No.12
October 2008
Ao làng - Nơi ộp oạp của họ nhà Cóc
P13
P11 Chìa khóa thành công P20 P08
03 06 13 18 20 22 26 38 40 42 46 47 50 54 56 58
Cóc tin - Một vòng quanh FU Cóc tin - Cóc buôn
Cóc luận - Luận bàn chuyện làng Cóc Sáng tạo
Hot Cóc - Tiêu điểm trong tháng Mừng Sinh nhật Cóc Đọc một tuổi
Cóc biết - Hướng tới kỷ niệm FPT 20 năm Mềm mãi mà không cứng
Cóc đẹp - Tự phê Chìa khóa thành công
Cóc học - Chuyện học tập của sinh viên Code đẹp
Cóc sống - Chuyện đời sống sinh viên Tình bạn
Cóc gương - Những tấm gương về Cóc Cô thư ký xinh đẹp
Ếchlish - Ngôn ngữ của họ nhà Ếch Nắm cơm Kororin
Cóc mộng mơ - Góc vườn sáng tác Giàn Bầu nậm
Bờ lóc cóc - Góc tâm sự Con lật đật
Ếchnology - Cập nhật công nghệ Cài đặt các ứng dụng từ mã nguồn trên Linux
Cóc ăn chơi - Chơi mà học, học mà chơi Tây Bắc mùa lúa chín
Cóc lạc - Góc câu lạc bộ Rainbow - let us touch your soul!
Cóc thèm đọc - Mỗi kỳ một cuốn sách Làm thế nào dịch chuyển núi Phú Sĩ
Cóc cười - Đã cười là phải sướng, đã sướng là phải cười Truyện cười
Một năm với Cóc Đọc trôi qua như một cơn Cóc mộng. Không rõ có bao nhiêu độc giả mong chờ đến ngày mỗi số báo ra đời, nhưng riêng với các Cóc biên tập vừa neo người vừa phải kiêm nhiệm vô số các chức danh khác như Cóc học, Cóc duyệt, Cóc quan hệ, Cóc dạy, … thì thời hạn ra báo dường như cứ luôn hiển hiện trước mắt. Vừa xong một số, chỉ kịp có vài ngày nghỉ ngơi và rút kinh nghiệm là lại đến ngày lên khung cho số sau, rồi lại đôn đả chạy ngược chạy xuôi tìm kiếm Cóc tài cho đội ngũ cộng tác viên, dỗ dành và giục giã họ viết bài. Một năm nhìn lại mười hai số báo với các chủ đề đa dạng, đã lôi cuốn được 78 Cóc tham gia viết bài, 15 Cóc tham gia ban biên tập, 225 bài viết trên 444 trang và xuất bản trên 30.000 bản thực sự là một sự nỗ lực rất nhiều của cả làng Cóc. Xin được chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả các Cóc cụ, Cóc cố vấn, Cóc dạy, Cóc học đã tham gia xây dựng Cóc Đọc và đặc biệt là hàng nghìn độc giả dù tự nguyện hay bị “cưỡng bức”. Có lẽ điều quan trọng nhất Cóc Đọc đã làm được trong năm qua là khởi động và duy trì đều đặn việc ra báo, bước đầu tạo được một “Cóc cách” (phong cách của loài Cóc) riêng biệt và thu hút một số lượng Cóc nhất định tham gia. Những điều chưa làm được có lẽ không thể kể xiết, tuy nhiên vấn đề lớn nhất là tỷ lệ các chú Cóc trong ao làng tham gia ộp oạp hãy còn ít. Mong rằng mỗi chú Cóc của chúng ta sẽ có ít nhất một lần để lại dấu vết của mình trên Cóc Đọc - Ao làng của họ nhà Cóc.
Cóc tin
Một vòng quanh FU
Cóc tin KỲ VỌNG VÀO TƯƠNG LAI Từ ngày 05-12/10, ngài Takeo Ogawa, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Hitachi Software, Cố vấn cấp cao của trường Đại học FPT đã có chuyến thăm và làm việc với Trường tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ đề của các buổi làm việc tập trung vào định hướng phát triển của trường Đại học FPT trong tương lai, nhất là khi Trường đã mở thêm cơ sở mới tại Thành phố Hồ Chí Minh; kiện toàn chương trình đào tạo tiếng Nhật và kế hoạch phát triển của FPT Software Japan.
Ngài Ogawa Takeo-Cố vấn cấp cao của Trường Đại học FPT nói chuyện với sinh viên Khóa 4
Trong chuyến thăm, ngài Takeo đã dành thời gian nói chuyện với các tân sinh viên Khóa 4 đang trong chương trình rèn luyện tập trung tại Xuân Hòa và khu công viên phần mềm Quang Trung. Với các thông tin về ngành công nghiệp IT Service hiện nay tại Nhật Bản và trên thế giới, ngài Cố vấn đã chia sẻ cùng sinh viên về tinh thần và tầm nhìn trường Đại học FPT, những kỳ vọng đối với Việt Nam và mong đợi đối với sinh viên khóa mới. Trước những đóng góp to lớn dành cho Tập đoàn FPT nói chung và trường Đại học FPT nói riêng, Tập đoàn FPT đã quyết định trao huân chương Hữu nghị FPT cho ngài Takeo Ogawa. FPT LẬP CÔNG TY PHẦN MỀM TẠI MỸ VÀ AUSTRALIA Ngày 13/10, Công ty Cổ phần FPT đã công bố việc thành lập Công ty phần mềm tại Mỹ (FPT USA Corp) và Australia (FPT Australasia Ltd). Đây là bước tiến quan trọng trong chiến lược toàn cầu hóa của FPT nhằm đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ phát triển và gia công phần mềm, đặc biệt là với thị trường Mỹ - thị trường lớn nhất thế giới về phần mềm và gia công phần mềm; và thị trường tiềm năng Châu Đại Dương, bao gồm Australia, New Zealand.
FPT Software nơi thực tập và làm việc trong tương lai của sinh viên FPT
Cóc buôn ĐỘI BÓNG THAM GIA GIẢI BÓNG ĐÁ SINH VIÊN TOÀN QUỐC: Do lịch thi đấu của giải được báo khá gấp gáp nên đội bóng của các Cóc FPT đã không có nhiều thời gian chuẩn bị cho giải đấu. Hơn nữa, với lực lượng sinh viên hiện tại (lứa sinh viên “già” nhất mới là năm thứ 2) nên Ban Huấn luyện (BHL) xác định luôn tinh thần là tham dự giải để lấy kinh nghiệm chứ không dám mơ mộng nhiều. Nằm cùng bảng đấu với ba “đại gia” của bóng đá sinh viên Hà Nội, đặc biệt hơn là có tới hai đội bóng mà BHL biết rất rõ là Đại học Sư phạm HN (đội cũ của HLV trưởng Miên kều) và Đại học Nông nghiệp HN (Đội cũ của HLV phó kiêm “bác sỹ” Dũng Đê Tê), một đội còn lại là Đại học Giao thông vận tải. Trưởng đoàn PhongNX đã cố nở nụ cười động viên các Cóc cầu thủ nhà ta: “Vẫn biết rằng các em sẽ là những lập trình viên tương lai, nhưng trước thế đối phương quá mạnh, nhiều khả năng tạm thời chúng ta phải là công nhân lót đường”. Do đã xác định tư tưởng nên đội bóng vào cuộc hết sức cởi mở, ngoài hàng công cởi mở đã đành, hàng thủ cũng vô cùng cởi mở và “hiếu khách”. Cụ thể là bàn thua đầu tiên của đội nhà được đến từ chân một Cóc trung vệ. Kết quả cụ thể như sau, trận đầu ta không thắng (tỷ số 0 – 2), trận thứ 2, đối thủ của chúng ta không thua (tỉ số 1 – 3), trận thứ ba, chúng ta đã cố gắng thủ hoà nhưng không được (tỉ số 0 – 5). Bàn thắng duy nhất của đội nhà được thực hiện bởi Cóc cầu thủ Cấp Đô la, tình huống diễn ra rất bất ngờ, khi Cấp mệt quá không chạy về, cứ đứng trên sân đối phương, thủ môn đội bạn nhìn thấy tức quá cầm bóng ném thẳng vào… Cấp, thế là anh dẫn bóng xuống và kết thúc rất điệu nghệ trước khung thành bỏ trống, thật may là bóng đã vào lưới. Sau giải đấu, các cầu thủ được nhận xét là thực hiện tốt mọi ý đồ chiến thuật, có tinh thần đồng đội cao, nếu tiếp tục duy trì và miệt mài tập luyện thêm 30 năm nữa thì hoàn toàn có thể nghĩ tới việc tham gia giải “Vi lích”. Ngoài ra sau giải đấu này, toàn bộ BHL và các cầu thủ dự bị cũng được thừa hưởng một làn da cháy nắng đầy quyến rũ.
xem tiếp trang 5
No.12 October 2008 I
Cóc tin
Một vòng quanh FU
Ông Nguyễn Thành Nam, Tổng giám đốc FPT Software cho biết dự kiến tổng doanh số tại 2 thị trường này năm 2009 sẽ đạt khoảng 13 triệu USD. FPT USA dự kiến tháng 11 tới sẽ mở văn phòng đại diện tại thành phố New York và trong năm 2009 sẽ mở hai văn phòng khác tại thành phố Seattle và Austin. FPT Australasia cũng sẽ mở thêm chi nhánh tại hai thành phố Melbourne và Brisbain trong năm 2009. TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT HỖ TRỢ SINH VIÊN MUA MÁY TÍNH Kể từ tháng 10, Trường Đại học FPT chính thức triển khai chương trình hỗ trợ trang bị máy tính xách tay cho sinh viên tại các cơ sở của trường trên toàn quốc. Mỗi sinh viên sẽ được nhà trường hỗ trợ 400 USD để mua máy, trừ diện được học bổng toàn phần. Từ năm 2009, toàn thể sinh viên FPT sẽ sử dụng máy tính xách tay.
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa trường Đại học FPT và Công ty HP Việt Nam
Dự kiến, nhà trường sẽ đầu tư hơn 800.000 USD để triển khai chương trình trang bị máy tính xách tay cho sinh viên, cũng như hệ thống mạng Internet. Trường cũng đầu tư lắp đặt hệ thống mạng không dây Wireless. Sinh viên sẽ được yêu cầu sử dụng máy tính xách tay trong quá trình học tập như các giờ học lý thuyết, thực hành trong phòng Lap hay tra cứu và sử dụng các hệ thống chia sẻ tài nguyên trên mạng. Với mong muốn cung cấp cho sinh viên những dòng máy tốt, giá ưu đãi, Trường Đại học FPT và công ty HP Việt Nam đã ký bản ghi nhớ hợp tác trong việc trang bị máy tính xách tay cho sinh viên. Theo đó, HP Việt Nam
I No.12 October 2008
Cóc tin
phối hợp cùng Công ty bán lẻ FPT cung cấp nhiều dòng máy phù hợp cho giáo dục có giá dao động từ 500 USD đến 1.500 USD, tùy theo cấu hình. Được biết, tháng 8/2008, trường Đại học FPT cũng đã triển khai chương trình hỗ trợ trang bị máy tính cho cán bộ, giảng viên. HAI SINH VIÊN FPT ĐƯỢC CHỌN THAM DỰ DIỄN ĐÀN CẤP CAO GIO Từ ngày 16 đến 18/10/2008, tập đoàn IBM tổ chức diễn đàn cấp cao Tầm nhìn đổi mới toàn cầu (Global Innovation Outlook - GIO) tại Singapore với các đại diện chính phủ và doanh nghiệp của các nước thành viên trong khu vực ASEAN. Hai sinh viên Nguyễn Hoàng Bảo Như và Dương Hoàng Bảo Trân của Trường Đại học FPT được IBM chọn là đại diện duy nhất của giới học sinh, sinh viên trong toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương tham dự diễn đàn này. Đây là hai sinh viên có nhiều ý tưởng sáng tạo, đã giành chiến thắng trong cuộc thi hùng biện tiếng Anh của Trường Đại học FPT. Chủ đề của cuộc thi là “Quản lý nguồn nước và nguồn biển”, cũng là chủ đề chính tại diễn đàn GIO năm nay. Bảo Như và Bảo Trân sẽ trình bày tham luận về vấn đề bảo vệ nguồn nước và nguồn biển theo cách nhìn của thế hệ trẻ. Các cuộc thảo luận về chủ đề quản lý nguồn nước và nguồn biển năm nay được IBM tiến hành tại 6 nơi trên thế
Nguyễn Hoàng Bảo như và Dương Hoàng Bảo Trân chụp ảnh lưu niệm cùng các bạn.
giới là San Diego, Atlanta (Mỹ), Singapore, Dubai, Amsterdam (Hà Lan) và Rio de Janerio (Brazil). GIO diễn đàn cấp cao do IBM tổ chức, thu hút nhiều lãnh đạo các quốc
gia, doanh nghiệp đại diện cho nhiều vùng lãnh thổ tham dự, nhằm thảo luận và tìm ra các phương án sáng tạo cải thiện thế giới và các vấn đề môi trường (môi trường sống, môi trường làm việc, môi trường kinh doanh…). Năm nay là lần thứ tư GIO được tổ chức và là lần đầu tiên một quốc gia ở ASEAN (Singapore) được quyền đăng cai một phần của diễn dàn này cho các nước trong khu vực.
SINH VIÊN FPT THAM GIA HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ
Sinh viên FPT chụp ảnh lưu niệm cùng đoàn AIESEC Nhật Bản
Tháng 9 vừa qua, trường Đại học FPT đã đón tiếp các đoàn sinh viên đến thăm, trong đó có đoàn AIESEC Nhật Bản; đoàn sinh viên, Giáo sư từ trường Đại học ChuO – Nhật Bản, và đoàn Giáo sư và sinh viên từ Học viện Công nghệ Kyushu. Điểm đặc biệt trong những chuyến thăm lần này là người giới thiệu và giao lưu với các đoàn khách không chỉ có cán bộ, giảng viên mà còn có sự tham gia của các sinh viên FPT. Đây là lần đầu tiên các bạn trực tiếp tham gia dẫn đoàn tham quan, giới thiệu về Trường và trả lời các câu hỏi dưới góc độ của sinh viên. Sau chuyến thăm, các đoàn khách đều có thiện cảm về việc tiếp đón của các bạn sinh viên. Đại diện của AIESEC đã chia sẻ rằng sinh viên FPT đã để lại trong họ ấn tượng sâu sắc bởi sự nồng nhiệt, năng động và thông minh. Đồng thời mong muốn có được cơ hội hợp tác với trường Đại học FPT để xây dựng và phát triển lãnh đạo trẻ Việt Nam..
Cóc tin
Một vòng quanh FU
Cóc buôn (tiếp theo trang 3) Sinh nhật Cóc đọc 1 tuổi Chào mừng Cóc đọc 1 tuổi, Ban biên tập đã “lặng lẽ” tổ chức một bữa tiệc để tri ân cùng các tác giả, các cố vấn đã có nhiều đóng góp cho báo từ những số đầu tiên đến giờ. Bữa tiệc được chia làm hai phần, phần lễ được diễn ra trang trọng tại Detech với phần phát biểu của Cóc Tổng, Cóc phó Tổng, Cóc Cố vấn… với mục đích là vừa tóm tắt chặng đường đã qua, vừa để khách tham dự đói hơn chút nữa, đỡ lo thừa thức ăn của tiệc sinh nhật. Phần lễ có điểm nhấn khá quan trọng, đó là tất cả khách mời dự tiệc đều được tặng một cái mõ hình con Cóc (Ban biên tập thì khăng khăng nói rằng đây là con Cóc làm giống cái mõ) kèm theo một cái dùi, gõ lóc cóc nghe rất vui tai. Không nói thì ai cũng biết đây là nhạc cụ ưa thích của Cóc Phó tổng Thích Xuân Phong, kể từ đó, sau mỗi lần phát biểu, mọi người lập tức gõ mõ tán thưởng thay vì kiểu vỗ tay thông thường.
Phần tiệc tùng được diễn ra tại biệt thự Fsoft House, thật không may cho Ban biên tập khi đụng đầu phải Hội nghị Mì tôm bò của Hội Viện sỹ STCo, Bát Tiên và Thập tam Quỷ đang diễn ra rôm rả ở tầng 1 nhằm ổn định tinh thần sau “tai nạn” 13/9. Theo đúng phong cách FPT, không cần mời cũng đến, Hội nghị Mì tôm nhanh chóng chuyển lên “join” cùng Cóc Đọc và kể từ đó, bữa tiệc diễn ra với sự dẫn dắt của các thủ lĩnh hàng đầu của tinh thần FPT như Nam già, Tiến béo, Hải Tê ku… trở thành một đêm ca nhạc vô tiền khoáng hậu. Nửa cuối của bữa tiệc, Ban tổ chức còn có dịp diện kiến ông Bùi Tiến Dũng, hiện nay đang là lái xe cho chị NhuậnNT (nick: mèo con chạy lon ton). Ông giữ một thái độ từ tốn trong giao
tiếp nhưng với mỗi thành viên Cóc Đọc, không ai lạ gì ông giảng viên Báo chí đã đào tạo đội ngũ phóng viên Cóc Đọc từ những ngày đầu. Bữa tiệc kết thúc, đôi bạn học ngày xưa (cóc Phó Tổng và cóc Cố vấn) đèo nhau về, giữa đường bị phạt 200K vì Cóc Cố vấn quên đội mũ bảo hiểm và không có tiền lẻ. Thôi thì của đi thay người, mất tiền nhưng cũng giữ lại được cái kỷ niệm về Cóc Đọc 1 tuổi để kể lại cho muôn đời sau.
Liệu chúng ta có giống bọn Ếch không? Đó là câu hỏi được đặt ra khi thái độ học tập của một số Cóc ngày một “đuội”. Theo những nghiên cứu khoa học, bọn Ếch có một đặc điểm rất buồn cười thế này: Nếu ta cầm chúng mà quăng vào nước nóng, ngay lập tức chúng sẽ nhẩy ra ngoài và không ngừng chửi bới. Thế nhưng, nếu ta cho chúng vào nước lạnh và cho lên bếp từ từ đun lên. Chúng sẽ ở yên trong đó mà không kêu ca chửi bới gì cho tới lúc… nhừ hẳn. Hiện tượng kể trên được khoa học nói là “Chết dần mà không biết”. Việc các Cóc của chúng ta hiện nay chỉ biết kêu ca khi đối mặt với khó khăn trong các kỳ thi nước sôi lửa bỏng trong khi hàng ngày cứ thờ ơ trước những cơ hội và những điều kiện nâng cao kiến thức của nhà trường thông qua các lớp đào tạo khiến nhà trường đang phải xem xét một cách nghiêm túc xem chúng ta đang là Cóc hay là Ếch??? Kết quả điều tra cho thấy, chúng ta vẫn là Cóc, chỉ có điều chúng ta đang tự mình biến thành Ếch mà thôi. Việc học tại Ao làng ta không giống như các ao khác, cơ hội được tạo ra đồng đều cho các Cóc, và các Cóc phải nỗ lực giành lấy cơ hội đó mà phát triển. Khi bước chân vào Ao làng cũng đồng nghĩa với việc bắt đầu một cuộc chạy đua mới có tính cạnh tranh và đào thải rất khắc nghiệt. Điều đó làm nên chất lượng và giá trị đích thực cho Cóc nhà ta. Tuy nhiên, việc các Cóc thờ ơ trước các cơ hội được mang đến từ các lớp học thêm, từ các cuộc giao lưu nói chuyện với những người đi trước thành công…, lúc nào cũng mong muốn an nhàn thì vô tình
đang biến mình thành những con Ếch ngồi trên bếp lửa mà thôi. Có lẽ ngoài những Cóc Kỹ sư Kỹ nghệ phần mềm Ao làng ta sắp trình làng thì chúng ta sẽ mở rộng lĩnh vực hoạt động sang thêm món “Lẩu Ếch” để tận dụng những chú “ếch” này.
Nhiệm vụ lớn lao Việc hai người mẫu của Trung tâm FPT Arena bất ngờ trình diễn mẫu thời trang “áo da” cho mùa hè tại Đại lễ kỷ niệm 20 FPT đã khiến cho tất cả họ hàng nhà F phải khổ sở suốt những ngày qua. Pha nghịch dại không lường trước hậu quả này của trung tâm Arena đã vấp phải sự phản đối và trừng phạt nghiêm khắc từ phía Tập đoàn mà cụ thể là sếp lớn Arena bị cách chức, “nhạc trưởng” của tiết mục này bị xoá sổ khỏi họ hàng nhà F còn hai chàng người mẫu do trẻ người non dạ nên chỉ bị phạt ở mức: “Ở nhà 1 năm để tập mặc quần áo cho quen”. Điều đáng tiếc đã xảy ra rồi, dù không mong muốn cũng không thể làm lại được, những phán quyết bất đắc dĩ đã đưa ra rồi, dẫu nghiêm khắc nhưng cũng không thể xoá hết được “dư chấn” của tiết mục phản cảm này. Biết bao Cóc phụ huynh phải phiền lòng gọi điện tới Ao làng hoặc “tra hỏi” các Cóc sau sự kiện này. Dù không phải trực tiếp gây ra, nhưng cùng là họ hàng nhà F, các Cóc nhà ta cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Với tinh thần “Một con ngựa “show”, cả tầu rút kinh nghiệm”, các Cóc nhà ta cùng với các anh chị em trong họ F đương nhiên không chỉ dừng lại ở việc chịu đựng dư luận hay nhắm mắt làm ngơ. Chúng ta có một nhiệm vụ lớn lao hơn đó là làm sao để cộng đồng hiểu đúng về chúng ta, hiểu được rằng ngoài tai nạn đáng tiếc trên, chúng ta còn có biết điều tốt đẹp. Và đây là việc của tất cả chứ không chỉ riêng một ai.
xem tiếp trang 57
No.12 October 2008 I
Cóc luận
Luận bàn chuyện làng cóc
SÁNG TẠO
Người FPT nổi tiếng vì sự sáng tạo của mình. Họ sáng tạo trong mọi lĩnh vực: trong kinh doanh, trong văn hoá văn nghệ, thể thao, trong báo cáo tổng kết, trong các lễ hội… Có được điều đó là vì người FPT, các lãnh đạo FPT, các quy định của FPT không quá cứng nhắc. Thế mới có những giải bóng đá đấu theo hệ Thuỵ Sĩ vốn chỉ áp dụng trong môn cờ vua, có môn bóng sọt duy nhất trên thế giới, có cờ lau tập trận, có kéo co ngũ hành, có Trương Chi đi Bát-đa, có Bao Công hí Thuý Kiều. Thế mới có FPT Software, thế mới có FPT Telecom, thế mới Người có FPT University. Thế mới có FPT nổi tiếng vì bài báo cáo tổng kết bằng bản Giao hưởng Mộng du sự sáng tạo của mình. của anh Thành Nam… Họ sáng tạo trong mọi lĩnh Nếu cứ khuôn phép quá, rập khuôn quá vực: trong kinh doanh, trong thì còn đâu đường nét của một FPT đầy văn hoá văn nghệ, thể thao, cá tính?
Một môi trường làm việc sáng tạo đòi hỏi sự khắt khe của tự do tư duy và kỉ luật tự giác. Thiếu một trong hai thành tố này, sẽ dẫn đến việc bóp chết sáng tạo hoặc tạo ra những “giả” sáng tạo.
Tự do tư duy Muốn có sáng tạo phải có tự do tư duy. Sự áp đặt, giáo điều, khuôn mẫu sẽ bóp chết sự sáng tạo. Nếu người thầy cứ khư khư bắt trò phải làm theo ý mình, không chấp nhận các phương án khác, lời giải khác thì học trò sẽ sớm thui chột, mất hết tính chủ động và sẽ hoàn toàn không có khả năng giải quyết các vấn đề mới. Những bài văn mẫu sẽ làm cho học sinh kém văn, những “thực đơn” giải toán chi tiết đến từng dạng sẽ khiến học sinh kém toán. Để có được sự sáng tạo, chúng ta không những cho tự do tư duy mà còn phải khuyến khích, hướng dẫn cho sự tự do đó. Thông thường, những cái gì đi chệch ra khỏi khuôn mẫu thường sẽ
I No.12 October 2008
trong báo cáo tổng kết, trong các lễ hội… Có được điều đó Kỷ luật tự là vì người FPT, các lãnh đạo giác FPT, các quy định của Nhưng tự do tư duy FPT không quá cứng gặp luôn cần đi với kỷ luật tự k hó giác. Sáng tạo không có nghĩa nhắc. khăn, sẽ có những trục trặc, thậm chí sai lầm. Nhưng nếu chúng ta cứ xoáy vào những điều đó để đề cao khuôn mẫu, phủ nhận và vùi dập những ý tưởng mới thì chúng ta sẽ sớm dẫn suy nghĩ của mọi người chấp nhận sự rập khuôn “cứ làm như cũ cho chắc ăn, sáng tạo làm gì cho mệt óc”.
đơn giản là làm khác đi mà có nghĩa là làm cho tốt hơn. Vì thế, không phải ý tưởng mới nào cũng là sáng tạo, không phải phá cách nào cũng là hay ho. Sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra sản phẩm và sản phẩm này phải đáp ứng được hai yêu cầu sau: có tính mới (mới về chất) và có giá trị so với sản phẩm cũ (có lợi hơn, tiến bộ hơn).
Nhiều giáo viên khi thấy học sinh giải bài khác với đáp án thường tỏ ra khó chịu. Vì thế chỉ cần thấy học sinh này có sai sót là lập tức ngừng việc giải bài “Em giải sai rồi, về chỗ đi!”. Lẽ ra, người giáo viên phải biết trân trọng suy nghĩ độc lập của học sinh, biết “gạn đục khơi trong”, “đãi cát tìm vàng” để tìm ra những ý hay trong lời giải, giúp học sinh điều chỉnh để tìm ra lời giải đúng.
Dĩ nhiên, có thể đặt ngược câu hỏi: khi tôi đưa ra ý tưởng mới, cách làm mới, làm sao tôi biết được nó sẽ cho sản phẩm tốt hơn? Xin trả lời, để sáng tạo, chúng ta sẽ phải mày mò, sẽ phải thử và sai. Và chỉ có những sản phẩm tốt hơn mới được chấp nhận. Để có được chiếc bóng đèn điện, nhà phát minh Thomas Alva Edison đã phải mày mò bao nhiêu năm, chịu thất bại bao nhiêu lần. Như thế, sáng tạo là cả một con đường chông gai, nhưng cái đích
Cóc luận
Luận bàn chuyện làng cóc
nhận thức được.
Sáng tạo không phải là đặc quyền của vĩ nhân
của nó luôn phải là một cái gì đó tốt hơn, tiến bộ hơn. Ở phía trên ta vừa đả phá sự khuôn mẫu, giáo điều. Nhưng thực sự, sự sáng tạo cũng rất cần có những khuôn khổ, nguyên lý chung. Trong âm nhạc thì có nhạc lý, các tác phẩm văn học cần có những nguyên lý chung của nó về tính nhân văn, về tuyến nhân vật, các công trình khoa học cũng có những yêu cầu riêng, việc lập trình cũng có những quy định. Đó không phải là những quy định cứng nhắc đến từng chi tiết, mà là các nguyên lý chung. Ngày hôm nay, nhờ vào sự xuất hiện của Internet mà mọi sáng tạo đúng nghĩa hoặc không đúng nghĩa đều có thể đến được với độc giả của mình. Ai muốn cũng có thể xuất bản thơ của mình, truyện của mình, tranh của mình, các công trình khoa học của mình. Lúc này, ta phải sử dụng một nguyên lý đơn giản: độc giả sẽ là người phán xét cuối cùng. Thời gian sẽ lược bỏ đi tất cả những gì “giả” sáng tạo, chỉ để lại những gì tinh tuý nhất.
Có nhiều người cho rằng, sáng tạo là một điều gì đó rất cao siêu, khủng khiếp và cho rằng người bình thường sẽ không thể sáng tạo. Đó là một quan niệm sai lầm. Theo Bộ Lao động Mỹ, người lao động ở thế kỷ 21 cần có 13 kỹ năng, mà theo họ, kỹ năng tư duy sáng tạo là quan trọng nhất. Như vậy, rõ ràng sáng tạo không phải là đặc quyền của các vĩ nhân, của các nhà khoa học, của những người làm văn hoá, nghệ thuật. Vì sáng tạo có thể là sản phẩm vật chất (như bóng đèn điện, bóng bán dẫn, tivi…) hay sản phẩm tinh thần (như tác phẩm hội họa, văn học…) nên có thể nói sáng tạo có mặt trong mọi họat động của con người. Trước hết, chúng ta hãy gạt bỏ tư tưởng cho rằng sáng tạo chỉ có trong khoa học, kỹ thuật hay nghệ thuật. Người ta vẫn nghĩ sáng tạo phải thể hiện trong việc phát minh ra điện, ra vaccine phòng bệnh, hoặc viết một cuốn tiểu thuyết… Tất nhiên, những việc kể trên đúng là sáng tạo, mỗi bước tiến để chinh phục vũ trụ của loài người đều là kết quả của sự sáng tạo. Nhưng sáng tạo không chỉ tồn tại trong một
số nghề nhất định hay trong bộ óc của những người thông minh tuyệt đỉnh. Một sinh viên biết sắp xếp thời gian để có thể vừa học tốt ở trường lại vẫn có thời gian đi làm để có tiền ăn học và còn giúp đỡ thêm cho gia đình. Bạn đó đã rất sáng tạo. Một nhân viên phải làm công việc tiếp thị sản phẩm trên đường phố. Anh ta đã cố gắng tránh sự nhàm chán bằng cách mỗi ngày thay đổi một lộ trình, sau một tuần mới đi lặp lại. Anh ta đã biết sáng tạo trong công việc. Ngày trước, khi học cấp 2, tôi đã lấy nan hoa xe đạp, cho tàu lửa cán lên tạo thành một dụng cụ vẽ parabol rất đẹp. Đó cũng là một sáng tạo nhỏ của tôi. Và cái tên tờ báo Cóc Đọc của chúng ta, theo tôi nghĩ, cũng là một sự sáng tạo đầy thú vị. Sáng tạo đơn giản chỉ là tìm ra một cách mới để làm việc hoặc làm cho công việc đó trôi chảy hơn, làm nên thành công. Sáng tạo vì thế cứ nối sáng tạo như một cuộc đua tiếp sức để đời sống loài người ngày một văn minh, tiện lợi hơn. Khi đã hiểu sáng tạo là gì và sáng tạo có tầm quan trọng như thế nào thì rõ ràng, tư duy sáng tạo luôn là phẩm chất số một của người lao động trong bất cứ xã hội nào.
Namdung (Bài viết có sử dụng một số ý và một số đoạn ở ng: saga.vn, kanishi.wordpress.com.)
Sự dễ dãi sẽ giết chết sáng tạo nhanh không kém gì sự áp đặt, giáo điều. Tôi còn nhớ có một giai đoạn người FPT đua nhau sáng tác những tác phẩm STC. Những tưởng điều đó sẽ làm cho kho tàng STC càng thêm phong phú, phong trào STC càng thêm vững mạnh, nhưng trái lại, chính những “tác phẩm” STC đẻ non, dễ dãi đã làm công chúng hiểu sai về STC. Vụ việc của 2 học viên Arena tại Hội diễn văn nghệ 13/9 cũng là một biểu hiện của một sự dễ dãi, một sự ngộ nhận về hai chữ tự do và sáng tạo và áp dụng nó trong hoàn cảnh không phù hợp. Tự do là sự bắt buộc mà ta
No.12 October 2008 I
Cóc luận
Luận bàn chuyện làng cóc
FPT từ lúc sơ khai với 13 sáng lập viên cho đến khi có cả chục ngàn người vẫn giữ được một giá trị quý báu, đó là sợi dây tình cảm như anh em một nhà. Trong tập thể lớn này, khó có thể tìm thấy ai mà không có cá tính nếu không muốn nói là dường như ai cũng có một cá tính rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, những cá tính mạnh mẽ đầy góc cạnh đó vẫn sống được bên nhau, vẫn chung tay xây dựng nên sự nghiệp bởi họ có một sợi dây tình cảm, quan tâm chăm lo cho nhau như người một nhà. Những cuộc họp ở FPT ở văn phòng không thường là tranh luận to tiếng may mắc bệnh hiểm vụ bình nước nặng, thầy TùngLT hiệu (nói trắng ra là cãi nhau), chắc nhiều nghèo, cả Tập đoàn lại người FPT đã nghe tới chuyện anh xúm vào đóng góp giúp cháu qua cơn trưởng FU thì hân hoan… đánh giầy NgọcBQ (Phó Tổng GD FPT) “điên tiết” khó khăn… Tất cả vẫn toát lên một và bóp vai cho chị Sa tạp vụ nhân ngày Phụ nữ Việt Nam… Trong công việc, đập bàn quát: “Đuổi thằng Hùng Râu tình anh em gắn bó. chúng ta làm việc như những chuyên ra ngoài”, anh Râu mắt long lanh đi ra Người đời hay chê FPT là “bọn” bậy ngoài đóng sầm cửa lại về phòng viết bạ bởi thi thoảng chúng ta nghịch gia, trong cuộc chơi, đôi khi chúng ta nghịch ngợm nhưng e.mail tiếp tục… đóng trong cách ứng xử hàng góp ý kiến cho cuộc 20 năm qua, thế hệ đàn anh đã cho chúng ngày, dường như sẽ chẳng họp. Tưởng hai anh sẽ ta một môi trường tuyệt vời để phát triển đâu có một tình cảm anh giận nhau lắm, ai dè chỉ mấy hôm sau, anh sự nghiệp, để thành công bằng chính khả em như vậy. NgọcBQ làm thủ môn Khoá 4 với hơn 1000 năng đích thực của mình. Riêng với FU, bắt gôn cho đội FHO, sinh viên vào trường đã cán bộ và sinh viên các khoá cùng đang đem lại cho trường ta một anh Râu thì đứng ở cột nỗ lực khẳng định tên tuổi của mình sinh khí mới và số lượng gôn “cố vấn” cách bắt bóng như mọi đôi bạn trước xã hội, thể hiện giá trị đích thực sinh viên thì tăng vọt. già chung một thú chơi. mà chúng ta đang vất vả từng ngày học Đồng tình là trong một Trên Public của FPT, tập và rèn luyện. Môi trường là điều kiện tập thể lớn cũng có người thế này thế kia, nhưng đôi khi đọc được những giúp chúng ta phát triển thuận lợi hơn xem ra hơn 1000 người dòng chửi chua chát chứ môi trường không thể tự làm cho FPT mới toanh này hoà đầy sâu cay của người chúng ta tốt lên nếu chúng ta không tự nhập với “dòng sông tình này dành cho người kia trong những cuộc tranh chủ động nghiêm khắc tu dưỡng chính cảm” một cách khá chậm chạp khiến đôi khi chúng luận vô tiền khoáng mình. ta phải tự hỏi: “Liệu chúng hậu. Tới mức đôi khi ta có quá vô tình?”. “police” phải nhẩy vào can gián hoặc “treo nick” một số phần ngợm quá trớn, nhưng hãy nhìn Bốn khoá ở hai đầu đất nước giờ đã tử cực đoan để tránh “bạo loạn”. Cứ những cách những đồng nghiệp nam gần 2000 sinh viên, nhưng tôi xin phép nghĩ chúng ta vô tâm với nhau lắm, lịch sự đứng giữ cửa thang máy cho dành riêng bài viết này cho 1000 em út chúng ta cay nghiệt với nhau lắm, những đồng nghiệp nữ không quen Khoá 4 như những lời chia sẻ của một nhưng chắc tất cả đều nhớ chuyện biết, hoặc đơn giản là bước nhanh hơn người đàn anh đi trước, đã có nhiều anh T công nhân ở FOX không may một bước để đẩy chiếc cửa kính nặng năm đắm mình trong “dòng sông tình bị tai nạn nghiêm trọng, cả Tập đoàn nề cho đồng nghiệp của mình đi. Anh cảm” này. Mong muốn những lời chia xúm vào đóng góp giúp đỡ. Con chị C BìnhTG có lúc vẫn bê giúp chị Hoà tạp sẻ đó sẽ góp phần giúp các em nhanh
I No.12 October 2008
Cóc luận
Luận bàn chuyện làng cóc chóng hoà nhập cùng môi trường mới, môi trường thật, sạch và bỏ xa những sự bon chen. Từ những ngày đầu năm khi đến từng trường cấp 3 làm công tác tuyển sinh, gặp gỡ các em khi còn là học sinh, chúng tôi thực sự vui mừng trước sự năng động trông thấy và những ưu thế của thế hệ 9X mà thế hệ chúng tôi không thể nào có được. Rồi đến ngày 10 nghìn thí sinh thi vào FPT, gần một phần ba đủ điểm đỗ, và lại gần một phần ba trong số đỗ đó trở thành sinh viên K4 của Đại học FPT. Chúng tôi cảm thấy phấn khởi vô cùng bởi những người cùng chí hướng với mình ngày một đông lên. Một bài viết ngắn ngủi này, có viết giỏi mấy cũng không thể viết hết được những ấn tượng tốt mà các em đã thể hiện, đã mang lại cho chúng tôi. Những cô Cóc cậu Cóc mới toe tràn đầy khao khát và nhiệt huyết, sẵn sàng bước vào một chặng đường đầy khó khăn phía trước khiến chúng tôi dù có mệt mỏi mấy cũng như được tiếp thêm sinh khí đề tiếp tục “trường kỳ công tác”. Thế nên, trong những dòng ngắn ngủi này, tôi chỉ xin trao đổi cùng các em về những cái mà chúng tôi đang mong các em cùng suy nghĩ. ----------Tôi được giao nhiệm vụ làm “công tác tư tưởng” với các em ngay từ ngày đầu tiên. Ấn tượng của tôi là một hội trường ngoan đến… phát sợ. Các em ngồi lắng nghe khiến tôi khấp khởi mừng, tuy nhiên mỗi ngày Orientation tiếp theo đó, niềm vui mừng mới có đó cứ hao hụt dần, các em quen nhau,
các em bắt đầu buôn chuyện. Những nội dung của tuần Orientation luôn là những thông tin rất quan trọng cho sự nghiệp học tập 4 năm tới, xong các em vẫn như những buổi tập trung ở trường cấp 3, cứ ồn ào, ai nói cứ nói, ai chơi cứ chơi, cuối buổi lại lên hỏi lại, thậm chí ngay trong phần trao đổi, có những bạn hồn nhiên đứng lên hỏi đúng câu hỏi của một bạn trước đó đã hỏi mà cứ như không. “Đỉnh cao” nhất có thể kể đến đêm nhạc “Hà Nội mùa
thu”, cả một tập thể đông đảo vất vả mấy ngày trời chuẩn bị cho các em một đêm nhạc, kết quả là chưa đến một nửa các em tới dự, đáng buồn hơn là chưa bao giờ có một đêm nhạc mà khán giả ồn ào và mất trật tự như vậy ở FPT. Đêm đó quả là một dấu ấn buồn phải không các em? Hôm lên đường đi rèn luyện, nhìn các em trong mầu áo xanh thật cứng cỏi và lớn hẳn lên, tuy nhiên con người bên trong thì dường như vẫn chưa lớn. Tôi đi cùng xe với một lớp, rất ngạc nhiên khi các bạn nam thể hiện sự nhanh nhẹn và mạnh mẽ của mình bằng cách ào lên xe tranh chỗ ngồi ngon lành mặc kệ các bạn nữ
yếu đuối chậm chân hơn phải lên sau. Khi tôi hỏi, các bạn trả lời hồn nhiên: “Đi xe buýt quen rồi nên thế”. Có mấy bạn “xa cơ lỡ vận” không đi kịp xe của mình, chúng tôi phải bổ sung thêm vào các xe, ngay lập tức ở các xe xôn xao tiếng: “Không được đâu, xe đông rồi, xe đông lắm” khiến những đồng đội không may kia không khỏi chạnh lòng. Cùng về chung một mái nhà, chỉ vì một chỗ ngồi trên ô tô mà chúng ta bỏ qua đồng đội của mình vậy sao? Tới Xuân Hoà, khi sắp phòng, điều kiện ở khá chật chội, không may có mấy bạn nữ không kịp sắp phòng và được sắp phòng hơi muộn. Thật buồn là tới phòng nữ nào cũng có tiếng nhao nhao: “Phòng chật rồi, phòng đông rồi”. Mấy bạn nữ tủi thân đứng khóc. Liệu có bao giờ những bạn gái nhao nhao ý kiến kia có nghĩ rằng sẽ có lúc nào mình không may rơi vào tình huống như ba bạn gái kia không? Cùng đi rèn luyện vất vả như những khóa trước, nhưng K4 có tỷ lệ vi phạm nội quy cao hơn hẳn. Những khoá cửa, những chốt trực ban dù có dày đặc đến mấy thì cũng không ăn thua nếu như trong mỗi em không có tính tự giác. Tính ích kỷ chỉ nghĩ cho bản thân mình đã khiến các em rất hồn nhiên trốn ra ngoài chơi games, ăn tối (?!!), cá biệt hơn còn có em tổ chức sinh nhật bên ngoài luôn. Như chúng ta đã biết, đáng buồn biết bao khi ngay trong tháng rèn luyện trong Nam có 5 bạn bị đuổi về và ngoài Bắc thì có 1 bạn bị đuổi về bởi vi phạm quy chế. Chưa kể đến danh sách dày đặc các bạn bị đánh dấu “1 sao”, “2 sao”… những dấu sao này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tín dụng, học bổng và xét các loại khen thưởng, các chế độ ưu đãi của các em về sau. Các em đang tự đánh mất đi những lợi thế cạnh tranh của mình trong trường. Liệu trong số các em vi phạm đó có em nào nghĩ tới bố mẹ ở nhà đang chắt chiu từng đồng, cả nhà ăn một bữa cơm hơn chục nghìn để cho dành tiền cho em lên đây trốn ra ngoài chơi games, ăn tối (dù đã có suất ăn quy định)?… Một trong những mục tiêu quan trọng của kỳ rèn luyện này đó là xây dựng tình đồng đội giữa các em thông qua một tháng gian khổ. Đã có những
No.12 October 2008 I
Cóc luận
Luận bàn chuyện làng cóc bạn nhặt được ví tiền mang trả lại nhưng cũng có những bạn sẵn sàng ăn cắp tiền của bạn mình để tiêu xài, mặc cho người bạn khốn khổ kia muốn sống ra sao thì sống. Lao động thì các bạn đứng dửng dưng, kệ bạn mình làm, tệ hơn có bạn còn trốn đi đánh bi a, làm xong thì vác cuốc đi về, đại đội khác mượn thì nhất quyết không cho khiến thầy QuangTV phải đứng ra “bảo lãnh” mới cho mượn. Cuối đợt, tiền hết dần, có bạn lấy trộm cả điện thoại của bạn mình đi bán… Chưa kể tình trạng bài bạc đã xảy ra. Rất tiếc là chưa bắt được tận tay để nghiêm trị, xong chắc chắn lương tâm của những bạn này (nếu có) cũng không tránh khỏi suy nghĩ. Có những em sẵn sàng nhận mình là sinh viên trường khác để tránh bị kỷ luật khi bị bắt, đáng buồn hơn khi có em bị bắt đã lấy tên người bạn của mình để khai làm tên mình. Cốt là mình vô sự còn bạn mình ra sao thì ra. Rất may việc này đã được xử lý thích đáng nhưng các em có bao giờ tự hỏi: “Đồng đội như thế có đáng không?” hay không? Một lần tôi nghe có tiếng ồn ào, bước vào nghe được những lời các em ném vào mặt nhau trong một cuộc tranh luận. Tôi không hiểu các em có suy nghĩ tới bậc sinh thành của nhau không khi ném vào mặt nhau những lời đó. Cá biệt có những pha các bạn sẵn sàng nhảy vào ăn thua đủ với nhau như những kẻ du côn đầu đường xó chợ. Rất may là được can thiệp ngăn chặn, nếu không sẽ bao nhiêu em sẽ phải hối hận khi nhận quyết định kỷ luật đây? Anh em một nhà mà vậy ư? Với nhiều em, đây là lần đầu xa nhà, biết bao nhiêu háo hức khi được… thức khuya, được lang thang đi dạo dưới sương khuya hoặc mưa cho lãng mạn. Rồi sau đó là ốm, sau đó là ngất… Nhiều em biết mình yếu, vẫn không chịu nghỉ mà quyết đi hành quân vì… thích. Niềm yêu thích đó được đáp lại bằng sự lo lắng của cả một tập thể, chưa nói gì đến sự nguy hiểm tính mạng khi em kiệt sức và ngất. Có những em đến giờ ngủ thì vẫn ngồi chơi games, “buôn chuyện” mặc kệ bạn bè mệt nhọc mong một giấc ngủ mà không yên. Nhìn thầy Phong lật đật chở các em đi trạm xá, thầy Quang, thầy Miên thầy Quân đã bao phen đưa
10
I No.12 October 2008
các em đi cấp cứu, thầy Quang thì đêm hôm vẫn đi đi lại lại ngoài sảnh trạm xá đợi cho các em truyền nước. Liệu các em nhìn hình ảnh các thầy, các em có suy nghĩ gì khi một phút bốc đồng thích sống cho niềm yêu thích cá nhân không? Chúng ta lớn dần lên không phải được đánh giá bằng thể xác ngày một lớn lên hay bởi tuổi ngày một nhiều. Chúng ta lớn lên bởi chính sự trách nhiệm với bản thân, bởi chính những suy nghĩ lo lắng cho người khác, cho tập thể. Thế nhưng một số em thì chỉ cố thu vén sao cho mình yên ấm là được. Cắm trại thì chọn chỗ râm đứng khoanh tay ngắm trời đất, mặc kệ cô
bạn bé nhỏ cùng lớp hỳ hục bê viên gạch đóng cọc buộc dây trại. Khi các thầy huy động chiếu lên cho trại trung tâm, tôi đã nghe được những lời rất xấc xược: “Việc đ. gì phải mang lên cho chúng nó ngồi”. Lời nói đó ngoài việc thể hiện sự vô văn hoá, nó còn thể hiện sự vô ơn của những em nói ra câu đó. Nếu không nghiêm túc rút kinh nghiệm thì chắc sẽ chẳng bao giờ thành người và sớm muộn cũng bị môi trường FPT đào thải. Cá nhân tôi thì đang rất thắc mắc là có phải K4 năng động quá, ham mê công nghệ quá nên có vẻ không yêu thích nghệ thuật hay không? Đêm nhạc Mùa thu Hà nội đã đành, đêm giao lưu với các trường thì chúng ta tự hát “FPT – Dòng sông lời thề” ở dưới mặc kệ sinh viên các trường bạn đang biểu diễn trên sân khấu để nhận được những lời không hay từ sinh viên các trường khác ném vào mặt mình. Đến đêm nhạc mà các anh chị nhân viên và sinh viên khoá trên lặn lội lên tận nơi để biểu diễn phục vụ các bạn, các bạn vẫn ồn ào mất trật tự, vẫn gọi nhau í ới khi anh HảiTQ đang chắt chiu từng
tiếng hát để gửi chính các bạn một bài hát tình cảm. Các bạn hồn nhiên đứng lên đi về khi ca sỹ vẫn đang biểu diễn… Chương trình phải kết thúc sớm vì quá mất trật tự. Tôi nhìn anh Hải TQ ngồi buồn bã khi các bạn đang í ới gọi nhau lại điểm danh mà tôi vừa cảm thấy có lỗi với anh, vừa buồn, vừa giận một điều vu vơ nào đó. Chợt nhớ về những đêm “Đời lính”, “Sán lại, cùng đi tới thành công”, “Hội diễn STCo - Em”… với sự “máu lửa” tới mức các thầy quân sự phải yêu cầu các bạn ngồi xuống sau bài hát “685” sôi động của anh HảiTQ. Có lẽ tôi và các anh chị em nhân viên đang “yêu đơn phương” các bạn. 20 năm qua, thế hệ đàn anh đã cho chúng ta một môi trường tuyệt vời để phát triển sự nghiệp, để thành công bằng chính khả năng đích thực của mình. Riêng với FU, cán bộ và sinh viên các khoá cùng đang nỗ lực khẳng định tên tuổi của mình trước xã hội, thể hiện giá trị đích thực mà chúng ta đang vất vả từng ngày học tập và rèn luyện. Môi trường là điều kiện giúp chúng ta phát triển thuận lợi hơn chứ môi trường không thể tự làm cho chúng ta tốt lên nếu chúng ta không tự chủ động nghiêm khắc tu dưỡng chính mình. Chúng ta hiểu rõ sự khắc nghiệt trong một môi trường cạnh tranh và có tính đào thải cao như FU. Chỉ cần một sự lơ là vô trách nhiệm, không những cá nhân các em mà cả một tập thể sẽ phải chịu đựng hậu quả, nặng có thể mất cả cơ hội thành công sau này. Chắc chắn những điều tôi vừa trao đổi chỉ rơi vào một số ít các em nào đó. Nhưng trong một tập thể, khi có người chưa tốt, cả tập thể chúng ta hãy coi như đó là những lỗi của chính bản thân mình. Cùng nhau ghi nhớ, cùng nhau sửa chữa. Tuổi trẻ không tránh khỏi đôi lúc sai lầm và đôi khi sai lầm dạy cho ta nhiều điều hơn cả những thành công. Có “bệnh” ta nên cùng phát hiện sớm và cùng nhau “chữa trị” trước khi nó trở nên nguy hiểm. Hy vọng những dòng chia sẻ thẳng thắn này sẽ giúp các em cùng nhìn lại mình trước khi bước vào con đường đầy chông gai phía trước. Chúc các em thành công!
Dũng “Lương thiện” (?)
Hot Cóc
Tiêu điểm trong tháng
Nhiều người mới vào FU đều không khỏi thắc mắc khi ở trường cái gì cũng gắn với Cóc. Chẳng hạn các thầy cô thì là Cóc dạy, sinh viên là Cóc học (đôi khi là Cóc hiểu), Ban Giám hiệu thì là Cóc duyệt, sinh viên giỏi thì là Cóc vàng… Khi thắc mắc, bạn sẽ nhận được câu trả lời: “Linh vật của Đại học FPT chính là con Cóc”. Câu trả lời này lại khiến bạn thắc mắc thêm: “Sao không là con khác mà lại là con Cóc?”. Do đó, tôi xin kể cho các bạn nghe về Sự tích Họ nhà Cóc. Như bất kỳ một đơn vị thành viên nào của FPT, trường Đại học FPT cũng phải đầu tư một cách nghiêm túc trong việc lựa chọn linh vật cho đơn vị mình. Fsoft thì chọn con Chim, FIS thì chọn con Ong… và FU phải tổ chức hẳn một hội nghị với đầy đủ các lãnh đạo từ lớn đến nhỏ để quyết định xem mình nên chọn con vật gì. Hội nghị diễn ra vô cùng rôm rả với các ý kiến vô cùng phong phú, nếu ai vô tình đến dự hội nghị chắc sẽ tưởng là hội nghị bàn về Thế giới động vật. Cứ một ý kiến đưa ra, lại biết bao nhiêu ý kiến phản bác. Người thì bảo lấy con Sư tử, chúa sơn lâm oai phong lẫm liệt, dũng mãnh và kiên cường, thật xứng đáng đại diện cho trường Đại học FPT, tuy nhiên lập tức có ý kiến rằng sư tử là con “hữu dũng vô mưu”, có chữ “tử” nghe nó rợn rợn, với cả FU mong muốn làm bạn với tất cả chứ không muốn ăn thịt tất cả… Có ý kiến là nên chọn con Voi vì nó khoẻ, nó hiền… thế nhưng lại có người cho rằng Việt Nam có voi dữ rừng Tánh Linh gây bao kinh hoàng, chưa kể là nếu chọn Voi làm linh vật, sau này trao giải Voi vàng thì trường lấy đâu ra tiền mà đúc. Cứ thế cứ thế, người chọn Hải âu
thì bị chê là con Hải âu theo sự tích là một đứa con bất hiếu, chọn Hổ thì bị chê là độc ác, không phải môi trường giáo dục, chưa nói là còn dễ bị nấu cao, chọn Khỉ thì bảo là bắt chước, chọn Dơi thì lo giống Dracula, chọn Rồng thì bảo là khi trao giải Rồng vàng họ sẽ nhầm là bánh đậu xanh, chọn Trâu thì bảo là vất vả, chọn Bò thì bảo là ngu, chọn Chó thì nghe giống chuyện lão Hạc có cậu Vàng… rồi nào là Chuồn chuồn, Cào cào, Cá voi, Cá mập, thậm chí có người bi quan về nhan sắc trường nhà còn đề xuất phương án chọn con Cá sấu làm linh vật… Bực mình quá, thầy Hiệu trưởng đập bàn đứng dậy quát: “Thôi, cóc chọn nữa”. Dân tình ở dưới vốn cũng cãi nhau chán nên cũng nản và bực mình thế nên cũng đồng thanh: “Cóc chọn nữa, cóc chọn nữa…” Do nhao nhao nên những từ cóc và chọn cứ lẫn vào nhau thành ra “Chọn Cóc nữa, chọn Cóc nữa”… Cả phòng họp chợt không ai bảo ai mà đột nhiên im lặng, rồi những ánh mắt cứ sáng dần lên như chợt ngộ ra một chân lý giản đơn gần gũi. Thầy Hiệu trưởng xúc động run run rồi ngửa mặt lên trời cười lớn nói: “Đúng là ý trời, chúng ta sẽ chọn Cóc làm linh vật”. Tuy nhiên ở FPT, mọi ý kiến để
thành chân lý luôn vấp phải vô vàn sóng gió, ngay lập tức hội nghị chia làm hai phe, phe thân Cóc và phe chống Cóc. Phe chống Cóc nói rằng, con Cóc là một con vật cục mịch xấu xí, toàn ở những chỗ ẩm mốc bẩn thỉu, sao mà xứng làm đại diện cho một ngôi trường hiện đại và trẻ trung năng động như FPT. Cóc lại có vô vàn tiếng xấu, nào là bọn bắt người tống tiền thì gọi là bắt cóc, mụn mọc trên mặt đen xì thì gọi là mụn cóc, quả vừa xanh vừa chua thì gọi là quả cóc, quán xá lụp xụp tồi tàn thì gọi là quán cóc, chợ mà lèo tèo nghèo nàn gọi là chợ cóc… Hoàn toàn không có lý gì để chọn Cóc làm linh vật cả. Tuy nhiên, phe thân Cóc cũng không chịu kém cạnh, họ đưa ra 10 lý do vô cùng thuyết phục như sau: - Thứ nhất, về Giáo dục học mà nói, con Cóc là con vật duy nhất gắn với giáo dục, bằng chứng là tranh Đông Hồ có tranh thầy đồ Cóc, thể hiện sự uyên thâm, thông tuệ. Chứ làm gì có thầy đồ Hải âu hay thầy đồ Voi… - Thứ hai, về Xã hội học mà nói, con Cóc là con vật được dân gian đánh giá rất cao về độ ngang bướng, bằng chứng là có câu “Cóc kiện trời”, đến trời mà còn dám kiện thì quả là bản lĩnh và vô cùng ngang bướng, rất giống với trường Đại học FPT ngay từ khi vừa được thành lập. Bên cạnh đó, dân gian còn nói “Con Cóc là cậu ông trời”, rõ ràng Cóc còn là chỗ con ông cháu cha, gia đình có người làm to, thuận tiện chỗ nhờ cậy. - Thứ ba, về Sáng tạo học mà nói, con Cóc là con vật vô cùng năng động và không bao giờ chịu ngồi yên, chẳng hạn như dân gian có câu “Bắt Cóc bỏ
No.12 October 2008 I
11
Hot Cóc
Tiêu điểm trong tháng
đĩa” để nói lên rằng khó mà bắt chúng ta vào một khuôn khổ nào đó. Quả là đúng với tinh thần sáng tạo không ngừng. - Thứ tư, về Khí tượng học mà nói, con Cóc có khả năng “hô mưa gọi gió” không kém gì Gia Cát Lượng của Tam Quốc, bằng chứng là “Cóc cầu mưa” bằng cách nghiến răng. Mưa về tốt cho mùa màng, no ấm nơi nơi. Thật có phúc biết bao. - Thứ năm, về Võ học mà nói, Cóc là con vật rất gan lỳ, chắc ai cũng biết tới Cóc tía, dù nhỏ bé nhưng sẵn sàng nhảy vào đánh nhau với rắn Hổ mang, chấp nhận “cả hai cùng ra đi” chứ không chịu bị bắt nạt. Gan dạ như thế, thật hợp với FU quá còn gì. - Thứ sáu, về Nông nghiệp học mà nói, Cóc là thiên địch của sâu bọn, có Cóc thì mùa màng đỡ bị tàn phá, nhờ đó mà nhân dân ấm no ca hát muôn nơi. Ở một môi trường luôn đấu tranh với các loại “sâu bọ” như chúng ta, chọn một con thiên địch của sâu bọ còn gì chí lý hơn. - Thứ bảy, về Ngôn ngữ học mà nói, trong dân gian, người ta hay gắn từ Cóc vào trước mỗi câu phủ định, chẳng hạn, cóc nghe, cóc học, cóc chơi… để ý nói rằng không nghe, không học, không chơi… Trong một môi trường đề cao sáng tạo, việc biết phủ định chính là tiền đề để phát sinh những cái mới. Do đó, chọn Cóc là hợp cả mọi đàng. - Thứ tám, về Dinh dưỡng học mà nói, thịt Cóc được đánh giá là có hàm lượng chất bổ dưỡng rất cao. Trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng thì một vị thuốc hữu hiệu đó là ăn thịt Cóc (có chế biến cẩn thận). Do đó, chọn Cóc đồng nghĩa là nói “không” với… suy dinh dưỡng. - Thứ chín, về Động vật học mà nói, Cóc là loài lưỡng cư, vừa
12
I No.12 October 2008
sống trên cạn, vừa sống dưới nước, vừa thở bằng phổi, vừa thở bằng da, có một sức sống và khả năng thích nghi ngoại cảnh rất rộng. Bên cạnh đó lại tiềm ẩn một lượng chất độc lớn trên da, hạn chế rất nhiều kẻ thù. Sinh viên FPT ra trường với tinh thần “chấp tất cả các loại gió mùa” nên việc chọn một con vật có sức sống và độ thích nghi cao là điều khỏi phải bàn cãi. - Thứ mười, về Kinh tế học mà nói, mỗi kỳ nhà trường sẽ chọn người xuất sắc nhất để trao giải Vàng, chẳng hạn như Ong vàng, Chim vàng, Kiến vàng… Chọn con Cóc là vô cùng hợp lý vì nó không quá to gây lãng phí như Gấu vàng, Voi vàng hoặc tệ hơn là Cá voi vàng, tuy nhiên lại không quá bé nhỏ bủn xỉn như Ong vàng, Kiến vàng, Muỗi vàng… Giả sử sau này có phải đúc nguyên một con Cóc bằng vàng thì cũng không phải là điều quá bất khả thi. Nghe xong, thầy Hiệu trưởng gật gù tâm đắc, nhưng để đảm bảo dân chủ, thầy yêu cầu hội nghị tiến hành “vote”. Lập tức phe thân Cóc đồng thanh hô: “Chọn Cóc, chọn Cóc, chọn Cóc”… Phe chống Cóc cũng không kém cạnh, lập tức đồng thanh: “Cóc chọn, cóc chọn, cóc chọn…”… Âm thanh lại hoà vào nhau… Và tựa như lời sấm truyền của định mệnh, tiếng hô: “…chọn Cóc chọn Cóc chọn Cóc…” cứ vang lên “n” lần và thầy Hiệu trưởng đứng lên giang rộng hai tay để hội trường yên lặng, mặt thầy tươi sáng với nụ cười mãn nguyện nở trên môi, tất cả hội nghị im lặng lắng nghe “thánh chỉ”, và giọng nói trầm ấm vang lên: “Chọn Cóc”. đó.
Và con Cóc đã gắn với FU từ
Cóc Sử học
Mười hai số Cóc Đọc, mười hai tháng trôi qua, vậy là Cóc Đọc đã tròn 1 tuổi. Mới một tuổi thôi nhưng “bé” Cóc Đọc cũng đã tỏ ra khá chững chạc và cứng cáp bởi được trải qua rất nhiều cảm xúc và thăng trầm. Từ chuyện sinh viên không thích cái tên “Cóc Đọc” vì cho rằng không nghiêm túc trong những ngày đầu ra báo, đến những “sóng gió” khi bị “thiếu đồ ăn”. Nhìn lại một chặng đường đã qua, thành quả lớn nhất mà Cóc Đọc đạt được có lẽ là đã tạo được một “chỗ đứng” trong lòng sinh viên FU, một món ăn tinh thần tuy chưa được thường xuyên nhưng chắc chắn sẽ cảm thấy hẫng hụt nếu không có. Chặng đường ấy cũng ghi dấu biết bao kỷ niệm của những người đã gắn bó với Cóc Đọc, những người coi Cóc Đọc như “một phần của cuộc sống”.
Nhuận NT
(Thư ký tòa soạn đầu tiên của nội san Cóc Đọc) Tôi rất vui khi tham dự lễ sinh nhật Cóc Đọc tròn một tuổi. Hôm nay ngồi tại đây tôi nhớ ngày đầu tiên của Cóc Đọc cách đây hơn một năm, khi tôi “bỏ báo đi lấy chồng” để lại cho Hoài Anh một mình với rất nhiều công việc bận rộn chuẩn bị cho số báo đầu tiên. Giờ đây Cóc Đọc đã có bước trưởng thành nhất định, tờ báo có độ sâu, có cái hài hước đúng với tính chất sinh viên. Chúc cho tờ Cóc Đọc của FU sẽ được các anh chị và các bạn trong Tập đoàn FPT mong đợi ra hàng tháng hơn cả tờ “Chúng ta”.
Hot Cóc
Tiêu điểm trong tháng
NHỮNG NGƯỜI BẠN LỚN CỦA CÓC ĐỌC
Cóc Tổng Càng ngày thấy Cóc Đọc càng dày, càng hay, càng tăng số lượng phát hành (tự khen mình có sao không nhỉ?). Được vậy là nhờ công lao của họ nhà Cóc, theo tinh thần “ta viết cho ta đọc”. Theo số liệu thống kê cho biết 80% các tờ báo “không chính thống” như Cóc Đọc chết trong năm đầu tiên, bởi thế sinh nhật 1 năm của Cóc Đọc cũng đồng nghĩa là làm lễ cho Cóc Đọc vào “chiếu trên 20%”. Cũng rất nhiều tờ báo, tạp chí có số lượng phát hành hàng kỳ không quá 2000 bản. Kỷ niệm 1 năm của Cóc Đọc cũng đưa tờ Cóc và danh mục các “tạp chí” có số lượng phát hành trên 2000 bản mỗi kỳ.
Anh Phan Phương Đạt
(Trưởng Ban nhân sự Tập đoàn FPT)
MỪNG
Cóc Đọc là một trong những hình thức đầu tiên để mình khẳng định nét văn hóa riêng của trường Đại học FPT cũng như Tập đoàn FPT có văn hóa của mình. Chúc cho báo Cóc Đọc sẽ tiếp tục phát triển như là báo Chúng ta, thậm chí còn hơn nữa đối với cả FPT. Trở thành một biểu tượng văn hóa, một công cụ văn hóa mạnh của Đại học.
SINH NHẬT
Nhân dịp 1 tuổi, tặng cho Cóc Đọc bằng khen để treo, cùng một ít hiện kim để làm “team building”. Bước sang tuổi thứ 2, dặn Cóc Đọc mấy lời:
CÓC ĐỌC 1 TUỔI
01.10.2008
1. Tăng lực lượng “phóng viên”, đặc biệt là phát triển Cóc Sài Gòn (triển khai tại FU HCM) 2. Xây dựng Cóc Đọc Online. 3. Tăng nhuận bút/nhuận ảnh - đảm bảo cao hơn so với các tờ khác của Tập đoàn.
Họa sĩ TuấnBAT Cách đây một năm mình nhận được điện thoại của anh Phong nhờ mình tư vấn cho style của tờ Cóc Đọc. Nhận lời anh, mình đã phác thảo ra một số cái và nói với anh cứ chạy hai đến năm số rồi sẽ “ngon”, sẽ ra form. Đến hôm nay sau một năm, mình rất vui khi thấy tờ báo đã ổn định. Nó đã có định hình về hình dáng và cách làm việc trên mỗi trang đã có sự khác biệt. Nội dung đảm bảo đúng tuổi, phù hợp với tuổi trẻ. Mình mong tờ báo tiếp tục duy trì, giữ được cả hình dáng bên ngoài và nội dung bên trong sao cho phù hợp với đúng lứa tuổi. Chúc báo thời gian tới sẽ hoàn thiện hơn nữa và dần chuyển theo hướng báo online, với một format tương tự có thể đọc như báo in thông thường được định hình theo số trang, số dòng. Mục lục chính là trang chủ, chỉ cần click chuột là sẽ đến trang nội dung. Hướng đi như thế sẽ rất tiện từ việc lưu trữ đến tra cứu thông tin.
No.12 October 2008 I
13
Hot Cóc
Tiêu điểm trong tháng
Hãy tham gia Cóc Đọc với tôi Ngày Cóc Đọc còn trong ý tưởng, tôi đã được chị Nhuận NT động viên rất nhiều để có đủ tự tin tham gia viết bài. Tôi nghĩ rằng cảm nhận của mình sẽ được chia sẻ với nhiều người hơn, mặc dù lúc đó tôi có đôi chút lo âu. Bài viết đầu tiên của tôi được đăng trên báo là bài “Bạn có ngọn hải đăng của mình không?” được chị Nhuận và anh Long BM (một cây bút cốt cán của Cóc Đọc lúc bấy giờ) khen rất nhiều. Có động lực, tôi viết nhiều và hăng say, liên tục gửi bài về báo. Nhưng tôi không biết rằng chính như vậy tôi đã làm khác đi với những điều tôi theo đuổi trước đây, đó là những rung cảm thật sự, những tâm sự rất chân thành, giản dị, những điều tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng lại khiến người ta yêu quý. Số báo sau, rồi số báo sau nữa, bài viết của tôi chẳng thấy đâu. Lúc ấy tôi rất thất vọng, tôi nghĩ rằng mình chẳng thể viết báo được. Khoảng 1, 2 số báo sau, tôi nhận được email của chị Nhuận, chị động viên và hỏi tôi sao dạo này không gửi bài nữa, chị cũng muốn tôi tham gia khoá học viết báo của anh Bùi Tiến Dũng (người sau này tôi mới biết là chồng chị) để tôi tiếp tục đóng góp cho Cóc Đọc, tôi nhận lời. Thế rồi các bài viết của tôi lại xuất hiện đều trên báo. Tuy rằng đó chỉ là những bài ngắn, nhưng chúng đã cho tôi thêm tự tin, ngòi bút của tôi dần trở nên cứng cáp hơn.
Sinh viên IT làm báo Cóc Đọc đến với tôi thật tình cờ. Một buổi trưa cắm trại trên Xuân Hòa, tôi đang ngủ, có một chị vào hỏi xem ai thích viết và muốn tham gia làm báo hay không, tôi hăng hái giơ tay. Bài đầu tiên tôi viết gửi báo dài bốn trang viết tay, được chị Hoài Anh khen hay nhưng không được đăng. Rồi sau đó, tôi rút kinh nghiệm, các bài viết sau tốt dần lên và được đăng. Một hôm tôi trốn trại ra quán Net, nhận được email của chị Hoài Anh “Chị ghi tên em vào Ban biên tập rồi đó”. Tôi quá bất ngờ, sung sướng tột độ nên đồng ý ngay. Về Hà Nội, tôi được làm quen với những người bạn khác trong Ban biên tập. Lúc đó cán bộ ngoài chị Hoài Anh, còn có chị Nhuận và anh Tiên, sinh viên thì có anh Long bụng mỡ, Long đen và bốn nhân vật mới của khóa 2: tôi, Tùng, Quang, và anh Hiếu.
Đến cuối tháng 1, Câu lạc bộ phóng viên ra đời với sự đóng góp của những cộng tác viên mới. Chúng tôi được anh Dũng, chồng chị Nhuận đến hướng dẫn viết báo. Mọi chuyện đang khá tốt đẹp thì ngay sau đó là cả một chuỗi sóng gió. Mở đầu là sự ra đi của chị Nhuận, trụ cột của Cóc Đọc, làm cho tờ báo điêu đứng. Câu lạc bộ phóng viên cũng không thể tiếp tục hoạt động do chúng tôi không đủ khả năng duy trì. Những người cũ Hoàng Thịnh dần dần ra đi. Ban biên tập hồi đầu có sáu sinh viên thì năm người đã lần lượt rời bỏ. Biết bao khó khăn, thử thách, tôi phải cố tìm thêm người viết bài và bản thân mình cũng viết nhiều hơn để đảm bảo đủ “thức ăn” cho báo hàng tháng, bất chấp bận thi cử hay việc gì đi nữa.
Có lúc viết báo ảnh hưởng đến học tập hay tờ báo bị nhiều người chê nội dung chưa hay, hình thức chưa đẹp, tôi chán nản và định từ bỏ. Nhưng tôi nghĩ rằng, nếu đã yêu thích một điều gì thì hãy chung tay xây dựng nó trở nên tốt đẹp hơn, chứ đừng vì nó có nhiều cái chưa tốt mà bỏ nó đi, như vậy chẳng những bỏ đi đam mê của mình, mà còn gây khó khăn cho những người tâm huyết ở lại. Vì thế, tôi càng cố gắng hơn và gắn bó thân thiết với Cóc Đọc đến tận bây giờ. Rồi sẽ có một ngày nào đó tôi không còn tham gia Cóc Đọc nữa, nhưng tôi sẽ không phải hối tiếc bởi đã sống hết mình cho Cóc Đọc hôm nay.
Nhưng may mắn thay, sự tham gia đúng lúc của Hoàng và anh Thịnh như thổi một làn gió mới vào tờ báo. Chúng tôi hay có những buổi offline giải tỏa stress và đóng góp ý tưởng cho việc phát triển Cóc Đọc. Nhờ đó mà mấy số báo gần đây nhận được nhiều lời comment, lời khen và góp ý chân thành để sửa chữa đã làm chúng tôi cảm thấy Cóc Đọc đang đi rất đúng hướng. Cóc Đọc đã cho tôi nếm đủ hương vị chua, cay, mặn, ngọt, đắng của niềm đam mê khi tôi biết mình rất yêu nó. Nó dạy tôi cách làm việc, cách sống. Ngày mai, có thể tôi không gắn bó tiếp với tờ báo nhưng những kỷ niệm tươi đẹp về Cóc Đọc và một thời sinh viên IT đi làm báo có lẽ sẽ theo tôi đi suốt cuộc đời.
VânĐTH
14
I No.12 October 2008
Hot Cóc
Tiêu điểm trong tháng
Tớ cầm tờ Cóc Đọc cũng được 1 năm rồi… Lần đầu tiên tớ tiếp xúc với báo là ở Xuân Hòa. Thú thực hồi ấy cầm tớ báo trên tay, những ý nghĩ đầu tiên của tớ chỉ là: “A, thế là phòng mình lại có thêm giấy” và “có cái đọc thay mấy quyển hồi ký”. Ấn tượng để lại trong tớ là cái bìa ngộ ngộ với mấy con Cóc toét miệng cười. Tối đến, thỉnh thoảng tớ thấy thằng Hoàng với thằng Khương dắt tay nhau lén lút ra khỏi phòng. Hỏi đi đâu, chúng nó bảo đi học viết báo. Mới đầu tớ không tin nhưng hóa ra tớ đã nhầm to, chúng nó thích học, thích làm báo thật. Một thằng bây giờ chễm chệ ngồi trong Ban biên tập, thằng kia còn xin bảo lưu để về Sài Gòn học Báo chí. Về trường, tớ tiếp tục đóng góp cho báo với vai trò độc giả và nhận ra rằng báo mình tiếp thu ý kiến rất nhanh. Số đầu tiên bị chê là nhìn giống như báo Họa Mi, số sau thấy có ngay bìa cứng. Số trước bị chê là mỏng hơn tờ giấy, số sau ngay lập tức tăng trang. Một hôm tớ tình cờ “ngồi nhầm” vào lớp dạy kỹ năng viết báo của anh Dũng (anh này không Đê-tiện), thấy hay và cũng thấm vào đầu. Mấy hôm sau, tớ lóc cóc đi theo thằng Hoàng tập đưa tin rồi cũng có bài đăng báo. Mặc dù cả tháng tớ mới viết được một bài nhưng thích một cái là khi báo ra rồi, thấy mặt tớ ở trường, chị Hoài Anh lại hỏi “Em ơi lấy nhuận bút chưa em?”. Thêm nữa, thỉnh thoảng tớ rỗi rãi, chạy đi đưa báo khắp nơi, tiện thể đi để thuộc đường Hà Nội. Thế mà đã một năm trôi qua, Cóc Đọc đem lại cho tớ nhiều thứ quá. Mà tớ thấy cũng chưa làm được gì nhiều cho báo, mỗi tháng lười nhác thò tay bấu một mẩu nhuận bút con con... Chúc Cóc Đọc sang tuổi mới ngày càng trưởng thành hơn.
Einherjar
Happy birth day to you! Happy birthday to you...
Đó là những lời chúc thân thương mà mình hay bất kỳ ai có tình cảm muốn dành cho Cóc Đọc. Cũng có thể là lời chúc dành cho chính mình, người đã theo Cóc Đọc từ những ngày đầu tiên, chứng kiến những thăng trầm, chia sẻ buồn vui cùng Cóc Đọc. Bây giờ thì đã một năm trôi qua, Cóc Đọc được một tuổi rồi... Mình thực sự cảm thấy vui và may mắn khi tham gia Cóc Đọc để được viết, để được làm việc với những người bạn dù không nhiều nhưng rất có trách nhiệm và tình yêu với tờ nội san của trường. Ngày ấy... Một chú nhóc vừa nhập trường, chẳng ngần ngại tham gia bất kỳ hoạt động nào của trường, cùng vài chiến hữu thân thiết (KhươngPD, NinhTMH, LongNH..) đăng ký tham gia Cóc Đọc không cần suy nghĩ. Lần đầu tiên, mình viết tin dài tới hai trang giấy A4, Ban biên tập đã cắt đi còn 500 – 700 chữ. Ngày ấy, mình thật sự phải cảm ơn chị Nhuận, chị Hoài Anh, những người đã chia sẻ, chỉ bảo tận tình để đứa em tiến bộ dần từng ngày. Cũng chẳng thể quên anh DũngBT đã dành thời gian training cho các Cóc con về nghiệp làm báo. Sát cánh cùng mình là những người bạn quan tâm đến làm báo là: anh LongBM, anh HiếuĐT, ThịnhHM, VânĐTH, KhươngPD, NinhTMH... Có những người đã ra đi, có những người vẫn còn ở lại... cho đến ... Bây giờ... Mình được chị Hoài Anh “cất nhắc” vào Ban biên tập như một phần thưởng từ những gì đã đóng góp cho Cóc Đọc. Cũng không phủ nhận là không vui, không mừng nhưng trong đó lại là nỗi lo: mình có làm được không? Mình có đủ thời gian để làm không? Còn biết bao việc khác thì sao?... Ban biên tập đã gói gọn lại còn ba người: mình – Hoàng PT, ThịnhHM và VânĐTH. Chúng mình làm việc mà offline, cà phê, chuyện trò thường xuyên để “brainstorm” ý tưởng cho số tới, để “relax” sau những giờ học căng thẳng, hay đơn giản chỉ để ngắm phố phường Hà Nội. Không chỉ là trách nhiệm nữa, đôi khi còn là tình cảm, tình nghĩa sâu nặng với Cóc Đọc. Dù việc học ngày một nặng hơn nhưng chúng mình vẫn làm việc. Một năm qua, biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn cùng Cóc Đọc. Số báo hay thì được khen, mừng lắm nhưng đôi khi mắc lỗi, bị chê cũng buồn lắm. Buồn không phải vì mình dở quá, buồn vì nhân lực thiếu, số lượng ít ỏi không thể đảm bảo chất lượng tốt liên tục được. Chúng mình vẫn luôn ngóng chờ thế hệ Cóc tiếp theo, Khóa 4, Khóa 5 và sau này nữa... sẽ mang đến luồng sinh khí mới cho Cóc Đọc, để nó tồn tại và phát triển đúng với tinh thần của người FPT, của một thời thanh niên sôi nổi.
LamborghiniPtH
No.12 October 2008 I
15
Hot Cóc
Tiêu điểm trong tháng
Sự cố trong đêm Hội diễn kỷ niệm sinh nhật 20 năm của Tập đoàn FPT đã trở thành một sự kiện ”nóng” trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua. Và mặc dù không liên quan trực tiếp nhưng cách giật tít và viết bài của một số kênh thông tin đại chúng đã gây không ít ảnh hưởng đến sinh viên trường Đại học FPT. Để làm rõ hơn một số khía cạnh của vấn đề này cũng như quan điểm của lãnh đạo Trường, phóng viên Cóc Đọc đã có buổi phỏng vấn thầy Nguyễn Xuân Phong, Phó Hiệu trưởng nhà trường. PV: Sau một thời gian đã qua đi, thầy đánh giá thế nào về sự cố này? Thầy PhongNX: Là những người trong cuộc, chúng ta không thể có cách nhận định nào khác ngoài việc thừa nhận đây đúng là một sự cố và bất ngờ với hầu hết người FPT. Trong hàng trăm buổi biểu diễn trước đó của Tập đoàn trong suốt 20 năm qua, chưa bao giờ có một sự cố tương tự nên việc chưa ai có phản ứng kịp thời để xử lý tình huống trên sân khấu cũng là một điều dễ thông cảm. Chúng ta cũng có thể thấy rõ việc quy kết các bạn trẻ này hay văn hóa FPT là suy đồi đạo đức hay ăn chơi trụy lạc như một số tờ báo hay diễn đàn đã nêu là một cái nhìn rất lệch lạc và phiến diện của những người thiếu thông tin hay có ác cảm sẵn với FPT. Tôi cho rằng đa phần những người có mặt tối hôm đó đều đánh giá đây như là một trò đùa nghịch vượt quá giới hạn cho phép và nó không liên quan gì đến những nội dung khác của đêm diễn. PV: Một số người cho rằng thật khó mà xác định ranh giới giữa
16
I No.12 October 2008
“sự sáng tạo” và “điên rồ”. Và nếu không “điên rồ” thì sẽ không “sáng tạo” được. Liệu “sự cố” này có phải là hậu quả của một sáng tạo không kiểm soát được, của một thử nghiệm không thành công? Thầy PhongNX: Đúng là ranh giới giữa sự sáng tạo và việc vượt ngưỡng cho phép của văn hóa, truyền thống là rất khó xác định. Không ít nghệ sỹ nổi tiếng cũng đã phải trả giá cho những thử nghiệm sáng tạo không thành công và vượt quá giới hạn của mình. Tuy nhiên ở đây tôi nghĩ có nhiều ngộ nhận về vấn đề này từ phía các bạn trẻ. Không nhất thiết phải điên rồ mới có thể sáng tạo hay nói một cách khác là ngựa hay thì thường lắm tật nhưng không phải muốn trở thành ngựa hay thì phải có tật trước đã. Điều quan trọng là sáng tạo cần có tính trí tuệ cao
mà trong ý tưởng của các bạn trẻ này rất tiếc là tôi không nhìn thấy. Chúng ta không thể cho phép mình làm mọi chuyện và biện minh cho việc đó núp dưới cái bóng của sáng tạo.
PV: Trong sự việc này, nhà trường, sinh viên FU và thậm chí là cả phụ huynh cũng đã trở thành nạn nhân của một “sự cố bất ngờ” và chịu tiếng oan. Vậy nhà trường đã và sẽ có những biện pháp nào để bảo vệ và khôi phục lại hình ảnh của Trường?
Hot Cóc
Tiêu điểm trong tháng
Thầy PhongNX: Cách thực chất và có ý nghĩa lâu dài nhất là chúng ta phải tiếp tục làm việc, nỗ lực hết mình để có những lứa sinh viên ra trường có chuyên môn tốt, có văn hóa và trách nhiệm xã hội. Cuộc sống không phải lúc nào cũng như được lập trình sẵn, sẽ luôn luôn tồn tại các rủi ro, tai nạn, luôn luôn tồn tại các vật cản trở trên đường chúng ta đi. Quan trọng là chúng ta biết mình là ai, tự tin vào giá trị, văn hóa và khả năng của mình thì nhất định sẽ vượt qua được. Mặt khác, tất nhiên là nhà trường cũng sẽ phải nỗ lực hơn thông qua các kênh thông tin đại chúng, các sự kiện hay các cơ hội khác để giúp cho xã hội có thể hiểu đúng về Trường và sinh viên của mình. Một điều quan trọng mà trường cần làm là để phụ huynh hiểu chính xác về môi trường mà con em mình đang theo học. Chúng tôi đã cho gửi thông báo cho phụ huynh thông qua Bản tin phụ huynh và sẵn sàng gặp trực tiếp, chuyện trò, trao đổi với các vị phụ huynh còn thắc mắc về vấn đề này. Tôi tin rằng những vị phụ huynh nào đã từng làm việc, tiếp xúc với cán bộ nhà trường thì chắc chắc sẽ có đánh giá khách quan và chính xác về môi trường giáo dục tại trường ĐH FPT.
PV: Ngoài sự cố là màn múa thiếu vải của 2 học viên Arena, các phương tiện thông tin đại chúng còn nêu lên những vấn đề liên quan đến văn hóa STCo của Tập đoàn FPT. Những sự việc này có ảnh hưởng đến FU như thế nào và các vị phụ huynh có thể lo lắng rằng liệu sinh viên có bị ảnh hưởng gì không khi được đào tạo trong một môi trường như vậy? Thầy PhongNX: Văn hóa doanh
nghiệp mà cụ thể trong trường hợp văn hóa FPT là một khái niệm rất rộng, bao gồm các giá trị cốt lõi, cách thức ứng xử, phương thức quản trị, truyền thống, trách nhiệm xã hội, các hoạt
động và phong trào. Những gì mà một số kênh thông tin, diễn đàn đưa ra mổ xẻ và quy kết là văn hóa FPT thời gian gần đây thực sự chỉ là một phần rất nhỏ của khái niệm này, cũng giống như việc chỉ lấy 2 phút sự cố ra để quy kết và đánh giá cả một đêm diễn rất nhân bản và có chất lượng kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ. Tất nhiên trong một số hoạt động nhất định thì FPT đã sai và anh Bình cũng đã đại diện cho Tập đoàn nhận trách nhiệm và gửi lời xin lỗi đến xã hội và những cá nhân liên quan. Chúng ta thực sự phải rút kinh nghiệm nghiêm túc về vấn đề này vì FPT hiện nay đã là một tổ chức “của công chúng” với gần 10.000 nhân viên, là hình tượng của nhiều bạn trẻ say mê công nghệ và được xã hội rất quan tâm chứ không còn là một công ty của vài chục người như trước. Đặc biệt hơn nữa là vì hiện nay chúng ta đã hoạt động cả trong lĩnh vực giáo dục đại học - một lĩnh vực nhạy cảm và được sự quan tâm rất lớn của nhà nước và cả xã hội. Ngoài những sai sót đã nêu trên, chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về văn hóa FPT trong suốt 20 năm qua với những giá trị như tôn trọng tính nhân bản, sáng tạo, các triết lý kinh doanh độc đáo, sự minh bạch, tình đồng đội, trách nhiệm xã hội, sự hài hước… Rất tiếc là những cá nhân đang chỉ trích văn hóa FPT lại không biết hoặc cố tình lờ đi những nét văn hóa khác của hàng nghìn con người đang ngày đêm nỗ lực vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính mình và xã hội, luôn sẵn sàng có mặt để hỗ trợ và chia sẻ với người dân tại những vùng miền gặp thiên tai, hoạn nạn, khó khăn của đất nước. Người FPT dù rất hiện đại nhưng cũng luôn biết nhớ ơn những người đi trước và lịch sử dân tộc với các chuyến đi và các hoạt động “Về nguồn”, các buổi lễ hội và nghi lễ theo đúng truyền thống, các buổi tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc. FPT luôn tạo ra một môi trường dân chủ, sáng tạo, đổi mới để cán bộ phát huy hết năng lực của họ. Nhân viên được quyền phê phán, góp ý với lãnh đạo mà không
sợ bị trù úm. Nhân viên không được phép biếu quà cáp cho lãnh đạo trong những dịp như lễ Tết. Nhân viên FPT có thể làm giàu bằng sức lao động và khả năng của chính mình chứ tuyệt đối không được kiếm dù chỉ một đồng từ việc xà xẻo tiền của công ty hay nhũng nhiễu khách hàng *… Tại trường ĐH FPT, các giá trị đó được tiếp nối và phát triển trong một môi trường có thể tuyên bố là tuyệt đối trong sạch, không có bất cứ một tiêu cực nào đang là vấn nạn của nền giáo dục quốc gia. Vì vậy các vị phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm về môi trường mà con em mình đang học tập và sinh hoạt. Điều này có thể dễ dàng kiểm chứng và so sánh nếu các vị phụ huynh dành thời gian để quan sát và tham gia trực tiếp vào các hoạt động của Trường cũng như qua đánh giá từ chính con em mình.
PV: Theo thầy, những bài học kinh nghiệm gì cần được rút ra sau sự cố vừa qua? Thầy PhongNX: Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm ở mức Tập đoàn thì anh Bùi Quang Ngọc cũng đã nói khá rõ trong bài viết đăng trên Chúng ta, đã được đăng lại trên website của FU. Về phía nhà trường và sinh viên thì sự cố vừa qua nhắc chúng ta một điều là mỗi chúng ta cần rất thận trọng và suy nghĩ nghiêm túc, thấu đáo trong các hành động của mình, của tập thể. Sinh viên là những con người trẻ tuổi, tràn đầy nhiệt huyết nhưng cũng còn nông nổi, chưa đủ bản lĩnh và kinh nghiệm nên nếu không được định hướng tốt có thể sẽ gây ra những hậu quả không nhỏ cho chính bản thân, tập thể của mình và xã hội. PV: Cảm ơn thầy đã dành thời gian để trả lời phỏng vấn. Cóc hỏi * Sử dụng một số ý trong bài viết của anh Bùi Quang Ngọc trên báo chúng ta.
No.12 October 2008 I
17
Cóc biết
Kỷ niệm FPT 20 năm
Kỳ 3 – Tiếp theo Cóc Đọc số 11
Lễ hội 1993 Năm 1993 là năm quan trọng với tôi, cũng là năm FPT kỷ niệm 5 năm ngày thành lập. Cho đến bây giờ tôi vẫn thấy rằng đó là một năm thành công nhất với FPT cả về kinh doanh, công nghệ và văn hóa. Sở dĩ quan trọng đối với tôi vì năm đó tôi được đi nước ngoài. Tôi được cử đi Hong Kong học về PB (Platform for Banking) của Olivetti. Đây là lần đầu tiên FPT cử một cán bộ kỹ thuật đi học không nhằm mục đích kinh doanh trực tiếp gì cả. Có thể coi đó như một cam kết của Công ty với công nghệ. Mặc dù trước đó đã học hơn 8 năm ở Nga, và cũng đã đi khá nhiều nước như Bun, Ru, Tiệp, Hung, Đức song Hong Kong là nước tư bản đầu tiên mà tôi đặt chân đến. Theo dự định có 2 người đi là tôi và Hùng xoăn. Tuy nhiên khi đội bạn gửi chương trình sang thì thấy toàn học phần mềm nên Hùng xoăn phải ở lại. Hình như lúc đó anh cũng hơi buồn. 20 ngày ở Hong Kong một mình thật là đáng nhớ. Bài học đầu tiên mà tôi rút ra được là mọi thứ cũng không đến nỗi đắt như mình nghĩ. Sau khi đi xe buýt đến tận khách sạn, phát hiện ra khách sạn quá sang (sau khi xài thử video đen) tôi vội vàng gọi điện nhờ anh Thăng hiện là Giám đốc Đồng Nam tìm cho chỗ ở khác rẻ hơn. Hiếm thấy anh Việt kiều nào nhiệt tình như anh Thăng. Mặc dù trước đó không hề quen biết tôi và hết sức bận bịu, anh đã tận tình giúp tôi trong việc ổn định chỗ ăn ở. Anh có mời tôi đến nhà chơi, lấy thuyền đưa tôi đi thăm cảnh chèo thuyền truyền thống ở Discovery Bay. Bây giờ anh vẫn là người bạn tốt của FPT. Học trên lớp được 3 ngày, tôi đã cảm thấy chán. Mặc dù PB là một môi
18
I No.12 October 2008
trường rất hấp dẫn và hứa hẹn, nhưng cách dạy của Tây rất chậm. Tốt hết là copy hết tài liệu mang về mò sau. Sau một tuần tôi quyết định không tham gia tiếp khóa sau mà nhờ Angelo Canepa (hiện là Giám đốc Olivetti Việt Nam) giới thiệu cho cấu trúc và các bộ phận của Olivetti Hong Kong. Sau đó tôi tìm cách đi đến các Công ty như Microsoft, Novell, Sun,... những tên tuổi lẫy lừng của công nghệ thông tin thế giới mà lúc đó ở Việt Nam vẫn chưa có dấu vết. Đến Hong Kong, tất nhiên không thể không đến Golden Center, trung tâm mua bán các thiết bị vi tính và phần mềm sao lậu. Bây giờ tôi vẫn nhớ cảm giác như mình lạc vào thiên đường vậy, thấy cái gì cũng quý. Chỉ nhớ lúc về xách cho anh Đức bảo hành hai thùng đủ các loại cable, board và copy hàng trăm đĩa mềm khác nhau. Sau này tôi còn ghé lại Golden Centre nhiều lần nữa, nhưng chẳng bao giờ thu hoạch được như lần đầu. Sau hơn một tuần đấu tranh tư tưởng, tôi đã quyết định mua một bộ Multimedia đầy đủ của Creative: Sound Blaster và Video Blaster gồm đủ cả Video-in và Video-out, giá chính xác là 995 USD. Cũng được các sếp khuyến khích vì năm đó là năm kỷ niệm lần thứ Năm thành lập Công ty. Ban Giám đốc quyết định sẽ tổ chức đại lễ hội cực kỳ ầm ĩ. Để góp vui ISC và STC quyết định sẽ liên doanh để cống hiến một chương trình Multimedia đặc biệt. Nhóm Hùng xoăn và Đức béo được giao nhiệm vụ thiết kế một hệ thống tương tự như truyền hình cáp trong khuôn viên phòng họp lớn của Khu biệt thự Hồ Tây. Mục tiêu là để replicate lại chương trình trên nhiều màn hình. Sau một hồi thử nghiệm, thất bại chán chê, bọn chúng quyết định nhờ anh Võ Mai (lúc đó đang ở Singapore) mua 4
bộ Commandor là thiết bị Multidisplay có thể nhân hình ra nhiều màn hình. Tất cả các TV của cán bộ FPT ở khu Thủ lệ đều bị trưng dụng. Nội dung chương trình được giao cho tôi và anh Bảo. Lại một lần nữa anh Bảo thể hiện là một chuyên gia lập trình xuất sắc, bất kể ngôn ngữ nào. Hồi đó, trong bộ Video for Windows của Creative có một chương trình thương mại là Action, không hiểu thế nào hỏng béng đĩa setup, tìm mua cuống cả lên không thấy. Anh Bảo quyết định dùng một chương trình khác có tên là Tempra cũng đi kèm nhưng là miễn phí. Đó là một kiểu ngôn ngữ lập trình đơn giản (script) cho phép người dùng có thể điều khiển các objects multimedia như bài hát, âm thanh, ảnh và băng video. Phải thừa nhận là tuy có khó sử dụng nhưng Tempra rất giàu về tính năng và mềm dẻo. Và anh Bảo đã nhanh chóng thành thạo. Để có nguồn dữ liệu chế biến, anh Bảo xách máy quay video (của anh Bình) đi quay lung tung: khách hàng, Công ty, các hoạt động STC. FPT cũng đã có sẵn một số băng. Chúng tôi cũng phát minh ra một phương án đưa các bức ảnh lịch sử vào máy tính mà không cần scaner màu: kê một cái bệ thật chắc cho camera (cho nó khỏi rung), dí ảnh cần lưu vào. Sau đó play băng đó trên máy tính và capture ảnh. Tuy có vất vả một chút nhưng vẫn đưa được hầu hết các cảnh lịch sử vào máy tính. Chẳng hạn như chiếc xe máy nổi tiếng của Hùng râu có cuộn dây trong hộp đèn pha. Chỉ có điều là những ảnh đó có palette màu đối lập với Windows nên khi show nó, những thứ xung quanh có màu không giống cũ nữa. Nguồn âm thanh rất đơn giản, về nhạc có bạn Hưng đỉnh, trong nhóm Hoa sữa vác Organ đến và ghi lại tất cả
Cóc biết
Kỷ niệm FPT 20 năm
các bài hát truyền thống của STC. Về lời, Mr. Bảo ra sức luyện giọng để đọc lời bình. Lại còn thuê cả một hội vỗ tay để chêm vào trong những chỗ quan trọng. Khẩu hiệu “vỗ tay” nổi tiếng của anh Bảo được phát kiến chính trong dịp này. Sau khi đã hoàn tất các phụ kiện, chúng tôi ngồi lắp ghép. Đầu tiên cũng định play ra màn hình và ghi hết vào một băng. Sau đó phát hiện ra rằng, ngay cả với cái đầu ghi hiện đại nhất của anh Ngọc, cũng không có cách nào ghép các băng lại thành một băng duy nhất mà không bị ngắt đoạn ở giữa. Đành quyết định ghép nối bằng tay tại sàn diễn. Anh Bảo lập tức dựng lên một menu để nhắc nhở tôi là người điều khiển khi nào phải ấn cái gì. Kịch bản được dàn dựng khá công phu, theo đó thì các cảnh video và nhạc nền sẽ thay đổi liên tục để khớp với bài phát biểu tổ hợp của anh Bình, Tiến, Ngọc, Trản Cuối cùng thì cũng đến ngày công diễn. Hội trường này trước đó chỉ dành cho các cuộc họp của TW Đảng. Thật là một cảnh ấn tương. Các đại biểu (kể cả quân ta) được tiếp đón từ dưới thềm, hoa cài ngực. Mỗi bộ phận được phân một góc khoe khoang những thành tựu của mình. Góc STCo đông như kiến cỏ vì là nơi trưng bày tờ báo ảnh nổi tiếng do Tú Huyền và Khánh hói làm Tổng biên tập (hiện không hiểu tờ báo này lưu lạc ở đâu?) Tuy nhiên nếu bạn muốn xem đầy đủ thì có thể xem lại bức ảnh chụp lại trong Album của STC, còn nguyên bản đã bị chú Đào Vinh xóa mất bức ảnh gây ấn tượng nhất. Cả một hội trường rộng lớn bày la liệt các màn hình máy tính và TV thể hiện cảnh sông Đà hùng vĩ (đề án Thủy điện) trong tiếng nhạc “Đoàn FPT”. Được một lúc thì có sự trục trặc, đúng lúc anh Bình đang hùng hồn cao giọng thì tôi lại ấn nhầm vào nút vỗ tay, tiếng vỗ tay trong máy được phóng to nghe cũng rất ấn tượng. Quan khách ngơ ngác, rồi cũng vỗ tay ầm ĩ. Luống cuống tôi lại bồi thêm nhạc bài “Công ty sáng tác”. Từ đó trở đi ảnh, hình, một nơi, nhạc một nơi, người phát biểu một nơi, không còn khớp với nhau
như kịch bản nữa. Tuy nhiên sau đó mọi người đều có nhận xét: “như thế FPT hơn”. Đó là câu nhận xét mà tôi rất tâm đắc và thường xuyên đem ra kiểm nghiệm. Toàn bộ hệ thống demo đó về sau còn được trưng bày tại trụ sở ISC ở 146 Nguyễn Thái Học, đặc biệt là được đem sử dụng trong dịp khai trương Ngân hàng Chinfon (lúc đó gọi là Cathay Trust), ông khách sộp của SIBA. Về sau chỉ còn mỗi Cù Huy Minh Tuấn là nhớ cách chạy demo. Sau mấy lần chuyển qua chuyển lại, giờ không thấy đâu nữa. Thật đáng tiếc cho một sự nghiệp khởi đầu hứa hẹn nhưng đã nhanh chóng mai một, để bây giờ Hùng Râu không kiếm đâu ra người lập trình Multimedia cho các trường phổ thông. Lễ hội năm 1993 thực sự là một ngày hội vĩ đại. Ngoài việc kích thích công nghệ multimedia phát triển, còn phải kể đến cuộc đua xe đạp xuyên Hà Nội do Hùng Râu đứng ra tổ chức. Cuộc đua gay go và căng thẳng không kém gì Tour de France. Mở màn bằng cảnh pe-dan bị gẫy gục dưới sức dướn của TGĐ Trương Gia Bình và anh phải dắt xe chạy bộ đoạn của mình. Kết thúc bằng pha lâm ly: em Bình (hiện ở phòng kế toán FPT), buông tay lái ngất xỉu trong lúc Hùng kều (Zodiac) bật sampanh mừng chiến thắng. Nếu hồi đó ISC có thêm một số nữ nữa thì chắc đã thắng cuộc. Chặng cuối, từ Láng Hạ về Giảng Võ, Vũ Mai Hương đã dẫn trước cả ki-lo-met. Các chàng trai kiểu Tiến béo, Hải kều, Thắng còm, Nam béo,... phi xe máy bám theo đông như kiến, anh nào cũng cố sờ tay vào xe của nàng vừa để lấy danh vô địch, vừa để lấy oai với người đẹp. Chẳng hiểu bọn chúng ghét nhau hay tay chân loạng quạng thế nào mà em Hương tự dưng ngã lăn đùng, xe thành hình số 8, người đầy xây xước. Về sau họp kiểm điểm, Hương chỉ khóc mà không nói được câu nào. Bí mật đấy coi như bị đi vào quên lãng. Một chương trình ấn tượng khác là chương trình Ngân hàng Client-Server.
Hồi năm 1993-1994, thuật ngữ “Open System” rất được ưa chuộng. Trong các cuộc khẩu chiến, cánh UNIX, ORACLE thường thắng thế. Chúng tôi được IBM xúi rằng, “Open System” là cái đinh, Client-Server mới là ác chiến. Sau khi Nam đi học về PB (Platform for Banking), một môi trường C/S của Olivetti. FPT quyết định mua một bộ các công cụ demo Ngân hàng của Oliveti, trị giá tới hơn 7000 USD. Có lẽ đây là một trong những đầu tư quan trọng, phức tạp và tốn kém nhất của Công ty. Bộ công cụ bao gồm: - Máy chủ Olivetti LSX 5010, to đùng, tráng kiện, có cài UNIX SVR4 và LanManager - Cơ sở dữ liệu Informix - Card X.25, cho phép ghép nối mạng LAN với mạng X.25 - Máy đọc thẻ từ - Máy ghi thẻ từ - Máy in sổ có đầu đọc và ghi thẻ từ - PB for UNIX - PB for Windows Tóm lại là một mớ những phần mềm và thiết bị đầy công nghệ. Để thấy mức cao của công nghệ, xin kể một chuyện: Hồi đó FPT đang còn duy trì việc thi chuyên môn cho những nhân viên mới. Phải thừa nhận đó là một cuộc thi khá phức tạp, thậm chí có phần khó hơn luận văn tốt nghiệp. Tỷ dụ như câu hỏi ưa thích của Đức béo là: “Làm thế nào để cắt đôi con 8866?” (hoặc con gì đó, tôi không nhớ rõ). Của Trần Ngọc Trí là: “Hãy viết một chương trình bat có 500 dòng lệnh để tìm được file cần thiết” (tương tự như find file của Word bây giờ). Nhiều chiến sĩ đã có kinh nghiệm hẳn hoi mà vẫn phải ngậm ngùi nhận 0 điểm. Đình Anh khi đó vì mới vào nên cũng phải thi. Hắn là một tay láu cá, biết có học cũng trượt bèn dùng võ cùn.
....
xem tiếp trang 35
No.12 October 2008 I
19
Cóc đẹp Tự phê
Trước khi bắt đầu đọc bài viết này, xin các bạn 3 giây thôi, 3 giây để nhớ lại xem lần mình ngồi trước màn hình máy tính lâu nhất code một bài lập trình là mấy tiếng? Ai đó trả lời 5, ai đó là 6, có người là 7 tiếng…. Đôi khi, bài của bạn đỏ rực với những breakpoints. Đôi khi, máy tính của bạn đơ liên tục bởi lỗi con trỏ. Hay những đêm, bạn gục đầu bên máy tính thất vọng hoặc chạy loanh quanh nhà tìm xem có cái búa nào đủ lớn để đập CPU ra không?
Cần một chữ “nhẫn” Những lúc như vậy, chúng ta có ba lựa chọn: bó tay trước bài tập đó, ngồi lì đến tận sáng để làm cho xong. Còn một cách mà trên lý thuyết có vẻ khôn ngoan hơn cả là tắt máy nghỉ ngơi để tiếp tục bài tập vào hôm sau. Nhưng không ít lần chúng ta đi vào con đường thứ nhất Kiên nhẫn khi deadline đã tới không phải chân. Các Cóc có biết rằng khi đã bó là một món tay một lần, chúng quà của ta sẽ dễ dàng chịu thua lần thứ hai. tạo hóa ban Cho dù bạn có tin tặng cho riêng ai đó, nó là món quà mà chính vào điều đó hay không thì nó vẫn bản thân các Cóc có thể tự tặng cho mình là sự thật. Dân IT qua mỗi ngày luyện tập. Nếu như hôm nay, điển hình thường chọn cách thứ hai bạn chỉ có thể kiềm chế bản thân để ngồi (mặc cho khoa code 4 tiếng thì ngày mai hãy cố lên 4 tiếng học hết lời khen ngợi phương án 15 phút, và rồi 4 tiếng rưỡi, 5 tiếng… Hãy cuối cùng). Vì sao thử lắng nghe một vài người bạn nói chuyện ư? Vì say nghề? Vì cay cú? Vì áp lực mà không cắt ngang và hãy thử cố gắng đọc phải hoàn thành hết một quyển sách hay mà trước đó bạn bài? Tất cả những điều đó hoàn toàn chưa bao giờ bình tĩnh để đọc hết từ đầu đến chính xác nhưng cuối. chưa đủ. Chìa khóa quan trọng trong những trường hợp “nhẫn”, có lẽ thật thiếu sót nếu không bài vở quá chán, gần như vô phương nhắc tới việc học ngoại ngữ, đặc biệt là cứu chữa chính là tính kiên nhẫn, cụ tiếng Nhật. Thật ra, bản thân Cóc viết thể hơn đó là sự kiên cường và nhẫn bài này không giỏi tiếng Anh và cũng nại để vượt qua vô số các chướng ngại chỉ mới bập bẹ học tiếng Nhật. Cứ sau vật như vậy. mỗi bài kiểm tra tiếng Nhật trên lớp Nói về chuyện học tập và chữ với những điểm số không lấy gì đáng
20
I No.12 October 2008
tự hào cho lắm, Cóc tôi lại có cảm giác chán nản và không tin rằng mình có đủ sức đi tiếp. Hỏi những người đã từng học trước, ai cũng nói rằng yếu tố then chốt của việc học ngoại ngữ nói chung là chăm chỉ, và đối với cô nàng tiếng Nhật đỏng đảnh, người ta cần gấp đôi liều lượng thuốc kiên trì. Ngẫm ra thì lý thuyết trên thật là đúng. Ai có thể học đươc chữ Kanji nếu không dành cho tiếng Nhật hàng giờ tập viết? Nhưng lý thuyết quả thật bao giờ cũng là một quá bóng ảo tưởng. Rất nhiều Cóc đã quyết định chịu thua trước tiếng Nhật bằng cách bảo lưu hoặc cố gắng học hành chống đối cho xong. Vậy là rất có thể chúng ta sẽ phí hoài 4 năm ngồi trên giảng đường Trường Đại học FPT – quãng thời gian mà đáng ra chúng ta sẽ nắm được tiếng Nhật trong tay nhưng lại để nó tuột mất vì không kiên trì.
Biết lắng nghe Cóc FU thường được khen là
Cóc đẹp Tự phê
“chém gió” hay. Nhưng điểm yếu của chúng ta nói riêng và người Việt Nam nói chung là lắng nghe kém. Bạn có thể đứng trước lớp thuyết trình về một vấn đề gì đó, nhưng lại gật gù ngủ bên dưới khi các bạn khác trình bày hoặc thầy giáo giảng bài ở bên trên. Sự thật thì đúng là nghe làm người ta dễ buồn ngủ hơn nói. Nhưng đôi khi, kiên nhẫn lắng nghe là cách tốt nhất giúp chúng ta có thể học tập, cũng như làm các việc khác trong cuộc sống. Một lần nào đó, Cóc nhà ta đã từng trót hiểu nhầm một người bạn, nhưng lại không đủ kiên nhẫn để nghe giải thích và tìm hiểu sự thật đến nơi đến chốn. Vậy là một hệ quả tồi tệ được kéo theo: Cóc ta không thể kìm chế được cảm xúc và hấp tấp trách móc người bạn đó. Cuối cùng, chỉ vì thiếu đi sự lắng nghe và nhẫn nại suy nghĩ cách giải quyết mà rất có thể chúng ta sẽ mất những người bạn tốt.
Không nản Làm đấng mày râu, hẳn nhiều Cóc FU nam đã từng có lần rung động trước một girl đáng yêu nào đó. Một số người thì hăng hái đánh nhanh thắng nhanh, một số khác lại thầm lặng hơn kháng chiến lâu dài. Nhưng thật khó để lúc nào cũng giữ được tinh thần luôn ở mức Top để vượt qua các thử thách của người mình thích. Hôm thì chờ nàng ngoài cổng nửa tiếng, hôm thì được người yêu mời vào nhà uống nước và… tiếp chuyện kháng chiến chống Mỹ của ông nàng. Hoặc em nàng đòi đi ăn kem cùng trong một buổi tối lãng mạn... Đó là các chướng ngại vật ngăn cản Cóc nhà ta đến được trái tim cô gái. Nhiều người đã chọn biện pháp nhàn hạ nhất là rút lui mỗi khi gặp khó khăn. Nhưng rồi các mối quan hệ dở chừng như thế sẽ mang lại cái gì? Một trong những cách hiệu quả là cố gắng bám trụ theo cách “đẹp trai không bằng chai mặt”. Tuy thế, cuộc đời còn có những tình huống éo le hơn: giả sử người yêu bạn nhận được một học bổng du học, bạn ở nhà một mình, liệu bạn có thể chờ đợi người đó bốn, năm năm trời? Trước những mối
quan hệ như vậy, Cóc kiên cường và nhẫn nại được đến thế nào?
Sự bền bỉ Hôm trước ban biên tập chúng tôi có lên Xuân Hoà để tìm nguồn sống mới cho nội san Cóc Đọc. Thật ra là chuẩn bị cũng chẳng có gì ngoài việc hẹn hò giờ giấc và phương tiện đi lại. Tuy nhiên, có một điều quan trọng mà mấy anh em đều thống nhất, đó là: Nói gì thì nói cũng phải cho các Cóc Khoá 4 thích viết báo hiểu được việc gì cũng đòi hỏi sự bền bỉ, kiên nhẫn, đặc biệt là viết lách. Đó là bài học chúng tôi đã ngấm khi xót xa nhìn thấy những cộng tác viên lần lượt ra đi vì nản. Thật vậy, không cảm thấy nản sao được khi bài của mình chỉnh đi chỉnh lại đến 3, 4 lần mà cũng không được đăng, không nản sao được khi mấy tháng trời ròng rã gửi bài vẫn chẳng thấy thành quả… Và kể cả bản thân những người trong Ban biên tập đôi khi cũng chật vật với từng câu chữ để rồi lại ngậm ngùi tự hoãn bài của chính mình. Thế rồi sự tha thiết ban đầu dường như tan biến, chỉ còn lại nỗi chán nản khiến cho lòng người hẹp lại và cuối cùng là dần rời xa và bỏ cuộc.
thành công. Và bạn có phẩm chất đó của một người thành công chưa? Kiên nhẫn không phải là một món quà của tạo hóa ban tặng cho riêng ai đó, nó là món quà mà chính bản thân các Cóc có thể tự tặng cho mình qua mỗi ngày luyện tập. Nếu như hôm nay, bạn chỉ có thể kiềm chế bản thân để ngồi code 4 tiếng thì ngày mai hãy cố lên 4 tiếng 15 phút, và rồi 4 tiếng rưỡi, 5 tiếng… Hãy thử lắng nghe một vài người bạn nói chuyện mà không cắt ngang và hãy thử cố gắng đọc hết một quyển sách hay mà trước đó bạn chưa bao giờ bình tĩnh để đọc hết từ đầu đến cuối. Với sự tập luyện đều đặn, chắc rằng ngày mai, Cóc nhà ta sẽ không chỉ có IQ mà còn có rất nhiều các chìa khóa khác để tra vào cánh cửa thành công, trong đó có sự nhẫn nại và kiên định.
Puppy
Mở cửa thành công Theo nhà tâm lí học Mỹ Paul Sloltz – cha đẻ của khái niệm AQ: người có AQ thấp thường dễ buông xuôi trước nhiều vấn đề trong cuộc sống, người có AQ cao sẽ ít khi đầu hàng và dễ dàng trở thành lãnh đạo trong tương lai. Vậy sự kiên nhẫn mà chúng ta tranh luận ở trên có phải là một phần của AQ? Vì vậy, kiên nhẫn, cố gắng không bao giờ đầu hàng buông xuôi trước mọi việc là một trong những phẩm chất làm nên
No.12 October 2008 I
21
Cóc học
Chuyện học tập của sinh viên
Cụm từ “Programming style” có lẽ không đến nỗi quá xa lạ với các Cóc-đơ (coder) chúng ta. Nhưng dạo qua một vòng lib, lab thì mình nhận thấy: quả thực Các Cóc-đơ nhà mình vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm lắm trong vấn đề làm đẹp cho code của mình. Vấn đề chủ yếu xuất phát từ các lỗi xuống dòng bừa bãi, lỗi đặt tên và lộn xộn trong tư duy. Tất nhiên phong cách code của mỗi người là một khác, nhưng vẫn phải theo một vài nguyên tắc chung. Bài viết này sẽ lướt sơ qua về một vài quy tắc tiêu biểu.
Các quy tắc: Cách đặt tên cho biến và hàm
Trong lập trình thường dùng hai cách đặt tên chính: - Pascal Case: (hay còn gọi là Upper camel case) Là phương thức đặt tên mà các chữ cái đầu mỗi từ được viết hoa, các chữ còn lại được viết thường. Ví dụ: UpperCamelCase, GetThisObject - Camel Case: (hay còn gọi là Lower camel case) Là phương thức đặt tên mà chữ cái đầu tiên được viết thường, các chữ cái đầu mỗi từ được viết hoa, các chữ cái còn lại được viết thường. Thường dùng cho member (tên biến, tên class, …) . Ví dụ: lowerCamelCase, getThatObject.
Một số quy tắc đặt tên các bạn nên tuân theo để tạo thói quen lập trình:
- Sử dụng tiếng Anh, không dùng tiếng Việt, không phải soft nào cũng hỗ trợ tiếng Việt mà nếu viết tiếng Việt không dấu rất dễ gây hiểu lầm. Đặt tên giàu tính mô tả, liên tưởng cho các biến toàn cục và tên ngắn gọn cho các biến cục bộ. Sử dụng hợp lý danh từ và động từ. Ví dụ: Với biến toàn cục: int nPoint; để tạo ra biến đếm số số point void setPoint(); để tạo hàm cài đặt giá trị point int getPoint(); để tạo ra hàm trả về giá trị của point Nhưng với biến cục bộ; int i=0; biến đếm cục bộ int n; số số point cục bộ - Tên hằng thì viết hoa toàn bộ và giữa các từ cách nhau bằng dâu gạch chìm ( _ ) Lưu ý: Tên hằng không theo quy tắc camel hay pascal. const int NumberOfElements 100 // Sai. const int NUMBEROFELEMENTS 100 // Sai. const int NUMBER_OF_ELEMENTS 100 // Đúng. - Tên biến thì được viết theo Pascal Case và được đặt theo phong cách Hungarian (có phần tiếp đầu ngữ - prefix, thể hiện kiểu dữ liệu của biến: Ví dụ: char - c, int - i, float - f ). int ituso, imauso; // Sai. int iTuso, iMauso; // Sai. int iTuSo, iMauSo; // Đúng.. - Tên kiểu dữ liệu tự định nghĩa được viết theo Pascal Case và phải là danh từ. class hocSinh{}; // Sai class HocSinh{}; // Đúng
22
I No.12 October 2008
Cóc học
Chuyện học tập của sinh viên
- Tên biến kiểu dữ liệu tự định nghĩa (struct, class) được viết theo Camel Case và không có tiếp đầu ngữ. HocSinh hsHocSinh; // Sai HocSinh hocSinh; // Đúng - Tên hàm được viết theo Camel Case và phải là động từ thể hiện hành động cần thực hiện. int CheckForBadValue(long lValue) // Sai. int checkForBadValue(long lValue) // Đúng. Biểu thức và lệnh - Viết các lệnh “thò ra thụt vào” (indent) để nêu bật cấu trúc của chương trình. Sử dụng dấu xuống dòng hợp lí Ví dụ đoạn code sau:
Có thể viết lại thành
for (n++;n<100;field[n++]=’\0’); *i = ‘\0’; return( ‘\n’);
For ( n++; n < 100; n++ ) field[ n ] = ‘\0’; *i = ‘\0’; return ‘n’;
- Điều kiện và lệnh nên đặt ở hai dòng khác nhau if (true) doSomething(); nên sửa thành if (true) doSomething(); - Các câu lệnh nằm giữa dấu ‘{‘, ‘}’ được viết cách vào một khoảng tab. (Các bạn chú ý các lệnh ngang cấp độ nhau thì viết thẳng hàng chứ không nên thò ra thụt vào tuỳ ý). - Các câu lệnh ngay sau if, else, while, for được viết cách vào một khoảng tab.
- Sử dụng cặp dấu ngoặc (,) để tránh nhập nhằng về thứ tự thực hiện của các toán tử while( ( c == getchar() ) != EOF ) - Tách các biểu thức phức tạp thành các biểu thức đơn giản hơn Ví dụ có đoạn code sau:
*x += ( *xp = ( 2*k < ( n – m ) ? c[ k + 1 ] : d[ k -- ] ) ); có thể viết lại thành if( 2*k < n – m ) *xp = c[ k + 1 ]; else *xp = d[ k-- ]; *x += *xp;
No.12 October 2008 I
23
Cóc học
Chuyện học tập của sinh viên
Comments
Trích ví dụ một code chuẩn từ senecac // Regression Analysis Calculator // Assignment 1 // regression.cpp // BTP200 // Jan 20 2005 // Jan 28 2005 - Data => DataSet #include <iostream> #include <iomanip> using namespace std; #include “DataSet.h” #include “regression.h” int main ( ) { bool keepgoing; int choice, noDataSets; DataSet data[MAX_DATA_SETS];
Đừng bao giờ nghĩ comments là công việc lằng nhằng và mất thời gian. Comments rất quan trọng trong việc debug, team work … và quyền lợi sát sườn của chúng ta là để thầy cô dễ chấm điểm hơn. Có hai loại comments là // và /* */ // hay dùng để comments theo dòng các ý nhỏ /* */ hay được dung để debug hơn.
Một số chú ý khác: - Luôn đặt #include #define trên cùng - Sau đó khai cái các biến toàn cục, class hay struct - Luôn code hàm main() đầu tiên để tạo ra design của bài toán rõ rang nhất
noDataSets = 0; keepgoing = true; cout << “Regression analysis (x on y)\n” Hi vọng sau bài viết này các << “============================\n”; bạn sẽ có một số khái niệm cơ bản do { hơn về style lập trình. Nó sẽ thực sự choice = menu(); có ích cho các bạn khi code những switch (choice) { bài toán dài, làm việc nhóm, sửa case LOAD: code cho bạn bè… và để đạt điểm loadDataSet(data, &noDataSets); cao trong những bài test ở những break; kỳ học sau. case STATS: displayStats(data, noDataSets); Trần Bá Khoa break; case QUIT: keepgoing = false; break; default: cout << “Choice not implemented!” << endl; } } while (keepgoing); for (int i = 0; i < noDataSets; i++) data[i].closeUp(); cout << “Have a nice day!” << endl; return 0; }
24
I No.12 October 2008
Cóc học
Chuyện học tập của sinh viên
Bạn là người thông minh? Câu trả lời quá rõ ràng là yes. Vì bạn đã là Cóc FU mà. Việc bạn vượt qua kì thi toán lôgic của trường để trở thành một FUer đã chứng minh điều đó. Nhưng bạn đã thực sự là người thông minh toàn diện chưa? Thật khó để trả lời được câu hỏi này. Tuy nhiên, để giúp mỗi chúng ta hiểu thêm về bản thân cũng như đánh giá đúng năng lực và vị trí của mình, Cóc Đọc xin giới thiệu đến các bạn một số loại chỉ số thông minh - những chìa khoá giúp chúng ta thành công trong cuộc sống.
1. IQ và EQ Hai khái niệm IQ (Intelligence Quotient) và EQ (Emotional Quotient) có lẽ đã quá quen thuộc với các Cóc FU. Ngay từ những tuần Orientation đầu tiên, các Cóc đã được nghe nói chuyện về hai chỉ số này. Nếu như IQ là chỉ số thông minh về mặt trí tuệ tức là đong đếm khả năng tiếp thu tri thức của chúng ta thì EQ là thước đo về khả năng nhận biết, kiểm soát và sử dụng cảm xúc.
2. AQ Nhưng trong cuộc sống đôi khi có những thành công không thể được giải thích bằng IQ hay EQ. Các Cóc chắc hẳn chưa quên hình ảnh anh “Đặng Hoàng Phúc” - hiệp sĩ công nghệ thông tin - người đã đến giao lưu cùng sinh viên FPT vào cuối năm 2007 sau khi nhận giải thưởng Quả Cầu Vàng. Mặc dù hai mắt không thể nhìn được, nhưng anh vẫn làm được những việc hết sức phi thường khiến cho những người hai mắt tinh tường cũng phải nghiêng mình nể phục. Những trường hợp như vậy liệu có thể chỉ giải thích bằng các chỉ số IQ hay EQ. Dĩ nhiên không ai dám phủ nhận rằng anh Phúc thực sự rất thông minh, nhưng điều đó là chưa đủ. Chắc chắn rằng ngoài những yếu tố về khả năng tiếp thu tri thức và nhận biết cảm xúc,
trong anh còn có một phẩm chất nữa đang ngời sáng. Sau rất nhiều nghiên cứu về những trường hợp vượt khó như vậy, nhà tâm lý học người Mỹ Paul G. Stoltz đã công bố một khái niệm mới: chỉ số thông minh vượt qua nghịch cảnh AQ (Adversity Quotient). Sự ra đời của AQ như gãi đúng vào chỗ ngứa của cả thế giới. Riêng Việt Nam, từ xưa cha ông ta đã nhận ra được tầm quan trọng của loại trí tuệ này khi lưu truyền các câu tục ngữ như “Thời thế tạo anh hùng”. Bởi lẽ cuộc sống thường gắn liền với những khó khăn và thử thách. Những nghịch cảnh đó như con dao hai lưỡi, nó có thể khiến người ta tụt dốc không phanh nhưng cũng có thể lại là cơ hội rất tuyệt vời đối với những anh hùng thật sự - những người có khả năng đương đầu và vượt qua chướng ngại vật để đạt được đến mục đích của cuộc đời.
3. PQ – CQ – CQ Một loại chỉ số nữa đó là PQ (Passion Quotient) - chỉ số đam mê. Hai người bạn thân của PQ đều có tên viết tắt là CQ, trong đó một người là Curiosity Quotient - chỉ số hiếu học, còn người kia là Career Quotient - chỉ số nghề nghiệp. Curiosity Quotient được nhắc đến trong cuốn sách nổi tiếng “Thế giới phẳng” của Thomas L.Friedman. Theo tác giả, trong một thế giới phẳng PQ + CQ > IQ, có nghĩa là sự hiếu học kết hợp với niềm đam mê còn quan trọng hơn trí thông minh. Điều này cũng dễ hiểu bởi một người luôn luôn muốn học hỏi đồng thời lại có đam mê thì hiển nhiên anh ta sẽ nhận được thành quả tốt hơn một người thông minh nhưng không chú ý đến việc tiếp thu kiến thức. Bất đẳng thức này gần giống với một câu tục ngữ của Việt Nam: “Cần cù bù thông minh” bởi Passion Quotient và Curiosity Quotient chắc chắn sẽ tạo nên sự cần cù, lăn xả vào công việc. Điều này làm chúng ta nhớ đến các hoạt động phong trào. Những người
tham gia hầu hết đều không thuộc diện thông minh kiệt suất nhưng họ có nhiệt huyết, đam mê, mong muốn học hỏi, tìm tòi. Và đây chính là lời giải thích vì sao những người “bình thường” ấy lại có những thành công lớn trong cuộc sống. Còn về Career Quotient, đó là một chỉ số đánh giá cách quản lý công việc của bạn. Điều này thể hiện đầu tiên ở việc bạn chọn được một nghề đúng, phù hợp với năng lực của bản thân. Rất nhiều sinh viên sau khi ra trường đã làm trái nghề được dạy. Bất hạnh hơn nữa, một số người, sau khi đã phấn đấu làm việc trong một thời gian dài để thăng tiến rồi nhận ra rằng mình đã chọn sai đường. Người có chỉ số Career Quotient và Passion Quotient rất được coi trọng trong công ty bởi họ là những người thực sự yêu nghề. Các kĩ sư công nghệ thông tin vẫn nổi tiếng với việc làm việc chăm chỉ, thông đêm có lẽ cũng nhờ có hai chỉ số này cao. Và bạn, một Cóc FU – kĩ sư công nghệ thông tin tương lai đã có được phẩm chất đó chưa?
4. SQ SQ là chữ viết tắt của Social Quotient - một khái niệm chỉ mức độ hoà nhập của một cá nhân vào tập thể lớn thông qua khả năng đánh giá con người, sự vật, hiện tượng và cách xử lý tình huống khôn khéo. Bạn có thể thấy trong lớp mới của mình, có những người rất nhanh chóng hoà đồng, kết giao với mọi người. Ngày nay, tất cả mọi công việc đều hướng tới tính chất tập thể, cộng đồng. Vì vậy, Social Quotient thực sự trở nên quan trọng hơn bao giờ hết bởi nó là chiếc cầu nối giữa con người với con người.
xem tiếp trang 55
No.12 October 2008 I
25
Cóc sống
Chuyện đời sống sinh viên
Cuộc sống của mỗi con người hạnh phúc và có ý nghĩa bởi vì được tổng hoà mối quan hệ với những người xung quanh. Thử tưởng tượng rằng nếu một ngày mà bạn không giao tiếp với ai đó hoặc là bạn đang sống thực vật, hoặc bạn là Rô-bin-sơn của thế kỉ 21. Trong tất cả những mối quan hệ, thì quan hệ bạn bè vừa giản đơn lại vừa phức tạp hơn cả. Chúng ta hãy cùng suy ngẫm xem tình bạn đơn giản và phức tạp như thế nào nhé.
Có bao giờ bạn tự hỏi, tình bạn có mấy loại không? Tình bạn có lợi hay có hại? Sau khi đã trả lời được hai câu hỏi đó rồi, bạn có thể nói chính xác về từng loại tình bạn đó không? Theo tôi, cho dù bạn có mối quan hệ bạn bè
26
I No.12 October 2008
Có lẽ mỗi người trong chúng ta đều nhận thấy bạn bè là một phần rất quan trọng trong cuộc sống. Tình bạn đúng nghĩa là thứ tình cảm thiêng liêng trong sáng, rất đáng trân trọng. Ở một góc độ nào đó, tình bạn còn đẹp hơn tình yêu, vì trong tình bạn không có sự sở hữu, tính ích kỷ của tình yêu và tình yêu sẽ đẹp hơn nếu được xây dựng vững chắc từ tình bạn. rộng đến đâu thì tình bạn cũng chỉ nằm trong 4 loại: bạn bè, bạn thân, bạn đời, và bạn…đểu.
Bạn bè Chúng ta hãy bắt đầu từ thứ tình cảm đơn sơ nhất, đó là tình cảm bạn bè. Đây là cấp độ thấp nhất về quan hệ tình cảm của hai người đồng trang lứa, bắt đầu từ bạn bè, sau đó mối quan hệ mới có thể tiến triển hơn. Để có một người bạn hoàn toàn không khó, bởi con người luôn có xu hướng xích lại gần nhau, luôn muốn tìm đến người đồng điệu về hình thức lẫn tâm hồn. Vì vậy, cần cởi mở tấm lòng một chút, cười nhiều hơn một chút thì chắc chắn sẽ có rất nhiều người đến bên cạnh bạn, cho dù bạn là người sôi nổi, hài hước hay trầm tính, ít nói. Khi đã là bạn bè rồi thì tùy vào sự đồng điệu, sự tìm hiểu và thông cảm lẫn nhau, đối xử với nhau như thế nào, và quan trọng nhất là thái độ đối với tình bạn đó ra sao sẽ quyết định mức độ của mối quan hệ sẽ tiến đến đâu. Mức độ cao nhất của loại
tình cảm “bạn bè” là bạn xã giao hay bạn xã hội. Cũng có thể nói về tình bạn ở mức độ này là: “Anh tốt với tôi thì tôi sẽ tốt với anh” hoặc đó là kiểu tình bạn “hai bên cùng có lợi”. Tức là tình bạn này có thể có cũng được, mà không có cũng được, nó không quan trọng và không ảnh hưởng đến cuộc sống của những người trong mối quan hệ đó.
Bạn thân Khi hai người bạn mới quen và bắt đầu tìm hiểu nhau. Họ sẽ tìm thấy ở nhau sự đồng cảm sâu sắc ở mặt nào đó. Chẳng hạn như: họ có cùng nhau sở thích ca hát, đá bóng, thích nghiên cứu chung một đề tài hay thậm chí thích mặc đồ hiệu giống nhau... Từ đó, họ sẽ tìm đến với nhau nhiều hơn, thấy vui vẻ khi tiếp xúc và mối quan hệ này sẽ trở nên thân thiết hơn. Có những người chỉ vừa mới gặp nhau mà đã cảm thấy như có một sợi dây tình cảm kết nối, họ tự nhận thấy điều đó trong đầu mình. Đó có thể gọi là cơ duyên hay là linh cảm tình bạn cũng được,
Cóc sống
Chuyện đời sống sinh viên thậm chí tính cách của họ rất khác nhau, nhiều lúc còn trái ngược, nhưng trong tâm khảm họ vẫn không thể xa cách người kia được. Họ sẵn sàng giúp đỡ nhau trong gian khó, hoạn nạn và nảy sinh tình cảm thân thiết. Những tình bạn như thế được gọi là tình bạn thân . Bạn thân có nhiều mức độ nhưng nhìn chung tình bạn rất bền vững từ những mối quan hệ tốt đẹp, khiến cho con người trở nên nhân ái và xã hội hạnh phúc hơn. Cũng có một trường hợp nữa, đó là tình bạn từ thuở thơ ấu, với những con người đã lớn lên cùng nhau từ khi lọt lòng. Đa phần những tình bạn này rất tốt, họ rất hiểu và luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau. Nhưng người viết cũng đã chứng kiến có trường hợp những người bạn ấy không thể đi cùng nhau trên một con đường, nên tình bạn này chỉ được coi là thân về mặt thời gian.
Bạn đời Chúng ta vừa xét xong trường hợp bạn thân nói chung, và khi tình cảm bạn thân ấy tiến triển thêm một bước nữa. Tức là con người trong những mối quan hệ ấy đã coi nhau như chính bản thân mình. Họ có thể chia sẻ và thông cảm với nhau những điều tưởng chừng như không thể kể với ai khác. Nếu tình bạn thân ở giữa hai người đồng giới, đó sẽ là tình bạn tri kỉ tri giao. Hai người này rất nặng mối thâm tình, họ coi nhau như anh em ruột thịt, có thể ăn cùng mâm, ngủ cùng chiếu, chia sẻ với nhau mọi cay đắng ngọt bùi trong cuộc sống này. Khi một người gặp bất trắc nguy nan, người kia sẽ không quản ngại đến bản thân để giúp đỡ cho bạn. Trong sách vở cũng đã ghi lại không ít những tình bạn như vậy, đó là tình bạn giữa Lưu Bình-Dương Lễ, hay ba anh em Lưu BịQuan Vũ-Trương Phi thời Tam Quốc, họ cùng nguyện thề sát cánh bên nhau cho đến tận lúc chết. Có tình bạn giữa hai người khác giới trở thành phu thê. Còn gì hạnh phúc hơn nếu trong một mái ấm, người vợ có thể thấu hiểu, chia sẻ và thông cảm mọi ưu tư với chồng, còn người chồng thì yêu vợ bằng một tình yêu trong sáng dựa trên sự tôn
trọng đối với người bạn thân thiết nhất của mình. Cũng có một số người khác giới mãi mãi chỉ là bạn thân như vậy, nhưng tình cảm của họ cũng rất gắn bó, họ thông cảm và yêu quý bạn mình. Con người sống trên đời ai cũng mong muốn được chia sẻ, có được người hiểu và thông cảm với mình, có người sẵn sàng giúp đỡ mình trong lúc khó khăn. Nếu như cuộc sống có được một người bạn tri kỉ thì quả thật là duyên kỳ ngộ, đáng quý vô cùng.
Bạn đểu Trở lại với tình cảm bạn bè đã nói đến ở trên, chúng ta rất dễ có bạn nhưng cũng chính vì dễ dàng có bạn nên chúng ta thường có những suy nghĩ sai lầm về tình cảm bạn bè, thậm chí đôi lúc coi thường. Chúng ta thường hay nói: “Bạn bè ấy mà”... hay “Chỉ là bạn bè vớ vẩn ấy mà”... những mối quan hệ này thường dẫn đến hậu quả là “bè” chứ không phải bạn. Tức là người quan hệ với bạn vì một mục đích nào đó chứ không phải vì sự đồng cảm hoặc cảm tình gì với bạn cả. Mối quan hệ này dần dần sẽ thành “bạn đểu”. Họ tìm đến với nhau không vì cảm tình, sự đồng điệu về sở thích, tâm hồn mà vì mục đích có lợi cho cá nhân. Mối quan hệ bạn bè này dựa trên sự lợi dụng, có thể là tiền bạc, quyền lực, địa vị hay là tình cảm. “Bạn đểu” có nhiều mức độ khác nhâu nhưng thường là mang đến những điều không hay cho một người trong tình bạn đó. Có thể là sự ganh đua không lành mạnh trong học tập,
công việc, sự trù úm của cấp trên với cấp dưới, hay là sự triệt hạ lẫn nhau trong làm ăn. Có người nhìn thấy nhau đã thấy cảm tình, thì cũng có người vừa gặp nhau đã có ác cảm, họ không muốn hợp tác và không có tinh thần xây dựng với người đối diện nữa, chính những điều này dẫn tới một tình “bạn bè” trở thành “bạn đểu”.
Ý nghĩa của tình bạn Có lẽ mỗi người trong chúng ta đều nhận thấy bạn bè là một phần rất quan trọng trong cuộc sống. Tình bạn đúng nghĩa là thứ tình cảm thiêng liêng trong sáng, rất đáng trân trọng. Ở một góc độ nào đó, tình bạn còn đẹp hơn tình yêu, vì trong tình bạn không có sự sở hữu, tính ích kỷ của tình yêu và tình yêu sẽ đẹp hơn nếu được xây dựng vững chắc từ tình bạn. Mỗi người chúng ta giống như một bức tranh được phối bởi những gam màu khác nhau, nhìn ở góc độ này thì sẽ đẹp, còn ở góc khác thì không. Nếu như chúng ta có thể nhìn được những mặt đẹp nhất ở bạn bè mình thì chúng ta sẽ là người hạnh phúc nhất, chúng ta sẽ chỉ có bạn tốt chứ không có ai là bạn đểu cả. Hãy trân trọng tình bạn của mình hơn, đừng đối xử với tình bạn bằng sự coi thường, vì khi từ một người bạn thân trở thành bạn đểu thì thật đáng buồn biết bao.
No.12 October 2008 I
27
Cóc sống
Chuyện đời sống sinh viên
MỘT NĂM XA NHÀ...
Thế là con đã xa nhà một năm rồi. Khoảng thời gian này năm ngoái, con mới lên Hà Nội học. Bố mẹ thương lắm, sáng dậy sớm đón xe khách đưa con lên nhà trọ, nói chuyện với bác chủ nhà rồi sửa sang lại phòng và mua thêm đồ đạc cho con. Mấy ngày đầu, ngày nào bố mẹ cũng gọi điện hỏi thăm con: Đã ăn cơm chưa? Ăn món gì? Con chẳng thích như thế vì con thấy mình đã lớn rồi, mấy việc nhỏ ấy con sẽ làm được, bố mẹ không cần phải nhắc nhiều đến thế. Mẹ lại còn hỏi: Con có nhớ nhà không? Con cũng không biết trả lời thế nào vì sự thật con sống rất tự do, chẳng thấy nhớ nhà gì cả. Thế rồi con lên Xuân Hoà, ăn bữa cơm lính đạm bạc mới ước được ăn cơm nhà mẹ nấu, nằm giường lính mới nhớ cái giường ở nhà… Nhưng con vẫn còn mải vui với các bạn nên cũng chẳng thích bố mẹ gọi lên chăm bẵm từng tý một. Với cả đi rèn luyện, ai kêu ca làm gì, các bạn khác cũng ở như con, có đứa nào bảo nhớ nhung nhà cửa gì đâu.
28
I No.12 October 2008
Về Hà Nội, những ngày cuối thu, bắt đầu vào học chính thức, con lại bận bịu với những bài vở mới, cũng chẳng còn thời gian nhớ thương. Rồi gió đông về, con chưa có quần áo rét. Lúc này, con mới chịu gọi điện về nhà bảo mẹ gửi quần áo lên. Mẹ thương con bị rét, gói đồ gửi lên ngay. Ở nhà, con rất thích mùa đông, nhưng xa nhà rồi thì chẳng thích tẹo nào. Đêm ngủ ở nhà con lạnh không chịu được thì chui vào phòng bố mẹ, bắt mẹ ôm cho đỡ rét. Còn ở trên này, đêm lạnh, con lại còn bị dị ứng thời tiết, có hôm thức đến sáng luôn. Cũng may mà con học chiều nên buổi sáng được ngủ bù. Mẹ gọi điện lên, con bảo mất ngủ, mẹ thương lắm, cứ rối rít giục con đi mua thêm chăn… Rồi cả việc giặt quần áo nữa. Ở nhà, mẹ biết con bị bệnh ở tay nên ít khi nhờ con giặt quần áo, nhất là vào mùa đông. Con đi học xa nhà rồi, phải tự giặt đồ. Tết về nhà, nhìn thấy tay con nứt chảy máu, mẹ lại thương. Nhà trọ chẳng có tivi, biết tính con rất lười đọc báo nên hễ thời sự phát tin
gì về thực phẩm, mẹ lại gọi điện lên nhắc. Nào là “đang có dịch tả đấy con ạ, không được ăn cơm hàng nữa nhé”, hay “sữa với bánh kẹo Trung Quốc đang nhiễm độc đấy, con không ăn linh tinh nhé. Thích ăn thì mua đồ Vinamilk về nhà ăn”... Người ta bảo sinh viên thì hay vòi tiền bố mẹ và “tận dụng đồ nhà”. Con chẳng thích bị mang tiếng như thế. Mỗi lần con về nhà, mẹ hay “gạ gẫm”: “thích ăn gì mẹ mua?”, “mẹ làm ruốc cho con đem đi nhé!”; con cũng trả lời qua quýt “Không cần đâu mẹ ạ. Trên đó con cũng có thiếu gì đâu”. Hơn nữa, cũng vì con lười, chẳng muốn khuân vác túi lớn túi nhỏ lên xe buýt, rồi lếch thếch đi bộ từ bến xe buýt về nhà. Nhưng sau dần cũng quen và thích công việc “tay chân” này vì kể ra cũng có nhiều lợi ích. Có tháng hết tiền, hết ga, hết đủ thứ, con cố không gọi điện về “trình bày hoàn cảnh”. Nhưng rồi đến ngày không chịu được nữa cũng đành phải gọi. Mẹ lúc nào cũng chiều con thế, chẳng hỏi vì sao con hết tiền, chỉ lo tức tốc gửi tiền lên ngay. Và con khóc vì biết bố mẹ thương con nhiều… Sáng nay dậy, con thấy hơi lành lạnh. Thế là đã hết một năm rồi. Hà Nội cuối thu và đang sắp sang đông. Chắc là năm thứ 2 con xa nhà, bố mẹ sẽ đỡ lo hơn. Con đã biết tự sắp xếp bữa cơm tại nhà trong 10 phút, đã có đủ chăn và quần áo cho mùa đông, đã biết dự trữ thuốc dị ứng, tay đã chai hơn đủ để giặt quần áo không cần găng cao su nữa. Rồi sau này, con không chỉ ở Hà Nội, mà còn đi nhiều nơi khác và chắc sẽ ít về nhà hơn nữa, con có thể tự chăm sóc bản thân. Con chỉ mong muốn một điều duy nhất: bố mẹ vẫn là trạm điện thoại để con có thể gọi về và nhà vẫn là nơi con có thể quay đầu, mỗi khi chẳng may con vấp ngã trên đường đời.
Cóc xa nhà
Happy birth day to... “Cóc Đọc” ...!!!
Kỷ vật báo Cóc Đọc
Giây phút trao “kỷ niệm chương”
Các Cóc ẩm thực và ăn chơi
Những Cóc bút kỳ cựu
Sinh viên FU trong mầu xanh áo lính
Sinh viên FU khóa IV tập trung chuẩn bị lên đường
Xe đông hết roài tý em đi xe thầy nhé.!?
Tranh thủ xe chưa đến cả lớp mình làm kiểu ảnh kỷ niệm nhỉ !
Lên trước nhớ giữ gìn sức khỏe nhé ...híc!
Xe chưa đến tranh thủ làm giấc đã
Cây bạch đàn cao quá... Anh...em vào má!
Nụ cười lính...
“Tuổi nào như lá vàng úa chiều nay...”
Lá bạch đàn cao tít... Anh.....!!! híc híc
Hành quân mệt quá! Cho cháu thêm mấy que nữa đi cô
Nghe nhạc Trịnh lại nhớ người “iêu” quá
...và buồn ngủ nữa...híc híc
Lo việc “nước”!
Trước giờ biểu diễn...
MC. NaNa xinh đẹp
Tam ca ” ba con Cóc”
PhongNT & HiểnLNV “đấu khẩu” trên sân khấu
Tiết mục chốt hạ đêm diễn
“Ghita BÁT” Dũng Đê Tiện
Cóc sống
Chuyện đời sống sinh viên
Thích ngồi lặng lẽ ở một nơi yên tĩnh, có tiếng nhạc dịu nhẹ, nhâm nhi cốc cà phê và suy ngẫm về cuộc đời – đó là thói quen rất già mà tôi có. Một người bạn của tôi đã nói: “19 tuổi, có cái gì để mà suy nghĩ và mất nhiều thời gian đến thế?”. Kể cũng phải, có gì để suốt ngày phải trầm ngâm như thế, trong khi cuộc sống đang trôi gấp gáp… Thật phí thời gian!
Bạn có muốn sống nhanh? Đôi lúc bước ra cuộc sống bên ngoài thấy cảnh sáng nào cũng tấp nập người qua lại, lắm lúc tắc đường chật cứng, ai cũng hối hả và vội vã, ai cũng mải miết chạy theo thứ gì đó. Dòng người cứ chảy dài bất tận, không ai muốn dừng lại và cũng chẳng thể dừng lại… Tôi sợ bước ra nơi ấy, sợ rằng mình sẽ bị cuốn theo guồng quay hối hả ấy. Đôi lúc bạn sẽ nghĩ rằng, giới trẻ ngày nay cần phải sống năng động. Ngoài việc học sinh viên còn biết làm thêm để vừa tích lũy kinh nghiệm cho cuộc sống sau này vừa có thể kiếm tiền trang trải học tập, sinh hoạt. Thoạt đầu, nó có thể sẽ là hướng đi tốt, điều kiện tốt cho chúng ta phát triển cá nhân mình. Nhưng “lý thuyết chỉ là màu xám”. Dưới đây là một câu chuyện có thật kể về một sinh viên giỏi ấp ủ hoài bão làm giàu: Được tuyển thẳng vào Cấp 3 khối chuyên lý trường Tổng hợp - Đại học Quốc Gia Hà Nội, anh là một trong những học sinh tài năng trong lớp. 27 điểm đồng nghĩa với cánh cổng Đại học Kinh tế quốc dân mở ra trướng mắt. Tới năm thứ 2 đã thành lập một Công ty riêng. Vừa học vừa làm, anh đã có cuộc sống như đã từng ao ước, anh như một tấm gương để tôi noi theo. Thế nhưng, công việc và đồng tiền đã cuốn anh vào vòng xoáy nghiệt ngã. Sau 1 năm sống tự lập, bỏ học vì Công ty, do làm ăn đổ bể. Dường như trước mặt anh là con đường đen tối. Gia đình biết chuyện nên đã khuyên anh chọn con đường học và với bộ óc “trời ban”, năm
ấy anh lại thi đỗ Đại học Kinh tế Quốc dân. Kể từ ngày đó đến nay đã tròn 6 năm, nhưng tôi vẫn không thể quên câu nói mà anh tâm sự: “Em ạ, cuộc sống của em được đo bởi thời gian và hiệu quả.”
Hiện nay có rất nhiều sách của tác giả nước ngoài nói về cách sống chậm. Họ đưa ra cái nhìn tổng quan trong cuộc sống thường nhật của mỗi cá nhân, từ ăn uống, nghỉ ngơi, lao động, tình dục... với phân tích và dẫn chứng thấu đáo giúp chúng ta nhận thức sâu Tôi tin chắc các bạn sẽ có những sắc về tác dụng cũng như hứng thú suy nghĩ khác nhau sau khi đọc xong của “sống chậm”. Hay như một đoạn câu chuyện này. Và chắc hẳn bạn cũng bài đọc quen thuộc với hầu hết sinh biết rằng đó chỉ là một trong số vô viên FU có tên “Finding Balance” (Unit vàn hoàn cảnh trong cuộc sống xã hội 1) trong cuốn Summit 1 khiến chúng ngày nay, khi thành công không ít, mà ra phải suy nghĩ về cách mà chúng ta thất bại cũng chẳng kể hết. Nhưng cứ đang sống. Đó cũng là câu trả lời tốt thế, mọi người áp dụng cái nhanh mọi nhất cho những suy nghĩ mông lung lúc mọi nơi. Ai cũng nhanh và phải tiết trong đầu mỗi khi bạn bối rối trong cuộc sống vì “mình Bạn sống nhanh, bạn đến mục tiêu nhanh hơn, bạn đã bỏ quên điều gì đó đạt được thành công bằng những cố gắng của bạn. Khi chăng ?”
bạn nhìn lại quãng đường mình đi và nhận thấy mình lãng quên một thứ gì đó. Bạn sống chậm, bạn là con người khá chắc chắn, những bước đi của bạn là những gì bạn tính toán cẩn thận. Và đôi khi nhìn lại quãng đường đi của mình, bạn nhận thấy phải chăng những bước đi của mình hơi chậm và bạn bè của bạn đạt được nhiều hơn những gì bạn có. Vậy nếu là bạn bạn sẽ chọn cách sống nhanh hay sống chậm? kiệm thời gian. Đã yêu thì cứ phải “đốt cháy giai đoạn”, đã đi xe thì cứ phải bỏ một tay ra “làm việc khác”... Trong cách ứng xử thay vì thêm hô ngữ đằng sau, người ta bỏ bớt đi cho gọn, để rồi nói với nhau như gằn lên: “gì”, “im”, “làm đi...”. Lâu dần, nó trở thành cách sống nhanh.
Sống chậm có tốt hơn? Thời gian cứ vùn vụt trôi đi không chờ đợi ai cả, nếu chúng ta sống chậm thì sẽ lỡ biết bao cơ hội. Chúng ta mất quá nhiều thời gian cho giải trí, cho học tập.. hay không để được một điều gì. Tuy nhiên, sống chậm chúng ta có thể ít mắc sai lầm, có thể quan tâm và có cách nhìn cuộc sống dưới mọi góc độ. Tôi cũng không cổ vũ cho cách sống chậm, tôi quan niệm rằng sống là để tồn tại.
Đề tài sống nhanh hay sống chậm được nhắc đến rất nhiều trong thời buổi hiện nay mà khi được hỏi hầu như ai cũng biết, ai cũng hiểu nhưng liệu họ có thật sự hiểu rằng điều gì là cần thiết cho cuộc sống của họ? Họ đang phải sống trong cái gọi là cuộc sống hay cuộc sống mà họ đang sống chính là của họ? Đâu là đích đến cuối cùng của cuộc đời? Bạn sống nhanh, bạn đến mục tiêu nhanh hơn, bạn đạt được thành công bằng những cố gắng của bạn. Khi bạn nhìn lại quãng đường mình đi và nhận thấy mình lãng quên một thứ gì đó. Bạn sống chậm, bạn là con người khá chắc chắn, những bước đi của bạn là những gì bạn tính toán cẩn thận. Và đôi khi nhìn lại quãng đường đi của mình, bạn nhận thấy phải chăng những bước đi của mình hơi chậm và bạn bè của bạn đạt được nhiều hơn những gì bạn có. Vậy nếu là bạn bạn sẽ chọn cách sống nhanh hay sống chậm?
Vịt
No.12 October 2008 I
33
Cóc sống
Chuyện đời sống sinh viên
Đêm nay là một đêm trắng đối với con. Con không ngủ được, miên man với từng trang nhật ký trong đầu. Dòng suy tưởng đưa con trở về với tuổi thơ, khi mà con được sinh ra trong vòng tay ba mẹ. Đối với mỗi người có con là một niềm vui sướng và hạnh phúc. Con chào đời trong vòng tay ba, là tiếng cười của mẹ. Ba nói, con lớn lên sẽ giỏi giang, sẽ làm được những gì mà ba mẹ chưa thể làm được. Con...Con là niềm tự hào nhỏ bé của ba mẹ.
Trách mình Nhưng con không như những đứa trẻ khác, con không lớn lên bình thường. Ba tháng tuổi, con vào bệnh viện. Con có biết gì đâu, con còn không thể tưởng tượng những gì xảy ra lúc đó. Nhưng con biết, ba mẹ đã khổ rất nhiều vì con. Đối với người khác, khi nhận lương, họ sẽ có một bộ quần áo mới, hay một bữa ăn ngon cho gia đình… Nhưng… đối với ba mẹ, đồng lương nhận về phải mang ngay vào bệnh viện. Ngày cưới, ba mẹ chẳng có gì ngoài đôi nhẫn cưới. Vì con, kỷ vật thiêng liêng nhất của tình yêu ba mẹ đã phải bán đi. Con chẳng thể nhận thức được nỗi đau của ba mẹ lúc đó. Khi con lớn, con chỉ biết ba mẹ cực khổ qua lời kể của ông bà.
34
I No.12 October 2008
Đêm trắng. Con thức không phải vì bài tập đến hạn, không phải vì ôn thi, không phải để chơi game. Con đã có những đêm trắng trước đây, nhưng đêm nay là một đêm thật dài để con suy nghĩ. Có thể, từ bé con đã sống trong sự sung sướng. Tình thương của ba mẹ thật bao la. Ba mẹ hi sinh tất cả vì con. Và con lớn lên trong tình thương ấy, một cách bạc bẽo và vô ơn. Con đã làm gì để cảm ơn ba mẹ. Con học hành không giỏi lắm, con lười biếng, con chỉ nghĩ cho bản thân mình mà không hề nghĩ cho ba mẹ, con tiêu những đồng tiền của ba mẹ một cách không xót thương. Con đâu biết rằng, bộ quần áo con mua là những ngày dài mẹ phơi mặt ngoài nắng, là những lần ba cúi đầu trước những tiếng đắng cay. Ba mẹ thì sao cũng được, nhưng con phải hơn ba mẹ. Kỳ vọng của ba mẹ lớn quá. Cái bóng của ba mẹ lớn quá. Con cảm thấy bất lực khi mà con không thể làm ba mẹ vui, hay chí ít là đem lại một nụ cười cho mẹ. Con xa nhà đi học đại học. Người khác, họ sẽ chăm chỉ học hành, để đem lại niềm tự hào cho ba mẹ. Nhưng con thì không. Con chỉ biết hưởng thụ. Con xài tiền ba mẹ gửi một cách thoải mái. Con bịa lý do học thêm để moi tiền từ ba mẹ. Con đâu có biết rằng, mẹ phải thức đến hơn 2 giờ sáng để làm thêm vì con. Mẹ chẳng bao giờ được sống sung sướng. Con nghe bà ngoại nói mà con thấy nhói trong lòng. Mẹ việc gì phải cực khổ như vậy vì con. Mẹ có
quyền đi làm một ngày 8 tiếng, mẹ có quyền nghỉ ngơi, thư giãn xem phim hay dọn dẹp nhà cửa. Nhưng không. Thay vào đó, mẹ nhận thêm những việc ngoài giờ, mẹ đi đến tối mịt mới về, phơi mình hằng ngày trên những con đường Sài Gòn đầy nắng gắt và bụi bẩn. Mẹ tiết kiệm từng đồng, để gửi cho con. Và, con đã làm gì cho mẹ? Con tiêu những đồng tiền đó thật để dàng, một bữa thịt chó, một hôm chân gà, hay lê la điện tử. Đồng tiền con có làm ra đâu mà con xót. Con chỉ biết xài những gì là mồ hôi của người khác. Và con đã sống như vậy đó. Con không lao đầu vào học như ba mẹ tưởng. Con mải chơi game, con nghỉ học liên tục. Kết quả học của con đem lại những tiếng thở dài của mẹ. Mẹ lo lắm. Mẹ tưởng con ra Hà Nội không quen, nhớ nhà nên không học được. Mẹ đâu biết
Cóc sống
Chuyện đời sống sinh viên
rằng những giờ học con không học mà ngồi trong hàng điện tử, hay những phút lang thang nơi quán xá vỉa hè. Mẹ lo con ăn không đủ nên gửi nhiều tiền cho con tẩm bổ. Mẹ đâu có biết tiền con ném vào những cuộc vui chóng vánh, những món đồ ảo trong game.
Tự hứa Và đêm nay, con không thể ngủ được. Con không thức để cày game như những đêm trước, mà con thức để suy nghĩ. Cuộc đời con không giống như cuộc đời của những người khác. Con có thể còn sống đến bây giờ là một nỗ lực phi thường của ba mẹ. Con đã tồn tại một cách vô nghĩa trong cái thế giới của bản thân con. Đêm nay, những dòng suy tưởng đã đưa con đến một câu hỏi tự vấn… liệu con đã làm gì để ba mẹ được vui, hay con quá ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân và mang lại sự buồn phiền cho ba mẹ? Ba mẹ đâu có lỗi gì để bị đối xử như vậy, hay chăng lỗi lớn nhất của ba mẹ là đã quá thương con? 3 giờ 53 sáng. Con viết những dòng này khi mà con nhận ra mình không đáng sống trong tình yêu thương của ba mẹ. Con nhìn ra phía trước và tự hỏi rằng, cuộc sống có còn ý nghĩa không khi những người yêu thương mình nhất lại nhận được những vết khứa trong tâm hồn từ mình. Đêm trắng, đêm dài quá để con suy tư. Con tự hỏi bây giờ mình phải làm gì, con cảm thấy vô vọng, như màn đêm dài trước mắt con. Con cảm thấy bất lực trong chính bản thân con. Con thèm khát một nghị lực để vươn lên, nhưng tất cả lại bị vùi lấp đi, bởi những thú vui bản thân, bởi những ham muốn ích kỷ. Con đã quá ích kỷ với tình yêu thương vô bờ bến của ba mẹ. Nhưng con biết một điều rằng, cho dù thế nào đi chăng nữa, ba mẹ vẫn sẽ mãi yêu thương con. Vì con là con của ba mẹ. Kể từ giờ phút này, khi con viết những dòng này ra, con tự hứa với bản thân một điều rằng, có thể con không thể đem lại niềm vui cho ba mẹ, nhưng ít ra con sẽ không làm ba mẹ thất vọng. Ba mẹ đã mang lại sự sống cho con, đã cho con có thể cười với cuộc đời. Con cảm ơn ba mẹ. Và kể từ đêm nay, con sẽ sống khác. Sống có ích cho người khác, có trách nhiệm với bản thân... và không phụ lòng ba mẹ đã quá đau khổ vì con. Đứa con bất hiếu của ba mẹ.
Noob
Tiếp theo bài “Mềm mãi không cứng” trang 19 Khi được hỏi đang làm gì, hắn dõng dạc tuyên bố: “đang lập trình PB” và nhìn các vị giám khảo một cách rất thông cảm. Quả nhiên không ai dám hỏi gì và hắn được nhận vào cho đến tận ngày nay. PB là một môi trường lập trình phân tán được thiết kế khá mềm dẻo, cho phép người lập trình có thể tạo ra và sử dụng các services không phụ thuộc vào services đó đang được cài đặt ở máy nào. Đại loại có thể viết các chương trình như print server, com server một cách không phức tạp lắm. Đội quân thiện chiến nhất của ISC gồm Phương và Đình Anh được tung vào cuộc. Bọn chúng mày mò cài đặt, sử dụng non-modem cable để giả lập đường X.25 và lập một chương trình thực sự, chương trình quản lý tiết kiệm cho Ngân hàng. Khách hàng được cấp một sổ tiết kiệm có băng từ, khi đến Ngân hàng thì máy sẽ tự động đọc và update sổ đó, và nhiều features khác tựa như thay vì gõ password thì cầm thẻ kéo xoẹt một cái qua. Bản thân tôi thấy rất ấn tượng. Vậy mà không hiểu sao bọn Ngân hàng mà chúng tôi đem đi demo chẳng có phản ứng gì và chương trình Client-Server đầu tiên mãi mãi vẫn chỉ là demo. Tuy nhiên việc nghiên cứu môi trường PB cũng đã đặt những nền móng đầu tiên cho việc xây dựng NICS và sau này là TTVN. Chỉ tiếc rằng ngoài Phương và Đình Anh ra chỉ có 2 tay thạo PB khác là Giáo sư Văn và Hưng K34 đều không ở lại FPT cho đến bây giờ. Bây giờ nhìn lại mỗi chương trình demo đều thực sự là những thử nghiệm lớn, đã mang lại cho những người lập trình và thiết kế những kinh nghiệm kỹ thuật hết sức quý báu. Tiếc thay những kinh nghiệm, những kết quả đúc kết được đã không được đem sử dụng triệt để mà dần dần bay hơi theo thời gian. Bây giờ thì tôi hiểu rằng chúng tôi đã bỏ qua một khía cạnh quan trọng của việc phát triển phần mềm: thương mại hóa. Nghe có vẻ như xủng xoẻng hơi hướng tiền bạc. Làm sao lại có thể là động lực khoa học. Vâng, tiền tôi nghĩ không phải là yếu tố quyết định lúc đó. Thương mại ở đây phải hiểu rằng khả năng áp dụng vào cuộc sống. Chính cuộc sống mới là thước đo cao nhất đánh giá các phần mềm máy tính. Có lẽ việc sớm nhận ra điều đó và kiên quyết coi phần mềm như một doanh nghiệp độc lập chứ không phải là công cụ trợ giúp cho việc kinh doanh đã giúp cho chúng ta vẫn giữ được đội ngũ như hiện nay.
(Còn nữa)
No.12 October 2008 I
35
Cóc sống
Chuyện đời sống sinh viên
MỘT NGÀY TRONG DOANH TRẠI QUÂN ĐỘI
Không như những trường Đại học khác, Tháng rèn luyện tập trung của sinh viên FU thực sự là một sự kiện đặc biệt trong cuộc đời sinh viên. Dưới đây là trang nhật ký của một chàng Cóc FU HCM trong thời gian ở tại Trường quân sự Quân khu 7. Năm giờ sáng tiếng còi đã ầm ĩ ngoài sân. Giờ này còn buồn ngủ chết đi được mà vẫn phải dậy mặc quân phục, xỏ giày ra tập thể dục. Thằng đội trưởng đi nhận phiếu ăn về phát cho mỗi đứa một cái. Cái phiếu bé xíu, loay hoay thế nào đánh rơi, tưởng mất, hoá ra bay xuống gầm giường. Ăn bánh canh, chả hiểu thế nào mà no được, có mỗi bốn lát thịt mỏng như tờ giấy. Hơn 300 đứa bị nhét vào một cái hội trường bé tý để học lý luận. Gió hiu hiu thổi từ cái hồ nước bên cạnh sang làm vài chục đứa gục ngã ngay trên mặt bàn. Mình cũng đang ngất ngưởng say gió mát, may mà có giờ nghỉ giải lao ra ngoài đá cầu cho tỉnh. Đến bữa trưa, đứa nào đứa nấy cầm bát đũa gõ ầm ĩ trước phòng ăn. Hôm nay lại ăn thịt kho, cái đĩa thì to mà thịt thì ít. Cơm khô khốc đóng thành từng “cục” nên ăn chẳng được bao nhiêu, lại đói. Ăn xong đi rửa bát, hai chục thằng chung một chai nước rửa, chụm đầu một đám quanh cái vòi nước. Trưa nằm đọc hồi ký làm báo cáo, mà mới đọc được tí xíu đã ngủ mất tiêu. Một giờ trưa tiếng còi vang lên báo tập trung, ngủ chưa đã, phải mắt
36
I No.12 October 2008
nhắm mắt mở mặc quân phục chạy ra sân xếp hàng. Môn bắn súng được chia ra làm ba lớp, hôm qua tập tư thế nằm chuẩn bị bắn, hôm nay tập ngắm mục tiêu. Lúc trước tớ cứ nghĩ ngắm bắn cũng đơn giản thôi, thế nào cũng trúng. Hôm nay mới biết nó khó thế nào. Cái bao cát thấp quá nên cầm súng cứ run run, nằm sấp mà phải ngẩng đầu
bị ăn cơm. Ở đây có hồ nước đám con trai thường kéo ra “tắm tiên” rất đông vui. Có đứa còn tạt nước ì xèo ướt cả quần áo sạch. Chiều nay ăn cơm với cá chiên, cũng không vừa miệng lắm, nước mắm gì mà như nước muối, chả có mùi gì hết. 6 giờ 30 tối lại tập trung, phải mặc quân phục, nóng chết. Di chuyển lên hội trường để học hát, đường không có đèn gì cả, tối thui. 300 đứa mà có hơn 20 tờ giấy in lời bài hát. Tuy mình phải học chay nhưng hát khá sung và khí thế, có điều vẫn chưa thuộc lời. Tối về tớ còn đọc hồi kí để viết báo cáo nữa, do không đọc kịp liên tục một lúc hết quyển sách nên phải take note lại để Ở đây, chúng ta được rèn luyện cơ bắp qua lần sau còn nhớ là đã mỗi lần giặt quần áo, được rèn tính kỷ luật, giờ đọc cái gì. Lẽ ra 9 giờ tất cả phải tắt đèn nào việc nấy, học cách sống ngăn nắp, tránh 30 đi ngủ hết nhưng hôm làm ảnh hưởng đến người khác. Học cách làm nay được thức tới 10 việc tỉ mỉ qua việc gấp nội vụ hàng sáng, được giờ 30 để làm bài này.
học từ thực tế cách tận dụng thời gian, làm sao để một ngày 24 tiếng có thể làm được nhiều việc nhất, được học cách tự chăm sóc bản thân, không dựa vào người khác...
lên ngắm, rồi giữ yên, nín thở, bóp cò, được một lát là bắt đầu thấy ê ẩm rồi. Gặp lúc quên mắt kính ở nhà nữa, nhìn mục tiêu cứ mờ mờ ảo ảo, không biết sau này làm sao bắn đạn thật. Bốn giờ chiều được nghỉ, sân tập trở thành sân bóng đá, bóng chuyền, đứa nào ra trễ là mất sân phải đi đá cầu. Đến 5 giờ kém thì đi tắm chuẩn
Tuy vất vả là thế nhưng ta cũng không thể phủ nhận những lợi ích mà đợt rèn luyện tập trung mang lại. Đó là một bầu không khí trong lành, khuôn viên rợp bóng cây xanh mà hiếm khi ta tìm được trong thành phố. Ở đây, chúng ta được rèn luyện cơ bắp qua mỗi lần giặt quần áo, được rèn tính kỷ luật, giờ nào việc nấy, học cách sống ngăn nắp, tránh làm ảnh hưởng đến người khác. Học cách làm việc tỉ mỉ qua việc gấp nội vụ hàng sáng, được học từ thực tế cách tận dụng thời gian, làm sao để một ngày 24 tiếng có thể làm được nhiều việc nhất, được học cách tự chăm sóc bản thân, không dựa vào người khác... Với mỗi Cóc FU, Tháng rèn luyện tập trung là một quãng thời gian để học hỏi bổ ích và gắn kết tình cảm bạn bè với những kỉ niệm không thể nào quên.
ĐảoLA
Cóc sống
Chuyện đời sống sinh viên
NHẬT KÝ XUÂN HÒA ở Xuân Hòa từ những ngày đầu tiên lên đây, rồi muốn cầm bút viết mấy dòng nhật kí. Thế là đã được 9 ngày rồi nhỉ. Khoảng thời gian không nhiều nhưng cũng đủ để các Cóc mới như chúng tớ hiểu được bao khó khăn, gian khổ tại nơi đây cũng như cảm nhận phần nào niềm hạnh phúc những ngày tháng mặc áo lính.
Sinh nhật - vấn đề nan giải Theo như thông báo khi lên Xuân Hòa, các lớp sẽ có điều kiện tập tổ chức sinh nhật cho thành viên nào may mắn sinh vào những ngày trong quãng thời gian này.Chỉ tiếc là lớp tớ lại không có ai may mắn cả.Tuy thế, cả lớp vẫn muốn có những buổi sinh nhật hoành tráng cho bằng bạn, bằng bè các lớp khác. Vì thế, chúng tớ quyết định mỗi ngày giả vờ có một đứa sinh nhật để tổ chức tiệc tùng. Tính ra lớp có 26 người và thời gian ở tại Xuân Hòa là 28 ngày, đúng là rất vừa vặn. Nếu bạn may mắn được đến dự sinh nhật của thành viên nào đó trong lớp tớ tại đây, đảm bảo rằng các bạn sẽ vừa ra về vừa... chửi. Có lẽ các bạn sẽ có suy nghĩ là hội 423 này treo đầu dê bán thịt chó, nhân trần thì chúng nó gọi là Coca-Cola, nước lọc thì chúng nó bảo là rượu trắng... Đặc sắc nhất vẫn là màn dùng đèn pin làm nến cho tiết kiệm tài nguyên. Tuy điều kiện vật chất không đầy đủ, nhưng đó không phải là vấn đề bởi lẽ sinh viên thì ai mà chẳng nghèo. Tạo ra một phong cách mới, dí dỏm, hài hước, một phong cách mang đầy tính sinh viên FU mới là cái chúng tớ hướng đến.
Cả ngày là văn nghệ Từ khi được các anh chị khóa trên ủng hộ cho một cây đàn ghi ta, cả lớp tớ vui hẳn lên bởi lúc nào cũng có một ai đó cầm đàn, đánh hoặc đáng sợ hơn là .... tập đánh. Thế rồi kéo theo là một số bạn ngồi cạnh hát theo. Mặc dù chất
nếu có ai đó hết năng lượng. Vì vậy, nguồn nhân lực trực đêm Có sinh viên luôn luôn dồi dào đến mức nào đã từng lên Xuân dư thừa. Tuy các thầy chỉ Hòa mà không thấy mình yêu cầu 3 bạn đi trực đêm lớn lên, mà không ra về trong nhưng có hôm lớp mình nhung nhớ. Tớ thì tớ đã yêu Xuân cử hẳn 6 chiến sĩ đi làm nhiệm vụ. Xui xẻo thay, Hòa mất rồi và sẽ thật lưu luyến khi hôm đó anh DũngĐT lại ba tuần nữa phải chia tay. Xin cảm hứng chí đi vũ trụ ban ơn Xuân Hòa vì tất cả, xin cảm ơn đêm, bắt gặp chúng tớ trường Đại học FPT đã cho chúng đang “vất vả” làm việc. em những tháng ngày thư giãn Thế là cả bọn được anh thật hữu ích trước khi bắt tặng cho một “bài ca” để “động viên” tinh thần anh đầu một cuộc chạy đua em khiến đứa nào mặt mũi mới đầy vất vả. cũng xanh lét. lượng thì... đừng hỏi nhưng cả lớp không ai phàn nàn cả, vui cửa vui nhà một tí cũng tốt. Hôm nay, vừa đi hành quân về, cả bọn hứng chí xuống mượn cái loa của đại đội trưởng lên bật nhạc nhảy hiphop chơi. Lúc đầu, ai cũng máu, kể cả không biết nhảy cũng vào làm vài đường cho sướng. Tuy nhiên sau khi một số hiphoper của lớp khác đến mang theo các bài nhảy pro hơn thì SE0423 quyết
Còn nhiều bất tiện
định nhường lại sân khấu cho các bạn ấy và rút lui vì thực ra chúng tớ... có việc gấp cần phải đi giải quyết ngay.
Nói đến những khó khăn tại Xuân Hòa thì đầu tiên cần kể đến muỗi và một số loại côn trùng gây ngứa ở đủ các vị trí trên cơ thể. Bởi thế, bọn tớ đặt cho chúng một cái tên khá là khoa học, muỗi tàng hình. Nguồn nước ở đây không được tốt, chưa nói đến chất lượng, chỉ số lượng thôi cũng đáng lo ngại. Mặc dù các bạn đã rất linh động, hầu như đều cố gắng đi tắm ngoài, chỉ giặt và đánh răng tại trung tâm thôi nhưng đôi khi vẫn thiếu nước.
Sướng trực đêm Bởi lẽ ở Hà Nội, chúng tớ thường thức khuya nên trực đêm lại thích hơn là ngủ đúng giờ. Lớp lại luôn có một laptop và hai PSP phục vụ cho anh em giải trí. Mì gói lúc nào cũng sẵn sàng
xem tiếp trang 38
No.12 October 2008 I
37
Cóc gương
Những tấm gương về Cóc
Số báo này, chúng tôi xin tiết lộ một bí mật trong nội bộ những người làm Cóc Đọc. Bí mật này đã cố tình bưng bít từ lâu, nhưng nhân dịp Cóc Đọc tròn một năm tuổi, chúng tôi xin được giở lại những trang hồ sơ mật để công bố những điều chưa ai từng biết về một người nằm trong lòng báo suốt hơn một năm qua, đó là Nguyễn Hoài Anh, nữ thư ký xinh đẹp của toà soạn báo Cóc Đọc.
Hầu hết mọi người biết đến chị Hoài Anh trong vai trò là thư ký toà soạn thứ hai của Cóc Đọc, người đã đi cùng Cóc Đọc từ ngày báo còn trong trứng nước. Ngày đầu xây dựng Cóc Đọc có rất nhiều nhân tài như anh Phan Phương Đạt, anh TuấnBA, DũngĐT,…được triệu tập đến để cùng brainstorming tìm hình tượng cho báo, đặt tên báo, tên các chuyên mục, thiết kế gainline… Cái tên Nguyễn Hoài Anh và Nguyễn Thị Nhuận ngày đó luôn luôn đi cùng nhau, để lại dấu ấn trên từng trang báo Cóc Đọc. Nhưng đằng sau những điều đã quá rõ ràng trên, nhân vật này còn có rất nhiều “mặt tối” được lưu giữ trong hồ sơ mật Cóc Đọc. Đam mê công việc Ai hay ở lại trường để tham gia Câu lạc bộ, tình cờ rẽ nhầm vào phòng 104 sẽ thấy chị lúi húi trong góc phòng, mắt dán vào màn hình máy tính, tay vẫn cầm cái bánh Oreo đang dở, còn miệng thì nhai ngấu nghiến. Chị thường thích làm việc trong không gian yên tĩnh tại Detech sau giờ hành chính. Vì thế chẳng trách nhiều người nhận xét chị Hoài Anh là chúa hay sờ
38
I No.12 October 2008
lần sờ mò. Chị thường thanh minh rằng công việc PR trong đó có làm báo cần tỉ mỉ. Một bài báo bình thường, tác giả sáng tác đã vất vả, sửa bài còn gian nan hơn khi phải cố gắng giữ nguyên giọng văn người viết đồng thời cần đảm bảo chất lượng bài. Có lẽ, tất cả những việc làm đó chỉ có thể giải thích được bằng hai từ “đam mê”. Đã có lần chị kể cho chúng tôi nghe về thời sinh viên của chị. Mặc dù những năm ngồi trên ghế giảng đường Đại học, chị học về ngành du lịch, nhưng lúc nào cũng mong muốn cầm bút viết báo. Bài chị dù không hay nhưng cũng vài lần được Ban biên tập an ủi chọn đăng vì gửi nhiều quá chẳng lẽ lại không chiếu cố một hai bài. Thế là mong muốn, đam mê viết báo đã manh nha từ những năm tháng đó. Ra trường, chị từ bỏ ngành du lịch sau những tháng ngày tập tành làm hướng dẫn viên vất vả và vào FU làm PR từ tháng 5 năm 2007. Tưởng như thoát được ngành du lịch đầy vất vả thì đến tháng 10 năm 2007, khi Cóc Đọc ra đời, chị lại lao vào làm báo với công việc bận rộn hơn. Tuy nhiên, bản thân chị lại coi đó là niềm vui và luôn sẵn sàng sống chết, lăn lộn cùng báo. Chị đã dành khá
nhiều thời gian cho tờ báo, đôi khi gặp khó khăn do độc giả chưa tiếp nhận tờ báo, nguồn bài, nguồn nhân lực thiếu. Bản thân chị, dù là một người cứng rắn nhưng cũng không ít lần thấy nản chí và đuối sức. Hồi chị Nhuận chuyển đi, công việc do hai người đảm trách, giờ chị phải một mình gánh vác suốt hai tháng trời ròng rã. Nhưng nhờ sức mạnh của niềm đam mê chị đã cố gắng vượt qua. Bằng chứng là Cóc Đọc vẫn từng ngày lớn lên. Những số báo gần đây được rất nhiều lời khen ngợi. Có hôm mở hòm mail FPT, chị thấy thầy Khắc Thành gửi thư cho cả Đại học nhận xét: “Số báo này được lắm”. Hay có lần, Cóc Đọc nhận được đề nghị “đặt báo” thường xuyên của Thư viện trường Trung học Nguyễn Tất Thành, cảm giác sung sướng, hạnh phúc dâng trào trong lòng chị. Chúa ham chơi Mới đầu làm việc với chị, hầu hết mọi người đều cảm thấy chị là người rất nghiêm túc, lúc nào chị cũng hỏi về bài vở. Nhưng sau một thời gian dài khám và phá, chúng tôi đã biết được nguyên do vì sao ban đầu chị chọn ngành du lịch. Từ hồi nhỏ, chị đã thích
Cóc gương
Những tấm gương về Cóc đi chơi. Nghe nói làm hướng dẫn viên du lịch hay được đi xa mà lại không mất tiền, thế là chị đăng kí thi luôn, không cần tìm hiểu nhiều. Bốn năm học đại học, tham gia các hoạt động đoàn, bản chất vốn sẵn ham vui, ham chơi của chị như nấm gặp được trời mưa càng phát triển mạnh mẽ. Chính vì tính cách đó của leader đội báo nên chẳng trách được Ban biên tập Cóc Đọc suốt ngày đi la cà. Cỡ khoảng một tuần mà không tụ tập, dường như chị cảm thấy “ngứa ngáy”, lại nhấc phone lên gạ gẫm cả đội đi ăn uống với lí do trá hình là “bàn việc báo Cóc Đọc”. Những lần vui vẻ như thế, chị cũng chẳng ngại ngần rút ví ra trả toàn bộ tiền nước non cho anh em. Cũng bởi vì mọi người đều hiểu được sở thích ấy của chị nên đành nhường chị vị trí là người chủ chi thường tuần.
Tiếp theo bài “ Nhật ký Xuân Hòa” trang 37 Mấy ngày đầu, trời mưa, cả bọn kêu ca ầm ĩ vì không được đá bóng, phơi quần áo mãi không khô. Đến mấy hôm nay trời nắng thì cả bọn lại than không kém vì nóng quá mà lại không có máy lạnh như ở FU. Một số khác lại phàn nàn không có ti vi để xem giải ngoại hạng Anh, giải seria, la liga vào cuối tuần và giữa tuần lại có champions league... Tóm lại là chúng tớ kêu ca rất nhiều. Nhưng nhờ đó mà chúng tớ trưởng thành...
Kinh nghiệm tình trường Nhắc đến chị là nhắc đến một người có kinh nghiệm tình trường bởi chị đã trải qua nhiều mối tình với những thất bại do đủ các hoàn cảnh. Chị chỉ thực sự chọn được người bạn đời của mình khi gặp anh KimTG, một người đàn ông ga lăng đẹp trai. Kỷ niệm tình yêu đầu tiên của chị và anh là trong một quán rượu. Hôm đó, cả hai người đều đang gặp chuyện buồn và rủ nhau đi uống rượu để giải stress. Tự tin về tửu lượng của mình, chị khá xem thường đối thủ. Và hậu quả của sự chủ quan là chị gục ngay tại trận trong khi anh Kim vẫn còn rất vững vàng. Sau hôm đó, hai người chính thức yêu nhau. Nghe chị khoe ngày cưới, chúng tôi buồn khi nghĩ chị lấy chồng rồi thì mỗi lần gọi điện thoại rủ đi chơi sẽ nhận được một câu trả lời đầy nuối tiếc “Hic, chị phải về nấu cơm cho chồng”. Nhưng hôm chị ra mắt chồng chưa cưới, chúng tôi cảm thấy yên tâm trở lại khi thấy anh ấy còn ham vui hơn cả chị. Chúng tôi cười thầm: “Cóc Đọc lại có thêm một thành viên trong các buổi chơi bời rồi”. Chị hay nửa đùa nửa thật khuyên chúng tôi: “Nên yêu nhiều để sau này có được cuộc hôn nhân hạnh phúc. Bởi sau mỗi thất bại trong tình yêu, người ta thường trưởng thành nhiều hơn và có suy nghĩ chững chạc hơn về cuộc sống. Chị thấy những người yêu rồi lấy nhau luôn thường có những khó khăn trong cuộc sống hôn nhân”. Đó quả thật là triết lý tình trường đáng học hỏi. Lẽ ra những bí mật về chị sẽ mãi mãi không được công bố nếu không phải Ban biên tập nhân cơ hội chị đang nghỉ làm lấy chồng để tranh thủ viết bài và in báo. Dù biết rõ hậu quả sau khi chị trở về từ tuần trăng mật, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng tiết lộ thông tin cho các bạn. Để kết cho bài viết này, xin được gửi tới đám cưới của hai anh chị lời chúc mừng hạnh phúc và lời nhắn nhủ chị Hoài Anh: Vui duyên mới nhưng đừng quên Cóc Đọc.
Ngày qua ngày, chúng tớ dần dần thích nghi với điều kiện sống ở đây. Những ngày ở Xuân Hòa đã dạy cho chúng tớ bài học về cách vượt qua khó khăn vì đó là một phần tất yếu của cuộc sống. Thậm chí những khó khăn tại FU sau này khi các bạn về Hà Nội còn lớn hơn. Tớ hiểu rằng cách tốt nhất là chấp nhận và cố gắng vượt qua khó khăn thay vì kêu ca để có thể cảm nhận được đầy đủ quãng thời gian tuyệt vời trên Xuân Hòa, quãng thời gian chỉ có những tiếng cười trong vòng tay bè bạn mà không cần lo nghĩ tới bài tập hay thi cử. Đối với tớ, Xuân Hòa như một khoảng lặng để nhìn lại bản thân mình, suy ngẫm và khám phá. Một bạn lớp tớ đã tâm sự rằng Xuân Hòa là một nơi rất hoàn hảo để có thể hoàn thiện bản thân, để có thể cai game, điều mà nó đã từng thử nhưng không thành công ở Hà Nội. Tại đây nó còn được sống một cuộc sống điều độ hơn, không thức thâu đêm để rồi ngày ngủ mê mệt. Phải chăng đây cũng là điều các thầy cô ở FU mong muốn chúng ta tìm thấy tại Xuân Hòa? Đó thực sự là những thứ rất quý giá, những thứ khó có thể học trong sách vở mà chỉ có thể biết qua trải nghiệm. Có sinh viên nào đã từng lên Xuân Hòa mà không thấy mình lớn lên, mà không ra về trong nhung nhớ. Tớ thì tớ đã yêu Xuân Hòa mất rồi và sẽ thật lưu luyến khi ba tuần nữa phải chia tay. Xin cảm ơn Xuân Hòa vì tất cả, xin cảm ơn trường Đại học FPT đã cho chúng em những tháng ngày thư giãn thật hữu ích trước khi bắt đầu một cuộc chạy đua mới đầy vất vả.
AnhVT- SE0423 VânĐTH-HoàngPT-ThịnhHM
No.12 October 2008 I
39
Ếchlish
Ngôn ngữ của họ nhà Ếch
おむすびコロリン ひる
むかしむかし
おじいさんが
いました。おじいさんは
木を
きる
しごとをしています。昼 です。
た
おじいさんは おべんとうを 食べます。 「おばあさんが つくって くれた おむすびは かわ
つつ
とても
おいしいです。」
こ ろ り ん
たけの皮 の 包 みをあけたとき あな
ひと
コロリンと
おむすびが
お
一つ
落ちました。
なか
コロコロと 穴 の 中 ヘ ころがりました。 「おやおや こまったな。」 あな
ちゅう
み
あな
なか
うた
おじいさんは 穴 をの 中 を 見ました。穴 の中 から おむすびコロリン コロコロリン。 あな
? コロリンころげて
き
こんな歌 が
聞こえました。
なか
穴 の中 。
うた
「だれが
歌 って
こんな
きれいな
いるのだろう?」 うた
き
歌は
聞いたことが
ありません。
ひと
「もう
一 つ」 ひと
おじいさんは あな
おむすびを なか
あな
もう一 つ
うた
なか
お
穴の中へ
落としました。
き
すぐに 穴 の 中 から 歌 が 聞こえました。 ? おむすびコロリン コロコロリン。 あな
? コロリンころげて 「おもしろい!」
なか
穴 の中 。 あな
おじいさんは
うれしくて
おむすびを
ぜんぶ
なか
い
穴の中へ
ひ
入れました。つぎの日
やま
もっとたくさんの
おむすびを あな
ンと あな
おむすびを
なか
穴の中へ
つくって
きれいな
コロリ
き
歌が
聞こえました。 き
「おむすびが
コロリン
入れました。 うた
なんども
もらって、 山 へのぼりました。お昼 に
い
なか
穴 の中 から
おじいさんは
ひる
おわりましたが、もっとたくさん
あな
なか
はい
聞きたいです。・・・穴 の 中 へ あな
なか
入 りましょう。」
はい
おじいさんは おむすびのように コロコロ ころがって 穴 の中 へ 入 りました。 そこには たくさんの ネズミたちが いました。 「ようこそ おじいさん。おいしい おむすびを たくさん ごちそうさま」 ネズミたちは おじいさんに あいさつしました。 こんど
「今度は わたしたちが おもちを あげます。」 ? ペッタン ネズミの おもちつき。 ? ペッタン ペッタン 穴の中。 うた
つく
と 歌 います。そして
もちを
作 ります。 うた
「このおもちは
とても
おいしい。歌 も
おもちも
た
せかい
いちばん
世界で
一番
じょうずです。」
もの
おじいさんは おもちを 食べました。そして づちを もらいました。
だ
ほしい 物 を
なんでも出して
う
くれる
き
おじいさんは「おばあさんは
なにが
ほしいですか。」と聞きました。 こた
おばあさんは「そうですね。かわいい
こどもが
ほしいです。」と答 えました。
こ
おじいさんが
小づちを
ふると、もうこどもが
いました。
にんげん
もちろん
人 間の
こどもです。 そだ
おじいさんと おばあさんは おしまい
40
I No.12 October 2008
こどもを育 てて
たの
楽 しく
くらしました。
で
こ
打ち出の小
Ếchlish
Ngôn ngữ của họ nhà Ếch
Nắm cơm KORORIN Ngày xửa ngày xưa, có một ông lão làm nghề đốn củi. Vào buổi trưa, ông lão mở hộp cơm ra: “Món cơm nắm bà lão nhà mình làm rất ngon”. Nhưng khi ông lão mở vỏ bọc bằng tre ra thì một nắm cơm rơi xuống . Và nó lăn tròn vào trong hốc. “Ôi trời, khó khăn rồi đây”. Ông lão nhìn vào hốc. Từ trong hốc, ông lão nghe thấy bài hát: Omusubikororin korokororin Kororinkorogete ananonaka “Ai đang hát vậy nhỉ?”, ông lão tự nhủ. Từ trước tới giờ, mình chưa từng nghe thấy bài hát nào hay thế này”. “Thêm cái nữa này”. Và ông lão quăng thêm một nắm cơm nữa vào trong hốc. Ngay lập tức, từ trong hốc lại vang ra bài hát. Omusubikororin korokororin Kororinkorogete ananonaka “Thú vị quá!”. Ông lão vui sướng quá nên nhét tất cả cơm nắm vào trong hang. Ngày hôm sau, ông lão nhờ vợ làm nhiều cơm nắm hơn nữa và lại lên núi. Đến trưa, ông lại nhét cơm nắm vào cái hốc đó. Và lần nào ông cũng nghe thấy bài hát hay từ trong hốc. “Cơm nắm hết rồi mà mình vẫn còn muốn nghe nhiều hơn nữa... Mình đi vào trong hốc thôi!” Rồi ông lão cuộn tròn người như nắm cơm và lăn vào hốc. Ở đó có rất nhiều chuột. “Chào mừng ông lão. Ông lão đã cho chúng tôi ăn nhiều cơm nắm ngon”, bọn chuột chào hỏi ông lão. “Lần này chúng tôi sẽ tặng ông lão bánh nếp”. Và chúng hát: Pettan nezumino omochitsuki. Pettan pettan ananonaka. Rồi chúng làm bánh. Ông lão ăn bánh: “Bánh này rất ngon. Cả bài hát và bánh đều là nhất trên thế gian này.” Sau đó ông lão còn được nhận một cây đũa thần có thể lấy ra tất cả những gì ông muốn. Ông lão hỏi bà lão: “Bà muốn có gì nào?”. Bà lão trả lời: “Gì bây giờ nhỉ... Tôi muốn có đứa con đáng yêu”. Ông lão phẩy chiếc đũa, đã có một đứa trẻ. Và đương nhiên là đứa trẻ bằng xương bằng thịt. Ông bà lão đã chăm sóc đứa trẻ và họ sống cuộc sống hạnh phúc.
No.12 October 2008 I
41
Cóc mộng mơ Góc vườn sáng tác
“Chiếc áo bà ba bên dòng sông thăm thẳm, thấp thoáng con đò bé nhỏ đến mong manh, nón lá đội nghiêng tóc dài con nước đổ, Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời…”
vàng. Yêu giấc ngủ võng suốt tuổi thơ, tay nắm chặt quả trứng gà, đêm giao thừa ngủ trước cả nhà, rồi lúc thức giấc giận dỗi chỉ vì chị không chờ tôi cùng đốt pháo.
Quê tôi là nơi chín con rồng cuộn khúc, thiên nhiên ưu đãi cho đồng bẳng màu mỡ với mưa thuận gió hòa, từ bấy lâu nay vẫn luôn là vựa lúa lớn nhất nước, rồi cũng từ mảnh đất ấy trồng ra bao nhiêu thứ trái cây thơm ngọt, với những người dân chân chất và thân thiện…
Tôi biết được cây cải trời hoa vàng, cây lục bình bông tím, thân non vừa mềm vừa trắng, biết hoa trinh nữ bước ra từ những bài thơ trong sách văn học của ba còn gọi là hoa mắc cỡ. Tôi biết cây cau có tàu mo làm quạt mát, biết chọn lá chuối gói bánh. Biết đọt nhãn lồng, đọt bí luộc ăn, biết cây bình bát quả chín vàng, trẻ con nhà nghèo hay hái về dầm đường và ăn với nước đá, biết bông so đũa, bông điên điển nấu cá rô đồng, biết tàu hũ dừa ngọt mà ngon, biết con đuông dừa ăn béo ngậy. Tuổi thơ còn cho tôi biết cả bẫy chuột đồng, biết cây me keo gai đâm nhức nhối mà quả chín thì ngòn ngọt, cây trứng cá hoa trắng nhỏ xíu rơi đầy mái tóc, cây sao có bông xoay tít như chong chóng. Mỗi ngày lớn lên, là mỗi ngày nơi ấy dạy cho tôi thêm điều mới, là mỗi ngày ba chỉ cho tôi cái này, mẹ
Tôi sinh ra ở nơi đẹp nhự thế, sao mà không yêu quê cho đượcc. Yêu từ cái lu to chứa nước mưa dưới hiên nhà, cây mận trắng bông mỗi độ vào mùa đến khoảng sân rợp bóng dừa. Yêu bụi tre gai qua những buổi trưa trốn ngủ với chị, mẹ dạy cho biết hoa này là hoa gì, ba dạy cho biết cá bống dừa ra sao, cây mái dầm thân xốp xộp, trắng muốt có thể thay mái chèo là cây nào. Yêu con chó thè lưỡi giữa trưa vì trời nóng, say sưa đứng nhìn giàn bầu bí trổ hoa
42
I No.12 October 2008
chỉ cho tôi cái nọ. Chưa bao giờ một ngày là nhàm chán, những điều mới lạ cứ tiếp nối, tiếp nối mà có lẽ cả đời cũng chưa khám phá được hết. Và như thế tôi cứ lớn dần lên theo mỗi kỉ niệm. Viết cho câu chuyện cổ tích tuổi thơ tôi thêm đẹp không thể không kể đến giàn bầu nậm Ba kể rằng: Khi tôi còn nhỏ, mỗi lần về nhà bà ngoại, tôi luôn đòi ba bế lên thật cao để chạm tay vào trái bầu nậm. Giữa những vườn cây xanh um, một con đường đất thẳng tắp chạy ngang, rồi cái cổng sắt cũ kĩ và khoảng sân xi măng vuông vắn, ở đó không bao giờ có nắng, bởi giàn bầu nậm đã che khuất hết bên trên, những quả bầu xanh lủng lẳng như cái bình rượu Tôn Ngộ Không đánh rơi có một sức hấp dẫn kì lạ đối với đứa trẻ như tôi. Quả bầu tròn chất chứa trong lòng nó thật nhiều bí mật. Ba nói hồi còn bé, tôi sợ ánh đèn flash khi chụp ảnh, nên cứ chụp hình là tôi bật khóc, để dỗ ngọt
Cóc mộng mơ Góc vườn sáng tác
ba hái trái bầu nậm cho tôi chơi, tôi đá lăn trái bầu trên sân, miệng cười hích hích vui sướng. Trái bầu lăn, thời gian cũng lăn, càng nhanh với những guồng quay hối hả… tôi lớn lên với trò bán hàng mà bình rượu là những trái bầu nậm, với câu chuyện cổ tích của bà, trái bầu khô giữ nhà cho chủ, bởi vậy mà quỷ dữ không bao giờ dám đến gần. Tôi lớn với những điều thần kì mà bình dị đến lặng lẽ. Qua đôi mắt của con bé 5 tuổi, giàn bầu nậm thật cao, và xuyên qua vòm lá xanh, những mảng trời trong vắt hiện ra, ánh nắng nháy mắt cười tinh nghịch. Ngày tôi xa quê, những công việc mới, những mối quan hệ mới đã chiếm hết mọi thời gian rảnh rỗi. Tôi đã quên giàn bầu, coi đó như một thứ tồn tại hiển nhiên trong cuộc sống. Mỗi lần về thăm ngoại, tôi đến vội vã và đi rất nhanh, giàn bầu thì như người bạn hiền xào xạc khúc hát của lá mừng tôi đến rồi lại buồn bã khi tôi ra đi. Kinh tế ngày càng phát triển, vùng quê tôi cũng dần thay da đổi thịt, cơ giới hoá, đô thị hoá khắp nơi, tôi mới nhận ra thật may mắn vẫn còn một góc vùng quê thanh bình để tâm hồn tôi lắng đọng sau những giờ phút tất bật của cuộc sống, nơi tâm hồn tôi sống với tuổi thơ, trong sáng và hạnh phúc. 19 tuổi, tôi đã đủ cao để không còn nhờ ba bế lên nữa, tôi có thể tự mình giúp bà tỉa lá, hay hái bầu nậm phơi khô. Cái giàn bầu to giờ đã già nua lắm, và cũng nhỏ lại hơn rất nhiều. Hôm ấy tôi về thăm bà, nhân dịp nghỉ hè ở trường Đại học, trưa hè nhìn ra sân, lòng tôi thấy dịu mát, đột nhiên bà nói: “Có lẽ bà sẽ giật dây bầu này xuống, nó già quá rồi cháu ạ, bà định trồng dây mướp. Bà vừa để được trái mướp giống vừa to lại thơm ngọt, chứ để giàn không thế này thì uổng quá”. Tôi im lặng, thấy lòng buồn man mác, một lần nữa kỉ niệm đẹp lại vuột khỏi tay, và tôi tự hỏi còn phải thấy những kỉ niệm đẹp ra đi đến bao giờ?... “Đôi khi lớn khôn vẫn ước được sống thời trẻ dại”… Tiếng dì tôi hát ngoài cầu ao vọng vào, ánh chiều tà xuyên qua tán lá vàng, phản chiếu trên trái bầu nậm đọng nước lấp lánh. Ừ bầu nậm khóc, thay cho nước mắt trong lòng ta nữa… Một buổi tối nhớ nhà
TrâmNNM
THU SANG Dế thả nỗi buồn vào những đêm trăng Để ngồi vu vơ với cây dương cầm nhỏ Nụ hoa quỳnh hình như còn bỡ ngỡ Chỉ thẹn thùng hé nở với sao khuya... Cỏ may gầy rạc một triền đê Để đom đóm ngỡ ngàng quên mất lối Có hạt sương nào vừa rơi vội... ... Lăn trên lớp cỏ xanh... Chú chuồn chuồn với đôi cánh mỏng manh Chở heo may về ngập tràn lối nhỏ Hình như sông có điều gì trăn trở... ... Gợn gió tận chân trời. Hoa cúc nở những hạt nắng vằng tươi Trời khoác chiếc áo xanh màu ngọc bích Mây dường như cũng bớt phần tinh nghịch ... Lặng lẽ trôi... Thu sang... Man mác... lá vàng... rơi...
Vũ Hoàng Yến
No.12 October 2008 I
43
Cóc mộng mơ Góc vườn sáng tác
HÀ NỘI MÙA HEO MAY
Những ngày cuối cùng của tháng 9, gió heo may rục rịch rủ nhau kéo về, đi qua cầu Thăng Long đã thấy gió heo may se lạnh. Cả những cơn mưa, dù nhỏ thôi, cũng bắt đầu mang theo cả hơi thở của mùa đông. Thế là mùa thu sắp hết, và một mùa lạnh nữa lại sắp về qua đây như một qui luật tất yếu của thời gian. Thu Hà Nội thật đẹp đến nao lòng người, khiến đất trời và cả tâm hồn con người trở nên thơ hơn. Khoảng thời gian chuyển mùa lúc cuối thu, tiết trời hơi se lạnh, chút gió heo may, những cơn mưa nhỏ, Hà Nội mang “nét riêng tư” để gợi nhắc cho chúng ta nhớ về những kỉ niệm đã qua. Hà Nội của ngày thơ ấu cái rét đến sớm hơn bây giờ, chỉ khoảng tháng 10, tháng 11 là trời đã bắt đầu trở lạnh. Mỗi sáng thức dậy thấy cây bàng trước cửa nhà với những chiếc lá vàng cựa mình trong gió đung đưa, cho đến một ngày chỉ còn cành cây trơ trọi là dấu hiệu mùa đông đã đến rồi. Buổi tối đi dạo trên phố Hàng Giấy, Hàng Lược, bạn sẽ thấy thơm mùi ngô nướng từ bếp than đá của người bán rong. Ngô đặt trong một cái mẹt chứ không có hàng quán bày biện ra vỉa hè như bây giờ. Cả con phố dài thưa người qua lại, từng chùm đèn sáng lung linh qua những vòm cây. Từ ngày có chợ đêm phố cổ, hoa đèn rực rỡ, kèm âm thanh huyên náo của khu chợ phá tan sự tĩnh mịch hiếm hoi trong ngày của khu phố này. Hàng ăn, rồi đủ các loại hàng hoá thu hút người từ khắp nơi đến đây, như thể nếu như không ngồi vỉa hè, không ăn đêm thì không phải là người Hà Nội. Hà Nội ngày xưa nhỏ bé hơn bây giờ, đi trên khắp những con phố đâu đâu cũng có cảm giác thân quen. Hà Nội nếu không phải là những phố dài, bóng cây đổ xuống, con đường thơm mùi hoa với cái tên mang đến trong ta những cảm xúc vô thường thì sẽ là những con ngõ nhỏ, hẹp. Nơi đây,
44
I No.12 October 2008
bao bọc những mảnh đời với nỗi truân chuyên giống như trong thơ của nhà thơ Chế Lan Viên viết về ngõ nhỏ Tạm Thương: “Sương giăng mờ trên ngõ Tạm Thương Ngõ rất cụt mà lòng xa thẳm Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm Thương một đời đâu phải tạm thương...” Hay Hà Nội sẽ là những con phố bụi bặm, những xóm nhỏ ven đê, những con phố chợ với những người lao động nghèo quanh năm vất vả với gánh nặng mưu sinh. Hà Nội là Hồ Gươm lung linh nắng, Hồ Tây mờ sương, quảng trường Ba Đình đầy
nắng và cả những làng hoa ven đô. Hà Nội bây giờ hiếm lắm những mái ngói xô nghiêng phủ màu xanh của rêu như trong bài hát cũ. Và tiếng dương cầm trong đêm buồn như hơi thở của người nghệ sỹ nghèo chỉ còn trong hoài niệm. Hà Nội ngày nay với những toà nhà cao tầng, mùi xăng và tiếng còi xe hỗn loạn, muốn tìm một chỗ thật yên tĩnh thảnh thơi cũng thấy khó. Thời gian dần trôi làm đổi thay nhiều thứ ở thành phố này, nhưng may mắn làm sao, nơi đây vẫn giữ được những điều rất đẹp của ngày xưa. Những con đường loang nắng vàng trưa, đường Thanh Niên lộng gió của những đôi bạn trẻ đang yêu, đường phố Phan Đình Phùng mát rượi bóng cây, đường Hoàng Diệu về đêm có màu xanh lơ, phố Nguyễn Du hoa sữa sức hương thơm ngát. Và người Hà Nội dù qua bao nhiêu mùa lá rụng vẫn giữ được nét hào hoa, vẫn biết yêu những điều rất đẹp mà giản dị của đất kinh thành. Hà Nội cuối thu, mùa cây thay lá, mùa hoa sữa bắt đầu rụng, mùa mà những cô gái đang yêu bắt đầu rục rịch đan những chiếc khăn tay để tặng cho người thương. Những ai đang yêu vào mùa này sẽ có rất nhiều kỉ niệm, dù chỉ là những cử chỉ, những ánh nhìn cũng khiến người ta rung động. Một buổi sáng tỉnh giấc thấy trời se lạnh, chỉ là một tin nhắn “Heo may rồi, nhớ mặc ấm nghe anh”, hay một câu thơ: “Sao không cài khuy áo lại anh Trời lạnh đấy hôm nay trời trở rét”
Xuân Quỳnh Lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà sao ta yêu đến thế. Những tình cảm nồng nàn của những ngày sắp sang đông ấy sẽ được để dành mãi, như những kỉ niệm đẹp nhất đã được trải qua trong đời. Gió heo may đã về, yêu sao đôi môi vẫn tươi hồng trong gió lạnh, đôi má ửng hồng và nụ cười với ánh mắt sáng long lanh. Hà Nội cuối thu mang đến biết bao nhiêu cảm xúc, và thúc giục con người ta gần lại với nhau hơn. Mong sao tháng năm trôi qua, mùa thu vẫn về với người Hà Nội với vẹn nguyên cảm xúc như ngày nào.
Hoàng Thịnh
Cóc mộng mơ Góc vườn sáng tác
TẢN MẠN XUÂN HÒA Xuân Hòa những ngày đầu thu phảng phất đâu đó hương hoa sữa nồng nàn. Mưa và nắng cứ chợt đến, chợt đi vội vàng, đan xen nhau hết một ngày dài. Những tháng ngày ở đây không dễ quên và cũng không thể nhớ hết những kỷ niệm buồn vui của một lần sống trong đời lính. Hai tuần đã trôi qua chóng vánh nhưng với một ai đó là cả một quãng thời gian dài. Bảy trăm con người lên đây thì cũng ngần ấy trái tim đang miên man nỗi nhớ. Nhớ nhà, nhớ bố mẹ, nhớ một ánh mắt nhìn, một nụ cười đã khiến lòng bâng khuâng, xao xuyến... và cứ thế, nhớ những điều yêu thương và bình dị nhất cứ ùa về. Những dòng nhật ký lại bắt đầu thật vội vàng nhưng đầy cảm xúc. Đặt chân lên mảnh đất này, một ngày mưa, mưa tí tách nhẹ nhàng, bất chợt nghêu ngao hát: “Mưa từng giọt hạt nhớ long lanh, mưa tí tách thì thầm trên mái, mưa hỡi mưa ơi, có chăng lời em nói, rất nhẹ nhàng ngọt tiếng yêu anh”, tự nhiên buồn vu vơ rồi cười thầm một mình. Những ngày mới lên, những cặp mắt lạ lẫm nhìn nhau vô hồn, còn tranh nhau từng chút một. Có đứa lắc đầu ngao ngán khi thấy phòng ở sao to bằng phòng ở nhà mà kê lắm giường đến thế? Có đứa hoang mang khi không biết đủ sức để ăn một bữa cơm tập thể hay đơn giản là không còn một chút tự tin khi tham gia phụ bếp và thấy cảnh tượng xưa nay hiếm... cơm xúc bằng xẻng!??! Những sợi dây nối kết những con người FU vẫn từng ngày thắt chặt thêm tình bạn, tình đồng chí. Chỉ sau vài hôm, không khí của một đại gia đình tràn ngập
tiếng cười và cảm xúc dâng tràn trong lòng mỗi đứa. Những điều ấy, mỗi đứa cất giữ vào sâu trong trái tim đang tràn đầy nhiệt huyết và yêu thương. Nhớ lắm những khi đêm xuống và những câu chuyện mới lại bắt đầu. Thường cứ sau 10 giờ tối là phải “ba xoa, một đập” đi ngủ và 5 giờ 30 sáng hôm sau phải mở mắt, lăn qua lăn lại, bước xuống giường đi tập thể dục. Nhưng anh em nhà FU vẫn “chứng nào tật ấy”, có thể sống sót tới sáng để chém gió, gọi điện cho một nửa yêu thương và làm những điều khó ai có thể tưởng tượng được. Đứa nào cũng lẩm nhẩm hát và... thường bị “đánh hội đồng” vì phá giấc ngủ của những anh chàng “seven love”.
Có những đêm buồn quá, mấy đứa rủ nhau ra ngoài lòng vòng dạo phố nên về muộn. Đang thập thò ở cổng thì anh Dũng, anh Miên bắt được “mời” lên phòng chỉ huy. Từ hôm sau cả hội không dám về muộn nữa, làm gì cũng trong khuôn phép. Rồi những đêm đi hành quân rèn luyện gần 7, 8 cây số, nhiều đứa mệt nhoài và ngất xỉu nhưng sướng vì được ra ngoài. Cuộc sống cứ trôi nhanh từng ngày. Khó nói hết những kỷ niệm buồn, vui đời lính. Một lúc nào đó bất chợt ta sẽ nhận ra những giây phút đã qua thật ý nghĩa, ta tìm thấy và soi lại mình giữa bao người. Tự thấy mình lớn hơn, sống hòa đồng hơn, được là chính mình mỗi ngày. Xuân Hòa, ngày lại hửng nắng
KhánhVHN SE0411
THƯ GỬI ANH Xuân Hòa, 3.10.2008
Buổi sáng nơi đây thật dễ chịu khi em đã thấy quen. Giá như có anh, em sẽ nắm tay và hát cho anh nghe những bài hát giản dị và yêu đời nhất, trong khi anh và em cùng bước chậm trong sương sớm. Anh biết không, 10 ngày đầu tiên trên Xuân Hòa đã mang đến cho em nhiều cảm xúc mới lạ. Em thấy yêu nơi này rồi. Các bạn đều rất dễ gần, gặp ai em cũng muốn nở nụ cười chào thân thiện. Lớp em vui lắm nhé, mới một tuần thôi mà thiếu một người đã thấy vắng. Chỉ một bạn ốm là phòng đầy chật những lời quan tâm, sự động viên, mọi người đều sống vì một người. Em biết mình sống không chỉ cho riêng mình. Hôm trước trời trở lạnh, em chợt chạnh lòng khi thấy ai đó mang áo ấm và chăn dày ra đắp. Có bạn không ngủ được, gần sáng rủ nhau đi dạo cho đỡ nhớ nhà. Em nhớ nhà da diết, chỉ muốn về với mẹ như hồi mới lên học cấp 3, lúc em chưa có anh. Gió núi lành lạnh khác hẳn gió Hà Nội anh ạ! Ở đây sương phủ sớm chiều, dịu dàng một nỗi buồn khó tả. Em nhớ Hà Nội mùa này đẹp lắm, nắng vàng trong nhẹ luồn tóc gió. Anh với em cùng đi ngắm chiều giữa lòng phố thu, rồi em ngồi nghe anh đàn trong gió sông Hồng đêm trở lạnh. Hay hôm nào anh gửi chút gió Hà Nội lên đây nhé! À, em kể anh nghe chuyện này nhé! Một ngày của chúng em bắt đầu là tiếng báo động dậy tập thể dục buổi sáng; buổi trưa, buổi chiều, giờ ăn cơm, đi học, tập trung, tối ngủ đều có báo động. Thành ra tiếng còi với giọng thầy nhắc nhở cũng đã quen, khéo sau này về em lại nhớ cũng nên. Chúng em còn được hành quân, vui nhưng mỏi hết người. Thỉnh thoảng có bạn trốn ra ngoài chơi bị thầy bắt được và kỷ luật. Cũng tại ở mãi trong này thấy buồn chân, trốn ra, đi dạo một mình cũng thoải mái hơn nhiều (nhưng em không để thầy biết đâu). Ở Hà Nội, em biết luôn có những ai đó thẩn thơ một mình giống em. Xuân Hòa cũng đáng để sống một tháng thật đẹp, thật vui, thật nhiều kỷ niệm, dù không có anh bên cạnh. Trời đang nắng lên, nắng vàng trong luồn tóc gió.
ThắmHT-SE0423
No.12 October 2008 I
45
Bờ lóc cóc Góc tâm sự
CON LẬT ĐẬT Chapter I:
Lật đật
Lật đật thì ai cũng biết, và ngày xưa ở nhà nào cũng có 1 con để trong nhà. Lật đật ngày xưa có kiểu dáng cổ điển với hai màu cơ bản là đỏ và trắng. Ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ, các món đồ chơi hiện đại ra đời, lật đật cũng dần trở nên xa lạ với trẻ con. Chapter II:
Bố và con lật đật
Một ngày nó đập một lỗ nhỏ trên con lật đật và lấy ra hòn bi nhỏ bên trong mà lúc ghé mắt vào nó nhìn thấy … con lật đật không đứng lên được nữa. Đắc ý lắm nhưng nó lại sợ bố mắng. Bố nhìn con lật đật trên tay đứa con gái bé bỏng và mỉm cười “con giỏi lắm”. Nó không hiểu, nhưng vẫn khoái vì không bị mắng Chapter III:
Niềm tin và con lật đật
Ngày bé nó được chiều, thích gì là Hồi bé nó hay được gọi là lật đật đòi cho bằng được. Nhớ có lần đi cùng bố đến nhà vì beo béo tròn tròn. Dần về sau nó bạn bố chơi, thấy con bé con chú ấy thường tự ái khi ai đó gọi mình như có con búp bê rất đẹp, nó nằng nặc vậy vì thấy cái tên cứ ngu ngu làm sao đòi. Con búp bê chú mua từ bên Liên ấy. Xô mang về, ở Việt Nam không có. Nó liền dỗi không chịu ăn cơm. Sáng hôm sau khi thức dậy, con bé thấy Con người và lật đật trên đầu giường có cái gì đó nhìn rất ngộ, mặt cũng giống nhau, lật đật bị giống búp bê, không mất hòn bi thì không thể đứng ngã được và phát ra tiếng kêu rất vui. lên được nữa. Con người nếu Đó là món quà mà bố còn niềm tin thì dù khó khăn dành cho nó. Bố bảo nó là lật đật. Cái gì cũng có thể vượt qua, còn tên nghe ngộ quá. khi mất đi niềm tin thì chẳng Hồi đó con bé thích con lật đật lắm, đi đâu cũng khác gì con lật đật bị vứt ngoài ôm theo. đường mà chẳng ai thèm nhặt. Nhưng tính cả thèm chóng chán nên về sau thì bạ đâu cũng vứt. Một hôm bố hỏi nó: “đốcon biết vì sao lật đật không ngã?”. Thời gian Nó im lặng, không biết trả lời như thế nào, nhưng nó vẫn tin là trôi qua, nó cũng không nhớ con lật đật ngày ấy ở nó sẽ trả lời được. Và ngày nào nó cũng ôm conlật đâu nữa. Một hôm trên đường đật để tìm tòi. đi học, nó nhìn thấy một con
46
I No.12 October 2008
lật đật bị vứt chỏng chơ trên đường. Bất ngờ nhớ lại bài học mà người cha đã nhẹ nhàng dạy cho đứa con gái ngốc nghếch của mình để mười mấy năm sau nó mới hiểu ra. Con người và lật đật cũng giống nhau, lật đật bị mất hòn bi thì không thể đứng lên được nữa. Con người nếu còn niềm tin thì dù khó khăn gì cũng có thể vượt qua, còn khi mất đi niềm tin thì chẳng khác gì con lật đật bị vứt ngoài đường mà chẳng ai thèm nhặt. Chapter IV:
Đứa con và con lật đật Bố vui tính và nói nhiều, ai gặp bố lần đầu cũng quý ngay. Bố được bạn bè nể vì sự nhiệt tình và thông minh. Càng ngày bố càng ít nói, có lẽ do bố đã qua tuổi thanh xuân hoặc cũng có thể do áp lực của công việc. Tuy bố ít nói nhưng ánh mắt lúc nào cũng lấp lánh, đôi khi bố nhìn nó không nói gì, có lẽ bố không biết nó đã hiểu bài học của bố chưa?. Hoặc bố tin nó có thể tự khẳng định mình bằng niềm tin mà bố đã dành tặng từ khi nó còn bé. Bố vẫn mua đồ chơi cho nó, nhưng nó không thích lật đật nữa vì nó đã là con lật đật của bố rồi. Giờ con bé ngày xưa lớn rồi, gầy hơn và không còn ngố như ngày bé nữa, cũng đã có thể tự chọn cho mình con đường để đi và tự tin vững bước trên con đường ấy. Nhưng giờ nó lại thích được gọi là lật đật.
AnĐT
Ếchnology
Cập nhật công nghệ
khoảng thời gian sau các phiên bản đó mới có được dưới dạng biên dịch sẵn. Bên cạnh đó còn có rất nhiều nhà phát triển không hề biên dịch sẵn sản phầm của mình mà đòi hòi người dùng phải biên dịch, điển hình là trình chơi phim và nhạc XINE. Các gói biên dịch sẵn các bạn có từ XINE đa số là từ các nhà phát triển khác. Do đó nếu bạn không biết cách cài đặt các gói từ nguồn là một trở ngại rất lớn cho việc hiểu và quản trị hệ thống của riêng mình. Có nhiều bạn khi lần đầu tiên đến với Linux cảm giác sự khó khăn và bất tiện của việc cài đặt các ứng dụng trên Linux, đặc biệt là các ứng dụng phải cài đặt từ mã nguồn như xine, OpenGL… Trên Windows, bạn chỉ cần tải ứng dụng về, giải nén rồi click vào file setup, next, next và next là hoàn tất việc cài đặt, nhưng trên Linux đó là một chuyện hoàn toàn khác. Bài viết này sẽ nhằm mục đích hướng dẫn bạn các thao tác cài đặt các phần mềm ứng dụng trên Linux và cung cấp các kiến thức căn bản giúp bạn có thể quản lý hệ thống của riêng mình. Bài viết sẽ giả sử rằng bạn đã biết cách sử dụng một số phần mềm quản lý gói như rpm. Để dễ dàng ta sẽ gọi các phần mềm trên Linux là các gói (package). Thực tế tên gọi “gói” đúng hơn vì các gói trên Linux có thể không phải là một trình ứng dụng nào đó mà chỉ là các thư viện nền như thư viện đồ họa Gtk+ hoặc OpenGL .v.v…
Giới thiệu Bạn có thể sẽ tự hỏi rằng tại sao các phần mềm trên Linux không tự đóng gói sẵn cho chúng ta rồi khi xuất bạn chỉ cần tải về và cài đặt nó. Câu trả lời nằm ở 2 vấn đề, vấn đề thứ nhất là
các phần mềm viết trên Linux không hẳn chỉ có thể chạy trên Linux mà có thể chạy trên nhiều hệ thống khác nhau trong họ Unix như Solaris, AIX, HP-UX... thậm chí các phần mềm đó có thể chạy trên rất nhiều vi xử lý khác nhau như Intel, Motorola, AMD… Có được sự đa năng đó là nhờ vào tính đa nền của ngôn ngữ C/C++ nhưng đòi hỏi chúng ta phải biên dịch lại phần mềm từ mã nguồn cho hệ thống mà chúng vận hành. Bạn sẽ tự hỏi là tại sao các nhà phát triển lại không biên dịch sẵn cho chúng ta trên hệ thống thông dụng nào đó như Linux chẳng hạn. Câu trả lời là bởi vì các phần mềm này là phần mềm mã nguồn mở và các nhà phát triển không có cách gì hơn là để lại phần biên dịch cho chúng ta. Tuy nhiên bạn đừng thất vọng vì có một số nhà phát triển rất là tốt bụng có thể biên dịch sẵn cho chúng ta ra các gói có dạng rpm và cùng với sự hỗ trợ của công ty Red Hat chúng ta cũng đã có những chương trình quản lý các phần mềm hiệu quả không kém gì trên Windows như RPM (Redhat Package Manager). Mặc dù là thế nhưng không phải lúc nào các gói mới nhất từ các nhà phát triển gốc đều có phiên bản biên dịch sẵn mà thường là một
Căn bản của việc cài đặt Điều đầu tiên khi bạn tiến hành cài đặt là bạn phải có mã nguồn của gói đó trước. Hãy lên mạng search bất kỳ gói nào bạn thích như thư viện GTK+ hoặc Gnome… Sau khi tải về, thông thường có dạng là .gz hoặc .bz2, đây đều là 2 chuẩn nén khác nhau, sau khi giải nén bằng gunzip cho gz hoặc bunzip2 cho bz2 thì các gói sẽ có dạng mới là tar, cũng là một chuẩn nén khác, bạn có thể giải nén bằng lệnh, tar -xvf … Thế nhưng đế dễ dàng và tiết kiệm dung lượng ổ đĩa thì chúng ta có thể gộp các câu lệnh đó thành một như sau: - Đối với gói .gz tar -zxvf tengoi.gz - Đối với gói .bz2 tar -jxvf tengoi.bz2 Sau khi giải nén xong, bạn tìm tập tin INSTALL để đọc cụ thể cho phần hướng dẫn cài đặt. Thế nhưng hầu như các gói đều tuân theo các thao tác tuần tự sau: ./configure; make; make install. Chỉ có vài gói đặc biệt sẽ có riêng cách cài đặt nhưng khi bạn đã nắm vững nguyên tắc chung thì dù là cách thức nào bạn cũng có thể xoay xở được. Chúng ta hãy xét đến câu lệnh đầu
No.12 October 2008 I
47
Ếchnology
Cập nhật công nghệ tiên: ./configure. Thực chất configure là một shell script sẽ kiểm tra những yêu cầu của hệ thống của bạn có đáp ứng đủ để cài đặt gói lên không. Ví dụ như một số gói đòi hỏi bạn phải có sẵn thư viện đồ họa GTK 2.4 trở lên hoặc là thư viện để giải nén nhạc Mp3… Các gói khi tải về không có sẵn các gói tương ứng cần thiết cho nó. Khi chạy configure xong kết quả sẽ cho bạn biết gói nào cần thiết để cài đặt. Nhiệm vụ của bạn là phải tìm các gói phụ thuộc đó cài lên máy rồi tiếp tục việc cài đặt. make. Nếu như hệ thống của bạn thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu để cài đặt thì các makefile sẽ được tạo ra. Makefile là một file đặc biệt của tiện ích make nhằm hướng dẫn biên dịch mã nguồn của gói ra dạng thực thi. Sau khi bạn thực thi lệnh “make” xong thì toàn bộ mã nguồn của gói đã được biên dịch sang dạng thực thi nhưng các file thực thi vẫn còn nằm trên thư mục hiện hành. Do đó bạn cần phải thực hiện thêm lệnh “make install” để chép các file thực thi đó sang đúng vị trí của nó trên hệ thống. Nếu như không có thông báo lỗi gì xảy ra thì bạn đã hoàn tất việc cài đặt gói lên hệ thống của mình.
Tổ chức các file trên hệ thống Đối với Linux thì thư mục /usr là thư mục quan trọng nhất vì nó chứa các chương trình và hàm thư viện trên
đó. Trong thư mục /usr/bin chứa các file thực thi cho các gói bạn đã cài đặt trên máy, bạn sẽ thấy các file rất quen thuộc trong thư mục này như mozilla, gedit… Thư mục /usr/lib chứa các hàm thư viện, bạn sẽ thấy rất nhiều file có phần mở rộng là .so (shared object) là các hàm thư viện liên kết động hoặc .a (archive) hoặc .la đều là các hàm thư viện liên kết tĩnh. Đặc tính căn bản của hai dạng thư viện này là hàm thư viện liên kết tĩnh sẽ được liên kết thẳng với files thực thi luôn trong quá trình liên kết, còn hàm thư viện liên kết động thì sẽ được liên kết trong quá trình thực thi. Cho nên sau khi chương trình đã được biên dịch và liên kết, các thư viện tĩnh chúng ta có thể bỏ đi nhưng thư viện liên kết động thì bắt buộc phải đi kèm với chương trình. Thư mục /usr/ share sẽ chứa các icon, manual hoặc info của gói.
Loại bỏ một gói Nếu bạn mong muốn lọai bỏ một gói đã cài đặt trên hệ thống thì cách duy nhất là bạn phải vào lại thư mục mã nguồn của gói và gõ lệnh make uninstall, thông thường bạn sẽ có các câu lệnh sau: “make clean”, “make distclea”… Các câu lệnh có ý nghĩa tương đối và được định nghĩa trong tập tin Makefile, nên đầu tiên bạn thử với “make uninstall” rồi make clean, cuối cùng make distclean là giúp bạn
Tips 1: Hướng dẫn cài đặt Ubuntu 8.04 từ máy đã cài sẵn Windows Nếu chưa có bộ cài Ubuntu 8.04, bạn hãy lên trang chủ Ubuntu ở http://www.ubuntu.net để download về. Sau khi bạn đã download được file ISO Ubuntu8.04LTS về máy. Bạn có thể burn ra đĩa CD hay sử dụng một chương trình tạo ổ ảo (như Alcohol 120%, Deamon Tool) để mount file ISO đó vào, và bắt đầu chạy cài đặt: Cửa sổ cài đặt hiện lên, bạn click vào thẻ “ Install Inside Windows “
48
I No.12 October 2008
xóa hết các tập tin đã biên dịch ở thư mục nguồn và đồng thời xóa Makefile, bạn phải chạy lại ./configure để tạo lại Makefile.
Quản lý các gói Do việc xóa bỏ một gói như trên rất phiền phức đôi lúc bạn không thể xóa bỏ được nếu như mất đi mã nguồn. Cho nên thay vì cài nó vào thư mục mặc định là /usr thì bạn có thể cài vào các thư mục của riêng bạn. Ví dụ như bạn có thể tạo thư mục ‘/soft’… Sau đó để cài gói gedit thì bạn tạo thêm thư mục /soft/gedit và dùng lệnh ./configure… bạn thêm tùy chọn sau: ./configure –prefix=/soft/gedit thì khi bạn gõ make install sẽ copy toàn bộ sang thư mục /soft/gedit... Khi bạn muốn xóa toàn bộ gói thì chỉ cần xóa đi thư mục đó. Lưu ý là khi bạn cài vào thư mục riêng của mình rồi bạn phải tạo 2 đường dẫn cho 2 biến môi trường (environment variable) LD_LIBRARY_ PATH và PKG_CONFIG_PATH… LD_LIBRARY_PATH sẽ có đường dẫn đến thư mục lib của gói vừa tạo (ví dụ như /soft/gedit/lib) còn PKG_CONFIG_PATH sẽ có đường dẫn đến thư mục pkg_config trong thư mục lib (ví dụ như /soft/gedit/lib/pkg_config)... Bên cạnh đó nếu bạn muốn chương trình gọi tự động thì bạn cũng nên thêm vào biến PATH cho gói của mình.
Ếchnology
Cập nhật công nghệ
Lời kết Đối với cách trên bạn dễ dàng quản lý các gói của mình nhưng đối với các dạng thư viện thì bạn nên cài nó vào thư mục /usr hơn là thư mục riêng. Vì một số gói sẽ tìm các thư viện trên thư mục mặc định /usr và /usr/local hơn là các thư mục riêng người dùng. Nếu bạn cài lên thư mục riêng, đôi lúc các thư viện đó sẽ không được tìm ra. Thông thường lệnh ./configure đi đôi với rất nhiều tùy chọn cho phép bạn lựa chọn các tính năng khác nhau, bạn hãy gõ ./configure –help để biết đầy đủ các tùy chọn của gói.
ĐT (Sưu tầm và tổng hợp từ Internet)
Tips 2: Share dữ liệu giữa Win XP và Linux trong WMWare dùng Win SCP Win SCP là một phần mềm cho phép trao đổi dữ liệu giữa hai máy tính cài Windows và Linux khá dễ dàng. Giao diện Win SCP tương tựnhư giao diện của Total Commander.- Link down : http://www.box.net/shared/t96jatjgja hoặc http://winscp. net/eng/download.php Cách thực hiện này chủ yếu cho trường hợp máy tính không nối mạng. Trường hợp máy nối mạng thì đơn giản hơn. Trong đó VMnet1 và VMnet8 là 2 card mạng ảo (do lúc cài VMWare tự phát sinh card mạng ảo). Để có thể trao đổi dữ liệu giữa 2 HDH thì trước tiên hai máy phải kết nối được với nhau. Muốn hai máy kết nối được với nhau thì hai máy phải có cùng đường mạng. Cách kiểm tra kết nối như sau: Trước tiên bên Windows vào Start -> Run -> cmd gõ lệnh ipconfig để biết được IP của máy thật (dựa trên card mạng ảo). Theo như trên thì bạn sử dụng IP: 192.168.150.1 Sử dụng IP động: Trong Linux: Click phải ngoài Desktop -> OpenTerminal -> Gõ lệnh /sbin/ifconfig. Màn hình hiện địa chỉ IP (khoanh tròn). Khi đó ta thấy giữa Windows và Linux đã có cùng đường mạng là 192.168.150.x Kiểm tra hai máy có thông hay không?: Trong Windows vào Start -> Run -> cmd gõ lệnh ping 192.168.150.128 (IP máy ảo). Trong Linux Open Terminal gõ lệnh ping 192.168.150.1. Vậy là hai máy thông nhau, chỉ việc điền IP của máy ảo vào Win SCP là xong -> Login vào và có thể chia sẻ dữ liệu dễ dàng.
Sau đó một cửa sổ khác hiện lên để bạn cọn và cấu hình, thiết lập các thông số cài đặt ubuntu 8.04: 1. Installation Drive: ổ để cài đặt Ubuntu . 2. Installation Size (GB): Dung lượng ổ cứng tối thiểu để cài đặt là 4GB, nhưng bạn nên chọn hẳn 10 GB. 3. Language: mặc định là English, thú vị là Ubuntu 8.04 đã có hỗ trợ gói ngôn ngữ tiếng Việt. Bạn hãy tìm trong thẻ và chọn “Vietnamese” nếu bạn thích. 4. Username và Password: tài khoản và mật khẩu bạn tạo, nhập khi bắt đầu cài đặt Ngay sau khi bạn cấu hình xong, chương trình cài đặt sẽ tự động tạo một file ISO và khởi động lại để boot và cài
đặt. Việc cài đặt diễn ra nhanh hơn khi bạn cài Windows nhiều. Khi kết thúc cài đặt, bạn khởi động lại máy, sẽ có menu boot cho bạn lựa chọn (gồm Ubuntu 8.04, XP hay Vista). Nếu bạn không thích dùng ubuntu 8.04 thì bạn gỡ bỏ ra khỏi máy với các động tác đơn giản ngay trong Windows của mình: - Khởi động vào Windows. - Vào control panel/add remove program. - Chọn Ubuntu, hoặc vào ổ đĩa chứa Ubuntu 8.04, vào thư mục Ubuntu, tìm file Uninstall.exe - Click đúp vào nó, nó sẽ hiện bảng thông báo, xác định việc gỡ bỏ của bạn. Bạn chỉ việc chọn Uninstall và OK.
No.12 October 2008 I
49
Cóc ăn chơi
Chơi mà học, học mà chơi
TÂY BẮC MÙA LÚA CHÍN Núi tiếp núi, đồi tiếp đồi, lúa trùm lên thung lũng, lúa leo lên đỉnh đồi, ruộng lúa nổi trên non. Tây Bắc đã vào mùa gặt, khắp nơi từ Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang đều đượm vàng màu lúa chín. Mùa gặt trên Tây Bắc thường vào giữa tháng năm và tháng mười dương lịch, mênh mông màu vàng sóng lúa, hương đất hương ngàn hòa với không khí trong lành của vùng cao, làm dịu vợi lữ khách miền xuôi. Lên Mù Căng Chải đi nhanh nhất chỉ có quốc lộ 32. Tôi xuất phát từ Hà Nội, không lên Yên Bái mà rẽ qua nông trường Trần Phú, vượt qua đèo Khế để cảm nhận thêm cái đẹp của ruộng lúa Nghĩa Lộ - Văn Chấn và nghỉ đêm ở thung lũng Tú Lệ.
Thung lũng Tú Lệ Từ huyện Văn Chấn, trung tâm của cánh đồng Mường Lò, theo Quốc lộ 32 lên Mù Căng Chải, trước lúc vượt sừng trời (đèo Khau Phạ), Tú Lệ đột ngột hiện ra với mùi lúa nếp chín thơm ngào ngạt. Xã Tú Lệ nằm trọn trong lòng thung lũng khá rộng, với 172 ha ruộng nước.
50
I No.12 October 2008
Truyền rằng một ngày kia đoàn người Thái tới chân đèo Khau Phạ, dừng chân xuống suối uống nước, thấy dòng nước mát trong và ngọt lịm, ngẩng mặt lên là thung lũng tươi tốt. Già làng của tộc người Thái đã quyết định ở lại vỡ ruộng trồng lúa gieo trồng giống thóc quý. Quả nhiên thóc tiên gieo xuống đã nảy mầm và rất tươi tốt. Từ đó người Thái gắn bó với mảnh đất Tú Lệ và nhờ đó đàn ông trong bản khoẻ mạnh, vạm vỡ, con gái người Thái Tú Lệ thắt đáy lưng ong, làn da trắng trẻo, miệng cười như hoa. Ngày nay Tú Lệ nổi tiếng với lúa nếp thơm, các hạt đều nhau to tròn như những con nhộng. Nếp thơm Tú
Lệ là đặc sản trời cho mà không vùng nào có được như nơi đây, vì vậy hàng năm hàng đoàn xe vượt Yên Bái lên Tú Lệ mua gạo nếp về gói bánh, thổi xôi. Cốm xanh Tú Lệ, cháo cốm Vịt, xôi nếp ngũ sắc Tú Lệ đã trở thành niềm thương nhớ của bao người miền xuôi phương Bắc. “Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò” câu ca dao của dân tộc Thái từ lâu đã được truyền tụng khắp vùng Tây Bắc.
Đèo Khau Phạ Mù Căng Chải Sau một đêm nghỉ tại Tú Lệ, sáng sớm hôm sau tôi bắt đầu hành trình trên cung đường trải đầy hương lúa. Đi lên Mù Căng Chải, vượt thung lũng Than Uyên - Lào Cai, đu người trên con đèo Ô Quý Hồ, thăm thú Sapa rồi trở về trung tâm Lào Cai để bắt chuyến tàu đêm về Hà Nội. Đường từ Tú Lệ tới Mù Căng Chải phải đi qua chiếc sừng trời Khau Phạ. Dù chỉ là sườn dãy Hoàng Liên Sơn nhưng nơi đây cũng cao tới 1000m. Sớm nay mặt trời lên đỏ, nắng chiếu qua từng đỉnh núi xua dần đi cái hun hút mây mù đỉnh đèo. 10 năm trước Mù Căng Chải vẫn là một nơi trồng thuốc phiện lớn nhất
Cóc ăn chơi
Chơi mà học, học mà chơi nhì miền Bắc, bản làng chìm ngập trong khói thuốc phiện, xác xơ tiêu điều. Cuộc sống nơi đây giờ đã hoàn toàn lột xác. Những thửa ruộng bậc thang được người Mông chăm chút từ bao đời, lúa đã bắt đầu chín vàng trên các cánh đồng. Đường qua La Pán Tẩn và Chế Cu Nha, hai xã có những thửa ruộng đẹp nhất của Mù Cang Chải. Chẳng ai có thể đi qua ngay mà không dừng lại ngắm nhìn những kiệt tác của người H’Mông đang rực rỡ chờ ngày thu hoạch. 500 héc ta ruộng lúa bậc thang ở đây chính là di sản của người Mông đã được nhà nước công nhận. Những ruộng lúa bậc thang uốn lượn chắp bước leo đồi, vòng qua những con suối khoe sắc giữa cái hùng vĩ của núi non, của bàn tay dát vàng trên độ cao 1750m xứ Mù Căng Chải.
Thung Lũng Than Uyên đèo Ô Quý Hồ – Sapa “Ruồi vàng, bọ chó, gió Than Uyên”. Câu vè này đã phần nào mô tả được sự khắc nghiệt của một vùng quê đầy nắng và gió Lào tại một huyện xa nhất tỉnh Lai Châu. Nếu như lúa Mù Căng Chải đã chín vàng thì những ruộng lúa Than Uyên nay mới đang thì con gái. Vốn tiền thân là nông trường quân đội nên nơi đây còn có những con bò sữa lững thững gặm cỏ chân núi. Thung Lũng Than Uyên nằm lọt thỏm bên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Con đường quốc lộ đưa tôi chạy giữa vùng ruộng lúa xanh mướt mà xa
xa bốn bề là những dãy núi cao thấp. Một cảm giác mới mẻ, vui thích đến khó tả như là mình đang lao xe thẳng tới đỉnh núi vậy. Than Uyên nổi tiếng nhất là đặc sản chè Shan tuyết. Nông trường Than Uyên lớn nhất tỉnh Lai Châu với diện tích 1500 héc ta trên vùng cao nguyên đầy nắng gió. Từ Than Uyên về tới Sapa phải qua con đèo Ô Quý Hồ cao gần 2000m so với mặt nước biển. Ngày nay đèo này đã được tu sửa rất nhiều, không còn nguy hiểm như cung đường Phong Thổ ngược về Lai Châu xưa kia. Con đèo chạy thẳng lên đỉnh núi rồi trườn về khu du lịch Sapa nổi tiếng. Nó không quá dài nhưng cũng đủ tạo nên hai vùng khí hậu. Nếu như Sapa nổi tiếng với mây mù và khu nghỉ mát thì Than Uyên nổi danh về gió Lào và cháy rừng. Hôm nay, đèo đẹp đến lạ lùng. Thật may mắn vì đây là lần đầu tiên tôi chạy lên tận đỉnh đèo mà không gặp mây mù và luồng gió thổi buốt giá. Đây là con đèo hùng vĩ bậc nhất miền núi phía Bắc Việt Nam, cái tên Ô Quý Hồ gần như đã là một huyền thoại. Dân chạy xe ôm ở Sapa vẫn hay kể về một loài chim có tiếng kêu da diết và nao lòng mỗi khi chiều buông trên núi Hoàng Liên, gắn với một câu chuyện tình yêu không thành năm xưa. Theo thời gian, chính tiếng kêu “Ô Quy Hồ” của loài chim ấy đã được đặt thành tên cho con đèo hoang dại trên độ cao gần 2.000m này.
Ô Quý Hồ - Sapa - Lào Cai Từ đỉnh đèo Ô Quý Hồ về tới Sapa sẽ đi qua ngọn Thác Bạc hùng vĩ. Đáng thương thay cái khắc nghiệt của núi rừng đã để lại quá nhiều vết thương trên cung đường về tới Thác Bạc. Cơn lũ khủng khiếp vừa qua đã làm sạt lở những tảng núi lớn chắn đường phá
cây. Xung quanh Thác Bạc lúc này là những tảng đá hộc to hơn bánh xe ô tô tải và những chiếc cần cẩu đang thi công. Vậy nhưng vết thương ngoài đó cũng không giữ nổi đôi chân của những người yêu du lịch. Trên đường đi tôi đã gặp rất nhiều du khách nước ngoài đeo ba lô đi trên những chiếc xe Việt Nam chạy về Lai Châu thăm thú núi rừng mảnh đất Đông Nam Á. Nơi đây vẫn còn một đỉnh núi Phan xi Păng - niềm mơ ước của bao người đam mê khám phá và chinh phục cao ngạo giữa trời mây. Gần 1 giờ trưa tôi về tới Sapa, chỉ còn một điểm cuối cùng là ga tàu hỏa Lào Cai để bắt chuyến tàu về tới Hà Nội. Cảm giác vượt qua quá nhiều vùng đất huyền thoại chỉ trong chưa đầy 30 tiếng để rồi ngồi lại bên quán ăn trưa có thể khiến người ta trở nên hụt hẫng và nhất thời không biết bắt đầu nghĩ từ đâu. Còn đọng lại là đất nước ta đẹp lắm, vẻ đẹp dân tộc không nằm ở những con đường bê tông hay những toà nhà văn phòng hào nhoáng. Tôi sẽ còn rất nhiều lần rời xa thành phố khói bụi này để trở về với nơi núi rừng huyền bí.
Đào Trọng Hiếu
No.12 October 2008 I
51
Cóc ăn chơi
Chơi mà học, học mà chơi
ỐC CAY Khi những cơn gió cuối thu mang theo cái se lạnh, người Hà Nội lại nhớ đến món ốc cay. Nhớ sao cái vị béo ngậy của ốc cuối tháng 10 tan trong nét đậm đà, cay cay của nước chấm, lại thêm cái chua chua của xoài xanh ăn kèm… Mới chỉ nghĩ đến đó thôi là cái dạ dày lại đổ chuông liên hồi giục giã.
CHẢ RƯƠI Thế là đã sang tháng chín, nhiều khi mấy hạt mưa tím bỗng dưng trút xuống hắt hiu để cho người ta ngỡ là rét đã về. Thế nhưng trời vẫn chưa rét. Rươi đấy. Không ai có thể tưởng tượng được rằng lại có một món ăn liên quan tới thời tiết mật thiết như vậy. Mà hơn thế nữa, rươi, món ăn đặc biệt của mùa thu phương Bắc, lại còn ảnh hưởng cả đến tinh thần và sức khỏe của con người . Đến những ngày cuối thu, tất cả những gia đình Việt Bắc, không nhiều thì ít, cũng đều ăn rươi. Cứ khoảng 6 giờ tối, sau giờ tan học, nếu bạn đi qua phố Lò Đúc hay Hàng Rươi, sẽ ngửi thấy một mùi thơm quyến rũ từ những hàng rươi rán vỉa hè. Rươi là món ăn đặc biệt chỉ có vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch. Người ta nhớ rươi, thèm rươi bởi cái vị rươi béo ngậy đánh cùng thịt và trứng, hòa quện trong mùi thơm. Chả rươi còn được trộn thêm hành, mùi, vỏ quýt vừa để dậy hương, vừa để ăn không bị ngán. Món rươi, ngoài việc chế biến thành chả, quan trọng không kém là hương vị của nước chấm và sự có mặt của rau sống ăn kèm. Đến quán chả rươi nổi tiếng ở ngã 5, Cống Chéo Hàng Lược, bạn có thể thưởng thức được trọn vẹn cái hương vị đó cùng bún lá. Kế hoạch đi ăn chả rươi thường không nên chậm chễ vì rươi chỉ có theo mùa, thậm chí là chỉ theo ngày. Do vậy, bạn hãy cố gắng thu xếp thời gian để rủ bạn bè cùng đến thưởng thức chả rươi cuối thu để thêm vào danh mục những món ăn mình ưa thích.
Hà Nội bốn mùa đều có ốc, nhưng ốc ngon nhất vào mùa thu và đặc biệt là cuối tháng 10. Đi dọc đường Liễu Giai, Văn Cao, Tạ Hiện, Đinh Liệt hay vòng qua bờ hồ Giảng Võ, Trúc Bạch, bạn có thể dễ dàng tìm được một quán ốc vỉa hè để thoả mãn tâm hồn ăn uống đang khao khát chờ đợi. Ngồi bên đĩa ốc nóng hổi với vài ba que xiên, vừa ăn vừa thổi, vừa suýt xoa vì cay, bạn dễ dàng quên hết mọi thứ chỉ để tập trung thưởng thức hương vị đặc biệt của ốc tháng 10. Hầu hết các quán ốc đều có nhiều lựa chọn cho bạn: từ ốc khều, ốc mút, ốc mít… Nếu muốn thưởng thức thêm các loại ốc biển như ốc hương, ốc gai, bạn có thể tìm đến quán Ốc Cay, cạnh hồ Giảng Võ. Đi ăn ốc, người ăn bao giờ cũng thường gọi ốc luộc trước và sau đó đến một đĩa ốc xào bởi thời gian xào thường khá lâu. Hơn thế nữa, ai cũng muốn nếm trọn vẹn cả hai hương vị của món luộc và xào. Nếu như ốc luộc kích thích khứu giác người ăn bởi mùi thơm của sả, gừng, lá chanh trong nước chấm thì ốc xào lại thu hút bởi hương thơm của dừa. Với giá khoảng từ 15K đến 30K là bạn đã đủ để thưởng thức được một món ốc tại đây. Ăn ốc cuối thu cùng bạn bè hoặc người yêu dường như từ lâu đã trở thành một lịch trình được định trước. Ai đó quên mất món ốc mùa thu hẳn sẽ lấy làm tiếc. Vì thế, dù có bận rộn gì, các Cóc hãy dành cho mình một buổi tối đẹp trời nào đó cùng bạn bè hay người yêu thưởng thức hương vị ốc để cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp mùa thu Hà Nội qua nét ẩm thực.
Cóc ẩm thực
52
I No.12 October 2008
Cóc ăn chơi
Chơi mà học, học mà chơi
NƠI KHƠI NGUỒN SÁNG TẠO 17 giờ 50 phút thứ hai, tôi đang ngồi trong Thư viện để submit nốt Practice Database trong tình trạng đầu đau như búa bổ bởi áp lực của ngày đầu tuần. Bài vừa được post lên thì Hoàng gọi điện “Ê, cà phê không?”. Theo thói quen, tôi ù một cái và hẹn một tiếng nữa có mặt cho xông xênh.
No.1 hấp dẫn Tôi phóng xe qua đường phố Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Kim Mã, Nguyễn Thái Học và cố tình đi Hoàng Diệu, một trong những con đường đẹp nhất Hà Nội, điểm cuối cùng là hồ Trúc Bạch hiện ra trước mắt. Đường Trấn Vũ như một dải lụa mềm mại ôm lấy mặt hồ với một vẻ đẹp khiến tôi mải chiêm ngưỡng quên hẳn thằng bạn đang ngồi đợi, quên hẳn thời gian buổi tối đầu tuần và cơn đau đầu đang hành hạ để thả hồn mình bay lượn trên những cơn gió mang đầy hương hoa sữa mùa thu. Dừng ở số 1 Trúc Bạch trước quán “No.1 Club”, tôi gửi xe cho nhân viên bảo vệ rồi phi thẳng lên tầng 3 vì biết rằng Hoàng đã chọn được một chỗ ngồi ưng ý bên lan can để có thể phóng tầm mắt nhìn thẳng ra hồ. Tôi chào nó bằng một câu quen thuộc: - Nhã hứng thế? Gọi cho anh Thịnh chưa? Sao bảo bận lắm, bận gì mà còn có cả thời gian cà phê à? - Rồi, đang đến. Hôm nay đang đi đường Thanh Niên, thấy cảnh đẹp nên vào đây ngồi. - Cũng đúng lúc đấy. Có chuyện cần bàn đây. Tôi ngồi xuống, ngừng lại một hai phút để tận hưởng trọn vẹn cơn gió mát thổi từ hướng hồ vào. Ở vị trí hướng ra Hồ Tây rộng lớn, tôi thấy đường Thanh Niên lúc này thật nhỏ bé, như một chiếc cầu bắc nghiêng qua dòng sông. Đảo Cá vàng với chùa Trấn Quốc nổi tiếng là một điểm nhấn vào bố cục bức tranh thơ mộng ấy, để ai ngắm rồi cũng phải thầm khâm phục nhà kiến trúc thiên nhiên tài tình đã thiết kế nên khung cảnh này.
Khơi nguồn sáng tạo Chúng tôi thường không quan tâm đến menu bởi lẽ điều quan trọng nhất đối với chúng tôi là một nơi họp mặt, nói chuyện bạn bè và bàn công việc mà thôi. No.1 từ lâu đã trở thành “trụ sở” họp mặt của Cóc Đọc. Từ việc lên khung báo, đến nhận xét cho số vừa ra và những kế hoạch tìm nhân sự, những ý tưởng phát triển báo đều ra đời tại đây. Thay vì một phòng học ngột ngạt ở trường, từ khi có “phòng họp” mới, chúng tôi cảm thấy tràn trề sáng tạo. Có những hôm, cả đội báo ngồi ở quán hàng tiếng đồng hồ, lấy lại tinh thần bằng cách trò chuyện trong khi ngắm cảnh. Một không gian khoáng đạt nhưng không kém phần riêng tư tạo cho chúng tôi cảm giác giống như đang ở nhà, khiến các cuộc trò chuyện thường cởi mở và hiệu quả hơn. Nhiều khi thoải mái và hài hước đến nỗi nhân viên phục vụ ngồi nghe chăm chút và thi thoảng cũng cười theo. Một điều khá thú vị ở đây nữa là địa điểm rất gần khu phố cổ. Vì vậy, sau khi đã họp mặt ở quán tiêu tốn calo bởi những tranh luận và ý tưởng, chúng tôi thường nạp năng lượng bằng những món ăn dân dã gần đó. No.1 đối với chúng tôi như nơi để thả nổi tâm hồn, một nơi không cần hẹn mà tới. Và chắc rằng: nếu đã đến No.1 một lần, bạn cũng sẽ bị hấp dẫn bởi phong cảnh nơi đây. Có thể thường ngày, Cóc FU được mệnh danh là khô khan khi ngồi bên máy tính. Nhưng khi thư giãn ở đây, bên cạnh những người bạn và ngắm cảnh cuối thu, một giây ngẫu hứng nào đó, tâm hồn bạn cũng giống như tôi, bỗng nhiên cất lên câu hát quen thuộc: Hà Nội mùa này chiều không buông nắng Phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô Quán cóc liêu xiêu một câu thơ Hồ Tây, Hồ Tây tím mờ Hà Nội mùa này lòng bao nỗi nhớ Và những lúc thoát khỏi “xiềng xích” của bài vở và công việc, bạn sẽ khám phá ra điều tươi đẹp của cuộc sống.
Buổi tối quán khá đông khách, họ đến đây gồm có nhiều thành phần. Nếu như tầng 1 dành cho khách qua đường vào uống nước thì tầng 2 với ghế sô pha đậm màu và bàn kính vuông cùng điều hoà mát lạnh lại phục vụ cho doanh nhân đến bàn công việc. Tầng 3 trông có vẻ gần gũi hơn, được thiết kế như một nơi lý tưởng dành cho bạn bè và gia đình. Còn tầng 4 lộng gió dành cho những người thích gần thiên nhiên. Chúng tôi hay ngồi ở tầng 3 vì lý do đó.
Puppy
Nhân viên phục vụ quán đưa cho tôi menu với một dãy dài tên đồ uống từ các loại trà, cà phê, sinh tố, coctail, kem... Tôi thường chọn trà, hay cà phê với giá từ 12 đến 18K. Còn các loại khác có vẻ đắt hơn một chút. Kem trái dừa ở đây là đặc sản và khách nào đến cũng thấy gọi trái dừa.
No.12 October 2008 I
53
Cóc lạc
Góc câu lạc bộ
Let us touch your soul! “Đã bao giờ bạn nhìn lên bầu trời sau cơn mưa và tình cờ nhìn thấy cầu vồng trên ấy? Cầu vồng thiệt đẹp, bạn nhỉ!... Khi bạn buồn, lúc bạn vui, khi bạn muốn gửi đi một message nào đó cho một người nào đó... Hãy tìm đến âm nhạc và Rainbow Show (RB_S) của chúng tớ!”. Đó là lời giới thiệu hết sức dễ thương của Rainbow, một kênh radio online được đưa lên cho cư dân mạng FU vào mỗi thứ 7 hàng tuần. Mặc dù rất yêu thích RB_S nhưng bạn có bao giờ thắc mắc hai MC đáng yêu của chương trình là ai không? Hay Rainbow Show có bao nhiêu thành viên? Họ hoạt động như thế nào? Mục đích của họ là gì? Lật lại trang sử của Rainbow, chúng mình cùng tìm hiểu nhé! Rainbow Show hiện giờ đang có đúng bảy thành viên nhưng cái ngày RB_S cất tiếng khóc chào đời lại chỉ có sáu thành viên chứng kiến: ThắngVĐ, HươngVD, LongLC, YếnVH, DũngNT, AnhNĐ. ThắngVĐ (nickname Mama) và HươngVD (nickname Kiu) chính là hai MC quen thuộc vẫn cãi nhau choe chóe trên mỗi số Rainbow phát sóng. YếnVH (bupbebac) có nhiệm vụ truyền thông, upload mỗi khi có số mới, PR cùng nhiều hoạt động quảng bá hình ảnh khác trong khi LongLC (Folio) phụ trách mảng kỹ thuật và DũngNT đảm đang chuyên đi kiếm chuyện, dựng chương trình để Rainbow được làm Ban tổ chức. AnhNĐ (Đạt Anh – wwp) ngày ngày lo tô vẽ logo, banner, poster quảng cáo cho Rainbow từ sáng sớm tới tối mịt.
54
I No.12 October 2008
Họ là những thành viên đầu tiên của Rainbow Nhưng thử nghĩ xem, Rainbow với sáu sinh viên nghiệp dư và chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực mới mẻ này liệu có thể đạt được thành công vang dội như vậy không? Như bạn từng biết về Hyperlink, một nhóm truyền thông trước đây đã thất bại do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phải chăng có nhân tố nào khác trợ giúp Rainbow? Nhóm phóng viên Cóc đọc đã có dịp tìm hiểu sâu hơn “behind the scene” của Rainbow. Không bất ngờ khi chúng tôi phát hiện ra chính anh DũngĐT (Trưởng phòng Công tác sinh viên FU) là cha đỡ đầu, đồng thời là cố vấn cấp cao của RB_S. Chả thế mà nội dung các số phát hành của RB_S lại hay đến vậy. Về mặt hỗ trợ âm thanh, phải nhắc đến sự công lao to lớn của anh ToảnNV (cán bộ kĩ thuật âm thanh bên phòng thu Tổng Hội). Vào mỗi chiều thứ Năm hay thứ Sáu hàng tuần, Kiu và Mama vẫn thường chạy sang phòng thu của Tổng Hội FPT để quấy quả anh. Cho dù bận rộn mấy thì anh Toản vẫn dành thời gian thu âm và chỉnh sửa cho Rainbow.
Thế còn ý tưởng cho ra đời Rainbow Show? Sứ mệnh của RB_S là gì? Chắc ai từng nghe qua cũng biết Rainbow giống như một kênh âm nhạc giải trí cho sinh viên FU. Nhưng phải sâu sắc và dành đủ sự quan tâm thì mới biết trách nhiệm nặng nề của RB_S. Có thêm trường FU trong Nam rồi, sắp tới còn ở Đà Nẵng nữa. RB_S sẽ là cầu nối cóc FU trên mọi miền Tổ quốc, tổ chức các sự kiện lớn cho Cóc con FU, các cuộc thi văn hóa văn nghệ nhằm thúc đẩy phong trào hoạt động cũng như tăng tính đoàn kết trong tập thể, tạo ra môi trường thoải mái cho sinh viên sau những giờ học căng thẳng. Giản dị hơn, ước mơ của Rainbow Show là kết nối tâm hồn mọi người với vẻ đẹp của âm nhạc. Từ sứ mệnh cao cả đó, slogan “Let us touch your soul” ra đời. Giờ là lúc điểm qua các hoạt động của Rainbow... 2 giờ chiều thứ Sáu, một ngày đẹp trời, Kiu và Mama khoác vai nhau lặn lội sang FPT Cầu Giấy, leo lên độ cao khoảng 40m đường chim bay (tầng 12) đương nhiên bằng thang máy để thực hiện thu âm tại phòng thu Tổng hội. Đó không phải là một quãng đường bằng phẳng vì ai học chiều phải chịu hy sinh một buổi. Mỗi lần thu âm ngốn khoảng một giờ đồng hồ. Nhưng trước đó, Mama và Kiu cũng phải hẹn nhau viết lời dẫn và tập đi tập lại để tránh mất thời gian thu. Chính vì vậy, nói thành công
Cóc lạc
Góc câu lạc bộ của Rainbow có được nhờ một phần không nhỏ sự hy sinh và cố gắng hết mình của hai MC cũng chẳng sai. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ đắc lực từ bộ phận kỹ thuật và truyền thông. Trong khi Long Folio thường phải thức đêm thức hôm chỉnh sửa forum svfpt.net và trang nghe RB_S online thì Yến bupbebac dành không ít thời gian check hàng, tìm lời các bài hát thay vì ngồi học lúc nửa đêm như bao bạn bè. Lắm lúc đến trường thấy bạn nào cũng phờ phạc, mắt thâm quầng. Thiết nghĩ mà thương!
Dù mới thành lập được gần ba tháng nhưng RB_S nhận được sự tin tưởng và ủng hộ rất lớn, từ sinh viên, cán bộ hay từ những bang hội đầu não của tập đoàn FPT như Tổng hội FPT. Đứng ra tổ chức cuộc thi CAM – một cuộc thi video clip thể hiện khả năng âm nhạc và sự sáng tạo; “Đêm nhạc Mùa thu” - chương trình ca nhạc chào mùa thu tại Nhà văn hóa Cầu Giấy, Rock – đời lính trên Xuân Hòa ... , RB_S đang nỗ lực hết mình xào nấu những món ăn tinh thần hảo hạng cho thần dân FU.
Mỗi số RB_S phát sóng đều có chủ đề và ý nghĩa riêng của nó. Nếu như số đầu tiên là lời chào rất chi là ku-te gửi tới cóc FU thì số thứ hai lại đầy cảm xúc với những bài hát về mùa thu, hay như số thứ năm là một buổi trò chuyện với “vị khách không mời mà đến” (anh Dũng ĐT)...Ở đó, người nghe không chỉ được thưởng thức những nhạc phẩm hay mà còn được tắm mình trong vẻ đẹp muôn màu của cầu vồng, trong nhiều cung bậc của cảm xúc...
Cứ thế, Rainbow từng bước từng bước đưa ước mơ giản dị của họ trở thành hiện thực – kết nối tâm hồn con người với vẻ đẹp của âm nhạc. Nếu bạn muốn hòa mình vào cảm xúc chung của Rainbow hay đơn giản là muốn nghe những tác phẩm âm nhạc chất lượng, hãy đến với Rainbow tại svfpt. net nhé!
Rainbow Show
Ngày ra đời: 27/7/2008 (ngày thương binh liệt sỹ) Slogan: Let us touch your show! Số thành viên (hiện nay): 7 (ThắngVĐ, HươngVD, LongLC, AnhNĐ, DũngNT, YếnVH, HiểnLNV) Ngày phát sóng số đầu tiên: 3/8/2008 Update vào thứ 7 hàng tuần.
Các số đã phát:
1. Chúng tớ là Rainbow 2. Mùa thu Hà Nội 3. Tuổi 20 hừng hực sức sống
Rainbow – Let us touch your soul
4. Chào mừng SvFPT.net trở lại 5. Trò chuyện về tình yêu cùng anh cả Dũng ĐT 6. For the beginning of a new Semester 7. Kỷ niệm 20 năm Tập đoàn FPT 8. Khoảnh khắc chia tay trong tình yêu 9. Ký ức và Tình bạn 10. Làm và nghỉ!
Các chương trình, cuộc thi đã tổ chức: - C.A.M (Clip and music) - Đêm nhạc mùa Thu - Đêm Rock . đời lính
Tiếp theo bài”Bạn có thông minh” trang 25 Một nhân vật cùng tên nhưng khác nghĩa với Social Quotient là Speech Quotient – cũng có chữ viết tắt là SQ. Chỉ số này đo năng lực biểu đạt ngôn ngữ của một cá nhân. Tôi có quen biết một người bạn học rất giỏi, chỉ có điều mắc tật nói lắp. Vì nguyên do đó, bạn ấy đã không ít lần bị loại trước những vòng phỏng vấn học bổng hay du học. Có thể các Cóc FU được mệnh danh là chém gió giỏi nhưng đừng vội chủ quan với chỉ số SQ này. Có bốn tiêu chí dành cho các Cóc tham khảo để đánh giá khả năng diễn đạt của mình là: sự lưu loát, chuẩn xác, mức độ thành thật và sự hài hước trong quá trình sử dụng ngôn ngữ. Liệu diễn đạt của bạn đã có đủ bốn yếu tố trên? SQ ngày nay được các nước phương Tây rất coi trọng bởi họ cho rằng trong quá trình làm việc, khả năng diễn đạt để hiểu nhau và giải quyết mâu thuẫn, khả năng thương thuyết … là những điều rất cần thiết. 5. CQ Lại thêm một CQ nữa nhưng đây là Creative Quotient - khả năng sáng tạo. Tất cả các phát minh của loài người chính là con đẻ của sự sáng tạo. Vì vậy, Creative Quotient thường được đánh giá rất cao và đầu tư đúng mức. Rất nhiều doanh nghiệp xây dựng mô hình vườn ươm để tìm các ý tưởng sáng tạo, dẫu biết rằng trong 100 ý tưởng đó thì có đến 99 ý tưởng không thể dùng được hoặc dẫn tới thất bại. Tuy nhiên, người ta vẫn chịu trả một cái giá đắt để mua sự sáng tạo. Có thể bạn nghĩ sự sáng tạo là trí thông minh do trời phú nhưng sự thật CQ là chỉ số có thể luyện tập để nâng cao. Đó chính là lí do vì sao lại có riêng cả một ngành khoa học mang tên “Tư duy sáng tạo” và tại sao FU lại tốn công tổ chức các khoá “Phương pháp luận sáng tạo” dành cho sinh viên. Đây chỉ là một số chỉ số thông minh tiêu biểu. Còn có rất nhiều thước đo đánh giá các mặt của con người, ví dụ như chỉ số Spiritual Quotient, Strategy Quotient (SQ), Management Quotient (MQ), Moral Quotient (MQ)….. Khuôn khổ bài viết này thực sự chưa thể đem lại cho bạn những hiểu biết sâu về các chỉ số thông minh. Tuy nhiên, chỉ mong các Cóc chúng ta đừng suy nghĩ rằng vượt qua được kì thi IQ đầu vào FPT đã là điều kiện đủ để đạt tới thành công. Mỗi chúng ta còn cần tự bồi đắp thêm rất nhiều để trở nên toàn diện.
Eagle
No.12 October 2008 I
55
Cóc thèm đọc
Mỗi kỳ một cuốn sách
LÀM THẾ NÀO DỊCH CHUYỂN NÚI PHÚ SĨ? Không phải tự nhiên mà hầu hết các cuộc thi quan trọng đều có vòng phỏng vấn như phỏng vấn để đi du học, phỏng vấn tuyển nhân sự, phỏng vấn lấy học bổng của trường Đại học FPT... Một số người cho rằng vòng thi này không đánh giá được gì vì đơn giản đó chỉ là một cuộc trò chuyện ngắn giữa hai bên chưa từng gặp mặt. Họ thấy chọn người theo hình thức này là cảm tính và không chính xác. Nhưng nhà tuyển dụng lỗi lạc đánh giá buổi phỏng vấn tưởng chừng mất thời gian đó là cả một cuộc cân não. Microsoft là một trong những tổ chức có cách tuyển người bằng phỏng vấn khiến cho các ứng viên cảm thấy muốn ốm nhất. Vậy cách tuyển chọn đó như thế nào? Nó có điểm gì đặc biệt? Tại sao chỉ qua những buổi nói chuyện nhẹ nhàng mà Mircosoft lại có thể tuyển được những nhân tài kiệt xuất, đủ phẩm chất và năng lực để duy trì vị trí dẫn đầu của Tập đoàn công nghệ thông tin này trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay? Với quan điểm “giết nhầm còn hơn bỏ sót”, Microsoft kiên quyết chỉ tuyển dụng những người thuộc “top ten của top ten”. Điều đó có nghĩa là 10% ứng viên kiệt xuất trong 10% những người xuất sắc nhất bởi lẽ họ hiểu rằng khi tuyển dụng những người không có tài thực sự chính là tự giết mình. Những bí quyết tuyển dụng của Microsoft sẽ được bật mí qua 9 chương trong cuốn sách nổi tiếng “Làm thế nào dịch chuyển núi Phú Sĩ?” của tác giả William Poundstone. Cuốn sách tập trung nói về triết lý “thinking out of the box” và phương pháp dùng câu hỏi đánh đố mà Microsoft tôn thờ khi phỏng vấn để tìm kiếm nhân tài. Đọc xong các Cóc không chỉ hiểu thêm về phương thức tuyển dụng độc đáo của Microsoft mà còn được thử sức với những câu hỏi hóc búa để đánh giá khả năng tư duy và sáng tạo của mình. Và rất có thể, kiến thức học được qua cuốn sách sẽ giúp bạn vượt qua những cuộc phỏng vấn đầy cam go trong tương lai. Sách dày 358 trang được xuất bản tại Nhà xuất bản Tri Thức và bán tại các hiệu sách với giá bìa 45.000 đồng (các Cóc có thể mua sách với giá rẻ hơn ở các hiệu sách giảm giá trên đường Phạm Văn Đồng, đường Láng, Đinh Lễ…).
56
I No.12 October 2008
Một số câu hỏi thú vị trong sách 1. Làm thế nào có thể biết được trọng lượng của một chiếc máy bay mà không sử dụng bàn cân? 2. Tại sao hầu hết các nắp cống trên đường có hình tròn mà không phải là hình vuông? 3. Tại sao khi soi gương, vị trí trái phải đổi chỗ cho nhau mà không phải là trên dưới? 4. Mỗi giờ có bao nhiêu lít nước chảy từ sông Mississippi ngang qua New Orleans? 5. Làm thế nào để chỉ với một nhát cắt thẳng bạn có thể cắt làm hai phần đều nhau một chiếc bánh gatô hình chữ nhật đã bị khoét mất một miếng bên trong cũng hình chữ nhật ở một chỗ bất kỳ với độ lớn bất kỳ và hướng trục bất kỳ? 6. Bạn làm thế nào để có thể tìm thấy cuốn sách mình cần trong một thư viện lớn, nếu tại đây không có hệ thống thư mục, và cũng không được nhờ vào sự hỗ trợ của nhân viên thư viện. 7. Tại sao trong khách sạn khi bạn mở vòi nước nóng thì nước nóng lập tức chảy ra (trong khi tại các khu nhà ở thì phải chờ một lúc)? 8. Nếu bạn đang bơi trên thuyền và ném một chiếc valy từ thuyền xuống nước thì mực nước sẽ dâng lên hay hạ xuống? 9. Bạn có tám viên bi-a, một trong số chúng bị lỗi khi sản xuất nên nặng hơn những viên còn lại. Làm thế nào để chỉ sau hai lần cân so sánh, không dùng quả cân mà bạn có thể tìm được viên bi-a bị lỗi đó? 10. Có bốn con chó đứng tại 4 góc của một hình vuông. Mỗi con chó bắt đầu đuổi một con chó khác đứng gần nó theo chiều kim đồng hồ. Những con chó chạy với tốc độ bằng nhau và luôn đổi hướng để nhắm thẳng đến kẻ láng giềng theo chiều kim đồng hồ của mình. Hỏi sau bao nhiêu lâu thì những con chó gặp nhau? Và chúng gặp nhau ở đâu?... Để biết câu trả lời, các Cóc hãy đọc sách nhé!
Cóc thèm đọc
Cóc thèm đọc
Mỗi kỳ một cuốn sách
Cóc buôn (tiếp theo trang 5) Lắp gương “chiếu hậu” cho các phòng học: Với mức hỗ trợ 400$ từ nhà trường cộng với những thoả thuận ưu đãi từ các nhà cung cấp, việc trang bị laptop cho tất cả các Cóc sẽ được thực hiện triệt để trong thời gian không xa. Đây là một bước tiến tiên phong và mạnh dạn của Ao làng ta, giúp các Cóc có một điều kiện thuận lợi nhất cho học tập và phát triển. Tuy nhiên việc các Cóc dùng laptop trong các giờ học sẽ phát sinh thêm nhiều vấn đề về cơ sở vật chất, cụ thể là mạng không dây phải ngon hơn, phòng học phải có nhiều ổ cắm hơn và đặc biệt là phải có gương chiếu hậu lắp ở cuối phòng học nhằm giúp giảng viên khi đứng giảng bài vẫn có thể theo dõi được màn hình của các Cóc phía dưới. Biện pháp mang tính… quang học này nhằm mục đích hạn chế tối đa sự thiếu ý thức tự giác trong học tập của các Cóc khi phong trào chơi game và chat chít trong giờ học đang rộ lên một cách báo động. Do lượng sinh viên đông, không trách khỏi việc có nhiều laptop giống nhau, nhà trường đang nghiên cứu thêm “nhãn vở” dành cho các laptop và phong trào thi đua “vở sạch chữ đẹp” nay sẽ chuyển thành “vỏ sạch phím đẹp”.
9X = 9 “xỉu” Khoá 4 với đa phần là các Cóc 9X bước vào trường đem lại một thế hệ Cóc mới với tỷ lệ ngất xỉu trong tháng rèn luyện nhiều hơn hẳn. Không biết có phải chuyển sang thế hệ đầu 9 thể trạng của các Cóc đang yếu đi hay tại K4 đợt này có quá nhiều Cóc được sống trong chiều chuộng nên không
quen chịu khổ. Các Cóc K4 ngất xỉu trong nhiều tình huống rất ly kỳ, nếu ai được nghe kể lại qua giọng văn của anh Dũng Đê tê (Giám đốc Trang trại Cá sấu) thì chắc còn tưởng tượng ra biết bao điều rùng rợn. Có Cóc nữ vào phòng nam vô tình quên gõ cửa, các Cóc nam thì đang chơi “tá lả lột đồ”, một số đã bị lột gần hết. Cô Cóc này shock lăn ra ngất. Có cô Cóc lười ăn để giữ eo, thêm tiền sử yếu tim, bỏ ngoài tai những lời can gián, vẫn khoác ba lô đi hành quân, kết quả là được đi về bằng xe máy theo tư thế có người bế, truyền thêm mấy chai nước vào người. Có chàng Cóc thì cất cao lời ca trên đường hành quân, được một lúc hụt hơi cũng lăn ra ngất… Về bạn bè quan tâm quá, anh chàng này ngất thêm lần nữa cho thoả lòng chăm sóc của anh em.
Tiếng động lạ trong giờ tập Vovinam. Khoá 4 học Vovinam ngay trong tháng rèn luyện như một môn chính khoá bình thường. Do chậm chạp trong việc đóng tiền mua võ phục nên mất hơn một tuần đầu, các Cóc K4 phải mặc quân phục để tập võ. Do đũng quần thiết kế cho hành quân có đôi chút khác biệt với đũng quần dành cho tập võ nên khi mặc quân phục tập võ thì thoảng xen lẫn tiếng còi, xen lẫn tiếng “hây”, chúng ta còn nghe rõ mồn một những tiếng: “roạc”, “toẹt”, “rét”… đầy ngẫu hứng. Kèm theo đó, thi thoảng lại có Cóc xin phép thầy nghỉ tập để ngồi nhìn bạn bè tập với lý do rất đáng yêu là: “Ăn mặc hở hang, sợ viêm họng” (??!).
Có bạn thì đang nghe nhạc cũng lăn ra ngất, có bạn to khoẻ như Lý Đức, chống đẩy chỉ dùng một tay, đi hành quân cắm trại về cũng lăn ra ngất làm bạn bè phải chung sức mới chuyển đi viện được. Chuyện nhức đầu sổ mũi, đau bụng, dẫm phải đinh, mụn nhọt, ghẻ… thì diễn ra như cơm bữa. Các Cóc đã gây một ấn tượng mạnh với đội ngũ y bác sỹ nhờ tần suất “đi viện” của mình, có Cóc đi viện nhiều lần nên khá kinh nghiệm, dám tự tay thay chai nước đang chuyền vào ven. Có Cóc ngồi chờ truyền nước lâu quá, hết cầm chai nước… lắc lắc cho nhanh hết (???) lại còn nhăm nhăm đòi uống nước cho nhanh vì đằng nào chả vào người (!!!). Thầy Quang “tròn” thầy Quân “khai” (NH3) thì cứ méo mặt với hoá đơn taxi và hoá đơn thuốc, thầy Miên “kều” thì chuột rút cả tay vì bế các bệnh nhân, thầy Phong (quân sự) thì xe máy biến thành xe thồ, gẫy cả giảm xóc. Tuy nhiên nghe nói cũng đã xuất hiện những “Chuyện tình nhà thương” giữa các bệnh nhân chung cảnh ngộ. Nghe phong thanh, thầy Quang tròn cũng phải lòng một chị y tá luống tuổi, da hơi nhăn nhưng còn khá xinh. Âu cũng là mất cái này thì được cái nọ mà.
Cướp thức ăn của các thầy Tại trại Cá sấu FU không ai không biết tới Trang “Ma Bư”, một cô gái có gương mặt rất baby, giọng nói rất đáng yêu, lúc nào cũng lăm lăm bát đũa lảng vảng gần phòng các thầy cô vào giờ ăn cơm. Với lợi thế giọng nói xin xỏ rất thảm thiết, nàng thường lăn xả vào mâm của các thầy, miệng nói tay gắp lia lịa, đầy bát là bỏ chạy, mặc cho các thầy ngồi nhai cơm trệu trạo, mắt long lanh nước. Cực chẳng đã, các thầy cô quyết định cử một người ở nhà trông... nhà. Thấy có vẻ khó khăn, Ma Bư lại lý luận là chỉ vào xin nước canh để về ăn mì cho nó đỡ khô (?). Sau khi đồng ý cho nàng vào lấy canh, các thầy cô nước mắt lại long lanh và hiểu ra một điều: “Mọi sự nhẹ dạ đều phải trả giá”.
No.12 October 2008 I
57
Cóc cười
Đã cười là phải sướng, đã sướng là phải cười
1
Azy là một cậu bé rất thích tô vẽ. Một hôm cô giáo mời cha của Azy đến gặp, khắp mình dán đầy bông băng, ông vừa lê bước vào đã nghe cô giáo kể tội con mình: - Bác xem này! Em Azy vẽ con ruồi lên cái đinh trên bàn giáo viên. Tôi đập một nhát, chảy cả máu tay. - Trời ơi! Thế là còn nhẹ. Cô nhìn cái thân tôi xem, đây là hậu quả của việc cháu nó vẽ mẹ nó trên đống thủy tinh đấy.
2
Thời sinh viên, DũngĐT nổi tiếng là một cậu sinh viên hiếu
động. Một hôm, trong giờ sinh vật, cô giáo hỏi: - Tại sao con cá thờn bơn lại mỏng dẹt vậy? DũngĐT hăng hái giơ tay: - Thưa cô, vì nó bị con cá voi xxx! Cô giáo không kiềm chế nổi: - Cậu ra khỏi lớp học, và nếu không có giấy phép phụ huynh thì đừng có quay lại lớp. Chúng ta tiếp tục buổi học. Thế còn ai biết, tại sao mắt của con tôm lại to và lồi ra thế không? DũngĐT đã ra tới cửa: - Đơn giản là con tôm cũng có mặt ở cạnh đó và trông thấy tất cả...
3
Đã sắp đến ngày giáng sinh, Bupbebac viết một bức thư: “Thưa ông già Noel, cháu nghe nói ông có rất nhiều phép màu, vậy ông có thể tặng cháu một đứa em trai được không?” Vài ngày sau, Bupbebac nhận được thư trả lời của ông già Noel: “Được thôi. Cháu hãy gửi mẹ cháu đến cho ông nhé! “
nhà nhỏ, cậu sinh viên nói: - Anh ơi dừng lại ở đây! Anh phóng viên dừng xe, nhìn ngôi nhà, ngạc nhiên: - Nhưng đây đâu phải là FU? - Đây là nhà của tôi. – Cậu sinh viên trả lời. - Nếu anh muốn đến FU thì quay lại 10 km, sau đó rẽ phải là nhìn thấy nó ngay thôi.
5
HA bản tính vốn tính sạch sẽ. Hôm nào đi làm về cũng hùng hục quét nhà, lau nhà đến tận lúc lên giường ngủ. Một buổi, do bận biên tập báo Cóc Đọc nên HA về nhà muộn. Vừa bước vào nhà, đã thấy sàn nhà ngập đầy vỏ chai, cốc chén bẩn và thức ăn thừa. Trên bàn có mảnh giấy của KimTG: “Xin lỗi em yêu, anh ngủ trước. Ngày mai anh sẽ dậy sớm dọn dẹp!”. Thấy chồng cũng có ý thức và thương vợ đi làm vất vả, HA chẳng giận dỗi gì mà còn tiện tay quét dọn luôn. Lúc leo lên giường, có một mảnh giấy khác để trên gối: “Cám ơn em yêu!”.
6
Trong giờ SE, thầy giáo thuyết trình: Chỉ 10 năm nữa thôi, phần mềm nhúng sẽ thống trị thế giới công nghệ thông tin. Tất cả các loại máy móc đều được nhúng các phần mềm để chạy tự động. Các cậu sẽ quen dần với việc viết các chương trình phần mềm để phục vụ cho những cố máy hiện đại nhất. Ví dụ: Với máy chế biến thức ăn, chỉ cần nhét con
bò vào một đầu, thì đầu kia sẽ có xúc xích chạy ra. Ngọc Ụt ngồi trong lớp, mắt nhìn xa xăm ước mơ. - Em sẽ viết phần mềm cho chiếc máy ngược lại, nhét xúc xích vào một đầu, đầu kia ra một con bò! Thầy giáo nghe thấy bèn hỏi: - Anh bao nhiêu tuổi? - Dạ, 20. - Không cần mơ ước đâu vì 21 năm trước đã có chiếc máy như vậy rồi.
7
DũngĐT và Miên kều ngồi nhâm nhi trong một quán ở Xuân Hòa. Miên kều triết giáo: - Uống rượu là phải biết kiềm chế. Uống sao cho sướng nhưng không để say. Vẫn đủ tỉnh táo để làm mọi việc. Chú vẫn còn non lắm, uống lúc nào cũng lướt khướt thì làm được gì? Nghe nói thế, Dũng ta thách Miên đi đá bóng thi và chấp kều 2 chai Lúa Mới. Sau khi hùng hục sút vẫn không ăn được Dũng, Miên kều chịu thua và hỏi bí quyết. Lúc đó DũngĐT mới tiết lộ: - Quan niệm của ông sai lầm ngay từ đâu rồi. Rượu đã không uống thì thôi, mà đã uống là phải say. Uống dở dở ương ương như ông mới không làm được gì. Đơn giản là tôi phải uống nhiều như vậy mới được. Nếu uống chỉ đủ để chuếnh choáng, tôi sẽ nhìn quả bóng thành hai và tôi sẽ sút trượt chủ yếu sang bên cạnh. Còn nếu tôi uống thật sự đủ đô, tôi sẽ nhìn một quả bóng thành ba và như vậy, tôi chỉ việc sút vào chính quả ở giữa.
4
Một phóng viên tìm đường tới FU để thực hiện phóng sự về sinh viên. Anh ta hỏi một cậu sinh viên đang đứng bên đường: - Cậu có thể chỉ đường cho tôi đến FU được không? Cậu sinh viên leo lên xe. Họ đi khoảng 10 km, khi đến trước một căn
58
I No.12 October 2008
Trẻ con thời nay
Ao làng Nơi ộp oạp của họ nhà Cóc
Cóc Tổng biên tập TS. Lê Trường Tùng
Cóc Phó Tổng biên tập ThS. Nguyễn Xuân Phong
Cóc Cố vấn
TS. Nguyễn Khắc Thành TS. Phan Phương Đạt TS. Trần Nam Dũng
Cóc Thư ký tòa soạn Nguyễn Hoài Anh
Cóc Biên tập
Nguyễn Thị Thu Hiền SV Đỗ Thị Hải Vân SV Phạm Thái Hoàng SV Hoàng Mai Thịnh
Cóc Thiết kế H&Tiên
Ao Cóc
15B Phạm Hùng, Mỹ Đình, Hà Nội Điện thoại: 84-4-7688922 Fax: 84-4-7687718 Email: cocdoc@fpt.com.vn
Lưu hành nội bộ