Mục lục Giới thiệu tác giả Hajime Nishimura Lời nói đầu Chương 1: Nguyên tắc ưu tiên: Coi trọng cảm xúc của trẻ 1. “Tính tò mò” mang đến “cảm giác về sự thành công” 2. Không quên nguyên tắc “5 ngón tay” 3. “Chú ý” và “khen ngợi” luôn đi đôi với nhau 4. Hãy rèn luyện cách khen ngợi nhược điểm như là ưu điểm 5. Hãy thử thay đổi cách khen ngợi Chương 2: Cách chăm sóc, giúp trẻ tăng ham muốn học hỏi 6. Hãy khiển trách một cách khéo léo 7. Coi trọng quá trình, cách thức tìm ra câu trả lời 8. Không dùng phương pháp “củ cà rốt” và “cây gậy” 1 9. Những việc không giỏi thì không khắc phục ngay mà để làm sau 10. Chuyển sang suy nghĩ tích cực Chương 3: Phương pháp chuyên nghiệp của giáo viên để làm thay đổi trẻ 11. Hãy thử bỏ công sức vào lời nói đầu tiên 12. Thay đổi từ “dạy dỗ” sang “dẫn dắt” 13. Sử dụng hiệu quả “bốn phương pháp tiếp xúc với trẻ”. 14. Thường xuyên lắng nghe Chương 4: Thói quen của bố mẹ những “trẻ ham học” 15. “Quyết tâm của bố mẹ” 3
16. Giúp trẻ tìm mục tiêu trước 17. Bố mẹ hãy để trẻ thấy sự cố gắng của mình. 18. Kích thích tính tò mò bằng các câu đố 19. Hãy phân biệt trẻ thuộc kiểu “phát triển sớm” hay “phát triển muộn”. 20. Chiến thắng “3 tháng thắng bại” trước khi gặt hái được kết quả Lời kết
4
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ HAJIME NISHIMURA
H
ajime Nishimura hiện là giáo viên trường Kawai Juku Wings, trực thuộc tập đoàn Kawai Juku.
Anh có kinh nghiệm dạy học trong các trường luyện thi chuyển cấp và cả các trường bổ túc tư nhân từ thời sinh viên. Sau khi tốt nghiệp đại học, Hajime Nishimura làm việc cho một công ty luyện thi chuyển cấp nổi tiếng, được học sinh bình chọn là giáo viên xuất sắc nhất và được nhận bằng khen của giám đốc. Sau đó, anh chuyển công tác sang một trường dự bị lớn và tới chi nhánh Singapore làm việc. Được đánh giá cao không chỉ trong công tác giảng dạy mà cả trong việc tổ chức các buổi hội thảo, Hajime Nishimura đã được bổ nhiệm làm hiệu trưởng của trường tại Hồng Kông. Anh chính là người đầu tiên đảm nhận vị trí hiệu trưởng khi mới ngoài hai mươi tuổi. Hajime Nishimura đã rất thành công với những phương pháp khơi dậy cảm hứng học tập, giúp học trò nâng cao thành tích của mình. Năm đầu tiên sau khi Hajime Nishimura được bổ nhiệm làm hiệu trưởng, trường đã có thành tích cao nhất về số học sinh thi đỗ. Anh có kinh nghiệm dạy trên 2000 học sinh cả trong và ngoài nước. Hiện tại Hajime Nishimura vừa phụ trách dạy học vừa làm công tác tổ chức các buổi hội thảo dành cho các vị phụ huynh.
5
LỜI NÓI ĐẦU
N
ếu ta có thể khiến trẻ trở nên ham học thì những điều tốt đẹp gì sẽ đến? Không phải chỉ bố mẹ, các thầy cô giáo mà rất nhiều người đang băn khoăn với vấn đề này. Khiến trẻ trở nên ham học không phải là việc dễ ngay cả với những nhà giáo dục chuyên nghiệp. Chính vì vậy các bố, các mẹ gặp khó khăn trong việc khiến con trở nên ham học cũng là chuyện bình thường. Vậy thì không lẽ câu hỏi: “Làm thế nào để trẻ trở nên ham học?” lại không có câu trả lời. Điều đó là không đúng. Đầu tiên ta hãy thay đổi cách tư duy. Nếu chỉ nghĩ làm thế nào để đem lại tinh thần ham học cho trẻ, thì có lẽ thái độ của trẻ sẽ không bao giờ thay đổi. Lý do là vì ham học không phải là điều có thể đem lại, mà nó là điều cần được khơi dậy. Cách tư duy này sẽ khiến ta cải thiện được mối quan hệ với trẻ một cách đáng kể. Tôi làm giáo viên dạy trẻ đã gần hai mươi năm, dạy hơn 2,000 học sinh, và bây giờ con số đó vẫn đang tăng. Trong quá trình tiếp xúc với trẻ, tôi đã hiểu ra một điều. Đó là việc dạy trẻ cần được bắt đầu bằng “quan sát”. Quan sát, tìm kiếm mầm mống hứng thú học của từng trẻ. Rồi cũng giống như nuôi dưỡng mầm non, ta quan tâm tới cảm xúc và hướng dẫn trẻ. Đó là cách để ta bắt đầu khơi dậy hứng thú học, và tiếp đến giúp trẻ có được những mối quan tâm mới. Có những trẻ mới nhìn qua tưởng chừng không hề có hứng thú với bất cứ thứ gì nhưng thực ra trong các em luôn có những hứng thú 6
tiềm ẩn. Tôi thường xuyên tiếp xúc với trẻ tại trường luyện thi. Ở trường luyện thi có rất nhiều kiểu học sinh, trong đó có những trẻ nhìn như không có một chút hứng thú gì với việc học. Tuy nhiên đó chỉ là vẻ bên ngoài thôi. Nếu bỏ công sức chú ý quan sát kỹ thì chắc chắn ta sẽ nhìn thấy các em có những sở thích, quan tâm và hứng thú tới một điều gì đó nhất định. Khi đã biết được sở thích, quan tâm và giá trị quan là gì, ta có thể dẫn dắt để các em có được hứng thú học và trở nên ham học hơn. Cứ như vậy, nếu như ban đầu trẻ thấy việc học tập thật đáng ghét thì dần dần sẽ trở nên hứng thú hơn, như đang tập trung chơi các trò chơi vậy. Gây được hứng thú học không phải là việc khó. Mà ngược lại, trong mối quan hệ vui vẻ và tích cực giữa cha mẹ và con cái, hứng thú học sẽ được nuôi dưỡng. Việc đầu tiên là từ từ quan sát con, tìm kiếm những mầm mống của hứng thú dù là nhỏ, và chăm sóc nó. Tiếp theo là ta cần biết “cách nuôi dưỡng hứng thú nhỏ đó trở thành hứng thú lớn hơn”. Ngoài ra, nếu để tự nhiên thì hứng thú sẽ bị cạn dần, vì vậy ta cũng cần biết cách “nuôi dưỡng và duy trì hứng thú”. Tôi đã tìm được mấu chốt của việc này thông qua dạy và tiếp xúc với trẻ cũng như quan sát cách các vị phụ huynh đối xử với con mình. Ví dụ khi quan sát các vị phụ huynh, tôi thấy hơi đáng tiếc cho nhiều trường hợp họ nói với trẻ như: “Con tập trung vào học được không?”
7
“Mẹ chỉ nói vì nghĩ cho con thôi.” “Con hãy học tập bạn A đi. Bạn ý chăm chỉ lại thông minh.” “Tại sao con lại không làm được việc đơn giản thế này nhỉ?” Bạn thấy thế nào? Bạn có bao giờ nói với trẻ vậy không? Còn dưới đây là những câu nói điển hình của nhiều bậc phụ huynh tưởng chừng tốt cho con nhưng lại đem đến hiệu quả ngược với mong muốn. “Con được tận những 90 điểm cơ à? Con giỏi thế!” “Con về đầu tiên à? Con giỏi lắm!” (trong cuộc thi chạy vào ngày hội thể thao) “Con được làm nhân vật chính à? Thật giỏi!” (trước buổi biểu diễn kịch) Thực ra cách khen như trên nhiều khi có nguy cơ khiến trẻ bị ám ảnh (bị thương tổn về mặt tâm lý) vì cha mẹ chỉ khuyến khích khi trẻ đạt được kết quả tốt, coi trọng kết quả hơn là sự nỗ lực của trẻ. Cho nên không phải cứ khen càng nhiều càng tốt. Với việc thực hiện các phương pháp được giới thiệu ở cuốn sách này, bạn sẽ thấy được phản ứng của trẻ thay đổi trông thấy. Dù lúc này trông trẻ có vẻ không có hứng thú học đi nữa, nhưng chắc hẳn chúng sẽ nảy sinh hứng thú và cuối cùng sẽ trở nên ham học. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy nội dung nào trong sách “có thể dùng được” thì hãy đánh dấu bằng cách gấp một góc sách lại, gạch chân những chỗ đó và thực hiện luôn. Nếu muốn trẻ có hứng thú thì đầu tiên bố mẹ phải có hứng thú trước. Nếu bạn cảm thấy muốn làm gì đó, băn khoăn không biết mình có thể làm được hay không, khi đó bạn hãy đọc tiếp cuốn sách này. 8
Chương 1 NGUYÊN TẮC ƯU TIÊN: COI TRỌNG CẢM XÚC CỦA TRẺ
9
1 “TÍNH TÒ MÒ” MANG ĐẾN “CẢM GIÁC VỀ SỰ THÀNH CÔNG”
B
ạn có biết “hứng thú” hay “ham muốn” làm việc của con người được sinh ra từ đâu không?
Câu trả lời là cần có “tính tò mò”. Tôi, một giáo viên dạy Juku1, luôn cảm nhận được điều này ở trẻ. 1 Juku
là một hình thức kinh doanh giáo dục, là công việc dạy thêm, phụ đạo hay luyện thi tại nhà hoặc trường. ("trường" ở đây là các trung tâm mở ra để phục vụ cho hình thức kinh doanh giáo dục này). Ở các trường này không chỉ có lớp học với các giáo viên hướng dẫn mà còn có cả các phòng tự học. Công việc kinh doanh giáo dục thường do các công ty hay các tập đoàn tiến hành. Vì vậy khi bắt đầu giờ học, tôi không bao giờ dạy trẻ vào nội dung học ngay mà luôn bắt đầu bằng một vài câu hỏi các em không biết. “Các em, đây là câu đố của ngày hôm nay nhé” và viết câu đố lên bảng. Thay vì nói với các em đây là “bài tập” thì tôi nói “câu đố” để khơi dậy tính tò mò. Một nửa số học sinh cố gắng giải câu đố, một nửa số còn lại có vẻ từ bỏ chuyện giải bài. Sau ít phút, tôi thú nhận với các em rằng câu đố đó chưa có câu trả lời và tất nhiên bị các em la hét phản đối.
10
Tôi giải thích với các em rằng tôi muốn tặng các em một chiếc chìa khóa vạn năng, đó chính là chìa khoá tư duy, để giải nhiều câu đố chứ không phải chỉ là một câu đố trên bảng. Tôi hỏi: “Các em có muốn có được chiếc chìa khoá ấy không?” để gây sự tò mò. Các em trả lời: “Nếu thầy đã nói như vậy thì tất nhiên là chúng em muốn có nó rồi” và trẻ có vẻ có hứng thú với điều tôi đang nói. Khi cảm nhận được điều này, tôi bắt đầu giảng về nội dung học. Nếu như khi bắt đầu giờ học, trẻ ở trạng thái tiếp thu bài học một cách thụ động thì bây giờ, trẻ dần dần chuyển sang thế chủ động, tự mình muốn học. Đây chẳng phải là sự khởi đầu của việc khiến ai đó có hứng thú làm việc gì đó hay sao? Cách nuôi dưỡng kích thích “tính tò mò” Khi muốn tạo hứng thú để trẻ làm một việc gì đó thì trước tiên cần làm cho trẻ cảm thấy tò mò về việc đó. Vậy câu hỏi tiếp theo là làm thế nào để gợi sự tò mò ở trẻ. Bạn không cần phải phức tạp hoá vấn đề, bởi vì trẻ lúc nào cũng tò mò về mọi thứ xung quanh mình. Chỉ có điều tính tò mò ấy ngày càng bị mai một trong quá trình lớn lên, trưởng thành. Tại sao lại như vậy? Một trong những nguyên nhân của việc này là trẻ không có cảm giác thoả mãn với những gì mình đạt được, không có “cảm giác về sự thành công”. Thành công đơn giản chỉ là những việc trẻ đã làm tốt. Từ sự tò mò dẫn tới hành động, và khi thoả mãn với kết quả đạt được, có “cảm giác về sự thành công” thì sự tò mò lại càng mạnh mẽ hơn và cứ thế vòng lặp được nối tiếp theo chiều hướng tích cực, mang đến cảm giác tự tin và hứng thú muốn làm tiếp.
11
Vậy thì bố mẹ có thể làm được gì để giúp trẻ có được “cảm giác về sự thành công”. Đó chính là luôn tìm ra các điểm tốt để khen ngợi trẻ. Hãy quan sát, lắng nghe, và khi thấy trẻ cố gắng làm một việc gì đó thì nên đồng cảm và khen ngợi trẻ.
12
Tôi có dạy một học sinh nữ lớp 9 có thành tích xuất sắc, nếu tích cực học thì em có thể đỗ được những trường cấp ba vào hạng khó nhất. Tuy nhiên em có một nhược điểm là không tập trung học được lâu, lúc nào cảm thấy chán nản thì hoàn toàn không thể học được. Tất nhiên, việc thích chơi hơn học là điểm chung ở mọi trẻ em. Trong những học trò tôi đã dạy thì số em thích học hơn chơi chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi. Tỷ lệ đó không biết trong 100 người có được 1 người không. Vì vậy tôi thường tiếp xúc với trẻ ít có khả năng tập trung trong học tập. Tôi đã sử dụng rất nhiều phương pháp giảng dạy để giúp em giữ được hứng thú học tập. Kết quả là khi ở trường Juku thì em hứng thú tập trung học nhưng khi về nhà và cho đến lần học thêm tiếp theo thì em vừa không có hứng thú học bài mà cũng không có tự tin để giải các bài tập. Việc này cứ lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian. Tới một ngày, qua lời của một học sinh tôi khám phá ra được: “Đây chính là nguyên nhân của việc em không giữ được hứng thú học tập”. Em nói: “Từ khi sinh ra tới giờ, em chưa từng được bố mẹ khen lần nào”. Việc gì em cũng bị bố mẹ so sánh với người anh trai học rất giỏi đang theo học ở một trường tư thục2 nổi tiếng, và hay bị phàn nàn: “Anh thì như thế, trong khi con thì thật kém cỏi”. 2 Quan điểm
về trường tư thục ở Nhật hơi khác Việt Nam. Giáo dục ở Nhật được phổ cập tới hết cấp 2, tới cấp 3 phải mất học phí. Ở cấp 3, học phí ở trường tư thục đắt hơn các trường công lập, thi vào các trường tư thục thường khó hơn công lập, các quy định của trường tư thục cũng rất nghiêm khắc. Nhưng ngược lại có nhiều trường tư thục trực thuộc các trường đại học hay cao đẳng nên nội dung học ở các trường tư thục nhiều khi tập trung nhiều vào các chương trình ôn thi và cũng có khi có các chế độ ưu đãi khi thi chuyển cấp. 13
Ngoài ra, mỗi khi có kết quả các bài thi thử, em thường không thích đưa bảng điểm cho bố mẹ xem. Lý do là em hay bị bố mẹ mắng vì có môn bị điểm thấp hơn lần kiểm tra trước. Dù vậy tôi vẫn động viên em nên đưa bảng điểm cho bố mẹ xem. Còn đối với bố mẹ em, tôi góp ý rằng: “Thay vì khiển trách con về các môn bị điểm thấp thì hãy khen con những môn được điểm cao.” Mặc dù ở lớp học juku, em được tôi khen: “Kết quả điểm của em lại cao hơn lần trước rồi. Đặc biệt là môn toán và các môn khoa học tự nhiên, điểm rất tốt” nhưng ở nhà thì lại bị bố mẹ phàn nàn: “Con nghĩ con có thể đỗ được trung học phổ thông với môn xã hội điểm thấp thế này sao?”. Điều đó khiến em không còn hứng thú học nữa. Đó là những điều tôi đã được nghe từ em. Việc không khen ngợi những thành quả có được nhờ nỗ lực mà chỉ tập trung phê bình những chỗ chưa làm được sẽ khiến cả “hứng thú học” lẫn sự tự tin đều không thể nảy sinh. Kết quả là em học sinh đó đã thi và nhập học vào trường trung học phổ thông có chất lượng đứng thứ 3 của khu vực. Nếu bố mẹ khen nhiều hơn, giúp em tự tin hơn để có thể tập trung vào việc ôn luyện, thì có lẽ em đã đỗ vào trường đứng thứ hai, thậm chí tốt nhất khu vực. Sự tự tin sẽ nảy mầm từ những lời khen ngợi Dưới đây là một ví dụ dễ hiểu về tác dụng của việc bố mẹ khen con cái. Chúng tôi có tiết tập đọc (học sinh đọc to ra tiếng) đối với học sinh tiểu học. Giờ học này yêu cầu dùng “mắt”, “tai”, “miệng” nên so với đọc thầm chỉ dùng “mắt” thì khả năng tiếp thu nội dung của bài đọc tốt hơn. Hơn nữa, trẻ có thể chủ động nhận ra những chữ Hán chưa biết cách đọc, hay những từ chưa hiểu nghĩa. Khi chỉ định các em đọc bài theo thứ tự, tôi thấy rõ sự khác biệt giữa trẻ được bố mẹ luyện đọc ở nhà (luyện đọc ở đây bao gồm vừa nghe con đọc vừa khen và khích lệ con) với trò không được luyện, đặc biệt ở các học sinh lớp bé. Trẻ được bố mẹ luyện đọc ở nhà thì đọc sách rất mạch lạc. Nhiều em còn đọc rất diễn cảm. Đối với các em này, tôi hỏi 14
thử các bậc phụ huynh: “Chắc ở nhà anh/chị hay nghe trẻ đọc sách lắm”, thì hầu như đều nhận được câu trả lời: “Vâng, đúng thế”. Ngược lại, đối với các trò ở nhà mà bố mẹ không có điều kiện nghe con đọc sách thì đều đọc nhỏ, và hầu như không tự tin. Việc đọc một cách diễn cảm và đọc mạch lạc là hai việc khác nhau. Đối với các trò ở nhà được bố mẹ vừa nghe khi mình đọc, vừa khen ngay cả khi trẻ gặp nhiều chữ Hán không biết, hay phải đọc từng từ một thì trẻ vẫn đọc to một cách rõ ràng. Đối với các trò này, chắc chắn môn tập đọc sẽ tốt hơn, thành tích môn quốc ngữ cũng sẽ cao hơn. Con người luôn có “ham muốn được công nhận”. Chúng ta đều cảm thấy vui khi được người lớn, gia đình, bạn bè hay cấp trên ở công ty khen ngợi, công nhận bản thân, trẻ con cũng thế. Việc được bố mẹ khen ngợi, dù chỉ là điều rất nhỏ, sẽ làm cho “ham muốn được công nhận” thoả mãn, từ đó sẽ cho trẻ sự tự tin. Chúng ta có thể khen ngợi trẻ nhiều việc, từ nấu ăn, giúp mẹ làm việc nhà cho đến các việc trên trường, ở câu lạc bộ3, học nhạc piano, học bơi, tham gia thi đấu bóng chày, bóng đá hay khen các sở thích của trẻ như đọc sách, vẽ tranh. Điều quan trọng ở đây là quan tâm, khen ngợi trẻ cả những việc không phải là học. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy tự tin, giúp nảy sinh ham muốn học hơn. 3
Đây là hoạt động sinh hoạt tập thể của những người có cùng sở thích. Các hoạt động này rất phổ biến tại các trường học, từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, sau đại học và ngay cả trong các công ty. Thông thường ngay từ tiểu học, trẻ khi đi học thường tham gia vào một câu lạc bộ nào đó. Với bé trai đó có thể là bóng đá, bóng chày, cầu lông, bóng rổ, với bé gái đó có thể là kèn đồng, hợp ca, hoà tấu... Nội dung của các hoạt động này rất phong phú và khác nhau theo từng cấp học. Việc khen ngợi sẽ kích thích thêm tính tò mò, tăng sự tự tin, hỗ trợ 15
để trẻ có hứng thú trong mọi việc. Khi trẻ chủ động làm, hứng thú sẽ được nảy sinh Trong trường hợp dù có khen đi nữa nhưng trẻ vẫn không có hứng thú làm thì cần giải quyết thế nào? Câu trả lời là “làm mọi cách để khiến trẻ bắt đầu làm việc”. Tôi đã đề cập trong phần đầu của chương này là lòng “ham muốn” nảy sinh từ tính “tò mò”. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp khó gây tính tò mò. Đối với những trường hợp này, ta không đợi tới khi tính tò mò nảy sinh mà hãy làm mọi cách để trẻ bắt tay vào làm. Không phải có tính tò mò rồi mới làm, mà cứ bắt đầu làm thì tính tò mò sẽ nảy sinh. Đây chính là một phát kiến của bác sĩ tâm thần học Kraepelin4, mang tên “hưng phấn làm việc”. 4
Fmil Kraepelin ( 1856 - 1926): nhà tâm thần học người Đức, cha đẻ của khoa học tâm thần hiện đại. Không bắt đầu làm gì thì đương nhiên tính tò mò không được nảy sinh. Khi bắt đầu làm việc thì trắc toạ hạch5 của não bị kích thích, giúp con người tập trung vào việc mình đang làm. 5 Đây
là một nhóm dây thần kinh nằm ở hai bên của hai bán cầu đại não phía trước, có tác dụng quan trọng trong việc cảm nhận vui, buồn, yêu, ghét, thoải mái, khó chịu, sợ hãi... Dưới đây là một ví dụ mà trong cuộc sống hàng ngày tôi vẫn trải qua. Tôi hay chạy bộ quanh khu gần nhà để rèn luyện thể lực. Nhưng những hôm đi làm về mệt hay không được khoẻ thì chẳng có hứng thú chạy bộ nữa. Tuy nhiên những hôm như thế, tôi không suy nghĩ nhiều, cứ mặc quần áo thể thao để đi chạy, và ra khỏi nhà. Sau khi thực hiện các động tác khởi động, chạy vài bước là cảm thấy phấn 16
chấn, cơ thể cũng ấm lên, chạy càng lúc càng nhanh hơn. Sau khi chạy, những cái khó chịu trước đó như tan biến theo những giọt mồ hôi, tôi cảm thấy “Thật dễ chịu! Hôm nay vừa tiêu đốt chút mỡ thừa, mạch huyết lưu thông mà lại còn rèn luyện cho chân thêm cứng cáp”. Khi trẻ khó khăn để bắt đầu làm gì đó thì trước tiên bố mẹ hãy làm mẫu và nói với trẻ: “Để bây giờ bố/mẹ thử làm việc này xem sao. Chúng ta cùng cố gắng trong 30 phút nhé”. Làm như vậy nhiều lần sẽ khiến trẻ cố gắng làm theo. Việc này rất giống với lái ô tô hay đi xe đạp, khi khởi động bao giờ cũng cần nhiều năng lượng nhất. Dù gì đi nữa, hãy thử cùng bắt đầu làm một việc gì đó với trẻ. Khen trẻ chỉ là cái cớ. Trẻ luôn muốn được bố mẹ khen ngợi công nhận.
17
2 KHÔNG QUÊN NGUYÊN TẮC “5 NGÓN TAY”
Ở
phần trước, tôi đã đề cập tới chuyện vòng lặp của tính tò mò và cảm giác về sự thành công. Khi vòng lặp này được tiếp diễn, nó sẽ dẫn tới “hứng thú” hay “ham muốn“ làm
việc. Tiếp theo tôi sẽ đề cập tới cách làm cho vòng lặp này kéo dài một cách hiệu quả. Có năm nguyên tắc. Để dễ nhớ, tôi tạm thời đặt tên là nguyên tắc 5 ngón tay.
18
Ngón cái: Tiên phong làm mọi chuyện Khi muốn nuôi dưỡng “hứng thú” hay “ham muốn” làm một việc gì 19
đó của trẻ thì trước tiên bố mẹ phải có “hứng thú” hay “ham muốn” làm việc đó. Thầy giáo muốn trẻ có “hứng thú” hay “ham muốn” học thì đương nhiên, điều không thể thiếu là việc thầy giáo cũng cần có hứng thú, ham muốn học. • Muốn trẻ học thì trước tiên bố mẹ cần học. • Cần cho trẻ thấy cảnh bố mẹ đang học. Dù là người lớn đi chăng nữa, cũng có rất nhiều thứ để học. Nếu muốn trẻ rèn luyện sức khoẻ, thì trước tiên bố mẹ cần có thói quen tập thể dục, đi bộ, tập dãn cơ, rèn luyện thể hình để có thân hình cân đối. Muốn trẻ ham đọc sách, thì bố mẹ cần cho trẻ thấy cảnh mình đang đọc sách. Đôi khi, có một số phụ huynh muốn con mình thực hiện những điều mình chưa thực hiện được. Tuy nhiên, nhìn từ phía trẻ thì chúng lại nghĩ rằng: “Nếu bố mẹ muốn thế thì sao bố mẹ không tự mình làm đi”. Hành động có ảnh hưởng nhiều hơn lời nói. Chính vì vậy, trong giờ học, tôi luôn quan sát trạng thái tâm lý của trẻ, cố gắng truyền tải cho các em những điều mà tôi tích luỹ được qua kinh nghiệm giảng dạy của mình. Nếu tôi không toàn tâm toàn ý dạy trẻ thì chắc hẳn các em cũng không nghe bài giảng của tôi. Tiếp theo, làm thế nào để người lớn chúng ta có “hứng thú” hay “ham muốn” làm một việc gì đó? Câu trả lời là hãy làm một việc mà bình thường ta không làm. Nó sẽ giúp nảy sinh những kích thích, hứng thú mới trong ta. Ví dụ việc tham gia vào buổi hội thảo của một giáo sư mà ta quan tâm. Nội dung của hội thảo cũng quan trọng, nhưng hơn thế ta có 20
thể cảm nhận được sự nhiệt tình của những người tham gia và nạp thêm năng lượng cho bản thân mình. Hay việc đọc cuốn sách thuộc lĩnh vực khác với những cuốn sách ta hay đọc hằng ngày cũng là một ý kiến hay. Gần đây tôi có đọc tiểu thuyết lịch sử về Mạc mạt1. 1
Mạc mạt là những năm cuối cùng dưới thời Edo khi Mạc phủ Tokugawa sắp sụp đổ. Tiêu biểu là hàng loạt sự kiện quan trọng diễn ra từ năm 1853 đến năm 1867 khiến Nhật Bản chấm dứt chính sách Tỏa Quốc và chuyển từ chế độ phong kiến Mạc phủ sang triều đình Minh Trị. Bình thường 80% số sách tôi đọc là về kinh doanh ứng dụng, số còn lại là tiểu thuyết hay lịch sử Trung Quốc, tôi gần như không bao giờ đọc tiểu thuyết lịch sử Nhật Bản. Tuy nhiên, khi bắt đầu đọc thì tôi cảm thấy rất thú vị và cảm kích trước nhiệt huyết của các chí sĩ Mạc mạt. Ngoài ra việc du lịch nước ngoài cũng là một phương pháp rất hiệu quả. Đối với những thành phố phát triển nhanh tới mức độ chóng mặt như Thượng Hải hay Bắc Kinh thì tôi cảm nhận được ở người dân nơi đây sức sống tràn đầy. Với các thành phố thuộc đất nước đang phát triển như thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam thì tôi cảm nhận được hoạt khí của giới trẻ. Hay khi tới cảng Causeway Hồng Kông, khu Orchard của Singapore thì tôi cảm thấy bị choáng ngợp trước sự thay đổi một cách chóng mặt của thành phố. Việc trải nghiệm những điều mới lạ như trên sẽ không thể có được nếu chỉ ở trong nước Nhật, nơi mà người ta thích duy trì trạng thái hiện có. Những trải nghiệm này khiến tôi cảm thấy mình muốn khám phá những khả năng vốn có của bản thân nhiều hơn. Đây là cách mà tôi tự tìm cho mình những “hứng thú” hay “ham muốn” mới. Bạn hãy tự tìm cách “nạp năng lượng” cho bản thân 21