Chan doan loang xuong

Page 1

PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM GIA GIẢI THƯƠNG THÀNH TỰU 2012  1. Thông tin tác giả đăng ký (hoặc đại diện nhóm tác giả): - Họ và tên: Hồ Phạm Thục Lan - Nơi công tác: Bộ môn Nội, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch; Khoa Khớp, Bệnh viện Nhân dân 115. - Địa chỉ liên hệ: LL2 Ba Vì P15 Q10 TPHCM - Số điện thoại : 0908-273-638 - Địa chỉ email: thuclanhopham@pnt.edu.vn 2. Tên đề tài/ công trình tham dự giải thưởng và đơn vị/cấp quản lý đề tài: Tên đề tài: “Xây dựng giá trị tham chiếu cho chẩn đoán loãng xương ở phụ nữ Việt Nam” Cấp quản lý đề tài: Sở Khoa học Công nghệ TP Hồ Chí Minh. 3. Các tác giả chính của đề tài/công trình: Hồ Phạm Thục Lan, Lại Quốc Thái, Mai Duy Linh, Đoàn Công Minh, Phạm Ngọc Hoa, Nguyễn Đình Nguyên, Nguyễn Văn Tuấn 4. Tóm tắt nội dung đề tài/ công trình (khoảng 500 từ): Bối cảnh và mục tiêu Loãng xương và gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh là đề tài y tế công cộng rất được quan tâm ở nước ta và trên thế giới. Nhưng hiện nay, chúng ta chưa có giá trị tham chiếu về mật độ xương (MĐX) cũng như giá trị tham chiếu về kích thước các đốt sống. Do đó nghiên cứu có 3 mục tiêu chính, nhằm xác định: 1. Trị số tham chiếu về MĐXcho chẩn đoán loãng xương; 2. Giá trị tham chiếu chiều cao đốt sống và ước tính tần suất gãy xương đốt sống bằng phương pháp định lượng;


3. Yếu tố nguy cơ liên quan đến loãng xương và gãy xương đốt sống, đặc biệt tình trạng thiếu vitamin D và markers chu chuyển xương, qua đó phát triển mô hình tiên lượng loãng xương. Phương pháp Thiết kế nghiên cứu theo mô hình nghiên cứu cắt ngang, với 1227 cá nhân từ 18 đến 89 tuổi, được chọn ngẫu nhiên từ các quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Mật độ xương: Mỗi đối tương đều được đo mật độ xương (MĐX) ở cổ xương đùi, xương cột sống thắt lưng, và toàn thân bằng máy DXA Hologic QDR 4500. Ngoài ra, dựa vào DXA scan, tất cả các đối tượng còn được tính toán tỉ trọng mỡ và lượng cơ. X quang:Tất cả đối tượng cũng được chụp X quang cột sống ngực và thắt lưng thẳng nghiêng ở tư thế chuẩn. Ở mỗi đốt sống, chúng tôi đo chiều cao trước (anterior height, Ha), chiều cao chính giữa (middle height, Hm) và chiều cao phía sau (posterior height, Hp) của mỗi đốt sống, từ T3 đến T12 và L1 đến L5. Có tất cả 51.534 đo lường trên 1227 đối tượng. Dựa vào Ha, Hp và Hm, chúng tôi tính tỉ số Ha/Hp, Hm/Hp, Hp / Hp+1, và Hp/Hp-1 cho mỗi đốt sống. Giá trị tham chiếu cho tất cả các thông số trên được phát triển bằng cách ứng dụng phương pháp thống kê số trung bình winsorized và độ lệch chuẩn. Sinh hoá:205 nam và 432 nữ được chọn ngẫu nhiên để đo nồng độ estradiol, testosterone, 25(OH)D, PTH, P1NP và betaCTX trong máu bằng kĩ thuật ECLIA. Phân tích: Mô hình hồi qui đa thức và phương pháp phân tích tái chọn mẫu được áp dụng để xác định giá trị tham chiếu về MĐX. Trong khi giá trị tham chiếu cho đốt sống được phát triển bằng cách ứng dụng phương pháp thống kê số trung bình winsorized và độ lệch chuẩn. Tỷ lệ loãng xương vàgãy xương được ước tính cho từng nhóm ở các đối tượng trên 50 tuổi. Mối tương quan giữa mật độ xương và vitamin D, P1NP và / hoặc beta-CTX được đánh giá bằng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, có điều chỉnh cho ảnh hưởng của tuổi và trọng lượng cơ thể. Ngoài ra, mô hình tiên lượng nguy cơ loãng xương cũng được phát triển dựa vào độ tuổi và trọng lượng của cá nhân. Kết quả 1.

Chúng tôi hoàn tất xây dựng giá trị tham chiếu về mật độ xương cho người Việt Nam. Ở nữ, mật độ xương đỉnh (peak bone mineral density) ở cổ xương đùi (vị trí dùng để chẩn đoán loãng xương) là 0.80 g/cm2 với độ lệch chuẩn là 0.11 g/cm2. Ở nam, mật độ xương đỉnh ở cổ xương đùi là 0.85 với độ lệch chuẩn 0.13 g/cm2.

2.

Dựa vào giá trị tham chiếu của người Việt, tỷ lệ loãng xương ở nữ và nam trên 50 tuổi lần lượt là ~30% và 10%. Tuy nhiên, dựa vào giá trị tham chiếu của máy Hologic, tỷ lệ loãng


xương ở nữ và nam lần lượt là 44% và 30%! Máy Hologic chẩn đoán quá nhiều loãng xương cho nam và nữ Việt Nam. 3.

Chúng tôi đã hoàn tất phát triển giá trị tham chiếu về hình thể xương cột sống cho người Việt Nam. Dựa vào giá trị tham chiếu chiều cao xương cột sống, tỷ lệ gãy xương đốt sống ở nữ là 26% (khoảng tin cậy 95%: 17 đến 31%), và nam là 26% (khoảng tin cậy 95%: 22 đến 31%).

4.

Tỷ lệ thiếu vitamin D (25(OH)D < 30ng/mL) ở nam là 20%, thấp hơn so với nữ 46%.

5.

Nồng độ P1NP và beta-CTX thay đổi theo độ tuổi, và mức độ biến đổi ở nữ ở cao hơn nam. Phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy chỉ có marker hủy xương beta-CTX có tương quan nghịch với mật độ xương ở cả hai vị trí cổ xương đùi và cột sống thắt lưng.

6.

Estrogen (estradiol) là yếu tố có liên quan đến mật độ xương ở cả nam và nữ.

7.

Phát triển mô hình tiên lượng nguy cơ loãng xương dựa vào hai chỉ số độ tuổi và trọng lượng. Theo mô hình này, phần lớn các phụ nữ tuổi từ 70 trở lên có nguy cơ loãng xương rất cao, nhất là đối với những phụ nữ với trọng lượng dưới 50 kg.

Kết luận 1.

Qui mô loãng xương ở Việt Nam (30% nữ và 10% nam trên 50 tuổi) tương đương với các quần thể người da trắng ở phương Tây.

2.

Tỷ lệ gãy xương đốt sống (không triệu chứng) ở người Việt cũng tương đương với các quần thể người người da trắng.

3.

Tình trạng thiếu vitamin D ở cư dân Thành phố Hồ Chí Minh rất phổ biến, và nữ giới có nguy cơ thiếu vitamin D cao hơn nam giới.

4.

Đồng thời, marker hủy xương tăng ở nữ sau mãn kinh nhiều hơn ở nam lớn tuổi, và marker hủy xương có tương quan tỷ lệ nghịch với mật độ xương tại cả hai vị trí cổ xương đùi và cột sống thắt lưng.

5.

Estrogen là một yếu tố quan trọng trong việc xác định mật độ xương ở nam giới.

6.

Có thể phát triển mô hình để tiên lượng để tiên đoán nguy cơ loãng xương cho phụ nữ Việt Nam trên 50 tuổi trong điều kiện không có máy DXA.

5. Ý nghĩa khoa học của đề tài/ công trình:


Công trình nghiên cứu là một trong những nghiên cứu đầu tiên với qui mô lớn và có hệ thống ở Việt Nam về loãng xương. Nhiều dữ liệu quan trọng được thu thập trong nghiên cứu chẳng những phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, mà còn được sử dụng cho phân tích và khai thác trong tương lai.Tất cả các thông tin và dữ liệu thu thập được liên quan đến mật độ xương, tỷ lệ gãy xương đốt sống, vitamin D, marker chu chuyển xương, gen đều hoàn toàn mới đối với Việt Nam. Công trình nghiên cứu chủ yếu ở nữ sau mãn kinh nhưng cũng bao gồm cả nam giới và đây là đặc điểm mà ít có nghiên cứu nào ở châu Á xem xét đến, do đó là một điểm mới và đóng góp quan trọng cho loãng xương. 6. Ý nghĩa thực tiễn, ứng dụng của đề tài/ công trình: Ý nghĩa thực tiễn nhất của công trình nghiên cứu là xây dựng giá trị tham chiếu và tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương, cũng như xây dựng mô hình tiên lượng loãng xương cho người Việt. Hiện nay, ở Việt Nam đã có khá nhiều máy DXA, nhưng các máy này chưa có giá trị tham chiếu cho người Việt Nam. Thay vào đó, các máy này sử dụng giá trị tham chiếu ở người nước ngoài. Do đó, có thể nói rằng việc chẩn đoán loãng xương ở Việt Nam trong thời gian qua và hiện nay chưa chính xác. Với giá trị tham chiếu này, việc chẩn đoán loãng xương ở người Việt sẽ chính xác hơn và qua đó chúng ta có thể biết được qui mô loãng xương ở nước ta. Đồng thời ở những nơi không có máy DXA, chúng tôi đã cung cấp một mô hình tiên lượng để các bác sĩ có thể sử dụng ước tính nguy cơ loãng xương cho một cá nhân. Với mô hình sàng lọc này, chúng tôi hy vọng sẽ tiết kiệm cho người dân chi phí liên quan đến đo MĐX và điều trị loãng xương. Ngoài ra, công trình nghiên cứu còn cung cấp những thông tin khoa học cho việc hoạch định các chiến lược phòng chống bệnh loãng xương ở qui mô cộng đồng. 7. Đề tài/ công trình được nghiệm thu hoặc công bố: Đề tài nghiên cứu đã qua nghiệm thu cấp Sở lần thứ nhất và nghiệm thu cấp trường lần sau cùng. Kết quả công trình đã được trình bày trong các hội nghị quốc tế và hội nghị quốc nội về loãng xương. Ngoài ra, 9 bài báo khoa học (5 trong nước, 4 quốc tế) đã được công bố trên các tạp san khoa học. Kết quả đã được công bố trên các tạp hàng đầu về loãng xương trên thế giới (Bone và Osteoporosis International). Ngoài loãng xương, công trình nghiên cứu còn được sử dụng để đánh giá béo phì và phát triển tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì. Tạp chí trong nước:


1. Hồ Phạm Thục Lan, Phạm Ngọc Hoa, Lại Quốc Thái, Nguyễn Dạ Thảo Uyên, Nguyễn Đình Nguyên, Nguyễn Văn Tuấn. Chẩn đoán loãng xương: ảnh hưởng của giá trị tham chiếu. Tạp chí Thời sự Y học, 2011, số 57, trang 3-10. 2. Hồ Phạm Thục Lan, Mai Duy Linh, Nguyễn Thị Mộng Hoàng, Phạm Ngọc Hoa, Lại Quốc Thái, Nguyễn Đình Nguyên, Nguyễn Văn Tuấn. Chẩn đoán gãy xương đốt sống I: Phát triển giá trị tham chiếu cho người Việt. Tạp chí Thời sự Y học, 2011, số 63, trang 3-10. 3. Hồ Phạm Thục Lan, Mai Duy Linh, Nguyễn Thị Mộng Hoàng, Phạm Ngọc Hoa, Lại Quốc Thái, Nguyễn Đình Nguyên, Nguyễn Văn Tuấn. Chẩn đoán gãy xương đốt sống II: Quy mô gãy xương đốt sống ở người Việt. Tạp chí Thời sự Y học, 2011, số 63, trang 11-16. 4. Hồ Phạm Thục Lan, Đoàn Công Minh, Phạm Ngọc Khánh, Phạm Ngọc Hoa, Nguyễn Đình Nguyên, Nguyễn Văn Tuấn. Phát triển tiêu chuẩn tỉ trọng mỡ cơ thể cho chẩn đoán béo phì ở người Việt. Tạp chí Thời sự Y học, 2011, số 59, trang 3-9. 5. Hồ Phạm Thục Lan, Nguyễn Văn Tuấn. Sinh lý học loãng xương. Tạp chí Thời sự Y học, 2011, số 62, trang 22-28. Tạp chí quốc tế: 6. Ho-Pham LT, Nguyen UD, Pham HN, Nguyen ND, Nguyen TV. Reference ranges for bone mineral density and prevalence of osteoporosis in Vietnamese men and women. BMC Musculoskeletal Disorders 2011 Aug 10;12:182. 7. Ho-Pham LT, Campbell LV, Nguyen TV. More on body fat cutoff points. Mayo Clinic Proceedings 2011 Jun;86(6):584-5. 8. Ho-Pham LT, Nguyen ND, Lai TQ, Eisman JA, Nguyen TV. Vitamin D status and parathyroid hormone in a urban population in Vietnam. Osteoporosis International 2011 Jan;22(1):241-8. 9. Ho-Pham LT, Mai DL, Pham HN, Nguyen ND, Nguyen TV. Reference Ranges for Vertebral Heights and Prevalence of Asymptomatic (Undiagnosed) Vertebral Fracture in Vietnamese Men and Women. Osteoporosis International 2012 (đang bình duyệt). Công trình báo cáo tại các hội nghị trong và ngoài nước Báo cáo hội nghị khoa học trong nước:


1. Hồ Phạm Thục Lan, Phạm Ngọc Hoa, Nguyễn Đình Nguyên, Nguyễn Văn Tuấn. Giá trị tham chiếu cho chẩn đoán loãng xương ở người Việt. Báo cáo trình bày trong Hội nghị Loãng xương. Cần Thơ, 8/2010 và Hội nghị Nội tiết , TP Hồ Chí Minh 9/2010. 2. Mai Duy Linh, Hồ Phạm Thục Lan, Nguyễn Đình Nguyên, Nguyễn Văn Tuấn. Chẩn đoán gãy xương đốt sống: giá trị tham chiếu và quy mô. Báo cáo trình bày trong Hội nghị Loãng xương. Hội An, 12-13/8/2011. 3. Hồ Phạm Thục Lan. Thiếu vitamin D và yếu tố nguy cơ tại Việt Nam. Báo cáo trình bày trong Hội nghị Loãng xương. Hội An, 12-13/8/2011. 4. Hồ Phạm Thục Lan, Nguyễn Thanh Tòng, Nguyễn Đình Nguyên, Nguyễn Văn Tuấn. Markers chu chuyển xương và mật độ xương ở nam và nữ. Báo cáo trình bày trong Hội nghị Loãng xương. Hội An, 12-13/8/2011. 5. Hồ Phạm Thục Lan, Nguyễn Thanh Tòng, Nguyễn Đình Nguyên, Nguyễn Văn Tuấn. Tác động của estrogen trên mật độ xương ở nam và nữ. Báo cáo trình bày trong Hội nghị Loãng xương. Hội An, 12-13/8/2011. 6. Hồ Phạm Thục Lan, Nguyễn Văn Tuấn. Một cách tiếp cận sinh lý học cho xương chắc khoẻ hơn . Báo cáo trình bày trong Hội nghị Pháp Việt Thành phố Hồ Chí Minh (Servier), 2/2011. 7. Đoàn Công Minh, Phạm Ngọc Hoa, Nguyễn Văn Tuấn, Hồ Phạm Thục Lan. Tình trạng thiếu cơ (sarcopenia) ở Việt Nam. Báo cáo trình bày trong Hội nghị Loãng xương. Phan Thiết, 12-13/8/2012. 8. Lại Quốc Thái, Sầm Vĩnh Lộc, Nguyễn Văn Tuấn, Hồ Phạm Thục Lan. Mối liên quan giữa khối lượng cơ và sức cơ ở người Việt Nam. Báo cáo trình bày trong Hội nghị Loãng xương. Phan Thiết, 12-13/8/2012. 9. Hồ Phạm Thục Lan. . Markers chu chuyển xương ở người Việt. Báo cáo trình bày trong Hội nghị Loãng xương. Phan Thiết, 12-13/8/2012. Báo cáo hội nghị khoa học quốc tế: 1. Lan T. Ho-Pham, Thai Q. Lai, Tong T. Nguyen, Tuan V. Nguyen. Osteoporosis in men in Vietnam: effect of vitamin D. Abstract presented at the 32nd Annual Scientific Meeting of the American Society of Bone and Mineral Research, Toronto, Canada 2010. 2. Lan T. Ho-Pham, Tong T. Nguyen, Nguyen D. Nguyen, Tuan V. Nguyen. Relative contributions of estradiol to the determination of bone mineral density in Vietnamese men


and women. Abstract presented at the 33rd Annual Scientific Meeting of the American Society of Bone and Mineral Research, San Diago, US 2011. 3. Lan T. Ho-Pham, Nguyen PL, Le TT, Doan TA, Tran NT, Le TA, Nguyen TV. Veganism: Osteoporosis and Vertebral fracture. Oral presentationatthe 2nd Congress of the Strong Bone Asia Conference, Ho Chi Minh City, Vietnam 2008. 4. Lan T. Ho-Pham. Osteoporosis: Prevalence and Risk factors. Oral presented in the 16th Congress of the ASEAN Federation of Endocrine Societies, Ho Chi Minh city, Vietnam 2011. 5. Lan T Ho-Pham. Vitamin D status in Asia. Invited Lecturein the 3th Strong Bone Asia, Bangkok, Thailand 2012. Thông tin khác về đề tài/ công trình: •

Đề tài nghiên cứu cấp thành phố do Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM quản lý.

Đề tài vận động kinh phí từ nhiều nguồn: Sở Khoa học công nghệ TPHCM, Chương trình hợp tác Việt Bỉ, Trung Tâm chẩn đoán Y khoa Hòa Hảo, công ty Roche Diagnostic.

Đề tài được hỗ trợ từ nhiều cá nhân và đơn vị: các cộng đồng tôn giáo, sinh viên trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, tập thể Bác sĩ khoa Cơ Xương Khớp, BV Nhân Dân 115.

8. Đính kèm báo cáo đầy đủ (full-text) toàn văn đề tài/công trình và các bài đăng báo


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.