B9 những phương thang th

Page 1

CÁC THANG PHƯƠNG THƯƠNG HÀN LUẬN THƯỜNG DÙNG HIỆN NAY I. QUẾ CHI THANG

 THÀNH PHẦN DƯỢC LIỆU: Quế chi 3 chỉ Thược Dược 3 chỉ Chích thảo 2 chỉ

Đại táo 12 quả Sinh khương 3 chỉ

 CÁCH DÙNG : Năm vị trên dùng 4 chén nước đun nhỏ lửa, sắc còn 2 chén, bỏ bả, chia làm 3 để nguội vừa uống. Uống xong giây lát húp cháo nóng loãng chừng nửa chén để trợ sức thuốc. Đắp chăn kín một lúc, khắp mình hơi ra mồ hôi dâm dấp là tốt, không nên cho ra dầm dề như nước, bệnh tất không trừ .Nếu uống lần đầu đổ mồ hôi thì thôi không uống lần sau, không cần uống hết tể. Nếu không đổ mồ hôi thì lại uống như cách trước,thời gian cho nhanh hơn, ước chừng nửa ngày uống hết 3 lần .Nếu bệnh nặng uống 1 ngày 1 đêm rồi xem xét, đã uống hết 1 thang bệnh chứng vẫn còn, lại cho uống nữa ,nếu không đổ mồ hôi uống đến 2 - 3 thang.  KIÊNG CỬ: Kiêng ăn đồ sống, lạnh, mỡ dầu, thịt, mì, 5 thứ cay, rượu, sữa, các vật tanh hôi.  CÔNG DỤNG : a. Chủ trị:  Thái Dương trúng Phong tại Nhục phần và các kinh thọ trúng Phong Hàn loại (tiết 12). - Chứng: Mạch Dương Phù mà Âm Nhược, phát sốt tự đổ mồ hôi, gây gây ghét lạnh ,rờn rợn sợ gió, hâm hấp phát Nhiệt, khịt mũi, nôn khan. 1


Thái Dương kinh khí trúng Phong tại Nhục phần (tiết 13) - Chứng: Có thêm đau đầu [kinh]  Âm Hàn khí trúng Phong tại Nhục phần (tiết 15) - Chứng: Sau khi Hạ lầm khí vẫn xung lên.  Thái Dương tại Biểu thống Dương Minh Thiếu Dương (tiết 44) - Chứng: Dương Minh Thiếu Dương tại Biểu không thể Hạ.  Bản Hàn tại Biểu truyền Túc Thái Dương Bàng Quang kinh (tiết 45)  Bản Hàn tại Biểu truyền Thủ Thái Âm Phế kinh (tiết 52) - Chứng: Bệnh thường hay đổ mồ hôi [dùng thang Quế chi hòa Vinh Vệ].  Bản Hàn tại Biểu truyền Thủ Thiếu Âm Tâm kinh (tiết 53) - Chứng: Tạng Tâm không bệnh gì khác, nhưng người bệnh có lúc phát sốt tự đổ mồ hôi.  Bản Hàn tại Biểu truyền Thủ Dương Minh Đại Trường kinh (tiết 55) - Chứng: Tiểu tiện trong, nhức đầu, chảy máu cam.  Bản Hàn tại Biểu truyền Thủ Thái Dương Tiểu Trường kinh (tiết 56) - Chứng: Đã dùng Quế chi thang phát Hãn mạch vẫn Phù Sác.  Thái Âm Thương Hàn (tiết 275). b. Nên dùng:  Thái Dương Phiêu Bản làm Thương Hàn tại Nhục phần (tiết 24). - Chứng: Uống thang Quế chi không giải còn thêm bứt rứt vì có bệnh tại Tiêu Dương nên trước châm Phong Trì, Phong Phủ rồi lại dùng.  Bản Hàn truyền làm Hàn Thấp tại Nhục phần (tiết 25) . - Chứng: Uống Quế chi thang ra nhiều mồ hôi, mạch Hồng Đại lại dùng.  Thái Dương tại Biểu thống Thiếu Âm (tiết 42). - Chứng: Mạch Phù Nhược [Thái Dương cường mà Thiếu Âm nhược].  Trị Kinh phần tại Biểu (tiết 92). - Chứng: Mình đau nhức, đại tiểu tiện điều hòa.  Trị Nhục phần tại Biểu (tiết 96). - Chứng: Phát sốt có mồ hôi.  Túc Dương Minh Vỵ thọ Thái Dương truyền Xung Nhâm kinh (tiết 234) - Chứng: Mạch Trì ra nhiều mồ hôi, hơi sợ lạnh.  Túc Khuyết Âm Can kinh thọ Bản Hàn tại Biểu (tiết 370). - Chứng: Mình đau nhức.  Trị bệnh Hoắc loạn còn chứng tại Biểu [Cơ nhục] (tiết 386). - Chứng: Thổ tả dứt mà mình đau không dứt. c. Không dùng:  Không dùng Quế chi trị hoại bệnh cũng như trị Dương Nhiệt khí trúng Phong [Nhiệt loại] (tiết 16).  Không dùng trị Thiếu Âm trúng Phong [Nhiệt loại] (tiết 17). - Chứng: Mạch Phù khẩn, phát nóng không mồ hôi.  Không dùng trị Dương Nhiệt lạc [người nghiện rượu] trúng Phong (tiết 18). - Chứng: người nghiện rượu uống Quế chi thang sẽ nôn ói.  Không dùng trị Âm Nhiệt lạc trúng Phong (tiết 20) - Chứng: Dùng lầm sẽ bị mửa mủ máu. 2


Uống thang Quế chi sau khi ra nhiều mồ hôi, bứt rứt khát nước lắm không giải, mạch hồng đại là đã chuyển sang Nhiệt bệnh, không dùng Quế chi nữa mà nên dùng Bạch Hổ gia Nhân sâm thang (tiết 26).  Phiêu Dương thọ Bản Hàn chuyển Bản Nhiệt làm Phong Ôn (tiết 28) - Chứng: Uống Quế chi thang hoặc dùng phép Hạ nhưng đầu gáy vẫn cứng đau, hâm hấp phát sốt, không mồ hôi, dưới Tâm đầy hơi đau, tiểu tiện không lợi Dùng Quế chi thang[vì bệnh vẫn tại Cơ nhục] khứ Quế [bệnh đã chuyển Phong Ôn] gia Phục linh Bạch truật thang.  Cứu ngộ do dùng lầm Quế chi thang trị Ôn bệnh (tiết 29)  Cứu ngộ do dùng lầm Quế chi trị Phong Ôn (tiết 30)  Dương Hàn nhập Tấu truyền Dương Nhiệt kinh (tiết 62) - Chứng: Sau khi phát hãn đổ mồ hôi mà suyển.  Túc Thiếu Dương kết tại Cơ (tiết 164) - Chứng: Sau khi Hạ Hãn ra mà suyển.  NHẬN ĐỊNH: Đức Trọng Cảnh làm sách Thương Hàn Luận tuy trị liệu gồm cả Lục kinh ,nhưng mở đầu là kinh Thái Dương chủ trì Vệ khí bảo vệ toàn cơ thể ,thống quản bộ Vị Biểu. Biểu có 3 phần : Ngoài là Bì phu chủ Hàn ,giữa là Cơ nhục chủ Phong [Hàn+Nhiệt], trong là Tấu chủ Nhiệt. Thái Dương kinh gọi thực tế là Dương Hàn, sách Thương Hàn tuy gọi Hàn là thủ phạm và là đầu mối của bệnh truyền kinh, bệnh của kinh Dương Nhiệt chủ Táo khí gọi là Ôn [Táo + Hàn]; bệnh của kinh Âm Nhiệt chủ Nhiệt khí gọi là Phong [Nhiệt+Hàn]. Còn các kinh Dương Hàn và Âm Hàn thì cách gọi tên bệnh vẫn giữ nguyên,Dương Hàn là Hàn, Âm Hàn là Thấp.Hàn Nhiệt là cặp Âm Dương duy trì sự sống không thể tách rời. Hàn Nhiệt hòa thì khỏe, bất hòa thì bệnh, cho nên trước hết cũng luận tại Cơ nhục [bộ Vị Hàn + Nhiệt] là tuân thủ giới tự nhiên. Quế Chi thang là thuốc giải Biểu trị trúng Phong tại Cơ nhục, gọi tóm là Giải Cơ. Thang này có chủ Dược là Quế Chi. Dùng tên thuốc để gọi tên thang lại là một phương pháp dễ nhớ dễ hiểu. Quế chi trị Dương Hàn, Sinh khương trị Âm Hàn, Bạch thược trị Dương Nhiệt, Cam thảo trị Âm Nhiệt, Đại táo hòa Vị khí. Như vậy tuy phương Quế chi được lập để trị trúng Phong Hàn loại mà vẫn chăm sóc đủ tứ Kinh tứ Khí lại còn thêm chủ ý điều hòa, rõ ràng là một phương thang Thái cực chu đáo mọi bề cho nên đối với người biết dùng phổ trị của nó rất rộng. Thang Quế chi chủ trị bệnh Thái Dương trúng Phong, các kinh trúng Phong Hàn loại, Hàn Thấp, còn được dùng để điều hòa Vinh Vệ trị các bệnh của kinh Thái Âm và Thiếu Âm có chứng Hư Hàn tự đổ mồ hôi. Có Lương Y thường dùng thang Quế Chi phối hợp với Ngọc Bình Phong tán [Hoàng Kỳ 3 chỉ, Bạch Truật 2 chỉ, Phòng Phong 1,5 chỉ] trị bệnh nhân thường tự đổ mồ hôi và dễ bị cảm rất hiệu quả.

.

3


II.

TIỂU SÀI HỒ THANG

 THÀNH PHẦN DƯỢC LIỆU: Nhân sâm 3 chỉ Sài hồ 8 chỉ Chích thảo 3 chỉ Đại táo 12 quả

Hoàng cầm 3 chỉ Bán hạ 3 chỉ Sinh khương 2 chỉ

 CÁCH DÙNG: Sắc với 4 chén nước còn 2 chén loại bỏ bã sắc lại còn 1 chén chia làm 2 lần uống ấm.  PHÉP GIA GIẢM:  Nếu trong ngực phiền mà không nôn bỏ Bán hạ, Nhân sâm gia Quát lâu thực 1 quả.  Nếu khát bỏ Bán hạ gia Nhân sâm hiệp với trước thành 4, 5 chỉ.  Nếu trong bụng đau bỏ Hoàng cầm gia Bạch thược 3 chỉ.  Nếu dưới sườn đầy cứng bỏ Đại táo gia Mẫu lệ 4 chỉ.  Nếu dưới Tâm hồi hộp, tiểu tiện không lợi bỏ Hoàng cầm gia Phục linh 4 chỉ.  Nếu không khát mình có hơi nóng bỏ Nhân sâm gia Quế chi 3 chỉ, đắp chăn ấm cho ra chút mồ hôi là khỏi.  Nếu ho bỏ Nhân sâm, Đại táo, Sinh Khương gia Ngũ vị tử 2 chỉ, Càn khương 2 chỉ.  CÔNG DỤNG: a. Chủ trị:  Thái Dương Phong Hàn tại Tấu Bán Biểu truyền các Dương kinh (tiết 97). - Chứng: Nóng lạnh qua lại ,ngực sườn đầy tức ,lìm lịm không muốn ăn uống ,tâm phiền hay nôn, hoặc trong ngực phiền mà không nôn ,hoặc khát hoặc đau trong bụng hoặc dưới sườn đầy cứng, hoặc dưới tâm hồi hộp,tiểu tiện không lợi hoặc không khát,mình có hơi nóng hoặc ho.  Phong Hàn tại Tấu Bán Lý truyền các Dương kinh (tiết 98)  Phong Hàn tại Tấu Bán Biểu truyền các Âm kinh (tiết 100) - Chứng: Mình nóng sợ gió, cổ gáy cứng, dưới hiếp đầy, tay chân ấm mà khát.  Thủ Thiếu Dương Tam tiêu thọ Thái Dương tại Biểu vào Lý (tiết 146). - Chứng: Nhiệt nhập Huyết thất cảm khi có kinh vừa dứt. 4


   

Thủ Dương Minh Đại trường Lạc thọ Thái Dương Thiếu Âm (tiết 230). Thiếu Dương Hàn Thấp không chuyển Phong thấp.(tiết 265). Túc Khuyết Âm Can thọ Phiêu Dương Phiêu Âm tại Tấu (tiết 377). Thái Dương Hàn Lạc thọ Nhiệt tại Tấu (tiết 393) - Chứng: Bệnh Thương Hàn đã khỏi trở lại phát sốt.

b. Nên dùng:  Tấu Lý có 2 phần: (Tấu Bán Biểu và Tấu Bán Lý) (tiết 101) - Chứng: Dương mạch Sáp Âm mạch Huyền thì trong bụng phải đau cấp nhưng dùng Tiểu Kiến Trung thang không bớt là bệnh không ở Tấu Bán Lý mà còn ở Tấu Bán Biểu nên dùng.  Tấu Bán Lý nội liên Phủ Tạng (tiết103) - Chứng: Có chứng Sài hồ mà cho Hạ bệnh không khỏi tức là bệnh không vào Phủ Tạng nên chứng Sài hồ không dứt là bệnh còn ở Tấu Biểu nên dùng.  Thương Hàn tại Tấu Bán Lý làm Phong Ôn ra Bán Biểu làm Ôn bệnh (tiết 106). - Trị: Trước dùng Tiểu Sài hồ thang trị Ôn bệnh có sốt cơn. Sau dùng Sài hồ gia Mang tiêu thang trị Phong Ôn  Thủ Thiếu Dương thọ Thái Dương Thiếu Âm tại Lý ra Biểu (tiết 150) - Trị: Trước dùng Tiểu Sài hồ thang giải Biểu trị đầu đổ mồ hôi sợ lạnh.Sau dùng thuốc Hạ để trị đại tiện rắn (trị Âm kinh)  Túc Thiếu Dương Đởm thọ Thái Dương Thiếu Âm tại Tấu phân kết (tiết 151) - Chứng: Thương Hàn 5-6 ngày nôn mà phát sốt, chứng Sài hồ đủ cả nhưng dùng thuốc khác cho Hạ, chứng Sài hồ vẫn còn, lại nên dùng Sài hồ thang .Đấy là tuy Hạ rồi vẫn không thành nghịch, tất đùng đùng run rẩy,phát sốt đổ mồ hôi mà giải .  Thủ Dương Minh Đại trường thọ Thái Dương Thiếu Âm (tiết 231) - Chứng: Nôn (ra ngoài).  Túc Dương Minh Vị thọ Thiếu Âm truyền Xung Nhâm kinh (tiết 232) - Chứng: sốt cơn nôn ọe. c. Không dùng:  Phiêu Dương thọ Bản Hàn truyền Dương Nhiệt làm Ôn bệnh lại truyền Âm Nhiệt làm Phong Ôn (tiết 105) [Tiểu Sài hồ thang trong giới hạn trị Ôn bệnh trường hợp bệnh đã chuyển Phong Ôn không dùng mà nên dùng Đại Sài hồ thang]  Thiếu Dương Ôn bệnh đã chuyển làm Phong Ôn (tiết 266) - Chứng: Hoại bệnh đã chuyển Phong Ôn không còn chứng Sài hồ.  KINH NGHIỆM: Qua đọc sách THLBN tôi thấy được trị tại Biểu có 3 cách :  Trị tại Bì phần dùng phép Phát Hãn là Ma hoàng thang  Trị tại Nhục phần dùng phép Giải Cơ là Quế chi thang.  Trị tại Tấu phần dùng phép Hòa giải là Tiểu Sài hồ thang.

5


Do đó Tiểu Sài hồ thang là thuốc đặc hiệu hòa giải Hàn Nhiệt tại Tấu phần,theo Biểu phần do Dương làm chủ để dẫn đi ra. Tấu có 2 phần, mọi bệnh đều qua lại bằng con đường Tấu .Bệnh tại Biểu trước khi vào Lý tập trung tại Tấu Bán Biểu .Bệnh ở Lý tập trung tại Tấu Bán Lý muốn có hướng đi ra Biểu cũng phải qua Tấu Bán Biểu. Cho nên thang Tiểu Sài hồ có phổ trị rất rộng, nếu biết dùng sẽ đạt được nhiều kết quả. 

Cố B/s Nguyễn văn Ba, nguyên là chủ nhà thuốc Kim điền đã dùng thang này chế thành thuốc ‘Tứ thời cảm mạo’ (tán hoặc viên) để trị mọi chứng cảm.

L/y Đào viết Hà có các y án dùng Tiểu Sài hồ trị nhiều loại đau bao tử.

Nhiều nhà thuốc Trung Quốc cũng thấy công dụng của thang này rất rộng nên cũng chế ra thành phẩm bán khắp thế giới với tên ‘Tiểu Sài hồ thang hoàn’ Có một B/s chữa trị cho một Đức Hồng y, ông này bị cảm sốt mãi không dứt, dùng nhiều Tây Dược không khỏi chuyển dùng Tiểu Sài hồ thang hoàn ngày 3 lần mỗi lần 15 viên ,sau 3 ngày bệnh khỏi hẳn Có gia đình tại phương Tây cũng rút được kinh nghiệm luôn có thuốc này trong nhà, khi có người bệnh cảm dùng Tây dược lâu khỏi, chuyển dùng như trên cũng khỏi.

.

6


III. ĐẠI SÀI HỒ THANG

 THÀNH PHẦN DƯỢC LIỆU: Sài hồ 8 chỉ Hoàng cầm 3 chỉ Bán hạ 3 chỉ Sinh khương 5 chỉ Đại táo 12 quả Bạch thược 3 chỉ Chỉ thực 4 quả (chích)  CÁCH DÙNG: Bảy vị trên sắc với 6 chén nước còn 3 chén bỏ bã sắc lại còn 1 chén rưỡi chia 3 lần uống trong ngày.  GIA GIẢM: Trường hợp có phân táo cần cho Hạ gia Đại hoàng từ 1 - 2 chỉ.  CÔNG DỤNG: a. Chủ trị:  Phiêu Dương thọ Bản Hàn truyền Âm Nhiệt làm Phong Ôn (105) - Chứng: Nôn không dứt, dưới Tâm đầy tức rất khó chịu.  Túc Thiếu Dương Đởm tại Bán Biểu Bán Lý hiệp trị (tiết 167) - Chứng: Phát sốt đổ mồ hôi nôn mửa mà Hạ lợi. b. Nên dùng:  Tại Tấu Bán Lý Thái Dương kết (138).

 KINH NGHIỆM :   

Dùng thang Đại Sài hồ không nhất thiết phải gia Đại hoàng khi gặp bệnh nhân không bị táo bón, vẫn đi ngoài ngày 1 hoặc 2 lần vì Chỉ thực của phương cũng đã đủ để khứ tích trệ. Trong trường hợp bệnh có chứng Hoàng Đản, tùy nghi phối hợp với Nhân trần cao thang. B/s Bokuso Terashi tác giả sách ‘Thuốc cổ truyền và bệnh của người cao tuổi ‘(Nhà xuất bản Y học Hà nội 1995) cũng rất trọng dụng phương này trong điều trị các chứng: Cao huyết áp, Xơ vữa động mạch, đột quị, viêm gan, viêm túi mật, béo phì.v.v……

7


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.