3
SỐ THỨ NĂM, 20-11-2008 LƯU HÀNH NỘI BỘ DIỄN ĐÀN CỦA SINH VIÊN K53 BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG * ĐH KHXHNV - ĐHQGHN
SỐ BÁO CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
20 - 11
Thầy Đinh Văn Hường trò chuyện cùng Tập Viết trang 6 - 7
TRONG SỐ NÀY Phương Thảo: Sẵn sàng trước giờ G
Làng gõ đầu trẻ Thầy Hường trong một giờ lên lớp Ảnh: Nov@k
Khi sinh viên mê lô đề… Tổng hợp sau tuần thi đấu đầu tiên của giải bóng đá nam Báo chí và Truyền thông mở rộng 2008 trang 10-11 Truyện ngắn: Học trò con gái… thần… tiên… trang 9
TỪ TRƯỜNG RA NGOÀI ĐƯỜNG Lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam Sáng ngày 19 - 11, tại hội trường tầng 8 nhà E trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Hà Nội, đã diẽn ra buổi lễ "Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11". Buổi lễ có sự góp mặt của hơn 600 giảng viên, công nhân viên chức của nhà trường hiện còn giảng dạy hay đã về hưu. Đây là hoạt động thường niên của nhà trường nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn của các thầy các cô. Đây cũng là dịp sinh viên các khoá tề tựu dâng lên thầy cô lời tri ân và những bó hoa tươi thắm. ! Chính Lúa Triển lãm lực lượng vũ trang nhân dân Từ ngày 11 - 16/11/2008, tại tầng 1 nhà I trường Đại học KHXH&NV Hà Nội triển lãm một số hình ảnh, hiện vật về lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Hoạt động này được tổ chức bởi bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với bảo tàng Chiến Thắng B52 nhân kỉ niệm 64 năm ngày thành lập QĐNDVN 22/12/1944 22/12/2008 và 19 năm ngày hội quốc phòng toàn dân 22/12/1989 12/12/2008. Triển lãm giới thiệu hơn 200 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu về quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến tranh và ngày nay. ! Việt Quỳnh Hình ảnh K53 BC tự tin ra sân trong trận ra quân giải bóng đá nam Khoa Báo chí và Truyền thông mở rộng 2008. (Ảnh, tin: Trà My)
Triển lãm sách “Tri thức và thành công” Từ ngày 17 – 22/ 11, tại phòng thông tin nhà G trường Đại học KHXH&NV Hà Nội diễn ra buổi triển lãm sách “Tri thức và thành công” nhằm chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Buổi triển lãm có sự phối hợp tổ chức của CLB quản lí trẻ thuộc khoa Khoa học quản lí cùng Viện nghiên cứu và đào tạo quản lí Châu Á - Thái Bình Dương. Với hơn 200 đầu sách và tạp trí về quản lí kinh tế, xã hội, buổi triển lãm đã thu hút được đông đảo các bạn sinh viên đến thăm quan và mua sách. ! Chính Lúa
Chịu trách nhiệm: Bùi Việt Hà Phụ trách nội dung: Bùi Thọ Phước Phụ trách biên tập: Nguyễn Thị Hảo - Trần Thị Trang - Nguyễn Thương Huyền Thiết kế - Trình bày: Phùng Bá Hưng - Nguyễn Trung Hiếu Ban quản trị: Trịnh Mỹ Hường Email: tapviet.bc53@gmail.com Đường dây nóng: 01686986856
2
CHÂN DUNG
Phương Thảo: Sẵn sàng trước giờ G Với ngoại hình ưa nhìn, một giọng hát ngọt ngào, truyền cảm, Phương Thảo thành viên lớp K53 khoa Báo chí và Truyền thông đang tràn đầy tự tin để “ rinh” phần thưởng từ cuộc thi tiếng hát sinh viên trường ĐHKHXH&NV sẽ diễn ra trong 3 ngày 19,20,21/11. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống làm nghệ thuật nên ngay từ nhỏ Phương Thảo đã được thừa hưởng khả năng ca hát của bố, mẹ mình. Mẹ Thảo được mệnh danh là “Nghệ sĩ vùng mỏ” còn bố là một cây Ghita tài hoa và điêu luyện. Được sống trong môi trường ấy nên Thảo đã nhanh chóng thể hiện được năng khiếu ca hát của mình. Tính đến thời điểm này, Thảo đã giành được 6 giải thưởng lớn về ca nhạc tại các cuộc thi như: Giải nhất cuộc thi “ Tiếng hát họa mi vàng” tỉnh Quảng Ninh năm 2002, Giải nhất Đơn ca liên hoan các dân tộc tỉnh Quảng Ninh năm 2006, giải nhất cuộc thi “ Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Quảng Ninh năm 2007, Giải nhất liên hoan nhóm nhạc trẻ năm 2007, Giải nhất giọng hát hay thị xã Cẩm Phả năm 2008. Cũng trong năm này, Thảo “ ẵm” luôn giải ca sĩ trẻ triển vọng trong cuộc thi “Sao Mai” do Đài PT-TH Quảng Ninh tổ chức. Không chỉ thế, với những thành tích nổi bật trong học tập và ca hát, năm 2007 cô học sinh trường THPT Cẩm Phả này còn vinh dự được tham dự chương trình “Giao lưu thanh thiếu niên quốc tế” được tổ chức tại Hàn Quốc. Để chuẩn bị cho cuộc thi tiếng hát sinh viên trường ĐHKHXH&NV, vào các buổi chiều trong tuần Thảo đều đến trường để tập luyện. Không chỉ thế sau khi buổi tập kết thúc, Thảo “cá mập” tự tin trên sân khấu cô lại tiếp tục sang nhạc viện Hà Nội để trau Ảnh: svnhanvan.org dồi thêm những kiến thức về âm nhạc. Buổi học bắt đầu từ 19h và kết thúc vào khoảng 22h. Mặc “Mơ em chợ tình” - một sáng tác của nhạc sĩ Lê dù vất vả nhưng Thảo vẫn vui vẻ tâm sự cùng Tập Minh Sơn. Đây là bài hát có độ khó và yêu cầu khắt Viết: “Học ở nhạc viện mình có nhiều điều kiện để khe về cách xử lí bài hát. Thế nhưng Thảo đã quyết tập luyện thêm về thanh nhạc, cách xử lí bài hát và tâm thể hiện tốt ca khúc này. Cô nói “Dự định trong phong cách biểu diễn. Mặc dù vất vả nhưng tất cả vì tương lai của mình là trở thành một ca sĩ đứng trên tập thể lớp K53 và vì khoa Báo chí và truyền thông sân khấu của “Sao Mai điểm hẹn”…. (Xem tiếp trang 7) …”. Trong cuộc thi này, Thảo sẽ trình bày ca khúc Hội thi tiếng hát SV Trường lần thứ VII Hội thi tiếng thứ hát SV Trường ĐHKHXH&NV lần VII được tổ chức đúng dịp Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Đây là một món quà tinh thần mà sinh viên gửi tặng đến cán bộ giảng viên Nhà trường, những người đã dầy công xây đắp cho thế hệ tương lai của đất nước. 1. Thời gian - Đêm biểu diễn: 19h30 ngày 19, 20, 21/11/2008 (thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu) - Đêm công diễn, trao giải: 19h30 ngày 22/11/2008 (Thứ Bảy) 2. Địa điểm Nhà văn hoá Kí túc xá Mễ Trì – số 182 Lương Thế Vinh, Hà Nội. (Theo thông tin từ ban tổ chức)
3
PHÓNG SỰ
Làng gõ đầu trẻ Làng Rồng, xã Nhật Tân, Gia Lộc, Hải Dương chỉ có 856 hộ gia đình với 3500 dân nhưng lại có tới gần 200 giáo viên ở đủ các cấp học, ngành học dạy học trên khắp các vùng miền của đất nước. Bề dày truyền thống Tiếp chuyện chúng tôi, cụ Nguyễn Văn Trạch, hội trưởng hội giáo chức làng Rồng kể: “Không phải đến bây giờ làng Rồng mới có nhiều người theo nghiệp sư phạm mà từ thời xưa làng chúng tôi đã nổi tiếng có nhiều tiến sĩ thời nho học. Từ thế kỉ 18, làng Rồng đã có tới 5 cụ tiến sĩ như cụ Nguyễn Duyên Kì, cụ Phạm Khánh Trường, cụ Phạm Quả Đoán, cụCông lao của các thầy cô luôn được ghi nhận Nguyễn Đình Tuệ, cụ Phạm Sĩ Thuyên. Trong đó, cụ Phạm Sĩ Thuyên còn dạy học trong Viện hàn lâm học sĩ. Ngoài ra, làng Rồng còn có rất nhiều cụ đồ nho mà bây giờ không thể đếm xuể. Có thể kể đến một vài cụ đồ nổi tiếng và thu hút học trò từ khắp nơi trong vùng về theo học như cụ đồ Trì, cụ Sang, cụ Khóa giặt… Kể cả thời cướp chính quyền hồi Cách mạng tháng 8, một vài chi phủ, chi huyện sau khi cáo quan cũng tìm về làng Rồng để gõ đầu trẻ. Nhờ vậy mà Làng Rồng trở thành làng gõ đầu trẻ nay từ thuở xưa ấy”. Giải thích về nguyên nhân khiến làng Rồng trở thành nơi qui tụ của những người theo nghiệp sư phạm, bác Lê Văn Vượng, cán bộ văn hóa xã, đồng thời là phó chủ tịch hội khuyến học xã cho biết thêm: “Nhờ có truyền thống học hành mà làng tôi là làng có trường học chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp từ rất sớm. Năm 1933, trường Hương Sư được mở để dạy chữ Quốc ngữ cho con em trong làng. Năm 1936, trường Tổng Sư ra đời, là nơi dạy học cho cả tổng (tỉnh) lúc bấy giờ. Năm 1945, có trường Kiên Bị, tương đương với trường huyện. Năm 1947, có thêm trường Thành Chung. Đội ngũ giáo viên của các trường thời bấy giờ cũng chủ yếu là người làng. Thế nên, có thể nói nghiệp sư phạm đã ăn sâu vào trong máu của mỗi người con làng Rồng. Hội giáo chức (hội của những giáo viên về hưu) của làng là một trong những hội hoạt động mạnh nhất trong làng, xã. Tiếp bước Hiện nay, theo thống kê toàn xã Nhật Tân có 245 giáo viên đang dạy ở tất cả các cấp học, ngành học trên cả nước thì riêng làng Rồng đã có tới gần 200 người. Trường cấp I, cấp II của xã Nhật Tân có gần 40 giáo viên thì 95% là người địa phương. Trong số đó lại có 98% là người làng Rồng. Tính ra, ở làng Rồng cứ 20 người lại có 1 người làm nghề giáo viên. Trong cuốn sổ ghi chép của hội giáo chức về danh sách giáo viên của làng, chúng tôi thấy có rất nhiều gia đình có tới Thế hệ trẻ làng Rồng tiếp nối truyền thống 3 đời làm nghề dạy học như gia đình Cụ Nguyễn Trạch, cả gia đình có 10 người làm trong ngành giáo dục thì có tới 8 người trực tiếp đứng
trên bục giảng. Gia đình ông Phạm Văn Hải có đời ông, đời con và giờ là cháu cùng làm nghề giáo, hay như gia đình ông Đoàn Văn Vẻ… Bên cạnh đó, những gia đình có 2 vợ chồng, 2 cha con hoặc 2 mẹ con làm nghề giáo thì không dưới 20 nhà. Chính vì thế, mà theo ông Vượng, phó trưởng ban khuyến học của xã thì làng Rồng vào mỗi dịp 20/11 luôn rộn ràng như một ngày hội lớn. Hội trường có sức chứa hơn 300 người của xã luôn chật kín các thầy cô vào các dịp này. Điều làm chúng tôi rất vui là dường như thế hệ trẻ làng Rồng ngày nay cũng rất yêu nghiệp sư phạm. Một cụ cao niên trong làng nói với chúng tôi. Tại làng Rồng, có rất nhiều câu chuyện cảm động về tình yêu với nghiệp đưa những con đò qua dòng sông tri thức. Chuyện của nhà chị Ngô Thị Hường với 4 mẹ con đều làm nghề giáo là một điển hình. Hiện làng Rồng có 200 thầy cô giáo, 1 phó Chồng chị Hường chết trong một tai nạn, để lại chị và 3 giáo sư, 4 phó tiến sĩ. Số lượng cử nhân lên đứa con gái. Đứa lớn nhất mới 9 tuổi, đứa nhỏ chưa đầy tới 275 người. Làng Rồng cũng là nơi chôn 2 tuổi. Đồng lương giáo viên vốn eo hẹp, cuộc sống của rau cắt rốn của một số vị lãnh đạo cấp cao 4 mẹ con vô cứ phải giật gấu vá vai nhưng được cái 3 đứa của Đảng và Nhà nước như phó chủ tịch con của chị Hường rất chăm học và yêu nghề của mẹ Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, phó trưởng ngay từ thuở nhỏ. Ở nhà với nhau, 3 chị em thường ban tổ chức Trung ương Phạm Văn Thọ. chơi trò dạy học, cô chị dạy cô em rồi có khi cô em cũng muốn sắm vai cô giáo. Thấm thoắt gần 20 năm trôi qua, giờ này cô con gái lớn Nguyễn Thị Hà đã là giáo viên trường trung học cơ sở Gia Lộc. Cô em thứ hai Nguyễn Thị Hương cũng là giáo viên trường cấp II Nhật Tân, còn cô em út Nguyễn Thị Huyền thì đang dạy trường cấp II Thanh Nghị. “Để duy trì truyền thống làng gõ đầu trẻ, chúng tôi luôn cố gắng bằng mọi cách để phát triển phong trào khuyến học. Hiện nay quỹ khuyến học của xã có tới hơn 70 triệu, chế độ thưởng cho các cháu có thành tích học tập tốt của chúng tôi luôn ngang bằng hoặc cao hơn cả của huyện. Ngoài ra, tất cả 33 dòng họ của làng đều có quỹ khuyến học riêng và luôn nhận được sự quan tâm từ các cấp chính quyền xã. Đói cái gì cũng được nhưng chúng tôi nhất định không thể đói học”. Ông Vượng tiễn chúng tôi bằng câu nói ẩn chứa đầy niềm tự hào. ! Thọ Phước - Hoàng Tuân - Việt Quỳnh
Về nguồn Những ngày này, cư dân của K53 BC có nhiều chuyến về quê hơn dịp thường. Không phải vì các bạn được nghỉ, cũng chẳng phải về để “lĩnh lương”. Chuyến về quê trong chớp nhoáng lần này mang ý nghĩa của một chuyến về nguồn. Có bạn về hôm 17, 18 rồi lại lên luôn, có bạn về buổi tối ngày 20 rồi ở lại nhà hết ngày chủ nhật. Trong những ngày ngắn ngủi đó, điều đầu tiên mà các bạn nghĩ tới là thăm thầy cô đã từng dạy dỗ mình từ những năm tháng ấu thơ. Tình cảm ấy thật đáng quí khi biết rằng để vượt một quãng đường dài về, các bạn đã phải vượt qua những trận say xe vốn là một nỗi sợ hãi thường trực của nhiều bạn gái, phải gác lại bao dự định vui chơi cùng bạn bè trong dịp nghỉ cuối tuần. Tất cả chỉ mong được gặp lại nói những lời tri ân với những người lái đò trên dòng sông tri thức. Còn rất nhiều các bạn khác, tuy không thể trực tiếp về để gặp lại thầy cô nhưng trong tâm tưởng của các bạn luôn hướng về những suy nghĩ, kí ức tốt đẹp về hình ảnh cô thầy. Những câu chuyện ở trên lớp nói nhiều hơn tới những kỉ niệm về thời cấp 3, về những mái đầu đã điểm bạc vì bụi thời gian và bụi phấn để ương những mầm xanh tri thức. Ai đó hớn hở với niềm vui gặp mặt, còn ai đó lại trầm tư với nỗi nhớ cội nguồn. Nhân ngày này, Tập Viết xin gửi tới cô thầy lời chúc chân thành, mong vững tay chèo để đưa những chuyến đò qua sông…! BBT
GÓC NGHIỆP VỤ
Khi học thì mình chọn nghề nhưng khi đi làm thì nghề chọn mình… Thầy Đinh Văn Hường (trưởng khoa Báo chí và Truyền thông- ĐH KHXH & NV) vừa là một trưởng khoa giỏi, mẫu mực, giàu kinh nghiệm trong nghề, vừa là một giảng viên tràn đầy nhiệt huyết với học sinh. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, Tập Viết rất vinh dự được trao đổi cùng thầy, được thầy chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong việc học hành của sinh viên cũng như là quá trình vào nghề. − PV: Quan điểm của thầy về việc sinh viên chọn nghành báo như thế nào? Đứng trên phương diện là một người nghiên cứu báo chí, thầy thấy sinh viên hiện nay ra trường làm việc như thế nào? − Thầy Hường: Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, rất nhiều sinh viên thanh niên trẻ lựa chọn nghề báo. Đây thực sự là một nghề có sức hấp dẫn lớn đối với tuổi trẻ. Nhưng sự thật là lựa chọn và khả năng là hai vấn đề trái ngược nhau. Một số sinh viên của chúng ta vội vàng chọn lựa nghề báo chỉ là do cảm tình, do “mốt” nhưng không chú ý đến năng lực, đến sở thích, đam mê của mình. Hiện nay thì xu hướng chung đang nghiêng về yếu tố đầu hơn, tức là yếu tố nghành “hot”, nghành nóng mà bỏ quên năng lực, hiểu biết vè nghề. Sinh viên nên cân nhắc kĩ trước khi quyết định. Đối với ngành báo và ngôn ngữ, việc học và bằng cấp là một phần, quan trọng là thực tế sản phẩm, nhà báo giỏi phải viết nhiều, tích cực viết. Về vấn đề thứ hai, theo đánh giá chung của thầy, sinh viên ra trường làm báo giỏi không nhiều, mức độ tầm tầm và làm kém chiếm số lượng đông hơn rất nhiều, nghề báo thực sự là một nghề có tính cạnh tranh cao. Khi
học thì mình chọn nghề nhưng khi đi làm thì nghề chọn mình… − Theo thầy sinh viên báo chí năm thứ nhất cần chuẩn bị cho mình những kiến thức cũng như những kĩ năng gì? − Theo thầy năm thứ nhất hay năm thứ tư thì điều quan trọng là sinh viên cần phải học tốt ở môi trường nhà trường, trên sách vở, trên giảng đường , thầy cô, đối với nhà báo ý thức tự học là quan trọng nhất. Phải hòa đồng vào thực tế, thực tiễn để bổ sung vào vốn sống và kinh nghiệm của mình. Tích cực , chủ động viết tin, viết bài theo nghề của mình, làm thêm đúng nghề. Không nên, không được học lệch, không được nóng vội, không được chủ quan, không được đốt cháy giai đoạn, phải kiên trì và nhẫn nại. Thực tế là khá nhiều sinh viên tỏ ra nôn nóng dẫn đến những hậu quả không đáng có. − Trên cương vị là một nhà báo, thầy có những cố vấn gì cho việc tác nghiệp của sinh viên báo chí, cách viết bài, cách tiếp nhận đề tài? − Tác nghiệp phụ thuộc nhiều vào năng lực, kĩ năng của mỗi
người. Chúng ta phải tự tạo cho mình một phong cách riêng làm việc, cách tiếp nhận đề tài, xây dựng nhân vật, truyền bá tác phẩm, và phải biết nghe ngóng tác phẩm từ dư luận. Việc tác nghiệp của học sinh cần phải bình tĩnh học dần, hài hòa giữa lý thuyết và thực hành, lý luận và thực tiễn. Đã có trường hợp sinh viên báo chí sau khi ra trường không đáp ứng được yêu cầu công việc phải chuyển nghề lái taxi, nhiều sinh viên chăm chăm viết bài đến khi ra trường không có bằng cấp, dẫn đến thất nghiệp . Tuy nhiên nhiều sinh viên vẫn còn thực sự e ngại về việc viết bài, suy nghĩ năm thứ nhất viết bài gửi báo là còn quá sớm, rồi năm thứ ba mới bắt đầu thực hành, như thế là quá muộn đối với một nhà báo tương lai. Cần phải tích cực hơn và chủ động hơn. − Theo thầy, sinh viên trường mình nói riêng và sinh viên nói chung hiện nay có những khuyết điểm nào cần phải khắc phục. − Cái đáng phê bình nhất đối với sinh viên trường mình nói riêng và sinh viên nói chung đó là
hay bỏ học. Không nên bao biện lý do, đổ lỗi cho giáo viên này, giáo viên nọ, rồi môn học chán, không quan trọng mà bỏ học một cách tùy tiện, vô kỷ luật. Phải luôn ý thức được rằng học là cho mình, học cái gì tốt cái đó, biết cái gì tốt cái đó. Không phải thầy giáo nào dạy cũng hay, mà không phải thầy dạy hay dạy giờ nào cũng tốt, căn bản là học sinh cần phải chắt lọc trong bài giảng của thầy cô những cái hay, cái có ích. Cần phải học tất cả, kể cả những môn xa lạ vì nghề báo là một nghề yêu cầu một vốn kiến thức chung, sâu , rộng. Nên nhớ rằng kiến thức năm đầu rất có ích trong việc tạo phông văn hóa cho sinh viên.
GÓC NGHIỆP VỤ Ngoài vấn đề trên, sinh viên hiện nay còn mắc phải khá nhiều khuyết điểm khác cần phải khắc phục. Đó là tính lười đọc, nhất là những tác phẩm có giá trị lớn như sách kinh điển, giáo trình, hay các Phương Thảo: Sẵn sàng…(Tiếp trang 3) Việc chọn và hát những bài hát có yêu cầu khắt khe sẽ giúp mình chuẩn bị tốt hơn cho cuộc thi sắp tới”. Không chỉ đóng góp tiết mục đơn ca, Thảo cũng đang nỗ lực tập luyện cùng các anh chị cùng khoa trong một tiết mục hợp xướng. Khi được hỏi đã đủ tự tin để “rinh” giải thưởng lớn nhất của cuộc thi chưa Thảo đã chân thành chia sẻ: “Mình khá tự tin và đang chờ đến tối 20/11 để được biểu diễn. Cuộc thi này hội tụ rất nhiều bạn có giọng hát hay nên mình sẽ cố gắng hết sức để giành một giải thưởng gì đó. Đây là một cuộc thi lớn nên phần thưởng nào cũng đáng quý và đáng trân trọng ”. Thành công chỉ đến với những người luôn luôn nỗ lực và kiên trì thực hiện ước mơ. Những giọt mồ hôi, những nhọc nhằn, vất vả mà Thảo đã và đang bỏ ra cho cuộc thi tiếng hát sinh viên sắp tới thật đáng trân trọng biết bao. Chúng ta hãy ủng hộ và cổ vũ hết mình vì Thảo “cá mập” K53 BC. Chúc cho sự nghiệp ca hát của Thảo sẽ luôn tỏa sáng. !
Đình Hoàn
Trong tuần qua, PV Tập Viết đã có buổi gặp gỡ phỏng vấn ca sĩ Khắc Hiếu (Sao Mai điểm hẹn 2008). Khắc Hiếu rất nhiệt tình chia sẻ cùng Tập Viết rất nhiều vấn đề (bài viết về Khắc Hiếu sẽ được chuyển đến vào kì sau). Khắc Hiếu cũng rất mong sẽ duy trì được mối quan hệ như những người bạn với những sinh viên bởi Khắc Hiếu coi sinh viên là đối tượng khán giả hàng đầu của mình. Anh cũng chia sẻ sẵn sàng giúp đỡ những bạn sinh viên có khả năng âm nhạc có thêm kinh nghiệm để tham gia vào những sân chơi âm nhạc. Anh cũng mong Tập Viết sẽ là cầu nối giữa anh và các bạn sinh viên. BBT tác phẩm lớn… Sinh viên ngại đọc, lười đọc ngày càng nhiều, chỉ thích hoa lá cành , chú trọng hình thức và chạy theo mốt mà bỏ quên các giá trị cần nâng niu, trân trọng. Sinh viên còn thiếu sự chủ động, vẫn đang có tư tưởng chờ đợi, mình không tự hoàn thiện mình. Chưa tự tin, đủ bản lĩnh để vượt khó, vượt khổ. Nhiều bạn hiện nay có tính thực dụng cao, thích ăn ngon mặc đẹp mà trong khi chưa làm ra , đua đòi bạn bè , lêu lổng, không lo học hành, hưởng thụ quá mức cho phép, sa ngã… − Thầy có nhận xét gì về 2 số báo đầu tiên của K53 BC&TT? − Rất hoan nghênh các bạn đã cho ra được 2 số báo nội bộ của lớp. Về nội dung, tôi thấy cơ bản là tốt, có khá nhiều bài viết hay, chất lượng, bài trí tốt, phần nào đã thể hiện được tính chuyên nghiệp trong phong cách làm báo.
Bên cạnh những ưu điểm đó thì vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục và hoàn thiện dần: Cụ thể là tên báo TẬP VIẾT không hay lắm, còn khiêm tốn quá, khiêm nhường quá, hơn nữa cách thể hiện tiêu đề cũng chưa được ấn tượng, chưa bắt mắt. Còn nội dung thì còn thiếu nhiều bài viết
về thông tin nhà báo, nghề báo. Phải viết tin nhiều hơn, viết bài chuyên nghiệp hơn, đầu tư nhiều hơn. Phải cố gắng tăng cường tính nghề lên, tập phê bình bài, phê bình ảnh, mở chuyên mục giới thiệu những kinh nghiệm hay của các nhà báo trên thế giới.
− Tập viết xin cảm ơn thầy đã dành chút thời gian trao đổi cùng chúng em, nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, chúng em xin kính chúc thầy mạnh khỏe, hạnh phúc.!
Nov@k - Tùng béo (TH)
Khi sinh viên mê lô đề… “Ghi cho em con lô 25 chục điểm, con đề 25 đôi lít (200 nghìn – PV)” Lời trên là của Linh, sinh viên trường Cao đẳng giao thông vận tải Hà Nội. Và trong giới sinh viên thì chuyện lô đề bây giờ đã trở thành chuyện “thường ngày ở phố huyện”. Ăn lô đề, ngủ lô đề… Không chỉ có nam sinh viên mới ghi lô đề Đi một vòng qua các trường ĐH như Bách mà ngay cả các sinh viên nữ cũng chạy theo con Khoa, Xây Dựng, Kinh tế quốc dân, Giao thông vận "ma" này. Thật chẳng khó để nghe thấy những thuật tải....dễ dàng bắt gặp những sinh viên đang cắm cúi ngữ về chuyên môn hay những tính toán của các bạn tính toán ghi đề trong những quán nước, chẳng thế trong bất cứ hoàn cảnh nào nào là trên xe bus, trong mà ở gần các trường ĐH các quán cầm đồ hay quán nước, ghế đá...Và càng ngạc nhiên hơn khi biết những nước kiêm việc ghi đề mọc lên như nấm. số tiền các sinh viên bỏ ra không phải là vài nghìn, Nhiều sinh viên đã lấy việc ghi lô đề trở thành việc vài chục mà lên đến cả trăm nghìn có khi hàng triệu kiếm tiền. Nên suốt ngày chỉ chăm chăm tính toán, đồng. mặt thì đăm đăm vào những cột Trong một lần vào số. Nhưng nhiều khi sinh viên kí túc xá một trường kinh chơi lô đề chỉ vì cho "bằng bạn tế, thấy 4 bạn nữ đang bằng bè". Nguyễn Văn T. sinh chụm đầu lại hí hoáy với viên Đại học Bách Khoa, khi những tờ giấy, PV hỏi: được hỏi thì trả lời rất thản “Mọi người đang học để nhiên: "Mình chơi từ năm đầu thi học kỳ à?” Bốn bạn nữ cơ, ban đầu thấy lũ bạn chơi nên cười khúc khích, một bạn thử xem, sau thấy ham quá luôn". trong nhóm lên tiếng: T. đã có thâm niên trên 3 năm “Học hành cái gì đâu, bọn ghi lô đề nên rất thông thạo và em đang tính mấy con lô. bạn còn phát biểu một câu quả Hôm nay mà không trúng quyêt rằng: "Sinh viên mà không thì cả phòng đói luôn. ghi lô đề thì đâu phải là sinh viên Tháng này đen thật!” ngày nay”. Một chủ quán ghi lô đề trong làng Phùng Khoang cho Đằng sau những con số biết: “Sinh viên chơi lô đề chiếm Cơn bão lô đề đã tới 70%, số còn lại là thợ xây, cuốn phăng tương lai, sự người lao động…” nghiệp của không ít sinh Mê lô đề, nhiều sinh viên viên. Bạn Mai Văn Tăng, luôn bị ám ảnh bởi các con số. cựu sinh viên trường Đại Họ tìm mọi cách để có được học thể dục thể thao Hà những con số ưng ý. Bùi Đức Huân, sinh viên Tây kể cho chúng tôi nghe về “bi kịch” của mình. trường Học viện Bưu chính Viễn thông kể: “Ra Số là, Tăng vốn không phải là người ham lô đề mà đường nhìn thấy vụ tai nạn là mình tìm mọi cách để chỉ thỉnh thoảng đánh một vài con gọi là văn nghệ. biết được tuổi người bị tai nạn. Đi ngủ mình cũng Tuy nhiên, trong một lần vui “văn nghệ” đó Tăng đã gắng có được giấc mơ đẹp để sáng hôm sau dậy tính bị công an địa phương bắt và báo với nhà trường. toán căn theo sổ mơ. Nhiều bọn còn kinh khủng hơn Kết quả là Tăng bị đình chỉ học một năm. Cũng may với các trò cầu cơ bên ngoài nghĩa địa vào các buổi một năm sau cậu vẫn còn đủ bản lĩnh để quay lại và tối…” hiện giờ cậu đã ra trường và là giáo viên dạy cấp II. Tăng luôn coi sự cố đó sẽ là bài học nhớ đời.
GÓC NGHIỆP VỤ Không may mắn như Tăng, nhiều bạn sinh viên không thể dứt ra khỏi cơn say của những con số. Bạn Lã Quý Hợp, cựu sinh viên trường Bách khoa mất cả xe máy mang từ nhà đi học, vi tính cũng đội nón ra đi và bên cạnh đó là khoảng nợ lên tới 70 triệu mà gia đình Hợp phải lên trả. Trên các
trang báo những thông tin về một vụ cướp giật của sinh viên do chơi bời lô đề cờ bạc không còn hiếm. Vẫn biết cuộc sống sinh viên có nhiều thiếu thốn nhưng nếu các bạn cứ mang giấc mơ những con số 1 ăn 70 thì e rằng ra đê cũng chẳng có đất mà ở. !
Diệu Thu
HỌC TRÒ CON GÁI… THẦN… TIÊN Truyện ngắn của Đàm Luyến
− Rồi cậu sẽ thấy, lớp này học rất khá nhưng phần quậy thì cũng chẳng kém ai đâu. Nhất là cô bé lớp trưởng ấy, thú vị lắm. Câu cuối cùng của cô Thu thay cho lời chào làm tôi vừa lo vừa tò mò về lớp 12C1 mà tôi sẽ thay cô làm “cha hiền” của 40 nhân chuyên văn. Lần đầu tiên sau khi tốt nghiệp Đại học tôi được phân công làm chủ nhiệm lớp. Cảm giác của tôi bây giờ giống như một đứa trẻ muốn khám phá xung quanh.Từ hồi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi đã nghe câu: “Học trò con trai ma quỷ, học trò con gái thần tiên”.Vốn đã từng “tung hoành” nên tôi phần nào hiểu được những trò quậy tưng bừng của bọn con trai. Nhưng lần này thì khác vì cô Nga “quảng cáo thương hiệu siêu quậy” của lớp này thuộc về con gái. Chột dạ, tôi nhớ nhà nội tôi có hai con bò bự lắm mà nội lại đang thiếu người chăn dắt. Chà chà…! Lắc đầu xua đi ý nghĩ ngồ ngộ đó, tay cầm quyển giáo án chặt hơn (thực ra là để bớt hồi hộp), tôi bước vào lớp. Cả lớp gần 40 nhân đang loạn nháo nhào sau một phút trở lại trật tự vốn có. Tôi mỉm cười liếc qua thấy một bàn còn trống, sách vở để lung tung trên bàn. − Tôi là giáo viên chủ nhiệm và sẽ thay cô Thu dạy các em môn văn trong năm học này. Mong các em giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình theo cách hay nhất các em có thể. Mỉm cười, lại liếc nhìn cái bàn để trống. Lũ học trò ở dưới thấy thầy có vẻ dễ tính lại nhao nhao. Lấy thước gõ mạnh rồi xoa xoa tay (thực ra là để đỡ đau) tôi hỏi cả lớp: − Lớp mình trước giờ ai là lớp trưởng nhỉ? − Dạ thưa thầy, bạn ấy đi ra ngoài chưa kịp về “diện kiến” thầy ạ. Một cô học trò phát biểu làm cả lớp cười rần rần. Tay ghi đầu bài mà tự dưng tôi thấy tò mò kì lạ. Thật ngược đời, sao lại có ông thầy giáo trẻ hồi hộp về cô học trò chưa biết mặt. − Thưa cô…, ủa thầy! Xin thầy cho bọn em vào lớp ạ! Nhìn ra cửa thấy 4 cô nàng đứng xếp hàng trên mặt vẫn còn nét thích thú. Cố lấy nét mặt nghiêm nhất có thể tôi nhìn cả 4 cô một lượt: − Các em vừa đi đâu về thế, có biết đã vào lớp bao lâu rồi không? − Dạ thưa thầy bọn em vừa đi ăn……. Cô bé bên cạnh huých bạn một cái: − Thưa thầy bọn em vừa đi tìm mua cuốn sách “Những người khốn khổ” ạ. − Thế sách đâu? − Dạ vì trên đời còn quá nhiều những người khốn khổ nên họ mua hết về tham khảo rồi ạ. Bọn em tìm nhưng không thấy. − Rồi tiện đường các cô tạt vào quán chè chứ gì? Thôi lần này tôi tha các em vào lớp đi. Thầm mỉm cười, tôi chắc mẩm cô bé vừa rồi là Mai (tôi vừa liếc nhìn danh sách lớp và biết cô bé là lớp trưởng). Bài học đầu tiên trôi qua nhẹ nhàng, còn 10 phút nữa mới hết giờ tôi muốn củng cố thêm phần bài giảng vừa rồi nhưng vừa đặt viên phấn xuống, cô bé lớp trưởng đã đứng dậy: − Thưa thầy, bọn em muốn biết thêm về thầy ạ? Còn chưa kịp phản ứng ở dưới đã nhao nhao đồng tình: − Thầy ơi thầy đã có người “nâng khăn sửa túi” chưa ạ? Một cô bạn với cặp kính cận đứng lên “chất vấn” luôn. − Khéo bày đặt, thầy ơi thầy có “hiền thê” chưa ạ? − Lại nữa, thầy ơi thầy có vợ chưa ạ?
May quá đúng lúc đó tiếng trống vang lên, tôi như được cứu sống, bước nhanh ra khỏi lớp trong đầu hiện lên những cảnh “tươi sáng” của tôi với lũ “nhất quỷ nhì ma” này. Sau 1 tháng tôi thấy những lời khen ngợi mà cô Thu dành cho lớp này không hề quá. Nổi hơn cả là Mai và Nga (cũng là một trong bốn cô hôm đầu tiên trốn học). Đặc biệt là Mai, cô bé có lối hành văn rất lạ và những nhận xét độc đáo đến tôi cũng phải ngạc nhiên. Có lúc tôi hỏi cô bé hồn nhiên trả lời: − Vì em có một ông anh học toán rất được nên em học văn để “thế giới” cân bằng chứ! Tôi mỉm cười chợt nhớ đến Minh, cậu bạn thân học cùng cấp III, nhờ cậu ta với cái đầu của máy tính điện tử mà tôi được thơm lây những điểm toán cao chót vót. Rồi chợt nhớ ra mình chưa đến thăm cậu ta lần nào từ khi tốt nghiệp…(Xem tiếp trang 12)
THỂ THAO
Nhìn lại 2 vòng đấu đầu của K53 BC tại giải bóng đá nam Báo chí mở rộng 2008 Vào sáng ngày 15/11 tại sân vận động HACINCO giải bóng đá nam sinh viên khoa Báo chí và Truyền thông mở rộng đã được khai mạc. Giải đấu do K52 BC tổ chức với sự tham gia của 3 đội bóng trong khoa báo: K53 BC, K50+51 BCvà K52 BC cùng với hai đội khách mời: K52 Khoa học quản lý và K53 Xã hội học diễn ra từ 15/11 đến 30/11. Trong 2 ngày cuối tuần, K53BC đã có 2 trận đấu với các đàn anh trong khoa với những kết quả trái ngược. Sự khởi đầu trong mơ K53 BC bắt đầu giải đấu bằng cuộc đối đầu với đàn anh K50+51 BC. Trước khi trận đấu diễn ra toàn đội đều nghĩ đây sẽ là một trận đấu không dễ dàng vì đối thủ có kinh nghiệm thi đấu, có thể hình, nền tảng thể lực tốt…Tuy nhiên, dàn cầu thủ K53 BC đã làm được điều không tưởng. Với những pha phối hợp tam giác ở tốc độ cao, phút thứ 7 “báo đen” Trung Kiên đã nhận đường tạt cánh của Minh Chiến tung ra pha dứt điểm khiến thủ môn đội bạn bắt không dính bóng và ngay lập tức Thọ Phước đã tung ra pha đá bồi chính “Báo đỏ” áp đảo “báo đen” xác mở tỉ số trận đấu. Sau bàn mở tỉ số, Ảnh: Trà My sức ép vẫn liên tục được bộ ba tấn công duy trì. Chỉ hai phút sau, Trung Hiếu đã cướp bóng từ chân hậu vệ đối phương tung ra cú sút cực mạnh làm tung lưới đối phương ra tăng cách biệt lên hai bàn. Bàn thắng này cho thấy sự lúng túng trong cách chơi phòng ngự của BC50+51. Liên tục trong những phút tiếp theo của hiệp 1 K53 BC vẫn chơi áp đảo các đàn anh. Các đợt tấn công nhanh với bộ ba Thanh Thể -Thọ Phước - Trung Kiên khiến hàng thủ đối phương phải làm việc rất vất vả. Sau nhiều cơ hội bị bỏ lỡ đến phút 18 sau đường căng ngang từ cánh phải của Trung Hiếu, Trung Kiên đã có pha băng vào cắt mặt dứt điểm chuẩn xác vào góc gần lang tỉ số lên thành 3-0. Những phút tiếp theo hàng thủ đối phương chơi rất sơ hở, tận dụng điều này K53 BC đã ghi được hai bàn thắng đều do công của Trung Kiên ở phút thứ 24 và 26. Kết thúc hiệp một tỉ số là 5-0. Bước sang hiệp hai với khí thế từ hiệp 1 K53 BC vẫn tiếp tục ép sân. Đến phút thứ 47 sau pha phối hợp với Thanh Thể, Thọ Phước đã có pha sút bóng bằng chân trái chính xác đua tỉ số trận đấu lên 6-0. Đến lúc này, tâm lý buông xuôi đã thấy rõ trong cách chơi của K50+51 BC. Họ đá như chỉ để chờ tiến còi mãn cuộc kết thúc. Với tinh thần như vậy của đội bạn thật không khó khăn gì khi K53 BC có thêm được 3 bàn thắng nữa đều do công của Thọ Phước ở các phút 49, 52 và 56. Trận “Báo đỏ” lại lép vế trước “Báo xanh” K52 BC đấu kết thúc với tỉ số 9-0. Ảnh: svnhanvan.org Trở về mặt đất Chưa kịp bay cao, K53 BC đã bị kéo tụt trở lại mặt đất với thất bại 1-3 trước K52 BC. Chấn thương bất ngờ của Hoàng Tuân đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hàng phòng ngự. Người thay thế anh, Văn Công dù đã thi đấu rất cố gắng nhưng dường như vẫn chưa quen vị trí bởi vị trí sở trường của Văn Công là tiền vệ trung tâm vì thế anh vẫn chưa thể lấp đầy khoảng trống do Hoàng Tuân để lại. Tuy nhiên, một tin vui là trận đấu sắp tới Hoàng Tuân sẽ
bình phục chấn thương và có thể có mặt trong đội hình xuất phát. Khi đó, Văn Công có thể được giải phóng khỏi vị trí bất đắc dĩ ở tuyến phòng ngự để đóng góp cho hàng công vốn đang cần thêm nhiều phương án tấn công mới. Nhưng đó là câu chuyện của cánh trái, K53 BC sẽ giải thích sao đây về cánh phải khi Thanh Thể là một vị trí từ trước đến nay vốn luôn duy trì được sự ổn định cần thiết nhưng trong trận đấu vừa qua bỗng “tắt điện”. Thanh Thể, cầu thủ xuất phát từ cánh này thường dâng lên rất cao, vô tình tạo nên khoảng trống quá lớn phía sau anh. Đây là điểm yếu mà K52 BC đã tận dụng triệt để. Đặc biệt là trong 2 tình huống dẫn tới bàn thua cuối. Bên cạnh sự yếu kém của hàng phòng ngự, hàng tấn công trong trận đấu này cũng không hoàn thành tốt vai trò của mình. Thường thì trước một đối thủ mạnh, hàng tiền vệ và hàng tấn công ngoài nhiệm vụ ghi bàn còn phải đảm trách thêm trách nhiệm ngăn chặn từ xa các đường tấn công của đối thủ. Tuy nhiên, cả Thọ Phước, Trung Hiếu và Trung Kiên đều “im thin thít, lặn mất tăm” trong suốt thời gian có mặt trên sân. Cả 3 cầu thủ của hàng công chỉ
STT 1 2 3 4 5
Đội K52 BC K52 KHQL K53 BC K53 XHH K50+51 BC
biết lao về phía trước mà quên đi khu vòng tròn trung tâm. Ngoài ra, sự thua thiệt về thể hình nhưng lại chơi bóng bổng cũng là điều bất hợp lí và dễ bị bắt bài bởi các trung vệ to cao với lối chơi quyết liệt và hơi có phần thô bạo của đội bạn. Lần đầu tiên, NHM thấy K53 BC chỉ ghi được 1 bàn. Họ quá bế tắc trong việc tìm đường vào khung thành đối phương. Những pha phối hợp nhỏ, chọc khe giữa Trung Kiên, Thọ Phước đều bị hóa giải dễ dàng bởi cặp trung vệ cao to của đối thủ. Trong bối cảnh đó, đáng lẽ phải tìm ra một phương án tấn công mới, như sút xa, thì các chân sút K53 BC lại quá vội vàng, thiếu bình tĩnh. Dù có Thanh Thể, người sở hữu những cú sút đại bác trong đội hình, nhưng K53 BC vẫn gần như không tung ra được một pha dứt điểm nào trong suốt trận đấu. Thua tâm phục khẩu phục, rõ ràng K53 BC còn rất nhiều việc phải làm. Trước mắt, trong trận đấu sắp tới gặp K52 Khoa học quản lí K53 BC sẽ phải chiến thắng bằng mọi giá. Hi vọng sau những thất bại, đội bóng con cưng của K53 BC sẽ rút ra bài học để có được những kết quả tốt hơn trên đường hướng tới ngai vàng. ! Tuấn Nam - Napoleon
BẢNG XẾP HẠNG SAU TUẦN THI ĐẤU ĐẦU TIÊN Trận Trận Trận Bàn Số trận Điểm thắng hòa thua thắng 2 1 1 0 4 4 2 1 1 0 4 3 2 1 0 1 3 10 1 0 0 1 0 1 1 0 0 1 0 0
K53 BC thắng do đối thủ tự thua Nhận định về trận thắng 9-0 trước đội K50-51 trong trận đấu ngày 15/11, đội trưởng Thọ Phước nói: “Trong trận đấu ngày hôm đó, đội K53 nhìn chung là thi đấu tốt nhưng kết quả 9-0 thực sự không phải là do K53 BC mạnh mà chủ yếu là do đội bạn đã hơi ngợp và thi đấu không đúng sức mình. Nếu cho thi đấu lại chắc chúng tôi không thể có những chiến thắng như vậy trước K50+51 BC. ! PV. Khoa học quản lí K52 – Một đối thủ đáng gờm Sau 2 lượt trận đã qua, Khoa học quản lí K52 đã khẳng định được vị thế của một đội bóng đàn anh,
có lối chơi khó chịu, biết mình, biết ta. Với 4 điểm có được trước 2 đối thủ mạnh là K52 BC và K53 Xã hội học, K52 Khoa học quản lí đang nổi lên là một ứng cử viên cho chức vô địch. ! PV. K52 BC - Ứng cử viên cho chức vô địch Đó là nhận định của giới chuyên môn và truyền thông khi xem K52 BC thi đấu. Với một lối đá chắc chắn được tạo nên bởi cặp trung vệ to cao, thi đấu quyết liệt, không ngại va chạm. Ở phía trên là những cầu thủ tấn công có chất lượng, đặc biệt là ở hai bên cánh. Ngoài những đòn đánh vỗ mặt vào khu trung lộ, K52BC còn có những pha chồng cánh nhuần
Bàn thua 2 2 3 2 9
Hiệu số +2 +1 +7 -1 -9
nhuyễn, khả năng chơi đầu của các tiền đạo cũng là một mối nguy hiểm thường trực đối với hàng phòng ngự đối phương. ! PV. K53 XHH – Thua do nóng vội Mặc dù được đánh giá cao hơn và ép sân trong suốt trận đấu với K52 KHQL nhưng K53 XHH đã thất bại sát nút ngay trong trận ra quân với chút nóng vội ở phút chót. K53 XHH vẫn được xem là một đối thủ khó lường. ! PV.
NỐI VÒNG TAY LỚN
ĐH Lao động – Xã hội: Hoạt động hưởng ứng ngày Công tác xã hội thế giới Từ ngày 10 - 12/11, tại trường Đại học Lao động - Xã hội, dưới sự chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và ban giám hiệu nhà trường, Câu lạc bộ công tác xã hội 4S (Đại học Lao động – Xã hội) đăng cai tổ chức các hoạt động để hưởng ứng ngày CTXH thế giới (11/11). Chương trình có sự tham gia của rất nhiều câu lạc bộ CTXH của các trường ĐH, các trung tâm, tổ chức CTXH trên cả nước như trung tâm phục hồi chức năng trẻ Thụy An, trường cán bộ phụ nữ Trung ương, Đại học Huế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội... Trong 3 ngày trên, nhiều hoạt động xã hội thiết thực đã được tổ chức như bán hàng, trưng bày ảnh, sản phẩm của trẻ em khuyết tật, giao lưu văn nghệ…nhằm mục đích gây quỹ từ thiện, giới thiệu về các câu lạc bộ, trung tâm từ thiện trên toàn quốc, tôn vinh ngành Công tác xã hội... ! Nov@k
ĐH Khoa học tự nhiên: “Dân” tự nhiên và phong trào ở làng trẻ em Để thiết thực chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam (20/11), sinh viên trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội đang có chiến dịch giảng dạy tình nguyện cho trẻ em ở các làng trẻ em như: SOS, Hoà Bình....Phong trào nhằm giúp cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được học tập. Đồng thời qua đó giúp các bạn sinh viên học hỏi, nâng cao kĩ năng nghiệp vụ của mình. Phong trào này là một hoạt động truyền thống của khoa Vật lý nhưng đã nhanh chóng lan ra các khoa khác vì ý nghĩa tốt đẹp và tác dụng không nhỏ của nó. Tuy nhiên theo anh Long, phụ trách phong trào, cho biết: “Phong trào mới được mở rộng nên gặp rất nhiều khó khăn nhất là vấn đề kinh phí. Các thành viên phải tự đóng góp để duy trì hoạt động. Hội đang rất mong tìm được nhà tài trợ để giúp cho phong trào ngày càng phát triển và giúp đỡ được nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hơn.” ! Vinh Hạnh - Kiều Linh ….(Tiếp trang 9) Việc Mai và Nga được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi không phải là điều quá bất ngờ, bất ngờ là ở chỗ các cô nằng nặc đòi tôi là người trực tiếp hướng dẫn. − Ngày trước cô Thu luôn là người hướng dẫn bon em giờ thày mà không chịu bọn em trượt là cái chắc. Thế là nhận lời! Nhưng hôm ôn thi không phải hai mà cả bốn cô với nào ổi, nào cóc, nào xoài bày la liệt trên bàn. Tôi tròn mắt, tí xỉu. Còn Hân và Hần vẫn tỉnh queo: − Bọn nó đã giỏi rồi học để giỏi nữa, bọn em học kém hơn thì kàng phải học để theo kịp bọn nó chứ! Thế là lại nhận lời! Thật khốn khổ cho ông giáo trẻ như tôi. Hôm qua nội vừa báo tin nhà vừa có thêm một con bê, có lẽ tôi cũng không đến nỗi thất nghiệp. Vào một ngày đẹp trời, tôi đến thăm Minh. Tiếp tôi là một kĩ sư điện tử đẹp trai hết cỡ. Hắn niềm nở mời tôi vào phòng và nhờ tôi viết một bài thơ tặng nàng của hắn (hóa ra đây là lí do hắn cười tươi dến thế). − Nàng xinh lắm nhưng hơi dữ số tao khổ nên toàn dính phải bà chằn. − Tao cũng thế tưởng học trò là con gái chuyên văn phải dịu dàng tha thướt lắm vậy mà tao đành chịu thua mày ạ. − Ngày trước mày giỏi khoản này lắm cơ mà? − Học trò thời nay khác mình ngày xưa lắm. Mà “bé” nhà mày đâu rồi? Tao có quà cho bé này. − Nó cùng mấy đứa bạn đang mải làm gì đó, sẽ xuống chào mày bây giờ đấy! Tôi cười chắc mẩm em gái Minh phải đáng yêu lắm. Đúng lúc ấy cửa phòng bỗng mở toang, bốn cái đầu thò vào, còn tôi lần này Minh mà không đỡ chắc xỉu thật, miệng lẩm bẩm: − Minh ơi! H…ọ…c…t…r…ò…t…a…o! ! Đàm Luyến