bé, năm lớp 2 (năm học 1964-1965) tại trường Phương Đông. Ngày ấy chúng tôi cùng phố Thợ Nhuộm. Nhà tôi số 91, nhà Gia Bình ở số 86, chính là trụ sở của Sở Y tế Hà Nội (bố Bình là bác sỹ Trương Gia Thọ, vốn là một bác sỹ nổi tiếng khi ấy). Tôi không còn nhớ dạo ấy chúng tôi học tập ra sao, ngoại trừ chuyện
chơi cá cảnh. Chúng tôi thường cho cá vào lọ và mang chọi cá. Một cặp cá chọi được đưa vào cùng một lọ và chúng đánh nhau cho đến khi ngã ngũ thì chúng tôi lại tách chúng ra. Nhiều khi dùng gương để cho con cá tự đánh với chính nó. Gia Bình cũng tham gia trò chơi cá. Vào học kỳ 2 thì bọn Mỹ ném bom miền Bắc. Thế là chúng tôi chia tay nhau đi sơ tán về nông thôn. Mãi đến năm lớp 8 (cấp 3), chúng tôi mới gặp lại nhau, cùng được học ở lớp 8I trường cấp III Chu Văn An, lớp chuyên toán Hà Nội. Chúng tôi học với nhau cả ba năm cấp 3. Không những thế, năm lớp 9 và năm lớp 10, chúng tôi cùng ngồi bàn cuối lớp, chỉ có tôi và Gia Bình. Trong lớp có nhiều kiểu học, nhiều trường phái khác nhau. Dân chuyên toán thường ít chú ý đến môn Văn cũng như các môn xã hội. Gia Bình lại là cánh ham mê môn Văn. Mỗi bài luận Bình bỏ rất nhiều thời gian, nghiên cứu hàng đống sách chuyên đề rồi mới bắt tay vào viết. Tôi và nhiều bạn thường sử dụng các tư liệu mà Bình đã mất công tìm kiếm, thậm chí bắt chước cả cách phân tích, bình luận
Cóc cụ
Chân dung các Cóc cụ FPT
của Bình. Các bài văn của Bình thường được tham khảo mẫu khi trả bài. Bình hay nói về Triết học, trình bày các vấn đề dưới góc độ hoặc bằng ngôn ngữ Triết. Hồi đấy tôi chỉ thấy hay hay vì nó khác với những suy nghĩ tư duy thuần Toán, không biết rằng đó chính là biểu hiện của những phẩm chất lãnh đạo mà sau này Bình mới thể hiện rõ. Bình học toàn diện, thường xếp thứ hạng cao trong lớp. Một phần chữ Bình vào loại đẹp nhất lớp, hồi ấy điểm vở có hệ số 2. Chữ tôi lại xấu nhất lớp, có lần vở Lý được 4 điểm. Tôi chỉ hơn Bình mỗi điểm Toán nên chung cuộc điểm trung bình thường vẫn thấp hơn Bình. Thỉnh thoảng có tháng tôi cũng xếp trên Bình. Thường là tôi, Bùi Việt Hà (Giám đốc Trung tâm đào tạo khi xưa của FPT) và Bình được xếp đầu lớp. Năm lớp 10, chúng tôi học tại nơi sơ tán của huyện Thanh Oai, Hà Tây. Dạo ấy ăn cơm tập thể vàng khè vì ngô nhiều hơn gạo. Có bận sau bữa cơm, nhiều bạn không ăn vì đi đâu đó, nhà bếp còn thừa rất nhiều. Bình đã biểu diễn sức ăn bằng việc lôi chai xì dầu ra làm 8 bát cơm B52 (một loại bát sắt của bộ đội, to gần bằng hai bát sứ) mà không cần tý thức ăn nào khác, trong sự tán phục tròn xoe mắt của cả lớp. Năm ấy Bình sắp 17 tuổi.
tôi. Trong số đó có chị Trương Thanh Thanh, vừa mới từ Liên Xô về, mắt đỏ hoe tiễn Bình lại sang Liên Xô học. Khi sang Liên Xô, chúng tôi mỗi đứa một nơi. Bình vào học khoa Cơ học trường Tổng hợp Matxcơva, Việt Hà học Toán cùng trường với Bình, còn tôi học Toán ở Kisinhốp. Chúng tôi hay liên lạc với nhau qua thư từ. Các kỳ nghỉ đông, nghỉ hè tôi hay lên Matxcơva thăm Bình và các bạn cũ 10I. Ở chơi hàng tháng là chuyện thường. Tôi học trượt băng, chơi khúc côn cầu ở sân băng trường tổng hợp Lômônôxốp. Tôi còn nhớ Bình và các bạn hay vặt táo xanh trên đồi Lê Nin để về ăn hoặc nấu canh chua. Năm 1979 chúng tôi về nước. Bình được chọn làm chuyển tiếp nghiên cứu sinh. Tôi về dạy Toán ở ĐHBK HN. Rồi tôi được cử sang Pháp học nghiên cứu sinh. Cuối năm 1986, tôi về nước sau khi tốt nghiệp. Bình đã về từ năm ngoái và lập nhóm “Nhiệt và chất” ở Viện cơ, bắt đầu làm kinh tế. Thế rồi một tối đầu mùa hè năm 1988, Bình đến nhà tôi chơi (khi đó tôi ở trong ngõ phố Khâm Thiên). Trên cái sân gác tầng 2 thoáng mát, Bình say sưa nói về máy tính cá nhân và thuyết
phục tôi tham gia nhóm của Bình để chuyển máy tính sang Liên Xô. Ngoài sự thân quen rất nhiều năm, Bình nhìn nhận tôi như một chuyên gia Tin học khi đó. Tuần lễ Tin học lần thứ nhất, Bình đến dự với một sự quan sát tìm tòi khác thường. Tôi nhận lời với Bình mặc dù cũng chẳng hiểu mọi việc sẽ ra sao. Chính Bình đã biến tôi từ một giáo viên, một nhà khoa học thành một nhà kinh doanh công nghệ và quản lý doanh nghiệp như hôm nay. Đấy là câu chuyện 15 năm trước. Khi ấy chúng tôi mới 32 tuổi. Ngày 13/9/1988, chúng tôi đón nhận quyết định thành lập FPT do anh Vũ Đình Cự, Viện trưởng Viện nghiên cứu công nghệ Quốc gia ký. Lúc ấy có 13 người sáng lập, con số trở thành một niềm mê tín của FPT (mà cũng bắt nguồn từ Gia Bình).
FPT- những chặng đường Buổi ban đầu cái tên FPT gắn với công nghệ thực phẩm. Việt Nam là nước nông nghiệp, Bình hy vọng vào các dự án viện trợ quốc tế trong lĩnh
Đại học ở Liên Xô Chúng tôi thi vào đại học kết quả tốt. Cùng với nhiều bạn trong lớp chúng tôi được tập trung lên trường ĐHKT Quân sự trên Vĩnh Phúc. Chúng tôi phải học tiếng Nga và Toán cật lực để sang Liên Xô học luôn vào năm thứ nhất. Hè 1974, hôm rời ga Hàng Cỏ đi tàu sang Trung Quốc, tôi nhớ nhiều bạn trong lớp có đến tiễn chúng
No.11 September 2008 I
17
Cóc cụ
Chân dung các Cóc cụ FPT
vực này. Đó cũng là xuất phát làm các đồ sấy khô của nhóm “Nhiệt và chất”. Nhưng doanh vụ lớn đầu tiên của FPT là đổi máy tính Olivetti lấy các loại hàng của Liên Xô vốn rất quen thuộc với Việt Nam thời bao cấp. Có thể nói giai đoạn 1988-1991 là giai đoạn đổi hàng Liên Xô. Giai đoạn này dân Tin học chúng tôi chỉ tham gia hỗ trợ và nhen nhóm những bước đi ban đầu. Giai đoạn 1991-1994 là giai đoạn tham gia thanh toán với Liên Xô (Nga) cho các công trình thủy điện, đồng thời Tin học đã là một hướng kinh doanh độc lập. Từ 1995, kinh doanh Tin học trở thành chủ đạo, các trung tâm định hướng kinh doanh ra đời trong FPT. Sau 10 năm thành lập, năm 1999, FPT chuyển sang toàn cầu hóa với việc tham gia xuất khẩu phần mềm. Năm 2002 chuyển sang Công ty Cổ phần và thực hiện thống nhất BắcNam. Năm 2003 chuyển sang quy mô Tập đoàn với 4 công ty chi nhánh. Sau 15 năm, từ 13 người ban đầu, hôm nay FPT có hơn 1300 cán bộ chính thức (chưa kể số lượng cộng tác viên, sinh viên và thử việc). Năm 2002 doanh số FPT vượt 100 triệu USD. Năm 2003 tăng trưởng dự kiến không nhỏ hơn 70% với sự vươn lên trở thành nhà cung cấp điện thoại di động lớn nhất tại Việt Nam.
Ngôi vị thủ lĩnh Nếu nhìn ở góc độ tổ chức, 15 năm qua đã có những mốc quan trọng và luôn gắn chặt với Bình trên cương vị thủ lĩnh của FPT. Năm 1988: Gia Bình thành lập FPT và đi vào thị trường Liên Xô Năm 1992: Vượt qua đợt khủng hoảng đầu tiên trong FPT. Có những
18
I No.11 September 2008
người tâm huyết và quan trọng đã ra đi, FPT thoát khỏi khủng hoảng trong gang tấc. Có lẽ đây là lúc Bình suy nghĩ nhiều về việc xây dựng một công ty dựa trên những con người tài năng nhưng phải biết đoàn kết cùng mục tiêu, chung chí hướng. Năm 1995: FPT thành lập các trung tâm hạch toán theo các hướng kinh doanh tích hợp hệ thống, phân phối, phần mềm. Năm 1998: Sau 10 năm thành lập, FPT khẳng định vị trí số một trên thị trường Tin học của các ngành kinh doanh và cũng là nhà ISP đầu tiên của Việt Nam. Trong quãng thời gian này, Bình học hỏi rất nhiều mô hình tổ chức và quản lý của các công ty công nghệ hàng đầu, áp dụng những điểm phù hợp vào FPT. Nổi bật là việc lập và bảo vệ kinh doanh, check point nhân viên, xây dựng một hệ thông tin bảo đảm kiểm soát hiệu quả kinh doanh (Balance và FIFA). Cũng mong muốn những kiến thức quản trị kinh doanh được phổ cập sâu rộng hơn trong các doanh nghiệp Việt Nam mà năm 1995 Bình thành lập khoa Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Quốc Gia Hà Nội. Năm 1999: Bước vào toàn cầu hóa với khẩu hiệu 528 nổi tiếng, thể hiện một sự lạc quan có phần thái quá. FPT xuất quân sang Ấn Độ, Mỹ, thu nhập những nhân viên nước ngoài. Sự bay bổng cũng đem lại chút sảng khoái và giúp hiểu mặt đất, chỗ đứng của chúng ta được kỹ hơn. FPT cần có những kỹ năng quản trị cao hơn trong giai đoạn mới. Sau một năm làm việc không mệt mỏi, đầu năm 2000 FPT là công ty Tin học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ ISO-9001. Năm 2000 triển khai thành công hệ kế toán Solomon theo chuẩn ERP quốc tế. Hệ FIFA/MIS của FPT trở thành hệ
thông tin doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam. Sự phát triển liên tục của FPT đòi hỏi thay đổi cơ cấu và trang bị lý thuyết vững chắc hơn về hệ thống doanh nghiệp. Năm 2002, FPT trở thành Công ty Cổ phần, rồi tập đoàn hóa. Bình tung ra lý thuyết Fractal (tính bất biến của cấu trúc) và Leadership Building (kỹ năng lãnh đạo), phát động phong trào học tập các lý thuyết này trong FPT. Không nhiều cán bộ FPT hiểu được các lý thuyết này, cũng như vận dụng chúng có kết quả. Liệu lý thuyết đó có luôn đúng hay không, liệu nó có giúp FPT đương đầu được với mọi thách thức? Chúng ta hy vọng năm 2003 này cho những câu trả lời xác đáng với sự tăng trưởng vững chắc trên tất cả các hướng kinh doanh của FPT.
Phẩm chất lãnh đạo Lãnh đạo FPT trong những năm qua, Bình có niềm tin vững chắc vào những giá trị mà FPT đã tích lũy được theo thời gian. Những giá trị đó rất nhiều cái xuất phát từ những ý tưởng của Bình. Nếu không hiểu FPT, hiểu những chặng đường FPT đã trải qua, thì cũng khó hiểu được những ý tưởng này. Trước hết Bình nhìn nhận FPT như một nhà nước. Có đối ngoại, đối nội, có thông tin báo chí, có văn hóa, có kinh tế, có tinh thần, có đoàn thanh niên, có phụ nữ, có thiếu niên nhi đồng (FPT Small). Bình học ở quân đội cấu trúc Fractal, ở tinh thần chiến tranh nhân dân. Bình thường xuyên tham khảo tư vấn các vị tướng quân đội, trong đó có Bác Văn. Thậm chí Bình học hỏi, quan sát cách dùng người của Bác Hồ. Thậm chí những
Cóc cụ
Chân dung các Cóc cụ FPT
nguyên lý của âm dương ngũ hành cũng được Bình áp dụng. Như bất cứ phong trào hay tổ chức nào, việc tập hợp lực lượng, tập hợp các tài năng trong FPT được Bình đặt ưu tiên cao nhất. Xung quanh Bình là cả một đội ngũ cán bộ tâm huyết, cá tính, rất có năng lực và có nhiều thế hệ. Phải nói rằng, không có một đội ngũ như thế, FPT cũng không có được những thành tựu như ngày hôm nay. Họ cùng chung một chí hướng: xây dựng một FPT ngày càng phát triển, phát triển không ngừng. Nhiều người biết FPT đã có nhận xét: “Quái, sau bao nhiêu năm bọn chúng (FPT) vẫn ngồi được cùng nhau!”. Chắc hẳn năng lực lãnh đạo và phẩm chất, tài năng của Bình như thế nào mới có được một
tập thể như thế. Ở nhiều nơi khác, sự phân rã đã đến ngay khi mới có chút ít thành công. Bình là một nhà tư tưởng nhiều khi hơi có phần ngây thơ tin vào các tư tưởng ấy. Ví dụ như 528, như thác số chảy vào Việt Nam. Bên cạnh đó có nhiều tư tưởng được minh chứng qua thực tế, ví dụ như gene công ty. Thậm chí Bình mong muốn có được bản đồ gene của FPT. Mấy hôm nay Bình hì hụi phác thảo các chuỗi phân tử đầu tiên của bộ gene này. Có những tư tưởng được chuyển thành lý luận, thành quy trình như Leadership Building, đang được áp dụng có kết quả trong thực tế. Bình rất ham học hỏi. Từ một nhà khoa học được đào tạo ở môi trường Xô Viết, ngày nay Bình là một nhà doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, cùng nhiều hoạt động xã hội khác. Cách học là qua sách vở, là tự học, là học qua thực tiễn, qua tham khảo các doanh nghiệp, tổ chức khác. Tóm lại, học qua bất cứ môi trường nào miễn có kết quả cho FPT. Việc check point là một ví dụ học hỏi từ một doanh nghiệp Mỹ. Bình có tài thuyết khách. Khi Bình nói về một vấn đề nào đó,
tưởng chừng như thế giới không thể khác đi được. Nhiều khi người nghe bị thuyết phục không phải vì bản chất của đề tài mà là do cách thức thuyết phục của Bình. Kiến cũng phải bò ra nghe. Nhiều người tin và làm theo, dù nhiều cái Bình nói đâu có đúng, đâu có đơn giản, đâu có dễ thực hiện. Họ biết hoặc nghi ngờ nhưng vẫn nghe Bình thuyết phục và làm theo. Cuối cùng là phẩm chất kiên trì đeo đuổi mục đích đặt ra, xử lý bằng được mọi khó khăn trở ngại, lôi kéo, áp lực mọi người cùng thực hiện. Một phẩm chất mà nhiều nhà lãnh đạo không có. Rất thích hội hè, với FPT dường như là chưa đủ, Bình còn nhiều đam mê khác. Nào lập trường Quản trị kinh doanh, nào Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam (mà Bình có còn trẻ nữa đâu), rồi Hiệp hội các nhà sản xuất phần mềm Việt Nam. Đâu Bình cũng nổi trội vai trò dẫn dắt, cũng Chủ tịch. Bình có nhược điểm nào không? Có đấy. Đó là sự cả tin. Cả tin vào một số giá trị không thực tiễn, cả tin vào sự chung lý tưởng, chung mục đích của tất cả nhân viên dưới quyền, cả tin vào một số người mới tiếp xúc. Đôi khi cũng phải trả giá vì sự cả tin ấy. Còn một vài nhược điểm khác nữa nhưng nói ra e làm lạc chủ đề của bài viết. 30 năm trôi qua. Bạn tôi thay đổi rất nhiều. Hy vọng với lớp 10I chúng tôi, sự thay đổi không đáng là bao. Hy vọng với tôi, Bình vẫn là người bạn cùng bàn năm xưa. Và với Thầy chủ nhiệm Đào Thiện Khải, Bình vẫn là một trò ngoan.
Bùi Quang Ngọc (Phó Tổng giám đốc FPT)
No.11 September 2008 I
19
Cóc đẹp Tự phê
Cuộc sống xét về góc độ thời gian cũng có đôi nét giống trò “Xổ số cào”, tương lai là những tấm vé còn nguyên chưa cào, ai cũng mong chờ, hiện tại là cái móng tay không ngừng nghỉ cào lớp chì che phủ tương lai để tìm kiếm thành công và nuôi hi vọng. Còn quá khứ, chả là gì khác hơn ngoài những tấm vé đã cào xong, sẽ luôn được nhắc đến nếu nó trúng thưởng, còn không, nó sẽ là điều người chơi luôn muốn quên đi bởi nó là hiện hữu của thất bại. Theo người xưa, tương lai của mỗi lắm và tương lai thì lại người được coi là Thiên cơ và là điều càng “ảo” hơn. Vẫn biết quý giá nhất của con người. Những ta luôn có hiện tại để nhà tướng số chân chính tài ba thì nỗ lực, luôn có tương lai luôn tâm niệm một điều: “Thiên cơ bất để mong chờ, nhưng hôm khả lộ”. Họ có thể nhìn tướng số mà nay ta sẽ đề biết được con người này tương cao quá lai sẽ thành công hay lụi bại, k h ứ tuy nhiên họ không được phép nói ra, bởi nói ra Các Cóc đa phần tập trung vào trân là cướp đi một tài sản trọng những “quá khứ hào hùng” quý giá của người là chính. Trân trọng cũng tốt thôi đó (Ví như việc ta nhưng điều đáng nói là đôi khi chúng lỡ mồm nói béng ta trân trọng quá lại vô tình biến chúng ta cho ai đó biết kết thành một chú Cóc sống bằng quá khứ. Có cục của bộ phim chút thành công, chúng ta vội lấy đó là “đỉnh trinh thám mình đã cao sự nghiệp”, vội thoả mãn và coi đó như là xem trong khi họ một cột mốc ghi lại tên tuổi với đời. Ôm chặt thì mới lăm lăm cầm lấy đó để mà phớt lờ những cơ hội mới, để đôi vé đợi vào cửa coi thường những thách thức tiếp theo rạp). Thế nên thường hoặc tệ hơn là nhìn thành quả của trong câu chuyện hàng người khác bằng con mắt xem ngày, người ta hay nói đến thường. tương lai mà ít khi để tâm tới một quá khứ (Tựa như Ban Biên tập chút, bởi Cóc đọc chỉ nhăm nhăm ép bài cho quá khứ cũng kịp thời hạn số mới chứ ít khi để ý tới có một giá trị hết sức to lớn đối với mỗi nhuận bút của số cũ). cuộc đời và để “đối xử” với nó một cách đúng mực nhất, tận dụng nó một cách Tuy nhiên, xét một cách thực tế, hiệu quả nhất cho hiện tại và tương quá khứ mới chính là cái chúng ta lai. nắm chắc chắn trong tay nhất, biết rõ nhất, hiểu rõ nhất và thực nhất. Chứ Quay lại ví dụ về trò “Xổ số cào” của còn hiện tại thì vẫn 50/50, chưa chắc mấy bà bán dạo quanh những quán cà
20
I No.11 September 2008
phê vỉa hè, quá khứ được ví như những chiếc vé số đã bị cào sạch lớp chì, lộ rõ ra dãy số của mình, đồng nghĩa với việc biết luôn rằng vé nào được giải gì, hay vé nào không được giải. Sự rõ ràng này kéo theo cả thái độ đối xử của người chơi với các “vé quá khứ” cũng hết sức rõ ràng. Nếu vé trúng thưởng thì sẽ được nâng niu, nhắc tới mãi, đem lại chút tiền bạc và nếu vẫn hăng máu thì sẽ chơi tiếp để tìm kiếm thêm thành công. Còn những chiếc vé không trúng thưởng thì được vứt đi ngay càng nhanh càng tốt, đặc biệt căng thẳng hơn khi ngồi cả sáng cào đen cả tay mà chưa trúng vé nào thì chắc chắn là những “vé quá khứ” sẽ bị “dày vò” hơn. Việc nhắc tới thì càng không tưởng, thậm chí ai lỡ mồm hỏi về “quá khứ đen đủi” này thì chẳng biết chừng lại to tiếng, xô xát cũng nên. Cuộc sống của chúng ta tất nhiên là có định hướng rõ ràng và có tính chủ quan cao hơn là trò chơi “Xổ số cào” mang tính ngẫu nhiên may rủi kia, thế nhưng mỗi khoảnh khắc đi qua, chúng ta lại làm đầy thêm cái thùng đựng quá khứ với đầy những “vé quá khứ” đủ loại. Có vé trúng độc đắc như việc ta giành được học bổng toàn phần của FU, vé trúng giải thấp hơn thì như việc trở thành một nhân vật có thành tích cao trong học tập, trong phong
Cóc đẹp Tự phê
trào hay đơn giản là có bài thơ được đăng Cóc Đọc… Có vé thất bại như ta phải thi lại, phải học lại, ngỏ lời yêu thì bị nàng từ chối thẳng thừng… nói chung là đầy ắp một thùng quá khứ. Và chúng ta đã đối xử với “thùng vé số” đó ra sao? Liệu đã “đúng mực” và “phù hợp” hay chưa? Nhìn trong Ao Cóc chúng ta mà xem, nhìn lại chính bản thân mình mà xem. Các Cóc đa phần tập trung vào trân trọng những “quá khứ hào hùng” là chính. Trân trọng cũng tốt thôi nhưng điều đáng nói là đôi khi trân trọng quá lại vô tình biến chúng ta thành một chú Cóc sống bằng quá khứ. Có chút thành công, chúng ta vội lấy đó là “đỉnh cao sự nghiệp”, vội thoả mãn và coi đó như một cột mốc ghi lại tên tuổi với đời. Ôm chặt lấy đó mà phớt lờ những cơ hội mới, coi thường những thách thức tiếp theo hoặc tệ hơn là nhìn thành quả của người khác bằng con mắt xem thường. Thế nhưng cuộc sống như một con đường kéo dài mãi, khi ta dừng lại bên một cột mốc huy hoàng để thoả mãn thì đồng nghĩa là ta đã đứng lại và chắc chắn sẽ bị tụt hậu so với mọi người. Còn nếu ta bước đi nhưng vẫn ôm lấy “quá khứ huy hoàng” đó thì cũng chẳng khác gì đi ô tô ban đêm mà bật đèn trong
cabin, làm sao ta có thể nhìn rõ được đường đi tối om bên ngoài nếu quanh mắt ta ngập tràn ánh sáng. “Quá khứ hào hùng” thì như thế, những “quá khứ thê thảm” thì lại
nhận đ ư ợ c cách đối xử “hắt hủi” không thương tiếc. Nhiều Cóc khi gặp những thất bại tồi tệ trong cuộc sống và học tập thì coi đó là một điều kinh khủng, tìm mọi cách để quên đi, thậm chí bằng cả những cách cực đoan như rượu chè, sa đà vào Games hay những trò chơi vô bổ để “tìm quên”. Thế nhưng nhìn lại xem, đó chỉ là một cách chạy trốn quá khứ thất bại một cách yếu đuối và đáng thương mà thôi. Nên nhớ rằng, thất bại v à
thành công luôn song hành trong cuộc sống của mỗi chúng ta, nếu không muốn nói là thất bại thường nhiều hơn và thường cho ta nhiều bài học hơn. Do đó, việc ta đạt được những thành công hào hùng, đồng nghĩa với việc ta hoàn toàn có thể gặp những thất bại thê thảm, nên ở một góc độ nào đó, thất bại là một phần không thể thiếu của cuộc sống, vậy nếu ta cứ chạy trốn, liệu ta có chạy được mãi không? Các Cóc thân mến, ngày mai sẽ đến và hôm nay sẽ thành quá khứ, cuộc sống vẫn luôn trôi đi như vậy và mang đến cho ta những thành công, những thất bại. Hãy luôn bước đi về phía trước với những trải nghiệm dạn dày qua những thất bại, với con mắt tinh tường và quyết định sáng suốt đã có được qua những thành công, với khát khao chinh phục khó khăn, và đam mê men say chiến thắng. Đừng vội thoả mãn trước mỗi thành công hay phải khổ sở né tránh chôn vùi những thất bại, ta luôn còn hiện tại để nỗ lực và có cả một tương lai phía trước để hy vọng và thoả mãn khát khao. Quá khứ ngày một nhiều thêm và luôn chân thực bất kể là thất bại hay thành công, nó chính là những cột mốc ghi dấu trong cuộc đời mỗi chúng ta. Tất cả những quá khứ có được từ một hiện tại nỗ lực hết mình sẽ là “hồ sơ giá trị” của chúng ta, nó cần phải được liên tục bổ sung, liên tục phát triển. Các Cóc hãy luôn có một “phòng truyền thống” để trưng bày tất cả những quá khứ đó như một sự trân trọng giá trị của chính bản thân mình.
Cóc Quá khứ
No.11 September 2008 I
21
Cóc học
Chuyện học tập của sinh viên
Kỳ thi TOEFL của Khóa 2 vừa qua đã dấy lên nhiều ý kiến và thắc mắc của sinh viên. Thậm chí có sinh viên đã mở một topic “Tiêu cực chuyện thi lại TOEFL” trên diễn đàn svfpt.net, thu hút hơn 6,000 lượt xem và nhiều ý kiến phản hồi của các bạn sinh viên. Vậy có thật hay không chuyện “tiêu cực” trong kỳ thi TOEFL? Phóng viên Cóc Đọc đã có buổi phỏng vấn thẳng thắn Thầy Nguyễn Khắc Thành, Phó Hiệu trưởng nhà trường về vấn đề này. PV: Thưa thầy, trong thời gian gần đây, có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề thi TOEFL của Khóa 2. Nhiều bạn cho rằng kì thi có điểm tiêu cực và không phản ánh được đúng trình độ thực chất của mỗi sinh viên. Thầy nghĩ sao về ý kiến này? Thầy Nguyễn Khắc Thành: Tôi tin là không thể có “tiêu cực” trong kỳ thi TOEFL cũng như các kỳ thi khác tại FU. Vì “tiêu cực” theo nghĩa đang hiểu trong ngành giáo dục của chúng ta thì phải có ai đó có lợi ích cá nhân và phải
22
I No.11 September 2008
kỳ thi đã không đánh giá được trình độ thực chất của sinh viên ở các lớp 8, 9, 10. Đây là một sai sót nghiêm trọng, không phù hợp với các nguyên tắc giáo dục tại FU và nhà trường sẽ phải có những hình thức kỷ luật thích đáng với các cá nhân liên quan. có tác động từ phía sinh viên. Với điều kiện hiện nay và môi trường minh bạch của FU, dưới sự giám sát của hàng trăm con người, tôi nghĩ là cả từ phía sinh viên lẫn phía cán bộ giáo viên không ai có trong đầu ý nghĩ này. Nếu có bất kỳ dấu hiệu hay bằng chứng nào, nhà trường sẽ phải xử lý ở mức nghiêm minh nhất. Về kỳ thi TOEFL cho Khóa 2 vừa qua, sau khi có những phản ánh từ phía sinh viên, nhà trường đã cho điều tra và đã nắm được những vấn đề chính. Với các lớp có trình độ tiếng Anh tốt nhất, sau khi học hết chương trình Summit 2, Trường đã tổ chức học ôn tập theo định dạng kỳ thi TOEFL, sử dụng giáo trình là cuốn “Preparation Course for the TOEFL test” của nhà xuất bản Longman. Khi ra đề thi, tổ tiếng Anh đã sử dụng nhiều câu hỏi đã có trong cuốn sách này. Do vậy phải thừa nhận rằng
Về nguyên tắc, mọi kỳ thi tại FU nếu không đảm bảo phản ánh đúng trình độ của sinh viên sẽ phải được tổ chức lại. Tuy nhiên xét thấy kỳ thi TOEFL này chỉ mang tính đánh giá để chuyển giai đoạn - chính là đảm bảo quyền lợi của sinh viên được học theo chương trình phù hợp, không ghi vào bảng điểm sinh viên, việc vượt qua mức 450 TOEFL là việc gần như chắc chắn với các sinh viên lớp trên và đã có kỳ thi theo chương trình Summit đánh giá nên nhà trường sẽ không tổ chức lại kỳ thi này. PV: Hiện nay ngân hàng đề thi luyện TOEFL rất phong phú. Nhiều bạn cho rằng nếu muốn, các thầy cô có thể chọn được những đề thi mới đối với sinh viên. Vậy việc đề thi có nhiều câu trùng với nội dung giáo trình có phải là sự ngẫu nhiên không thưa thầy?
Cóc học
Chuyện học tập của sinh viên
Thầy Nguyễn Khắc Thành: Như trên đã giải thích, đây không phải là sự ngẫu nhiên vì đúng là có nhiều đề thi TOEFL có thể khai thác mà xác suất trùng hay khả năng “luyện tủ” là rất thấp. Đây là lỗi của người ra đề và có thể xuất phát từ “tình thương” của một vài thầy cô đối với sinh viên. Tuy nhiên “tình thương” này có hại cho ý thức học tập của sinh viên về lâu dài và không được ủng hộ tại FU. PV: Theo thầy kì thi TOEFL ở FPT có khả năng đánh giá tốt như kì thi do IIG tổ chức? Cũng có nhiều ý kiến cho rằng tại sao trường không liên kết với IIG để tổ chức kỳ thi TOEFL, như vậy chứng chỉ TOEFL tại FU sẽ có giá trị hơn? Thầy Nguyễn Khắc Thành: Đề thi tại FU chính là đề của các kỳ thi TOEFL cũ nên về chất lượng đề thi chúng ta có thể yên tâm. Số lượng đề thi từ những năm 80 cũng đủ nhiều để không sợ bị “bắt tủ”. Các kỳ thi TOEFL là do tổ chức ETS (Educational Testing Service), một tổ chức tư nhân phi lợi nhuận của Mỹ tiến hành, cũng như các kỳ thi nổi tiếng khác như SAT, GRE, TOEIC. Trước đây khi còn thi theo định dạng paperbased, ETS chỉ định IIE Việt Nam (Institute of International Education) làm đại diện tổ chức. Sau này khi chuyển sang các format khác thi trên máy như CBT (computer-based) và iBT (internetbased) thì các tổ chức khác ở Việt Nam có thể đăng ký tổ chức thi được. IIG cũng chỉ là một tổ chức đại diện như vậy chứ không phải IIG làm ra đề thi. Trường Đại học FPT nếu muốn cũng có thể trở thành một test-site của ETS, tuy nhiên nó không phù hợp với mục đích hoạt động và tốn kém không cần thiết vì lệ phí một lần thi lên đến 140 USD. Ngoài chứng chỉ chính thức của ETS, không có một chứng chỉ TOEFL nào khác có giá trị được công nhận rộng rãi. Với mục đích là xét điều kiện
chuyển giai đoạn và chỉ mang tính chất nội bộ thì bài kiểm tra với đề dựa trên định dạng TOEFL paper-based là phù hợp. Các sinh viên muốn có chứng chỉ có giá trị, được công nhận thì chỉ có cách là tự đăng ký thi chính thức tại các kỳ thi của ETS. PV: Việc thi lại lần 2, đề bài có nhiều câu trùng so với đề thi lần 1. Đồng thời sự chuẩn bị chưa tốt, ví dụ như giấy thi. Thưa thầy, tại sao lại có những sai sót này? Thầy Nguyễn Khắc Thành: Những sai sót này có nguyên nhân chính là lỗi cá nhân trong tổ bộ môn tiếng Anh và những cá nhân này sẽ phải chịu trách nhiệm với nhà trường. Mặt khác nhà trường cũng có trách nhiệm phải tăng cường thêm các quy trình kiểm tra, phê duyệt để tránh lặp lại những lỗi tương tự trong tương lai. Nhà trường cũng đã chính thức có thông báo và nhận trách nhiệm về sự cố này trước sinh viên. PV: Vì những sự cố trên mà Trường đã quyết định tổ chức thi lại cho sinh viên thi lần 2. Tuy nhiên nhiều sinh viên cho rằng điều này thực sự chưa thỏa
đáng, đặc biệt đối với những sinh viên nhà xa, vấn đề đi lại khó khăn và tốn kém. Thầy giải thích sao về vấn đề này, thưa thầy? Thầy Nguyễn Khắc Thành: Không có giải pháp nào là thỏa mãn tất cả mọi người và chúng ta phải chọn phương án tối ưu nhất. Nếu thi lại muộn hơn thì sẽ không thể đảm bảo tiến độ học cho số đông sinh viên vì không thể xếp được lớp. Thực tế hầu như không có sinh viên nào gặp khó khăn lớn trong việc tham gia thi lại và nếu có thì nhà trường cũng sẽ có phương án linh động giải quyết cho thi vào một buổi bổ sung để đảm bảo không ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của sinh viên. PV: Kì thi TOEFL của Khóa 2 đã qua, sắp tới là Học kì 3 của Khóa 3 và Khóa 4 sắp nhập học. Thầy có thể cung cấp cho các bạn những thông tin chắc chắn nhất về kì thi đánh giá và cách chia lớp sau khi thi được không? Thầy Nguyễn Khắc Thành: Khóa 3 chắc chắn sẽ vẫn thi TOEFL để chuyển giai đoạn tương tự như khóa 2. Sau đó sẽ chia lớp học tiếp theo nguyên tắc phân theo mã số sinh viên (hoặc ngẫu nhiên), có tính đến việc phân đều nam nữ và xét những trường hợp có hoàn cảnh bất khả kháng. Khóa 4 do học theo chương trình đã được thay đổi với việc phân riêng các mức tiếng Anh nên nhà trường sẽ đưa việc đánh giá nghiêm ngặt vào ngay từng mức học chứ không chờ cuối kỳ mới thi chuyển giai đoạn như hiện nay. Những sinh viên có chứng chỉ tiếng Anh chính thức tương đương 500 TOEFL sẽ được miễn tất cả các mức tiếng Anh dự bị này. Cảm ơn thầy đã dành thời gian để trả lời phỏng vấn!
No.11 September 2008 I
23
Cóc học
Chuyện học tập của sinh viên
Hãy cho
tôi thấy
thiện ý
của bạn
Sinh viên FPT chụp ảnh lưu niệm cùng ngài Michel Mayer - Tổng Giám đốc Freescale
Vừa qua, FU đã tiếp đón Giáo sư John Brine sang giảng về Moodle – một chương trình quản lý giáo dục cho các thầy cô giáo. Tôi nằm ngoài diện tiếp nhận chương trình này, chỉ đứng ngoài ộp oạp vài câu chào mừng và thăm hỏi. Nhưng qua trò chuyện với Giáo sư, tôi hiểu được cách thức ông giảng dạy và cảm thấy đó là một ý tưởng rất sắc nét trong cách truyền đạt của ông. Theo Giáo sư thì người ta ngại tiếp xúc với một thứ mới vì thấy nó khó, và việc của ông là làm cho “món” Moodle càng đơn giản và thân thuộc càng tốt. Bài học mà Giáo sư đưa ra là sự “đơn giản và thân thuộc”. Còn bài học cho tôi là “thiện ý và quan tâm”.
giản, linh hoạt. Khi học tiếng Anh, tôi sống trong một môi trường thoải mái của các bài hát tiếng Anh, tài liệu tiếng Anh, những người bạn nước ngoài và khi đó tiếng Anh được sử dụng theo đúng nghĩa là một phương tiện truyền tải thông tin. Cho dù đôi khi tôi có thể dùng theo cách hơi “Vietnamese” thì nó vẫn là một thứ ngôn ngữ mà tôi cảm thấy thoải mái.
Tiếng Nhật thì hơi khác, có lẽ bởi vì người Nhật, đối với tôi, bắt đầu bằng chữ Lễ mà kết thúc cũng bằng chữ Lễ (điều này tôi thực sự ngưỡng mộ và cảm thấy cuốn hút ở họ), nên từng câu chữ đều rất cẩn trọng khi dùng. Nhớ hồi năm thứ nhất Đại học, lần đầu tiên được biết tới tiếng Nhật, tôi vô cùng khoái chí và ộp oạp suốt ngày trông rất ngô nghê. Dần dà, thật không may, tôi có vẻ “khôn ra” theo cái cách
Tôi đã có một khoảng thời gian học tiếng Anh và một khoảng thời gian học tiếng Nhật, kết quả của hai thứ tiếng này trong tôi khá khác nhau. Và bây giờ tôi cảm thấy một phần chính vì sự học trong quá khứ của mình. Về tiếng Anh, bản thân nó là một ngôn ngữ khá cởi mở và ngữ pháp đơn
24
I No.11 September 2008
Đoàn Giáo sư đến từ các trường đại học tại Hoa Kỳ đến trường ĐH FPT tham gia giảng dạy theo chương trình Access
Cóc học
Chuyện học tập của sinh viên là biết cẩn thận hơn: Cẩn thận, hình như không phải nói ”Cháu tặng bác!” mà phải nói là ‘’Cháu xin biếu bác!’’ mới đúng!, Cẩn thận, người Nhật chẳng bao giờ nói trực diện thế này đâu, có vẻ hơi sỗ sàng quá!”... và hầm bà lằng những thứ “cẩn thận” khác mà giờ tôi cũng chẳng nhớ. Bởi thế, để cho chắc chắn, tôi cũng không ngỏng cổ lên kêu nữa, tôi thành một người kiệm lời, từng từ từng chữ được cân nhắc một cách vô cùng thận trọng cho nó có vẻ càng Nhật càng tốt. Thế rồi đến một ngày, tôi tới FPT. Tôi quan sát cách các anh bàn hợp đồng với đối tác bằng tiếng Anh. Không quá chuẩn mực trong câu từ, không quá cân đong đo đếm trong hành văn hoặc câu nệ trong biểu hiện. Chỉ cần biết cả hai hiểu thiện ý của nhau, là đủ cho một chuyến viếng thăm tốt đẹp, cho một dự án thành công, là đủ cho những hợp đồng giá trị, những triển vọng và tương lai tươi sáng cho cả hai phía. Tất nhiên, “đủ” ở đây còn có nghĩa là “bạn có thể làm tốt hơn nữa”. Tôi biết anh Trương Gia Bình từng cặm cụi học tiếng Anh từ những nhân viên của mình, tôi biết và cũng đã đọc bản dịch “Hồ Chí Minh – một cuộc đời” (tác giả W. Duiker) của anh Nguyễn Thành Nam và đã thấy những câu như “H (chỉ Hồ Chí Minh) tự câu được mấy con cá ngừ và tán phét với thuyền trưởng” đậm
chất Nam già – vẫn ngông nghênh mà đầy kính trọng và yêu quý Bác Hồ, và tôi vẫn thấy anh Khắc Thành đang ngồi trong các lớp học tiếng Nhật cùng sinh viên ở cái tuổi ngoài 40. Đối với tôi thì ngoại ngữ là một cô nàng đỏng đảnh và kiêu kỳ. Cô ta sẽ quên bạn và xa lánh bạn ngay khi không thấy được chú ý, quan tâm. Nhưng nàng, vốn trẻ con, vẫn luôn có một niềm vui con trẻ, đó là rất vô tư và thích có bạn bè. Bởi thế, nàng sẽ sẵn sàng cười nói và quay lại với bạn, chỉ cần bạn lại nhớ và quan tâm tới nàng một lần nữa. Giá trị đằng sau một biểu hiện tốt không phải thuần túy là khuôn phép, mực thước mà là thiện ý của người thực hiện nó. Tôi cảm thấy như vậy. Và bài học về thiện ý được gợi lại một lần nữa. Thiện ý để bạn muốn tiếp nhận và tìm hiểu một thứ mới. Sự can đảm để bạn dám thể hiện. Lòng tự tin để bạn thấy được đơn giản là tốt. Sự nỗ lực để bạn luôn cố gắng làm mọi thứ tốt hơn. Nhưng... Có thiện ý nhưng không dám thể hiện là đáng tiếc. Dám thể hiện nhưng không quan tâm là coi thường. Hiểu nó đơn giản nhưng không nỗ
lực là lùi bước. Và... Tôi cũng đang học hết sức, để giúp từng người bạn nước ngoài có thể cảm thấy ấm áp khi được nghe thứ tiếng mẹ đẻ của mình từ một người ngoại quốc. Tôi vẫn thoải mái và cởi mở với những người bạn phương Tây, mực thước và lễ nghi với những người khách Nhật Bản. Quan trọng là tôi hiểu rằng ngôn ngữ, khởi nguyên của nó là một thứ keo gắn kết hơn là một rào cản giữa tôi và những người bạn khắp năm châu. Tôi rất sợ đến một ngày vì lo lắng cho những sai phạm bé nhỏ, tôi đánh mất đi những cơ hội lớn lao được kết bạn, được trao đổi và được tiếp cận với những thứ mới từ khắp thế giới. Thử cùng hình dung tới một ngày, trong FU nhà mình, các Cóc đi lại nhộn nhịp, nhiều màu da, nhiều quốc tịch và ộp oạp đủ thứ tiếng. Một ngày mà các bạn của tôi dang rộng vòng tay đón nhận bạn bè quốc tế và các Cóc FU cũng đang làm việc ở nhiều nơi trên thế giới. Cùng hình dung tới một ngày các bạn của tôi không còn coi ngôn ngữ là một thứ rào cản với mình nữa. Các bạn sẽ yêu quý và cảm thấy thân thuộc với những thứ tiếng nước ngoài. Chính lúc đó các bạn học nó say sưa và đón nhận nhiều giá trị từ nó. Cùng hình dung tới một ngày chúng ta đều có những cảm giác hứng khởi khi được tiếp xúc với những nét văn hóa mới lạ. Chính lúc đó chúng ta thấy tấm lòng và đôi mắt của mình rộng mở, biết chấp nhận và tôn trọng những dị biệt, nhưng cũng ý thức được rõ giá trị của chính bản thân hơn rất nhiều. Mọi điều còn đang rộng mở và chúng ta có nhiều thời gian để cố gắng và tăng tốc ngay từ ngày hôm nay.
Lớp học tiếng Nhật của cô Hashimoto
LiênNTH
No.11 September 2008 I
25
Hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Công ty FPT, báo Cóc Đọc trân trọng gửi đến bạn đọc phóng sự ảnh vui “FPT ngày ấy – bây giờ” ghi lại nhiều điều thú vị về chặng đường đã qua của FPT. Ban lãnh đạo FPT ngày ấy…
Vẫn là các anh, nhưng rõ ràng phong độ hơn hẳn
Lễ khai giảng khóa 1 FPT Aptech tại TP.HCM năm 1999
Ngày ấy FPT đã thích những thứ mang… hơi hướng cổ truyền
Lễ ký bản cam kết thi đua giữa các bộ phận kinh doanh năm 1997
Ảnh chụp Ban Tổng giám đốc FPT năm 2008
Lễ phong trạng năm 2000
Ngày ấy, FPT bắt đầu tham gia lĩnh vực đào tạo bằng Trung tâm Lập trình viên quốc tế FPT – Aptech
Bây giờ, FPT Aptech đã có tới 90 khóa Lễ trao bằng tốt nghiệp FPT- Aptech năm 2007
Và có hẳn cả một… TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT! Lễ khai trương trường Đại học FPT năm 2007
Bây giờ … vẫn vậy
26
I No.11 September 2008
Lễ tế trời đất Tết năm 2007
Tiệc mừng năm mới tại trụ sở FPT Hồ Chí Minh năm 1995
Nhắc đến văn hóa FPT, không thể không nhắc tới Stico Các Viện sỹ Stico ngày ấy
Ngày ấy, người FPT mừng năm mới bằng những bữa nhậu linh đình, và biến cả văn phòng thành sàn nhảy disco
Ngày nay, mặc cho các Cụ, các anh nói Stico thế nào đi nữa, sinh viên FU vẫn tin tưởng, mình sẽ là những người thổi luồng khí mới vào văn hóa Stico. Tiết mục “Khát vọng biết bay” của FU giành giải nhất Hội diễn Stico năm 2007
Ngày ấy các anh rất thích chơi bóng đá
Thế hệ đầu của đội bóng FPT (Anh Thành Nam – ngồi đầu tiên hàng dưới từ trái sang; anh Khắc Thành – ngồi thứ tư hàng dưới từ trái sang)
Bây giờ cũng hoành tráng không kém, người FPT tổ chức Hội làng mừng năm mới TGĐ Trương Gia Bình “nhậu nhẹt” cùng NV trong Hội làng FPT năm 2008
Và đặc biệt có thêm màn … mừng tuổi!
Đến nay niềm đam mê với môn thể thao vua vẫn không thay đổi
Đội bóng FU và Fsoft trong trận Chung kết FPT Cup năm 2008, trận đấu đã đưa FU lên ngôi vô địch sau loạt đá luân lưu căng thẳng
No.11 September 2008 I
27
Ngày ấy các anh tay không đấu vật Cuộc thi đấu vật trong ngày Olympic FPT năm 2000
Bây giờ hình như có mỗi một thay đổi là các tay vật được trang bị thêm găng Cuộc thi đấu vật trong ngày Olympic FPT năm 2007
Ngày ấy các anh còn thích đua xe đạp Sẵn sàng vá xăm giữa đường rồi đua tiếp
Các chị em thì sao? FPT ngày ấy là công ty tin học, nhưng cũng hội tụ bao nhiêu kiều nữ Các nhân viên nữ FPT năm 1997
Bây giờ thì Hội thi sắc đẹp của FPT cũng sắp ngang ngửa với … Hoa hậu Việt Nam!
Bây giờ dù người FPT đã chủ yếu đi làm bằng xe máy, ôtô, vẫn lập hẳn ra một giải đua mang tên Le Tour De FPT
Đêm huyền diệu FPT khu vực phía Nam năm 2004
Cuộc thi Đẹp FPT năm 2006
28
I No.11 September 2008
Văn nghệ thì khỏi nói. Ngày ấy các anh hát hò say sưa
Ấn tượng hơn cả là màn diễu hành với các loại đồng phục… chẳng giống ai Những chàng trai cô gái Quân khu YKI - tại Olympic FPT năm 2000
Bây giờ thì càng thêm máu lửa Đêm nhạc Pop Rock FPT năm 2007
Những “chú bò” FIS - tại Olympic FPT 2007
Thậm chí FPT còn mở hẳn Hội thi Sao chổi để các anh chị em thi thố tài năng Tiết mục biểu diễn của FU trong Hội thi Sao chổi FPT năm 2008
Những dịp kỷ niệm thì luôn luôn … hoành tráng! Đầu tiên phải kể đến màn rước đuốc trong mỗi kỳ Hội thao Hội thao Olympic FPT năm 2000
Năm nay, ngọn đuốc FPT được “chu du” một vòng Hà Nội qua khắp các công ty trực thuộc FPT.
Nhìn lại những bức ảnh sau một chặng đường dài đã qua, người ta có thể thấy nhân vật khác, nước ảnh khác, áo quần khác… nhưng riêng cái chất thì vẫn không thay đổi. Đó là sự nhiệt tình, là sự sáng tạo, là sự yêu đời, tươi vui.
Anh Trương Gia Bình trao đuốc cho Anh Khắc Thành tại FU trong Lễ rước đuốc kỷ niệm FPT 20 năm
Chúc cho Công ty ngày một vững mạnh, phát triển, và vẫn giữ mãi cái “tinh thần”, “khí chất” FPT
No.11 September 2008 I
29
Hai đội FU-Fsoft trong trận chung kết giải Vô địch FPT Cup 13.9.2008
Các bác định cậy đông hiếp yếu àh...Đừng hòng nhé!
Đừng tưởng bở...anh già nhưng vẫn khỏe và chắc lắm nhé! Quyết tâm hạ Fsoft nhé anh em ơi !
Thành công ro oo ..ài !!!
So chân...
Ùh thì “đánh đầu”...
Mẹ ơi...nó nhảy cao quá ..!!! Vũ điệu bóng đá
Đường đến ngày
vinh quang
Chùm ảnh trận chung kết FU-Fsoft trong giải Vô địch FPT Cup
Giây phút đăng quang...!!!
Xếp kêu đi uống bia ăn mừng kìa anh em ơi...!
Cóc học
Chuyện học tập của sinh viên
Vovinam, bóng đá hay cầu lông? Bạn lựa chọn môn giáo dục thể chất nào cho Học kỳ IV? Để hiểu hơn về cách dạy, đánh giá bộ môn giáo dục thể chất của nhà trường trong kỳ thể dục tự chọn, chúng ta hãy cùng gặp gỡ và trò truyện cùng thầy QuangTV – Bộ môn giáo dục thể chất.
Sức mạnh kỷ luật Sau ba kỳ học Vovinam bắt buộc, mỗi Cóc FU đã hiểu khá rõ về cách đánh giá và phương pháp giảng dạy tại trường. Giữ vững lập trường “kỷ luật là sức mạnh của FPT”, nhà trường vẫn rất nghiêm khắc trong việc điểm danh và thi cử nhằm giúp sinh viên nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của rèn luyện sức khoẻ. Ngay từ khi sinh viên mới bước chân vào giảng đường Đại học đều được biết rằng: chứng chỉ giáo dục thể chất cũng giống như chứng chỉ quốc phòng, là “tấm vé” không thế thiếu cho một bằng tốt nghiệp đẹp. Đây không phải là sự cá biệt ở FPT mà bất kỳ trường Đại học nào ở Việt Nam cũng tuân theo quy định chung này
32
I No.11 September 2008
của Bộ Giáo dục. Trường Đại học FPT chỉ khác các trường Đại học khác ở điểm biết “tận dụng” quy định này một cách triệt để, tạo điều kiện tối đa cho sinh viên được phát triển cá nhân.
Học khó hay dễ? Nhiều Cóc băn khoăn: Nếu như không có năng khiếu về thể chất thì đến bao giờ mới lấy được chứng chỉ giáo dục thể chất? Nhưng các Cóc cứ yên tâm. Theo thầy QuangTV, chương trình học sẽ được xây dựng trên tiêu chí thích hợp với từng nhóm đối tượng, dựa theo nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa. Điều này đồng nghĩa với
việc các thầy sẽ nghiên cứu giảng dạy cho sinh viên ở mức độ đại trà, mang tính cộng đồng và dựa trên những đặc điểm riêng của sinh viên FPT. Một sinh viên chỉ cần sức khoẻ bình thường, đi học đầy đủ và có ý thức trong tập luyện thì chắc chắn sẽ có thể qua. Mức sàn trung bình như vậy để đảm bảo quyền lợi cho những sinh viên chăm chỉ, có ý thức nhưng không có năng khiếu đặc biệt. Ngoài ra, các thầy cô cũng sẽ có chế độ riêng đối với sinh viên có khả năng vượt trội để sinh viên đó được phát huy hết tài năng của mình. Thầy QuangTV cho biết: Ngay từ tuần đầu tiên của kỳ học, các thầy cô sẽ chú ý quan sát và phân loại sinh viên thành ba mức độ: loại A gồm sinh
Cóc học
Chuyện học tập của sinh viên
viên có năng khiếu, loại B gồm sinh viên bình thường, loại C gồm sinh viên hoàn toàn không có năng khiếu. Từ đó sẽ có những phương pháp phù hợp để đảm bảo cho sinh viên tiếp thu và thực hiện kỹ thuật. Nếu con số này quá ít thì cần phải xem lại chương trình giảng dạy của nhà trường. Những trường hợp sinh viên quá khó khăn để học tập, các thầy sẽ tìm hiểu xem nguyên nhân có phải do sức khoẻ của sinh viên đó, hay do phương pháp truyền đạt và hướng dẫn của các thầy. Thành công của chương trình học đã được kiểm chứng qua Vovinam, hầu hết các bạn đi học đầy đủ đều qua, còn những bạn nào có nhu cầu học nâng cao sẽ được các thầy hướng dẫn tận tình.
Chọn môn học Chúng ta điều biết, hiện giờ chương trình thể dục của các Cóc FU là Vovinam, bóng đá, cầu lông. Khi được hỏi về tiêu chí nào để nhà trường thiết kế một chương trình như vậy cho các Cóc FU, thầy QuangTV chia sẻ: Vovinam, bóng đá, cầu lông chắc
chắn là những môn không mấy xa lạ với tất cả mọi người vì chúng mang tính phổ biến cao. Tuy nhiên, không phải bộ môn nào cũng được lựa chọn một cách tuỳ ý. Việc lên chương trình cho các Cóc cũng cần phải đảm bảo điều kiện về sân bãi, dụng cụ, chương trình học, giảng viên và phải phù hợp với sinh viên FPT. Ví dụ môn Cầu mây là một môn rất khó, đòi hỏi cả năng khiếu và sự kiên trì tập luyện. Tuy nhiên lại có tính khả thi cao về sân bãi và đặc biệt FPT có thể mời được tuyển thủ cầu mây nổi tiếng Lưu Thị Thanh về làm giảng viên. Thêm vào đó cũng có một bộ phận sinh viên đề đạt nguyện vọng học cầu mây, vì vậy môn thể thao này được ấp ủ thêm vào chương trình giáo dục thể chất từ Khoá 1. Tuy nhiên, có lẽ kế hoạch này phải tạm hoãn do số lượng đăng ký không đủ để thành lập lớp. Một ví dụ khác là môn Dance Sport rất được lòng sinh viên. Nhưng thật khó khi xây dựng một chương trình học phù hợp và hứng thú với sinh viên FU chỉ trong một tháng chuẩn bị. Không chỉ có thế, vấn đề về địa điểm và giảng viên cũng làm đau
đầu các thây cô. Do đó môn này chưa được đưa và chương trình chính của Trường. Nhiều khả năng Dance Sport sẽ được giảng dạy chính thức tại FU trong những học kỳ sau. Tuy vậy, các môn thể thao như Cầu mây hay Dance Sport sẽ được nhà trường hỗ trợ điều kiện để thành lập Câu lạc bộ. Các Cóc vẫn sẽ được các tuyển thủ tầm cỡ quốc gia, quốc tế như Lưu Thị Thanh chia sẻ kinh nghiệm nếu tham gia Câu lạc bộ Cầu mây.
Vậy bạn nên chọn môn học nào? Câu hỏi ấy chắc chắn bài viết này không thế giúp bạn trả lời được vì mỗi người có khả năng riêng phù hợp với từng môn thể thao. Người thực hiện chỉ mong muốn đem lại cho bạn những thông tin bổ ích về vấn đề giáo dục thể chất tự chọn ở FU để các Cóc có một quyết định sáng suốt. Đừng quên rằng dù bạn chọn môn học nào đi chăng nữa thì điểm mấu chốt vẫn nằm ở ý thức học tập của mỗi sinh viên mà thôi. Puppy
No.11 September 2008 I
33
Cóc sống
Chuyện đời sống sinh viên
Đã qua hai chương trình tìm nhà trọ cho sinh viên Khóa 2 và Khóa 3 nhưng với Khóa 4 lần này thực sự tôi vẫn thấy choáng ngợp bởi số lượng các bậc phụ huynh và sinh viên đăng ký thuê trọ rất đông. Mỗi Khóa sinh viên mới nhập học lại mở ra một cuộc hành trình mới, với nhiều kỷ niệm và những câu chuyện thực sự xúc động. Giúp đỡ các bạn sinh viên tìm được nơi ăn chốn ở ổn định trong những ngày đầu bỡ ngỡ bước lên Hà Nội, đối với tôi đó không chỉ đơn thuần là công việc của một cán bộ Phòng Công tác sinh viên, mà đó thực sự là niềm vui, niềm hạnh phúc.
KYÙ SÖÏ TÌM NHAØ Sinh viên tình nguyện vào cuộc Trước khi nhập học đã có rất nhiều phụ huynh gọi điện nhờ nhà trường tìm giúp, chờ đến ngày nhập học là có thể thuê trọ luôn. Thật may mắn là chúng tôi có được sự giúp sức đắc lực của đội sinh viên tình nguyện. Đây cũng là hoạt động truyền thống của đội tình nguyện trường Đại học FPT (FVT). Điều thú vị là FVT không bao giờ mặc đồng phục khi đi tìm nhà để chủ nhà không hiểu nhầm là đội cò mồi hay tưởng “khách sộp” mà “hét” giá cao. Không chỉ tìm các địa chỉ nhà trọ mới, đội tình nguyện còn trực tiếp dẫn phụ huynh và sinh viên khóa mới đến nhà trọ tìm được. Cũng như đội tình nguyện tìm nhà
34
I No.11 September 2008
trọ cho Khóa 2, 3 năm trước, việc tìm nhà trọ cho sinh viên khóa mới luôn luôn là niềm vui của những chú Cóc FU. Chẳng vậy mà trong nhóm tình nguyện tìm nhà trọ lần này có tận 3 chú Cóc Khóa 4 và 2 bạn nữ DươngTTT và YếnNH. Cóc PhươngPH (Khóa 4) chia sẻ: “Chúng em muốn chính Khóa 4 tìm nhà trọ cho Khóa 4”. Được ThànhNT – đội trưởng Đội tình nguyện chia sẻ kinh nghiệm từ đợt tìm nhà trọ cho các Khóa trước, nhóm lại lên mạng, vào Google Map để định vị các khu vực nhà trọ cần tìm xung quanh FU. Nhóm đã chia đều quân về các khu vực như chợ Mỹ Đình, phường Dịch Vọng, làng Cốm Vòng... và ngày đầu tiên triển khai đã tìm được hơn 10 nhà trọ. Các khu nhà này đều cách trường chưa đến 2km. Với khoảng cách đó, các Cóc Khóa 4 có thể đi xe đạp hoặc đi bộ đến trường với thời gian gần 15 phút.
Những chuyện kể thú vị Đầu tiên phải kể đến một gia đình tại làng Cốm Vòng, cách FU khoảng 500m có 5 phòng trọ nhưng nhất định không cho sinh viên nào thuê ngoài sinh viên Trường Đại học FPT. Hôm tôi dẫn ba phụ huynh của các em sinh viên ở Hải Phòng và Thanh Hóa đến thuê trọ, chủ nhà là chú Công khen sinh viên FU hết lời: “Xung quanh nhà tôi cũng có mấy sinh viên FPT thuê trọ, mấy đứa đều ngoan và chăm học. Nói thật là tôi học không được cao nên rất quý các cháu sinh viên chăm học và có ý thức”. Cùng ngồi với các phụ huynh ở đó, thực sự tôi cảm thấy rất tự hào, quý hơn là nhà chú Công cũng do một em sinh viên Khóa 2 trọ gần đó giới thiệu. Mấy cô chú phụ huynh rất hài lòng và đặt cọc ngay nhà trọ làng Cốm Vòng
Cóc sống
Chuyện đời sống sinh viên
này. Sau khi thuê trọ xong, chia tay tôi, một chú phụ huynh còn áy náy: “Anh chị cảm ơn em và gọi là… có chút bồi dưỡng… “ Tôi luống cuống vì bất ngờ rồi cười nói: “Em không nhận đâu ạ vì đây là trách nhiệm của chúng em, các anh chị cứ yên tâm, không có gì phải áy náy đâu”. Và cũng không ít lần tôi dở khóc dở cười vì nhiều bậc phụ huynh nghĩ phải trả phí cho dịch vụ này để “linh động cho bác”, “bố trí cho bác”, “có phải trả phí không cháu?”… Có lẽ vì cảm thấy tinh thần hỗ trợ của đội ngũ tìm nhà trọ này mà nhiều bác phụ huynh sau khi thuê nhà xong còn mời sinh viên tình nguyện uống nước, trò chuyện tâm tình. Một phụ huynh ở Hải Phòng còn chia sẻ với tôi “Sau này cô cũng bảo con cô vào đội tình nguyện đi tìm nhà trọ như thế này”. Trong đội tình nguyện HoàngĐX tuy không có xe đạp nhưng cũng không ngại dẫn bộ các bác phụ huynh đến những địa chỉ gần trường nhất. Và nếu để ý, mọi người sẽ thấy một số chú Cóc luôn trong trạng thái trực chiến ở trường, chờ chị HàPTH nhận đăng ký của phụ huynh, gọi điện điều phối là sẵn sàng lên đường dẫn phụ huynh đến thuê trọ. Buồn nhất là sau hai buổi rong ruổi đi tìm nhà trọ dưới trời nắng, hai bạn Cóc nữ đã bị ốm, tuy vậy vẫn quyết tâm khỏi ốm để đi tìm nhà trọ
tiếp. Hầu hết các bậc phụ huynh đều hài lòng với các địa chỉ nhà trọ được dẫn tới, tuy nhiên có những địa chỉ không đảm bảo được yêu cầu như diện tích hơi chật, vệ sinh không khép
kín, giá tiền hơi cao… Vậy là đội tình nguyện lại lòng vòng dẫn các bác phụ huynh từ địa chỉ này đến địa chỉ khác, tất bật như “người đi buôn bất động sản”. Nhưng khổ nhất là có những tình huống, sáng đến tìm hỏi thuê nhà thì chị vợ đồng ý, chiều dẫn phụ huynh đến thì anh chồng đã từ chối thẳng thừng, hay sáng trao đổi một giá, chiều lại một giá khác… Đúng là đội tình nguyện không chỉ cần nhiệt tình, khéo giao tiếp mà còn đòi hỏi phải có tính kiên nhẫn nữa.
Và kết quả
đợt nhập học lần 1 (hết tháng 8), đội tình nguyện đã tìm được gần 60 nhà trọ, đáp ứng được nhu cầu của hơn 100 bạn sinh viên ngoại tỉnh và “dự trữ” một số khu trọ khác cho đợt nhập học lần 2 (đầu tháng 9). Đặc biệt có những khu trọ chỉ toàn sinh viên Khóa
4, có thể gọi là khu sinh viên FU như nhà bác Nhung (chợ Mỹ Đình) có 15 sinh viên Khóa 4; nhà chú Công (làng Cốm Vòng) có 12 sinh viên Khóa 4. Đây là điều kiện tốt để sinh viên Khóa 4 làm quen, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong những ngày đầu tiên học tập tại FU. Theo kế hoạch, sau kỳ nghỉ lễ 2/9, chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình với phương châm “Tìm nhà trọ, tìm nhà trọ nữa, tìm nhà trọ mãi” để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thuê trọ của sinh viên Khóa 4. Cả đội tình nguyện đều quan niệm, đây như một lời chào, một món quà ý nghĩa dành cho lứa sinh viên mới của gia đình FU. Chúc cho các em sớm hòa nhập được với môi trường và cuộc sống mới, và lại tiếp tục cuộc hành trình giúp đỡ dìu dắt những thế hệ tiếp sau. HàPTH
Tính đến hết
No.11 September 2008 I
35
Cóc sống
Chuyện đời sống sinh viên
8 TIPS
GIÚP CÓC MỚI Cuộc sống sinh viên đã lạ lẫm, khó khăn, lại thêm chương trình học tại FU nổi tiếng nặng chắc hẳn khiến những tân sinh viên Khoá 4 đã và đang nhập học gặp nhiều bỡ ngỡ. Vì vậy, kinh nghiệm của những Cóc đàn anh, đàn chị là rất quý báu. Phóng viên Cóc Đọc đã phỏng vấn sinh viên khóa 1, khóa 2 bao gồm những sinh viên nổi tiếng, hotboy, sinh viên đạt học bổng cả năm kỳ, hay cả sinh viên học lại một số môn đến sinh viên lắm xì căng đan ở trường, để đưa ra những lời khuyên bổ ích dành cho các Cóc Khóa 4. Dưới đây là 8 tips cô đọng nhất.
1. Đam mê Công nghệ thông tin (CNTT) Đây là niềm tin chính của 70% sinh viên Khoá I giúp họ qua kỳ thi cam go và không kém phần phiêu lưu, mạo hiểm, dưới sức ép của gia đình, của tiền bạc cộng thêm gánh nặng deadline liên tục. Chính niềm đam mê CNTT đã giữ chân sinh viên FU và động viên FUers phấn đấu học tập. Bên cạnh đó, bạn cần xác định ngay rằng, CNTT không phải là ngành học dễ dàng, nó đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian vào việc code. Nếu không tự tạo cho mình niềm đam mê học tập thì khó có thể tiến xa được.
2. Nghe giảng – Chăm chỉ làm bài tập
Chăm chú nghe giảng trên lớp và chăm chỉ làm bài tập thầy cô đưa ra sẽ giúp sinh viên tiếp thu và nắm được những kiến thức cơ bản, mấu chốt của bài học và một số kiến thức, kinh nghiệm riêng của các thầy cô. Nhờ vậy sẽ giúp bạn đơn giản hơn trong việc ôn tập lại bài học. Một bạn Khoá 2 đã nhận xét: “Thật ra thì có nhiều bài giảng lý thuyết khá khô khan, nhiều bạn chủ quan cho rằng không cần nghe trên lớp, đọc sách là đủ. Đây là quan niệm hết sức sai lầm vì có nhiều vấn đề trong sách không có, dù sao nghe người khác truyền đạt lại cũng dễ ngấm hơn là quyển sách vô tri vô giác”. Chăm chỉ làm đủ bài tập giúp sinh viên ôn lại bài tập và nhuần nhuyễn với các lý thuyết đã học, nhàn hơn khi ôn thi, đặc biệt với những môn có nhiều dạng bài tập như Toán. Rất nhiều sinh viên thông minh nhưng vẫn thi trượt vì họ quá chủ quan, cho rằng học hiểu lý thuyết là đủ, thực hành vài bài là được. Bạn có thể hiểu bài, biết cách áp dụng nhưng nếu bạn áp dụng không quen thì sẽ mất khá nhiều thời gian.
3. Phân bố thời gian hợp lý
36
I No.11 September 2008
Bạn LinhĐT SE0204 chia sẻ: “Lúc nào học thì học thật chăm, thật tập trung. Học bất cứ lúc nào có thể học. Khi nào rảnh chơi bù lại sau”. Ngoài ra khi học ở FU, internet là một yếu tố không thể thiếu. Nhưng hiện nay có rất nhiều sinh viên FU đang sa đà vào thế giới ảo này. Họ quá bị thu hút bởi chat chit, bị cuốn vào Game Online, lãng quên sách vở và kỳ thi đã tới. Có bạn đã qua, nhưng không ít bạn đã “fail the final exam”. Đây là kinh nghiệm xương máu của Khoá 2 - những người vừa bước qua ngưỡng cửa TOEFL để vào chương trình học mới.
4. Kỹ năng đọc sách Tất cả sinh viên trên toàn thế giới đều cần kỹ năng này. Qua những bộ phim, hình ảnh về sinh viên học Đại học ở Mỹ, bạn có thể thấy mỗi khi đi học họ luôn mang theo 3-4 quyển sách dày cộp, còn tiểu luận thì phải nộp
hàng tháng. Nếu không tự đọc sách, họ sẽ không thể theo kịp. Sinh viên FU chúng ta cũng vậy. Có người đã ví rằng: dáng sinh viên FU lúc nhận giáo trình mới không khác nhiều với dáng sinh viên Harvard. Phương pháp đọc và tìm thời gian đọc thích hợp là những điểm mấu chốt của các Cóc. Bạn ThànhNT
Cóc sống
Chuyện đời sống sinh viên SE0104 nói: “Đọc phải hệ thống hóa được những gì mình học những kiến thức trong sách vở có thể sử dụng công cụ phần mềm để hỗ trợ việc tư duy hệ thống như mindmap… ”
FU, khối lượng các bài thuyết trình khá lớn, vì thế việc trau dồi kỹ năng thuyết trình là vô cùng cần thiết. Qua mỗi lần thuyết trình, bạn có thể rút ra nhiều kinh nghiệm để nói sao cho ngắn gọn súc tích, làm cho người khác hiểu được
5. Làm việc nhóm Bạn không bao giờ đơn độc trong cuộc đời này. Vậy tại sao bạn phải làm việc một mình trong khi làm việc nhóm hiệu quả hơn rất nhiều. Teamwork - kỹ năng được yêu cầu đầu tiên khi mới bước chân vào FU. Chia nhóm cũng là một trong những việc làm đầu tiên khi bạn vào lớp học mới. Bạn AnhLTM, SE0103 đã truyền lại kinh nghiệm của bản thân: “Làm việc nhóm giúp ích cho công việc sau này, đồng thời tìm ra cách phân chia và kết hợp công việc một cách hiệu quả. Công việc chia ra thì nhàn hơn. Đặc biệt, các thành viên có thể học được nhiều kiến thức
8. Không mất thời gian để kêu ca
ý tưởng của bạn và quan trọng là giúp bạn tự tin hơn khi đứng trước đám đông và khi giao tiếp.
7. Hoạt động phong trào
từ nhau. Ngoài ra, bạn còn thể hiện được những tố chất leader của bản thân mình. Nhưng lưu ý khi làm viêc nhóm cần phân công công việc đều đặn, không ôm đồm quá nhiều việc, có trách nhiệm với nhóm.”
6. Thuyết trình Thuyết trình là một phần hết sức quan trọng trong chương trình học và quá trình làm việc sau này. Khi học ở
có thể ngồi yên được không? Những Câu lạc bộ của FU đều do những sinh viên “máu” tổ chức và quản lý. Nếu bạn thấy Câu lạc bộ đó chưa khiến bạn hài lòng, bạn hoàn toàn có thể lập ra một Câu lạc bộ mới. Trong một môi trường dân chủ như FU, càng nhiều Câu lạc bộ, càng nhiều sự cạnh tranh thì sức sống của phong trào càng mãnh liệt. Theo một thông tin bên lề thì điểm phong trào là một trong hai tiêu chí quyết định ai là sinh viên đạt laptop hàng kỳ.
Cuộc sống sinh viên mà không tham gia phong trào của trường thì sẽ rất tẻ nhạt. Điều đó càng thể hiện rõ hơn ở FU, 70% số sinh viên của FU đang tham gia rất tích cực vào phong trào và Câu lạc bộ của trường. Giữa những người trẻ trung năng động, liệu bạn
Rất nhiều Cóc thường mất thời gian “nghĩ hộ trường”. Nào là về chương trình học, lịch học đến chuyện “cải tổ nhà vệ sinh”… FU là một môi trường dân chủ, sinh viên có thể đề đạt ý kiến chính đáng của mình. Nhưng nếu là những kêu ca vô bổ thì bạn chỉ mất thời gian thôi. Những sinh viên có thành tích cao là những người rất tích cực đóng góp nhưng họ không phàn nàn những chuyện vô ích quá nhiều bởi họ hiểu cần phải giữ trọng lượng cho những lời đề nghị khả thi của mình. Còn rất nhiều tips nữa giúp bạn vượt qua những khó khăn đầu tiên khi trở thành sinh viên FU. Tuy nhiên, tất cả các tips sẽ là thừa thãi nếu như bản thân bạn không muốn phấn đấu, không muốn vươn lên. Hãy nhớ rằng bạn là một hạt giống tốt và hãy cố vươn mình đón lấy nắng để đơm hoa kết trái. DrAgOnItE
No.11 September 2008 I
37
Cóc sống
Chuyện đời sống sinh viên
Đội SUPPORT Thư viện và IT “Có thể bạn không cao nhưng người khác cũng phải ngước nhìn”. Đó là tiêu chí của đội Support vì luôn được ngồi máy chủ trong Lib. Với mức lương 600K/tháng, công việc part-time này tưởng chừng đơn giản nhưng đã giúp cho Thư viện nói riêng và Trường Đại học FPT đổi thay đáng kể. Bắt đầu với 115 Hay còn được gọi với cái tên “pro” hơn là Library + IT Supporters. Được thành lập từ cuối tháng 6 với một nghĩa vụ cao cả: theo dõi hoạt động của Thư viện và trợ giúp hoạt động của sinh viên trong trường. Kể từ khi được thành lập đội 115 đã có nhiều đóng góp cho Thư viện của trường. Những công việc tưởng chừng rất nhỏ như hướng dẫn và quảng bá về trường cho những sinh viên mới; thu sách, dán nhãn, đóng hộp sách trong thư viện nhưng đội đã chứng tỏ được tầm quan trọng của mình. Đặc biệt trong những ngày cao điểm thu, phát sách, không có sự hỗ trợ đắc lực của 115, biết đâu chị NhungMT và chị ChâmNT lại ngồi khóc rấm rức.
Là 114 Với những chiếc máy tính bị hỏng hay bị lỗi phần mềm. Đội Supporters đều có mặt ngay lập tức và làm công việc của mình: sửa chữa những gì trong khả năng hoặc treo biển báo máy hỏng. Những chiếc máy chiếu cứng đầu ở các phòng học thế mà khi gặp một suppoter cũng phải cúi mình, ngoan ngoãn làm theo sự chỉ dẫn.
Kiêm 113
38
I No.11 September 2008
Lúc nào cũng túc trực ít nhất là hai người của hai đội Lib và IT Supporters trong Thư viện, mọi hoạt động dù là nhỏ nhất cũng không qua mắt được những thanh tra Support này. Cóc mà ngồi Lib để chơi Game ngay lập tức được chễm chệ trên sổ ngay. Từ lúc có Support, Thư viện đã hết hẳn tệ nạn Game, quà vặt và buôn bán dưa trái phép. Cũng nhờ có sự làm việc nghiêm túc này của đội Supporters, anh PhươngTQ cũng nhàn hẳn, đỡ phải đứng “rình” mấy Game thủ so tài tại nơi công cộng. Thêm vào đó, tiếng ồn trong Thư viện cũng đã được giảm đi. Một số Cóc nghĩ rằng Thư viện là nơi học hành kiêm… hội họp, nghỉ ngơi… nhưng nhìn chung các Cóc đã có ý thức nhiều hơn trong việc tôn trọng không gian chung nhờ sự nhắc nhở khéo léo của các Supporters.
Đôi khi lại là 1080 Với những bài Workshop hay Project C hoặc Java khó đều có thể đem qua hỏi IT-Supporters. Phần lớn những nhân viên Supporters đều có khả năng trong việc lập trình và ngoại ngữ. Tuy sự ỷ lại không được chấp nhận tại FPT nhưng một vài lời khuyên, hay những mánh khóe làm bài thì có thể trao đổi và hoàn toàn được hoan nghênh. Chia sẻ kiến thức với bạn bè của mình là hạnh phúc của các Supporters, vì thế
công việc tưởng chừng như không có gì này lại giúp Trường Đại học FPT… giảm được tỉ lệ thi lại, học lại.
Và 1900xxxx Những lúc chán chường không có việc gì làm. Bạn hoàn toàn có thể đến và tâm sự cùng với Supporters vì họ cũng là những người nói rất giỏi với những lời khuyên trong cuộc sống, hay những câu chuyện đời thường, và vì một lý do lớn nhất, họ là vua thời gian ở Thư viện, kể cả việc nhờ copy những bài hát, hay những bộ phim. (chỉ cần thẻ sinh viên thay cho GPRS)
Ấp ủ mơ ước Ai cũng có những ước mơ, và cả đội Supporters cũng không phải là ngoại lệ. Dù cho ước mơ không cao xa như việc trở thành đội Supporters cho toàn FPT để mỗi năm lại cầm một tấm biển FSS (FPT Software Support ) lượn khán đài 13/9, hay cũng không bay bổng như chuyện tăng lương. Giấc mơ của họ chỉ là mong muốn nhà trường có một khuôn khổ Thư viện ngang tầm thế giới: thư viện có vài trăm kệ sách, có nắm tay quay để di chuyển kệ sách, ghế gỗ, bàn gỗ, một vườn cây nho nhỏ có ánh sáng trời để thả hồn mình trong những trang sách. MrBlue
Ếchlish
Ngôn ngữ của họ nhà Ếch
Tanu Thuy Duong Likes: Teaching English, Fijian dances, karaoke, driving her terrible motorbike, making muffins, enjoying my Vietnamese name –Thuy Duong, meeting people, trying new recipes Dislikes: Dishonesty, impoliteness, Future plans: Visiting her family in Fiji Island, learning more state of the art teaching methods and building more relationships, quitting Mr. Right…
“Suzuki vừa đi vừa khóc.” That is what Tanu Thuy Duong often says when she gets her motorbike started or sometimes she cries as she gets stuck on roads. Tanu Thuy Duong is currently teaching English in some certain classes at FU and she is known as a person with a teacher’s heart, her enthusiasm and her willingness to make her students feel at ease, especially a life of laughters. Times went very fast. The third semester came to us overnight, too. Class SE0205 also welcomed one foreign teacher as many classes did. Some students were anxious to study with this foreign teacher. Others were afraid of not being accustomed to learning with foreign teachers because they had difficulty studying English even with Vietnamese teachers before. In the first week, most of the students who were not confident with their vocabulary and speaking skill did not participate in the lessons or avoid the teacher’s questions. The atmosphere in her class was not very good. Some students did not even go to the class. A few days after the first week, however, everybody gradually said Ms. Tanu was very enthusiastic about her teaching and capable of helping stu-
dents to learn English. She prepared and gave the class many new things in order to help her students understand the lessons the best. She rearranged seats systematically not only to observe her students better but also to let her students connect to the teacher more easily. In every discussion, students were grouped into four or five each to share individual ideas. Ms. Tanu would then meet up with each group and listen to their ideas and give them her suggestions. “With those who are not very good at English, I tell them although their grammar is not correct, their pronunciation is not good but I , as a foreign teacher, will try my best to understand what my Vietnamese students are saying or going to say” Ms Tanu says. This makes her students become more confident. Besides, she sets up many meetings for students at weekends. This not only helps them to consolidate their English but also provides good opportunities to improve their ability. “I love her friendliness. She always goes to class with a smile, sometimes, she even tells Vietnamese jokes which make students surprised. Studying with Ms. Tanu Thuy Duong is never boring because of the comforting atmosphere and eating her homemade cookies. There is no distance
among this teacher and her students. Sometimes, she shares with the students about her country, her life in Vietnam. Through her stories, somehow I can understand how she has to learn how to adapt to changes in Vietnam.” says Quan. Her smile and enthusiasm inspire a lot of students to study English. We, students in class SE0205 really love you - Ms. Tanu ! By Tony and Quan
“I am very happy to meet, befriend and work along side Tanu Thuy Duong.” In my time of knowing Tanu, I find her to be very enthusiastic about her teaching. She is approachable and has an interactive approach in her teaching which I believe is a good methodology. Tanu is capable, inspirational and open to ideas that will enable her to improve herself. The workload that Tanu takes on at FU is a credit to her and her ability to manage her undertaking. I also see in Tanu a desire to help students improve their language acquisition. Tanu is such a potential teacher and it is great to be her friend.” Tony
No.11 September 2008 I
39
Ếchlish
Ngôn ngữ của họ nhà Ếch
ቄቨሩሺቨሩ
ብሩሼሳ ᇷ ₼ ቶ
ቄቨሩሺቨሩ
䱚 ᇸ ቊሼቐᇭᇷ ₼
ቄቨሩሺቨሩ
㡴 㦻 ቑᇷ ₼
ቇሰ
ቶ
䱚 ᇸቒ 㡴 㦻 ብ ሥቭቡሼᇭ
ቢ
䱚 ᇸቒ 㦗 ት 尚ቡሼᇭ
ሲቲ
ሴሧሻቓቶ
ቢ
崂 ሺሧ ሺቪሩሮሧቒ 㙁 䯉 㨎 ት 尚ሲቃሸሧᇭ ሧቡ
ቇሰ
ሮቶሴሧ
ቒቍሺ
⅙ ሮቬ 㦗 栱 ≑ ሼቮ
崀 ት ሺቪሩሮሧሺቡሼᇭ
ሮሳቧቕቤ
ባሮሺባሮሺ ርሻሧሸቶቋ ርቓሥሸቶሯ ሧቡሺቂᇭ ቂሴ
ሰ
ሩ
ርሻሧሸቶቒ 䶈 ት ⒖ቆ ⮁ቆሧቡሺቂᇭ ቕ
ቂሴ
ሥቮ㡴 ርሻሧሸቶቒ 䶈 ቧ 嫛ሰቡሺቂᇭ ቂሴ
ቀሶ 䶈 ሯ ቂሲሸቶ ሥቭቡሺቂᇭ ሩቄ
ሧቆበቶ
ቂሴ
ቕሮ
ቀቑ ␔ ᇬ 㦻 ቑ 䶈 ቒ ⏘ ቆሧቡሺቂᇭ ሰ
ᇷሶቯቒ ቤሽቬሺሧᇭ⒖ቭቡሺቪሩᇭራሧ ዘዘዘሶቯቒᇸ ቂሴ
ሰ
ርሻሧሸቶቒ ቀቑ 䶈 ት ⒖ቭቡሺቂᇭ ቂሴ
ቍሮ
ቄሧ
ርቶቍ
ሶ
ቍቶቋ 䶈 ቑ ₼ ⺞ ሸቍ Ⰲ ቑሯ ሧቡሼሮቬᇬቖቆሲቭሺቡሺቂᇭ ሶ
ርሻሧሸቶቋ ርቓሥሸቶቒ ቌብሯ ሧቡሾቶሮቬᇬቋብ ቫተሶቖቡሺቂᇭ ሶ
ቍቈ
ቂሧሾቇ
ቀቑት ᇷሮሳቧቕቤᇸ ቋ⚜Ⅷሴᇬ ⮶ ⒖ ሺቡሺቂᇭ ርር
ሮሳቧቕቤቒ ⮶ ሰሲቍቆᇬቋብ ሰቯሧ ቍቭቡሺቂᇭ ቩሩቤሧ
ሮሳቧቕቤቒ ሰቯሧቊሼሮቬᇬቋብ 㦘 ⚜ ቍቭቡሺቂᇭ ርቋሶ
ቕቋ
ሴቆሶቶ
䟆 ቑ ⅉ ቒ ቃቯቊብ ሮሳቧቕቤቋ 俟 ⳩ ሺቂሧቊሼᇭ ቕ
ርቋሶ
ቕቋ
ሷ ቶ
ሩቄ
ሰ
ሥቮ㡴ᇬ 䟆 ቑ ⅉ ሯ ℣ ⅉ ሮሳቧቕቤቑ ⹅ ቛ 㧴ቡሺቂᇭ ርቋሶ
ቢቶቍ ሼሰቍ
ቕቋ
ሴቆሶቶ
䟆 ቑ ⅉ ቊሼሯᇬ ሮሳቧቕቤቒ 俟 ⳩ ሺቂሲቍሧቊሼᇭ
ቲቂሺ
ብ
ብ
ርቋሶ
ቕቋ
ሴቆሶቶ
ᇷ 䱐 ቒ ኴዉኙዐእሯ ሺሧቊሼᇭ ቀቯት 㖐ቆሰ ሲቃሸሧᇭቀቯት 㖐ቆሰቂ 䟆 ቑ ⅉ ቋ 俟 ⳩ ሺቡሼᇭᇸ ሧ
ቋ岏ሧቡሺቂᇭ ሧ
ቶ
ቍሮ
ብቑ
ሮሳቧቕቤ ሯ 岏ቆቂ ኴዉኙዐእቒ 㡴 㦻 ቑ ₼ ቊ ሧቄቓቶ ቤሽቬሺሧ 䓸 ቊሼᇭ ብ
ቃቯብ 㖐ቆሲቮሶቋሯ ቊሰቡሾቶቊሺቂᇭ ሴቆሶቶ
ቊሼሮቬ ሮሳቧቕቤቒ 俟 ⳩ ሺቍሲብሧሧቊሼᇭ
40
I No.11 September 2008
Ếchlish
Ngôn ngữ của họ nhà Ếch
ቋሰ
ሴቆሶቶ
ቊብᇬቀቑ 㣑 ᇬቢሮቌብ ሮሳቧቕቤት 俟 ⳩ ሺቂሮቆቂቊሼᇭ ሴቆሶቶ
ᇷሿቕ ሮሳቧቕቤቋ 俟 ⳩ ሺቂሧቊሼᇭᇸ ቐሯሧ
ቢሮቌሯ ርሻሧሸቶቋ ርቓሥሸቶ ር 櫧 ሺሧቡሺቂᇭ ቶ
ቍሮ
ሧቄቓቶ
ቕቋ
ቢሮቌቒ 㡴 㦻 ቑ ₼ ቊ 䟹 ራቬሧ ⅉ ቊሼᇭ ርሻሧሸቶቋ ርቓሥሸቶቒ ቋብ ቫተሶቖቡሺቂᇭ ሴቆሶቶ
ሮሳቧቕቤቒ 俟 ⳩ ሺቂሲቍሧቊሼᇭ ሸሮ
ቊብ ቢሮቌ 投 ቬሩሶቋሯ ቊሰቡሾቶᇭ ቡሧቓቶ
ቇሰ
ቢ
ቍ
㹝 㣸 ሮሳቧቕቤቒ 㦗 ት 尚 㽲ሰቡሺቂᇭ ሺቶቔሧ
ርሻሧሸቶቋ ርቓሥሸቶቒ ቋብ ㉒ 揜 ሺቡሺቂᇭ ቕ
ቇሰ
ሼ
ቡቶስቇ
ቫቮ
ቇሰ
ሮራ
ሥቮ㡴ᇬሮሳቧቕቤቒ ᇷቲቂሺቒ 㦗 ⇞ቶቊሧቡሼᇭቊሼሮቬ ቇሱቑ 䄏 㦗 ቑ ⮫ 㦗 ቛ タ ቬቍሴቯቓቍቭቡሾ ሻ ሻቇ
ሧ
ቶᇸቋ ℚ ⸮ ት 岏ሧቡሺቂᇭ ሺ
ቛሧ ሺ
ሩቄ
ቡብ
ቀቑሶቋት 䩴ቆᇬቢሮቌቒ ቂሲሸቶቑ ␄ ⭺ቋ ሮሳቧቕቤቑ ⹅ ት ⸗ ቭቡሺቂᇭ ቡ ቫ ቍሮ
ቛሧ ሺ
ቋቇሿቶ
ቐ
ቊብ 䦮⮫ ₼ ቍቮቋ ␄ ⭺ቒ 䴐 䏅 ቡሺቂᇭ ቇሰ
ሮሳቧቕቤቒ 㦗 ቑ
ሲቮቡ
ቇሰ
ሮራ
慙 ቊ 㦗 ቛ タ ቭቡሺቂᇭ ሮቍ
ርሻሧሸቶብ ርቓሥሸቶብ ቢሮቌብ ቋብ ㍁ ሺሮቆቂቊሼᇭ ርሺቡሧ
ሺቂ
ቡቶ ሯ
ቫ
ቲ
ₚ ቑ 䆺 䟊ት 崼ቶቊሲቃሸሧᇭ⒕ሮቭቡሼሮᇭ
No.11 September 2008 I
41
Ếchlish
Ngôn ngữ của họ nhà Ếch Mẩu truyện tranh về Công chúa Kaguya
Sắp đến Trung thu rồi. Ở Nhật Bản cũng có Trung thu. Vào dịp Trung thu của Nhật, người ta thường ngắm trăng. Thông tin giới thiệu chi tiết các bạn có thể tìm thấy tại bảng tin. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một câu chuyện nhỏ liên quan đến mặt trăng.
CÔNG CHÚA KAGUYA (Chị Hằng) Ngày xửa ngày xưa, có hai ông bà lão sống chung với nhau. Ông lão hàng ngày vào rừng chặt tre đem bán. Một hôm, ông lão đi vào rặng tre. Ở đó có rất nhiều tre. Trong đó, có một cây tre đang phát sáng. “Thật kỳ lạ. Ta phải chặt đem về thôi.” - Ông lão nghĩ thầm và chặt cây tre đó xuống. Và ông rất ngạc nhiên khi thấy bên trong cây tre có một cô gái bé tí xíu. Ông lão và bà lão không có con nên rất đỗi vui mừng. Họ đặt tên cho cô bé là “Kaguya hime” (Công chúa Kaguya) và nuôi dạy rất cẩn thận. Công chúa Kaguya càng lớn càng trở nên xinh đẹp. Vì cô rất xinh đẹp nên trong vùng ai cũng biết cô. Đàn ông trong vùng ai cũng muốn cưới cô làm vợ. Một hôm, có năm người đàn ông đến nhà cô. Họ đều là những người đàn ông tuyệt vời nhưng Công chúa Kaguya không muốn lấy chồng. Cô nói “Tôi muốn có một món quà. Hãy mang món quà đó đến cho tôi, Tôi sẽ cưới người mang nó đến cho tôi” Món quà cô nói là một thứ quý hiếm nhất Nhật Bản. Và không ai có thể mang nó đến cho cô được. Vì thế, cô đã không phải kết hôn. Nhưng lúc đó nhà vua cũng rất muốn cưới cô. Nhà vua đã nói với ông bà lão: “Tôi nhất định muốn cưới Công chúa Kaguya làm vợ” Nhà vua là người vĩ đại nhất Nhật Bản. Ông bà lão vô cùng mừng rỡ. Công chúa Kaguya dù không muốn kết hôn nhưng cũng không thể trái ý nhà vua. Tối nào cũng vậy, cô ngồi nhìn trăng và khóc. Ông bà lão rất lo lắng. Một hôm, cô bèn kể hết sự thật cho ông bà lão rằng: “Con vốn sống trên cung trăng. Vì vậy, đến đêm ngày trăng tròn tháng tới, con sẽ phải quay trở về cung trăng” Biết thế, nhà vua đã cho rất nhiều quân lính bảo vệ ngôi nhà của cô. Tuy nhiên, đến nửa đêm, đột nhiên tất cả quân lính đều lăn ra ngủ. Và công chúa Kaguya đã quay về bằng đoàn xe của cung trăng. Cả ông lão, bà lão và nhà vua đều vô cùng đau buồn.
42
I No.11 September 2008
Cóc luận
Luận bàn chuyện làng cóc
Tiếp theo bài “SAU MỖI CHẶNG ĐƯỜNG DÀI” trang 09 ......................................................................................................................
Xây dựng định hướng Nguyên nhân thứ ba làm chúng ta mất động lực đó là thiếu định hướng. Nếu mục tiêu có nghĩa là cái mà chúng ta hướng đến thì định hướng là chiến lược để đạt được mục tiêu đó. Sự thiếu định hướng sẽ giết chết động lực bởi nếu chúng ta không biết bước tiếp theo chúng ta phải làm gì, chúng ta sẽ lâm vào tình trạng trì hoãn, chần chừ. Ví như một bạn sinh viên muốn học giỏi môn Toán rời rạc nhưng thay vì tìm hiểu kỹ lý thuyết và làm bài tập thì lại dành nhiều thời gian để đọc những bài tranh luận “Làm thế nào để học giỏi môn toán” trên diễn đàn. Điểm cốt yếu trong việc tìm kiếm định hướng là xác định rõ những hoạt động dẫn đến sự thành công. Hãy lập ra một danh sách các hoạt động và sắp xếp nó dựa trên kết quả đạt được. Sau đó hãy lập kế hoạch hành động dựa trên những hoạt động có kết quả tốt. Để tiếp tục ví dụ nêu trên, danh sách của bạn sinh viên nói trên có thể bao gồm: 1. 2. 3. 4. 5. diễn đàn
Có một nhà thơ để lại một câu thơ trứ danh với lối chơi chữ thấm thía “Ước mơ con đè nát cuộc đời con”. Để tránh được tình trạng này, chúng ta phải biết nhìn lên, phải có những ước mơ, khát vọng lớn lao hơn. Đội tuyển bóng đá Việt Nam sẽ chẳng bao giờ khá lên được nếu như vẫn hài lòng với những gì ta có ở Đông Nam Á, với việc thỉnh thoảng thắng được các đội bóng mạnh hơn mình ở AFC Cup. FPT cũng sẽ mãi là Công ty tin học nhàng nhàng nếu cứ tự huyễn hoặc mình với danh vị “Công ty Tin học hàng đầu Việt Nam”. Nếu bạn đã học giỏi nhất lớp, hãy cố gắng học giỏi nhất trường, cố gắng bắt tay vào nghiên cứu khoa học để có những công trình như của Terence Tao, Ngô Bảo Châu, hay áp dụng những điều mình học vào thực tế, để làm ra những sản phẩm. Hãy noi gương những Bill Gates, Larry Page… FPT đã vươn lên ngôi vị số 1 Việt Nam rồi thì hãy vươn lên số 1 Đông Nam Á, trở thành một Công ty tầm cỡ toàn cầu. Bạn đã quá thành công về tài chính, thành đạt về công danh thì hãy nghĩ đến các đàn em của bạn, đến những người đã cùng bạn làm nên thành công ngày hôm nay. Đến đây, lại cần nhắc lại một triết lý sống mang lại sự thành công: mong muốn đem lại những giá trị cho phần còn lại của thế giới.
Tìm hiểu kỹ lại lý thuyết Hỏi thầy những điểm chưa rõ Làm bài tập đầy đủ Học hỏi kinh nghiệm từ các đàn anh, bạn bè Đọc các bài chia sẻ kinh nghiệm học môn này trên
Việc xác định những công việc chính yếu nhất sẽ giúp bạn hướng tâm sức của mình cho sự thành công. Không có sự nhắc nhở này, bạn sẽ dễ dàng mất thời gian, công sức cho những việc như đọc mail, nói chuyện, lướt web không mục đích.
Làm thế nào để không bị thành công dìm chết? Sớm thoả mãn với những gì mình đạt được cũng là một nguyên nhân làm mất động lực. Một đội bóng năm nào cũng đạt chức vô địch, có khi trước đến 4, 5 vòng đấu sẽ rất dễ dẫn đến khủng hoảng do mất động lực. Một sinh viên khó vượt qua được chính mình để xuất sắc hơn nữa, thành công hơn nữa nếu sinh viên đó chỉ cần học “sơ sơ” cũng đã đủ đứng đầu lớp.
Một điều không tránh khỏi là bạn sẽ gặp phải những giai đoạn xuống tinh thần, không may mắn hay cả những thất bại. Nếu bạn không có sự chuẩn bị cho mình, những vết rạn nhỏ có thể trở thành những vết nứt khổng lồ. Luôn cảnh giác với những nguyên nhân nêu trên, bạn sẽ gìn giữ được động lực tự đưa bạn đến thành công. Namdung
No.11 September 2008 I
43
Cóc mộng mơ
Fall in love in Saigon’s Fall
Góc vườn sáng tác
44
Không phải ngẫu nhiên mà một thầy cấp 3 của tôi đã nói rằng: mùa thu là mùa mà các cô các cậu hay ngồi trong lớp lơ ngơ nhìn trời nhìn đất qua khe cửa sổ. Mùa thu Sài Gòn là những ngày trời cao vời vợi, và một ai đó đã ví von Sài Gòn đỏng đảnh như những cơn mưa chợt đến, chợt đi, một thiếu nữ lúc giận lúc hờn…
Chợt nhận ra mùa thu Sài Gòn! Mùa thu Sài Gòn với nhiều người không tồn tại, với nhiều người khác lại chỉ là một khoảnh khắc, còn với tôi… mùa thu Sài Gòn là một mùa đẹp lắm. Ai nói gì thì nói, với tôi Sài Gòn vẫn luôn có hẳn một mùa thu. Nếu ai không công nhận, thì mùa thu chỉ có tôi thôi, chỉ dành cho một mình tôi!
Mùa thu Sài Gòn đẹp! Mùa thu Sài Gòn không vàng lá cơm nguội như mùa thu Hà Nội, thu Sài Gòn vàng màu vàng của ráng chiều, vàng màu vàng của những bông tràm hoa vàng li ti phất phơ trong gió. Mùa thu Sài Gòn có mưa phùn, mưa dầm đặc chất Sài Gòn. Những cơn mưa ảnh hưởng của những cơn bão ngoài biển. Thu đến báo hiệu một mùa bão, hay bão đến báo hiệu mùa thu nhỉ?
Không quan trọng! Quan trọng là mùa thu đến, Sài Gòn có những cơn mưa phùn nhẹ phất phơ những giọt nước không ướt nổi chiếc áo sơ mi mỏng tôi mặc, những cơn gió thoảng bay những bông tràm li ti vàng phủ đầy con đường vắng, ướt sũng, bề bộn những lá, những thân cây già nua đổ ngã…Hoa vàng của tràm bé li ti, nở rộ nhưng không át nổi hết màu lá. Hoa vàng nhàn nhạt, mỏng manh, nhưng vẫn đẹp mãnh liệt trong nắng muộn, trong ráng chiều vàng. Những cơn mưa thu Sài Gòn bất chợt, nhẹ nhàng… lẫn trong gió là những giọt mưa ngọt lịm, là những bông hoa dầu nở trái mùa xoay tròn trong không trung. Sài Gòn thu với tôi còn là những cơn gió nhẹ luồn qua từng khe lá khô
I No.11 September 2008
cháy, những cơn mưa lá ào ạt từng hồi, từng hồi. Lá thu Sài Gòn, không vàng óng ả như những lá cơm nguội, lá sồi hay đỏ lịm như lá phong, lá thích. Lá thu Sài Gòn, vàng màu vàng cháy nắng, màu vàng nâu nâu nổi lên những đường gân guốc, khô đét… như chính con người nơi đây. Những chiếc lá tôi chưa từng biết tên, phấp phới đùa giỡn trong gió… loăng quăng trong bãi cỏ óng mượt… Mùa thu, mùa của những khoảnh khắc thật đặc biêt. Mùa của những giọt nươc mắt nóng hổi lăn trên gò má bạn bè tôi. Mùa của những tình yêu cháy nắng, âm ỉ trong tim. Và… mùa của những tình yêu học trò ngây thơ vụng dại, chớm nở trong ghế nhà trường. Một khóa sinh viên vừa đi, một khóa sinh viên mới lại vào. Tình yêu lại đâm chồi nảy nở dưới nhũng cơn gió nhẹ, những chiếc lá gân guốc cháy nắng xoay tròn trong không trung, lững lờ và thảnh thơi. Papka.PaCJ
Cóc mộng mơ Góc vườn sáng tác
Hà Nội, ngày của nắng nhưng lại se se lạnh, những cơn gió ở đâu dìu dắt nhau tới, nhìn bầu trời hơi âm u như chỉ chực trút nước xuống... Mùa thu, mùa của những cơn mưa đây mà, con nhìn trời và lại nghĩ đến bố. Những ngày hè nắng gắt liệu đã qua hẳn chưa? Hay chỉ đem chút gió nhè nhẹ làm mê hoặc con người? Con lại mơ tưởng về con đường đi học hiu hiu gió, chút lá bay bay, xoay xoay, con chẳng kịp chờ cho nó chạm đất. Con muốn đôi má mình khẽ ửng hồng vì gió và cái đuôi gà thì bay theo những vòng xe quay... Mùa hè nắng gắt có lẽ chưa hẳn đã qua đi nhưng con thấy tim mình ấm lên phần nào, vì mùa hè bố sẽ phải làm vất vả lắm, mồ hôi sẽ rơi trên gò má và tấm lưng trần của bố. Mỗi buổi làm về bố lại như kiệt sức... Đọc thư bố, con chỉ hình dung được như thế. Mùa thu đến rồi, bố sẽ cảm thấy đỡ mệt hơn nhiều lắm, nên con mong mùa thu đến nhanh nhanh. Nhưng… mùa thu lại là mùa mẹ hay bị đau lưng, cứ những lúc trở trời thế này, con nghĩ mẹ lại phải chịu nhiều cơn đau lắm. Có lẽ vì phải cáng đáng công việc nhà một mình nên mẹ hay đau yếu, chăm sóc con và hai em lại làm việc đỡ bố, mẹ thật vĩ đại! Nghĩ đến mẹ, con lại muốn khóc, con ngốc quá phải không mẹ? Con lại ghét mình hơn vì con chưa làm được gì cho mẹ... Nên càng yêu mẹ, con lại càng muốn cố gắng vì mẹ, vì bố, vì hai đứa em nhỏ. Con lớn rồi mẹ nhỉ, con cần phải làm mẹ tự hào vì con.
người con ngưỡng mộ. Sẽ hạnh phúc biết bao nếu con là một trong những con người góp phần mang lại tiến bộ cho cả nhân loại, thắp sáng hàng triệu ước mơ! Con không chỉ nghĩ thôi đâu, con sẽ tiến dần từng bước ở ngôi trường này, ngôi trường con ao ước từ lâu. Con lên Hà Nội được 1 tuần rồi. Hà Nội không giống với tưởng tượng của con lắm, bộn bề và con thấy trống vắng quá. Năm nay con đã là sinh viên rồi cơ đấy, nhanh quá, con phải làm thật nhiều việc có ích, con 19 tuổi rồi. Và con chợt nhận thấy, con đường đi vào giấc mơ của mình như ngắn lại, trước mắt con tràn ngập niềm tin và hạnh phúc. Con thấy gương mặt mẹ mỉm cười khi cầm trên tay giấy báo đỗ Đại học, con hình dung nụ cười của bố khi con nghe lần đầu tiên trong đời bố âu yếm “bố rất tự hào về con”. Chỉ thế thôi, đối với con là tất cả. Con lên Hà Nội, mang trong mình niềm vui vào đại học, hạnh phúc của gia đình, mang theo quyết tâm nỗ lực, và cả hy vọng của đời con. Và bố mẹ của con ơi, hy vọng lớn nhất đời con, quyết tâm suốt đời con là hạnh phúc, là nụ cười của cả gia đình mình đấy! Ngoài kia, gió vẫn cứ thổi, tâm hồn con như cũng đang bay bay, xoay xoay, con thấy mình như đang lơ lửng... Con nghĩ về giấc mơ của mình, về những
Con đã nghĩ mình phải làm gì cho bố mẹ, chỉ là bù đắp phần nào thôi, nhưng có lẽ là “đừng chờ cho đến lúc bạn thành công rồi mới nghĩ đến việc giúp đỡ người khác”. Có lẽ, khi nào con người ta còn hoài bão, niềm tin và quyết tâm, sống trên đời vẫn luôn là có ích. Vậy thì con cũng không chờ đợi điều gì đâu, con muốn làm người “thắp ánh sáng”, để khi con nhìn mẹ, nhìn bố hay nhìn muôn triệu người con thấy ánh sáng trong mắt họ, con thấy hạnh phúc vì mang lại điều gì đó cho cuộc đời. 19 tuổi, con biết kiến thức của mình còn nhỏ bé và con đường phía trước vẫn rộng dài, nhưng vẫn muốn mau mau làm được điều gì đó cho bố mẹ. Đúng là sinh viên mới, ước mơ mới! Con cảm thấy như lòng mình căng phồng sức sống của tuổi trẻ. Vậy thì phải mau mau thôi, nhanh nhanh thôi, và con tin mình sẽ làm được. Scoopydoo
No.11 September 2008 I
45
Ếchnology
Cập nhật công nghệ
Với 120.000 tỷ chỉ mục tìm kiếm, nhiều gấp ba lần so với Google, Cuil (thường đọc là Cool) vừa “chào đời” đã làm bùng nổ những cuộc tranh luận mới về công nghệ tìm kiếm. Sẽ có một cuộc “long hổ tranh hùng”? Nhưng chắc chắn rằng, sẽ có hàng loạt các trình tìm kiếm mới cùng nhanh chóng xuất hiện, thổi luồng khí mới vào “sân đấu” các trình tìm kiếm gồm những gương mặt đã quá quen thuộc trong vài năm qua.
46
Các thành viên cốt cán cũ của Google vừa trình làng một trình tìm kiếm (Search Engine – SE) mới mệnh danh là Google Killer (kẻ hủy diệt Google), thông minh hơn và xứng đáng là đối thủ nặng ký của Google, Microsoft, Yahoo!...
Google: Đối mặt với những người cũ Bà tiến sĩ Anna Patterson là một chuyên gia vừa giỏi hàn lâm, vừa rành công nghệ thông tin của Mỹ. Bà hiện là Chủ tịch của Cuil, cũng là tên một trình tìm kiếm mới.
I No.11 September 2008
Tiến sĩ Anna Patterson
Giới công nghệ thế giới đều biết đến Patterson với công tạo lập trình tìm kiếm lớn nhất thế giới có chỉ mục dựa trên 30.000 tỷ trang web và dùng nguồn tài liệu của Internet Archive ở Archive.org. Chiến tích về công nghệ này đã được Google mua lại vào năm 2004 và dùng để nâng cấp cho trình tìm kiếm của mình. Tiến sĩ Anna Patterson, người đồng sáng lập và hiện là Chủ tịch của Cuil. Ở Google lúc ấy, bà Patterson là kiến trúc sư của hệ thống chỉ mục lớn nhất Google – TeraGoogle, lãnh đạo một trong hai nhóm kỹ thuật web cao cấp – Web Ranking group, chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật cho GoogleBase và quản lý phần lõi công nghệ Google ads-matching (một công cụ, dịch vụ quảng cáo trực tuyến nổi tiếng của Google, nay được tích hợp vào Google AdWords). Patterson đã rời Google để tìm ra cách tìm kiếm trên Internet thông minh và có hiệu quả hơn. Bà đã cùng với nhóm “lão làng” trong lĩnh vực tìm kiếm trên web tạo ra Cuil nhằm thay thế cho trình tìm kiếm “kiêu ngạo” Google hiện nay. Và dĩ nhiên, lần này Patterson không thể
Ếchnology
Cập nhật công nghệ
bán Cuil cho Google như đã từng làm vào năm 2004. Dựa vào nguồn vốn đầu tư mạo hiểm 33 triệu đô-la Mỹ, trình tìm kiếm này đã khởi động dịch vụ hôm 28-7 vừa qua. Mặc dù Cuil chưa có tiếng tăm, nhưng các thành viên sáng tạo và vận hành nó đều là các bậc lão làng trong lĩnh vực tìm kiếm trên web. Đó là Patterson, Tom Costello, chồng của bà, và hai cựu siêu nhân viên của Google: Russell Power và Louis Monier. Có thể xem đây là lần đầu tiên Google phải chiến đấu với chính những con người đã từng tạo ra cho nó vị thế hiện tại. Power và Patterson làm việc trong cùng một nhóm tại Google. Monier là một tên tuổi lừng lẫy: cựu giám đốc công nghệ (CTO – Chief Technology Officer) của AltaVista, một trong những trình tìm kiếm tốt nhất trước khi Google xuất hiện vào năm 1998. Monier cũng là người xây dựng trình tìm kiếm trên eBay, một trang web đấu giá khổng lồ hiện nay. Tom Costello, một chiến lược gia trong lĩnh vực tìm kiếm trên web, là người xây dựng trình tìm kiếm Xift vào cuối thập kỷ 1990. Tại IBM, ông làm việc trong nhóm sáng tạo “máy phân tích” (analytic engine) gọi là WebFountain. Tom Costello đã đặt tên Cuil theo tên nhân vật chính trong câu chuyện tình của chiến binh già Finn McCuill và nàng công chúa Grainne, con của vua Cormac theo truyền thuyết cổ nổi tiếng của Celtic, Ireland.
Kèn cựa từng điểm công nghệ Ngay lúc khởi động, Cuil đã có chỉ mục mở rộng đến 120.000 tỷ trang
web, nhiều gấp ba lần số chỉ mục của Google hiện tại. Thực ra, con số ấy cũng không có gì để chứng thực, chỉ biết rằng Google đã không công khai số lượng và kích thước chỉ mục từ ba năm trước, giá trị cuối cùng được biết là 8.200 tỷ trang web. Cuil không tiết lộ cách thức và công nghệ của mình nhưng luôn khẳng định công nghệ tìm kiếm mới này là vượt trội so với Google. Một cuộc tranh luận về công nghệ đã nổ ra trên Internet khi người phát ngôn của Google, Katie Watson, tuyên bố chỉ mục của Google vẫn là số một. Sau khi truy vấn Cuil, Google quả quyết trên blog của họ rằng, Cuil thường xuyên duyệt khoảng một ngàn tỷ liên kết web đơn nhất, nhưng tất cả các liên kết web này đều không được đánh chỉ mục trọn vẹn và Cuil chỉ sục sạo vào các liên kết tương đồng. Điều này làm cho chất lượng của kết quả tìm kiếm không cao và thiếu ổn định. Công bố này cũng chẳng cho biết kích cỡ của chỉ mục Google hiện nay là bao nhiêu! Đối với công nghệ tìm kiếm, phạm vi tìm kiếm và chỉ mục của thông tin là vô cùng quan trọng bởi vì thông tin, hình ảnh, phim, nội dung... không thể tìm ra trừ khi chúng đã được lưu giữ trong phạm vi tìm và chỉ mục giúp định vị. Ngoài ra, cách thức hiển thị kết quả cũng quan trọng không kém. Cuil cho rằng, Google quá quê mùa và rườm rà, thua xa Cuil về vẻ sáng sủa, sang trọng khi hiển thị và tính rõ ràng, trực tiếp của nội dung tìm kiếm. Khác với Google ở phương pháp phân loại kích thước và chất lượng của các liên kết trên trang web, công nghệ của Cuil xuyên thẳng vào nội dung cụ thể trong từng trang web. Do đó, kết quả hiển thị của Cuil cho ra nhiều thông tin, hình ảnh được dàn ngang màn hình như một tờ tạp chí
có mở rộng thêm các thanh menu lề (sidebar), giúp người dùng có thể xem thêm các thông tin liên quan đến nội dung cần tìm. Cuil cũng an toàn hơn cho người dùng bởi hứa hẹn không lưu giữ lịch sử cũng như các thông tin đã tìm kiếm của người dùng – cái cách mà Google đã làm, đã gây lo ngại và bất bình cho người dùng trước đây. Một tính năng nhỏ nhưng vô cùng quan trọng mà Cuil cũng chuẩn bị sẵn là khả năng tích hợp không cần cài đặt vào trình duyệt (hiện tại là Firefox) như Google hiện nay và dễ dàng với một cái nhắp chuột. Google đã chính thức “chào mừng” Cuil tham gia vào cuộc chiến không khoan nhượng về trình tìm kiếm trên web. Cuối cùng có phải người dùng sẽ được hưởng lợi không ? Và khi đã có đối thủ xứng tầm thì các đại gia trong làng tìm kiếm liệu có kịp chuyển mình để cải tạo và cung cấp các sáng kiến mới của mình hay không ? Chỉ biết rằng, cùng với Cuil, một loạt các trình tìm kiếm mới cũng sẽ “tham chiến” (như Teoma – trình tìm kiếm làm phần lõi của Ask.com, Vivisimo, Snap, Mahalo và mới nhất là Powerset – vừa bị Microsoft thôn tính trong tháng Bảy vừa qua). Cuộc thôn tính Yahoo! của Microsoft với giá hàng chục tỷ đô-la chưa kết thúc, thị trường tìm kiếm hiện tại vẫn nằm trong tay Google (62% – so với Yahoo là 21% và Microsoft là 8,5%). Google hiện nay đồng nghĩa với “Tìm kiếm trên Internet” (Internet Search). Và bao lâu nữa thì Cuil hay một cái tên khác sẽ thay thế nó? Liệu các “ông lớn” có luôn trở mình thức giấc mỗi đêm? Hãy chờ xem. Cóc lượm lặt (Theo Thời báo Vi tính Sài Gòn)
No.11 September 2008 I
47
Cóc ăn chơi
Chơi mà học, học mà chơi
CHỢ ĐÊM SINH VIÊN Với mức giá siêu rẻ dành cho tất cả các món đồ, người bán hàng thì đon đả nhiệt tình, ngày ngày người mua chen chúc, ồn ào, tấp nập. Kể từ khi hoạt động đến nay, chợ đêm sinh viên phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy đã trở thành tâm điểm mua sắm lý tưởng dành cho giới sinh viên, đặc biệt là trong thời bão giá.
Không khí sinh viên Sau một hồi dạo quanh khu vực Cầu Giấy, tôi quyết định chọn khu chợ lụp xụp nằm ở góc đường phía chân cầu vượt làm điểm dừng chân. Tuy chỉ có tấm biển “Chợ đêm sinh viên” nhỏ bé và khuất lấp, nhưng khu chợ lúc nào cũng đông nghẹt người từ chập choạng tối khiến tôi rất tò mò. Theo những người bán hàng thì Chợ đêm sinh viên thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy đã hoạt động được khoảng hơn 2 năm, mở cửa từ 5 giờ
chiều đến 11 giờ đêm hằng ngày. Buổi sáng, đây là chợ thực phẩm, chuyên bán các đồ tươi sống hay các loại rau củ quả. Đêm đến, nơi đây trở thành khu mua bán tấp nập dành cho sinh viên, học sinh. Đi một vòng quanh chợ, tính sơ sơ cũng phải đến vài trăm gian hàng to, nhỏ… nhưng điều kỳ lạ là hơn nửa các gian hàng do chính các bạn sinh viên làm chủ. Khi tôi hỏi mới biết hầu hết họ là những người đều chung sở thích
đi chợ đêm và sau một thời gian dài tham gia mua bán thì nảy ra ý tưởng trở thành những ông chủ, bà chủ nhỏ, như vậy vừa được giao lưu với các bạn sinh viên khác lại vừa có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Có lẽ vì toàn sinh viên với sinh viên nên việc trả giá rất thoải mái. Có những món đồ lúc phát giá lên tới gần trăm nghìn nhưng chỉ cần chút thời gian và vài cuộc nói chuyện thì giá giảm xuống chưa tới một nửa. Một điều nữa cũng dế nhận thấy ở chợ sinh viên đó là “tuyên ngôn”: “Nhất văn minh, nhì bán chạy”. Ồn ào, tấp nập nhưng tuyệt nhiên không bao giờ xuất hiện những ngôn từ chợ búa, những tiếng cãi cọ tranh giành khách… Khách hàng có thể ngồi túm năm tụm ba xem hàng chán chê, khi đứng lên không mua một thứ gì nhưng cả người bán và người mua vẫn tươi cười vui vẻ. Đó là điều mà chúng ta hiếm khi thấy ở các khu chợ khác. Sự hấp dẫn của chợ khiến nhiều sinh viên coi đây là điểm vui chơi, mua bán giải tỏa căng thẳng. Có những sinh viên đến đây biết chẳng mua sắm gì, mà đơn giản họ chỉ muốn góp thêm cho chợ cái chất “sinh viên” của mình.
48
I No.11 September 2008
Cóc ăn chơi
Chơi mà học, học mà chơi
Giá sinh viên Chợ đêm là nơi hội tụ của mọi mặt hàng vì vậy bạn có thể tìm mua rất nhiều thứ đồ từ giầy dép, quần áo đến băng, đĩa nhạc, tranh ảnh thú bông… Qua dãy hàng ăn uống thì nào là xúc xích, khoai nướng, nem chua rán, ngô, hạt dẻ nóng... thậm chí là cả quán giải khát bình dân. Mặt hàng phong phú là vậy nhưng giá thì thật bình dân và phù hợp với túi tiền sinh viên. Bạn có thể nhận thấy trong chợ quần áo là món hàng “hot” nhất, từ cổng vào đến mọi ngõ ngách đâu đâu cũng thấy la liệt quần áo. Chỉ tầm trên dưới 100 nghìn là bạn đã
phẩm, son dưỡng môi... với đủ loại nhãn mác mà giá cũng chỉ tầm từ vài nghìn đến 50.000 đồng. Tôi may mắn được một người bạn làm “hoa tiêu” vì vậy cũng không quá khó khăn trong việc định giá các món đồ. Thông thường thì một đôi dép cỡ chỉ từ 10 đến 30 nghìn… thêm 3 nghìn khâu lại tha hồ chắc chắn, 10 nghìn/3 đôi tất, 15 nghìn/dây lưng… Ngoài ra, còn có các dịch vụ khác như dán điện thoại hay gói quà lưu niệm cũng rất thu hút sinh viên. Đến 10 giờ đêm các chủ cửa hàng rậm rịch dọn hàng, chúng tôi cũng không muốn níu lại lâu thêm nữa, ra phía đầu chợ mỗi người một cốc trà sữa, vài cái nem chua rồi rảo bước đi về, tính ra hết có gần hai chục bạc. Lúc chúng tôi ra về cũng là lúc tan chợ, sinh viên lũ lượt kéo nhau về nhưng tôi chắc chắn vào ngày mai họ lại qua chợ để mua những thứ mình cần, để ngắm những thứ mình thích và để giao lưu, tán chuyện với các bạn sinh viên. Atonio (Tổng hợp)
có một bộ đồ ưng ý. Có những quầy còn treo hẳn cái biển cỡ to như cái băng rôn “mua 1 tặng 1”, lúc nào cũng hấp dẫn người mua. Khi tôi thắc mắc về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm thì một khách hàng cho hay: “Thời buổi giá cả tăng cao mà mua được món hàng giá rẻ, mẫu mã bắt mắt, chất lượng cũng vừa phải là hết ý lắm rồi”. Nghe cũng có vẻ hợp lý, sinh viên thì cũng chẳng cần phải cầu kỳ lắm, cứ rẻ ưng ý là mua thôi. Trong chợ cũng có lác đác vài quầy bán mỹ
No.11 September 2008 I
49
Cóc lạc
Góc câu lạc bộ
Kỷ niệm đầu tiên Ngày đầu thai nghén, anh Dũng ĐT một thân lo tất cả cho đàn em còn ngây dại. Nhớ lại buổi đầu tiên chỉ có 3 cái trống đi mượn: “bass”, “snare” và “hi hat” (thật khó cho những bạn chưa bao giờ tìm hiểu có thể tưởng tượng ba cái trống này hình thù ra sao nếu chỉ nghe qua tên gọi), chưa có đàn nhưng anh em háo hức lắm, tập lấy tập để. Giang hồ đồn đại rằng mấy tên tập trống như Phong F, Tôm luộc, Long 4` (SE0103)… nghe lời anh Dũng về nhà gõ sứt hết cả bát sứ, đến mức nhà mấy đứa này chuyển sang mâm cơm cơ khí gồm toàn bát sắt, đũa sắt. Tôi cũng mong được vào ban nhạc như những người đồng đội khác. Ấn tượng buổi đầu là khá tốt nhưng tôi vẫn hoài nghi về tương lai của FU band: “sao chỉ có vài cái trống thế này?” rồi “mấy đứa tập trống cả năm trời sao chẳng đâu vào đâu, để anh Dũng dạy từng li từng tí?”. Hay đôi khi thắc mắc “band mình có chơi nổi một bài hoàn chỉnh không nhỉ?” Nhiều cung bậc của cảm xúc cứ đan xen lẫn lộn: háo hức, hồi hộp và nghi ngờ.
FU BAND CỦA TÔI Bên cạnh mái nhà thân thiết bạn sống cùng người thân ruột thịt, còn nơi nào mang lại cho bạn cuộc sống hạnh phúc không? Tôi thì có: mái nhà nhỏ FU band - nơi tôi có những người anh em cùng niềm đam mê, nơi cho tôi những giây phút bồng bềnh cùng sóng âm nhạc, nơi tôi cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc luôn phong tỏa cả thể xác và tinh thần dù mới chỉ sống trong gia đình nhỏ ấy một thời gian ngắn. Nhưng tôi đã lầm hay đơn giản là lo lắng một cách thái quá. Thời gian trôi đi và mọi thứ thay đổi như một lẽ tất nhiên. Ngày đầu là vài ba cái trống cơ bản, dần dà sau đó có thêm mấy cái “floor tom”, “tom tom” (trong dàn
Bữa tiệc sinh nhật của một thành viên trong nhóm
50
I No.11 September 2008
trống). Các buổi sau, anh Dũng lại vác thêm mấy cái Guitar thùng. Anh em chơi guitar như Hiển và tôi đánh đến te tua đầu ngón tay vẫn đọ không lại tiếng trống. Thế rồi, anh Dũng lại mang loa mini (hàng Liên Xô dù đã cũ nhưng chất lượng còn rất tốt) vì thương mấy kẻ guitar nội công hạng xoàng chúng tôi. Chưa bao giờ hỏi anh: “cái này ở đâu hả anh? cái kia anh kiếm chỗ nào thế?” hay thậm chí một câu cảm ơn, nhưng các đệ tử đều hiểu được những gì mà anh đã làm cho FU band. Dù ban nhạc FU là trách nhiệm hay là tình yêu vị nghệ thuật của anh thì anh cũng đang cống hiến hết mình. Chính vì vậy mới có chuyện, thầy bực mình chửi trò dốt, trò cười khì khì, đôi khi cãi lại, thậm chí có thằng ngựa quen đường cũ xài “tục ngữ” không thương tiếc. Thế rồi sau đó đâu lại vào đấy, không khí vui vẻ luôn tràn ngập cái phòng tập con con.
Cóc lạc
Góc câu lạc bộ Những ngày đầu ấy là những ngày anh Dũng bận triền miên, chúng tôi cứ tự tập với nhau một cách đơn giản đến mức thiếu cơ bản. Nghĩa là tập mà sẽ chẳng thể tiến bộ, thích bài nào là chơi bài đó. Thằng đánh trống thì cứ việc đánh, thằng đàn lo đàn, thằng
nai lưng làm hết. Mỗi khi có điệu mới, anh Dũng lại chỉ tôi: “chú đánh core, phải đánh như thế này… ” rồi quay sang Hiển: “Thằng lead cứ chơi thế này là được”. Học hát cũng không đơn giản, anh Dũng dạy từ thằng hát chính đến thằng hát p ấ bè. Dạy tới dạy c được ng sẽ lui chả thằng g n khô óa” như i xây nào thuộc lời, ể h ó t h văn h gười đ ột c bực mình anh d N m “ ìn an g lại tự sướng. FU b en “gia đ hình mục xây dựn cười g h n g n k ề Lắm lúc cũng n ế . y i g a g t u n bằ lên tr g tôi đ chỉ có nền tản , có thuộc lời c i n i đượ m”. Chú ớc, nơ chính là của tô đâu, quên ư m tổ ấ ình mơ âm nhạc u anh e ôi lời thì lại gia đ ềm vui mà ạc, tôi yê nd của t “tèn tén và ni u âm nh h FU ba t e … ”,
ê n Tôi y êu gia đì tôi y
Khi hàn huyên tâm sự, chúng tôi là những người bạn mà cái việc đấm đá anh, cũng chẳng phải là điều đáng ngạc nhiên nữa. Theo anh Dũng ít lâu, cậu nào cậu nấy cũng ho ra thơ thở ra văn hết. Thành ngữ “tục ngữ” lúc nào cũng rộn ràng rền vang khắp phòng. Vui là thế, nhưng mỗi khi tập, anh em luôn tự nhủ phải nghiêm túc, phải hết mình. Nghệ thuật là thế, âm nhạc là thế, phải đắm mình vào nó thì mới cảm thụ hết được cái hay, cái đẹp làm tiền đề mà chơi tốt, chơi hay. Lần nào tập cũng quên cả giờ giấc, quên luôn cả đói, đến tối mịt mới chịu đứng lên, báo hại các bác các anh bảo vệ chờ sốt hết cả ruột. Lắm lúc mệt quá, có thằng lăn luôn ra ngủ mặc cho đàn trống rộn
h á t thì gào thét cho lại tiếng đàn tiếng trống, không thuộc lời thì ú ớ xướng âm chả khác nào một buổi thảo luận tranh cãi “for and against”.
Cháy lên tình yêu âm nhạc Anh em hoạt động như đánh du kích, cứ mập mờ tối, sau giờ hành chính mới dám lôi đàn lôi trống ra đánh. Phong F và Long 4` là hung hăng nhất. Hễ đến buổi là hai chú kiềm chế không nổi, khua chiêng gõ mõ inh ỏi dù lúc đó mới chỉ là 4 hay 5 giờ chiều. Anh Dũng đang họp lật đật tạt qua phòng tập mắng té tát hai ông tướng. Nhưng… lời nói gió bay, anh Dũng đi khỏi là các cu cậu đâu lại hoàn đấy. Tinh yêu âm nhạc cháy không đúng lúc. Dù là tay trống chính hiệu nhưng anh Dũng còn hướng dẫn cả đàn và hát. Nói chung, có bao nhiêu việc anh
Một buổi tập của FU Band trong khi anh em không thuộc lời chuyển sang “là lá la… ” có khi bị chửi vỡ mặt. Hiếm có lớp học nào quan hệ thầy trò lại gần gũi thân mật như thế, hiếm có phòng tập nào cứ đầy ắp tiếng cười như thế. Anh là người thầy, là người anh và cũng là người bạn của chúng tôi. Khi nghe giảng, chúng tôi là học trò, khi nghe anh kể chuyện đời, chúng tôi là những đứa em ngây ngô dại dột, lắm lúc lại được trận cười sung sướng.
rạo hết cả óc. Cũng may trong ban nhạc còn có chị em Bình và Yến, thi thoảng đến tập lại chuẩn bị nước nôi bánh trái bồi dưỡng sức khỏe cho cả bọn. Mấy đứa tập trống như Tôm luộc, Tuấn nát còn được nghỉ thay người, chứ đội guitar cứ solo từ đầu đến cuối, mệt lử, mắt mờ cả đi, nhiều khi muốn bật máu đầu ngón tay.
xem tiếp trang 11
No.11 September 2008 I
51
Cóc thèm đọc
Mỗi kỳ một cuốn sách
Nhà lãnh đạo John Maxwell là chuyên gia và bậc thầy nổi tiếng nhất thế giới về nghệ thuật lãnh đạo với trên 13 triệu bản sách bán ra trên toàn cầu. Hàng năm ông được mời tới nói chuyện với các Công ty hàng đầu trong danh sách những Công ty lớn nhất Fortune 500, với nhiều nhà lãnh đạo Chính phủ trên thế giới. “Nhà lãnh đạo 360 độ” là tên cuốn sách John Maxwell viết về nghệ thuật lãnh đạo. Vậy chắc là nó phải dành cho những người đang lãnh đạo hoặc sắp trở thành lãnh đạo chứ? Có điều gì hay và có ích cho các Cóc FU? Xin thưa rằng nó có rất nhiều điều bổ ích và lý thú dành cho các Cóc của chúng ta cũng như cho cả cán bộ, giảng viên của FU. Dù đang làm gì và ở vị trí nào, cuốn sách với những quan điểm mới lạ và sức thuyết phục mạnh mẽ này đều mang lại những giá trị nhất định mà mỗi người có thể khai thác. Điều đầu tiên và lý thú nhất là Maxwell đưa ra khái niệm “lãnh đạo 360 độ”. Bất cứ ai, ở bất cứ vị trí nào, làm bất cứ việc gì đều có thể được coi là một nhà lãnh đạo. Trước hết là lãnh đạo chính bản thân mình (nghe có vẻ đơn giản nhưng lại cực khó đấy nha!), sau đó là lãnh đạo cấp dưới (có vẻ như hiển nhiên rồi!), lãnh đạo đồng cấp (ồ, khái niệm này nghe cũng hơi lạ đây!) và lãnh đạo cấp trên (mình không đọc nhầm chứ? Làm thế nào mà lãnh đạo được cấp trên?). Và để thành
hơn lãnh đạo, biết đầu tư vào các mối quan hệ, biết tiến, lùi đúng lúc, biết trở thành “quân sư” và rất nhiều điều lý thú khác.
công được trong cuộc sống và sự nghiệp thì con người cần biết làm tốt và phối hợp hài hòa tất cả các cấp độ lãnh đạo này. Lãnh đạo bản thân là một đề tài lớn nên có lẽ sẽ có những cuốn sách riêng về nó và chỉ được đề cập đến trong cuốn sách này như một yếu tố của lãnh đạo cấp trên. Theo Maxwell, để lãnh đạo cấp dưới tốt thì cần phải biết coi mỗi con người là một điểm 10, biết tận dụng những gì là thế mạnh của họ, đặt họ vào đúng vị trí, muốn họ làm gì thì phải làm gương trước… Để lãnh đạo đồng cấp cần biết sẵn sàng công nhận ý tưởng xuất sắc nhất, không đấu đá, luôn là một người bạn, không được tỏ vẻ hoàn hảo… Để lãnh đạo cấp trên thì đầu tiên phải biết lãnh đạo bản thân xuất sắc, biết chia sẻ gánh nặng với cấp trên, sẵn sàng làm việc người khác không làm, làm nhiều
Với các Cóc, lãnh đạo bản thân hiển nhiên là cực kỳ cần thiết. Chẳng hạn như: Biết đặt ra kế hoạch, tuân thủ kỷ luật, biết tự động viên mình, tạo động lực cho mình đạt được mục tiêu là những yếu tố then chốt để thành công. Cấp dưới có thể rất đơn giản là các bạn trong lớp, là các thành viên Câu lạc bộ hay nhóm sở thích nếu bạn là lãnh đạo của các tổ chức này hay thậm chí là sinh viên Khóa dưới. Đồng cấp thì quá đông và rất quan trọng rồi vì cùng ăn, cùng ngủ, cùng học, cùng thi mà. Còn cấp trên của các Cóc có thể là các bạn cán bộ lớp, phụ trách Câu lạc bộ, anh chị cán bộ hay kể cả các thầy cô giáo. Điều quan trọng hơn là có hiểu biết về lãnh đạo 360 độ và biết rèn luyện sớm một số yếu tố nhất định thì sẽ là một lợi thế rất lớn cho các Cóc sau này khi ra ngoài đời. (Sách hiện có tại Thư viện Trường.)
Quotes từ sách: 1. Vai trò lãnh đạo là do bạn lựa chọn, chứ không phải do vị trí bạn đang ngồi. 2. Ngộ nhận lớn nhất về lãnh đạo: Khi nào trở thành lãnh đạo, tôi sẽ học cách lãnh đạo 3. Người thành công làm những việc mà người thất bại không muốn làm.
52
I No.11 September 2008
Cóc thích đọc
Cóc tin
Cóc buôn (tiếp theo trang 5) Những gương mặt hồi hộp đi vào rồi những gương mặt đó lại dài dại đi ra đang là cảnh chính trong Trường hiện nay. Thậm chí mấy ngày nghỉ hè, một số sinh viên vẫn miệt mài đến trường để lượn lờ quanh phòng Tuyển sinh với lý do: “Em quen tiếng chuông báo giờ của Trường mất rồi, về nhà không nghe thấy tiếng chuông thân thương đó, em không thể nào… ngủ được (??!)”. Hạn chót nhập học ngày một gần, nhưng các chàng vẫn nỗ lực không ngừng. Các chàng lập hẳn 1 topic “quan tâm săn sóc” Khoá 4 trên Diễn đàn với mục đích công khai là truyền bá kinh nghiệm học tập rèn luyện (Dù biết thừa là chương trình cho Khóa 4 đã thay đổi và khác hẳn các khoá trước). Điều đáng nói là những thành viên tích cực nhất đa phần lại là Khóa 1 - những thành viên đã 2 lần hy vọng và cũng chừng ấy lấn thất vọng khi đón Khóa 2 và K3, nay họ lại đang tiếp tục hy vọng lần 3 một cách kiên trì và nhẫn nại. Thế mới biết khát vọng đổi thay trong các Cóc lớn chừng nào.
Chứng “ngộ mặc” tại FU
Như chúng ta đã biết, FU là một môi trường thông thoáng trong trang phục đi học của sinh viên. Điều đó cũng đem lại sự khoan khoái cho các Cóc bởi ngoài việc thoải mái hơn trong
Một vòng quanh FU ăn mặc, các Cóc còn có chút gì đấy âm ỉ sung sướng trong lòng khi chúng bạn cùng lứa ở các trường khác đang gò mình trong quần âu, áo sơ mi và mơ về quần lửng áo ba lỗ thì ở trường mình chuyện đó lại hết sức bình thường và phổ biến. Sự sung sướng âm ỉ đó tạo thành chứng bệnh “ngộ mặc”, các Cóc thi đua nhau chọn các mẫu quần áo hoa hoè hoa sói, vải thì đủ chất như một sự nỗ lực hết mình để tận hưởng “quyền lợi” này. Đôi khi lợi bất cập hại, không ít Cóc vì thế mà viêm họng hoặc run lập cập khi ngồi trong phòng học máy lạnh với một chiếc quần ngắn mỏng dính và 1 chiếc áo nhiều lỗ… Chứng “ngộ mặc” đã có một số biểu hiện bất cập khi thẩm mỹ ăn mặc của một số Cóc có vấn đề. Việc phối mầu trang phục như đang ở bãi biển thì còn tạm chấp nhận, nhưng nhiều chàng chọn những chiếc quần lửng mỏng manh bay phần phật thì vừa mất mỹ quan vừa mất… vệ sinh khiến thầy cô và bạn bè cũng không khỏi khó chịu. Có những Cóc chân thì vừa bé vừa… lắm lông, không lo tập thể thao cho chân to ra mà cứ tằng tằng chơi “quần ngố” để khoe “củ lạc” và “cà kheo” nhìn đến là ngại. Có Cóc thì quần lửng nhưng đi giầy và kéo tất lên cao như cầu thủ bóng đá chạy tung tăng quanh Trường khiến mọi người không hiểu Cóc này thuộc thể thức thi đấu nào??! Tệ hại hơn là 1 số Cóc “viêm cánh” lại chơi áo sát nách cho nó …thoáng. Đang đi ngoài trời nắng xong, chàng hăm hở bước vào thư viện, giang tay chào chiến hữu. Ối giời ơi. Không đỡ được. Việc Trường thông thoáng trong việc trang phục đi học là muốn tạo cho sinh viên sự thoải mái trong việc lựa chọn trang phục phù hợp và góp phần làm đẹp thêm cho môi trường học tập và rèn luyện của trường. Việc “ngộ
mặc” như trên hy vọng chỉ là thiểu số mải bận bịu học hành mà quên khuấy mất phần…thẩm mỹ ăn mặc mà thôi.
laptop ở FU rẻ như sách giáo khoa Được tin nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên trang bị máy tính xách tay phục vụ học tập, nhiều Cóc đang sở hữu những “em” laptop đời cổ chạy ì ạch coi đây là cơ hội để “lên đời”, đua nhau rao bán laptop với đủ những mức giá khác
nhau. Những Cóc có điều kiện kinh tế vừa phải thì sẵn sàng dùng tạm “em” laptop cũ cũ một chút chờ ngày “lên đời”, thế nên tuy cũng có “cò kè bớt một thêm hai” xong nhìn chung các cuộc mua bán diễn ra khá thoải mái và có tính trách nhiệm cao giữa hai bên. (Vì cả hai cùng học chung trường, bán “hàng lởm” thì sao mà nhìn mặt nhau được). Tuy giá có giảm nhưng cũng vẫn không hề thấp mấy, đối với các Cóc thì chiếc laptop cũng chỉ có giá cỡ một vài quyển giáo trình mà thôi. Đơn giản là giáo trình của các Cóc đều thuộc loại đắt kinh khủng. Đầu kỳ lên thư viện nhận sách giáo trình về, tính trung bình, mỗi Cóc nhận sơ sơ đâu có khoảng… 10 triệu đồng tiền sách mà thôi. Zeus Einherjar_ĐT
No.11 September 2008 I
53
Cóc cười
Đã cười là phải sướng, đã sướng là phải cười
Vừa đóng vừa mở
Trong phòng PR, một hôm mất điện không có điều hoà, DũngĐT, TiênH và AnhNH đang ngồi. AnhNH mải mê làm việc trong khi DũngĐT và TiênH thì đang ngồi không. Bỗng DũngĐT đứng lên và nói: - Nóng quá! Nếu không mở cửa thì tôi đến chết vì ngạt mất. - Không được đâu! Tôi sẽ chết vì lạnh mất. Hãy đóng cửa lại – TiênH lên tiếng. Cuộc xô xát ngày càng gay gắt. Sếp PhongNX ở phòng bên cạnh chạy sang: - Có chuyện gì thế hả? Có để tôi làm việc không? Cửa thì làm sao vừa mở, vừa đóng được? Hoài Anh thích đóng hay mở cửa? AnhNH đủng đỉnh đáp: - Em chả có nguyện vọng gì. Sếp cứ lần lượt thực hiện nguyện vọng của hai ông này. Ðầu tiên đóng cửa lại và lão DũngĐT sẽ chết, sau đó mở cửa ra, TiênH chết nốt. Thế là em yên thân. Xin cảm ơn
Kẹo thông minh Thấy ở căng tin có bán một loại kẹo mới có tên: kẹo thông minh, Mamazola hí hửng mang tiền vào mua luôn. Chị bán hàng làm kiêu: - Từ sáng đến giờ các bạn mua hết rồi, còn mỗi một cái, bán rẻ cho em 10K đấy. Vâng, 10K chứ 20K em cũng mua. Mama bắt đầu cho kẹo vào mồm và nhai lấy nhai để. Sao đã thấy thông minh ra tý nào chưa? “Ơ, hình như em mắc bẫy chị à…?” “Đấy, em bắt đầu thông minh ra rồi đấy!”
Chiến lược kinh doanh
Chi Đôminô đi lấy chồng Sau đêm tân hôn, Chi Đôminô gọi điện cho mẹ: - Có phải mẹ đã dặn con là đường vào trái tim người đàn ông đi qua dạ dày không? - Đúng, thế có chuyện gì vậy con? - Mẹ Chi Đôminô trả lời. - À, tại vì đêm qua con mới tìm ra một con đường khác rồi...
54
I No.11 September 2008
Khó hiểu Thấy giá bán máy tính của FPC quá rẻ, một khách hàng thắc mắc hỏi: - Tôi thấy khó hiểu quá. Các ông bán máy giá rẻ không ngờ, bán với giá vốn thì làm sao ông có thể kiếm lời được? Anh TiếnHN toét miệng cười rồi trả lời: - À, đó là một thủ thuật nghề nghiệp của tiệm chúng tôi. Chúng tôi kiếm lời bằng cách sửa các máy do tiệm chúng tôi đã bán ra.
THÔNG MINH Chuyện kể rằng, một buổi lao động
trong tháng Rèn luyện tập trung tại Xuân Hòa, Mamazola và Hoàng xoăn đang hì hục đào mương nước. Chợt Mama nói: - Tớ không hiểu vì sao trong khi chúng mình phải cắm đầu cắm cổ đào mương thì lão Quang “tivi” lại được ngồi trên kia uống nước dưới bóng cây cơ chứ! Thật bất công! - Được rồi, tớ sẽ lên hỏi lão ấy. Nói rồi Mama kia trèo lên mặt đất rồi tiến lại gần Quang “tivi”, hỏi điều cần hỏi. Quang “tivi” nghe xong thì trả lời: - Vì ta có trí thông minh. - Trí thông minh ư? Thầy hãy chứng minh xem? Quang “tivi” liền đặt bàn tay lên cái cây rồi yêu cầu anh chàng đấm thật mạnh vào tay mình. Nhưng tất nhiên là ông ta đã nhanh chóng thu tay về và anh chàng đấm thẳng vào thân cây một cách đau điếng. Quang “tivi” nhếch mép cười: - Đó là trí thông minh. Anh chàng lui cui đi xuống mương, nói với bạn mình: - Ông ta có thể ngồi trên kia mà không phải làm gì vì ông ta có trí thông minh cậu ạ. - Tức là như thế nào? Anh chàng liền đặt tay lên mặt mình rồi nói: - Giả sử tớ là một cái cây nhé. Bây giờ thì cậu hãy đấm thật mạnh vào tay tớ xem nào.
Ao làng Nơi ộp oạp của họ nhà Cóc
Cóc Tổng biên tập TS. Lê Trường Tùng
Cóc Phó Tổng biên tập ThS. Nguyễn Xuân Phong
Cóc Cố vấn
TS. Nguyễn Khắc Thành TS. Phan Phương Đạt TS. Trần Nam Dũng
Cóc Thư ký tòa soạn Nguyễn Hoài Anh
Cóc Biên tập
Nguyễn Thị Thu Hiền SV Đỗ Thị Hải Vân SV Phạm Thái Hoàng SV Hoàng Mai Thịnh
Cóc Thiết kế H&Tiên
Ao Cóc
15B Phạm Hùng, Mỹ Đình, Hà Nội Điện thoại: 84-4-7688922 Fax: 84-4-7687718 Email: cocdoc@fpt.com.vn
Lưu hành nội bộ