NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ
BẢN TIN Hoạt động Đối ngoại của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
THÁNG 1+2/ 2018
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
I. CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI CỦA NHNN
ĐỐI
1. Các cuộc tiếp khách và làm việc của Lãnh đạo NHNN - Ngày 11/01/2018, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đã tiếp Giám đốc khu vực Đông Á- Thái Bình Dương của Ngân hàng thế giới (WB) tại trụ sở NHNN với nội dung chủ yếu là cập nhật tình hình phát triển ngành tài chính, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng trong năm 2017, các thành tựu đã đạt được và các thách thức trong ngắn và trung hạn; các tiến triển trong chương trình tài chính toàn diện (FISF). - Ngày 16/1/2018, Thống đốc NHNN đã tiếp và làm việc với đoàn NHTW Haiti và Công ty viễn thông Natcom (Liên doanh giữa Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel và Tổng công ty viễn thông Haiti) do Ngài Jean Baden Dubois, Thống đốc NHTW Haiti làm Trưởng đoàn, cùng dự có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Haiti tại Việt Nam. Tại buổi làm việc, Thống đốc NHNN đã chia sẻ thông tin về một số chính sách liên quan đến tín dụng trong nông nghiệp (cho vay ưu đãi đối với sản xuất nông nghiệp, các hình thức bảo hiểm trong lĩnh vực nông nghiệp và hỗ trợ xóa đói giảm nghèo). Hai Thống đốc đã nhất trí thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Haiti trong lĩnh vực ngân hàng, chỉ định đầu mối liên lạc giữa hai NHTW để tiến tới thành lập các nhóm kỹ thuật xây dựng khuôn khổ hợp tác cụ thể trong thời gian tới. 2. Chương trình/dự án ODA - Trong tháng 1/2018, NHNN đã hoàn thành việc ký với WB Hiệp định Tài trợ của Dự án Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên với giá trị là
150 triệu USD, hoàn tất thủ tục ký Hiệp định Viện trợ không hoàn lại của Dự án Dự án Chương trình hỗ trợ tư vấn và phân tích quản lý tài chính công tại Việt Nam với giá trị khoảng 3 triệu USD. - NHNN đã phối hợp với BKHĐT và UBND thành phố Hồ Chí Minh hoàn tất các thủ tục trong nước, ký tiếp nhận HTKT chuẩn bị dự án “Cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ứng với biến đổi khí hậu tại lưu vực Tây Sài Gòn” do ADB tài trợ giá trị 5 triệu USD. 3. Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật của NHNN Trong năm 2017, NHNN tiếp tục triển khai 7 dự án hỗ trợ kỹ thuật do các tổ chức WB, ADB, JICA, Bộ các vấn đề toàn cầu Canada, Cục Kinh tế Liên bang Thụy sỹ tài trợ. Hoạt động viện trợ được thực hiện bao phủ trên cả chiều rộng và chiều sâu, đem lại nhiều tác động tích cực trong công tác điều hành nghiệp vụ chung của NHNN (về thanh tra giám sát, chính sách tiền tệ, dự báo thống kê, tài chính vi mô…) cũng như giúp NHNN nâng cao năng lực, vị thế trong bối cảnh phát triển đầy năng động của đất nước và thế giới. Các chuyên gia tư vấn và nhà tài trợ, thông qua các hoạt động cụ thể đã nhiệt tình và tích cực chia sẻ/phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ NHNN đạt được mục tiêu xây dựng một ngành tài chính mở rộng và chuyên sâu; tạo ra một môi trường thể chế và pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh phát triển dịch vụ tài chính trong ngành tài chính chính thức; xây dựng cơ chế xử lý các ngân hàng yếu kém, phát triển khuôn khổ bảo vệ người gửi tiền, hoàn thiện các quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu; tăng cường năng lực giám sát của các ngân hàng THÁNG 1+2/2018
1
BẢN TIN
tại Việt Nam trong quá trình tiến dần tới các chuẩn mực quốc tế. Đồng thời, thông qua hoạt động đào tạo, năng lực và trình độ nghiệp vụ của các cán bộ NHNN được nâng cao.
giải quyết các khó khăn có thể gặp phải khi triển khai cách tiếp cận mới…
4. Hội nghị, hội thảo, tọa đàm
Các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng tiếp tục được tăng cường và mở rộng, NHNN đã triển khai các sáng kiến/công việc trong khuôn khổ hợp tác tài chính, tiền tệ ASEAN, ASEAN+3, APEC, SEACEN như: Tham dự Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc NHTW ASEAN+3 từ 11-12/12/2017 tại Nhật Bản; Tham dự cuộc họp Nhóm đặc trách ASEAN+3 từ 23-25/1/2018 tại Singapore; Tham dự Hội nghị Hội đồng Thống đốc SEACEN từ 16-17/12/2017 tại Thái Lan; Tham dự Phiên đàm phán TPP cấp Trưởng đoàn từ 21-24/1/2018 tại Nhật Bản.
- Ngày 18/1/2018, NHNN phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Hội thảo về Khung Chiến lược quốc gia về Tài chính Toàn diện (TCTD) của Việt Nam. Tham dự Hội thảo có PGS.TS Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc NHNN, đại diện các Bộ ngành liên quan, các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, các ngân hàng. Tọa đàm là diễn đàn để các bên trao đổi và thảo luận về tình hình và định hướng phát triển TCTD tại Việt Nam, làm cơ sở để xây dựng Khung Chiến lược quốc gia về TCTD; - Ngày 7/1/2018, Chương trình tọa đàm “Việt Nam - Dấu ấn tăng trưởng 2017”, phát sóng trên VTV1 với sự tham gia của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam-ông Lê Minh Hưng, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Namông Ousmane Dione, Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam-ông Jonathan Dunn, với nội dung về những thành tựu và chuyển biến tích cực cũng như những bài học kinh nghiệm để vận hành một nền kinh tế hướng tới thành công; những triển vọng, cơ hội và những thách thức mà Việt Nam sẽ phải giải quyết trong tương lai; - Ngày 29/1/2018, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chủ trì tổ chức Tọa đàm về các sản phẩm tài chính của ADB/IFC/ AIIB cho cơ sở hạ tầng với sự tham gia của các trung gian tài chính. Tọa đàm sẽ là cầu nối hiệu quả giữa các tổ chức quốc tế và các định chế tài chính trung gian, giúp tìm hiểu khả năng hợp tác, thảo luận cách thức 2
THÁNG 1+2/2018
5. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ, TÀI CHÍNH, THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC 1. Một số vấn đề phát triển kinh tế vĩ mô toàn cầu Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, các nhà hoạch định chính sách quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về phát triển bền vững trong dài hạn Thập kỷ vừa qua đã chứng kiến một loạt các cuộc khủng hoảng kinh tế và những cú sốc tiêu cực trên diện rộng, bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, tiếp theo là cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu năm 2010-2012 và sự điều chỉnh giá hàng hoá toàn cầu vào năm 2014-2016. Khi nền kinh tế thế giới tăng trưởng trở lại, tạo cơ hội để định hướng chính sách đối với các vấn đề dài hạn, vấn đề về xã hội, môi trường hướng tới sự phát triển bền vững.
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Năm 2017, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt mức 3,0%, đây là mức tăng trưởng đáng kể so với mức tăng trưởng 2,4% năm 2016 và là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2011. Các chỉ số về thị trường lao động tiếp tục được cải thiện, khoảng hai phần ba số quốc gia trên toàn thế giới có mức tăng trưởng cao hơn so với năm trước. Dự kiến trong năm 2018 và 2019, mức tăng trưởng sẽ duy trì ổn định ở mức 3,0%/năm. Điều kiện đầu tư đã được cải thiện, nhưng sự bất trắc chính trị và nợ gia tăng có thể ngăn cản quá trình phục hồi đầu tư Các điều kiện đầu tư nhìn chung đã được cải thiện, sự biến động tài chính ít hơn, sự đa dạng trong hoạt động ngân hàng, sự phục hồi của một số mặt hàng và triển vọng kinh tế vĩ mô toàn cầu khá tốt. Chi phí tài chính nhìn chung thấp, phí bảo hiểm rủi ro giảm đã hỗ trợ dòng vốn tăng lên tại các thị trường mới nổi, dẫn đến tín dụng tăng trưởng mạnh, bao gồm cả cho vay xuyên quốc gia. Các điều kiện đầu tư được cải thiện đã tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư có hiệu quả tại các nền kinh tế lớn. Tốc độ tăng trưởng vốn cố định chiếm khoảng 60% tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2017. Một sự phục hồi mạnh mẽ hơn và rộng hơn trong hoạt động đầu tư là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng hiệu quả hơn và đẩy nhanh tiến trình đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, sự phục hồi này có thể bị cản trở bởi sự bất ổn về chính sách thương mại, sự không chắc chắn liên quan đến tác động của việc điều chỉnh bảng cân đối tài chính các ngân hàng trung ương lớn và nợ gia tăng. Tiến trình phát triển hướng tới sự phát triển bền vững
Mức tăng trưởng thấp trong thu nhập bình quân đầu người ở một số khu vực đặt ra những trở ngại cho các mục tiêu phát triển bền vững. Tốc độ tăng trưởng không đồng đều của các nền kinh tế trên thế giới tiếp tục làm tăng quan ngại về việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Năm 2016, nhiều nước đang phát triển đã gặp phải trở ngại này khi thu nhập bình quân đầu người giảm đáng kể. Trong năm 2017-2019, sự suy giảm hoặc tăng trưởng không đáng kể trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo đầu người được dự đoán sẽ ở khu vực Trung, Nam , Tây Phi, Tây Á, Châu Mỹ Latinh và Caribê. Khu vực này hiện có khoảng 275 triệu người sống trong cảnh đói nghèo. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc giải quyết một số vấn đề dài hạn nhằm đạt được những mục tiêu phát triển bền vững như xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm tốt cho tất cả mọi người dân. Nếu không giải quyết được những vấn đề này có thể khiến cho một phần tư dân số Châu Phi phải sống trong cảnh nghèo đói đến tận năm 2030. Tăng trưởng kinh tế cần phải xem xét đến sự bền vững môi trường Tăng trưởng kinh tế thường phải đánh đổi một khoản chi phí về môi trường. Tần suất các biến đổi liên quan đến thời tiết liên tục tăng qua các năm, dẫn đến nhu cầu cấp thiết xây dựng kế hoạch đối phó với biến đổi khí hậu. Mức phát thải carbon toàn cầu không thay đổi trong khoảng thời gian 2013-2016, nhưng sự tăng trưởng GDP mạnh hơn sẽ dẫn đến mức phát thải cao hơn. Vận chuyển quốc tế và phát thải hàng không không thuộc phạm vi của Hiệp THÁNG 1+2/2018
3
BẢN TIN
định Paris về biến đổi khí hậu, tuy nhiên, trong vòng 25 năm qua, lượng phát thải từ lĩnh vực này đã tăng nhanh hơn nhiều so với vận tải đường bộ. Mặc dù các biện pháp đo ô nhiễm không khí đã được thực hiện trong ngành vận tải hàng không, nhưng hiện tại vẫn chưa có các chính sách hiệu quả để giảm mức phát thải trong lĩnh vực này xuống mức phù hợp với các mục tiêu của Hiệp định Paris. Xu hướng tiếp tục chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng bền vững Việc chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng bền vững vẫn tiếp tục dần dần. Hiện tại, năng lượng tái tạo chiếm khoảng hơn một nửa tổng công suất lắp đặt điện năng nhưng vẫn chỉ cung cấp khoảng 11% nhu cầu điện năng toàn cầu. Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất thế giới về năng lượng tái tạo. Năm 2017, đầu tư vào năng lượng tái tạo sẽ được phát triển thêm các dự án lớn ở Úc, Trung Quốc, Đức, Mexico, Anh và Hoa Kỳ. Định hướng chính sách cần tập trung vào: đa dạng hóa nền kinh tế, giảm sự bất bình đẳng, củng cố mô hình tài chính và khắc phục những thiếu sót về thể chế Các nhà hoạch định chính sách nên sử dụng nền tảng kinh tế vĩ mô hiện tại để tập trung vào giải quyết các vấn đề: đa dạng hóa nền kinh tế, giảm sự bất bình đẳng, củng cố mô hình tài chính và khắc phục những thiếu sót về thể chế. Thứ nhất, việc đa dạng hóa nền kinh tế ở các nước vẫn được thực hiện chủ yếu với một số ít mặt hàng cơ bản và các mặt hàng này thì không thể mở rộng thêm được nữa. Các chi phí rất lớn phải bỏ ra để thực hiện việc tái cơ cấu giá hàng hóa trong thời 4
THÁNG 1+2/2018
gian vừa qua đã chứng minh được điều này. Thứ hai, kìm hãm và khắc phục sự gia tăng bất bình đẳng cũng rất quan trọng để đảm bảo sự cân bằng và tăng trưởng bền vững trong tương lai. Điều này đòi hỏi phải có sự kết hợp của các chính sách ngắn hạn nhằm nâng cao mức sống cho dân nghèo và các chính sách dài hạn nhằm giải quyết các bất bình đẳng trong việc hưởng lợi từ các dịch vụ như đầu tư chăm sóc phát triển trẻ em, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục, đầu tư vào đường xá vùng nông thôn và điện khí hóa. Một vấn đề quan trọng thứ ba là sắp xếp lại mô hình tài chính trên thế giới theo Chương trình nghị sự về Phát triển Bền vững đến năm 2030. Điều này đòi hỏi phải tạo ra một khuôn khổ mới cho tài chính bền vững và chuyển dần từ việc tập trung vào lợi nhuận trước mắt sang mục tiêu tạo ra giá trị lâu dài theo cách có trách nhiệm với xã hội và môi trường. Các chính sách vĩ mô, cụ thể là các chính sách tài chính, tiền tệ và ngoại hối khi được phối hợp chặt chẽ với nhau, có thể hỗ trợ thực hiện các mục tiêu này bằng cách giúp tăng cường ổn định kinh tế tài chính. Cuối cùng, sự quản lý yếu kém và sự bất ổn về chính trị cũng là một trong những trở ngại cơ bản đối với việc đạt được các mục tiêu Chương trình Nghị sự về Phát triển Bền vững đến năm 2030. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế toàn cầu thường không mang lại nhiều lợi ích cho những người yếu thế trong các tình huống xung đột về lợi ích liên quan đến phát triển bền vững, nhưng những đối tượng này thì lại thường ít vi phạm các quy định hướng tới sự phát triển bền vững. Các ưu tiên chính sách phải bao gồm tăng cường các nỗ lực để phòng
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
ngừa xung đột lợi ích và giải quyết các vấn đề thiếu sót về thể chế để giải quyết các trở ngại nói trên. 2. Một số đánh giá về kinh tế khu vực năm 2017 2.1. Châu Á Theo ADB: “Động lực tăng trưởng của Châu Á đang phát triển và được hỗ trợ bởi sự phục hồi của xuất khẩu. Điều này chứng tỏ mở cửa thương mại vẫn là một phần thiết yếu trong phát triển kinh tế đồng đều. Các quốc gia có thể tận dụng hơn nữa lợi thế của sự phục hồi toàn cầu này bằng việc đầu tư vào vốn con người và cơ sở hạ tầng vật chất là nền tảng duy trì tăng trưởng trong dài hạn”. Sự năng động của khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục thể hiện trong năm 2018 với tỷ lệ tăng trưởng có thể lên tới 5,4%, cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế giới (3,7%), cũng như tất cả các khu vực kinh tế khác. Sự thăng tiến của kinh tế châu Á có được là nhờ các nền tảng vĩ mô kinh tế vững chắc, sự hội nhập thương mại mạnh mẽ với đầu tàu là Trung Quốc, dân số tăng nhanh. Đến năm 2030, châu Á sẽ có thêm 410 triệu dân và chiếm 50% tổng dân số toàn cầu. Tăng trưởng ở Nam Á dự báo cho năm 2018 ở mức 5,8%. Triển vọng tăng trưởng tại Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – được điều chỉnh tăng nhờ giữ vững mức tiêu dùng, dự kiến đạt 6,4% năm 2018. Tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á được dự kiến đạt 5,2% trong năm 2018. Khu vực này đang được hưởng lợi từ các hoạt động đầu tư và xuất khẩu mạnh
mẽ hơn, với mức tăng trưởng cao hơn tại Brunei, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng tiếp tục đóng vai trò quan trọng ở Indonesia, Philippines và Thái Lan. Nhu cầu nội địa mạnh mẽ, đặc biệt là tiêu dùng cá nhân và đầu tư, sẽ tiếp tục hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực. 2.2. Châu Âu Sau khi nước Anh rời EU, Hội đồng Châu âu đã lựa chọn Paris làm nơi đặt trụ sở mới của Cơ quan giám sát Ngân hàng Châu âu (EBA), Amsterdam của Hà Lan làm nơi đặt trụ sở của Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA). Paris đã vượt qua trung tâm tài chính Frankfurt của Đức, Luxembourg, Praha, Vienna, Dublin và Vácsava để giành chiến thắng trong cuộc đua trở thành nơi đặt trụ sở Cơ quan ngân hàng châu Âu (EBA) sau Brexit. Với Pháp, đây là một thắng lợi về mặt chính trị, ngoại giao và nhất là một bước tiến quan trọng để Paris trở thành “kinh đô” của ngành tài chính ngân hàng tại Châu Âu. Sớm nhất thì cũng phải đợi đến đầu năm 2019, EBA mới dọn về Paris, nhưng việc EU chọn kinh đô ánh sáng là một tín hiệu mạnh vào lúc nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng quốc tế, đứng đầu là các ngân hàng Mỹ, đang đi tìm một bãi đáp mới trong Liên Hiệp Châu Âu thời hậu Brexit. III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2017 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2018 1. Đánh giá của WB về triển vọng kinh tế Việt Nam 1.1. Đánh giá chung Năm 2017, kinh tế Việt Nam tiếp tục THÁNG 1+2/2018
5
BẢN TIN
duy trì đà tăng trưởng: - Tốc độ tăng trưởng GDP được hỗ trợ bởi (i) cầu trong nước, đặc biệt là tiêu dùng cá nhân; (ii) xuất khẩu tăng; (iii) khu vực sản xuất tăng trưởng tốt với chỉ số PMI tăng liên tục, sản xuất công nghiệp tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ, và sản xuất nông nghiệp dần phục hồi, bù đắp sự suy giảm trong sản xuất dầu; và (iv) khu vực dịch vụ cũng tăng trưởng tốt nhờ hoạt động bán lẻ và du lịch tăng mạnh; - Lạm phát nhìn chung thấp nhờ (i) lạm phát cơ bản ổn định; (ii) giá cả thực phẩm duy trì ở mức thấp; và (iii) việc tăng giá các mặt hàng do nhà nước quản lý không gây ra tác động giật cục do được các Bộ, ngành phối hợp thực hiện tốt; - Mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu đã hỗ trợ Việt Nam đáng kể trong việc đạt được mục tiêu giảm nghèo, thông qua những cải thiện trong số lượng việc làm mới được tạo ra (hơn 1,6 triệu việc làm trong 3 năm qua) và lương lao động tăng (trung bình 8% trong giai đoạn 2014-2016); - Cải cách cơ cấu tiếp tục hỗ trợ cải thiện năng lực cạnh tranh và năng suất của nền kinh tế, cụ thể xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam theo Báo cáo Doing Business 2018 của WB đã cải thiện đáng kể, lên vị trí 68/190 nền kinh tế, tăng 14 bậc so với 2016. Tuy nhiên cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước diễn ra còn chậm, đặc biệt trong quá trình thực hiện kế hoạch thoái vốn, cải thiện quản trị và minh bạch thông tin; - Tăng trưởng trong lĩnh vực đầu tư dần phục hồi với sự điều chỉnh theo hướng tăng đầu tư tư nhân. Tổng đầu tư tăng chủ yếu nhờ giải ngân FDI. Đầu tư tư nhân trong 6
THÁNG 1+2/2018
nước tăng nhờ tâm lý tích cực của nhà đầu tư trong nước và tín dụng ngân hàng tăng. Ngược lại, chi đầu tư của Chính phủ giảm đáng kể do hạn chế về không gian tài khóa. 1.2. Triển vọng và rủi ro của nền kinh tế Triển vọng Trong ngắn hạn: triển vọng cải thiện hơn so với đánh giá trong Báo cáo giữa kỳ (vào tháng 7/2017), hỗ trợ bởi tình hình kinh tế trong nước và nước ngoài thuận lợi. Trong trung hạn: (i) dự báo tăng trưởng GDP ổn định quanh mức 6,5%; (ii) lạm phát tiếp tục ở mức vừa phải tuy có tăng nhẹ do lạm phát cơ bản tăng trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng nhanh và mức lương tăng; (iii) thặng dư cán cân tài khoản vãng lai tiếp tục được duy trì, mặc dù ở mức thấp hơn do nhập khẩu tiếp tục tăng. Rủi ro Từ bên ngoài: (i) xu hướng bảo hộ thương mại; (ii) điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn ảnh hưởng đến dòng vốn và thương mại toàn cầu, đặc biệt tại các thị trường mới nổi. Điều này có thể tạo ra sự mất liên kết trong chuỗi giá trị toàn cầu; suy giảm đầu tư, năng suất và tăng trưởng toàn cầu; và (iii) căng thẳng địa chính trị gần đây như những bất ổn tại bán đảo Triều Tiên. Các rủi ro này có thể tác động đến nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam ngày càng liên kết đầu tư và thương mại chặt chẽ với thế giới, tỷ giá chưa hoàn toàn linh hoạt, dự trữ ngoại hối còn thấp, và tỷ trọng thương mại và đầu tư FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam khá lớn. Từ trong nước: (i) cải cách cơ cấu chậm lại có thể ảnh hưởng đến quá trình
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
phục hồi của nền kinh tế và tăng trưởng tiềm năng trong trung hạn; (ii) tăng trưởng năng suất tuy có phục hồi nhưng còn yếu và những yếu tố như năng suất lực lượng lao động, già hóa dân số và đầu tư giảm vẫn tạo áp lực lên tăng trưởng tiềm năng. Điều này có thể khiến Việt Nam không đạt được mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình vào năm 2035; (ii) rủi ro tài khóa vẫn tiếp diễn, đặc biệt liên quan đến chất lượng và tốc độ củng cố tài khóa, có thể làm giảm mức đầu tư cần thiết vào cơ sở hạ tầng và nguồn lực con người để hỗ trợ tăng trưởng trong tương lai; (iii) rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng dù đã trầm lắng hơn, nhưng vẫn còn rủi ro bắt nguồn từ đệm vốn còn mỏng, nợ xấu chưa được xử lý, và tăng trưởng tín dụng nhanh của một số ngân hàng. Điều này có thể tạo ra bất ổn tài chính trong trường hợp xảy ra các cú sốc kinh tế. Những rủi ro này đòi hỏi Việt Nam cần tiếp tục cải thiện khả năng chống đỡ trước các cú sốc và thực hiện cải cách cơ cấu nhằm nâng mức tăng trưởng tiềm năng, thông qua việc tiếp tục linh hoạt tỷ giá hơn nữa, tăng dự trữ ngoại hối, củng cố tài khóa, hạn chế mở rộng tín dụng và bổ sung thêm vốn cho các ngân hàng. 2. Một số đánh giá của IMF về kinh tế Việt Nam 2017 và triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2018 (trích buổi phỏng vấn của Đài Truyền hình Việt Nam với Trưởng đại diện IMF) Câu 1: Ông đánh giá như thế nào về công tác điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa của Việt Nam trong năm 2017? Trước hết, tôi phải nói rằng Việt Nam đã điều hành rất tốt chính sách tiền tệ và tài khóa năm 2017: lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính
được duy trì, dự trữ ngoại hối tăng lên mức cao kỷ lục, ngân sách được củng cố nhờ những nỗ lực tăng doanh thu và kiểm soát chi tiêu. Thêm vào đó, chính sách tiền tệ và tài khóa trong năm 2017 đều hướng tới hỗ trợ tăng trưởng với lãi suất thị trường liên ngân hàng thấp, thanh khoản hệ thống dồi dào, tăng trưởng tín dụng khá cao, ở mức 19%, bội chi ngân sách rơi vào khoảng 5% GDP (theo cơ sở GFS). Mặc dù các chính sách đều giúp hỗ trợ tăng trưởng, nhưng đồng thời cũng làm cho tỷ lệ tín dụng/GDP lên 130% và nợ công còn ở mức cao. Trong tương lai, chính sách tiền tệ và tài khóa cần chuyển sang hướng thận trọng hơn để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Với nền kinh tế tăng trưởng tốt, Việt Nam không cần điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa theo hướng thuận chu kỳ. Thực vậy, điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi là cơ hội để củng cố tài khóa và cải thiện bảng cân đối tài sản của các ngân hàng, có thể bằng các chính sách sau: Giảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng; Tăng cường xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc hội năm 2017; Tận dụng cơ hội để tích lũy thêm dự trữ ngoại hối; Tiếp tục thực hiện kế hoạch củng cố tài khóa của Chính phủ để giảm nợ công nhưng vẫn đảm bảo chi tiêu cho giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng. Đây là những bước đi quan trọng trong bối cảnh điều kiện tài chính trên thế giới đang thắt chặt, lãi suất toàn cầu tăng, giá cả hàng hóa tăng và luồng chu chuyển vốn giữa các quốc gia có thể thay đổi. Câu 2: Năm 2017 là năm đặc biệt không chỉ với nội tại kinh tế Việt Nam, mà còn ấn tượng với đánh giá của thế giới, của các tổ chức quốc tế về VN. Tất cả các chỉ số đánh giá của quốc tế đối với VN đều tăng THÁNG 1+2/2018
7
BẢN TIN
mạnh. Ông bình luận như thế nào về về hiện tượng này? Những đánh giá gần đây về môi trường kinh doanh, khả năng cạnh tranh và ngành ngân hàng khá khả quan, phản ánh được những chương trình cải cách mà chính phủ đang triển khai cũng như cho thấy phục hồi xu hướng phục hồi hoạt động kinh tế rõ ràng và vững mạnh trong những năm vừa qua. Để duy trì được xu hướng này, đòi hỏi tiếp tục có thêm những chính sách đúng đắn và tập trung tăng cường cải cách hơn nữa trên nhiều lĩnh vực. Câu 3: IMF có khuyến nghị gì để giúp VN vượt qua được khó khăn, thách thức, tận dụng được cơ hội và các nguồn lực để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng nhanh, nhưng giải quyết tốt hơn yếu tố phát triển bền vững? Tăng trưởng bền vững phụ thuộc vào việc thực hiện đồng bộ các chính sách nhằm đảm bảo an toàn vĩ mô và tạo dư địa để Chính phủ phản ứng lại với những cú sốc. Đối với chính sách tài khóa, điều này có nghĩa là phải thực hiện nghiêm túc mục tiêu của Chính phủ nhằm giảm nợ công thông qua việc giảm thâm hụt ngân sách xuống bằng hoặc thấp hơn 3% GDP đến năm 2021, đồng thời duy trì chi tiêu công cho lĩnh vực giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng. Về chính sách tiền tệ, có thể hỗ trợ tăng trưởng bền vững bằng giảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong ngắn hạn. Trong trung hạn, Việt Nam có thể từng bước hiện đại hóa khuôn khổ chính sách tiền tệ, điều hành tỷ giá một cách linh hoạt hơn và phát triển thị trường vốn trong nước để hỗ trợ phát triển tài chính. Cải cách ngành ngân hàng đang tiến triển tốt. Tất cả các ngân hàng cần phải tuân 8
THÁNG 1+2/2018
thủ quy định về vốn tối thiểu, đẩy mạnh hơn nữa việc xử lý nợ xấu. Nghị quyết 42 được Quốc hội thông qua năm 2017 tạo ra một cơ hội rất tốt để đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu. Nói chung, tăng cường cơ sở vốn và cải thiện danh mục cho vay là rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh điều kiện tài chính toàn cầu đang bắt đầu thắt chặt. Kế hoạch cải cách doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020 tập trung vào việc cải thiện tính minh bạch và quản trị điều hành của DNNN. Hạn chế DNNN đầu tư vào các lĩnh vực không thuộc chuyên môn của họ cũng là biện pháp quan trọng để đảm bảo hiệu quả hoạt động của DNNN và cải thiện kết quả kinh doanh. Việc bán cổ phần của các DNNN lớn trong năm 2016 và 2017 vừa qua là một dấu hiệu đáng khích lệ cho thấy việc cơ cấu lại khu vực DNNN đang tiến triển tích cực và hoạt động kinh doanh nói chung đang chuyển nhiều hơn sang khu vực tư nhân, phù hợp với ưu tiên của Chính phủ trong việc lấy khu vực tư nhân làm động lực tăng trưởng. Nhìn chung, như đã đánh giá trong báo cáo năm 2035 của Chính phủ, Việt Nam cần tăng năng suất lao động làm động lực tăng trưởng trong những thập kỷ tới. Những chính sách mà Chính phủ đang triển khai nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho khu vực tư nhân là vô cùng quan trọng vì khi môi trường kinh doanh được cải thiện thì hiệu quả và năng suất lao động sẽ tăng. Tiếp tục ưu tiên phát triển giáo dục ở các cấp cũng là yếu tố then chốt để Việt Nam tận dụng những thế mạnh sẵn có và duy trì tăng trưởng bền vững nhằm tiến xa hơn trong chuỗi giá trị và tham gia vào các ngành công nghiệp và dịch vụ của thế kỷ 21. Cuối cùng, các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu mà Chính
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
phủ Việt Nam triển khai cũng có vai trò rất quan trọng đối với triển vọng tăng trưởng quốc gia. Câu 4: Ông đánh giá như thế nào về triển vọng của kinh tế Việt Nam trong năm 2018? Tiếp tục đà tăng trưởng cao của năm 2017, tăng trưởng năm 2018 sẽ tiếp tục cao nếu không gặp phải cú sốc lớn. Yếu tố hỗ trợ tăng trưởng là đà tăng trưởng đa lĩnh vực của năm 2017 bao gồm phục hồi trong sản xuất nông nghiệp, cầu trong nước tiếp tục mạnh, môi trường thương mại và tài chính bên ngoài thuận lợi, FDI tăng cao, có nghĩa là đầu tư tiếp tục tăng mạnh trong 2018 và những năm tới. IV. CHUYÊN ĐỀ Tài chính toàn diện với phát triển bền vững Trong những năm gần đây, tài chính toàn diện (financial inclusion) hay còn gọi là tài chính bao trùm ngày càng trở thành mối quan tâm toàn cầu. Nhiều tổ chức quốc tế lớn như Liên hiệp quốc (UN), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã không ngừng nhấn mạnh tầm quan trọng của tài chính toàn diện. Nhóm các nền kinh tế lớn G20 đã coi tài chính toàn diện là một trong những trụ cột chính trong định hướng phát triển của mình tại Hội nghị thượng đỉnh Pittsburgh năm 2009. Kế hoạch Hành động về tài chính toàn diện của G20 được thực hiện thông qua Diễn đàn Đối tác về Tài chính Toàn diện (GPFI), cùng với đó là các đối tác như Liên minh tài chính toàn diện (AFI), Chương trình phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của UNCDF, Công ty tài chính Quốc tế (IFC), Quỹ phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD); Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và
WB. Tháng 10/2013, WB đã đưa ra tầm nhìn cho Chương trình tăng cường cơ hội tiếp cận Tài chính toàn cầu (UFA) tới năm 2020, trong đó tập trung hỗ trợ các quốc gia tăng cường cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính chính chính thức. Liên Hợp Quốc (UN) đã nhấn mạnh tài chính toàn diện là một giải pháp quan trọng để đạt 7 trong 17 Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Hợp tác APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương) về tài chính toàn diện là cơ chế hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm để hướng tới mục tiêu phát triển nền tài chính bền vững, trong đó có các công cụ và dịch vụ tài chính mà mọi người dân có thể tiếp cận dễ dàng với chi phí hợp lý, qua đó thúc đẩy phát triển và xóa nghèo tại các nền kinh tế thành viên. Cơ chế hợp tác này được đề xuất từ năm 2010 tại Kyoto, Nhật Bản và được tổ chức hàng năm thông qua Diễn đàn APEC về tài chính toàn diện. ASEAN coi tài chính toàn diện là một trong ba trụ cột của Tầm nhìn ASEAN 2025 về hội nhập tài chính và đã thành lập Nhóm công tác về tài chính toàn diện để thúc đẩy lĩnh vực này trong khu vực. Tài chính toàn diện là gì? Đến nay không có một định nghĩa cứng về “tài chính toàn diện” mà khái niệm này được điều chỉnh và cụ thể hóa tùy từng góc độ tiếp cận khác nhau. Do đó, qua từng thời kỳ, khái niệm “tài chính toàn diện” ở mỗi quốc gia hoặc ở mỗi tổ chức quốc tế cũng có sự thay đổi. Năm 2017, sau nhiều lần thay đổi khái niệm về tài chính toàn diện của mình với nội hàm rõ ràng hơn, trên trang điện tử của mình, WB đã xác định rõ tài chính toàn diện là việc cá nhân và doanh nghiệp tiếp cận đến các sản phẩm và dịch vụ tài chính THÁNG 1+2/2018
9
BẢN TIN
hữu ích với giá cả hợp lý và đáp ứng được nhu cầu của họ về giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm – và các dịch vụ sản phẩm này đều được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững. UN cũng tiếp cận đến tài chính toàn diện và đưa ra khái niệm riêng của mình từ năm 2006, đến Hội nghị thượng đỉnh mục tiêu thiên niên kỷ 2010, UN đã thay đổi khái niệm và xác định tài chính toàn diện là việc tiếp cận toàn diện đến một lượng lớn các dịch vụ tài chính, với mức phí hợp lý, mà được cung ứng bởi các tổ chức đa dạng, phát triển vững mạnh và bền vững. Đến nay, UN vẫn duy trì khái niệm và đăng trên trang điện tử của mình. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì tài chính toàn diện là việc hộ gia đình và doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức nhằm nâng cao sinh kế, giảm đói nghèo và phát triển kinh tế ở trình độ cao1. G20 định nghĩa tài chính toàn diện là việc tăng cường tiếp cận dịch vụ tài chính cho người nghèo thông qua việc áp dụng các cách tiếp cận mới an toàn và lành mạnh, là cơ sở để tăng cơ hội sinh kế cho người nghèo do tài chính toàn diện giúp họ hoạt động kinh doanh, phát triển tài sản, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và quản lý rủi ro2. Như vậy, mặc dù có một số điểm khác nhau giữa các khái niệm, nhưng nhìn chung tài chính toàn diện thể hiện trên 4 khía cạnh cơ bản, gồm: (i) Tiếp cận, thể hiện qua mức độ bao phủ của mạng lưới cung ứng dịch vụ, 1
Ratna Sahay, Martin Cihak, Papa N’Diaye, Adolfo Barajas, Srobona Mitra, Annette Kyobe, Yen Nian Mooi, and Seyed Reza Yousefi. 2015. “Financial Inclusion: Can it meet multiple macroeconomic goals?” IMF Staff Discussion Note. 2 G20 Principles for Innovative Financial Inclusion, 2010. 10
THÁNG 1+2/2018
mức độ sẵn sàng của dịch vụ; (ii) Sử dụng, thể hiện qua tần suất và thời gian sử dụng dịch vụ tài chính; (iii) Chất lượng, với dịch vụ tài chính chi chi phí hợp lý và được cung ứng một cách có trách nhiệm tới những người tiêu dùng và được bảo vệ bằng pháp luật và (iv) Tác động: thông qua tiếp cận tài chính, có thể làm thay đổi, biến chuyển về đời sống của người sử dụng như gia tăng phúc lợi, cải thiện cuộc sống, năng suất, cải thiện bình đẳng giới v.v.. Ý nghĩa của tài chính toàn diện Với việc cải thiện tiếp cận tài chính cho người dân và doanh nghiệp những năm gần đây, thế giới đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực về việc cải thiện các chỉ số về tăng trưởng, phát triển và giảm nghèo, sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội, thu hẹp khoảng cách nông thôn và thành thị, tăng đầu tư và mở rộng cơ sở hạ tầng tài chính. Theo Global Findex của WB, từ năm 2011 - 2014 có thêm 700 triệu người trưởng thành trên thế giới có tài khoản ngân hàng, tăng thêm 10,9%, chủ yếu do tăng tỷ lệ tài khoản tại các quốc gia đang phát triển với những ứng dụng công nghệ vào dịch vụ tài chính, đặc biệt là tiền di động. Thế nhưng trên thế giới ngày nay vẫn còn khoảng 2 tỷ người không có tài khoản ngân hàng và chưa được tiếp cận với bất kỳ một dịch vụ tài chính chính thức nào, trong đó 77% là người nghèo. Theo tính toán của IMF dựa trên Global Findex của WB, tỷ lệ nắm giữ và sử dụng tài khoản giữa các quốc gia có sự chênh lệch lớn. Năm 2014, 69% người trưởng thành khu vực Đông Á – Thái Bình Dương có tài khoản, trong khi đó tỷ lệ này ở ở các nước thu nhập cao OECD là 94%, nhưng khu vực Nam Á và Trung Đông lần lượt là 46% và 14%. Số liệu của ADB
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
và WB cũng cho thấy, trên 3/4 dân số các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chưa được tiếp cận với dịch vụ tài chính. Về việc sử dụng dịch vụ tài chính, theo Global Findex 2014 của WB, 37% người trưởng thành có tài khoản nhưng không thực hiện bất kỳ giao dịch gửi tiền cũng như rút tiền nào trong tháng. Chỉ có khoảng 18% người trưởng thành trên thế giới sử dụng tài khoản để nhận lương và chi trả hóa đơn điện nước. Tiếp cận tài chính của doanh nghiệp nhỏ vẫn là trở ngại chính, ngay cả với các quốc gia phát triển. Thậm chí các doanh nghiệp lớn ở các nước đang phát triển (25%) cũng gặp khó khăn về tiếp cận tín dụng. Khoảng cách về giới trong số người sử dụng dịch vụ tài chính cũng cao tại một số khu vực. Trên thế giới, 58% nữ giới có tài khoản ngân hàng so với 64% nam giới. Khoảng cách này khá lớn trong khu vực Nam Á (chỉ có 37% nữ giới có tài khoản). Doanh nghiệp do nữ giới làm chủ thường gặp nhiều rào cản hơn về tiếp cận tài chính so với doanh nghiệp do nam giới làm chủ. 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ do nữ làm chủ tại các quốc gia đang phát triển chưa được tiếp cận hoặc tiếp cận chưa đầy đủ với dịch vụ tài chính. Về tiếp cận tín dụng, các doanh nghiệp này còn gặp nhiều hạn chế hơn về yêu cầu tài sản đảm bảo, kỳ hạn cho vay ngắn hơn và lãi suất cao hơn. Về phía cầu, thiếu kiến thức tài chính và năng lực kiểm soát đối với nguồn lực tài chính hộ gia đình cũng là các rào cản để tiếp cận tín dụng. Thiếu năng lực giám sát tài chính toàn diện cũng là vấn đề lớn của các quốc gia. Đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc cốt lõi Basel về giám sát ngân hàng theo chương trình đánh giá ổn định tài chính (FSAP) do IMF và WB thực hiện tại nhiều quốc gia được sử dụng để chấm điểm chất lượng giám sát của các quốc gia cho thấy các quốc gia có tỷ lệ tài chính toàn diện thấp đồng nghĩa với
chất lượng giám sát ngân hàng yếu kém3. Cũng theo Global Findex 2014 của WB, riêng trong khu vực ASEAN, khoảng 59% người trưởng thành chưa được tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Tiền mặt vẫn là phương tiện giao dịch chủ yếu và được ưa thích hơn cả (71% trả lương, 69% các khoản thanh toán chính phủ, 89% chi trả hóa đơn, 61% nhận và gửi kiều hối được thực hiện bằng tiền mặt, trong đó 30% qua các kênh không chính thức). Một bộ phận khá lớn người trưởng thành để tiền tiết kiệm ở nhà và đi vay từ họ hàng, bạn bè khi có nhu cầu tài chính phát sinh mà không tiếp cận với các tổ chức tài chính chính thức. Có sự chênh lệch lớn về tiếp cận dịch vụ tài chính, thu nhập, bình đẳng, giới và nhiều lĩnh vực khác giữa các khu vực. Với những hộ nghèo phải đối mặt với mức độ biến động và bất ổn cao trong chi tiêu và khả năng tạo ra thu nhập, quản lý tài chính đối với họ trở nên một công việc đầy khó khăn và phức tạp. (Đồ thị) Như vậy, các vấn đề nêu trên đã và đang đặt ra yêu cầu cho các nhà hoạch định chính sách của nhiều quốc gia trên thế giới là cần phải có những phương cách hữu hiệu lấp đầy khoảng trống lớn về tiếp cận tài chính này. Khoảng trống ở đây không chỉ về tiếp cận mà còn ở phương diện sử dụng và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ tài chính tại các tổ chức tài chính trong các phân khúc khác nhau của nền kinh tế. Khoảng cách về tiếp cận dịch vụ tài chính giữa người giàu và người nghèo, nông thôn và thành thị, nam giới và phụ nữ cũng vẫn còn rất lớn. 3 Ratna Sahay, Martin Cihak, Papa N’Diaye, Adolfo Barajas, Srobona Mitra, Annette Kyobe, Yen Nian Mooi, and Seyed Reza Yousefi. 2015. “Financial Inclusion: Can it meet multiple macroeconomic goals?” IMF Staff Discussion Note.
THÁNG 1+2/2018
11
BẢN TIN
Các nguồn đi vay được sử dụng bởi người trưởng thành ở khu vực ASEAN (% tổng số người đi vay)
Nguồn: Global Findex WB và UNCDF
Tài chính toàn diện và các mục tiêu phát triển bền vững Ngày 25/ 9/2015, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững cùng một bộ các mục tiêu phát triển mới được gọi chung là các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs). Chương trình Nghị sự là một kết quả của nhiều năm đàm phán và đã được phê chuẩn bởi tất cả 193 quốc gia thành viên của Đại hội đồng, cả các nước phát triển và đang phát triển, và áp dụng cho tất cả các nước. Tổng Thư ký LHQ Ban KiMoon đã nhấn mạnh “Chương trình Nghị sự mới là sự cam kết của các nhà lãnh đạo đối với tất cả mọi người ở mọi nơi. Đó là một chương trình nghị sự cho người dân, để chấm dứt tình trạng đói nghèo dưới mọi hình thức - một chương trình nghị sự cho hành tinh, ngôi nhà chung của chúng ta”. Các SDG bao gồm 17 mục tiêu đầy tham vọng. Mặc dù SDG không hướng cụ thể tới mục tiêu tài chính, nhưng việc tiếp cận nhiều hơn tới các dịch vụ tài chính là chìa khóa tương lai cho nhiều người. Vậy các dịch vụ tài chính ở đâu và bằng cách nào để có thể giúp đạt được các SDGs. Loại bỏ đói nghèo cùng cực (SDG 1) 12
THÁNG 1+2/2018
Theo WB, hiện hơn 700 triệu người trên thế giới sống trên dưới 1,90 USD một ngày. Thiếu tiếp cận với các dịch vụ tài chính cơ bản gây khó khăn cho những người nghèo trong việc kiểm soát cuộc sống kinh tế của mình. Bằng cách cung cấp cho người nghèo các dịch vụ họ cần để quản lý các chi phí đột xuất và đầu tư, tài chính toàn diện tạo điều kiện thực hiện SDG đầu tiên: xoá đói giảm nghèo. Tiếp cận tới dịch vụ thanh toán giúp những người nghèo có thể tiếp nhận được các khoản trợ cấp của Chính phủ một cách kịp thời. Tiếp cận dịch vụ tiết kiệm cho phép các cá nhân, hộ gia đình nghèo tăng khả năng đối mặt với các cú sốc tài chính, duy trì việc tiêu dùng, tích lũy tài sản và đầu tư vào con người như y tế và giáo dục (Brune và cộng sự, 2015. Dupas và Robinson, 2013a; Karlan và cộng sự, 2014; Pande và cộng sự, 2012). Khi nhu cầu tài chính dần tăng lên, tài chính toàn diện hỗ trợ khởi nghiệp và mở rộng kinh doanh, tăng cường tiết kiệm, tín dụng, chuyển tiền và kỹ năng quản lý tài chính, qua đó giúp tăng thu nhập. Khi đã thoát nghèo, tài chính toàn diện tiếp tục giúp người dân tăng giá trị tài sản và bảo vệ họ trong các tình huống khẩn cấp như bệnh tật, thiên tai,
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
v.v. Khi phát triển tài chính ở mức cao hơn, tỷ lệ người dân dưới ngưỡng nghèo sẽ giảm nhanh hơn. Một số tài liệu nghiên cứu chỉ ra cứ 10 điểm phần trăm tăng về tín dụng tư nhân so với GDP sẽ làm giảm 2,5-3 điểm phần trăm tỷ lệ người nghèo4. Tại các quốc gia có hệ thống trung gian tài chính phát triển, bất bình đẳng thu nhập giảm đáng kể, thu nhập của người nghèo nhất tăng nhanh 20%5, các rào cản về tín dụng cho người nghèo giảm bớt, giúp phân bổ nguồn vốn và thúc đẩy tăng trưởng. Giảm tình trạng thiếu đói và tăng cường an ninh lương thực (SDG 2) Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), khoảng 795 triệu người trên toàn cầu bị suy dinh dưỡng, hầu hết sống ở nông thôn không được hệ thống tài chính phục vụ. Thiếu tiếp cận với tín dụng và bảo hiểm khiến người nông dân không thể đầu tư tăng năng suất cây trồng và tăng cường an ninh lương thực6. Cơ sở dữ liệu Global Findex chỉ ra rằng chỉ có 10% người dân nông thôn ở các nước đang phát triển tiếp cận được tín dụng chính thức và chỉ một nửa số người đó có tài khoản. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, 4 Thorsten Beck, Asli Demirguc-Kunt, and Ross Levine. 2007. “Finance, Inequality, and the Poor.” Paper presented at the Conference: Policy options and challenges for developing Asia – Perspectives from IMF and Asia, organized by IMF and JBIC. Tokyo, Japan.; “Patrick Honohan. 2004. Financial Development, Growth, and Poverty : How Close are the Links?. Policy Research Working Paper No. 3203. World Bank: Washington, DC: World Bank; Claessens, Stijn, and Erik Feijen, 2006, “Finance and Hunger: Empirical Evidence of the Agricultural Productivity Channel,” World Bank Research Working Paper No. 4080. Washington, D.C. 5 Thorsten Beck, Asli Demirguc-Kunt, and Ross Levine. 2007. “Finance, Inequality, and the Poor.” Paper presented at the Conference: Policy options and challenges for developing Asia – Perspectives from IMF and Asia, organized by IMF and JBIC. Tokyo, Japan. 6 FAO (Food and Agriculture Organization). 2011. “Women in Agriculture: Closing the Gender Gap for Development.” The State of Food and Agriculture 2010-11. Rome: FAO
tiếp cận thuận tiện đến các dịch vụ tài chính có thể giúp nông dân tăng sản lượng lương thực để đáp ứng nhu cầu gia tăng. Việc tiếp cận với bảo hiểm nông nghiệp có thể giúp nông dân chấp nhận rủi ro rủi ro cao hơn trong sản xuất nông nghiệp. Tín dụng giúp nhà nông có thể mở rộng sản xuất và tăng sản lượng nông sản. Các dịch vụ tài chính số giúp những người nông dân dễ dàng tiếp cận bảo hiểm và các sản phẩm tài chính chính thức khác, đồng thời tạo điều kiện phân phối tiền lương, chuyển tiền xã hội và trợ cấp cho người lao động nông nghiệp. Các công cụ quản lý rủi ro và thanh toán kỹ thuật số tạo cơ hội cho những nhà nông nhỏ liên kết chặt chẽ hơn vào chuỗi giá trị nông nghiệp. Các dịch vụ tiết kiệm cũng giúp nông dân tích luỹ nhiều hơn và như vậy có khả năng đầu tư lớn hơn Những người nông dân tiếp cận các dịch vụ tài chính thường tạo ra nhiều vụ mùa bội thu hơn, dẫn đến mục tiêu SDG thứ hai: Giảm đói nghèo và tăng cường an ninh lương thực. Đối với các mục tiêu phát triển bền vững khác Các nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ giữa tài chính toàn diện với việc tăng cường giáo dục có chất lượng (GDG 4), khi mà chất lượng giáo dục phụ thuộc vào khả năng đầu tư cho cơ hội học tập. Thông qua các sản phẩm tài chính mà các hộ gia đình có thể hoạch định và quản lý tốt hơn chi phí giáo dục, trang trải các khoản học phí. Các dịch vụ tài chính giúp phụ nữ khẳng định quyền lực kinh tế của họ, đó là chìa khóa để thúc đẩy bình đẳng giới (SDG 5). Hơn một nửa phụ nữ trên toàn thế giới đang thất nghiệp và không tìm kiếm việc làm7. Tại các nước đang phát triển, phụ nữ 7 World Bank. 2015. “Gender Strategy 2016–2023: Gender Equality, Poverty Reduction, and Inclusive THÁNG 1+2/2018
13
BẢN TIN
cũng có nhiều khả năng làm việc hơn nam giới và do đó cần được tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức. Tuy nhiên, theo cơ sở dữ liệu Global Findex, 42% phụ nữ trên toàn thế giới - khoảng 1,1 tỷ phụ nữ - vẫn nằm ngoài hệ thống tài chính chính thức. Tài chính toàn diện giúp phụ nữ có thể tạo ra sự bình đẳng giới bằng cách tạo cho họ khả năng kiểm soát tài chính tốt hơn (Ashraf và cộng sự 2010, Aker và cộng sự, 2014). Các dịch vụ tài chính của phụ nữ hỗ trợ nhiều mục tiêu phát triển vượt ra ngoài SDG 5. Phụ nữ giới thường tận dụng việc tiếp cận tới các dịch vụ tài chính chính thức để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu, như lương thực và nước, cũng như phúc lợi của trẻ, bao gồm học phí và chăm sóc sức khoẻ. Các nghiên cứu hiện nay cũng chỉ ra rằng thiếu tiếp cận tài chính sẽ tạo ra bất bình đẳng thu nhập8. Nếu không có hệ thống tiếp cận tài chính toàn diện, người nghèo và doanh nghiệp nhỏ phải dựa vào nguồn tiết kiệm và thu nhập hạn chế của mình để đầu tư cho giáo dục, kinh doanh hoặc tận dụng các cơ hội phát triển trong tương lai. Các chính sách về tiếp cận tài chính sẽ giúp khuyến khích cạnh tranh, tạo động lực cho cá nhân và giải quyết các rào cản về tiếp cận, qua đó không chỉ thúc đẩy sự ổn định mà còn hỗ trợ tăng trưởng, giảm nghèo và phân bổ nguồn lực và năng lực cân bằng hơn. Với tăng trưởng kinh tế, tài chính toàn diện được coi là động lực cho tăng trưởng. Các nghiên cứu cho thấy tài chính toàn diện sẽ tạo môi trường định hướng tốt hơn cho các doanh nghiệp mới tham gia thị trường, phát huy đổi mới sáng tạo và tăng Growth.” Washington, D.C.: World Bank 8 World Bank. 2008. “Finance for all. Policies and Pitfalls in Expending Access.” Washington, D.C.: World Bank. 14
THÁNG 1+2/2018
trưởng9. Các doanh nghiệp nhỏ sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ phát triển tài chính và tăng cường tiếp cận, cả về mức độ tham gia thị trường lẫn giải quyết các rào cản về tăng trưởng của doanh nghiệp. Vì vậy, tài chính toàn diện sẽ giúp hình thành doanh nghiệp và tạo ra cạnh tranh trong hệ thống. Bên cạnh các lợi ích trực tiếp của việc tiếp cận tài chính, các doanh nghiệp nhỏ và hộ nghèo cũng có thể hưởng lợi từ hiệu ứng của phát triển tài chính. Thực vậy, người nghèo có thể hưởng lợi từ công ăn việc làm và tiền công cao hơn do hệ thống tài chính phát triển tốt hơn sẽ tăng cường hiệu quả tổng thể và thúc đẩy tăng trưởng và việc làm. Tương tự như vậy, doanh nghiệp nhỏ có cơ hội mở rộng kinh doanh khi tài chính phát triển. Một trong những kênh quan trọng mà tài chính thúc đẩy tăng trưởng đó là việc cấp tín dụng tới doanh nghiệp tiềm năng. Nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp cận tài chính giúp phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp. Các rào cản tài chính đối với các doanh nghiệp này không những làm mất đi tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp mà còn có khả năng làm mất cơ hội đa dạng hóa các lĩnh vực mới có lợi thế cạnh tranh. Tiếp cận tài chính giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô, tận dụng cơ hội tăng trưởng và đầu tư, cho phép họ có thể lựa chọn danh mục tài sản cũng như tổ chức bộ máy hiệu quả hơn. Tài chính toàn diện giúp thúc đẩy tạo công ăn việc làm, giảm mức độ dễ bị tổn thương và các cú sốc, đồng thời tăng đầu tư vào nguồn lực con người. 9 Stijn Claessens. 2005. “Access to Financial Services: A review of the Issues and Public Policy Objectives.” World Bank Policy Research Working Paper 3589. Washington, D.C.: World Bank.
BẢN TIN
Lưu hành nội bộ không bán 16
THÁNG 1+2/2018