#04
KIẾN TRÚC PHÁP THUỘC VÀ KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG Ở VIỆT NAM
HISTORY OF ARCHITECTURE
Mục lục 6
Giới thiệu
8
Dòng thời gian
11 12 18 24 34
Tổng quan kiến trúc thuộc địa Pháp Bối cảnh lịch sử Nhà ở thời Pháp Quy hoạch thời Pháp Công trình công cộng thời Pháp
75 76 78 80 82 84 86 88
Những phong cách chủ đạo Tiền thực dân Tân cổ điển Kiến trúc địa phương Pháp Kiến trúc Art deco Kiến trúc Đông Dương Kiến trúc Pháp Hoa Kiến trúc Neo-gothic
90 Tài liệu tham khảo
H A U 1 5 K T T JUNE 2019
Giới thiệu
Hanoi Architectural University 2019
Pháp thuộc là một giai đoạn trong lịch sử Việt Nam kéo dài 61 năm, bắt đầu từ 1884 khi Pháp ép triều đình Huế chấp nhận sự bảo hộ của Pháp cho đến 1945 khi Pháp mất quyền cai trị ở Đông Dương. Người Pháp đã đem lại nhiều không ít nhưng ký ức thương đau cho chúng ta nhưng cũng không thể phủ nhận những đóng góp không nhỏ của người Pháp vào sự pháp triển của nên kiến trúc Việt Nam. Người Pháp đã mang kiến trúc cổ điển tới Việt Nam. Đó là những công trình đã được nghiên cứu, thẩm định hàng ngàn năm nay với những tiêu chuẩn thực tế, khắt khe. Chúng ta phải học hỏi rất nhiều từ người Pháp, kiến trúc chỉ là một phần. Trong đó có rất nhiều thứ tiên tiến hơn như công nghệ thi công, vật liệu, giải pháp ứng phó với khí hậu, … khiến nhà Pháp và nhà thuộc địa Pháp luôn hiệu quả về công năng sử dụng. Cho đến ngày nay người dân Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng xâu sắc về những tư tưởng của kiến trúc Pháp thuộc. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi muốn tiềm hiểu những kiến trúc thuộc địa và những công trình được xây dựng từ thời pháp thuộc ở Hà Nội. Nhằm lý giải và hiểu xâu hơn về kiến trúc thời pháp thuộc.
6
Giới thiệu Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 01: Mặt đứng phòng thương mại và nông nghiệp Hà Nội
7
Dòng thời gian
1873 Nhà ở thời Pháp Hanoi Architectural University 2019
Quy hoạch thời Pháp
1873 Pháp xây dựng chính quyền ở miền Nam 1875 Pháp bắt đầu bành trướng mở rộng quy mô 1884 Bắc kì chịu bảo hộ của Pháp 1887 Pháp toàn quyền Đông Dương 1888 Hà Nội bị nhượng cho Pháp
8
Nhà ốn
Phá Hoàng Thành chỉ giữ lại cổn Cấm xây dựng nhà tran Xác định các cột mố Quy hoạch theo phương th
1902 Nhà ống cải biên
1945 Biệt thự- nhà ống
Phong cách kt Đông Dương Quy hoạch ô bàn cờ Quy định diễn tích m2/ người Nhiều công trình công cộng mới Cấm xây nhà bản xứ Mở rộng quy mô trung tâm
9
Hanoi Architectural University 2019
ữ lại cổng phía Bắc nhà tranh vách đất c cột mốc ranh giới ương thức zonning
Dòng thời gian
Nhà ống cổ truyền
1900
Ảnh 02: Touring club de France INDO-CHINE
Tổng quan kiến trúc Pháp
11
Hanoi Architectural University 2019
Tổng quan kiến trúc thuộc địa Pháp
TQKT PHÁP
Bối cảnh lịch sử
Bối cảnh lịch sử 1873-1900 1900- 1920 1920-1945
Kiến trúc thời kỳ thuộc địa ở Hà Nội Từ hình ảnh châu âu thu nhỏ đến một đô thị mang phong cách Á đông Năm 1873 là mốc đánh dấu sự xâm chiếm Hà Nội của thực dân Pháp. Từ lúc này, người Pháp đã khởi công xây dựng các công trình kiên cố trên khu nhượng địa, chính thức mở đầu cho thời kỳ xây dựng quy mô của chính quyền Pháp ở Hà Nội và các tỉnh trong cả nước. Những công trình chính thống của người Pháp ở thuộc địa được xây dựng hầu hết do các kiến trúc sư Pháp thiết kế. Các công trình này được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XIX hoặc đầu thế kỷ XX như Phủ Toàn quyền Đông Dương, Toà Đốc lý Hà Nội, Toà án Hà Nội, trụ sở Công ty đường sắt Vân Nam, ga xe lửa Hà Nội, Phủ Thống Sứ Bắc Kỳ. Các công trình mang phong cách kiểu cổ điển tạo sự trang nghiêm đồ sộ biểu hiện sự vững vàng của chính quyền bảo hộ và ý định ở lại Việt Nam lâu dài của người Pháp. Các kiến trúc sư Pháp có kiến thức vững chắc về kiến trúc cổ điển Hy Lạp - La Mã và kiến trúc Châu Âu sau này. Các trục đối xứng nghiêm ngặt, nhịp điệu lặp đi lặp lại của những hàng cột, hệ cấu trúc “dầm, cột” và “thức” theo phong cách cổ điển đã ăn sâu vào tiềm thức của họ. Người Pháp đã đưa phong cách Tân Cổ điển một cách tự nhiên hoà nhập cùng một số xu hướng kiến trúc khác vào các công trình xây dựng mà không rơi vào phong cách phục cổ. Phong cách Tân cổ điển phát triển mạnh hơn vào giai đoạn sau này.
Nhà ở Quy hoạch Công trình công cộng
Hanoi Architectural University 2019
12
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
13
Ảnh 03: Bản đồ vị trí các công trình Pháp
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Kiến trúc Pháp xâm nhập vào Việt Nam trong quá trình lâu dài và được chia ra thành các thời kỳ sau: Thời kỳ đầu 1873 - 1900 Những hoạt động về xây dựng đầu tiên của Pháp trong khoảng những năm 1873 -1880 đến năm 1900 và kiến trúc thời kỳ này có thể có tên gọi chung là: Kiến trúc thuộc địa tiền kỳ và phương pháp xây dựng đô thị kiểu Châu Âu được du nhập. Cấu trúc tổng thể dựa trên những nguyên tắc tổ chức các thương điếm Châu Âu ở Hải ngoại với lối bố cục truyền thống theo trục đối xứng và đường phố theo dạng hình học... Thời kỳ này, tình hình chính trị chưa ổn định, kiến trúc thuộc địa kiểu trại lính của quân đội viễn chinh Pháp chiếm lĩnh ưu thế nhằm củng cố vị trí cai trị của Pháp ở Bắc Kỳ. Thời kỳ 1900-1920 Khu vực thị dân cũ của các tỉnh lẻ và các đô thị cũ bắt đầu phát triển, các công trình nhà ở được xây dựng đa số là 2, 3 tầng. Điều quan trọng là nhà ở thị dân chịu ảnh hưởng của việc xây dựng mới và trang trí kiến trúc thuộc địa tiền kỳ thể hiện trong cấu trúc mặt bằng và hình thức trang trí. Đây là thời kỳ tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, kiến trúc chủ yếu là các loại công thự, dinh thự, công sở hoặc nửa dinh thự nửa công sở, một số dạng công trình kiến trúc kiểu “chính thống” lợp mái bằng đá ardoise, có tầng hầm và tầng mái. Từ năm 1900 Chính quyền Pháp ở Đông Dương đã tiến hành công cuộc xây dựng các cơ quan đầu não ở Hà Nội với mục đích biến Hà Nội thành Thủ đô của Liên bang Đông Dương.
14
Kiến trúc của thời kỳ này cũng được nghiên cứu sâu để thoát khỏi chủ nghĩa công năng đơn giản của kiến trúc thuộc địa tiền kỳ. Phong cách kiến trúc tân cổ điển được dùng phổ biến trong các công sở của nền hành chính thực dân Pháp, với đặc điểm bố cục đối xứng được khai thác thể hiện tính bề thế và hoành tráng qua các mặt chính có hình khối kiến trúc nặng nề ở các tầng dưới tập trung vào việc trang trí các chi tiết. Vị trí của các công trình đó cũng là điểm nhấn trong tổng thể không gian quy hoạch. Người Pháp muốn thông qua kiến trúc thể hiện sức mạnh áp đảo của chính quyền thực dân, đồng thời gây ảnh hưởng của văn hoá Pháp vào Việt Nam. KTS Auguste Henri Vildieu là Chánh Sở Kiến trúc trung ương ở Hà Nội đã kêu gọi kiến thiết một nền kiến trúc cổ điển để chinh phục dân bản địa, biểu thị quyền lực của người Pháp ở Đông Dương. Thời kỳ 1920-1945 Điểm đáng chú ý trong thời kỳ này là quy hoạch và xây dựng nhà cửa phát triển mạnh theo xu hướng mới. Bên cạnh các nhu cầu về sử dụng, người Pháp còn quan tâm nhiều đến thẩm mỹ kiến trúc của mỗi ngôi nhà. Trong đó phải kể đến sự đóng góp của Toàn quyền Đông Dương Maurice Long trong việc sử dụng các kiến trúc sư giỏi từ Pháp và các thuộc địa khác sang. Họ có những ý tưởng mới trong việc định hướng phát triển kiến trúc Pháp ở bản địa. Ernest Hébrerd, Arthur Kruze cùng một số kiến trúc sư khác là những người đi đầu cho xu hướng sáng tác đó.
15
Hanoi Architectural University 2019
lẫn với nhau. Tuy vậy, đánh giá khách quan về quy hoạch đô thị Pháp thuộc cần phải thấy rằng Pháp là một nước có nền văn minh sớm phát triển của Châu Âu, kiến trúc quy hoạch của họ đã đạt tới một đỉnh cao, những công trinh kiến trúc thời Pháp thuộc đã xây dựng để lại có một giá trị đặc biệt về phương diện nghệ thuật và kỹ thuật nhiệt đới hoá như “khu phố Tây” của Hà Nội, các phố Tây ở Sài Gòn, Huế, Hải Phòng, Nam Định… các khu nghỉ dưỡng Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu, Bạch Mã, Đồ Sơn. ở Hà Nội, các công trình kiến trúc xây dựng với quy mô lớn và phong cách kiến trúc Châu Âu đa dạng, đặt nền tảng về phong cách kiến trúc, kỹ thuật cho các khu vực khác. Các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc xây dựng ở Hà Nội là những ví dụ điển hình đại diện cho cả nước về phong cách kiến trúc như: nhà ở, biệt thự, công sở, nhà thương, trường học, thư viện, bảo tàng, viện nghiên cứu… Người Pháp đã cho du nhập các vật liệu, kỹ thuật và công nghệ xây dựng mới làm thay đổi bộ mặt đô thị như: - Xi măng, vật liệu mới đối với thị trường xây dựng Việt Nam lúc đó được người Pháp nhập khẩu rồi sau đó xây dựng nhà máy để sản xuất phục vụ nhu cầu kiến thiết nhà cửa, cầu đường, nó trở thành vật liệu chính để dính kết gạch, đá, bê tông… trong việc xây dựng mỗi công trình. - Bê tông cốt thép lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, lúc đầu chỉ sử dụng ở các công trình lớn sau đã trở nên thông dụng ở các nhà ở kiểu biệt thự. Sự xuất hiện bê tông cốt thép đem lại cho công trình kiến trúc nhiều khả năng phong phú hơn về tổ hợp khối.
Tổng quan kiến trúc Pháp
Ernest Hébrerd, Arthur Kruze cùng một số kiến trúc sư khác là những người đi đầu cho xu hướng sáng tác đó. Các phong cách kiến trúc mới được thể nghiệm thay thế cho phong cách kiến trúc cổ điển Pháp được du nhập từ chính quốc. Đó là xu hướng tìm tòi các phong cách kết hợp á - Âu, tức là khai thác các đặc điểm kiến trúc truyền thống cũng như chú ý đến khí hậu và vật liệu địa phương. Một trào lưu đáng kể trong giai đoạn này là Art Deco với những đặc trưng của kiến trúc hiện đại thoát ly khỏi những chi tiết kiến trúc cổ điển, hướng tới cách xử lý hình khối và đường nét hình học đơn giản. Nó trở thành một trào lưu mạnh, phát triển song song tồn tại với phong cách Đông Dương. Cả hai xu hướng này đã để lại nhiều tác phẩm kiến trúc có giá trị. Những đặc điểm chính trong sự phát triển của kiến trúc thuộc địa: Hệ thống luật lệ quản lý đô thị kiểu phương Tây và phương pháp quy hoạch đô thị được áp dụng khá chặt chẽ. Trong quy hoạch đô thị, những vị trí thuận lợi được dành cho các công thự của bộ máy cai trị, các dinh thự dành cho các viên chức cao cấp và quan lại phong kiến, thể hiện sự phân biệt tầng lớp rõ rệt. Trường học, nhà thương được xây dựng, đường xá được mở mang, chỉnh trang. Môi trường đô thị được cải thiệt từng bước. Những khu nhà biệt thự là các khu nhà ổ chuột tồn tại song song phản ánh rõ nét đặc tính đối lập giai cấp. ở các đô thị đã hình thành khá đầy đủ các công trình công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ, các công sở nhà ở của viên chức thượng lưu, trung lưu trong bộ máy cai trị. Đô thị bước đầu thay đổi về hình thức, nhưng chưa thay đổi căn bản về chất. Khu công nghiệp, thương mại, văn hoá vui chơi giải trí chưa hình thành riêng biệt mà còn xây dựng xen
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
- Vật liệu sắt thép được sử dụng rộng rãi trong kết cấu cầu, dầm, dàn phát huy tác dụng đối với kết cấu vì kèo vượt khẩu độ lớn. Đó là điểm mạnh để có thể xây dựng các công trình lớn. Loại thép hình (chữ I, U, L) dùng nhiều nhất là sàn nhà, dầm, lanh tô. - Ngói ardoise mang từ Pháp sang để lợp các công trình hành chính và một số dinh thự. Vật liệu kính được đưa vào sử dụng rộng rãi kết hợp cửa chớp gỗ lần đầu có ở Việt Nam. - Vật liệu đất nung làm gạch xây, gạch có lỗ rỗng, ngói máy thay cho ngói ta vẫn lợp ở công trình kiến trúc dân gian do công ty gạch ngói Đông Dương sản xuất theo kỹ thuật Pháp. Các cống thoát nước bằng gang, bằng gốm, vật liệu gốm được sử dụng rộng rãi. - Vật liệu trang trí bằng gạch men, gốm, sứ chi tiết hoa văn được vẽ, in, khắc hoạ đa sắc, phong phú. Gạch hoa là vật liệu lát sàn cũng là loại hình vật liệu mới mẻ được người Pháp đưa vào nước ta để dùng cho các công trình của họ. Ảnh hưởng qua lại giữa hai nền kiến trúc hình thành nét văn hoá của một đô thị mang phong cách á Đông: Kiến trúc thuộc địa đưa vào Việt Nam là loại kiến trúc đã tạo nên một loại hình đô thị mới chịu ảnh hưởng phương Tây giai đoạn cận đại. Nhiều công trình được xây dựng trên khắp đất nước, tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn - Chợ Lớn, Hải Phòng, Nam Định, Huế, Đà Lạt… Các thể loại công trình này xây dựng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của bộ máy cai trị thực dân Pháp ở Việt Nam. Các công trình cho người Việt Nam cũng phải tuân theo quy hoạch của người Pháp. Kiến trúc Pháp xâm nhập vào Việt Nam trải qua một quá trình lâu dài, cùng phát triển song song tồn tại với kiến trúc bản địa. Trong quá trình đó đã xuất hiện hai xu hướng trái ngược nhau: 16
Âu hoá và chống Âu hoá cả về văn hoá kiến trúc và kiến trúc. Xã hội Việt Nam thời kỳ đó chưa có đầy đủ các điều kiện để tiếp nhận kiến trúc Pháp, kiến trúc Việt Nam bị lấn át bởi kiến trúc Pháp và phải đón nhận một cách bắt buộc. Trong giai đoạn đầu, yếu tố truyền thống được thay thế bởi yếu tố kiến trúc mới. Nhưng đến đầu những năm 20 kiến trúc Pháp đã có những biến đổi để thích nghi với môi trường tự nhiên và văn hoá bản địa. Kiến trúc Việt Nam đã có những ảnh hưởng đối với kiến trúc Pháp. Quá trình giao lưu đã bắt đầu làm biến đổi nền kiến trúc về các phương diện, khiến cho kiến trúc Việt Nam lật sang trang mới. Nhu cầu xây dựng của nhiều tầng lớp xã hội sau những năm 30 ngày càng tăng nhanh. Cũng vào thời gian này bản thân người Pháp đặc biệt là trí thức tiến bộ cũng thấy rằng không thể “đề cao” văn hoá Pháp mà chỉ có áp đặt nguyên bản kiểu cách kiến trúc Pháp vào một nước có truyền thống văn hoá lâu đời. Hình thái đô thị thuộc địa đặc thù rõ xuất hiện rõ nét nhất là ở Hà Nội, bao gồm hai thành phần khác biệt nhau, nhưng có ảnh hưởng lẫn nhau. Đó cũng là quá trình vận động, biến đổi lôgíc dẫn đến sự hoà nhập của hai nền kiến trúc. Đây là một quá trình từ tiếp xúc đến sự kết hợp văn hoá và cuối cùng là sự hoàn thiện mang nét đặc thù riêng… Kiến trúc Pháp thoạt đầu du nhập vào Việt Nam bằng con đường xâm lược. Chính quyền thực dân đã nhanh chóng khẳng định và tạo lập ra những giá trị lớn lao về kiến trúc, đô thị và thẩm mỹ bởi sự thích ứng với môi trường tự nhiên và văn hoá của nước sở tại, để lại một di sản lớn có giá trị về các mặt văn hoá, kiến trúc và công năng. Bằng những giải pháp và thủ pháp đối phó, các công trình do người Pháp xây dựng đã đạt được những thành công,
Tổng quan kiến trúc Pháp
tạo ra một xu hướng kiến trúc mới có bản sắc riêng, thích ứng với các điều kiện tự nhiên, khí hậu và khai thác, vận dụng các giá trị truyền thống văn hoá bản địa.
Ảnh 04: Bản đồ quy hoạch mở rộng địa giới hành chính thời Pháp
Hanoi Architectural University 2019
17
TQKT PHÁP
Nhà ở thời Pháp
Bối cảnh lịch sử
Thời kỳ đầu 1873- 1900 Những hoạt động về xây dựng đầu tiên của Pháp trong khoảng những năm 1873 -1880 đến năm 1900 và kiến trúc thời kỳ này có thể có tên gọi chung là: Kiến trúc thuộc địa tiền kỳ và phương pháp xây dựng đô thị kiểu Châu Âu được du nhập. Cấu trúc tổng thể dựa trên những nguyên tắc tổ chức các thương điếm Châu Âu ở Hải ngoại với lối bố cục truyền thống theo trục đối xứng và đường phố theo dạng hình học... Thời kỳ này, tình hình chính trị chưa ổn định, kiến trúc thuộc địa kiểu trại lính của quân đội viễn chinh Pháp chiếm lĩnh ưu thế nhằm củng cố vị trí cai trị của Pháp ở Bắc Kỳ. Nhà ống cổ truyền Trong giai đoạn này kiến trúc Pháp chưa ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc nhà truyền thống Việt Nam. Nhà ở tại khu vực 36 phố phường những năm cuối triều Nguyễn đa phần là những ngôi nhà xây sát nhau có mặt tiền khá hẹp hướng ra phố, toàn bộ cấu trúc chủ yếu ngôi nhà nằm vuông góc với phố và có độ sâu tới vài chục mét tạo ra một hình thức nhà ở đặc biệt thường được gọi là “nhà ống” do tương phản giữa độ sâu và mặt tiền của ngôi nhà. Loại nhà này thường được chia thành hai thành phần có chức năng khác nhau: Phía ngoài là cửa hàng bao gồm nơi sản xuất, kho chứa, nơi bán hàng; phía trong là nhà ở gồm các phòng ở, khu phụ, sân trong. Nhà được chia thành nhiều lớp phòng, giữa các phòng là sân trong, thông thường có hai sân, một sân trồng cây cảnh, bể cá non bộ có thể coi là sân cảnh, một sân gắn với khu phụ có bể nước được gọi là sân ướt. Đa phần nhà ở thời kỳ này được xây bằng gạch, mái lợp ngói dốc về hai phía, riêng lớp mái khu phụ chỉ có một dốc, các lớp mái đặt cách nhau tạo ra sân trong, hai đầu đỉnh mái lớp ngoài cùng giáp đường phố có các trụ mái được trang trí đơn giản bằng vữa đắp, tường mái ngăn cách giữa các nhà được xây cao vượt lên khỏi mái có hình bậc thang theo độ dốc mái. Nhà ở thời kỳ này chỉ có một tầng hoặc một tầng rưỡi, nghĩa là phía trên tầng một phần ngoài của ngôi nhà có một tầng lửng, do vậy mặt đứng nhà khá đơn điệu. Mặt chính ngôi nhà thường xây lùi vào so với các tường biên và mái để tránh mưa nắng, cửa đi và cửa sổ bằng các tấm gỗ ván dày được xếp sát cạnh nhau tạo thành hình thức cửa lùa, tương ứng với phần gác lửng phía trên còn có một lỗ cửa nhỏ để lấy ánh sáng và thông gió, nhưng cũng có nhà không có lỗ cửa này nên phía trên chỉ là mảng tường đặc
Nhà ở 1873-1900 1900-1920 1920-1945 Quy hoạch Công trình công cộng
Hanoi Architectural University 2019
18
Ảnh 05: Nhà ống cổ truyền
19
Hanoi Architectural University 2019
Kiến trúc của thời kỳ này cũng được nghiên cứu sâu để thoát khỏi chủ nghĩa công năng đơn giản của kiến trúc thuộc địa tiền kỳ. Phong cách kiến trúc tân cổ điển được dùng phổ biến trong các công sở của nền hành chính thực dân Pháp, với đặc điểm bố cục đối xứng được khai thác thể hiện tính bề thế và hoành tráng qua các mặt chính có hình khối kiến trúc nặng nề ở các tầng dưới tập trung vào việc trang trí các chi tiết. Vị trí của các công trình đó cũng là điểm nhấn trong tổng thể không gian quy hoạch. Người Pháp muốn thông qua kiến trúc thể hiện sức mạnh áp đảo của chính quyền thực dân, đồng thời gây ảnh hưởng của văn hoá Pháp vào Việt Nam. KTS Auguste Henri Vildieu là Chánh Sở Kiến trúc trung ương ở Hà Nội đã kêu gọi kiến thiết một nền kiến trúc cổ điển để chinh phục dân bản địa, biểu thị quyền lực của người Pháp ở Đông Dương.
Tổng quan kiến trúc Pháp
Thời kỳ 1900- 1920 Khu vực thị dân cũ của các tỉnh lẻ và các đô thị cũ bắt đầu phát triển, các công trình nhà ở được xây dựng đa số là 2 3 tầng. Điều quan trọng là nhà ở thị dân chịu ảnh hưởng của việc xây dựng mới và trang trí kiến trúc thuộc địa tiền kỳ thể hiện trong cấu trúc mặt bằng và hình thức trang trí. Đây là thời kỳ tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, kiến trúc chủ yếu là các loại công thự, dinh thự, công sở hoặc nửa dinh thự nửa công sở, một số dạng công trình kiến trúc kiểu “chính thống” lợp mái bằng đá ardoise, có tầng hầm và tầng mái. Từ năm 1900 Chính quyền Pháp ở Đông Dương đã tiến hành công cuộc xây dựng các cơ quan đầu não ở Hà Nội với mục đích biến Hà Nội thành Thủ đô của Liên bang Đông Dương.
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Nhà ống cải biên Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, sau khi Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp và sau đó chính thức được coi là thủ đô toàn xứ Đông Dương, người Pháp đã cho chỉnh trang khu 36 phố phường, mở thêm các khu phố mới chủ yếu dành cho tầng lớp trung lưu người Việt ở phía nam hồ Hoàn Kiếm thì những ngôi nhà ở truyền thống bắt đầu có sự biến đổi mạnh mẽ. Mặt tiền các ngôi nhà thời kỳ này cũng trở nên rất phong phú do ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Có hai loại mặt tiền chủ yếu ở thời kỳ này: Mặt tiền ảnh hưởng phong cách Địa phương Pháp, nhà có ban công trên tầng 2, các cửa sổ và cửa đi tổ chức theo phương đứng, cửa sổ có hai lớp kính - chớp, xung quanh cửa và trên trán tường trang trí các hình hoa dây, gờ chỉ theo kiểu Pháp, các con sơn đỡ mái bằng gỗ tiện gần giống với những biệt thự phong
20
cách Địa phương Pháp ở khu phố Tây. Loại mặt tiền thứ hai ảnh hưởng phong cách kiến trúc Tân cổ điển với việc trang trí mặt tường rất cầu kỳ, đặc biệt là bộ phận tường hoa chắn mái được sử dựng rộng rãi. Xung quanh cửa và trên tường các ngôi nhà loại này thường được lấp đầy các hoạ tiết cổ điển, các hình đắp uốn lượn kiểu Baroc, các đầu cột kiểu Ionic, Corinth La Mã được dùng để trang trí cho các bổ trụ. Đặc biệt phần tường hoa chắn mái được trang trí cầu kỳ nhất, bộ phận này luôn được tổ chức đăng đối với một phần giữa nổi bật xây nhô cao, trung tâm phần này được trang trí bằng hoa dây đắp nổi bao lấy một hình tròn hoặc trái soan gần giống hình thức Cartouche mà chúng ta thường thấy ở các công trình hành chính lớn thời bấy giờ, hai bên tường là các hình hoa lá đắp nổi cũng rất cầu kỳ và phong phú.
Tổng quan kiến trúc Pháp
Ảnh 06: Nhà ống cải biên
Hanoi Architectural University 2019
21
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Thời kỳ 1920- 1945 Điểm đáng chú ý trong thời kỳ này là quy hoạch và xây dựng nhà cửa phát triển mạnh theo xu hướng mới. Bên cạnh các nhu cầu về sử dụng, người Pháp còn quan tâm nhiều đến thẩm mỹ kiến trúc của mỗi ngôi nhà. Trong đó phải kể đến sự đóng góp của Toàn quyền Đông Dương. Maurice Long trong việc sử dụng các kiến trúc sư giỏi từ Pháp và các thuộc địa khác sang. Họ có những ý tưởng mới trong việc định hướng phát triển kiến trúc Pháp ở bản địa. Ernest Hébrerd, Arthur Kruze cùng một số kiến trúc sư khác là những người đi đầu cho xu hướng sáng tác đó. Các phong cách kiến trúc mới được thể nghiệm thay thế cho phong cách kiến trúc cổ điển Pháp được du nhập từ chính quốc. Đó là xu hướng tìm tòi các phong cách kết hợp á - Âu, tức là khai thác các đặc điểm kiến trúc truyền thống cũng như chú ý đến khí hậu và vật liệu địa phương. Một trào lưu đáng kể trong giai đoạn này là Art Deco với những đặc trưng của kiến trúc hiện đại thoát ly khỏi những chi tiết kiến trúc cổ điển, hướng tới cách xử lý hình khối và đường nét hình học đơn giản. Nó trở thành một trào lưu mạnh, phát triển song song tồn tại với phong cách Đông Dương. Cả hai xu hướng này đã để lại nhiều tác phẩm kiến trúc có giá trị. Những đặc điểm chính trong sự phát triển của kiến trúc thuộc địa Hệ thống luật lệ quản lý đô thị kiểu phương Tây và phương pháp quy hoạch đô thị được áp dụng khá chặt chẽ. Trong quy hoạch đô thị, những vị trí thuận lợi được dành cho các công thự của bộ máy cai trị, các dinh thự dành cho các viên chức cao cấp và quan lại phong kiến, thể hiện sự phân biệt tầng lớp rõ rệt. Trường học, nhà thương được xây dựng, đường xá được mở mang, chỉnh trang. 22
Môi trường đô thị được cải thiệt từng bước. Những khu nhà biệt thự là các khu nhà ổ chuột tồn tại song song phản ánh rõ nét đặc tính đối lập giai cấp. ở các đô thị đã hình thành khá đầy đủ các công trình công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ, các công sở nhà ở của viên chức thượng lưu, trung lưu trong bộ máy cai trị. Đô thị bước đầu thay đổi về hình thức, nhưng chưa thay đổi căn bản về chất. Khu công nghiệp, thương mại, văn hoá vui chơi giải trí chưa hình thành riêng biệt mà còn xây dựng xen lẫn với nhau.
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 07: Đặc trưng của nhà phố Pháp
23
TQKT PHÁP
Quy hoạch thời Pháp
Bối cảnh lịch sử
Năm 1873, thực dân pháp chính thức nổ sung đánh thành Hà Nội. Ngày 3 tháng giêng năm 1874, Pháp đã tổ chức tại Hà Nội một phái đoàn hiệp thương do Nguyễn Văn Tướng, đại diện của triều đình Huế và Philastre, đại diện của Soái phủ Sài Gòn tham gia. Theo quy ước được ký kết phía đông-đông nam thanh phố Hà Nội để Pháp lập tòa công sử và xây doanh trại cho binh lính. Không lâu sau, một Hiệp ước ký ngày 15 tháng 3 năm 1874 giữa chính phủ Pháp và nhà nước phong kiến Việt Nam, theo đó, Pháp được đặt tại Hà Nội một lãnh sự với một lực lượng lính bảo vệ không quá 100 người. Diện tích khu đất nhượng cho Pháp xây Tòa Công Sử được quy định là 2,5 héc-ta nhưng do sự bất lực của nhà Nguyễn mà đại diện là Trần Đình Túc, cuối cùng khu đất nhượng này đã lến tới trên 18,5 héc-ta. Ngày 28 tháng 8 năm 1875, Pháp bắt đầu đặt Lãng sự quan tại Hà Nội. Như vậy là, Về mặt pháp lý, mặc dù Bắc Kỳ chưa chính thức trở thành đất “bảo hộ” của Pháp song trên thực tế, Pháp đã có nhượng địa ở Hà Nội và có đặc quyền về thuế quan, kinh tế và kiểm soát các cảng. Hiệp ước ngày 6 tháng 6 năm 1884 được thi hành theo sắc lệnh ngày 2 tháng 3 năm 1886 của Tổng Thống cổng hòa Pháp. Theo Hiệp Ước: triều đình Huế chập nhận và thừa nhận nền bảo hộ của Pháp; nước Pháp đại diện cho triều đình Huế trong tất cả các quan hệ ngoại giao… (điều 1); Bắc Kỳ và Trung Kỳ đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của một viên Tổng Trú sử (điều 5). Ngày 27 tháng 1 năm 1886, Hội đồng Bảo hộ Bắc Kỳ, cơ quan đại diện cho quyền lực của chính quyền thuộc địa pháp tại Bắc và Trung Kỳ đã được thành lập. Chính tại phiên họp đầu tiên, Hội đồng Bảo hộ đã quyết định thành lập tại Hà Nội một Ủy ban thành phố để thực hiện nhiệm vụ quan trọng là “ làm cho Hà Nội trở thành một thành phố châu Âu”. Với mục đích trên, người Pháp bắt đầu quy hoạch bằng việc xác định địa giới thành phố Hà Nôi. Trong giai đoạn này, mọi nỗ lực để xây dựng và mở rộng Hà Nội của Pháp đã được thể hiện qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền thuộc địa các cấp. Bẳng hoàng loạt các Nghị định của tổng trú sứ sau này là toàn quyền đông dương và đốc lý Hà Nội, ngoài việc xác định và mở rộng ranh giới Thanh phố, chính quyền thuộc địa đã phân Thành Phố ra làm hai khu vực chính: khu vực dành cho người Âu và người bản xứ.
Nhà ở Quy hoạch 1873-1900 1900-1920 1920-1945 Công trình công cộng
Hanoi Architectural University 2019
24
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
25
Ảnh 08: Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục 1973
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Ngày 11 tháng 5 năm 1886, Tổng Trú Sứ Trung-Bắc Kỳ Vial kỳ quyết định số 1 giao cho Khu Công chính Bắc Kỳ việc đó vẽ bản đồ thành phố Hà Nội. Các kỹ sư của khu công chính có thuộc quyền sợ hữu tư nhân của người Âu cũng như người bản xứ. Tiếp đó, ngày 14 tháng 9 năm 1888, Quyền Tổng Trú Sứ Parreau đã ký nghị định phân định ranh giới ban đầu của thành phố Hà Nội. Theo nghị định này, thành phố HÀ Nội lúc đó bắt đầu từ sở thuế quan (nay là Bảo tàng cách mạng Việt Nam), qua Lô Cốt BẮc nay thuộc phố Đức Chính) đường Grand Bouddha (nay là phố quán thánh), đường bao quanh thánh Hà Nội, cửa Sơn Tây kéo dài đến đường Phủ Thanh Oai (Phố Văn Miếu, một phần phố Quốc Tử Giám và một phần phố Tôn Đức Thắng), khu Văn Miếu-Quốc Tử Giám, chùa Sinh Từ, đường Huế (nay là phố Huế), công sự Huế, Qua đê thuộc khu vực nhượng địa cho đến tận sông Hồng. Dụ ngày 3 tháng 19 năm 1888 của vua Đồng Khánh về việc lập thành Hà Nội thành nhượng địa của Pháp. Diện tích thành phố Hà Nội thời điểm đó là 1220 ha. Tuy nhiên, trong phiên họp thường kỳ ngày 6 tháng 10 năm 1889 của Hội đồng Thành phố, Đốc lý Hà Nội đã cho rằng “ranh giới hiện tại của thành phố không được rõ ràng, khó nhận biết, khó xác định về đất dai và đã bỏ ra ngoài thành phố một vài vùng buôn bán và công nghiệp”. chính vì vậy. theo đề nghị của hội đồng thành phố được xác định giáp với dòng chảy của sông Hồng; phía bắc;phía tây và phía nam được xác định bởi một đường thẳng chạy từ cột mốc số 1 đến số 15, cụ thể như sau:
26
+ Cột mốc số 1 được đặt ở phía bắc thành phố và lang cổ Xá, cách Lô Cốt Bắc 900 mét. + Cột mốc số 2 được đặt về phía ngoài Lô Cốt Bắc và kéo dài về phía tây đến đoạn giao nhau với hồ Tây, + Cột mốc số 3 được đặt cách chùa Cổ Lệ 270 mét về phía đông và trên bờ Hồ Tây. Ranh giới giữa cột mốc số 2 và số 3 được ấn định theo sường nước uốn lượn của Hồ Tây, bao gồm cả đảo chùa Trần Quốc. + Cột mốc số 4 được đặt trên đê Pareau ( ĐƯờng Hoàng Hoa Thám), điểm tiếp nối với một con đê nhỏ kéo từ cửa Sơn Tây qua. Ranh giới giữa cột mốc số 3 và 4 được ấn định là đường thẳng nối liền hai cột mốc này. + Các cột mốc số 6,7,8,9,10 và 11 được đặt trên một đường thẳng chạy song song với trục đại lộ Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo) và nằm cách trục này 150 mét. Cột số 6 được đặt ở điểm đầu phía tây của của đường thẳng này và cách trục đường Phủ Thanh Oai 340 mét; cột số 7 được đặt ở phía đông của đường thẳng nói trên, cột số 8 được đặt ở giữa đường Phủ Thanh Oai với đường Mandarine (sau gộp thành đường Mandarine; cột số 10 được đặt ở giữa đường Mandarine với đường Huế (nay là phố Huế) và cột số 11 được đặt ở phía đông đường Huế. + Cột mốc số 12 được đặt ở phía tây của đường Lò Lợn ( nay là phố Dương Thị Ái và Phố Dương Văn Đôn), thẳng với con đường chạy đến phía nam của khu nhượng địa. + Cột mốc số 13 được đặt ở đoạn giao nhau giữa đê cao của sông Hồng với chiến hào cũ dẫn đến đường Huế. + Cột mốc số 14 được đặt trên bờ cao của sông Hông, thẳng vào con đường dẫn đến đường Lò Lợn.
Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 09: Bản đồ Hà Nội 1873
Để củng cố và tăng cường bộ máy chính quyến thuộc địa ở Hà NỘi, người Pháp đã cho xây dựng ngay trong giai đoạn này một số công trình quan trọng như tòa đốc lý Hà Nội (nay là vị trí Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội) trên nền đất của chùa Tàu năm 1887-1888, khu văn phòng của phủ thống sứ Bắc Kỳ năm 1892 Trại Lính khố xanh năm 1895, Nhà Bưu điện trung tâm năm 1894… Để phục vụ việc quy hoạch các khu phố phía Tây Hà Nội từ thành Hà Nộ, Hội đồng thành phố đã để nghị thống sứ Bắc Kỳ và Toàn Quyền Đông Dương cho phá nốt phần còn lại của Hoàng Thành, chỉ để lại cổng phía Bắc nămg 1893.
Tổng quan kiến trúc Pháp
+ Cột mốc số 15 được đặt cách góc tây bắc của bờ tường phía ngoài của Lò Lợn 20 mét. Ranh giới giữa các cột mốc 12,13,14 và 15 được ấn định chạy theo mép đường và đê dẫn đến đường Lò Lợn. tức cột mốc số 15, ranh giới thành phố được ấn định chạy song song và cách tường rào của Lò Lợn 20 mét kéo dài đến đê sống Hồng. Các cột mốc trên được ghi một bên là Thành phố và một bên là tỉnh Hà Nội. Ranh giới thành phố Hà Nội của chính quyền thuộc địa Pháp trong nhiều năm sau. Ngoài việc quy hoạch về địa giới hành chính của Hà Nội, người Pháp tập trung mở rông khu vực người Âu bặng nghị định bắt phá bỏ nhà tranh vách đất ở khu phố Paul Bert(nay là phố Tràng Tiền) năm 1886 rồi đến nghị định cấm xây dựng và phải dỡ các nhà tranh vách đất trong thời hạn 6 tháng trong khu vực bao gồm đại lộ Gambetta, sông Hồng, đường Mandarine đến tận khu vực thành Hà Nội.
27
Tổng quan kiến trúc Pháp
Hanoi Architectural University 2019
28
Ảnh 11: Bản đồ Hà Nội 1898 Ảnh 10: Bản đồ Hà Nội 1873
Tổng quan kiến trúc Pháp
Việc mở rộng thành phố hà nội được bắt đầu bằng nghịa định ngày 20 tháng 2 năm 1895 của thống sứ Bắc Kỳ sáp nhập phần đất đai ở khu vực nằm giữa đường Lò Lợn, con đê giới hạn khu nhượng địa Pháp vớ đường Mandarine (nay là phố Lê Duẩn) vào thành phố Hà Nội. Như vậy là, Thành Phố Hà Nội được mở rộng bắt đầu bắt đầu từ phía Đông-Bắc. Quyết định ngày 11 tháng 3 năm 1895. Của Kinh lược Bắc Kỳ sáp nhập các thôn Liên Đường, Thiên Quang, một phần đất của thôn Tiên Mỹ , một ao có diện tích 6 sào thuộc khu Nam Ngư hay phố Nam Ngư, thôn Vân Hồ, Thịnh Yên, Yên NHất, Hòa Mã, Phúc Lâm Tiêu, Đông Tâm, Giáo phương, Phúc Cổ, Lương Yên, Cảm Hội và Đức Viên của huyện Vĩnh Thuận vào địa hạt của thành phố Hà Nội. Tiếp đó, trong phiên họp ngày 16 tháng 11 năm 1895, Hội đồng thành phố đã quyết định sáp nhập vào thành phố Hà Nội một vài khu đất ở phía nam dành để xây dựng
nhà ga đường sắt và các công trình phụ trợ. Bốn năm sau bằng nghị định ngày 14 tháng 7 năm 1899 của toàn quyền Đồng Dương, 53 xã thuộc các huyện Vĩnh Thuận, Từ Liêm và Thanh Trì đã được “đặt dưới quyền quản lý của công sứ-đốclý” để lập nên khu ngoại ô Hà Nội. Nghị định ngày này lập ra khu ngoại ô thành phố Hà Nội đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một vùng đất dự trữ rộng lớn cho việc mở rộng ranh giới thành phố ở giai đoạn sau.
29
Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 12: Bản đồ Hà Nội 1885
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Tiếp đó, ngày 30 tháng 11 năm 1899, quyền thống sứ Bắc Kỳ là J.Morel đã ký quyết định số 20 tách các xã Tương Mai và Thịnh Liệt ra khỏi tổng Hoàng Mai để sáp nhập vào tổng Khương Đình, Huyện Thanh Trì, ngoại ô Hà Nội. Khu vực ngoại O này được chính thức mang tên huyện Hoàn Long vào tháng 11 năm 1899 và được sáp nhập thêm các xã Vĩnh Tuy, Khương trung của tổng Hoàng Mai, Quán La của tổng thượng tổng, xuân tảo sở của tổng trung tổng và An Hòa của Tổng An Hạ. Theo quyết định số 21 ngày 26 tháng 12 năm 1899 của thống sứ Bắc Kỳ. Trong giai đoạn này, chính quyền chú trọng đầu tư vào khu phố pháp bằng việc cho rải đá mặt đường, làm vỉa hè, xây dựng cống ngầm và hoàn thiện hệ thống cung cấp điện nước …. Sau đó trong phiên họp thường kỳ ngày 13 tháng 10 năm 1902, Hội đồng thành phố đã nghiên cứu “ Dự án quy hoạch chung cho khu bản xứ của sở đô thị “ được đề xuất trong phiên họp tháng 5 năm 1900. Quá trình tạo ra vùng đất dự trữ cho thành phố Hà Nội được Tiếp tục bằng nghị định ngày 3 tháng 3 năm 1903 của Toàn quyền Đông Dương về việc tách các xã Lâm Gio, Phú Viện và các thôn Gia QUất Hạ và Cầu Cá thuộc tổng Gia Thuy, Phủ Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh để sáp nhập vào khu vực ngoại ô Hà Nội. Nghị định đã cũng đặt các vùng này dưới quyền quản lý trực tiếp của Đốc lú thành phố Hà Nội. Cùng với việc mở rộng Thành Phố, chính quyền Bảo hộ cũng tập trung tiến hành xây dựng các công trình công cộng, quy hoạch các lô giới và mở các tuyến đường mới cho thành phố hà nội trong nhiều năm. Trong thời gian này, một văn bản rất quan trọng đối với việc quy hoạch Hà Nội là nghị định số 29 ngày 14 tháng 4 năm 1914 của đốc lý Hà Nội quy định 30
các điều khoản cho tất cả các công trình xây dựng trong thành phố Hà Nội, kể cả khu người Âu và khu người bản xứ. Theo đó, tất cả các công trình lớn nhỏ đều phải xin phép chính quyền thành phố. Ngày 17 tháng 7 Năm 1914, Đốc lý ra Quyết định chia thành phố Hà Nội thành 8 khu phố. Tuy nhiên, không lâu sau, khu ngoại ô Hà Nội đã bị xóa bỏ kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1915, theo nghị định ngày 10 tháng 12 năm 1914 của quyền toàn quyền Đông Dương Van Vollenhoven. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1915 này, khu ngoại ô này đã bị sáp nhập vào tỉnh Hà Đông. Diện tính thành phố lại bị thu hẹp lại. Trong giai đoạn này, nhiều công trình được xây dựng như: Phủ Toàn quyền Đông Dương, Dinh thự Thống sứ Bắc Kỳ,tòa án Hà nội, nhà lao trung ương, Sở Thuế quan và Độc quyền Đông Dương, Kho bạc Đông Dương, Ga Hà Nộ, Viện mắt Hà Nội, Bệnh viện bản xứ, và hầu hết các trường ở Hà Nội… Đến những năm 1920, người Pháp tập trung vào việc quy hoạch các công trình xây dựng. Điểm đang chú ý trong giai đoạn này là quy hoạch và xây đựng phát triển theo xu hướng mới. Bên cạnh nhu cầu về sử dụng, người Pháp còn quan tâm nhiều đến thẩm mỹ kiến trúc của mỗi ngôi nhà. Toàn quyền đông dương đã sử dụng kiến trúc sư giỏi từ Pháp và các thuộc đại khác để thiết kế các công trình lớn tại Hà Nội và một số thành phố khác. Năm 1921, Sở Kiến trúc và Đô thị được thành lập với người đứng đầu là KTS Enest Hébrard.
Năm 1924, bản quy hoạch đô thị do Enest Hébrard thiết lập tạo cơ sở cho việc quản lý đô thị. Mọi công trình xây dựng phải tuân thủ đô án quy hoạch và phải có sự phối hợp để tạo ra những không gian đô thị cân đối với bố cục chặt chẽ, có tính tượng trưng, nhân mạnh trọng điểm. Nhìn trên bản đồ có thể thấy rõ : ngoài việc chỉnh trang khu “36 phố phường”, thành phố mở ra những khu xây dựng mới theo “quy hoạch ô bàn cơ” tạo thành những đại lộ, những ô phố khang trang mà nay ra còn thấy rõ ở nhưng “khu phố Tây”.
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
. Nhiều văn bản quy định được ban hành phục vụ quản lý và điều hành công việc quy hoạch “tại 26 con đường của thành phố Hà Nội và tất cả các đại lộ được mở trên khu đất của công ty điền thổ, từ đại lộ Carnot (nay là phố Phan ĐÌnh Phùng) đến đường Duvilliers (nay là phố Nguyễn Thái Học), chỉ được phép xây dựng những căn nhà kiểu Âu, cấm xây nhà kiểu bản xứ. Số người sử dụng ở mỗi phòng ngủ tối đa là 1 người/25m2. Tuy nhiên cũng tại khu vực này, các phòng dùng làm nhà ở cho gia nhân, diện tíchcó thể nhỏ hơn 75 m2… Đối với những căn nhà có sẵn từ trướ, cần được sửa chữa lại cho phù hợp với quy định mới”. Nghị đinh số 117 ngày 8 tháng 8 năm 1922 của Thống sứ Bắc Kỳ bổ sung điều 1 trong nghị định ngày 7 tháng 7 năm 1921 chỉ rõ những con đường của Hà Nội chỉ được xây nhà kiểu Âu. Nghị định này còn bổ sung 12 con đường khác cũng được phép xây nhà kiểu Âu. Ảnh 13: Bản đồ Hà Nội 1926
31
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Để thống nhất việc quy hoạch và mở rộng các thành phố thuộc địa của Pháp ở Đông Dương, Tổng thống Pháp đã ra Sắc lệnh ngày 12 tháng 7 năm 1928 về quy hoạch và mở rộng thành phố ở Đông Dương, trong đó điều 4 quy định thành lập một Ủy ban quy hoạch và mở rộng thành phố tại mỗi nước trong khối liên hiệp Pháp. Ủy ban này gồm Đốc lý hay thị trường hoặc người đứng đầu thành phố; đại diện của các công sở khác nhau; đại diện của các hội kiến trúc sư, Mỹ thuật, Khảo Cổ, Lịch Sử, Nông nghiệp, Thương mại, Công nghiệp, thể thao, giao thông… để trưng cầu ý kiến về các kế hoạch hay các dự án quy hoạch và mở rộng thành phố được các hội đồng thành phố thiết lập các dự án có thể gây ra… điều 6 quy định; Mỗi thành phố hay trung tâm đô thị, Hội đồng thành phố hoặc Ủy ban thành phố, theo đề nghị của Đốc lý sẽ chỉ định một kỹ thuật viên hoặc một tổ chức chịu tránh nhiệm nghiên cứu việc lập bản đồ và dự án mở rộng thành phố. Thực hiện Sắc lệnh trên toàn quyền Đông dương bằng nghị định ngày 20 tháng 11 năm 1930 và Công điện số 6/A ngày 2 tháng 1 năm 1931, Thống sứ Bắc Kỳ đã yêu cầu Đốc lý Thành phố chỉ định các thành viên của Hội đồng và kỹ thuật viên lập bản đồ cải tạo và mở rộng thành phố Hà Nội. Cuối cùng, tại phiện họp thường kỳ ngày 25 tháng 2 năm 1931, Hội đồng thành phố đã quyết định giao cho sở địa chính Hà Nội nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng bản đồ quy hoạch và mở rộng thành phố theo dự án của Hébrard đã vạch ra cho Hà Nội. Nghị định ngày 19 tháng 10 năm 1933 của Đốc lý Hà Nội ra làm 39khu và ấn định ranh giới của từng khu.
32
Trong vong mười năm sau đó, Hà Nội chủ yếu tập trung cào việc quy hoạch, cải tạo, sắp xếp các đường phố trong khu vực nội thành. Cho đến cuối năm 1941, quá trình tạo ra vùng đất dự trữ cho việc mở rộng thành phố mới bắt đầu được khởi động lại, bằng nghị định ngày 18 tháng 10 năm 1941 của toàn quyền Đông Dương. Theo nghị định, tất cả các xã trong huyện Hoàn Long, các tổng Thanh Trì, Thịnh Liệt, Khương Đình thuộc huyện Thanh trì, các tổng Dịch Vọng, Xuân Tảo, Phú Gia của phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Đông bắt buộc phải phụ thuộc vào kế hoạch sắp xếp và mở rộng các thành phố ở Đông Dương. Ngày 25 tháng 8 năm 1942, Toàn quyền Đông Dương Decoux đã thông qua Dự ngay 11 tháng 7 năm 1942 của Vua Bảo Đại về việc quy hoạch và mở rộng địa hạt của thành phố. Tiếp đó, Toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định ngày 31 tháng 2 năm 1942 tách khỏi tỉnh Hà Đông toàn bộ đất đai khu ngoại ô Hà Nội cũ được quy định bằng Dụ ngày 11 tháng 7 năm 1942 vủa Vua Bảo Đại (bao gồm tất cả các làng trong huyện Hoàn Long, các tổng Thanh Trì, Thịnh Liệt, Khương Đình của huyện Thanh Trì, các tổng Dịch Vọng, Xuân Tảo, Phú Gia của phủ Hoài Đức), kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1943 vào đặt vùng này dưới quyền quản lý của Đốc lý Hà Nội. Vùng mới này được mang tên dại lý đặc biệt của Hà Nội. Trong giai đoạn này, Hà Nội được mở rộng về phía nam (khu vực hồ Bảy Mẫu), nhiều khu phố mới đã được mở như các phố ở khu phía bắc Hoàng Thành cũ. Hầu hết các phố ở Hà Nội đã được rải đá, rải nhựa dưới lòng đường, vỉa hè đã được lát và có hệ thống cống rãnh.
Hàng loạt các sự kiện liên tiếp xảy ra ở Đông dương giai đoạn 1944-1945 và cuối cùng là sự kiện toàn quốc kháng chiến ngày 19 tháng 12 năm 1946 đã làm cho nghị định ngày 31 tháng 12 năm 1942 của toàn quyền đông dương cùng với việc thành lập đại lý đặc biệt của Hà Nội trở thành văn bản cuối cùng của chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương về việc mở rộng thành phố Hà Nội.
Tổng quan kiến trúc Pháp
Về xây dựng, trong giai doạn này nhiều công trình lớn nhỏ được xay dựng làm trụ sở của các ngành kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế.. như bảo tàng Louis Finot (nay là Bảo tàng Lịch sử), Sở Tài Chính Đông Dương ( nay là Bộ Ngoại Giao), Institut pasteur( nay là viện vệ sinh dịch tễ); Nhà Thương René Robin(nay là trụ sở văn phòng trung ương Đảng)… Đa số các công trính được xây dựng trong gian đoạn này đều mang phong cách kiến trúc Á Đông, tiêu biểu là công trình trường đại học Đông Dương, Công trình ở điểm giao nhau giữa đường bobillot với điểm kết thúc của trục đường Carreau ( nay là phố Lý Thường Kiệt).
Ảnh 14: Bản đồ Hà Nội 1931
Hanoi Architectural University 2019
33
TQKT PHÁP
Công trình công cộng thời Pháp
Bối cảnh lịch sử
Phủ toàn quyền Đông Dương Phủ Toàn quyền Đông Dương là cơ quan đứng đầu bộ máy cai trị của Pháp tại Đông Dương, được thành lập năm 1887. Công trình Phủ Toàn quyền Đông Dương nằm giáp đại lộ Brière de l’Isle (phố Hùng Vương) và đê Parreau (đường Hoàng Hoa Thám), được xây dựng trong khuôn viên vườn Bách thảo. Tại đây có các hạng mục công trình: Dinh thự chính của Toàn quyền, khu nhà Văn phòng, các công trình phục vụ khác. Công trình do kiến trúc sư Charles Lichtenfelder thiết kế theo trường phái kiến trúc cổ điển Pháp. Dinh Toàn quyền Đông Dương nay là Văn phòng Chủ tịch nước. Công trình này được tiến hành thi công trong các năm từ 1901 đến 1905 với diện tích 1200 m2 tại một địa điểm cao ráo, cạnh Hồ Tây, có phong cảnh đẹp, yên tĩnh và có nhiều cây xanh. Phong cách trang trí của dinh thự này thể hiện tài năng của người Pháp : phòng khánh tiết lớn được thiết kế theo phong cách vua Louis XIV; phòng ăn lớn theo phong cách thời Phục Hưng; phòng riêng của Toàn quyền theo phong cách thời đại đế Pháp. Tuy nhiên, các chi tiết trang trí cũng nhiều lần được tu bổ và sửa chữa theo ý thích của từng viên Toàn quyền. Khu nhà Văn phòng được xây dựng năm 1906 và 1920 và được cải tạo mở rộng nhiều lần với tổng diện tích khoảng 1.200 m2. Công trình này nay là Văn phòng Chính phủ.
Nhà ở Quy hoạch Công trình công cộng
Hanoi Architectural University 2019
34
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 15: Lối vào Dinh Toàn quyền Đông Dương và Vườn Bách thảo
35
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 16: Bản vẽ mặt trước của Dinh Toàn quyền Đông Dương tại Hà Nội, tỉ lệ 1/2000, do kiến trúc sư Lichtenfelder lập năm 1900 36
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 17: Bản vẽ tổng thể Dinh Toàn quyền Đông Dương lập năm 1900, tỉ lệ 1/500
37
Tổng quan kiến trúc Pháp
Hanoi Architectural University 2019
38
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 18: Bản vẽ Vườn Bách thảo, tỉ lệ 1/1000, do Sở địa chính Bắc kỳ đo và vẽ năm 1896
39
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Dinh thự phó toàn quyền Đông Dương Dinh thự của Phó Toàn quyền Đông Dương nằm giáp các phố Pottier (phố Bảo Khánh), phố Jules Ferry (phố Hàng Trống) và phố Beauchamp (phố Lê Thái Tổ). Công trình này vốn là Ngân hàng Đông Dương được xây dựng từ trước 1902 và khu nhà của Giám đốc phụ trách các vấn đề dân sự. Năm 1904, hai khu nhà trên được cải tạo nâng cấp dùng làm dinh thự của Phó Toàn quyền Đông Dương. Dinh thự này được thiết kế theo phong cách tân cổ điển. Công trình dinh thự của Phó Toàn quyền Đông Dương nay được dùng làm trụ sở của Báo Nhân dân. Phủ Thống sứ Bắc Kỳ Phủ Thống sứ Bắc Kỳ là cơ quan đứng đầu bộ máy cai trị Pháp ở Bắc Kỳ, đặt dưới sự giám sát của Toàn quyền Đông Dương. Phủ Thống sứ Bắc Kỳ nằm ở trung tâm Hà Nội, mặt chính về hướng đông là đại lộ Henri Rivière (phố Ngô Quyền), về phía bắc dọc theo đại lộ Chavassieux (phố Lê Thạch), về phía nam dọc theo phố Intendance (phố Đinh Lễ), phía sau giáp khu Bưu điện. Công trình này do kiến trúc sư Aldophe Bussy thiết kế theo phong cách kiến trúc cổ điển Pháp có ảnh hưởng của thời kỳ Naponéon III. Phủ Thống sứ Bắc Kỳ gồm: - Khu Văn phòng được xây dựng năm 1892, nay là Bộ Lao động-Thương binhXã hội. - Dinh thự Thống sứ được xây dựng năm 1918 nay được dùng làm Nhà khách của Chính phủ.
40
Ảnh 19: Bản thiết kế hàng rào sắt khu văn phòng của Phủ Thống sứ Bắc kỳ, tỉ lệ 1/50, do Kiến trúc sư Henri Vildieu, Chánh Sở Nhà cửa dân sự lập năm 1899
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 20: Ảnh chụp mặt trước Dinh Thống sứ, kí hiệu tra tìm S2898, CAN1
41
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Tòa án Hà Nội Công trình Toà án Hà Nội đã được thiết kế sơ bộ từ năm 1900 nhưng đến năm 1905 mới được duyệt kinh phí và có thiết kế cụ thể. Công trình được chính thức được xây dựng từ năm 1906 đến 1908 trên khu đất vuông vắn giáp đại lộ Carreau (phố Lý Thường Kiệt), đại lộ Rollandes (phố Hai Bà Trưng) và phố Fours (phố Hoả Lò). Công trình Toà án Hà Nội do kiến trúc sư Henri Vildieu thiết kế đối xứng theo phong cách kiến trúc tân cổ điển vững trãi thể hiện uy quyền của chế độ lập pháp thực dân. Công trình có khối đế nặng nề với hệ chi tiết kiến trúc phân vị bằng những vạch ngang làm tăng thêm vẻ bề thế của toà nhà. Hệ cột thông tầng từ giải pháp nâng trụ tròn là một thủ pháp kiến trúc thường thấy ở Pháp đối với các công trình công quyền. Các chi tiết viền mái, gờ tường làm giảm nhẹ sự nặng nề nhưng cũng góp phần tăng thêm tính nghệ thuật cho công trình. Hiện nay, công trình Toà án Hà Nội do Toà án nhân dân tối cao, số 48 phố Lý Thường Kiệt và Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội, số 43 phố Hai Bà Trưng quản lý và sử dụng.
42
Nhà lao trung ương NHÀ LAO TRUNG ƯƠNG Nhà lao trung ương thường gọi là Nhà pha Hoả Lò. Đây là một trại giam chính trị phạm và thường phạm. Công trình này do kiến trúc sư Henri Vildieu thiết kế sơ bộ từ năm 1895 và xây dựng trong các năm 1896-1899. Khu nhà tù được cải tạo mở rộng nhiều lần trong các năm sau đó. Nhà lao này là một trại giam lớn, kiến trúc kiên cố tương đối hiện đại, bố trí nghiêm mật, được xây dựng ở vị trí trung tâm Thành phố trông ra 4 mặt phố: Rollandes (Hai Bà Trưng), Richaud (Quán Sứ), Teinturiers (Thợ Nhuộm) và Prison (Hoả Lò). Ngày nay, công trình Nhà lao Trung ương còn được giữ lại một phần quay ra phố Hoả Lò để làm Khu di tích lịch sử. Phần còn lại đã phá bỏ và xây dựng Toà Tháp Hà Nội (Hanoi Tower) quay mặt ra các phố Hai Bà Trưng, Quán Sứ và Thợ Nhuộm.
Tổng quan kiến trúc Pháp
Ảnh 21: Bản vẽ mặt trước tòa nhà của Hội đồng Hòa giải trong Toà án, tỉ lệ 1/50, do Kiến trúc sư phó Charles Christian thuộc Sở Nhà cửa dân sự thiết kế năm 1928
Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 22: Bản vẽ mặt bằng nhà lao trung ương
43
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Sở mật thám Bắc kỳ Công trình Sở Mật thám Bắc Kỳ nay là trụ sở Công an Thành phố Hà Nội, do kiến trúc sư Aldophe Bussy thiết kế và được xây dựng vào năm 1914 -1915 quay ra đại lộ Gambetta (phố Trần Hưng Đạo). Ngày 22/5/1930, Toàn quyền Đông Dương phê duyệt việc mở rộng Sở Mật thám thành Khu Cảnh sát với qui mô và diện tích lớn. Toàn bộ Khu Cảnh sát nay được dùng làm văn phòng của một số cơ quan của Bộ Công an ở các phố Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản và phố Nguyễn Du. Trại lính khố xanh Công trình được xây dựng trên đại lộ Đồng Khánh (phố Hàng Bài). Tài liệu có thời gian sớm nhất về công trình này là các bản vẽ năm 1895. Theo các bản vẽ đó, một số nhà đã được xây dựng trước năm 1895. Từ năm 1895 đến 1903, một số hạng mục công trình được xây dựng theo thiết kế của kiến trúc sư Henri Vildieu. Từ năm 1923 đến 1944 một số toà nhà được xây dựng và mở rộng. Công trình Trại lính khố xanh nay là vị trí Cục Quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ Công an. Dấu tích còn lại của công trình này là chiếc cổng vào số 40A phố Hàng Bài. Sở thương chính và độc quyền Đông Dương Sở Thương chính và Độc quyền Đông Dương được thành lập năm 1897 theo Sắc lệnh của Tổng thống Cộng hoà Pháp. Dự án xây dựng công trình Sở Thương chính Đông Dương được Toàn quyền Đông Dương phê duyệt và xây dựng năm 1906 giáp đê Clémenceau (phố Trần Quang Khải) và phố Chaux (phố Tông Đản). Công trình này do kiến trúc sư Henri Vildieu thiết kế theo phong cách tân cổ điển. Hiện nay, công trình này do Bảo tàng Cách mạng Việt Nam quản lý và sử dụng. 44
Sở tài chính Đông Dương Cuối năm 1924, dự án xây dựng Sở Tài chính Trước bạ được phê duyệt theo thiết kế của kiến trúc sư trưởng Ernest Hébrard với kiểu kiến trúc gần với văn hoá Á đông phù hợp với đặc điểm khí hậu Việt Nam. Hãng Verneuil & Gravereaud trúng thầu và thi công công trình năm 1925. Công trình được nghiệm thu chính thức năm 1928. Công trình nằm giáp các phố Puginier (phố Điện Biên Phủ) và phố Ollivier (phố Tôn Thất Đàm). Đây là một trong những công trình đầu tiên thể nghiệm phong cách kiến trúc Đông Dương. Ernest Hébrard cũng là kiến trúc sư tiên phong mở đầu trào lưu kiến trúc kết hợp Đông Tây với hàng loạt các công trình xây dựng tại Hà Nội giai đoạn 1923-1936. Trước đây, Toà nhà này dùng cho 2 cơ quan: Sở Tài chính (Direction des Finances) và Sở Trước bạ (Sous-Direction de l’Enregistrement). Hiện nay công trình được dùng làm trụ sở Bộ Ngoại giao, số 1 phố Tôn Thất Đàm. Phòng thương mại và Nông nghiệp Hà Nội Công trình Phòng Thương mại và Nông nghiệp Hà Nội ở phố Fourès (phố Đinh Lễ) do nhà thầu Joseph thiết kế và xây dựng năm 1939-1940 theo phong cách hiện đại. Phòng Thương Mại và Nông nghiệp Hà Nội ban đầu có trụ sở tại phố Tràng Thi (vị trí Thư viện Quốc gia Hà Nội), sau đó chuyển về phố Lê Thái Tổ. Đến năm 1936, cơ quan này được chuyển về vị trí góc phố Đinh Tiên Hoàng và phố Đinh Lễ. Thoả thuận về việc thi công công trình này được ký kết giữa Pierre Guillaume, Chủ tịch Phòng Thương mại và Nông nghiệp và nhà thầu Robert Joseph năm 1939 và được thực hiện trong 1 năm. Công trình này nay là Bưu điện số 4 phố Đinh Lễ.
45
Hanoi Architectural University 2019
và đã được Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer thông qua. Tuy nhiên, kiến trúc của toà nhà này đã được thay đổi khá nhiều khi xây dựng sau đó không lâu, đặc biệt là phần mái dốc kiểu Á Đông được thay bằng mái Mansard và phần bố trí mặt bằng chung. Ga Hà Nội được sửa chữa và cải tạo nhiều lần, nay là Ga Hà Nội, số 120 phố Lê Duẩn. Sở địa chính Bắc kỳ Khu văn phòng của Sở địa chính Bắc Kỳ được xây dựng từ năm 1921 đến 1923 ở phố Borgnis Desbordes (phố Tràng Thi). Công trình do kiến trúc sư Adolphe Bussy thiết kế theo phong cách tân cổ điển. Năm 1933 công trình được tu bổ và mở rộng theo thiết kế của kiến trúc sư Mondet. Ngoài khu văn phòng, Sở Địa chính Bắc Kỳ còn có các khu nhà như nhà của Giám đốc Sở, một số nhà phụ và nhà kho. Công trình văn phòng Sở Địa chính nay do Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số 7 phố Tràng Thi, quản lí và sử dụng. Sở công chính Bắc kỳ Toà nhà đầu tiên của Sở Công chính Bắc Kỳ được xây dựng vào năm 1903-1904 trên phố Trần Quang Khải, mặt bên giáp phố Lò Sũ, mặt sau giáp phố Hàng Vôi. Từ năm 1907 đến 1940, một số toà nhà được xây thêm cho Trường Công chính, Phòng thí nghiệm và Nhà kho. Các công trình trên do kiến trúc sư Henri Cérutti và Henri Vildieu thiết kế theo phong cách tân cổ điển.
Tổng quan kiến trúc Pháp
Sở bưu điện Hà Nội Sở Bưu điện Hà Nội nằm ở phố Francis Garnier (phố Đinh Tiên Hoàng) là một trong những công trình được xây dựng từ khá sớm kể từ khi Hà Nội bắt đầu được quy hoạch và mở rộng với việc lấy khu vực Hồ Gươm làm trung tâm để phát triển. Toà nhà đầu tiên được xây dựng trong các năm 1894-1899 theo phong cách kiến trúc tân cổ điển, do kiến trúc sư Adolphe Bussy thiết kế. Mặt chính của toà nhà trông ra phố Đinh Tiên Hoàng, mặt bên là phố Lê Thạch được sử dụng cho việc giao dịch và thu cước phí. Năm 1942, Sở Bưu điện Hà Nội xây thêm một toà nhà mới theo phong cách kiến trúc hiện đại do kiến trúc sư Felix Godard thiết kế nằm trên phố Đinh Tiên Hoàng và Đinh Lễ. Hai toà nhà trên nay do Bưu điện Thành phố Hà Nội quản lí và sử dụng. Kho bạc Đông Dương Theo tài liệu lưu trữ, công trình Kho bạc Đông Dương được xây dựng từ trước năm 1898 ở góc phố Lê Lai và Lý Thái Tổ. Năm 1903, Chính quyền Pháp có chủ trương mở rộng công trình này, nhưng do có ý kiến phá bỏ đi để xây mới nên mãi đến năm 1913 dự án mở rộng mới được lựa chọn và thực hiện. Kho bạc Đông Dương được xây dựng theo thiết kế của kiến trúc sư Lichtenfelder theo phong cách kiến trúc tân cổ điển. Ngày nay, công trình này được dùng làm văn phòng của các cơ quan của Thành phố Hà Nội, số 8 phố Lê Lai. Ga Hà Nội Năm 1897, Hội đồng Tối cao Đông Dương quyết định thông qua kế hoạch tổng thể thiết lập hệ thống đường sắt trên toàn Đông Dương, trong đó có tuyến từ Hà Nội đến biên giới Trung Quốc (Đoạn thứ nhất từ Hà Nội đến Phủ Lạng Thương). Công trình được kỹ sư Brorreil thiết kế ban đầu vào năm 1898
Tổng quan kiến trúc Pháp
Ảnh 23: Sơ đồ tổng thể Nhà tù trung ương Hà Nội, tỉ lệ 1/200, do Kiến trúc sư, Chánh Sở Nhà cửa dân sự vẽ năm 1936 Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 24: Bản thiết kế sơ bộ mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng trước các tòa nhà của Sở Thương chính và Độc quyền Đông Dương, tỉ lệ 1/100, do Kiến trúc sư Henri Vildieu, Chánh sở Kiến trúc trung ương lập năm 1905 46
Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 26: Ảnh chụp Sở Bưu điện Hà Nội
Tổng quan kiến trúc Pháp
Ảnh 25: Bản vẽ mặt đứng trước khu văn phòng của Sở Thương chính và Độc quyền Đông Dương, tỉ lệ 1/100, do Thanh tra Bossard lập năm 1906
47
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 27: Ảnh chụp Ga Hà Nội Ảnh 28: Bản vẽ mặt trước và mặt bên Toà nhà ga hành khách Ga Hà Nội, tỉ lệ 1/200, do Kỹ sư Brorreil lập năm 1898
48
49
Hanoi Architectural University 2019
Viện Pasteur ở Hà Nội Công trình Viện Pasteur được xây dựng vào năm 1927 ở phố Yersin trên tổng diện tích 3 ha. Công trình do kiến trúc sư Gaston Roger thiết kế theo phong cách kiến trúc Đông Dương. Đây là một công trình xây dựng cùng thời kỳ với Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp, Sở Tài chính Đông Dương, Nhà Thờ Cửa Bắc. Công trình có nhiều giải pháp kiến trúc phong phú từ nhà bảo vệ cho đến những điểm nhấn quan trọng ở sảnh và các đầu hồi nhà. Có rất nhiều hạng mục trong tổng thể Viện Pasteur, nhìn chung thống nhất với nhau về ngôn ngữ kiến trúc. Công trình Viện Pasteur nay là Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, số 1 phố Yersin. Trường Hàm Long Công trình Trường tiểu học Pháp - Việt ở số 27 phố Doudart de Lagrée (phố Hàm Long) được kiến trúc sư Chánh sở Kiến trúc trung ương Charles Lichtenfelder thiết kế năm 1905. Công trình này do nhà thầu Vola xây dựng từ năm 1905 đến 1907 với kinh phí khoảng 20.000 francs. Hiện nay, công trình này do Trường THCS Ngô Sĩ Liên sử dụng. Trường Brieux Năm 1910, Trường Nữ sinh tiểu học Pháp Việt ở phố Takou (phố Hàng Cót) được đặt tên là Trường Brieux. Công trình Trường Brieux trước đó là Nhà hát phố Hàng Cót. Việc cải tạo công trình nhà hát thành trường học được nhà thầu Pées và Chazeau thực hiện năm 1912 và hoàn thành năm 1913. Năm 1926, công trình này được mở rộng. Năm 1948, Trường Brieux đổi tên là Trường Thanh Quan, nay là Trường THCS Thanh Quan, phố Hàng Cót.
Tổng quan kiến trúc Pháp
Viện mắt Hà Nội Viện Mắt Hà Nội được nghiên cứu xây dựng năm 1913 và đưa vào xây dựng năm 1914 ở phố Gia Long (phố Bà Triệu). Công trình do kiến trúc sư Adolphe Bussy thiết kế. Viện Mắt Hà Nội có một phòng điều trị với 30 giường bệnh, một nhà phụ và một phòng phát thuốc. Viện mắt là công trình được xây dựng qua nhiều thời kỳ nên phong cách kiến trúc có những sự thay đổi. Đây cũng là một công trình y tế quan trọng xây dựng vào thời điểm dịch đau mắt ở Hà Nội lan rộng mà người dân ít có điều kiện tiếp cận với y học hiện đại. Công trình trên nay do Viện Mắt Trung ương quản lí và sử dụng. Bệnh viện bản xứ Bệnh viện bản xứ được thành lập năm 1904 và bắt đầu xây dựng từ năm 1905. Công trình này được quy hoạch trên khu đất khá rộng, khoảng 50. 000 m2 gồm 2 khu: Khu thứ nhất rộng gần 33.000 m2, nay là Bệnh viện Việt Đức, số 12 phố Phủ Doãn, gồm các toà nhà văn phòng, bếp ăn, phòng khám bệnh, phòng giải phẫu, phòng răng, phòng chiếu X quang, hầm ngầm cho phòng mổ và nơi trú ẩn cho bệnh nhân... Một số toà nhà như phòng mổ và phòng hậu phẫu, phòng điều trị được nối với nhau bằng hành lang có mái che. Khu thứ hai rộng gần 17.000m2, nay là Bệnh viện Phụ sản Trung ương, gồm một số toà nhà dùng làm văn phòng, nhà hộ sinh, lớp học, chỗ ăn ở cho nữ thực tập sinh khoa đỡ đẻ, nhà điều trị cho thương binh trong chiến tranh, xưởng bào chế thuốc... Công trình này ban đầu do kiến trúc sư Henri Vildieu thiết kế.
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Trường Paul Bert Trường Trung học Paul Bert ở đại lộ Đồng Khánh (phố Hàng Bài), nay là Trường THCS Trưng Vương. Năm 1897, công trình này được xây dựng dành cho con em người Pháp. Công trình do kiến trúc sư Berruer thiết kế năm 1897. Sau đó, Trường Trung học Paul Bert được đổi tên thành Trường Cao đẳng Tiểu học Nam sinh. Đến cuối những năm 20, công trình này được dùng cho Trường Nữ sinh bản xứ. Nhìn chung, các công trình kiến trúc trường học thời thuộc địa được xây dựng theo phong cách Tân cổ điển, chú trọng đến hình thức, tương xứng với các trụ sở công quyền. Quá trình xây dựng đều được kiểm soát tỉ mỉ, do vậy các trường học cũng có giá trị kiến trúc cao. Trường cao đẳng tiểu học nữ sinh Pháp Công trình Trường Cao đẳng tiểu học Nữ sinh Pháp được xây dựng năm 1918 trên đại lộ Félix Faure (phố Trần Phú), do kiến trúc sư, Chánh Sở Nhà cửa dân sự Charles Lacollonge thiết kế. Công trình này nay được dùng làm trụ sở Bộ Tư Pháp, phố Trần Phú. Ban đầu, công trình này được thiết kế dự kiến ban đầu làm trường nữ sinh sư phạm bản xứ. Tuy nhiên, do mức độ đầu tư xây dựng quá lớn nên sau khi xây dựng xong, công trình này chuyển sang cho Trường Cao đẳng tiểu học Nữ sinh Pháp. Trường trung học Albert Sarraut Năm 1912, Chính quyền Pháp ở Đông Dương có kế hoạch cải tạo Trường Paul Bert phố Đồng Khánh (phố Hàng Bài) thành một trường Trung học Đông Dương ở Hà Nội. Tuy nhiên vì địa điểm đó quá chật hẹp nên các dự án không thực hiện được. Năm 1915, Công trình Trường Trung học Đông Dương ở Hà Nội được xây dựng theo thiết kế của kiến trúc sư Chánh Sở Nhà cửa dân sự Aldo 50
phe Bussy trên đại lộ République (phố Hoàng Văn Thụ). Công trình này là ví dụ tiêu biểu về kiểu cách địa phương miền Bắc nước Pháp. Năm 1923, Trường Trung học Đông Dương ở Hà Nội đổi tên thành Trường Trung học Albert Sarraut. Công trình hiện nay là trụ sở Ban Đối ngoại và Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Trường trung học bảo hộ Trường Trung học Bảo hộ, nay là Trường THPT Chu Văn An, chính thức được thành lập trên cơ sở sáp nhập các trường: Trường Thông ngôn, Trường Sư phạm, Trường trung học Pháp Việt và trường tiểu học thuộc Trường Sư phạm theo Nghị định số 3526 ngày 9/12/1908 của Toàn quyền Đông Dương. Trường Trung học Bảo hộ sử dựng các khu nhà của Nhà máy in Schneider ở gần Hồ Tây làm trường học. Năm 1908, một số công trình được xây dựng thêm theo thiết kế của kiến trúc sư Charles Lichtenfelder. Những năm sau, nhiều công trình cũng được xây dựng theo thiết kế của kiến trúc sư Aldophe Bussy. Trường đại học Đông Dương Năm 1902, chính quyền Pháp đã có dự kiến xây dựng cơ sở vật chất cho Trường Y khoa, sau này là Trường Đại học Đông Dưong. Kế hoạch này được Toàn quyền Đông Dương phê duyệt năm 1907. Địa điểm dự kiến đặt ở góc đại lộ Carreau (Lý Thường Kiệt) và đại lộ Jauréguiberry (Quang Trung) nhưng không thực hiện được, sau chuyển về đại lộ Bobillot (Lê Thánh Tông). Công trình Trường Đại học Đông Dương do kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết kế theo phong cách kiến trúc đông dương . Năm 1913, khu nhà cánh trái (Trường Y khoa) chính thức được khởi công xây dựng. Các hạng mục chính của công trình được xây dựng năm 1913-1922. Năm 1913, khu nhà cánh trái (Trường Y khoa) chính thức được khởi công xây
51
Hanoi Architectural University 2019
khoa hiện nay. Công trình này được thiết kế theo đồ án dự thi mang tên “Khu vườn biểu trưng” (Jardin Symbolique) của các kiến trúc sư Louis Chauchon, Maurice Masson và Robert Gilles. Đồ án này đã đạt giải Nhất trong cuộc thi ý tưởng kiến trúc để xây dựng Khu Học xá. Dựa trên ý tưởng của đồ án kiến trúc này, các kiến trúc sư Félix Godard và Moncet của Sở Nhà Dân sự đã vẽ bản đồ qui hoạch tổng thể Khu Học xá năm 1942 và được Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux thông qua. Do chi phí xây dựng quá lớn, mới có một số hạng mục công trình được thi công, các hạng mục khác hầu như không được thực hiện. Bảo tàng Louis Finot Bảo tàng Louis Finot là Bảo tàng của Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội ở phố Concession (phố Phạm Ngũ Lão), hiện nay là Bảo tàng Lịch sử, số 1 phố Phạm Ngũ Lão. Bảo tàng được khởi công năm 1925, hoàn thành vào năm 1932 mang tên Giám đốc Bảo tàng thời kỳ đó. Công trình do kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết kế. Đây là một công trình tiêu biểu cho sự kết hợp của các phong cách kiến trúc á âu. Bảo tàng này có nhiệm vụ sưu tập, nghiên cứu và trưng bày các tài liệu, hiện vật lịch sử của Đông Dương. Toà nhà Bảo tàng có 2 tầng với tổng diện tích dành cho trưng bày là 1835 m2 và tầng hầm dùng làm phòng làm việc, kho chứa.
Tổng quan kiến trúc Pháp
dựng. Các hạng mục chính của công trình được xây dựng năm 1913-1922. Khu nhà cánh phải bắt đầu được xây dựng năm 1921-1923 gồm các phòng học và một giảng đường. Sau đó, 2 giảng đường mới được xây dựng dành cho khoa luật năm 1933-1937. Khu nhà chính được xây dựng năm 1924, dự án từ năm 1920- 1923 do kiến trúc sư Hébrard thiết kế. Trong khu nhà chính có 1 giảng đường lớn. Đây là công trình có thiết kế hiện đại và được trang trí tỉ mỉ, đặt biệt là bức tranh tường do hoạ sĩ Victor Tardieu thực hiện năm 1927-1928. Từ năm 1928 đến năm 1945, công trình được xây dựng thêm sân tennis, tường rào, hệ thống cống và cải tạo một số hạng mục khác để tập trung một số trường đại học và cao đẳng khác vào Đại học Đông Dương. Công trình này nay do Trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Dược Hà Nội quản lý và sử dụng. Trường đại học mỹ thuật Hà Nội Năm 1925, Toàn quyền Đông Dương cho phép xây dựng Trường Mĩ thuật Đông Dương trên diện tích đất 2640 m2 giáp các phố Hàng Lọng (phố Lê Duẩn) và phố Reinach (phố Trần Quốc Toản). Một số căn nhà đã tồn tại trên khu đất này. Ngày 28/3/1925, phiên đấu thầu cải tạo nhà, xưởng và xây dựng nhà ở dành cho giáo viên được tiến hành. Công trình cải tạo và xây mới này do nhà thầu Aviat thực hiện. Công trình được thi công theo thiết kế của kiến trúc sư Charles Lacollonge. Công trình này nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42 phố Yết Kiêu. Khu học xá Đông Dương Khu Học xá là công trình lớn do chính quyền Pháp ở Đông Dương đầu tư xây dựng cuối cùng ở Hà Nội trước khi độc lập. Năm 1941, công trình này được quyết định xây dựng trên diện tích 55 hecta ở khu vực trường Đại Học Bách
Tổng quan kiến trúc Pháp
Ảnh 29: Bản vẽ mặt trước Viện mắt, tỉ lệ 1/50, do Adolphe Bussy, Kiến trúc sư Chánh Sở Nhà cửa dân sự lập năm 1914
Hanoi Architectural University 2019
52
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
53
Tổng quan kiến trúc Pháp
Ảnh 30: Ảnh chụp Bệnh viện bản xứ
Hanoi Architectural University 2019
54
Tổng quan kiến trúc Pháp
Ảnh 31: Bản vẽ mặt trước Khu phẫu thuật Bệnh viện bản xứ, tỉ lệ 1/50, do Kiến trúc sư Charles Lacollonge lập năm 1923
Hanoi Architectural University 2019
55
Tổng quan kiến trúc Pháp
Ảnh 32: Bản vẽ mặt trước Tòa nhà chính của Viện Pasteur, tỉ lệ 1/100, do Gaston Goger, Kiến trúc sư phó Sở Nhà cửa dân sự lập năm 1926
Hanoi Architectural University 2019
56
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
57
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 33: Bản vẽ mặt trước của dãy lớp học Trường Brieux, tỉ lệ 1/50, do Charles Lichtenfelder, Kiến trúc sư – Chánh Sở Nhà cửa dân sự lập năm 1923
Ảnh 34: Bản vẽ mặt trước của Trường nữ sinh bản xứ, tỉ lệ 1/100, do Charles Lacollonge, Chánh thanh tra – Chánh Sở Nhà cửa dân sự lập năm 1918
58
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
59
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 35: Bản vẽ mặt trước Khu học đường của Trường Y, tỉ lệ 1/50, do Charles Lichtenfelder, Kiến trúc sư– Chánh sở Kiến trúc trung ương lập năm 1907
60
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 36: Bản vẽ mặt trước Tòa nhà trung tâm của Đại học Đông dương, tỉ lệ 1/100, do Charles Lacollonge, Kiến trúc sư – Chánh Sở Nhà cửa dân sự lập năm 1924
61
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 37: Bảo tàng Viễn đông Bác cổ Ảnh 38: Bản vẽ mặt phía Tây của Bảo tàng Viễn đông Bác cổ, không ghi rõ tỉ lệ, do Charles Batteur, Kiến trúc sư thành viên của EFEO lập năm 1925
62
Tổng quan kiến trúc Pháp
63
Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 39: Bản vẽ mặt phía Bắc của Bảo tàng Viễn đông Bác cổ, không ghi rõ tỉ lệ, do Charles Batteur, Kiến trúc sư thành viên của EFEO lập năm 1925
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Nhà hát thành phố Hà Nội Nhà hát Thành phố được nghiên cứu và xây dựng trong các năm 1908-1916 trên phố Paul Bert (phố Tràng Tiền). Công trình được xây dựng theo thiết kế của kiến trúc sư François Lagisquet và Harlay, theo phong cách tân cổ điển. Đây là một công trình văn hoá tiêu biểu có giá trị về thẩm mỹ, quy mô xây dựng lớn (khoảng 900 chỗ ngồi) và được coi như là một phần bản sao của Nhà hát Opera de Paris - Pháp. Nhà hát lớn thành phố Hà Nội cũng biểu tượng cho một trang sử của Cách mạng Việt Nam, ngày 19-8-1945, tại Quảng trường Nhà hát Thành phố (nay là Quảng trường 19 tháng 8), Uỷ ban khởi nghĩa tổ chức cuộc mít tinh của quần chúng, phối hợp với lực lượng vũ trang tiến hành chiếm đóng các công sở, cơ quan đầu não của Chính quyền như Phủ Khâm sai Bắc Bộ (trước đó gọi là Phủ Thống sứ Bắc Kỳ), Sở Bưu điện, Sở Cảnh sát Trung ương...mở đầu cho cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8 thành công trên cả nước. Sở lưu trữ và thư viện Đông Dương Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương được xây dựng trên khu đất vuông vắn giáp phố Borgnis Desbordes (Tràng Thi), đại lộ Rollandes (phố Hai Bà Trưng) và đại lộ Jauréguiberry (phố Quang Trung). Khu đất này trước đây là khu Trường thi (Champ des lettres). Sau đó, các công trình Nha Kinh Lược Bắc Kỳ, Viện Nghiên cứu nông nghiệp, Quỹ Tín dụng nông nghiệp, Phòng Thương mại và Nông nghiệp Hà Nội, Sở Nông nghiệp được xây dựng trên khu đất này qua các thời kỳ. Khu nhà được xây dựng năm 1903. Năm 1917, sau khi Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương được thành lập, khu nhà trên được chuyển giao cho Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương làm Kho sách. 64
Năm 1920, toàn bộ khu vực của khối nhà được quy hoạch lại theo hình chữ U với khu vườn hoa, cây xanh ở giữa và xung quanh. Các công trình được xây mới như: Phòng đọc nối với Kho sách bằng hành lang có mái che xây dựng năm 1919 (Toà nhà chính của Thư viện Quốc gia ngày nay), Kho lưu trữ tài liệu với Phòng đọc năm 1925 (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I), nhà của Giám đốc… Toàn bộ các toà nhà của Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương nay do Thư Viện Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia I quản lí và sử dụng, số 31 và 31b, phố Tràng Thi. Bảo tàng Maurice Long Triển lãm Hà Nội lần thứ nhất được tổ chức vào ngày 15-3-1897 tại khu Trường Thi (Champ des lettrés) phố Tràng Thi. Năm 1899, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ban hành Nghị định về việc tổ chức Triển lãm Hà Nội lần thứ hai về các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, nghệ thuật của Pháp, các nước thuộc địa và các nước Viễn Đông. Triển lãm Hà Nội lần thứ hai được tổ chức với quy mô lớn hơn và trong thời gian dài hơn lần thứ nhất nên Chính quyền khi đó phải lựa chọn địa điểm khác rộng hơn. Vị trí được chọn là khu Trường đua ngựa (Champ de courses, nay là vị trí khu Cung Văn hoá Hữu nghị, số 91 phố Trần Hưng Đạo). Dự định ngày khai mạc Triển lãm là 1-12-1901. Tuy nhiên, do một số lý do, ngày 16-11-1902, Triển lãm Hà Nội lần thứ hai mới chính thức được khai mạc và kéo dài đến ngày 15-2-1903. Toà nhà lớn cho Triển lãm được xây dựng vào đầu năm 1901, do kiến trúc sư Aldophe Bussy thiết kế và được khánh thành vào tháng 2-1902. Sau đó, địa điểm này trở thành Bảo tàng Nông nghiệp-Thương mạiCông nghiệp. Cũng tại đây, Hội chợ Hà Nội lần thứ nhất được tổ chức từ ngày 15 đến 31- 12-1918.
Tổng quan kiến trúc Pháp
Năm 1923, Bảo tàng được đổi tên thành Bảo tàng Maurice Long, tên của Toàn quyền Đông Dương từ năm 1920 đến 1923. Cầu Long Biên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer chính thức nhậm chức năm 1897. Ngay sau đó, ông đã đưa ra ý tưởng xây dựng một cây cầu lớn bắc qua Sông Hồng dai 1600 m. Rất nhiều ý kiến cho rằng đó là một ý tưởng điên rồ, không thể thực hiện được. Mặc dù vậy, lễ khởi công xây dựng cây cầu vẫn được tiến hành ngày 12/9/1898 với sự hiện diện của Paul Doumer và các quan chức người Pháp và người Việt. Cây cầu này được Hãng Daydé & Pillé thiết kế và thi công theo đồ án B với kinh phí dự thầu là 5.116334 francs. Đây là cây cầu sắt dài 1682 m được thiết kế theo kiểu rầm chìa và đã được sử dụng lần đầu tiến để xây dựng cầu Tolbiac trên chuyến đường sắt từ Paris đến Orléans. Tổng chi phí cho công trình này lên đến 6.200.000 francs, tiêu tốn hết 30.000 m3 đá và 5.300 tấn thép. Cây cầu này khánh thành năm 1902. Cây cầu được đặt tên là cầu Doumer, người đưa ra ý tưởng xây dựng cây cầu này. Ngày nay, cây cầu này được đổi tên là cầu Long Biên.
Hanoi Architectural University 2019
65
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 40: Bản vẽ mặt đứng bên của Nhà hát lớn thành phố Hà Nội, tỉ lệ 1/100, do Harlay, Chánh thanh tra Nhà cửa dân sự lập năm 1905, kích thước gốc 70 cm x 110 cm 66
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
67
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 41: Bản vẽ mặt trước của Nhà hát lớn thành phố Hà Nội, tỉ lệ 1/50, do François Lagisquet và Harlay lập năm 1909, kích thước gốc 95 cm x 95 cm
68
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
69
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 42: Ảnh chụp phòng đọc Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương, năm 1931 Ảnh 43: Ảnh chụp tòa nhà lưu trữ thuộc Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương
70
Tổng quan kiến trúc Pháp Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 44: Bản vẽ tổng thể Nha Lưu trữ và Thư viện Đông dương, không ghi rõ tỉ lệ, do Chánh thanh tra Nhà cửa dân sự lập năm 1920, kích thước gốc 65 cm x 80 cm
71
Tổng quan kiến trúc Pháp
Ảnh 45: Khánh thành lối lên cầu Doumer ngày 25/4/1924 Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 46: Bản vẽ mặt đứng toàn thể các nhịp cầu dài 75 m với rầm chìa và nhịp dài 51m200 của cầu Doumer, tỉ lệ 1/1000 do Công ty Le Brun Daydé & Pillé thiết kế năm 1897, kích thước gốc 50 cm x 183 cm
72
Tổng quan kiến trúc Pháp
73
Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 47: Bản vẽ mặt đứng và mặt cắt dọc nhịp cầu dài 51m200 với các rầm chìa của các nhịp cầu dài 75m của cầu Doumer, tỉ lệ 1/20, do Công ty Le Brun Daydé & Pillé thiết kế năm 1897, kích thước gốc 57 cm x 80 cm
Ảnh 48: Ảnh Bảo tàng Maurice Long chụp nhân lễ khánh thành ngày 26/2/1902, kích thước gốc 17 cm x 23 cm
Những phong cách chủ đạo Hanoi Architectural University 2019
Những phong cách kiến trúc chủ đạo
75
PCCĐ
Phong cách tiền thực dân
Tiền thực dân
Sau khi chiếm được thành Hà Nội và biến nó thành Sở chỉ huy quân đội Pháp, các sĩ quan công binh cũng xây dựng một loạt công trình trong thành nội cũng như trên trục đường nối khu nhượng địa với Hoàng Thành cũ (nay tuyến phố Tràng Tiền - Tràng Thi - Điện Biên Phủ) và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm theo phong cách Tiền thực dân. Các công trình kiến trúc phong cách Tiền thực dân thường có mặt bằng hình chữ nhật đơn giản có hành lang rộng chạy xung quanh. Nhà thường có hai tầng, sàn tầng hai dùng dầm đỡ thép hình cuốn gạch ở trên. Mái dốc lợp ngói hoặc tôn. Tường chắn mái xây gạch dùng để trang trí mặt tiền có một vài hình thức tranh trí đơn giản như hàng con tiện hoặc đắp xi măng hình hoa lá. Hành lanh quanh nhà được tạo ra hình thức cuốn vòm hình cung hoặc bán cầu có khoá vòm. Nhìn chung thì đây là phong cách mag tính công năng duy lý, ít chú trọng về mặt thẩm mỹ nên không có nhiều giá trị về mặt kiến trúc. Tuy vậy chúng cũng là đại diện cho kiến trúc Pháp thuộc thời kỳ sơ khởi nên cũng cần được tôn trọng ở một mức độ nhất định. Một số công trình tiêu biểu: Bảo tàng Lịch sử Quân sự (ảnh 1), Toà thị chính (chỉ còn toà nhà số 12 Lê Lai), một số nhà điều trị trong khuôn viên Quân y Viện 108 và bệnh viện Hữu Nghị. Đặc điểm nhận dạng: Nhà 1-3 tầng, mặt bằng hình chữ nhật, mái dốc lợp ngói hoặc tôn, có hành lang bao quanh tạo ra hình thức cuốn vòm liên tục.
Tân cổ điển Kiến trúc địa phương Pháp Kiến trúc Art deco Kiến trúc Đông Dương Kiến trúc Pháp Hoa Kiến trúc Neo-gothic
Hanoi Architectural University 2019
76
Những phong cách chủ đạo Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 49: Ảnh Bảo tàng Lịch sử Quân sự (trước đây là Sở chỉ huy quân đội Pháp) 77
PCCĐ
Phong cách kiến trúc tân cổ điển
Tiền thực dân
Sau khi cơ bản chinh phục được toàn bộ lãnh thổ Đông Dương, người Pháp đã tiến hành một công cuộc xây dựng lớn ở Hà Nội nhằm biến nó thành thủ phủ toàn khu vực Đông Dương. Những công thự lớn tiêu biểu cho chính quyền thực dân như Phủ Toàn quyền, Dinh Thống Sứ, Toà án… được xây dựng. Để biểu đạt cho sự uy nghi của chính quyền mới thì không gì bằng việc sử dụng các hình thức kiến trúc Cổ điển. Sau này, phong cách Tân-Cổ điển còn ảnh hưởng sang các công trình lớn về kinh tế-văn hoá ở Hà Nội như ga Hàng Cỏ, trụ sở Công ty hoả xa Đông Dương-Vân Nam, Nhà hát Thành phố, Viện Radium Đông Dương… và nhiều biệt thự dành cho người Pháp ở Hà Nội. Phong cách kiến trúc Tân-Cổ điển ở Hà Nội thời kỳ này không còn là Tân-Cổ điển Pháp thuần tuý nữa mà mang nhiều màu sắc của chủ nghĩa Triết chung. Mặc dù vẫn sử dụng bố cục đối xứng nghiêm ngặt, các cấu trúc hình học và tỷ lệ vẫn được tuân thủ, các thức cổ điển vẫn mang tính áp đảo, song ở nhiều công trình các chi tiết của kiến trúc Phục hưng, Baroque cũng được sử dụng. Phong cách kiến trúc Tân-Cổ điển là phong cách kiến trúc áp đảo đối với các công trình công cộng lớn ở Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc và cũng là phong cách mang dấu ấn mạnh mẽ nhất của kiến trúc thời kỳ này. Ảnh hưởng của nó thật đáng buồn, là còn đến tận những công trình kiến trúc công cộng mới xây dựng cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI ở Hà Nội. Một số công trình tiêu biểu: Phủ Toàn quyền Đông Dương (ảnh 2), Dinh Thống sứ Bắc Kỳ, Phủ Thống sứ (12 Ngô Quyền), Ga Hàng Cỏ, Công ty Hoả xa Đông Dương - Vân Nam (82 Trần Hưng Đạo), Nhà hát lớn, Viện Radium Đông Dương (43 Quán Sứ), khách sạn Metropole (15 Ngô Quyền). Đặc điểm nhận dạng: Bố cục cân đối, sử dụng nhiều thức cổ điển, mái dốc lợp ngói tây hoặc ngói đá, nhiều hình thức trang trí phong phú sử dụng các thức, chi tiết Cổ điển La Mã, Phục hưng, Baroque.
Tân cổ điển Kiến trúc địa phương Pháp Kiến trúc Art deco Kiến trúc Đông Dương Kiến trúc Pháp Hoa Kiến trúc Neo-gothic
Hanoi Architectural University 2019
78
Những phong cách chủ đạo Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 50: Ảnh Phủ Chủ tịch (trước đây là Phủ Toàn quyền Đông Dương) 79
PCCĐ
Phong cách kiến trúc địa phương Pháp
Tiền thực dân
SLICE 17: PHONG CÁCH KIẾN TRÚC ĐỊA PHƯƠNG PHÁP Từ những năm 1900, một lượng khá lớn người Pháp đã tới Hà Nội làm việc, sinh sống. Họ mang theo những hoài niệm về quê hương thông qua những công trình kiến trúc nơi họ đã sống (chủ yếu là các địa phương miền Bắc nước Pháp và vùng Paris) và do vậy cũng bắt đầu từ thời gian này, một loạt biệt thự, trường học cho người Pháp được xây dựng theo phong cách kiến trúc địa phương Pháp. Các công trình phong cách địa phương miền Bắc Pháp có mái với độ dốc lớn, các công trình phong cách vùng Paris có độ dốc vừa phải có hệ con sơn gỗ đỡ phần mái nhô ra khỏi tường. Tuy nhiên cũng phải chú ý rằng kiến trúc phong cách địa phương Pháp xây dựng ở Hà Nội không giống hoàn toàn ở chính quốc mà đã mang nhiều tính công năng, thực dụng và dỡ bỏ nhiều những hình thức trang trí nguyên gốc. Những công trình phong cách địa phương Pháp ở Hà Nội nhìn chung mang đậm tính hồi cố, duyên dáng, mang nhiều nét kiến trúc các địa phương miền Bắc nước Pháp và vùng Paris, tuy nhiên đã có những biến đổi nhất định để phù hợp với công năng mới và khí hậu nhiệt đời Việt Nam. Một số công trình tiêu biểu: Grand Lycée AIber Sarraut (1B Hoàng Văn Thụ), Petit Lycée (8 Hai Bà Trưng), Trường nữ học Pháp (58 Trần Phú, ảnh 3) và một số biệt thự tại khu Ngoại giao đoàn. Đặc điểm nhận dạng: Nhà 2-3 tầng, mái dốc lợp ngói, có hệ con sơn đỡ mái bằng gỗ mảnh hình tam giác được tiện khắc công phu, hoạ tiết trang trí không nhiều nhưng khá tinh tế.
Tân cổ điển Kiến trúc địa phương Pháp Kiến trúc Art deco Kiến trúc Đông Dương Kiến trúc Pháp Hoa Kiến trúc Neo-gothic
Hanoi Architectural University 2019
80
Những phong cách chủ đạo Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 51: Ảnh Trụ sở Bộ Tư pháp (trước đây là Trường nữ học Pháp) 81
PCCĐ
Phong cách kiến trúc Art deco
Tiền thực dân
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các hoạt động kinh tế trở nên nhộn nhịp hơn, một làn sóng đầu tư của người Pháp, một phần nhỏ của người Hoa và người Việt diễn ra ở Hà Nội. Một loạt trụ sở ngân hàng, công ty và nhiều biệt thự tư nhân được xây dựng. Vì đây là các hoạt động đầu tư tư nhân nên chủ nhân của chúng cũng không cần nhờ tới các kiến trúc sư “cung đình” như A-H. Vildieu nữa. Các kiến trúc sư có đầu óc cách tân hơn được trọng dụng và từ đó một phong cách thiết kế hiện đại, giản dị và thực dụng, phù hợp với xu hướng kiến trúc đang phát triển ở Tây Âu và Bắc Mỹ thời bấy giờ, phong cách Art Deco, được ứng dụng trong thiết kế nhiều công trình ở Hà Nội. Kiến trúc Art Deco bắt đầu phát triển ở Hà Nội từ những năm 1920 và đặc biệt mạnh mẽ vào những năm 1930. Những công trình xây dựng theo xu hướng này thường sử dụng những hình khối kinh điển trong bố cục không gian, các khối vuông, chữ nhật kết hợp với các khối bán trụ tạo ra một hình thức kiến trúc hiện đại và giản dị. Thêm vào đó là các hoạ tiết trang trí bằng thép uốn hoặc đắp nổi bằng xi măng, thạch cao với đường nét mềm mại làm giảm bớt sự thô nặng của các khối chủ đạo. Đây cũng là hình loại kiến trúc được nghiên cứu và có nhiều sự cải biên nhằm tới sự hài hoà với khí hậu và cảnh quan Hà Nội. Một số công trình tiêu biểu: Chi nhánh ngân hành Đông Dương (ảnh 4), nhà in IDEO (24 Tràng Tiền), công ty AVIA (39 Trần Hưng Đạo), Bưu điện (6 Đinh Lễ), các toà nhà số 91 Đinh Tiên Hoàng và 31 Tràng Tiền, cùng rất nhiều biệt thự trải từ quận Ba Đình tới cuối các phố Bà Triệu, Hàng Chuối. Đặc điểm nhận dạng: Hình khối giản dị mang tính hiện đại, đại đa số là mái bằng, sử dụng với liều lượng vừa phải các hoạ tiết trang trí trên mặt đứng.
Tân cổ điển Kiến trúc địa phương Pháp Kiến trúc Art deco Kiến trúc Đông Dương Kiến trúc Pháp Hoa Kiến trúc Neo-gothic
Hanoi Architectural University 2019
82
Những phong cách chủ đạo Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 52: Ảnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (trước đây là Chi nhánh ngân hàng Đông Dương) 83
PCCĐ
Phong cách kiến trúc Đông Dương
Tiền thực dân
Thập kỷ 1920 ở Hà Nội, sau khi một loạt công trình đại diện cho chính quyền thực dân theo phong cách Tân Cổ điển được xây dựng và đưa vào sử dụng cho thấy chúng hoàn toàn không phù hợp với khí hậu cũng như truyền thống thẩm mỹ và cảnh quan ở đây. Bản thân giới trí thức Pháp ở thuộc địa cũng nhận ra việc áp đặt những giá trị văn hoá từ chính quốc vào một đô thị bản địa có truyền thống văn hoá lâu đời và rất khó chấp nhận. Do vậy việc tìm tòi một phong cách kiến trúc vừa có khả năng đáp ứng công năng hiện đại, vừa phù hợp với khí hậu, cảnh quan và truyền thống văn hoá địa phương được một loạt kiến trúc sư người Pháp và sau đó là người Việt theo đuổi, từ đó tạo ra một phong cách kiến trúc kết hợp sau này được gọi là phong cách kiến trúc Đông Dương. Kiến trúc theo phong cách Đông Dương là những công trình có cấu trúc mặt bằng, hình khối hoàn toàn theo kiểu Pháp thịnh hành lúc bấy giờ, nhưng đã có sự tìm tòi, biến đổi về mặt không gian và cấu tạo kiến trúc nhằm tạo ra những công trình có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, cảnh quan cũng như truyền thống văn hoá bản địa. Các kiến trúc sư theo phong cách này thường sử dụng những hình thức và chi tiết kiến trúc truyền thống Việt Nam, Khmer trong việc tạo nên các bộ mái, ô văng che cửa, cùng các hoạ tiết trang trí khác. Nhìn chung đây là phong cách thành công nhất trong việc tạo ra những công trình kiến trúc đẹp, hiện đại, phù hợp với khí hậu, cảnh quan và văn hoá truyền thống bản địa thời kỳ Pháp thuộc. Một số công trình tiêu biểu: Toà nhà chính Đại học Đông Dương (19 Lê Thánh Tông), Sở Tài chính (ảnh 5), Bảo tàng Louis Finot (*) (1 Phạm Ngũ Lão), Viện Pasteur (1 Y-éc-xanh), Nhà thờ Cửa Bắc, Câu lạc bộ thuỷ quân (36 Trần Phú). Đặc điểm nhận dạng: Bố cục mặt bằng hình khồi đăng đối kiểu Châu Âu kinh điển. Sử dụng nhiều thức cột, mái và các chi tiết kiến trúc cổ truyền Việt Nam và Khmer, hệ thống cửa lấy ánh sáng và thông gió tự nhiên được chú trọng.
Tân cổ điển Kiến trúc địa phương Pháp Kiến trúc Art deco Kiến trúc Đông Dương Kiến trúc Pháp Hoa Kiến trúc Neo-gothic
Hanoi Architectural University 2019
84
Những phong cách chủ đạo Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 53: Ảnh Trụ sở Bộ Ngoại giao (trước đây là Sở Tài chính Đông Dương) 85
PCCĐ
Phong cách kiến trúc Pháp Hoa
Tiền thực dân
Kiến trúc phong cách Pháp-Hoa có lẽ cũng xuất phát từ ý tưởng muốn xây dựng những công trình đáp ứng được công năng hiện đại nhưng vẫn mang màu sắc kiến trúc Á Đông. Tuy nhiên, khác với các kiến trúc theo phong cách Đông Dương, sử dụng đa phần cách thức kiến trúc, các yếu tố trang trí Việt Nam và Khmer, các tác giả của các công trình Pháp-Hoa lại hầu như sử dụng cách thức và yếu tố trang trí cổ điển Trung Hoa. Kiến trúc phong cách Pháp-Hoa ở Hà nội thể hiện chủ yếu trong các dinh thự và biệt thự. Các ngôi nhà theo phong cách này thường chỉ có 2 tầng với cách bố trí tổng mặt bằng theo kiểu nhà chính - nhà phụ, đặc biệt ở các dinh thự thường có vườn trước rất lớn có bố trí non bộ. Mái dốc lợp ngói ống, ngói tráng men, bốn góc uốn cong và được trang trí khá cầu kỳ, con sơn đỡ mái dạng trồng đấu nhiếu lớp. Ở một số công trình có hệ thống cột tròn với các tai cột ngang. Phần trang trí được chú trọng nhiều với các yếu tố trang trí kiểu Trung Hoa cổ. Ở các công trình theo phong cách Pháp - Hoa ít thấy những giải pháp lấy ánh sáng hay thông gió tự nhiên phù hợp với khí hậu Hà Nội. Một số công trình tiêu biểu: Dinh Tổng đốc Hoàng Trọng Phu (46 Hoàng Diệu), dinh thự số 26 Phan Bội Châu (ảnh 6), Nhà hàng Thuỷ Tạ, một số biệt thự trên các phố Phan Đình Phùng, Quán Thánh, và quanh hồ Thuyền Quang. Đặc điểm nhận dạng: Nhà chính 2 tầng, mái dốc lợp ngói ống hoặc ngói tráng men, trang trí cầu kỳ, sử dụng nhiều thức và chi tiết kiến trúc cổ điển Trung Hoa.
Tân cổ điển Kiến trúc địa phương Pháp Kiến trúc Art deco Kiến trúc Đông Dương Kiến trúc Pháp Hoa Kiến trúc Neo-gothic
Hanoi Architectural University 2019
86
Những phong cách chủ đạo Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 54: Ảnh Dinh thự số 26 Phan Bội Châu
87
Những phong cách chủ đạo
PCCĐ
Phong cách kiến trúc Neogothic
Tiền thực dân
Phong cách mà chúng tôi gọi là Neo-Gothic với ý nghĩa mong muốn phục hồi Gothic của những người thiết kế gắn liền với quá trình xây dựng các nhà thờ Công giáo ở Hà Nội. Năm 1883, lấy cớ chùa Báo Thiên đã cũ nát và ở trong tình trạng nguy hiểm, Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Hữu Độ đã ra lệnh phá huỷ ngôi chùa, khu đất của nhà chùa được Công sứ M.Bonal nhượng lại cho Hội truyền giáo. Trên khu đất này, giám mục Puginier với tư cách là người thiết kế và chỉ đạo thi công, đã xây dựng nhà thờ Saint Joseph còn gọi là Nhà thờ lớn, hoàn thành năm 1888. Cùng với sự xâm nhập của đạo Thiên Chúa, rất nhiều nhà thờ lớn nhỏ cũng đựơc xây dựng ở các xứ đạo nội, ngoại thành Hà Nội trong thời gian sau đó. Đặc điểm của kiến trúc nhà thờ ở Hà Nội đa phần là mô phỏng hình thức kiến trúc Gothic Pháp nhưng được giản lược rất nhiều. Đó là cách tổ chức mặt bằng hình chữ thập, mặt đứng ba nhịp, nhịp giữa là lối vào chính, phía trên có cửa sổ “hoa hồng”, hai bên là các lối vào phụ phía trên là tháp chuông. Tuy nhiên, khác với các nhà thờ Gothic Pháp sử dụng rất nhiều yếu tố trang trí, kiến trúc nhà thờ Hà Nội chỉ tổ chức nhiều cửa sổ hình cuốn nhọn kiểu Gothic mà hầu như không thêm vào các yếu tố trang trí nên trông khá khô khan. Trong số các công trình Neo-Go thic ở Hà Nội nổi lên một ngôi nhà thờ nhỏ ở quận Hoàng Mai, nhà thờ Làng Tám, kiến trúc nhà thờ này mang nhiều thần thái Gothic Pháp với một tỷ lệ khá hài hoà trên mặt đứng, kết hợp với nhiều hoạ tiết trang trí theo phong cách Gothic dù còn chưa tinh tế. Nhìn chung thì phong cách Neo - Gothic ở Hà Nội gắn liền với kiến trúc nhà thờ Công giáo, giá trị về mặt thẩm mỹ chưa cao song lại mang nhiều giá trị về mặt lịch sử và cảnh quan. Một số công trình tiêu biểu: Nhà thờ lớn Hà Nội, nhà thờ Làng Tám (ảnh 7), nhà thờ Hàm Long (Gothic Anh). Đặc điểm nhận dạng: Mặt đứng ba nhịp với ba cửa vào, phần trung tâm thấp hơn có cửa sổ “hoa hồng”, hai tháp cao ở hai bên. Bố trí nhiều cửa sổ cuốn nhọn kiểu Gothic, kính màu được sử dụng rộng rãi.
Tân cổ điển Kiến trúc địa phương Pháp Kiến trúc Art deco Kiến trúc Đông Dương Kiến trúc Pháp Hoa Kiến trúc Neo-gothic
Hanoi Architectural University 2019
88
Những phong cách chủ đạo Hanoi Architectural University 2019
Ảnh 55: Ảnh Nhà hát lớn Hà Nội
89
Tài liệu tham khảo Website •https://ashui.com/mag/chuyenmuc/kien-truc/9618-qua-trinh-bien-doi-kien-trucnha-o-thi-dan-ha-noi-thoi-phap-thuoc.html •https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/nha-pho-phap-trong-khu-phoco-ha-noi-phan-1.html •https://ashui.com/mag/chuyenmuc/kien-truc/1101-biet-thu-kieu-art-deco-o-hanoi.html •https://ashui.com/mag/chuyenmuc/kien-truc/9618-qua-trinh-bien-doi-kien-trucnha-o-thi-dan-ha-noi-thoi-phap-thuoc.html?fbclid=IwAR02atbKPcf_tyS28Df-st29mFlmUMqIP9t93kWMdmwZUkAZeZaXQzAJg2E Hanoi Architectural University 2019
90
Tài liệu tham khảo
Sách • Kiến trúc công các công trình xây dựng tại HÀ Nội (1875-1945), Trung tâm lưu trữ Quốc Gia •Quy hoạch đô thị và địa giới hành chính Hà Nội (1873- 1954), Trung tâm lưu trữ Quốc Gia
Hanoi Architectural University 2019
91
#01 Kiến trúc đình làng Bắc Bộ #02 Kiến trúc nhà ở dân gian đồng bằng Bắc Bộ và cấu trúc gỗ truyền thống VN #03 Kiến trúc 1 số dân tộc thiểu số #04 Phong cách kiến trúc Đông Dương và kiến trúc thuộc địa Pháp tại VN #05 Kiến trúc Vn giai đoạn 1960- 1990 và 1990- 2005