3 minute read

1.1.1. Mục đích học phần Luật Môi trường

Next Article
KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

trường, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động trong xử lý vi phạm pháp luật môi trường và giải quyết tranh chấp môi trường.

Ba là, trên tất cả, các tác giả mong muốn đề tài trở thành nguồn tài liệu cần thiết cho cả sinh viên và giảng viên trong trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

Advertisement

3.2. Mục tiêu cụ thể Việc giảng dạy các học phần nói chung trong chương trình giáo dục đại học nói chung, trong đó có học phần Luật Môi trường luôn hướng đến việc đặt ra những yêu cầu đối với người học ở cả 3 góc độ: nội dung, kiến thức và kỹ năng. Dựa trên cơ sở này, tiếp cận bộ tình huống điển hình nảy sinh trong quan hệ môi trường hướng đến thực hiện các mục tiêu cụ thể gồm:

Thứ nhất, về nội dung. Các tình huống điển hình được đưa ra tập trung vào các nhóm vấn đề sau: + Tình huống điển hình trong kiểm soát ô nhiễm môi trường + Tình huống điển hình trong đánh giá môi trường + Tình huống điển hình trong bảo tồn đa dạng sinh học + Tình huống điển hình trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên + Tình huống điển hình trong xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp môi trường Với việc tìm hiểu, nghiên cứu các chất liệu thực tế về các tình huống phát sinh trong lĩnh vực môi trường được ghi nhận trong các bản án, quyết định có hiệu lực của các cơ quan được nhà nước trao quyền hướng đến xây dựng môi trường học tập năng động, sáng tạo, học tập lý thuyết đi đôi với thực tiễn đời sống, “học đi đôi với hành”, đáp ứng khả năng nhanh nhạy trong nhận diện, nắm bắt vấn đề mà xã hội hiện đại yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phải đáp ứng. Điều này hoàn toàn phù hợp với sứ mạng Trường Đại học Luật, Đại học Huế đặt ra và hướng đến thực hiện.

10

Thứ hai, về kiến thức. Thông qua các tình huống điển hình phát sinh trong các nhóm vấn đề, sinh viên cần đạt được những kết quả sau: - Nắm và thông hiểu được những vấn đề nền tảng liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường cũng như hành lang pháp lý về quản lý và bảo vệ môi trường sinh thái; - Nắm bắt được các nguyên tắc quan trọng trong quan hệ pháp luật về môi trường, làm nền tảng điều chỉnh cho các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình quản lý, tiếp cận, khai thác, sử dụng các thành phần môi trường; - Nắm bắt và hiểu rõ bản chất của yêu cầu phát triển bền vững, hiểu rõ vai trò chi phối của nguyên tắc này trong việc quản lý và bảo vệ môi trường; - Nắm được các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường được ghi nhận trong Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản điều chỉnh đặc thù các thành phần môi trường như Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước, Luật Lâm nghiệp, Luật Đa dạng sinh học cũng như các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành... Qua đó rèn luyện khả năng đánh giá tính khả thi của các quy định đó trên thực tế. - Nhận diện được các hành vi gây ra những hệ lụy tiêu cực đến môi trường sinh thái cũng những hành vi tiềm tàng gây ra những nguy hại đối với việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng dân cư được bảo vệ; - Nắm được các phương thức, cơ chế đặc thù trong giải quyết tranh chấp môi trường, đáp ứng đồng thời khôi phục lại các giá trị sinh thái đã mất do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể bị ảnh hưởng từ hệ lụy môi trường.

Thứ ba, về kỹ năng. Nếu như các kiến thức pháp lý đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tri thức pháp lý, làm tiền đề cho việc định hướng, giải quyết vấn đề phù hợp với cách

11

This article is from: