10 minute read
1.2.2. Vai trò Logistics trong thương mại điện tử
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL + Nhiều loại hình mới về dịch vụ logistics phát triển, cụ thể: dịch vụ chuyển phát nhanh, giao hàng nhanh; phương thức giao hàng tại địa chỉ người mua (Buy online, ship to store) còn gọi là mua hàng online, giao hàng tận nhà; hình thức giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển (Dropshipping); Giao hàng tại kho của người bán (Buy online, pick-up in-store). Đặc biệt, các loại hình kinh doanh dịch vụ logistics theo mô hình 3PL, 4PL và 5PL phát triển nhanh chóng cả về số lượng, quy mô và chất lượng. + Chất lượng dịch vụ tăng lên: Bên cạnh yêu cầu của khách hàng đối với logistics truyển thống, thì khách hàng cũng yêu cầu cao hơn trong kiểm soát, theo dõi thời gian thực, tình trạng thực của đơn hàng trong quá trình xử lý đơn hàng, lưu kho, vận chuyển đến khách hàng, sự chính xác về thời gian, địa điểm giao hàng và chính xác về mặt hàng. 1.2.2. Vai trò Logistics trong thương mại điện tử + Logistics trong thương mại điện tử có vai trò quan trọng là giảm thiểu rủi ro phát sinh từ các mối quan hệ ảo giữa người bán và khách hàng tồn tại trong thương mại điện tử, bằng cách đảm bảo rằng sản phẩm được giao nhận phù hợp (đúng theo đơn hàng đặt tại một cửa hàng điện tử), giao hàng đúng địa điểm (tại địa chỉ người tiêu dùng), giao hàng đúng thời điểm nhất định (lượng thời gian người bán cam kết và được khách hàng chấp nhận) và giao hàng đúng mặt hàng và chất lượng cho khách hàng đặt mua. 43
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 44
Advertisement
+ E-commerce logistics dựa trên công nghệ thông tin và internet đã giúp doanh nghiệp đổi với trong xây dựng mạng lưới gom hàng hóa tối ưu, chi phí tồn kho tối thiểu, giảm tối đa lượng hàng tồn kho, nâng cao lợi thế cho các đơn hàng điện tử và dịch vụ giao hàng chặng cuối và quan tâm đến giải pháp gom hàng và cross-docking20 . + E commerce logistics là giải pháp hoàn hảo cho đảm bảo thực hiện hiệu quả mục tiêu đặt ra trong mô hình B2C với việc đáp ứng nhu cầu hàng loạt các nhà bán lẻ hiện đại trong bán hàng tới người tiêu dùng cuối cùng, đòi hỏi những sự tiện lợi, tiên tiến, nhanh chóng cho người dùng qua đó đảm bảo uy tín của các nhà bán lẻ, tạo sự hài lòng của người tiêu dùng để họ có thể tiếp tục quay lại mua hàng. + E-commerce logistics đem đến giải pháp hiệu quả cho chức năng quản lý của doanh nghiệp, cụ thể: quản lý tình trạng đặt hàng trực tuyến; áp dụng hệ thống tài liệu công văn và hóa đơn điện tử và trực tuyến, chẳng hạn như vận đơn và hóa đơn vận chuyển điện tử; tự động nhắc nhở thanh toán; giao diện liền mạch với hệ thống SCM (Supply Chain Management) hoặc ERP (Enterprise resource planning) hiện có; thông báo trực tuyến cho thông tin quan trọng qua văn bản hoặc điện thoại di động; hệ thống thông tin báo cáo về phân tích dữ liệu trong quá khứ, lịch sử phân phối, vv 20 Gosmartlog , 2017, Cross-docking trong vận hành kho hàng: https://gosmartlog.com/cross-docking-tai-sao-can-phai-co-mot-cachtiep-can-toan-dien/
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL + E-commerce logistics là giải pháp đảm bảo các lợi ích cho chủ hàng, khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ nhờ vào những tiện ích sau: Giao tiếp đã cải thiện theo xu hướng trực tuyến; minh bạch trong chuỗi cung ứng trên cơ ứng dụng hệ thống các phần mềm tự động, tối ưu và có tính kết nối cao giữa các chủ thể trong giao dịch; cải thiện sự hài lòng của khách hàng qua các ứng dụng công nghệ mới trong theo dõi tình trạng thực của đơn hàng (tracking online và real time tracking hay tracing); giảm chi phí do ứng dụng các phần mềm tối ưu trong các chức năng logistics; nâng cao hiệu quả; giao hàng đúng hẹn, đúng địa điểm, đúng hàng hóa và chất lượng. 1.3. PHÂN LOẠI LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.3.1. Theo quá trình thực hiện Theo quá trình thực hiện, có thể phân biệt các loại hình logistics thương mại điện tử thành: - Logistics đầu vào (Inbound Logistics): bao gồm các hoạt động nhằm đảm mua sắm, cung ứng trực tuyến một cách tối ưu (cả về vị trí, thời gian và chi phí) các đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: Mua nguyên liệu trực tuyến (sản xuất ô tô, máy bay...); Đấu thầu trực tuyến để mua nguyên liệu; Kết nối ERP giữa các công ty và các nhà cung cấp; Chia sẻ thông tin nguyên liệu sản xuất cho nhà cung cấp thông qua mô hình B2B. - Logistics đâu ra (Outbound Logistics): bao gồm các 45
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL hoạt động đảm bảo cung ứng sản phẩm, hàng hóa đến tay khách hàng thông qua các trang web bán hàng, sàn giao dịch thương mại điện tử một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động chủ yếu: Quản trị đặt hàng trực tuyến; Ký kết hợp đồng tự động qua mạng; Cho phép khách hàng truy xuất tới danh mục sản phẩm, hàng hóa mới và thời hạn giao hàng; Quản trị quá trình thực hiện hợp đồng. - Logistics ngược (Reverse logistics) và dịch vụ sau bán hàng: quá trình thu hồi các hàng hóa bị trả lại, phế liệu, phế phẩm, phụ phẩm và tất cả các yếu tố khác phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến môi trường để xử lý hoặc tái chế. Bên cạnh đó, dịch vụ sau bán hàng đối với khách hàng, bao gồm: Theo dõi bán hàng trực tuyến; Hỗ trợ khách hàng trực tuyến; Quản trị quan hệ khách hàng trực tuyến các trang web; Quản trị bán phụ kiện/hàng hóa thay thế định kỳ trực tuyến. (Marketing Management, Porter M.E. 2001) 1.3.2. Theo phương thức khai thác hoạt động Logistics - Logistics bên thứ nhất (1PL: First Party Logistics): Các công ty tự thực hiện các hoạt động logistics của chính công ty. Công ty sở hữu các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động logistics của công ty. - Logistics bên thứ hai (2PL: Second-party logistics : Là 46
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL việc quản lý các hoạt động logistics truyền thống, như: vận tải, thuê kho hàng, giao nhận… Công ty không sở hữu hoặc không có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng thì có thể thuê các dịch vụ Logistics bên thứ hai chuyên cung cấp phương tiện vận chuyển chuyên dụng hay dịch vụ cơ bản trong chuỗi logistics trên cơ sở công ty tham gia trực tuyến vào mô hình B2B thông qua các trang Web bán hàng và sàn giao dịch vận tải đơn phương thức hay đa phương thức. - Logistics bên thứ ba (3PL hoặc TPL: Third party logistics) hay còn được gọi là Logistics theo hợp đồng. Phương thức này có nghĩa là sử dụng các công ty bên ngoài (bên thứ ba) để thực hiện các hoạt động logistics thương mại điện tử, có thể là toàn bộ quá trình quản lý logistics hoặc chỉ một số hoạt động dịch vụ, hướng về khách hàng và linh hoạt hơn. 3PL quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức hợp, như: quản lý trung tâm điều phối phương tiện vận tải, hàng hóa, kiểm soát và các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động của logistics thương mại điện tử. 3PL được xem là một điểm liên lạc duy nhất, nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp các nguồn lực và giám sát các chức năng của logistics bên thứ ba trong suốt chuỗi phân phối để vươn tới thị trường toàn cầu, với lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền thông qua các sàn giao dịch vận tải, sàn giao dịch thương mại điện tử. Đây được coi như một liên minh chặt chẽ giữa một doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ logistics trong thương mại điện tử, nó không chỉ nhằm thực hiện các hoạt động logistics mà còn chia sẻ thông tin, rủi ro và các lợi ích theo một hợp 47
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL đồng dài hạn (thông thường trên 3 năm), ví dụ như: các công ty 3PL trong giao hàng nhanh, chuyển phát nhanh. - Logistics bên thứ tư (4PL hay FPL: Fourth party logistics) hay còn được gọi là logistics chuỗi phân phối. FPL là một khái niệm phát triển trên nền tảng cùa TPL nhằm tạo ra sự đáp ứng cho hoạt động logistics phức tạp. Trong hình thức FPL, công ty hoặc tổ chức đại diện cung cấp dịch vụ logistics sẽ được ủy quyền của khách hàng với vai trò quản lý, tập trung cải tiến hiệu quả quy trình và thực hiện toàn bộ chuỗi cung ứng và logistics thương mại điện tử của khách hàng. - Logistics bên thứ năm (5PL hay FPL: Fifth party logistics) hay còn gọi là logistics dành chuyên sâu trong thương mại điện tử. Trong đó, FPL quản lý và điều phối hoạt động của các hình thức 3PL, 4PL thông qua các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông, mạng internet vào bên cung và cầu trên thị trường dịch vụ giao hàng thương mại điện tử. Đặc trưng cơ bản của hình thức 5PL là ứng dụng các hệ thống quản lý điện tử và tự động trong các chức năng logistics: Hệ thống quản lý đơn hàng trực tuyến (OMS: Oder management system), Hệ thống quản lý kho hàng (WMS: Warehouse management system) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS: Transportation management system). Đặc trưng của ba hệ thống này là kết nối internet và ứng dụng các phần mềm quản lý và các thành tựu của công nghiệp 4.0. Ba hệ thống này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thống nhất ứng dụng công nghệ thông tin và internet ở múc độ cao. 48
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 1.3.3. Theo mô hình kinh doanh thương mại điện tử - Logistics phục vụ các giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Trong đó logistics tham gia trực tuyến vào các hoạt động logistics đầu vào (inbound logistics), logistics đầu ra (outbound logistics), logistics ngược (reverse logistics) và dịch vụ sau bán hàng trực tuyến. - Logisctics phục vụ các giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C). Trong đó, các hoạt động chủ yếu hỗ trợ trong chia tách, đóng gói, dán nhãn hàng đối với các kiện hàng và đơn hàng, kiểm tra chất lượng, vận chuyển, giao hàng nhanh các kiện hàng tới người tiêu dùng cuối cùng đảm bảo các yêu cầu tối ưu về thời gian giao hàng, đúng sản phẩm chất lượng hàng, đúng địa điểm và đúng khách hàng và thanh toán điện tử. - Logistics phục vụ các giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước (B2G). Trong đó cung cấp các dịch vụ logistics liên quan đến chia tách đóng gói, lưu kho hàng, kiểm tra chất lượng, vận chuyển, giao nhận hàng từ doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước. - Logistics phục vụ giao dịch thương mại điện tử giữa khách hàng cá nhân với cơ quan quản lý nhà nước (C2G). - Logistics phục vụ giao dịch thương mại điện tử giữa khách hàng cá nhân với doanh nghiệp (C2B). 49