2 minute read

2.1.2.1. Phương pháp ly tâm lắng

Khi phân chia các huyền phù trong các máy ly tâm lắng, các tiểu DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL phần rắn có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng cấu tử chất lỏng được lắng xuống (dưới tác động của lực ly tâm trong đoạn ống rôto) tạo thành lớp vòng khuyên. Cấu tử lỏng cũng tạo thành lớp vòng khuyên nhưng nằm gần trục quay hơn, chất lỏng trong được dẫn ra ngoài qua mép tràn hay nhờ ống hút; cặn được tháo ra theo hành trình xả hay sau khi thiết bị ngừng. Việc phân chia nhũ tương xảy ra tương tự: ở tường rôto tạo ra lớp chất lỏng nặng, còn gần trục quay - lớp chất lỏng nhẹ. Phân loại các máy ly tâm Các máy ly tâm công nghiệp được chia ra: - Theo nguyên tắc phân chia - kết tủa, phân chia (phân ly), lọc và tổng hợp. - Theo đặc tính tiến hành quá trình ly tâm - chu kỳ và liên tục. - Theo dấu hiệu về kết cấu - nằm ngang (có trục nằm ngang), nghiêng (có trục nghiêng) và đứng. - Theo phương pháp thải cặn ra khỏi rôto. Khi sản xuất các chất hoạt hoá sinh học thường sử dụng các máy ly tâm tác động chu kỳ, thải cặn bằng cơ khí hoá hay thủ công, còn khi sản xuất lớn - các máy ly tâm tự động hoá tác động liên tục. Khi lựa chọn các máy ly tâm cần phải dựa vào các đặc tính công nghệ của chúng và các tính chất lý học của vật liệu đem gia công (độ phân tán của pha rắn, độ nhớt của pha lỏng và nồng độ của nó). Nồng độ huyền phù bằng tỷ số giữa lượng pha rắn và tổng lượng huyền phù. Nồng độ huyền phù có thể thể hiện bằng phần trăm theo khối lượng hay phần trăm theo thể tích. Hiệu nồng độ giữa pha rắn và pha lỏng càng lớn thì năng suất của máy ly tâm lắng càng cao. 2.1.2.1. Phương pháp ly tâm lắng - Sơ đồ nguyên lý của máy ly tâm lắng xem ở Hình 2.4. - Máy ly tâm lắng là một thiết bị hình trụ quay xung quanh đường tâm của mình với vận tốc góc là w (rad/s), thiết bị hình trụ có thể đặt nằm ngang hoặc thẳng đứng và được gọi là rôto của máy ly tâm.

137

Advertisement

This article is from: