8 minute read
1.1.2. Các mô hình thương mại điện tử
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL viễn thông di động. Trong đó, phương tiện điện tử là trung gian kết nối và thực hiện giao dịch thương mại giữa các thương nhân, tổ chức và cá nhân. Thứ hai, phạm vi giao dịch diễn ra rộng khắp trên toàn cầu và không có biên giới. Trong thương mại điện tử, các bên tham gia giao dịch thương mại không phải di chuyển đến địa điểm bán hàng mà thông qua các trang web thương mại có thể ở tại quốc gia mình để trao đổi, mua và bán qua biên giới. Thứ ba, không bị giới hạn về thời gian tham gia giao dịch vì dựa trên cơ chế tự động hóa các quy trình thương mại điện tử mọi lúc khi có đủ các điều kiện, phương tiện điện tử như máy tính, điện thoại di động thông minh, internet (giao dịch thương mại diễn ra 24/7/365). Thứ tư, tính tương tác và khả năng liên kết giữa bên mua và bên bán rất cao so với thương mại truyền thống. Đặc biệt có sự phản hồi nhanh chóng của người mua cho người bán sau khi giao dịch được thực hiện thông qua các ứng dụng phản hồi trên các trang web tương tác giữa người mua và người bán. Thứ năm, giao dịch của một số mặt hàng, dịch vụ tăng lên nhanh chóng thông qua thương mại điện tử hoặc nhờ TMĐT mà hiệu quả cao hơn rất nhiều (các sản phẩm số hóa ngành công nghiệp nội dung số). 1.1.2. Các mô hình thương mại điện tử Mô hình kinh doanh thương mại điện tử rất quan trọng để các công ty tồn tại trong nền kinh tế toàn cầu. Mô hình kinh doanh thương mại điện tử là mảnh đất màu mỡ cho sự 19
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL đổi mới (Amit và Zott, 2000). Khi Internet là xuất hiện và được cung cấp phổ biến hơn cho công chúng và người dân vào năm 1994, nhiều nhà phân tích dự đoán rằng thương mại điện tử sẽ trở thành ngành kinh tế chủ yếu trong tương lai gần. Tuy nhiên, đã có sự phát triển nhanh chóng đối với thương mại điện tử khi mà giao thức bảo mật đã phát triển đầy đủ và được triển khai rộng rãi đảm bảo công tác bảo mật tốt hơn trong các giao dịch qua Internet. Một số lượng lớn các trang web thương mại điện tử đã được phát triển vào cuối thế kỷ 20 và mặc dù cũng có nhiều trang web thương mại điện tử đã bị sụp đổ trong mùa thu năm 2000 và 2001, nhiều công ty bắt đầu phát triển web các trang web có khả năng thực hiện các giao dịch mại điện tử. Thương mại điện tử có thể được chia thành các mô hình chính sau: B2B, B2C, C2B, C2C, G2B. 1.1.2.1 Mô hình Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B: Business-to-Business) B2B là hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, hoặc thông tin giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp như: nhà sản xuất bán cho nhà phân phối, bán buôn cho các nhà bán lẻ hoặc công ty cung cấp dịch vụ cho các công ty khác. Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng thương mại điện tử như mạng giá trị gia tăng VAN, SCM, các sàn giao dịch thương mại điện tử B2B (eMarketplaces). Giá cả trong các giao dịch thường có thể thương lượng để có được giá thấp hơn và với sự can thiệp tối thiểu của con người do các doanh nghiệp tích hợp hệ thống trong thương 20
Advertisement
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL mại điện tử. Trong thời gian qua, B2B hiện đang phát triển trong một tỷ lệ theo cấp số nhân. Các công ty thuộc mọi quy mô đang mua bán sản phẩm và dịch vụ thông qua Internet. Doanh nghiệp có thể thực giao dịch với các doanh nghiệp khác với thời gian ít hơn và có thể cải thiện hiệu quả và năng suất. Một ví dụ mô hình thương mại điện tử B2B dưới hình thức thiết lập các trang web mua sắm điện tử trong đó một công ty đại lý mua có thể mua từ các nhà cung cấp thông qua một đơn hàng cung cấp hoặc đấu thầu để mua hàng hóa, dịch vụ ở một mức giá mong muốn. Sự phát triển cao của mô hình B2B trên thể hiện các giao dịch thương mại có thể diễn ra một cách tự động ví dụ như: www.alibaba.com. Các nhà phân tích kinh tế đang kỳ vọng doanh thu của mô hình B2B sẽ vượt quá doanh thu của mô hình B2C trong tương lai gần mặc dù B2C cũng đang phát triển rất nhanh chóng. 1.1.2.2 Mô hình B2C (Business-to-Customer) B2C (doanh nghiệp - người tiêu dùng) là mô hình trong đó các giao dịch diễn ra giữa một doanh nghiệp và người tiêu dùng. Doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng hoặc bán lẻ một phần hàng hóa trên Internet. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng hóa. Trong mô hình B2C, các doanh nghiệp có một vai trò lớn trong sự phát triển thương mại điện tử, qua đó người tiêu dùng được giảm giá mua sắm và được cung cấp dịch vụ trực tuyến miễn phí. Các doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn với chi phí tối thiểu và doanh nghiệp có 21
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL thể tiếp cận với các đơn hàng nhanh hơn, nhiều hơn cũng như nhanh chóng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Mô hình B2C đang phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước đặc biệt tại các nước EU và Bắc Mỹ. Các nhà phân tích kinh tế tiếp tục dự báo rằng B2C sẽ phát triển mạnh mẽ và là trụ cột chính trong thương mại điện tử trong thời gian tới. Ví dụ điển hình của mô hình thương mại điện tử B2C là doanh nghiệp thiết lập các trang web bán lẻ qua mạng như: www.necx.com; www.Amazon.com, qua đó doanh nghiệp thường thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, khách hàng, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo và phân phối trực tiếp và dịch vụ sau bán hàng trực tuyến tới người tiêu dùng. 1.1.2.3. Mô hình C2B (Customer-to-Business) Thương mại điện tử C2B thực tế diễn ra không nhiều nhưng về lý thuyết nó có nghĩa là một khách hàng cá nhân chào bán một hoặc một số sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp một dịch vụ cho một doanh nghiệp. Khách hàng đặt tên, mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ và xác định mức giá. Các công ty xem xét các đơn hàng của khách hàng và đặt giá đấu thầu dựa trên đơn hàng. Khách hàng xem xét hồ sơ dự thầu và chọn công ty họ muốn. C2B cho phép khách hàng được thanh toán hóa đơn trực tuyến từ bất kỳ nơi nào và họ không cần trực tiếp đến cửa hàng. Ví dụ về mô hình thương mại điện tử www.fotolia.com nơi các nhiếp ảnh gia và nhà thiết kế cung cấp các tác phẩm của họ để bán cho các công ty. Các ví dụ khác về C2B mô hình là các trang web quảng cáo trực tuyến như Google 22
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Adsense, khảo sát trực tuyến như www.survescount.com nơi các cá nhân cung cấp dịch vụ để trả lời câu hỏi khảo sát của các công ty và các công ty trả tiền cho các cá nhân đối với dịch vụ này10, hoặc các cá nhân, hộ cá thể bán nông sản trên các trang web hoặc sàn giao dịch nông sản điện tử. 1.1.2.4 Mô hình C2C (Customer-to-Customer) Đó là giao dịch giữa các cá nhân với cá nhân diễn ra hàng ngày kể từ năm 1995. Nó tạo điều kiện cho các giao dịch giữa các khách hàng thông qua một bên thứ ba hoặc các trang Web, các trang mạng xã hội. Một ví dụ điển hình của loại hình thương mại điện tử này là thực hiện đấu giá mua bán các hàng hóa trên các trang web như eBay nơi người tiêu dùng cá nhân có thể mua và bán bằng hệ thống thanh toán trực tuyến như PayPal cho gửi và nhận tiền trực tuyến một cách dễ dàng. Các cá nhân mở các tài khoản cá nhân trên các trang mạng xã hội, như: Facebook, Twitter, Flickr…để giao tiếp và kết hợp quảng bá mua bán sản phẩm, hàng hóa và cung ứng dịch vụ. 1.1.2.5 Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G: Business to Government) Trong mô hình B2G, giao dịch thương mại điện tử diễn ra giữa các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Trong đó, cơ quan nhà nước đóng vai trò như khách hàng và các doanh nghiệp là các nhà cung cấp hàng hóa/dịch vụ. 10 Khaled Ahmed Nagaty, 2010, E-Commerce Business Models: Part 1, Chapter 34, The British University in Egypt. 23