Số
2312/2013
?
Chứng chỉ/giấy phép hành nghề ngân hàng:
Tại sao không
Huân chương Lao động hạng Ba (1987)
Huân chương Lao động hạng Nhì (1992)
Huân chương Lao động hạng Nhất (2010)
Năm thứ 61
tạp chí lý luận và nghiệp vụ của ngân hàng nhà nước việt nam
Mục Lục số 23 tháng 12/2013
NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ VĨ MÔ 2- Ứng dụng kỹ thuật thống kê vào việc
tổng biên tập TS. Nguyễn Thị Thanh Hương phó tổng biên tập PGS., TS. Nguyễn Đắc Hưng TS. Nguyễn Đình Trung hội đồng biên tập TS. Nguyễn Toàn Thắng - Chủ tịch TS. Nguyễn Thị Thanh Hương - Phó Chủ tịch TT PGS., TS. Nguyễn Kim Anh NGND., PGS., TS. Tô Ngọc Hưng PGS., TS. Tô Kim Ngọc PGS., TS. Nguyễn Đình Thọ TS. Nguyễn Ngọc Bảo TS. Hoàng Huy Hà TS. Phí Trọng Hiển TS. Phạm Huy Hùng TS. Nguyễn Đức Hưởng TS. Nguyễn Danh Lương TS. Đào Minh Phúc TS. Nguyễn Thị Kim Thanh ThS. Nguyễn Thị Hồng ThS. Nguyễn Hữu Nghĩa ThS. Đoàn Thái Sơn
ước lượng lạm phát cơ bản Việt Nam. Phạm Thị Thanh Xuân 10- Xây dựng khuôn khổ chính sách an
DOANH NGHIỆP VỚI NGÂN HÀNG 46- Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý khi sử dụng tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo UCP600 (ISBP745 ICC 2013).
toàn vĩ mô cho hệ thống tài chính Việt Nam.
GS. Đinh Xuân Trình và
ThS. Phạm Tiên Phong
PGS., TS. Đặng Thị Nhàn
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 13- Bàn về bài học kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn 2011 - 2013 và khuyến nghị giai đoạn 2014 - 2015.
50- Các biện pháp tài chính nhằm hạn chế bong bóng bất động sản trên thế giới và vận dụng cho Việt Nam. PGS., TS. Đoàn Thanh Hà
PGS., TS. Nguyễn Đắc Hưng 20- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kiều hối trong thời gian qua. Trần Mạnh Tuyến, Nguyễn Quốc Hùng
NGÂN HÀNG VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN 58- Hệ thống Ngân hàng Ninh Thuận sau ba năm thực hiện Nghị định
CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG 23- Chứng chỉ/giấy phép hành nghề ngân hàng: Tại sao không?
41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vũ Ngọc Niên
PGS., TS. Lê Hoàng Nga 26- Hoạt động của các ngân hàng
TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
thương mại Việt Nam tại Cambodia. TÒA SOẠN Khu nhà lô E Vườn Đào,
ThS. Trần Nguyễn Minh Hải, Huỳnh Lưu Đức Toàn
phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội
33- Xây dựng bộ quy tắc đạo đức kinh
E-mail: banbientaptcnh@gmail.com
doanh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt
Fax: (04) 22239403
ĐT: (04) 22239401 PHÁT HÀNH, QUẢNG CÁO ĐT: (04) 22239409
Giấy phép xuất bản số: 59/GP-BVHTT In tại: Xí nghiệp in Tổng cục CNQP ĐT: (04) 37534714 - (069) 556120
Giá: 25.000 đồng
lực cạnh tranh của các ngân hàng - Kinh nghiệm của nước Ý. Thu Hằng
Nam: Thực trạng và một vài khuyến nghị. TS. Bùi Hữu Toàn,
THƯ KÝ - BIÊN TẬP
61- Sở hữu chéo ảnh hưởng đến năng
ThS. Viên Thế Giang 42- Hoạt động tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 64- Một ngày làm việc của Bác.
đồng bằng sông Cửu Long. Kim Anh
TIN TỨC
những vấn đề KINH TẾ VĨ MÔ
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT THỐNG KÊ VÀO VIỆC ƯỚC LƯỢNG LẠM PHÁT CƠ BẢN VIỆT NAM Phạm Thị Thanh Xuân *
B
ài viết này giới thiệu các chỉ số lạm phát cơ bản, được ước lượng bằng các kỹ thuật thống kê khác nhau, cho trường hợp của Việt Nam, giai đoạn từ 2009:01 đến 2013:09. Một bộ tiêu chí đánh giá lạm phát cơ bản được lựa chọn và ứng dụng để kiểm định chất lượng của các chỉ số vừa ước lượng. Kết quả cho thấy, phần lớn các chỉ số đã ước lượng được là khá đồng nhất, cung cấp một lượng thông tin đáng tin cậy về xu hướng vận động chung giá cả. Nổi bật có chỉ số lạm phát mà đã loại trừ Giá nhóm Bưu chính và Thực phẩm đáp ứng, về cơ bản, đầy đủ các tiêu chí mong đợi; có thể phù hợp trong vai trò là chỉ số lạm phát của chính sách tiền tệ, góp phần định hướng lạm phát kỳ vọng. Đóng góp chính của nghiên cứu này là chỉ ra khả năng áp dụng và một số vấn đề quan trọng xung quanh việc áp dụng các kỹ thuật thống kê vào ước lượng lạm phát cơ bản trên cơ sở dữ liệu giá Việt Nam. Lời giới thiệu Để ước lượng lạm phát cơ bản, hiện có khá nhiều phương pháp, và có thể tạm chia thành hai nhóm lớn: (1) Nhóm các phương pháp sử dụng các mô hình kinh tế lượng; (2) Nhóm các phương pháp sử dụng các kỹ thuật thống kê. Nếu, nhóm thứ nhất được đánh giá cao trong giới phân tích vĩ mô, bởi tính logic của nó thống nhất từ định nghĩa cho đến cách thức ước lượng, thì, nhóm thứ hai lại được sử * Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. NCS tại Đại học Rennes 1 - Cộng hòa Pháp 2
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
dụng rộng rãi ở nhiều Ngân hàng Trung ương trên thế giới, bởi cách tính đơn giản, dễ hiểu, dễ cập nhật của nó. Ở bài viết này, tác giả giới thiệu tóm tắt nhóm phương pháp thống kê, trong đó làm rõ: nguồn gốc, ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp. Kết quả ước lượng cho toàn bộ thời gian quan sát, từ 2009:01 đến 2013:09, được trình bày cụ thể. Các chỉ số đã ước lượng sẽ được đánh giá thông qua mức độ đáp ứng một bộ tiêu chí cụ thể và so sánh lẫn nhau để chọn ra những ứng viên tiêu biểu cho vai trò chỉ số định hướng của chính sách. Phần còn lại của bài viết được thiết kế gồm có các phần sau đây: Phần 1 trình bày cơ sở lý thuyết và ví dụ minh họa các kỹ thuật thống kê dùng ước lượng lạm phát cơ bản; Phần 2 trình bày kết quả ước lượng lạm phát và một số vấn đề xung quanh bộ dữ liệu sử dụng để ước lương; Phần 3 đánh giá chất lượng của các chỉ số lạm phát cơ bản. Cuối cùng là kết luận. PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC KỸ THUẬT THỐNG KÊ ỨNG DỤNG VÀO ƯỚC LƯỢNG LẠM PHÁT CƠ BẢN Ý tưởng trung tâm được giới thiệu ngắn gọn qua định nghĩa về lạm phát của John Flemming như sau: “Lạm phát là tỷ lệ mà tại đó mức giá chung đang thay đổi trong nền kinh tế” (Flemming, 1976). Qua đó, lạm phát được xác định là xu hướng biến động chung, tương đồng của phần lớn giá cả hàng hóa trong nền kinh tế. Sự tồn tại một vài
giá cả có tính biến đổi bất thường, nhất thời đã gây nhiễu, làm mờ đi xu hướng vận động chung của giá cả. Hay nói cách khác, một số cú sốc giá cá biệt, cục bộ của một vài hàng hóa, đã kéo lạm phát chệch ra khỏi xu hướng vận động chung của nó ở một số thời kỳ nhất định. Ví dụ như giá cả lương thực, thực phẩm giảm mạnh khi vào mùa thu hoạch hoặc tăng đột biến do mất mùa vì thiên tai lũ lụt. Đó cũng có thể là sự tăng giá dược phẩm do chính sách thuế nhập khẩu thay đổi…Để có được chỉ số lạm phát đúng theo tinh thần của định nghĩa trên, cần thiết phải loại bỏ những cú sốc giá cá biệt, bất thường nói trên khi tính lạm phát. Chính ý tưởng này là cơ sở định hình nên các công thức ước lượng lạm phát cơ bản cụ thể, sẽ lần lượt được giới thiệu ở dưới đây. (1) Trung bình rút gọn - thuật ngữ tiếng Anh là Trimmed mean đề xuất bởi đồng tác giả Michael Bryan và Cecchetti năm 1993. Trung bình rút gọn, về mặt thống kê, là một phép toán cho phép lọc và loại bỏ một số giá trị ngoại lệ (quá lớn hoặc quá nhỏ) ra khỏi một tập hợp số liệu và tính trung bình cho những giá trị còn lại. Bởi, sự tồn tại một số giá trị cá biệt, làm cho phân phối của tập hợp dữ liệu này mất đi tính cân xứng. Khi đó, giá trị trung bình hay trung bình trọng số, sẽ mất đi tính đại diện cho giá trị trung tâm/lõi của phân phối. Việc loại bỏ những giá trị ngoại lệ đó nhằm loại bỏ ảnh hưởng của chúng đến toàn bộ tập hợp số liệu, từ đó, giá trị trung bình của tập dữ liệu đã rút gọn này, sẽ đại diện tốt hơn cho xu hướng trung tâm của phân phối. Ứng dụng phép toán này vào trường hợp tính lạm phát. Tại một thời điểm cụ thể, lạm phát là giá trị bình quân gia quyền của mức thay đổi của giá cả từng nhóm hàng
những vấn đề KINH TẾ VĨ MÔ
Lạm phát được xác định là xu hướng biến động chung, tương đồng của phần lớn giá cả hàng hóa trong nền kinh tế
trong giỏ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng. Giả sử, phần lớn các giá cả trong đó đều vận động theo một xu hướng chung, dao động trong một biên độ nhất định, thì khi đó, giá trị trung bình - là lạm phát tổng hợp - sẽ phản ánh rất tốt xu hướng vận động chung của giá cả. Tuy nhiên, trong trường hợp một số giá cả có biến động bất thường, tiêu biểu như mức thay đổi giá đó là quá lớn so với mặt bằng chung, hoặc, sự thay đổi đó là ngược chiều với xu hướng giảm giá phổ biến… đều làm cho giá trị trung bình bị kéo chệch khỏi khu vực trung tâm của phân phối. Khi đó, lạm phát tổng hợp này đã bị phóng đại hóa. Cũng logic như vậy, ở tình huống ngược lại, lạm phát tổng hợp cũng có thể bị đánh giá thấp so với mặt bằng tăng giá chung/lạm phát cơ bản trong nền kinh tế. Vì thế, loại bỏ những biến động giá bất thường là cách làm cần thiết. Các giá trị quá lớn, hoặc quá nhỏ, thường tập trung ở hai đuôi của phân phối, còn những giá trị tập trung hội tụ xung quanh đỉnh nhọn của bảng phân phối, là phần phản ánh lạm phát cơ bản. Giá trị quá lớn tập trung ở đuôi phải,
còn giá trị quá nhỏ tập trung ở đuôi trái. Giá trị quá lớn kéo phân phối nghiêng phải, giá trị trung bình chệch về bên phải của đỉnh phân phối. Ngược lại, giá trị quá nhỏ sẽ kéo phân phối nghiêng trái, giá trị trung bình chệch về bên trái của đỉnh phân phối. Nếu lược bỏ các giá trị này đi, phân phối sẽ trở về cân xứng. Vấn đề có tính quyết định đối với phương pháp này là xác định được tỷ lệ lược bỏ phù hợp cho từng đuôi của phân phối. Tỷ lệ này phụ thuộc nhiều vào hình dáng của phân phối. Ưu điểm: Cách tính này rất đơn giản, việc tính toán có thể thực hiện hàng tháng, ngay khi có số liệu giá cả các thành phần của CPI, lập tức, cơ quan thống kê hoặc ngân hàng trung ương có thể tính ngay được lạm phát cơ bản theo cách này, và công bố kịp thời ra công chúng. Vì thế, tính cập nhật của nó được đánh giá cao. Phương pháp trung bình rút gọn của Michael và Cecchetti được ứng dụng khá rộng rãi. Cho đến nay, sau gần 20 năm, phương pháp này vẫn còn được đánh giá tốt và tiếp tục được ứng dụng trong thực tế. Mới nhất có nghiên cứu của Brent và
Guhan (Brent Meyer and Guhan Venkatu, 2012) tiến hành kiểm tra lại sự phù hợp của phương pháp rút gọn, và đã không tìm được bằng chứng bác bỏ sự hiệu quả của phương pháp này. (2) Trung vị và trung vị gia quyền. Đại diện cho xu hướng chung của một tập hợp dữ liệu, ngoài giá trị trung bình, còn có giá trị trung vị. Trung vị có thể xem là trường hợp đặc biệt của trung bình rút gọn, với tỷ lệ rút gọn là 50% mỗi bên của phân phối. Vì vậy để ước lượng lạm phát cơ bản, một số nhà nghiên cứu đã sử dụng chỉ số trung vị và chỉ số trung vị gia quyền song song với chỉ số bình quân gia quyền và bình quân gia quyền rút gọn như giới thiệu ở trên. (3) Loại trừ - phương pháp được đề xuất bởi Laflèche (1997) Nếu như phương pháp trung bình giản lược ở trên, chỉ tập trung loại bỏ những sự thay đổi giá bất thường ra khỏi tập hợp dữ liệu giá, thì, ở phương pháp này, Laflèche chủ trương loại bỏ hẳn những hàng hóa có giá cả biến động bất thường ra khỏi giỏ hàng hóa tính lạm phát. Cụ thể, trên số liệu của Canada, Laflèche ghi nhận hai nhóm hàng hóa lương thực và Năng lượng thường thay đổi mạnh, bất thường, lại chủ yếu từ những nguyên nhân khách quan, độc lập với chính sách Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
3
những vấn đề KINH TẾ VĨ MÔ
tiền tệ. Đây còn là hai đại diện tiêu biểu và rõ nét nhất cho những cú sốc cung tạm thời tác động lên lạm phát. Vì vậy, giá cả hai nhóm hàng này đã bị loại bỏ khỏi công thức tính lạm phát cơ bản. Phần còn lại của giỏ hàng, được tính lại trọng số và lấy trung bình. Chỉ số mới được gọi là Chỉ số giá đã loại trừ Lương thực và năng lượng - tên gọi phản ánh chính xác bản chất của cách tính. Cũng sở hữu những ưu điểm tương tự cách tính “Trung bình rút gọn”, cách tính “loại trừ” còn có ưu điểm trội hơn ở tính dễ hiểu, dễ thực hiện. Cũng nhờ ưu điểm này mà “chỉ số lạm phát cơ bản loại trừ” dễ được chấp nhận bởi công chúng. Tuy nhiên, cách tính này cũng vấp phải một số hạn chế như sau: thứ nhất, việc loại trừ vĩnh viễn một số chỉ số giá thành phần không phải luôn luôn phù hợp. Đồng ý rằng đây là nhóm hàng hóa có giá cả biến động nhất và nằm ngoài khả năng kiểm soát của chính sách tiền tệ, song, trong một số thời kỳ, giá của chúng khá ổn định và đi theo xu hướng vận động chung với giá cả các hàng hóa khác. Ngoài ra, nếu nền kinh tế bước sang một giai đoạn khác, việc loại bỏ như vậy chưa chắc đã phù hợp, có thể xuất hiện sự bất thường ở sự thay đổi giá của một số hàng hóa khác. Như vậy, cách tính này cần phải được xem xét lại, định kỳ đánh giá lại và xác định lại những loại giá nào cần loại bỏ hay giữ lại trong giỏ hàng hóa tính lạm phát cơ bản. Thứ hai, có nhiều ý kiến không đồng tình với cách làm loại trừ, bởi theo họ, lạm phát trước hết phải phản ánh được những thay đổi trong chi phí cuộc sống. Nếu cứ loại trừ những chỉ số giá thành phần quá biến động, thì, chỉ số lạm phát lúc này không còn phản ánh đầy đủ sự thay đổi của chi phí cuộc sống (cost of 4
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
living). Tuy nhiên, đó không hẳn là nhược điểm mà đó là sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Cách hiểu đúng phải là: Lạm phát chỉ phản ánh chứ không hoàn toàn là mức thay đổi trong chi phí cuộc sống. Tóm lại, tuy có những hạn chế như vây, nhưng sự đơn giản và dễ hiểu của cách tính này đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Bằng chứng là hàng loạt quốc gia áp dụng cách tính này vào việc tính chỉ số lạm phát cơ bản cho quốc gia họ. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có danh mục riêng những hàng hóa hoặc nhóm hàng hóa cần loại trừ chứ không cứng nhắc ở hai nội dung lương thực và năng lượng. Ngay cả Laflèche và các cộng sự, sau đó, cũng mở rộng đối tượng cần loại bỏ, các ông đã đề xuất tiếp tục loại bỏ những biến động giá có nguyên nhân từ việc điều chỉnh thuế gián thu vào nền kinh tế. (4) Giảm nhẹ trọng số - đề xuất bởi Laflèche (1997) Ở phương pháp loại trừ, chúng ta loại bỏ thành phần nào đó ra khỏi công thức tính lạm phát cơ bản, cũng giống như việc chúng ta áp đặt trọng số bằng 0 cho thành phần đó. Khi đặt trọng số của nó bằng 0 cũng có nghĩa là chúng ta triệt tiêu hoàn toàn ảnh hưởng của nó đến lạm phát. Tuy nhiên, điều này có những hạn chế nhất định như đã đề cập ở trên. Vì thế, thay vì loại bỏ hoàn toàn những thành phần này, Laflèche tìm cách làm giảm mức độ ảnh hưởng của chúng bằng cách tính toán và áp đặt cho chúng những trọng số mới, thấp hơn so với ban đầu. Phương pháp này vì vậy gọi là phương pháp giảm nhẹ trọng số. Trọng số mới được tính theo hướng là: Chỉ số giá thành phần nào càng biến động thì càng cần phải giảm nhiều trọng số của nó. Tính biến động được xác định
bằng độ lệch chuẩn của chỉ số giá đó so với giá trị trung bình của nó trong một khoảng thời gian. Cách tính: với mỗi chỉ số giá thành phần, ta lấy trọng số ban đầu chia cho độ lệch chuẩn của nó, ta có được một loạt những trọng số mới. Để cho phù hợp, tức là, đảm bảo rằng tổng các trọng số mới phải bằng 100, ta tiến hành bình thường hóa trọng số bằng cách lấy từng trọng số mới chia cho tổng của chúng, kết quả cuối cùng này là trọng số mới chính thức để đưa vào công thức tính giá trị bình quân gia quyền của giỏ hàng hóa tính lạm phát. So với phương pháp loại trừ thì phương pháp này có ưu điểm hơn bởi nó không loại trừ bất cứ thành phần nào ra khỏi giỏ hàng tính lạm phát. Nó đơn giản là chỉ làm giảm mức độ ảnh hưởng của một số giá quá biến động bằng cách giảm quyền số tương ứng áp dụng cho chỉ số giá đó. Cũng như phương pháp "loại trừ", phương pháp "giảm nhẹ trọng số" cũng được ứng dụng vào tính toán và công bố lạm phát cơ bản ở nhiều quốc gia. PHẦN II: ƯỚC LƯỢNG LẠM PHÁT CƠ BẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009:01 ĐẾN 2013:09 Cơ sở dữ liệu : Đặc trưng của các phương pháp thống kê là khai thác lại cơ sở dữ liệu giá hiện có để tính lạm phát cơ bản. Cơ sở dữ liệu giá được thu thập từ nguồn Tổng cục Thống kê. Chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2009-2013 được công bố hàng tháng bao gồm 11 nhóm cấp 1 và 3 nhóm cấp 2 (lương thực, thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình), chi tiết cho nhóm cấp 1 lương thực - thực phẩm. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, 3 nhóm cấp 2 kể trên được xem tương đương với 3 nhóm cấp 1, thay thế cho nhóm lương thực thực phẩm. Cách làm
những vấn đề KINH TẾ VĨ MÔ
này không làm thay đổi bản chất của chỉ số, nhưng, có thuận lợi là cho phép mở rộng tập hợp dữ liệu giá, hiện còn khá hạn chế ở các nhóm cấp1. Việc mở rộng này còn cho phép xem xét chi tiết hơn tính chất của phân phối biến động giá. Như vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu này, chỉ số giá tiêu dùng được xem là giá trị bình quân gia quyền của 13 nhóm hàng hóa với trọng số tương ứng của chúng, liệt kê chi tiết ở bảng sau : (Bảng 1) Thời gian nghiên cứu giới hạn từ 2009:01 đến 2013:09 bởi hai lý do: thứ nhất, bắt đầu từ 2009, danh mục mặt hàng đại diện tính CPI được cập nhật mới, trong đó, bổ sung thêm khá nhiều mặt hàng và tách nhóm giao thông - bưu chính thành hai nhóm độc lập. Thứ hai, với cơ sở dữ liệu ở cấp 1 có tính tổng quát cao, tác giả không thể nối tiếp cơ sở dữ liệu giá từ những năm trước 2009 để có thể có được những chuỗi số dài hơn, phục vụ cho nghiên cứu. Tác giả ghi nhận vấn đề này như một hạn chế của nội dung phân tích này. Sự thay đổi giá của 13 nhóm hàng hóa thành phần - từ đây thống nhất gọi là 13 chỉ số thành phần - được giới thiệu ở đồ thị sau: (Đồ thị 1) Tính chất phân phối của tập hợp dữ liệu giá Ở phần này, chúng ta kiểm tra phân phối của những thay đổi giá nhằm hiểu được tính chất đặc trưng của sự vận động của giá ở từng thời điểm và theo thời gian. Những thông tin xác định được ở bước này rất quan trọng bởi nó sẽ là những thông tin có tính gợi ý cho việc lựa chọn những phương pháp khả thi trong việc ước lượng lạm phát cơ bản. Các thông số thống kê: trung bình, độ lệch chuẩn có trọng số, độ nhọn có trọng số và độ nghiêng có trọng số được tính cho từng tháng
Bảng 1 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Tên nhóm hàng Thực phẩm Thiết bị gia đình Giao thông Nhà ở Lương thực Ăn uống dịch vụ May mặc Giáo dục Y tế Đồ uống Văn hóa Khác Bưu chính
Ký hiệu Foodstuff Housing Trans Household Food Food services Garment Edu Health BEV Culture Others Post
Quyền số(%) 24.35 10.01 8.87 8.65 8.18 7.40 7.28 5.72 5.60 4.03 3.83 3.34 2.72
Đồ thị 1 170
HEALT H T RANS POST HOUSING FOOD FOODST UFF BEV
160 150
GARMENT OT HERS CULT URE EDU FOODSERVICE HOUSEHOLD
140 130 120 110 100 90 80
2009
2010
2011
2012
2013
(Đồ thị 2) MEAN
120 110 100
J
F
M
A
M
J J 2009
A
S
O
N
D
J
F
M
A
M
J J 2010
A
S
O
N
D
J
F
M
A
M
J J 2011
A
S
O
N
D
J
F
M
A
M
J J 2012
A
S
O
N
D
J
F
M
A
M
J J 2013
A
S
A
S
O
N
D
J
F
M
A
M
J J 2012
A
S
O
N
D
J
F
M
A
M
J J 2013
A
S
A
S
O
N
D
J
F
M
A
M
J J 2012
A
S
O
N
D
J
F
M
A
M
J J 2013
A
S
A
S
O
N
D
J
F
M
A
M
J J 2012
A
S
O
N
D
J
F
M
A
M
J J 2013
A
S
STDDEV
35 20 5
J
F
M
A
M
J J 2009
A
S
O
N
D
J
F
M
A
M
J J 2010
A
S
O
N
D
J
F
M
A
M
J J 2011
SKEW
10 0 -10
J
F
M
A
M
J J 2009
A
S
O
N
D
J
F
M
A
M
J J 2010
A
S
O
N
D
J
F
M
A
M
J J 2011
KURT
17.5 10.0 2.5
J
F
M
A
M
J J 2009
A
S
O
N
D
J
F
M
A
M
J J 2010
A
S
O
N
D
J
và trình bày ở đồ thị dưới đây. (Đồ thị 2) Ký hiệu: Mean: Trung bình trọng số ; STDDEV: Độ lệch chuẩn có tính trọng số ; SKEW: Độ nghiêng của phân phối có tính trọng số ; KURT: Độ nhọn của phân phối có tính trọng số Độ lệch chuẩn phản ánh mức độ phân tán của thay đổi giá theo tháng. Ta có thể thấy, ở đồ thị độ lệch chuẩn và đồ thị trung bình của phân phối, độ lệch chuẩn khá biến động theo thời gian, và rất rộng so với trung bình ở mỗi tháng. Đặc biệt ở những giai đoạn lạm phát cao thì độ lệch chuẩn lại càng rộng. Tiêu biểu như giai đoạn giữa năm 2011, độ lệch chuẩn vượt cao hơn cả giá trị trung bình. Điều này có thể lý
F
M
A
M
J J 2011
giải bởi: giá một số hàng hóa, ở một thời điểm, tăng cao, và mức tăng này, tiếp tục được phóng đại bởi trọng số của nó. Vì thế, phương sai sai số cũng bị phóng đại theo cách đó, thậm chí bị phóng đại gấp đôi, bởi vì, nó được nhân với hệ số 2. Tương tự, độ lệch chuẩn, là giá trị căn bậc hai của phương sai, cũng theo đó đã bị phóng đại. Đặc biệt, từ giữa năm 2012, độ lệch chuẩn đặc biệt lớn trong khi lạm phát lại duy trì ở mức khá phổ biến. Điều đó lý giải bởi sự tăng bất thường của giá cả nhóm HEALTH, với mức tăng rất lớn và liên tục, từ 20% đến 40 và 60%. Hình dáng của phân phối Nếu xem xét phân phối của tập hợp dữ liệu giá chưa tính trọng số, thì phân phối khá mất cân đối, giai Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
5
những vấn đề KINH TẾ VĨ MÔ
đoạn trước 2010, chủ yếu là lệch trái, còn sau đó thì lại rất lệch phải, đặc biệt phân phối nghiêng hẳn sang phải từ giai đoạn giữa 2012 trở đi. Nếu xem xét phân phối của tập hợp dữ liệu giá đã tính trọng số, thì phân phối dường như cân xứng hơn, nhưng, các đặc tính cơ bản thì vẫn không đổi. Giai đoạn trước 2010, phân phối vẫn lệch trái và giai đoạn giữa 2012 trở đi, phân phối nghiêng hẳn sang phải. Sự lệch phải này, như đã đề cập ở trên, là do giá của nhóm HEALTH tăng đột biến, tăng 40- 50-60% liên tục trong nhiều tháng trong khi giá của 12 nhóm còn lại chỉ tăng nhẹ. Thời gian nghiên cứu được chia thành hai phân đoạn: trước tháng 5/2012 trở về trước và sau tháng 5/2012. Giai đoạn thứ nhất, phân phối hơi lệch về bên trái, và giai đoạn thứ hai, phân phối lệch rõ rệt về bên phải. Xem xét độ nhọn của phân phối. Độ nhọn Kurtosis cho ta thấy mức độ tập trung của phân phối. Đặc trưng lớn của phân phối biến động giá là quá nhọn (lepkurtosis), như nghiên cứu của Michael, Roger… đã chỉ ra. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung này, tuy nhiên, đỉnh nhọn trường hợp của Việt Nam thấp hơn rất nhiều. Nói cách khác, hình dáng phân phối của tập hợp giá Việt Nam là từ hơn so với các quốc gia khác. Cũng vì thế, hai đuôi của đồ thị phân phối giá khá rộng. Kiểm tra tương quan giữa các mômen của lạm phát: Ta thấy, hệ số tương quan giữa trung bình và độ lệch chuẩn là dương và lớn, 0.93. Điều đó cho thấy, độ phân tán của biến động giá là tương quan dương với sự thay đổi của trung bình. Nghĩa là, ở những giai đoạn lạm phát cao, trung bình lớn thì độ lệch chuẩn của giá lớn, giá cả biến động và rất phân tán. Điều này là 6
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
Bảng 2
Trung bình Độ lệch chuẩn Độ nghiêng Độ nhọn
Ma trận hiệp phương sai\tương quan Trung Bình Độ lệch chuẩn Độ nghiêng 12200.41 0.93 0.26 2338.06 517.57 0.49 213.10 83.09 54.77 963.37 220.98 58.60
phù hợp với lý thuyết của Golob (1993). Tỷ lệ lạm phát cũng tương quan dương với độ nghiêng, với hệ số tương quan là 0.26 tương đương với kết quả của Jonathan(0.25). Kết quả này phù hợp với thảo luận của các tác giả Ball và Mankiw, Balke và Wynne. Kết quả này cho thấy: khi lạm phát tăng lên, thì phân phối càng mất cân đối, và phân phối càng nghiêng phải. (Bảng 2) Từ quan sát hình dáng của phân phối, một số nhận định được rút ra như sau: Thứ nhất, với phân phối rất không cân đối, có thể sẽ phải áp dụng những tỷ lệ rút gọn khác nhau cho hai đuôi của phân phối. Thứ hai, sự khác biệt khá rõ ràng giữa hai phân đoạn dẫn đến việc có thể cần xác định những tỷ lệ rút gọn khác nhau cho từng mỗi giai đoạn. Tuy nhiên đây chỉ là những nhận định có tính định hướng. Để có thể xác định được tỷ lệ rút gọn tối ưu, cần kết hợp thêm việc quan sát với nhiều yếu tố khác. Quyền số/trọng số của các nhóm hàng hóa đóng vai trò quan trọng Thứ nhất, trong việc xác định tỷ lệ tỷ lệ rút gọn áp dụng cho phương pháp trung bình rút gọn. Giả sử, phân phối ở một thời điểm là lệch phải, theo nghĩa là có một vài giá trị quá lớn trong phân phối, tập trung bên phải đuôi phân phối. Sự hiện diện của nó kéo trung bình lệch khỏi trung vị của phân phối, cụ thể, trung bình thường trở nên lớn hơn so với trung vị của phân phối. Sự lệch pha này dẫn đến việc nghi ngờ tính đại diện của chỉ số trung bình cho xu hướng trung tâm của phân phối. Vì thế, cần thiết phải lược bỏ những giá trị cá biệt này. Lược bỏ
Độ nhọn 0.78 0.89 0.71 122.10
như thế nào? Giả sử phân phối gồm 10 nhóm thành phần, không tính trọng số, hay phân phối với trọng số đều nhau cho mọi thành phần, chúng ta đơn giản chỉ cần loại bỏ 10% ở đuôi phải là đã có thể loại bỏ được 1 thành phần có giá biến động lớn nhất. Tương tự, 20% nếu muốn tiếp tục loại bỏ ảnh hưởng của thành phần thứ hai. Và cứ lặp lại như thế cho đến khi có được phân phối cân xứng hơn. Trung bình của phân phối mới này sẽ đại diện tốt cho xu hướng chung của phân phối. Thế nhưng, trường hợp phân phối có tính trọng số không đều nhau. Giả sử như trường hợp của Việt Nam, phân phối gồm có biến động giá của 13 nhóm hàng khác nhau với trọng số cũng rất khác nhau. Trường hợp phân phối lệch phải bởi biến động giá cả của nhóm y tế HEALTH lớn bất thường so với những nhóm khác. Khi đó, HEALTH sẽ hiện diện ở đuôi phải của phân phối. Muốn có phân phối cân xứng hơn, cần loại bỏ được biến động giá của HEALTH ra khỏi phân phối. Vậy, tỷ lệ rút gọn phải là bao nhiêu trong tình huống này? Tỷ lệ rút gọn tối thiểu phải bằng với quyền số của HEALTH. Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn quyền số của nhóm HEALTH, thì, phương pháp trung bình rút chỉ làm giảm một phần ảnh hưởng của biến động giá của HEALTH lên mức giá chung. Ngược lại, nếu tỷ lệ này lớn hơn quyền số của nhóm HEALTH, phương pháp trung bình rút gọn không chỉ loại bỏ ảnh hưởng của Health mà còn loại bỏ ảnh hưởng của nhóm hàng hóa khác trong phân phối. Vì vậy, đến đây có thể khẳng định, quyền
những vấn đề KINH TẾ VĨ MÔ
số đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định tỷ lệ rút gọn tối ưu. Đồng thời, chúng tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tần suất xuất hiện của các nhóm thành phần ở hai đuôi của phân phối. Đây sẽ là những thông tin rất hữu ích hỗ trợ cho việc xác định tỷ lệ rút gọn tối ưu, cũng như hỗ trợ cho việc xác định ứng viên bị loại bỏ cho phương pháp loại trừ. Ngoài ra, để xác định được tỷ lệ rút gọn tối ưu, Michael và Cecchetti đã áp dụng kỹ thuật mô phỏng Monte Carlo. Phương pháp này rất hiệu quả bởi nó chỉ ra tỷ lệ rút gọn tối ưu là tỷ lệ mà nếu áp dụng nó sẽ cho ra chuỗi lạm phát cơ bản có khả năng dự báo tốt, với sai số dự báo RMSE nhỏ nhất. Thông thường, tỷ lệ này phải từ 3035% ở mỗi đuôi của phân phối. Tuy nhiên, Michael và Cecchetti cũng nhấn mạnh rằng, ngay cả với tỷ lệ rút gọn nhỏ (5%) thì cũng đã làm thay đổi khá nhiều hình dạng của phân phối và cải thiện được khá hiệu quả khả năng dự báo của chỉ số lạm phát cơ bản ước lượng được. Kỹ thuật mô phỏng của Monte Carlo khá hiệu quả cho những bộ dữ liệu lớn. Trong nghiên cứu này, với bộ dữ liệu chỉ giới hạn trong 13 chỉ số giá thành phần và chỉ kéo dài trong 5 năm, vì thế, việc áp dụng kỹ thuật này là không thật cần thiết trong nghiên cứu này. Thứ hai, quyền số làm thay đổi rất nhiều tính chất của phân phối tập hợp dữ liệu giá để tính lạm phát. Ở hình trên biểu diễn đồ thị phân phối tập hợp dữ liệu biến động giá ở ba thời điểm khác nhau (3 tháng). Có thể thấy nhận thấy sự thay đổi rất lớn giữa phân phối chưa tính trọng số (ký hiệu INDIS thể hiện ở 3 histogram bên trái) và phân phối có tính trọng số (ký hiệu WDIS - thể hiện ở 3 histogram bên phải). Tiêu biểu như ở thời điểm thứ
Đồ thị 3
sau 2012:05, giá của Health bất ngờ tăng vọt và tăng lên tục trong nhiều tháng, ở mức rất cao so với biến động giá của các nhóm khác. Đây được xác định chỉ là cú sốc ngắn hạn, nhất thời bởi vì suốt giai đoạn trước, giá cả Health khá ổn định. Thứ ba, xét cho toàn bộ thời gian nghiên cứu, FOODSTUFF là chỉ số giá biến động nhiều nhất, với variation liên tục thay đổi. Ngoài ra, quyền số của nó quá lớn, gấp 3 bình quân các nhóm khác. Vì vậy, sự biến động giá của FOODSTUFF thường bị cường điệu hóa, kéo chỉ số lạm phát tổng hợp (INF) lệch khỏi xu hướng chung. 3, việc tính thêm trọng số đã làm Sau FOODSTUFF có nhóm TRANS tập hợp dữ liệu giá chuyển từ dạng cũng có giá cả liên tục đổi chiều. lệch trái sang rất lệch phải. Nhận Những đặc điểm trên được thể định này khuyến nghị việc không hiện ở bảng tóm tắt các thông số nên sử dụng chỉ số Trung vị làm chỉ thống kê dưới đây. (Bảng 3) số lạm phát cơ bản. Phương pháp Từ những nhận định trên, POST, giảm nhẹ trọng số có thể phát huy FOODSTUFF, HEALTH và TRANS hiệu quả trong những trường hợp được xác định lần lượt là ứng viên này. (Đồ thị 3) bị loại trừ ra khỏi giỏ hàng hóa tính Ước lượng lạm phát cơ bản bằng lạm phát cơ bản. Từ đó, một loạt phương pháp loại trừ: chỉ số lạm phát cơ bản được tính Bằng quan sát, có thể nhận thấy và giới thiệu ở đồ thị dưới đây: (Đồ một số điểm nổi lên như sau: Thứ thị 4) nhất, nhóm POST là nhóm có giá Kết quả cho thấy các chỉ số lạm cả biến động đi ngược hoàn toàn phát cơ bản là khá đồng nhất với với xu hướng chung. Trong khi nhau, cả về trung bình, độ lệch các nhóm khác đang theo đà tăng chuẩn và các bước sóng. Ngoài ra, giá thì POST lại liên tục giảm giá. một số điểm lưu ý được ghi nhận Một mình POST vận hành theo xu xung quanh kết quả ước lượng: hướng riêng. Thứ hai, ở giai đoạn ExPO1 lại lớn hơn chỉ số lạm Bảng 3 Từ 2009:01 đến 2013:09 Chỉ số Post Culture Household BEV Trans Food Garment Headline Others Housing FOODSTUF Foodservice Edu Health
Trung Độ lệch bình chuẩn 95.86 3.56 105.41 2.17 107.22 2.12 108.26 2.81 108.36 8.23 109.05 12.65 109.28 2.35 110.36 5.64 110.81 1.89 111.03 6.93 112.33 11.19 114.02 6.52 114.26 6.76 115.58 19.90
Từ 2009:01 đến 2012:05 Trung bình 94.31 105.81 107.74 109.72 109.67 113.70 109.56 111.90 111.66 113.08 116.55 116.33 113.52 105.10
Độ lệch chuẩn 3.16 2.47 2.27 1.93 9.46 12.35 2.74 6.10 1.00 7.27 10.79 6.32 7.92 1.80
Từ 2012:06 đến 2013:09 Trung bình 99.50 104.46 105.99 104.84 105.27 98.10 108.65 106.73 108.81 106.20 102.38 108.56 116.02 140.24
Độ lệch chuẩn 0.13 0.51 0.94 0.87 2.14 2.70 0.62 0.75 2.00 2.08 2.12 2.55 1.59 21.38
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
7
những vấn đề KINH TẾ VĨ MÔ
(Đồ thị 4) EXT
25
EXHPFS
EXHP
EXH
EXPO
EXF
EXPF
EXPFT
EXPFTH
20 15 10 5 0
2009
2010
2011
2012
2013
Bảng 4 Trung bình Độ lệch chuẩn
INF 10.36 5.64
EXT 10.52 5.31
EXHP 10.43 6.29
phát tổng hợp (INF), trong khi ExF lại rất nhỏ so với chỉ số lạm phát tổng hợp. Điều này được lý giải bởi việc biến động giá của POST mang giá trị âm, vì nó không đi theo xu hướng tăng giá chung mà lại giảm giá trong thời gian dài, vì thế, khi loại bỏ POST, trung bình của lạm phát tăng lên. Ngược lại, FOODSTUFF biến động mạnh, chủ yếu theo hướng tăng lên, đồng thời tỷ trọng lớn nhất trong giỏ hàng hóa. Vì thế, loại bỏ FOODSTUFF ra khỏi giỏ hàng hóa, lạm phát lập tức sụt giảm rõ rệt. Tất cả các chỉ số đã loại trừ nhóm FOODSTUFF (24.35) cũng đều có trung bình và độ lệch chuẩn giảm đáng kể so với INF. Riêng ExPF, đã tính bù trừ tác động của FOODSTUFF và POST, nên, trung bình khá gần với INF hơn. Việc loại trừ một tỷ lệ lớn hàng hóa ra khỏi giỏ hàng tính lạm phát cơ bản, tuy góp phần làm giảm tính biến động, nhưng, lại làm cho lạm phát cơ bản chệch đi rõ rệt so với chỉ số INF. (Bảng 4) Tính chất dao động mạnh (rất mạnh) của tất cả các nhóm hàng hóa, gợi ý, chúng ta không nên áp dụng công thức loại trừ vĩnh viễn một số nhóm hàng nhất định ra khỏi giỏ hàng hóa. Nên cập nhật, định kỳ khoảng 2 năm, công thức 8
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
EXHPFS 9.75 4.65
EXH 10.02 6.11
EXPO 10.73 5.49
EXF 9.69 3.78
EXPF 10.20 3.88
EXPFT 10.45 3.60
EXPFTH 9.96 4.47
Đồ thị 5 25
EXHP
EXT
EXH
EXHPFS
EXPO
EXF
EXPF
EXPFT
EXPFTH
20 15 10 5 0
2009
2010
này theo hướng xác định lại nhóm hàng cần loại bỏ. Như vậy, vừa đảm bảo lạm phát cơ bản nắm bắt được xu hướng vận động chung của giá cả, đồng thời tránh việc loại bỏ quá nhiều nhóm hàng hóa. Tác giả muốn nhấn mạnh đặc tính dao động mạnh của lạm phát Việt Nam trong giai đoạn này, từ 2009:01 đến 2013:09. Thứ nhất, độ lệch chuẩn rất lớn, tương đương với ½ trung bình của lạm phát. Thứ hai, có đến hơn 1/4 số quan sát nằm ngoài biên độ dao động 5-15% (biên độ này được xác định bằng trung bình + và - độ lệch chuẩn). Thứ ba, lạm phát bộc lộ tính xu hướng mạnh mẽ, tăng liên tục trong 2 năm từ giữa 2009 đến giữa 2011, rồi lại đổi chiều, theo xu hướng giảm rất nhanh trong năm tiếp theo. Thời gian quan sát không dài, chỉ 57 tháng, nhưng trong đó đã có 15 tháng từ giữa 2012 đến hết 9/2013, lạm phát biến động rất trái với quy luật của những năm
2011
2012
2013
trước đó. Lạm phát từ nhóm y tế tăng đột biến, từ mức bình thường 4% mỗi năm lên đến 50 thậm chí 60% vào năm 2013 cho dù gần như không chịu bất cứ áp lực nào từ phía cung hoặc cầu. Chính vì vậy, có thể thấy đây không phải là giai đoạn tốt nhất để kiểm định sự phù hợp của các mô hình thống kê phục vụ cho việc ước lượng lạm phát cơ bản. Ngoài ra, số liệu về các chỉ số giá thành phần chỉ giới hạn ở 13 nhóm cấp 1 là rào cản cho các phân tích chi tiết. Vì thế, vấn đề này được ghi nhận như là một hạn chế quan trọng của nội dung phân tích này. (Đồ thị 5) Ước lượng lạm phát cơ bản với phương pháp trung bình rút gọn: Kiểm tra tần suất xuất hiện ở đuôi của phân phối đã tính trọng số, cho thấy, trong 57 tháng quan sát, có 46 tháng nhóm bưu chính POST xuất hiện ở đuôi trái của phân phối; nhóm Lương thực FOODSTUFF xuất hiện 57 lần trên 57 tháng ở
những vấn đề KINH TẾ VĨ MÔ
Đồ thị 6 125
WTMEAN36
WTMEAN315
WTMEAN325
WTMEAN1010
WTMEAN1515
WTMEAN1015
120 115 110 105 100
2009
2010
2011
2012
2013
Bảng 4 Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị tối thiểu Giá trị tối đa
WTM36 9.763 5.745 2.343 22.500
WTM315 8.837 5.524 1.523 20.709
WTM325 7.946 5.095 0.711 18.293
WTM1010 10.032 5.840 2.924 23.055
WTM1515 10.004 5.834 3.353 22.921
WTM1015 9.563 5.676 2.552 22.004
Đồ thị 7 INF
25
WMEDIAN
20 15 10 5 0
2009
2010
đuôi phải của phân phối. Ngay cả trong phân phối chưa tính trọng số, POST vẫn luôn giữ vị trí ở đuôi trái và FOODSTUFF vẫn luôn giữ vị trí ở đuôi phải. Ở phân phối cơ sở này, còn có hai nhóm HEALTH và TRANS xuất hiện ở nhiều ở đuôi phải của phân phối. Từ đó, tác giả xác định tỷ lệ rút gọn là 3% cho đuôi trái, nhằm loại bỏ ảnh hưởng của khoảng nhóm POST thường xuất hiện ở đuôi trái. Tỷ lệ này chỉ lớn hơn một chút so với quyền số của nhóm POST (2,7%). Bằng cách làm tương tự, tỷ lệ 15% rút gọn được xác định cho đuôi phải. Tỷ lệ này là khá thuyết phục bởi, nó có thể loại bỏ hoặc làm giảm mức độ ảnh hưởng của các nhóm ở đuôi trái, và tỷ lệ này, còn có thể áp dụng thống nhất cho cả hai giai đoạn, trước và sau 2012:05. Ngoài ra, một loạt chuỗi số khác được tính với tỷ lệ rút gọn khác nhau để so sánh. Các chuỗi số được ký hiệu thống nhất là WTM và hai số ở cuối lần lượt là tỷ lệ rút gọn ở đuôi trái và đuôi phải. Ví dụ: WTM36: Chỉ
2011
2012
2013
số trung bình rút gọn với tỷ lệ là 3% ở đuôi trái và 6% ở đuôi phải của phân phối. Kết quả được trình bày ở đồ thị sau: (Đồ thị 6) Bảng tóm tắt các thông số thống kê (Bảng 4) Ước lượng lạm phát cơ bản bằng giá trị trung vị và trung vị gia quyền của phân phối: Phần lớn các chỉ số giá đều rất biến động và mức độ biến động rất chênh với nhau xét ở từng tháng. Vì thế, việc lấy trung vị, tương
đương với việc lấy giá trị giữa của phân phối đã xếp trật tự từ nhỏ đến lớn - chính xác là lấy giá trị thứ 7 của phân phối của Việt Nam - để làm giá trị đại diện cho xu hướng trung tâm của lạm phát không phải là cách làm phù hợp. Tương tự như trung vị, trung vị gia quyền cũng là điểm giữa của phân phối. Thế nhưng trung vị gia quyền không nhất thiết luôn luôn là giá trị thứ 7 của phân phối đã xếp trật tự. Điều đó là vì phương pháp này có tính trọng số của các nhóm hàng. Hơn nữa, nếu như trung vị nhận giá trị của một chỉ số giá thì trung vị trọng số nhận giá trị trung bình giữa của hai chỉ số giá ở trung tâm của phân phối. Vì thế, trong trường hợp của Việt Nam, tác giả chỉ ước lượng giá trị trung vị gia quyền mà thôi. Kết quả được trình bày ở đồ thị dưới đây. (Đồ thị 7) Ước lượng lạm phát cơ bản với phương pháp giảm nhẹ trọng số: Với lý do như phân tích ở trên, khi áp dụng cách tính này, mẫu nghiên cứu được chia thành hai giai đoạn, trước và sau 2012:05. Từ đó hai bộ quyền số khác nhau và lạm phát cơ bản cũng được tính lần lượt cho từng giai đoạn sau đó nối lại thành một chuỗi thống nhất. (Đồ thị 8) Bảng trọng số mới cho các nhóm hàng hóa ở hai giai đoạn khác nhau. (Bảng 5)
Bảng 5 Chỉ số Post Trans Housing Edu Health Culture Others Garment BEV Household Foodstuff Food services Food
Quyền số cũ 2.7 8.9 10.0 5.7 5.6 3.8 3.3 7.3 4.0 8.7 24.35 7.40 8.18 100.0
Từ 2009:01 đến 2012:05 Quyền số mới 3.5 3.8 5.6 2.9 12.7 6.3 13.7 10.8 8.5 15.5 9.2 4.8 2.7 100.0
Từ 2012:05 đến 2-13:09 Quyền số mới 24.2 4.8 5.6 4.2 0.3 8.8 2.0 13.6 5.4 10.8 13.4 3.4 3.5 100.0
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
9
hoạt động ngân hàng trung ương
XÂY DỰNG KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH AN TOÀN VĨ MÔ CHO HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM ThS. Phạm Tiên Phong *
K
hủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã minh chứng cái giá phải trả cho những tổn thất do bất ổn hệ thống tài chính ở tầm quốc gia và toàn cầu. Do vậy, việc nghiên cứu, xây dựng các chính sách an toàn vĩ mô là hết sức cần thiết nhằm mục tiêu ổn định tài chính trong từng quốc gia, khu vực và toàn cầu. 1. Khủng hoảng tài chính và bài học về giám sát tài chính Bài học rút ra từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 là: nguyên nhân khủng hoảng bắt nguồn từ những bất cập trong giám sát tài chính, đặc biệt ở cấp độ giám sát an toàn vĩ mô - liên quan đến toàn bộ hệ thống tài chính. Hệ thống điều tiết, giám sát đã không thể phát hiện kịp thời cũng như xử lý khủng hoảng. Điều này khẳng định việc ổn định tài chính và kiềm chế lạm phát không thể chỉ dựa vào chính sách tiền tệ hay giám sát tài chính đơn lẻ. Người ta cũng nhận ra một yếu tố then chốt để đối phó với khủng hoảng tài chính là cần phải tăng cường giám sát an toàn vĩ mô đối với hệ thống tài chính cũng như mối liên hệ của nó đối với nền kinh tế thực. Chính sách an toàn vĩ mô có thể được nhìn nhận là các chính sách thận trọng (gồm các chính sách an toàn và lành mạnh) nhằm hướng tới mục tiêu làm giảm rủi ro hệ thống.1 Điều này có thể đạt được thông qua việc tăng cường sự bền vững của toàn bộ hệ thống tài * Phó trưởng Ban FSAP Vụ Hợp tác Quốc tế - NHNNVN 10
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
chính đối với các cú sốc thông qua việc chủ động hạn chế việc tích tụ rủi ro1. Với tầm quan trọng ngày càng tăng, chính sách an toàn vĩ mô cùng với chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ được ví như bộ ba công cụ trong việc điều hành kinh tế vĩ mô theo phương thức “kiềng ba chân” của một nước, đã và đang được áp dụng và chứng minh hiệu quả ở những nước phát triển cũng như các nước mới nổi. 2. Khái niệm và các đối tượng điều chỉnh của chính sách an toàn vĩ mô Chính sách an toàn vĩ mô: là chính sách sử dụng các công cụ an toàn để hạn chế rủi ro hệ thống và/hoặc rủi ro đối với tổng thể hệ thống tài chính nhằm đạt được mục tiêu giảm thiểu khả năng đổ vỡ của hệ thống tài chính thông qua việc ngăn ngừa các dịch vụ tài chính có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế thực. Khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô: bao gồm các yếu tố pháp lý, các hoạt động phục vụ việc giám sát an toàn vĩ mô (thu thập số liệu, giám sát an toàn, kiểm định sức chịu đựng, đánh giá rủi ro), các công cụ chính sách (công cụ an toàn vĩ mô, các khuyến nghị chính sách, cảnh báo sớm), nguồn nhân lực và các yếu tố khác có liên quan (sự phối hợp với các chính sách, sự phối hợp triển khai của các đơn vị có liên quan...) nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là ổn định tài chính. Việc đánh giá hiệu quả của khuôn khổ chính sách an toàn vĩ
mô thường dựa trên các tiêu chí: (i) khả năng xác định và theo dõi các rủi ro tài chính ở cấp độ hệ thống, (ii) việc thiết kế và xác định các công cụ phục vụ mục đích an toàn vĩ mô, và (iii) việc xây dựng thể chế, thực thi chính sách an toàn vĩ mô đặt trong mối tương quan với các chính sách khác trong nước và trong khu vực. Đối tượng điều chỉnh của chính sách an toàn vĩ mô là rủi ro hệ thống với mục tiêu ổn định tài chính, bao gồm: (i) phát hiện và ngăn ngừa nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính làm sụt giảm tổng sản phẩm quốc nội; (ii) giảm thiểu những rủi ro lan truyền từ hệ thống tài chính đến nền kinh tế thực; và (iii) xử lý khủng hoảng. Rủi ro hệ thống được chia thành 2 nhóm: (i) rủi ro theo chu kỳ (time dimension) - tức là sự thay đổi của rủi ro hệ thống theo thời gian, và (ii) rủi ro chéo giữa các khu vực (crosssection dimension hoặc structural dimension) - tức là rủi ro của toàn hệ thống tại một thời điểm cụ thể. (Xem bảng 1, bảng 2) 3. Mô hình thể chế và ưu tiên của khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô ở các nước Nier và cộng sự (2011) sau khi đánh giá tính hiệu quả của chính sách an toàn vĩ mô theo mô hình thể chế dựa trên các tiêu thức: (i) việc thực thi, (ii) hiệu lực của các công cụ, (iii) giải trình và sự minh bạch của cơ chế, (iv) tổ chức của cơ quan ra quyết định, và (iv) sự phối hợp đối với chính sách trong nước đã chỉ ra không thể xây dựng mô hình thể chế chung cho tất cả các nước và các nước cần xây dựng mô hình thể chế riêng phù hợp với đặc thù của từng nước. Như vậy, mỗi nước phải tự xây dựng mô hình thể chế dựa trên các đặc thù riêng của mình.
hoạt động ngân hàng trung ương
Bảng 1: Mục tiêu của chính sách an toàn vĩ mô trong hệ thống tài chính Chính sách Chính sách tiền tệ Chính sách an toàn vĩ mô Chính sách an toàn vi mô
Mục tiêu chính Ổn định giá cả Ổn định tài chính Sự lành mạnh của các định chế tài chính
Mục tiêu cuối cùng Tăng trưởng kinh tế ổn định Bảo vệ người tiêu dùng
Nguồn: Dirk Schoenmaker và Peter Wierts (2011)
Bảng 2: Mục tiêu khác biệt giữa chính sách an toàn vi mô và chính sách an toàn vĩ mô Chính sách an toàn vĩ mô
Chính sách an toàn vi mô
Mục tiêu trước mắt
Hạn chế bất ổn của toàn bộ hệ thống tài chính
Hạn chế sự đổ vỡ của các tổ chức tài chính đơn lẻ
Mục tiêu cuối cùng
Tránh tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế (GDP)
Bảo vệ người tiêu dùng (nhà đầu tư/người gửi tiền)
Đặc tính rủi ro
Phụ thuộc vào hành động của tập thể nhiều định chế (biến nội sinh)
Phụ thuộc vào hành động của từng định chế đơn lẻ (biến ngoại sinh)
Mối tương quan và các rủi ro giữa các định chế
Quan trọng
Không liên quan
Nguyên tắc kiểm soát
Tập trung vào rủi ro hệ thống; nguyên tắc từ trên xuống
Tập trung vào rủi ro của các tổ chức riêng lẻ; nguyên tắc từ dưới lên
Nguồn: Borio (2013) Hiện nay, có 3 mô hình thể chế cho việc thực thi chính sách an toàn vĩ mô là: hợp nhất hoàn toàn, hợp nhất một phần, phân tán. Thông thường các nước cân nhắc ưu nhược điểm của các mô hình để từ đó lựa chọn mô hình phù hợp cho nước mình dựa trên các tiêu thức: (i) hiệu quả trong việc xác định, phân tích và giám sát rủi ro hệ thống, (ii) sử dụng các công cụ chính sách an toàn vĩ mô một cách kịp thời và hiệu quả, (iii) việc phối hợp có hiệu quả trong việc đánh giá và làm giảm nhẹ rủi ro. Dưới đây là thống kê về mô hình thể chế được áp dụng ở một số nước trong khảo sát của Neir. - Hợp nhất hoàn toàn: chính sách an toàn vĩ mô do Ngân hàng Trung ương (NHTW) chịu trách nhiệm thực thi, được áp dụng ở Cezch, Ireland và Singapore - Hợp nhất một phần: chính sách an toàn vĩ mô được thực hiện bởi ủy ban liên quan đến NHTW hoặc một ủy ban độc lập, được áp dụng ở Malaysia, Romania, Thailand, Anh, Mỹ, Bỉ, Hà Lan, Serbia - Phân tán: chính sách an toàn vĩ mô được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau, được áp dụng ở
Canada, Mexico, Thụy Sỹ, Peru Cùng với việc lựa chọn mô hình thể chế, tùy thuộc vào đặc thù riêng và mục tiêu trong từng giai đoạn, mà các nước có thể đưa ra các ưu tiên đối với chính sách an toàn vĩ mô. Ví dụ cho sự ưu tiên sau khủng hoảng 2008 của chính sách an toàn vĩ mô một số nước như sau: - Châu Âu: chính sách an toàn vĩ mô chú trọng vào việc giảm rủi ro hệ thống liên quan tới việc cho vay ngoại tệ, vì trên thực tế đối với những nước phát triển có lạm phát thấp và tỉ giá ổn định, việc tăng cho vay bằng ngoại tệ không được quan tâm nhiều. - Brazil: chính sách tiền tệ tập trung vào việc quản lý kinh tế vĩ mô ngược chu kỳ còn chính sách an toàn vĩ mô tập trung vào việc kiểm soát rủi ro hệ thống tiềm ẩn trong khi tín dụng tăng trưởng nhanh. Cả hai chính sách này đều được thực hiện dựa trên nghiên cứu về chu kỳ kinh doanh và chu kỳ tài chính. - Hàn Quốc: Trong suốt thập kỷ trước, do hậu quả của việc bùng nổ giá bất động sản, chính sách an toàn vĩ mô tập trung kiểm soát
những mất cân bằng về tài chính trên thị trường bất động sản với các công cụ như tỷ lệ DTI, LTV1... 4. Hoạt động giám sát tài chính của Việt Nam và sự cần thiết phải xây dựng khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô Thời gian qua, thị trường tài chính đang phát triển nhanh chóng, phức tạp cả về quy mô lẫn cấu trúc, với các hoạt động tài chính đan xen giữa các khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và trong môi trường kinh tế vĩ mô nhiều biến động. Thêm vào đó, một số tập đoàn tài chính, tập đoàn kinh tế có hoạt động tiền tệ, tài chính của Việt Nam có cấu trúc phức tạp đã làm giảm hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng. Điều này được thể hiện ở hai yếu tố: (i) về mặt tổ chức: thông qua việc thành lập các công ty con thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau1 và việc đầu tư, góp vốn mua cổ phần và trái phiếu ở nhiều ngành nghề khác nhau đã dẫn đến hoạt động của ngân hàng đồng thời chịu sự điều chỉnh của nhiều khuôn khổ pháp lý trong khi sự phối hợp của các cơ quan chức năng còn hạn chế; (ii) về sản phẩm: ngân hàng đưa ra các sản phẩm và dịch vụ tài chính phức tạp, kết hợp giữa các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm1 khiến việc xác định phạm vi điều chỉnh đối với các sản phẩm này trở nên không rõ ràng, và dẫn đến cơ quan giám sát tài chính hiện hành hoặc không nhận diện được hoặc không đủ thẩm quyền để kiểm soát hoặc chưa nằm trong đối tượng điều chỉnh của pháp luật hiện hành, do đó, làm hạn chế hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát của Nhà nước. Điều này đã tiềm ẩn các rủi ro Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
11
hoạt động ngân hàng trung ương
chéo giữa khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các rủi ro mang tính hệ thống từ sự bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô cũng như từ các cú sốc bên ngoài. Việc bỏ qua các rủi ro tiềm ẩn giữa các định chế tài chính trước những bất ổn kinh tế vĩ mô có thể khiến cho các cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành có những nhận định không chính xác về mức độ an toàn hệ thống. Nghiêm trọng hơn, việc bỏ qua các ảnh hưởng tương tác có thể dẫn đến các chính sách ứng phó không thỏa đáng và đây là nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc đảm bảo ổn định tài chính. Trong khi đó, hệ thống giám sát tài chính chủ yếu tập trung vào công tác giám sát an toàn vi mô trên cơ sở giám sát tuân thủ hơn là giám sát dựa trên rủi ro. Vì vậy, hệ thống giám sát tài chính đi theo mô hình giám sát phân tán truyền thống với sự tách biệt của ba khu vực ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán cần được bổ sung bởi khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô nhằm khắc phục những vấn đề như: (i) hạn chế trong phối hợp giữa các chủ thể giám sát và các kênh giám sát; (ii) nhược điểm của hệ thống pháp lý về giám sát thị trường tài chính; (iii) bất cập trong năng lực giám sát chuyên ngành; (iv) bất cập về thông tin giám sát và công bố thông tin tài chính... Tuy nhiên, các chính sách, khuôn khổ, các công cụ phục vụ cho giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính nước ta chưa hoàn thiện, khuôn khổ pháp lý cho chính sách an toàn vĩ mô chưa có, hệ thống chỉ tiêu giám sát an toàn vĩ mô mới chỉ trong đang trong giai đoạn nghiên cứu triển khai. Do đó, việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho chính sách an toàn vĩ mô (bao gồm công cụ và một cơ 12
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan trong mạng lưới an toàn tài chính) phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt nam là điều hết sức cần thiết. 5. Một số gợi ý cho khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô của Việt Nam Để thiết lập một khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô nhằm đảm bảo ổn định tài chính1, căn cứ vào thực trạng hệ thống tài chính và yêu cầu đối với việc giám sát an toàn vĩ mô, đòi hỏi Việt Nam cần thực hiện những yếu tố sau: a) Khuôn khổ pháp lý, quy trình ra quyết định và trách nhiệm giải trình Đây là các yếu tố đảm bảo sự vận hành thành công và có hiệu quả của chính sách an toàn vĩ mô. Khuôn khổ pháp lý bao gồm việc thành lập cơ quan chuyên trách đối với việc giám sát an toàn vĩ mô với đầy đủ chức năng quản lý nhà nước. Thực tế cho thấy, lĩnh vực ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống tài chính của các nước và các công cụ của chính sách an toàn vĩ mô có mối liên hệ rất mật thiết với chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vi mô do Ngân hàng Nhà nước thực hiện. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách an toàn vĩ mô và hai chính sách nói trên là rất cần thiết đối với sự ổn định hệ thống tài chính nói chung. Để đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 156/2013/NĐ-CP trong đó quy định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ “ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính”, trong đó việc “đề xuất các biện pháp ngăn ngừa rủi ro có tính hệ thống trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính” và “xây dựng chính sách, biện pháp ứng phó với khủng hoảng, đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ, tài
chính”. Vụ Ổn định Tiền tệ - Tài chính thuộc Ngân hàng Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện nhiệm vụ thực thi chính sách an toàn vĩ mô đối với hệ thống tài chính Việt Nam. Việc Ngân hàng Nhà nước được Chính phủ giao trách nhiệm thực thi chính sách an toàn vĩ mô sẽ giúp việc thực thi có hiệu quả hơn do: (i) đảm bảo rằng chính sách an toàn vĩ mô có sự tham gia của các chuyên gia tài chính và kinh tế vĩ mô, nhà tạo lập chính sách của Ngân hàng Nhà nước; (ii) các số liệu và phân tích phục vụ cho việc hoạch định chính sách an toàn vĩ mô, cũng được chia sẻ cho việc hoạch định chính sách tiền tệ; và (iii) có sự phối hợp, chia sẻ thông tin tốt hơn và bổ sung hiệu quả cho chính sách an toàn vi mô.1 Ngoài ra, quy trình ra quyết định đối với chính sách an toàn vĩ mô cần phải rõ ràng, minh bạch và có căn cứ cụ thể (những căn cứ này cần phải nêu một cách công khai). Bên cạnh đó, chức năng giải trình cho các quyết định, văn bản pháp luật được ban hành của cơ quan chịu trách nhiệm cũng cần phải được thực thi nhằm nâng cao trách nhiệm và cẩn trọng khi ban hành các quyết định, văn bản pháp luật... b) Các công cụ Việc xây dựng khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô đòi hỏi phải xác định và thiết lập một bộ công cụ chính sách cũng như các hướng dẫn cụ thể đối với từng công cụ (cách sử dụng, cách tính...). Về cơ bản, bộ công cụ của chính sách an toàn vĩ mô của Việt Nam sẽ dựa trên các công cụ được đề xuất trong các nghiên cứu của IMF và WB cộng thêm một số công cụ khác phù hợp với đặc điểm của hệ thống tài chính Việt Nam. (Xem tiếp trang 19)
hoạt động ngân hàng trung ương
BÀN VỀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ KHUYẾN NGHỊ GIAI ĐOẠN 2014-2015 PGS., TS. Nguyễn Đắc Hưng *
T
rong những năm gần đây, chính sách tiền tệ nổi lên là chính sách kinh tế vĩ mô hàng đầu, thu hút được sự quan tâm lớn của dư luận, của các nhà nghiên cứu và thường xuyên được bàn luận trên nhiều diễn đàn. Mặc dù trong quá trình điều hành, còn có một số ý kiến chưa hoàn toàn đồng nhất, nhưng đến nay, nhìn nhận lại, qua thực tiễn đã cho thấy rất rõ, thành công trong điều hành chính sách tiền tệ trong 3 năm gần đây: 20112013, có thể khẳng định ở một số minh chứng lớn và cũng có thể coi là bài học kinh nghiệm quan trọng sau đây: Về thực hiện mục tiêu cao nhất của chính sách tiền tệ Mặc dù phải thực hiện đa mục tiêu nhưng sự đóng góp hàng đầu của chính sách tiền tệ về một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô là rõ ràng: Lạm phát đang từ mức rất cao, tới 18,13% của năm 2011, sang năm 2012, giảm mạnh, chỉ tăng có 6,81%; rồi tiếp tục giảm trong năm 2013. Tính đến hết tháng 10/2013, CPI đang ở mức 5,14%, dự báo cả năm tăng không quá 6,5 - 6,7%. Mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 7% cả năm 2013 là hoàn toàn có thể đạt được. Chính sách tiền tệ cũng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Trước đây, thị trường vàng thường biến động mạnh, thị trường ngoại tệ còn xảy ra các “cơn sốt nhẹ”, * Hà Nội
tác động lớn đến tâm lý người dân, thì đến nay, hầu như không còn. (Đồ thị 1) Đồ thị so sánh giữa sự biến động của CPI cùng 2 nhóm hàng hóa chủ yếu tính CPI là lương thực và thực phẩm; diễn biến giá vàng và ngoại tệ các năm 2012 - 2013, so sánh với kỳ gốc 2009 cho thấy rõ những kết quả đạt được trong thực hiện mục tiêu cao nhất về điều hành chính sách tiền tệ. (Đồ thị 2) Về thực hiện mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động trong điều hành chính sách tiền tệ Lãi suất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh; vốn khả dụng, thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM) được cải thiện và diễn biến ổn định. - Lãi suất tiền gửi và cho vay của các NHTM đang từ mức cao, cuối năm 2011 và đầu năm 2012 lên tới đỉnh điểm, tới 14%/năm đối với lãi suất huy động và 18 21%/năm đối với lãi suất cho vay; dần dần giảm xuống và hiện nay, đang ở mặt bằng lãi suất gần 10 năm trước, xoay quanh mức: 6 - 8%/năm đối với lãi suất huy động và 8 - 11%/năm đối với lãi suất cho vay. (Đồ thị 3) Song quan trọng hơn, đó là lãi suất diễn biến khá ổn định và có xu hướng giảm dần. Trước tháng 10/2013, nhiều NHTMCP quy mô nhỏ còn đưa ra lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn 12 tháng lên tới 9,8% - 10,5%/năm thì từ đầu tháng 11/2013 đến nay, đã đồng
loạt giảm xuống 9 - 9,2%/năm. Quy định trần lãi suất tiền gửi dưới 12 tháng được các NHTM thực hiện nghiêm túc, thậm chí, nhiều NHTM có vốn nhà nước còn thực hiện mức thấp hơn trần quy định từ nhiều tháng nay. Lãi suất cho vay cũng được các NHTM chủ động giảm xuống để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, quy định về giới hạn lãi suất nội tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang giảm dần ý nghĩa, bước đầu cho các dấu hiệu của thị trường cần chuyển sang bỏ quy định này, thực hiện công cụ gián tiếp trong điều hành lãi suất khi mọi điều kiện vững chắc. Mức lãi suất này được cả người gửi và người vay đều chấp nhận được, thể hiện rõ nét nhất là đến hết tháng 10/2013, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng (TCTD) tăng khoảng 13% so với cuối năm 2012, tổng dư nợ cho vay tăng 7% so với đầu năm. Trên các diễn đàn, trong dư luận,… không còn tình trạng than phiền, kêu ca về lãi suất vay vốn như trước đây nữa. (Đồ thị 4) Bài học kinh nghiệm cần được nhìn nhận đó là chủ động và kiên trì hạ lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay vì những khó khăn của nền kinh tế. Các NHTM chấp nhận hy sinh một phần lợi ích hoạt động kinh doanh trước mắt của mình vì mục tiêu chung và vì mục tiêu trung, dài hạn. - Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đối với nội tệ đang từ mức 18 - 22%/năm cho hầu hết các kỳ hạn, thì từ nhiều tháng Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
13
hoạt động ngân hàng trung ương
Đồ thị 1: Diễn biến giá vàng thị trường quốc tế và thị trường trong nước giai đoạn 2008 - 2013
Đồ thị 2: Diễn biến CPI trong mối quan hệ với diễn biến giá USD, vàng và một số mặt hàng chủ yếu nhất
Đồ thị 3: Diễn biến một số loại lãi suất nội tệ chủ yếu nhất từ đầu năm 2011 đến nay
14
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
nay, đang ổn định ở mức 4%/năm đối với giao dịch qua đêm và 1113%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng. Thanh khoản của nhiều NHTM từ mức khủng hoảng thì qua các dấu hiệu của thị trường cho thấy đang thực sự ổn định. - Về tỷ giá: nếu như các năm 2008 - 2010, còn biến động mạnh, thì từ năm 2011 đã giảm và 2 năm gần đây 2012-2013, đang diễn biến ổn định. Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, nếu như năm 2008, tỷ giá USD/VND tăng 6,31%, sang năm 2009, tăng tới 10,07%, đến năm 2010, vẫn tăng 9,68%, thì năm 2011, chỉ tăng có 2,2% năm 2012, lại giảm 0,96%. Trong năm 2013, đến tháng 10/2013, tỷ giá USD/VND tăng 1,14% so với tháng 10/2012, tăng 1,32% so với tháng 12/2012. Dự báo đến hết năm 2013, tỷ giá USD/VND chỉ tăng khoảng 1,4-1,5%. (Đồ thị 5) Kết quả trên cần phải đặt trong bối cảnh không ít ý kiến cho rằng NHNN duy trì tỷ giá ổn định là định giá quá cao VND, làm cho VND lên giá mạnh so với USD trong bối cảnh lạm phát ở nước ta trong những năm qua luôn ở mức cao và nhiều đồng tiền ở châu Á giảm giá mạnh so với USD! Một số ý kiến cho rằng cần phải phá giá VND để thúc đẩy xuất khẩu. Song, về góc độ điều hành chính sách tiền tệ, phải khẳng định là đã có quan điểm rõ ràng, có thông điệp cụ thể về điều hành tỷ giá trên thị trường chính thức, thể hiện bản lĩnh vững vàng của góc độ điều hành trước áp lực của dư luận. Bài học kinh nghiệm đó cũng cần được thẳng thắn nhìn nhận, xem xét trong bối cảnh vào đầu năm 2011, trước sức ép của dư luận và dựa trên một số tính toán có tính chất lý thuyết,… NHNN đã chủ động điều chỉnh giảm giá
hoạt động ngân hàng trung ương
Về đạt được các mục tiêu khác trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng. - Nhập siêu đã giảm: Như phần trên đã đề cập, chính sách tiền tệ của Việt Nam phải thực hiện đa mục tiêu. Giảm nhập siêu không phải là mục tiêu trực tiếp của chính sách tiền tệ, nhưng phải thực sự thừa nhận, nhập siêu trong 3 năm gần đây giảm mạnh có nguyên nhân hàng đầu là điều hành tỷ giá, lãi suất ngoại tệ và thực thi các biện pháp quản lý ngoại tệ, quản lý thị trường vàng có hiệu quả. (Bảng 1), (Đồ thị 6) Trước năm 2012, nhập siêu của Việt Nam ở mức độ lớn và không ngừng gia tăng, riêng năm 2007, tăng tới gần 3 lần so với năm 2006 và lên tới trên 14 tỷ USD, năm 2008, tăng lên tới trên 18 tỷ USD, các năm gần đây, cũng vẫn ở mức trên 10 tỷ USD và chiếm tỷ trọng từ 12,7% đến 29,2% so với kim ngạch xuất khẩu. Trong năm 2011, mặc dù thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ theo chỉ đạo của Chính phủ, nhưng nhập siêu của Việt Nam tiếp tục ở mức cao. Nhập siêu vẫn ở mức cao vẫn tiếp tục tạo sức ép lên tỷ giá. Đến lượt nó, Đồng Việt Nam có thể xu hướng tiếp tục giảm giá, làm cho giá hàng hóa nhập khẩu và giá dịch vụ tính ra Đồng Việt Nam tăng, làm cho việc kiềm chế biến động của CPI khó thực hiện theo mục tiêu đã định. Tăng cường quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia gắn liền với việc trung hòa lượng nội tệ đưa ra mua đô la Mỹ: Tỷ giá ổn định, nhập siêu giảm
Đồ thị 4: Diễn biến một số chỉ tiêu hoạt động ngân hàng năm 2013
Đồ thị 5: Diễn biến tỷ giá trên một số thị trường chủ yếu trong 1 năm qua ( Tỷ giá trong đồ thị này được hiểu là 1 USD đổi được bao nhiêu VND)
VND tới 9,3% so với USD. Cụ thể, từ ngày 11/2/2011, NHNN đã chủ động điều chỉnh tăng 9,3% tỷ giá liên ngân hàng và thu hẹp biên độ giao dịch tỷ giá từ +-3% xuống còn +-1%. Việc điều chỉnh đó có tác động lớn đến chi phí đầu vào của hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu,
phụ liệu,… nhập khẩu của Việt Nam, tác động lên giá thành, lên chi phí,… tác động lên giá bán và tác động lên CPI. Song, tác động kích thích xuất khẩu thì không thấy rõ, bởi vì thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam cho thấy tỷ giá không tác động nhiều.
Bảng 1: Diễn biến nhập siêu và giá USD so với VND các năm 2006 - 2013 Chỉ tiêu Nhập siêu % nhập siêu so với GDP Mức tăng giá USD
2006 5.064 12,7 1,0
2007 14.203 29,2 -0,03
2008 18.028 28,8 6,31
2009 12.852 22,5 10,70
2010 12.609 17,5 9,68
2011 9.844 10,2 2,24
2012 -780,3 -0,96
2013* - 187 1,14
Nguồn: Tổng cục Thống kê ; * Mười tháng đầu năm 2013 Số âm năm 2012 và 2013 thể hiện thặng dư cán cân thương mại Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
15
hoạt động ngân hàng trung ương
Đồ thị 6
mạnh, cần phải phân tích trong bối cảnh quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia được tăng cường, từ mức 7 tỷ USD lên khoảng 32 tỷ USD hiện nay. Việc mua ngoại tệ vào đồng nghĩa với việc cung ứng VND ra lưu thông nhưng gây nên lạm phát tiền tệ. Thực tế này hoàn toàn được lý giải đó là sự phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ mà trọng tâm trong vấn đề này đó là nghiệp vụ thị trường mở, trung hòa lượng tiền cung ứng qua kênh mua ngoại tệ. Giảm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế Tỷ giá ổn định đã tác động tích cực đến tâm lý của người dân, tâm lý của thị trường tài chính. Người dân, giới đầu tư tin tưởng vào sự ổn định của Đồng Việt Nam, hay Đồng Việt Nam được coi trọng. Điều này làm giảm hẳn tình trạng người dân lựa chọn việc cất trữ tài sản của mình bằng việc mua ngoại tệ, góp phần đẩy lùi tình trạng đô la hóa trong xã hội. Nếu như năm 2006, tổng tiền gửi ngoại tệ trên tổng tiền gửi của các TCTD còn ở mức trên 26%, thì năm 2011, giảm còn 19,5%, năm 2012, còn 14,6% và dự báo hết năm 2013, giảm xuống dưới 12%. Tỷ lệ tiền gửi ngoại trên tổng phương tiện thanh toán nếu như năm 2006 còn ở mức trên 21%, thì 16
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
đến năm 2011, giảm còn 15,8%, đến năm 2012, ở mức 13,2%, đến tháng 6/2013, ở mức 11,8% và dự báo hết năm 2013, giảm xuống dưới 11%. Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ năm 2006, còn ở mức 30% so với tổng dư nợ của các TDTD đối với nền kinh tế, đến năm 2011, giảm xuống còn 20%, đến năm 2012, giảm xuống 17,5%. Đến hết tháng 10/2013, tổng dư nợ của các TCTD đã tăng 6,8% so với cuối năm 2012; trong đó, tín dụng bằng VND tăng 11%; tín dụng ngoại tệ giảm 14,2%. Thành công hạ nhiệt thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán Quản lý thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán không phải là mục tiêu của chính sách tiền tệ, không phải là nhiệm vụ quản lý hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, cả về lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy, giữa thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán có mối liên hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển nóng của thị trường bất động sản, hoạt động thiếu minh bạch của thị trường chứng khoán hút theo một khoản lớn vốn tín dụng ngân hàng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và điều hành chính sách tiền tệ. Với vòng chu chuyển tiếp theo,
tiền vay NHTM được khách hàng đưa vào thị trường bất động sản làm tăng tổng cầu cá nhân, tổng cầu của doanh nghiệp và tổng cầu của chính phủ, tăng mức chi tiêu của người dân được nhận tiền đền bù đất đai, đầu cơ bán bất động sản, tăng nguồn thu của ngân sách các cấp, tăng đầu tư công, trong đó nguồn tiền không nhỏ đổ vào các dự án xây dựng văn phòng, trụ sở làm việc, dự án phi sản xuất, dự án trung tâm thể thao, văn hóa,... kèm theo đó là những thất thoát trong quản lý chi tiêu vốn đầu tư của ngân sách nhà nước. Tác động tiếp theo đó là sự gia tăng của chỉ số CPI. Việc thị trường bất động sản hạ nhiệt, điều chỉnh giá là hết sức cần thiết để thị trường này không rơi vào tình trạng ảo mà đi vào thực chất, tạo mức giá nhà đất hợp lý cho người có nhu cầu thực mua được nhà ở. Để góp phần điều chỉnh sự phát triển thị trường cũng như đảm bảo an sinh xã hội, gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho chương trình nhà ở xã hội được triển khai chặt chẽ, mới đây được điều chỉnh mở rộng cho đối tượng doanh nghiệp xây dựng ký túc xá cho sinh viên, nhà ở cho công nhân, một số đối tượng hộ gia đình khác,... là hết sức cần thiết. Vốn tín dụng ngân hàng chảy vào thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng tạo ra sự thiếu minh bạch trong nguồn tiền tăng vốn điều lệ các doanh nghiệp, vốn điều lệ một số NHTMCP, tạo ra dư nợ cho vay và đầu tư nền kinh tế có dấu hiệu ”ảo”, ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ cũng như hoạt động của thị trường tiền tệ. Bên cạnh đó, còn làm lành mạnh hoạt động ngân hàng, ngăn chặn tình trạng sở hữu
hoạt động ngân hàng trung ương
chéo, tình trạng đầu tư lòng vòng và những gian lận khác trên thị trường chứng khoán. Vì vậy, ngay từ đầu năm 2011, với biện pháp điều hành được thể hiện trong Chỉ thị 01 của Thống đốc NHNN là hết sức cần thiết và phù hợp với thực tiễn. Theo quy định, đến 30-6-2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất của các TCTD so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31-12-2011 tối đa là 16%, trong đó tập trung là hạn chế cho vay chứng khoán và đầu tư bất động sản. Quy định đó góp phần điều chỉnh sự phát triển bền vững của hai thị trường nói trên nhưng cũng đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Vốn tín dụng ngân hàng góp phần tái cơ cấu nền kinh tế hướng vào các lĩnh vực ưu tiên Kết hợp với biện pháp nói trên về điều hành công cụ lãi suất, kể từ tháng 5/2012, NHNN quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn nội tệ đối với các lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp - nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; sau đó mở rộng thêm các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Kể từ khi áp dụng trần lãi suất nói trên, dư nợ cho vay 4 lĩnh vực đó đã tăng trưởng khá, đặc biệt là đối với các NHTMNN. Về chiến lược kinh doanh, đồng thời để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, các NHTM đều điều chỉnh phần lớn tăng trưởng tín dụng trong các năm 2011-2013 sang tập trung cho sản xuất, khu vực nông nghiệp - nông thôn, sản xuất và thu mua hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và DNNVV, với kỳ vọng sẽ góp phần rất lớn vào tăng trưởng tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho thị trường
trong nước cũng như xuất khẩu. Bài học kinh nghiệm tổng quát được rút ra trong các năm 2011 - 2013 về những thành công thực hiện đa mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ Một là, thường xuyên có sự phối hợp đồng bộ, linh hoạt giữa điều hành lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ, giữa công cụ lãi suất và công cụ dự trữ bắt buộc, giữa công cụ lãi suất và tỷ giá, giữa lãi suất và nghiệp vụ thị trường mở,...; giữa công cụ gián tiếp và công cụ trực tiếp; giữa điều hành chính sách tiền tệ và tăng cường chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động ngân hàng, trực tiếp là hoạt động thanh tra, giám sát đảm bảo tính nghiêm minh, tính hiệu quả của các biện pháp điều hành. Hai là, có bản lĩnh trong điều hành chính sách tiền tệ trước diễn biến đa chiều của dư luận, kết hợp giữa nguyên lý có tính chất lý thuyết, kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ương các nền kinh tế mới nổi với thực tiễn đa dạng ở Việt Nam. Do đó, vừa thực hiện được mục tiêu giảm mạnh lãi suất, vừa đảm bảo được thanh khoản của các NHTM, vừa thực hiện được mục tiêu ổn định tỷ giá và giảm tình trạng đô la hóa, đảm bản an toàn hoạt động của các NHTM. Ba là, không cứng nhắc trong chỉ đạo điều hành các quy định về quản lý mà chủ động, linh hoạt trước những khó khăn phát sinh, những diễn biến phức tạp của môi trường kinh tế vĩ mô,... thể hiện tập trung nhất là ban hành Văn bản 780, tạm hoãn thực hiện Thông tư số 02,... Bốn là, tạo sự đồng thuận trong hệ thống ngân hàng, nhất là sự đồng thuận của các NHTM trong các giải pháp tháo gỡ khó khăn của nền kinh tế, các biện pháp
điều hành chủ động đi trước dẫn dắt thị trường. Năm là, chủ động, kiên trì và đa dạng phương thức tuyên truyền, giải thích,... các chủ trương, chính sách, biện pháp điều hành, quản lý của NHNN vì mục tiêu chung của nền kinh tế. Thách thức và khuyến nghị chính sách cho giai đoạn 2014-2015 Một là, áp lực về phá giá Đồng Việt Nam là rất lớn từ nhiều phía khác nhau, vì vậy, cần kiên trì mục tiêu ổn định tỷ giá USD/ VND trong một giới hạn nếu có biến động thì cả năm 2014 - 2015 không vượt quá 2-2,5% mỗi năm. Theo đó, các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, trực tiếp là: lãi suất, dự trữ bắt buộc, thị trường mở, chính sách và biện pháp quản lý thị trường ngoại tệ cũng theo hướng mục tiêu này. Hai là, áp lực về tăng trưởng dư nợ đối với nền kinh tế là rất lớn, trong khi điều kiện mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả vẫn diễn biến chậm. Vì vậy, chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng ngân hàng năm 2014 - 2015 đối với nền kinh tế chỉ nên coi là có tính chất định hướng, chứ không cứng nhắc phải phấn đấu bằng mọi cách để đảm bảo tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu đề ra hay khống chế mức tăng trưởng tín dụng. Vấn đề quan trọng là NHNN thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ đảm bảo tín dụng tăng trưởng an toàn, hiệu quả theo nhu cầu vốn nền kinh tế. Bên cạnh đó, các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là lãi suất, cho vay tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc,... vẫn cần định hướng các TCTD vào việc mở rộng tín dụng đối với 5 đối tượng ưu tiên, thúc đẩy cạnh tranh mở rộng tín dụng nông nghiệp nông thôn. Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
17
hoạt động ngân hàng trung ương
Ba là, trong điều kiện lãi suất cơ bản chưa phát huy vai trò điều tiết gián tiếp thị trường tiền tệ thì việc duy trì quy định trần lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay 5 đối tương ưu tiên là hết sức cần thiết, ít ra là cần duy trì hết 6 tháng đầu năm 2014 nhằm phát đi tín hiệu thực sự về lãi suất trên thị trường. Bởi vì, thị trường tiền tệ ở nước ta chưa thực sự phát triển như các nền kinh tế phát triển, sự chênh lệch quy mô, trình độ quản trị điều hành, chất lượng hoạt động,... giữa các NHTM vẫn còn rất lớn. Mục tiêu tái cơ cấu các TCTD mới đạt kết quả bước đầu. Bốn là, trong 2 năm 2014 - 2015, chưa xuất hiện các điều kiện chín muồi thực hiện lạm phát mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ, mà vẫn phải thực hiện đa mục tiêu. Song, mục tiêu ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát vẫn phải được ưu tiên hàng đầu. Diễn biến CPI trong các năm 2014 - 2015 dự báo vẫn có các nguyên nhân như các năm qua. Song, trách nhiệm về kiềm chế lạm phát vẫn được đổ dồn lên chính sách tiền tệ,... Vì vậy, một mặt, chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, tăng cường hiệu quả, chất lượng công tác thanh tra giám sát,... Mặt khác, cần đề nghị và chủ động phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Đồng thời, cần nghiên cứu, xem xét kiến nghị, đề xuất tiếp tục đổi mới phương pháp tính lạm phát và cách công bố chỉ số lạm phát phù hợp với khu vực và thế giới, để không gây sức ép từ dư luận, từ một số nghiên cứu thiên về lý thuyết gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ. Năm là, sử dụng biện pháp truyền thống đó là tăng lãi suất, rút bớt tiền từ lưu thông về để kiềm chế lạm phát không còn hoàn toàn phù hợp với thực tiễn Việt Nam, 18
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
thực tiễn hoạt động ngân hàng cũng như điều hành chính sách tiền tệ ở nước ta. Bởi vì, lạm phát không phải là nguyên nhân duy nhất, không phải lúc nào cũng do tiền tệ. Tăng lãi suất, rút bớt tiền từ lưu thông về, gây thiếu hụt thanh khoản, càng đẩy lãi suất trên thị trường tăng cao, tác động ngược lại mục tiêu kiềm chế lạm phát. Ngược lại, trong 2 năm 2012 2013, giảm mạnh lãi suất nhưng vẫn thực hiện có hiệu quả mục tiêu kiềm chế lạm phát. Sáu là, những thách thức điều hành chính sách tài chính trong sự phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ là rất lớn. Bởi vì, dự báo nguồn thu ngân sách trong 2 năm 2014 - 2015 vẫn chưa có gì cải thiện. Cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước các cấp từ tiền sử dụng đất, thuế đất đai, đấu giá quyền sử dụng đất,... như nhiều năm trước đây hiện nay hầu như giảm hẳn, doanh nghiệp hoạt động còn nhiều khó khăn, trong khi đó, nhu cầu chi của ngân sách nhà nước là rất lớn và tiếp tục tăng, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng. Theo đó, nhu cầu phát hành trái phiếu chính phủ, trước tiên là dự kiến kế hoạch 170.000 tỷ đồng năm 2014 là thị trường mà nhiều NHTM vẫn hướng tới. Đó là chưa kể nhu cầu phát hành trái phiếu để thanh toán
các khoản trái phiếu đến hạn, trái phiếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và trái phiếu của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, trái phiếu của các tập đoàn, tổng công ty,... mà người mua vẫn chủ yếu là NHTM. Chi tiêu công tăng, nguồn thu tăng chậm, áp lực lên lạm phát, áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ. Do đó, việc phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài chính cần có những biện pháp cụ thể và sát thực tiễn. (Đồ thị 7) Bảy là, cơ cấu nền kinh tế nói chung, cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tiếp tục diễn ra chưa đạt hiệu quả và mục tiêu như mong muốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng ngân hàng, đến điều hành chính sách tiền tệ. Vì vậy, trong điều hành chính sách tiền tệ và quản lý chất lượng tín dụng, cần có phương án cụ thể về tác động này. Song, về phía Chính phủ, có giải pháp hữu hiệu hơn, cụ thể hơn và khẩn trương hơn, xử lý các khoản nợ xấu của các TCTD liên quan đến các tập đoàn, tổng công ty nhà nước,... trực tiếp là Vinashin, Vinalines. Đồng thời, các khoản nợ ngân sách nhà nước đối với các dự án xây dựng cơ bản của các địa
Đồ thị 7:
hoạt động ngân hàng trung ương
phương, một mặt, cần nghiêm ngặt không để phát sinh mới, mặt khác, có lộ trình ngắn hạn giải quyết nợ hiện nay, góp phần giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ xấu của các NHTM của những doanh nghiệp vay vốn thi công các dự án của địa phương. Tám là, Việt Nam đang tiếp tục hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, cả về lĩnh vực đào tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học,... Các quan niệm, ý kiến có tính chất lý thuyết, kinh nghiệm của thế giới và các nền kinh tế có điều kiện khác nhau, được nhìn nhận trên các góc độ khác nhau... tiếp tục xuất hiện trên nhiều diễn đàn, tạo sức ép trong điều hành chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, tư duy hoạt động ngân hàng nói chung
và hoạt động tín dụng nói riêng trong nền kinh tế thị trường, đặc thù điều kiện Việt Nam chưa phải đã có sự đồng thuận. Vì vậy, đó là những thách thức không nhỏ trong điều hành chính sách tiền tệ, quản lý hoạt động ngân hàng, đòi hỏi công tác tuyên truyền, báo chí,... cần tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ của các TCTD và NHNN, cả Trung ương lẫn địa phương. Cần tiếp tục đa dạng hóa các phương thức truyền thông, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin tuyên truyền của ngành Ngân hàng. Điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn 2011 - 2013 có thể chia làm 2 phân đoạn: 2011 và 2012 - 2013, mỗi phân đoạn có những
XÂY DỰNG KHUÔN KHỔ ... (Tiếp theo trang 12) c) Xây dựng cở sở dữ liệu và chia sẻ thông tin Để thực hiện tốt chính sách an toàn vĩ mô, đặc biệt là khi ra các quyết định liên quan đến chính sách an toàn vĩ mô, cần phải có cơ sở dữ liệu đủ đa dạng và cập nhật. Do đó, việc xây dựng các chỉ tiêu trong cơ sở dữ liệu, chế độ báo cáo cũng như việc chia sẻ thông tin trong nội bộ Ngân hàng Nhà nước và giữa các Bộ/ngành có liên quan là cần thiết. d) Cơ chế phối hợp và trách nhiệm giữa các cơ quan Một điều tất yếu là với mục tiêu ổn định tài chính, chính sách an toàn vĩ mô sẽ có mối tương tác với rất nhiều chính sách khác đang được thực thi bởi Ngân hàng Nhà nước (chính sách an toàn vi mô, chính sách tiền tệ) cũng như các Bộ/ngành khác (chính sách tài khóa, chính sách cạnh tranh, chính sách kinh tế vĩ mô)... Như vậy, bên cạnh việc xác định rõ ràng phạm vi, công cụ, trách nhiệm của từng chính sách, cần
có cơ chế phối hợp có hiệu quả và đồng bộ giữa các chính sách nói trên. Khi thực hiện tốt cơ chế phối hợp, chính sách an toàn vĩ mô cùng với các chính sách khác sẽ có tác động bổ sung lẫn nhau nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là ổn định tài chính. 1. Định nghĩa của IMF (2009): rủi ro hệ thống là một rủi ro về sự đổ vỡ của các dịch vụ tài chính bắt nguồn từ sự suy yếu toàn bộ hoặc một phần của hệ thống tài chính và có khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế thực. 2. Ủy ban Hệ thống tài chính toàn cầu (CFGS) - 2010. 3. DTI (Debt-To-Income: nợ trả phải trả định kỳ trên thu nhập của người vay) là chỉ số đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp và cá nhân, được tính bằng khoản phải trả hàng tháng chia cho tổng thu nhập của doanh nghiệp hoặc cá nhân. LTV (LoanTo-Value: tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo) càng thấp thì mức độ bảo đảm thu hồi giá trị nợ vay trong trường hợp vỡ nợ đối với ngân hàng càng lớn. Hai chỉ số này chủ yếu được dùng để hạn chế bong bóng bất động sản. 4. Nhiều ngân hàng đã thành lập các công ty con thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau như công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản... 5. Một số ngân hàng đã thông qua các công ty con hoặc liên kết với các công ty khác để cung cấp các sản phẩm dịch vụ liên quan đến chứng khoán như đòn bẩy tài chính, ứng trước tiền bán chứng
đặc điểm cụ thể riêng về thực hiện mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, gắn chặt với quản lý tiền tệ - ngân hàng. Thành công trong điều hành thời gian qua đã được khẳng định, những thách thức trong 2 năm tiếp theo 2014 -2015 không hề nhỏ. Vì vậy, việc nhìn nhận lại một số bài học kinh nghiệm thời gian qua, trên cơ sở những dự báo và chủ động có những giải pháp phù hợp để đạt được các mục tiêu dự kiến cho thời gian tới là hết sức cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - www.sbv.gov.vn -www.gso.gov.vn - www.vcbs.com.vn
khoán... hay cung cấp dịch vụ liên quan đến bảo hiểm như bancasurance, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ... 6. Bao gồm: (i) nhận diện khủng hoảng tài chính, (ii) ngăn ngừa rủi ro hệ thống, và (iii) ứng phó kịp thời với khủng hoảng tài chính. 7. Khảo sát của Nier và cộng sự (2011) về các mô hình thể chế thực hiện chính sách an toàn vĩ mô cho thấy mô hình hợp nhất một phần được thực hiện bởi ủy ban liên quan đến NHTW hoặc một ủy ban độc lập đang được áp dụng phổ biến nhất trên thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. PGS., TS. Tô Ngọc Hưng (2011, chủ biên), Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính 2011. 2. Đăng Nhân (2013), Phối hợp chính sách giám sát an toàn vĩ mô và chính sách tiền tệ sau khủng hoảng tài chính - một số hàm ý cho Việt Nam, Website NHNN Việt Nam. 3. Ủy ban Kinh tế Quốc hội (2013), Giám sát hệ thống tài chính: chỉ tiêu và mô hình định lượng, Nhà xuất bản Trí thức 2013. 4. Beau (2011), Macro-prudential policy and the conduct of monetary policy, Banque de France Occasional Paper No. 8, January 2011. 5. Borio (2003), Towards a macroprudential framework for financial supervision and regulation? BIS Working PapersNo. 128, February 2003. 6. Lim và cộng sự(2011), Macroprudential Policy: An Organizing Framework, International Monetary Fund Publication, March 2011. 7. Niervà cộng sự (2011), Institutional Models for Macroprudential Policy, IMF Staff Discussion Note, November 2011. 8. Nicolòvà cộng sự (2012), Externalities And Macroprudential Policy, IMF Staff Discussion Note, June 2012. 9. Sámano (2011), In the Quest of Macroprudential Policy Tools, Banco de México Working Paper No. 2011-17. Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
19
hoạt động ngân hàng trung ương
ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỀU HỐI TRONG THỜI GIAN QUA Trần Mạnh Tuyến * Nguyễn Quốc Hùng **
N
ghiên cứu các nhân tố tác động đến kiều hối có thể được tiếp cận ở 2 góc độ: cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô. Trong số các nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô có thể nêu một số bài viết như: Swamy G. (1981), “International Migrant Worker’s Remittances: Issues and Prospects”; El - Saaka and Robert Mcnaab (1999), “The Macroeconomics Determinants of Migrant Remittances”; Campbell, Trevor (2003), “Determinants of Foreign Inflows from Current Transfer into Barbados”; Mohammad Ali, 2012), “Macroeconomics Factors Influencing Foreign Remittances. The Case of Bangladesh”… Điểm chung của các nghiên cứu trên là sử dụng các mô hình hồi quy đa biến để phân tích các nhân tố vĩ mô tác động đến kiều hối. Bài viết của 2 tác giả Trần Trọng Tuyến (Học viện Hành chính - Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) và Nguyễn Quốc Hùng (Vụ Quản lý Ngoại hối) cũng tiếp cận theo phương pháp tương tự, nhưng theo quan điểm của TCNH, còn nhiều hạn chế, đó là: mẫu quan sát nhỏ, không thực hiện một số kiểm định (tính dừng, đồng liên kết…) nên độ tin cậy không cao. Tuy nhiên, để khuyến khích cách tiếp cận tương đối mới về nghiên cứu kiều hối, TCNH đăng tải bài viết này để rộng đường dư luận. * Viện Kinh tế - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh ** Vụ Quản lý ngoại hối - NHNN 20
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
Kiều hối theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới (WB) “là các khoản chuyển tiền ròng một chiều bao gồm các khoản chuyển tiền từ nước ngoài có nguồn gốc là thu nhập của người lao động, dân di cư ở nước ngoài” nên kiều hối có ảnh hưởng lớn đến cán cân vãng lai và cán cân thanh toán (BOP). Đối với Việt Nam, kiều hối lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì Việt Nam là nước đang phát triển, rất cần huy động các nguồn lực trong nước và nước ngoài để tăng trưởng kinh tế. Trong các nguồn vốn ngoại thì kiều hối đóng vai trò ngày càng quan trọng vì nó là nguồn vốn rẻ nhất (dòng vốn một chiều và chảy vào, không chảy ra) so với các nguồn tài chính khác từ nước ngoài như vay nợ nước ngoài, đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, nguồn ODA. Kiều hối chuyển vào Việt Nam nhằm hỗ trợ cho thân nhân các gia đình, tạo nguồn vốn để họ đầu tư, kinh doanh, cải thiện đời sống và tạo công ăn việc làm. Bên cạnh đó, kiều hối còn kích thích mở rộng quan hệ giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài trong giao dịch thanh toán, chuyển tiền, đại lý. Kiều hối vào nước ta tăng trưởng rất ấn tượng trong hơn 10 năm qua từ mức dưới 1 tỷ USD/năm từ những năm 2000 trở về trước, đến nay đã vượt mức 8 tỷ USD năm 2012; kể cả trong giai đoạn khủng hoảng, suy thoái kinh tế thế giới. Nhiều năm nay, rất nhiều các nhà khoa học và chuyên gia kinh tế đều thống nhất cho rằng có nhiều nhân tố tác động làm tăng dòng kiều hối của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Kiều
hối chủ yếu do lao động xuất khẩu của Việt Nam, bao gồm lực lượng lao động đi làm thuê ở nước ngoài, người Việt Nam đi làm việc, học tập ở nước ngoài. Việt kiều ở nước ngoài bao gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người Việt Nam di cư ra nước ngoài từ những năm 1975 gửi tiền về hàng năm. Đồng thời kiều hối còn bị tác động bởi chính sách của nhà nước về ngoại hối, về tài chính hạn chế hay khuyến khích dòng vốn này. Các nhân tố khác của thị trường trong nước như lãi suất huy động ngoại tệ, tỷ giá mua bán ngoại tệ của hệ thống ngân hàng thương mại cũng tác động đến dòng vốn này. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào phân tích, đánh giá, định lượng tác động của từng nhân tố nêu trên đến tăng trưởng kiều hối của Việt Nam, đặc biệt cho giai đoạn từ năm 2001 đến nay. (Đồ thị 1) 1. Mô hình đánh giá mức độ ảnh hưởng, tác động của các nhân tố đến kiều hối Để đo lường, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kiều hối ta sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Mô hình đưa ra dựa trên giả thuyết kiều hối sẽ phản ứng với thay đổi của lực lượng lao động xuất khẩu, lãi suất huy động ngoại tệ, tỷ giá hối đoái và chính sách của nhà nước. Vì vậy, mô hình hồi quy có dạng như sau: KH= β0 + β1LDXK + β2LSNT + β3TYGIA + β4CSNH + u Trong đó: KH là lượng kiều hối hàng năm; LDXK là số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam. Do số lượng Việt kiều ở nước ngoài chủ yếu là người Việt Nam di cư từ những năm 1975 trở về trước; số lượng người Việt định cư thêm ở nước ngoài hàng năm biến động không đáng kể chủ yếu định cư theo dạng đoàn tụ gia đình, con theo bố mẹ hoặc vợ theo chồng. Đồng thời Việt kiều của chúng ta ở nước ngoài đều mất nhiều thời gian để
hoạt động ngân hàng trung ương
tạo lập cuộc sống nên thu nhập có được chủ yếu phục vụ cho cuộc sống của chính họ và gia đình họ ở nước ngoài, số lượng Việt kiều trở thành triệu phú đôla Mỹ đến nay rất ít (chúng ta thấy kiều hối của Việt Nam trước năm 2000 không biến động nhiều qua các năm, bình quân từ vài trăm triệu đến gần 1 tỷ USD/năm). Do đó, chúng tôi chọn số lượng lao động xuất khẩu là đại diện cho biến độc lập này, bao gồm cả số người lao động xuất khẩu và số người học tập, thực tập sinh có nguồn thu nhập ổn định ở nước ngoài hàng năm; LSNT là lãi suất huy động ngoại tệ của hệ thống ngân hàng thương mại áp dụng với cá nhân bình quân năm; TYGIA là tỷ giá mua ngoại tệ (đôla Mỹ) của các ngân hàng thương mại bình quân năm; CSNH là chính sách ngoại hối của nhà nước, là biến giả, theo đó trước năm 2007 biến CSNH nhận giá trị 0, còn lại nhận giá trị là 1; β0 là hệ số chặn; β1, β2, β3, β4 là hệ số hồi quy; u là yếu tố ngẫu nhiên. 2. Mô tả dự liệu Các số liệu của mô hình được thu thập theo năm từ năm 2001 đến 2012. Nguồn số liệu từ Tổng cục Thống kê, các Bộ ngành liên quan như NHNN Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hệ thống Reuters và do tác giả tự khai thác. Bảng mô tả dữ liệu thống kê của các biến trong mô hình bao gồm các giá trị trung bình, giá trị trung vị, giá trị tối đa, giá trị tối thiểu, độ lệch chuẩn và giá trị Jarqua Bera. (Bảng 1) 3. Kết quả ước lượng mô hình Phương pháp ước lượng: chúng tôi sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất với phần mềm EVIEWS5.0. Các bước kiểm tra trong việc tìm ra mô hình phù hợp theo quy trình kinh tế lượng. 3.1. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy trong trường hợp không có
Đồ thị 1: Diễn biến kiều hối trong những năm qua
Nguồn: SBV,TCTK và tác giả tự khai thác Bảng 1: Các thống kê cơ bản của các biến trong mô hình hồi quy Trung bình Trung vị Giá trị tối đa Giá trị tối thiểu Độ lệch chuẩn Jarque Bera
KH (Tỷ USD) 5.32 35 5.5710 8.8500 1.7500 2.4988 1.0876
LDXK (Nghìn người) 72215 76943 86990 36168 15876 3.6198
LSNT (%/Năm) 3.055 2.985 5.210 1.620 1.267 1.0166
TYGIA (VND) 17005 16030 20847 14818 2111 1.9040
Nguồn : Từ tính toán của tác giả
Bảng 2: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Biến độc lập C LDXK LSNT TYGIA R bình phương Tổng bình phương phần dư Thống kê F
Hệ số -14.5668 4.173E-05 0.6513 0.0008 0.9645 2.4337 72.59
biến giả Trong trường hợp không có biến giả, mô hình của chúng ta có dạng KH = β0 + β1LDXK + β2LSNT + β3TYGIA + u Kết quả ước lượng mô hình như sau: KH = -14.566 + 4.173e - 05 * LDXK + 0.651 * LSNT + 0.000875 * TYGIA (Bảng 2) Từ kết quả ước lượng mô hình chúng ta thấy mọi hệ số trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Lãi suất ngoại tệ là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ngoại hối, lãi suất ngoại hối tăng 1% thì kiều hối tăng 0.6513 tỷ USD. Tỷ giá là nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến lượng kiều hối, tỷ giá tăng 1 đồng thì lượng kiều hối tăng 875 nghìn USD. Lượng lao động xuất khẩu cũng là nhân tố ảnh hưởng đến kiều hối. Một lao động
Độ lệch chuẩn 1.471 1.47E-05 0.156 0.0001
Thống kê t - 9.898 2.835 4.166 8.629
Xác suất 0.000 0.020 0.003 0.000
tăng thêm sẽ làm tăng lượng kiều hối 4.173E-05 tỷ USD (4173USD/ năm). Hệ số R bình phương cao chứng tỏ mô hình của chúng ta phù hợp và có ý nghĩa thống kê. 3.2. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy trong trường hợp có biến giả Để xem xét ảnh hưởng của chính sách ngoại hối đến lượng kiều hối hàng năm, chúng ta sẽ đưa biến giả chính sách ngoại hối (CSNH) vào mô hình hồi quy. Trong trường hợp có biến giả, mô hình của chúng ta có dạng: KH = β0 + β1LDXK + β2LSNT + β3TYGIA + β4CSNH + u Phương trình hồi quy thu được có dạng như sau: KH = -10.266 + 3.60E - 05 * LDXK + 0.461 * LSNT + 0.0006 * TYGIA + 1.3382 * CSNH Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
21
hoạt động ngân hàng trung ương
Bảng 3: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy với biến giả Biến độc lập C LDXK LSNT TYGIA CSNH R bình phương
Hệ số -10.266 3.60E-05 0.461 0.0006 1.3382 0.9859
Tổng bình phương phần dư
0.966
Thống kê F
122.64
Kết quả ước lượng mô hình được trình bày trong Bảng 3. Từ kết quả ước lượng mô hình chúng ta thấy mọi hệ số trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Biến CSNH có ý nghĩa về mặt thống kê, chứng tỏ CSNH ít nhiều có ảnh hưởng đến lượng kiều hối. Tuy nhiên, khi đưa biến CSNH vào mô hình thì có hiện tượng đa cộng tuyến giữa biến tỷ giá và CSNH nên các kết quả ước lượng dù có ý nghĩa thống kê nhưng khoảng tin cậy của các hệ số không đáng tin cậy. Chúng tôi kiến nghị bỏ biến CSNH ra khỏi mô hình vì bản thân biến này có quan hệ tuyến tính với biến tỷ giá. Do đó, mô hình ước lượng được chấp nhận là mô hình hồi quy không có biến giả. 4. Kết luận và gợi ý chính sách Như vậy, các nhân tố lao động xuất khẩu, lãi suất ngoại tệ, tỷ giá, chính sách nhà nước đều tác động và ảnh hưởng đến kiều hối của Việt Nam và tạo ra cú hích về tăng trưởng dòng vốn này từ năm 2001, đặc biệt từ năm 2007 đến nay, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, các dòng tài chính khác có khuynh hướng giảm như FDI, FII, ODA thì từ năm 2008 đến nay kiều hối vẫn tăng một cách vững chắc. Trong các nhân tố trên thì lãi suất ngoại tệ và tỷ giá không thể thay đổi nhiều vì chức năng, nhiệm vụ của NHNN phải sử dụng các công cụ này nhằm kiểm soát lạm phát, chống đô la hoá và ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, trong thời gian 22
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
Độ lệch chuẩn 1.650 1.01E-05 0.120 9.90E-05 0.410
Thống kê t - 6.221 3.574 3.828 6.479 3.260
Xác suất 0.000 0.009 0.006 0.000 0.013
tới để kích thích, thu hút kiều hối về nhiều hơn nữa, chúng ta phải có giải pháp liên quan đến nhân tố còn lại, đó là tác động để tăng lao động xuất khẩu và tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách thu hút kiều hối. Trong đó giải pháp để tăng lao động xuất khẩu cả về số lượng và chất lượng là quan trọng nhất vì đây là lực lượng chính tạo ra nguồn kiều hối. Gợi ý chính sách Chính sách thu hút kiều hối: chúng ta cần phải tiếp tục cụ thể hóa các nội dung của Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi năm 2012 và thay thế Quyết định 170/1999/ QĐ-TTg ngày 19/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng mở rộng hơn nữa đối tượng được nhận kiều hối, ngoài các thành viên quan hệ huyết thống của người gửi tiền, cần mở rộng cả thân nhân của họ như anh em họ hàng, người thân. Đồng thời, tạo thuận lợi về điều kiện cũng như thủ tục hành chính để mở rộng hơn nữa mạng lưới nhận và chi trả kiều hối. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu cho áp dụng thí điểm cơ chế thoả thuận về tỷ giá mua của các ngân hàng đối với kiều hối nhằm khuyến khích bên nhận kiều hối bán cho ngân hàng, vừa thu hút luồng ngoại tệ này vào hệ thống ngân hàng, tăng cung ngoại tệ và vừa tránh để ngoại tệ trôi nổi ngoài thị trường tự do. Chính sách thuế: cần phải ổn định trong dài hạn, tạo sự tin tưởng đối với lao động xuất khẩu và Việt kiều ở nước ngoài chuyển tiền về nước, nên áp dụng thuế suất bằng ‘0’ đối với kiều hối trong dài hạn để
khuyến khích chuyển tiền về nước hợp pháp. Ngoài ra, cần có cơ chế để thu hút dòng vốn từ Việt kiều về nước, đặc biệt các thế hệ 2, thế hệ 3 của Việt kiều ra đi từ năm 1975, cả về chất xám và tài chính nhằm tăng nguồn lực cho đất nước. Chính sách xuất khẩu lao động: Tích cực mở rộng và tăng mạnh lao động xuất khẩu cả về quy mô và chất lượng. Đồng thời củng cố và tăng cường năng lực, khả năng cạnh tranh của các Công ty xuất khẩu lao động, xây dựng các thương hiệu mạnh, uy tín để khai thác thị trường và cung ứng cho thị trường lao động thế giới. Bên cạnh đó, đầu tư ngân sách thoả đáng để xây dựng và cải tạo hệ thống trường đào tạo nghề ở các vùng, kinh tế trọng điểm. Tăng cường hơn nữa các trao đổi thông tin giữa các hiệp hội ngành nghề trong nước với các tổ chức Việt kiều và người lao động ở nước ngoài để tìm hiểu cơ hội lao động, thu hút lao động cũng như hợp tác đào tạo tay nghề cho lao động xuất khẩu. Chính phủ cần chú trọng ký kết hợp tác song phương, đa phương với các quốc gia trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động ở nước ngoài, tạo khung pháp lý đầy đủ để bảo vệ lao động xuất khẩu, tạo động lực khuyến khích xuất khẩu lao động trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 và 2011 - 2015 - Báo cáo của Chính phủ. - Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam từ năm 2001 đến 2012. - Pháp lệnh Ngoại hối năm 2006 và Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi năm 2012 và Quyêt định 170 của TTCP ngày 19/8/1999. - Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 - Tình hình kinh tế - xã hội - Thông tin thống kê hàng tháng - Tổng cục Thống kê. - Website của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Cục Thống kê. - Báo cáo của WB 2011, 2012. - Thông tin cập nhật tỷ giá và lãi suất của hệ thống Reutesr. - Báo cáo và bản tin của Vietcombank từ năm 2001 đến 2012. - Một số thông tin đăng tải trên các website như: hccwto.org.vn; chinhphu.vn; Cafef.vn; tuoitreonline;…
công nghệ ngân hàng
CHỨNG CHỈ/GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ NGÂN HÀNG: TẠI SAO KHÔNG? PGS., TS. Lê Hoàng Nga *
Ở
đâu và bao giờ cũng vậy, con người là vốn quý nhất của mỗi ngành nghề, điều này được nhấn mạnh bởi hai điều: đức và tài. Về chữ tài, đây là vốn quý mà trời trao cho mỗi người; mặt khác, đó là kết quả của quá trình đào tạo và luôn tự đào tạo để đổi mới. Khả năng này còn là vốn quý mà mỗi người có thể có trong một tổ chức hành nghề mà họ được cống hiến và thụ hưởng, nói cách khác, là điều mà họ nhận được từ tổ chức hành nghề. Khả năng về chuyên môn có thể được đào tạo ngắn hoặc lâu dài, được thể hiện qua những chỉ tiêu định lượng là chủ yếu (đánh giá của khách hàng, đồng nghiệp, kết quả kinh doanh, mức lợi nhuận…). Tuy nhiên, đạo đức - hay là đức của nghề - lại không dễ dàng như vậy, nó là kết quả của văn hóa mà mỗi người có được qua quá trình rèn luyện lâu dài, đầy tâm huyết và có định hướng. Nó gắn với đạo làm người và việc ý thức giữ được chữ đức của nghề. Vì vậy, trước khi nói tới đạo đức kinh doanh thì con người cần phải là con người. Những khái niệm này không phải là mới, song không bao giờ cũ, * Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
đặc biệt gắn với ngành mang tính dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính, nơi mà lòng tin và lòng trung thành được coi là hướng đến chủ yếu để tạo ra lợi nhuận. Hoạt động ngân hàng có từ lâu trong lịch sử, gắn liền với nó là đội ngũ những con người hành nghề ngân hàng trực tiếp và những người có liên quan đến hoạt động ngân hàng. Với tính chất là ngành kinh doanh có điều kiện, hoạt động ngân hàng đòi hỏi những con người có tâm và có tài. Điều này không phải là dễ thực hiện, song càng trở nên cấp thiết khi thị trường suy thoái. Ngay sau khi thành lập, ngành Ngân hàng Việt Nam đã rất quan tâm đến hoạt động đào tạo cán bộ ngân hàng ở các trình độ, các cấp độ và ở nhiều địa bàn trong cả nước. Cùng với thời gian, nội dung đào tạo cũng ngày càng đa dạng, từ đào tạo theo bằng cấp quốc gia ở các cơ sở đào tạo quốc gia (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) đến đào tạo thường xuyên, đào tạo theo vị trí công việc, đào tạo theo tính chất của từng trung tâm đào tạo của từng hệ thống ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước, từng hệ thống ngân hàng thương mại). Đây là thành quả đáng ghi nhận và đầy tự hào của ngành qua hơn 62 năm
hoạt động ở Việt Nam, với hàng chục vạn cán bộ trong ngành đã và đang làm việc. Tuy nhiên, có một điều trăn trở đối với hoạt động đào tạo của ngành là cho đến nay, chúng ta chưa có chứng chỉ/giấy phép hành nghề ngân hàng cấp cho cán bộ làm việc trong ngành Ngân hàng. Thông thường, các ngân hàng tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các cơ sở đào tạo để làm việc trong ngành; ngoài ra, xét tuyển cán bộ từ nhiều nguồn theo nhu cầu thực tế của ngân hàng. Những cán bộ này phải đáp ứng được các yêu cầu do ngân hàng đặt ra. Trong quá trình công tác, họ được đào tạo theo nhiều nội dung với nhiều mức độ khác nhau. Quá trình này là đúng đắn và cần thiết, song có lẽ chưa đủ. Chúng ta còn cần đến một bộ chứng chỉ/hoặc giấy phép hành nghề ngân hàng, bởi lẽ: Thứ nhất, theo kinh nghiệm nước ngoài, nhiều quốc gia rất quan tâm đến việc đào tạo và cấp bằng, chứng chỉ/giấy phép hành nghề chuyên môn cho người làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. Đơn cử như Malaysia, có Viện đào tạo ngân hàng (IBBM) thành lập năm 1997 là một thành viên của Học viện Tài chính châu Á Thái Bình Dương, có nhiệm vụ chủ yếu là: (1) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho cán bộ trong hệ thống ngân hàng Malaysia và cho hệ thống ngân hàng trong khu vực; (2) Cấp bằng, chứng chỉ hành nghề chuyên môn cho người làm việc trong lĩnh vực ngân hàng; (3) Phát triển kỹ thuật và kỹ năng
Chuyên mục này do Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam tài trợ
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
23
công nghệ ngân hàng
Trong lịch sử và cho đến nay, Ngân hàng Việt Nam chưa có chứng chỉ/Giấy phép hành nghề chuyên môn
mềm; (4) Chia sẻ thông tin và kinh nghiệm với chính phủ các nước. Trong chương trình đào tạo của họ có một số chương trình sau: - Chương trình đào tạo, cấp chứng chỉ ICF là chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ mang tính bắt buộc dành cho cán bộ ngân hàng. - Chứng chỉ lưu trữ tín dụng là chương trình mang tính bắt buộc cho nhân viên làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. - Chương trình CPE là chương trình đào tạo liên tục không mang tính bắt buộc cho nhân viên làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. - Ngoài ra, các chứng chỉ quản lý thị trường tài chính (không mang tính bắt buộc dành cho những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính); chứng chỉ PKMC (chứng chỉ kiểm toán nội bộ trong lĩnh vực tài chính - là chương trình đào tạo bắt buộc, được cấp chứng chỉ qua hình thức thi); chương trình dành cho sinh viên mới tốt nghiệp đại học (FSTEP). Là một thị trường tài chính khá phát triển và năng động, Malaysia thực hiện đào tạo chuyên nghiệp và chuyên ngành cả về cách thức 24
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
tổ chức, cấp chứng chỉ, hướng dẫn, xây dựng chương trình đào tạo, quan điểm đào tạo, kết quả đào tạo, đối tượng đào tạo… Vì vậy, nguồn nhân lực là một trong những nguyên nhân thúc đẩy thị trường tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng của Malaysia phát triển nhanh trong thời gian qua, kể cả trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu. Là một nước đang phát triển đi sau, chúng ta nên học hỏi và áp dụng kinh nghiệm của người đi trước để có thể rút ngắn giai đoạn và nâng cao khả năng đi trước đón đầu trong lĩnh vực ngân hàng; mặt khác, đề cao niềm tự hào nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng trước công chúng. Thứ hai, những ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính, thường có chứng chỉ/giấy phép hành nghề chuyên môn theo pháp luật quy định. Điển hình đó là ngành kế toán, kiểm toán, bảo hiểm, chứng khoán, hải quan… Trong các ngành chứng khoán, hải quan, bảo hiểm… ở Việt Nam, các chứng chỉ/giấy phép này có thể do các trung tâm đào tạo thực hiện, song
việc cấp chứng chỉ hành nghề là do Tổng cục ký, ví dụ chứng chỉ hành nghề chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ký và cấp, chứng chỉ hành nghề đại lý hải quan do Tổng cục Hải quan ký và cấp… Một trong những tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên môn là phải có đạo đức nghề nghiệp, thậm chí một số ngành phải có một thời gian hoạt động tối thiểu theo luật định mới được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên môn, ví dụ chứng chỉ hành nghề chuyên môn trong ngành lưu trữ... Việc có chứng chỉ hành nghề chuyên môn không những chứng tỏ người hành nghề có đủ điều kiện hành nghề theo luật định mà còn chịu sự quản lý của cơ quan quản lý khi hành nghề. Khi đã vi phạm các quy định khi hành nghề thì họ phải chịu các chế tài xử lý theo luật định, cao nhất là tước giấy phép hành nghề và không được phép hành nghề vĩnh viễn, kèm theo đó là các mức độ xử lý khác theo Bộ luật Dân sự, luật chuyên ngành, luật xử phạt hành chính và cao nhất là luật Hình sự. Thứ ba, Việt Nam đang hội nhập kinh tế mạnh và sâu với tiến trình đã ký kết không thể thay đổi. Hoạt động ngân hàng đã và đang chứng kiến những trải nghiệm vừa ngọt ngào vừa cay đắng của quá trình này. Cùng với đó là sự hội nhập về trình độ và thái độ làm việc của cán bộ ngân hàng không chỉ ở thị trường trong nước mà còn là thị trường quốc tế với những chuẩn tắc nghiêm túc. Nếu chúng ta không kịp thời chuẩn mực về vấn đề này thì sự đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng sẽ còn dài lâu và không chắc chắn. Thứ tư, trong lịch sử và cho đến nay, ngành Ngân hàng Việt Nam chưa có chứng chỉ/giấy phép hành nghề chuyên môn. Bằng cấp mang
công nghệ ngân hàng
tính học thuật do các trường đại học thực hiện là bằng cấp quốc gia, không phải chứng chỉ hành nghề chuyên môn. Chứng chỉ do các trung tâm đào tạo của từng hệ thống ngân hàng thực hiện và cấp không phải là chứng chỉ hành nghề chuyên môn, mà là giấy chứng nhận về việc đã tham gia và trải qua các kỳ thi của chương trình đào tạo. Trong khi đó, hoạt động ngân hàng mang tính đại chúng cao, hướng tới khách hàng trên cơ sở ủy thác tài sản của khách hàng. Việc thiếu vắng chứng chỉ hành nghề trong thời gian dài đã để lại nhiều hệ lụy về sử dụng và quản lý cán bộ, khi mà việc tuyển dụng là không phải thật sự khó khăn. Vì vậy, rủi ro hoạt động trong đội ngũ cán bộ ngân hàng là rất lớn mà chưa hoặc không kịp thời phát hiện. Mặt khác, khi đã phát hiện và xử lý thì các cán bộ này có thể chuyển sang ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác, hoặc chuyển sang địa bàn khác để hành nghề, hoặc là chuyển sang vị trí công tác khác. Cách giải quyết này là không triệt để, không mang tính răn đe hoặc phòng tránh hiệu quả. Tình trạng này tồn tại qua thời gian dài, để lại những hậu quả to lớn gây mất lòng tin của công chúng vào ngành và gây thất thoát tài sản chung mà chúng ta đang phải chứng kiến và giải quyết. Thứ năm, trong các tội phạm dân sự, tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng chỉ chiếm 0,22% tổng số vụ việc, nhưng chiếm tới 60,2% về giá trị. Trong 10 vụ đại án của năm 2013 thì có tới 9 vụ liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Trong nhiều nguyên nhân từ bên trong và bên ngoài thì nguyên nhân nào cũng gắn với cán bộ ngân hàng, hoặc là cấu kết với tội phạm từ bên ngoài, hoặc là cán bộ biến chất. Do đó, đã đến lúc
ngành cần có bộ chứng chỉ/giấy phép hành nghề ngân hàng với các chế tài của nó để ràng buộc và quản lý cán bộ ngân hàng. Bộ chứng chỉ/giấy phép này nên do Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo về nội dung và chương trình đào tạo, các loại chứng chỉ, các điều kiện được cấp chứng chỉ, các chế tài quản lý liên quan. Điều này cần đề cập trong một đề án lớn của ngành trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm đào tạo của quốc tế và của một số dịch vụ tài chính tương tự. Về các loại chứng chỉ: - Loại chứng chỉ cấp theo sản phẩm/dịch vụ ngân hàng cho người hành nghề trực tiếp: Nên tách ra loại chứng chỉ mang tính bắt buộc và loại chứng chỉ không mang tính chất bắt buộc. Có thể căn cứ vào các nghiệp vụ chính của lĩnh vực ngân hàng để đề ra các loại chứng chỉ, ví dụ chứng chỉ trong hoạt động tín dụng, trong hoạt động kế toán ngân hàng, trong hoạt động thanh toán quốc tế… Lĩnh vực thanh tra, tin học đã có chứng chỉ riêng trong lĩnh vực này. - Loại chứng chỉ cấp cho người hành nghề theo vị trí việc làm, theo chức danh (giám đốc, nhà quản lý mảng việc/bộ phận/cán bộ chịu trách nhiệm). - Loại chứng chỉ thông qua đào tạo thường xuyên: Mục đích của loại chứng chỉ này là để cơ quan quản lý xem xét gia hạn hoặc thu hồi chứng chỉ hành nghề của các cán bộ đã được cấp giấy phép. Có thể thực hiện thông qua đào tạo e-learning, học qua băng hình, hội thảo… Về điều kiện được cấp chứng chỉ: Ngoài các vấn đề về năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự, bằng tốt nghiệp đại học phù hợp, đã đạt yêu cầu tại kỳ thi nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền tổ chức thì cần phải có kinh nghiệm làm
việc tối thiểu liên quan đến hoạt động ngân hàng, ví dụ 2 hoặc 3 năm. Không nên cấp chứng chỉ cho những người làm việc trong ngân hàng trong khoảng 1 năm. Kinh nghiệm ở Malaysia là có chương trình dành cho sinh viên mới tốt nghiệp đại học đào tạo 6 tháng ở Viện đào tạo ngân hàng và thực tập 6 tháng tiếp theo với mức lương do ngân hàng chi trả. Sau đó, các học viên trải qua kỳ thi, nếu đạt điểm yêu cầu sẽ được nhận vào làm việc tại nơi thực tập. Về trách nhiệm của người hành nghề: Đề án có thể đưa ra các trách nhiệm của người hành nghề trên cơ sở tham khảo trách nhiệm trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kế toán, kiểm toán… Về nội dung đào tạo: Chương trình đào tạo nghề cần đảm bảo được các kiến thức cơ bản của ngành về tài chính - tín dụng ngân hàng, sau đó là các chương trình đào tạo chuyên sâu theo từng chứng chỉ. Yêu cầu về kiến thức đối với người hành nghề = Các kiến thức chung + Kiến thức chuyên ngành + Các yêu cầu kỹ năng + Sự miễn giảm. Về tổ chức thực hiện đào tạo người hành nghề, trên cơ sở khung chương trình đào tạo chung đã được ngành phê duyệt, các trường (hoặc trung tâm) đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống ngân hàng sẽ thực hiện đào tạo. Đây là mô hình kết hợp giữa cơ quan quản lý và các tổ chức/cơ sở đào tạo, tỏ ra có ưu thế trong nhiều mô hình đào tạo trên thế giới hiện nay. Cũng có thể nghiên cứu Hiệp hội Ngân hàng tổ chức thi cấp chứng chỉ hành nghề trên cơ sở Ngân hàng Nhà nước ủy quyền. Việc thi chứng chỉ hành nghề nên thực hiện trên máy để đảm bảo sự khách quan và minh bạch (Xem tiếp trang 32) Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
25
công nghệ ngân hàng
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TẠI CAMBODIA ThS. Trần Nguyễn Minh Hải, Huỳnh Lưu Đức Toàn * Đặt vấn đề Từ năm 2005 đến nay, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ Việt Nam, nhiều tập đoàn, công ty lớn của Việt Nam như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã đẩy mạnh hoạt động thương mại và đầu tư vào thị trường tiềm năng Cambodia trong các lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, hàng không, công nghệ thông tin, nông nghiệp để vừa tìm kiếm lợi nhuận và xem như bước đệm để đầu tư sang những thị trường khác. Đến nay, thị trường Cambodia đứng vị trí thứ 2 sau thị trường Laos với 129 dự án trong tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2,7 tỷ USD (chiếm 17,4% số dự án và 17,6% vốn đầu tư) (IPCS, 2013). Trong điều kiện hệ thống tài chính - ngân hàng của Cambodia còn nhỏ bé, dịch vụ chưa phát triển, doanh nghiệp Việt Nam khó tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng của Cambodia, việc hình thành một tổ chức tài chính đủ lớn của Việt Nam triển khai các hoạt động tài chính - ngân hàng tại Cambodia là hết sức cần thiết nhằm phục vụ nhu cầu của nhóm khách hàng này, đồng thời góp phần phát triển hệ thống tài chính - ngân hàng Cambodia cũng như góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước. Đây cũng chính là lý do các ngân hàng thương mại Việt Nam đầu tư sang Cambodia * Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM 26
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
(Agribank, 2010; BIDV, 2009). 1. Tổng quan tình hình kinh tế chính trị - xã hội Cambodia Cambodia có thủ đô là Phnompenh, dân số vào khoảng 15 triệu người (Indexmundi, 2013), dân tộc Khmer chiếm khoảng 90% còn lại là các dân tộc Trung Quốc, Việt Nam và Chăm… Diện tích lãnh thổ 181.040 km2; có 800 km biên giới với Thái Lan về phía Bắc và Tây, 541 km biên giới với Lào về phía Đông Bắc và 1.137 km biên giới với Việt Nam về phía Đông và Đông Nam. Nhìn chung tình hình an ninh chính trị, kinh tế xã hội thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh, tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng còn nhiều tồn tại như: hệ thống pháp luật chưa minh bạch, bộ máy hành chính quan liêu, vấn nạn tham nhũng còn phổ biến trong xã hội, đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (WB, 2013a; Vietstock, 2010). Năm 2011, nền kinh tế Cambodia tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng. Tăng trưởng GDP Cambodia năm 2011 đạt 6,9%, tăng hơn so với mức dự đoán trước đó là 6,4%. Tuy nhiên, theo xu hướng từ 1960 - 2011, nhìn chung, GDP của Cambodia có phần tăng đều đặn (Xem hình 1). Tỷ lệ lạm phát trong năm 2011 và 2012 của Cambodia dao động khoảng 5,5%/ năm. Điều này cho thấy, chính phủ quốc gia này đã thành công trong việc duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, nằm trong tầm kiểm soát và thấp hơn nhiều nước trong
khu vực ASEAN. Đồng thời, dự trữ ngoại hối vào cuối năm 2011 của Cambodia khoảng 3 tỷ USD. Tính đến ngày 24/10/2011, nợ nước ngoài của Cambodia là 7 tỷ USD, trong đó nợ Trung Quốc 4 tỷ USD, chiếm 35% GDP của Cambodia năm 2010 (Phnompenh Post, 2013; ODC, 2011). (Hình 1) Liên tục trong nhiều năm, Cambodia là một quốc gia “nhập siêu” khi quốc gia này chỉ xuất khẩu các mặc hàng may mặc, nông lâm, thủy sản… sang thị trường Mỹ và châu Âu trong khi phải nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng thông thường như xăng dầu, đồ gia dụng từ các nước láng giềng như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia…Trong 3 năm 2010 - 2012 và 3 tháng đầu năm 2013, Cambodia có cán cân xuất nhập khẩu đạt giá trị âm do tỉ trọng nhập khẩu liên tục cao hơn xuất khẩu (Bảng 1). Bên cạnh đó, Cambodia cũng là một quốc gia thu hút mạnh mẽ FDI từ các nước trong khu vực và trên thế giới (Xem hình 2). Qua hình 2, cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có dòng vốn FDI tương đối lớn đổ vào Cambodia sau Trung Quốc, Châu Âu, Malaysia, Mỹ và Hàn Quốc. Ngoài những mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và là bước đệm để tìm kiếm thị trường khác thì việc các doanh nghiệp Việt Nam “ồ ạt” đổ vốn vào Cambodia có những lý do sau: đây là đất nước đang có tiềm năng phát triển, luật đầu tư hỗ trợ các nhà đầu tư như đối xử công bằng với tất cả nhà đầu tư, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như thuế suất thuế thu nhập cá nhân thấp hơn so với Việt Nam, không kiểm soát về việc chuyển đổi ngoại
công nghệ ngân hàng
Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Cambodia từ năm 1960-2011
Nguồn: WB (2013b) Bảng 1: Cán cân xuất nhập khẩu của Cambodia từ năm 2010 đến quý 1 năm 2013 (Đvt: triệu USD) Năm 2010 2011 2012 2013 (quý 1)
Kim ngạch xuất khẩu 153.8 185.6 226.2 63.4
Kim ngạch nhập khẩu 2.300.8 2.712.4 2.691.6 694.9
Giá trị chênh lệch -2,147.0 -2,526.8 -2,465.4 -631.5
Nguồn: CENSUS (2013)
Hình 2: Tỉ trọng đầu tư của các quốc gia và vùng lãnh thổ vào Cambodia từ năm 1994 đến năm 2011 (Đvt: %)
Nguồn: Suon Sophal (2011) Hình 3: Số lượng thẻ tín dụng ghi có và ghi nợ của các ngân hàng tại Cambodia trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2011 (Đvt: Thẻ)
Nguồn: NBC (2012) tệ (Suon Sophal, 2011). (Hình 2) 2. Tình hình hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng tại Cambodia Trong năm 2011 và 2012, các ngân hàng thương mại (NHTM) lớn của Cambodia cơ bản đều
có sự tăng trưởng, đạt lợi nhuận và hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng GDP. Chính sự hấp dẫn của nền kinh tế Cambodia nêu trên đã khiến nhiều nhà đầu tư muốn khai thác thị trường này, đặc biệt
lĩnh vực ngân hàng. Cụ thể, hiện có 31 NHTM đang hoạt động tại Cambodia: 07 ngân hàng chuyên doanh với hơn 380 chi nhánh, riêng tại Thủ đô Phnompenh, có trên 100 chi nhánh với hơn 11 ngàn nhân viên; Acleda Bank là ngân hàng có số lượng chi nhánh lớn nhất là 32 chi nhánh; có 2 văn phòng đại diện và 32 tổ chức tài chính vi mô (ABC, 2013b, c; NBC, 2012). Tính đến thời điểm tháng 11/ 2012, tại Cambodia có 32 NHTM đã cho vay 5,49 tỉ USD từ khu vực tư nhân tăng 30% so với năm trước và huy động vốn được 6,02 tỉ đô la M4 (ABC, 2013d). Hiện tại, các ngân hàng của Cambodia bắt đầu thay đổi phương thức “ngân hàng truyền thống” để sang ngân hàng hiện đại như dịch vụ ngân hàng trực tuyến qua mạng Internet hoặc di động. Chính vì việc cạnh tranh như vậy, khiến cho khách hàng Cambodia có cơ hội được tham gia vào một lĩnh vực dịch vụ tốt và đa dạng trong hệ thống ngân hàng hiện nay. Việc các nhà đầu tư ngân hàng ào ạt vào trong Cambodia là tín hiệu tốt cho thấy tiềm năng của ngành phát triển trong tương lai (ABC, 2013a). (Hình 3) Những dịch vụ ngân hàng hiện đại như máy rút tiền ATM, thẻ tín dụng ghi nợ, thẻ tín dụng ghi có cũng được tăng trưởng đều đặn và nhanh chóng qua mỗi năm trong giai đoạn này. Số lượng thẻ tín dụng mới phát hành bằng hình thức ghi nợ và ghi có tăng lên 53% đạt 21.364 thẻ và 29% đạt 761.876 thẻ so với năm 2010. Trong năm 2011, tổng số quầy thu đổi ngoại tệ khắp cả nước đạt 1.296 quầy với 47 đơn vị đăng ký tên và chuyển nhượng thương hiệu từ nước ngoài và 1.249 đơn vị đăng ký thông thường khác (NBC, 2012). (Hình 4) Qua hình 4 cho thấy số lượng Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
27
công nghệ ngân hàng
Hình 4: Số lượng người gửi tiền và người vay ở các ngân hàng tại Cambodia trong giai đoạn từ 2004 đến 2011 (Đvt: Ngàn người)
Nguồn: NBC (2012) Hình 5: Mức độ phát triển hoạt động cho vay của các ngân hàng Cambodia phân theo ngành trong năm 2010 và 2011 (Đvt: %)
người gửi tiền tại các ngân hàng Cambodia tăng vọt trong những năm 2004 đến 2011 nhưng số lượng người vay tiền chỉ gia tăng ở mức độ khiêm tốn. Điều này, có thể thấy được dòng vốn “chảy” vào hoạt động sản xuất hay kinh doanh của các doanh nghiệp chưa nhiều. Đây còn là một thị trường tiềm năng để các ngân hàng Việt Nam có thể khai thác cho vay tại Cambodia. Qua phân khúc của từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong dòng vốn vay ngân hàng theo hình 5, rõ ràng, những ngành như thương mại bán lẻ, thương mại bán sỉ, hay dịch vụ khách sạn nhà hàng, sản xuất, xây dựng, kinh doanh các dịch 28
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
Nguồn: NBC (2012) vụ phi tài chính và nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp tương đối phát triển. Chính điều này có thể trở thành giải pháp giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể nghiên cứu, tìm kiếm khách hàng trong những ngành đang có thể phát triển trong tương lai như: nhà hàng khách sạn, xây dựng hoặc nông lâm ngư nghiệp. (Hình 5) 3. Tình hình hoạt động của một số NHTM Việt Nam tại Cambodia Với sự gia tăng mạnh mẽ hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam tại Cambodia, nhu cầu về sự hiện diện hoạt động NHTM Việt Nam là cần thiết và cũng sẽ hứa hẹn
một kết quả khả quan trong hoạt động ngân hàng tại Cambodia. Bên cạnh đó, thị trường tín dụng tại Cambodia, hoạt động dịch vụ thanh toán cũng rất tiềm năng với nhu cầu chuyển tiền ngày càng tăng của các nhà đầu tư nước ngoài, nhu cầu chuyển tiền thanh toán phục vụ hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp và chuyển tiền cá nhân, kiều hối. Tính đến hết năm 2011, Việt Nam có 5 ngân hàng hiện đang đầu tư tại Cambodia: Agribank; BIDV; Sacombank, MB Bank và SHB; dự kiến sắp tới sẽ có thêm một số Ngân hàng Việt Nam sang đầu tư tại Cambodia như: Vietcombank, Vietinbank, Maritime bank… (ABC, 2013a; Agribank, 2013; NBC, 2012, BIDV, 2009). Do hạn chế về số liệu và thông tin của 5 đơn vị hiện đang đầu tư tại Cambodia, nhóm tác giả chỉ tập trung phân tích 02 điển hình ngân hàng là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cambodia (BIDC) (là đơn vị có liên quan trực tiếp đến BIDV) và Sacombank Cambodia. 3.1. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cambodia (BIDC) Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Phương Nam đã thành lập Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Cambodia (IDCC) tại Cambodia để triển khai các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… nhằm các mục tiêu: (1) kết nối thị trường tài chính Việt Nam với thị trường tài chính Cambodia, đóng góp vào việc mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước, tạo điều kiện tăng cường ổn định xã hội, phát triển kinh tế, làm đòn bẩy thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư song phương, triển khai hợp tác chiến lược đầu tư và kinh doanh tại thị trường
công nghệ ngân hàng
Với sự gia tăng mạnh mẽ hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam tại Cambodia, nhu cầu về sự hiện diện hoạt động NHTM Việt Nam là cần thiết
Cambodia trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ (bao gồm ngân hàng, tài chính tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm...); (2) đầu tư vốn hiệu quả, phân tán rủi ro; và (3) là cầu nối kinh tế, thương mại giữa các nhà đầu tư Cambodia và doanh nghiệp Việt Nam. Ngay sau khi đi vào hoạt động, IDCC đã tiến hành mua lại 100% Ngân hàng Đầu tư Thịnh Vượng (PIB) của Cambodia, thực hiện tái cơ cấu toàn diện và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư
hoạt động kinh doanh và đầu tư tại thị trường, đặc biệt BIDC có nhiệm vụ là góp phần phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại để hỗ trợ phát triển nền kinh tế Cambodia, được kỳ vọng sẽ trở thành nhịp cầu vững chắc kết nối thị trường tài chính - ngân hàng hai nước (BIDC, 2012a). (Bảng 2, bảng 3) Dựa trên bảng 3, một vài đánh giá về tình hình hoạt động của BIDC:
và Phát triển Cambodia (BIDC). BIDC chính thức triển khai hoạt động từ ngày 01/9/2009 trên cơ sở văn bản chấp thuận số B7.09.148 ngày 14/8/2009 của NBC về việc đổi tên, tăng vốn điều lệ và chuẩn y nhân sự chủ chốt của BIDC. Là một trong những ngân hàng thương mại có vốn điều lệ lớn đứng thứ 2 tại Cambodia, mục tiêu hoạt động của BIDC là hỗ trợ tài chính và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp Việt Nam
Bảng 2: Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của BIDC (Đvt: %) Chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Huy động vốn Tổng dư nợ Thu dịch vụ ròng LN trước thuế Nợ nhóm 2 Nợ xấu ROE ROA
Năm 2010
Năm 2011
2.76% 47.68% 786.73% 632.74% 662.25% 1,509.43%
Năm 2012
4.02% 72.15% 25.29% 92.09% 40.89% 139.08%
131.88% 40.26%
-0.61% 10.08% -8.55% 7.94% -29.54% 20.30% 379.75% 1,591.12% 20.31% 9.26%
Tăng trưởng bình quân (%) 2.05% 43.30% 267.82% 244.26% 224.53% 556.27%
Nguồn: BIDC (2012b) Bảng 3: Một số chỉ tiêu tài chính theo kế hoạch và thực tế thực hiện tại BIDC từ năm 2010 đến tháng 8 năm 2012 (Đvt: ngàn USD) Năm 2010 Chỉ tiêu
Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Huy động vốn Tổng dư nợ Thu dịch vụ ròng LN trước thuế Nợ nhóm 2 Nợ xấu ROE (%) ROA (%)
Năm 2009 70,118 174,677 10,894 20,376 249 159 0 0
Kế hoạch năm
Thực hiện năm
N/A N/A 60,000 135,000 1,200 2,450 0 0
72,052 257,957 96,600 149,304 1,898 2,559 0 0 2.76 0.77
Năm 2011 % năm so KH 161% 111% 158% 104%
Kế hoạch năm
Thực hiện năm
N/A N/A 120,000 279,000 2,500 6,000 3% 0%
74,945 444,079 121,034 286,798 2,674 6,118 0.63% 0.03% 6.4 1.08
% năm so KH 101% 103% 107% 102%
8 tháng đầu năm 2012 Thực %8 Kế hoạch hiện 8 tháng năm tháng so KH N/A 74,486 N/A 488,861 180,000 110,683 61% 330,000 309,581 94% 3,400 1,884 55% 8,400 7,360 88% 3% 2.80% 0.50% 0.47% 7.7 1.18
Nguồn: BIDC (2012b)
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
29
công nghệ ngân hàng
Thứ nhất, tổng tài sản đạt 488 triệu USD gấp gần 3 lần so với năm 2009; đứng top 5 NHTM hàng đầu tại Cambodia về quy mô Tổng tài sản với thị phần 5,8% tăng hơn so với 2010 ở mức 4,1%. Đến thời điểm 31/8/2012, dư nợ tín dụng của toàn hệ thống đã đạt hơn 309 triệu USD, tăng gấp hơn 15 lần so với năm 2009. Thứ hai, tuy tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng chất lượng tín dụng của BIDC tiếp tục được duy trì tốt với tỷ lệ nợ xấu không đáng kể. Xét về quy mô tín dụng và tốc độ tăng trưởng, BIDC là một trong những ngân hàng có chất lượng tốt tại Cambodia. Tỷ lệ nợ xấu của BIDC là 0,03%, toàn hệ thống ngân hàng tại Cambodia là 2,43%. Thứ ba, huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư của BIDC có sự tăng trưởng cao so với năm 2009; đến hết tháng 8/2012, đạt 110 triệu, tăng 10 lần so với 2009. Số dư huy động vốn của BIDC trong thời gian qua có sự phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp lớn (nhất là thị trường Cambodia), tuy nhiên, đây là những khách hàng lớn của Việt Nam đầu tư sang và các tập đoàn có uy tín tại Cambodia. Cơ cấu huy động vốn từ cá nhân của BIDC đã có sự cải thiện qua các năm: năm 2010 là 14%, 2011 là 21%, tháng 8/2012 là 36%. Đến 31/8/2012, huy động vốn từ tổ chức kinh tế và khu dân cư đạt 110 triệu USD, trong đó các chi nhánh tại Việt Nam chiếm 38%, tại Cambodia chiếm 62%. Thứ tư, BIDC cũng có các dịch vụ khác như: tài trợ thương mại, dịch vụ chuyển tiền, các khoản thu phí cấp tín dụng, thanh toán quốc tế. Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống như: thanh toán quốc tế, bảo lãnh, chuyển tiền… BIDC đã nghiên cứu phát triển và triển khai các dịch 30
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
vụ mới hiện đại như: ATM/POS, Internet Banking, SMS Banking, Western Union, trả lương qua tài khoản trong thị trường Cambodia. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động BIDC cũng gặp những khó khăn như áp lực về mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tìm kiếm nguồn khách hàng mới là những doanh nghiệp Cambodia, cạnh tranh với nhóm các ngân hàng nội địa tại Cambodia, đảm bảo được công tác chính trị đoàn thể với cán bộ là người Việt Nam đang làm việc tại BIDC, công tác phát triển đội ngũ nhân sự, thay đổi sự vận hành của hệ thống CoreBanking cũ từ ngân hàng PIB và nâng cấp CoreBanking T24, nhưng vẫn cần phải cập nhập và nâng cao khả năng sử dụng. 3.2. Trường hợp Sacombank Cambodia Lợi nhuận năm 2011 của Sacombank Cambodia là 3.108.440 USD trong khi lợi nhuận năm 2012 của Sacombank Cambodia là 1.507.674 USD. Tổng số vốn góp của ngân hàng là 38.000.000 USD tính đến 31/12/2012. Trong 2 năm gần nhất của hoạt động Sacombank Cambodia Plc., thu nhập từ lãi thuần có phần suy giảm tương đối gần 9,98%, tỉ trọng quy đổi 425.878 USD khá lớn. Nguyên nhân là do các khoản chi phí lãi tăng lên tương đối lớn hơn so với các khoản thu nhập lãi trong năm 2011 và 2012. Ngoài
ra, chi phí quản lý ngân hàng không được kiểm soát tốt khiến có sự tăng tương đối lớn gần 66,9% do chi phí tiền lương (chiếm tỷ trọng chủ yếu) và các chi phí như điện thoại truyền thông và tiếp thị. Do vậy, nhìn chung, hoạt động của Sacombank Cambodia trong năm nay trên phương diện kiểm soát chi phí và kiểm tra hoạt động lợi nhuận chưa được hiệu quả. (Bảng 4) Sacombank Cambodia hiện tại đang là đối tác với những ngân hàng như Canadia Bank, Acleda Bank, Deutsche Bank, Cambodian Public Bank Limited, BIDC, SHB, MB chi nhánh Cambodia, Osk IndoChina Bank Limited, Maruha Japan Bank. Ngoài ra, tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng có sự biến động thay đổi về nợ nghi ngờ năm 2011 là 489,222 USD nâng lên thành 568,153 USD năm 2012. Nợ có khả năng mất vốn năm 2011 không có, trong khi năm 2012 phát sinh 109,997 USD. Tỉ trọng cho vay nhiều nhất trong năm 2012 chính là các dịch vụ bán sỉ và bán lẻ, tiếp đó là dịch vụ và bất động sản. Mức lãi suất cho vay năm 2012 đối với các khoản vay ngắn hạn là từ 5.5% đến 19.2% và các khoản vay dài hạn là từ 4.5% đến 16.8%. Tỉ lệ lãi suất này không có biến động nhiều về “trần trên” đối với năm 2011, tuy nhiên, năm 2012, đã nới rộng biên độ “trần dưới” giảm ngắn hạn từ 6.3% xuống 5.5% trong khi nâng dài hạn từ 3.0% lên 4.5%. Nhìn chung, tình hình hoạt động của Sacombank Cambodia tương
Bảng 4: Các chỉ tiêu thu nhập và chi phí trong năm 2011 - 2012 của Sacombank Cambodia Plc (Đvt: USD) Chỉ tiêu Thu nhập lãi thuần + Thu nhập lãi + Chi phí lãi Thu nhập phí và hoa hồng Thu nhập từ bán các khoản đầu tư có sẵn Thu nhập ròng từ hoạt động khác Chi phí quản lý ngân hàng
2011 4,691,034 5,301,728 (610,694) 404,388 154,574 1,958,728
2012 4,265,156 5,552,438 (1,287,282) 543,778 75,819 28,407 3,269,795
Nguồn: Sacombank Cambodia (2012)
công nghệ ngân hàng
Bảng 6: Phân tích S.W.O.T. của NHTM Việt Nam đầu tư sang Cambodia Điểm mạnh + Các NHTM Việt Nam đầu tư vào Cambodia trong thời gian tương đối sớm (năm 2009) vào thời điểm Cambodia bắt đầu mở cửa để thâm nhập thị trường nên am hiểu hơn. + Có sự hỗ trợ từ ngân hàng hội sở tại Việt Nam nhanh chóng và uy tín tiếp cận được với các nhóm khách hàng lớn tại Cambodia. + Có kinh nghiệm quen thị trường Cambodia tương đồng với thị trường Việt Nam, tập trung chủ yếu vào đến các nhóm khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp để phục vụ việc thu mua lúa gạo xuất khẩu như khuyến khích của Chính phủ Hoàng gia Campuchia. + Hầu hết đều thực hiện hiện đại hóa hệ thống corebanking một cách bài bản chuyên môn, giúp quản lý và xử lý tốt công tác ngân hàng nhanh chóng cho khách hàng. + Hầu hết các NHTM Việt Nam đầu tư sang Cambodia đều được đặt tại khu vực trung tâm như thủ đô hoặc các thành phố lớn và chính. Từ đó, khách hàng biết đến ngân hàng nhiều hơn do vị trí thuận lợi. + Đội ngũ nhân viên tận tụy, ham học hỏi và có khả năng tiếp cận nhanh các kiến thức, kỹ thuật hiện đại. Cơ hội + Tình hình kinh tế xã hội Campuchia có sự chuyển biến tích cực, an ninh ngày càng ổn định, đồng thời chính phủ tiếp tục có những chính sách đúng đắn đáng kể là chiến lược Tứ giác xúc tiến kinh tế và hợp tác chính trị. + Chính phủ Campuchia tiếp tục duy trì nền kinh tế thị trường, tự do mở cửa để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, kích thích p hát triển nền kinh tế thể hiện qua số liệu tăng thu hút FDI. + Thị trường chứng khoán Campuchia đã chính thức đi hoạt động từ tháng 7/2012, tạo điều kiện kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển + Campuchia tập trung hiện đại hoá công nghệ và hệ thống thanh toán ngân hàng, phát triển thị trường tài chính trong nước. + Hoạt động đầu tư của các NHTM Việt Nam được các cơ quan Nhà Nước quan tâm và giành nhiều chính sách hỗ trợ về tư tưởng, xúc tiến và chiến lược.
Điểm yếu + Năng lực quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của các ngân hàng hiện đại, bộ máy quản lý cồng kềnh, không hiệu quả. Hiện tại nhiều cán bộ chủ chốt làm việc tại Cambodia thực sự phát huy hết hiệu quả và năng lực hoạt động khi đầu tư ra nước ngoài. + Chính sách xây dựng thương hiệu còn kém do chưa quảng bá rộng rãi và nhiều sự cạnh tranh trên thị trường. + Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng và chưa đáp ứng nhu cầu toàn diện của khách hàng. So với các NHTM 100% vốn đầu tư nước ngoài khác thì NHTM Việt Nam chưa thực sự phát triển hết tính năng của các sản phẩm. + Thiếu sự liên kết giữa các NHTM Việt Nam ở Cambodia với nhau. + Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là tín dụng, nợ quá hạn cao, nhiều rủi ro. Hoặc các NHTM Việt Nam tại Cambodia chưa ham hiểu rành về thị trường, chính sách tìm kiếm khách hàng còn hạn chế dẫn đến nguồn khách hàng tương đối hạn chế và chưa nhiều nhằm nâng cao việc huy động vốn và cho vay. + Quy mô vốn hoạt động còn nhỏ nên chưa thực hiện được mục tiêu kinh doanh một cách hoàn chỉnh. Đa phần là các NHTM còn nhỏ, phụ thuộc chủ yếu vào ngân hàng hội sở chủ yếu ở Việt Nam. + Chưa thực sự chú trọng đầu tư vào các mảng như pháp lý, xử lý nợ xấu do chỉ mới dừng lại ở mức độ là chi nhánh và chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển lâu dài của ngân hàng.
Đe dọa + Kinh tế Xã hội Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013 diễn biến phức tạp, nền kinh tế vừa có dấu hiệu phục hồi trong năm 2010 đã phải đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao vào những tháng cuối năm 2010 và kéo dài trong năm 2011. Chính phủ đã thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội song song với việc thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi nhằm kiềm chế lạm phát. Các chính sách này đều ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành tài chính ngân hàng. + Đối với hoạt động của các ngân hàng, NBC chỉ đưa ra các quy định chung chủ yếu về các khoản mục cơ bản để một ngân hàng hoạt động. Các chế tài quy định chi tiết không có nhiều và cụ thể tại Việt Nam. + Hiện nay, Cambodia đã có hệ thống thông tin tín dụng tuy nhiên qua hơn 1 năm thành lập nhưng bước đầu chỉ cập nhật dữ liệu khách hàng vay vốn là cá nhân, chưa có chế tài để các ngân hàng phải cung cấp đầy đủ và thường xuyên thông tin của người vay, nên việc thực hiện chưa hiệu quả. + Hoạt động tín dụng được NBC kiểm soát với tỷ lệ dự trữ bắt buộc khá cao (12% huy động vốn) duy trì trong thời gian dài và tỷ lệ này đã tăng lên 12.5% vào giữa năm 2012. + Cambodia chưa có hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và thị trường vốn liên ngân hàng chưa hình thành. + Các Ngân hàng lớn tại Cambodia như: Cambodia Public Bank, Acleda Bank, Canadia Bank, ANZ Bank… đều có đối tác đầu tư nước ngoài với mục tiêu nhận được hỗ trợ về vốn và kinh nghiệm quản lý. + Thu nhập dân cư tại Cambodia thấp, chỉ một bộ phận nhỏ người giàu nhưng phần lớn sử dụng tiền vào hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, do BIDC là Ngân hàng nước ngoài nên người dân Cambodia có tâm lý chưa thực sự tin tưởng để gửi tiền. Đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự tạo được uy tín cao tại thị trường Cambodia. + Khó khăn trong việc sử dụng lao động, giao tiếp ngôn ngữ và hướng dẫn nhân viên.
Nguồn: ABC (2013d) và NBC (2012) đối gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh năm 2011 - 2012. Qua phân tích hoạt động của hai NHTM Việt Nam tại Cambodia
nêu trên, có thể khái quát ma trận S.W.O.T. cho các NHTM Việt Nam tại Cambodia hoạt động nhằm xúc tiến hoạt động kinh doanh như sau: (Bảng 6)
Kết luận Với việc phân tích tình hình hoạt động của 02/5 NHTM Việt Nam tại Cambodia bằng các số liệu minh chứng cụ thể và bằng Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
31
công nghệ ngân hàng
ma trận S.W.O.T. đã cho thấy bên cạnh những cơ hội, thuận lợi thì hoạt động đầu tư trực tiếp của các NHTM Việt Nam tại Cambodia vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, chiến lược phát triển của các NHTM Việt Nam cần phù hợp với định hướng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, chiến lược phát triển trong lĩnh vực ngân hàng của Cambodia, đồng thời cũng cần phải chú trọng nâng cao trình độ công nghệ ngân hàng, năng lực nguồn nhân sự, quản trị rủi ro hoạt động trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. ABC (2013a). Banking Environment. http://www.abc.org.kh/abcorg/content/bankingenvironment 2. ABC (2013b). Banking Services. http://www.abc.org.kh/abcorg/content/bankingservices 3. ABC (2013c). Commercial bank. http://www. abc.org.kh/abcorg/institution-type/commercial-
bank?page=1 4. ABC (2013d). Impacts of Banking Sector. http://www.abc.org.kh/abcorg/content/impactsbanking-sector 5. ADB (2012). Financial Sector Development Strategy 2011-2020. Royal Government of Cambodia, Kingdom of Cambodia, Nation Religion King. http://www.adb.org/sites/default/files/ pub/2012/financial-sector-developmentstrategy-2011-2020.pdf 6. Agribank (2010). Agribank khai trương chi nhánh tại Camphuchia. http://www. agribank.com.vn/31/820/tin-tuc/hoat-dongagribank/2010/06/2698/agribank-khai-truong-chinhanh-tai-campuchia.aspx 7. Agribank (2012). New Deposit Interest Rate. http://agribank.com.kh/ 8. Agribank (2013). Agribank network: 2,300 branches and transaction offices across the S shape of Vietnam. http://www.agribank.com. vn/102/790/about-us/agribank-network.aspx 9. BIDC (2012a). BIDC News. http://www.bidc. com.kh/aboutus/profile.aspx 10. BIDC (2012b). Profile. http://www.bidc. com.kh/news_en.aspx 11. BIDV (2009). Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia khai trương hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh. http://www.bidv.com.vn/Tin-tucsu-kien/Tin-BIDV/Ngan-hang-Dau-tu-va-Phat-trienCampuchia-khai-truo.aspx 12. CENSUS (2013). Trade in Goods with Cambodia. http://www.census.gov/foreign-trade/balance/ c5550.html#2012 13. Indexmundi (2013). Cambodia background. http://www.indexmundi.com/cambodia/ background.html
CHỨNG CHỈ/GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ NGÂN HÀNG:...(Tiếp theo trang 25) với khả năng về IT rất hùng hậu của ngành. Về kinh phí đào tạo: Đề án cũng xây dựng mức thu phí đào tạo và thi chứng chỉ hành nghề ngân hàng với % thay đổi nhất định để các trường (trung tâm) đào tạo của ngành thực hiện. Tại các nước phát triển, cơ quan quản lý/tổ chức đào tạo được phép thực hiện đào tạo người hành nghề còn cho phép thí sinh tự ôn thi. Về các chế tài quản lý người hành nghề ngân hàng: Ngành có thể tham khảo các quy định quản lý người hành nghề trong các lĩnh vực tài chính có liên quan. - Việc cấp và quản lý chứng chỉ hàng nghề ngân hàng nên tập trung về Ngân hàng Nhà nước. - Danh sách người hành nghề ngân hàng được công khai trên 32
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
các trang website của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng. Đồng thời, danh sách người hành nghề vi phạm quy định và bị xử lý cũng được đưa vào “danh sách đen” và công khai trong toàn hệ thống. Cũng nên có danh sách những người hành nghề đáng vinh danh trong toàn hệ thống để khuyến khích những cán bộ tận tâm và thành tích công tác. - Chấm điểm đào tạo thường xuyên tối thiểu hàng năm để cấp lại giấy phép hành nghề cho từng cá nhân. - Ngoài ra, nên xây dựng quy trình đánh giá người hành nghề xuất sắc hàng năm theo kinh nghiệm một số nước như Úc, Nhật Bản… Có thể nghiên cứu phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng đánh giá người hành nghề ở các thành viên
14. IPCS (2013). Đầu tư ra nước ngoài - cơ hội giao thương quốc tế. http://www.ipcs.vn/vn/dau-tura-nuoc-ngoai-%E2%80%93-co-hoi-giao-thuongquoc-te-W412.htm 15. NBC (2012). Annual Report 2011. http://www.nbc.org.kh/download_files/ publication/annual_rep_eng/AnnualReport2011.pdf 16. ODC (2011). Cambodia’s debt to China grows to $4 billion, official says. http://www. opendevelopmentcambodia.net/news-source/thecambodia-daily/cambodias-debt-to-china-growsto-4-billion-official-says/ 17. Phnompenh Post (2013). IMF: How to grow Cambodia. http://www.phnompenhpost. com/2013050865472/Analysis/imf-how-to-growcambodia.html 18. Suon Sophal (2011). Cambodia: FDI and Government Policy. http://www.adbi.org/ files/2012.10.09.cpp.sess3.3.suon.cambodia.fdi. pdf 19. Vietstock (2010). Campuchia: Thể chế và các chính sách kinh tế quan trọng. http://vietstock.vn/2010/12/campuchiathe-che-va-cac-chinh-sach-kinh-te-quantrong-1566-174601.htm 20. WB (2013a). Cambodia Overview. http://www.worldbank.org/en/country/ cambodia/overview 21. WB (2013b). Data of World bank during years. http://data.worldbank.org/country/cambodia
Hiệp hội hàng năm. Trên đây là một số suy nghĩ trong việc thực hiện chứng chỉ/giấy phép hành nghề ngân hàng ở Việt Nam. Với đội ngũ cán bộ trong ngành là rất đông đảo và đa dạng, công việc này đòi hỏi sự kỹ lưỡng và kỳ công trong một thời gian dài, nhưng hết sức cần thiết, không nên chậm trễ nữa. Hy vọng ngành Ngân hàng, với nhạc trưởng là Ngân hàng Nhà nước, sớm nghiên cứu và thực thi việc đào tạo người hành nghề ngân hàng trong toàn quốc để công chúng có thể tin tưởng vào những cán bộ ngân hàng có đức và có tài, đóng góp vào sự lớn mạnh của ngành trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1- Báo “Đầu tư chứng khoán” tháng 11/2013; 2- Báo cáo của đoàn khảo sát thị trường tài chính Malaysia của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; 3- Luật Lưu trữ Việt Nam năm 2011.
công nghệ ngân hàng
XÂY DỰNG BỘ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ MỘT VÀI KHUYẾN NGHỊ TS. Bùi Hữu Toàn * ThS. Viên Thế Giang **
L
ịch sử phát triển đã chứng minh, để điều chỉnh hành vi của con người, xã hội đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau, song pháp luật và đạo đức là những công cụ quan trọng nhất. Đạo đức nói chung, đạo đức kinh doanh nói riêng thuộc phạm trù nên làm hay không nên làm được dư luận xã hội thừa nhận, do vậy, dư luận xã hội, tập quán kinh doanh, lương tâm, trách nhiệm của từng ngân hàng có thể là cơ sở quan trọng để đánh giá tính không lành mạnh của hành vi cạnh tranh của các ngân hàng. Nó là sự thể hiện của “sự trừng phạt của lương tri, người ta gọi là trừng phạt bên trong tạo nên sự xấu hổ để gạt bỏ cái xấu, thúc đẩy xã hội vận động tốt đẹp hơn”1. Tuy nhiên, để thức tỉnh “lương tâm, trách nhiệm” của từng ngân hàng thương mại (NHTM) quả thực là rất khó khăn. Vì vậy, để xác lập được nền tảng đạo đức kinh doanh vững chắc trong xã hội, mỗi Hiệp hội ngành nghề và từng doanh nghiệp xây dựng Bộ quy tắc đạo đức phù hợp với đặc thù của ngành nghề và doanh nghiệp mình. Việc xây dựng Bộ quy tắc đạo đức phù hợp với đặc thù kinh doanh ngân hàng đang là bước đi cần thiết đặt nền móng cho việc xây dựng nền tảng đạo đức kinh doanh ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế. * Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ** Đại học Huế
1. Tổng quan về nhận thức và thực hành đạo đức kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam 1.1. Thực trạng nhận thức và thực hành đạo đức kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam Đạo đức kinh doanh bao gồm những nguyên tắc cơ bản và tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi trong thế giới kinh doanh. Tuy nhiên, việc đánh giá một hành vi cụ thể là đúng hay sai, phù hợp với đạo đức kinh doanh hay không sẽ được quyết định bởi nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, các nhóm có quyền lợi liên quan, hệ thống pháp lý cũng như cộng đồng. Do vậy, khi đề cập đến đạo đức kinh doanh liên quan đến nhiều lĩnh vực không chỉ là việc tuân thủ pháp luật mà còn quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi cho những người có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và quyền lợi của cộng đồng2. Đạo đức kinh doanh là sự kết tinh của truyền thống văn hóa, tập quán kinh doanh của một cộng đồng doanh nghiệp cũng như ở tầm quốc gia. Đạo đức kinh doanh thể hiện sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với bản thân, khách hàng và toàn xã hội. NHTM là doanh nghiệp được thành lập để thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây3: i) Nhận tiền gửi; ii) Cấp tín dụng; iii)
Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Trong hoạt động kinh doanh, ngoài việc tuân thủ pháp luật, các NHTM cũng phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức kinh doanh trong hoạt động ngân hàng. Là thị trường mới nổi và đang cố gắng gồng mình đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của quá trình hội nhập quốc tế đã làm cho tình trạng vi phạm pháp luật ngày càng tăng với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Ngoài vi phạm pháp luật, tình trạng vi phạm đạo đức kinh doanh - tức là những hành vi không bị xử lý bởi các quy định pháp luật ngày càng trở nên phổ biến, làm cho niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng ngày càng suy giảm, nguy cơ đổ vỡ trong kinh doanh của hệ thống ngân hàng ngày càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Chúng ta có thể đánh giá thực trạng nhận thức và thực hành đạo đức kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam trên các khía cạnh sau đây: Thứ nhất, ở cấp độ quốc gia, vấn đề đạo đức kinh doanh ở Việt Nam vẫn còn là điều mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn, trong đó có đạo đức kinh doanh ngân hàng. Khi bàn về có hay không đạo đức kinh doanh của người Việt, Nguyễn Sĩ Dũng (2007) đã nhận định, “Nói có thật không dễ, nhưng nói không cũng thật không dễ”4. Theo quan điểm của Dương Trung Quốc (2007), “Nghề doanh nhân đã bước sang một giai đoạn mới trong lịch sử kinh thương của nước nhà. Chúng ta tuy có đi chậm so với thế giới bởi Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
33
công nghệ ngân hàng
Hoạt động kinh doanh ngân hàng đòi hỏi tuân thủ quy tắc đạo đức kinh doanh ở mức độ cao nhất
những lý do lịch sử nhưng đã đến lúc giới doanh nhân phải trả lời câu hỏi của xã hội: Người Việt đã có đạo kinh doanh chưa? Đây quả là một chủ đề rất hay, rất hữu ích và cũng rất khó!”. Trên quan điểm lịch sử, Dương Trung Quốc dẫn lại nhận xét của Lương Văn Can về những yếu kém trong tư chất con người Việt Nam khi bước vào thương trường từ đầu thế kỷ trước: “Người mình không có thương phẩm - Không kiên tâm - Không nghị lực - Không biết trọng nghề Không có thương học - Kém đường giao thiệp - Không biết tiết kiệm - Khinh hàng nội hoá”5. Nói cách khác, ở Việt Nam vấn đề đạo đức kinh doanh, kêu gọi doanh nghiệp thực hiện đạo đức kinh doanh mới chỉ dừng lại ở những đợt tuyên truyền mà chưa có sức lan tỏa để trở thành những hành động thực sự của từng doanh nghiệp trong thực tiễn kinh doanh. Với tính chất là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ các doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy các 34
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học - công nghệ giữa Việt Nam với các nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có nhiệm vụ “Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, nâng cao trách nhiệm xã hội, đạo đức và văn hóa kinh doanh, xây dựng quan hệ lao động thuận hòa, bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động xã hội khác phù hợp với mục tiêu của Phòng”6. Như thế, định hướng xây dựng nền tảng đạo đức kinh doanh được xác định là nhiệm vụ của VCCI, song xem xét hoạt động của Tổ chức này chúng ta chưa thấy có những hướng dẫn, động viên các hội viên của mình xây dựng chuẩn mực đạo đức kinh doanh; Tổ chức này cũng chưa đứng ra “làm chủ” cho việc nhận diện hoặc xây dựng các chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Nói khác đi, nhiệm vụ này của VCCI cũng mới chỉ dừng lại ở “khuyến khích và tạo phong trào”. Kể từ khi thành lập đến nay, VCCI cũng mới chỉ 5 lần phối hợp với các bộ, ngành tổ chức giải thưởng Trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp, nhằm ghi nhận sự đóng góp xuất
sắc của các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước7. Thứ hai, ở cấp độ ngành Ngân hàng, trước khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường (mô hình ngân hàng hai cấp), vấn đề đạo đức kinh doanh ngân hàng không được đặt ra, nó được đồng nhất với đạo đức công vụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ “cấp phát vốn” của công chức ngân hàng. Sau khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh ngân hàng phải tuân theo quy luật vốn có của kinh tế thị trường, và theo đó, những chuẩn mực đạo đức kinh doanh cũng dần được xã hội yêu cầu và dần định hình trong thực tiễn hoạt động kinh doanh. Với tính chất là tổ chức đại diện cho các tổ chức tín dụng, Hiệp hội Ngân hàng có tôn chỉ, mục đích, đường hướng hoạt động nhất định nhằm mục đích bảo vệ và định hướng cho thành viên hoạt động đúng pháp luật cũng như những quy tắc do hiệp hội ngành nghề đặt ra. Hiệp hội Ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc hình thành những quy tắc ứng xử cho các tổ chức tín dụng thành viên, là tiền đề cho việc hình thành những chuẩn mực ứng xử được cộng đồng doanh nghiệp thành viên tán thành và tuân thủ, những chuẩn mực ứng xử này sẽ là cơ sở cho việc đưa ra những phán quyết khi phát sinh mâu thuẫn giữa các thành viên. Nói cách khác, thông qua tôn chỉ, mục đích, đường hướng hoạt động của mình, Hiệp hội Ngân hàng sẽ hình thành những chuẩn quy tắc ứng xử giữa các thành viên phù hợp với đặc thù của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, làm tiền đề cho việc phán xử những hành vi vi phạm của các thành viên. Thứ ba, ở cấp độ từng ngân hàng,
công nghệ ngân hàng
tổ chức tín dụng cho thấy, hầu hết các ngân hàng Việt Nam đã xây dựng các giá trị cốt lõi cũng như lựa chọn khẩu hiệu kinh doanh, thể hiện quan điểm kinh doanh của ngân hàng mình8. Đây là tiền đề quan trọng cho việc xác lập nền tảng đạo đức kinh doanh của từng ngân hàng, bởi lẽ, việc xây dựng các giá trị cốt lõi cũng như lựa chọn khẩu hiệu kinh doanh cho phép các NHTM hành động theo những tiêu chuẩn mà họ đưa ra, là cơ sở cho việc định hướng phát triển ở hiện tại và tương lai. Những khẩu hiệu kinh doanh, giá trị cốt lõi mà ngân hàng đang xây dựng đều hướng tới các giá trị nhân văn, vì con người, vì cộng đồng xã hội. Đã có NHTM chú trọng đến công tác cán bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ để theo dõi quá trình tác nghiệp của cán bộ tín dụng như ngân hàng Techcombank xây dựng một mô hình quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn ngân hàng hiện đại, theo đó, bất kỳ hoạt động nghiệp vụ nào cũng có hai người cùng tiến hành (một thực hiện, một duyệt) theo nguyên tắc “4 mắt”; các bộ phận kiểm soát làm nhiệm vụ kiểm tra chéo phần việc của các bộ phận khác; thêm nữa, định kỳ bộ phận kiểm toán nội bộ kiểm tra hoạt động của tất cả các phòng ban và cuối cùng là nhóm làm việc về rủi ro nhóm họp hàng tháng nhằm thảo luận và đưa ra phương hướng giải quyết các vấn đề rủi ro hoạt động trọng yếu của ngân hàng9. Tuy nhiên, so với những lĩnh vực kinh doanh khác, quá trình tác nghiệp của cán bộ quản lý, nhân viên ngân hàng thường xuyên tiếp xúc với những tài sản có giá trị lớn. Những giá trị tài sản này có mối liên hệ mật thiết với các quyết định của cán bộ ngân hàng, do vậy, trong nhiều trường hợp chỉ cần “tặc lưỡi” hay nhắm mắt cho qua hoặc chỉ là
tiếp tay hoặc bỏ qua những lỗi của khách hàng, cán bộ ngân hàng có thể thu được khoản tiền “thù lao” xứng đáng. Hoạt động kinh doanh ngân hàng đòi hỏi tuân thủ quy tắc đạo đức kinh doanh ở mức độ cao nhất, bởi lẽ, “Rủi ro đạo đức có thể xảy ra ở bất kỳ lĩnh vực nào, nhưng ngân hàng là ngành thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với tiền, tài sản quý nên chúng xuất hiện nhiều và rõ nét hơn. Những bộ phận tiếp xúc với khách hàng, với tiền mặt thường có nguy cơ cao về loại hình rủi ro này”10. Thứ tư, từ thực trạng nhận thức và thực hành đạo đức kinh doanh ngân hàng được phân tích ở trên, chúng tôi rút ra những nhận xét sau đây: Một là, về phương diện lịch sử, Việt Nam là quốc gia có truyền thống trọng nông ức thương, coi thường nghề kinh doanh, một cách thái quá, người Việt coi hoạt động kinh doanh là không trung thực, gian dối từ quan niệm “mua rẻ, bán đắt” từ đó kinh doanh không trung thực, người kinh doanh trở thành bản tính (gian thương). Với lối suy nghĩ này, những hành vi gian dối trong kinh doanh được nhìn nhận là “tất yếu”, đương nhiên không cần bàn cãi và dường như những thua thiệt và không sòng phẳng trong quan hệ mua bán đối với người tiêu dùng cũng được người tiêu dùng chấp nhận một cách “tự nguyện”, từ đó, theo quan điểm và cách nhìn nhận của chúng tôi, sự im lặng hoặc tiếp tay của người tiêu dùng đối với những gian dối của giới kinh doanh là “bước khởi đầu” cho quá trình xói mòn đạo đức kinh doanh ở Việt Nam. Là quốc gia có nền kinh tế thị trường non trẻ, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam phần đông mới đang cố gắng “kinh doanh theo pháp luật”, các giá trị xã hội, đạo
đức kinh doanh ở Việt Nam dường như vẫn còn khá “xa xỉ” đối với giới doanh nhân. Một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp Việt Nam đang tiến hành kinh doanh bất chấp tất cả để tối đa hóa lợi nhuận. Theo chúng tôi, không ít hành vi của giới kinh doanh Việt Nam thời gian qua đã làm xói mòn đáng kể nền tảng đạo đức kinh doanh vốn đã “chông chênh” của người Việt Nam càng làm cho quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam thiếu tính bền vững, niềm tin của người tiêu dùng, của xã hội vào trách nhiệm của giới doanh nhân. Vì vậy, xây dựng đạo đức kinh doanh đã được xem là nhiệm vụ khẩn cấp. Hai là, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như từng ngân hàng, tổ chức tín dụng đã phải trả giá đắt từ những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh. Tình hình tham nhũng và tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng diễn biến hết sức phức tạp và có xu hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng gây thất thoát nhiều tỷ đồng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Hành vi lợi dụng cơ chế chính sách của ngành ngân hàng nhất là quy định về lãi suất, sơ hở trong khâu quản lý để lợi dụng làm trái, tham ô, lừa đảo chiếm đoạt vốn của ngân hàng11. Một số NHTM cũng đã xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức biểu hiện ở một số hành vi như: Cán bộ, nhân viên ngân hàng nhận lợi ích vật chất của khách hàng để cấp tín dụng đảo nợ, cho vay dự án nhiều rủi ro; lợi dụng lòng tin khách hàng để vay ké, vay kèm; cố ý gây khó với khách hàng để họ “tự giác” bồi dưỡng; đánh cắp mật mã máy tính của lãnh đạo đơn vị để thực hiện hành vi ký duyệt lệnh chuyển tiền vào tài khoản của mình…12. Ba là, đạo đức kinh doanh ngân Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
35
công nghệ ngân hàng
hàng ở Việt Nam chưa hình thành một cách rõ nét ở cả cấp độ ngành ngân hàng và cấp độ từng ngân hàng, tổ chức tín dụng. Những khẩu hiệu kinh doanh, các giá trị cốt lõi trong ngân hàng dù đã được xây dựng, song thực tế cho thấy, nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động lại không tuân thủ các giá trị cốt lõi trong ngân hàng mình. Đã có khá nhiều vụ tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng đã được phát hiện, xử lý thời gian qua cho thấy, nhiều cán bộ ngân hàng bất chấp pháp luật, quy tắc nghề nghiệp đã thực hiện hành vi vi phạm gây thiệt hại lớn cho ngân hàng, suy giảm niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng. Nhà quản trị, nhân viên ngân hàng không tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, lạm dụng vị trí công tác của mình hoặc gây sức ép đối với khách hàng để trục lợi với nhiều hành vi như cán bộ tín dụng móc nối với bộ phận liên quan lấy phôi trắng lập sổ tiết kiệm khống; tự ý lấy sổ tiết kiệm khách hàng điền thêm số tiền rồi đem thế chấp ở ngân hàng khác, rút tiền đánh chứng khoán, buôn đất; hay nhận hối lộ khách hàng để cấp tín dụng đảo nợ, cho vay dự án nhiều rủi ro; lợi dụng lòng tin khách hàng để vay ké, vay kèm; cố ý gây khó với khách hàng để nhận “bồi dưỡng” hoặc lợi dụng chính sách của Nhà nước để trục lợi…13. Do đó, đối với nhân viên ngân hàng, bảo đảm các tiêu chuẩn đạo đức cho người quản trị, nhân viên tác nghiệp ngân hàng chưa được các ngân hàng quan tâm và thường xuyên rà soát. Bốn là, nhận thức và thực hành trách nhiệm xã hội của NHTM thời gian qua mới chỉ dừng lại ở các hoạt động từ thiện, nhân đạo mà chưa đi vào thực chất; hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng mới chỉ dừng lại ở việc tối đa hóa 36
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
lợi ích của mình mà chưa quan tâm đến lợi ích của toàn xã hội. Chẳng hạn, thị trường ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011 đã diễn ra cuộc đua lãi suất huy động giữa các NHTM đã làm cho việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp rất khó khăn. Trong giai đoạn này nhiều doanh nghiệp kêu lỗ do không thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, trong khi đó các ngân hàng công bố lãi suất rất cao. NHNN đã rất khó khăn trong việc kiểm soát tình trạng huy động vượt trần lãi suất huy động vốn của các TCTD và xã hội bắt đầu đặt vấn đề các NHTM có vi phạm đạo đức kinh doanh hay không? Thực tế thị trường cho thấy, nếu như các doanh nghiệp khác loay hoay tìm kiếm nguồn vốn kinh doanh để tránh đứng trước nguy cơ phá sản hoặc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh thì các TCTD lại “hân hoan” với nguồn lợi nhuận khổng lồ thu được, nó hoàn toàn trái ngược với những lời kêu “lỗ” hoặc quá khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp. Để tránh những tranh cãi kéo dài không có hồi kết, hàng loạt diễn giả đăng đàn “biện minh” cho con số lợi nhuận của ngân hàng là hoàn toàn “hợp lý” trong điều kiện nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Năm là, sự tồn tại song song của thị trường tín dụng chính thức và thị trường tín dụng phi chính thức, trong đó, thị trường tín dụng đen đã làm cho không ít cán bộ ngân hàng tha hóa, tiếp tay cho sự tồn tại của thị trường này. Thị trường tín dụng “chợ đen”, thị trường tín dụng phi chính thức có thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện, người cho vay và người đi vay có thể “tiền trao, cháo múc” ngay sau khi thỏa thuận xong những nội dung của quan hệ vay mượn. Do đó, thị trường tín dụng “chợ đen”, thị trường tín dụng phi
chính thức đáp ứng ngay lập tức nhu cầu sử dụng vốn của người dân trong nền kinh tế, nên nó thường được ưu tiên lựa chọn hơn so với thị trường tín dụng chính thức. Tuy nhiên, khi tham gia thị trường tín dụng “chợ đen”, thị trường tín dụng phi chính thức, người đi vay sẽ phải trả lãi suất cao hơn và có thể bị “siết nợ” bằng các biện pháp của xã hội đen. Do đó, thị trường tín dụng “chợ đen”, thị trường tín dụng phi chính thức thường đồng nhất với nguyên nhân của những bất ổn, bất công xã hội. Sáu là, cách thức giải quyết các cán bộ ngân hàng vi phạm pháp luật và đạo đức kinh doanh không triệt để. Một số vụ việc rủi ro tác nghiệp khiến cho các nhà quản trị NHTM phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” bằng việc chọn cách “xử lý nội bộ”, không công khai ồn ào nhằm giữ uy tín, thương hiệu của ngân hàng mình. Có những trường hợp, người vi phạm đang nắm giữ chức vụ quản trị, điều hành ngân hàng nên việc phát hiện và xử lý những đối tượng này gặp nhiều khó khăn. Thực tế đã chứng minh, người quản lý, điều hành doanh nghiệp, dù không muốn, một cách trực tiếp hay gián tiếp đều muốn phản ánh “dấu ấn” của mình trong quá trình lãnh đạo doanh nghiệp. Vì thế, nếu người điều hành doanh nghiệp có lương tâm, trách nhiệm sẽ định hướng, điều khiển doanh nghiệp theo hướng tốt, có lợi cho doanh nghiệp, cho người lao động, cho cộng đồng xã hội và ngược lại, nếu người điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không có lương tâm, trách nhiệm, không có đạo đức sẽ dễ dẫn dắt công ty đến những sai lầm, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức kinh doanh. Đối với lĩnh vực ngân hàng, hiện cũng đã có một số ngân hàng xác
công nghệ ngân hàng
định tiêu chuẩn của người quản trị, điều hành ngân hàng. Chẳng hạn, phong cách lãnh đạo của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt là14: i) Lấy Đức, lấy Tài, lấy học thức để quản người; ii) Tam Tòng: Tòng tân - Tòng thực - Tòng minh (Hướng đến cái mới, thực tế và thực tiễn, minh bạch và công khai); iii) Không ngừng nâng cao trình độ qua “Học kỹ - Đọc hiểu - Viết lách”; iv) Học ở trường đời chiếm ¾ kiến thức, học ở thất bại chiếm 60% thắng lợi tương lai; v) Mục tiêu: Tầm nhìn - Cảm hứng - Hiệu quả; vi) Thực hiện 10 chữ vàng: “Lắng nghe - Thấu hiểu Bàn bạc - Quyết định - Quyết liệt”. Khẳng định một cách hình ảnh hơn “LienVietPostBank là con tàu, Hội đồng Quản trị là ngọn hải đăng, Ban Điều hành là chỉ huy giỏi, cán bộ - nhân viên là thủy thủ tinh nhuệ”15, cho thấy, vị trí, vai trò quan trọng của người quản lý, điều hành TCTD trong việc xác lập và duy trì đạo đức kinh doanh của toàn hệ thống mạng lưới của TCTD. 1.2. Những khó khăn trong việc xây dựng/xác lập nền tảng đạo đức kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam hiện nay Một là, thị trường ngân hàng Việt Nam mới vận hành theo cơ chế thị trường chưa lâu nên chưa có thời gian đủ dài tích lũy kinh nghiệm để hình thành nên những tập quán, truyền thống, đạo đức kinh doanh, hơn nữa lại đang tập trung tìm kiếm các giải pháp để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế nên vấn đề đạo đức kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức. Về cơ bản có thể nhận thấy, những điểm yếu của các NHTM Việt Nam là: Thứ nhất, quy mô vốn nhỏ và sau nhiều cố gắng các NHTM đã đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định của pháp luật16.
Thứ hai, vấn đề chính yếu của các NHTM Việt Nam hiện nay là cố gắng chạy cho kịp với sự phát triển của các NHTM nước ngoài, nên đa phần các NHTM Việt Nam đang tập trung nâng cấp dịch vụ và cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới17. Thứ ba, tụt hậu về công nghệ ngân hàng của các tổ chức tín dụng Việt Nam cũng là vấn đề cần quan tâm. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia nước ngoài, yếu tố công nghệ có thể giúp giảm 76% chi phí hoạt động của ngân hàng, nhưng để có được nền tảng công nghệ đòi hỏi các ngân hàng phải đầu tư lớn - đây là việc không dễ đối với các NHTM Việt Nam do vốn ít, năng lực tài chính hạn chế. Mặc dù nhận thức rất rõ yếu tố quyết định trong cạnh tranh là công nghệ và ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này, nhưng với tiềm lực hiện có thì công nghệ của các NHTM Việt Nam cũng chỉ ở mức thấp trong khu vực. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chỉ số công nghệ của ngân hàng Việt Nam chỉ đạt -0,47, trong khi đó Thái Lan và Indonesia là 0,07, Malaysia 1,08, và Singapore là 1,9518. Như vậy, mâu thuẫn trong việc trang bị công nghệ hiện đại với thực trạng quy mô vốn với sức ép phải cung ứng các dịch vụ ngân hàng mới đã đặt các NHTM trong nước trước nhiều thách thức mới, trong đó có thách thức về công nghệ. Công nghệ ngân hàng, đặc biệt là những công nghệ hiện đại, mang tính bảo mật cao, nếu không được các NHTM quan tâm đầu tư thích đáng rất có thể sẽ trở thành nguyên nhân của tình trạng bất ổn, gây rủi ro hệ thống trên thị trường ngân hàng. Thứ tư, những rủi ro tiềm tàng của hệ thống ngân hàng Việt Nam như nợ xấu, tính thanh khoản, tỷ giá, lãi suất đã dẫn đến tình trạng
mất thanh khoản và tăng chi phí xã hội… vẫn là vấn đề nổi cộm và chưa có giải pháp xử lý triệt để. Hai là, ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ ngân hàng còn yếu. Năm 2012, NHNN có hẳn một chương trình nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ ngân hàng19. Trong điều kiện các NHTM đang cố gắng “kinh doanh theo pháp luật” thì việc kêu gọi các NHTM kinh doanh có đạo đức, có tinh thần trách nhiệm trong chia sẻ khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp cũng như cộng đồng xã hội là rất khó khăn. Do vậy, khi nền tảng đạo đức kinh doanh trong hoạt động ngân hàng được xác lập sẽ góp phần từng bước hình thành ý thức trách nhiệm của ngân hàng đối với xã hội được thôi thúc bởi lương tri của những người kinh doanh - đây là thứ còn rất thiếu trong điều kiện kinh tế Việt Nam. Ba là, kiểu làm ăn chụp giật, manh mún, chạy theo phong trào, lợi ích trước mắt và không quan tâm đến lợi ích lâu dài của không ít NHTM nhằm hướng tới hoạt động kinh doanh bền vững. Trong các lĩnh vực kinh doanh khác chúng ta có thể dễ dàng nhận ra nhiều “hội chứng phát triển”, thì trong lĩnh vực ngân hàng cũng gặp những hội chứng phát triển này như các NHTM mở rộng mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện; đua nhau lập công ty chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính, song hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực này của các NHTM không cao dẫn đến đe dọa an toàn hoạt động của các tổ chức này. Kinh nghiệm cải tổ thị trường ngân hàng các nước cho thấy, việc sàng lọc các NHTM để giữ lại số lượng ngân hàng vừa đủ là biện pháp có hiệu quả để tránh những hậu quả xấu đối với thị trường ngân hàng. Chẳng hạn, Hàn Quốc với Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
37
công nghệ ngân hàng
dân số gần 50 triệu người chỉ có chưa đầy 20 ngân hàng (tại thời điểm khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á năm 1997, Hàn Quốc có 33 ngân hàng nhưng sau đó, có 5 ngân hàng buộc phá sản, 10 ngân hàng khác sáp nhập để đến nay, tổng số ngân hàng chỉ còn là 18, trong đó có 13 NHTM và 5 ngân hàng chuyên biệt), Singapore chỉ có 4 ngân hàng nội địa, Thái Lan có khoảng 10 ngân hàng và Trung Quốc chỉ có một ngân hàng cổ phần. Trước thời điểm khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997, số lượng ngân hàng ở các quốc gia này cũng rất nhiều, nhưng sau đó hàng loạt ngân hàng đã được sáp nhập, hợp nhất, mua lại để tái cơ cấu, tránh đổ vỡ liên hoàn của hệ thống tài chính quốc gia20. Bốn là, thiếu các thiết chế của đạo đức quản trị ngân hàng. Một trong những đặc điểm của đạo đức kinh doanh ngân hàng là việc thực hành đạo đức kinh doanh ngân hàng của NHTM phụ thuộc vào đạo đức của người quản lý, điều hành của chính NHTM đó. Người quản lý điều hành NHTM chính là lực lượng cụ thể hóa các giá trị cốt lõi của NHTM và đưa nó vào trong thực tiễn thông qua các quyết định quản lý kinh doanh. Điều này có nghĩa là, hành vi đạo đức kinh doanh của NHTM được thực hiện và đánh giá thông qua hành vi của người quản lý điều hành NHTM, là tấm gương phản chiếu giá trị cốt lõi của mỗi NHTM. Song trên thực tế, nhiều NHTM chưa có những quy tắc đạo đức dành cho người quản trị ngân hàng, nhiều vụ vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng có sự tiếp tay của người quản trị ngân hàng cho thấy, việc thiếu vắng quy tắc đạo đức của người quản trị ngân hàng sẽ tạo ra nhiều rủi ro đạo đức cho ngân hàng. Các quy định về đạo đức người quản trị 38
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
mới chỉ dừng lại ở điều kiện chung được quy định trong Luật các Tổ chức tín dụng21. Năm là, dư luận xã hội, sức mạnh của người tiêu dùng, giá trị của đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng chưa được phát huy tác dụng, chưa trở thành công cụ hiệu quả trong việc chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng. Điều này được thể hiện ở, người tiêu dùng/khách hàng vẫn còn tâm lý “xin vay” và ngân hàng vẫn còn tư tưởng “cho vay” nên việc ngân hàng áp đặt những điều kiện bất lợi với khách hàng vay vốn vẫn còn phổ biến; các NHTM được “tự do” ấn định các loại phí, trong đó có không ít những thứ “phí vô lý”, song không có biện pháp hay cơ chế nào loại bỏ khiến người đi vay đành chấp nhận nó như một điều kiện bất xâm phạm. Không những thế, tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức kinh doanh thông qua việc thông đồng giữa cán bộ tín dụng với người có thẩm quyền quyết định cho vay của NHTM vẫn còn khá phổ biến, tình trạng “lại quả” cho cán bộ tín dụng khi vay được vốn vẫn còn và chưa có biện pháp ngăn chặn… 2. Giải pháp xây dựng bộ quy tắc đạo đức kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam hiện nay 2.1. Các cấp độ của Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh ngân hàng và mối quan hệ giữa các cấp độ của Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh ngân hàng Nghiên cứu nội dung của các Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng cho thấy có hai cấp độ quy định Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh cấp ngành thông qua Hiệp hội ngân hàng và cấp độ ở từng ngân hàng. Khi xác định các cấp độ của Bộ quy tắc đạo đức kinh
doanh trong lĩnh vực ngân hàng cần lưu ý đến mối quan hệ giữa Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh do Hiệp hội ngân hàng xây dựng và Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh do từng ngân hàng xây dựng trên các khía cạnh sau đây: i) Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh của Hiệp hội ngân hàng là sự thể hiện ý chí chung của toàn thể thành viên Hiệp hội hướng tới việc xác lập các chuẩn mực đạo đức chung ở toàn ngành, mang tính định hướng làm cơ sở cho các ngân hàng thành viên cụ thể hóa thành những tiêu chuẩn đạo đức phù hợp với lĩnh vực, phạm vi hoạt động ngân hàng được phép thực hiện. ii) Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh của từng NHTM cần nhấn mạnh đến các giá trị cốt lõi nhằm xác lập sự khác biệt, định hướng giá trị thương hiệu của ngân hàng trên thị trường. Trọng tâm của Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh của các NHTM nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa người quản trị, điều hành với cổ đông; giữa ngân hàng, nhân viên ngân hàng với khách hàng, đối tác được thể hiện qua chất lượng dịch vụ, cam kết trách nhiệm, mức độ mẫn cán, trung thực trong hoạt động tác nghiệp. Thực chất của Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh của các NHTM là xác định quan hệ đạo đức bên trong và quan hệ đạo đức bên ngoài của ngân hàng. Thông thường, Bộ quy tắc đạo đức ngân hàng thường giải quyết mối quan hệ nội bộ (quan hệ bên trong) và quan hệ bên ngoài. Đạo đức nội bộ có liên quan đến hạnh phúc của nhân viên và sự hài lòng của khách hàng như tiền lương, hiệu quả hoạt động của công đoàn, bình đẳng giới và việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm thiểu chi phí. Đạo đức bên ngoài liên quan đến các sản phẩm mà ngân hàng cung ứng, nó có mối
công nghệ ngân hàng
liên hệ chặt chẽ với mạng lưới hoạt động của ngân hàng. Nói chung, các ngân hàng không muốn mở rộng phạm vi của chính sách đạo đức bên ngoài. Đạo đức bên ngoài có thể được xem là quan trọng hơn đạo đức nội bộ bởi khả năng gây thiệt hại của đạo đức nội bộ đối với xã hội là rất ít trong khi nhiều công ty quỹ ngân hàng có khả năng gây thiệt hại trên diện rộng22. Từ những phân tích trên cho thấy, một Bộ Quy tắc đạo đức kinh doanh tốt cần phải giải quyết hoặc bao hàm cả quan hệ đạo đức bên trong và đạo đức bên ngoài ngân hàng. Bởi lẽ, mục tiêu của Bộ Quy tắc đạo đức kinh doanh chính là việc tìm kiếm những giá trị đích thực, trọng yếu, cốt lõi của hoạt động kinh doanh và giá trị của ngân hàng. Thực tiễn kinh doanh của các NHTM cho thấy, NHTM không chỉ là các quan hệ nội bộ mà còn cả quan hệ với bên ngoài, trong đó, kiểm soát có hiệu quả hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp/đạo đức trong quá trình tác nghiệp của nhân viên ngân hàng đòi hỏi ngân hàng phải gây dựng được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm - một giá trị cao hơn trách nhiệm pháp lý, có như vậy ngân hàng mới đủ sức ngăn chặn sức công phá của sự tha hóa bởi lòng tham của cán bộ khi tác nghiệp. 2.2. Những nội dung chủ yếu Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh ngân hàng Nhận diện và xác định những nội dung cơ bản của Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh ngân hàng là vấn đề trọng tâm thu hút được sự quan tâm không chỉ của Hiệp hội ngân hàng, người quản trị mà còn cả khách hàng và đối tác, song hiện chưa có quan điểm thống nhất về vấn đề này. Sở dĩ có sự khác nhau trong nội dung của Bộ quy tắc đạo
đức kinh doanh ngân hàng là do mỗi ngân hàng có những mục tiêu, định hướng phát triển riêng, nghĩa là trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng đặt trọng tâm vào việc tìm kiếm sự khác biệt và xây dựng các giá trị cốt lõi. Nói cách khác, thực chất của việc xác định nội dung Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh ngân hàng chính là giải quyết hài hòa mục tiêu lợi nhuận trong kinh doanh của ngân hàng với sứ mạng phục vụ xã hội và thăng tiến các giá trị xã hội của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Theo Ngô Thái Phượng (2011, tr.14-17, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ số 18), quy tắc đạo đức kinh doanh ngân hàng cần bao gồm và đề cập đến sáu nội dung, giá trị đạo đức cơ bản sau: i) tính trung thực; ii) tính công bằng; iii) tính tin cậy, iv) đúng pháp luật; iv) tính minh bạch; và vi) trách nhiệm xã hội23. Bộ đạo đức kinh doanh của Bank of America - một trong những NHTM hàng đầu của Mỹ được sửa đổi và ban hành ngày 1/03/2011 được coi là điển hình và bao gồm các nội dung: (1) Hoạt động quản lý điều hành; (2) Các trường hợp mâu thuẫn lợi ích; (3) Bảo mật và an toàn thông tin; (4) Tài sản của ngân hàng; (5) Nghĩa vụ tài chính; (6) Tuân thủ pháp luật; (7) Những hạn chế về giao dịch kinh doanh chứng khoán và giao dịch nội bộ; (8) Trách nhiệm xã hội24. Bên cạnh những nội dung trên, Bộ quy tắc đạo đức này còn xác định năm giá trị cốt lõi của ngân hàng bao gồm: 1. Làm đúng: ngân hàng có trách nhiệm làm đúng cho khách hàng, cổ đông và cộng đồng; 2. Tin tưởng và làm việc theo nhóm: Ngân hàng chịu trách nhiệm tập thể cho sự hài lòng của khách hàng và vì sự thành công của ngân hàng; 3. Chế độ đãi ngộ nhân tài: Ngân hàng luôn chú trọng phát
triển nhân tài, đánh giá cao giá trị khác biệt của từng thành viên và tập trung vào kết quả phấn đấu để giúp tất cả các thành viên phát huy hết tiềm năng của họ; 4. Mục tiêu chiến thắng: Ngân hàng luôn có một niềm đam mê cho kết quả đạt được và giành chiến thắng cho khách hàng của ngân hàng, các cổ đông của ngân hàng và cộng đồng của ngân hàng; 5. Thực hiện quyết định đúng đắn: Ngân hàng sẽ luôn là nhà lãnh đạo, quyết định đúng đắn ở mọi cấp độ, mở rộng tầm nhìn và thực hiện hành động để giúp xây dựng một tương lai tốt hơn25. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, cơ sở cho các quy định về đạo đức kinh doanh đoạn thứ hai của Điều 75, điểm (c) và (e) của Điều 80, và đoạn thứ ba của Điều 81 của Luật Ngân hàng số 5411 được Hiệp hội Ngân hàng của Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng áp dụng cho các thành viên của Hiệp hội này26. Mục tiêu của Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh ngân hàng là để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm duy trì chức năng dẫn chuyền vốn cho nền kinh tế và bảo vệ quyền, lợi ích của người gửi tiền, duy trì niềm tin và sự ổn định trong thị trường tài chính, và các yêu cầu của phát triển kinh tế của nước. Bộ Quy tắc đạo đức kinh doanh ngân hàng của Hiệp hội ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ quy định những nguyên tắc cơ bản sau đây28: 1. Nguyên tắc trung thực; 2. Nguyên tắc vô tư; 3. Nguyên tắc bảo đảm độ tin cậy; 4. Nguyên tắc minh bạch; 5. Nguyên tắc tuân theo lợi ích xã hội và bảo vệ môi trường; 6. Nguyên tắc chống tội phạm rửa; 7. Nguyên tắc chống giao dịch nội gián. Bên cạnh các nguyên tắc của đạo đức kinh doanh, Bộ Quy tắc Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
39
công nghệ ngân hàng
đạo đức kinh doanh ngân hàng của Hiệp hội ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ điều chỉnh những quan hệ sau đây: Thứ nhất, quan hệ giữa ngân hàng với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền29; thứ hai, trong mối quan hệ với các ngân hàng khác trên cơ sở các nguyên tắc về trao đổi thông tin, cạnh tranh về nhân sự và bảo đảm quyền tự do lao động, hợp đồng, hoạt động thông tin và quảng cáo yêu cầu các ngân hàng phải trung thực về thông tin trong các hoạt động công khai30; thứ ba, trong quan hệ của ngân hàng với khách hàng của họ, trong đó nhấn mạnh tới nghĩa vụ cung cấp thông tin, bảo mật thông tin khách hàng…31; thứ tư, mối quan hệ của ngân hàng với nhân viên được xác định trong hai mối quan hệ: quan hệ giữa ngân hàng với nhân viên và giữa nhân viên ngân hàng với khách hàng32. Đối với ngân hàng Standard, các giá trị mà ngân hàng hướng tới là33: 1. Dịch vụ cho khách hàng; 2. Thăng tiến giá trị con người; 3. Tối đa hóa lợi ích của cổ đông; 4. Năng động; 5. Làm việc nhóm; 6. Tôn trọng nhau; 7. Duy trì mức toàn vẹn cao nhất; 8. Luôn bảo vệ việc chống lại sự kiêu ngạo. Từ nội dung Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh ngân hàng được khảo sát ở trên, chúng tôi cho rằng, Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh ngân hàng phải bao hàm những nội dung sau đây: Thứ nhất, về hình thức thể hiện của Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh ngân hàng là một văn kiện viết, ấn định những giá trị, chuẩn mực, cơ sở mà ngân hàng muốn áp dụng cả ở bên trong lẫn bên ngoài ngân hàng, có khả năng khuyến khích hoặc mang tính cưỡng chế đối với các ngân hàng trên thị trường33. Khi được ban hành, bộ quy tắc đạo đức ngành ngân hàng là công 40
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
cụ điều tiết giữa các ngân hàng, người lao động và các bên tham gia, nó trở thành công cụ hữu hiệu để kiểm soát, chống lại các hành vi phi đạo đức trong kinh doanh. Kinh nghiệm của các nước đã chỉ rõ, việc pháp điển hóa/luật hóa các quy tắc đạo đức trong doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng nhằm xây dựng hệ thống doanh nghiệp có đạo đức. Do vậy, Hiệp hội Ngân hàng giữ vai trò đầu mối trong việc xây dựng, ban hành bộ quy tắc này và những chuẩn mực được quy định trong Bộ quy tắc này là tiêu chí “chấm điểm”, đánh giá, phân loại NHTM trong hoạt động. Thứ hai, nội dung Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh ngân hàng do Hiệp hội Ngân hàng xây dựng trên cơ sở ý kiến thảo luận của các thành viên. Các nội dung chính yếu của Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh ngân hàng do Hiệp hội Ngân hàng xây dựng bao gồm: - Sứ mạng của hoạt động ngân hàng là bảo đảm cho hoạt động luân chuyển nguồn vốn trong nền kinh tế được thuận lợi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. - Các ngân hàng, tổ chức tín dụng thành viên phải coi trọng lợi ích chung của toàn hệ thống; tôn trọng lợi ích của nhau, cạnh tranh lành mạnh. - Phục vụ và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ ngân hàng tốt nhất là nhiệm vụ trung tâm của các thành viên. Giá trị chất lượng dịch vụ ngân hàng là một trong những tiêu chí xác định mức độ phát triển và giá trị của ngân hàng trong toàn hệ thống. - Các nhà quản trị ngân hàng phải tôn trọng lợi ích toàn hệ thống, không vì quá chạy theo lợi ích cục bộ của ngân hàng mình mà làm ảnh hưởng đến lợi ích của các hội viên và các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác trên thị trường.
- Nhân viên ngân hàng phải tận tâm và trung thành với ngân hàng. Trong mối quan hệ với khách hàng, cán bộ ngân hàng không vì lợi ích cá nhân mà vi phạm quy định về tác nghiệp đã được quy định. Thứ ba, về nội dung Bộ quy tắc đạo đức của từng ngân hàng, tổ chức tín dụng. Các NHTM Việt Nam hiện tại đã có khá nhiều khẩu hiệu kinh doanh thể hiện giá trị cốt lõi của ngân hàng mình trong mối quan hệ với xã hội, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Vấn đề trọng tâm trong việc xây dựng nội dung Bộ quy tắc đạo đức của từng ngân hàng, tổ chức tín dụng chính là cụ thể hóa khẩu hiệu kinh doanh của từng ngân hàng thành những chuẩn mực đạo đức cụ thể trong mối quan hệ giữa ngân hàng, tổ chức tín dụng với cổ đông, người lao động, khách hàng, đối tác kinh doanh, đối thủ cạnh tranh và các vấn đề xã hội khác. Cụ thể là: Một là, trách nhiệm của Ban lãnh đạo ngân hàng trong việc tạo lập, duy trì, bảo vệ đạo đức kinh doanh của ngân hàng mình thể hiện ở: - Ban lãnh đạo phải là người đi đầu, gương mẫu chấp hành quy tắc đạo đức kinh doanh, nhất là giữ gìn phẩm chất đạo đức của người quản trị, tuân thủ quy tắc quản trị ngân hàng và tuyệt đối trung thành với lợi ích của ngân hàng. - Công khai các lợi ích liên quan đến ngân hàng, nhất là những quan hệ có thể bị lạm dụng do vị trí lãnh đạo ngân hàng như công khai tỷ lệ sở hữu cổ phần, mối quan hệ với những người liên quan trong quá trình quản lý ngân hàng, tuân thủ chế độ cấp tín dụng… - Kiểm tra, theo dõi, giám sát nhân viên trong quá trình tác nghiệp, kịp thời nhắc nhở nhân viên khi có biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh ngân hàng. - Hạn chế can thiệp trực tiếp vào
công nghệ ngân hàng
quá trình tác nghiệp của nhân viên bằng các hành vi lạm dụng quyền lực của người quản trị. - Khách quan, công bằng, sáng suốt trong việc giải quyết xung đột lợi ích trong ngân hàng. Hai là, giáo dục đạo đức tác nghiệp cho nhân viên là nhiệm vụ được tiến hành thường xuyên, không chỉ đối với nhân viên mới tuyển dụng mà còn cả với những nhân viên đã gắn bó lâu dài với ngân hàng. Ba là, duy trì và không ngừng làm gia tăng giá trị của ngân hàng là trách nhiệm không những của người quản trị, người điều hành mà còn là trách nhiệm của từng nhân viên ngân hàng. Lợi ích của ngân hàng và lợi ích của nhân viên ngân hàng là thống nhất, không mâu thuẫn. Bốn là, phục vụ khách hàng là nhiệm vụ trung tâm của toàn thể lãnh đạo và nhân viên ngân hàng. Bảo đảm lợi ích của khách hàng chính là bảo đảm lợi ích của ngân hàng, giá trị của ngân hàng được thể hiện ở sự hài lòng và tiếp tục sử dụng dịch vụ ngân hàng. Năm là, tham gia cùng với Chính phủ, các tổ chức xã hội thực hiện các hoạt động nhân đạo, từ thiện, các hoạt động xã hội là việc làm thường xuyên. 1. Vũ Trọng Dung (2011), Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong việc điều chỉnh hành vi của con người, Thông tin Khoa học xã hội số 8 năm 2011, tr.14. 2. Nguyễn Hoàng Ánh, Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam thực tại và giải pháp, www.hids. hochiminhcity.gov.vn/Hoithao/VNHOC/TB5/anh.pdf 3. Khoản 12 Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng 4. Bàn về đạo kinh doanh của người Việt: Thà muộn còn hơn không!, http://vietbao.vn/Kinh-te/ Ban-ve-dao-kinh-doanh-cua-nguoi-Viet-Thamuon-con-hon-khong/45248580/87/, Chủ nhật, 29 Tháng bảy 2007. 5. Bàn về đạo kinh doanh của người Việt: Thà muộn còn hơn không!, http://vietbao.vn/Kinh-te/ Ban-ve-dao-kinh-doanh-cua-nguoi-Viet-Thamuon-con-hon-khong/45248580/87/, Chủ nhật, 29 Tháng bảy 2007. 6. Khoản 5 Điều 6 Điều lệ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Số 123/2003/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê chuẩn Điều lệ
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 7. Trao giải thưởng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp năm 2012, http://vov.vn/Kinh-te/Traogiai-thuong-Trach-nhiem-xa-hoi-Doanh-nghiepnam-2012/253847.vov, truy cập ngày 30/03/2012. 8. Một số khẩu hiệu kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam như: - “Gắn xã hội trong kinh doanh” phương châm là hoạt động mang tính lâu dài của LienVietPostBank… cam kết gắn các hoạt động với các giá trị đạo đức và luân lý cao nhất; - Phát triển bền vững là một trong những chiến lược kinh doanh chủ chốt của Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC (Việt Nam) từ cấp lãnh đạo cao nhất đến sự tham gia của tất cả nhân viên trong Ngân hàng. Sự phát triễn bền vững với Ngân hàng HSBC bao hàm tính trách nhiệm, sự nhạy cảm trong phương thức quản lý kinh doanh theo chiến lược lâu dài mà trong đó lợi ích về người, xã hội và môi trường được đặt lên hàng đầu; - Sứ mạng của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á là bằng trách nhiệm, niềm đam mê và trí tuệ, chúng ta cùng nhau kiến tạo nên những điều kiện hợp tác hấp dẫn khách hàng, đối tác, cổ đông, cộng sự và cộng đồng. Giá trị cốt lõi của Ngân hàng chính là Niềm tin - Trách nhiệm - Đoàn kết - Nhân văn - Tuân Thủ - Nghiêm Chỉnh - Đồng hành - Sáng tạo; - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam khẳng định bản sắc văn hóa vủa Ngân hàng này là “Trung thực, Kỷ cương, Sáng tạo, Chất lượng, Hiệu quả” với các đặc trưng: Gắn kết, Thân thiện, Nghĩa tình, Địa phương, Tam nông. Bản sắc văn hóa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở: i) Đúng pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, hội nhập với các nền Văn hóa Doanh nghiệp tiên tiến trong khu vực và quốc tế theo đúng chủ trương, định hướng chỉ đạo của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Agribank; ii) Có tính thống nhất, khoa học, tính kế thừa, tính thực tiễn và tính phát triển, phù hợp với nhịp độ của Agribank; Có chương trình, phương án cụ thể triển khai thực hiện Văn hóa Doanh nghiệp xác định rõ mục đích, yêu cầu, kế hoạch, giải pháp thực hiện đảm bảo thiết thực, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả; iii) Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá, bình xét thi đua khen thưởng về việc xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp… 9. Ngân hàng chống rủi ro đạo đức, http://fnews. vn/tai-chinh-ngan-hang/viet-nam/ngan-hangchong-rui-ro-dao-duc.fns, truy cập Thứ Năm, ngày 01/09/2011. 10. Ngân hàng chống rủi ro đạo đức, http:// fnews.vn/tai-chinh-ngan-hang/viet-nam/nganhang-chong-rui-ro-dao-duc.fns, truy cập Thứ Năm, ngày 01/09/2011. 11. Nguyễn Ngọc Bình (2013), Tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng: Một thực trạng báo động hiện nay, http://noichinh.vn/ho-so-tu-lieu/201309/ tham-nhung-trong-linh-vuc-ngan-hang-mot-thuctrang-bao-dong-hien-nay-292469/, truy cập thứ Năm, ngày 26/09/2013 12. Nguyễn Hoài, Ngân hàng chống rủi ro đạo đức, http://vneconomy.vn/20110901061936201P0C6/ ngan-hang-chong-rui-ro-dao-duc.htm, truy cập thứ Năm, 01/9/2011. 13. Nguyễn Hoài, Ngân hàng chống rủi ro đạo đức, http://vneconomy.vn/20110901061936201P0C6/ ngan-hang-chong-rui-ro-dao-duc.htm, Thứ 5, 01/9/2011 21:16 (GMT+7) 14. Đại cương Văn hóa LienVietPostBank, http:// www.lienvietpostbank.com.vn/gioi-thieu/van-hoalien-viet/content/dai-cuong-van-hoa-lienvietbank 15. Đại cương Văn hóa LienVietPostBank, http://
www.lienvietpostbank.com.vn/gioi-thieu/van-hoalien-viet/content/dai-cuong-van-hoa-lienvietbank 16. Xem thêm: - Võ Thị Mỹ Hương, Viên Thế Giang (2011), Bàn thêm về quyết định gia hạn tăng vốn pháp định của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 14/2011. - Viên Thế Giang, Võ Thị Mỹ Hương (2012), Hệ quả từ quyết định gia hạn tăng vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 8/2012. 17. Trịnh Thanh Huyền (2008), Ngân hàng nội trước sức ép hội nhập, Tạp chí Tài chính số 10/2008, tr 43-46. 18. Nguyễn Thị Mùi, Hệ thống ngân hàng Việt Nam hướng tới sự phát triển bền vững, Tạp chí Tài chính tháng 10/2008, tr 38-42. 19. Xem cụ thể tại Quyết định số 340/QĐ-NHNN ngày 24/2/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2012. 20. Bộ Công thương, Cục Quản lý cạnh tranh, Báo cáo tập trung kinh tế tại Việt Nam: hiện trạng và dự báo, Hà Nội tháng 1 năm 2009, tr 70 - 71. 21. Xem Điều 50 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010. 22. http://en.wikipedia.org/wiki/Ethical_banking 23. Ngô Thái Phượng (2011), Đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 18 (339) ngày 15 tháng 09 năm 2011, tr. 14 - 17. 24. Ngô Thái Phượng (2011), Đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 18 (339) ngày 15 tháng 09 năm 2011, tr. 16. 25. Kiên Dũng, Cùng suy ngẫm về bộ Quy tắc đạo đức của Bank of America, http://lc.vietinbank. vn/sites/home/research/2011/11110201.html 26. The Banks Association of Turkey, Code of Bank ethics, Approved with the Banking Regulation and Supervision Board’s decision dated 15/06/2006, no. 1904, Article 2. 27. The Banks Association of Turkey, Code of Bank ethics, Approved with the Banking Regulation and Supervision Board’s decision dated 15/06/2006, no. 1904, Article 3. 28. The Banks Association of Turkey, Code of Bank ethics, Approved with the Banking Regulation and Supervision Board’s decision dated 15/06/2006, no. 1904, Article 4. 29. The Banks Association of Turkey, Code of Bank ethics, Approved with the Banking Regulation and Supervision Board’s decision dated 15/06/2006, no. 1904, Article 5,6,7,8. 30. The Banks Association of Turkey, Code of Bank ethics, Approved with the Banking Regulation and Supervision Board’s decision dated 15/06/2006, no. 1904, Article 9,10,11,12,13. 31. The Banks Association of Turkey, Code of Bank ethics, Approved with the Banking Regulation and Supervision Board’s decision dated 15/06/2006, no. 1904, Article 14,15,16,17,18. 32. Standard Bank Group, Code of ethics, October, 2011, http://www.standardbank.com/resources/ downloads/FinalCodeofEthicsOctober2011.pdf 33. Nội dung này chúng tôi lấy ý tưởng từ Jérôme Ballet, Francoise De Bry, Doanh nghiệp và đạo đức, Nxb Thế giới, Hà Nội 2005 (Dương Nguyên Thuận và Đinh Thùy Anh dịch), tr. 439 Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
41
công nghệ ngân hàng
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
N
gày 25-11-2013, tại Vĩnh Long, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo “Hoạt động tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ Nguyễn Phong Quang và Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Văn Diệp đồng chủ trì Hội thảo. Đến dự hội thảo có đại biểu lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đồng chí đại biểu là lãnh đạo của tỉnh ủy UBND, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố 42
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),… ĐBSCL là khu vực bao gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có diện tích trên 40.000 km2 với dân số khoảng 18 triệu người. ĐBSCL được thiên nhiên ưu đãi và có nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực lúa gạo, thủy sản, trái cây. Là vùng có vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực quốc gia, cung cấp gạo chiếm 90% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước, đưa Việt Nam trở thành nước có trữ lượng xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới. Bên cạnh tiềm năng về lương thực thì nơi đây còn là vùng có thế mạnh lớn về kinh tế biển, hàng năm cung cấp khoảng 52% sản lượng thủy sản đánh bắt và gần 60% sản lượng nuôi, chiếm 65% giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Mặc dù vậy, tốc độ phát triển của khu vực
ĐBSCL vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng, việc thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập,... quy hoạch sản xuất, đầu tư phát triển và các chính sách, cơ chế cho việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng khá ngổn ngang; vốn đầu tư phát triển chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Vì vậy, cần có những chiến lược toàn diện và cơ chế chính sách riêng nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế. Do đó, việc NHNN phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức Hội thảo “Hoạt động tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL” có ý nghĩa quan trọng, giúp tháo gỡ khó khăn, tìm ra các giải pháp thúc đẩy tín dụng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Hơn 30 bài tham luận đã gửi đến tham gia Hội thảo này, Tạp chí Ngân hàng xin được tóm tắt lại một số ý kiến tại Hội thảo. Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Diệp - Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho rằng, với vùng cây ăn trái - đặc sản của cả nước đã và đang đóng góp cho giá trị kinh tế cao trong sản
công nghệ ngân hàng
Ông Nguyễn Văn Diệp - Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long phát biểu tại Hội thảo
xuất nông nghiệp, góp phần nâng vị thế của ĐBSCL. Trong những năm qua, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước để phát triển nông nghiệp, nông thôn được quan tâm thực hiện. Vốn tín dụng ngân hàng đã thúc đẩy phát triển sản xuất kinh tế vùng ĐBSCL, từng bước đem lại hiệu quả thiết thực. Nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho bà con nông dân. Theo báo cáo cuối tháng 10/2013, tổng dư nợ các tổ chức tín dụng trong khu vực ĐBSCL đạt gần 303 ngàn tỉ đồng, tăng 14% so với đầu năm. Trong đó dư nợ tín dụng tại Vĩnh Long là 14 nghìn tỉ đồng - chiếm 5% tổng dư nợ toàn vùng, chủ yếu là cho vay phát triển nông nghiệp, chiếm 55%. Những năm qua, vốn tín dụng đã tác động tích cực đến sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần quan trọng phát triển tăng trưởng kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long nói riêng và các địa phương vùng ĐBSCL nói chung. Tuy nhiên, tín dụng ngân hàng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu vốn, việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ cá thể để phát triển sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Tín dụng chưa thật sự là đòn bẩy đối với các ngành nghề lĩnh vực vốn là
thế mạnh của ĐBSCL, hiệu quả vốn ngân hàng chưa cao… Trong tham luận của mình, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) Nguyễn Văn Du cho biết, VietinBank hiện nay đã phát triển toàn diện, là ngân hàng thương mại lớn, chủ động tiết giảm chi phí, liên tục xử lý lãi suất cho vay các đối tượng khách hàng trong nhiều lĩnh vực, khuyến khích phát triển xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp cao. Những năm qua, đi đôi với ngành Ngân hàng nói chung và
Ông Nguyễn Văn Du Phó Tổng Giám đốc VietinBank trình bày tại Hội thảo
VietinBank nói riêng đã cung ứng vốn tín dụng cũng như góp phần thiết thực vào việc phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các hoạt động tín dụng của VietinBank rất đa dạng, đáp ứng nhu cầu vốn cho các ngành, lĩnh vực thành phần kinh tế của vùng. Cụ thể đối với phát triển đầu tư chiều sâu, VietinBank đã tài trợ cho rất nhiều dự án đầu tư lớn về nông nghiệp. Các dự án này đã góp phần rất lớn tạo quy trình chế biến thủy sản khép kín, tăng trưởng kinh doanh, tạo công ăn việc làm và thúc đẩy kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, VietinBank đã thu hút nguồn vốn ODA, là ngân hàng đầu mối quản lý nhiều dự án cho Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và
World Bank tài trợ để phát triển kinh tế khu vực ĐBSCL. Về tài trợ vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, VietinBank tích cực triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN cho vay các thành phần kinh tế, khuyến khích thông qua các chương trình cho vay xuất khẩu, cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo, vụ hè thu, vụ đông xuân. Đến thời điểm 31/10/2013, dư nợ của VietinBank tại ĐBSCL là đạt gần 35 nghìn tỉ đồng, tương ứng với thị phần 12% trên địa bàn và tăng trưởng 23% so với cùng kỳ 2012, tăng 9% so với đầu năm. Tài trợ, khuyến khích các ngành kinh tế trọng điểm, các chương trình tín dụng của VietinBank giành cho các đối tượng khách hàng khu vực ĐBSCL đều được hưởng chính sách ưu đãi lãi suất. Cụ thể, lãi suất cho vay khách hàng ưu đãi từ 1% - 4,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường. Do vậy, nhiều chương trình đã thực sự tạo ra cú hích lớn, góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực. Thúc đẩy đầu tư tín dụng nhằm cung ứng vốn tốt hơn nữa trong việc phát triển nền kinh tế, ông Nguyễn Văn Du chia sẻ giải pháp, cụ thể kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, các Bộ, ban, ngành: Một là: Trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đến 2020, trong đó cần quan tâm đến quy hoạch cụ thể từng vùng, từng miền. Là vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, phát triển vật nuôi cây trồng theo quy trình khép kín trong khâu sản xuất, kinh doanh thu mua chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
43
công nghệ ngân hàng
Hai là: Xây dựng cơ chế bảo hiểm rủi ro cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cho vay hỗ trợ xuất khẩu nhằm tạo ra sự phát triển ổn định, bền vững cho những ngành có đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế. Ba là, thiết lập hệ thống thông tin về thị trường, giá cả, dự báo giúp doanh nghiệp, nông dân về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản, thực phẩm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, đề xuất các chính sách phát triển những ngành, lĩnh vực có nhiều lợi thế trên địa bàn như lúa gạo, thủy sản, trái cây. Bốn là, đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận của các chủ trang trại, hoàn tất các thủ tục pháp lý để doanh nghiệp có đủ điều kiện khi tiếp cận đồng vốn tín dụng. Năm là, các giải pháp ưu tiên nguồn vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn, nguồn vốn tài trợ ủy thác của nước ngoài, vốn ODA qua các ngân hàng thương mại cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với dự án tương đối dài, sản xuất phù hợp với đặc thù kinh doanh nông nghiệp, nông thôn. Về góc độ đối với các doanh nghiệp, để cùng nhau phát triển bền vững và đảm bảo cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, đề nghị: (1) Doanh nghiệp nên tập trung nguồn vốn và nhân lực vào ngành kinh doanh chính, đã có kinh nghiệm, thế mạnh trên địa bàn. Hạn chế các hoạt động đầu tư mạo hiểm, đầu tư dàn trải, nhằm hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng như đã từng xảy ra. Tạo thương hiệu tại khu vực ĐBSCL; (2) Tăng trưởng mạnh mẽ trên thị trường, 44
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
tăng sức cạnh tranh là rất cần thiết. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại, những nhà nghiên cứu kinh tế đã đặt ra để đảm bảo tăng trưởng bền vững, đó là tăng cường quản lý doanh nghiệp, tăng trưởng phải có đầu ra của sản phẩm, tăng trưởng phù hợp với vùng miền. Doanh nghiệp không làm quá nhiều mục tiêu, nhiều việc một lúc, mà cần có sự sắp xếp ưu tiên. Về phía VietinBank để thực hiện việc quyết tâm nỗ lực cùng với các ngân hàng khác trong hệ thống, khơi thông nguồn vốn tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực ĐBSCL theo định hướng của Đảng, của Nhà nước, VietinBank cam kết giành thêm 15 nghìn tỉ đồng nữa để phục vụ các doanh nghiệp và bà con kinh doanh trong khu vực. Cam kết nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, hỗ trợ dự báo thị trường. Luôn nỗ lực hết mình, tiếp tục đẩy mạnh công tác an sinh xã hội, góp phần phát triển hơn nữa kinh tế vùng ĐBSCL. Tiếp tục đồng hành chung sức cùng doanh nghiệp và hộ nông dân phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Theo bà Hồ Thị Thắm - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long, kinh tế Vĩnh Long trong những năm gần đây được phục hồi và có bước tăng trưởng khá. Sản xuất lúa ổn định, rau màu, thủy sản phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả. Sản xuất công nghiệp được khôi phục, tăng trưởng với tốc độ cao. Thương mại, dịch vụ phát triển theo hướng mở rộng thị trường, xuất khẩu có tăng trưởng mạnh: chỉ số năng lực cạnh tranh liên tục đứng ở vị trí cao nhất ĐBSCL và đứng hàng thứ 5/63 tỉnh, thành trong cả nước. Vĩnh Long có tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến cuối năm 2012 là 3.264 doanh nghiệp,
Bà Hồ Thị Thắm - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long phát biểu tại Hội thảo
với tổng số vốn đăng ký là 14.996,4 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho trên 40 ngàn lao động. Tuy nhiên, do ảnh hưởng kinh tế thế giới và khu vực nên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, có doanh nghiệp giải thể, các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng cũng không ít. Đầu năm 2013, Hiệp hội doanh nghiệp Vĩnh Long đi khảo sát, thực tế các doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải khó khăn lớn nhất đó là sức tiêu thụ bị giảm, hàng tồn kho lớn, khách hàng chiếm dụng vốn cũng nhiều, nợ thuế tồn đọng kéo dài,… nhất là ở lĩnh vực sản xuất gạch gốm, nuôi thủy sản. Chính vì vậy, nên nhiều doanh nghiệp rất cần vốn nhưng không còn tài sản để thế chấp. Mặt khác, trình độ lãnh đạo của doanh nghiệp còn hạn chế nên việc xây dựng các đề án đầu tư sản xuất kinh doanh chưa khả thi. Thực tế, một số doanh nghiệp thiếu, hoặc không có vốn hoạt động, lâm vào tình trạng hoạt động cầm chừng, ngưng hoạt động, đi đến giải thể hoặc phá sản. Tại Vĩnh Long, năm 2012 đã có tới 71 doanh nghiệp ngừng hoạt động đã đủ chứng minh điều đó và hàng ngàn công nhân phải thất nghiệp, nhất là làng nghề gạch - gốm truyền thống có hàng trăm năm, được mệnh danh là vương quốc gạch ngói, và hiện nay các doanh nghiệp này rất cần vốn để cải tiến, chuyển đổi công
công nghệ ngân hàng
nghệ nung theo kiểu lò liên hoàn Vĩnh Long nhằm tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, do đó, sẽ nâng cao được sức cạnh tranh và đặc biệt là không ô nhiễm môi trường, nhưng cũng gặp vướng mắc là không có tài sản thế chấp để vay. Để giúp cho doanh nghiệp tháo gỡ phần nào khó khăn, NHNN đã đưa ra Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời gian trả nợ và được giữ nguyên nhóm nợ đối với doanh nghiệp. Quyết định này đã hỗ trợ doanh nghiệp có khả năng tiếp cận vốn. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ khác có thể chúng ta nên xem xét các vấn đề sau: Phía doanh nghiệp: (1) Nên sắp xếp lại tổ chức sản xuất, không đầu tư dàn trải. Chú ý công nghệ tiên tiến, hiện đại và thân thiện môi trường; (2) Tiết kiệm tối đa, cắt giảm các chi phí không cần thiết nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh. Chào bán sản phẩm xem xét kỹ, không để khách hàng chiếm dụng vốn; (3) Nên chú trọng công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường mới. Phía ngân hàng: Nên xem xét lại lãi suất cho vay, có thể nới lỏng thủ tục cho vay, tài sản thế chấp hoặc tín chấp… Chú ý giúp các doanh nghiệp có điều kiện cải tiến công nghệ, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nhất là đầu tư công nghệ sản xuất thân thiện môi trường. Kết luận Hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đã tổng hợp, hoạt động tín dụng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL. NHNN sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất cho người dân, doanh nghiệp trong khu vực, mở rộng và thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách
và an sinh xã hội. Phó Thống đốc cũng cho rằng, để phát triển kinh tế các địa phương ĐBSCL cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp và một số vấn đề được đặt ra là: (i) Việc xây dựng quy hoạch: Đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, cũng như các ban, ngành nghề địa phương phải có được quy hoạch tổng thể, lâu dài như cho đến năm 2020, năm 2030, tầm nhìn 2050… Quy hoạch căn bản, rõ ràng, chi tiết cho vùng, cho từng tỉnh, cũng như quy hoạch ngành nghề, cụ thể cho từng cây con, quy hoạch giữa trồng trọt, chăn nuôi, chế biến,... là rất cần thiết, tất cả những vấn đề đó là cốt yếu để có được những chính sách kinh tế, chính sách phát triển. Trên cơ sở phân tích, đánh giá, tiềm năng của từng vùng, miền, từng ngành nghề,… thì ngân hàng, nhà đầu tư trong và ngoài nước biết được hướng phát triển, định hướng lâu dài, cái nào là lợi thế trước mắt,…; (ii) Vấn đề liên kết là nền tảng của hoạt động tín dụng ngân hàng, là điều kiện để các nhà đầu tư vốn. Liên kết vùng miền, liên kết giữa các vùng ĐBSCL với các tỉnh, thành phố, thậm chí liên kết với cả các nước xung quanh, khu vực để tạo ra lợi thế. Hiện có rất nhiều ký kết hợp tác nhưng tính liên kết không rõ ràng, chưa hiệu quả. Liên kết để nuôi, trồng lương thực. Như nuôi tôm, vùng nào có lợi thế nhất, nếu chỗ nào cũng nuôi tôm sẽ dẫn tới tình trạng thừa, liên kết giữa người cung cấp vật tư, tiêu thụ bao tiêu sản phẩm,… Nếu ngân hàng nhìn thấy được những điều cơ bản ở các doanh nghiệp như có liên kết chặt chẽ giữa người cung cấp vật tư, giống cây trồng, kỹ thuật với bao tiêu sản phẩm; biết được
dòng tiền, biết được lợi nhuận thì dù có rủi ro về thiên tai, thời tiết, rủi ro về mặt thị trường thế giới,… thì nhà đầu tư, ngân hàng vẫn dám mạnh dạn bỏ vốn ra…; (iii) Hỗ trợ vốn tín dụng cũng chỉ là một đòn bảy, còn nhiều đòn bảy khác. Phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL cần đến không chỉ riêng một đòn bảy hoạt động tín dụng, phải có sự hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp trên rất nhiều mặt. Hỗ trợ về vấn đề pháp lý, huy động, thu hút được nguồn đầu tư nước ngoài, tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài, kể cả vốn đầu tư trực tiếp các dự án, các khu công nghiệp, chính sách khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm. Đặc biệt là chính sách bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm giá sản phẩm, bảo hộ thương hiệu,…; (iv) Lãi suất cho vay bà con nông dân khó khăn phải ở mức thấp nhất, thấp hơn cả mặt bằng chung của lãi suất hiện nay để thực hiện các mục tiêu trên hỗ trợ, ưu tiên; (v) NHNN tiếp tục cơ cấu lại hệ thống TCTD để hỗ trợ các doanh nghiệp. Đặc biệt 4 ngân hàng thương mại lớn mạnh dạn giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp. Lo vốn trung dài hạn đầu tư cho những dự án lớn trong điều kiện Chính phủ giữ được ổn định kinh tế vĩ mô; (vi) Về chính sách chủ trương của NHNN, trong đó chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng đối với vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng và vấn đề kinh tế nói chung ở ĐBSCL về cơ bản có thể kiến nghị. NHNN cũng tiếp thu các ý kiến đóng góp tại Hội thảo, sẽ giải quyết các vấn đề tồn tại, vướng mắc về cơ chế, chính sách có liên quan để các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng và tiếp cận được các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Kim Anh Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
45
Doanh nghiệp với ngân hàng
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TẬP QUÁN NGÂN HÀNG TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ KIỂM TRA CHỨNG TỪ THEO UCP600 (ISBP745 ICC 2013) GS. Đinh Xuân Trình và PGS., TS. Đặng Thị Nhàn *
K
hoảng cách về không gian, thời gian của thương mại quốc tế so với thương mại nội địa đã sản sinh ra một phương thức thanh toán quốc tế ưu việt, thuận tiện, an toàn và đảm bảo gắn trách nhiệm với quyền lợi của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua vai trò quan trọng của các ngân hàng, đó là phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credits). Khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, khả năng người xuất khẩu có được thanh toán hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào chứng từ giao hàng (Shipping Documents) được yêu cầu xuất trình. Vì vậy, đòi hỏi nhà xuất khẩu phải tuân thủ một cách chặt chẽ những quy định về chứng từ xuất trình. Các ngân hàng chỉ trả tiền khi các chứng từ xuất trình của người xuất khẩu phù hợp với thư tín dụng (L/C), với các điều khoản có thể áp dụng được của các tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP600 2007), phù hợp với thực tiễn ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo UCP600 (ISBP745 2013). 1. ISBP 745 2013 bổ sung và sửa đổi tổng thể các quy tắc của ISBP 681 2007 Các tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (The Uniform Customs and Practice for the Documentary Credits - viết * Đại học Ngoại thương
46
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
tắt là UCP) do Phòng thương mại quốc tế (ICC) tại Paris ban hành năm 1933 và sửa đổi lần đầu tiên vào năm 1951. Nhìn chung, cứ 10 năm UCP lại được sửa đổi một lần cho phù hợp với sự phát triển và thay đổi hoạt động của các ngành thương mại, ngân hàng, tài chính, vận tải, giao nhận và bảo hiểm. UCP được ban hành nhằm thống nhất các quy định trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia hoạt động này. Các tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ là một bộ các quy tắc (rules) áp dụng cho bất cứ loại L/C nào (bao gồm cả tín dụng dự phòng trong chừng mực có thể áp dụng). Các quy tắc của UCP được quy định trong các điều khoản (Articles) của UCP, trong đó bao gồm các quyền và nghĩa vụ của các ngân hàng có liên quan và người thụ hưởng L/C trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Do UCP chỉ bao gồm những điều khoản rất cơ bản, ngắn gọn chứa đựng các quy tắc điều chỉnh L/C, cho nên trong ứng dụng đã phát sinh các cách hiểu khác nhau làm nảy sinh các tranh chấp không cần thiết. Trước khi ISBP ra đời, có tới 60 - 70% lần xuất trình chứng từ đầu tiên đòi tiền theo L/C bị từ chối thanh toán, vì vậy ICC thấy cần phải ban hành một tập quán quốc tế để diễn giải và hướng dẫn áp dụng các điều khoản của UCP. Đó chính là bản quy tắc Tập quán Ngân hàng tiêu
chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (International Standard Banking Practice for the examination of documents under documentary credits - gọi tắt là ISBP). ISBP đầu tiên ra đời năm 2002 mang số hiệu 645 áp dụng cho việc kiểm tra chứng từ theo tín dụng chứng từ đã tạo ra một hành lang pháp lý cho các ngân hàng kiểm tra chứng từ theo L/C, nhờ đó đã giảm thiểu rất nhiều các tranh chấp. Sau khi ban hành bản sửa đổi UCP600, ICC đã xuất bản ấn phẩm ISBP681 2007 thay cho ấn phẩm cũ ISBP 645 2002. ISBP 681 đưa ra các quy tắc kiểm tra chứng từ nhằm giúp đỡ các ngân hàng trong việc quyết định bộ chứng từ có phù hợp hay không. Từ đó ISBP 681 được áp dụng đương nhiên cùng với phiên bản UCP 600. Tuy nhiên, sau gần 7 năm áp dụng, trong chừng mực nào đó ISBP681 đã bộc lộ nhiều thiếu sót và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về kiểm tra chứng từ theo L/C, do vậy, mới đây vào tháng 4 năm 2013 Ủy ban Ngân hàng của ICC đã thông qua bản ISBP sửa đổi với tên gọi mới là ISBP 745 (International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under UCP600 ISBP 2013 ICC Publication No. 745). Có thể thấy ISBP745 có một số điểm mới so với ISBP681 như sau: - Một là, ISBP745 được đổi tên thành “Tập quán ngân hàng tiêu
Doanh nghiệp với ngân hàng
chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo UCP600” (International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under UCP600 - ISBP745 2013 ICC) thay vì tên cũ “Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo tín dụng chứng từ” (International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under Documentary Credits - ISBP681 2007 ICC). Sự đổi tên này một mặt nhằm giải quyết sự mơ hồ về tên gọi của ISBP 681 2007 và mặt khác quy định rõ ràng mối quan hệ pháp lý gắn bó không thể tách rời giữa UCP600 và ISBP. ISBP được ban hành nhằm làm rõ hơn định nghĩa “xuất trình phù hợp” theo điều 2 UCP600: “Xuất trình phù hợp nghĩa là việc xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản của tín dụng, với các điều khoản có thể áp dụng của các quy tắc này và với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế”. Như vậy, tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ này (ISBP) gắn với UCP600 chứ không phải là gắn với tín dụng chứng từ chung chung như tên của ISBP 681 2007 trước đây thể hiện. - Hai là, khẳng định mối quan hệ pháp lý giữa UCP600 và ISBP745 quy định trong phần Phạm vi áp dụng ISBP745 (Scope of Publication): + ISBP 745 phải được hiểu là gắn liền và không tách rời UCP 600: “This publication is to be read in conjunction with UCP 600 and not in isolation”. Nội dung này khẳng định rằng ISBP 745 2013 đã tạo ra một “hành lang pháp lý” để các ngân hàng kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C tuân thủ UCP 600 2007. + Mục đích của ISBP 745 là nhằm diễn giải và hướng dẫn áp dụng các điều khoản của UCP600,
trong phạm vi của các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng hoặc bất cứ các sửa đổi thư tín dụng kèm theo. “The practices described in this publication highlight how the articles of UCP 600 are to be interpreted and applied, to the extent that the terms and conditions of the credit, or any amendment thereto”. Ngoài UCP 600, ngân hàng căn cứ vào ISBP 745 để kiểm tra chứng từ và có thể trích dẫn các điều khoản thích hợp của ISBP 745 để làm cơ sở quyết định thanh toán hay từ chối nếu các chứng từ xuất trình phù hợp hay không phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C và các sửa đổi L/C kèm theo có dẫn chiếu đến UCP600. + ISBP 745 không sửa đổi hay hủy bỏ các điều khoản của UCP600: “The practices do not expressly modify or exclude an applicable article in UCP 600”. Điều này hàm ý mục đích ban hành ISBP của ICC chỉ nhằm diễn giải và hướng dẫn áp dụng các điều khoản của UCP600 mà không sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ các điều khoản của UCP600. Tuy nhiên, hàm ý này của ISBP 745 cần được luận bàn rõ ở phần dưới. - Ba là, ISBP 745 đã viết lại phần lớn các phần hướng dẫn của ISBP 681, bổ sung thêm nhiều diễn giải và hướng dẫn áp dụng một cách rõ ràng và minh bạch hơn các quy tắc của ISBP 681 2007. Có thể dẫn ra một vài ví dụ sau đây: + Về chữ viết tắt: ISBP 745 bổ sung đa ký hiệu sẹc (///), bổ sung ký hiệu dấu phẩy đơn hoặc đa dấu phẩy. + Về chứng từ vận tải hàng không, các dữ liệu không có yêu cầu phải điền vào trong ô có tên “Accounting Information” hoặc “Handling Information” thường
tìm thấy trong AWB. Cũng có thể tìm đọc trong mục A37 liên quan đến các yêu cầu đối với chữ ký thể hiện trong bất cứ ô, khu vực hay nơi nào. + Về xác định bản gốc và bản sao chứng từ, ISBP745 loại bỏ quy tắc 33 ISBP681 quy định về bản gốc và bản sao dẫn chiếu đến tài liệu 470/871 của ICC bằng cách đưa trực tiếp một số nội dung của tài liệu 470/871 thành hướng dẫn trong ISBP sửa đổi lần này: “Một chứng từ thể hiện ra bên ngoài có chữ ký gốc, ký hiệu, dấu, hoặc nhãn hiệu của người phát hành sẽ được coi như là một chứng từ gốc, trừ khi chứng từ ghi rõ rằng nó là một bản sao. Các ngân hàng không quyết định xem chữ ký, ký hiệu, dấu hoặc nhãn hiệu của người phát hành là được thực hiện bằng tay hoặc bằng hình thức fax và theo lẽ thường, mọi chứng từ có phương pháp xác nhận chân thực như thế sẽ đáp ứng các yêu cầu của điều khoản 17 UCP 600…” (Quy tắc A277 ISBP745 về bản gốc và bản sao). + ISBP 745 loại bỏ quy tắc 21c của ISBP681 coi Hóa đơn là chứng từ của bên thứ ba. + Về các thuật ngữ không được quy định trong UCP 600, ISBP 745 bổ sung khái niệm “shipping documents”. + Về áp dụng các điều khoản 19, 20 UCP 600, ISBP 745 diễn giải rõ hơn về khái niệm vận tải đơn (B/L) để lựa chọn áp dụng phù hợp với các điều khoản 19, 20 của UCP 600. + Về cách tính toán, ISBP 745 bổ sung cách tính toán tổng thể không những về số tiền, mà còn cả về số lượng, trọng lượng, đơn vị bao, chiếc. Có thể nói, ISBP745 là phiên bản được sửa đổi cẩn thận hơn nhiều so với ISBP 681 cả về nội Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
47
Doanh nghiệp với ngân hàng
dung lẫn hình thức. Tuy nhiên, có một số vấn đề về mặt pháp lý trong mối quan hệ giữa ISBP 745 với UCP600 và một số bất cập cần phải lưu ý khi áp dụng ISBP 745 2013 dù mới được ban hành. 2. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng ISBP 745 ICC 2013 a) Sự cần thiết xác định rõ mối quan hệ pháp lý của UCP 600 2007 và ISBP 745 2013 + Nếu như ISBP 681 2007 thể hiện đã không gắn liền với UCP 600 2007, thì ngược lại ISBP 745 2013 đã gắn kết không thể tách rời với UCP 600 2007 thể hiện qua tên gọi (Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo UCP 600) và phạm vi áp dụng của nó (Ấn phẩm này phải được hiểu là gắn liền và không thể tách rời với UCP 600). Với hàm ý này, một khi L/C đã dẫn chiếu áp dụng ISBP 745 thì đương nhiên cũng nên hiểu là việc áp dụng ISBP 745 phải tuân thủ UCP 600 2007. Tuy nhiên với chiều ngược lại, nếu một L/C đã dẫn chiếu áp dụng UCP 600 thì đương nhiên cũng phải được hiểu là áp dụng cả ISBP 745? Để xem xét vấn đề này, chúng ta đọc điều 2 của UCP 600 xem đã xác định rõ ràng được mối quan hệ giữa UCP 600 và ISBP 745 hay chưa: “Xuất trình phù hợp có nghĩa là việc xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản của tín dụng, với các điều khoản có thể áp dụng của quy tắc này (UCP 600) và tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế”. Hiện có tới 3 “Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế ISBP” mang số hiệu khác nhau là 645, 681 và 745. Vậy thì quy định ISBP trong điều 2 nói trên chưa rõ mang số hiệu nào? Quy định như thế là quá mơ hồ, cho nên không nên hiểu là một khi 48
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
đã dẫn chiếu áp dụng UCP 600 thì đương nhiên cũng áp dụng cả ISBP 745! Trong điều kiện chưa sửa đổi được điều 2 của UCP 600 hoặc là chỉ rõ số hiệu của ISBP hoặc là ghi thêm cụm từ “đang có hiệu lực thi hành” vào cuối câu “tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế”, thì khi phát hành một L/C, ngân hàng phát hành nên tham chiếu áp dụng UCP 600 và cả ISBP 745 nhằm tránh những tranh chấp không cần thiết có thể phát sinh. b) Nội dung của ISBP 745 2013 đã vượt ra ngoài phạm vi áp dụng của nó Trong phần Phạm vi áp dụng “Scope of the publication” của ISBP745 có nói rằng ISBP745 là bản “diễn giải và áp dụng interpreted and applied” các điều khoản của UCP 600 2007. Điều này hàm ý ISBP chỉ là các quy tắc được thiết kế nhằm làm rõ hơn các điều khoản của UCP600, đặc biệt là các điều khoản liên quan đến chứng từ xuất trình. Trong phần này cũng khẳng định ISBP745 không sửa đổi hay hủy bỏ các điều khoản của UCP600. “The practices… do not expressly modify or exclude an applicable article in UCP 600” Tuy nhiên, khi đọc lời giới thiệu “Introduction” ISBP 745 cũng như khi đọc một số quy tắc của ISBP 745 ta lại thấy rõ sự “sửa đổi revision hay bổ sung - supplement” UCP 600 2007 ICC. Vậy thì những quy tắc của ISBP745 2013 đã “sửa đổi hay bổ sung” UCP 600 2007 liệu có giá trị pháp lý để kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C hay không, nếu như L/C không dẫn chiếu áp dụng ISBP 745? - Về các quy tắc của ISBP 745 có tính chất bổ sung một số nội dung cho UCP600 ISBP 745 2013 ban hành với
mục đích nhằm “diễn giải và áp dụng” các điều khoản (Articles) của UCP 600 2007, tuy nhiên có nhiều nội dung chưa được UCP 2007 tổ hợp thành các điều khoản như: + ISBP 745 đã diễn giải và hướng dẫn áp dụng “Quy tắc chung về kiểm tra chứng từ” một nội dung chưa được UCP 600 2007 điều chỉnh dưới dạng là một điều khoản (Article). + ISBP 745 đã diễn giải và hướng dẫn áp dụng 6 nội dung mới liên quan đến các loại chứng từ chưa được đề cập trong các điều khoản của UCP600 như Hối phiếu (drafts), Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin), Phiếu đóng gói (Packing List), Giấy chứng nhận của người hưởng lợi (Beneficiary’s Certificate), Phiếu kê khai trọng lượng (Weight List) và các giấy chứng nhận (Certificates) khác. Riêng đối với chứng từ Hối phiếu, ISBP 745 2013 đã dành hẳn một mục bao gồm 9 quy tắc để diễn giải và hướng dẫn áp dụng mặc dù UCP 600 không có điều khoản riêng biệt nào điều chỉnh hối phiếu. Vì UCP600 không có điều khoản riêng biệt nào quy định chi tiết về Hối phiếu nên vấn đề hối phiếu có phải là chứng từ được yêu cầu xuất trình theo L/C hay không và sai biệt trên hối phiếu có cấu thành lý do để từ chối thanh toán hay không đã trở thành một chủ đề tranh cãi lớn. Thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam đã phát sinh tranh chấp giữa các ngân hàng khi kiểm tra chứng từ hối phiếu theo thư tín dụng áp dụng UCP600. UCP600 không có những quy định cụ thể về Hối phiếu mà chỉ đề cập một cách khái quát tại điều khoản 6c “không được phát hành L/C có giá trị thanh toán một hối phiếu ký phát đòi tiền người yêu
Doanh nghiệp với ngân hàng
cầu”, hay quy định tại điều khoản 7aiv: “với điều kiện là các chứng từ quy định được xuất trình tới ngân hàng chỉ định hoặc tới ngân hàng phát hành và với điều kiện xuất trình phù hợp, ngân hàng phát hành phải thanh toán nếu tín dụng có giá trị chấp nhận tại một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không chấp nhận một hối phiếu ký phát đòi tiền nó hoặc có chấp nhận, nhưng không trả tiền khi hối phiếu đáo hạn” và điều khoản 8ai(d): “với điều kiện là các chứng từ quy định được xuất trình đến ngân hàng xác nhận hoặc đến bất cứ một ngân hàng chỉ định nào khác và với điều kiện xuất trình phù hợp, ngân hàng xác nhận phải: Chấp nhận tại một ngân hàng chỉ định khác và ngân hàng chỉ định đó không chấp nhận hối phiếu đòi tiền nó hoặc có chấp nhận, nhưng không trả tiền khi đáo hạn.” + ISBP 745 2013 đã bổ sung nội dung cho một số điều khoản của UCP 600 2007. Ví dụ: - Quy tắc C10 ISBP 745 bổ sung điều khoản 18aiv UCP 600 về việc hóa đơn không cần thiết phải ghi ngày phát hành. - Quy tắc D32, E28, G26 ISBP 745 bổ sung các điều khoản 19, 20, 22 của UCP 600 2007 về vấn đề giải tỏa hàng hóa nhiều chứng từ vận tải. - Quy tắc D17a, E13a, G12a ISBP 745 bổ sung các điều khoản 19, 20 và 22 UCP 600 2007 về quy định người gửi hàng ký hậu chứng từ vận tải. - Quy tắc D26, E22, G20, F20, H22 và J17 ISBP 745 bổ sung các điều khoản 19, 20, 21, 22, 23, 24 UCP 600 2007 về mô tả hàng hóa trên các chứng từ vận tải. - Quy tắc K5 ISBP 745 bổ sung điều khoản 28 UCP 600 2007 về ký đối chứng trong chứng từ
bảo hiểm… - ISBP 745 2013 đã sửa đổi một số điều khoản của UCP 600 2007 Ví dụ: + Các quy tắc D24, E20, F18, G18, H20, J15 ISBP 745 sửa đổi điều khoản 27 UCP 600 2007 về chứng từ vận tải hoàn hảo. UCP 600 đưa ra khái niệm chứng từ vận tải hoàn hảo là “chứng từ mà trên đó không có điều khoản hoặc ghi chú nào tuyên bố một cách rõ ràng về tình trạng khuyết tật của hàng hóa hoặc bao bì”, ISBP 745 2013 đã sửa lại “… không có điều khoản hoặc các điều khoản..”, bỏ từ “ghi chú”. + Quy tắc D1c ISBP745 sửa đổi quy định của điều 19UCP600: Nếu một Thư tín dụng yêu cầu xuất trình một chứng từ vận tải mà không phải là chứng từ vận tải liên hợp hay đa phương thức và nó chỉ rõ tuyến đường chuyên chở hàng hóa quy định trong Thư tín dụng và do nhiều phương thức vận tải chuyên chở, ví dụ, nếu chứng từ vận tải chỉ rõ nơi nhận hàng nội địa hoặc nơi hàng đến cuối cùng hoặc chỉ rõ cảng bốc hàng hoặc khu vực dỡ hàng đã thực hiện ở một nơi mà thực tế là một nơi nội địa và không phải là một cảng, thì điều khoản 19 UCP 600 sẽ được áp dụng để kiểm tra chứng từ đó. Theo nhóm tác giả, nếu như ISBP 745 đã thành công trong việc khắc phục sai sót lớn của ISBP 681 2007 là không gắn với UCP 600, thì sửa đổi ISBP 745 lần này lại phạm phải một sai sót không nên mắc phải, đó là một phần lớn nội dung của ISBP 745 2013 đã vượt quá phạm vi áp dụng mà ấn phẩm này đã quy định, ngoài ra cũng đã phạm phải một sai lầm pháp lý cơ bản, đó là ban hành một văn bản pháp lý phụ để diễn giải và hướng dẫn áp dụng các điều khoản của một văn bản pháp lý chính mà
văn bản pháp lý chính này không bao gồm các điều khoản đó! Vì vậy, để khắc phục khiếm khuyết này của ISBP 745, theo nhóm tác giả, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế và các ngân hàng thương mại khi phát hành L/C hoặc khi kiểm tra L/C, ngoài việc dẫn chiếu áp dụng UCP 600, cần dẫn chiếu thêm cả ISBP 745 2013 ICC. Việc dẫn chiếu thêm ISBP 745 2013 trong một L/C, một mặt không những khắc phục các sai sót nêu trên, mặt khác cũng là thể hiện sự quán triệt đầy đủ điều khoản 1 áp dụng UCP 600 2007 “… các quy tắc này (UCP 600) ràng buộc tất cả các bên, trừ khi tín dụng chứng từ loại trừ hoặc sửa đổi nó một cách rõ ràng”. ISBP745 gắn với UCP600 và cùng với UCP 600, ISBP754 đã được biên soạn để lấp đầy khoảng cách giữa các nguyên tắc chung của UCP600 và thực hành hàng ngày. Tất cả các chuyên gia ngân hàng, các hãng dịch vụ vận tải, bảo hiểm, các luật gia và doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các trường đại học và các viện nghiên cứu trên toàn thế giới, các bên phải tiếp xúc với phương thức tín dụng chứng từ có thể sử dụng ISBP 745 2013 như một cuốn cẩm nang pháp lý cho thói quen tạo lập và kiểm tra chứng từ hàng ngày của họ. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. GS. Đinh Xuân Trình, PGS, TS Đặng Thị Nhàn (2011) - Giáo trình Thanh toán quốc tế - NXB Khoa học & Kỹ thuật - Đại học Ngoại thương 2. GS. Đinh Xuân Trình (2010) - Bộ tập quán quốc tế về L/C của ICC - NXB Thông tin và Truyền thông. 3. ICC Publication: 745E (2013) - International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under UCP600 - ISBN:978-842-01884 ICC Business Bookstore. Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
49
Doanh nghiệp với ngân hàng
1. Đặt vấn đề Giá nhà đất trong 20 năm qua được cho là tăng khoảng 100 lần (Thanh Hường, 2012) và trong 10 năm gần đây nhất, tăng khoảng 10 đến 12 lần (Lê Xuân Nghĩa, 2011). Giá nhà đất tăng liên tục với tốc độ cao khiến mức giá chung trên thị trường vượt xa giá trị thực và khả năng thanh toán của phần lớn người dân, hình thành hiện tượng bong bóng giá bất động sản (Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Ngân hàng, 2013). Bài viết này khái quát thực trạng giá nhà đất để ở tại Việt Nam, tổng kết các biện pháp tài chính nhằm hạn chế hiện tượng bong bóng bất động sản trên thế giới, qua đó, đề xuất các kiến nghị nhằm hạn chế tình trạng bong bóng bất động sản tại Việt Nam trong tương lai. 2. Khái quát thực trạng giá nhà đất tại Việt Nam Cho đến trước năm 2010, năm đầu tiên Sở Xây dựng Hà Nội đi tiên phong trong việc thực hiện thí điểm xây dựng chỉ số giá nhà ở trên cơ sở Thông tư số 20/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng, chưa có một cơ quan chuyên trách nào thực hiện thống kê đầy đủ và có tính hệ thống giá nhà đất trên thị trường. Tuy nhiên, trong nỗ lực để phục vụ cho công việc chuyên môn của mình, một số * Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
CÁC BIỆN PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM HẠN CHẾ BONG BÓNG BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VẬN DỤNG CHO VIỆT NAM PGS., TS. Đoàn Thanh Hà *
tổ chức đã tiến hành khảo sát và ước tính các chỉ số liên quan đến giá nhà đất trong phạm vi nhất định. Ngoài một số công ty nghiên cứu thị trường như Công ty Savills,
CBRE, C&W tiến hành tính các chỉ số giá nhà đất cho từng phân khúc và đưa ra các báo cáo hàng quý, một số cơ quản quản lý Nhà nước cũng có dữ liệu thống kê về
Chuyên mục này do Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tài trợ
50
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
Doanh nghiệp với ngân hàng
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng giá nhà đất toàn quốc và Tp. Hồ Chí Minh
Nguồn: Phòng Thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng, Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, Tổng cục Thống kê Biểu đồ 2: Ước tính chỉ số giá nhà đất toàn quốc và Tp. Hồ Chí Minh
Nguồn: Phòng Thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng, Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia
giá nhà đất: Tổng cục Thống kê
bóng bất động sản: thực trạng và
có dữ liệu về giá nhà ở và vật liệu
giải pháp” tính được tốc độ tăng
xây dựng; Phòng Thị trường bất
trưởng giá nhà đất tại Tp. Hồ Chí
động sản - Cục Quản lý nhà và thị
Minh trong giai đoạn 2001 - 2012
trường bất động sản - Bộ Xây dựng
và biểu thị cùng dữ liệu từ Tổng
có dữ liệu về giá nhà đất; Ủy ban
cục Thống kê, Uỷ ban Giám sát
Giám sát tài chính quốc gia cũng
tài chính quốc gia trên Biểu đồ
có ước tính về chỉ số giá bất động
1 (Viện Nghiên cứu Khoa học và
sản. Trên cơ sở dữ liệu giá nhà đất
Công nghệ Ngân hàng, 2013).
lấy từ nguồn Phòng Thị trường bất
Nhìn chung, đường biểu diễn
động sản - Cục Quản lý nhà và thị
xu hướng vận động của giá nhà
trường bất động sản - Bộ Xây dựng
đất do các cơ quan đưa ra là khá
và xét tỷ trọng từng phân khúc
tương đồng nhau. Giá nhà đất
nhà đất, nhóm nghiên cứu đề tài
tăng rất cao vào giai đoạn 2000
“Tín dụng bất động sản và bong
- 2003, tốc độ tăng sau đó giảm
mạnh vào đầu năm 2004 đến giữa năm 2006, từ cuối năm 2006, giá nhà đất bắt đầu tăng trở lại và tạo ra cơn sốt giá vào năm 2007. Đến những năm 2008 - 2010, giá nhà đất nhìn chung là trầm lắng dù có một số phân khúc vẫn tăng đáng kể, tuy nhiên, sang năm 2011 đến nay, giá nhà đất đã suy giảm ở hầu hết mọi phân khúc và tính bình quân giảm khoảng 25% so với thời điểm đỉnh cao năm 2010. (Biểu đồ 2) Biểu đồ 1 cho thấy, từ năm 2000 đến nay, giá nhà đất trên toàn quốc nói chung, giá nhà đất trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh nói riêng đã trải qua hai chu kỳ bùng nổ - suy giảm tương đối rõ nét: - Chu kỳ thứ nhất từ 2000 2006, trong đó bùng nổ xảy ra vào giai đoạn 2000 - 2003, suy giảm và đóng băng xảy ra vào giai đoạn 2004 đến giữa năm 2006. + Cơn sốt giá nhà đất giai đoạn 2000 - 2003: đây là giai đoạn giá nhà đất tăng trưởng nhảy vọt, trong 4 năm từ đầu năm 2000 đến cuối năm 2003, giá nhà đất bình quân trên toàn quốc tăng ít nhất là 400%. Giá nhà đất tăng cao phần lớn là do hoạt động đầu cơ (Viện Nghiên cứu Phát triển Tp. Hồ Chí Minh, 2012). Tuy nhiên, hoạt động đầu cơ chỉ diễn ra phổ biến và trở thành động lực chính thúc đẩy sự tăng giá chóng mặt trên thị trường nhà đất khi có những yếu tố hỗ trợ nhất định. Trước hết, xét về yếu tố phạm vi quyền đất đai, nếu như Luật Đất đai năm 1993 chỉ cho phép hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có 5 quyền cơ bản là quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
51
Doanh nghiệp với ngân hàng
dụng đất thì Luật Đất đai sửa đổi năm 1998 và 2001 đã bổ sung thêm một số quyền của người sử dụng đất như quyền cho thuê lại, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và bảo lãnh cho bên thứ ba vay tiền của các tổ chức tín dụng bằng quyền sử dụng đất. Hơn nữa, trong Luật Đất đai bổ sung còn cho những người thuê đất đã trả trước tiền thuê đất cho cả thời gian thuê cũng có các quyền chuyển quyền sử dụng đất. Đối với các tổ chức được giao đất có thu tiền sử dụng đất có các quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng đã cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thế chấp tài sản và quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam. Các tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài có quyền cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Các đối tượng này còn được tham gia đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở, cơ sở sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng, có quyền bán, cho thuê, tặng cho tài sản gắn liền với đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất, để thừa kế tài sản gắn liền với đất. Sự mở rộng đối tượng tham gia và phạm vi hoạt động trên thị trường nhà đất góp phần làm cho các giao dịch về quyền đất đai và 52
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
nhà ở trở nên hết sức sôi động. Ngoài ra, một nguyên nhân trực tiếp khác khiến hoạt động đầu cơ nhà đất phát triển bùng nổ trong giai đoạn này là chính sách cho phép phân lô hộ lẻ. Chính sách này làm cho thị trường đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất ở hoạt động sôi nổi, nhưng do nhiều chủ đầu tư có năng lực tài chính hạn chế, phần lớn các dự án chỉ dừng lại ở khâu đầu tư hạ tầng rồi chuyển nhượng đất nền để người mua tự xây dựng, trong khi đó một bộ phận rất lớn người mua thứ cấp là những nhà đầu cơ nên các nền đất thường được chuyển nhượng qua tay rất nhiều người, từ đó, đẩy giá đất ngày càng tăng cao (Viện Kinh tế Xây dựng, 2013). Xét về yếu tố hệ thống tài chính cho thị trường bất động sản, trong giai đoạn 2000 - 2003, lạm phát và lãi suất ở nước ta được duy trì ở mức khá thấp. Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước châu Á năm 2007 - 2008, các nền kinh tế đang phát triển bắt đầu phục hồi dẫn đến sự quay trở lại của dòng vốn đầu tư trực tiếp. Việt Nam được đánh giá là có môi trường đầu tư ổn định và ngày càng cởi mở đã hấp dẫn làn sóng đầu tư mới, trong đó có dòng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản. Trong giai đoạn này, nguồn vốn ODA tiếp tục được cam kết ở mức cao, bình quân 2 tỷ USD/năm. Tận dụng nguồn vốn từ nước ngoài, các thành phố lớn như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, qua đó kích thích cầu nhà đất tăng cao. Như vậy, từ hệ quả của chính sách nhà đất ngày càng cởi mở, lượng tiền tiết kiệm tích tụ trong
nước ngày càng tăng, nguồn vốn lớn bên ngoài liên tục đổ vào nền kinh tế cùng với việc duy trì lãi suất thấp trong nhiều năm trong khi thị trường chứng khoán chưa phát triển đã làm cho đầu tư vào nhà đất trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn hàng đầu trong giai đoạn này. + Giai đoạn trầm lắng và đóng băng 2004 - 2006: Đây là giai đoạn có nhiều văn bản về luật và dưới luật liên quan đến quản lý nhà đất được ban hành. Chẳng hạn, Luật Xây dựng năm 2004, Luật Nhà ở năm 2005 và Nghị định số 90/2006/NĐ - CP hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006 và Nghị định số 153/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản. Các luật và nghị định này đi vào thực tế với những ràng buộc khắt khe về vốn, về năng lực chủ đầu tư,... khiến cho các doanh nghiệp bất động sản rơi vào khó khăn. Đặc biệt, Nghị định 181/2004/NĐ-CP chấm dứt cơ chế phân lô bán nền và đòi hỏi chủ đầu tư có lộ trình cụ thể, có quy mô lớn và phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh (20% đối với hạ tầng khu đô thị), hạn chế mua trả trước mà thực chất là chiếm dụng vốn của các nhà đầu tư tiềm năng đối với các nhà đầu tư phát triển, với những quy định này, thị trường bất động sản đang phát triển nóng đã bị chặn đứng lại một cách đột ngột. Quy định giá đất do Nhà nước ban hành bằng với giá đất trên thị trường của Luật Đất đai năm 2003 và được cụ thể hóa trong Nghị định 188/2004/NĐ-CP đã làm cho
Doanh nghiệp với ngân hàng
giới đầu cơ nhà đất ngừng hành động, nghe ngóng và quyết định chuyển vốn sang thị trường chứng khoán đang phát triển, đến những năm 2005 - 2007, lượng vốn đổ vào thị trường chứng khoán tăng rất nhanh khiến thị trường này phát triển bùng nổ trong khi giao dịch trên thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng. Để tháo gỡ những khó khăn trên thị trường, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp. Một trong những giải pháp được nhiều nhà kinh doanh mong đợi đã được Chính phủ thực hiện là sự ra đời của Nghị định 17/2006/NĐ-CP cho phép được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dự án sau khi đã xây dựng cơ sở hạ tầng cho các chủ đầu tư khác; đối với các dự án ngoài thành phố, thị xã còn được phép phân lô bán nền sau khi đã xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng. Đến đây, thị trường bất động sản dần dần tan băng và bước sang một chu kỳ mới. - Chu kỳ thứ hai từ giữa năm 2006 - nay, trong đó bùng nổ xảy ra vào giai đoạn từ giữa năm 2006 đến đầu năm 2008; chạng vạng, suy giảm và đóng băng xảy ra từ năm 2008 đến nay. + Bùng nổ giá nhà đất giai đoạn 2006 - 2008: vào đầu năm 2007, thị trường chứng khoán phát triển rất nóng, song đã bộc lộ tính bong bóng và dễ bị tổn thương. Cho đến cuối năm 2007, thị trường này bắt đầu có những điều chỉnh mạnh và dưới ảnh hưởng của những bất ổn vĩ mô do lạm phát tăng cao, giá chứng khoán nhanh chóng sụt giảm và rơi tự do. Từ đỉnh cao 1179 điểm được xác lập vào ngày 12 tháng 3/2007, VN-Index đã tụt
xuống gần 900 điểm vào tháng 4/2007, sau một giai đoạn chạng vạng, đến tháng 10/2008 VNIndex đã lao dốc rất sâu khi chỉ còn 286 điểm và tạo đáy kỷ lục cho đến nay vào tháng 2/2009 khi giảm còn 235 điểm. Khi thị trường chứng khoán đi từ suy giảm đến sụp đổ, giới đầu tư thất vọng từ bỏ thị trường này và chuyển hướng sang thị trường bất động sản. Một bộ phận nhà đầu tư gặt hái thành công khi thị trường chứng khoán lên cao đã đầu tư phần lớn lợi nhuận thu được vào thị trường bất động sản khiến cầu nhà đất tăng đột biến, giá nhà đất ở nhiều nơi tăng vọt qua từng ngày. Tại Tp. Hồ Chí Minh, giá nhà đất tại thời điểm đầu năm 2008 tăng so với đầu năm 2007 trung bình từ 100% đến 150% (Viện Nghiên cứu Phát triển Tp. Hồ Chí Minh, 2012). Thoạt đầu do tác động của Nghị định 181/2004/NĐ - CP về nghiêm cấm phân lô bán nền, các nhà đầu tư đã chuyển hướng sang mua đất nền tại các dự án dưới hình thức hợp đồng góp vốn đầu tư theo từng giai đoạn, xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng nhà mà thực chất giai đoạn xây dựng nhà là do người mua nền tự đứng ra xây dựng, từ đó giá đất nền dự án tăng trở lại. Ngoài ra, số lượng cầu mua căn hộ dự án luôn vượt xa số lượng cung dẫn đến giá căn hộ tăng rất cao. Lợi nhuận thu được từ đầu cơ nhà đất quá cao vượt xa mong đợi của nhiều người đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cuốn hút nhiều người, bao gồm những người có và không có năng lực tài chính, lao vào thị trường. Cầu ảo tăng cao kích thích giá tiếp tục tăng, dẫn đến sự bùng
nổ trên thị trường nhà đất. Giá nhà đất cao cấp tăng nhanh kéo theo giá nhà đất bình dân và đất nông nghiệp tăng theo. Giai đoạn này còn chứng kiến dòng vốn tín dụng ngân hàng và dòng vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp, đổ vào thị trường bất động sản với quy mô và tốc độ ngày càng lớn. Riêng trong năm 2007, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản là 8 tỷ USD, chiếm 40% lượng vốn FDI vào Việt Nam. Dư nợ tín dụng bất động sản cũng tăng cao do cầu nhà đất tăng. Đến cuối năm 2007, dư nợ tín dụng bất động sản chiếm khoảng 10% tổng dư nợ (Viện Nghiên cứu Phát triển Tp. Hồ Chí Minh, 2012). Sự gia tăng các nguồn vốn trên, một mặt, là hệ quả của cơn sốt giá nhà đất, mặt khác đã góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển bong bóng bất động sản diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, thị trường bất động sản chỉ tăng nhanh trong khoảng 1 năm thì ngừng lại và đi xuống do tác động của các chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát. + Giai đoạn chạng vạng, suy giảm và đóng băng: từ cuối năm 2008, môi trường kinh tế vĩ mô gặp nhiều bất ổn. Ở bên ngoài, khủng hoảng thị trường nhà đất và hệ thống tài chính chao đảo tại Mỹ ảnh hưởng đến nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Ở bên trong, do chính sách tăng trưởng tín dụng cao những năm trước, nền kinh tế đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao. Để đối phó với lạm phát, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã triển khai nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
53
Doanh nghiệp với ngân hàng
khiến lượng vốn tín dụng bơm ra thị trường bất động sản suy giảm. Ngày 15/2/2008, Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định phát hành tín phiếu bắt buộc, nhiều ngân hàng bắt đầu ngừng cho vay mới đối với đầu tư bất động sản. Ngày 17/4/2008, Chính phủ ban hành Nghị quyết 10/2008/NQ - CP về 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, trong đó nhóm giải pháp then chốt là thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Ngày 19/5/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ - NHNN về điều chỉnh lãi suất tín dụng của các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao khả năng dự trữ của các ngân hàng này. Ngay lập tức, mức lãi suất trần huy động 12%/năm trước đây bị phá bỏ và các tổ chức tín dụng đã đua nhau tăng lãi suất. Hệ quả là, các chủ đầu tư dự án cũng như các nhà đầu cơ gặp khó khăn về vốn, các dự án sắp khởi công phải dừng lại, một số dự án phải chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác, nhiều dự án đang thi công dang dở bị ngưng trệ, từ đó, giá nhà đất trên thị trường đã chững lại và có xu hướng giảm, số lượng giao dịch thành công trên thị trường sụt giảm nhiều. Trong những tháng cuối năm 2008, dưới áp lực trả nợ ngân hàng, nhiều nhà đầu cơ phải bán tháo sản phẩm và dần rời bỏ thị trường khiến giá nhà đất giảm mạnh hơn. Sự suy giảm trên thị trường bất động sản đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các ngân hàng thương mại. Tại thời điểm tháng 12/2008, tổng dư nợ cho vay đầu tư bất động sản trong hệ thống các tổ chức tín dụng trên cả nước là 115.000 tỷ đồng, chiếm 54
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
9,5% tổng dư nợ toàn bộ nền kinh tế. Riêng tại Tp. Hồ Chí Minh, tổng dư nợ cho vay bất động sản lĩnh vực nhà đất để ở là 61.200 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay bất động sản lên gần 5%, chạm ngưỡng tỷ lệ nợ xấu đáng lo ngại trong hoạt động ngân hàng (Viện Nghiên cứu Phát triển Tp. Hồ Chí Minh, 2012). Năm 2009, dưới tác động của các gói kích cầu, một số dự án, sản phẩm đã được phục hồi đôi chút. Tuy nhiên, sang năm 2010, sự tăng trưởng của thị trường là không đáng kể và chủ yếu giữ ở mức độ đi ngang. Năm 2011, lạm phát cao quay trở lại, nền kinh tế có biểu hiện suy thoái, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ thậm chí phá sản, cùng với đó, Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, cắt giảm đầu tư công nhằm kiềm chế lạm phát, chính sách này khiến thị trường gần như đóng băng, giá nhà ở giảm khá sâu ở hầu hết mọi phân khúc nhưng thanh khoản vẫn không được cải thiện. 3. Các biện pháp tài chính nhằm hạn chế bong bóng bất động sản trên thế giới Các biện pháp hạn chế bong bóng bất động sản không chỉ bao gồm những chính sách và công cụ chống đầu cơ bất động sản, tác nhân chính gây ra hiện tượng bong bóng, mà còn bao gồm một hệ thống các chính sách và công cụ giúp thị trường bất động sản phát triển cân bằng và bền vững. 3.1. Xây dựng hệ thống công cụ tài chính chống đầu cơ bất động sản Một hệ thống công cụ tài chính
đồng bộ, đủ mạnh có thể giúp hạn chế các hoạt động đầu cơ bất động sản, qua đó giảm bớt tình trạng phát triển bong bóng bất động sản. Hệ thống các công cụ tài chính này được thể hiện thông qua các loại thuế, phí đánh vào việc sở hữu, sử dụng, giao dịch bất động sản mang tính chất đầu cơ, nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến các giao dịch bình thường về bất động sản. Hầu hết các nước áp dụng thuế đối với bất động sản dưới hình thức thuế tài sản. Tuy nhiên, chính sách thuế bất động sản được áp dụng tại các nước không hoàn toàn giống nhau. - Về đối tượng nộp thuế. Tại Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, thông thường người nộp thuế nhà ở là chủ sở hữu, nhưng trong trường hợp chưa xác định chủ sở hữu của căn nhà thì người nộp thuế nhà ở là người đang sử dụng thực tế. Còn tại Pháp, người phải chịu thuế nhà ở là những người đang sống trong một công trình xây dựng làm nơi ở, dù người đó là chủ sở hữu hay người đi thuê. - Về giá tính thuế. Ở một số nước, giá tính thuế nhà là tổng giá trị ngôi nhà sau khi trừ đi các chi phí mua sắm, xây dựng nhà. Chẳng hạn, ở Nga, thuế nhà được tính trên cơ sở giá trị của căn nhà do cơ quan thuế xác định theo phương pháp chung đối với các loại tài sản mà không nhất thiết căn cứ vào giá thị trường. Ở Hàn Quốc, giá tính thuế là giá trị tiêu chuẩn của căn nhà do chính quyền địa phương xác định hàng năm, thường thấp hơn giá thị trường khoảng 20%. Tại Pháp, Thái Lan, giá tính thuế được xác định dựa trên giá trị cho thuê
Doanh nghiệp với ngân hàng
của căn nhà. Ở Trung Quốc, người nộp thuế có thể lựa chọn phương pháp tính thuế theo giá trị ngôi nhà hoặc theo giá trị cho thuê. - Về thuế suất. Thuế suất bao gồm các loại: thuế sở hữu, sử dụng nhà đất, thuế giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất. + Thuế suất sử dụng, sở hữu nhà đất: phần lớn các nước áp dụng thuế suất theo tỷ lệ % theo ngưỡng. Ở Trung Quốc, nếu tính thuế theo giá trị ngôi nhà thì thuế suất là 1,2%, nhưng nếu tính thuế theo giá trị cho thuê thì thuế suất là 12% đối với cá nhân trong nước và 18% đối với doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài. Ở Hàn Quốc, thuế suất đối với đất ở (trên giá trị đất đai) rất cao, từ 0,2% đến 0,5%, tùy theo mục đích sử dụng đất. Ở Đài Loan, thuế đất đai có thuế suất lũy tiến đối với phần giá trị vượt ngưỡng cũng khá cao, đến 5,5%. Ở Pháp, thuế suất áp dụng riêng cho từng loại đất. Theo đó, đất không có công trình xây dựng, đất bỏ hoang thường bị đánh thuế cao hơn đất có công trình xây dựng hay đất đang được sử dụng nhằm khuyến khích khai thác giá trị của đất đai, sử dụng đất hiệu quả. + Thuế suất giao dịch nhà đất: nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ và hình thành bong bóng bất động sản, nhiều nước đã áp dụng chính sách thuế đối với lợi nhuận thu được từ các giao dịch bất động sản tùy theo tần suất của giao dịch. Theo đó, thời gian mua đi bán lại càng ngắn thì càng phải chịu thuế suất cao hơn và càng dài thì càng được hưởng thuế suất thấp hơn. Chẳng hạn, ở Singapore, đất mua đi bán lại trong năm đầu tiên bị
đánh thuế 100% trên giá trị chênh lệch mua bán, sau 2 năm thì mức thuế là 50%, sau 3 năm là 25%. Hàn Quốc cũng áp dụng quy định tương tự, theo đó, giao dịch bất động sản trong thời gian dưới 1 năm kể từ ngày mua sẽ bị đánh thuế 50% lợi nhuận; từ 1 đến 2 năm kể từ ngày mua sẽ bị đánh thuế 40% (nếu là bất động sản có đăng ký) hoặc 70% lợi nhuận (nếu là bất động sản không đăng ký). Từ năm 2007, nhằm chống đầu cơ và hình thành bong bóng bất động sản, Hàn Quốc đã áp dụng thuế suất 50% đối với lợi nhuận từ bất động sản nếu cá nhân có 2 nhà ở và thuế suất 60% đối với lợi nhuận từ bất động sản nếu cá nhân sở hữu 3 nhà ở trở lên. Đài Loan áp dụng thuế suất là 15% đối với những bất động sản được bán lại trong vòng 1 năm sau khi mua và 10% nếu bán lại trong vòng 2 năm. 3.2. Điều tiết chênh lệch địa tô do Nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Để chống đầu cơ qua qui hoạch và giảm kinh phí đền bù giải toả, các nước như Trung Quốc, Úc, Đức, Canada khi mở đường, họ giải toả vượt quá lộ giới rất nhiều để lấy đất làm quỹ vốn. Sau khi giải toả mở đường, giá đất cạnh mặt đường mà nhà nước nắm giữ sẽ tăng lên. Tất cả được bán đấu giá để lấy tiền xây dựng đường. Như vậy, vừa có tiền xây đường, vừa có tiền đền bù, vừa chống những kẻ đầu cơ đợi con đường mở và nhà đất xung quanh lên giá, vừa đảm bảo trật tự mỹ quan đô thị. Ở Đài Loan, những người dân có nhà ở được ra mặt đường mới
mở nếu chuyển nhượng đất đai thì Nhà nước sẽ thu lại phần chênh lệch tăng thêm do Nhà nước đầu tư đường mà có thông qua chính sách định giá trước và sau khi mở đường. Các nước như Anh, Pháp, Mỹ không mở rộng lộ giới nội đô, mà xây dựng hẳn các cụm thành phố vệ tinh mới. Tiền mở rộng 1 con đường nội đô có thể xây được 10 con đường và hạ tầng cơ sở ở thành phố vệ tinh mới. Sau khi san lấp và trước khi xây đường, giá đất ở các khu đô thị mới sẽ tăng, Nhà nước tổ chức bán đấu giá đất hay xây nhà chung cư bán giá cao để lấy vốn. Như vậy, vừa phát triển được thành phố, vừa không phải bỏ vốn. 3.3. Xây dựng hệ thống tài chính cho người lao động tạo lập nhà ở Để hỗ trợ cầu nhà ở, Chính phủ nhiều nước đã xây dựng một hệ thống tài chính khá đồng bộ và hiệu quả nhằm huy động tiền tiết kiệm của nhân dân và cung cấp các khoản vốn vay nhà ở phù hợp cho những người có nhu cầu. Singapore có hệ thống tiết kiệm nhà ở bắt buộc, gọi là Quỹ nhà ở Trung ương. Thông qua hệ thống này, người có nhu cầu mua nhà ở trong tương lai cần phải tiết kiệm một khoản tiền nhất định và được phép vay vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất trên thị trường. Nhờ nguồn tiết kiệm gửi vào Quỹ nhà ở mà Housing Development Board (cơ quan thuộc Chính phủ Singapore) có nguồn vốn lớn xây dựng nhà ở và cũng thông qua Quỹ nhà ở Trung ương mà người dân dễ dàng vay được tiền để mua nhà ở. Nhật Bản có hệ thống Công ty Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
55
Doanh nghiệp với ngân hàng
cho vay tài chính nhà ở. Công ty cho vay vốn nhà ở của Chính phủ (GHLC) được thành lập năm 1950 với mục đích tạo ra các khoản cho vay dài hạn, với lãi suất thấp dành cho xây dựng hoặc mua nhà ở nhằm đảm bảo cho mọi người dân có thể có được nhà ở phù hợp với điều kiện của bản thân. Phần lớn số vốn của GHLC được huy động từ trái phiếu tiết kiệm, tiền trợ cấp bảo hiểm hưu trí, tiền đền bù, trợ cấp từ ngân sách quốc gia. Trong suốt 45 năm kể từ khi thành lập, GHLC đã xây dựng được 14,8 triệu căn hộ, chiếm 30% số lượng nhà ở được xây dựng kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ II. Số tiền cho vay của GHLC chiếm 60% giá trị căn hộ. GHLC có số người vay thế chấp lớn nhất trên thế giới, với khoảng 30 - 40% tổng số khoản vay về nhà ở của Nhật Bản (Bộ Xây dựng, 2013). 3.4. Kiểm soát dòng vốn vào thị trường bất động sản Sau khi bong bóng công nghệ ở Mỹ bị vỡ vào năm 2001 và tăng trưởng kinh tế nước này bộc lộ sự suy giảm, để cứu nền kinh tế thoát khỏi suy thoái, FED đã hạ lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng. Cụ thể, từ tháng 5 năm 2001 đến tháng 12 năm 2002, lãi suất liên ngân hàng giảm 11 đợt từ 6,5% xuống còn 1,75% (Rechard Whittle 2012). Lãi suất trên thị trường thứ cấp cũng giảm theo. Điều này kết hợp với sự phát triển kỹ thuật “chứng khoán hóa bất động sản thế chấp” và các tiêu chuẩn cho vay được nới lỏng ở mức tối đa đã khiến người dân đổ xô vay tiền để kinh doanh động sản bất chấp khả năng trả nợ cũng như những rủi ro thị trường đang 56
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
ngày càng dâng cao. Hệ quả là, số lượng các khoản vay “dưới chuẩn” tăng vọt. Đồng thời, giá bất động sản tăng rất nhanh từ năm 2000 đến hết năm 2005. Trong giai đoạn này, giá nhà đất tăng liên tục với tốc độ bình quân mỗi năm 20% khiến bong bóng bất động sản ở Mỹ phát triển bùng nổ (Rechard Whittle 2012). Giá bất động sản tăng nhanh kích thích và thu hút thêm nhiều nhà đầu cơ mới tham gia thị trường, qua đó lại thúc đẩy giá tăng chóng mặt. Điều này, đến lượt nó, phát ra tín hiệu sai lệch về thị trường làm cho nhiều doanh nghiệp đổ xô xây dựng nhà ở mà không tính đến nhu cầu thực. Hệ quả của quá trình đầu cơ và xây dựng nhà ở tràn lan là khi thị trường bước vào chu kỳ suy thoái, hàng tồn kho tăng vọt và giá nhà ở đổ dốc khiến hàng loạt doanh nghiệp và ngân hàng đối diện với nhiều rủi ro thách thức. Trong giai đoạn 1997 - 2007, bình quân mỗi năm nước Mỹ xây dựng được gần 200 triệu m2 nhà ở. Đến thời điểm trước khủng hoảng năm 2007, nước Mỹ có khoảng 18.000.000 căn hộ bỏ không, trong đó có trên 13.000.000 ngôi nhà bỏ không hoàn toàn suốt cả năm (Rechard Whittle 2012). Ngay khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, FED bắt đầu can thiệp bằng cách hạ lãi suất và tăng mua các chứng khoán tái thế chấp (Mortgage Backed Security). Đến khi tình hình phát triển thành khủng hoảng tài chính từ tháng 8 năm 2007, FED đã tiếp tục tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản cho các tổ chức tài chính. Cụ thể là, lãi suất cho vay qua đêm liên
ngân hàng đã được giảm từ 5,25% qua 6 đợt xuống còn 2% chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/2007 - 30/4/2008). Lãi suất này sau đó còn tiếp tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn 0,25% (Case, 2012). FED còn thực hiện nghiệp vụ thị trường mở và hạ lãi suất tái chiết khấu. Tháng 12 năm 2007, Chính phủ Mỹ đã lập ra và giao cho FED chủ trì chương trình Term Auction Facility để cấp các khoản vay ngắn hạn có kỳ hạn từ 28 đến 84 ngày theo lãi suất cao nhất mà các tổ chức tài chính trả qua đấu giá. Tính đến tháng 11 năm 2008, đã có 300 tỷ dollar được FED đem cho vay theo chương trình này. FED còn tiến hành cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài chính với số tiền tổng cộng tới 1,6 nghìn tỷ dollar tính đến tháng 11 năm 2008 (Case, 2012). Về phía Chính phủ Mỹ, trước tình hình khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, chính quyền Bush đã trình quốc hội thông qua gói tài chính 700 tỷ dollar. Ngày 3 tháng 10 năm 2008, Tổng thống Bush đã ký Emergency Economic Stabilization Act of 2008 cho phép thực hiện gói kích thích 700 tỷ dollar này. Ngày 17 tháng 2 năm 2009, Barack Obama đã ký American Recovery and Reinvestment Act. Đạo luật này cho phép Chính phủ thực hiện gói kích thích thứ hai kể từ khi khủng hoảng nổ ra. Gói kích thích này trị giá 787 tỷ dollar (Case, 2012). Cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp bất động sản, và sau đó là khủng hoảng tài chính ở Mỹ cho thấy những hệ quả mà bong bóng bất động sản gây ra cho nền kinh tế là cực kỳ nghiêm trọng. Thực
Doanh nghiệp với ngân hàng
tiễn cho thấy các biện pháp khi bong bóng bất động sản đã hình thành chỉ nhằm giảm thiểu các thiệt hại chứ không thể ngăn chặn sự suy sụp nền kinh tế. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là phát hiện dấu hiệu bong bóng bất động sản và phòng ngừa trước khi bong bóng này “phình to”. 4. Các kiến nghị nhằm hạn chế bong bóng bất động sản tại Việt Nam trong tương lai Để chống đầu cơ bất động sản, tác nhân chính gây ra hiện tượng bong bóng bất động sản, các cơ quan quản lý Nhà nước cần thực hiện đồng bộ nhiều nhóm giải pháp, trong đó có nhóm giải pháp tài chính liên quan đến thuế, phí đánh vào các hoạt động giao dịch, nắm giữa bất động sản có tính chất đầu cơ. Nhóm các giải pháp tài chính bao gồm: Một là, điều chỉnh tăng thuế sử dụng đất ở nhằm khuyến khích sử dụng có hiệu quả bất động sản và hạn chế đầu cơ. Tăng thuế suất từ 0,07% lên thành 0,15% đối với diện tích vượt hạn mức nhưng chưa đến 3 lần, tăng thuế suất từ 0,15% lên thành 0,5% đối với phần diện tích đất từ gấp 3 lần hạn mức trở lên. Hai là, đánh thuế lũy tiến đối với các trường hợp sử dụng nhiều nhà ở, đất ở hoặc có sở hữu nhà ở với quy mô lớn. Đặc biệt, đánh thuế cao vào những trường hợp có đất ở bỏ hoang hoặc nhà ở bỏ hoang không sử dụng sau khi mua trên 2 năm. Ba là, áp dụng biểu thuế suất lũy tiến đối với thu nhập từ giao dịch chuyển nhượng bất động sản; theo đó, quy định một
ngưỡng thu nhập (hoặc ngưỡng giá trị bất động sản) có mức thuế suất thấp hoặc thuế suất bằng 0, nếu thu nhập (hoặc giá trị bất động sản) từ giao dịch chuyển nhượng bất động sản càng lớn thì phải chịu thuế suất càng cao. Bốn là, xây dựng biểu thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản có phân biệt mức độ điều tiết theo thời gian nắm giữ bất động sản và tần suất của giao dịch. Theo đó, thời gian mua đi bán lại càng ngắn thì càng phải chịu thuế suất cao hơn và càng dài thì càng được hưởng thuế suất thấp hơn. Đặc biệt, cần đánh thuế cao vào những giao dịch có thời gian ít hơn 2 năm. Năm là, sửa đổi thuế thu nhập cá nhân áp dụng trong trường hợp chuyển nhượng bất động sản thứ hai theo hướng quy định giá trị bất động sản để tính thuế do một công ty thẩm định giá độc lập thực hiện thay vì căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng mua bán để chống thất thu thuế. Một giải pháp khác về tài chính tín dụng để chống đầu cơ BĐS là điều tiết dòng vốn tín dụng ngân hàng vào thị trường bất động sản. Việc điều tiết dòng tín dụng ngân hàng vào thị trường bất động sản cần thực hiện một cách chủ động và linh hoạt, cần triển khai ngay khi thị trường đang có biểu hiện sốt nóng thay vì các giải pháp mang tính chất chữa cháy khi bong bóng đã bùng nổ và đến giai đoạn sụp đổ. Ngân hàng Nhà nước, với vai trò điều tiết tiền tệ trong nền kinh tế, có thể sử dụng các công cụ tác động trực tiếp và gián tiếp lên hệ thống các ngân hàng thương mại nhằm hướng
dòng vốn tín dụng đến việc tăng nhóm tín dụng tạo cung sản phẩm có giá bán phù hợp với phần lớn khả năng thanh toán của khách hàng, giảm nhóm tín dụng tạo cầu có mục đích mua đi bán lại nhằm hưởng chênh lệch giá trong ngắn hạn của những nhà đầu cơ. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Bộ Xây dựng (2013), “Chiến lượng phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030”. 2. Case, K. E., (2012), Is there a bubble in the housing market, Brookings Institution Press: Brookings Paper on Economic Activity, 2, 299-342. 3. Chính phủ: Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004. 4. Chính phủ: Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004. 5. Chính phủ: Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006. 6. Chính phủ: Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 09 năm 2006. 7. Chính phủ: Nghị định 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007. 8. Lê Xuân Nghĩa (2011), Thị trường BĐS và hệ thống tài chính, Báo cáo tham luận tại hội thảo Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng. 9. Quốc hội: Luật Đất đai năm 2003. 10. Quốc hội: Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006. 11. Phòng Thị trường Bất động sản - Bộ Xây dựng, Dữ liệu về thị trường bất động sản từ năm 2000 đến năm 2013. 12. Rechard Whittle (2012), Austrian Business Cycles: from Theory to Empirics, Research Institute for Business and Management: Manschester Metropolitan University Business School. 13. Thanh Hường (2012), Giá nhà đất tăng hơn 100 lần trong 20 năm, http://vtc.vn/1319756/kinh-te/gia-nha-dat-tang-hon-100lan-trong-20-nam.htm, cập nhật 30/01/2012 21:01. 14. Tổng cục Thống kế, niêm giám thống kê các năm từ 2000-2012. 15. Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Dữ liệu về kinh tế xã hội các năm 2000-2013. 16. Viện Kinh tế Xây dựng (2013), “Thực trạng và giải pháp cho thị trường bất động sản”. 17. Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh (2012), “Báo cáo đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đến thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh”. 18. Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Ngân hàng (2013), “Tín dụng bất động sản và bong bóng bất động sản”. Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
57
ngân hàng với sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn
Hệ thống ngân hàng Ninh Thuận Sau BA năm thực hiện Nghị định 41/2010/ NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Vũ Ngọc Niên *
S
au ba năm thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ (Nghị định 41), dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Ninh Thuận, hệ thống Ngân hàng trên địa bàn đã tích cực triển khai quyết liệt, tập trung nguồn vốn ưu tiên phục vụ phát triển sản xuất trên các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng cường cơ sở hạ tầng nông thôn và nhất là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 15,48% năm 2010 xuống còn 11,20% năm 2012. Những kết quả đạt được về đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Ninh Thuận Triển khai thực hiện Nghị định 41 của Chính phủ và Thông tư 14/2010/ TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, ngày 01/7/2010, Ban Cán sự Đảng NHNN Chi nhánh Ninh * NHNN Chi nhánh Ninh Thuận
Thuận đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/BCS về triển khai thực hiện Nghị định 41; Chi nhánh NHNN tỉnh đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến về nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, lao động về quan điểm, chủ trương của Đảng đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về vai trò, nhiệm vụ của ngành Ngân hàng trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; chủ động tiếp cận cho vay đối với các đối tượng khách hàng theo tinh thần Nghị định 41, trong đó bao gồm liên kết, ký các văn bản liên ngành với các cấp hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ tỉnh để xúc tiến cho vay thông qua các tổ hợp tác. Mặt khác, các TCTD trên địa bàn chủ động và tích cực phối hợp với các sở ngành, địa phương, doanh nghiệp tăng cường và nâng cao trách nhiệm trong thực hiện Nghị định; ưu tiên vốn, thực hiện tốt các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng vốn cho trên 75% số hộ sản xuất hiện có trên địa bàn, khẳng
định vốn ngân hàng đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc duy trì và phát triển kinh tế tại địa phương nói chung và góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng, là tác nhân chính trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, bước đầu hình thành các vùng chuyên canh, chăn nuôi gia súc theo mô hình trang trại. Góp phần từng bước nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích. Với mạng lưới giao dịch phủ đến 100% xã, phường trong tỉnh và các TCTD triển khai thực hiện cho vay, thu nợ thông qua tổ vay vốn đã tạo điều kiện thuận lợi trong chuyển tải vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Kết quả năm 2010, tổng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 1.753 tỷ đồng, năm 2011 đạt 1.956 tỷ đồng, năm 2012 đạt 2.202 tỷ đồng và tính đến hết tháng 9/2013 đạt 2.367 tỷ đồng, chiếm 30,67% tổng dư nợ cho vay của hệ thống Ngân hàng tỉnh, với 101.316 khách hàng còn dư nợ. Trong đó: dư nợ bình quân đối với hộ nghèo, cận nghèo, hộ thuộc đối tượng ưu tiên vay vốn chính sách nhà nước 22,04 triệu đồng/hộ; Hộ thông thường vay vốn ngân hàng thương mại 40,54 triệu đồng/hộ;
Chuyên mục này do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tài trợ
58
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
ngân hàng với sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn
Vốn ngân hàng đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc duy trì, phát triển kinh tế địa phương nói chung, kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng
Doanh nghiệp 9,2 tỷ đồng/doanh nghiệp; Về mức đầu tư tín dụng trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp: đối với hộ trồng trọt dư nợ bình quân là 34,4 triệu đồng/hộ với suất đầu tư cho trồng cây hàng năm (lúa, mía, mì) là 15 - 20 triệu đồng/ha, cây lâu năm (táo, nho) là 40 - 45 triệu đồng/ ha; Đối với nuôi trồng thủy sản 43,2 triệu đồng/hộ với suất đầu tư 500 600 triệu đồng/ha (nuôi tôm); Chăn nuôi gia súc 52,5 triệu đồng/hộ. Nhìn chung, vốn tín dụng ngân hàng cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp nhất là đối với thành phần kinh tế hộ gia đình, giúp hàng nghìn hộ nông dân trên địa bàn tiếp cận được nguồn vốn, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng cũng đã tập trung vào các ngành nghề có thế mạnh và có tiềm năng lớn của tỉnh. Nhờ nguồn vốn tín dụng nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp; các hợp tác xã, chủ trang trại, làng nghề trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, khôi phục ngành nghề truyền thống, tạo thêm nhiều công ăn việc làm; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng cường cơ sở hạ tầng nông thôn và nhất là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh
từ 15,48% năm 2010 xuống còn 11,20% năm 2012. Những khó khăn vướng mắc, hạn chế và nguyên nhân Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn cũng còn bộc lộ những khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ như: - Việc đầu tư, mở rộng tín dụng cho phát triển nông nghiệp nông thôn, nhất là đối với loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, phát triển trang trại còn nhiều khó khăn hạn chế, kết quả thấp do hiệu quả hoạt động và khả năng đáp ứng điều kiện vay thấp, lãi suất cho vay các năm gần đây cao do ảnh hưởng lạm phát. Trong 3 năm triển khai thực hiện Nghị định 41, trước tình hình kinh tế trong nước và thế giới suy thoái, giá cả vật tư, con giống tăng cao và sản phẩm đầu ra không ổn định, tình trạng được mùa mất giá thường xuyên xảy ra; tình hình thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh liên tiếp xảy ra đã ảnh hưởng xấu hiệu quả đầu tư của người nông dân cũng như chất lượng tín dụng cho vay nông nghiệp, nông thôn. - Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp còn chậm. Các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa có hình thành nhưng chưa rõ nét, sản phẩm phục vụ cho chế biến còn thấp; còn thiếu sự
gắn kết giữa sản xuất với chế biến và thị trường. Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp còn thấp. Quy mô sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, thiếu sự gắn kết, liên hoàn, hỗ trợ nhau từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. - Trình độ dân trí và thu nhập của một bộ phận dân cư còn thấp, nhất là dân cư vùng nông thôn, miền núi, miền biển, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu. Năng lực, trình độ của cán bộ và người lao động còn yếu, chưa đáp ứng với yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và công cuộc đổi mới. Vướng mắc trong thực hiện quy định giải ngân không dùng tiền mặt và hoá đơn chứng từ đối với hộ, cá nhân vì những món vay chủ yếu nhỏ lẻ, mua bán trao tay không có hoá đơn chứng từ. Việc quản lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp tại các Ủy ban nhân dân xã chưa được chặt chẽ, việc sang nhượng quyền sử dụng đất chồng chéo chưa được kiểm soát. Một số khách hàng còn chủ quan, ỷ lại vào chính sách nhà nước, cố ý chây ỳ, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý nợ. Một số hộ sản xuất nông nghiệp ở vùng ven đô, không thuộc đối tượng được cho vay theo Nghị định 41, do vậy khi có rủi ro do thiên tai dịch bệnh xảy ra thì không được hưởng các chính sách về xử lý rủi ro của Chính phủ, trong khi họ cũng là nông dân và hoạt động thuần nông. - Sự nhận thức và quán triệt của một số cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể cơ sở xã đối với chủ trương Nghị định 41 chưa được sâu sắc, chưa nhận hết vai trò ưu tiên mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn đối với hộ nông dân nên dẫn đến một số đơn vị cơ sở chưa thật sự quan tâm chỉ đạo, triển Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
59
ngân hàng với sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn
khai thực hiện. Sự kết hợp giữa các tổ chức Hội - với TCTD từ tỉnh đến huyện chưa duy trì thường xuyên, hoạt động của một số cơ sở Hội còn hạn chế, chưa triển khai đúng các chương trình phối hợp. Công tác tuyên truyền, giáo dục về việc sử dụng vốn đúng mục đích, về ý thức trả nợ còn xem nhẹ, chưa sâu rộng tới hội viên, hộ vay; việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các Tổ vay vốn không thường xuyên, chưa đối chiếu trực tiếp hộ vay theo tỷ lệ quy định. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn Qua hơn ba năm triển khai thực hiện Nghị định 41, hệ thống Ngân hàng tỉnh Ninh Thuận đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: - Công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn phải được coi là nhiệm vụ hàng đầu, đi trước; cần nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, nhất là công tác phân tích dự báo có tầm nhìn chiến lược, dự báo được thị trường; đánh giá được những tiềm năng, lợi thế của địa phương để đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp, là cơ sở quan trọng trong công tác hướng dẫn xây dựng và thẩm định, đánh giá dự án, phương án lĩnh vực nông nghiệp để các TCTD đầu tư vốn. - Cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho cư dân nông thôn, chú trọng phát triển khoa học công nghệ, tạo bước đột phá cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả nông nghiệp. Đề xuất, kiến nghị Để chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận thực hiện có hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, hệ thống Ngân hàng tỉnh Ninh Thuận xin đề xuất, kiến nghị: 60
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
Đối với Chính phủ, các Bộ, Ngành: Tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các TCTD, các thành phần kinh tế phát triển ổn định. Có chính sách hỗ trợ về lãi suất phù hợp với từng thời kỳ để giúp các thành phần kinh tế tiếp cận được nguồn vốn với chi phí hợp lý, đồng thời tạo điều kiện để các TCTD sử dụng vốn hiệu quả nhất. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ngành có liên quan triển khai hướng dẫn thực hiện Nghị định 41 một cách đồng bộ, như việc hướng dẫn thống nhất về thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, xác nhận diện tích đất đang sử dụng không có tranh chấp đối với các trường hợp khách hàng vay chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với cấp ủy, chính quyền địa phương: Chỉ đạo các cấp, các ngành tích cực phối hợp với Ngân hàng trong triển khai thực hiện Nghị định 41 để chuyển tải vốn tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân; góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác, các ngành chuyên môn tăng cường hỗ trợ người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả. Các tổ chức chính trị - xã hội, UBND cấp xã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức, ý thức cho người dân và hộ vay để hiểu và thực hiện đúng chính sách vay vốn và nghĩa vụ trả nợ đúng hạn. Đề nghị các thành viên Ban đại diện các cấp tích cực tham gia công tác kiểm tra, giám sát khi được phân công nhằm giúp cho các địa phương thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi. Về kiến nghị sửa đổi Nghị định 41: Theo quy định, các hộ gia đình, hộ kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp
tác, doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp có địa chỉ, cơ sở không thuộc địa bàn nông thôn (xã) thì không thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách, nhất là chính sách vay không có tài sản đảm bảo và xử lý rủi ro do thiên tai, dịch bệnh. Các đối tượng này trên địa bàn khá nhiều, vì vậy việc đầu tư, mở rộng tín dụng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn bị hạn chế, đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định theo hướng mở rộng cho các đối tượng trên được tiếp cận chính sách. Đối với các hộ, tổ chức đã vay không có tài sản đảm bảo khi gặp rủi ro, không có khả năng trả nợ và đã được các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì việc tiếp tục vay vốn để khôi phục sản xuất rất khó do không có tài sản đảm bảo, đề nghị Chính phủ bổ sung thêm vào Nghị định chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn đối với trường hợp này; Mức vay không có tài sản đảm bảo theo Nghị định riêng đối với hộ sản xuất, nuôi trồng thủy sản dưới 50 triệu đồng như hiện nay là quá thấp, không phù hợp với chi phí sản xuất, đề nghị Chính phủ sửa đổi nâng mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với lĩnh vực này. Thời gian tới, đề nghị các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể tiếp tục phát huy những kết quả trong việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; tăng cường đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc thực hiện Nghị định 41, phối hợp chặt chẽ với ngành Ngân hàng nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, triển khai kịp thời nguồn vốn đến với người dân, có sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ bảo đảm nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả cao.
tài chính và ngân hàng quốc tế
Sở hữu chéo ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Kinh nghiệm của nước Ý Thu Hằng *
T
rong những năm 1990, hệ thống ngân hàng của Ý đã có những thay đổi sâu sắc cả về khuôn khổ pháp lý lẫn cơ cấu, tổ chức và đó là một trong những nhân tố góp phần gỡ bỏ đáng kể những rào cản về gia nhập thị trường, tự do mở chi nhánh ngân hàng, xác định lại cơ cấu sở hữu và diễn ra hàng loạt các hoạt động hợp nhất, sáp nhập. Trong giai đoạn này, các * Văn phòng NHNN
học giả đa phần tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng của cuộc cải cách đến quá trình củng cố hệ thống ngân hàng mà ít chú ý đến sự hình thành hết sức phức tạp của sở hữu chéo gắn liền với các tập đoàn ngân hàng lớn của Ý. Nói một cách đơn giản nhất, thì sở hữu chéo là việc một số chủ thể sở hữu cổ phần, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, ở từ hai ngân hàng trở lên hoặc sở hữu cổ phần lẫn nhau. Đến nay, vấn đề sở hữu
chéo giữa các ngân hàng thu hút sự quan tâm đáng kể bởi nhiều lý do. Thứ nhất, sở hữu chéo có thể gây cản trở đến năng lực cạnh tranh và vì vậy, tác động không nhỏ đến sự phân bổ quyền sở hữu tài sản. Thứ hai, sở hữu chéo trong nhiều trường hợp có liên quan rất lớn đến những người sáng lập chính của ngân hàng mà vì nhiều lý do, không thể đảm bảo quản trị ngân hàng hiệu quả. Các học giả Ý sử dụng phương pháp Panzar-Rose (1987), một phương pháp dùng để tính toán mức độ cạnh tranh, để so sánh giữa một bên là các ngân hàng nằm trong mạng lưới sở hữu chéo và một bên là các ngân hàng không tham gia sở hữu chéo. Giai đoạn mà các học giả lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu là từ năm 1996 đến 2000, khoảng thời gian mà trong đó sở hữu chéo đã trở thành một hiện tượng đặc biệt “nóng” trong khu vực ngân hàng của nước Ý. 1. Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng Sự hình thành nên mạng lưới sở hữu chéo chằng chịt giữa phần lớn các ngân hàng của Ý gắn liền với quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Trong suốt 10 năm, những sự kiện nổi bật đã làm thay đổi bộ mặt lĩnh vực ngân hàng Ý mà cơ bản là quá trình đổi mới hệ thống khuôn khổ pháp lý, bắt đầu từ những năm 1990, trong đó điển hình là các đạo luật mới của Châu Âu về lĩnh vực ngân hàng. Trong bối cảnh hệ thống pháp luật mới, hai sự kiện quan trọng đóng vai trò nòng cốt trong quá trình chuyển đổi cấu trúc sở hữu trong hệ thống ngân hàng Ý, đó là: việc bán cổ phần của các ngân hàng mà nhà nước sở hữu và quá trình củng cố khu vực tín dụng Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
61
tài chính và ngân hàng quốc tế
quốc gia. Việc bán cổ phần của các ngân hàng thương mại nhà nước bắt đầu từ năm 1993 và kết thúc vào năm 2001 với kết quả cuối cùng là nhà nước chỉ nắm giữ khoảng 0,10% cổ phần ở khu vực ngân hàng; quá trình củng cố khu vực tín dụng quốc gia chủ yếu liên quan đến các ngân hàng nhỏ và vừa vào những năm 1990 và sau đó, đến lượt các ngân hàng lớn nhất của Ý bắt đầu từ năm 1997. Quá trình bán cổ phần nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua các cuộc đàm phán kín nhằm mục đích xác định cụ thể nhóm nào kiểm soát các cổ đông. Quá trình này, cùng với các hoạt động hợp nhất, sáp nhập gắn với các ngân hàng lớn của đất nước, đã dẫn đến tình trạng là một số ít các cổ đông đã sở hữu cổ phần của gần như tất cả các tập đoàn ngân hàng lớn nhất quốc gia, tạo ra một mê cung sở hữu chéo mà chúng ta thấy ngày hôm nay trong hệ thống ngân hàng Ý. Bằng việc thống kê thực trạng sở hữu cổ phần của các cổ đông chính1, các nhà nghiên cứu thấy rằng, nằm ở trung tâm của mạng lưới sở hữu chéo là một nhóm nhỏ các nhà sáng lập ngân hàng quan
trọng nhất. Những người này, nổi lên từ cuộc cải cách hệ thống ngân hàng đầu những năm 1990, đã trở thành ông chủ của các ngân hàng đại chúng. Mặc dù một trong các mục đích của nhiều quy định pháp luật đặt ra trong những năm 1990 là khiến các nhà sáng lập ngân hàng rút bớt cổ phần của mình trong các ngân hàng nhưng họ vẫn nắm giữ đáng kể, nếu không muốn nói là phần lớn cổ phần ở rất nhiều ngân hàng. 2. Phương pháp Panzar-Rose Phương pháp Panzar-Rose được phát triển bởi Panzar và Rose vào những năm 1980, trong đó sử dụng chỉ số H2 nhằm phân khúc các cấu trúc thị trường khác nhau dựa trên sự giảm doanh thu của từng doanh nghiệp. Panzar và Rose cho rằng, sức mạnh thị trường của một doanh nghiệp có thể đo được bằng quy mô và quy mô này thay đổi phụ thuộc vào nhân tố giá (hay biểu thị tương đương là doanh thu của doanh nghiệp). Bằng công thức tính toán, các chuyên gia phân tích rằng, nếu chỉ số H nhỏ hơn hoặc bằng 0, tức là thị trường ở tình trạng độc quyền hoặc độc quyền cấu kết; H nằm trong
khoảng từ 0-1, trong đó H càng lớn thì biểu thị mức độ cạnh tranh càng mạnh và ngược lại. Áp dụng phương pháp nói trên vào lĩnh vực ngân hàng, các chuyên gia đã lựa chọn mẫu các ngân hàng làm đối tượng nghiên cứu, trong đó bao gồm các ngân hàng có sở hữu chéo và các ngân hàng không có sở hữu chéo. Mỗi ngân hàng được xem là một doanh nghiệp, trong đó sản phẩm của ngân hàng chính là các dịch vụ trung gian (mà cụ thể đầu ra là các khoản cho vay và đầu tư); đầu vào là lao động, vốn vật chất và vốn tài chính (gồm tiền gửi và các quỹ từ thị trường tài chính). Các thông tin liên quan đến cơ cấu sở hữu của các ngân hàng Ý, giúp cho việc tách biệt các tổ chức tín dụng có liên quan đến sở hữu chéo và các tổ chức không liên quan, được lấy từ CONSOB (Commissione Nazionale per le Società e la Borsa - Ủy ban quốc gia cho các công ty và thị trường chứng khoán); đối với các ngân hàng không niêm yết trên thị trường chứng khoán thì lấy từ tạp chí tài chính quan trọng bậc nhất của Ý Il Sole 24 Ore. (Bảng 1) Trong đó:
Bảng 1: Chỉ số H (So sánh giữa các ngân hàng có sở hữu chéo SCRO và không có sở hữu chéo NCRO)
Nguồn: Bộ môn Thống kê kinh tế, Đại học Calabria, Italy 62
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
tài chính và ngân hàng quốc tế
GIR: Tổng thu lãi; TGR: Tổng thu nhập; TA: Tổng tài sản; UPL: Chi phí cho nhân viên; UPC: Các chi phí phi lãi khác trên tổng tài sản (mod1) và trên tài sản cố định (mod2); UPF: Lãi phải trả đối với tài sản nợ trên tổng quỹ; EQ: vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản; LTA: Nợ trên tổng tài sản; DFT: tiền gửi/tổng tài sản; CDTD: tiền gửi khách hàng trên tổng tiền gửi; OITA: thu nhập phi lãi trên tổng tài sản. Kết quả phân tích chỉ số H của các ngân hàng cho thấy, sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Ý là một nhân tố hạn chế năng lực cạnh tranh trong khu vực ngân hàng trong nước. Kết quả này cũng khẳng định một số nhận định cho rằng, bất kỳ sáng kiến nào nhằm hạn chế sự xâm nhập của mạng lưới sở hữu chéo vào các tập đoàn ngân hàng Ý - và thiết lập một mối quan hệ cạnh tranh hơn giữa những người chơi trong lĩnh vực này - đều sẽ tạo nên một sự cải tiến quan trọng trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. 3. Kết luận Kết quả phân tích chỉ số cạnh tranh của các ngân hàng đã dẫn đến hai kết luận sau đây: Thứ nhất, trong giai đoạn 5 năm (1996 - 2000) mà các chuyên gia lựa chọn nghiên cứu, các ngân hàng Ý hoạt động trong môi trường cạnh tranh độc quyền. Thứ hai, vào nửa cuối những năm 1990 (giai đoạn mà sở hữu
Chi nhánh I - TP. Hồ Chí Minh
chéo trong lĩnh vực ngân hàng của Ý phát triển mạnh), các ngân hàng có liên quan đến sở hữu chéo đều ít cạnh tranh hơn so với các ngân hàng không có liên quan. Đặc biệt, kết luận này càng trở nên rõ ràng hơn khi các nhà nghiên cứu loại bỏ các ngân hàng hợp tác ra khỏi đối tượng nghiên cứu. Vì các ngân hàng hợp tác là các tổ chức phi lợi nhuận nên có hành vi cạnh tranh khác so với các loại hình tổ chức tín dụng khác. Bằng việc loại bỏ các ngân hàng hợp tác cho phép các chuyên gia đánh giá chính xác hơn mức độ ảnh hưởng của sở hữu chéo đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng có chiến lược cạnh tranh tương tự nhau. Tóm lại, những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, sở hữu chéo có thể là một chướng ngại vật đối với cạnh tranh. Với khu vực đặc biệt như hệ thống ngân hàng, thì sở hữu chéo thậm chí còn là một mối đe dọa nguy hiểm đối với cạnh tranh trong phạm vi thị trường tín dụng trong nước. Vì vậy, cần thiết phải hạn chế và tiến tới loại bỏ tình trạng sở hữu chéo để tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình tái cấu trúc khu vực ngân hàng. Sở hữu chéo, đầu tư chéo có ở hầu hết các hệ thống tài chính trên thế giới với quy mô, mức độ phức tạp và biện pháp quản lý, kiểm soát khác nhau. Đối với Việt Nam, sở hữu chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng là vấn đề có tính
lịch sử và đang có xu hướng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro và ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của từng tổ chức tín dụng nói riêng cũng như toàn hệ thống tổ chức tín dụng nói chung, gây cản trở nhất định đến quá trình cơ cấu lại hệ thống. Chính vì vậy, vấn đề sở hữu chéo cần phải được xử lý từng bước, triệt để và bằng nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, tập trung vào những vấn đề sau đây: - Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan nhằm ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo; cần có cơ chế, chính sách buộc các tổ chức tín dụng công khai, minh bạch danh sách cổ đông, xử lý nghiêm việc mượn danh, mạo danh cổ đông; - Không khuyến khích hoặc hạn chế tối đa việc các tập đoàn kinh tế sở hữu ngân hàng; - Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, nhất là đối với hoạt động góp vốn, mua cổ phần; giám sát chặt chẽ quan hệ tín dụng của những cổ đông và người có liên quan tại các tổ chức tín dụng; - Theo dõi, giám sát chặt chẽ việc mua bán, chuyển nhượng cổ phần trên thị trường chứng khoán... Theo pháp luật của Ý thì những cổ đông chính là những người sở hữu trên 2% vốn doanh nghiệp và có đăng ký với CONSOB, một tổ chức quản lý thị trường chứng khoán Ý. 2 Tổng thay đổi tổng doanh thu theo sự thay đổi của giá đầu vào. 1
(Nguồn Trường Đại học Calabria, Italy (http://www.unical.it).
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh I TP. Hồ Chí Minh hân hạnh tài trợ Tạp chí Ngân hàng cho trường Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
63
học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh
L
MỘT NGÀY LÀM VIỆC CỦA BÁC * à người bảo vệ Bác, tôi thấy Bác có thói
đọc, Bác không bỏ qua.
quen làm việc rất đúng giờ. Bác chủ động
Công việc xong mà chưa đến giờ ngủ Bác lại đọc
đặt ra thời gian làm việc và thi hành
sách, báo. Chủ nhật, ngày lễ cũng có chương trình.
nghiêm túc không thay đổi giờ giấc sinh hoạt, kể
Vì vậy, không mấy khi Bác có thời gian rảnh. Có
cả mùa đông. Hàng ngày, Bác dậy từ 5 giờ, 5 giờ 15
những chủ nhật có người đến thăm, hỏi tôi tại sao
tập thể dục, 6 giờ ăn sáng, sau đó Bác bắt đầu làm
các cậu không đưa Bác đi chơi, chúng tôi nghĩ: Bác
việc, vì vậy người phục vụ Bác cũng rất dễ dàng.
làm việc gì đều đã có chương trình, chúng tôi đâu
Có một lần ở Việt Bắc, Bác đang ốm, đúng 7 giờ sáng Bác nói: - Các chú chuẩn bị đưa Bác đi họp Hội đồng Chính phủ. Tôi ngạc nhiên, vì thấy Bác đang ốm không dậy được. Thế nhưng Bác nói bằng mọi cách Bác phải đi họp. Chúng tôi đành phải chuẩn bị cáng đưa Bác đi. Khi đi Bác dự tính sẽ đi đường trong bao lâu để kịp giờ họp. Vì vậy, Bác đến rất đúng giờ. Bác làm việc suốt ngày, ngày thường cũng như chủ nhật. Sau mỗi bữa ăn, Người nghỉ một lát rồi làm việc ngay. Những việc mà Bác đã định trong kế hoạch đều giải quyết hết. Buổi sáng Bác giải quyết những công văn giấy tờ hôm trước để đồng chí giao thông mang đi. Tiếp đó, Bác tranh thủ đọc các tác phẩm kinh điển. Khi giao thông về Bác xem công văn, xem xong ngồi viết, đánh máy, suy nghĩ để trả lời các nơi. Phòng làm việc của Bác ở Việt Bắc có khi chỉ là
dám tự ý mời Bác đi. Bác không muốn ai ngồi chơi không. Có những lần hết giờ gác, chúng tôi nằm tán chuyện với nhau. Lúc giải lao Bác đi thăm anh em. Một hôm, Bác gặp chúng tôi đang nằm chơi, Bác nói: - Các chú không có việc gì làm à? Nếu không có việc thì mang chiếc giường dỡ ra rồi lắp lại, nếu còn thì giờ nữa thì ra ngoài kia vật nhau hay tăng gia. Ý Bác muốn nói là phải tìm việc mà làm, không nên ngồi tán gẫu... Bác có nếp sống rất gọn gàng. Bác nói: Trong lúc kháng chiến, các chú phải luôn luôn gọn gàng, lúc có lệnh là đi ngay. Nghe lời Bác, chúng tôi mỗi người một ba lô, sẵn sàng khi có lệnh là đi. Gọn gàng là thói quen của Bác nên phòng làm việc của Bác không bao giờ trang trí cầu kỳ; chỉ có một chiếc chiếu và một chiếc máy chữ. Bàn làm việc có một đèn dầu, một bút chì, một bút mực,
chiếc chiếu rải xuống sàn nhà, những gì phải viết
một ít giấy và phong bì. Giấy tờ, sách, báo sau khi
Bác để lên đùi. Bài viết nào dài Bác đánh máy. Vì
đọc và dùng xong Bác đều cho mang xuống văn
vậy, những bài viết dài thường có bản thảo đánh
phòng.
máy.
Hoàng Hữu Kháng
Những lúc mỏi, Bác kéo võng nằm suy nghĩ rồi
Trực tiếp bảo vệ Bác Hồ từ năm 1945 đến 1951 -
lại dậy đánh máy tiếp. Khi xong công việc Bác đọc
Đại tá, Cục trưởng Cục Cảnh vệ Bộ Công An
báo. Báo đến nhiều, Bác xem rất nhanh, xem xong để ra bên cạnh, sau đó gấp lại cho người chuyển đi. Bác xem báo nhanh nhưng rất kỹ. Những mục cần
64
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
* Trích từ cuốn: "Chuyện kể của những người giúp việc Bác Hồ" - Nxb Thông tấn, 2007.
tin tức
Lễ ký Hiệp định cho chương trình “ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa lần thứ 2, Tiểu chương trình 2”
N
gày 22/11/2013, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) được sự uỷ quyền của Chính phủ, phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ký một hiệp định vay vốn ưu đãi trị giá 50 triệu USD theo Chương trình thứ 2 về Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), Tiểu chương trình 2 để hỗ trợ nỗ lực cải cách của Chính phủ Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển và tính cạnh tranh của SME tại Việt Nam. Tham dự Lễ ký kết, về phía NHNN có Phó Thống đốc Lê Minh Hưng và Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam Tomoyuki Kimura đại diện cho phía ADB. Việt Nam tiếp tục cần có được
mức độ đầu tư tư nhân vững mạnh để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm 7-8% và tạo thêm 8 triệu việc làm mới cần thiết tới năm 2020. Khu vực tư nhân mà phần lớn là các SME ngày càng được kỳ vọng sẽ có đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu trên. Khu vực tư nhân trong nước đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ áp lực của các điều kiện kinh tế quốc tế cũng như trong nước. Điều quan trọng là cần khuyến khích phát triển SME, tạo điều kiện cho họ gia nhập các ngành cung ứng toàn cầu, nhất là việc thông qua tăng cường cải cách chính sách, cải thiện tiếp cận về tài chính và đơn giản hoá các thủ tục hành chính.
MB TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH “NIỀM VUI NHÂN ĐÔI, ƯU ĐÃI GẤP BỘI”
T
Chính phủ hỗ trợ SME thông qua việc kết hợp thực hiện các cải cách chính sách có tính bước ngoặt kể từ khi thông qua Luật Doanh nghiệp năm 2000. Kết quả là, đến cuối năm 2011, số lượng doanh nghiệp đăng ký ở Việt Nam đã tăng lên 550.000 từ con số 14.500 của năm 2000, trong đó SME chiếm gần 97% tổng số doanh nghiệp, và khoảng 46% tổng sản phẩm quốc nội. Khu vực tư nhân trong nước chiếm 59% tổng số việc làm vào năm 2011, tăng từ 29% của năm 2000. Các SME hiện nay được coi là nguồn lực chính tạo công ăn việc làm và thu nhập, và là động lực cho sự tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Khoản vay chính sách sẽ hỗ trợ nỗ lực phát triển SME ở Việt Nam thông qua đơn giản hoá quy trình kinh doanh, cải thiện tiếp cận về tài chính, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp do doanh nhân nữ quản lý, tạo lập môi trường bình đẳng cho sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân. ADB là đối tác tin cậy của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy đóng góp của SME vào tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm trong gần thập kỷ qua thông qua việc kết hợp các hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật. XM
tiên sử dụng dịch vụ. Đối với khách hàng giới thiệu khách hàng sử dụng dịch vụ
ừ ngày 18/11/2013 đến hết ngày 31/12/2013, MB triển khai chương trình “Niềm vui nhân đôi, ưu đãi
MB Mobile Money trên toàn hệ thống MB
MB Mobile Money, sẽ được tặng lên đến
không bao gồm chi nhánh MB tại nước
40.000 đồng ngay khi giới thiệu và tặng
ngoài .
thêm 60.000 đồng khi khách hàng được
gấp bội”. Chương trình áp dụng cho các
Khách hàng tham gia chương trình sẽ
khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển
được tặng quà ngay bằng tiền mặt dành
Dịch vụ chuyển tiền kiều hối MB Mobile
tiền kiều hối qua điện thoại di động MB
cho cả người sử dụng dịch vụ và người
Money không chỉ cho phép người chuyển
Mobile Money.
giới thiệu khách hàng đăng ký sử dụng
tiền ở tất cả mọi nơi trên thế giới thông
Đây là chương trình dành cho tất cả
dịch vụ. Theo đó, khi nhận tiền trong thời
qua các đại lý Western Union chuyển tiền
các khách hàng cá nhân kích hoạt gói sản
gian diễn ra chương trình khách hàng
về Việt Nam mà còn giúp người nhận tiền
phẩm Mobile Bankplus gắn với tài khoản
được tặng ngay 100.000 đồng vào tài
từ nước ngoài chuyển về quản lý tiền suốt
thanh toán của MB và sử dụng dịch vụ
khoản và có cơ hội nhận được 100% số
24/7 bằng điện thoại di động.
nhận tiền kiều hối qua điện thoại di động
tiền thực nhận nếu là 10 khách hàng đầu
giới thiệu phát sinh giao dịch.
CTV Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
65
tin tức
VietinBank đứng đầu ngành ngân hàng về nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
đảm bảo nguyên tắc khách quan, độc lập và khoa học. Thông tin phục vụ cho việc xếp hạng được cung cấp bởi các cơ quan hữu quan và được đối chứng với dữ liệu phản hồi của các doanh nghiệp thông qua cuộc điều tra dữ liệu của Vietnam Report. Việc tiếp tục lọt vào Bảng xếp hạng V1000 trong bốn năm liên tiếp của VietinBank là minh chứng thuyết phục cho sự phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả của Ngân hàng bất kể thị trường tài chính - ngân hàng đang chịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Kết thúc năm 2012,
Phó Tổng Giám đốc VietinBank Nguyễn Văn Du đại diện nhận Chứng nhận xếp hạng V1000 năm 2013
N
ngàn tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm trước, lợi nhuận trước thuế đạt trên
gày 29/11/2013, tại Hà Nội, Công ty Vietnam Report,
8.168 tỷ đồng, là ngân hàng dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận của
Báo Vietnamnet và Tạp chí Thuế phối hợp tổ chức Lễ
toàn Ngành. Tính đến hết tháng 9/2013, lợi nhuận sau thuế
công bố Bảng xếp hạng V1000 năm 2013 nhằm tôn
của VietinBank đã đạt trên 5.300 tỷ đồng, tiếp tục giữ vững vị
vinh và ghi nhận 1.000 doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt, tuân thủ luật pháp, chính sách thuế và có đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) lớn nhất Việt Nam trong ba năm liên tiếp. Tham dự lễ công bố có ông Nguyễn Thành Hưng - Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông; ông Hà Huy Tuấn - Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia; ông Trần Văn Thu - Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế; đại diện Ban Tổ chức; các ông/bà Cục trưởng Cục thuế các tỉnh và thành phố và hơn 200 đại diện của các doanh nghiệp có mặt trong Bảng xếp hạng… Tại Lễ công bố Bảng xếp hạng V1000 năm 2013, VietinBank vinh dự xếp hạng 6 trong số 1.000 DN nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam và là đơn vị đứng đầu ngành Tài chính - Ngân hàng về đóng góp cho ngân sách quốc gia. Đây cũng là năm thứ 4 liên tiếp VietinBank nằm trong Top 10 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam. Tại buổi Lễ công bố, Phó Tổng Giám đốc VietinBank, ông Nguyễn Văn Du đã đại diện nhận Chứng nhận xếp hạng từ Ban Tổ chức. Đồng thời, Bảng xếp hạng V1000 năm 2013 cũng có sự góp mặt của hai công ty thành viên của VietinBank là: Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (xếp hạng 669) và Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (xếp hạng 711). Bảng xếp hạng V1000 được công bố thường niên kể từ lần đầu tiên vào năm 2010. Bảng xếp hạng được xây dựng dựa trên kết quả thu thập, điều tra, xử lý và kiểm chứng dữ liệu độc lập của Ban Tổ chức, được tiến hành thường kỳ liên tục, 66
tổng tài sản của VietinBank đạt 503,5
Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
thế là ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận của toàn ngành. CTV
tin tức
Hội thảo “Doanh nghiệp và Ngân hàng hợp tác thúc đẩy đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam”
Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) và các doanh nghiệp Nhật Bản là khách hàng của SCB đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Về phía Việt Nam có đại diện các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, đại diện Ban quản lý các KCN khu vực phía Bắc, nơi tập trung đông các doanh nghiệp Nhật Bản và một số doanh nghiệp Việt Nam là khách hàng tiêu biểu của BIDV tại địa bàn phía Bắc. Hội thảo là diễn đàn thông tin, là cơ hội cập nhật thông tin về chính sách khuyến khích đầu tư của Việt Nam đối với Doanh nghiệp FDI nói chung và DN Nhật Bản nói riêng; chính sách của Việt
N
Nam về hợp tác phát triển công nghiệp
gày 03/12/2013, tại Hà Nội
hàng Shinkin Central Bank (SCB) phối
đã diễn ra Hội thảo “Doanh
hợp tổ chức. Hội thảo có sự tham gia
nghiệp và Ngân hàng hợp
của đại diện các tổ chức chính phủ
- thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản. Hội thảo cũng mang đến các chia sẻ, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn từ các doanh nghiệp, đặc biệt là các DN Nhật
tác thúc đẩy đầu tư Nhật Bản tại Việt
Nhật Bản tại Việt Nam như: Cơ quan
Bản đi trước, các lưu ý trong luật Lao
Nam” do Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Đầu tư hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA),
động mới…
Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân
Ngân hàng hợp tác Nhật Bản (JBIC),
CTV
Agribank xếp hạng Top 10 VNR500 năm 2013
C
ông ty cổ phần Báo cáo Đánh
Electronis Việt Nam, Tập đoàn Xăng
cũng được sử dụng như các nhân tố
giá Việt Nam (Vietnam Report)
dầu Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt
bổ sung góp phần tạo nên vị thế xứng
vừa công bố danh sách và thứ
Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội,
hạng của 500 doanh nghiệp lớn nhất
Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông, Liên
tầm doanh nghiệp lớn. Tổng doanh thu
Việt Nam năm 2013 - Bảng xếp hạng
doanh Việt - Nga (Vietsovpetro), Tập
VNR500 năm 2013 (VNR500). Ngân
đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản,
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Tổng công ty Dầu Việt Nam.
của các doanh nghiệp xếp hạng Top 10 chiếm gần 39% tổng doanh thu của toàn VNR 500.
VNR500 là kết quả nghiên cứu của
Qua hơn 25 năm phát triển, Agribank
Vietnam Report, được xây dựng dựa
hiện là ngân hàng thương mại lớn nhất
Đây là lần thứ 7 liên tiếp VNR500
trên các nguyên tắc khoa học, độc
trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về
được công bố nhằm tôn vinh thành
lập, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế,
tài sản, nguồn vốn, dư nợ cho vay nền
quả đạt được trong năm tài chính 2012
đồng thời được kiểm chứng với doanh
của các doanh nghiệp lớn tiêu biểu đại
nghiệp nhằm đảm bảo tính chính xác
diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt
nhất. VNR500 đánh giá thứ hạng doanh
Nam. Trong bảng xếp hạng VNR500
nghiệp dựa trên tiêu chí cơ bản là tổng
năm 2013, Agribank xếp hạng Top 10
doanh thu. Bên cạnh đó, các tiêu chí
chủ lực trong đầu tư cho nông nghiệp,
cùng với Tập đoàn dầu khí Quốc gia
như lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, lao
nông thôn.
Việt Nam, Công ty TNHH Samsung
động, tài sản và uy tín truyền thông
thôn Việt Nam (Agribank) xếp hạng Top 10 trong danh sách này.
kinh tế, nguồn nhân lực, mạng lưới hoạt động, cơ sở khách hàng… Agribank là ngân hàng thương mại đóng vai trò
CTV Tạp chí ngân hàng | Số 23 | tháng 12/2013
67