2 minute read
2.1.2. Phương pháp ly tâm
Từ phương trình (2.29) lọc với áp suất không đổi, (2.33) lọc với tốc 2 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL độ không đổi. Cho A = 1, B = 1 và biểu diễn các phương trình này trên đồ thị với t = f(q), kết quả sẽ nhận được ở Hình 2.3. Rõ ràng cùng một thời gian lọc t (s) thì lọc với áp tốc độ không đổi lượng nước lọc thu được là q1 (m3/m2), còn lọc với áp suất không đổi thì nước lọc thu được là q (m3/m2). Với q1 < q2 nên lọc với áp suất không đổi đạt hiệu quả hơn so với lọc với tốc độ không đổi. 2.1.2. Phương pháp ly tâm Các máy dùng để phân chia các hệ không đồng nhất trong trường ly tâm được gọi là máy ly tâm và máy phân ly. Khác với máy ly tâm, máy phân ly có yếu tố phân ly cao, bề mặt kết tủa phát triển, mức độ phân chia các hệ phân tán cao nên năng suất rất lớn đến 300 m3/h. Các hệ phân tán thô thường được phân chia dưới tác động của trọng lực. Tuy nhiên khi tỷ trọng của các cấu tử có độ chênh lệch nhỏ và độ nhớt của chất lỏng không đồng nhất cao thì sự lắng xảy ra rất chậm. Do ứng suất của trường lực ly tâm quán tính lớn hơn nhiều lần ứng suất của trường trọng lực, cho nên việc phân chia dưới tác động của trường ly tâm xảy ra rất nhanh và hoàn toàn. Phương pháp ly tâm dựa trên cơ sở tác động của trường ly tâm tới hệ không đồng nhất gồm hai hoặc nhiều pha. Ly tâm các hệ chất lỏng không đồng nhất được thực hiện bằng hai phương pháp: lọc ly tâm qua tường đột lỗ của rôto, vách lọc được đặt ở phần trong của rôto (máy ly tâm lọc) và qua rôto lắng có đoạn ống liền (máy ly tâm lắng). Đồng thời các máy ly tâm tổng hợp kết hợp cả hai nguyên tắc phân chia lắng - lọc cũng được sử dụng. Khi tách huyền phù trong các máy ly tâm lọc ở trong rôto, dưới tác động của lực ly tâm chất lỏng được lọc qua vải lọc hay lưới kim loại, đồng thời các tiểu phần pha rắn bị lắng xuống; chất lỏng qua sàng và sau đó qua lỗ trong rôto, xối mạnh vào tường của máy ly tâm, còn cặn được tháo ra trong thời gian rôto quay hoặc là sau khi máy ngừng.
136
Advertisement