18 minute read

7.2.2. Cơ sở pháp lý quốc gia

Next Article
điện tử

điện tử

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 242

Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng phải đi trước. Nhiều quốc gia đã thể hiện các nguyên tắc và nội dung của Luật mẫu UNCITRAL vào hệ thống pháp luật quốc gia. Ngoài ra, các nghiên cứu trên thế giới cũng đã khái quát năm vấn đề pháp lý về thương mại điện tử cần được quy định trong pháp luật quốc gia, bao gồm: (1) Thừa nhận các thông điệp dữ liệu: đưa ra các quy định pháp lý đối với các nội dung giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử; (2) Quy định kỹ thuật về chữ ký điện tử nhằm bảo đảm tính xác thực, toàn vẹn, bảo mật của thông tin được trao đổi trong thương mại điện tử; (3) Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử; (4) Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử; (5) Tội phạm và vi phạm trong thương mại điện tử.50

Advertisement

7.2.2. Cơ sở pháp lý quốc gia

Thứ nhất, Hệ thống văn bản luật quốc gia liên quan đến Logistics trong thương mại điện tử. 50 Nguyễn Thị Thu Trang, 2019, Trung tâm WTO: https://trungtamwto.vn/file/19365/1

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Hệ thống văn bản luật là hệ thống văn bản pháp lý được Quốc hội bỏ phiếu thông qua nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong các hoạt động liên quan đến Logistics trong thương mại điện tử, bao gồm: Luật giao dịch điện tử, luật thương mại, luật hải quan, Bộ luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ và luật công nghệ thông tin, Bộ luật hình sự. Hệ thống văn bản luật hiện đang có hiệu lực, bao gồm: - Một là, Luật Giao dịch điện tử. Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 được thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/03/2006. Phạm vi điều chỉnh của luật trên diện rộng, là cơ sở cho giao dịch thương mại điện tử và logistics điện tử, bao gồm: Giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và giao dịch điện tử trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại. Luật này bao gồm các quy định quan trọng về: Thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử; Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử; An ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử; Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong giao dịch điện tử; nguyên tắc giao dịch điện tử: Tự nguyện, được tự thoả thuận về việc lựa chọn công nghệ để thực hiện giao dịch, trung lập về công nghệ, bảo đảm sự bình đẳng và an toàn. - Hai là, Luật thương mại. Luật Thương mại (sửa đổi) số 36/2005/QH11 được thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 là cơ sở quan trọng đối với các hoạt 243

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL động thương mại, dịch vụ logistics, thương mại điện tử. Luật quy định các loại dịch vụ logistics, hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản. Ngoài ra, luật còn quy định việc trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ trên Internet cũng được coi là một hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ. - Ba là, Bộ luật dân sự. Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được ban hành ngày 24/11/2015 và có hiệu lực ngày 01/01/2017 có quy định về hình thức giao dịch dân sự liên quan đến thương mại điện tử: Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản. Đối với các trường hợp giao kết hợp đồng, sửa đổi hợp đồng, thực hiện hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng: Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Những khái niệm trên có hiệu lực khi giao kết và thực hiện hợp đồng qua mạng internet. - Bốn là, Luật Hải quan. Luật Hải quan số 54/2014/QH13, ban hành ngày 23/6/2014, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 quy định liên quan đến nội dung, trình 244

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL tự khai hải quan điện tử, địa điểm khai, hồ sơ hải quan điện tử, thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu qua phương thức thương mại điện tử xuyên biên giới. - Năm là, Luật sở hữu trí tuệ. Luật sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 ngày 19/06/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2010 đánh dấu mốc quan trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Luật quy định một số điều khoản liên quan đến thương mại điện tử, như các quy định về: Hành vi xâm phạm quyền tác giả, xâm phạm quyền liên quan đến tác giả trong môi trường điện tử (cố ý huỷ bỏ, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm hoặc dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan). Mặc dù luật không có quy định cụ thể nào liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử và logistics, nhưng các nguyên tắc trong Luật Sở hữu trí tuệ vẫn có thể được áp dụng đối với lĩnh vực thương mại điện tử và logistics. - Sáu là, Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ban hành ngày 29/06/2006 và có hiệu lực ngày 01/01/2007. Luật đưa ra quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại tại mục 3 với các điều từ 29 đến điều 33 nhắm vào các nội dung: Nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin 245

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL trong thương mại (Điều 29), Trang thông tin điện tử bán hàng (Điều 30); Cung cấp thông tin cho việc giao kết hợp đồng trên môi trường mạng (Điều 31); Giải quyết hậu quả do lỗi nhập sai thông tin thương mại trên môi trường mạng (Điều 32) và Thanh toán trên môi trường mạng (Điều 33), nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghệ thông tin (Điều 6 và Điều 7). - Bẩy là, Luật Xử lý vi phạm hành chính. Hiện nay, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 54/2014/QH13 và Luật số 18/2017/QH14 và Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xử lý vi phạm hành chính. Luật có quy định các hình thức xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến thương mại điện tử và logistics gắn với thương mại điện tử. - Tám là, các luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Hải quan, Luật Giao thông đường bộ, Luật Đường sắt, Luật Giao thông thủy nội địa, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ luật Hàng hải quy định về các hoạt động logistics gắn với giao dịch thương mại điện tử. Thứ hai, Hệ thống văn bản hướng dẫn luật liên quan đến Logistics trong thương mại điện tử. 246

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Hệ thống văn bản gồm hệ thống các nghị định của Chính phủ và các quyết định của Thủ tướng chính phủ liên quan đến lĩnh vực logistics trong thương mại điện tử, như: - Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16/5/2013 và có hiệu lực ngày 01/07/2013 của Chính phủ quy định về nội dung, hình thức trong giao dịch thương mại điện tử. - Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2017 và có hiệu lực ngày 20/2/2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics. Trong đó, Nghị định quy định về đối tượng, phân loại dịch vụ logistics (liệt kê 17 loại dịch vụ logistics) và điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics; quy định trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước Bộ Công thương và các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương trong triển khai nghị định. - Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng do Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 07 năm 2013. Nghị định quy định chi tiết việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, 247

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin. Bên cạnh đó, Nghị định quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện của Bộ Thông tin và Truyền thông trong hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị định; của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định. - Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử ban hành ngày 26/08/2020. Trong đó, một số quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử (quy định từ Điều 63 đến Điều 66). Cụ thể quy định về: Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động; Hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động; Hành vi vi phạm về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; hành vi vi phạm về hoạt động đấu giá trực tuyến; Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử. Bên cạnh đó, Nghị định quy định về trách nhiệm thi hành (Điều 91) liên quan đến trách nhiệm của Bộ Công Thương trong tổ chức thi hành Nghị định và trách nhiệm của Bộ 248

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL trưởng Bộ Tài chính; của Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ. - Quyết định số 200/2017/QĐ-TTg ban hành và có hiệu lực ngày 14/02/2017 quy định về phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Chính phủ đã hoạch định mục tiêu chung phát triển dịch vụ Logistics như: (i) Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8%-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên; (ii) Tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm logistics cấp khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả kết nối giữa Việt Nam với các nước. Đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics của khu vực; (iii) Hình thành các doanh nghiệp dịch vụ logistics đầu tàu, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp dịch vụ logistics theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp; (iv). Doanh nghiệp sản xuất, thương mại quản lý tốt chuỗi cung ứng, tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí sản xuất, rút ngắn 249

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL thời gian lưu chuyển hàng hóa; (v) Hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước, bao gồm các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics, pháp luật điều chỉnh ngành, bộ máy quản lý tương xứng với trình độ phát triển của dịch vụ logistics của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với logistics điện tử thì nhắm tới việc ứng dụng các công nghệ mới trong logistics, đào tạo nhân lực chuyên nghiệp, trình độ cao về logistics, góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, tái cấu trúc hoạt động sản xuất, thương mại của doanh nghiệp. + Quyết định số 1012/2015/QĐ-TTg do thủ tướng chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 03/07/2015, phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quyết định đã chỉ ra cần phát triển mạng lưới trung tâm logistics bảo đảm đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Khai thác có hiệu quả thị trường dịch vụ logistics của Việt Nam, trong đó tập trung vào các dịch vụ logistics thuê ngoài, tích hợp trọn gói và đồng bộ, tổ chức và hoạt động theo mô hình logistics bên thứ 3 (3PL) nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển thông qua việc tối thiểu hóa chi phí và bổ sung giá trị gia tăng cho hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp. Đối với logistics thương mại điện tử, quyết định hoạch định từng bước triển khai mô hình 250

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL logistics bên thứ 4 (4PL) và logistics bên thứ 5 (5PL) trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, hiệu quả, chuyên nghiệp. - Quyết định số 645/2020/QĐ-TTg ban hành và có hiệu lực ngày 15/05/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025. Quyết định hoạch định việc mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và ngoài nước thông qua ứng dụng thương mại điện tử cũng như đẩy mạnh giao dịch, thương mại điện tử xuyên biên giới trong giai đoạn 2021-2025; Mục tiêu đề ra Việt Nam trở thành quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. - Quyết định số 431/2020/QĐ-TTg ban hành và có hiệu lực ngày 27/3/2020 quy định về phê duyệt đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Mục tiêu và nội dung của Quyết định nhăm tới việc xây dựng một hệ thống để tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch thương mại điện tử trên nền cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm soát giao dịch, tăng tốc độ thông quan hàng hóa do có đầy đủ cơ sở dữ liệu; xây dựng chính sách liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được giao dịch qua thương mại điện tử như: quy 251

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL trình thủ tục hải quan, cách xác định trị giá hải quan, việc cấp phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành, miễn cấp phép, miễn điều kiện, miễn kiểm tra chuyên ngành. - Quyết định số 749/2020/QĐ-TTg ban hành và có hiệu lực ngày 03/6/2020 về "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chương trình chuyến đổi số có đề cập đến nội dung nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. Quyết định đưa ra một số mục tiêu liên quan như: Kinh tế số chiếm 30% GDP; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%; về phát triển hạ tầng số nhắm tới phát triển hạ tầng số, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối và xử lý dữ liệu, các chức năng về giám sát mạng lưới đến từng nút mạng và bảo đảm an toàn, an ninh mạng được tích hợp sẵn ngay từ khi thiết kế, xây dựng, bao gồm: (i) Xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao trên toàn quốc, bắt đầu từ các thành phố lớn, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm nghiên cứu, phát triển, đổi mới sáng tạo, cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện; (ii) Quy hoạch lại băng tần, phát triển hạ tầng mạng di động 5G; nâng cấp mạng di động 4G; sớm thương mại hóa mạng di động 5G; 252

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL triển khai các giải pháp để phổ cập điện thoại di động thông minh tại Việt Nam; xây dựng quy định và lộ trình yêu cầu tích hợp công nghệ 4G, 5G đối với các sản phẩm điện thoại di động và các thiết bị Internet vạn vật (IoT) được sản xuất và nhập khẩu để lưu thông trên thị trường trong nước; (iii) Mở rộng kết nối Internet trong nước thông qua các kết nối trực tiếp ngang hàng, kết nối tới trạm trung chuyển Internet (IXP), tới trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX. Mở rộng kết nối Internet khu vực và quốc tế, đặc biệt là phát triển các tuyến cáp quang biển, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm kết nối khu vực. Chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (Ipv6). Dịch vụ trực tuyến của các cơ quan nhà nước, báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, giáo dục, y tế, thương mại điện tử của Việt Nam sử dụng tên miền quốc gia (.vn); (iv)) Phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT); xây dựng lộ trình và triển khai tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu như giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị để chuyển đổi thành một bộ phận cấu thành quan trọng của hạ tầng số. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, hạ tầng giao thông, đô thị, xây dựng phải có nội dung nghiên cứu, phân tích để xem xét, bổ sung hạng mục ứng dụng, kết nối mạng IoT, tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số. Các nội dung phát triển hạ 253

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL tầng IoT phải bảo đảm hiệu quả, phát triển các hạ tầng dùng chung, tránh đầu tư trùng lặp. Một số giải pháp đề cập liên quan đến phát triển thương mại điện tử, bao gồm: (i) Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh có tính cạnh tranh và phát triển bền vững, trong đó hỗ trợ ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; (ii) Phát triển nền tảng thương mại điện tử thông qua chuỗi giá trị, không chỉ dừng lại ở người tiêu dùng. Các nhà sản xuất lớn, các nhà phân phối vừa và nhỏ, các nhà bán buôn và các kênh thương mại bán lẻ, các công ty thương mại điện tử cùng cấu thành nên chuỗi cung ứng; (iii) Tăng cường xây dựng các hệ thống hạ tầng và dịch vụ nhằm hỗ trợ phát triển thương mại điện tử. Một số giải pháp đề cập đến ưu tiên chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông vận tải và logistics như: (i) Phát triển hệ thống giao thông thông minh, tập trung vào các hệ thống giao thông đô thị, các đường cao tốc, quốc lộ. Chuyển đổi các hạ tầng logistics (như cảng biển, cảng thủy nội địa, hàng không, đường sắt, kho vận ...); (ii) Phát triển các nền tảng kết nối giữa các chủ hàng, các nhà giao vận và khách hàng để phát triển thành một hệ thống một cửa để cho phép chủ hàng có thể tìm ra phương tiện tối ưu để vận chuyển hàng hóa và các kho bãi chính xác cũng như hỗ trợ việc đóng gói và hỗ trợ đăng ký, hoàn thiện các quá trình xử lý các văn bản 254

This article is from: