4 minute read

1.2.2. Kỹ năng lập luận

Next Article
KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

người học các kiến thức nền tảng về hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường là thực sự cần thiết. Đây là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo được nhà trường ban hành, áp dụng đối với sinh viên ngành Luật và ngành Luật Kinh tế. Thông qua học phần này, nhà trường hướng đến thực hiện những mục đích sau:

Thứ nhất, trang bị cho sinh viên hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam được áp dụng để quản lý và bảo vệ môi trường sinh thái. Nhìn nhận cơ bản, chế định pháp luật về bảo vệ môi trường tập trung điều chỉnh các nhóm vấn đề lớn gồm: kiểm soát ô nhiễm môi trường, đánh giá môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp môi trường. Sau khi kết thúc học phần, sinh viên phải nắm bắt được các vấn đề lý luận nền tảng được sử dụng để vận hành các cơ chế pháp lý được sử dụng để điều chỉnh các vấn đề nói trên.

Advertisement

Thứ hai, cung cấp cho sinh viên góc nhìn thực tiễn từ quá trình thi hành, đưa pháp luật vào cuộc sống. Thông qua việc nghiên cứu, đánh giá tính ứng dụng các quy phạm pháp luật vào đời sống giúp sinh viên nhận ra được tính “hạn chế” trong các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành nói chung, pháp luật về bảo vệ môi trường nói riêng. Các quy định được thiết lập nhưng không đi kèm với cơ chế “khả thi” khiến khoảng cách từ các quy định đơn thuần đến hiệu quả triển khai, thi hành trong thực tế ngày càng xa. Với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, sinh viên là chủ thể trung tâm của hoạt động dạy và học, hoạt động cung cấp thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên thực tế có ý nghĩa trong kích thích tính tư duy, sáng tạo, kịp thời, nhanh nhạy trong phát hiện vấn đề còn vướng mắc để từ đó tự lĩnh hội được những hạn chế trong quá trình đưa pháp luật vào đời sống. Với phương pháp này, sinh viên dễ dàng tiếp thu, nắm bắt và ghi nhớ có hiệu quả các vấn đề được trao đổi. Đòi hỏi của mô hình này, sinh viên buộc phải có thái độ học tập đúng đắn để thu lại hiệu quả trong tiếp nhận kiến thức.

Thứ ba, rèn luyện cho sinh viên kỹ năng lập luận, đưa ra giải pháp nhằm hoàn

16

thiện pháp luật về bảo vệ môi trường và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trên thực tế. Trên cơ sở các quy định của pháp luật được sử dụng để điều chỉnh tương ứng các vấn đề phát sinh trong quan hệ pháp luật về bảo vệ môi trường, dưới sự dẫn dắt của giảng viên, sinh viên chủ động thực hiện các đề tài nghiên cứu về vấn đề đánh giá tính hiệu quả trong áp dụng pháp luật vào điều chỉnh các vấn đề môi trường phát sinh từ chất liệu đời sống. Thông qua các hạn chế được nhìn nhận qua quá trình này, sinh viên tự đề xuất, đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề, trước nhất là hướng đến sự đồng bộ của toàn hệ thống pháp luật Việt Nam, sau nữa là việc nâng cao hiệu quả áp dụng các chế định pháp lý vào cuộc sống và vận hành hiệu quả. Đây là những chuẩn bị cần thiết cho sinh viên luật sau khi ra trường, biết cách lập luận, phát hiện vấn đề và định hướng giải quyết giúp đảm bảo tính hiệu quả trong công việc. 1.1.2. Yêu cầu đối với việc nghiên cứu Bộ tình huống điển hình học phần Luật Môi trường Để đảm bảo sự thuận lợi và hiệu quả trong quá trình áp dụng Bộ tình huống điển hình học phần Luật Môi trường trên thực tế, một số yêu cầu đặt ra đối với các chủ thể tiếp cận như sau: * Đối với giảng viên - Các nội dung trong Bộ tình huống điển hình được biên soạn, chuẩn bị trên cơ sở gắn liền các kiến thức lý luận và các tình huống thực tiễn cho sinh viên tiếp cận giải quyết. Các câu hỏi lý thuyết và tình huống thực tiễn phải đáp ứng tính bám sát, phù hợp với chương trình đào tạo học phần Luật Môi trường đã được công bố, đáp ứng các yêu cầu của chuẩn đầu ra. Nội dung các vấn đề tập trung vào các nhóm quan hệ chính trong lĩnh vực môi trường gồm: i) Kiểm soát ô nhiễm môi trường; ii) Bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học và các tài nguyên thiên nhiên khác; iii) Quản lý nhà nước về đánh giá môi trường và iv) Xử lý vi phạm pháp luật môi trường và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Các vấn đề phải phản ánh được bản

17

This article is from: