4 minute read
4.6 Tổ chức đánh giá
Hình 4.8 Sinh viên thảo luận và sửdụng phần mềm KeilC đểmô phỏng bài tập
4.6 Tổ chức đánh giá
Advertisement
Tham gia học tập dựa trên E-Learning đòi hỏi người học phải có khả năng làm việc độc lập với ý thức tự giác cao độ. Bên cạnh đó, cũng cần thể hiện khả năng hợp tác, chia sẻ qua mạng một cách hiệu quả với giảng viên và các thành viên khác. Người học cũng cần phải biết lập kế hoạch phù hợp với bản thân, tự định hướng trong học tập, thực hiện tốt kế hoạch học tập đã đề ra. Do đặc tính của dạy và học trực tuyến để tăng đánh giá được mức độ tập trung hay thái độ cả người học là việc rất khó khó nhưng bù lại hệ thống LMS cho phép giảng viên xây dựng rất nhiều những dạng bài kiểm tra và chấm điểm tự động nên đây cũng là một lợi thế thế nhằm có thể sử dụng để đánh giá người học thường xuyên hơn với nhiều cấp độ hơn. Cụ thể trong học phần này chúng tôi đã sử dụng rất nhiều cách đánh giá cho mỗi loại bài tập các bài thảo luận, thảo luận nhóm. Phương pháp tổ chức đánh giá đa dạng và thuận tiện với các dạng bài tập trả lời ngắn, bài tập trắc nghiệm, bài viết, thảo luận, trao đổi. Với hình thưc tổ chức trực tuyến của học phần này, mỗi bài học sinh viên phải tham gia vào các hoạt động kiểm tra. Việc bắt buộc sinh viên làm các bài kiểm tra dưới những hình thức khác nhau không chỉ để phục vụ nâng cao năng lực học tập mà thông qua kiểm tra sinh viên phải tham gia các hoạt động tập thể như thảo luận, phản biện, đưa ra quan điểm cá nhân. Đồng thời việc tổ
chức nhiều bài kiểm tra để sinh nâng cao ý thức tự giác tham dự các buổi học, đảm bảo chuyên cần và hiệu quả hơn. Tổ chức kiểm tra có thể là các bài tập tại lớp nhằm thay đỏi không khí học tập, tránh cảm giác nhàm chán thiếu tương tác.
Hình4.9Sinh viên tham dựphần trình bày báo cáo và thảo luận trực tuyến trên ứng dụng Zoom Meeting Bài tập làm ở nhà với các hình thức đọc trươc tài liệu, xem trước các video hướng dẫn để trả lời các bài tập trước khi đến lớp. Các bài tập sau buổi học giúp sinh viên cũng cố kiến thức và tạo môi trường vận dụng lý thuyến trong việc xử lý các bài tập.
Hình4.10Nộidung thảo luận của sinh viên
Để hạn chế việc sao chép có thể cho sinh viên nộp bài tập bằng các dạng file khác nhau: file văn bản, file video mô phỏng, file hình chụp màn hình hoặc làm trên giấy và chụp lại.
Hình 4.11Kết quảlàm bài tập của sinh viên với yêu cầu nộp file viết tay
Hình4.12Kết quảlàm bài tập của sinh viên với yêu cầu nộp file video
Giảng viên thiết lập cho học viên nộp file theo định dạng, GV có thể tải xuống các file bài tập mà học viên đã nộp để tiến hành xem và cho điểm đánh giá.
4.7 Những thuận lợi và khó khăn 4.8 Thuận lợi
Sinh viên tham gia lớp hcoj có năng lực công nghệ thông tin tốt nên việc tham gia các hoạt động trực tuyến và tựu tìm hiểu để giải quyết khắc phục các khó khăn do thiết bị dễ dàng. Qua khảo sát, sinh viên học trực tuyến giúp đã cho biết khả năng nắm bắt bài giảng tốt hơn, các tiết học học trực tuyến, ngoài những buổi online thì các giảng viên còn thường thu lại bài giảng và đăng tải lên trang mạng LMS của Trường, do đó sinh viên có thể dễ dàng xem lại các bài giảng mọi lúc mọi nơi. Nội dung học trực tuyến, giao tiếp giữa giáo viên và sinh viên qua các nội dung bài tập nhiều hơn, áp lực tự học của sinh viên cao hơn so với học truyền thống nên nắm được bài nhiều hơn.
4.9 Khó khăn
Hệ thống đường truyền internet của sinh viên ở những vùng xa chất lượng rất kém đôi khi không đăng nhập vào lớp học được hoặc không nghe rõ được nội dung giảng online.
Số lượng bài tập và thời gian tự học của sinh viên phải đảm bảo nhưng kỹ năng sắp xép kế học của sinh viên chưa tốt vì vậy áp lực học tập đối với sinh viên rất lớn. Trong thời gian dịch bện sinh viên về nhà và sống chung với gia đình nên các sinh hoạt hằng ngày ảnh hưởng rất lớn đến việc tập trung học tập của sinh viên. Khi sử dụng internet để học tập thì có rất nhiều bạn vẫn bị phân tâm bởi sinh viên dễ dàng thị phân tâm bởi các thông tin trên mạng xã hội.