1 minute read

3. Sử dụng dụng cụ thủy tinh

- Đọc và kiểm tra nhãn trên chai, lọ hoá chất trước khi lấy hoá chất DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL sử dụng. Lấy lượng hoá chất vừa đủ dùng. - Không chuyển lại hoá chất chưa sử dụng hết vào lọ hoá chất gốc. - Khi trộn chung acid và nước thì luôn cho từ từ acid vào nước. - Tránh tiếp xúc trực tiếp hoá chất bằng tay trần. Trong những trường hợp riêng, khi tiếp xúc hoá chất phải rửa tay ngay lập tức. - Để xa các hoá chất và vật liệu dễ cháy khỏi nguồn lửa. - Không ngửi hoá chất, trừ khi được hướng dẫn bởi giáo viên. Khi cần kiểm tra mùi, dùng tay quạt nhẹ để hơi chất cần thử khuếch tán trong không khí và về phía mũi. - Phải làm việc trong tủ hút đối với các hoá chất có mức độ nguy hại cao. - Đổ chất thải và hoá chất sau thí nghiệm đúng nơi quy định (theo các thùng chứa đã dán nhãn). - Lau chùi ngay lập tức những thứ bị đổ hoặc tràn ra ngoài. - Không mang kính sát tròng khi tiếp xúc với hoá chất trong phòng thí nghiệm. Nếu có thể thì thay bằng mắt kính hoặc thông báo cho giáo viên biết. - Thông báo cho giáo viên khi có các vấn đề sức khỏe có thể liên quan đến thí nghiệm. Ví dụ như có tiền sử dị ứng, hen hoặc suyễn, hoặc đang mang thai,… 3. Sử dụng dụng cụ thủy tinh - Khi di chuyển các dụng cụ thủy tinh dạng ống, đặc biệt là những ống dài, nên di chuyển ở trạng thái thẳng đứng, để tránh bị vỡ và đâm phải người khác. - Không dùng tay không để dọn thủy tinh vỡ. Sử dụng chổi quét và dụng cụ hốt rác để gom thuy tinh vỡ. Để thủy tinh vỡ vào đúng nơi quy định theo hướng dẫn của giáo viên. - Luôn sử dụng dầu bôi trơn, glycerine, hoặc vaseline,… để bôi trơn các khớp nối của dụng cụ thủy tinh trước khi ráp hệ thống.

Advertisement

This article is from: