Bài báo cáo Hội nghị Nam học và Vô sinh nam

Page 1

Oligo-Astheno-Teratozoospermia có giãn tĩnh mạch thừng tinh: hiệu quả điều trị của vi phẫu cột tĩnh mạch tinh giãn Tăng Quang Thái, Lê Đăng Khoa, Trương Mộng Nghi, Trần Bảo Ngọc, Thái Hoàng Hạnh Nhung, Tề Thị Phương Thảo.

Andrology Clinic


NỘI DUNG 1. GIỚI THIỆU 2. MỤC TIÊU 3. PHƯƠNG PHÁP 4. KẾT QUẢ - BÀN LUẬN 5. KẾT LUẬN


GIỚI THIỆU Vô sinh chiếm 07-10 % cặp vợ chồng 10% 10% 40%

40%

Nam Nữ Nam + Nữ CRNN

Biểu đồ: Tỉ lệ nguyên nhân vô sinh


GIỚI THIỆU

Trong 40% vô sinh do nam: - GTMTT: 20-40% (Dubin và Amelar 1977; Marks và cs 1986). - Cơ chế ảnh hưởng: chưa rõ nhưng là yếu tố làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng (Howards, 1995; David K Gardner,2009).

- Một số nghiên cứu cho rằng: điều trị GTMTT đem lại lợi ích cho bệnh nhân vô sinh nam. (Cocuzza et al., 2008). - Còn nhiều tranh luận trong lựa chọn, phối hợp các phương pháp điều trị (Evers JLH 2010).


GIỚI THIỆU

Điều trị bao gồm: nội khoa và ngoại khoa • Thay đổi lối sống • Thuốc uống hướng mạch máu • Thuốc chống oxy hoá, kháng gốc tự do • Phẫu thuật cột/cắt tĩnh mạch tinh giãn

Tại Việt Nam, hiện còn ít nghiên cứu lâm sàng so sánh và đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị này.

5


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đánh giá hiệu quả điều trị Vi phẫu cột tĩnh mạch tinh giãn so với Thay đổi lối sống dựa trên tinh dịch đồ bệnh nhân vô sinh nam có: + Oligo-Astheno-Teratozoospermia (OAT) + Giãn tĩnh mạch tinh (GTMT).


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Sơ đồ chọn mẫu 163 cặp vô sinh do vô sinh nam Tiêu chuẩn chọn mẫu 59 cặp OAT + GTMT Vi phẫu cột tĩnh mạch tinh giãn

Thay đổi lối sống

Tinh dịch đồ được thực hiện mỗi tháng trong suốt quá trình theo dõi, kéo dài 03 tháng sau can thiệp. Các biến số được phân tích bằng SPSS ver.18.


KẾT QUẢ – BÀN LUẬN Bảng 1. Đặc điểm của mẫu trong hai nhóm trước khi can thiệp Các đặc điểm

Thay đổi lối sống (N = 31)

Vi phẫu (N = 28)

Tuổi

31,45

± 4,30

30,82

± 4,70

Thời gian mong con

32,10

± 20,89

35,43

± 31,27

Tiền căn hút thuốc nhiều

26

(83,87 %)

24

(85,71 %)

Thể tích tinh hoàn trái

12,19

± 4,25

11,96

± 3,98

Thể tích tinh hoàn phải

12,87

± 4,01

13,04

± 3,43

Mức độ GTMT trái

1,55

± 0,57

2,36

± 0,68

Mức độ GTMT phải

0,97

± 0,60

1,18

± 0,86

FSH

6,22

± 2,41

9,00

± 5,14

LH

5,63

± 1,99

5,39

± 1,74

Testosterone

4,76

± 2,48

4,46

± 2,02 8


KẾT QUẢ – BÀN LUẬN Bảng 2: Hiệu quả của thay đổi lối sống trên bệnh nhân OAT có GTMT

Các chỉ số

Trước can thiệp

Thay đổi lối sống

Độ chênh

P

Mật độ tinh trùng

5,53 ± 1,56

7,02 ± 1,82

2,5 ± 3,2

0,220

Độ di động tiến tới (%)

17,18 ± 5,62

18,21 ± 4,30

2,66 ± 0,96

0,232

Hình thái bình thường (%)

1,42 ± 0,26

1,89 ± 0,62

0,33 ± 0,68

0,173

(106 TT/ml)

9


KẾT QUẢ – BÀN LUẬN Bảng 3: Hiệu quả của vi phẫu cột tm tinh giãn trên bệnh nhân OAT có GTMT

Các chỉ số

Trước can thiệp

Vi phẫu

Độ chênh

P

Mật độ tinh trùng

6,80 ± 1,50

12,97 ± 2,18

9,5 ± 3,77

< 0,0001

Độ di động tiến tới (%)

15,16 ± 5,50

22,06 ± 4,46

6,33 ± 2,82

0,034

Hình thái bình thường (%)

1,35 ± 0,96

2,35 ± 0,88

1,53 ± 0,94

0,032

(106 TT/ml)

10


KẾT QUẢ – BÀN LUẬN Khi so sánh vi phẫu cột giãn tĩnh mạch tinh giãn và các biện pháp thay đổi lối sống cho kết quả: o Mật độ tinh trùng nhóm vi phẫu cao hơn 8,13 x 106/ml (P < 0,0001). o Độ di động tiến tới nhóm vi phẫu cao hơn 4,15 % (P=0,076) o Tỉ lệ hình thái bình thường nhóm vi phẫu cao hơn 0.50 % (P=0,354).

11


KẾT QUẢ – BÀN LUẬN Bảng 4: So sánh kết quả nghiên cứu ở nhóm vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn

Độ cải thiện

Agarwal et al., 2007

NC của chúng tôi

Mật độ tinh trùng (106 TT/ml)

9,71 ± 2,37

9,5 ± 3,77

Độ di động tiến tới (%)

9,92 ± 5,03

6,33 ± 2,82

Hình thái bình thường (%)

3,16 ± 2,44

1,53 ± 0,94

12


KẾT QUẢ – BÀN LUẬN

Mật độ tinh trùng và phẫu thuật GTMT: - Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện nhưng đa phần không phải RCT. - Schlesinger và cs (1994) tổng hợp số liệu của 1077 bệnh nhân cho thấy PT GTMT có làm tăng Mật độ tinh trùng (có ý nghĩa thống kê) - Dubin và Amelar (1977), Matkov và cs (1985), Kamal và cs (2001), Fujisawa (2002) cho kết quả độ tăng về mật độ tinh trùng sẽ không nhiều trong nhóm GTMT có mật độ từ < 5 triệu – 10 triệu TT/ml

13


KẾT QUẢ – BÀN LUẬN

Độ di động của tinh trùng và phẫu thuật GTMT: - 19% bệnh nhân vô sinh có bất thường về độ di động tinh trùng (Boman và cs 2008) - Độ di động của tinh trùng là một trong những yếu tố tiên lượng có thai (Flacke, 2008) - Villar, 2004: phẫu thuật GTMT cho tỉ lệ thành công 97,8% làm tăng độ di động tinh trùng có ý nghĩa thông kê. - Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ có thai trong nhóm không phẫu thuật và sau phẫu thuật tăng lên (32-39% tăng lên 45-61%) (Schlesinger và cs 1994, Schatte và cs 1998, Boman và cs 2008)

14


KẾT QUẢ – BÀN LUẬN

Hình thái bình thường và phẫu thuật GTMT: - Kibar và cs. (2002): cải thiện hình thái học đáng kể trong nhóm oligospermia (5-20 triệu/mL) sau phẫu thuật. - Okeke và cs. (2007): tinh dịch đồ cải thiện mật độ, độ di động nhưng hình thái học thì không tăng. - Flacke (2008), Paradiso (2008), Di Bisceglie (2003), Polito (2004): cũng cho kết quả hình thái tinh trùng có cải thiện nhưng không có ý nghĩa thống kê.

15


KẾT LUẬN Vi phẫu cột tĩnh mạch tinh giãn là một trong những phương pháp điều trị có hiệu quả, có cải thiện trên số lượng và chất lượng tinh trùng. Thay đổi lối sống cũng có giá trị như phương pháp điều trị không dùng thuốc. Cần có những nghiên cứu tiếp theo với cỡ mẫu lớn hơn, thời gian theo dõi dài hơn Việc giáo dục sức khoẻ và duy trì lối sống lành mạnh có thể góp phần tăng chất lượng tinh trùng trong cộng đồng chung. 16


CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE !

PHÒNG KHÁM NAM KHOA – BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG Lầu 4 – Số 9, Lý Thường Kiệt, P.12, Q.5. Tp Hồ Chí Minh 17


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.