History of architecture vol 5

Page 1

#05

KIẾN TRÚC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1960- 1990 VÀ 1990- 2005

HISTORY OF ARCHITECTURE




Mục lục 6

Giới thiệu

8

Dòng thời gian

11 Các xu hướng kiến trúc Việt Nam trong giai đoạn 1960- 1990 và 1990- 2005 12 Kiến trúc hữu cơ 14 Kiến trúc theo chủ nghĩa biểu hiện 20 Kiến trúc theo chủ nghĩa thô mộc 26 Kiến trúc theo phong cách triết chung 34 Kiến trúc hướng về di sản dân tộc 61 62 68 78 104 126 134

Kiến trúc Hà Nội trong giai đoạn 1960- 1985 Bối cảnh lịch sử đất nước Thế hệ kiến trúc sư đầu tiên của Việt Nam Kiến trúc nhà ở Hà Nội Kiến trúc công trình công cộng Hà Nội Kiến trúc nhà công nghiệp Hà Nội Mạng lưới giao thông, đường xá Hà Nội

144 Tài liệu tham khảo


H A U 1 5 K T T JUNE 2019


Giới thiệu Năm 1960 đến 2005 là một khoảng thời gian rất ngắn, thế nhưng lại chứa đựng những sự kiện vĩ đại, quyết định vận mệnh của một dân tộc, một đất nước không chỉ ở thì hiện tại mà còn cả tương lai. Và trong chặng đường lịch sử vẻ vang ấy, kiến trúc đã hiện diện với tư cách là nhân chứng, là dấu ấn đậm nét về sự phát triển của mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ xây dựng. Với hơn 20 KTS tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương nền kiến trúc sư đã không ngừng học hỏi và mở rộng mạnh mẽ với những màu sắc khác biệt. Trong bài nghiên cứu nay chúng tôi muốn tìm hiểu rõ nét về nhưng dấu ấn mà kiến trúc sư thế hệ đầu tiên để lại và nhưng ảnh hưởng của các nên kiến trúc thuộc xã hội chủ nghĩa khác du nhập vào Việt Nam.

Hanoi Architectural University 2019

6


Giới thiệu Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 01: Đài liệt sĩ Bắc Sơn, Hà Nội, KTS Lê Hiệp

7


Dòng th�i gian

Hanoi Architectural University 2019

8


Dòng th�i gian Hanoi Architectural University 2019

9


Ảnh 02: Nhà thờ Liên Khương, Lâm Đồng 1980, KTS Đặng Việt Nga


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

Các xu hướng kiến trúc Việt Nam 1960- 1990 và 1990- 2005

11


KTVN 60-05

Kiến trúc hữu cơ

Kiến trúc hữu cơ

Bản thân kiến trúc Việt Nam truyền thống là một loại kiến trúc hữu cơ, các công trình kiến trúc cổ việt nam không bao giờ lấn át thiên nhiên đủ to lớn như đình Bảng, đình Tây Đằng hay cao như tháp Bích Sơn, Gác chuông chùa keo thì những công trình ấy cũng ăn nhập vào thiên nhiên hài hòa với thiên nhiên chung quanh, làm đẹp thiên nhiên và ngược lại thiên nhiên lại tôn công trình lên. Những công trình cao thường rất hiếm hoi, kiến trúc truyền thống việt nam thường là nằm dài trên mặt đất, ẩn dưới những tán cây cổ thụ hay nấp sau những lũy tre xanh tươi. Kiến trúc các dân tộc it người cũng vậy, đa số là nhà sàn hài hòa với môi trường xung quanh. Kiến trúc truyền thống Việt Nam lại thường được xây dựng bằng vật liệu địa phương như gạch gỗ đá và bố trí quy hoạch công trình hay quần thể công trình lựa theo bối cảnh thiên nhiên, địa hình khu vực. Những công trình kiến trúc hiện đại Việt Nam đa số theo phong cách chủ nghĩa công năng, Với các vật liệu mới như sắt, thép, bêtông cốt thép, kính, nhôm, đá rửa… các công trình hiện đại xa rời dần thiên nhiên, sự chan hòa các không gian nội thất và mối quan hệ trong ngoài bị hạn chế, thậm chí các không gian bị chia cắt nghiêm trọng theo sự phân chia công năng trong những công trình hiện đại đi theo xu hướng Hữu cơ ta thấy chủ yếu là các biệt thự sang trọng. Ở miến Nam thì đây là một số biệt thự hiện đại xây dựng ở đà lạt và một vài nơi khác ( Không phải là loại kiến trúc dân gian pháp, làm thời thuộc Pháp). Các công trình này có mái dốc, mặt bằng tự do theo địa hình vùng núi và cao nguyên như nhà số 35 đường Hùng Vương, số 16,21,31A Quang Trung thành phố Đà Lạt. Đó là những công trình mang tính chất kiến trúc hữu cơ kiểu Frank Lloyd Wright. Ở Đồ sơn, một số biệt thự nghỉ mát của Trung ương nằm ở khu trong lại thuộc cào loại kiến trúc Hữu cơ theo phong chách Richard Neutra, đó là các công trình, đó là các công trình do Viện thiết kế nhà ở và công trình công cộng Bổ xây dựng thiết kế. Các Biệt thự này có dạng những công trình kiến trúc hiện đại của chủ nghĩa công năng với các hình khối hộp vuông, chữ nhật, với mái bằng, nhà trên cột … Nhưng nền hòa lẫn với thiên nhiên núi và biển, không phá vỡ địa hình tự nhiên. Biệt thự B với một số băng Bê tông nằm ngang ở cac cao độ khác nhau và các mảng tường đã gợi lại ngôi nà trên thác của Wright.

Kiến trúc theo chủ nghĩa biểu hiện Kiến trúc theo chủ nghĩa thô mộc Kiến trúc theo phong cách triết chung Kiến trúc hướng về di sản dân tộc

Hanoi Architectural University 2019

12


13

Hanoi Architectural University 2019

nên một cảnh khá ngoạn mục. Nhưng ở xa, từ khu tắm ngoài nhìn lại thì công trình vẫn có vỏ quá cứng và còn khô khan chưa tân dụng được thiên nhiên đẹp đẽ ở đây, chưa ăn nhập được với cảnh quan chung Một vài nhược điểm là hệ thống kính lớn ở đây không sao bảo vệ được, do sức gió biển rất mạnh nên đã vỡ hàng loạt nhiều lần, mỗi khi mở cửa phải rất chú ý, khu vực bếp và các phòng phục vụ nằm trong khối xây bằng đá thiếu ánh sang do ở cửa sổ quá bể nhân tạo nên khối đặc tương phản với tính trong suốt và mở của công trình chính. Trong khu vực hai của bãi biển đồ sơn có thể kể đến một công trình nhỏ khá lý thí là quán giải khát. Tính chất chan hòa và mở của không gian cùng với mố liên hẹ bằng những bậc đá xuống bãi biển khiến cho công trình hài hòa với cảnh vật xung quanh.

Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005

Công trình được tác giả tạo cho hình ảnh một chiếc tàu thủy nằm dài sát biển, một đầu có nhưng cột cắm xuống nước lồng cầu thang vươn lên( phá những nét ngang chủ đạo) như một ống khói. Công trình gợi vài nét của biệt thự lovell do Neutra thiết kế với những hàng cột dài chồng vào địa hình phức tạp của núi. Công trình được làm bằng bê tông cốt thép, nhiều cửa kính lớn gần như những mảng tường kính và có 1 khối phục vụ xây dựng bằng đá, có mảng tường bằng gạch giếng- đầy màu đỏ. Trong phong khách tác giả cũng sử dụng một mảng tường đá rất diễn cảm. Tác giả chủ trọng đến cả những chi tiết nhỏ như hai dây kính để thoát nước từ sâu mái xuống, được thả xuống tận nước như như dây mỏ neo. Về không gian bên trong công trình thì đơn giản không có gì phong phú nhưnh từ bên ngoài dẫn đến công trình ta thấy tòa biệt thự hiện ra nửa trên mặt đất nửa ở dưới nước cạnh bờ đá tạo


KTVN 60-05

Kiến trúc theo chủ nghĩa biểu hiện

Kiến trúc hữu cơ

Kiến trúc theo chủ nghĩa biểu hiện trên thế giới cũng như ở Việt Nam không nhiều. Ở nước ta từ xa xưa cũng đã có công trình theo xu hướng này, đó là chùa Một cột. Xuất hiện từ một giấc mơ của một vị vua nhà Lý, ngôi chùa Một cột ra đời với hình ảnh là một đóa hoa sen mọc lên từ trong hồ sen. Hình tượng hoa sen thật là tự nhiên và độc đáo chứa đựng trong nó cả một câu chuyện. Còn nghệ thuật kiến trúc ở đây thì đạt đến đỉnh cao về tỷ lệ giữa các bộ phận, vẫn những thành phần kiến trúc truyền thống nhưng được sử dụng một cách sáng tạo thành một kiệt tác, khác thường. Trong kiến trúc hiện đại Việt Nam những tác phẩm theo xu hướng này rất ít, thậm chí coi như mới manh nha có hiện tượng này. Công trình Bảo tàng cổ vật Hà Nam Ninh do kiến trúc sư Nguyên Cao Luyện thiết kế có thể coi là công trình Kiến trúc hiện đại đầu tiên đi theo xu hướng chủ nghĩa biểu hiện. Công trình được xây dựng giữa những năm 70 ở một vùng ngoại thành thành phố Nam Định, nội dung là để trưng bày và cất giữ những tác phẩm nghệ thuật cổ của tỉnh như những đồ gốm sứ, các điêu khác bằng đá, gỗ, các tranh tượng cổ, … Tác giả đã tạo nên công trình gần như một tác phẩm điêu khắc, toàn bộ công trình có dáng dấp một con sư tử nằm, đầu sư tử hơi giống một đầu lân Trung thu, có mắt là cửa sổ hình bầu dục, trên chỏm đầu có một mào nhọn hơi giống sừng lân. Cửa ra vào chính ở bên cạnh minh sư tử. Sân trong là những buồng trưng bày vuông vắn sạch sẽ, lấy ánh sáng từ trên mái xuống qua một ô cửa kính trời cấu tạo như những hộp chữ nhật trên mái và được che khuất ở ngoài không trông thấy được. Ở gần “hông” của con sư tử có một cửa đi, sau cửa này là những bậc thang dẫn lên mái (lưng con vật). Tại đây ta thấy những cửa trời lấy ánh sáng cho phòng trưng bày. Cũng từ đây lại có mươi bậc thang nữa dẫn lên phần mái ở trên đầu sư tử. Đó là nơi cao nhất có thể đứng được, từ đây ngắm được toàn cảnh khu bảo tàng: chung quanh khu đất vườn hòa là hồ nước một cầu đá nhỏ uốn cong và không có lan can vượt qua dòng nước dẫn đến một quán chờ. Đó là một ngôi nhà nhỏ có mái cong và những hàng cột gõ, không có tường, dùng làm nơi khách đến chờ trước khi sang cầu vào thăm bảo tàng. Ở đây có thể tổ chức dịch vụ giải khát. Ngoài ra là vườn hoa, cây cảnh, cây ăn quả và những con đường nhỏ lát gạch đi dạo trong vườn.

Kiến trúc theo chủ nghĩa biểu hiện Kiến trúc theo chủ nghĩa thô mộc Kiến trúc theo phong cách triết chung Kiến trúc hướng về di sản dân tộc

Hanoi Architectural University 2019

14


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

15

Ảnh 03: Nhà thờ Phú Cam, Huế


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

Về cấu tạo thì bảo tàng cổ vật được xây dựng bằng gạch và bê tông cốt thép như những ngôi nhà bình thường: có mái bằng, tường gạch, cột, dầm, mái bằng bê tông cốt thép. Ngôi nhà xây thành các khối cao thấp khác nhau: phần “đầu sư tử” là khối to, phần lưng là khối nhỡ và phần hông là khối nhỏ thấp nhất. Trên các khối vuông vắn này tác giả đã phủ lên một mạng xi măng lưới thép để tạo hình lồi lõm, giả làm một núi đá và nặn thành con sư tử. Là một công trình đầu tiên đi theo xu hướng này ở nước ta, bảo tàng cổ vật Hà Nam Ninh không khỏi có nhiều nhược điểm chủ yếu là sự ấu trĩ của những quan niệm về chủ nghĩa biểu hiện, về mối quan hệ giữa kiến trúc và nghệ thuật tạo hình. Nó là những nét lớn về góc độ nghệ thuật. Còn về công năng thì đã bị coi nhẹ. Là một bảo tàng nhưng hầu như công trình không đủ điều kiện để bảo vệ và tàng trữ những vật cổ quý giá. Chung quanh là nước, địa hình thấp lại thêm lớp vỏ xi măng lưới thép bao phủ toàn bộ công trình, trên đó gây mọc những dây leo rêu phủ để tạo hình núi đá. Lớp vỏ xi măng lưới thép này luôn luôn ẩm ướt, kiến trúc sư Trần Hữu Tiềm đã ví nó “như một cái giẻ ướt phủ lên công trình”. Do đó từ dưới nền nhà đến bầu không khí đều bão hòa hơi nước, tạo điều kiện tốt cho nấm mốc và vi sinh vật phát triển. Các hiện vật trưng bày hầu như toàn bộ là nguyên bản, những cánh cửa gỗ quý, những tấm rèm, những hoành phi câu đối, … của các công trình cổ bao phủ bằng các điêu khăc chạm trổ tinh vi có nguy cơ chóng bị hủy hoại. Để xem những vật trưng bày thì thiếu ánh sáng, cần phải luôn luôn có điện để chiếu sáng. Việc thông gió cũng thiếu vì số cửa thông hơi quá ít.

16

Về mặt nghệ thuật như trên đã trình bày một nét lớn về sự ấu trĩ, ở đây ta phân tích đôi chút về chi tiết. Trước hết công trình mang tính giả tạo hàng mã. Đáng lẽ các không gian bên trong công trình, các buồng phải là những hang động như vậy mới nhất quán với hình tượng bên ngoài, ở đây lại là những phòng trưng bày vuông vắn như ở một ngôi nhà thông thường. Lối vào có các bậc thềm đi lên một cửa chính rất thông thường như các “cửa đại hội” của các buồng họp hay phòng khán giả, bao quanh là một gở dày dặn thẳng thắn quét vôi trắng, hai bên các bậc thềm là hai bồn hoa xây vuông vắn, mảng tường bên phải cửa đi được xây cong đều đặn quét vôi màu xi măng lên vữa đập sần sùi, trên đó kề ngay ngắn những vạch trắng giả làm một tường xây bằng các viên đá chữ nhật, và trên lối vào chính này là một ô văng thông thường thẳng tắp vuông vắn. Đãng lẽ lối vào chính cũng phải là một cửa hang, các bậc đi là những tảng đá tự nhiên gồ ghề. Ở đây những yếu tố quá quen thuộc của các công trình xây dựng thông thường đã làm giảm giá trị của tác phẩm đi một cách nghiêm trọng. Chùng ta nhỡ lại những tác giả Antonio Caudi với Casa Batlao, Casa Mila, Sagrada Fanilia, … và hiện đại hơn là Kero Xaarinen, là Jorn Utson … đều giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa hình thức và nội dung, để tạo nên sức biểu hiện mãnh liệt họ không bao giờ hy sinh công năng của công trình xây dựng và mặc dù những quan niệm rất khác nhau của các kiến trúc sư ấy, họ không bao giờ làm giả các vật liệu, các hình thức bên ngoài.


17

Hanoi Architectural University 2019

Ở các tỉnh miền Nam trong thời gian dưới các chính quyền Sài Gòn việc vây dựng các công trình theo xu hương này cũng rất ít chỉ lẻ tẻ ở một vài công trình tôn giáo chủ yếu là các nhà thờ đạo Giato. Lo ngại sự suy tàn của nhà thờ và để đổi mới đạo cho phù hợp với thời đại mới, tòa thánh Vatican đã làm nhà thờ theo các trào lưu nghệ thuật hiện đại nhất, khuyến khích những thực nghiệm táo bạo nhất, giáo hoàng Joann 23 do đó mà nhiều nhà thờ đạo Giato được xay dựng theo chủ nghĩa Biều hiện là trào lưu nghệ thuật đang trỗi dậy với tên là Tân biều hiện sau khi bị làn sóng của chủ nghĩa Công năng nhấn chìm đi suốt mấy chục năm. Từ đó xuất hiện những kiệt tác như nhà thờ Bonchamp, nhà thở Brasilia, nhà thờ Firminy … Nhà thờ Phú Cam ở thành phố Huế do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế cũng đi theo xu hướng Biểu hiện chủ yếu là nét cong hình parabon ở mặt trước. Hai bức tường cong hai bên cửa vào chính tạo cho nhà thờ Phú Cam một vẻ khác thường, giống hình tượng Đức Bà đứng giơ hai tay đón những con chiên đến với người. Trụ sở Hội thánh Cơ đốc Phúc Lâm ở thành phố Hồ Chí Minh cũng cố gắng tọa một mặt đứng khác thường nhưng ở đây chỉ là tạo một hình thức nổi bề ngoài, một chũ V ngược lớn mang tính chất cởi mở gây chú ý chứ không có gì ảnh hưởng đến mặt bằng công trình bên trong là một ngôi nhà bình thường.

Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005

Tuy nhiên ta thấy ở đây những cố gắng đáng kể để tạo nên một cảnh ngoạn mục. Ở gần nhất phía “hông” con sư tử, tác giả đã đặt một tảng đá lớn trên một hồ nước nhỏ, đố là một cảnh đẹp. Tảng đá có tác dụng tạo hình ảnh cái đùi của chân sau con vật và đồng thời che giấu cánh cửa cầu thang lên lên mái. Con đường leo lên mái dẫn đến một chiếu tới có lan can, từ đây đứng ngắm cảnh qua một vòm cuốn tạo hình khá tự nhiên. Nhưng cũng chính khi lên mái ta mới thấy lộ rõ vẻ giả tạo của kiến trúc ở những khối tường xây, trên có phủ mạng xi măng lưới thép để hở những khoảng trống lớn giữa tường và lưới thép, nơi này tăm tối ẩm ướt thích hợp cho nhiều sinh vật đến cư trí, Công trình không thích hợp với công năng một bảo tàng nhưng lại thích hợp với một công trình của thiếu nhi đầy sức hấp dẫn bởi hình khối kì lạ, lối leo trèo ly kỳ gây tính tò mò hiếu động. Bên trong học tập triểm lãm, chiếu phim… Bên ngoài sinh hoạt ngoài trời trong khung cảnh cây xanh, hồ nước. Nhưng đáng tiếc công trình hơi xa thành phố nên không thuận lợi lắm cho trẻ em. Tuy còn một số điều cần phải bàn cãi, nhưng bảo tàng cổ vật Hà Nam Ninh đã đánh dấu một xu hướng mới trong kiến trúc hiện đại nước ta và kiến trúc sư lão thành Nguyễn Cao Luyện cuối đời đã làm một bước ngoặt quan trọng phủ định minh: Tìm một lối thoát cho tình trạng dậm chân tại chỗ của những cái hộp vuông của chủ nghĩa công năng dường như đang muốn kéo dài xu hướng này ra vô tận từ những năm 60 và 70 trên đất nước ta.


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

Công trình dịch vụ văn hóa quận Hoàn Kiếm: Công trình được đưa vào sử dụng năm 1987 do kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận thiết kế. Nừm trên một mảnh đất nhỏ kích thước chừng 80 x 50m trong một phố nhỏ là phố Nhà Chung. Toàn bộ công trình dịch vụ có nhà biễu diễn và dịch vụ ăn uống bố trí ở giữa bố cục chung, hai công trình thương nghiệp và giải khát nằm hai bên, phía sau là bể bơi nhỏ. Nhà biểu diễn và ăn uống là hạt nhân quan trọng nhất của công trình dịch vụ văn hóa này. Đó là một ngôi nhà khác thường, mặt bằng hình bầu dục gần tròn ở giữa là sân khấu biểu diễn hình tròn như một bán đảo nằm trong một hồ nước nhỏ, khán giả được ngồi xem trong những lô nhỏ, vừa xem biểu diễn ca nhạc vừa có thể ăn uống. Những lô này nằm ở giải biên của công trình cả hai tầng. TIếp đến một sân cũng là nơi cho khán giả. Tất cả phần cho khán giả đều có mái che, riêng sân khấu tròn là lộ thiên. Mái của công trình bằng vỏ mỏng bê tông cốt thép gấp khúc. Tác giả đã áp dụng nguyên lý sân khấu dân gian truyền thống (mà cũng là nguyên lý hiện đại trên thế giới) là không có sự ngăn cách giữa khán giả và diễn viên. Ở đây sân khấu gần như nằm trong lòng khán gi, diễn viên lại có thể đi xuống với khán giả một cách dễ dàng, sự đồng cảm cũng tang lên. Hình thức kiến trúc được tác giả sáng tạo khá độc đáo và táo bạo đã gây nên ấn tượng khá mạnh mẽ cho người qua đường. ý đồ sáng tạo, không đi theo đường mòn của những công trình câu lạc bộ, hay nhà văn hóa, biểu diễn đã được làm lâu nay, là tốt rất đáng khuyến khích.

18

Ý đồ tạo nên một bố cục động để thể hiện tính chất vui tươi và phong phú của các hoạt động của công trình là rất hay, nhưng ở đây có vẻ thái quá khiến công trình có vẻ một nhà vui chơi thiếu nhi, mái nhà bằng bê tông cốt thép có hình sắc nhọn quá và những nét sắc nhọn ấy vừa nhiều vừa không hài hòa với vòm cuốn ở trung tâm. Đây là một công trình của chủ nghĩa Công năng nhưng cố gắng đi vào hướng tạo hình để gây nên tình cảm xúc động cho khách qua đường hay khán giả đang dự một buổi biểu diễn nghệ thuật trong công trình. Kiến trúc theo phong cách chủ nghĩa Biểu hiện ngay trên thế giới cũng ít công trình đạt. Thật sự đây là một xu hướng khó, ít người theo đuổi nhưng những công trình đạt thường là gây nhiều tranh luận, thường là những kiệt tác như: các công trình của Gandi ở Barcelona, ga hàng không TVA của Karinen, nhà thờ Brasilia của Nieneyer, nhà hát Sidney của Utson…


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 04: Crazy house, Đà Lạt

Ảnh 05: Bảo tàng cổ vật, Nam Định

19


KTVN 60-05

Kiến trúc theo chủ nghĩa thô mộc

Kiến trúc hữu cơ

Ở nước ta ảnh hưởng của chủ nghĩa Thô mộc vào kiến trúc hiện đại chỉ biểu hiện chủ yếu ở một thủ pháp sử dụng vật liệu trần mà thôi. Như vậy là không có ảnh hưởng của chủ nghĩa Thô mộc Anh và chỉ là loại chủ nghĩa Thô mộc quốc tế. Các biểu hiện chính của xu hướng này là bê tông trần, gạch trần và nhấn mạnh việc phân chia công năng một cách rạch ròi bằng cách tách ra nhiều khối nhỏ, từ đó đi đến cách tạo nên những khối lồi ra vươn lên. Cung văn hóa công nhân mỏ: Là một công trình văn hóa khá lớn do các công đoàn Nhật Bản tặng công nhân mỏ nước ta, xây dựng ở thị xã Hòn Gai. Cung văn hóa gồm có các bộ phận chính như sau: Một phòng khán giả lớn 722 chỗ, một phòng hòa nhạc nhỏ 150 chỗ và một số phòng hoạt động nhóm, thư viện… Công trình được xây dựng cạnh bờ biển, mặt trước quay ra đường, mặt sau quay ra biển. Hình khối công trình là tổ hợp ngoạn mục của những khối hộp chữ nhật với hai màu chủ đạo là đỏ của gạch Giếng Đáy và xám nhạt của bê tông trần. Tính chất Thô mộc của công trình thể hiện ở dây chuyền công năng rất tách bạch dứt khoát thành 3 khối: Phòng biểu diễn lớn, phòng biểu diễn nhỏ và khối hoạt động nhóm. Phòng biểu hiễn lớn và khối hoạt động nhóm còn gắn vào nhau chứ phòng biểu diễn nhỏ thì hoàn toàn tách ra chỉ nối với hai khối kia bằng nhà cầu. Nhưng tính chất Thô mộc chủ yếu thể hiện ở cách sử dụng vật liệu. Bê tông trần, một thủ pháp chủ yếu của phái “chủ nghĩa Thô mộc quốc tế” được thể hiện ở đây qua băng lan can sân trời tầng hai cao 1,5m chạy dài trên 30m trên khối hoạt động nhóm, ở mái hắt chính ở tầng hai và ở rất nhiều chi tiết khác. Trên băng lan can tầng hai, khối bê tông trần có vệt dọc đứng theo vết cốt pha, nhiều đoạn còn được gia công đục đẽo thêm để tăng độ sần sùi biểu cảm lên. Gạch Giếng Đáy được dùng ở công trình này với khối lượng lớn: Những mảng tường lớn của hai khối biểu diễn toàn xây bằng gạch trần đỏ tươi gây ấn tượng mạnh mẽ. Gạch Giếng Đáy đã được các kiến trúc sư Nhật Bản sử dụng một cách sáng tạo độc đáo trên hai cột chữ nhật ở tiền sảnh, các cột được xây bằng các viên gạch đập vỡ, những vết vỡ sắc nhọn lởm chởm tạo nên những mặt có nhiều bóng tối lung linh diễn cảm. Một biều hiện Brutalisme nữa là các ống xả thoát nước có dạng các khối bê tông hình hộp chữ nhật khá thô, nhô hẳn ra ngoài tường, từ đó nước mưa trên mái xả ra chảy xuống đất theo một đoạn xích sắt nối từ đầu khối bê tông rủ xuống. Tại phòng hòa nhạc 150 chỗ có 4 khối bê tông lồi ra như vậy mỗi bên tường hồi có hai khối.

Kiến trúc theo chủ nghĩa biểu hiện Kiến trúc theo chủ nghĩa thô mộc Kiến trúc theo phong cách triết chung Kiến trúc hướng về di sản dân tộc

Hanoi Architectural University 2019

20


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

21

Ảnh 06: Đài kỷ niệm- công trình quốc tế


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

Tại cửa vào chính khách sạn Thằng Lợi bên Hồ Tây (Hà Nội) có một mái hiên lớn bằng bê tông cốt thép. Mái hiên này dùng thủ pháp bê tông trần, cốt pha gỗ có nghiên cứu thiết kế kỹ nên để lại những vết hàn đẹp mắt ở mặt trước mái hiên. Tại công trường Quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh có một đài kỷ niệm xây dựng trong thời ký Ngụy quyền Sài gòn. Bộ phận chính của đài kỉ niệm là một tháp cao khoảng 12m trên có những tấm bê tông mỏng xòe ra như một đóa hoa. Những cột của tháp kỉ niệm được dựng lên từ một hồ nước nông. Toàn bộ tháp này xây dựng bằng bê tông cốt thép không trát. Các vệt cốt pha để lại trên lớp bê tông trần thành những vệt dọc và những ngấn ngang chia các cột thành 10 đốt tạo nên cảm giác phát triển cao dần lên. Ngôi nhà chung cư ở số 16- 18 Lý Chính Thằng thành phố Hồ Chí Minh có mặt đứng theo phong cách Thô mộc Quốc tế. Ngôi nhà 4 tầng: Tầng dưới cùng là các cửa hàng (5 gian) có cửa sắt kéo, trong đó có một gian là lối vào chính để đến cầu thang lên các tầng trên. Trên lối vào chính là một ô văng rất thô nặng. Ba tầng trên là chung cứ có nhiều khối nhỏ lồi ra nhấn mạnh công năng của chung cư như ba lỗ cửa sổ, các bồn trồng hoa và trên cùng là lồng cầu thang nhô lên hẳn khổi mái bằng cột khối lớn. Mặt đứng ngôi nhà này gây ấn tượng lủng củng và lạ mắt. Cũng có thể kể vào loạt này ngôi nhà 5 tầng trên đường Hòa Bình gần trung tâm thành phố Đà Lạt, nhưng ở ngôi nhà này các khối lỗi ra chỉ những trang trí hình thức đặt vào một ngôi nhà hình hộp bình thường.

22

Chủ nghĩa Thô mộc ở nước ta thực ra không gây ấn tượng kì lạ gì trong nhân dân nhất là về phương pháp sử dụng bê tông trần, gạch trần… Bởi vì trong kiến trúc truyền thống Việt Nam cả dòng chính thống lẫn dòng dân gian thường sử dụng vật liệu trần, mộc như các kết cấu gỗ, cột, xà, kề…. đều không có sơn lên bề mặt, các khối xây gạch trần, đá và đá ong trầu… Là rất quen thuộc. Nhưng bê tông ở nước ta cũng cần nghiên cứu kĩ hơn. Loại vật liệu này có sức diễn cảm, nhưng trong điều kiện nhiệt đới ẩm, các mặt bê tông trần hay bị rêu mốc làm ô bẩn và lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến cốt thép bên trong. Các công trình bê tông trần ở nước ta đều có tình trạng này. Hơn nữa để tạo được những vệt trên mặt bê tông trần một cách ngoạn mục cần phải có gỗ cốt pha tốt, được thiết kế và thi công lắp đặt công phu mới tạo được những vân như ý muốn, điều đó cũng tốn kém. Còn thủ pháp nhấn mạnh các khối nhỏ có chức năng khác nhau thì ở các thí dụ trên ta thấy mới chỉ là một thể nghiệm rất nhỏ mang tính chất tìm tòi hình thức lạ ở mặt trước công trình, chưa có liên quan chặt chẽ đến công năng của các khối đó. Chẳng qua cũng là một loại chủ nghĩa hình thức mà thôi.


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

23

Ảnh 07: Cung văn hóa công nhân mỏ


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005

Ảnh 8: Khách sạn Thắng Lợi, Hà Nội, 1970, KTS Quintana ( Cuba) Ảnh 9: Ảnh chụp cổng vào khách sạn Thắng Lợi

Hanoi Architectural University 2019

24


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

25


KTVN 60-05

Kiến trúc theo phong cách triết chung

Kiến trúc hữu cơ

Các phong cách Chiết trung rất đa dạng. Đó là sự trộn lẫn trong một công trình kiến trúc nhiều phong cách khác nhau tùy theo tỉ lệ pha lẫn các phong cách vào cùng một công trình. Trong kiến trúc hiện đại Việt Nam có thể xếp các phong cách Chiết trung vào thành ba loại: Chiết trung châu Âu Các công trình ở nước ta làm theo các phong cách thịnh hành ở châu Âu thường ít khi thuần túy theo một phong cách mà đều có sử dụng thêm một số mô típ của các phong cách khác. Nhưng thường sự pha trộn ấy không nhiều, một số công trình chủ yếu theo phong cách này nhưng có một số chi tiết lấy ở phong cách khác và tất cả những phong cách pha trộn ấy vẫn là những phong cách châu Âu. Ví dụ nhà hát lớn Hà Nội toàn bộ theo phong cách Phục hung Pháp nhưng ở hai mặt bên có những mái hắt hình lưỡi trai bằng kính hoa dâu màu vàng sẫm lợp trên khung thềm uốn, lưỡi trai này được đỡ bằng những côn sơn bằng thép uốn dạng hoa lá. Như trên đã trình bày ô văng hình lưỡi trai là mô típ xuất sắc do Hecto Ghima sáng tác, chúng ta còn thấy ở trong nhiều công trình trang trọng khác xây dựng thời Pháp thuộc ở nhiều thành phố nước ta như ở nhà khách chính phủ số 2 Ngô Quyền Hà Nội (phủ Thống sứ hay Bắc bộ phủ xưa) một công trình theo phong cách cổ điển Pháp. Ở phong cách Chiết trung châu Âu trong chừng mực nào đó sự pha trộn vào một phong cách chính thức một số chi tiết của các phong cách khác, thường làm cho kiến trúc thêm phong phú và cũng tùy thuộc vào tài năng của kiến trúc sư mà pha trộn đó có tác dụng tốt hay xấu với tổng thể. Chiết trung châu Á Việc pha trộn những phong cách châu Á với nhau cũng tạo nên những công trình lý thú. Tây An cổ tự ở Châu Đốc là một thí dụ. Toàn bộ công trình toát lên một vẻ Á Đông rõ rệt. Những mái cong của tam quan và cổng đi bên mang tình chất Việt Nam, các cột hành lang của ngôi nhà theo kiến trúc cổ Trung Quốc với các tai cột hình mây cuộn. Việc dùng màu sắc rực rỡ trong công trình cũng mang tính chất kiến trúc Trung Quốc, lầu tròn trên cao nhất gợi đến các chòi trên mái các công trình kiến trúc cổ điển Ấn Độ và các cuốn tròn kiểu Ả rập đặt trên các cột tròn mảnh. Toàn bộ chùa Tây An hiện lên tưng bừng với nhiều phong cách và nhiều màu sắc. Những phong cách này sống chung với nhau không gây sự cố gì lớn trái lại còn mang cho công trình vẻ vui tươi lạ mắt.

Kiến trúc theo chủ nghĩa biểu hiện Kiến trúc theo chủ nghĩa thô mộc Kiến trúc theo phong cách triết chung Kiến trúc hướng về di sản dân tộc

Hanoi Architectural University 2019

26


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

27

Ảnh 10: Ảnh chụp nhà hát lớn Hà Nội


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

Bảo tàng lịch sử ở Hà Nội Trước đây là bảo tàng Louis Finot là một tác phẩm Chiết trung châu Á có tầm cỡ lớn. Bảo tàng lịch sử được kiến trúc sư Pháp Hebrard thiết kế sau chuyển sang cho kiến trúc sư Pháp Batteur hoàn thiện. Đây là bảo tàng của trường Viễn đông Bắc cổ được khởi công vào năm 1928 và khánh thành năm 1932. Bảo tàng có mặt bằng gần giống một thập ác, nơi giao nhau của các cánh nhà là một đại sảnh hình bát giác. Về công năng, bảo tàng làm theo dây chuyền cổ điển, Tầng bộ là nơi làm việc của văn phòng lưu trữ hiện vật để nghiên cứu và phục chế. Hai tầng trên là các phòng trưng bày. Sảnh lớn thông tầng rất khang trang đồ sộ, rẽ bên trái là gian trưng bày nhỏ, bên phải là gian trưng bày chuyên đề cỡ trung bình còn thằng trước mặt là gian trưng bày lớn. Trên gác chỉ có một gian trưng bày lớn, từ sảnh lớn rất dễ dàng đi tới các gian trưng bày. Những gian trưng bày này sáng sủa và thông gió tốt nhờ hệ thống cửa lớn và cửa hãm suốt hai bên mặt nhà. Về phong cách kiến trúc thì công trình này là một dạng Chiết trung của một số phong cách kiến trúc châu Á. Phong cách kiến trúc cổ điển Trung Quốc được thể hiện trước hết ở khối bát giác đồ sộ. Mái trên khối trung tâm này gần giống tháp Phật Hương Các trong Di hòa viên ở Bắc Kinh nhưng đã cải tiến đôi chút như không dùng 8 cạnh đều mà có bốn cạnh lớn hơn xen với 4 cạnh nhỏ hơn, mái có những cạnh sống thẳng chứ không cong mềm như của Trung Quốc. Nhưng trên đỉnh cũng vẫn có một khối cầu nhỏ như tháp Phật Hương Các. Dưới những mái của chỏm bát giác này là hệ thống côn sơn liên tục như ở công trình Thiên Đản ở Bắc Kinh nhưng nhỏ hơn.

28

Các hàng cột trong có tai cột chìa ngang và lan can có mấu (ở các hành lang hai bên các phòng trưng bày lớn) đều theo kiểu cách Trung Quốc cổ điển. Hiên đón ở sảnh có hệ mái chuyển các đầu hồi ngang dọc thằng góc với nhau theo kiểu Nhật Bản như ở các lâu đài Osaka thế kỷ 16 hay lâu đài Nagoya thế kỷ 17. Còn các mái chồng khít lên nhau thành hai lớp liên tục là một mô típ rất điển hình của kiến trúc truyền thống trên chùa chiền và lâu đài của Campuchia và Thái Lan. Ở đây các khe nằm ngang giữa hai lớp mái được sử dụng để thông gió làm mát cho những không khí dưới mái. Các yếu tố kiến trúc Việt Nam thể hiện ở các vòm uốn kiểu tam quan, ở các mái không cong và các hồi nhà kiểu triều Nguyễn. Trong công trình này chúng ta ghi nhận một sáng kiến của tác giả tạo nên mái hắt dốc nằm giữa cửa sổ và cửa hãm. Các mái này hạ thấp những lỗ cửa quá to và cao, có tác dụng tốt hơn về che mưa che nắng và tạo nên một bóng tối đẹp tại hệ thống cửa. Bảo tàng lịch sử là một công trình Chiết trung đẹp, bề thế đặt ở vị trí thích hợp trong quy hoạch khu trung tâm nội thành tạo một điểm cao đúng chỗ trong xiluét của thành phố khi nhìn từ bên kia sông Hồng.


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 11: Ảnh chụp bảo tàng viễn đông Bắc Cổ Ảnh 12: Mắt đứng hướng Bắc Ảnh 13: Mặt đứng hướng Đông Ảnh 14: Mặt cắt dọc

29


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

Chiết trung Âu- Á Việc kết hợp các phong cách kiến trúc cổ điển châu Âu và châu Á với nhau cũng thấy rải rác ở nhiều miền trong nước nhưng không nhiều và cũng ít công trình được nghiên cứu sâu sắc khi thiết kế. Do đó chưa có công trình nào là thành công đáng kể. Nhà thờ Cứu thế ở thành phố Huế là một công trình Chiết trung Âu- Á khá to lớn do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Mặt bằng theo kiểu Basilique cổ điển của tát cả mọi nhà thờ thời trung cổ phương Tây, nhưng ở hai cánh, ban thờ phụ lại làm lối đi vào khá lớn có 3 cửa và mái che long trọng. Mỗi bậc nhất của nhà thờ là một tháp cao vươn lên từ gian thờ chính thông thường đây là một tháp đèn lồng nhỏ và cao, nhưng ở đây tác giả đã tạo thành một tháp lớn là hình ảnh quan trọng khống chế của công trình nhìn từ xa. Ngọn tháp này theo phong cách Nhật Bản ở các tầng mái nhẹ nhàng và hàng cột mảnh chung quanh, nhưng giống các tháp Trung Quốc ở hình bát giác (các tháp Nhật Bản đá số có mái bốn cạnh). Tận cùng tháp này là một tháp nhọn đúng kiểu Gô tích. Các mái chồng điệm có độ dốc lớn trên gian thờ chính là kiểu Gô tích với các đầu mái nhọn nhỏ hai bên, các cuốn nửa tròn rô măng cải tiến choãi chân. Các tường nhỏ có đầu tường uốn cong trên có mái là kiểu Trung Quốc. Các hồi nhà có tai dật cấp là một mô típ quen thuộc của kiến trúc truyền thống Việt Nam, hai lối vào bên cạnh có hiên đón với mái cong nhẹ có độ dốc ít kiểu Nhật Bản. Đặc biệt trên các “chuôi vồ” của lối đi bên, các mái chồng lên nhau theo kiểu kiến trúc Campuchia hay Thái Lan. Công trình Chiết trung Âu- Á này đồ sộ và lạ mắt, cũng nằm trong chiều hướng chung là tạo nên sự mới mẻ để nhà thờ tiến kịp và thích nghi với thời đại mới. 30

Việc kết hợp các phong cách cổ điển Âu và Á trong một công trình to lớn nói trên tác giả đã dày công suy nghĩ nghiên cứu. Sự kết hợp này hiển nhiên không phải là dễ dàng cho nên nhà thờ Cứu thế cũng bộc lộ một số điểm không đạt. Trược hết sự kết hợp tháp nhọn Gô tích vào hệ mái của tháp kiểu Á Đông ở đây có tính chất gượng ép và cứng. Tỉ lệ giữa một số thành phần ở mặt đứng cạnh không hài hòa với nhau, nhất là giữa lõi vào bên có mái với hành lang 4 cuốn vòm cạnh đấy, hai thành phần này mất tỉ lệ nghiêm trọng đối với nhau. Công trình này tạo nên cảm giác có quá nhiều chi tiết nhằm làm tăng tính phức tạp một cách cố ý mà không có tác dụng thực tiễn như trên mái hậu cung và các gian thờ, còn thêm những khối xây có lợp mái trông như những ngôi nhà nhỏ đặt trên mái nhà, những mái phụ hình tam giác nhỏ ở hai bên gian thờ chính và bao quanh hậu cung chỉ nhằm tạo dáng dấp Gô tích với hình ảnh lô nhô của những cuốn chống. Tuy nhiên đây à một thể nghiệm, cho ta một số bài học đáng suy nghĩ.


31

Hanoi Architectural University 2019

chất tôn giáo, gác chuông có mặt bằng hình vuông đơn giản. Ngược lại, kết hợp một số thành phần kiến trúc dân tộc vào ngôi nhà hiện đại cũng thường thấy ở một số thành phố và đa số là ở nhà dân thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi nhà 4 tầng số 176 đường Hai Bà Trưng đã dùng các ô văng mặt đứng theo kiểu mái cong, trên sân thượng một ngôi nhà 8 tầng trên đường 3-2 có cả một ngôi chùa nhỏ có mái cong chồng hai lớp (kiểu 8 mái), trên một ngôi nhà 4 tầng hiện đại ngã sáu có hai con rồng lớn chầu vào một mặt nguyệt. Mặt trước rạp chiếu bóng Đại Nam ở thành phố Hồ Chí Minh có tạo một mái cong nhỏ khó thấy ở giãu tầng 5 trong ngôi nhà 8 tầng đồ sộ. Việc pha tạp vụn vặt các mô tuýp trang trí, nhất là mái cong nhỏ như các thí dụ trên thường không tạo hiệu quả gì đáng kể về thẩm mỹ và trái lại nhiều khi làm cho công trình có vẻ lai tạp khó coi.

Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005

Ban quản lý nghĩa trang Hợp thiện ở số 7 đường Phùng Hưng Hà Nội cũng là một công trình Chiết trung Âu- Á nhưng ở đây sự kết hợp các phong cách mang tính chất gắn ghép thô sơ. Toàn thể công trình từ cổng chính đến ngôi nhà chính đều toát lên hình ảnh cổ kính của một ngôi chùa có mái cong, có cuốn thư, rồng phượng, nghê, đơi, cá hóa long, các hoa văn chữ triện, … Nhưng hàng cột thì lại có cột tròn Gô tích, cột vuông nhưng đầu cột phỏng theo loại Gô tích, trên có ăngtablơmăng. Trên ăngtablơmăng có tường hoa trang trí theo kiểu lan can trên các công trình thời Phục hung châu Âu nhưng có mô típ trang trí cổ Việt Nam. Kiểu kết hợp các phong cách trong công trình này hơi giống điển hình cho một loạt các công trình nhà ở của dân thành phố đưa các dạng cột Hy lạp- La mã vào ngôi nhà mang tính chất dân tộc của minh. Các cột này thường mất tỉ lệ, lùn hơn và đắp đầu cột bằng vừa một cách sơ sài thô thiển hơn. Nhà thờ Vũng Tàu Một tác phẩm chiết trung Âu-Á của kiến trúc sư Pháp Masson là một thể nghiệm kết hợp kiến trúc Gôtích với các mái cong của kiến trúc Trung Quốc trong một ngôi nhà thờ nhỏ có hình dáng chung hiện đại. Tính chất gôtích thể hiện ở vòm cuốn nhọn ở cửa vào chính, tính chất châu Á thể hiện ở các mái cong kiểu Trung Quốc với mái ngói ống men xanh lá cây đặt trên lối vào chính, trên cửa sổ tròn ở góc chuông và trên nóc góc chuông. Các mái này hầu như dùng nguyên xi kiểu cố không có cách điệu hiện đại hóa. Hình khối chung lại rất đơn giản mang tính chất hiện đại như mặt chính nhà thờ là một hình tam giác đặt trên một hình chữ nhật, tường mặt đứng là một tường chiếu sáng với mô tuýp trang trí đơn giản lại mang tính


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005

Ảnh 15: Nhà thờ cứu thế, Huế Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 16: Nhà thờ Vũng Tàu

32


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005

Ảnh 17: Ban quản lí nghĩa trang Hợp Thiên

Hanoi Architectural University 2019

33


KTVN 60-05

Kiến trúc hướng về di sản dân tộc

Kiến trúc hữu cơ

Trong nền kiến trúc hiện đại nước ta, các xu hướng tìm tòi sáng tác biểu hiện tính chất dân tộc trong kiến trúc xuất hiện trong hai thời kỳ. - Thời kỳ thứ nhất xuất hiện vào cuối những năm 30 cho đến năm 1945. - Thời kỳ thứ hai từ năm 1955 trở đi. Vì sao từ cuối nhưng năm 30 trở đi đến năm 1945 kiến trúc Việt Nam lại hướng theo các di sản dân tộc? Từ khi Pháp xâm lược nước ta thoạt đầu chúng xây dựng ở nước ta theo các phong cách cổ điển là cái đang thịnh hành ở Pháp, vào cuối thời kỳ Đệ nhị đế chế chuyển sang Đệ tam cộng hòa. Nhưng những phong cách hàn lâm này ở nước ta kéo dài đến tận 1924 (khi có triễn lãm nghệ thuật trang trí) thì kiến trúc hiện đại Pháp mới thâm nhập được vào Việt Nam. Từ đó mối giao lưu phong cách kiến trúc thường xuyên hơn giữa nước Pháp và Đông Dương. Từ khi bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai, sự giao lưu đó bị cắt đứt, các kiến trúc sư Pháp và Việt Nam không tiếp nhận được các thông tin mới của các trào lưu kiến trúc hiện đại Châu Âu, họ độc lập tìm tòi và hướng về các di sản văn hóa ở bản xứ. Hơn nữa qua 15 năm xây dựng theo kiểu kiến trúc hiện đại Châu Âu các kinh nghiệm cho thấy là nó không phù hợp với các điều kiện khí hậu, thời tiết, tập quán và thẩm mỹ ở Việt Nam cho nên các kiến trúc sư hướng về dân tộc. Một nhân tố chính trị khá quan trọng thúc đẩy xu hướng này là do ảnh hưởng của phát xít Nhật ở Đông Dương tăng lên, thực dân Pháp muốn lấy lại ảnh hưởng của mình trong quần chúng bản xứ nên dùng cách đưa ra các yếu tố dân tộc vào kiến trúc và nghệ thuật tạo hình để mị dân. Đến năm 1945 Đảng cộng sản Đông Dương đề ra “Đề cương về cách mạng văn hóa Việt Nam”, văn kiện này thổi một luồng gió mới trong giới kiến trúc sư trẻ tuổi Việt Nam, thúc đẩy họ đi sâu vào con đường hướng về kiến trúc dân tộc. Thời kỳ thứ hai từ khi đánh bại thực dân Pháp đi theo đường lối của Đảng xây dựng một nền kiến trúc Việt Nam hiện đại và dân tộc, các kiến trúc sư Việt Nam đi vào nghiên cứu thể hiện tính chất dân tộc trong tác phẩm của mình. Xu hướng này thoạt đầu là phục cổ, sau đi sâu vào tìm tòi tính chất dân tộc một cách đa dạng hơn. Tuy nhiên xu hương đi vào các di sản dân tộc phát triển chậm chạp do ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc hiện đại thế giới từ ngoài vào, do sự hiểu biết về di sản dân tộc trong đội ngũ kiến trúc sư mới còn rất hạn chế và do việc xây dựng bị thu hẹp lại rất nhiều trong điều kiện đất nước đang có chiến tranh ác liệt kéo dài.

Kiến trúc theo chủ nghĩa biểu hiện Kiến trúc theo chủ nghĩa thô mộc Kiến trúc theo phong cách triết chung Kiến trúc hướng về di sản dân tộc

Hanoi Architectural University 2019

34


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

35

Ảnh 18: Nhà Thủy Tạ, bờ Hồ


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

Chúng ta có thể xếp các xu hướng kiến trúc hướng về di sản dân tộc vào 3 loại sau: - Phục cổ - Kết hợp - Cấu trúc không gian và kiến tạo dân tộc Xu hướng Phục cổ Về khái niệm “Phục cổ” có nhiều quan điểm khác nhau nên ở đây chúng ta phải thống nhất trước khi đi vào phân tích các công trình. Có hai quan điểm khác nhau về thuật ngữ này: - Phục cổ theo nghĩa rộng tức là tất cả những phong cách nào làm theo phong cách cổ điển từ mức độ rập khuôn nguyên xi đến mức độ chỉ dựa theo nhịp độ, bố cục của các phong cách cổ điển thôi. Như vậy mọi phong cách Tân cổ điển, Tân barốc, …. cũng đều là Phục cổ. - Phục cổ theo nghĩa hẹp là xu hướng bắt chước nguyên xi hoặc gần như nguyên xi các phong cách cổ điển ở bố cục, ở chi tiết bố cục. Trong mục này chúng ta gọi xu hướng phục cổ theo nghĩa hẹp tức là những công trình kiến trúc xây dựng trong thời kỳ hiện đại mà dùng bố cục và các chi tiết kiến trúc cổ điển Việt Nam (nhất là những mái cong), kể cả những chi tiết kiến trúc Châu Á (nhất là Trung Quốc và Nhật Bản) mà tác giả cho là mang tính chất dân tộc.

36

Nhà thủy tạ ở Bờ hồ Hoàn Kiếm Là một công trình do hai kiến trúc sư là sinh viên trường Cao đẳng kỹ thuật Đông Dương Võ Đức Diên và Nguyễn Xuân Tùng thiết kế vào đầu nhưng năm 40. Công trình có mặt bằng hình cong theo bờ hồ, đặt nằm trên bờ, có một sân trời cong theo công trình vươn ra ngoài hồ trên một hệ thống 11 cột chống bằng bê tông cốt thép xuống đáy hồ. Nhà hàng này có 5 gian cho khách ngồi giải khát, đầu phía bắc có một buồng lớn để chuẩn bị hàng trên buồng này ở tầng hai có một lầu mái chồng diêm hơi uốn cong đầu phía nam có hai gian hàng để chuẩn bị nữa. Phần giải khát ngoài trời trên sân vươn ra hồ có thể xếp được nhiều bàn theo hai hàng, giữa là nối đi phục vụ. Ở đầu phía nam có một thang cong dẫn khách lên sân thượng. Ở đây khách ngồi giải khát dưới dàn hoa, hàng giải khát được đưa ra phục vụ từ lầu tám mái. Tính chất phục cổ rõ rệt nhất của công trình này là lầu chồng diêm tám mái ở trên tầng hai với đủ lệ bộ của công trình kiến trúc cổ như mái cong, cột tròn, con sơn, ba lỗ hoa dưới cửa. Hệ thống cửa lớn ở năm gian giữa có cửa hãm trang trí theo hoa văn dân tộc. Trong công trình này có hai yếu tố ngoại lai rõ rệt đó là lan can sân thủy tạ theo kiểu đá Trung Quốc có các đầu cột nhô cao lên khỏi thanh ngang. Dàn hoa đặt trên hàng cột kép là một thành phần kiến trúc phương Tây, xuất phát từ vườn La mã. Các cột có đầu cột mô phỏng kiểu Têxoan có chế biến đi. Hai thành phần này làm cho công trình có tính chiết trung, tuy nhiên hình ảnh của một công trình cổ điển Việt Nam vẫn bao trùm lên toàn bộ nhà thủy tạ. Đây là một công trình đẹp, có tỷ lệ vừa vặn với hồ Hoàn Kiếm, hình dài và cong lượn theo bờ hồ, sân thủy tạ nằm trên hồ và nhất là lầu tám mái và cảng


37

Hanoi Architectural University 2019

Các đài liệt sỹ Ở các địa phương kể từ đài liệt sỹ ở nghĩa trang Mai Dịch Hà Nội đến các tỉnh thành huyện xã và làng mạc xa xôi hầu hết đều là theo kiểu mái cong hoặc là bộ ba mái như tam quan hoặc một bộ mái úp lên một khối xây lớn trên có hàng chữ “Tổ quốc ghi công” với một lư hương đặt ở dưới. Các đài liệt sỹ theo xu hướng phục cổ này có ưu điểm là trang trọng hình ảnh mái cong quen thuộc với quần chúng gợi lên sự trang nghiêm thiêng liêng của nơi thờ phụng, hương khói. Nhiều công trình có tỷ lệ tốt đã là hình ảnh đẹp và gần gũi. Nhưng việc phổ biến quá rộng rãi mẫu đài liệt sỹ có mái cong đã làm đơn điệu hóa loại hình kiến trúc này, nhiều đài liệt sỹ theo các dạng khác đã chứng minh là không nhất thiết có bộ mái cong mới đạt yêu cầu của một công trình tưởng niệm những liệt sỹ. Với các công trình quan trọng, trang nghiêm, các kiến trúc sư thời kỳ năm 50, 60 thường liên tưởng đến hệ thống mái truyền thống của các công trình cổ nổi tiếng. Trong các phương án sơ phác nhà Quốc hội dự kiến xây dựng ở khu Quần ngựa cạnh Hồ Tây vào năm 54- 60 có cả phương án đặt một gác chuông chùa Keo lên đỉnh cao nhất, hoặc trong các phương án lăng Bác, một đơn vị thiết kế đã đưa cả Khuê Văn Các vào.

Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005

tường cong trên có ngói ống đã làm cho công trình hòa nhập rất tự nhiên với cảnh hồ với quần thể đền Ngọc Sơn. Lễ đài Ba Đình Do kiến trúc sư Nguyễn Văn Sinh thiết kế được xây dựng tajm trên quảng trường Ba Đình năm 1954 để phục vụ cho cuộc mít tinh khổng lồ của nhân dân Hà Nội đón Bác Hồ, Đảng và chính phủ ta về thủ đô. Một công trình đồ sộ được xây dựng bằng gỗ tuy nay không còn nữa (năm 1958) nhưng đã để lại hình ảnh đẹp trong ký ức quần chúng nhân dân ta về ngày hội tưng bừng chiến thắng. Bố cục chung theo hình ảnh một tam quan đồ sộ với phần mái giữa nhô cao, hai bên mái thấp hơn. Ba bộ mái cong dân tộc là hình ảnh chủ đạo của phương án này. Tầng dưới là ba cuốn tròn hình ảnh của cổng thành nhà hồ. Trên lễ đài nơi Bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng và nhà nước đứng có một mái che lớn theo đường nét đơn giản giống một ô văng bê tông cốt thép, giá như đây cũng là một mái dốc nhỏ có góc cong lên thì phong cách kiến trúc được nhất quán và hoàn chỉnh hơn.


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

Trong Thảo Cầm Viên Ở thành phố Hồ Chí Minh có một số công trình theo xu hướng phục cổ rõ rệt như đền thờ Khổng Tử và bảo tàng viện do kiến trúc sư Delaval thiết kế và một số chòi bát giác có mái cong chồng liên. Hai công trình trên có nhiều yếu tố Trung Quốc vì kiến trúc sư Pháp không am hiểu tính chất dân tộc trong kiến trúc cổ truyền Việt Nam như chỏm bát giác của bảo tàng viện là hình ảnh tháp Cung điện mùa hè ở Bắc Kinh. Những công trình mang bộ mái cong cổ điển trong khung cảnh cây cối, hoa, nước của thảo cầm viên tỏ ra thích hợp cho phong cảnh đậm màu sắc Á Đông. Chùa Xá Lợi Do các kiến trúc sư Đỗ Bá Vinh và Trần Văn Dương thiết kế, được khởi công xây dựng vào năm 1956 nổi bật ở ngọn tháp 7 tầng nằm ngay bên trái tam quan có mái dân tộc cổ kính. Tháp có mặt bằng các tầng điển hình là hình vuông nhưng có vát 4 góc thành hình bát giác 4 cạnh to xen lẫn 4 cạnh nhỏ do đó các mái của các tầng cũng là mái có 4 mái to và 4 mái nhỏ. Về độ cong của mái thì giống tháp phía đông của miếu Khai Nguyên thành phố Tuyên Châu tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc, về dáng dấp chung thì khá giống tháp ở miếu Hưu Quốc thành phố Khai phong tỉnh Hà Nam Trung Quốc. Tháp này không hề giống các tháp ở các chùa Việt Nam. Tuy nhiên ngọn tháp này có một số nét sáng tác đặc biệt như ở tầng dưới cùng tháp chỉ có 4 mái (chứ không phải là 8 mái như các tầng trên) và có các hồi nhà, tầng trên cùng là một đền thờ cao hẳn lên có trổ cửa kính lớn và mái rất đặc biệt là 8 mái (4 lớn, 4 nhỏ) với 4 hồi nhà. Ngọn tháp tuy mang rõ tính chất phục cổ nhưng có những nét riêng biệt.

38

Chùa Vĩnh Nghiêm Một ngôi chùa lớn nằm ở một vị trí bề thế. Công trình tôn giáo này được xây dựng theo phong cách Nhật Bản nhiều hơn là kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng là một công trình phục cổ vì nói chung dân ta không phân biệt một cách tinh tế sự khác nhau của các phong cách kiến trúc một số nước châu Á, nhất là Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Mông Cổ cho nên chùa Vĩnh Nghiêm vẫn được chấp nhận như một ngôi chùa Việt Nam đẹp hoàn chình theo phong cách cổ điển mặc dầu được xây dựng trong những năm 60, 70. Ngôi chùa chính có mái cong nhẹ và vươn ra xa, không có tàu đao Việt Nam mà là tàu đao Nhật Bản kiểu đền Kasuga ở Nẩ nhưng dáng dấp vẫn quên thuộc với bộ mái chồng điêm. Ngọn tháp 7 tầng ở bên trái cổng vào khá giống ngôi chùa tháp trong đền Horiyuji ở Nara Nhật Bản xây dựng vào thế kỷ thứ VIII. Nhưng ngọn tháp này không nhẹ nhàng bằng ngọn tháp ở Nhật Bản. Mũi nhọn ở đỉnh tháp cũng giống như ngọn tháp ở Nara, là một chuỗi những vòng mấu thu nhỏ dần từ dưới lên.


can tầng hai đặc biệt theo kiểu lan can đá ở Thiên Đàn và hầu hết các công trình ở Cố cung Bắc Kinh. Cũng giống như trường hợp chùa Vĩnh Nghiêm, ngôi nhà này theo phong cách phục cổ tuy không là cổ điển Việt Nam nhưng với mái cong, ngói ống, … và khá hoàn chỉnh đến cả tường rào, nhà thường trực nên cũng mang tính chất châu Á gần gũi.

Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005

Trụ sở y tế thành phố Hồ Chí Minh Trước đây là sứ quán Nam Hàn trong thời kỳ Mỹ Ngụy, là một ngôi nhà 3 tầng dùng rất nhiều thành phần kiến trúc cổ điển Trung Quốc như mái cong theo mặt phẳng mái, bốn đầu mái cong kiểu tàu hộp, ngói ống màu xanh, các cột tròn có tai cột đỡ riềm có nhiều họa tiết dùng màu sắc mạnh, lan can tầng ba theo kiểu lan can gỗ Trung Quốc còn lan

Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 19: Lễ đài Ba Đình

Ảnh 20: Chùa Vĩnh Nghiêm 39


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

Xu hướng kết hợp Xu hướng kết hợp tính chất dân tộc vào ngôi nhà hiện đại là một bước tiến bộ trên con đường tìm tòi một kiến trúc hiện đại đậm đà tính chất dân tộc Việt Nam. Xu hướng này có thể ra làm hai loại: - Kết hợp hệ mái dân tộc vào ngôi nhà hiện đại. - Kết hợp các trang trí dân tộc vào nội ngoại thất của công trình hiện đại. Kết hợp hệ mái dân tộc vào ngôi nhà hiện đại Xu hướng này xuất phát từ thầy và trò khoa kiến trúc trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Trong những năm 30 và 40, để đấu tranh với quân điểm của một số quan chức thực dân không tin là vồn truyền thống dân tộc Việt Nam trong kiến trúc có thể phù hợp với cuộc sống hiện đại, một số kiến trức sư người Pháp là giáo viên trường Mỹ thuật Đông Dương đưa vào giảng dạy cho học sinh Việt Nam vốn nghệ thuật dân tộc và bản thân họ (những kiến trúc sư Pháp) cũng sáng tác thể nghiệm theo xu hướng dân tộc Việt Nam. Kiến trúc sư Arthur Kruze viết: “Tuy nhiên mỗi đất nước phải có một nền kiến trúc nó bảo với anh rằng anh ở đâu…” “Không hề có một lý do nào để cho xừ sở này không có nền kiến trúc riêng”. Qua việc tìm hiểu vốn kiến trúc dân tộc ở ba miền Bắc, Trung, Nam Kruze khẳng định: “Trái với Nam kỳ, Trung kỳ và Bắc kỳ có một di sản kiến trúc có giá trị không thể chối cãi được” … “nông thôn Bắc kỳ đầy những công trình tưởng niệm thú vị: Chùa, đình, vả lại chúng không hề bị bỏ đi mà vẫn được dân An Nam sử dụng”.

40

Nhưng vì nghiên cứu truyền thống Việt Nam chưa sâu săc, trong trường Mỹ thuật “chỉ có mấy quyển sách về kiến trúc Trung Quốc viết bằng tiếng Đức. Nhà trường dùng tư liệu kiến trúc này để giảng dạy” cho nên trong những tác phẩm của các kiến trúc sư Việt Nam học sinh trường Mỹ thuật thường lẫn lộn số thành phần kiến trúc Trung Quốc. Tuy nhiên Kruze cũng đã phân biệt hai nền kiến trúc này như sau: “Trực tiếp phỏng theo Trung Quốc, kiến trúc An Nam mặc dầu rất gần gũi cũng khác biệt rõ rệt. Những vay mượn, gia công theo quy mô của xứ sở giữ tỉ lệ theo các nguồn gốc, hoàn toàn thích nghi với truyền thống của người dân, đã sinh ra một phong cách trang nhã, một tính chất rất riêng biệt, ít trang trí và ít xa hoa như kiến trúc Trung Quốc”. Xu hướng tìm tòi khai thác vốn dân tộc của trường mỹ thuật phù hợp với đường lối chính trị của thực dân Pháp trong giai đoạn này đang muốn tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng bản xứ với Nhật Bản, cho nên được chính quyền độ hộ khuyến khích. Lúc ấy họa sĩ Tô Ngọc Vân nói với kiến trúc sư Nguyên Cao Luyện (lúc đó cả hai đều đang là sinh viên trường Mỹ thuật): “Vì lợi tích của chúng nó nhưng cũng có lợi cho chúng ta”. Kiến trúc sư Kruze đã xây dựng ở Hà Nội một số công trình theo phong cách kết hợp mái cổ điển vào ngôi nhà hiện đại như các nhà số 73, số 4 và số 16A Lý Nam Đế, ngôi nhà ở đường Trần Phú, biệt thự góc đường Hoàng Hoa Thám và Ngọc Hà.


41

Hanoi Architectural University 2019

buồng trong. Chòi bát giác chỉ là một góc đặc biệt của đại sảnh phía trước, có thể dùng làm một quán bar. Hai tòa biệt thực hai bên là khối ngủ bao gồm mỗi tầng 8 buồng, mỗi buồng diện tích 25m2 có khối vệ sinh và lò sưởi riêng. Hai buồng đầu hồi trên gác hai có sân trời. Về công trình này ông viết: “Ngôi nhà khác (nhà ăn của sĩ quan độc thân) đã dự kiến trước để có thể biến đổi sau này thành hai vila riêng biệt. Phần trung tâm ở tầng một ngày nay là một quán bar, phòng ăn công cộng và những phục vụ sẽ bỏ đi”. Phía sau nhà có hai cánh thẳng góc với hai tòa biệt thự đó là khu vực cầu thang, bếp và nơi ở của nhân viên phục vụ. Đứng về phương diện mặt bằng mà xét thì đây là một công trình kiến trúc hiện đại ở châu Âu, các buồng ngủ đều có lò sưởi, ống khói đưa lên mái, có khu vệ sinh tắm riêng biệt với thiết kế xí bệt, bể tắm ngồi và chậu rửa, có tủ tường lớn. Mặt đứng toàn bộ công trình nhấn mạnh tính chất Á Đông bằng hệ thống mái cong. Những mái cong này tách ngôi nhà thành ba khối rõ rệt nhưng lại đồng nhất thành một công trình có nhịp điệu hài hòa. Mái dùng ngói ống màu nâu đỏ, hai khối hai bên đều có hệ 4 mái, 4 góc cong lên có đầu đao, trên các cửa sổ đều có mái hắt cũng lợp ngói ống. Bốn góc mái và ở hai đầu nóc có các gờ chữ triện (thay cho các chi tiết tượng rồng hay cá hóa long ở các công trình cổ dân tộc). Để đỡ đầu đao lớn, có những côn sơn nhỏ đơn giản trên có hoa văn chữ triện. Cửa sổ có hai loại: loại chữ nhật theo chiều ngang mở rộng nhiều cánh có gờ lớn rộng 25cm đóng khung lấy cửa, trên cửa là mái hắt lợp ngói ống và loại cửa tròn ở khu vực buồng vệ sinh.

Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005

Ngôi nhà ở góc phố Hoàng Hoa Thám và Ngọc Hà Ngôi nhà này do kruze thiết kế và xây dựng năm 1939 cho hầu tước Didelot, một người Pháp. Ông đánh giá: “Đây là thành công đầu tiên về sự thích nghi của kiến trúc Việt Nam vào một vila hiện đại mà một người châu Âu ở” Ở đây ông đã sử dụng mái ngói cong dân tộc Việt Nam cổ truyền mà ông cho là “Việc sử dụng mái nhà đó là logic và hợp lý nhất vì vươn ra thành ô văng nó giữ vai trò cái hiên cổ điển không làm tối các phòng ở tầng một”. Nhưng trong ngôi nhà này ông đã nhầm lẫn đưa một số chi tiết kiến trúc Trung Quốc vào vì ông vẫn quan niệm có một phong cách Hoa- Việt: tường, rào uốn lượn trên mặt tường, phía bên trong có gắn những họa tiết Trung Quốc, hòn đá trong bể nước, …. Trong ngôi nhà này và các ngôi nhà khác do ông làm ở Hà Nội, ông đều áp dụng cách đặt máng nước ẩn trong mái nhà mà ông gọi là “một ngón khéo” giấu xô nô vào trong mái trên ngọn trường cho phép dùng hình thức mái này mà vẫn đảm bảo thoát nước mưa. Câu lạc bộ Thủy quân ở đường Trần Phú (ngày nay công trình này được sử dụng làm trụ sở của Tổng cục TDTT). Câu lạc bộ thủy quân được xây dựng vào các năm 1939- 1940. Đây là công trình phục vụ cho sĩ quan thủy quân Pháp đến giải trí ăn uống, nhảy, … Công trình chia ra làm ba khối rõ rệt: hai bên là hai tòa biệt thự hai tầng hoàn toàn đối xứng nhau, nối với nhau bằng một khối nhà một tầng ở giữa. Khối giữa không đối xứng mà có một chòi “bát giác” gắn vào phía bên phải để phá cái thế đối xứng đơn điệu. Khối giữa là khu đại sảnh sử dụng cho sinh hoạt công cộng như ăn uống, hội họp, khiêu vũ, gồm hai buồng lớn, buồng ngoài và


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 21: CLB Thủy quân, Trần Phú, Hà Nội

Ảnh 22: Nhà số 4 Lý Nam Đế 42


43

Hanoi Architectural University 2019

Ở những công trình cổ Việt Nam thường là nhà một tầng cho nên không làm máng để nước chảy tự do hoặc có làm máng tôn thì cũng không là mở phần mái cong. Đối với công trình này, nahf hai tầng không thể để nước mưa chảy tự do như vậy sẽ hất vào tường ngoài khi có giỗng. Giải pháp này có tác dụng tốt tuy cố tạo nên một vạch ngang trên mái ở vị trí đặt máng, đổ là một nhược điểm nhỏ nhưng cũng khó thấy. Với mái nhà cổ truyền, phần mái chìa ra khỏi tường cũng như toàn bộ nhà không có trần. Để giải quyết mỹ quan khi nhìn ở dưới lên và cách nhiệt người ta đã dùng hệ thống rui ván và ngồi ân. ở công trình này với hệ thống vì kèo tam giác, tác giả đã làm trần như những ngôi nhà ở châu âu và trần này kéo ra cả phần mái chìa ra khỏi tường ngoài để che các cầu phong và lito. Về phương diện vật liệu xây dựng, tác giả đã dùng nhiều loại vật liệu cổ truyền của Việt Nam như gạch chỉ để xây tường , gạch khẩn( giếng dáy) xếp chữ nhân, gạch men xanh lát them trước nhà. Thêm vào đó là betong cốt thép là mheej thống kết cấu… Cruydo đã là mchi tiết lan can ở sân trời tầng hai giống các lan can đã thấy ở các công trình cổ Trung Quốc như đền dải cầu,… Tuy nhiên ở một số chi tiết khác, đặc biệt là hệ thống mái, ống tỏ ra có sự hiểu biết nhất định về kiến trúc đân tộc Việt nam và phân biệt nó với các nước Châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản. Yếu tố khá quan trọng mà Cruydo cố gắng thể hiện để biểu lộ tính dân tộc ở mái là tầu đao.

Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005

Ngôi nhà có vỉa hè rộng tạo thành một giải sân cao trước nhà có bậc tam cấp đi lên, hai bên có rồng đá ( nay đã mất ). Tiếp đến vườn trước công trình trồng hoa thơm có đường rải sỏi. hàng rào của khu đất cũng được nghiên cứu kỹ. Đó là một bức tường hoa trên nóc tường cũng đặt mái dốc hai phần, lợp ngói ống đồng nhất với mái nhà. Một số chi tiết đáng chú ý ở mặt đứng là ống khói, máng thu nước và trần ngoài nhà. Đó là những chi tiết không có trong những ngôi nhà dân tộc Việt Nam. Ở đây tác giả đã đưa vào để giải quyết những vấn đề mới nảy sinh từ nhu cầu thực tiễn và thẩm mỹ. với tập quán dùng lò sưởi củi ở xứ lạnh, tác giả đã đặt các lò sưởi vào các buồng ngủ, ống thông khói lò sưởi lên trên mái và cũng được đưa vào một các tự nhiên và không gây sự cố gì, chúng đồng nhất được với toàn công trình. Hệ thống máng nước nằm ngang trên mái ở vị trí trên nóc tưởng ngoài là một sáng tạo độc đáo. Thực ra đây không phải là lần đầu tiên được dung ở bệnh viện phố Hòe nhai ( nhà thương khách) (73). Mái này đón nước mưa của mái tính từ nóc đến vị trí tường ngoài, còn phần máu chìa ra ngoài khoảng trên 1m nữa thì số nước mưa ở đây không nhiều, cho rơi tự do xuống. giải pháp này tránh được việc phải làm một máng nước kim loại chạy dài suốt dọc mái treo vào các đầu cầu phong vừa nặng cho phần kết cấu vừa kén mỹ quan và khó giải quyết nắng ở các đầu mái cong lên. Ở đây máng được làm bằng betong cốt thép đặt lên đầu tường cột cách vững chắc. Các cầu phong của phần mái dễ dàng tạo thành một luồng gió dưới mái ngói làm giảm nhiệt độ trong nhà lúc hè nóng nực.


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

Chi tiết này được làm khá đúng với mái cổ truyền Việt Nam: tầu đao/to, cong dần lên, kết thúc ở gốc đao với tầu dao ở cạnh bên tạo thành một đầu đao. Chi tiết này là đặc biệt Việt Nam. Gọi là tầu đao hay chân tầu cốt là để phân biệt với tầu hộp của hệ thống mái Trung quốc. Công trình Câu lạc bộ thủy quân thể nghiệm về kiến trúc hiện đại mang tính chất dân tộc. Toàn bộ công trình là một tác phẩm của chủ nghĩa công năng , mặt đứng và hình khối kiến trúc phản ánh nội dung sử dụng bên trong một cách chân thực. Những cửa sổ lớn nằm ngang cũng là hình ảnh của kiến trúc hiện đại nhưng lại được che bằng ovang là một mái dốc lợp ngói ống. Xen kẽ với Những cửa sổ chữ nhật là các cửa sổ tròn, hình ảnh quen thuộc trong các đình chùa. Ống khói các lò sưởi hòa hợp với mái ngói ống một cách tự nhiên. Sự kết hợp này đúng lúc và hài hòa không khiên cưỡng, có thể coi là một sự thành công, cũng chính vì vậy mà nó có ảnh hưởng không nhỏ đến những kiến trúc sư Việt Nam học trò của Cruydo.

44

Ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế nhỏ hơn, ở cột miếng đất nhỏ hơn, gần đường và không có khoảng đất để làm một mảnh vườn nhỏ phía trước nhà. Ngôi nhà hai tầng có mặt bằng hoàn toàn đối xứng, mỗi tầng có 8 buồng ngủ cho sĩ quan. Đây là một ngôi nhà ở tập thể nhưng có mức tiện nghi cao. Ngôi nhà theo bố cục Chuột vồ, tại bộ phajaan cuột vồ, Cruydo đã áp dụng nhiều chi tiết kiến trúc dân tộc Việt Nam như mái hồi, mảng tường hoa văn chữ triện, mái cong có trụ tròn. Những chi tiết này áp dụng đúng mức đưa vào hài hòa với bố cục chung. Khác với câu lạc bộ thủy thủ có bố cục chung là ba khối ghép vào nhau, nhà số 4 Lý Nam Đế là một ngôi nhà dài 42m, có tiền sảnh nhô ra chừng 1,5m tiếp đó là mái hiên dân tộc dựa trên hai cột tròn dơn đỏ tổ chức lối vào thân mật nhưng đàng hoàng. Về hình thức dân tộc, cũng như câu lạc bộ thủy thủ, công trình này có mái cong, trên đầu các ống khói lò sưởi và các mái hất trên cửa sổ, cửa đi mở ra ngoài đều có mái cong. ở các mái cong này đều có con sơn đơn giản kiểu Việt Nam ( một hình thức của các cái bầy), có máng nước ở lưng chừng mái. Vãn những cửa sổ hình chữ nhật dài theo chiều ngang, những cửa sổ tròn và các chi tiết kiến trúc dân tộc như tầu đao, mây cuốn ở đầu các mái cong và hai đầu hồi nhà, ở dây thêm hai chi tiết dân tộc nữa là cột tròn ở lối vào mảng tường có những bộ phận kiến trúc giống như ở các câu lạc bộ thủy thủ như tủ tưởng, lò sưởi, khu vệ sinh cho từng buồng ngủ.


45

Hanoi Architectural University 2019

Đông dương học xá là một sự kiện lớn về kiến trúc trong những năm 40. Trong cuộc thi tìm ý, một phương án của kiến. Thành công lớn hơn( 1930). Công trình gồm hai ngôi nhà 3 tầng trước dài 50m, ngôi nhà sau dài 30m nối với nhau bằng một thân nhả trong đó đặt một cầu thang lớn. Mặt bằng hoàn toàn đối xứng theo một trục tạo thành hình tượng tự như một máy bay. Ở công trình này tác giả đã sử dụng hệ thống mái ngói một cách rất phong phú những mái bát giác trên các thấp, mái lớn trên các thân nahf, mái nhỏ trên các mái và trên cửa sổ ở tầng 2. Không dùng mái cong với các chi tiết dao, bảy… nhưng toàn bộ ngôi nahf toát lên hình ảnh công trình dân tộc quen thuộc ở các hồi mái, các mái hát nhỏ, ở kiểu cách chồng diêm ở mái. Ngôi nhà được nghiên cứu khá sâu sắc để thích nghi với khí hậu địa phương từ những lỗ thông gió ở sát mặt sàn và giáp trần đến các mái hất trên cửa tránh mưa nắng và bức xa mặt trời cho nên đã đáp ứng tốt cho việc sử dụng. Cũng trong năm 1930 kiến trúc sư Gaxtong Rode( Ganton- Roger) thiết kế và xây dựng công trình Viện Faxto ( nay là viện vệ sinh dịch tễ) ở hà nội. Khác với sở Tài chính sử dụng hành lang giữa, viện Paxto dùng hành lang bên rộng 2,5m. Ngôi nhà cũng có hình khối hoàn toàn đối xứng và sử dụng hệ mái một cách phong phú gần như sở tài chính. Hệ thống mái hất và lỗ thông hơi được thiết kế chu đáo đã làm công trình thích nghi với điều kiện khí hậu ở hà nội và tạo nên dáng dấp dân tộc quen thuộc nào đó. Ở công trình này có một chi tiết khắc thưởng là giá chuông trên trần hồi mái gấp khúc ở sảnh chính, đó là hình ảnh của kiến trúc dân gian Pháp thuộc được tác giả đưa vào đây.

Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005

. Ngôi nhà này được dùng làm trụ sở tồn báo văn nghệ quân đội, chức năng thay đổi nhưng vẫn đáp ứng được các yêu cầu mới. Nó cũng là một thể nghiệm của việc của việc kết hợp hình thức dân tộc vào một công trình kiến trúc hiện đại. Ngôi nhà có tỉ lệ hài hòa cân xứng, các bộ phận và các chi tiết được cân nhắc sử dụng vừa phải đúng mục đích tạo nên một công trình đẹp. Hai biệt thự ở 16A và 73 Lý Nam Đế cũng là một kiểu như hai công trình trên nhưng ở các vị trí tương đối khuất, ở ngoài đường khó nhìn thấy được nên ảnh hưởng ít nhiều đến tính thẩm mỹ kiến trúc đô thị. Biệt thự của Didole, câu lạc bộ thủy quân và nhà số 4 LÝ Nam Đế cũng là một vài công trình khác của kiến trúc sư Ác-tuya Cruydo làm ở Việt Nam đã góp một tiếng nói vào kiến trúc hiện đại Việt Nam, đánh dấu một xu hướng tìm tòi hướng về nghệ thuật dân tộc đáng để ta nghiên cứu.


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

dáng dấp dân tộc quen thuộc nào đó. Ở công trình này có một chi tiết khắc thưởng là giá chuông trên trần hồi mái gấp khúc ở sảnh chính, đó là hình ảnh của kiến trúc dân gian Pháp thuộc được tác giả đưa vào đây. Trong công trình Câu lạc bộ cựu chiến binh ( club des-aneiens combtattanta) nya là câu lạc bộ đoàn kết, Gaxtong Rọe đã cộng tác cùng với họa sĩ Tacdio ( Tardieu) hiệu trưởng trường kỹ thuật Hà nội mong muốn tạo nên một tác phẩm mang tính chất dân tộc Việt nam bằng cách sử dwungj hệ thống mái ngói. Nhưng ở công trình này các tác giả đã qá lạm dụng hệ thống mái ngói chồng chất lên một ngôi nhà một tầng bé nhỏ. Trường Đại học Đông dương do Bbra thiết kế xây dựng vào năm 1923 đến năm 1925 cũng là một công trình được dùng hệ thống mái ngói để tạo hiệu quả công trình đồ sộ có mặt đứng kéo dài gần 90m theo hướng đường Lê Thánh Tông, đại học Đông dương ( nay là đại học Tổng hợp Hà Nội ) là một sự kiện kiến trúc trong những năm 20 ở nước ta. Phía trước gồm ba ngôi nhà . Ngôi nhà ở giữa có sự tham gia thiết kế của kiến trúc Do Lavan ( Delaval ) giám đốc công trình về công thự (74). Ở đó là sảnh chính trong có bức tranh của họa sĩ Tacdio về sự khai hóa của nước Pháp đối với Đông dương, hai bên là giảng đường và thư viện. Hia ngôi nhà hai bên hình chữ T là các lớp học. Qua một sân trong là dãy nhà các phòng thí nghiệm dài khoảng 100m. Công trình này dùng nhiều mái ngói nổi bật nhất là khối nhà giữa có lầu bát giác. Ở đây cùng nhiều mái, nhiều hoa văn chữ triện và nhiều con sơn đỡ mái. Những con sơn này lại theo kiểu Trung quốc.

46

Về phần các kiến trúc sư Việt nam, học sinh trưởng kỹ thuật ĐÔng dương, đã số sáng tác theo xu hướng tìm tòi khai thác vốn dân tộc hoặc là phục cọ hoặc là kết hợp mái dân tộc vào ngôi nahf hiện đại. Nổi tiếng lúc đó có nhóm kiến trúc sư Luyện-Tiếp- Đức. Sauk hi tốt nghiệp, các kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Như Tiếp, Nguyễn Gia Đức cùng nhau lập văn phòng thiết kế tư ở Hà nội. Các ông đã giành nhiều tâm trí vào việc nghiên cứu vốn dân tộc để thể hiện trong các tác phẩm của mình. Các tác giả này thường dùng các kết hợp hệ thống mái dân tộc vào các công trình (đa số là biệt thự ) có công năng và hình khối hiện đại. Ngôi nhà số 7 phố Thuyền quang ( Crevoat ) Hà nội của Nguyễn Gia Thụy do nhóm Luyện-Tiếp-Đức thiết kế là một thành công theo xu hướng kết hợp. Tạp chí Đông dương ( Indochine ) nhận xét: ‘’ các kiến trúc sư Luyện-Tiếp-Đức- nhóm trẻ này mỗi khi điều kiện cho phép, kiên quyết cố gắng tìm nguồn cảm hứng trong nghệ thuật truyền thống của dân tộc họ’’(2) và ‘’ không có sự va chạm nào giữa những người qua đường đọi nón và ngôi nhà, mối liên hệ là hoàn hảo’’ (2). Những nhận xét đó đúng vì ngôi nahf mang tính cất Việt Nam quen thuộc với ngói đỏ, ban công gỗ có cột gạch, trên cửa sổ có ovang lợp ngói. Các tỉ lệ hài hòa với quy mô vừa phải, gần gũi và quen thuộc. Ngôi nhà của LHĐ xây dựng năm 1943 ở phía phố Hàng Đẫy Hà nội có nhiều nét dân gian của mái bằng cách dật cấp, cổng nhà có mái dốc hai phía và cánh cổng làm theo lối ‘’ thượng song hạ bản” tường nào cũng có mái đầu tường.


47

Hanoi Architectural University 2019

Kết hợp trang trí dân tộc vào nội ngoại thất của công trình công trình hiện đại. Nhiều kiến trúc sư đã tìm tòi biểu hiện tính chất dân tộc theo xu hướng này, có lẽ nó dễ dàng hơn, tuy nhiên có những nghiên cứu khá sâu sắc. Về mặt nội thất , ở khách sạn Thắng lợi, kiến trúc sư Cuba Kintana đã cho ta một kinh nghiệm quí khi giải quyết nội thất chất dân tộc, kéo thiên nhiên điển hình của Việt nam vào trong nahf với một đằng nước chảy, ba chiếc cầu bắc qua, kiến trúc sư như Hoàng Linh, tạ Mỹ thuật cũng được giải nhưng việc xây dựng được giao cho kiến trúc sư Mongoxxe thực hiện phương án của kiến trúc sư Jacjixke. Bốn ngôi nhà đồ xộ xếp hình hai hàng, hàng nọ cách hàng kia đến 50m. Đó là các ngôi nhà ở của sinh viên. Bốn ngôi nhà giống nhau, có hình khối đối xứng. Khối giữa cao ba tầng, hai khối bên cao 2 tầng và một tầng hầm. Tầng hầm này nửa dưới mặt đát nửa trên mặt đất có hệ thống cửa vuông chiếu sáng. Lối vào nhà có hệ thống thang đồ sộ dần đến một sảnh có hàng cột tròn chia sảnh làm 5 gian. Trên hàng cột này có một mái hất lợp ngói ống, trên cùng là cư xá cho sinh viên cổ các buồng ngủ tập thể lớn, khu vệ sinh tấm rửa hiện đại theo hệ thống tự hoại. Nhà xây gạch sân gác bằng gạch xây cuốn tựa vào các dầm sắt chư I. Hệ thống mái rất đồ sộ bằng gỗ với các kèo lớn, dưới nhà là trần với rơm. Nhìn chung 4 ngôi nahf này có bố cục hình khối kiểu tam quan với hình khối giữa nhà cao lên, các mái cong dạng dân tộc. Những hàng cột tròn ở lối vào chính với các tai cột ngang là chi tiết kiến trúc cổ Trung quốc.

Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005

Kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh khi còn là sinh viên năm thứ ba khoa kiến trúc trường kỹ thuật đã thuyết kế ngôi nhà số 84 Nguyễn Du hà nội. Ngôi nhà hai tầng có mái ngói ống, có các đầu đao cong nhẹ lên, trên các cửa sổ lớn có mái hất 9 ovang) lợp ngói, những cửa vòm cuốn bán nguyệt… đã tạo thành nhà hình hộp khô khan bên cạnh. Viện bảo tang mỹ thuật ở Hà nội trước đây là một trường nữ học, xây dựng trong thời Pháp thuộc, trong những năm 1960 được sửa chữa lại thành Viện bảo tang mỹ thuật theo phương án sửa chữa của họa sĩ Nguyên Đỗ Cung. Sau khi sửa chữa ngôi nhà trí hình giá chiêng, mái cong nhẹ, các lỗ cửa sổ được sửa lại có góc uốn tròn tránh các góc vuông cứng đờ của các ô cửa chữ nhật thông thường, các cột tròn theo dạng “” đầu cần cân , chân quân cờ’’ và hệ thống nhiều con sơn kiểu chuồng đấu. Ở công trình này, tính chất dân tộc thật ra mới chỉ là sự biểu hiện bên ngoafu do sửa chữa thành công trình cũ xây dựng theo kiểu của Pháp. Nó còn một số tồn tại như Khối nhô ra ở bên phải công trình chưa được cải tạo, van giữ hình ảnh một công trình “ tây ‘’, không ăn nhập vào toàn ngôi nahf, mái cong có đầu đao kiểu Nhật bản như ở đền Kasuga ở Naga không có đầu đao hình hoa như của Việt nam, các con sơn chồng đấu nhiều tầng cũng là kiểu của Trung quốc và Nhật bản. Tuy nhiên công trình Viện bảo tang mỹ thuật trên Nguyễn Thái Học ở Hà nội cho ta thấy hình ảnh một ngôi nhà khang trang mang tính chất Á đông và cho ta một kinh nghiệm tốt về cải tạo công trình cũ thành công trình mới có công năng văn hóa nghệ thuật.


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

Trong quần thể Đông dương học xá còn có một ngôi nhà lớn để phục vụ chung cũng được giải thưởng trong cuộc thi tìm ý do các kiến trúc sư Sosoossong, Matxong và Gin thiết kế. Ngôi nhà này cũng cùng phông cách với 4 ngôi nahf của Lajixke với mái cong đôi chút ở 4 đầu mái. Kiến trúc sư Ecnex Ebra đã làm khá nhiều ở Việt Nam. Ngoài những công trình lớn Sở tài chính ,trường học đại học Đông dương, Bảo tang Lu-I Figo, nhà thờ Cửa Bắc, ngôi vườn nhà 26 Hoàng Diệu mà trước đây thường gọi là vườn Ebra, ông còn là tác giả của bản qui hoạch ‘’ hà nội lớn’’ làm năm 1922 và các bản quy hoạch thành phố Hải Phòng, thành phố Phnom Pênh. Ebra chú ý khai thác ngôn ngữ của hệ thống mái nhà để biểu hiện tín chất dân tộc. Nhưng do sự hiểu biết không sâu về nghệ thuật kiến trúc Trung quốc, Nhật bản nên ông cố vấn những nhầm lẫn và tạo nên những tác phẩm chiết trung hoặc theo quan niệm một loại nghệ thuật Sino-annamite như trường hợp bảo tang Lu-I Figo nhưng trong công trình sở tài chính ( nay là Bộ ngoại giao). Rất nhiều công trình phục vụ công cộng loại lớn dùng các biện pháp tôt chức không gian nội thất để thể hiện tính chất dân tộc như dùng đồ gỗ, mây tre, gốm, dùng trang trí bằng phù điêu, họa tiết mang tính dân tộc… như trong các nhà văn hóa, câu lạc bộ Phòng khách, nhà khách…

48

Về bên ngoài của công trình, nhiều tác giả đã nghiên cứu cách biểu hiện tính dân tộc bằng cây cổ, vườn hoa… như ở khách sụn vị hoàng ở Nam định, tác giả, kiến trúc sư Nguyễn Đức Nhuận đã tạo nên một vườn đá khá phong phú bằng nhiều khối đá được sắp xếp cạnh bậc lên cầu thang, cạnh nhà hay cạnh một cầu cong nhỏ. Trong khu tiếp khách của khu vực Lăng Bác kiến trúc sư Nguyễn Thành Nam cũng tạo một tiểu cảnh trong vương có hồ nước, hòn non bộ và nhiều cây cỏ điển hình của đất nước. Rất nhiều công trình công cộng được trang trí những tiểu cảnh mang tính chất dân tộc như vậy ở trong hay ngoài nhà. Về phương diện mặt đứng của công trình thì nhiều tác giả dùng biện pháp trang trí để tạo một hiệu quả nào đó mang tính chất dân tộc. Những Viên gạch hoa chanh bằng gốm xnah gắn vào lan can như ở nhà khách chính phủ số 2 Ngô Quyền hay ở số 10 Chu Văn An Hà nội, Các Trang trí modailich như ở số 2 Ngô Quyền và nhiều cửa hàng quốc doanh tại nhiều thành phố đều nhằm tạo nên hiệu quả trên. Nhà hát Lam sơn ở thanh hóa của kiến trúc sư Lê đỉnh Nhân và nhà hát 600 chỗ ở Thuận hải của Kiến trúc sư Nguyễn Văn Hoàn dùng những hoa Văn Lớn dân tộc đưa vào các mảng tường của công trình vuông vắn hiện đại rất điển hình cho xu hướng này. Giao thông Ngân hàng trên đường Hàm Nghi ở thành phố Hồ Chí Minh cũng dùng những tấm betong lỗ hoa vuông vắn có hình hoa văn dân tộc trang trí nhà suốt 8 tầng, tầng trên cùng, 7 cửa ra vào lớn có 2 gở bát chéo ở trên tạp hình ảnh mái cong quen thuộc ở các nước châu Á nói chung.


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 23: Nhà hát ,Thanh Hóa

Ảnh 24: Nhà khách chính phủ

49


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

Xu Hướng kết hợp Xu Hướng cấu trúc không gian và kiến tạo theo tinh thần dân tộc . Theo xu hướng này, không nhất thiết phải dùng mái cong với cột xà kè và tầu đao lá mái, không nhất thiết phải dùng những trang trí motip dân tộc như chữ triện, vân mây, hoa chanh. Ngôi nhà của bác Hồ ở chiến khu Việt bắc do kiến trúc sư Hoàng Như Tiệp xây dựng là một công trình rất Việt Nam nhưng lại hiện đại tuy đơn sơ mà làm bằng vật liệu không bền chắc là gỗ , tre, lợp lá. Vật liệu truyền thống với cấu trúc khung quen thuộc nên tính chất dân tộc rất đậm đà, cầu thang gỗ đo lên tầng tren từ ngoài mặt nahf giống như cấu trúc thang ở nhà các dân tộc Việt bắc. Ngôi nhà của Bác Hồ ở Hà nội do kts Nguyễn Văn Ninh thiết kế cũng giản dị không chút trang trí. Nhà được xây dựng bằng vật liệu truyền thống để làm nhà sàn là gỗ, lợp ngói theo kiểu 4 mái có hồi để thông hơi, không gian tầng dưới trống làm nơi hội họp, tiếp khách , trên gác có hai buồng nhỏ có hiên rộng. Ngôi nhà ấm cúng xinh xắn trong một mảnh đất nhỏ trồng hoa, trước nhà là vài bậc xây bước xuống hồ để rửa chân, để cho cá ăn. Hình ảnh 4 mái có hồi mái để thông hơi rất quen thuộc ở vùng nông thôn miền bắc và miền trung trông giống hình thức mái các công trình cổ điển như đình chùa nhưng không có đầu mái cong lên. Những ngôi nhà một tang trong khu vực chờ đợi vào viếng lăng Hồ chủ tịch cũng có một vẻ dân tộc nhưng hiện đại, giản dị, các kiến trúc sư của Viện thiết kế nahf ở công trình công cộng bộ xây dựng đi theo xu hướng tìm nét dân tộc trong sự giản dị, khai thác tốt hệ thống mái có hai dốc tạo che vẻ hiện đai và trong sáng.

50

Bảo tàng Hoàng Văn thụ ở huyện Văn lăng tỉnh Lạng sơn do kts Vương quốc mỹ thuật thiết kế cũng theo xu hướng này. Là một nhà sàn thấp có ba khối: khối giữa lớn nhô cao lên khối 2 bên bảo tang có đường nét thanh thoát, lối lên ở giữa rộng rãi trang trọng dẫn đến hiên sảnh lớn, trước cửa phòng trưng bày chính. Hai khối hai bên thì một là phòng trưng bày nhỏ một là văn phòng của bảo tàng. Toàn bộ công trình toát lên vẻ khang trang hiện đại nhưng đậm đà tính dân tộc miền núi. Ngôi nhà triển lãm các giống chim cảnh được làm bằng tre nứa lợp mái là một công trình khá hấp dẫn. số không giống hẳn một loại nhà nào của một dân tộc nào trên dải đất Việt nam nhưng lại mang đậm tính dân tộc ở vật liệu, ở kiến tạo. Ngôi nhà lạo còn toát lên vẻ hiện đại tuy được làm bằng tre, nữa, lá cọ đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Tuy nhiên bên trong quá chật hẹp do hệ thống kết cấu chưa nghiên cứu hợp lý nên vẫn phải để một cột trụ lớn ở giữa và là nhược điểm nữa là trong nhà thiếu ánh sáng. Xũng trong hội hoa xuân này, một chiếu cầu tre đơn sơ cũng được cú ý vì vẻ đẹp thanh nhã mang tính dân tộc mà lại hiện đại của nó. Nhà truyền thống nhà này thủy điện hòa bình trên sông Đà do kts Hoàng Minh Thái và Vũ Hồng Thủy thiết kế là một công trình khai thác tốt ngôn ngữ nhà sàn của đồng bào dân tộc trong tình với mái nhà lớn có độ dốc cao. Ngôi nhà nổi lên với mái đồ sộ và các hàng cột chạy suốt hai tầng nhà. Lối vào chính có một cổng đồn dưới dạng một công trình nhỏ làm tăng thêm vẻ long trọng và quy mô của công trình chính nhà truyền thống này là một thành công của xu hướng khai thác vốn dân tộc theo góc độ không gian và kiến tạo truyền thống.


Xu hướng khai thác ngôi nhà nhu cầu sàn trong kiến trúc hiện đại ở các tỉnh miền Nam khá phổ biến và có những công đáng kể. Trường đại học Tây nguyên với những ngôi nhà có mái vát hình thuyền thẳng góc với nhau, những hàng cột chạy suốt 2 tầng nhà, tầng dưới có nhiều không gian trốn, là một công trình có màu sắc địa phương đậm đà. Câu lạc bộ thủy thủ ở thành phố Hồ Chí Minh cũng khai thác ngôi nhà sàn, nhưng còn dùng cả vật liệu tre nứa gỗ nên tính chất dân tộc càng đậm đà. Kết hợp với thiết kế cách điệu về hình khối và phần xây dựng nền, sàn, bậc bằng đá và betong tạo cho công trình một dáng vè đẹp dân gian hiện đại khá hấp dẫn.

Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

Thư viện khoa học tổng hợp ở thành phố do kiến trúc sư Nguyễn Văn Thiện thiết kế là một công trình lớn xây dựng trong những năm đầu thập kỷ 70. Tác giả đã khai thác ngôn ngữ cột xà kè vào công trình betong cốt thép có mái bằng khá thành công. Các “kẻ’’ đưa ra đỡ’’ tầu đao’’ mảng tường hoa chắn nắng, một công thức cách điệu của cải cái ‘’ giại’’ tạo bởi các tấm đan betong có hoa văn dân tộc được nghiên cuwsucoong phu, hình đẹp và tỉ lệ tốt. Ngôi nhà chính gồm các phòng học và các bộ phận chức năng, nằm dài theo chiều ngang tương phản với khối kho nách là một công trình cao khoảng 10 tầng ( tầng của giá để nách ) có mặt hình vuông. Hai khối này tạo thành một tổng thể hài hòa có tỉ lệ hình khối đẹp. Nhưng khác với ngôi nhà chính, khối kho cách khoảng có gì đáng kể về tính chất công năng hàng rào cản thư viện cũng được tác giả nghiên cứu khá công phu tuy nhiên các đèn lồng lớn ở cổng mang tính chất Nhật bản rõ rệt. Mảng phù điêu ở đầu hồi bên phải ngôi nahf chính hơi quá cầu kỳ chưa được cách điệu để phù hợp với tính chất hiện đại của công trình. Thư viện khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh là một công trình hiện đại đẹp và mang đậm đà tính chất dân tộc.

51


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

Cấu trúc không gian và kiến tạo theo tinh thần dân tộc Hội trưởng của trường đại học Cần thơ tỉnh Hậu giang do kts Huỳnh Kim Măng thiết kế là một công trình có dự nghiên cứu tìm tòi đặc sắc trên cơ sở ngôi nhà sàn của đồng bào miền núi và đồng bào vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ra lớp mái nhà gối đầu lên nhau theo cách gối đầu mái nối nhau thành hình nu rừa nyayftajo nên độ dốc theo dọc nhà phù hợp với độ dốc của sàn hội trưởng hướng về sân khấu. Hình thức bên ngoài đã phần nào phản ánh trung thực nội dung công năng bên trong, công trình hội trưởng đại học Cần thơ là một sáng tác chất lượng cao theo xu hướng khai thác vốn dân tộc về mặt không gian và kiến tạo. Kết luận Những ảnh hưởng của các phong cách kiến trúc phương Tây và kiến trúc hiện đại nước ta tạo nên sư phong phú đa dạng của kiến trúc việt nam. Bức tranh nhiều màu sắc của kiến trúc hiện đậi Việt nam nói lên nhiều điều về lịch sử phát triển đất nước, sự giao lưu văn hóa với phương Tây và di tích của thời kỳ Pháp thuộc. Tác dụng đánh dấu thời đại Các phong cách khác nhau có tác dụng đánh dấu thời đại: - Những công trình theo phong cách trại lính với hành lang rộng bao quanh và cửa cuốn vòm bệt , khẩu độ lớn, hầu hết được xây dựng vào một hai thâp kỷ cuối cùng của thế kỷ thứ XIX. - Các công trình theo các phong cách cổ điển như Phục hưng, Maroc , cổ điể nPhasp thường được xây dựng vào hai thập kỷ của thế kỷ XX. - Những biệt thự và các công trình sử dụng mái cong, con sơn kiểu Á đông đánh dấu khaongr thời gian từ 1925 đến 1945 52

- Những công trình Tân cổ điển với kết cấu tường gạch chịu lực là sản phẩm của những năm 60. - Hệ thống khung betong cốt thép đỡ những ngôi nhà hình hộp vuông vắn được sử dụng nhiều từ những năm 70 trở đi. - Hệ thống lắp ghép tấm lớn đánh dấu hai thập kỷ 70 và 80. Tác dụng xác định thể loại công trình các phong cách kiến trúc khác nhau đôi khi cũng nói lên tính cách của thể loại công trình. - Phong cách Hmang và Gotich chủ yếu được đảng ở Việt nam trong các công trình đạo Giato. Đó là nhà thờ, nhà tu kín, trường đàng,… - Các phong cách cổ điển phương Tây hầu hết dùng trong các cơ quan nhà nước bảo hộ trụ sở các công ty tư pháp. - Thể loại tân cổ điển cũng đa số là cơ quan chính phủ, trường đại học, viện nghiên cứu. Những bài học và những kinh nghiệm tốt. - Các phong cách cổ điển cho ta bài học kinh nghiệm về giải quyết những bố cục trang nghiêm, đồ sộ với những nhịp điệu hài hòa, tỉ lệ nghiêm ngặt. - Hai phong cách Homang và Gtich tạo được hình ảnh tôn nghieenm, đứng đắn, vững chãi. - Trào lưu Kodac thổi một luồng gió mới giải phóng tư tưởng kiến trúc khỏi hệ thống ‘’ thức’’ kiến trúc cổ điển phương tây. Không dấu diếm kết cấu, phát huy năng lực của kết cấu và vật liệu mới như kim loại và betong cốt thép. - Chủ nghĩa công năng với 5 nguyên tắc của công trình kiến trúc góp phần đáng kể vạch ra hướng sáng tác kiến trúc giải phóng khỏi các bố cục cổ điển gò bó, công năng của công trình được phản ánh trung thực theo dây chuyền sử dụng. Chủ nghĩa công năng lại luôn


53

Hanoi Architectural University 2019

Chủ nghĩa biểu hiện tạo hiệu quả tâm lý mạnh mẽ, kích thích khả năng sáng tạo và đòi kiến trúc sư đầu tư nhiều công sức trong lao động sáng tác. Mợt xu hướng đầy thú ví và hấp dẫn với nhiều thế hệ kiến trúc sư hiện đại. - Chủ nghĩa Thổ mộc anh nhấn mạnh trách nhiệm đạo lý của kiến trúc sư đối với xã hội, chủ nghĩa thô mộc quốc tế nhấn mạnh tính chất chân thật của vật liệu. Vật liệu betong trần áp dụng ở nước ta cần được nghiên cứu them cho phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm. - Chủ nghĩa Chiết trung thưởng nói lên tình trạng không ổn định cần tư tưởng xã hội, nối lên tác động qua lại của nhiều đồng văn hóa. Không hiếm những công trình chiết trung đẹp nhưng nói chung ranh giới giữa sự pha trộn lai căng và sự kết hợp tải tình các phong cách là không rõ rệt nên khồ sáng tác được những công trình chiết trung đại yêu cầu cao về nghệ thuật. • Các xu hướng tìm về dân tộc đều đáng trân trọng: - Ở thời điểm này có thể sử dụng phong cách phục cổ tron gtruowngf hợp cụ thể nhìn khôn gphas vỡ cảnh quan cổ kính có sẵn ở chung quanh hoặc muốn tái tạo một hình ảnh xưa cũ. - Xu hướng kết hợp bộ mái dân tộc vào công trình hiện đại như những năm 30-40 đến nay rất nên thận trọng khi áp dụng. - Xu hướng sử dụng những motip trang trú ở nội và ngoài thất nói chung tương đối dễ dàng và rất nên khai thác. - Xu hướng tạo nên kiến trúc không gian hay kiến tạo công trình theo tinh thần dân tộc nên chú ý khai thác

Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005

quan tâm đến công nghiệp hồn xây dựng đến nhà lắp ghép, góp phần đầy mạnh công tác xây dựng ở nước ta. Mặt khác chủ nghĩa công năng luôn quan tâm dến điều kiện sống tập thể là vấn đề quan trọng trong xã hội ta. - Kiến trúc hữu cơ cho ta thí dụ về cách tạo nên sự hài hòa hữu cơ giữa con người với công trình , sự hài hòa giữa các không gian trong một công trình , giữa trong và ngoài công trình sự gắn bó hữu cơ giữa ngôi nhà và môi trường . ‘’ Luận điểm không gian chan hòa’’ là một bài học bổ ích.


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

Xu hướng chính hiện nay của kiến trúc hiện đại Việt nam Hiện nay tinh thần chủ nghĩa công năng vẫn ngự trị trong các sáng tác của các kiến trúc sư Việt nam. Nhưng công trình gây dựng trong nước 10 năm gần đây chứng minh điều đó. Trong lĩnh vực nhà ở, mảng xây dựng mà nahf nước vẫn đi theo con đường lắp ghép tầm lớn thì ít hiệu quả kinh tế mà làm nghèo nàn hình thức kiến trúc đi. Trong lĩnh vực công trình công cộng thì ngồi nhà hình hộp đã có một số biến đổi như sau: - Giảm bớt tính chất khô khan bằng cách trung trí dân tộc ở nội và ngoại thất. - Phát huy tác dụng của tường chắn nắng làm tường trung trí mang hoa văn dân tộc. - Trong sản xuất hàng loạt, ngôi nhà đã được chú ý đa dạng hồn bằng nhiều thủ pháp kết hợp. - Một số hình thức ưa đàng như vòm và mái dốc. Dự đoán tới đây kiến trúc Việt nam sẽ còn tiếp tục theo phong cách chủ nghĩa công năng cột thời gian nữa trong thập kỷ vì những lý do sau: - Nề nếp làm việc và thói quen cũ trong sáng tác kiến trúc theo các nguyên lý của chủ nghĩa công năng đã đa sầu vào các thế hệ kiến trúc sư đang hành nghề hiện nay, chưa dễ dàng thay đổi được.

54

- Thị hiểu của xã hội nói chung đang còn say sưa với ‘’ kiến trúc hiện đại’’, trào lưu này vào nước ta một cách muộn mạng nên nó còn phát huy tác dụng một thời gian nữa trước khi rrats khỏi vũ đài. - Việc đào tạo kiến trúc sư trong các trường đại học vẫn theo những nguyên lý cơ bản cần chủ nghãi công năng, những công trình kiến trúc hiện đại nổi tiếng trên thế giới vẫn được lấy lần mẫu cực cao giáo viên giảng dạy và cho sinh vien học tập. - -Kiến thức của kiến trúc sư về kiến trúc dân tộc còn quá ít vì đo tình trạng hầu như chưa có các công trình nghiên cứu toàn diện về kiến trúc dân tộc, chưa có các sách lý luận tổng kết và các các sách giáo khoa về kiến trúc dân tộc. Những năm tới đây, dự kiến ảnh hưởng của kiến trúc các nước vào Việt nam cũng sẽ tạo nên do việc giao lưu trao đổi văn hóa học tập nghiệp vụ kiến trúc với các nước ngày một nhiều, số lượng người Việt nam đi làm việc ở các nước trên thế giới ngày càng đông… xu hướng kiến trúc hậu-hiện đại phương Tây nhất định rõ vào nước ta và nói chung sẽ được biểu hiện dưới hai dạng tượng trưng và dân tộc là hai trong bảy hướng của kiến trúc hậu hiện đại đo Chacloxx gienhx tổng kết , xu hướng ‘’ tượng trưng ‘’ được biểu hiện qua hình khối , không gian, mặt đường và chi tiết, nó có thể hiện tính chất dân tộc hay mang tính chất quốc tế.


55

Hanoi Architectural University 2019

Xu hướng kiến trúc Việt nam trong giai đoạn mới. Nưng trong các xu hướng kiến trúc dân tộc thì xu hướng nào là triể nvongj nhất? Chúng ta đã phân tích là các xu hướng dân tộc có ưu thế phát triển trong thời gian tới ở nước ta. Cả ba xu hướng hướng dân tộc tất nhiên sẽ tiếp tục phát triển nhưng hai xu hướng phục cổ và kết hợp rất cho cùng chỉ là chủ nghĩa hình thức mà thôi. Những công trình theo hai xu hướng này vẫn có thể thành công trong những điều kiện cụ thể. Nhưng chúng vẫ nmang tính chất dễ dãi. Phục cổ ( theo nghĩa hẹp) sẽ có ít sáng tạo khi áp dụng hình thức cổ điển trong điều kiện mới. Với những yêu cầu sử dụng hiện đại, với những điều kiện khoa học kỹ thuật tiên tiến hình thức cổ điển trong điều kiện khoa học kỹ thuật tiên tiến hình thức cổ để trở thành gồ bó, giả tạo. ‘’ Xu hướng kết hợp” càng dễ dãi hơn: sau khi giải quyết mặt bằng hình khối đảm bảo dây chuyền công năng theo cần nguyên lý cần “” kiến trúc hiện đại”” thì tính chất dân tộc sẽ được đưa vào bằng cách kết hợp bộ mái truyền thống hoặc trang trí nội và ngoại thất bằng các chi tiết dân tộc. Cả hai hướng sáng tạo để không khác bao nhiêu với kiến trúc thời kỳ những năm 40-50 ở Liên xô dưới phương châm “ Nội dung hình thức dân tộc’’. Do phương châm này mà nghệ thuật kiến trúc thời gian đồ rơi vào chủ nghĩa hình thức. Theo tác giả, xu hướng ‘’ cấu trúc không gian và kiến tạo theo tinh thần dân tộc’’ ( gọi tắt là không gian và kiến tạo có nhiều triển vọng nhất. Tính chất dân tộc được thể hiện ở caasu trúc không gian và ở kiến tạo của công trình.

Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005

Xu hướng ‘’ dân tộc ‘’ thì sẽ được biểu hiện hoặc mô phỏng cái cổ diển của dân tộc hoặc khai thác kiến trúc dân gian,. Xu hướng dân tộc sẽ ngyaf một phát triển vì nó có những ưu thế sau đây: Lý do khách quan: - Trong trào lưu hậu hiện đại trên thế giới , chủ nghĩa cổ diển hậu hiện đại về đi theo kiến trúc dân gian là hai xu hướng phát triển mạnh ở nhiều nước. Đó là một xu thế chung của thế giới sẽ có tiếng vang vào nước ta. - Gần đây xuất hiện nhiều hội nghị về kiến trúc dân tộc, về ngôi nhà ở kiểu ống, về xây dựng nhà bằng đất , những hội nghị về bảo vệ di tích kiến trúc lịch sử và truyền thống v..v… đã ảnh hưởng một phần đến ý tưởng sáng tạo của giới kiến trúc sư Việt nam. Tới đây chắc chắn các hoạt động theo hướng này của thế giới sẽ tiếp tục tnawg lên và ảnh hưởng của chúng cũng sẽ lên theo. Lý do chủ quan: - Đường lối của Đảng trong khoa học và trong văn học nghệ thuật là ‘’ hiện đại và dân tộc’’ đã từ lâu giác dục và hướng dẫn giới kiến trúc trong sáng tạo. Đường lối đó trùng hướng dãn tới xu thế hậu hiện đại của nghệ thuật kiến trúc thế giới. - Thực tế ở nươc ta di sản nghệ thuật kiến trúc dân tộc còn lại tuy không đồ sộ nhưng đủ khắc sâu những nét dân tộc độc đáo trong nhận thức về thẩm mỹ không gian của người dân tạo cho họ tình cảm quê hương thân thuộc, một hình thưc của lòng yêu nước. Yếu tố hướng về cội nguồn nằm trong mọi người dân Việt nam, trong đó có các kiến trúc sư.


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 25: Nhà truyền thống tổng công ty xây dựng sông Đà 1980, KTS Huỳnh Minh Phái

Ảnh 26: Làng trẻ em SOS Cà Mau, 1997, KTS Nguyễn Lê Hà

56


57

Hanoi Architectural University 2019

Yếu tố kiến tạo theo tinh thần dân tộc cũng đem lại hiệu quả thể hiện tính chất dân tộc đậm đà. Kiến tạo liên quan đến các yếu tố khoa học kỹ thuật. Việc sử dụng các vật liệu địa phương làm cho công trình càng gắn bó với môi trường, càng để hài hòa với thiên nhiên xung quanh. Những kết cấu truyền thống và hình thức kiến tạo của kiến trúc truyền thống mang lại hiệu quả biểu hiện tính dân tộc. Các loại mái với các độ dốc khác nhau tùy từng địa phương, nhà sàn hay nhà tầng đất và nhiều thnahf phần kết cấu đặc biệt khác. Tất cả những yếu tố này được nghiên cứu áp dụng một cách sáng tạo rất tự do không lệ thuộc các khuôn mẫu cổ điển trên cơ sở một nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, một tinh thàn mới về thẩm mỹ và những mới quan hệ xã hội mới.

Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005

Yếu tố quan trọng nhất trong kiến trúc là không gian. Không gian dân tộc được thể hiện theo góc độ xã hội học ở các mặt cấu trúc gia đình Việt nam, ở phong tục tập quán truyền thống, ở thực tiễn cuộc sống tinh thần và vật chất của người Việt nam. Cấu trúc gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến kiến trúc nhà ở. Cách sống theo gia đình va thế hệ đòi hỏi những không giang có công năng phù hợp với sinh hoạt của ba thế hệ có những cái chung và có những cái riêng. Phong tục tập quán cũng quyết định cách bố cục không gian phù hợp với trật tự tập quán cũng quyết định cách bố cục không gian phù hợp với trật tự thứ bậc các thành viên trong gia đình, không gian cho tín ngưỡng ( ban thờ ) không gian cho thiên nhiên ( non bộ, cây cảnh) . Thực tiễn cuộc sống tinh thần và vật chất cụ thể của người dân quyết định phải có những không gian cho thông tin học tập, cho sản xuất kinh tế phụ gia đình. Theo góc độ môi trường sống và môi trường thẩm mỹ thì không gian mang tính chất dân tộc được thể hiện ở mối quan hệ giữa các không gian trong và ngoài công trình kiến trúc. Những không gian này có ba dạng là Kín, nửa kín và mở. Quan hệ của những không gian này lại theo nguyên tắc chan hòa. Các không gian bên trong lại hòa vào không gian bên ngoài một cách dần dần không đột ngột qua một khâu trung gian thường là một không gian nửa kín như hiên, hàng lang, logia…. Ngôi nhà hòa vào thiên nhiên và ngược lại, thiên nhiên cũng thâm nhập vào ngôi nhà ở những mảng cây xanh, ở các mặt nước , ở các hòn non bộ,…


Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005 Hanoi Architectural University 2019

Đó là xu hướng kiến trúc Việt nam trong giai đoạn mới, chúng ta có thể thấy sự hiệu quả của xu hướng này là to lớn. Nên kiến trúc đi theo xu huosng này sẽ đa dạng vì nó không hề quy định một loại hình thức nào cả. Ở đây chúng ta không thực hiện phương châm sai lầm là “” nội dung XHCN hình thức dân tộc””. Với phương châm này, ở Liên xô trong những năm 40-50 dưới ảnh hưởng của kiến trúc sư Giontopxki đã ra đoeì hàng loạt công trình có hình thức cổ điển Hy Lạp-Lama kết hợp với các motip trang trí dân tộc này hoặc dân tộc khác. Xu hướng này đã bị phê phán kịch liệt vào năm 1955 là một xu hướng hình thức chủ nghĩa, một loại giả dân tộc. Kiến trúc Việt nam cũng bị ảnh hưởng của phương châm này, coi tính dân tộc chỉ là ‘’ hình thức dân tộc’’ cho nên chưa có được những tác phẩm nổi bật. Xu hướng “” không gian và kiến tạo “” sẽ kết hợp được cả hai tính chất hiện đại và dân tộc một cách hài hòa không đơn thuần là cộng hai tính chất ấy với nhau, nó có đủ tư cách vươn đến nghệ thuật kiến trúc hiện đại Việt nam chân chính. Xu hướng “ không gian và kiến tạo’’ sẽ kết hợp được cả hai tính chất hiện đại Việt nam chân chính. Xu hướng “ không gian và kiến tạo’’ không hề loại trừ các xu hướng khác, tái lại nó tổng hợp được những tinh hoa cần nhiều xu hướng nghệ thuật kiến trúc khác để là mphong phú cho kiến trúc Việt nam.

58

Công trình kiến trúc vẫn luôn luôn phải thỏa mãn yêu cầu sử dụng, đó là chủ nghĩa công năng, các công trình vẫn gắn bó với thiên nhiên xung quanh, với các không gian chan hòa theo truyền thống, đấy là tính chất hữu cơ của kiến trúc Việt nam., ‘’ thô mộc’’ cũng là một đặc tính của kiến trúc cổ điển Việt nam cũng có một thí dụ tuyệt vời về chủ nghĩa biểu hiện, đó là chùa một cột,vậy thì kiến trúc hiện đại Việt nam cẫn có thể có những tác phẩm theo chủ nghĩa biểu hiện mà lại đạm đà tính dân tộc. Nhưng sáng tác theo xu hướng ‘’ không gian và kiến tạo’’ đòi hỏi nhiều kiến thức và nhiều lao động nghiêm túc. Để sáng tác được theo xu hướng này, kts chúng ta cần được trang bị những kiến thức về nghệ thuật kiến trúc dân tộc bao gồm lịch sử phát triển các loại hình kiến trúc dân tộc ở Trung ương và các địa phương, sự phát triển các không gian kiến trúc trong lịch sử, kiến tạo và khoa học xây dựng kiến trúc dân tộc kiến trúc sư cần có kiến thức khoa học và môi trường, kiến thức xã hội đô thị, nhà ở và các công trình công cộng, kiến thức về lịch sủ đất nước và con người Việt nam. Trách nhiệm của xã hội, của chúng ta là phải ủng hộ tích cực xu hướng này bằng cách tạo điều kiện tốt cho việc sáng tác của kiến trúc sư. Những điều kiện đó bao gồm việc trang bị kiến thức trong quá trình đào tạo, sách vở tài liệu tham khảo, điều kiện khảo sát thực địa trong quá trình nghiên cứu và một chính sách đảm bảo tự do sáng tạo, một chế độ đãi ngộ thích đáng cho người nghệ sĩ.


59

Hanoi Architectural University 2019

Với sự phân tích khoa học quá trình phát triển lợi ích của các xu hướng khiến trúc hiện đại Việt nam, chúng ta chắc chắn sẽ xây dựng được một nền kiến trúc hiện đại mà xu hướng chính là’’ cấu trúc không gian và kiến tạo theo tinh thần của dân tộc’’ Dự kiến hiệu quả của các xu hướng này: - Ba dạng vì không qi=uy định một hình thức mào ( nhất là không theo phương châm ‘’ nội dung XHCn, hình thức dân tộc’’ - Sự kết hợp được hai tính chất hiện đại và dân tộc ( không phải là rộng ) vươn đến nghệ thuật kiến trúc hiện đại Việt nam chân chính. - Không loại trừ các xu hướng khác • Vẫn công năng • Vẫn hữu cơ • Thô mộc, kiểu hiên v.v.. rất tự do mà tổng hợp được các xu hướng là phong phú Trách nhiệm của chúng ta là: ủng hộ tích cực bằng cách tạo điều kiện cho kiến trúc sư ( vì xu hướng này không dễ dãi, đòi hỏi suy nghĩ sáng tạo nhiều,…) • Tài liệu nghiên cứu kiến trúc dân tộc • Học trong trường • Xã hội học

Kiến trúc Việt Nam 1960 - 2005

Công trình kiến trúc vẫn luôn luôn phải thỏa mãn yêu cầu sử dụng, đó là chủ nghĩa công năng, các công trình vẫn gắn bó với thiên nhiên xung quanh, với các không gian chan hòa theo truyền thống, đấy là tính chất hữu cơ của kiến trúc Việt nam., ‘’ thô mộc’’ cũng là một đặc tính của kiến trúc cổ điển Việt nam cũng có một thí dụ tuyệt vời về chủ nghĩa biểu hiện, đó là chùa một cột,vậy thì kiến trúc hiện đại Việt nam cẫn có thể có những tác phẩm theo chủ nghĩa biểu hiện mà lại đạm đà tính dân tộc. Nhưng sáng tác theo xu hướng ‘’ không gian và kiến tạo’’ đòi hỏi nhiều kiến thức và nhiều lao động nghiêm túc. Để sáng tác được theo xu hướng này, kts chúng ta cần được trang bị những kiến thức về nghệ thuật kiến trúc dân tộc bao gồm lịch sử phát triển các loại hình kiến trúc dân tộc ở Trung ương và các địa phương, sự phát triển các không gian kiến trúc trong lịch sử, kiến tạo và khoa học xây dựng kiến trúc dân tộc kiến trúc sư cần có kiến thức khoa học và môi trường, kiến thức xã hội đô thị, nhà ở và các công trình công cộng, kiến thức về lịch sủ đất nước và con người Việt nam. Trách nhiệm của xã hội, của chúng ta là phải ủng hộ tích cực xu hướng này bằng cách tạo điều kiện tốt cho việc sáng tác của kiến trúc sư. Những điều kiện đó bao gồm việc trang bị kiến thức trong quá trình đào tạo, sách vở tài liệu tham khảo, điều kiện khảo sát thực địa trong quá trình nghiên cứu và một chính sách đảm bảo tự do sáng tạo, một chế độ đãi ngộ thích đáng cho người nghệ sĩ.


Ảnh 27: Hội trường Ba Đình, Hà Nội 1962, KTS Trần Hữu Tiềm, KTS Nguyễn Cao Luyện


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Kiến trúc Hà Nội 1960- 1985

61


KTHN 60-85

Bối cảnh lịch sử đất nước

Bối cảnh lịch sử 1955- 1965 1965- 1975 1975- 1985

Kiến trúc và xây dựng Hà Nội thời kì 1955- 1965 Thời ký 1955- 1959 (khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế) và thời ký 1960- 1965 (thời kì bắt đầu của một số kế hoạch dài hạn), là thời kỳ Hà Nội tích lũy những kinh nghiệm xây dựng đầu tiên và dựa vào sử dụng được một số công trình kiến trúc trong các lĩnh vực nhà ở, nhà công nghiệp và nhà công cộng thuộc “thế hệ đầu tiên”. Đến thời gian gần giữa những năm 1960, Mỹ- Ngụy leo thang chiến tranh, đánh phá mạnh mẽ ra miền Bắc và Hà Nội nên nhịp độ xây dựng dân dụng và công nghiệp có giảm đi, kiến trúc chuyển hướng sang các công trình quốc phòng và trú ẩn. Tuy vậy, việc hoàn thiện nốt những công trình trọng điểm cũng như việc đặt kế hoạch thiết kế cho những giai đoạn sau vẫn tiếp tục hình thành. Lực lượng kiến trúc thời kỳ này, chủ yếu gồm hơn 10 kiến trúc sư có tuổi được đào tạo trong trường Cao đẳng Mỹ Thuật (Beaux- Arts) Đông Dương, một số cán bộ trung cấp do ta tự đào tạo và một số họa viên do Pháp đào tạo. Các kiến trúc sư “thuộc thế hệ đầu tiên” này nhiều người đã đi tham gia kháng chiến, đã tham gia xây dựng các công trình chỉ bằng tranh tre nứa lá trong rừng sâu Việt Bắc có những phong cách khá độc đáo, từ hình thức bên ngoài cho tới nội thất, từ nhà đất cho tới nhà sàn. Trước nữa, vào thời thuộc Pháp họ làm quen chủ yếu với loại nhà biệt thự. Ví dụ loại biệt thự mái bằng hoặc mái ngói ở Hà Nội, những biệt thự bằng đá, gỗ ở Đà Lạt. Lớp kiến trúc sư này ngày nay đã cao tuổi hoặc một số đã quá cố- lúc đó đã bắt tay vào những công trình mới của chủ nghĩa xã hội mà họ chưa từng tiếp xúc nhưng đã có ưu điểm là mạnh dạn và dám đóng góp. Đầu và giữa những năm 1960, những kiến trúc sư đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa hoặc ở các nước bạn về mới bắt đầu phát huy tác dụng và dần dần thay thế các kiến trúc sư có tuổi. Đối với các kiến trúc sư nhà công nghiệp của Hà Nội lúc đó, vì ta chưa có kinh nghiệm nên chủ yếu do các nước thiết kế và viện trợ. Từ năm 1954- 1955 dựa vào nghị quyết của Bộ Chính trị tháng 91954, các cơ quan liên quan đã đề ra các phương châm phục hồi đô thị và ổn định việc hồi cư, định cư cho dân thành phố. Đến tháng 9- 1959, Bộ Chính trị Trung ương Đảng cũng đã ra nghị quyết về quy hoạch cải tạo và mở rộng thành phố Hà Nội. Nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động xây dựng Thủ đô, nghị quyết chỉ rõ: “Hà Nội cần phải có bộ mặt xứng đáng, phương châm cải tạo và mở rộng thành phố phải phục vụ nhiệm vụ trung tâm chính trị và văn hóa của cả nước, phục vụ công nghiệp, phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống của nhân dân lao động”.

Thế hệ kiến trúc sư đầu tiên của Việt Nam Kiến trúc nhà ở Hà Nội Kiến trúc công trình công cộng Hà Nội Kiến trúc nhà công nghiệp Hà Nội Hanoi Architectural University 2019

Mạng lưới giao thông, đường xá Hà Nội

62


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

63

Ảnh 28: Phố cổ Hà Nội 1960


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

Do Hà Nội trở thành trung tâm hành chính, văn hóa của đất nước và do quá trình công nghiệp hóa, địa giới của Hà Nội mở rộng. Diện tích Hà Nội do Pháp đề lại năm 1954 là 1.200ha, đến năm 1959 đã mở rộng tới 2.000ha, và dân số Hà Nội năm 1960 là 638.000 người. Nội thành Hà Nội cho tới tháng 6- 1960 bao gồm bốn khu là khu Ba Đình, khu Đồng Xuân (ngày nay thuộc khu Hoàn Kiếm), khu Hoàn Kiếm và khu Hàng Cỏ (phần đất phía Tây khu Hàng Cỏ là Văn Chương lúc bấy giờ còn là hồ, ao cho nên lúc đó chưa có khu Đống Đa- mà sau này chạy dài từ phía Tây Hàng Cỏ, từ Hàng Bột đến khu Công nghiệp Thượng Đình).

Ngoại thành Hà Nội, cũng cho tới tháng 6- 1960 bao gồm bốn quận: Quận V, quận VI, quận VII, quận VIII. Quận V nằm ở phía Tây Bắc Hà Nội bao gồm các xã Thụy Phương, Phú Thượng, Tư Châu, Xuân La, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; Quận VI nằm ở phía Tây và Tây Nam Hà Nội bao gồm các xã Hòa Bình, Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa, Mễ Trì; Quận VII nằm ở phía Đông Nam thành phố bao gồm các xã Quỳnh Mai, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở, Đoàn Kết; Quận VIII nằm ở phía Đông Bắc thành phố, bao quanh Gia Lâm, bao gồm các xã Ngọc Thụt. Thượng Thanh, Việt Hưng, Tiến Bộ, Hồng Tiến, Gia Lâm (đều ở phía bên bờ bắc song Hồng).

Hanoi Architectural University 2019

64

Ảnh 29: Bản đồ Hà Nội 1960


65

Hanoi Architectural University 2019

- Các hệ thống giao thông chính phải xây dựng theo nguyên tắc thuận tiện, nhanh chóng và an toàn. Cần sử dụng và cải tạo hệ thống đường hiện có và mở những đường trục trong khu trung tâm, những đường vòng đai nối liến các khu công nghiệp với nhau, đường xe lửa phải phục vụ các khu công nghiệp và không xuyên qua giữa thành phố. - Về tầng cao của nhà, chủ yếu sẽ dùng nhà 3,4 tầng, các trụ sở và nhà công cộng có thể xây dựng nhà 5 tầng trở lên nhằm tiết kiệm đất và thiết bị kỹ thuật thành phố. Những phương châm nói trên, cùng với khẩu hiện “thích dựng, tiết kiệm, vững chắc, hợp với mỹ quan trong điều kiện có thể” trong sáng tác kiến trúc đã ảnh hưởng nhất định đến kiến trúc và quy hoạch cụ thể Hà Nội trong giai đoạn đầu. Nhìn chung, sự phác thảo ra một đường lối như vậy là chính xác, nhưng có một số ít điểm sẽ thay đổi theo thời gian do những yêu cầu mới xuất hiện. Ngoài ra, trong thực tế thực tiễn, do những người thiết kế cụ thể lúc đó chưa có được tầm nhìn xa, nên có những kết quả chưa như ý như việc đặt các khu công nghiệp lúc bấy giờ tưởng rằng đã khá xa các khu dân cư nhưng về sau lại nằm trong những khu vực dân dụng.

Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

Nếu danh từ Quy hoạch đô thị lúc bấy giờ còn xa lạ với các nhà kiến trúc (mọi người bấy giờ không phải ai cũng hiểu Quy hoạch là kiến trúc theo nghĩa rộng), thì dường hướng phát triển thành phố đã cho mọi người thấy tầm quan trọng của nghệ thuật quy hoạch đô thị Những nguyên tắc ban đầu về phát triển thủ đô Hà Nội đã được phác họa ra như sau: - Địa giới mới của thành phố thể hiện rõ tính chất của một Thủ đô xã hội chủ nghĩa mà cơ cấu đô thị bao gồm những địa hình vật tự nhiên quan trọng, tạo điều kiện tốt cho sản xuất, cho lao động và cho đời sống của mọi người. - Trung tâm thành phố là một hệ thống quảng trường nối liền bằng các đường phố lớn và ở đó tập trung các công trình kiến trúc quan trọng tiêu biểu cho bộ mặt Thủ đô. - Các nhà máy và kho tàng sẽ xây dựng thành nhiều khu Công nghiệp có điều kiện giao thông thuận lợi, sản xuất một cách tiết kiệm và hỗ trợ lẫn nhau. Nhà máy nhả nhiều khói bụi hay hơi độc, cần phải bố trí ở cuối gió bảo đảm không làm vẩn đục không khí của thành phố. Mặt khác, bao quanh các nhà máy, sẽ tổ chức các bãi cây cách lý với khu nhà ở để bảo đảm vệ sinh chung cho nhân dân nội ngoại thành. - Nhà ở sẽ xây dựng từng khu hoàn bị, dần dần có thiết bị đầy đủ, đảm bảo yêu cầu phúc lợi của nhân dân, cán bộ và viên chức. - Hệ thống công viên, cây xanh là một yếu tố quan trọng trong đời sống của nhân dân thành phố. Ngoài những khu công viên tổ chức ở những nơi thích hợp như quanh hồ, dọc bờ sông, vv.. thì chung quanh các cơ quan, nhà thương, khu nhà ở đều có những vườn cây.


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Kiến trúc và xây dựng Hà Nội thời kỳ 1965- 1975 và thời kỳ 1975- 1985 Trong lịch sử đất nước ta, kể từ thời ký chiến thắng Điện Biên Phủ và Hòa bình lập lại trên miền Bắc nước ta trở đi, năm 1975 là một thời điểm lịch sử lớn đánh dấu một chặng đường gian khổ và đã kết thúc bằng thằng lợi vẻ vang của chiến dịch Hồ Chí Minh, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước của nhân dân ta. Sau đó, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được đồi thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hà Nội tiếp tục gánh vác sứ mệnh lịch sử trở thành thủ đô của cả nước. Trong hoạt động xây dựng thủ đô Hà Nội, thời ký 1955- 1965 được coi như thời ký đầu tiên vì vào những năm sau cùng của giai đoạn này, Hà Nội đã kết thúc những đợt xây dựng lớn. Hơn nữa, cũng vào những năm đó, đế quốc Mỹ tiến hành leo thang chiến tranh, đánh phá ác liệt miến Bắc cũng như Hà Nội; mà đỉnh cao là đợt oanh tạc lớn của máy bay B52 vào Hà Nội; vì vậy Hà Nội vừa chiến đấu vừa xây dựng, vừa nghiên cứu chuẩn bị cho việc xây dựng sau này. Trong hoàn cảnh lịch sử như vậy, có những công trình kiến trúc và những tiểu khu nhà ở xây dựng ở thủ đô đầu những năm 1970 đến tận sau năm 1975, 1980 mới hoàn thành cho nên kết hợp nghiên cứu hai giai đoạn trong lịch sử kiến thiết Hà Nội thời kỳ 1965- 1975 và thời ký 1975- 1985 là cần thiết. Trong hai thời lý này, có nhiều sự kiện kiến trúc liên quan đến cả hai gian đoạn nhưng tất nhiên, cũng có những thời gian có những đặc điểm riêng. Nếu thời ký 1965- 1972, Hà Nội phải sơ tán, một số người ở lại vừa đánh giặc vừa xây dựng thì từ 1971 trờ đi (Hiệp định Pari và Mỹ rút quân), hoạt động thiết kế và xây dựng đã sôi nổi hơn. 66

Sau 1975, đường lối của công tác xây dựng đã được Đảng và Nhà nước ta chỉ rõ ra như sau: “Phải khôi phục và xây dựng mới nhiều công trình kinh tế, văn hóa, phúc lợi công cộng và nhà ở, xây dựng lại thủ đô Hà Nội đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, và động viên mọi khả năng sáng tạo của cán bộ thiết kế, phát huy trí tuệ và tài năng của đông đảo những người làm công tác xây dựng. Phát triển nghệ thuật kiến trúc xã hội chủ nghĩa có tính hiện đại và tính dân tộc.” (Trích Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, 1976). Đặc điểm của công tác sáng tác kiến trúc hai thời kỳ 1965- 1975 và 19751985 là: - Loại hình kiến trúc đa dạng, có nhiều loại hình kiến trúc có nội dung, chức năng phức tạp, trước đây chưa có hoặc có với nội dung sơ sài. Ngay trong một thể loại kiến trúc cũng chia thành nhiều loại hình khác nhau. Có những loại công trình kiến trúc xây dựng hàng loạt cũng có những công trình kiến trúc xây dựng theo kiểu đồ án đơn nhất. - Trình độ của các kiến trúc sư được nâng cao thêm một bước, trong đó nhiều kiến trúc sư trẻ qua thực tế thiết kế đã trưởng thành và một số bộc lộ rõ bút pháp có cá tính riêng của minh. Khá nhiều các kiến trúc sư được đào tạo trong nước, cũng như các kiến trúc sư được đào tạo ở các nước xã hội chủ nghĩa về (Liên Xô, Công hòa Dân chủ Đức, Ru- ma- ni, Cu- Ba, vv…) đã chịu khó không ngừng học hỏi lý luận và thực tế đã để nâng cao trình độ. Có một số người có trình độ trên đại học hoặc chuyên môn hóa sâu.


67

Hanoi Architectural University 2019

Điều này đã được nói rõ trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ V: “Chúng ta chủ trương thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường về kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị xã hội trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền bình đẳng và cùng có lợi và đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô luôn luôn là hòn đá tảng của chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta” Hà Nội đã và đang phấn đấu để ngày càng có thêm các công trình kiến trúc, các quần thể kiến trúc và các khu vực xây dựng lớn ngày một đáp ứng được những đòi hỏi của nhân dân thủ đô hơn. Với hai thập kỷ gần đây, vì đối tượng kiến trúc đa dạng hơn và sự phân ngành sâu hơn, nên quá trình phân tích, phê bình nghệ thuật kiến trúc sẽ có nội dung phong phú hơn, tự kiến trúc nhà ở (với nhà ở nhiều tầng và nhà ở thấp tầng), kiến trúc nhà công cộng (với các công trình công cộng đặc biệt, các công trình công cộng lớn và các công trình công cộng dịch vụ cao cấp), kiến trúc Nhà công nghiệp cho đến quy hoạch tiền khu và quy hoạch chung đều có thể đưa ra những đánh giá tổng quát hoặc sơ bộ bổ ích.

Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

- Ngôn ngữ kiến trúc đa dạng hơn, việc sử dụng vật liệu và các hình thức kết cấu mới cũng như phương pháp thi công mới hiện đại đã giúp đỡ cho nghệ thuật kiến trúc nâng cao sức biểu hiện. Một số kết quả nghiên cứu của một số ngành như Vật lý kiến trúc, Xã hội học, vv… được áp dụng vào thực tế. Số lượng các tác phẩm kiến trúc tốt ngày một nhiều hơn. Tất niên cũng có những vấn đề cần bàn thêm như vấn đề xác định rõ ý nghĩa xã hội của kiến trúc, xác định tác dụng của không gian kiến trúc lên con người và ý nghĩa của kiến trúc đối với việc tổ chức một môi trường sống có tổ chức, có trật tự và bảo đảm phát triển hài hòa cho con người, vấn đề mối liên hệ giữa kiến trúc và quy hoạch trong một đất nước chịu rất nhiều hậu quả của chiến tranh và chưa trải qua chủ nghĩa tư bản. Chính vì vậy, trách nhiệm của những người kiến trúc sư làm việc trên địa bàn thủ đô hiện nay là rất quan trọng và mặc dầu đóng góp của giới kiến trúc đã đạt được mốt số kết quả đáng khích lệ nhưng Nhà nước cũng như nhân dân thủ đô đang đòi hỏi ở họ có những cố gắng cao hơn những. Một đặc điểm nữa đáng chú ý với kiến trúc Hà Nội trong thời gian này là Hà Nội có thêm nhiều công trình, trong đó có những kiến trúc quy mô lớn được xây dựng với sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, đặc biệt là của Liên Xô, với sự giúp đỡ của các nước bè bạn cũng như các tổ chức quốc tế.


KTHN 60-85

Thế hệ kiến trúc sư đầu tiên của Việt Nam

Bối cảnh lịch sử

Thế hệ kiến trúc sư việt nam thứ nhất Nếu nói trên bình diện thế giới, có những nền kiến trúc rất nổi tiếng nhưng vì nó ra đời vào thời kỳ cổ đại, nên tác giả của các công trình kiến trúc của những nền kiến trúc đó có khí xác định được, mà có khi rất mù mờ, và nói hỏi là những đốc công, những thợ cả thì đúng hơn. Ngay bản thân danh hiểu kiến trúc sư đến thời kỳ phục hưng italia mới được sử dụng chính thức, họ là những khối óc lớn, nhưng người toàn tài, nhưng cũng dựa vào thiên bổng và việc học hành ở nhưng viện thiết kế, xưởng vẽ của các bực tiền bối là chính-các academy, các trường Beaux-Arts mãi sau này mới có. Hơn nữa nói đến thế hệ thứ 1, thế hệ thứ hai, là nói đến sự hình thành những tập thể hặn hoi, họ có tư tưởng có tác phẩm (độc lập hay phân ly, nhưng ít nhiều cũng có cổi nguồn chung). Tóm lại họ hoạt động trong một đoàn thể, một lớp lang, trên một địa bàn đất nước hay khu vực xác định. Như vậy Nguyễn An, Vũ Như Tô… chỉ là những kiến trúc sư đơn lẻ… họ không đủ đông và đủ mạnh để thành nhóm, hơn nữa, một số các kíp thợ mộc, thỡ ngõa… xây dựng các đình chùa cũng không thể hình thành một thế hệ được, nên nói họ là các kíp thợ, các phường hội, mang tính chất huyền thoại khá nhiều, và là nghệ nhân nhiều hơn là nghệ sĩ. Chỉ khi trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương (Beaux-Arts) ở Hà Nội ra đời năm 1925( cách đây chẵn 80 năm) nước ta mới bắt đầu có việc bài bản các kiến trúc sư, và đến năm 1930,1931 các kiến trúc sư đầu tiên của thế hệ thứ nhất kiến trúc sư việt nam mới “ra rang”. Từ đó, chính thức bắt đầu có giới kiến trúc sư thế hệ đầu tiên việt nam, những nghệ sĩ kiến trúc thực thụ, cũng như trước đó trước lâu Việt Nam bắt đầu có những bác sĩ y khoa thực thụ, có bệnh viện để hành nghề hặn hoi, không phải những ông lang trước đây bắt mạnh tại gia hay tại nhà thân chủ. Tất nhiên là việc đào tạo kiến trúc sư, là do yêu cầu nội tại của quá trình thực dân hóa, nhưng ta cũng chẳng nên cứ nhấn mạnh tính “khai sáng” của thực dân, mà còn nên xem xét, đó là một bối cảnh của sự thâm nhập văn hóa toàn cầu “tất yếu”

Thế hệ kiến trúc sư đầu tiên của Việt Nam Tổng quan KTS Nguyễn Cao Luyện Kiến trúc nhà ở Hà Nội Kiến trúc công trình công cộng Hà Nội Kiến trúc nhà công nghiệp Hà Nội Hanoi Architectural University 2019

Mạng lưới giao thông, đường xá Hà Nội

68


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 30: Phòng trưng bày , trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương

69


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Không gian, thời gian, phạm vi hoạt động, phạm vi ảnh hưởng của thế hệ thứ nhất của kiến trúc sư việt nam Không gian (là cái bình đựng) các hoạt động, các tác phẩm và là nơi hành nghề của thế hệ thứ nhất của kiến trúc sư việt nam nên được hiểu là một môi trường rộng lớn. Đó là: -Từ năm 1930-1945: trên toàn cõi đông dương, chủ yếu ở Việt Nam, và có cả Lào, campuchia. -Từ năm 1946-1954, ở chiến khu việt bắc khu 4 là chính (du là vật liệu tạm thờ nhưng không kém phần chữ tình) và sau 1954, một số khu vực ở “R” tại miền nam -Từ năm 1954-1975: Các kiến trúc sư ở miền bắc hoạt động nghề nghiệp tại miền bắc -Từ năm 1954-1975: Các kiến trúc sư ở miền nam hoạt động nghề nghiệp tại miền nam -Từ năm 1975-đên nay: các kiến trúc sư lão thành (thế hệ thứ nhất) tiếp tục hoạt động trong hoàn cảnh đất nước thống nhất và nhiều người đã ra đi vì tuổi cao. Ta nên xem xét những thành phần, các nguồn khác cung cấp kiến trúc sư cho thế hệ kiến trúc sư thứ nhất của nước ta. Đó là: - Các kiến trúc sư tốt nghiệp trường cao đẳng mỹ thuật đông dương ra và hoạt động ở miền Bắc là chính: Nguyễn Văn Ninh, Hoàng Như Tiếp, Nguyễn Ngọc Chân, Nguyễn Cao Luyện, Tạ Mỹ Duật, Huỳnh Tấn Phát ( hoạt động cả trong nam và ngoài bắc) Hoàng Linh, Đoàn Văn Minh, Đoàn Ngọ, Nguyễn Văn Diệm, Ngô Huy Quỳnh, Trần Hữu Tiêm, Đoàn Trung Lãng, Nguyễn Ngọc Ngoạn… - Các kiến trúc sư tốt nghiệp trường cao đẳng mỹ thuật đông dương ra, đã từng hoạt động kiến trúc ở miền bắc, sau đó ở miền nam hoặc vào Nam 70

ngay sau khi học xong: Võ Đức Diêm, Nguyễn Thụy, Nguyễn Gia Đức, Nguyễn Bá Chí, Nguyễn Hữu Thiện, Ngô Khắc Tràm, Vĩnh Dự, Phạm Gia Hiên, Hoàng Hùng… - Các kiến trúc sư đang học dở dang trường cao đẳng đông dương sau đó hoàn thành việc học trong khác chiến như: Đàm Chung Phướng, Vương Quốc Mỹ - Các Kiến trúc sư ở miền nam nhưng tốt nghiệp ở Pháp về ( Khoảng trước hay vào những năm 50) như Ngô Việt Thụ, Nguyễn Quang Nhạc, Trần Đình Quyền. Chúng tôi đã viết ở phần trên là việc đào tọa thế hệ kiến trúc sư đầu tiên ở việt nam là từ những năm 1925-1930 và chúng tôi “khóa sổ “ với kiến trúc sư tốt nghiệp những năm 1950. Sau đó 10 đến 15 năm, thế hệ kiến trúc sư thứ hai của việt nam, do điều kiện lịch sử, mới bắt đầu vào đời, đó là danh dới phân chia thích hợp và đứng đắn dữa 2 thế hệ. Còn về tác dụng nghề nghiệp và phạm vi ảnh hưởng của thế hệ kiến trúc sư thứ nhất, cũng như uy tín của họ, không thể lấy mức 1945,1975,2005 mà đô được. con người và tác phẩm của họ, phong cách kiến trúc và cả phong cách viết (văn phong), các bạn vẽ kiến trúc, các bản vẽ mỹ thuật còn ảnh hượng đến xã hội và đến giới kiến trúc sư việt nam lâu dài, những nền tảng mà họ đã đặt định cho nền kiến trúc của chúng ta sẽ vững bền và không phai mỡ, nhất là trước sự phát triển xô bồ của nên kinh tế thị trường thật giả lẫn lộn hiện nay.


71

Hanoi Architectural University 2019

Cố nhiên là ở miền Bắc thì các kiến trúc sư có dễ dàng hơn khi trong việc biến tinh thần nhân văn thành sản phẩm kiến trúc, còn dưới thời pháp thuộc cũng như trước năm 1975 ở miền nam, các kiến trúc muốn chú ý đến dân sinh cũng phải có cách tiếp cận riện - Biết đi từ truyền thống đến hiện đại và biết trộn lẫn một cách khéo léo truyền thống và hiện đại. tuy lý luận của Modernisme (trào lưu hiện đại sang muộn, và có thể các giáo sư của trường mỹ thuật đông dương không theo kịp những gì xẩy ra “chính quốc” cũng như ở châu âu, không giảng dạy quan điểm của lecoubou… Walter Gropius và frank l… Wright… Nhưng suốt mấy chục năm sau khi ra trường, do căn bản văn hóa cùng những điểm của chủ nghĩa hiện đại đã thấm nhuần vào cách thiết kế của thế hệ thứ nhất của giới kiến trúc sư việt nam. Chủ nghĩ tân cổ điện, phong cách đông dương không khướt từ kỹ thuật mới vật liệu mới nhưng củ nghĩa hiện đại ở việt nam cũng không quá trừu tượng và những người sinh sau để muộn trong thế hệ thứ nhất này lại là những người được hưởng lợi nhất khi họ hành nghề trong thời đại kỹ thuật mới, đầu tiên là kỹ thuật học bê tông cùng với vật liệu sang trọng và thích ứng cứ phát triển và ra đời với tốc độ chóng mặt.

Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

Tư tưởng và thiên hướng của các kiến trúc sư việt nam của thế hệ thứ nhất Tư tưởng và thiên hướng của các kiến trúc sư việt nam của thế hệ thứ nhất của việt nam, có thể khái quát thành các đặc điểm sau - Biết kết hợp văn hóa pháp và văn hóa Việt Nam. Vấn đề này, nhà nghiên cứu nghệ thuật châu á Carine de menonville đã viết trong bài “ cuộc hành trình lãng mạn-mỹ thuật việt nam từ truyền thống đến hiện đại” (đăng trên tạp chí xưa và nay số 227-228, tháng 1-2005) đã việt về trường mỹ thuật đông dương như sau. “Phỏng theo trường mỹ thuật paris, nhưng về xu hướng thì có khác. Mục tiêu là đào tạo các nghệ sĩ bằng việc dạy các hiểu biết cơ bản về phương tây cũng như phương đông, một phong các bản địa và phát huy sự sáng tạo việt nam”. Bài báo trên ngoài những mối quan tâm đến hội họa còn cho biết ( Một khoa thứ hai là kiến trúc được bổ sung. Lớp vẽ kiến trúc được thiết kê. Mục tiêu của nó là vẽ dạc họa các di tích quanh hà Nội như cổng Đại Thành Môn, Văn Miếu, Đình Đinh Bản, Phụ trách khóa đó là ông Batteur, ử viên viện viễn đông bắc cổ pháp. Khoa này về sau sẽ mở rộng cùng với sự phát triển của hội họa với thi tuyển sinh riêng, mang tên trường cao đẳng kiến trúc…) Tất nhiên quá trình hình thành hấp thụ 2 nên văn hóa pháp và việt nam là một quá trình dài lâu. Nó không chỉ hạn chế thời gian học ở nhà trường mà là một quá trình nhiều thập kỷ - Biết kết hợp chủ nghĩa nhân văn với long yêu nước. sự thể hiện được tinh thân nhân văn trong quan điểm và sự quan tâm đến môi trường dân sinh là nhưng yêu cầu thường trực mà kiến trúc sư thế hệ thứ nhất làm được.


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Gây xúc động- yếu tố quan trọng nhất của các tác phẩm kiến trúc của thế hệ kiến trúc sư đầu tiên ở việt nam. Không có tham vọng làm một nhân chứng để làm một gạch nối giữa các thế hệ kiến trúc sư, nhưng những tiếp súc với một số các kiến trúc sư tiên bối đó là những kỷ niệm không bao giờ quên đối với tôi. Với những người chưa được gặp trong số họ, tôi đành làm quen qua tác phẩm. Về các tác phẩm, và về cà con người của các bậc khả kính mà chúng ta đang đề cập đến, độc giả có thể xem các bài viết của chúng tôi trong tập 1 và tập 3 cuốn “đặng thái hoang-các bài nguyên cứu lý luận phê bình dịch thuật kiến trúc” (nhà xuất bản xây dựng 2002-2005) Ở đây, chúng tôi chỉ muốn đề cập đến cái đẹp cái gây xúc động, trong một số tác phẩm của họ. nếu với tư cách là một cột mốc, tổn hại như một hình ảnh gây ấn tựng mạng mẽ, bạn nên xem lại 2 hình ảnh lễ đài ba đình của kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh 1955-1960, cho du ngày nay không còn nữa, nhưng với tư cách là một yếu tố điểm, với tư cách một cái chốt, chúng gây cho chúng ta một cảm giác thật ấn tượng. nếu muốn xem xét là một kiến trúc truyền thống, bạn hãy quan tâm đến nhà bảo tàng việt bắc của kiến trúc sư Hoàng Như Tiếp, còn muốn tìm hiểu phong cách kiến trúc có phong cách hiện đại, tốt nhất là hãy xem kiến trúc các bệnh viện của kiến trúc sư Trần Đình Quyền.

72

Còn về kiến trúc kiểu biệt thự mang dáng dấp chữ tình và u tịch nhất, lãng mạn nhất, bạn có thể xem lại hình ảnh một biệt thự ở đường Nguyễn Đình Chiểu (ngày nay đã bị biến dạng) xem lại một biệt thự ở phố hàng chuối, đều của kiến trúc sư Tạ Mỹ Duật, hay một biệt thự chìm trong bóng cây nhưng đã xuống cấp ở đường Nguyễn Thái Học của kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện. Nhìn chung lại các kiến trúc sư thế hệ thư nhất của chúng ta có nhiều quan điểm và tác phẩm đáng xem trọng. chúng đều chân chất và thuần túy không mắc bệnh phù phiếm mà những người đi sau mắc phải.


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

Ảnh 32: Một cuộc họp mặt KTS Trường Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội. Từ trái sang (hàng trước): Đoàn Văn Minh, Nguyễn Văn Ninh, Ngô Huy Quỳnh, Nguyễn Ngọc Chân, Nguyễn Ngọc Ngoạn, Trần Hữu Tiềm, Phạm Hoàng. (hàng sau): ĐàmTrung Phường, Hoàng Như Tiếp, Khổng Toán 73

Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 31: Các KTS dự hội nghị KTS Việt Nam lần thứ II, ngày 26,27 – 4 – 1975


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

Chúng ta biết rằng KTS, những người được đào tạo bài bản với những thiết kế đậm nét chỉ trong tòa công sở đã không hề có ở Việt Nam trước thời Pháp thuộc. Những công chức được tuyển chọn được xem là hàng quan lại và chính quyền chỉ đề cao nâng đỡ họ, trong khi tất cả những kẻ khác bị rũ bỏ xuống hạ tầng xã hội…

Hanoi Architectural University 2019

Tại thuộc địa Đông Dương, khi bành trướng nhu cầu về KTS, KS và những người xây dựng lành nghề ngày càng nhiều, và những thành công lớn của các sinh viên Mỹ Thuật năm thứ nhất của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội đã tạo nên một lớp học chính thức về kiến trúc vào năm 1926. Các lớp học tuy nhỏ bé, đôi khi chỉ có 6 sinh viên, và bài giảng thì rất cô đọng. Các sinh viên được tuyển chọn tùy mục đích sử dụng và nghệ thuật. Họ không phải là những kỹ sư hay nhà toán học. Các giờ học đầu tiên của họ là tiếng Pháp và kỹ thuật. Sự sắp xếp có thể không nằm trong một dự án nào của chính phủ, nhưng con số ngày càng tăng do yêu cầu của các ông chủ giàu có người Việt về chỗ ở sang trọng nhất cho mình. Nguyễn Cao Luyện (1907 – 1987) Kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện (19071987), lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo ở Nam Định. Thường được cha đưa đi vãn cảnh chùa, ông sớm tiếp cận nghệ thuật dân tộc, có cảm thụ sâu sắc vẻ đẹp truyền thống. Nguyễn Cao Luyện là một hội viên tích cực của nhóm bảo vệ sinh viên chống Pháp từ những năm đầu chống ách thực dân. Ông bị trục xuất khỏi trường Thành Chung nổi tiếng (sau này là trường chuyên Lê Hồng Phong Nam Định) nhưng không hề nản lòng và 74

quyết định tiếp tục theo học ở Hà Nội. Năm 21 tuổi, ông thi đỗ vào khóa 3, Trường Mỹ thuật Đông Dương. Nguyễn Cao Luyện học ngành hội họa được một năm thì chuyển sang ngành kiến trúc. Ông được thụ giáo những bậc thầy kiến trúc nổi tiếng khi đó: Arthur Kruze (Chủ nhiệm khoa), Louis Georges Pineau, Ernest He’brard, Gaston Roger, Jacques Lagisquet… Nguyễn Cao Luyện đỗ thủ khoa khóa KTS đầu tiên 1928 – 1933 và được học bổng tu nghiệp tại Pháp. 1933 – 1934, ông sang Paris, thực tập ở xưởng của KTS Auguste Perret rồi chuyển sang xưởng của KTS Le Corbusier – là những KTS danh tiếng hàng đầu thế giới. 1935, ông mở văn phòng KTS ở 42 Tràng Thi (Hà Nội). Đây là văn phòng KTS đầu tiên của người Việt. Văn phòng phát triển hơn với sự hỗ trợ của 2 thành viên là KTS Hoàng Như Tiếp và KTS Tô Ngọc Vân. Một KTS thứ ba là Nguyễn Gia Đức tham gia thêm sau này. Trước kia, mọi công việc ở Việt Nam đều được thực hiện bởi các KTS người Pháp, song văn phòng của Luyện – Tiếp – Đức đã nổi tiếng về thiết kế những biệt thự cực kỳ hấp dẫn. Phong cách trang trí thể hiện rõ tại ngôi nhà của bác sĩ tư ở 65 Lý Thường Kiệt (nay là trụ sở đại sứ quán Cu Ba), một công trình xây dựng hiện đại đáng chú ý, thời đó theo quan niệm của Ông Luyện: Mục tiêu bổ sung tố chất dân tộc vào kiến trúc hiện đại đã đưa ông tới việc khám phá những kiến trúc cổ truyền của Việt Nam. Đó là bước khởi đầu của hình thức kiến trúc, tạo điều kiện đưa phong cách truyền thống vào một kiến trúc hiện đại.


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

Ảnh 31: KTS Nguyễn Cao Luyện

Ảnh 32: KTS Hoàng Như Tiếp

Ảnh 33: Họa sĩ Tô Ngọc Vân

Ảnh 35: Biệt thự 65 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

75

Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 34: KTS Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Như Tiếp, Nguyễn Gia Đức và họa sĩ Tô Ngọc Vân (người đứng giữa cửa) tại 42 Tràng Thi, Hà Nội năm 1936


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Là những người yêu nước, Luyện – Tiếp và Đức cũng quan tâm đến tình trạng nghèo nàn đặc hữu của một bộ phận dân cư trong xã hội, vậy nên họ đã thiết kế một số ngôi nhà, hợp vệ sinh và giá rẻ – Những ngôi nhà với cột tre và mái rạ. Và đó là một thiết kế tài tình, dựng nhanh và rẻ nên sau này ở một số vùng tại Châu Phi đã sao chép, xem như một giải pháp để giải quyết mỗi khi có thảm họa khí hậu hay chiến tranh. Ở Hà Nội, những ngôi nhà như vậy đã được xây dựng ở Phúc Xá – giữa Hồ Tây và sông Hồng. Nguyễn Cao Luyện đã mê say trong sáng tác của mình, thậm chí Ông thường bỏ cả những hợp đồng béo bở trong thiết kế để thực hiện những ý tưởng của mình. KTS Nguyễn Cao Luyện đã theo tiếng gọi của Cách mạng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và ngày 22/7/1946, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung Ương của Đảng Xã hội khi Pháp quay trở lại Hà Nội, các chiến sĩ tự do đã tản cư lên Tuyên Quang, tại khu kháng chiến Việt Bắc, cách Hà Nội 110 km về phía Tây Bắc. Năm 1948, ông là sáng lập viên Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam (Hội Kiến trúc sư Việt Nam ngày nay). Năm 1950, ở Việt Bắc, ông đã mở lớp “họa viên” để tạo nguồn nhân lực cho công tác thiết kế thời chiến và thời bình sau này. Năm 1961, ông sáng lập, phụ trách lớp đào tạo KTS đầu tiên – tiền thân của Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội ngày nay. Ông cũng là hiệu trưởng đầu tiên của ĐH Kiến trúc. Sự đam mê của KTS Nguyễn Cao Luyện là kiến trúc, song ông cũng tiếp tục làm việc cho Chính phủ trong nhiều tổ chức. Ông là tia lửa hun đúc sự nhiệt tình cho trường Đại học Kiến trúc Việt Nam và là người sáng tạo nên một phong cách thiết kế mang bản sắc Việt.

76

Việc tái thiết sau chiến tranh gồm có quy hoạch đô thị và các dự án xây dựng đất nước trong nhiều Ủy ban và Bộ ngành, suốt cả cuộc đời Ông đã cống hiến tài năng nghệ thuật cho việc tái thiết đất nước. Năm 1972, ông về hưu ở tuổi 65. Và từ trái tim ông tự nhủ “Là cán bộ, ta là người về hưu, nhưng là KTS thì không hề hưu trí”. Ông đã thiết kế Bảo tàng Cổ Vật ở Nam Định – Thành phố quê hương ông, áp dụng kết cấu truyền thống trong công trình hiện đại. Với việc tổ hợp các mái đền, một chiếc cầu đá, những đầu sư tử và tượng đá đầy cảm hứng, ông đã bố trí một khu đất vườn cỏ, ao cá và xem đó là công trình đầu tiên của Việt Nam về “Phong cách kiến trúc Biểu Hiện”. Ông sống những năm cuối đời tại 6A Quang Trung, và vẫn tiếp tục thiết kế những đồ án thú vị. Ông mất vào 20h30 ngày 10/10 (con số vượng 10/10 theo tín ngưỡng khổng giáo) năm 1987, hưởng thọ 80 tuổi. Tài sản của ông chính là niềm tin vào công trình, thích ứng với khí hậu, thiên nhiên và con người Việt Nam, là sự cần thiết tôn trọng và gây nguồn cảm hứng từ kiến trúc của ông cha ta để lại… Những công trình đầu tay của Nguyễn Cao Luyện được xây dựng là Bệnh viện tư ở số 167 Phùng Hưng và Trường Thăng Long ở 20 Ngõ Trạm. Ông viết hai cuốn sách Từ những mái nhà tranh cổ truyền (1977) và Chùa Tây Phương, một công trình kiến trúc cổ độc đáo (1987). Ông được nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập và Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một (1996). Tên của ông đã được đặt cho một con đường tại Q.Long Biên (Hà Nội) và một con đường tại Q.Sơn Trà (Đà Nẵng).


Ảnh 36: Biệt thự 215 Đội Cấn, Hà Nội 77

Hanoi Architectural University 2019

Dĩ nhiên vẫn còn lại một số công trình như biệt thự bác sĩ Nguyễn Văn Luyện, nay là Đại sứ quán Cuba 65 Lý Thường Kiệt, biệt thự 77 Nguyễn Thái Học của nha sĩ Nghiêm Mỹ, này là trụ sở Liên minh HTX, biệt thự 8A Ngọc Hà, trường Thăng Long phố Ngõ Trạm, bệnh viện 167 Phùng Hưng… còn khá nguyên vẹn, cùng các biệt thự 14 Phạm Đình Hồ, 74 Ngô Thì Nhậm, 16-24 Phan Huy Chú nay đã bị biến dạng. Về lý thuyết, người ta cũng chỉ biết ông với 2 cuốn sách mỏng Từ những mái tranh cổ truyền (1977) và Chùa Tây Phương, một công trình kiến trúc độc đáo (1987), những cuốn sách kiến trúc nghiêng về cảm thụ, bình giá hơn là đề ra một công nghệ, kỹ thuật. Đến giờ, đấy vẫn là hai trong số ít những cuốn sách kiến trúc Việt Nam ra được với công chúng rộng rãi.

Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

KTS Nguyễn Cao Luyện cũng có một loạt công trình đã bị phá đi như các biệt thự 215 Đội Cấn, 7 Thiền Quang, 104 Yết Kiêu, 1 Phan Đình Phùng, 38 Bà Triệu, 514 Thụy Khuê, trụ sở cũ Quốc hội 35 Ngô Quyền… có thể nói ông là một trong những KTS có nhiều công trình bị phá bỏ nhất Việt Nam.


KTHN 60-85

Kiến trúc nhà ở Hà Nội

Bối cảnh lịch sử

1955-1965 Những hoạt động kiến trúc đầu tiên ở Hà Nội thu hút sức chú ý của mọi người thời kỳ 1955- 1965 cũng là những thành tựu đáng khích lệ là thuộc về lãnh vực kiến trúc nhà ở. Trong khoảng thời gian 1955- 1960, Hà Nội đã đưa vào sử dụng một số khu nhà ở một tầng như những khu nhà ở An Dương (phía Bắc Hà Nội), Phúc Xá (phía Tây Bắc Hà Nội, Mai Hương (phía Đông Nam Hà Nội, gần cuối đường Bạch Mai), Đại La, v.v… và hai khu nhà ở hai tầng ở đường Bờ Sông (ngoài đô, từ cuối đường Trần Nhật Duật xướng đến gần Bắc Cổ). Đặc điểm của những khu nhà ở một tầng lúc đó là thành phần công năng của căn hộ đơn giản, nhà chỉ gồm một dãy nhà chính cho nhiều căn hộ, mỗi nhà chính có thể có dãy nhà phụ phía sau đặt bếp, vệ sinh. Những khu nhà này đã có tác dụng nhất định trong việc ổn định chỗ ở cho công nhân và nhân dân lao động, ví dụ như khu nhà ở An Dương có 11 dãy nhà gạch với 126 gian ở, khu nhà, ở Mai Hương cũng gồm nhiều dãy nhà bảo đảm chỗ ở cho 2.500 người. Chất lượng sử dụng trong hoàn cảnh lúc đó vào loại khá hơn cả là khu An Dương (hoàn thành năm 1959). Kiến trúc ở đây đơn sơ, tường gạch, mái ngói nhưng xây dựng theo kiểu nhà gạch dân gian thường thấy với gờ tường đầu hồi nhà phần dưới mái hay hàng gạch chỉ dưới cửa sổ đứa ra cẩn thận với mái ngói đỏ tươi, tường vàng sáng sủa của nhà ở, lại có cả Câu lạc bộ cũng một tầng, có sân vườn trồng cỏ và cây nhỏ, rãnh thoát nước hở, v.v…, dẫu sao những khu nhà ở nhỏ như vậy cũng đáp ứng những giấc mơ bình dị của tầng lớp lao động và tạo nên những nét mới mẻ trong đời sống của họ. Trước những khu nhà ở một tầng nói trên, để đáp ứng yêu cầu ở cấp bách của cán bộ công nhân viên. ở Hà Nội đã dựa vào sử dụng hai khu nhà ở hai tầng kết cấu khung gỗ, tường chèn gạch, mái ngói ở đường Bờ Sông (1956). Đây là những nhà ở xây dựng tạm thời, hành lang bên, cầu thang ở phía đầu nhà và lan can hành lang đều bằng gỗ, phần tam giác hồi nhà giáp mái cũng ốp gỗ. Nhà ở gồm toàn những phòng lớn xếp song song (sau này chia nhỏ cho các gia đình, vừa ảnh hưởng lẫn nhau, vừa không bảo đảm thông gió), các khu lại không có những công trình dịch vụ gì nên điều kiện ở không được thuận tiện. Ngoài ra, cấp nhà quy định là tạm thời nhưng lại được xây dựng bằng vật liệu gỗ tương đối tốt nên tuy về sau hết niên hạn sử dụng; không còn đáp ứng điều kiện sống mới nữa mà nhà vẫn chưa hỏng nên xảy ra tình trạng “bỏ thì thương, vương thì tội” chất lượng sút kém.

Thế hệ kiến trúc sư đầu tiên của Việt Nam Kiến trúc nhà ở Hà Nội 1955- 1965 1965- 1985 Kiến trúc công trình công cộng Hà Nội Kiến trúc nhà công nghiệp Hà Nội

Hanoi Architectural University 2019

Mạng lưới giao thông, đường xá Hà Nội

78


Tới thời gian 1960- 1965, kiến trúc nhà ở ở thủ đô Hà Nội tiến thêm những bước mới do việc thiết kế và đưa vào sử dụng hai khu nhà ở Nguyễn Công Trứ và khu nhà ở Kim Liên. Theo số liệu thống kê, trong 3 năm 1961, 1962, 1963, Hà Nội đã xây dựng được 99.700 m2 nhà ở (dự kiến trong 5 năm sẽ cố gắng xây được 160.000 m2 nhà ở nếu đế quốc Mỹ không tiến hành chiến tranh phá hoại, có ý nghĩa là sẽ giải quyết được khoảng 1/6 khối lượng ở yêu cầu đề ra lúc đó trên cơ sở số dân đô thị lúc đó).

Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

Việc hiểu nhầm quan niệm nhà ở kiểu căn hộ ở các nước thành nhà ở kiểu được gọi là nhà ở kiểu tập thể ở nước ta như kiểu nhà ở dốc Thọ Lão và nhà ở khu tập thể nhà máy Dệt 8/3, với những căn phòng xếp cạnh nhau “hàng loạt”, gạt những khối vệ sinh và bếp ra hai đầu hồi nhà đã nói lên những bước đi đầu tiên còn non kém, sự ít hiểu biết về giá trị sinh học thể chất và giá trị tinh thần của kiến trúc của những người thiết kế nhà ở lúc đó. Tuy vậy, mọi người chúng ta đều nghĩ rằng giữa những giai đoạn chuyển tiếp, những quan điềm mới mẻ chưa được hình thành trên cơ sở những nghiên cứu, tìm tòi sâu sắc thì việc đẻ ra chủ nghĩa sợ lược cũng là điều thường thấy.

Ảnh 37: Nhà ở tập thể bờ sông, Hà Nội 1958, KTS Trần Hữu Tiềm Hanoi Architectural University 2019

79


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Khu nhà ở Nguyễn Công Trứ (diện tích 6ha), được xây dựng trên một khu đất hình chữ nhật, cạnh dài hướng ra đường Nguyễn Công Trú. Khu đất được chia làm ba phần (do hai con đường nội bộ tạo nên) trên ba phần đó đặt các dãy nhà song song với nhau. Dãy nhà giữa và dãy nhà gần sát phía phố Huế là những nhà ở kiểu tập thể gia đinh, phần phía Đông (lần lượt từ phía Bắc, có nghĩa là từ đường Nguyễn Công Trứ vào) có một cửa hàng bách hóa và thực phẩm, một cửa hàng ăn uống và giải khát, một trường mẫu giáo, một nhà trẻ và hai nhà ở. Số người ở khu nhà ở Nguyễn Công Trứ, nếu tính theo tiêu chuẩn phân phối khoảng 4m2/người lúc bấy giờ, toàn khu sẽ ở được 4.200 người. Giải pháp kiến trúc nhà ở khu Nguyễn Công Trứ là nhà ở kiểu phân đoạn (đơn nguyên) nhưng các căn hộ dùng chung bếp và vệ sinh (phần này đặt cuối hướng gió), mỗi nhà thường có hai phân đoạn lối vào tổ chức dưới gầm cầu thang. Mỗi bên cầu thang có đến 4 hay 5 phòng dùng chung một khối bếp và vệ sinh, diện tích phòng lại lớn (20, 22, 24, 25 m2, v.v ….) nên điều kiện cách ly giữa các gia đình chưa tốt, có khi hai ba gia đình ở về một phía cầu thang (có nghĩa là một căn hộ lớn).

80

Sau đây là một vài sơ đồ tổ chức các kiểu đơn nguyên ở đối với các loại phân đoạn nhà ở khu Nguyễn Công Trứ: Kiểu một: Các phòng ở lớn 23,8 m2 (kích thước 3,6 x 6,9 mét) có chiều sâu lớn nên phòng thiếu ánh sáng. Tuy vậy, mỗi đơn nguyên có chiều dày lớn (kích thước đơn nguyên 22,5 x 12,9 mét) nên tiết kiệm được tường ngoài. Kiểu hai (nhà kiểu 4): một căn hộ (1 bên cầu thang) lớn tới 5 phòng, tổng diện tích các phòng ở là 98 m2 (gồm các phòng ở với các diện tích sau đây: 22,2 m2 + 24,2 m2 + 15,6 m2 + 12,2 m2 + 21,6 m2). Kiểu ba (nhà kiểu C): một căn hộ 9 (1 bên cầu thang) lớn cũng 5 phòng, tổng diện tích các phòng ở là 115 m2 (gồm các phòng với diện tích sau đây: 25,2 m2 + 25,2 m2 + 20,3 m2 + 24,8 m2 + 20 m2). Về hình thức kiến trúc và kết cấu chịu lực, nhà ở khu Nguyên Công Trứ dùng tường gạch chịu lực, sàn pa nen hộp, nền lát gạch xi măng hoa hay xi măng nâu, mái ngói có sê nô bằng bê tông cốt thép chạy bao quanh nhà, cầu thang dùng lỗ hoa bê tông hình ô vuông và gạch trang trí mặt đứng dùng gạch hoa gốm nâu hình nửa tròn xếp xen kẽ nhau. Song song với việc xây dựng bằng phương pháp xây thủ công nghiệp (xây tay) kết hợp với cơ khí nhỏ (cần cầu thiếu nhi), như trường hợp xây dựng khu nhà ở Nguyễn Công Trứ, thời kì 1960 trở đi, Hà Nội bắt đầu xây dựng thí điểm khu nhà ở Kim Liên bằng phương pháp lắp ghép.


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 38: Một số mẫu nhà ở tập thể

81


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Đây là đợt thử nghiệm đầu tiên về xây dựng nhà lắp ghép tấm nhỏ ở Hà Nội, chỉ trong vòng 2 năm rưỡi, các nhà xây dựng đã đưa vào sử dụng được 22 ngôi nhà ở 4 tầng với diện tích xây dựng là 17.350 m2. Khu nhà ở Kim Liên (đối diện với trường Đại học Bách Khoa qua đường quốc lộ 1, phía Nam giáp bệnh viện Bạch Mai, phía Bắc giáp làng Kim Liên, phía Tây giáp tiểu khu Trung Tự) xây dựng cho đối tượng cán bộ công nhân viên của các cơ quan và xí nghiệp Trung ương Hà Nội, vì diện tích lớn (40ha) nên xây dựng làm nhiều đợt, những ngôi nhà nói trên thuộc diện xây dựng đợt đầu (các khu A và B trong đó khu A sau thành khu vực ở dành cho chuyên gia). Mẫu nhà ở A và B ở khu Kim Liên là nhà kiểu tấm nhỏ (block); tấm tường ngang chịu lực dày 20 cm (bước nhà 3,6 m, chiều ngang thông thủy mỗi phòng 3,4 m), mái bằng hai lớp nhưng có độ dốc tương đối lớn nên chống thấm rất tốt, sau nhiều năm chất lượng mái vẫn hầu như rất ít phải sửa chữa. Nhà ở mặt bằng kiểu hành lang bên (rộng 1,5 m), mỗi bên cầu thang (rộng 2,7 m) có hai căn hộ (mỗi căn hộ 2 phòng có 1 khối bếp và 1 khối xí, tắm đặt ở khu vực cửa vào). Diện tích mỗi phòng ở là 18,2 m2, hai phòng đầu hồi lớn hơn, khoảng 19,7 và 22,1 m2, gần như mỗi phòng đều có lô gia. Với kiểu nhà ở này, nếu tiêu chuẩn ở tương đối cao, một gia đình ở hai phòng, hoàn cảnh vệ sinh sẽ tốt; nếu tiêu chuẩn ở thấp, hai gia đình ở hai phòng sử dụng chung khu phụ, điều kiện vệ sinh sẽ kém, mức độ ô nhiễm ở lối vào sẽ tăng lên. Trong khoảng thời gian 1960- 1965, khi thiết kế chưa có nhiều loại căn hộ linh hoạt, diện tích phòng lớn mà tiêu chuẩn ở lại thấp cho nên tỷ lệ hộ ở lại 82

thấp cho nên tỷ lệ hộ ở chung khá lớn. Từ những bài học về xây dựng nhà ở nói trên đã rút ra nguyên tắc thiết kế các căn hộ độc lập, khép kín. Cơ cấu tiểu khu Kim Liên, do diện tích lớn (so với hoàn cảnh nước ta) nên không xây dựng hoàn chỉnh một lúc được, sau này mới tiếp tục xây dựng nột nhóm B, thêm nhóm C, D, E mà những kiểu nhà ở “Kim Liên muộn” đó chúng ta còn có dịp nhận xét sau, nhưng cho đến cuối năm 1965, chúng ta đã có thể rút ra những ưu khuyết điểm chính của tiểu khu này như sau: - Tiểu khu có kiểu nhà xây dựng bằng phương pháp tiến bộ (lắp ghép), nhà bền chắc nhưng bố cục không gian của quần thể đơn điệu, thường chỉ dùng kiểu sắp xếp song song, chạy dọc theo các đường cần trục. - Là một trong những tiểu khu nhằm mục đích xây dựng thí điểm, học tập cách xây dựng các quần thể nhà ở mới với phương thức sống mới, rồi bỏ kiểu nhà phường phố, tư nhân xưa kia nhưng quan niệm quy hoạch chưa kiện toàn, vị trí trung tâm tiểu khu mờ nhạt, các công trình phục vụ chung như: các cửa hàng bách hóa, thực phẩm, trường học xây dựng chưa đẹp và những công trình dự kiến như Câu lạc bộ, vườn cây xanh, hồ nước đã không được xây dựng. Ngoài ra xử lý kiến trúc chưa tạo ra được sức lôi cuốn cũng như tính định hướng đến các công trình công cộng tiểu khu. - Cơ cấu nhóm nhà hợp lý mặc dầu số nhóm hơi nhiều (tiểu khu chia thành các nhóm mỗi nhóm 2.800- 3.000 người), bán kính phục vụ của nhà trẻ (250 mét) và trường học (500 mét) nói chung thích hợp.


Lúc bấy giờ, do yêu cầu ưu tiên là đạt được một diện tích ở đòi hỏi gấp, cho nên yêu cầu về thẩm mỹ chưa được chú ý. Về số tầng cao xây dựng (4 tầng), nói chung là hợp lý về sử dụng và kinh tế. Về vật lý kiến trúc, do lúc bấy giờ chưa có những nhà nghiên cứu chuyên về vật lý kiến trúc và chưa có kết quả quan trắc để rút kinh nghiệm nên các kiến trúc sư chỉ chú ý thông gió xuyên phòng, hướng nhà, còn một số vấn đề khác như chiếu sáng tự nhiên (cho bếp và khối vệ sinh, cho cầu thang) chưa được quan tâm.

Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

- Thiết kế giao thông theo đề án hợp lý, dùng đường rộng bao quanh tiểu khu cho ô tô, xe đạp đi rộng 5,5 m, và đường nội bộ rộng 3,5 và 2m, nhưng tốc độ xây dựng chậm, một số đường dùng những tấm lát nhỏ làm mặt đường gồ ghề, khó đi, ngoài ra thành phố lấy đường tiểu khu làm đường xe tải chuyên chở nên gây ra những ảnh hưởng nhất định. Việc xây dựng hệ thống kỹ thuật như cấp nước, thoát nước kéo dài gây tốn kém và mất thời gian.

Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 39: Khu nhà ở ngoại giao đoàn đợt 2, 1996, KTS Nguyễn Khải Nguyên, KTS Trần Bình Trọng 83


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

1965- 1985 Nghệ thuật kiến trúc Nhà ở ở Hà Nội trong thời kì 1965- 1975 và thời kỳ 19751985 đã có những đổi thay rất cơ bản và là một lĩnh vực rất sôi động. Nó đổi thay luôn luôn về khái niệm, đánh dấu những tìm tòi, tiếp cận với xu hướng mới và được sang lọc trong thực tế để khẳng định những hướng đi mới. Chúng ta đã đạt được những con số khả quan trong việc đưa một diện tích đáng kể nhà ở vào sử dụng (có những giai đoạn ngắn 5 năm một chúng ta đã đưa vào sử dụng tới 40 vạn m2 nhà ở) nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Gần đây nhất, vấn đề nhà ở cho thủ đô đã nổi lên như một vấn đề chiến lược và giới kiến trúc và ngành xây dựng đang tích cực giải quyết vấn đề này. Nhìn nhận một lĩnh vực phức tạp như kiến trúc nhà ở ở Hà Nội, chúng ta có thể tuần tự xét nó dưới các khía cạnh sau đây: - Quá trình phát triển các mẫu nhà ở theo các thời gian trong 20 năm qua. (Trong đó có lãnh vực nhà ở nhiều tầng, nhà ở ít tầng, nhà ở dùng cho một số đối tượng đặc biệt và những bước

phát triển mới của không gian nhà ở cũng như nghệ thuật và kỹ thuật xây dựng nhà ở). - Sự hình thành các tiểu khu nhà ở ở Hà Nội, những kết quả đã đạt được và những vấn đề tồn tại. - Việc tiếp tục nghiên cứu các mẫu nhà ở cho tương lai và dự báo phát triển, nghiên cứu những đường lối xây dựng nhà ở phù hợp với các giai đoạn mới. Quá trình phát triển các kiểu nhà ở nhiều tầng (4- 5 tầng) ở Hà Nội trong 20 năm qua: 1965- 1985 …, một thời gian không dài nhưng đối với Hà Nội, biết bao sự kiện lịch sử đã xảy ra; và riêng đối với quá trình phát triển kiến trúc nhà ở, nó cũng chịu ảnh hưởng của hàng loạt sự kiện lịch sử đó cũng như chịu sự chi phối riêng của quy luật phát triển nghệ thuật. Hà Nội 1965- 1975 hầu như những thời gian ngừng đánh nhau rất ít: những năm 1965, 1967 rồi 1972 (trận Điện Biên Phủ trên không chống lại pháo đài bay B.52 Mỹ) là thời kỳ của những đợt chiến đấu hết sức mãnh liệt nhưng đồng thời

Ảnh 40: Khu tập thể Nguyễn Công Trứ, Hà Nội 1960, KTS Nguyễn Ngọc Diệm 84


85

Hanoi Architectural University 2019

- Với kiểu nhà ở C4 Kim Liên, mỗi căn hộ lớn gồm 4 phòng rưỡi tổng diện tích ở 68 m2 (12m2+ 18,3 m2 +12m2 + 18,3 m2 + 7,4 m2), (những phòng này như trên đã nói chiếm nửa cầu thang), nếu phân phối 4m2 đầu người thì trong nửa cầu thang đó phải gồm những 3 hộ gia đình. (Ví dụ phân phối theo kiểu 1 hộ 2 phòng, 1 hộ 1 phòng và 1 hộ 1 phòng rưỡi). Nhà tổ chức đơn nguyên theo kiểu hành lang giữa và ở tầng dưới đã tổ chức lối vào riêng cho từng hộ. - Với kiểu nhà ở khu B Kim Liên (mẫu 22B- IV- 70), mỗi căn hộ lớn gồm 4 phòng với tổng diện tích là 73m2 (16m2 + 17m2 + 20m2 + 20m2 + 6,5m2), nếu phân phối 4m2 đầu người thì cũng phải 3 gia đình một căn hộ lớn (2 hộ 1 phòng, 1 hộ 2 phongf0 và mức độ chung đụng vẫn lớn. Kiểu nhà này có sửa đổi chút ít và tiếp tục được xây dựng ở Kim Liên, nhà chuyển thành hành lang giữa, lô gia giặt và phơi cho căn hộ lớn phình to chút ít những mỗi nửa đơn nguyên vẫn gồm 4 phòng với tổng diện tích không nhỏ đi bao nhiêu (18m2 + 14,8 m2 + 16,5m2 + 15,2 m2) hay gồm 4 phòng rưỡi (15,2m2 + 16,5m2 + 14,8m2

Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

cũng là những cao điểm của cuồng vọng muốn hủy diệt một số khu vực đô thị Hà Nội của Mỹ, rồi hậu quả của chiến tranh và sự khan hiếm vật liệu xây dựng cũng đều ảnh hưởng không ít đến việc đẩy mạnh xây dựng nhà ở. Ngoài ra, riêng trong lãnh vực kiến trúc, những quan điểm tiến bộ đã đạt được trong việc ngày một ngày hai áp dụng và đưa đến những cải cách được ngay mà còn theo thời gian, qua các mẫu nhà ở mới dần dần được chin muồi và kiến trúc nhà ở mới có những chuyển biến nhất định. Thời kỳ 1965- 1970, khái niệm về tổ chức căn hộ đã cơ bản hình thành trong ý đồ của các nhà kiến trúc sư, họ muốn rời bỏ những ý niệm sai lầm đã tồn tại về khái niệm “ngôi nhà tập thể”, họ muốn đoạn tuyệt với các mẫu nhà kiểu công xã, tuy vậy thành tựu của họ còn hạn chế: văn ba đến bốn phòng (ở về một nửa phía cầu thang của đơn nguyên) chung một khối bếp và một khối vệ sinh (ta tạm gọi đó là một căn hộ lớn để đánh giá phương án). Tính chất của một số mẫu nhà đó là:


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

+ 4,4m2). Thời kỳ 1970- 1975 là một thời kỳ đáng được xem là có những chuyển biến khá đáng kể về quan điểm nhà ở, chỉ trong có khoảng 5 năm, Hà Nội xuất hiện rất nhiều mẫu nhà ở mới, chính mẫu nhà này đã nói lên các hướng tìm tòi khá khác nhau về nhà ở và giúp làm cho những mẫu nhà ở sau này tốt hơn nữa. Trừ một vài mẫu nhà không có cải cách gì nhiều (ví dụ kiểu nhà IB- V- 70 xây dựng tại Xuân Hòa, tuy có mỗi bên nửa cầu thang hai khối phòng phụ- bếp và vệ sinh- nhưng vẫn gồm 4 phòng đến 4 phòng rưỡi trong nửa đơn nguyên theo kiểu “truyền thống” trước đây, còn có khá nhiều những mẫu nhà đáng chú ý, mặc dầu không phải là không có những vấn đề còn tồn tại.

Hanoi Architectural University 2019

Chúng ta có thể lần lượt nhận xét những mẫu nhà sau đây: A.1. Mẫu nhà ở kiểu đơn nguyên 27G- V- 71 xây dựng tại Hà Nội cho một số cơ quan Trung ương (tác giả: Viện thiết kế Nhà ở và Công trình công cộng Bộ Xây dựng). Đây là kiểu nhà ở cũng có số tầng cao là bốn như các loại trên nhưng được tổ chức theo kiểu đơn nguyên tương đối hợp lý, gọn gang so với những kiểu nhà trước đây. TÍnh chất và đặc điểm của kiểu nhà này là: - Tổ chức mặt bằng chặt chẽ, không còn dùng kiểu mặt bằng mỗi bên cầu thang có 4,5 phòng như trước nữa mà toàn bộ đơn nguyên ngoài gian cầu thang ở giữa, chỉ còn gồm mỗi bên cầu thang hai bước nhà (như vậy toàn đơn nguyên chỉ gồm 1 gian cầu thang 2,7 mét cộng với 4 gian 3,6 mét đối với phòng ở và phòng phụ). - Đơn nguyên chỉ gồm 2 căn hộ đối xứng nhau, bếp và xí tắm đặt cạnh lối vào, có một căn 2 phòng (19,8m2 + 18,7m2) và một căn 2 phòng rưỡi, nửa phòng cửa 86

căn này đặt sau phía cầu thang (19,8m2 + 18,7m2 + 8,3m2). - Nhìn chung diện tích các phòng còn lớn, nếu tiêu chuẩn ở cao, một hộ sẽ ở cả hai phòng (một bên cầu thang), điều kiện tiện nghi sẽ tốt, còn tiêu chuẩn ở thấp, hai hộ sẽ sử dụng chung một khu phụ, điều kiện tiện nghi sẽ thấp. - Tổ chức giao thông trong căn hộ ngắn gọn, rõ ràng. A.2. Mẫu nhà ở 33G- V- 72 đã xây dựng tại khu C Kim Liên thời kỳ 19701975 (tác giả: các kiến trúc sư ở Viện Thiết kế Nhà ở và Công trình công cộng Bộ Xây dựng). Loại này dùng hành lang bên, nhà lại thiết kế hình chữ U nên mặt bằng không chặt chẽ. Diện tích các phòng vẫn lớn nên căn họ cũng vẫn lớn (19,1m2 + 16,1m2 + 5,26m2 và 16,1m2 + 19,1m2). Vì vậy, thực tế sử dụng loại này ở khu Kim Liên cho thấy một đơn nguyên như vậy có 2 căn hộ lớn nhưng vẫn phân phối cho bốn hộ có nghĩa là mỗi hộ một phòng. Ngoài ra, kiểu nhà này lại dùng hành lang bên nên thiếu ấm cúng, kín đáo. Cả hai loại nhà trên đều có thiết kế lô gia nhưng lô gia chỉ rộng 1,2m nên hơi hẹp. Còn bước nhà (chiều ngang phòng) là 3,6m thì nói chung hợp lý. A.3. Mẫu nhà ở lắp ghép tấm lớn T- L71- Đây là mẫu nhà thí nghiệm tấm lớn của Viện Công trình Hà Nội kết hợp với trường Đại học Xây dựng nghiên cứu thí điểm từ năm 1969 và bắt đầu được xây dựng nhiều từ năm 1970 đến 1975 và cả tiếp tục trong nhiều năm sau này. Mẫu nhà này (Kiến trúc sư: Trương Tùng) được xây dựng khá nhiều ở các tiểu khu Khương Thượng, Trung Tự, Giảng Võ, Vĩnh Hồ, Thành Công ở Hà Nội và góp phần giải quyết một số lượng đáng kể diện tích ở cho Hà Nội thời ký 19701980.


Kiểu nhà Tl.73 vẫn dùng mặt bằng hành lang và một nhà ngoài căn 2 phòng còn có thêm loại căn 3 phòng và nhà được tổ chức theo sơ đồ sau: 2- 3- 3- 2- cầu thang – 2- 3- 3- 2 (con số trên dãy biểu thị kiểu căn có mấy phòng). Loại nhà này được xây dựng ở nhóm nhà C Giảng Võ (C5, C6, C7) và được phân phối cho hộ đông người hoặc tiêu chuẩn cao. Ở kiểu nhà TL- 76 các tấm lớn nói trên được tổ hợp thành nhà đơn nguyên. Mỗi đơn nguyên có số căn hộ có số phòng biến động linh hoạt hơn- đơn nguyên với kích thước như nhau có thể có 2 hộ (4 phòng và 3 phòng) hoặc có 4 bộ (2 hộ 2 phòng và 2 hộ 1 phòng). Kiểu nhà này được xây dựng nhiều ở tiểu khu Thành Công và một nhà ở tiểu Trung Tự.

Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Đặc điểm của loại nhà ở này là: - Tuy không dùng giải pháp đơn nguyên nhưng nội bộ căn hộ tổ chức hợp lý, tổ chức lưu tuyến nội bộ kiểu song tuyến (có thể qua tiền phòng, phòng khách vào phòng ngủ cũng có thể qua tiền phòng và khu phụ vào phòng ngủ). - Khu chính và khu phụ sắp xếp cạnh nhau (không sử dụng kiểu khu phụ đặt trước hoặc sau khu ở) nên tổ chức thông gió tương đối dễ dàng. - Diện tích phòng ở và căn ở tương đối thích hợp (có các loại căn hai phòng 24m2 (10,43m2 + 13,37m2) và căn hai phòng 28m2 (10,43m2 + 17,3m2) dễ phân phối cho căn hộ 4 người), bảo đảm các căn hộ độc lập. - Nhà có hành lang bên nên chưa bảo đảm điều kiện yên tĩnh cách lý, muốn vào nhà nọ phải đi qua trước mặt nhà kia. Ấn tượng về một đường phố nhỏ kéo dài về tận mỗi căn hộ được hình thành khá rõ nét trong loại nhà ở này. - Kích thước của bước nhà (chiều ngang phòng) là 3,4m là kích thước hợp lý (nên coi đây là giới hạn dưới trong kích thước phòng chung trong nhà ở Việt Nam) và cầu thang có vệt dắt xe đạp tiện lợi. Tuy vậy kích thước tiền phòng, hành lang qua hệp (thông thủy 1 mét) đưa đồ gỗ vào khó, khi có ma chay không có chỗ để quan tài và đi lại khó khan. Lô gia phía Bắc cũng quá hẹp chỉ 0,8m, khó sử dụng. Loại nhà này chia thành các khối, mỗi khối từ 6 đến 8 căn hộ chung một cầu thang. Sau này, vào những năm 1973 và 1976, mẫu nhà này được biến đổi thành hai mẫu nhà TN.V.TL- 73 và TN.V.TL.76.

87


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

A.4. Kiểu nhà ở kết cấu khung chịu lực L.G.IV- Loại nhà này được xây dựng trong tiểu khu Bách Khoa trong những năm 1973- 1975. Tính chất của ngôi nhà này thể hiện quan điểm của tác gả (Kiến trúc sư: Nguyễn Đức Thiềm) về nhà ở, đó là một kiểu nhà hành lang bên có những đặc điểm sau: - Diện tích ở của căn hộ vừa phải (căn hộ 1 phòng 16,8m2 và căn hộ 2 phòng rưỡi 24,8m2) nhưng còn thiếu loại căn hộ có số phòng lớn hơn. - Hành lang đặt về phía Bắc, bếp và khối vệ sinh đặt về hướng Nam (đầu gió) và nhà không có tiền phòng. Những vấn đề này cung gây ra tranh luận như có người cho rằng bếp và khối vệ sinh đặt sâu trong căn hộ không lợi cho tổ chức lưu tuyến, diện tiichs ở toàn tiếp xúc với hành lang là nơi đi lại, giao tiếp ồn ào. Giai đoạn 1975- 1980 có tiếp tục xây dựng một, hai mẫu trong Bốn mẫu trên ở Hà Nội và đã có thêm những mẫu thể hiện một vài nhận thức mới về không gian ở. Một số mẫu nhà ở thời kỳ này đáng lưu ý là nhà ở kiểu lắp ghép khung cột 5 tầng của Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật xây dựng (kiến trúc sư: Huỳnh Thanh Xuân), nhà ở 5 tầng kiểu hành lang bên và nhà ở sân trong có giếng trơi kiểu đơn nguyên của Viện Thiết kế Nhà ở và Công trình công cộng Bộ Xây dựng (kiến trúc sư: Ngô Quang Sơn). + Mẫu nhà ở khung cột 5 tầng của Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bộ Xây dựng ( nằm trong Seri KC- 2- 75) đã được xây dựng ở một số tỉnh khác trên miền Bắc nước ta bắt đầu được xây dựng ở khu K tiểu khu Bách Khoa khoảng năm 1978 trở đi.

88

Đặc điểm của mẫu nhà này là: - Quán triệt quan niệm độc lập. khép kín cho các căn hộ, cầu thang đặt ngang trong đơn nguyên, lên cầu thang bốn hộ có lối vào riêng của minh. - Dùng hệ khung khớp hình thành những hệ ô vuông 3,6 x 3,6 mét hay 3,6 x 4,8 mét với quy cách lô gia 3,6 x 1,2 mét và quy cách cầu thang 2,4 x 4,8 mét. - Mỗi đơn nguyên có 4 căn hộ (căn 2 phòng- căn 1 phòng- căn 1 phòng- căn 2 phòng) tương ứng với có các diện tích căn là 24m2 (4 người) và 14,6m2 (2, 3 người). - Nhà cao 2,8 m; hệ số K= 0,51 K1= 0,69 Qua thực tế xây dựng và sử dung, chúng ta thấy ưu khuyết điểm của kiểu nhà này như sau: - Bảo đảm yên tĩnh, cách ly giữa 4 căn hộ trong đơn nguyên, không gian nói chung ấm cúng. - Xây dựng có thể kết hợp thủ công với bán cơ giới nhưng xây dựng một số nhà thì thích hợp còn xây dựng cả tiểu khu, xây dựng hàng loạt có tính chất đại trà thì khó (kinh nghiệm các nước xã hội chủ nghĩa xây dựng nhà ở hàng loạt các loại nhà tấm lớn chiếm ưu thế). - Cầu thang ngang chưa phát huy được ưu thế vốn có của nó là thông gió tốt và trở thành đầu mối công cộng giao tiếp giữa các căn hộ có độ dài cầu thang ngắn (4,8 mét), chiếu nghỉ và chiếu tới quá hẹp. Ánh sáng và độ thông thoáng của cầu thang thiếu do lỗ hoa kín gần như đặc, biến thành nơi tích tụ khói bếp và khi bần (cầu thang nên đủ rộng để có thể bảo đảm cho hai người đứng ở chiếu nghỉ và chiếu tới và một người xách xe đạp đi qua).


89

Hanoi Architectural University 2019

nguyên có 4 hộ 2, 4, 3, 5 phòng và đơn nguyên có 6 hộ 2, 1, 2, 2, 1, 2 phòng). Kiểu nhà này (vào năm 1983) đã được xây dựng ở tiểu khu Bách Khoa dành cho đối tượng ở có tiêu chuẩn tương đối cao, diện tích ở tương đối rộng rãi như căn 3 phòng có diện tích 35,8 m2 (15m2 + 10,8 m2 + 10 m2) và căn 2 phòng có diện tích 25,8 m2 (15 m2 + 10,8 m2). Ngoài ra, kích thước lô gia sinh hoạt chung lớn hơn (1,5 mét) và lô gia phục vụ, phơi phóng cũng được lỗ hoa bê tông che chăn kín đáo hơn. Vật liệu dùng đá rửa cho mặt ngoài và gạch men sứ trắng cho khối vệ sinh v.v… đã làm tăng chất lượng thẩm mỹ và sử dụng cho nhà. Tuy vậy âm thanh của nhà (tiếng vang) do sân trong gây ra có ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng nhà. Cũng vào thời kỳ 1975, khu nhà ở Ngoại giao đoàn ở Giảng Võ (đối diện với tiểu khu Giảng Võ qua đường Kim Mã) đã được đưa vào sử dụng (Kiến trúc sư: Nguyễn Trực Luyện, Nguyễn Kim) bao gồm một số nhà đơn nguyên hình băng dài và một số nhà tháp. Nhóm nhà ở này có chất lượng sử dụng và chất lượng thẩm mỹ khá tốt do tiêu chuẩn thiết kế rộng rãi và có điều kiện sử dụng vật liệu tốt. Tuy vậy, trước khi đi sâu vào mặt bằng nhà, người ta thấy ngay một nhược điểm về quy hoạch rất dễ nhận ra: nhà hình băng đặt ở phía ngoài sát mặt đường, còn nhà hình tháp đặt lùi sâu vào phía trong do đó tác dụng trở thành những điểm chốt vốn là một lợi thế của nhà tháp hay nhà điềm đã không phát huy được tác dụng. Nhìn chung, cả hai loại nhà ở đây đều có phong cách nhất quán, hình khối kiến trúc chung cũng như chi tiết kiến trúc được xử lý thích đáng, sự tương phản giữa những mảng tường đặc và phần lô gia, việc có thể sử dụng kính lớn lớn và dùng những tấm lan can hay bồn hoa

Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

- Khi sử dụng nhà, các hộ đã phá bỏ khối vệ sinh do nó đặt ở vị trí thiếu sáng và đổi chỗ cho nhà tắm vốn đặt hướng ra phía lô gia. + Kiểu nhà ở hàng lang bên do Viện Thiết kế nhà ở và Công trình công cộng thiết kế (nhà B20 Kim Liên) cũng là một loại nhà mà ta thấy rõ có những điểm đáng tham khảo sau: - Bảo đảm căn hộ độc lập, khép kín hoàn toàn đối với tất cả các căn hộ. - Chú ý tạo hình lập thể, đường nét hình học. - Nên chú ý cửa sổ khu phụ (bếp, vệ sinh, hướng ra hành lang phía Bắc) to hơn để bảo đảm khung cảnh tâm lý thích hợp hơn cho người sử dụng và mặt đứng phía hành lang cởi mở hơn. - Riêng đối với nhà ở kiểu đơn nguyên có giếng trời, đây là một thể nghiệm mới có nhiểu điểm đáng chú ý của Xưởng thiết kế nhà ở Viện Thiết kế nhà ở và công trình công cộng Bộ Xây dựng. Đây là loại nhà đơn nguyên có các phòng ở của các căn hộ hướng ra phía (chiều dày lớn bảo đảm hiệu quả kinh tế) và có khối cầu thang đặt ở giữa gắn liền với hai giếng trời (có thể bảo đảm thông gió thẳng đứng, là một xu hướng mới trong kiến trúc nhà ở nhiệt đới hiện nay). Phương án nhà ở này được xây dựng ở một số nơi ở Hà Nội mỗi đơn nguyên có lối vào riêng biệt có lô gia nghỉ (gắn với phòng sinh hoạt chung) và lô gia phơi (gắn với bếp và khối vệ sinh), sử dụng hợp lý trừ việc một số thông số chiều dài và chiều rộng phòng cũng như khối phụ hơi kích. Sau này, trong 5 năm gần đây, mẫu nhà này đã được cải tiến, tác giả (kiến trúc sư: Ngô Quang Sơn) đã điều chỉnh lại một số kích thước (có bước nhà nâng lên 3,6 mét), làm cho mỗi đơn nguyên có các loại căn linh hoạt hơn nữa (đơn


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

kéo dài ở đây trở thành những yếu tố chủ đạo của ngôn ngữ kiến trúc. Do sử dụng máy điều hòa không khí, bố cục và hình khối nhà tương đối tự do và sinh động. Như loại nhà tháp có hình hoa gió 3 cánh, lệch nhau nửa tầng, có một phần tầng trống ở dưới. Phòng có kích thước hơi lớn (nếu so sánh với các loại nhà thường thấy ở châu Âu), ví dụ có phòng dài 6,6 mét, rộng 4,2 mét, có phòng dài 6,3 mét rộng 4,2 mét, phòng bé nhất cũng có chiều ngang 3,9 mét. Các nhà có đủ các thành phần phụ trợ như tiền phòng, bếp, vệ sinh với thiết bị đầy đủ các loại. Khoảng từ năm 1976 trờ đi, số mẫu nhà ở của Viện Thiết kế nhà ở Hà Nội được nghiên cứu ngày một nhiều, có những mẫu thể hiện một số tìm tòi mới- mặc dù là bước đầu, nên có những hạn chếnhư kiểu nhà ở gia đình 5 tầng mẫu ANghĩa Đô- 76. Đây là một kiểu nhà kép lệch tầng (gồm hai nhà đặt song song với nhau và có khối cầu thang ở giữa cứ lên nửa tầng thì có một đơn nguyên, rẽ vào 2 căn hộ) xây dựng bằng khung bê tông, tầng dưới có cửa hàng và nhà trẻ. Mẫu nhà này mỗi “đơn nguyên khép” của nhà này có 4 căn hộ, chủ yếu là loại hộ 2 phòng 26,6 m2 (13,2 m2 + 13,4 m2) và 27 m2 (15,8 m2 + 11,2 m2) và loại hộ 3 phòng 43,5 m2 (13,4m2 + 15,8 m2 + 11,2 m2). Đây là kiểu nhà lệch nhau nửa tầng, hình thức kiến trúc dễ phong phú, dễ trang trí do đặt cầu thang ngoài trời những nhịp điệu tổ chức bởi những bước nhà không bằng nhau (xen kẽ giữa các bước nhà 3 mét và 3,6 mét không theo một quy luật nào) nên tác động thẩm mỹ của nhà đã bị ảnh hưởng. Ngoài ra, tiền phòng của mỗi hộ có diện tích còn bé và hẹp.

90

Bước sang thời kỳ 1980- 1985, hoạt động xây dựng và thiết kế kiến trúc Hà Nội có phần nào sôi nổi hơn. Mặc dầu những năm đầu của giai đoạn này, do chưa đưa các nhà máy bê tông đúc sẵn vào khai thác và do khó khan về vật liệu, khối lượng xây dựng có năm hoàn thành được còn kém những năm 19751980 nhưng về sau, hoạt động xây dựng nhà ở tấm lớn được mở rộng đã và đang lấy lại đà phát triển. Mức phấn đấu của Hà Nội năm 1984 là 125.000 m2 diện tích ở và năm 1985 là 120.000 m2 nếu có thể sẽ lên tới 200.000 m2. Hai mũi nhọn trong hoạt động xây dựng nhà ở thời kỳ này là việc xây dựng khu nhà ở Bắc Thanh Xuân Hà Nội do Viện Thiết ké nhà ở và công trình công cộng thiết kế, và việc đưa vào sử dụng một số mẫu nhà ở mới của Viện Thiết kế nhà ở Hà Nội. Trong những năm 1980, việc đưa vào sử dụng những nhà máy Bê tông đúc sẵn bắt đầu góp phần nâng cao kết quả xây dựng nhà ở, và các kiến trúc sư thiết kế nhà ở lắp ghép bắt đầu làm quen với việc thiết kế và xây dựng những khu nhà lắp ghép tấm lớn với các cấu kiện đúc sẵn hiện đại sản xuất từ trong các nhà máy. Đây là những ngôi nhà lắp ghép thuộc “thế hệ thứ 3” ở Hà Nội (hai thế hệ trước là nhà lắp ghép tấm nhỏ Kim Liên và nhà lắp ghép tấm lớn đồ tại hiện trường- trên các pooli-gon- lắp ghép ở Trung Tự, Giảng Võ, Thành Công v.v…) do được lắp ráp từ những khuôn mẫu của một số nước xã hội chủ nghĩa đã có nhiều kinh nghiệm xây dựng công nghiệp hóa nên chất lượng có thể có những điểm nổi trội.


kinh tế, không nên thay đổi mục đích sử dụng cần được coi như những tiền đề quan trọng của công tác thiết kế và xây dựng. Nhìn chung lại, quá trình phát triển nhà ở trong giai đoạn 1965- 1985 là một quá trình có những đổi mới then chốt với nhiều tìm tòi, phát triển quan trọng. Hai mươi năm qua đã là hai mươi năm đặt định những cơ sở chủ chốt cho một quan niệm về nhà ở toàn diện hơn và là một thời kỳ đánh dấu nhiều ưu điểm cũng như những nhược điểm cửa hoạt động xây dựng nhà ở để sắp tới có thể có những thành tựu cao hơn nữa.

Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Mẫu nhà ở xây gạch HN- G- 505- 78 năm tầng về mặt thích dụng và tổ chức không gian có những điểm đáng chú ý ở các mặt sau: - Là loại nhà có giải pháp kết hợp được hành lang giữa và hành lang bên nên vừa kín đáo yên tĩnh, vừa thông thoáng. - Kích thước và diện tích hợp lý hơn phương án nhà khung nói trên, khu phụ được mở rộng hơn. (Đơn nguyên điển hình ở đây là các đơn nguyên kiểu 2 căn hộ- cầu thang- 2 căn hộ có các diện tích tương ứng là căn hai phòng 18,5 m2 + 9,37 m2 với khu phụ 9,5m2 và căn hai phòng 17,17m2 + 10,23m2 với khu phụ 11,32m2). Cũng trong thời kỳ này, Viện khoa học kỹ thuật Bộ Xây dựng và một số bộ phận thi công đã thi công theo kiểu lắp ghép khung tòa nhà ở 11 tầng. Khi thiết kế với mục đích làm nhà ở, tác giả ngôi nhà này đã tổ chức trên mặt bằng hình hoa gió quay cho mỗi tầng 4 căn hộ ở đây hơi lớn (bước 4,2 mét rộng 22- 24m2) trong khi các phòng ngủ có diện tích thích hợp hơn (10- 12m2 cho phòng ngủ 2 người và 8- 10m2 cho phòng ngủ một người). Trong khi điều kiện trang thiết bị và điện nước ở nước ta còn chưa đầy đủ, những yếu tố xã hội học thích hợp với việc phát triển nhà cao tầng còn chưa có đầy đủ, kết quả của việc xây dựng nhà 11 tầng như vậy chỉ biểu hiện thuần túy ở chỗ thí nghiệm phương pháp xây dựng và hệ thống kết cấu. Hiệu quả kinh tế của loại nhà này lại hạn chế, do dổi thành khách sạn nên trang thiết bị cần thiết chưa được trang bị, khu phụ thiết kế sau này chưa được xây dựng nên thời gian thi công cũng như chờ đợi để đưa vào sử dụng kéo dài. Vì vậy, khái niệm về việc đưa nhanh công trình vào sử dụng để mang lại hiệu quả

91


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Qua nhận xét một số mẫu nhà ở Thanh Xuân (như mẫu nhà IH2 cũng như một số mẫu khác) chúng tôi thấy có thêm những điểm đáng chú ý cũng như những điểm còn tồn tại sau đây: - Một số quy cách kích thước sử dụng hợp lý, chẳng hạn loại phòng 3,6 x 4,8 mét có chiều ngang được coi là thích hợp với bước của nhà ở hiện tại và có diện tích 16m2 mỗi phòng cũng là diện tích hợp lý, tuy vậy số loại phòng có diện tích khác nhau còn ít. - Nhà có chiều dày lớn nên bảo đảm hiệu quả kinh tế (cùng một diện tích đơn nguyên chiều dày càng lớn, diện tích tường ngoài càng tiết kiệm). - Cần chú ý chiếu sáng cho bếp, khối vệ sinh và phòng đệm, tăng chiều rộng cầu thang (chiều rộng 2,4 mét quá bé, nếu thiết kế cả vệt dắt xe đạp, xe máy lại càng không đủ). - Nên tăng chiều sâu của lô gia vì kinh nghiệm cho thấy lô gia có chiều sâu lớn ở các nước, nhất là các nước nhiệt đới có tính chất ưu việt rất lớn. Cũng trong thời gian này, Viện thiết kế nhà ở Hà Nội cũng đã đưa vào sử dụng nhiều mẫu nhà 4, 5 tầng thể hiện những quan niệm không gian mới trên cơ sở rút kinh nghiệm những mẫu nhà đã xây dựng cũ. Những mẫu nhà này được thiết kế vào cuối những năm 1970 và xây dựng xong tại nhiều điểm ở Hà Nội trong những năm 1980- 1985. Hai trong số những mẫu nhà này có nhiều đặc điểm đáng lưu ý nhất là mẫu nhà HN.K- 501- 77 và mẫu nhà HN.G505- 78.

92

Mẫu nhà khung HN.K.501- 77 đã được xây dựng tại tiểu khu Bách Khoa và ở Gia Lâm là nhà ở kiểu hàng lang bên, có cầu thang ngoài trời được che chắn bằng lỗ hoa- là một biện pháp thường được sử dụng rộng rãi nhà ở nhiệt đới ở các nơi (như Cu Ba và Bắc Phi)- đã làm phong phú thêm cho mặt đứng ngôi nhà, nó đã cùng với việc dùng tường hoa đan chéo nhau ở mặt đứng phía trước làm cho hình thức kiến trúc sinh động thêm nhưng thực tế thi công không có chất lượng cao đã ảnh hưởng ít nhiều đến thiết kế. Nhưng điều đáng chú ý ở đây là việc xử lý cầu thang đã thể hiện quan điểm nhất mạnh tầm quan trọng của cầu thang, muốn biến cầu thang thành một vị trí công cộng trong nhà ở, nâng cao kích thước cầu thang, mở rộng chiếu nghỉ và chiếu tới lên tới 1,4 mét, tránh biến cầu thang thành một nơi ám khói, nơi xả các khí thải của các căn hộ ở, v.v … Điều này hoàn toàn đúng- và theo ý kiến cá nhân của người viết- chiều nghỉ và chiếu tới cầu thang cần phải rộng đủ chỗ cho người đưa xe lên, quay xe và hai người đứng nói chuyện hay đi xuống mà không ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy chúng ta có thể chấp nhận kích thước chiều dài chiếu nghỉ và chiếu tới có độ lớn lên tới 1,8 hay 2,4 mét. Loại nhà này cũng có hành lang bên nhưng các hộ ít ảnh hưởng lẫn nhau do hành lang không dài. Các căn hộ bao gồm các hộ một phòng (12,8 m2 và 13,3m2) và hộ ba phòng (12,8m2 + 7,5m2 + 8,3m2). Tuy vậy nhược điểm dễ nhận thấy ở đây là khu phụ quá hẹp, chỉ 3,5m2; (trong khi thực tế sử dụng cần tới 6- 8m2).


93

Hanoi Architectural University 2019

Tác giả các mẫu khu nhà ở Bắc Thanh Xuân đã cố gắng để trong quần thể nhà ở của minh thiết kế có một lượng căn hộ không ít quá để bảo đảm tính đa dạng cho kiến trúc (dùng ba loại đơn nguyên đó có nhiều loại căn hộ có diện tích khác nhau để có thể dễ phân phối cho các đối tượng sử dụng khác nhau) thiết kế 5 loại căn hộ (các loại căn 16m2, 27m2, 32m2, 36m2, 40m2). Theo giới phê bình kiến trúc và cũng theo ý kiến của bản thân những người thiết kế, các mẫu nhà ở Bắc Thanh Xuân đã có những ưu khuyết điểm chính sau đây: - Về chức năng sử dụng của kiến trúc, những mẫu nhà ở ở đây đã có các căn ở đáp ứng được những yêu cầu cơ bản đề ra của mỗi gia đình, bảo đảm yên tĩnh, độc lập, khép kín. - Đã chú ý đến sự thụ cảm không gian quần thể, chú ý đến điểm nhìn, đến góc quan sát, loại bỏ kiểu nhà ở xếp hàng như trại lính. - Chất lượng và trang thiết bị căn ở, hình thức thẩm mỹ nhà ở được cải tiến thêm một bước do có điều kiện sử dụng gạch men sứ, những tấm hoa gốm trang trí là những loại vật liệu xây dựng tốt. - Tiết kiệm đất xây dựng và dễ thi công cơ giới do cách hợp nhóm nhà ở. - Còn những công việc chưa được chý ý công nghiệp hóa hoàn toàn như việc xây dựng vách ngăn còn dùng gạch chỉ (đang có xu hướng thay bằng các tấm bê tông mỏng). - Số tầng cao quá đều nhau nên chưa tạo được những điểm chốt đột phá theo chiều cao làm cho không gian sinh động.

Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

Công suất của các nhà máy Bê tông đúc sẵn cho thấy khối lượng xây dựng sẽ có thể tăng lên trông thấy = nhà máy Bê tông Xuân Mai (do Liên Xô viện trợ) có công suất 10 vạn m2 ở một năm, nhà máy Bê tông Đạo Tú (do Cộng hòa dân chủ Đức viện trợ) có công suất 5 vạn m2 ở một năm và nhà máy Bê tông Chèm (khuôn mẫu của Hung ga ri) có công suất 3 vạn m2 ở một năm. Do hai nhà máy trên mới chạy thử và sản xuất một số mẫu thì điểm nên việc sản xuất những tấm đúc cho khu nhà ở Bắc Thanh Xuân do nhà máy Bê tông Chèm đảm nhiệm. Vấn đề đặt ra với những người thiết kế các kiểu nhà ở ở tiểu khu Bắc Thanh Xuân (kiến trúc sư: Ngô Quang Sơn) là phải sáng tạo những mẫu mới phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam vì nếu theo những mấu do nhà máy sản xuất sẵn thì diện tích căn ở sẽ quá cao chưa phù hợp với tiêu chuẩn nước ta hiện nay là 6m2/ người. Và những nhóm nhà ở nhiều tầng lắp ghép (5 tầng) của tiểu khu Bắc Thanh Xuân đã bắt đầu được đưa vào sử dụng năm 1983, 1984 đã có những điểm mới về tổ chức mặt bằng cũng như hình thức kiến trúc. Việc xây dựng nhà ở lắp ghép trước hết đã phát huy ưu thế của nó về mặt tốc độ và khối lượng (riêng năm 1983, Bắc Thanh Xuân đã đưa vào sử dụng 12 nghìn m2 nhà ở, hiện nay tốc đọ lắp ghép đã đạt đến 15 ngày một đơn nguyên và mỗi ca lắp ghép được 35 cấu kiện nặng 6 tấn so với thời kỳ đầu chỉ lắp được 10 cấu kiện/ ca).


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

Hanoi Architectural University 2019

94

Ảnh 41: Nhà tập thể


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

95


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Quy hoạch các tiểu khu nhà ở Hà Nội giai đoạn 1965- 1985 Thời kỳ nửa sau của những năm 1960 do chiến tranh lan rộng nên hoạt động xây dựng các tiểu khu nhà ở không triển khai được và phải đến đầu những năm 70, việc xây dựng theo tiểu khu mới được mở rộng. Trong thời kỳ 15 năm gần đây, một số các tiểu khu nhà ở đã được hình thành, đánh dấu một kiểu xây dựng mới. Tuy vậy, hoạt động xây dựng kéo dài (do thiếu vật liệu, thiếu vốn) và quan niệm về tiểu khu nhà ở chưa được kiện toàn cho nên dẫn đến một số ảnh hưởng chưa tốt trong việc phát huy tác dụng của loại cơ cấu nhà ở mới này. Trước sau, các tiểu khu nhà ở nhiều tầng Khương Thượng (4 tầng), Giảng Võ, Trung tự, Thành Công, Vĩnh Hồ, Quỳnh Lôi, Bách Khoa, Bắc Thanh Xuân (5 tầng) và các tiểu khu nhà ở ít tầng Trương Định, Yên Lãng, Mai Động (2 tầng) đã được thiết kế và xây dựng. Ngoài những tiểu khu trên, còn có hàng chục điểm dân cư nhỏ khác được tiến hành xây dựng, việc cấp đất vụn vặt, nhỏ giọt đã làm khó khan cho công tác quy hoạch, thiết kế và xây dựng rất nhiều (có thời điểm đồng thời cho xây dựng tới 50 điểm dân cư một lúc). Cũng có những tiểu khu quá lớn, ví dụ như tiểu khu Kim Liên có diện tích tới 40ha, với 5 khu vực A, B, C, D, E không gắn bó với nhau quá nhiều kiểu nhà khác nhau, đường xe tải lại dùng các tuyến đường của tiểu khu nên làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt bình thường của tiểu khu. Sau đây chúng tôi đi sâu vào phân tích ba tiểu khu nhà ở nhiều tầng được coi là thành công hơn cả trong nhiều tiểu khu được xây dựng ở Hà Nội: tiểu khu nhà ở Trung Tự, tiểu khu nhà ở Giảng Võ và tiểu khu nhà ở Bắc Thanh Xuân. 96

Tiểu khu nhà ở Trung Tự (nằm ở phía Tây khu Kim Liên, phía Nam thành phố được xây dựng bắt đầu từ năm 1971), có diện tích 15ha, tiểu khu nhà ở Giảng Võ (vị trí ở sát phía Nam tuyến đường Hà NộiCầu Giấy bắt đầu xây dựng năm 197), có diện tích 18ha, và tiểu khu nhà ở Bắc Thanh Xuân (nằm trên đường Hà NộiHà Đông, bắt đầu khời công năm 1983), có diện tích 22ha, là những tiểu khu đáng chú ý hơn các tiểu khu khác về bố cục không gian, phân nhóm nhà ở, kiểu nhà ở cũng như bố trí tương đối hợp lý các công trình dịch vụ, công cộng trong tiểu khu và nhóm nhà ở. Ở tiểu khu Trung Tự, các nhóm nhà được quy hoạch theo kiểu vây quanh một trường học cấp I, II ở trung tâm tiểu khu. Ba nhóm nhà có cách tổ chức lấy nhà trẻ, mẫu giáo làm hạt nhân, nhóm thứ tư nhà ở của Ngoại giao đoàn nên không bố trí nhà trẻ, mẫu giáo mà không giant rung tâm của nhóm nhà là một sân hình chữ nhật. Trong ba kiểu nhà của tiểu khu Trung Tự, ngoài mẫu nhà lắp ghép TL.71 (gồm các loại đơn nguyên 24m2 và 28m2 đã phân tích ở trên) và mẫu nhà gạch G.75, ta thấy có thêm mẫu nhà tấm lớn 5 tầng TL.79 có số phòng nhiểu hơn và diện tích lớn hơn mẫu nhà TL.71, với số phòng là hai phòng diện tích trung bình, 1 phòng nhỏ nên sử dụng phân phối có dễ dàng hơn. Phía Nam tiểu khu Trung Tự là đường Trung Tự- Kim Liên, hiện nay thành phố vẫn lấy làm đường xe ô tô, cả cho xe tải nên những dãy nhà hướng ra đường này đều bị bụi và ồn.


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 42: Vị trí nhà tập thể , Hà Nội

Ảnh 43: Khu nhà ở Quỳnh Lôi, Hà Nội 97


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Tiểu khu nhà ở Giảng Võ: Có cùng quan điểm quy hoạch như tiểu khu Trung Tự, cũng có cách bố cục toàn tiểu khu lấy trường học cấp I, II và trường học cấp III làm trung tâm, ở đây còn có một hồ lớn làm trung tâm. Đến lượt minh, các nhóm nhà lại bao quanh lấy các trường mẫu giáo, coi chúng như những hạt nhân. Ba nhóm nhà B, C, D của tiểu khu, sau khi xây dựng hoàn chỉnh sẽ có 3 trường mẫu giáo 10 nhóm, còn nhóm nhà A được sử dụng làm khách sạn nội địa nên ở đây được xây dựng thêm một nhà ăn. Về kiểu nhà ở tiểu khu này, ngoài loại nhà TL.71 được xây đại trà, ngoài mấy nhà gạch có sẵn, còn có loại nhà tấm lớn TL.73, bên dưới có cửa hàng nhưng hiện nay không sử dụng hết không gian nên hiệu năng sử dụng không cao. Tuy không phải tất cả các công trình dịch vụ ở đây đã được xây dựng đồng bộ, thời gian đưa vào sử dụng kéo dài nhưng bán kính phục vụ của các công trình phục vụ tương đối phù hợp. Bán kính phục vụ của trường học là 500 mét, của các dịch vụ mua bán là 500 mét và của nhà trẻ mẫu giáo là 150 mét. Gần đây, những nhóm nhà ở đầu tiên của tiểu khu Bắc Thanh Xuân- đã được đưa vào sử dụng. Đặc điểm của những nhóm nhà ở này- thể hiện sự cố gắng tìm tòi của những người thiết kế là: - Trên diện tích đất đã cho xây dựng được một quần thể ở có tổ chức không gian tương đối sinh động, tiết kiệm được đất xây dựng. - Bảo đảm với 3 loại đơn nguyên có tương đối nhiều loại căn hộ khác nhau (16m2, 22m2, 30m2, 35m2 và 41m2….) dể dễ phân phối- Nhà ở có trang, thiết bị vệ sinh tốt và dùng những vật liệu trang trí thông dụng như gạch hoa gốm, v.v…

98

Tuy vậy, có loại nhà ở ở đây tổ chức lưu tuyến chưa tốt, muốn vào nhà này có trường hợp phải lên cầu thang từ nhà khác, qua một hành lang rồi mới đến căn hộ ở. Ngoài ra các tiểu khu nói trên, nếu xét đến các tiểu khu hoặc các đường phố nhiều tầng mới xây dựng khác trong thời kỳ 1965- 1985, ta thấy chúng còn có những điểm cần rút kinh nghiệm sau: - Tồn tại quá nhiều mẫu nhà ở, có quá nhiều phong cách kiến trúc trong một nhóm hay một tiểu khu nhà ở (trường hợp tiểu khu Bách Khoa và trường hợp khu vực mới xây thêm của tiểu khu Khương Thượng.) - Quy hoạch vị trí sai, xa trung tâm đô thị, cuối cùng rất tốn kém trong việc xây dựng đường xá, nhà cửa mà không hình thành điểm dân cư với đúng nghĩa của nó, nhân dân không muốn đến ở (như trường hợp đường phố Xuân Hòa xây dựng trong những năm 1969- 1972, xa Hà Nội tới 45 km). - Chưa chuẩn bị trước quỹ đất xây dựng, công tác san nền và xử lý móng tốn kém (như tiểu khu Thành Công nền đất phải tôn cao lên 2,8 mét hay hơn nữa, nền mới đắp sẽ lâu ổn định để có thể xây dựng). Do đó, các tiểu khu và các điểm dân cư của Hà Nội nên căn cứ trên điều kiện cự thể mà xây dựng theo kiểu tuyến, diện hoặc điểm, không nên máy móc dùng một hình thức và công tác thiết kế chỉ giao cho một cơ quan thiết kế hoặc một kiến trúc sư chủ trì để bảo đảm phong cách thống nhất, tình trật tự của môi trường sống.


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 44: Nhà ở UNDP, Hà Nội, KTS Nguyễn Khôi Nguyên Ảnh 45: Khu nhà ở ngoại giao đoàn đợt 2, KTS Nguyễn Khôi Nguyên

99


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 46: Một số mẫu tiểu khu nhà ở tập thể

100


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 47: Một số mẫu tiểu khu nhà ở tập thể

101


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 48: Toàn cảnh mặt bằng tổng thể khu Thanh Xuân Bắc, Hà nội, bản thiết kế của Viện Nhà ở- 1980

102


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

103

Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 49: Toàn cảnh mặt bằng tổng thể khu Giảng Võ, Hà nội, 1980


KTHN 60-85

Kiến trúc công trình công cộng Hà Nội

Bối cảnh lịch sử

Kiến trúc nhà công cộng Hà Nội thời kỳ 1955- 1965 Thời kỳ 1955- 1965, trong lãnh vực kiến trúc Nhà công cộng nét đặc trưng nhất là sự ra đời những công trình hành chính, trụ sở cơ quan và những công trình trường học lớn để đáp ứng những yêu cầu xã hội khá bức thiết lúc đó. Các công trình hành chính, trụ sở cơ quan thời kỳ này được xây dựng khá nhiều: Trụ sở Xây dựng và một số Viện thiết kế ở Vân Hồ (cạnh nhà triển lãm Vân Hồ), trụ sở khu Liên cơ (nơi làm việc của một số cơ quan thuộc thành phố, ở khu Vân Hồ), trụ sở Tổng cục Lâm nghiệp, trụ sở Tổng cục Thống kê, trụ sở Bộ Cộng nghiệp, v.v … Trụ sở Bộ Xây dựng và một số Viện Thiết kế ở Trung ương ở Vân Hồ (kiến trúc sư: Nguyễn Ngọc Chân) là một nhóm gồm hai nhà hình chữ U đặt gần nhau là một công trình vào loại khang tranh lúc đó. Theo kiến trúc sư tác giả, lúc bấy giờ ta chưa có kinh nghiệm làm nhà hành chính và chưa có tiêu chuẩn về loại nhà này nên kích thước chủ yếu xem ở những công trình Pháp đã làm ở Hà Nội. Đặt điểm của công trình cao 4 tầng này là kích thước khá rộng rãi (hành lang, cầu thang), cửa sổ đi lớn và bền chắc, hình thức bên ngoài chú ý nhấn mạnh tầng dưới (do dùng tường gạch chịu lực lớn hơn và sàn panen). Sau này, giữa hai công trình làm việc này được liên kết lại bằng một khối nhà cao bảy tầng đặt những phòng làm việc chính của Bộ Xây dựng (kiến trúc sư: Hoàng Nghĩa Sang). Công trình này vuông vắn, bề thế, có chiều cao khá đột xuất, lối ra vào dùng kính lớn và lỗ hoa bê tông lớn, sảnh vào và cầu thang vật liệu tốt, phù hợp với không khí của một nhà hành chính. Nhìn chung, những công trình trụ sở cơ quan thời kỳ này dùng tường gạch chịu lực, mái bằng, cửa kính chớp hai lớp. Một trong những công trình trụ sở được một số giới phê bình kiến trúc chú ý là tòa nhà trụ sở Tổng cục Thống kê ở đường Hoàng Diệu (kiến trúc sư: Đoàn Văn Minh) ở góc đường Hoàng Diệu cắt đường Nguyễn Cảnh Chân. Tuy sử dụng mái bằng và không có một sự cách tân nào đáng kể vì giai đoạn 1955- 1965 được coi như một thời kỳ chuẩn bị và rút kinh nghiệm, công trình này có sắc thái gây ấn tượng nhất định do mặt bằng uốn lượn hình vòng cung lõm cũng như có vần luật đều đặn hình thành bởi những dãy cửa sổ kiểu ban công lặp lại đều đặn trên mặt đứng.

Thế hệ kiến trúc sư đầu tiên của Việt Nam Kiến trúc nhà ở Hà Nội Kiến trúc công trình công cộng Hà Nội 1955- 1965 1965- 1985 Kiến trúc nhà công nghiệp Hà Nội

Hanoi Architectural University 2019

Mạng lưới giao thông, đường xá Hà Nội

104


Tuy vậy công trình này có lối vào tổ chức chưa đẹp, đó là một bộ phận trông như một sảnh phụ, gồm những cột tròn trên có mái, không có vẻ gắn bó với toàn bộ ngôi nhà.

Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

Do công trình này làm bằng kết cấu gạch, tầng dưới có tường dày hơn tầng trên và giữa hai phần này có gở chỉ hình thành một giải băng ngang đã gây được một cảm giác ổn định, vững vàng và gây được hiệu quả tương phản.

Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 50: Mặt bằng tòa nhà trụ sở Tổng cục Thống kê

Ảnh 51: Tổng cục Thống kê ( bộ kế hoạch đầu tư), 1960, KTS Đoàn Văn Minh 105


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Một số công trình nhà làm việc khác xây dựng cùng thời với hai công trình trên đều có phong cách gần giống như nhau do đều dùng một phương pháp xây dựng (tường gạch, sàn panen) và đều có bố cục đối xứng. Đó là trụ sở Bộ Lâm nghiệp, trụ sở Ủy ban Khoa học xã hội, v.v… Mặt bằng, mặt đứng đều đơn điệu, gờ cửa sổ, lỗ thông gió có thể thấy ở đâu cũng như ở đâu, rồi cả khá nhiều những chi tiết kiến trúc tỉa tót và gờ ngang, sọc đứng… đánh dấu một chủ nghĩa kinh nghiệm sơ lược kết hợp với một phong cách nhiệt đới máy móc. Những công trình này không có cá tính, do lúc đó có khi nhiều người cùng làm, và rất nhiều người khác góp ý sửa đổi. Về số lượng xây dựng, kiến trúc những trường học lớn thời kỳ này không thua số lượng các công trình thuộc loại khác bao nhiêu. Còn về khối tích nhiều công trình có vẻ đồ sộ, có đủ nhà học, kí túc xá, nhiều nhà có hình khối lớn. Những trường học thời kỳ này phải xây dựng nhanh để đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ lúc đó đang cần cho Hà Nội và mọi miền của đất nước, cho nên một số trường đã được đưa vào sử dụng sớm từ đầu những năm 1960 như trường Nguyễn Ái Quốc (kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Chân) và ký túc xá của trường (kiến trúc sư: Trần Hữu Tiềm), trường Đại học Thương nghiệp (kiến trúc sư: Tạ Mỹ Duật), trường Đại học Nông Lâm, trường Đại học Thủy Lợi (chủ trì: kiến trúc sư Đoàn Văn Minh).

106

Trường Nguyễn Ái Quốc do có hội trường trang trọng, tỷ lệ giữa sảnh vào và hai cánh nhà hai bên thích hợp, cột ở sảnh vào có tỷ lệ vừa phải nên ít nhiều tạo được vẻ khang trang, nghiêm túc cần thiết đối với một trường học chính trị. Tất cả những trường học lớn thời kỳ này, như trường Đại học Thủy Lợi, trường Đại học Nông Lâm và trường Đại học Kinh tế kế hoạch sau này, đều thiết kế đối xứng và mặc dầu có đồ sộ, chúng đều toát lên quan niệm đơn giản về công năng phức tạp của các trường Đại học của những kiến trúc sư thiết kế lúc đó. Tuy to lớn nhưng kềnh càng, những trường này có bố cục là một khối nhà lớn ở giữa với hai khối nhà học hai bên hoặc một hội trường lớn ở giữa với hai nhà học hai bên, ngôn ngữ kiến trúc chủ yếu là khối chính ở giữa nhô ra để tăng vẻ bề thế hoặc lùi vào để nhấn mạnh trục đối xứng, ngoài ra còn dùng nhiều gờ phân vị ngang (do kết cấu gạch chịu lực một hai tầng dưới phải xây lớn hơn các tầng trên) và sê nô (máng thoát nước mưa) chạy ngang trên tường giáp mái đổ bóng xuống mặt đứng nhà. Trường Đại học có các thành phần chức năng đáp ứng tương đối đầy đủ nhất yêu cầu về mặt hiện đại trong việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học thời kỳ 1955- 1965 là trường Đại học Bách khoa (khởi công năm 1961, hoàn thành khoảng 1965, do Liên Xô thiết kế và viện trợ). Trường có kiểu bố cục bán hợp khối, không đối xứng, phân bố các mặt bằng theo công năng, bao gồm năm nhà học chính (nhà C2 dành cho ban giám hiệu và các khoa cơ bản, khoa điện, các nhà C3, C4, C5, C9 dành cho các khoa xây dựng, hóa, cơ và để đặt các giảng đường, còn nhà C1 là một hội trường lớn kết hợp với thư viện). Ngoài ra, các xưởng thí nghiệm cơ, thủy lực được đặt tách thành một khu vực riêng.


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

Ảnh 52: Trường đảng Nguyễn Ái Quốc

Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 53: Trường đại học Thủy Lợi

Ảnh 54: Trường đại học Bách Khoa 107


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Hình thức kiến trúc ở đây nhẹ nhàng, do dùng khung bê tông và kính lớn, một số bộ phận như lối vào nhà chính phía sân và các cầu thang dùng một số lượng vừa phải gạch hoa bê tông đã tạo cho nhà một sắc thái kiến trúc nhiệt đới. Các trường Đại học nói trên, trong hàng chục năm nay, đã đào tạo ra hàng chục ngàn cán bộ kỹ thuật có trình độ cao trong các ngành khoa học kỹ thuật cho đất nước. Trong lĩnh vực kiến trúc các công trình y tế của thủ đô thời kỳ này, ngoài việc các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ thiết kế để nâng cao chất lượng điều trị các bệnh viện còn lại từ thời Pháp, chúng ta cũng xây dựng một vài bệnh viện như bệnh viện Mắt nhưng không mấy thành công, vì bệnh viện là một loại hình kiến trúc phức tạp mà những người thiết kế bấy giờ chưa được chuyên môn hóa. Những hội trường lớn lúc bấy giờ cũng là một loại hình kiến trúc được chú ý. Hội trường Ba Đình (kiến trúc sư: Trần Hữu Tiềm) đã được xây dựng ở một vị trí khá quan trọng là khu vực quảng trường Ba Đình hiện nay. Quy mô công trình so với lúc đó là lớn: công trình gồm một phòng họp kiêm phòng khán giả lớn 1000 chỗ với nhiều phòng họp tiểu ban để dành cho các cuộc hội nghị quan trọng. Công trình Hội trường Ba Đình có đầy đủ điều kiện có thể trở thành một tác phẩm kiến trúc đẹp hơn nữa do tầm quan trọng của nó cũng như do việc được phép sử dụng những vật liệu xây dựng tốt và quý, nhưng những kết quả về mặt kiến trúc còn hạn chế, Thẩm mỹ kiến trúc ở đây có những vấn đề nghiên cứu chưa được kỹ lưỡng:

108

- Hình khối chung còn sơ lược, mặt bằng và hình khối vẫn hoàn toàn đối xứng. - Mặt đứng phía trước sử dụng vật liệu quý, nhưng tường hoa bằng gạch men sứ da lươn cổ truyền có hình thức hơi đơn điệu, màu sắc đá ốp cột chưa được đậm đà, cột chưa đủ độ lớn và tỷ lệ diện cột so với chiều cao cột quá bé làm cho cột quá mảnh. - Mặt đứng và mặt bên phong cách kiến trúc chưa thống nhất: chi tiết và màu sắc giữa các mặt đứng không có một ngôn ngữ chung. - Nội thất công trình và sử dụng bên trong tương đối đặt yêu cầu sau một số lần sửa chữa và trang trí lại. Trong những công trình công cộng có ý nghĩa lớn trong hơn mười năm đầu của Hà Nội giải phòng, có một công trình hết sức quan trọng về mặt chính trị và có trình độ nghệ thuật kiến trúc khá thành công: đó là Lễ đài Ba Đình. Nằm trên điểm quan trọng nhất của Quảng trường Ba Đình, nơi gặp nhau của đường Điện Biên Phủ cắt chéo Đại lộ Hùng Vương, Lễ đài Ba Đình- theo ý tưởng của nhân dân ta- phải thể hiện được ít nhiều quốc hồn, quốc túy, xứng đáng với nơi Bác Hồ đã đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, xứng đáng với nơi Bác và các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta hàng năm dự lễ duyệt binh và duyệt các đội ngũ nhân dân lao động. Nói chung, hai Lễ đài Ba Đình (một Lễ đài tạm xây dựng gấp trong năm 1955 để kịp ngày Bác Hồ và Chính phủ ta ra mắt nhân dân Thủ đô và một lễ đài kiên cố xây dựng trong thời gian sau đó, được tiếp tục sử dụng cho đến sau ngày Bác mất và sau được thay bằng tòa Lăng của Người) đều thành công về mặt kiến trúc và đảm đương được sứ mệnh lịch sử của minh.


109

Hanoi Architectural University 2019

Công trình này về sau đã không được xây dựng vì giá thành quá lớn (tiên lượng dự toán tới 50 triệu đồng Ngân hàng lúc đó trong khi dự chi chỉ bằng một nửa số đó), một nguyên nhân khác nữa tác động đến việc không xây dựng là do quy hoạch của thành phố bấy giờ chưa ổn định, vị trí đặt công trình chưa rõ ràng. Việc nhà nước ta quyết định không xây công trình này lúc đó là rất đúng đắn, ngoài lý do có vấn đề kinh nghiệm thiết kế công trình lớn chưa có, các phương án góp ý còn có những nhược điểm này khác, ( ngay các nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có rất nhiều kinh nghiệm trong thiết kế và thi công, bộ mặt kiến trúc đô thị thay đổi rất nhanh, việc xây dựng các Cung cộng hòa, cung đai hội cũng được xây dựng khá muộn). Phương án Nhà quốc hội được chú ý xem xét nhất lúc đó là một phương án kiến có quy mô lớn, giữa bốn khối nhà hướng ra ốn mặt là hai sân trong, phần hội trường đặt giữa hai sân trong đó tạo thành phần lõi chủ yếu của công trình, công trình có tháp ở phần lối vào sảnh hội trường và bốn góc công trình. Từ mặt đứng đến các tháp, phong cách đều cổ điển, có thể các tác giả muốn khai thác một cái gì đó về truyề nthoosng nhưng thực tế những bộ phận kiến trúc đó ít thấy trong thực tế, cho nên các thành phần kiến trúc ở đây có vẻ như có một màu sắc chủ nghĩa triết chung. Đó là chưa kể một vài phương án khác chịu ảnh hưởng của ‘’ một nền minh phương đông’’ nào đó, sao chép, thu nhỏ một công trình đã xây dựng rồi,… Nhìn chung mảng nhà Công cộng- cũng như một số loại nhà khác - trong thời kỳ đã có một số công trình được coi như là đối tượng thử nghiệm đề sau này các tác phẩm kiến trúc có phong cách mới mẻ và hiện đại hơn.

Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

Lễ đài Ba Đình xây dựng để sử dụng tạm thời năm 1955 được làm bằng vật liệu gỗ là chủ yếu. Khối khán đài giữa có hình khối lớn đặt trên ba cổng vòm, khán đài có mái che, trên phần mái che là một khối kiến trúc lớn nhưng không nặng nề, ở giữa để bức chân dung lớn Hồ Chủ tịch hai bên có hai dòng chữ đơn giản 1945- 1955; trên cùng là phần mái dốc (hai bên có hai mái dốc thấp hơn và nhỏ hơn), mái được đưa ra ngoài mái truyền thống. Do độ dốc mái không lớn lắm, hình thức kiến trúc khối khán đài chính trở nên nhẹ nhàng. Ở hai bên khán đài chính là hai khán đài phụ dành cho quan khách, thiết kế kiểu nền dốc bậc cao dần lên. Ở đây có một thành phần kiến trúc chưa xử lý được hay: bức vách sau hai khán đài phụ quá cao, cả về mặt chức năng sử dụng đều không cần thiết cũng như về mặt tâm lý (có một bức tường rất cao án ngữ đằng sau) đều bất lợi. Lễ đài xây dựng bằng gạch thay thế cho Lễ đài tạm thời trên có kích thước vừa phải, dưới khán đài cũng có ba vòm cuốn, tầng trên có một hàng cột đổ bóng xuống mặt tường phía sau, phần trên cùng là mái bằng và ở phần diềm mái này có những gò chỉ đưa ra xây rất công phu. Kích thước hình học ở đây có tính chất lập thể hơn (chủ yếu khối hình thành bởi các diện chữ nhật), màu sắc tươi sáng và bóng đổ cũng góp phần nhấn mạnh được các khối và diện cần đột xuất… tất cả làm cho lễ đài có một tích chất vừa trang trọng lại vừa gần gũi. Trong thời kỳ đầu những năm 1960, có một sự kiện kiến trúc trong lãnh vực nhà công cộng lớn đã thu hút sức chú ý của nhiều người: đó là sự kiện thiết kế đồ án Nhà Quốc hội (dự kiến đặt tại khu vực Quần Ngựa, gần Hồ Tây).


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 55: Lễ đài Ba Đình

Ảnh 56: Quy hoạch nhà Quốc hội , khu Quần ngựa, 1960, KTS Ngô Huy Quỳnh 110


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 57: Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

111


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Sự phát triển các loại hình kiến trúc nhà công cộng ở Hà Nội thời kỳ 19651985 Hai thập kỷ gần đây nhất, các loại hình kiến trúc nhà công cộng ở Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ và về các mặt quy mô, chức năng, kết cấu và các vật liệu xây dựng, nghệ thuật kiến trúc đều có những thành tựu đáng kể cũng như có những bài học kinh nghiệm- Kiến trúc nhà công cộng hà nội thời kỳ 19651985 có nội dung rất phong phú và bao gồm các mảng sau đây: - Kiến trúc các loại nhà Văn hóa và thể dục thể thao. - Kiến trúc các công trình du lịch ( khách sạn) và y tế ( bệnh viện) - Kiến trúc các loại trường Đại học, cơ quan nghiên cứu. - Kiến trúc các công trình trụ sở cơ quan. Kiến trúc các loại nhà văn hóa và các công trình thể dục thể thao. Đối với loại hình nhà cà công trình với số lượng có thể nói là không nhiều, tuy vậy mô hình nói chung khá lớn, ví dụ trong những năm 1970 đưa vào sử dụng nhà văn hóa thiếu nhi hà nội và những năm 1980 sẽ đưa vào sử dụng Cung văn hóa lao động Thủ đô, bên cạnh đó sẽ xây dựng them Nhà truyền thống lao động thủ đô vào thời điểm tới. Các công trình thể dục thể thao, chúng ta thấy loại hình bề bơi chiếm địa vị chủ yếu trong hoạt động xây dựng, ví dụ như bể bơi Câu lạc bộ Quốc tế phố tăng bạt hổ, bể bơi quận đống đa, bể bơi thiếu nhi phố tang bạt hổ và bể bơi trường thể dục thể thao Từ Sơn. Loại công trình thể dục thể thao có mái chưa phổ biến và còn ít chú ý đầu tư.

112

Nhà Văn hóa Thiếu nhi Hà Nội – Nhà văn hóa thiếu nhi Hà nội được khởi công ngày 10-1-1974 và hoàn thành vào ngày 19-2-1977 ( kiến trúc sư: Lê Văn Lân ) là một trong những công trình kiến trúc cho thiếu nhi vào loại lớn hiện nay, nó được thay thế cho ngôi nhà gọi là Ấu trĩ viện có quy mô nhỏ bé do Pháp xây dựng trước đây. Công trình được đặt trên một khu đát có kích thước vừa phải, hướng ra đường Lý Thái Tổ, ở đây có lối vào chính, và một mặt hướng ra đường Trần Nguyên Hãn. Công trình có tổng diện tích sử dụng là 7000m2, bao gồm một tòa nhà 6 tầng và một hội trường 520 chỗ. Ở đây mỗi ngày có thể đón tiếp 5000 em thiếu nhi đến vui chơi, giải trí, tiến hành các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ, học tập phát triển năng khiếu và hướng nghiệp trong 95 phòng với 5 khoa 265 lớp. Tầng một của khối nhà chính có lỗi vào, có các xưởng, có cầu thang ngoài trời chính dẫn đến tầng 2 , nơi đây đặt các phòng tập thể dục, thể thao. Ở tầng 3 đặt các phòng vẽ tranh và điêu khắc, tầng 4 có các phòng âm nhạc ,…. Tầng 6 là một sân thượng có mái để vui chơi, sinh hoạt nghe kể chuyện và có phòng quan sát thiên văn. Nhà hội trường tương đương với hai tầng nhà, sân khấu 200m2, nền phòng khan giả tổ chức theo kiểu dốc bậc. Ưu khuyết điểm của kiến trúc nhà văn hóa thiếu nhi là: - Hình thức kiến trúc nói chung mới mẻ, hiện đại, tổ chức lối vào sảnh vào hợp lý, sử dụng một phần hai tầng nhà dưới làm không gian trống, đặt nhà trên cột gây ấn tượng nhẹ nhàng. - Hội trường có độ nhìn rõ , nghe rõ, có thiết kế đầy đủ tấm che chắn nắng phía tây.


113

Hanoi Architectural University 2019

Cung Văn hóa Lao động Thủ đô , được xây dựng trên khu đất thời Pháp thuộc đã đặt khu Dầu Xảo cũ ( bị bom Mỹ phá hoại trong chiến tranh thế giới thứ hai ) và những năm đầu sau khi miền Bắc Hải phòng năm 1954 đã đạt nhà hát Nhân dân ngoài trời của Hà Nội. Được đặt trên một khu đất vuông vắn và rộng rãi ( 170 x 198 m ) , công trình này tiếp giáp với bốn đường phố quen biết ở gần khu vực ga Hàng Cổ Hà Nội là Trần Hưng Đạo , Trần Bình Trọng , Trần Quốc Toản , Yết Kiêu và CỐ lội vào chính đặt ở đại lộ Trần Hưng Đạo ( về phim Bác công trình ) .

Cung Văn hóa Lao động Thủ đô - được xây dựng với sự giúp đỡ của Liên ( kiến trúc sư china : G.I.xacdvich ) - bao gồm các thành phần chính sau đây khối nhà lớn , có hai phòng khán giả lớn và nhỏ , cậc phòng sinh hoạt nhóm , thư viện và một khối nhà nhỏ hơn ( đặt song song với khối nhà lớn và nối liền bằng một nhà cầu dài ) bên trong có đặt các phòng câu lạc bộ kỹ thuật Khối nhà lớn , cao tượng đương với bốn tầng nhà , c mặt bằng rộng lớn đặt trên một mạng lướỊ kích thước 6 X 6 mét , có các thành phần chính là sảnh lớn . phòng khán già lớn 1200 chỗ có nên dốc bậc và tăng ban công kích thước tầng dưới 24 x 24 mét ) với sân khấu 24 x 24 mét , phòng khán giả nhỏ 300 chỗ kích thước 12 x 24 mét kê cả sân kh30 ) THÙn sàn và sảnh chính có diện tích khá lớn ( 2015 m và 432 m , sản thường tổ chức thông hai tàng một dể lao thành những không gian lớn . Ở canh Bắc cửa phòng khán giả lớn bố trí một loạt phông chạy dài bao gồm các phòng hà chính , các phòng sinh hoạt nhóm và các phòng đọc , thư viện từ Cang một cho đến tầng bốn . Tầng hầm để các thiết bị kỹ thuật. Khối nhà thứ hai được và chức theo kiểu hành lang bên với các phòng câu lạc bộ thuật tự điều khiển tự động tiêu chuẩn hóa và đo lường tuyên truyền , y tế, vệ sinh , nữ công , hóa , điện , điện tử , thiên văn , vô tuyến , kỹ thuật xây dựng , nhiếp ảnh v v. Kết cấu của công tranh dang kết cấu chịu lực thép và bê - tông dàn mới thép ốp vật liệu bằng đá quý và kim loại , dùng nhiều vật liệu và hình thức trang sang trọng.

Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

- Ở một số bộ phận kiến trúc , các hình thực hiện chi tiết hơi nhiều, rườm rà. Việc thực hiện kết hợp với điêu khắc và tranh tường ở đây do khó khăn do khách quan cũng chưa thực hiện được. - Tổng mặt bằng và phân chia các khu vực công năng hợp, sân trước nhà lớn để các em có thể tu họp , vui chơi tuy vậy nếu bớt diện tích sử dụng phần betong và thêm cây hoa thì không khí sẽ dịu mát hơn. Trong khi xây dựng thiết bị nội thi và trang cần thiết cho việc sử dụng cho công trình ( thang máy, thiết bị đồ điện cũng như đồ chơi vv ) là do đoàn Thanh niên Cộng hòa xã hội chủ nan Tiệp Khắc giúp đỡ. Nhìn chung , đây là một công trình tương đối lớn do các nhà kiến trúc và có y thi công bố chất lượng tương đối ngoài trừ một số nhược điều đã nói ở trên . Nhà Văn hóa Thiếu nhi Hà Nội hiện tại đang đóng Vui trò quan trọng nhất định trong việc phát triển năng lực trí , thề , mỹ cho các em thiếu nhi Hà Nội .


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Cốt cao nhất của mái nhà phòng khán giả là 14 , 5 mét , sốt cao của khối nhà phòng sân khấu la 25,5 mét . Tổng mặt bằng của quần thể Cung Văn hóa Lao động Thủ đô được tổ hợp bởi tòa nhà Cung Văn hóa nói trên , quảng trường trước lối vào chinh , tượng đài bên trái quảng trường, bể nước bên phải quảng trường, khu vực vui chơi ngoài trời cho người lớn ở phía sau. Nhìn chung, khu vực Cung Văn hóa Lao động Thủ đô và công trình Cung Văn hóa có những điểm đáng chú ý sau đây. Công trình có quy mô hoành tráng , kích thước đồ sộ , vật liệu trang trí là lộng lẫy , không gian sảnh vào , hành lang , các phòng đều rộng lớn. Tổng phân chia các khu vực chức năng hợp lý đến những thành phần kiến trúc khác như tượng đài ( cao 6 thét ) , bề nước hoặc khu vực xe đạp ( dải đất mảnh và dài phía đường Yết Kiêu ) đều có vị tri thích lệ phù hợp với chức năng sử dụng - Nội thất kiến trúc thiết kế chi tiết và công phu , trong khi một số thành phần Kiến trúc ở mặt dư ng như cột dặt khác , cột gốc uốn lượn , mái cong mềm có thề chưa gây ấn tượng mạnh bằng những hình thức hình học thuần túy hơn. Cung Văn hóa Lao động Thủ đô sẽ là một trong những công trình kiến trúc CÔ 8 Ki hội quan trọng trong việc nâng cao đời sống văn hỏa tinh thần cho các tầng lớp lao động , trước hết là cho công nhân và cán bộ thủ đô Hà Nội .

114

Phương án kiến trúc Nhà truyền thăng Lao động thi để Trong quần thề Cung Văn hóa Lao động Thủ đô , phía Đông Nam khu vực này sẽ được xây dựng Nhà Truyền thống Lao động Thủ đô ( theo đồ án của kiến trúc sư Lê Quang Hải ). Đây là một công trình mang tính chất trưng bày , lưu niệm nên phải có kích thước lớn , tạo được những ấn tượng khỏe chắc , trang trọng , có tổ chức lưu tuyển , giày chuyền chặt chẽ - Diện tích sử dụng khoảng 4000 m , diện tích xây dựng khoảng 1600 m . Kích thước chung của toàn khối nhà có hình dáng phức tạp này khoảng 45 x 45 mét , được tạo thành bởi một hệ khung cột tròn với các nhịp 6 và 9 mét là cơ bản Công trình cao 4 tầng , ở giữa có một không gian lớn thông suốt hình lục làng dè sau khi lên cầu thang chính đạt trong không gian này , người xem có thể đi vòng theo chiều kim đồng hồ qua các phòng truyền thống tự các tầng trên xuống dàn các tầng dưới . Tầng một , tầng hai dùng kính lớn vì ở đây đặt các khu hành chính , nghiệp vụ cao 3 , 3 mét và sảnh đón tiếp , phòng khách cao 4 , 8 mét . Tầng ba tầng bốn dung các mảng tường bê - tông lớn thẳng đứng hoặc vát chéo gây cảm giác động khá mảnh Hệ phù hợp với chức năng trưng bày ( ở tầng ba có chiều cao lớn 4 , 8 mét ) và chức năng thư viện , kho sách , các phòng tiều dề ( ở tăng bốn có chiều cao 3 , 3 mét ) Lưu tuyến của công trình được tổ chức như sau :


115

Hanoi Architectural University 2019

Bể bơi Câu lạc bộ quốc tế Hà Nội và bể bơi trường thể dục thể thao Từ Sơn. Hai bể bơi trên đều do Viện Thiết kế nhà ở và công trình công cộng Bộ Xây dựng thiết kế ( tác giả bể bơi Câu lạc bộ quốc tế- kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện , tác giả bà bơi Từ Sơn - kiến trúc sư Nguyễn Văn Dật ). Bể bơi Câu lạc bộ Quốc tế ( đường Hùng Vương ) là một thành phần của Công mặt bằng khu vực là 3 , 3 % trình Câu lạc bộ Quốc tế , riêng nó có kích thước tong 30,8 m ( chưa kể phần nhà thay quần áo và giải khát ) . - Không gian kiến trúc theo giấy chuyền sử dụng ở đây được tạo thành lần lượt bởi ba thành phần chuc năng : nhà đón tiếp , thay quần áo và giải khát - nhà dt tủi lại sau khi bơi - Đồ bơi . Nhìn chung , bố cục hài hòa , cân đối , nhưng nhà làm lại sau khi thoi có bể chứa nước cao đột xuất công với các phòng có cửa sổ tròn được tạo dáng hình học khác triển và bè bơi kích thước 15 x 33 , 3 mét lát gạch men trang bên trong và gạch lá dừa bên ngoài tạo cảm giác tinh khiết , phảng phiu có chất lượng thẩm mỹ cao hơn nhà đón tiếp và giải khát Tòa nhà đón tiếp và giải khát này có phần vải đưa ra vát chéo lên hoặc xuống tạo thành những mặt phâng nghiêng có ngôn ngữ kiến trúc không hống nhất với những đường thẳng và điện phẫng của nhà tâm lại sau khi bơi và bà hơi . Cửa kính ở đây lại chia thà tinh từng mảng quá nhỏ son đen gây cảm giác Vụn vặt . Việc nâng mặt thành bà lên khỏi cốt dat thiên nhiên 1,2 mét là hợp lý về mã tồ chức địa hình và đặt phòng kỹ thuật nước . Bà bơi này đáp ứng yêu cầu giải trí là chính nên khi bố trí hai cầu nhảy có độ cao 1 mét và 3 mét . Người thiết kế xử lý chỉ tiết kiến trúc nhẹ nhàng , giữ lại được một số cây cối có sẵn ( như cây

Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

- Lối vào chính đặt ở phía dường Trần Hưng Đạo , khách vào theo một cầu thang ngoài trời lớn ( chiều ngang 1 , 2 mét ) lên thẳng tầng lai và vào một tiền Sảnh lớn . - Từ tiền sảnh lớn này khách đi tiếp theo một cầu thang lên trong nhà chạy suốt sánh giữa thông tầng nhằm đuru dòng người lên tăng ba . -Lên đến hàng ba , khách tiếp xúc ngay với một không gian lớn là phòng mở Thu ở đây để đạt một bức tranh toàn cảnh lớn ( panorama ) hình công tròn giới thiệu hình ảnh dấu tranh của công nhân Hà Nội ngày 1 - 5 - 1938 - một ngày lịch sử của phong trào họ động Thủ đô . - Tiếp theo , những người xem sẽ đi vòng theo chiều kim đồng hồ qua phòng h bày tương ứng với giai đoạn phát triên của phong trào công nhân Hà nội và kết thúc một vòng lại gặp cầu thang là ngu nói trên đưa xuống tàng hai , nơi có các phòng trưng bày chuyên dê cũng được tiền khai dòng một vòng và kết thúc không gian triển lãm cũng lại là tiền sảnh. Sau đó khách sẽ theo cầu thang lớn ngoài trời ra ngoài. Nhìn chung, công trình có tổ chức lưu luyến chặt chẽ, có ngôn ngữ kiến trúc mạnh mẽ ( dùng những mái đao lớn bằng bêtong) chú ý đến việc dùng tranh tường bên ngoài , chú ý đến vật liệu sử dụng ốp cột ( đá hoa ), ốp tường và ốp lái ( sành màu vàng chanh và gạch lá nem tráng men đỏ). Ánh sáng tường bên và ánh sáng mái, ánh sáng nhân tạo v..vvv cũng đã được tác giả suy nghĩ tới. Tuy vậy, một số chất lượng của công trình có lẽ cũng dẽ còn phải được thực tế kiểm nghiệm them sau khi thi công xong.


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

ở sân trong nhà đón tiếp và ở góc bể ) thường lan can quanh khu vực bơi có các cạnh không tựa tay dược này không thích dùng. Đối với bà bơi Tứ Sơn , dù đáp ứng được những yêu cầu luyện tập , thi đua , các thành phần kiến trúc của công trình có phần phức tạp hơn . Cùng với bể bơi còn có các cầu nhảy với nhiều cao độ và kiến trúc nhà chuẩn bộ luyện Tâp , khu đất do khiến bạn dau dài là bơi có kích thước khoảng 78 x 26m , riêng bể bơi 30 x 25m . Cầu nhảy này có bốn bài nhảy ở các độ cao 3 mét . 5 mét , 7.5 và 10m tưạ trên một cột bê-tong lớn và các công xôn cùng với hệ thống cầu thang gia bậc răng cưa nồi cho là lượng khỏe khoắn , vươn lên nhưng vẫn cân đối , hài hòa Ba thành phần bể bơi, cầu nhảy, nhà chuẩn bị có vẻ như chưa tạo được một thế cân bằng bền lâu. Một số chi tiết của Công trình như cột đỡ mái, lan can có hình thức chưa đẹp.

116

Bể bơi Đống Đa , Bể bơi Công nhân Phố Tăng Bạt Hổ và bể bơi Thiếu nhi Tăng Bặt Hổ . Mục đích sử dụng của hai bể bơi này là năm đáp ứng cho sinh hoạt thì dục , thể Chào cho quảng đại quần chủng chủ yếu là thanh niên. Các bể bơi có thành phần Đơn giản , quy cách 5 x 50 m , có hai duy khán đài chạy dọc theo hai cạnh dài và hai thèm nghi dọc theo hai cạnh ngắn bao quanh . Dưới khán đài là không gian thay và áo , chủ tăm lại cho nam , nữ chia thành không gian riêng hai bên , vì đây bề dát không sâu sọ với cốt lát tự nhiên nên không gian dưới khán đài d chức năng nói trên khá tốt . Vì các thành phần chức năng sử dụng làm chức năng của hai bể bơi này ít hơn hai bể bơi Quốc tế và Từ Sơn đã giới thiệu ở trên , nên rất khó đột xuất cái đẹp hình thể hình học do bố cục kiến trúc phối hợp có tính tạo thành như hai trường hợp trên và ấn tượng tham 5 đây phải được tạo thà tan bi cái đẹp tự than . Do đó ta thấy ở bh bại Đống Đa và Tăng Bặt Hổ , tác giả chú ý xử lý lối vào bố trí tường rỗng “ gạch hoa tạo hành từng bằng đồng thời lấy ánh sáng cho các phòng thay quần áo , khách nghỉ dưới khán đài tổ chức cầu thang lên bể bơi và gần đèn trang trí , thiết kế Pec - gô - la ( dàn loa ) vv . và dùng những thành phần kiến trúc đó đề tô điểm cho công trình .


117

Hanoi Architectural University 2019

Mảng các công trình y tế , chữa bệnh đã ghi nhận những bước tiến mới bằng việc xây dựng và dần dần đưa vào sử dụng các công trình bệnh viện chuyên khoa và da khoa lớn , như bệnh viện Nhi Việt Nam - Thụy Điba , bệnh viện Phụ Sản Hữu nghị và bệnh viện Đa khoa Hai Bà Trưng. Trước hết , chúng ta lần lượt điêm qua kiến trúc các công trình khách sạn và nhà khách. Khách sạn Thắng Lợi - Công trình khách sạn Thắng Lợi ( khởi công 1974 , hoàn thành 1976 ) dặt ở bờ Bắe của Hồ Tây , là một công trình kiến trúc du lịch do Cu Ba giúp đỡ ta xây dựng ( kiến trúc sư : Antonio Quintana ) Khu đất xây dựng khách sạn khá đẹp : sát mặt hồ và nh m hơi thấp hơn quãng đề Yên Phụ - Nghi Tàm , phong cảnh trữ tình , dễ dặt nhà theo hưong gió Đông - Nam . Tổng mặt bằng khách sạn được tổ chức theo kiều hợp khối dàn trải , hay nối một cách chính xác hơn , dùng cách tổ hợp phân tán mới . Ba khối nhà chính là khối nhà công cộng phục vụ sinh hoạt có dạng hình vuông ( bao gồm khối sảnh , phục vụ , hành chính , ăn , kho , bếp , máy móc ) và hai khối nhà ngủ mảnh và dài được liên kết với nhau bằng hành lang - nhà cầu và bồ bơi , cầu bến thuyền . . . tạo thành một vòng thề cân bằng về diện và khối.

Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

- Lối vào chính đặt ở phía dường Trần Hưng Đạo , khách vào theo một cầu thang ngoài trời lớn ( chiều ngang 1 , 2 mét ) lên thẳng tầng lai và vào một tiền Sảnh lớn . - Từ tiền sảnh lớn này khách đi tiếp theo một cầu thang lên trong nhà chạy suốt sánh giữa thông tầng nhằm đuru dòng người lên tăng ba . -Lên đến hàng ba , khách tiếp xúc ngay với một không gian lớn là phòng mở Thu ở đây để đạt một bức tranh toàn cảnh lớn ( panorama ) hình công tròn giới thiệu hình ảnh dấu tranh của công nhân Hà Nội ngày 1 - 5 - 1938 - một ngày lịch sử của phong trào họ động Thủ đô . - Tiếp theo , những người xem sẽ đi vòng theo chiều kim đồng hồ qua phòng h bày tương ứng với giai đoạn phát triên của phong trào công nhân Hà nội và kết thúc một vòng lại gặp cầu thang là ngu nói trên đưa xuống tàng hai , nơi có các phòng trưng bày chuyên dê cũng được tiền khai dòng một vòng và kết thúc không gian triển lãm cũng lại là tiền sảnh. Sau đó khách sẽ theo cầu thang lớn ngoài trời ra ngoài. Nhìn chung, công trình có tổ chức lưu luyến chặt chẽ, có ngôn ngữ kiến trúc mạnh mẽ ( dùng những mái đao lớn bằng bêtong) chú ý đến việc dùng tranh tường bên ngoài , chú ý đến vật liệu sử dụng ốp cột ( đá hoa ), ốp tường và ốp lái ( sành màu vàng chanh và gạch lá nem tráng men đỏ). Ánh sáng tường bên và ánh sáng mái, ánh sáng nhân tạo v..vvv cũng đã được tác giả suy nghĩ tới. Tuy vậy, một số chất lượng của công trình có lẽ cũng dẽ còn phải được thực tế kiểm nghiệm them sau khi thi công xong.


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 58: Ảnh chụp cổng vào khách sạn Thắng Lợi

Ảnh 59: Khách sạn Thắng Lợi, Hà Nội 1970, KTS Quintana ( Cu Ba) 118


119

Hanoi Architectural University 2019

Cu Ba vốn có nhiều kinh nghiệm phong phú trong thiết kế các công sạn , Kỹ thuật kết cấu - dùng hệ thống các cấu kiện lắp ghép là chính dạy cáng bộc lộ được rõ nét ưu thế của xây dựng công nghiệp hóa . ứng dụng ở. Do số liệu về độ cao mối nước hồ do là cung cấp không chính xác , hệ móng đáng lẽ ở sâu dưới mặt nước bị rồi lên làm ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng- thẩm mỹ. Củng cố ý kiến cho rằng một bên của nhà ngủ có thể nên chú ý hơn trong việc xử lý Côn ý kiến cho rằng nên tạo nên những khối nhà Cho tàng ở đây thì không có căn cứ không nên phá vỡ hệ thống không gian thiên nhiên ở đây hàng những hình khối đột xuất theo chiều cao . Quá trình sử dụng đã chứng tỏ công tinh được thiết kế tốt , ngoài một vài điểm như tỷ lệ phòng một người cần nhiều hơn . Công trình kiến trúc này còn một ưu điểm đáng lưu ý: mặt bằng dàn trải những quản lý dễ dàng, chỉ có thể vào ra bằng những lối vài chính còn ở các vị trí khác, hoặc là ở trên mặt hồ hoặc ở trên hành lang có cao độ đáng kể, ưu điểm này thường ít thấy trong một số loại công trình.

Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

Một số số liệu nổi lên quy mô của khách sạn : khối nhà công cộng , phục vụ sinh hoạt gần với lối vào chính có kích thước 60 x 60 mét , hai khối nhà ngủ mỗi khối có chiều dài gần 100 mét với tổng số 324 giường Không gian và giây chuyền được tổ chức hợp lý , khối sảnh vào được tổ chức bằng vật liệu hiện đại kết hợp thêm với dá , nước , hoa , cây cảnh tạo nên một khung cảnh nhiệt đới - Việt Nam khá hấp dẫn , khối phòng ăn có phòng ăn Âu và phòng ăn các món ăn dân tộc . Khối sinh hoạt chung ở lối vào những mái đua lớn đưa ra chào đón , có các sản trong tạo nên khung cảnh dễ chịu và có khối phòng trà nhô cao đột Xuất nhưng yên tĩnh. Các khối phòng ngủ ba tầng tựa trên những hàng cột trống chạy trên mặt hồ , tạo thành những không gian mở tiếp xúc với thiên nhiên tôi da và các hiện có những vách ngăn có hình dáng phóng khoáng. Tác giả công trình này có nói về mối liên hệ giữa ấn tượng , cảm giác và công năng của các thành phần không gian khách sạn này như sau : “ Cảm giác bị ăn khép kin là cảm giác đầu tiên đập vào mắt người quan sát Cảm giác đó bắt người quan sát phải tò mò , thắc mắc và tìm hiu những gì có trong công trình và những phần còn lại của công trình . Khi bước vào sảnh chính , cái cảm giác đó lên được thay dài và khi đã đến hành lang tiếp xúc với mặt hồ , cái cảm giác bạn dau duoc lý giải bàng một không gian mênh mông , trải rộng ra trước mặt và tâm nhấn của con người trở nên thoải mái , thư thái về mặt nước và phong cảnh tươi mát , phía bên kia Ho Tây đó là vếu tố bất ngờ mà người kiến trúc sư phải tìm tòi.


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Nhà khách chỉnh phủ đường Ngô Quyền. Công trình Nhà khách Chinh phải xây dựng phía sau tòa nhà Nhà Khách Chính Phủ cũ nguyên là Bắc Bộ phủ- nằm trên đường Ngô quyền. có một mặt hướng ra Lê thạch và vườn hoa Chi linh, được coi là một trong những công trình hoàn thành vào thời kỳ những năm 1970. Tác già ( kiến trúc sư Diên Công Tuấn ) , da cân nhắc khá nhắc khá kỹ lưỡng khi tổ chức hình thức khối chung và thiết kế chi tiết. Tòa nhà 5 tầng này được tổ chức theo kiểu hành lang giữa với phòng ngủ 4 tầng trên , tầng dưới cùng tổ chức không gian lớn là nơi đặt phòng xanh tươi , êm đềm. Ấn tượng này được tạo bởi sự tương phản giữa những hàng diềm hành lang bao qunh công trình với những dây lô gia lùi vào sâu vào bên trong ô hoa gốm thủng và bởi sự đột xuất của khối hành lang giữa nhô ra cạnh bên nhà công trình điều kiện dùng vật liệu tốt ( đá, gỗ. Có nhận xét cho rằng các thành phần kiến trúc của CỦhg 1 nha cả phần hơi mềm mại , giầu nữ đính nhưng đó có thể là do chủ ý của người thiết kế . Khách sạn hữu nghị Phu nghị được xây dựng ở Cổ Nhuế , Trụ trên con đường và gần trục đường lớn chạy tứ trưởng Nguyễ Ái Quốc lên Nhà máy Bệ - Ông Chem và Cầu Thăng Long Công trình có quy mô 280 giường , trong đó có một số đơn vị ở kiều căn hộ . với mặt bằng chung có diện tích gần 2 ha ( 130x150 ) . Nhiệm vụ của khách sạn là phục vụ cho các cuộc họp của khối Hội đồng tương trợ kinh tế và đón tiếp các bạn quốc tế Lào và Cam - pu - chia | Đồ án được hoàn thành năm 1978 , khởi công dâu nhỏ và năm 1980 và sẽ đưa vào sử dụng một bộ phận năm 1985 .

120

Tác giả ( kiến trúc sư : Lương Anh Đúng ) da to hợp công trình làm ba khối chính nói với nhau bằng những khối hành lang Hai khối ngủ 5 tầng dật thẳng góc với nhau , ở vùng mặt của một khối bộ trị dài và chính , từ lối vào chung này qua một hành lang lon có thật sang khối công Công dị phim , có dạng gần VUÔng trong đương với 2 tầng bên trong đất các phòng lớn , có đáp ứng các yêu cầu ăn uống , hội họp , bếp , giật , là trung tâm kỹ thuật vv . . Công trnh khách sạn Hữu nghị có những đặc điềm sau đây - Phân khu chức năng hợp lý , tách biệt rõ ràng những thành phần bộ phàn khác nhau , chú ý đến khả năng định hướng của knhững loại lưu tuyến khác nhau , . , hi vào chính là vào cho sinh hoạt động bn | dị Cộng , hội họp , chỗ để ô - lộ một cách có cân nhắc tu lịch , không gian nhà h ứ ba hiện 40 hình của Ken | nhấn mạnh được vào lối chính , tách biệt và làm nội thất Các khối cầu thang go bau các khối riêng ăn với nhà chinh ) , đột xuất khôi phòng họp và cách xử lý nhu tạo điều kiện dịu dàng hơn cho việc hình thành hiệu quả thăm mỹ của công trình.


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

Ảnh 60: Ảnh chụp cổng vào nhà khách Chính Phủ Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 61: Nhà khách Chính phủ, Hà Nội, 1973, KTS Diêu Công Tuấn 121


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Đối với những các công trình y tế và bảo vệ sức khỏe , như trên đã nói , thời gian gần dây những hình ảnh kiến trúc rõ nét nhất thị hiện ở bốn công trình : Bệnh viện Nhi Việt Nam Thụy Điền , bệnh viện Hữu nghị Phụ sản , bệnh viện Hai Bà Trưng , Hà Nội . Bệnh viện Nhi Việt Nam - Thụy Điển Bệnh viện Nhi Việt Nam - Thụy Điển , với quy mô 500 giường bệnh , gồm 21 hạng mục công trình , có khối điều trị nội trú 500 giường bệnh , đạt trên một khu đất 30 ha ở khu vực Láng gùn Giảng Võ , được xây dụng với sự giúp đỡ của nhin dân và các chuyên gia Thụy Điện Công trình được đưa vào sử dụng vào mùa đầu của những năm 80 , ngoài mục đích chính là chữa bệnh , còn là một trung tâm nghiên cứu về Bệnh Nhi ở Hà Nội. Nhìn chung , công trình được thiết kế theo giải pháp phối kết hợp với phân tích mới , hình thành một quần thể gắn bó với nhau bao gồm khối nội trú ( cao 8 tầng với nhiều khoa khác nhau ) và các khối tiền sảnh , khám chung , xét nghiệm khám chuyên khoa . X quang . Được Phẫu thuật . Hồi sức cấp có u , Giảng đường ( cao 3 tầng và tạo hình nhiều sân trong . Đây là cụm công trình chủ yếu của toàn bệnh viện , có môi liên hệ giữa các thành phần tiện lợi. Tiền sảnh gắn liền với bộ phận khám đa khoa , khám chuyên khoa , X, quang . Được đạt gần lối vào chính nhất. - Khối nội thất xử lý theo kiều tập trung , Có rút giao thông , thang máy nâng 1,4 tấn đặt ở góc phục vụ cho các khoa đạt trên 7 tăng trên của Tòa nhà 8 tầng , hướng làm nhìn của Bệnh nhân ra một vườn rộng ở phía Nam. Khối cấp cứu của bệnh viện đặt ở một dãu khối nội trở bảo đảm lên hệ ngắn nhất với các buồng bệnh. - Khối phẫu thuật , hồi sức cấp cứu bảo đảm liên hệ thuận tiện. 122

Những thành phần khác Cũng bị bệnh viện được bố trí hơi phân tài hơn và đặt ủi về phía sau sọ với lối vào binh và khối phòng khám , khối cận lâm sàng và khối nội trú nói trên , chúng cũng được đặt vào hướng gió , và trừ một số công trình yêu cầu đặt riêng còn được nối với nhau bằng hành lang. Đó là nhà gia đình bệnh nhân khoa truyền nhiễm , các khối phụ trợ như khoa dinh dưỡng , giặt , lò hơi , kho v..v Về hệ thống kết cấu của bệnh viện , bê - tông cốt thép toàn khối và lắp ghép được dùng chủ yếu . Lát hợp thêm với phong pháp xây dựng hàng cốp pha trượt. Ngoài đặc điểm hợp lý về tổ chức công năng , bệnh viện Nhi Việt Nam - Thụy Điển còn có hai điểm khác dáng chủ là phương pháp xử lý thẩm mỹ và sự hoàn thiện về trang thiết bị và nội thất. Phong cách thủ mỹ công trình này được xác định bằng việc bộc lộ một cách trung thực và khách quan và chức Công năng và hệ thống kết cấu. Hệ thống khung cột dầm mái to và đặt sát nhau ) được làm cho nồi rõ hình thức mặt đứng gây ấn tượng khoe chắc và các mảng tường hoa không trát quét vôi trắng. Ngược lại lại , nội thất và trong lát bị bên trong rất hoàn toàn và tinh xảo kính và gỗ , kim loại cây cảm giác rộ rệt về chất của quý của vật liệu , các trang thiết bị dày là và hoạt động tốt .


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

Bệnh viện Đa khoa Hai Bà Trưng Bệnh viện Đa khoa Hai Bà Trưng, được xây dựng ở bên cạnh Công viên Thanh Nhàn , trên thật là Leh 8,6 ha. Bệnh viện Hai Bà Trưng có quy mô 500 giường ( tác giả - một niem kiến trúc sự ở Viện Công trình Hà Nộ ) Vì sợ n dây chuyền sử dụng với da bảo độ hệ số đều cầu của nhi : Khối phòng k ám da khoi 2 tầng và cấp cứu được đặt phía trước , tiếp đến là khối cần âm sàng 2 và 3 cũng được triền khai tiếp theo ( ở đây có tinh chung và một hội trong dạt trên thg 3 ) , sau cùng là 3 khối và bệnh nhân 5 tầng đặt song song được nối với nhau bằng một khối nhà của cũng nhiều tầng ở đây có đặt thang máy chính , hai bên khối bệnh phòng dàn trái này là hai khối nhà ist tầng là nhà ăn , bếp và nhà giặt. Một số bộ phận của bệnh viện được các đoàn thể ở Cộng hòa liên bang Đức viện trợ thiết bị. - Số tầng thích hợp cho các bộ phận , bố cục toàn bộ cân đối nhưng còn dàn trả.i Một số thành phần của công trình như một phía dông , hội truà ở là khối cần lâm sàng còn cứng cho thiếu cái mở.

Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 62: Bệnh viện nhi Thụy Điển, Hà Nội do Thụy Điển thiết kế 1980- 1986

123


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Kiến trúc các công trình hành chính , làm việc , tự sở cơ quan Trong khoảng mười , mười lăm năm căn dày , kiểu trúc nhà hàng chính , trụ sở và quan có nhiều nét mới . Các công trình không có khối tích to lớn , kềnh càng lùm kết cấu gạch như trước nữa mà số tầng tuy cỔ thể có cao , thấp khác nhau nhưng hình thức kiến trúc nhẹ nhàng , thanh thản hơn , dùng khung bê tông cốt thép là chinh vật liệu hoàn thiện tốt hơn . Cũng có những công trình đặt ở vị trí rất đẹp , điều kiện vật chất sử dụng có tiêu chuồn cao lại không thành công lắm , chống hạn như tòa nhà Bưu điện chính ở Bờ Hồ . Một số công trình khác như Trụ sở Nhà xuất bản Su Thật , Trụ sở Viện Thiết kế Bộ Lương thực Thực phàm , Trụ sở Bộ Đại học v . . . tùy cũng có những điều đáng bàn luận , nhưng cũng đã đưa đến được những ấn tượng mới đối với loại nhà hành chính mà chúng ta còn cần bán dến . Trung tâm Bưu điện Bờ Hồ - Tòa nhà trung tâm Bưu điện Bờ Hồ với thời gian thiết kế và thi công rất dài , qua rất nhiều giai đoạn với nhiệm vụ thiết kế thay doi khác nhau , cuối cùng mới hoàn thành vào nửa sau của những năm 70 . Công trình này ( kiến trúc sư ; Nguyễn Kim ) bị ảnh hưởng của mặt hàng móng xây dựng từ thời Pháp và chịu ảnh hưởng của những đồ án của các kiến trúc sư Việt Nam đã làm phác thảo trước khi tác giả bắt tay vào làm việc . Công trình cao 5 tầng ( hơn 20 mét ) có chiều dài 75 mét ( bước cột 5 mét ) , có chiều sâu 19 , 4 mét cho tỏa nhà , riêng sẵnh giữa và trung tâm phục vụ bưu điện tăng 1 có chiều sâu lớn tới 30 mét . Chức năng phục vụ dịch vụ bưu điện và làm việc của nhân viên nghiệp vụ xác định mục đích của công trình.

124

Công năng ở đây không phức tạp lắm , các phòng làm việc ở các tầng trên , một tiền sảnh và sảnh dịch vụ công cộng lớn ở tầng dưới , Văn đề quan trọng là cứ mặt đứng , hình khối Kiến trúc trung tâm Bưu điện Bờ Hồ đã không rời bỏ dược hình thức quen thuộc của những công trình Pháp du xây dựng ở gan do Sự lập lại tưởng như đề nhằm mục đích hài hòa với môi trường xung quanh này không thành công mặc dầu có gây được ấn tượng đồ sộ. Những hàng cột , những lỗ hóa thông gió bằng bê tông , phân bệ nhà , như mảng tường bên đều ít có tác dụng mỹ cảm . Vật liệu tốt ở đây cũng không giúp cho henh thức kiến trúc Điện thành công ở dây chu thể hiện ở tiền sảnh và công cộng dịch vụ bề thế , nội thất được xử lý tương đối chu đáo . Trụ sở Nhà xuất bản Sự thật và trụ sở Ngân hàng Kiến thiết Trung ương - Hai công trình trụ sở Nhà xuất bản Sự thật và trụ sở Ngân hàng Kiến Thiết được thiết kế , xây dựng cũng như đưa vào sử dụng trong khoảng thời gian gần đây , có thể nói thuộc vào “ thế hệ những công trình trụ sở thời kỳ 1980 1985 . Về quan niệm tà chức không gian , bước nhà , cách bố cục mặt bằng , hệ thống cứu kết và việc sử dụng vật liệu ít nhiều có những nét tương đồng Trụ sở Nhà xuất bản Sự thật ở đường Quang Trung ( kiền trúc sư • loãng Nghia Sang ) được thiết kế cao 5 tầng , trên một khu đất không rộng chỉ khoảng 25 mét x 12 mét , do độ mặt đứng nhà gồm 7 bước 33 mét và mãi bên nhà có kích thước 5 , 4 mét + 1 , 8 mét 43 , 3 mét tương ứng với cảnh nhà lớn , hành lang và cảnh nhà nhỏ , Công trình gần như đối xứng hoàn toàn , sảnh vào ở chính giữa , khối vệ sinh A cuối hưởng gió , hội trường đạt tăng trên cùng .


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

Tuy vậy , tỷ lệ ở đây chưa thật hoàn hảo , do bước nhà chỉ rộng 33 mét , ở tương đối heo trong sử dụng lại được chia đôi thành 2 khoảng 1 , 65 mét để đạt hàng let ám chắn nắng dưng nên mặc dù ngoài cửa sổ có 3 hàng làm chắn nắng ngang Phim trên phạm vi đừng có cách quăng quả nho da lam át phân vị ngang gây ra cho trong khu to chuc mặt đứng đòi hỏi vùm B Hi các phòng hẹp mà cô mất - m cương vị hàng hơn và cảm giác do phân vị ngang gây ra cho con người ấn tượng dễ chịu hơn . về mặt kết cấu do dùng khung bị | Hội trường 200 người đạt trên cao họp Do dạt dài hạn chế , cho nên Ôn nhưng thoát người sẽ khó nếu chủ một cầu thang có tha tác giả đã phải chọn kích thước hành lang các tầng hơi hẹp , chỉ 1 , 8 mét .

Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 63: Bưu điện Hà Nội, KTS Nguyễn Kim

125


KTHN 60-85

Kiến trúc nhà công nghiệp Hà Nội

Bối cảnh lịch sử

Kiến trúc nhà công nghiệp Hà Nội thời kỳ 1955- 1965 Việc xây dựng kiến trúc công nghiệp và đưa vào sử dụng các khu công nghiệp cho Hà Nội khoảng thời gian 1955- 1965 đánh dấu những bước quan trọng trong việc cố gắng của Nhà nước đối với quá trình công nghiệp hóa của Thủ đô. Được coi như những cụm Công nghiệp có tầm quan trọng lớn đối với nền kinh tế thủ đô và miền Bắc lúc đó, các khu công nghiệp đã hình thành khá nhanh chóng với sự đầu tư nhân lực, vật lực, tài lực của các ngành trong nước và với sự giúp đỡ của các nước. Một hệ thống các nhà máy, các xí nghiệp công nghiệp cơ khí, công nghiệp hóa chất, công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp nhẹ với nhiều ngành khác nhau đã được hình thành ở phía Tây, phía Nam, phía Tây Bắc và phía Đông thành phố. Chỉ 5 năm sau ngày giải phóng, bộ mặt của thủ đô về mặt kiến trúc công nghiệp thay đổi trông thấy, Hà Nội đã đưa vào sử dụng hàng chục xí nghiệp Công nghiệp lớn nhỏ trong tổng số 173 xí nghiệp được xây dựng trên toàn miền Bắc. Trước hết, khu công nghiệp Thượng Đình ở phía Tây thành phố đã được xây dựng với đứa con đầu đàn của ngành Cơ khí Việt Nam là nhà máy Chế tạo Công cụ số 1 (lúc bấy giờ được gọi là Nhà máy Cơ khí trung quy mô do Liên Xô giúp đỡ xây dựng) và với một loạt các máy Công nghiệp nhẹ cao su, xà phòng, thuốc lá. Nhà máy Chế tạo Công cụ số 1 được xây dựng cách trung tâm Hà Nội khoảng 6km trên đường Hà Nội Hà Đông (lúc bấy giờ còn là một vùng nông thôn, ngay chính trên vị trí của một trang trại cũ của một viên quan chức Pháp có tên là Liễu trang bị phá hủy trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến cuối năm 1946), là một công trình bê tông cốt thép (cột bê tông, dầm mái bê tông lắp ghép) kết hợp với kết cấu gạch (xây dựng xong năm 1956) đã được hoàn thành trong một thời gian rất nhanh (khởi công ngày 15- 12- 1955) Nhà máy này chuyên sản xuất các loại máy công cụ: máy tiện, máy phay, máy khoan. Về mặt kiến trúc, nội thất nhà máy có những nét đáng chú ý tạo nên được một không khí “công nghiệp”, một vẻ đẹp tạo nên do hệ thống dầm tầng, cầu chạy và máy móc bố trí theo dây chuyền, một vẻ đẹp ‘tự thân”, tuy vậy vấn đề hình thức kiến trúc sao cho phù hợp với điều kiện nhiệt đới là vấn đề còn tồn tại. Gần đây, nhà mấy Chế tạo Máy công cụ đã mở rộng diện sản xuất, từ ba loại máy với tám kiểu lúc đầu, hiện nay nhà máy đã sản xuất được thường xuyên bảy, tám loại máy với ba mươi kiểu khác nhau, trong đó có những máy tiện hiện đại và những máy khoan lớn.

Thế hệ kiến trúc sư đầu tiên của Việt Nam Kiến trúc nhà ở Hà Nội Kiến trúc công trình công cộng Hà Nội Kiến trúc nhà công nghiệp Hà Nội 1955- 1965 1965- 1970

Hanoi Architectural University 2019

Mạng lưới giao thông, đường xá Hà Nội

126


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

127

Ảnh 64: Nhà máy thuỷ tinh San Miguel - Hải phòng


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Trong khoảng thời gian gần mười năm sau, khu Công nghiệp Thượng Đình được xây dựng thêm các nhà máy Cao su Sao vàng, thuốc lá Thăng Long, Xà phòng và Bóng đèn- Phích nước Rạng Đông, gọi tắt là cum nhà máy Cao- XàLá. Những dấu ấn đầu tiên của một hình ảnh về Công nghiệp hóa Hà Nội đã xuất hiện. Đánh dấu những cố gắng về mục tiêu biến Hà Nội từ một thành phố tiêu thị sang một thành phố sản xuất. Các xí nghiệp đều có quy mô tương đối lớn số lao động trực tiếp của nhà máy Cao su là 3.100 công nhân, nhà máy Xà phòng 750 công nhân, nhà máy Thuốc lá 2.500 công nhân và Bóng đèn- Phích nước 1.570 công nhân. Tuy vậy, theo đà phát triển của thành phố, khu Công nghiệp Thượng Đình (tên một làng của sáu thôn Kẻ Mọc) tồn tại một vấn đề là vấn đề quy hoạch: thành phố đang phát triển về hướng Tây và trước đây nó nằm ở vùng ven thì bây giờ nó đã bắt đầu nằm lọt vào khu dân dụng. Các xí nghiệp- trải dài trên một tuyến 3km, diện tích hơn 30ha- sau nhiều năm phát triển gần đây đã tăng vọt số lượng: có thêm các nhà máy Cơ khí sửa chữa ô tô Hòa Bình, Xí nghiệp may X.40, Giày vải Thượng Đình, Dụng cụ Điện ảnh, Dệt Mùa Đông, với số lượng công nhân trên 20.000 người. Chính vì vậy các nhà quy hoạch đang nghiên cứu vấn đề giải quyết giao thông, tổ chức cây xanh, chống ô nhiễm ở đây. Ở phía Nam, ngay sát đường Vĩnh Tuy và đường vành đai Minh Khai (đường vành đai của thành phố lúc đó), đã mọc lên các khu Công nghiệp Vĩnh Tuy, Thanh Trì- Minh Khai với các nhà máy Xay, các nhà máy Gạch ngói, nhà máy Dệt 8-3, các nhà máy thuộc ngành sản xuất cơ khí, và các nhà máy bánh kẹo, hoa quả, v.v… 128

Cũng về phía Nam, xa hơn nữa, thành phố có thêm khu Công nghiệp Văn Điển, gồm các nhà máy Phân lân, nhà máy Pin, nhà máy Đường. Trong những nhà máy ở phía Nam thành phố này, mỗi nhà máy đều có tầm quan trọng riêng nhưng quy mô tương đối lớn hơn có nhà máy Dệt 8-3 và nhà máy Phân lân Văn Điển. Nhà máy Dệt 8-3 được khởi công xây dựng vào đầu những năm 1960 (thuộc thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên) bằng vốn đóng góp của giới phụ nữ dưới hình thức mua tín phiếu. Với tổng số vốn đầu tư xây dựng là 71 triệu đồng (tiền Ngân hàng lúc đó), nhà máy đã được xây dựng với hàng vạn mét vuông nhà xưởng, có đầy đủ trang thiết bị cho ba loại công nghệ sản xuất: kéo sợi, đệt vải, và in nhuộm. Khánh thành ngày 8-3- 1965, chỉ hai năm sau, nhà máy đã đạt tới sản lượng 72,5 triệu mét vải, nộp cho Nhà nước 76,4 triệu đồng, đủ trả ngay số tiền tín phiếu đã mua làm vốn để xây dựng; và từ năm thứ ba trở đi nộp lãi cho Nhà nước. Đây có lẽ là công trình đầu tiên tính đến chuyện đưa nhanh vào sử dụng, tình toán đến thời gian hoàn vốn để từ đó trờ đi có lãi, điều mà rất nhiều loại công trình kiến trúc khác hiện nay có thể thực hiện như vậy để nhanh chóng thu hoàn vốn, nhanh chóng kinh doanh có lãi mà không làm được (chẳng hạn xây dựng khách sạn, hội trường chậm chạp đưa vào sử dụng hoặc không mở rộng khả năng thu hồi vốn xây dựng). Đối với các nước xã hội xã hội chủ nghĩa khác, giá trị vật chất và giá trị tinh thần của tác phẩm kiến trúc được xếp vào vị trí ưu tiên, nhưng yếu tố kinh tế, kinh doanh cũng không bị coi nhẹ.


Trong nội thành bấy giờ, một số nhà máy công nghiệp nhẹ (như Nhà máy Dệt kim Đông Xuân ở gần đường Nguyễn Công Trứ), nhà máy Dược phẩm (như Xí nghiệp Dược phẩm 2 ở gần vườn hoa Pax tơ) và nhà máy in Tiến Bộ (trên đường Hà Nội- Cầu Giấy). Các xí nghiệp Dược phẩm đã gây ra khói bụi khá nhiều cho môi trường xung quanh. Xí nghiệp lớn nhất đặt trong phạm vi thành phố là Nhà máy in Tiến Bộ (do Cộng hòa Dân chủ Đức giúp đỡ), có đầy đủ các thiết bị in, chụp hiện đại và hiện nay vẫn là nhà máy in lớn nhất thủ đô. Đặt trên một khu đất vốn là một nhà tù của đế quốc, nhà máy in Tiến Bộ có dáng dấp được đặc trưng bằng hai loại phân xưởng: loại có cửa trời thông gió, lấy ánh sáng và loại có những mái vòm lặp đi lặp lại.

Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Hiện nay, cũng ở trong phạm vi khu Nam thành phố này, Hà Nội đã có những nhà máy dệt rộng và lớn hơn- được xây dựng với sự giúp đỡ của các nước, song nhà máy Dệt 8-3 vẫn đạt năng suất khá cao và có chất lượng sản phẩm tốt (bảo đảm 22 mét vải một công ca máy và 46kg sợi kéo một công ca máy). Nhìn chung về chất lượng sử dụng cũng như hình thức kiến trúc của các khu công nghiệp với các nhà máy lúc bấy giờ, một số công trình cũng gây được ấn tượng nhẹ nhàng như Nhà máy Dệt 8-3, khu các phân xưởng đã hình thành những nhịp điệu gây ấn tượng mỹ cảm nhất định, tuy vậy công trình chính ở lối vào đối xứng hoàn toàn và cứng nhắc, và bố trí mặt bằng nhà máy này cũng còn thiếu sót về mặt bảo đảm điều kiện sức khỏe và vệ sinh cho nữ công nhân. Còn nhà máy Diêm (đưa vào sử dụng năm 1955) thuộc loại nhà máy có chất lượng thẩm mỹ kém, lặp đi lặp lại một dạng mặt đứng cho các gian xưởng mà mỗi gian như vậy mất tỷ lệ nghiêm trọng. Ảnh 65: Tổng mặt bằng nhà máy cơ khí công cụ số 1

129


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 66: Tổng mặt bằng nhà máy dệt 8-3

Ảnh 67: Nhà máy in Tiến Bộ, Hà Nội

Ảnh 68: Khu công nghiệp Thượng Đình, Hà Nội 130


131

Hanoi Architectural University 2019

Nhà máy Cơ khí Giải phóng Cầu Biêu Hà Nội (kiến trúc: Viện Công trình Hà Nội), có tổng diện tích bằng tổng mặt bằng 4,4 ha, là một công trình được xây dựng đồng bộ với trên 10 hạng mục công trình, bố cục chung chặt chẽ, phân khu rõ ràng, có những không gian sản xuất rộng bảo đảm sản xuất 750 tấn thiết bị/ năm. Tuy vậy, hình thức kiến trúc chưa đẹp, các mảng tường hoa ở các nhà làm việc có tỷ lệ chưa hay, mặt đứng các phân xưởng không tách khỏi cách xử lý “truyền thống”: tồn tại các vấn đề về sức biểu hiện của mái, của các mảng tường câm quá lớn và của hình thức cửa sổ không có gì cách tân. Nhà máy Sửa chữa xe lửa Gia Lâm (do Ba Lan giúp đỡ thiết kế và xây dựng), là một công trình công nghiệp đáng chú ý ở hai điểm: quy mô lớn (về tổng diện tích và hình khối) và hình thức kiến trúc hiện đại (do dùng kết cấu bao che nhẹ, hệ thống mái có tính nhịp điệu cao). Nhà máy Pin Xuân Hòa được đưa vào sử dụng trong thời gian gần đây nhất (kiến trúc và thiết bị do Liên Xô giúp đỡ) cũng là một nhà máy có chất lượng thẩm mỹ được đánh giá tốt, từ nhà hành chính đến các xưởng sản xuất đều xinh xắn, chú ý xử lý hình thức kiến trúc thích đáng. Nhà máy Kéo sợi Hà Nội, xây dựng ở khu công nghiệp phía Nam thủ đô (với sự giúp đỡ của Cộng hòa Liên bang Đức) cũng là một nhà máy cỡ lớn và được trang bị tốt.

Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

Kiến trúc công nghiệp Hà Nội trong thời kỳ 1965- 1970 Thời kỳ 1965 đến đầu những năm 1970, một số nhà máy, xí nghiệp công nghiệp kho tàng bị oanh tạc nặng nề, tiếp theo là một thời kỳ kinh tế hậu chiến quá khó khan cho xây dựng công nghiệp thời gian qua chỉ mới phát triển ở mức độ vừa phải. Hà Nội hiện nay có 242 công trình công nghiệp đang hoạt động, với tổng diện tích 255.000m2. Ta đã thiết kế và tự xây được một số nhà máy có quy mô đáng kể, còn có một số công trình công nghiệp đã được đưa vào sử dụng gần đây là do các nước viện trợ thiết bị và xây dựng giúp. Bộ mặt và môi trường công tác ở một số kiến trúc nhà máy đã có tác dụng trông thấy, tuy rằng chưa thật nhiều vì ở một số công trình ảnh hưởng của quan niệm không gian cũ vẫn còn khống chế. Về số lượng, chúng ta có thể kể đến một số nhà máy được đưa vào sử dụng trong thời gian qua: Nhà máy cơ khí Giải phóng, Điện cơ, Cơ điện, cơ khí Mai Động, nhà máy khăn mặt khăn tay, nhà máy Dệt Bạt 19-5, nhà máy chế biến bột mỳ Nghĩa Đô, Chùa Bộc, nhà máy Bi khóa xích líp Đông Anh (do Tiệp Khắc giúp đỡ xây dựng), nhà máy Thiết bị điện Đông Anh (Hung ga ri viện trợ), nhà máy Pin Xuân Hòa (do Liên Xô thiết kế), nhà máy kéo Sợi Hà Nội (Cộng hòa Liên bang Đức viện trợ), và một số nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, bê tông đúc sẵn như nhà máy bê tông Thịnh Liệt, v.v … Song song với việc xây dựng trên, việc đi vào chiều sâu của các nhà máy sẽ cũ cũng là một hướng quan trọng.


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Kiến trúc nhà máy mang tính hình học rõ nét, tuân theo một mạng lưới mô đun thống nhất và quy chuẩn, hình thức nhẹ nhàng. Vì điều hòa không khí hoàn toàn nhân tạo nên kích thước các nhà sản xuất có dạng những khối bản dài trải lớn. Chất lượng công trình tốt do dùng phương pháp thi công bê tông chân không. Nhìn chung lại, kiến trúc công nghiệp từ những năm 1970 trở lại đây số lượng không phải nhiều lắm và thường bổ sung cho những cụm công nghiệp có sẵn là chính. Về loại hình, có những ngành công nghiệp tiến bộ mới những chưa hoàn toàn đồng bộ. Chẳng hạn các nhà máy bê tông đúc sẵn, sản xuất vật liệu xây dựng, lắp ráp nhà cửa chỉ mới công nghiệp hóa khoảng 50%, vấn đề hoàn thiện, gia công bề mặt, trát láng, điện nước còn chưa được thực hiện trong cơ sở các xí nghiệp. Do đó việc hình thành các Liên hiệp Xí nghiệp xây dựng nhà ở lớn hơn là cần thiết.

132


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 69: Tổng mặt bằng nhà máy sợi Hà Nội

Ảnh 70: Tổng mặt bằng nhà máy bê tông Thịnh Liệt

133


KTHN 60-85

Mạng lưới giao thông, đường xá, công viên Hà Nội

Bối cảnh lịch sử

Những hoạt động cải tạo và mở rộng thành phố, xây dựng công viên ở Hà Nội thời kỳ 19540 1965 Trước khi nghĩ đến vấn đề quy hoạch một sỔ khu vực và quy hoạch mở rộng Hà Nội , vào thời kỳ đầu tiên , thành phố đã làm được một sỖ việc trong hoạt động khôi phục và cải tạo đô thị . Công việc sửa chữa được tập trung ở những khu dân nghèo trước đây thuộc các khu vực Kim Mã , Đại La , Lương Yên , Trại Găng nhưng khối lượng chưa được nhieu 5000 gian nhà trong 5 năm. Công việc cải tạo một số khu vực sau này trở thành những Công viên công cộng tốt hơn - hai hệ thống Công trình lớn là Công viên Thống nhất ( Bày MÂu , sau năm 1975 đôi tên là Công viên Lô - nin ) và tuyến đường Thanh Niên ( tên cũ là đường b . Ngư ) . Lúc by giờ , thanh nhàn học sinh , sinh viên và nhăn dân Hà Nội đã bỏ ra 60 vạn ngày công để vận chuyển 30 vạn mét khối đất để hoàn thành hai công trình này . Công viên Thống Nhất trước kia vốn là một bài rấe mênh mông và những hồ da bùn lấy nước đọng 1 người lui tới đã được cải tạo khá triệt đà là thành với nghỉ ngơi , giải trí cho người lớn và trẻ em . Sau hai năm xây dựng ( 1958 1959 ) , dầu năm 1960 công trình được đưa vào sử dụng , mặc dầu về sau mỗi thời gian lại được xây dựng thêm một số thành phần mới . Với diện tích 50 ha , phương án quy hoạch Công viên Thống Nhất bây giờ ( Viện Quy hoạch Hà Nội ) là một phương án quy hoạch được nghiên cứu khá công phu. - Đã chú ý nghiên cứu để tạo thành được một khu công viên với ạ phục vụ đông đảo quần chủng , với các đối tượng khác nhau từ người lớn cho trẻ em. - Dùng thủ pháp đối xứng với lối vào chính ở đường Trần Nhân Tông và với trục cây xanh từ đó cho đến một hồ. - Dùng hình thức kiến trúc tương đối có diện đối với các đối tượng kiến trúc xây dựng lúc đó như dùng các kiểu dàn hoa ( péc - gô - la ) có truyền , cầu công và khu vực Phong Lan và ra Quán Gió , chu Cong và công vào phía lường Nam Bộ. - Có chú ý đến tổ chức các tuyến giao thông xung quanh khu vực công vi 10 . đặc biệt là mở rộng nút giao thông ở ngã tư đường Nam Bộ - đường Đại Cồ Việt phia Nam là nơi thường xuyên ùn tắc giao thông , nhưng nh ng công việc này không được thực hiện.

Thế hệ kiến trúc sư đầu tiên của Việt Nam Kiến trúc nhà ở Hà Nội Kiến trúc công trình công cộng Hà Nội Kiến trúc nhà công nghiệp Hà Nội

Hanoi Architectural University 2019

Mạng lưới giao thông, đường xá, không gian công cộng Hà Nội 1954- 1965 1965- 1985

134


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 71: Phương án quy hoạch khu trung tâm thủ đô Hà Nội, 1959, KTS Hoàng Như Tiếp

135


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Một nhược điều của việc xây dựng Công viên này là số cây lớn có chiều cao lớn và tản rộng còn quá ít. Đối với tuyến đường và Công viên đường Thanh niên , ta cũng thấy đây là một cố gắng đáng kể nữa về mặt chỉnh trang thành phố , Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch vốn . quen biết với nhân dân Hà Nội , từ xưa ở đây đã là một trong những nơi có phong cảnh trữ tình nhất của Hà Nội , Hồ Tây vốn có tên là hồ Dâm dàm - hồ Mù sự ang ) , sau 1960 đã đổi thay nhiều . Đường mở rộng có tuyến cho ô tô và xe đạp , có tuyến cho người đi bộ , phần đất đắp thêm mở rộng sang phía Hồ Tây ( được gọi là Công viên Thanh niên ) và phần đất gần đền Quan Thánh ( công viên Tây Hồ , CÓ tượng Lý Tự Trọng ) đều được trồng thêm cây , hoa , dạt thêm ghế da . Khu vực này , từ đền Quan Thánh đến dốc Yen Phu cũng đã được trang sức thêm đẹp bởi việc đặt hệ thống đèn thủy ngân cao áp dọc tuyến và hoàn thiện nút giao thông Yên Phụ . - Trong đồ án thiết kế đường Thanh niên và hệ thống Công viên ở đây có nghiên cứu khu vực bán đảo phía Đông của Hồ Trúc Bạch ( ở gần Nhà máy điện Yên Phụ ) dự kiến biến bán đảo này thành vườn hoa , đáng tiếc là ý đồ này đã không | được thực hiên dè làm giảm ô nhiễm do công nghiệp gây ra . Trong giai đoạn 1955 - 1965 , các nhà quy hoạch đô thị của nưÚc ta , được sự giúp đỡ ý kiến của các chuyên gia Liên Xô , đã bước đầu nghiên cứu và đưa ra được một sơ phác Quy hoạch xây dựng thủ đô Hà Nội . Mặc dầu mới chỉ ở dạng sơ đồ phương án này đã được Bác Hồ dịch thân xem xét và da được đưa ra triển lãm dò trưng cầu dân ý năm 1960 ) , phương án này đã có một số điều đáng chú ý.

136

Phương án cho thấy hướng phát triền của thành phố có thể tóm tắt lại với những nội dung sau : - Các khu dân dụng sẽ phát triển về phía Tây Hồ Tây , về phía Tây Nam thành phố hiện nay và về phía Đông ( cả nghĩa là mở rộng Gia Lâm ) . - Trung tâm thành phố sẽ chạy vòng từ Bắc xuống Nam Hà Tây và nối liền với phần trung tâm chính trị hiệu Có ( khu vực Quảng trường Ba Đình ) và trung tâm Văn hóa , thường nghiệp cũ ( Hồ Gươm ). - Các khu Công nghiệp sẽ được đặt ở phía Tây thành phố ( một bên là các khu dân dụng ở phía Đông cách bởi một dải cây xanh và một bên là khu kho tàng được đặt ở phía Cực Tây , tiếp đến là đường xe lửa chạy vòng thành phố ( hẻm xuống và được đặt ở phía Đông Bắc ( khu vực Cầu Đuống , Đông Anh với khu kho tàng phía Bắc tiếp cận với đường xe lửa vành đai ) . Ngoài ra , một khu công nghiệp khác được đặt ở phía Nam ( mở rộng khu Minh Khai - Văn Điền ) , - Về tổ chức giao thông , trong phương án này dự kiến tổ chức một hệ thống Clường xe lửa hoàn thành chạy vòng quanh thành phố , dự kiến một hệ thống cầu bị qua sông Hồng gồm cầu ( cầu Long Biên hiện có , hai cầu về phía Bắc và hai cầu và phía Nam cầu Long Biên ). Phương án này tuy không trở thành hiện thực nhưng có những điểm hay Hu này khi nghiên cứu lại quy hoạchu tong the thủ đô đề đưa ra quy hoạch chinh da Có thề tham khảo như hư ớng phát trien thành phố chủ yếu liên hướng về hướng Tây và Tây Nam , trung tâm thành phố cần đặt vòng theo Hồ Tây vòng xuống khu vực Ba Đình và Hồ Gươm , v , v . . .


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

Tuy vậy , đồ ăn cũng bộc lộ những nhược điềm sau đây : khu Công nghiệp đặt phía cực tây sẽ ngăn chặn sự phát trien của các khu dân dụng không được phát triền tiếp tục , diện tích thành phố phát trien bên phía Gia Lâm ( bở Bắc sông Hồng quả rộng nên không thích hợp và dát ở đây trũng và nền đất yếu. Một vài quy hoạch khu vực , như khu vực trung tâm gắn liền với Hồ Tây đã được chi tiết hôn . Qua mô hình , ta thấy rõ quan điều của các kiến trúc sư quy hoạch lúc đó : chuộng đối xứng và tổ hợp trục , thích bố trí mạng lưới đường kiểu tán xạ ( từ một quảng trường mở ra ba tuyến đường , thậm chí năm tuyến đường , kiểu bố trí đường hội tụ về một tâm như vậy có tác dụng nhấn mạnh hạt nhân là quảng trường nhưng là một thủ pháp hơi cũ , làm cho nhà cửa khò xay ) . Cách bố tri kiến trúc nhà ở đây cũng đơn điệu , chủ yếu dùng cách tổ hợp chữ U hoặc chữ L đã có điện , v , v… Nhìn lại những công việc giới kiến trúc , xây dựng và nhân dân Hà Nội đã làm được trong lĩnh vực xây dựng nhà ở , nhà công nghiệp , nhà công cộng cũng như cài tạo và làm dồi mới thành phố của mình trong thời kỳ 1955 - 1965 , chúng ta thấy trong mọi lĩnh vực đều có những thành công bước đầu . Tất nhiên thời kỳ này có những khó khăn nhất định vị trong một hoàn cảnh chưa được chuan bị chu đáo cho xây dựng , lại thiết kế các công trình kiến trúc theo một phương thức mới , rời bỏ kiệu xây dựng thành phố cũ . . e nên bên cạnh những thành tựu , những tác phàm tương đối thành công , còn có rất nhiều công trình dáng rút kinh nghiệm về một số mặt kiến trúc , xã hội , tâm lý , kinh tế và quan điềm thiết kế .

Hanoi Architectural University 2019

137


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 72: Cổng phía Tây công viên Thống Nhất, Hà Nội 1960, KTS Nguyễn Ngọc Diệm

Ảnh 73: Mặt bằng công viên Thống Nhất , Hà Nội 1960, KTS Đàm Trung Phường 138


139

Hanoi Architectural University 2019

Việc tìm tòi để áp đặt một hình khối mới vào một công trình ca kieu co dien như vậy có thề nói là thành công , và rõ ràng là sự phục hồi nguyên dạng hình thức có là không hợp lý . Dù ý kiến theo chế có khác nhau , nhưng chúng tôi cho rằng sự dột xuất khối chính với những đường về hình học lập thể , mặt đứng tăng dưới kính , hai tầng Trên lỗ hoa bê tông trải suốt với điều mới lớn trên cùng và mái đua lớn sảnh chính vươn ra và hơi uốn lên làm cho hình thức chung mềm mại đi là cách xử lý thỏa đáng . Và dau sao , đây cũng là phương án được chọn quà 40 phương án gộp cải tạo nhà ga Hà Nội . Vị trí đặt cửa và hông gió sốt mái hay ửn kinh sát cột biên ngoài cũng là biện pháp hay dùng trong kiến trúc hiện đại mà tác giả biết sử dụng . Công trình còn một số diem dáng góp ý Bình Long làng đúng là tên đồ chức với không gian lớn kết hợp cả thg một và tầng hai thì tác giả lại cho anh em suốt tầng hai với tông bà , các phòng địch vụ còn quá lon sinh và quảng trường trước ga chưa được nghiên cứu. Nhà ga máy bay Nội Bài - Sân bay Gia Lâm xây dựng từ năm 1917 thời Pháp thuộc , sau năm 1975 không còn đáp ứng được việc cá cảnh và là cảnh của các máy bay loại lớn . Sau khi giải phóng miền Nam , cơ sở chính của hàng không Thể do chuyện về Nội Bài và trong khoảng 10 năm trở lại đây , đã có hai lần thay doi kiến trúc Nhà ga máy bay. Công trình Nhà ga sân bay Quốc tế Thủ đô - thời kỳ đầu chính thức về nhà thành vào tháng 1 - 1978 Nhà ga có dạng hình chữ Y , xây dựng Theo thiết kế chua chú ý làm đến chức năng sử dụng cũng như hình thức thẩm mỹ: kiến trúc nhà một tầng , phần giữa mảnh và đài đặt các phòng đợi , tiếp khách , bản đồ mỹ nghệ , cánh nhà phía bên trái là phòng khách đi, làm thủ tục và gửi hành lý cho

Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

Kiến trúc giao thông, xây dựng cầu đường, cải tạo, hệ thống cây xanh công viên quảng trường ở Hà Nội giai đoạn 1965- 1985 Các công trình kiến trúc giao thông - Ở HÀ Nội , kiến trúc to the vốn là một loại hình quan trọng của Công an trong hai thập kỷ qua gánh vác những sứ mệnh quan trọng . Đó là những nhà ga xe lửa dim nhiệm vụ vụ quan trọng trong việc tiếp té xong thực và vũ khí đạn dược , đưa người VN ra tiền tuyến trong những năm chiến tranh , sau hòa bình lại và lại gánh vác trách nhiệm lớn lao về vận chuyen dòng người và lưu thông kinh tế. Đó cũng là những nhà hà vg không có tầm quan trong quân sự trong chiến tranh và bảo đảm môi Liên hệ Cùng cần thiết giữa Hà Nội với mọi miền trong nước và với quốc tế Việt Na lại nhà ga đường sắt Hà Nội - ga Hàng Cỏ. Nhà ga Hà Nội - Nhà ga Hà Nội - tên cũ là nhà ga Hàng Cô em bị bom Mỹ đánh sập phần tử trung tâm vào tháng 12 1972 , đến đầu năm 1975 phương án xây dựng lại và mở rộng dã được thiết kế xong ( chủ trì : Hoàng Nghĩa Sang ) và công trình được hoàn thiện vào tháng 12 – 1976. Trên phần chính giữa của Nhà ga có từ thời thuộc Pháp , mọi hình khối kiến trúc có kích thước lớn đã được dựng lên , ở hai cá nh hai bên khối nhà trên vốn 2 tầng được coi thêm mộ, tầng , mái hiên di phía trước và mái ke ga phía sau cũng được thiết kế bổ sung. Khối nhà được xây dựng lại có kích thước chiều ngang 25 ruột ( 5 nhịp 5 m ) và chiều sâu 23.75 mét còn chiều cao khối nhà là 19,2 mét . Tầng một cao 5,95 mét , tầng hai cao 5,6 mét và tầng 3 cao 5,95 mét.


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

khách đi, cách nhà phía bên phải là chỗ khách đên, nhận hành lý và làm thủ tục đến. Tất cả các bà đều dặt cách xa nhau , không có một mối liên hệ hữu cơ nào với nhau . Từ chỗ đợi đi đến chỗ lên máy bay phải đi bằng xe buýt . Không gian bên trong và 8 ràng là do thời gian thiết kế quan niệm xây dựng và vật liệu sử dụng đều có những hạn chế. Chỉ có đường bang của sân bay bền chắc , dài 3000 mét , rộng 60 mét , đáp ứng được yêu cầu Tân xuống của nó máy bay hạng nặng. Cuối năm 1982 , đề phục vụ cho Đại hội Đảng lần thứ V , một nhà ga máy mới đi được xây dựng Công trình gọn gàng và chặt chẽ hơn công trình trước đây, dùng kết cấu khung thép lại nhịp 15 mét với nhà nối ở giữa và dùng kính và L còn ít , mới khoảng 180 hành khách giờ. Khả năng tiếp nhân của sân bay quốc tế Hà nội theo dự tính phải lên tới 2.000.000 hành khách / năm . Phương án nghiên cứu nhà ga mới ( kiến trúc sư : Võ Thành Nghĩa ) đã có phong cách bay bàng và quy mô lớn hơn . Với diện tích sử dụng 40.000 và diện tích xây dựng 20.000 mỏ có các thành phần đầy đủ và giây chuyền phù hợp với yêu cầu sử dụng nhưng công trình sẽ đẹp hơn nhưng đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn. Hoạt động xây dựng cầu đường và quảng trường giao thông ở Hà Nội Kiến trúc cầu và mạng lưới đường thành phố , các quảng trường giao thông thành phố góp phần quan trọng vào vẻ đẹp thành phố . Và trước hết , nó phải đáp ứng yêu cầu giao thông tiện lợi , bo dùm giao thông an toàn , tránh ùn tắc . Đề thỏa yêu du trên , hoạt động xây dựng giao thông Hà Nội đi , đang và sẽ giải quyết nh Ứng vấn đề cấp bách đề ra đối với thành phố và vùng phụ cận. 140

Mạng lưới giao thông Hà Nội trước đây có quy mô chỉ phù hợp với một thành phố tâm trung bình . Đường lớn chỉ rộng 14 , 15 mét , đường thông thường 8 , 10 mét . Số lượng xe cộ hiện nay lại tăng vọt , chưa kể xe quá cảnh , chỉ riêng Hà Nội đã cố 21 . 000 xe ô tô các loại ( tăng 26 lần so với năm 1954 ) . Số lượng xe máy là 57 . 500 và số lượng xe đạp thì tăng vọt đến 1.000.000 chiếc . Do đó , xây dựng cầu cống , nhất là các cầu lớn , đường xá nội ngoại thành và cải tạo các quảng trường giao thông đang được coi như một mắt xích quan trọng của hoạt động xây dựng và kiến trúc đô thị của Hà Nội. Cầu Thăng Long , cầu Chương Dương và cầu Đuống. Cầu Thăng Long , cầu Chương Dương và cầu Đuống hiện nay và sắp tới có tác dụng quan trọng vì chúng gắn bó với một mạng lưới giao thông huyết mạch của Hà Nội , nó cũng là những hình ảnh tiêu biều của thành phố với bóng dáng hiện đại bằng bê - tông và sắt thép soi bóng xuống sông Hồng và sông Đuống. Cầu Long Bien nối nội thành với Gia Lam ( cầu Doumer ) do Hãng Epphen ( Effel ) xây dựng năm 1902 hiện nay không đáp ứng nồi cường độ giao thông xuyên qua nữa . Một mặt , cầu bị tàn phá nặng nề bởi bom Mỹ ( 9 nhịp cầu và 4 trụ bị bom Mỹ phá hoại nàng , 1500 mét cầu trên toàn bộ chiều dài 1.862 mét bị hỏng ) . Mặt khác cầu cũng sắp hết tuổi thọ và chỉ qua được những xe tải trọng nhẹ , khoảng 12 trở xuống . Do đó việc xây dựng những cầu vượt sông Hồng khác là cần thiết.Cầu Thăng Long hiện nay là cầu qua sông Hồng lớn nhất , bắt đầu khai thông và chuan bị hoàn thiện toàn bộ , nối hai bờ Chèm ( Từ Liêm ) và Đại Độ ( Đông Anh cách trung tâm Hà Nội 12 km.Từ năm 1979 , cầu được xây dựng với thiết kế và viện trợ của Liên Xô.


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985 Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 74: Nhà ga Hà Nội

Ảnh 75: Cầu Thăng Long

141


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

Hanoi Architectural University 2019

Ảnh 76: Bản đồ sự phát triển của thủ đô

142


Kiến trúc Hà Nội 1960 - 1985

Ảnh 77: Bản đồ sự phát triển của thủ đô

Hanoi Architectural University 2019

143


Tài liệu tham khảo Website •https://kienviet.net/2013/10/25/nguoi-ve-nhung-ngoi-nha-anh-sang/ •http://designs.vn/tin-tuc/hoa-si-to-ngoc-van-nhan-cach-lon-cua-nen-hoi-hoa-vietnam_16272.html#.XQccbo8SnDc •http://daidoanket.vn/van-hoa/kien-truc-su-hoang-nhu-tiep-doi-nguoi-doi-nghetintuc86773 •https://www.tapchikientruc.com.vn/dien-dan/nguyen-cao-luyen-nguoi-cha-decua-nen-kien-truc-hien-dai-viet-nam-1907-1987.html?fbclid=IwAR17Z6Vr_vQm31JxndSr_URJSx_3wYKhaDmrmh4vFBTlIYvTUNi34zHQfX0 Hanoi Architectural University 2019

•https://www.tapchikientruc.com.vn/tac-gia-tac-pham/kts-nguyen-truc-luyen-toida-chon-nghiep-kien-truc-de-duoc-la-chinh-minh.html •https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/nhung-nha-thiet-ke-kien-truc-viet-nam-dau-tien-ho-la-ai.html •https://www.tapchikientruc.com.vn/tin-tuc/nhung-ky-niem-khong-quen-ve-kts-viet-nam-dau-tien.html •https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/ly-luan-phe-binh-kien-truc/30nam-nhin-lai-va-trong-xa.html •https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/kien-truc-viet-nam-70-nam-donghanh-cung-dat-nuoc.html •https://ashui.com/mag/tuongtac/goc-nhin/8238-mot-nen-kien-truc-xoang-xinhnhat-cung-dang-duoc-mo-xe.html •https://www.nhandan.com.vn/vanhoa/item/3989802-.html

144


Tài liệu tham khảo

Sách •Các xu hướng kiến trúc ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20 – Tôn Thất Đại •Tư tưởng và tác phẩm của thế hệ kiến trúc sư Việt Nam thế hệ thứ nhất- PGS.TS Đặng Thái Hoàng •Kiến trúc hà nội 19-20 •Các khuynh hướng kiến trúc Việt Nam •Nửa thế kỷ kiến trúc Việt Nam

Hanoi Architectural University 2019

• The rehabilitation of the socialist collective living quarter in Hanoi- Bùi Ngọc https://issuu.com/buiphngngc/docs/final_booklet_-_soviet_collective_l

145


#01 Kiến trúc đình làng Bắc Bộ #02 Kiến trúc nhà ở dân gian đồng bằng Bắc Bộ và cấu trúc gỗ truyền thống VN #03 Kiến trúc 1 số dân tộc thiểu số #04 Phong cách kiến trúc Đông Dương và kiến trúc thuộc địa Pháp tại VN #05 Kiến trúc Vn giai đoạn 1960- 1990 và 1990- 2005


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.