6 minute read

thương mại điện tử

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL trình thu mua của doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa các khoản ngân sách được duyệt, đảm bảo nguồn hàng hóa và dịch vụ thu mua từ các nhà cung cấp đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh cầu doanh nghiệp. Quản trị thu mua điện tử là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của quá trình thu mua của doanh nghiệp dựa trên nền tảng internet và ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông nhằm tối ưu hóa các khoản ngân sách được duyệt, đảm bảo nguồn hàng hóa và dịch vụ thu mua từ các nhà cung cấp đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh cầu doanh nghiệp. 4.2.2. Mục tiêu, hình thức và nguyên tắc quản trị thu mua trong thương mại điện tử  Mục tiêu của quản trị thu mua điện tử: - Mục tiêu hợp lý hóa dự trữ: Mua hàng thực hiện những quyết định của dự trữ, và do đó, quản trị mua hàng điện tử phải đảm bảo bổ sung dự trữ tối ưu vật tư, nguyên liệu, hàng hóa về số lượng, chất lượng và thời gian. - Mục tiêu chi phí: Trong những trường hợp nhất định, đây cũng là mục tiêu cơ bản nhất của quản trị mua hàng điện tử nhằm giảm chi phí đầu vào và giá thành sản xuất hàng hóa và dịch vụ, tạo điều kiện để giảm giá bán, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. - Mục tiêu phát triển các mối quan hệ: Để kinh doanh, doanh nghiệp phải thiết lập nhiều mối quan hệ (marketing các mối quan hệ - relation marketing). Trong những mối quan hệ đó thì quan hệ khách hàng và quan hệ với nguồn cung ứng được coi là then chốt. Quản trị mua hàng điện tử sẽ tạo mối quan hệ bền vững với nguồn cung ứng hiện tại, tương tác với nhà cung ứng và các bộ phận tức thì, phát hiện và tạo mối quan hệ với nguồn 160

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL cung ứng tiềm năng thông qua cập nhật thường xuyên thông tin nhà cung ứng và kết nối dễ dàng với các nhà cung ứng mới qua đánh giá của khách hàng trước đó…và đó đảm bảo nghiệp vụ mua hàng ổn định, giảm chi phí.  Hình thức quản trị thu mua điện tử Có nhiều hình thức quản trị thu mua điện tử được áp dụng, tuy nhiên theo Boer, Harink, Heijboer, (2002), một số hình thức quản trị thu mua điện tử căn bản bao gồm: Tìm nguồn hàng điện tử, Đặt hàng điện tử, ERP dựa trên web, đấu thầu điện tử, đấu giá ngược điện tử, thông tin điện tử. Trong đó: - Tìm nguồn hàng điện tử (E-sourcing): Tìm nguồn hàng điện tử cho phép xác định các nhà cung cấp mới cho một danh mục hàng hóa cụ thể đối với yêu cầu mua hàng bằng cách sử dụng các công nghệ internet. Lợi ích quan trọng nhất của tìm nguồn hàng điện tử là đưa ra quyết định linh hoạt và mua hàng với giá thấp hơn so với thu mua truyền thống. - Đặt hàng điện tử (E-ordering): Đặt hàng điện tử tập trung vào quá trình tạo và phê duyệt các yêu cầu mua hàng, nơi đặt mua hàng và nhận hàng hóa và dịch vụ được đặt hàng bằng việc sử dụng hệ thống phần mềm dựa trên công nghệ internet. Một danh mục mua điện tử được sử dụng bởi tất cả các nhân viên từ tổ chức để đặt mua hàng hóa cần thiết. - Kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp dựa trên web (Webbased ERP (Enterprise resource plan): ERP dựa trên web tương tự như đặt hàng điện tử, sự khác biệt duy nhất là trong trường hợp ERP dựa trên web, hàng hóa và dịch vụ được đặt hàng có liên quan đến sản phẩm sản xuất. - Đấu thầu điện tử (E-tendering): Đấu thầu điện tử là quá trình gửi RFI (yêu cầu thông tin) và RFP (yêu cầu đề xuất) tới 161

Advertisement

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL các nhà cung cấp và nhận phản hồi của họ bằng việc sử dụng các công nghệ internet. Thường đấu thầu điện tử được hỗ trợ bởi một hệ thống đấu thầu điện tử có thể phân tích các phản hồi từ các nhà cung cấp. - Đấu giá ngược điện tử (ERA: E-reverse auction): Đấu giá ngược điện tử cho phép tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ cần thiết từ nhà cung cấp với giá thấp nhất hoặc kết hợp giữa giá thấp nhất và các điều kiện khác trên cơ sở sử dụng các công nghệ internet. - Thông tin điện tử (E-information): Thông tin điện tử không liên quan đến các giao dịch nhưng nó xử lý việc thu thập và phổ biến thông tin mua hàng từ cả bên trong và bên ngoài tổ chức.  Nguyên tắc trong quản trị thu mua điện tử Một số nguyên tắc trong quản trị thu mua điện tử được đề cập đến bao gồm: Một là, Tính minh bạch: Hệ thống quản trị thu mua điện tử hạn chế sự tương tác trực tiếp giữa các nhân viên tổ chức và nhà cung cấp tiềm năng. Hai là, Tính liêm chính: Các công cụ thu mua điện tử được sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận đấu thầu công khai và cải thiện tính minh bạch của các quy trình thu mua cũng như trách nhiệm của nhân viên tổ chức trong thu mua, góp phần giảm thiểu rủi ro tham nhũng, thông đồng trục lợi vốn có cho các quy trình thu mua truyền thống. Ba là tính tiếp cận: Hệ thống thu mua điện tử đảm bảo quyền tiếp cận vào đấu thầu công khai và tăng sự cạnh tranh. Bốn là tính cân bằng: Hiệu quả của thu mua trong việc đạt được các mục tiêu chính sách thứ cấp có thể được đo lường bằng cách sử dụng các hệ thống thu mua điện tử. 162

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Năm là, Sự tham gia: Việc sử dụng các hệ thống thu mua điện tử có thể góp phần truyền thông hiệu quả với các nhà cung cấp, hiệp hội doanh nghiệp và các bên liên quan khác. Sáu là, tính Hiệu quả: Các công cụ thu mua điện tử đơn giản hóa các quy trình đối với quản lý hợp đồng và thúc đẩy tiết kiệm chi phí. Bẩy là, năng lực: Nguồn nhân lực tham gia thu mua và các nhà thầu/nhà cung cấp tiềm năng cần có năng lực trong sử dụng các hệ thống và công cụ thu mua điện tử. Tám là, đánh giá: Hệ thống thu mua điện tử góp phần đánh giá kết quả của quá trình thu mua bằng cách thu thập thông tin phù hợp, cập nhật và đáng tin cậy và sử dụng dữ liệu về giao dịch thu mua trước đó. Chín là, Quản lý rủi ro: Hệ thống thu mua điện tử có thể góp phần phát triển hệ thống quản lý rủi ro, chẳng hạn như phân luồng các trường hợp xanh, vàng đỏ theo mức rủi ro. Mười là Trách nhiệm giải trình: Hệ thống thu mua điện tử có thể được sử dụng để theo dõi hiệu suất của hoạt động thu mua. Mười một, Tích hợp: Hệ thống thu mua điện tử góp phần tích hợp thông tin thu mua của tổ chức và thông tin tài chính của tổ chức Mười hai,Tính bảo mật: Quản trị thu mua điện tử đề cao tín bảo mật thông tin và các giao dịch, hợp đồng liên quan vì các giao dịch thương mại chủ yếu thực hiện qua hệ thông mạng internet, hệ thống máy chủ, phần mềm, tài khoản. Tuy nhiên, nguy cơ đánh cắp thông tin, tài khoản và an ninh mạng luôn hiện hữu và gây tổn hại cho các bên trong giao dịch. 163

This article is from: