5 minute read
2.1.3 Giai đoạn từ 2019 đến nay
Học tập điện tử (E-Learning) là hình thức học tập qua đó người học có thể tự học mọi lúc, học mọi nơi thông qua các học liệu điện tử đa phương tiện (lời giảng, lời thuyết minh, âm thanh, hình ảnh, video, đồ họa…). Các hình thức học tập như m-Learning (học thông qua thiết bị di động: điện thoại thông minh, máy tính bảng, màn hình tương tác), uLearning (học thông qua các phương thức tương tác thực tế ảo diễn ra bất kỳ nơi nào), hay smart-Learning (phương tiện học tập thông minh) đều là các hình thái của học tập điện tử E-Learning. Đến năm 2017, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tư 10/2017/TTBGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 28/4/2017 Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học, Thôg tư này đã chỉ rõ các phương thức đào tạo từ xa trình độ đại học như Thư tín, Phát thanh - truyền hình, Kết hợp cả hai phương thức trên. Mặc dù đây là thông tư đào tạo từ xa trình độ đại học nhưng cúng đã cho thấy có một sự điều chỉnh về nguồn học liệu một cách rõ ràng. 2.1.3 Giai đoạn từ 2019 đến nay Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều trường học phải tạm đóng cửa tàm thời. Trước sức ép về kế hoạch đào tạo nhiều trường đã phải tổ chức giảng dạy trưc tuyến nhưng rất lúng túng và thận trọng bởi đây là tình huấn chưa thể lường trước. Trước các phát sinh trên Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 795/BGDĐT-GDĐH triển khai công tác ĐTTX ứng phó với dịch Covid-19, yêu cầu các đại học, trường đại học, học viện, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm tích cực thực hiện các phương án phòng chống dịch theo chỉ đạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng cơ sở đào tạo. Thời gian vừa qua, nhằm đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch và kế hoạch năm học, một số cơ sở đào tạo đã chủ động triển khai các phương thức đào tạo từ xa (ĐTTX), đào tạo trực tuyến. Để thống nhất thực hiện, Bộ GDĐT yêu cầu cơ sở đào tạo thực hiện các hướng dẫn về tổ chức thực hiện và đảm bảo các điều kiện để tổ chức đòa tạo trực tuyến. trong đó Bộ chính thức thừa nhận và cho phép cơ sở đào tạo có thể sử dụng các phương thức ĐTTX đối với một số học phần phù hợp, áp dụng cho các khóa đào tạo chính quy, vừa làm vừa học trong thời gian học sinh, sinh viên không học tập trung do dịch Covid-19; trong đó, khuyến khích sử dụng phương thức đào tạo trực tuyến qua mạng,bảo đảm chất lượng đào tạo, chuẩn đầu ra của từng học phần và chương trình đào tạo. Đảm bảo các điều kiện cần thiết, tổ chức ĐTTX phù hợp với phương thức ĐTTX mà cơ sở đào tạo lựa chọn gồm: hệ thống kỹ thuật hỗ trợ, học liệu, giảng viên, cán bộ hỗ 11
trợ học tập, cán bộ quản lý, ... và các điều kiện khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, theo quy định tại Thông tư số 10/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 12/2016/TTBGDĐT của Bộ GDĐT.
Advertisement
Ngày 23/3/2020 Bộ giáo dục và Đào tạo tiếp tục ban hành Công văn số 988/BGDĐT-GDĐH về việc Bảo đảm chất lượng ĐTTX trong thời gian phòng chống dịch Covid-19 trong đó nhấn mạnh về sự công nhận công nhận kết quả học tập tích lũy tại các cơ sở đào tạo đối với các khoá đào tạo chính quy và vừa làm vừa học trong thời gian dịch Covid-19, trên cơ sở các điều kiện thực tế, các cơ sở đào tạo triển khai tổ chức thực hiện đối với những học phần được tổ chức trên hệ thống đào tạo trực tuyến (ĐTTT) bao gồm hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS), hệ thống quản lý nội dung học tập (Learning Content Management System - LCMS), có đầy đủ học liệu và hệ thống mô phỏng thí nghiệm, thực hành... theo yêu cầu của chương trình đào tạo; giám sát được quá trình tổ chức đào tạo, có hệ thống thi và kiểm tra đánh giá trực tuyến đảm bảo trung thực, khách quan theo yêu cầu chuẩn đầu ra của từng học phần; lưu được hồ sơ quản lý việc dạy và học, đánh giá kết quả học tập của từng giảng viên và sinh viên... thì căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng người học, thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định công nhận kết quả học tập tích lũy đối với chương trình đào tạo chính quy và vừa làm vừa học trong thời gian dịch Covid-19. Đối với những học phần chỉ tổ chức ĐTTT qua các công cụ dạy học trực tuyến theo thời gian thực (Real Time Conference RTC) như: Microsoft Teams, Zoom, Webex, Google Hangouts Meet,... thì việc tổ chức đánh giá kết thúc học phần chỉ được tiến hành khi đã thực hiện đầy đủ khối lượng học tập của học phần. Nếu chưa thực hiện được đầy đủ khối lượng học tập qua công cụ dạy học trực tuyến thì khi quay trở lại học tập trung, cơ sở đào tạo phải tổ chức học bù những nội dung chưa thể triển khai qua các công cụ dạy học trực tuyến (thí nghiệm, thực hành... nếu có) để đánh giá học phần, công nhận kết quả học tập tích lũy theo quy định, đảm bảo chất lượng của chương trình đào tạo. Giai đoạn hiện nay, Bộ GD-ĐT tiếp tục lấy ý kiến ban hành quy định có 3 hình thức tổ chức dạy học trực tuyến. Thứ nhất là hình thức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp. Theo đó, giáo viên có thể cung cấp tài liệu, học liệu, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn học sinh tự học, chuẩn bị cho các hoạt động dạy học trực tiếp. Hình thức thứ hai là dạy học trực tuyến thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp. Tức là, giáo viên giao cho học sinh một số nội dung tự học ở nhà để tăng thời gian luyện tập, thực hành, 12