BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN DO THƯ VIỆN KHTH TP.HCM THỰC HIỆN General Sciences Library Cataloging-in-Publication Data Lê Đỗ Quỳnh Hương, 1974 Thương còn không hết..., ghét nhau chi! : tản văn / Lê Đỗ Quỳnh Hương. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2016. 320 tr. ; 20 cm. 1. Tản văn. 2. Văn học Việt Nam -- Thế kỷ 21. I. Ts. 1. Prose literature. 2. Vietnamese literature -- 21st century. 895.92284 -- ddc 23 L433-H96
L Ê
Đ Ỗ
Q U Ỳ N H
H Ư Ơ N G
Cám ơn bạn đã tiếp tục chọn lựa ấn bản thứ hai này của mình, sau An Nhiên Mà Sống phát hành cách đây đúng một năm. Mình nhận ra, có lẽ suốt đời này, những chuyện làm mình quan tâm nhất và yêu thích nhất, bỏ nhiều thời gian và tâm sức để cổ xúy nhất, quẩn quanh có mấy điều: Làm sao cho mọi người xung quanh mình sống tích cực hơn và yêu thương nhau nhiều hơn. Có bao nhiêu đó thôi, mà sao cảm thấy viết hoài không đủ, nói hoài chưa hết ý. Đó là một hành trình dài của gần mười bảy năm ròng rã theo đuổi những câu chuyện mỗi người một cảnh ở Thay lời muốn nói, những nhân vật đầy chất đời ở Tiếng hát mãi xanh,… và vô số những lượm lặt đâu đó mà mình lảy được, dọc dài theo cuộc sống mà mình quan sát, mình cảm nhận, mình thu lượm được mỗi ngày. Những chất liệu sống ngồn ngộn, đậm chất đời thường mà lay động mãnh liệt đó, đã làm nguồn cảm hứng bất tận cho những bài viết thường nhật của mình trên trang 4
Thương còn không hết...,
Quynh Huong Le Do, cũng để làm bầu bạn với bạn giờ đây, trong những trang sách mà bạn sắp sửa lần giở. Như nhiều bài viết trong tập sách này thể hiện rõ nét, mình tin ở đời, bất kỳ ai đó gặp nhau, mang đến cho nhau niềm vui hay nỗi buồn, hạnh phúc hay đau khổ…, đều là có sự đẩy đưa của Duyên và Nợ. Vậy thì, trong lúc ta đang trôi theo dòng chảy của đời sống dưới những sự tác động của Duyên và Nợ, hãy cố gắng đối xử với nhau tử tế một chút. Để hóa giải nợ nần và bồi đắp thêm duyên lành. Hãy cùng nhau cố gắng chọn lựa sự tử tế, để rồi bạn sẽ nhận ra, sự tử tế sẽ khiến bạn đẹp hơn, sáng hơn, đáng yêu hơn, cho dù trời sinh bạn dung mạo có thế nào, tuổi tác bạn ra sao. Bạn thấy đó, khi bạn phát âm chữ ‘thương’, chữ ‘tử tế’, đôi môi bạn mềm đi, thanh giọng bạn nồng cảm xúc, và nếu bạn nhìn vào gương, đảm bảo bạn sẽ nhận ra đôi mắt của bạn cũng hiền từ đi hẳn. Vì bạn đang gieo một dạng năng lượng lành vào vũ trụ, cùng với những hành động lành tương ứng. Vì thế, hãy năng nói chữ ‘thương’, chữ ‘tử tế’, nha bạn! Thế giới này đẹp lắm, mọi người xung quanh cũng đáng yêu lắm. Thương còn không hết, ghét nhau chi! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6.2016
g h é t n h a u c h i ! 5
Lời ngỏ ����������������������������������������������������������������������������� 4 Phần một: Tử tế với nhau quanh Duyên và Nợ ����������������������� 11
Gia đình ���������������������������������������������������������� 12
• “Gia đình là nơi không bao giờ có chỗ cho sự hận thù, ganh ghét” ��������������������� 13 • Một buổi chiều, ba bài học quý trong ứng xử gia đình ���������������� 22 • Hoa cho người sống ��������������������������������������������� 30 • Kết bạn với bạn của con �������������������������������������� 36 • Tài sản, sức khỏe, con cái… cái nào quý hơn? ��������������������������������������������������� 38 • Đừng để hối tiếc cả đời, cũng muộn… ������������� 44 • Nhà là nơi với những gắn bó sẻ chia thương thiết nhất ������������������������������������� 53 • Những cái ôm ������������������������������������������������������� 57 • Cái gì chưa có, thì mình lại xây… ���������������������� 60
Hôn nhân �������������������������������������������������������� 66
• Những ‘thư cám ơn chồng’ ��������������������������������� 67 • Câu chuyện cổ tích thời hiện đại từ người phụ nữ từng một lần đổ vỡ ������������������ 73 • Rổ rá ghép lại �������������������������������������������������������� 77 • Ngồi lại nói chuyện ���������������������������������������������� 81 • “Dẫu có lỗi lầm... ” ����������������������������������������������� 90 • “Ấm lạnh lòng mình, chỉ mình mình rõ nhất…” ����������������������������������� 93 • Người vợ thực cần nhất điều gì? ������������������������ 99 • Khi bạn đời là người quen lâu năm trước khi trở thành người yêu ���������������������������105 • Không bao giờ là quá muộn ������������������������������108 • Viết cho những ngổn ngang… của những người phụ nữ quá sức giỏi giang �����114 • Ngẫm nghĩ từ chuyện chiếc giá treo khăn ������122 • Xa rồi mùa đông �������������������������������������������������124 • Bảy ngày… ����������������������������������������������������������131 • Khởi ‘duyên’ từ ‘nợ’… ����������������������������������������134 • Mong ước được “già đi bên nhau”… ����������������141 Tình yêu ��������������������������������������������������������� 144
• Cưng quá, “FA”!!! �����������������������������������������������145 • Thương thầm… ��������������������������������������������������150 • Bàn tay �����������������������������������������������������������������153 • Buồn đã, rồi thôi... ���������������������������������������������156
• Tình lỡ �����������������������������������������������������������������161 • Sao mà hồi xưa, họ dễ thương quá vậy! ����������166 • ‘Nó’ �����������������������������������������������������������������������170 • Cái thuở ban đầu ấy, ngọt ngào xen cay đắng… ���������������������������������174 • “Nuối tiếc một thời tuổi trẻ…” ������������������������179 • “Gặp nhau một đoạn, cũng gọi là duyên…” �����184 • Bão lòng ���������������������������������������������������������������187 • Tạm thay lời kết cho mảng tình yêu ����������������192 Phần hai: Chọn sự tử tế ��������������������������������������������������������� 194
Làm người tử tế ������������������������������������������� 195
• ‘Sứ mệnh’ của những ngọn nến ������������������������198 • Thấy vui, là được ������������������������������������������������203 • Những chi tiết vụn vặt đầy tình �����������������������207 • Những chiếc giường nhỏ xíu ở trung tâm Tam Bình ���������������������������������������210 • Ước mơ và một số niềm vui từ những điều tử tế ���������������������������������������������213 • Tử tế dễ lây ���������������������������������������������������������218 • Cục lan tỏa niềm vui ������������������������������������������221 • Lại qua một đận �������������������������������������������������225 • Tha thứ �����������������������������������������������������������������232 • #Ngưngsayxỉn �����������������������������������������������������238
• Chó là bạn, không phải là thịt! �������������������������242 • Nguyên tắc ‘3 không’ trên mạng xã hội ����������245 • Chọn sự tử tế ������������������������������������������������������248 Yêu thương bản thân cũng là tử tế với chính mình ������������������ 256
• Tản mạn, những ngày kém an yên ��������������������258 • Khi mạnh mẽ trở thành lựa chọn duy nhất ����264 • Làm cật lực – chơi hết sức ���������������������������������268 • Vừa khỏe vừa đẹp, một công đôi lợi ���������������271 • Yên tâm mà sống ������������������������������������������������276 • Bạn ngủ nướng – bạn thiệt thòi �����������������������280 • Chạy xe đạp buổi sáng ���������������������������������������282 • Song song tồn tại, đối lập mà bổ khuyết ���������284 • Tự tin kiểu riêng �������������������������������������������������289 • Mũm mĩm à ơi ����������������������������������������������������294 • “Cái tên nào nghĩa lý gì?” ����������������������������������296 • Lềnh bềnh mà trôi ����������������������������������������������301 • “You never need to be the best” �����������������������308 • Cuối năm, dọn dẹp lỗi lầm �������������������������������311 • Cách tính tuổi mới, kiểu thanh xuân vĩnh viễn ��������������������������������316 • Chọn sống tươi vui như gam Do trưởng ���������319
p
h ầ n
một
KHÁI NIỆM VỀ GIA ĐÌNH LUÔN CHIẾM MỘT VỊ TRÍ VÔ CÙNG QUAN TRỌNG TRONG CẢM QUAN CỦA MÌNH VỀ CUỘC SỐNG. VÀ CŨNG VÌ VẬY, MÌNH LUÔN DÀNH MỘT SỰ TRÂN TRỌNG ĐẶC BIỆT CHO TẤT CẢ NHỮNG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG NẾP NGHĨ, NẾP THƯƠNG DÀNH CHO GIA ĐÌNH MỖI NGƯỜI.
12
Thương còn không hết...,
“Gia đình là nơi không bao giờ có chỗ cho sự hận thù, ganh ghét”
1. Có lẽ là duyên, Thay lời muốn nói chủ đề “Bờ nôi dịu êm” về những yêu thương gia đình đang đến vào tối thứ năm tuần này, thì hai ngày cuối tuần trước, mấy chị em mình cùng các con cháu trong nhà có dịp đến viếng chùa Huyền Không Sơn Thượng ở Huế, được gặp gỡ và lắng nghe vị sư thầy trụ trì tại đây, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, giảng pháp. Một trong rất nhiều những thông tin hữu ích từ bài giảng của Thầy, chính là về “Năm điều một con người cần hiểu và chấp nhận”. Trong đó, ngẫm tới ngẫm lui, thì chao ơi tất cả chẳng phải đều đang hướng về gia đình hay sao! Thầy giảng, ở đời, có hai thứ người ta không thể chọn lựa được mà chỉ có thể chấp nhận, đó là nhân thân của mình, và cha mẹ mình. g h é t n h a u c h i !
13
Nhân thân của ta là do duyên phúc hoặc nghiệp từ đời trước, nên khi ta sinh ra, đẹp – xấu, mập - ốm, lùn – cao… đều là duyên hay nghiệp, nên chấp nhận một cách hoan hỉ, không nên oán thán hay mặc cảm gì cả. Cũng tương tự như thế, là cha mẹ ta. Vì thế, dẫu cha mẹ tốt – xấu, yêu thương hay lạnh bạc, gần gũi hay xa cách…, chúng ta buộc phải chấp nhận, và có trách nhiệm phụng dưỡng chăm sóc, hiếu kính cha mẹ, không được oán thán, trách móc, giận hờn. Nhưng từ điều thứ ba trở đi, thì không phải là “buộc phải chấp nhận” nữa, mà có liên quan đến sự lựa chọn và trách nhiệm của ta. Chồng – Vợ là do ta lựa chọn, nhưng sâu xa, đó cũng liên quan đến Duyên và Nợ. Một khi ta đã chọn một người làm chồng hay vợ, hãy chấp nhận con người họ trong cả những mặt tốt và chưa tốt, chứ không phải chỉ chăm chăm hướng về những điều tốt, và tối ngày phê phán những thói xấu của nhau. (Mình diễn giải ra thêm: thương những mặt tốt của nhau, và biết chấp nhận cùng cố nương nhau để điều chỉnh mỗi người một chút, dần dà rồi sẽ bên nhau được dài lâu mà không thấy khổ sở.) Điều thứ tư, là con cái. Chúng ta có thể chọn có hoặc không có con cái. Nhưng một khi đã có con, không thể chối bỏ chúng. Con cái ra sao, phần lớn là do giáo 14
Thương còn không hết...,
dục và tình thương yêu của cha mẹ. Chúng ta phải có trách nhiệm vừa nuôi dưỡng vừa giáo dục chúng thành người. Và điều cuối cùng, là công việc ta làm, để nuôi bốn điều trước: nuôi sống bản thân, hiếu kính cha mẹ, cùng chồng/ vợ duy trì mái gia đình và nuôi dưỡng con cái. Nếu vậy, cần phải làm việc chăm chỉ và hoan hỉ, hiệu quả vừa cao mà cũng là một cách để tích phước. Bởi vì sao bạn biết không? Thầy nói, một người bình thường, chỉ cần cố gắng làm thật tốt năm điều trên thì đã được xem là tu rồi, không cần phải ‘đi tu’ theo nghĩa vào chùa tu tập làm gì. Và Thầy cũng xác nhận điều mình đã đọc và từng chia sẻ qua trên trang này, vợ chồng, con cái đôi khi đến với nhau là để trả ơn nhau từ những kiếp trước, nhưng đôi khi cũng đến với nhau để đòi nợ. Vì thế, mình thực sự tin rằng những ai đang hưởng một gia đình ấm áp, hạnh phúc, hãy tạ ơn những kiếp trước ta đã sáng suốt làm được những điều tốt đẹp, hạnh phước, để kiếp này ta được hưởng, và hãy tiếp tục làm thêm những điều tốt đẹp hạnh phước cho những người xung quanh mình, để đời sau ta được tiếp tục vun vầy… Nhân của kiếp này sẽ là quả của đời sau. Mình luôn hiểu, và luôn ghi nhớ. g h é t n h a u c h i !
15
Và cũng như thế, những ai trải qua cuộc sống gia đình hiện tại đang không được ấm êm, có ít nhiều điều khổ sở, chịu đựng, hãy hoan hỉ trả cho hết nợ nần ta ắt thiếu họ đâu đó từ những đời trước mà ta không biết. Trả hết nợ nần, tự nhiên sẽ có lối thoát. Hoặc ta thoát khỏi họ một cách nhẹ nhàng, an nhiên để đi tạo một khởi đầu mới. Hoặc ta và họ sẽ cùng nhau cải thiện được tình hình, đời ấm hơn lên. Đàng nào, cũng cố gắng làm thêm thật nhiều điều tốt, để tích lại những hạnh phước cho từ bây giờ về sau, về sau nữa…
2. Lại nhớ sang những câu chuyện của khán giả Thay lời muốn nói mà tụi mình đã đưa vào kịch bản chương trình lần này. Một khán giả nữ trẻ kể chuyện ba mẹ cô, đã có tuổi vẫn ngọt ngào nồng thắm với nhau, vẫn thủ thỉ, san sẻ. Cô thắc mắc, “Mẹ, sao mà ba mẹ có thể hợp với nhau như vậy được!”, thì mẹ cô cười bảo: “Cái đó không chỉ là hợp con à. Để sống cùng nhau thì phải biết yêu người kia hơn cả bản thân mình. Chỉ yêu bằng mình thôi vẫn là chưa đủ”. Và đúng như cái cách mà ba mẹ cô đã dành tất cả cho gia đình, cô nói, “để được hạnh phúc chung, cả hai người họ đã có những đánh đổi của riêng mình, có những hy sinh riêng mình”. 16
Thương còn không hết...,
Và vì thế, dẫu cho “đủ mọi sóng gió đã ghé ngang qua bên cửa nhà tôi như một điều hiển nhiên, nhưng dường như đó chỉ là một lực nén càng làm cho sức bật của sự yêu thương trong gia đình tôi càng trở nên mạnh mẽ hơn, để những lúc giữa sự tròn đầy của hạnh phúc, tôi nhận ra một điều thật tuyệt vời: Nhà là nơi không bao giờ tồn tại sự thù hận, ganh ghét”. Một nam khán giả quê ở Tiền Giang, hiện đang theo học tại Hà Nội thì cho biết, nhà anh nghèo lắm, mỗi người một nơi, nhưng hiếm hoi mỗi khi có dịp ngồi lại với nhau, hễ không có mặt cha thì mẹ anh lại kể mấy đứa con nghe cha bây tốt làm sao, hy sinh cho gia đình thế nào…. Và ngược lại, vắng mặt mẹ là cha anh lại thương thương cảm cảm kể đám con nghe về sự tần tảo của mẹ họ. Kết quả là, không những mấy chị em anh càng thương cha thương mẹ hơn, mà hình ảnh của mỗi người trong mắt con cái càng trở nên thật đẹp, khi họ luôn biết nhìn nhau bằng tình yêu thương và trân trọng. Tiếc rằng, cuộc đời không phải lúc nào cũng được vuông tròn như vậy. Trong hơn chục cánh thư được chọn đưa vào chủ đề lần ấy, có đến hơn phân nửa là kể về những-gia-đình-khuyết-thiếu… Cái thiếu phổ biến nhất là sự yêu thương và trách nhiệm với vợ con g h é t n h a u c h i !
17
của một số người làm chồng làm cha trong gia đình, đến nỗi một cô con gái 21 tuổi phải cất lời năn nỉ: “Ba ơi, khi con viết những dòng thư này, con chỉ mong ba đừng nhậu nữa. Khi tỉnh ba rất hiền, nhưng khi ba nhậu vào không còn là ba nữa. Ba đừng la mẹ, la tụi con nữa. Hãy yêu thương và trân trọng những gì ba đang có, được không ba?” Một cô gái trẻ khác cũng chia sẻ nỗi ‘vừa thương, vừa giận’ ba khi ba cô cứ tối ngày say xỉn và về nhà làm khổ mẹ cô, và cô ‘vừa thương, vừa giận’ mẹ cô vì ba cô như vậy mà cứ thương hoài không dứt khoát được. Để rồi, ngày cô càng lớn, đi học xa cũng không muốn về thăm nhà. Tới chừng về, thấy hai người già đơn độc cùng nhau, cô lại thương đứt ruột. Hai chàng trai trẻ thương mẹ thật nhiều vì nhận rõ sự không phải của ba. Một chàng trai thậm chí còn kể ra, hai mươi mốt năm ba mẹ anh cưới nhau thì có đến hơn mười lăm năm mẹ anh sống trong thinh lặng. Vì anh nhớ rõ ngày anh lên năm, một ngày, “một người đàn bà lạ đến nhà và bảo là vợ của ba tôi. Lúc ấy tôi cũng khóc theo mẹ, nhưng chỉ đơn giản là một đứa trẻ thấy mẹ mình khóc và sợ hãi khóc theo, vậy chớ có hiểu gì”… Nhưng bây giờ, khi anh đã là một thanh niên hai mươi mốt tuổi, khi anh đã đủ hiểu thế nào là tình nghĩa vợ chồng, tình mẹ con và tình thủy chung 18
Thương còn không hết...,
son sắt, “thì tất cả đã chảy ngược vào trong, mẹ cũng đã lặng thinh suốt ngần ấy năm, vì tôi”. Cái sự ‘lặng thinh chịu đựng cuộc đời trôi, vì con’ ấy thật là đáng sợ… “Ba và mẹ tôi không ly dị, chỉ ly thân. Mẹ nói: “Không muốn ra đường người ta bảo hai đứa là phường không cha, rồi người ta ăn hiếp không ai bênh vực”. Mẹ chịu đựng. Có lúc tôi thấy mẹ bối rối và hoang mang khi nghe người hàng xóm bảo thấy ba tôi vừa đi với người này, người nọ. Có lúc tôi thấy mẹ một mình nằm khóc trong căn phòng ấm cúng hôm nào. Có lúc tôi thấy mẹ mỉm cười khi nhìn lên tấm ảnh cưới treo ở phòng khách. Tôi nghĩ sẽ không có gì đau đớn bằng sự bội bạc và thiếu thủy chung trong một tình yêu chân thật. Tôi đã yêu, và tôi biết thứ gì làm người ta tuyệt vọng nhất. Vậy mà mẹ, suốt mười mấy năm trời mẹ vẫn sống như thể bình yên và mỉm cười trước con cái, gia đình dòng họ”. Thế nhưng, có lẽ cánh thư làm mình chạnh lòng nhất, thương nhất chính là những dòng viết của một cô con gái đang học tập tại Hàn Quốc, gửi cho bố mẹ mình ở một vùng quê ngoài Bắc. Thư cô không trau chuốt, lại rất dài, theo kiểu cứ để cảm xúc tuôn trào đâu thì ghi ra đấy. Trong đó không có một dòng trách móc, chỉ đong đầy yêu thương. Đọc, thương, mà xót xa cho mỗi thành viên trong gia đình họ, thương đứt ruột. g h é t n h a u c h i !
19
Gia đình họ ít khi nào được gần nhau. Trong số hai mươi bảy năm cô sống trên đời, cô gần bố cô tổng cộng được vỏn vẹn… 365 ngày! Là đếm theo ngày, đúng vậy, chứ không dám nói thành năm, là vì bố cô biền biệt đi làm ăn xa nhà, mỗi năm về thăm vợ con được có vài ngày ngắn ngủi. Vì thế, ông đi mà ngai ngái lo lắng, “Cứ đi biền biệt như vậy, sau này về các con có thương, có gần gũi với tôi không mình?” Và “Vì thế mà mỗi lần bố về, việc gì của mẹ con con, giặt giũ cơm nước, lo rau cho gà cho heo, bố đều tranh làm hết, không thì bố phải dự phần vào mới chịu. Mỗi lần bố về, bố mang hết dịu dàng quan tâm yêu thương cho chúng con, hình như trong ngần ấy tháng năm, con chưa bao giờ thấy bố nổi giận với chúng con”. Và cũng vì thế, “Đến mấy tháng gần Tết mấy mẹ con lại ngồi đếm ngược từng ngày từng ngày, ngày bố bước chân về đến ngõ nhà là ngày đó nhà mình có Tết rồi, chẳng cần bánh chưng, chẳng cần gì hết”. Rồi tới cái ngày ông già đi, không đi biền biệt nữa, ông về lại ở nhà thường xuyên hơn, thì đến lượt hai đứa con lại đi học xa biền biệt… “Con không biết vì sao mà mấy ngày này con cảm nhận rõ lắm là bố mẹ đang già đi, già đi nhiều, mà con thì cứ đi xa mải miết, đến khi nào con lại trở về bên bố mẹ, con còn trở về bên bố mẹ được bao nhiêu lần nữa đây”. 20
Thương còn không hết...,
Một chủ đề làm mấy chị em dẫn chuyện chúng mình không nén nổi rưng rưng ngay từ ngày họp nhau lại vỡ bài tuần trước. Ừ, thì hiểu, gia đình mãi luôn chiếm một vị trí rất lớn trong lòng mỗi người, dẫu ấm dẫu lạnh, dẫu gần gũi thương yêu, dẫu chua xót đớn đau. Tự nhiên trong văn cảnh đó, lại nhớ và ngẫm nghĩ về năm điều cần hiểu và chấp nhận cùng trách nhiệm của một con người bình thường mà Sư Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh đã dạy cuối tuần trước.
g h é t n h a u c h i !
21
Một buổi chiều, ba bài học quý trong ứng xử gia đình
Chiều hôm ấy, mình có dịp đến dẫn phần giao lưu cho buổi gặp gỡ của Hội Doanh nhân nữ thành phố Hồ Chí Minh, chủ đề Nữ doanh nhân - Cân bằng giữa Gia đình và Xã hội, nhân ngày Gia đình Việt Nam sắp tới. Hai nhân vật nữ của buổi giao lưu hôm đó là những người mình ngưỡng mộ về tài năng từ lâu. Một chị là lãnh đạo một công ty vàng bạc đá quý lớn của thành phố, một chị là lãnh đạo công ty sản xuất máy điều hòa không khí nổi tiếng cả nước. Thế nhưng, cuộc chuyện trò hôm ấy lại không đi theo hướng tài năng của những nữ lãnh đạo, mà lại đậm chất chia sẻ với tư cách là những người vợ, người mẹ, người con trong gia đình. Chiều mưa giông tầm tã, sau một tiếng đồng hồ chuyện trò chân tình và ấm cúng trong một không gian đậm tính chia sẻ, không chỉ riêng cử tọa của buổi 22
Thương còn không hết...,
gặp gỡ, cá nhân mình cũng tiếp nhận được ba bài học vô cùng đáng quý, về ứng xử với nhau trong gia đình.
Bài học 1: Có con dâu không phải là mất đi đứa con trai, mà là được thêm một cô con gái Chị lãnh đạo ngành vàng bạc đá quý tiết lộ, một lần đến chơi nhà chị lãnh đạo ngành sản xuất máy điều hòa không khí mà mình nhắc ở trên, chị thấy cô con dâu chị kia đi làm về là đến ôm hôn mẹ chồng (mở ngoặc, cái này mình cũng hay làm nè. Nhưng mà mình ở xa, lâu lâu mới gặp được má chồng một lần. Cô con dâu này sống chung nhà ba mẹ chồng đó). Mình hỏi, vì sao cảnh sống chung nhà không làm ‘phát sinh mâu thuẫn’ như nhiều trường hợp nhạy cảm mẹ chồng – nàng dâu mình vẫn nghe hoài, vị ‘má chồng dễ thương’ này nói vì chị thật lòng thương con dâu của chị như con gái ruột, vì cô gái ấy chịu thương con trai mình rồi về làm vợ con trai mình, đẻ cháu nội cho mình…, mình thương nó thì nó cũng thương lại mình chớ có sao đâu! Mình lại lấy cái ‘e dè phổ thông’ ra mà hỏi tiếp chị, vậy chớ không phải là khi con trai mình lớn lên, nó có người yêu rồi lấy vợ, nó sẽ chỉ còn biết mỗi vợ nó thôi, rồi mẹ nó ‘ra rìa’ như nhiều người hay than phiền sao. Chị cười, không có đâu. Miễn sao nhà g h é t n h a u c h i !
23
mình thương yêu nhau từ nhỏ đến lớn, tự nó cảm thấy thương mẹ thương cha thương gia đình như máu thịt, thì nó thương thêm vợ con nó cũng là cộng vô chứ không có chia ra chút nào! Mình cũng có cảm giác đúng y như vậy đó! Mặc dù không dám ‘nói trước bước không tới’ và cũng không chắc chuyện gì sẽ thực đến trong tương lai, nhưng thực sự trong lòng mình nuôi dưỡng cái cảm giác là gia đình mình vẫn cứ thân gần yêu thương nhau như hiện tại, chắc chắn một ngày Tin Nhái con trai mình lớn và có người yêu rồi có vợ…, nó cũng vẫn sẽ yêu thương ba, mẹ, bà của nó như hiện giờ thôi chứ chẳng ‘nhợt nhạt phôi pha’, và cô vợ của nó nhất định cũng sẽ ‘cùng phe’ với gia đình mình chứ sẽ chẳng ra nông nỗi “Giữa gia đình anh và tôi anh chọn ai” như mình bây giờ vẫn đôi khi đọc phải. Mà muốn được như vậy, chắc chắn là mỗi bên đều chủ động cố gắng một chút. Mình ghi nhớ lời chị ‘má chồng dễ thương’ trên chia sẻ: Quan trọng là mấy ngày đầu tiên con dâu về nhà chồng, má chồng cần cố gắng hết sức cảm thông, thương yêu và dung nạp con như đứa con mới, thì con dâu sẽ vượt qua được cảm giác e dè bản năng và tiếp nhận gia đình chồng như gia đình mới thứ hai của mình. Đừng tạo cho nhau ấn tượng không đẹp, thì sau này dẫu cố gắng thế nào cũng sẽ rất khó. 24
Thương còn không hết...,
Bài học 2: Hà khắc với con chỉ đẩy con sâu vào trạng thái mất cân bằng tâm lý Bài học này mình học từ câu chuyện dạy con của chị nữ lãnh đạo ngành vàng bạc đá quý. Thiệt tình, trước giờ thấy đàn con của chị học hành quá ấn tượng, bằng khen giải thưởng xếp chồng xếp lớp, tiến sĩ đại học Harvard nữa, nên hồi chiều nghe chị ấy thành thật chia sẻ những ‘cái sai’ của chị trong việc nuôi dạy con, mình cũng thấy ngỡ ngàng… Chị kể, hồi đó gia đình chị là thương gia rất khá giả, ba chị áp dụng ‘kỷ luật sắt’ để rèn giũa đàn con, nên chị mang tiếng con nhà giàu nhưng cũng phải lao động vất vả và không được hưởng bất kỳ ‘chế độ con nhà khá giả’ nào. Bên cạnh đó, các anh chị em chị cũng học hành rất giỏi giang như một chuyện đương nhiên, không hề được ngợi khen, mà trái lại, lúc nào học sút giảm một chút là… không dám về nhà! Cứ như vậy mà lớn lên, chị nói, hồi nhỏ chị cũng cảm thấy rất khổ với cách dạy con của ba chị, vậy mà tới chừng lập gia đình rồi có con, không ngờ chị cũng vô thức… áp dụng cách dạy y chang với con gái đầu! Để rồi cũng những giấy khen những giải thưởng danh giá trong học tập, nhưng đến tuổi mười ba, cháu có một số triệu chứng nổi loạn. Đến đó thì chị đã nhận ra chị sai rồi, chị quá hà khắc với con, không cho con những lời khen ngợi động viên, không gần gũi với g h é t n h a u c h i !
25
con để kịp thời bộc bạch những nỗi niềm của con… Vậy mà việc ‘sửa sai’ cũng vô cùng khó khăn, ở tuổi teen, con gái đầu lòng chị phải được điều trị trầm cảm suốt cả năm trời mới trở lại bình thường. Và từ đó, chị kiên trì sửa sai, áp dụng vào phần nào với đứa con thứ hai, và đến đứa con út thì đã hoàn toàn kịp ‘sửa chữa phương pháp’. Đến nay, cả ba con của chị đều đã thành nhân, cuộc sống cân bằng, vui vẻ. Chị nói, may mà chị kịp nhìn ra và đã kiên trì sửa sai, không thì không biết ân hận đến chừng nào. Bài học này trước giờ mình cũng nhìn thấy ở một số trường hợp quanh mình. Duy mình có thắc mắc chỉ mỗi một điều: Vì sao chị đã từng cảm thấy quá khổ sở với cách dạy hà khắc của ba mình, đến lượt đời mình lại tiếp tục như vậy với con? Chị ấy nói, lúc đó không hề nhận ra là mình hà khắc với con. Chỉ sợ nó hư, chỉ sợ nó chểnh mảng, mà cũng tại bận bịu đuổi theo công việc quá sức, không có thời giờ gần gũi, nên cách tốt nhất là siết cho chắc. Tới đây thì mình giật mình. Rõ ràng, cách ba mẹ sống thế nào sẽ được ‘chụp lại’ một cách vô thức trong cách sống của đời con. Thế nên những lúc nào còn đủ tỉnh thức, hãy cố gắng sống với con một cách yêu thương, chia sẻ, chịu khó khen ngợi và động viên con nhiều nhiều, con sẽ lớn lên một cách khỏe mạnh vui vẻ, và 26
Thương còn không hết...,
như vậy, đời sau của nó – tức cháu nội cháu ngoại mình chớ ai – mới mong tiếp tục được sống khỏe mạnh vui vẻ tâm lý cân bằng bình thường nha!
Bài học 3: Cái ba mẹ ta cần nhất không phải là quà cáp hay cao lương mỹ vị, mà là hơi ấm của ta Lẽ ra buổi trò chuyện chiều nay còn có một người phụ nữ nữa – cũng rất đặc biệt: lãnh đạo của một ngân hàng lớn. Tiếc thay do chị kẹt lịch công tác ở Hà Nội bay về không kịp giờ nên mình lỡ mất cơ hội được trò chuyện trực tiếp với chị, nhưng cũng kịp nghe lại câu chuyện về chị qua các khách mời giao lưu còn lại. Là vầy, thời gian gần đây, khi con cái đều đã lớn và đã đi học xa, thi thoảng các bạn đồng nghiệp hay bạn trong cùng Hội doanh nhân nữ rủ chị đi đâu buổi tối, lại được nghe chị xin kiếu: “Tối nay mình phải về nhà với bố mẹ”. Chị khoe, mỗi tuần một vài buổi tối, chị và cậu em trai lại về ngủ lại nhà bố mẹ ruột của mình, nghĩa là hoàn toàn như một mái gia đình ‘nguyên thủy’ ngày xưa, chỉ có bố, mẹ, con gái, con trai, trước khi đứa nào được dựng vợ gả chồng. Trong lúc đó, chồng chị thì về bên nhà bố mẹ ruột của ảnh, cũng lại là một ‘mái gia đình gốc từ trước khi con có vợ’ nữa. Chị nói, chỉ cần lâu lâu một lần thôi, mà từ đó bố mẹ chị khỏe lên thấy g h é t n h a u c h i !
27
rõ, sống cũng vui vẻ hơn rất nhiều, còn bản thân chị mỗi lần về ngủ nhà với ba mẹ lại cảm thấy mình được ‘trở lại hồi thơ bé’, được nhõng nhẽo và được bố mẹ dỗ dành như hồi xưa đó… Cái này mình thật sự đồng tình lắm! Mình hiểu, cha mẹ mình thật sự chẳng cần quà cáp cần đồ ăn cao lương mỹ vị gì con cái mua cho đâu! Chỉ cần giọng nói nó, gương mặt nó, nụ cười nó, hơi ấm nó là ‘thần dược’ giúp cha mẹ đi qua tuổi già một cách vui vẻ sung sướng nhất. Cái này chính mình đã được nếm trải, cả ở vai trò làm con cái và làm phụ huynh, dẫu mình chưa có già. Nói bông lơn thế thôi, chứ thật sự gia đình mình ngẫu nhiên cũng đã áp dụng điều này từ lâu. Đám con gái nhà mình lâu lâu lại tụ lại, chạy về nhà anh Ba Chung chị Tư Hương ở Long An, bỏ lại đám rể hết nha. Tuy không thường xuyên ngủ lại được qua đêm, nhưng hình như với ‘anh Chung chị Hương’ nhà mình, hai bậc phụ huynh thấy cũng mãn nguyện lắm. Chỉ tiếc cho anh xã mình lu bu công tác, nên ngoài những chuyến cả gia đình mình cùng về chơi nhà nội, còn những chuyến ‘đánh lẻ’ của ảnh về nhà ảnh ở Tầm Vu xem ra thưa hơn mình. Xem ra riêng về khoản này thì ba Nhiều má Trọng của mình chịu thiệt thòi hơn nè. 28
Thương còn không hết...,