5 minute read

trường

Next Article
KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

xử sự được cộng đồng xã hội thừa nhận rộng rãi thì hệ thống các kỹ năng lại không chỉ thiếu trong việc quyết định đến khả năng nhanh nhạy trong nắm bắt, giải quyết linh hoạt các vấn đề trên thực tiễn. Áp dụng hiệu quả các tình huống điển hình trong quá trình dạy – học học phần Luật Môi trường sẽ tạo điều kiện giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp quan trọng gồm: - Kỹ năng phát hiện vấn đề cần giải quyết; - Kỹ năng lập luận; - Kỹ năng đặt câu hỏi; - Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án; - Kỹ năng soạn thảo văn bản. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài hướng đến thực hiện hoạt động nghiên cứu tập trung vào các đối tượng chính cụ thể: - Nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam cũng như hệ thống pháp lý quốc tế (Các Công ước, Điều ước quốc tế...) trong lĩnh vực môi trường - Tiếp cận nội dung các bản án, quyết định có hiệu lực pháp lý trên thực tế của cơ quan được nhà nước trao quyền; tiếp cận với các tình huống giả định mang tính điển hình được đặt ra; - Nghiên cứu, tiếp cận và học hỏi cách thức giải quyết tình huống thực tiễn phát sinh, tiếp thu có chọn lọc các quan điểm nghiên cứu đã tồn tại. - Tiếp cận, tìm hiểu, phân tích, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm từ nhu cầu của người học, người nghiên cứu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Đề tài đưa ra các tình huống điển hình phát sinh trong quan hệ pháp luật về môi trường, trên cơ sở đó tiến hành nghiên cứu và hướng tới áp dụng, phục vụ giảng dạy và nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên trường Đại

12

Advertisement

học Luật, Đại học Huế. - Địa bàn nghiên cứu: Áp dụng giảng dạy thử nghiệm và đánh giá kết quả tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế. - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng hệ thống pháp luật về môi trường từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 phát sinh hiệu lực điều chỉnh đến tháng 9/2019. 5. Phương pháp nghiên cứu Với các mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, trong quá trình tiến hành biên soạn, áp dụng bộ tình huống điển hình và tiến hành giảng dạy học phần Luật Môi trường tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế, nhóm tác giả sử dụng đồng thời các phương pháp chính sau: - Phương pháp thu thập tài liệu: Đề tài tiến hành việc thu thập các thông tin, tài liệu, văn bản pháp luật, các kết quả nghiên cứu và các bản án quyết định của Tòa án, quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở các chất liệu nghiên cứu thu thập được, nhóm tác giả tiến hành việc đánh giá, phân loại, chọn lọc các tình huống điển hình đưa vào Bộ tình huống. Trên cơ sở đó, tùy thuộc vào đối tượng của hành vi xâm phạm đến mà đưa các tình huống đó vào các nhóm hành vi cụ thể,tạo cơ chế thuận tiện cho quá trình tiếp cận, nghiên cứu. - Phương pháp điều tra, phỏng vấn, lấy ý kiến: Quá trình tập hợp, chọn lựa các tình huống điển hình của nhóm tác giả chưa thể đáp ứng điều kiện cần và đủ để đánh giá tính hiệu quả của quá trình giảng dạy, yếu tố đánh giá khách quan từ người học, người nghiên cứu trở thành một nguồn quan trọng để đánh giá toàn diện vấn đề hiệu quả áp dụng. Nhìn nhận vấn đề này, trong quá trình thực hiện Bộ tình huống điển hình cũng như hoạt động tiến hành giảng dạy thử nghiệm trên thực tế, các tác giả của đề tài tiến hành soạn thảo các bảng hỏi, thu thập ý kiến đánh giá khách quan của các đối tượng khác nhau khi tiếp cận đến Bộ tình huống. Các câu hỏi tập trung làm

13

rõ các vấn đề gồm: cách thức sử dụng Bộ tình huống vào giảng dạy của giảng viên; phương thức sử dụng Bộ tình huống của người học và những đánh giá khách quan của người học về các ưu điểm mà Bộ tình huống mang lại cũng như những hạn chế còn tồn tại cần khắc phục. Từ ý kiến thu thập được, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc, nhóm nghiên cứu có cơ sở vững chắc để tiến hành bổ sung, chỉnh sửa Bộ tình huống điển hình sao cho việc áp dụng vào hoạt động giảng dạy đạt hiệu quả tốt nhất. - Phương pháp xử lý thống kê: Trên cơ sở các ý kiến phản hồi thu thập được từ các đối tượng sau quá trình tiếp cận nội dung Bộ tình huống điển hình, nhóm tác giả sử dụng phương pháp thống kê trực quan, minh họa các kết quả phản hồi thông qua các hình ảnh, biểu đồ để dễ dàng đánh giá, phân tích, nhìn nhận vấn đề. Mỗi phương pháp trên đều đóng một vai trò quan trọng, thực hiện mục tiêu đề tài hướng đến vì vậy, đề tài không áp dụng đơn lẻ một phương pháp nào mà thay vào đó kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt các phương pháp để đạt được mục tiêu cụ thể đặt ra.

Chương 1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU BỘ TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH HỌC PHẦN LUẬT MÔI TRƯỜNG 1.1. Mục đích học phần Luật Môi trường và yêu cầu đối với việc nghiên cứu Bộ tình huống điển hình học phần Luật Môi trường

14

This article is from: