9 minute read

thương mại điện tử

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 258

Trong Quyết định số 645/2020/QĐ-TTg, Thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025. Một trong các mục tiêu liên quan như: “Về hạ tầng các dịch vụ phụ trợ cho thương mại điện tử: Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%, trong đó thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chiếm 80%; Chi phí trung bình cho chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chặng cuối chiếm 10% giá thành sản phẩm trong thương mại điện tử; 70% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử”. Phương thức thực hiện quản lý nhà nước luôn thể hiện rõ quan điểm quản lý, và kế hoạch thực hiện, gồm: phương pháp quản lý, các cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện và huy động các nguồn lực tài chính, nhân lực ..(ví dụ Quyết định số 645/2020/QĐ-TTg chỉ rõ: 4 quan điểm chủ đạo, 6 nhóm giải pháp, nguồn kinh phí thực hiện và các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng, quyền hạn thực hiện như Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.)

Advertisement

7.3.2. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với Logistics và thương mại điện tử

Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với Logistics và thương mai điện tử trả lời câu hỏi xây dựng vận hành các cơ quan nhà nước nào để thực hiện kế hoạch, chiến lược phát

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL triển logistics trong thương mại điện tử nhằm đạt được mục tiêu của nhà nước đề ra trong giai đoạn nhất định. Việc xây dựng và vận hành các cơ quan nhà nước phải xuất phát từ chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý nhà nước về logistics trong thương mại điện tử để đạt mục tiêu Nhà nước đề ra. Các cơ quan quản lý có bộ máy quản lý hoàn chỉnh và được quy định trong văn bản pháp quy các chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm trong quản lý các tổ chức, cá nhân và khách thể về kinh doanh logistics trong thương mại điện tử. Bộ máy quản lý nhà nước hiện nay bao gồm các cơ quan chính: Một là, Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước trực tiếp đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực logistics. Chính phủ phân công nhiệm vụ thực hiện cho các bộ, ngành chức năng và chính quyền địa phương trong thực thi nhiệm vụ cụ thể, bao gồm: - Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899) kiêm nhiệm vụ chỉ đạo và quản lý về hoạt động logistics nói chung và logistics trong thương mại điện tử. - Bộ Công thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ‘thương mại trong nước; xuất 259

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL nhập khẩu, thương mại biên giới; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại’. Trong đó, Về quản lý hoạt động thương mại điện tử thực hiện một số nội dung chủ yếu sau: + Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, kế hoạch, cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ và phát triển thương mại điện tử; + Hướng dẫn, thẩm định, chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng kết tình hình thực hiện các chiến lược, kế hoạch, cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực thương mại điện tử; + Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về thương mại điện tử đối với tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trên phạm vi cả nước; thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành về thương mại điện tử; + Giải quyết thủ tục đăng ký, thông báo và cấp phép cho hoạt động thương mại điện tử theo quy định của pháp luật; giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại điện tử theo thẩm quyền; + Tham mưu quản lý Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia; chủ trì hoặc tham gia triển khai các dự án, đề án, chương trình phát triển thương mại điện tử; + Thẩm định các dự án, đề án, chương trình liên quan đến thương mại điện tử theo thẩm quyền phân công cho bộ; 260

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL + Chủ trì xây dựng và triển khai nhiệm vụ thống kê, chương trình thống kê quốc gia về thương mại điện tử; + Chủ trì hoặc tham gia triển khai các hoạt động hỗ trợ ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Quản lý nhà nước đối với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thương mại điện tử; + Bên cạnh đó, Bộ Công thương là cơ quan nhà nước thuộc chính phủ được phân công là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung của Nghị định số 163/2017/NĐ-CP; Quyết định số 200/2017/QĐ-TTg; Quyết định số 645/2020/QĐ-TTg) + Bộ phận chức năng của Bộ Công thương liên quan trực tiếp đến thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực logistics và thương mại điện tử gồm có: (i) Cục xuất nhập khẩu và (ii) Cục thương mại điện tử và kinh tế số. - Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực thu thuế và thủ tục thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, trong đó có hàng hóa xuất nhập khẩu theo hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới; Cấp và quản lý nguồn ngân sách nhà nước cho việc thực hiện các kế hoạch, chiến lược phát triển logistics trong thương mại điện tử (ví dụ như quy định trong Nghị định số 261

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 163/2017/NĐ-CP; Quyết định số 200/2017/QĐ-TTg; Quyết định số 645/2020/QĐ-TTg) + Đối với hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới, Tổng cục Hải quan có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thông quan cho các hàng hóa xuất nhập khẩu; thực hiện cấp phép và quản lý đối với đại lý làm thủ tục hải quan có cung cấp dịch vụ khai hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu dưới hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới. Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế có chức năng nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra và thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào các giao dịch logistics trong thương mại điện tử. + Cấp và quản lý nguồn ngân sách nhà nước, các vụ chức năng của Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước sẽ thực hiện chi ngân sách và quản lý các khoản cho ngân sách cho các chương trình, đề án và dự án phát triển logistics trong thương mại điện tử thuộc ngân sách cấp trung ương. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thẩm định dự án và cấp giấy phép đầu tư, thu hồi giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực logistics và thương mại điện tử. Cục Đầu tư nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước nêu trên. 262

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông. Đây là những nền tảng cơ bản để thực hiện các giao dịch thương mại điện tử và logistics điện tử. Thông qua thực hiện công tác quản lý nhà nước và triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển công nghệ thông tin ứng dụng trong các công ty kinh doanh thương mại điện tử và logistics sẽ thúc đẩy sự phát triển của các giao dịch, giao kết trong lĩnh vực logistics và thương mại điện tử. - Bộ Giao thông và Vận tải là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác đăng ký, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia kinh doanh vận tải; quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc đào tạo, sát hạch và cấp phép cho người điều khiển phương tiện; quản lý bảo trì, sửa chữa các tài sản kết cấu hạ tầng giao thông… Các lĩnh vực trên được khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa nhằm khuyến khích phát triển các hoạt động logistics điện tử trong vận tải đơn phương thức (vận tải đường bộ, vận tải đường hàng không, vận tải đường biển..) và vận tải đa phương thức, cắt giảm chi phí logistics nói chung và logistics trong thương mại điện tử nói riêng. Bộ Giao thông và Vận tải triển khai các chương trình như: (i) 263

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Tất cả các kế hoạch quản lý bảo trì, sửa chữa các tài sản kết cấu hạ tầng giao thông được ứng dụng công nghệ thông tin để tự động hóa trong công tác lập kế hoạch, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; (ii) triển khai 100% các tuyến đường bộ cao tốc có triển khai lắp đặt hệ thống quản lý, điều hành giao thông thông minh (ITS); (iii) hình thành được các trung tâm tích hợp quản lý, điều hành giao thông của đô thị thông minh tại các thành phố trực thuộc Trung ương và địa phương có nhu cầu; (iv) Hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC) được triển khai đồng bộ tại tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc, tiến tới xóa bỏ tất cả các làn thu phí sử dụng tiền mặt; (v) tạo nền tảng số quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện (Xây dựng nền tảng số tập trung để quản lý hồ sơ điện tử của phương tiện và người điều khiển phương tiện: Số hóa toàn bộ thông tin đăng ký, đăng kiểm, bảo hiểm, bảo dưỡng, vi phạm, tai nạn của các phương tiện tham gia giao thông; Sử dụng các chứng từ vận tải số để thay thế hoàn toàn cho các loại giấy tờ thông hành với mục đích chống giả mạo và gian lận thông tin; Số hóa thông tin và quản lý cấp phép cho người điều khiển phương tiện dựa trên hệ thống chấm điểm, theo dõi số giờ điều khiển phương tiện an toàn.52) 52 Bộ trưởng Bộ Giao thông và Vận Tải, Quyết định số 2269/2020/QĐGTVT 264

This article is from: