13 minute read
với Logistics và thương mai điện tử
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL các chương trình, dự án phát triển lĩnh vực logistics trong thương mại điện tử do các Bộ, ngành triển khai. + Các cơ quan chức năng của các Bộ thực hiện công tác kiểm tra theo lĩnh vực chuyên môn quản lý nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động, giao dịch trong lĩnh vực logistics và thương mại điện tử. Các nội dung kiểm tra được quy định trong chức năng, thẩm quyền của các đơn vị do Bộ trưởng bộ chủ quản ban hành. Ví dụ như Bộ công thương sẽ quy định thẩm quyền cho Cục Xuất nhập khẩu hay Cục Thương mại điện từ và kinh tế số thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trong quản lý nước của từng đơn vị. 7.3.4 Công tác xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước đối với Logistics và thương mai điện tử - Khái niệm: Xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước đối với Logistics và thương mai điện tử là việc xem xét, quyết định áp dụng các hình thức trách nhiệm pháp lí đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Logistics và thương mai điện tử. - Phân loại xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước đối với Logistics và thương mai điện tử bao gồm hai loại: xử lý vi phạm hành chính và xử lý trách nhiệm hình sự. Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính là việc cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm 267
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. + Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý nhà nước đối với logistics và thương mai điện tử là việc cơ quan có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Logistics và thương mai điện tử theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. + Các hình thức xử phạt hành chính: Có năm hình thức xử phạt hành chính, bao gồm: Một là, Phạt cảnh cáo: Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản. Hai là, Phạt tiền: áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có tính nghiêm trọng hơn hình thức cảnh cáo và buộc đối tượng vi phạm phải nộp một khoản tiền cho Nhà nước (biện pháp kinh tế để điều chỉnh hành vi). Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm mà theo từng giai đoạn chính phủ sẽ ban hành khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể (có xác định mức tiền phạt tối thiểu và mức tiền phạt tối đa). 268
Advertisement
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Ba là, Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề (giấy phép vận tải, giấy phép kinh doanh thương mại điện tử, giấy phép hành nghề khai hải quan..). Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt động được áp dụng từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau: (i) Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép; (ii) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có 269
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội. Bốn là, Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện (phương tiện vận tải hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không hợp pháp…) có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Năm là, Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc trục xuất. ++ Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đối với các nhà đầu tư trong kinh doanh logistics trong thương mại điện tử vi phạm nghiêm trọng như kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, xâm phạm nhãn mác, hàng kém chất lượng…). ++ Các biện pháp khắc phục hậu quả liên quan đến lĩnh vực logistics trong thương mại điện tử, bao gồm: (i) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; (ii) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng (kho, bãi, nhà xưởng) không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; (iii) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi 270
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL trường, lây lan dịch bệnh; (iv) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện; (v) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; (vi) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; (vii) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; (viii) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng; (ix) Buộc nộp lại số lợi thu bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;53 + Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính Tùy từng hành vi vi phạm hành chính và phạm vi thẩm quyền của cơ quan quản lý mà pháp luật quy định thẩm quyền xử phạt hành chính của cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, liên quan đến lĩnh vực logistics trong thương mại điện tử, có các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phạt hành chính, bao gồm: Cơ quan thanh tra chuyên ngành của các bộ chức năng (Bộ Công thương, Bộ Giao Thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông..); Bộ Tài chính (Cơ quan Thuế; Cơ quan 53 Quốc hội, 2012, Luật số 15/2012/QH13, Luật xử lý vi phạm hành chính, Phần 2, xử phạt vi phạm hành chính. 271
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Hải quan, Thanh tra tài chính); Công an Nhân dân; Tòa án nhân dân cấp Huyện, Tỉnh; Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thuỷ nội địa.54 Thứ hai, Xử lý trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực logistics và thương mại điện tử55 Xử lý trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực logistics và thương mại điện tử là hình thức xử lý vi phạm pháp luật đối với hành vi phạm tội và có mức độ cao hơn hình thức xử lý vi phạm hành chính. Xử lý trách nhiệm hình sự là hình thức xử phạt đối với đối tượng quản lý nước là cá nhân hoặc pháp nhân vi phạm phải chịu về hành vi gây ra nguy hiểm cho xã hội có đầy đủ dấu hiệu của tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự. Trong đó, trách nhiệm hình sự được hiểu là một dạng trách nhiệm pháp lí, bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích. Như vậy, trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của người hoặc thương nhân có hành vi phạm tội phải chịu những hậu 54 Quốc hội, 2012, Luật số 15/2012/QH13, Luật xử lý vi phạm hành chính, Chương 2, từ điều 38-điều 54. 55 Quan Tuấn Nghĩa, 2019, 272
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL quả pháp lí bất lợi về hành vi phạm tội của mình. Hiện nay, đối tượng bị xử lý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có đầy đủ dấu hiệu của tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì phải chịu trách nhiệm hình sự Theo khoản 1 Điều 2 BLHS năm 2015 thì "chi người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự ". Để kết luận hành vi có phải là tội phạm không thì cơ quan có trách nhiệm cần phải xác định hành vi đó đã thoả mãn những dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể chưa (ví dụ như trốn thuế hay gian lận thương mại điện tử)? Nếu thoả mãn tức là cá nhân hay pháp nhân đó đã thực hiện hành vi tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và người thực hiện hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự. Cần nhấn mạnh cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lí của để xác định trách nhiệm hình sự, là điều kiện cần và đủ của trách nhiệm hình sự. Bản chất của trách nhiệm hình sự là sự lên án của Nhà nước và xã hội đối với hành vi phạm tội cả đối tượng. Nhà nước thông qua việc tuyên bố hành vi nào đó thể hiện mức độ nguy hiểm nhất định là tội phạm và áp dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự đối với chủ thể đã thực hiện hành vi. Để đảm bảo tính thực thi, Nhà nước có quyền thông qua các cơ quan bảo vệ pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự và áp 273
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự đối với chủ thể của tội phạm. Như vậy, trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi mà cá nhân hay pháp nhân phải gánh chịu, được thực hiện bằng hình phạt, biện pháp tư pháp hình sự và án tích do tòa án nhân danh Nhà nước quyết định áp dụng đối với cá nhân hay pháp nhân đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong những trường hợp được quy định trong bộ luật hình sự (ví dụ như trốn thuế, buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng nhái với số lượng và giá trị lớn, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất và buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan……) Từ khái niệm trách nhiệm hình sự, có thể rút ra một số đặc điểm của trách nhiệm hình sự như sau: Một là, Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lí của việc thực hiện hành vi phạm tội (gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự và có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự). Hậu quả này chỉ phát sinh khi có cá nhân, pháp nhân thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm hoặc không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật hình sự bắt buộc phải thực hiện. Hai là, Trách nhiệm hình sự chỉ có thể được xác định bằng trình tự đặc biệt theo quy định của pháp luật mà các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải thực hiện (theo quy 274
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL trình pháp lý chặt chẽ do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thực hiện). Ba là, Trách nhiệm hình sự được biểu hiện cụ thể ở việc người, pháp nhân phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt - biện pháp tước bỏ hoặc hạn chế ở họ một số quyền hoặc lợi ích hợp pháp vì hành vi họ gây ra cho xã hội. Bốn là, Trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải gánh chịu là trách nhiệm đổi với Nhà nước chứ không phải đối với người, hay tổ chức mà quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại. Năm là, Trách nhiệm hình sự phải được phản ánh trong bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án xét xử và công bố trên cơ sở cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định khởi tố vụ án. Trong phân loại, xử lý Trách nhiệm hình sự gồm có các hình phạt chính56: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo, không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Ngoài các hình phạt trên còn có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế, tước một số quyền công dân, tước danh hiệu quân nhân, tịch thu tài sản; phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính. 56 Bộ luật hình sự năm 2015, Chương VI (từ Điều 34-40) 275