Ho tro hoat hoa nhan tao

Page 1

PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM GIA GIẢI THƯỞNG THÀNH TỰU 2012  1. Thông tin tác giả đăng ký (hoặc đại diện nhóm tác giả): - Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Lan - Nơi công tác: IVFAS (Bệnh viện An Sinh); CGRH (Khoa Y, ĐHQG TPHCM) - Địa chỉ liên hệ: 10 Trần Huy Liệu, Quận Phú Nhuận, TPHCM - Số điện thoại : 090 88 77 197 - Địa chỉ email: thulannt@yahoo.com 2. Tên đề tài/ công trình tham dự giải thưởng và đơn vị/ cấp quản lý đề tài: Hiệu quả hỗ trợ hoạt hóa noãn nhân tạo bằng Calcium Ionophore cho các trường hợp bất thường tinh trùng nặng. 3. Các tác giả chính của đề tài/ công trình: Hồ Mạnh Tường, Nguyễn Thị Thu Lan, Mai Công Minh Tâm, Trương Thị Thanh Bình, Huỳnh Gia Bảo, Hà Thanh Quế 4. Tóm tắt nội dung đề tài/ công trình: Đây là nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng (RCT) đầu tiên với cỡ mẫu lớn, sử dụng noãn trên cùng một bệnh nhân cho nhóm điều trị và nhóm chứng (sibling oocytes), nhằm đánh giá hiệu quả của Calcium Ionophore trong hỗ trợ hoạt hóa noãn (AOA – artificial oocyte activation) cho những trường hợp bất thường tinh trùng nặng. MỤC TIÊU: Đánh giá hiệu quả của Calcium Ionophore A23187 trong hỗ trợ hoạt hóa noãn nhân tạo cho những trường hợp bệnh nhân có bất thường tinh trùng nặng. PHƯƠNG PHÁP: Noãn của cùng một bệnh nhân (sibling oocytes) được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm. Nhóm 1 gồm các noãn sẽ được xử lý với 10μM Calcium Ionophore A23187 ngay sau ICSI (nhóm ICSI-AOA) và nhóm 2 gồm các


noãn được ICSI theo qui trình thường qui (nhóm chứng). Tỉ lệ thụ tinh sau ICSI và tỉ lệ phôi có chất lượng khá/ tốt được sử dụng để đánh giá kết quả. KẾT QUẢ: 1.588 noãn từ 101 chu kỳ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm do bất thường tinh trùng nặng. Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ thụ tinh của noãn sau ICSI ở nhóm ICSI-AOA cao hơn đáng kể so với noãn ở nhóm chứng (P < 0,001), trong khi đó, tỉ lệ phôi có chất lượng khá/ tốt tương đương giữa 2 nhóm. KẾT LUẬN: Kết quả nghiên cứu cho thấy việc kết hợp AOA với ICSI làm tăng đáng kể tỉ lệ thụ tinh giữa noãn và tinh trùng trong những trường hợp bất thường tinh trùng nặng và có thể ứng dụng trong điều trị lâm sàng. Đây là một trong những nghiên cứu có thiết kế mạnh và cỡ mẫu lớn nhất trên thế giới hiện nay về vấn đề này. Đề tài đã được nghiệm thu tại Hội đồng nghiệm thu đề tài của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả đề tài đã báo cáo tại các hội nghị trong nước, hội nghị khu vực Châu Á, và đăng trên tạp chí Y học trong nước. 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài/ công trình: Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu RCT có cỡ mẫu lớn và thiết kế mạnh do sử dụng noãn ở 2 nhóm nghiên cứu là từ một bệnh nhân (sibling oocytes). Đây được xem là thiết kệ chuẩn nhất để đánh giá hiệu quả kỹ thuật này. Nghiên cứu có cỡ mẫu lớn nhất so với các báo cáo trên y văn thế giới. Chúng tôi chứng minh được AOA có hiệu quả cải thiện tỉ lệ thụ tinh trên những trường hợp bất thường tinh trùng nặng, hiệu quả càng rõ ràng hơn trong những trường hợp bất thường tinh trùng rất nặng. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về kỹ thuật này. Các kết quả nghiên cứu đã được báo cáo (oral) tại hội nghị khu vực, cũng như quốc tế và được đồng nghiệp đánh giá cao. Việc hoàn thành và báo cáo kết quả nghiên cứu tại nhiều hội nghị khu vực, quốc tế giúp tăng cường hội nhập và nâng cao uy tín của y học Việt Nam trong lãnh vực Hỗ trợ sinh sản. Phương pháp hỗ trợ hoạt hóa noãn (AOA) bằng calcium ionophore được áp dụng rộng rãi trên thế giới từ hơn 10 năm qua để cải thiện tỉ lệ thụ tinh ở noãn và sự phát triển của phôi ở những trường hợp bất thường thụ tinh. Tuy nhiên, phần lớn những báo cáo về phương pháp này chủ yếu là các báo cáo nhân 1 trường hợp thành công hoặc loạt ca, chỉ có một vài số nghiên cứu thử nghiệm có nhóm chứng. Mặc dù đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới, hiệu quả của kỹ thuật này vẫn chưa được chứng minh rõ ràng theo quan điểm y học thực chứng.


Nghiên cứu này góp phần bổ sung bằng chứng chứng minh hiệu quả điều trị của kỹ thuật AOA. 6. Ý nghĩa thực tiễn, ứng dụng của đề tài/ công trình: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vào điều trị y học. Đây là một trong những hướng nghiên cứu được khuyến khích trong chủ trương phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam. Tại Việt Nam, kỹ thuật ICSI được áp dụng thành công từ năm 1998. Hiện nay, ICSI đã trở thành kỹ thuật thường qui và phổ biến tại tất cả các trung tâm TTTON của cả nước. Ước tính mỗi năm có 4000 – 5000 trường hợp được thực hiện TTTON bằng phương pháp ICSI. Với tỉ lệ thất bại thụ tinh hoàn toàn từ 23%, như vậy hàng năm có khoảng 50 – 200 trường hợp bệnh nhân hoàn toàn không có phôi để chuyển sau 1 chu kỳ điều trị. Trước đây, đối với những trường hợp đặc biệt này, để việc điều trị hiệu quả hơn, các bác sĩ phải đề nghị bệnh nhân xin tinh trùng từ những người đàn ông khác có khả năng sinh sản bình thường. Sự thành công trong việc áp dụng phương pháp AOA vào TTTON có thể giúp được nhiều bệnh nhân khắc phục được nguy cơ thất bại sau điều trị do thất bại thụ tinh giữa noãn và tinh trùng và có được đứa con của chính mình. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu chứng minh được hiệu quả của AOA trên đối tượng bệnh nhân của chúng ta trong điều kiện cụ thể Việt nam. Do đó, phương pháp này rất phù hợp để chuyển giao cho các trung tâm TTTON khác trong cả nước để áp dụng trong thực hành lâm sàng. Tại hội thảo tập huấn về kỹ thuật ICSI do HOSREM tổ chức vào tháng 11/2011, kỹ thuật cũng đã được giới thiệu và chuyển giao cho các đồng nghiệp trong cả nước. Hiện nay, chúng tôi đang hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cho một số đồng nghiệp trong khu vực. 7. Đề tài/ công trình được nghiệm thu hoặc công bố ở đâu? (hội nghị, hội thảo, tạp chí, sách… ghi rõ chi tiết và đính kèm bảng photocopy tài liệu hội nghị, tạp chí hoặc báo cáo nghiệm thu): - Hội nghị lần thứ 8, Hội Sinh sản và Vô sinh khu vực Thái Bình Dương (PRSFS), Hong Kong, tháng 5/2011 (báo cáo loạt ca, được chọn 1 trong 5 báo cáo nghiên cứu hay nhất của hội nghị). “Selecting immotile sperm for ICSI by using HypoOsmotic Swelling Test (HOST) combined with Artificial Oocyte Activation (AOA) after ICSI: A case series”.


- Hội thảo IVF Expert meeting lần 7 (tháng 8/2011) (báo cáo poster) - Hội thảo thực hành Vi thao tác (tháng 11/ 2011) (báo cáo hội trường và chuyển giao công nghệ) - Hội nghị Khoa học thường niên, Đại học Y dược – TpHCM (tháng 1/ 2012) (báo cáo hội trường, chuyên đề Phụ Sản) - Hội thảo “Second Fundamental in Reproductive Endocrinology”, Tháng 3/2012. Penang, Malaysia (Invited Speaker) - Hội nghị lần thứ 4 Hội Sinh sản Châu Á Thái Bình Dương (ASPIRE), tại Nhật (tháng 9/ 2012) (báo cáo hội trường) - Tạp chí Thời sự Y học (Số 66, trang 3 – 6, tháng 11/ 2011) 8. Thông tin khác về đề tài/ công trình: - Đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia TpHCM quản lý (tương đương cấp Bộ) - Đề tài vận động kinh phí và nhân sự từ nhiều nguồn: Đại học Quốc gia TPHCM, Bệnh viện An Sinh, các công ty dược phẩm và sản phẩm sinh học: xã hội hóa và tận dụng nhiều nguồn lực công, tư để triển khai nghiên cứu khoa học.

9. Đính kèm bảng báo cáo đầy đủ (full-text) toàn văn đề tài/ công trình (bài đăng báo hoặc báo cáo nghiệm thu) Toàn văn đề tài đã nghiệm thu tại Đại học Quốc gia TPHCM. Tóm tắt báo cáo tại hội nghị khu vực, quốc tế.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.