Học phần THCĐCÂ: Nguyên tắc sáng tác bi kịch cổ điển Pháp VXII

Page 33

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

HỌC PHẦN: TÌM HIỂU CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU Mã lớp học phần: FLF1006*** 02 CHỦ ĐỀ: NGUYÊN TẮC SÁNG TÁC BI KỊCH CỔ ĐIỂN PHÁP THẾ KỈ XVII Thành viên 1. Nguyễn Mai Anh 21040597 2. Nguyễn Thu Huyền 21040292

Nội - 2022
Thành
1.
2.
21040292 Hà
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HỌC PHẦN TÌM HIỂU CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU
lớp học phần: FLF1006*** 02 CHỦ ĐỀ: NGUYÊN TẮC SÁNG TÁC BI KỊCH CỔ ĐIỂN PHÁP THẾ KỈ XVII
viên
Nguyễn Mai Anh 21040597
Nguyễn Thu Huyền
Nội 2022

MỤC LỤC

PHẦN I: TÓM TẮT HỌC PHẦN 2

PHẦN II: TÌM HIỂU CHUYÊN SÂU VỀ CHỦ ĐỀ 12

MỞ ĐẦU 12

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN VÀ NGUYÊN

TẮC SÁNG TÁC BI KỊCH CỔ ĐIỂN PHÁP THẾ KỶ XVII 13

1. Cơ sở lý luận chung 13 2. Cơ sở hình thành của chủ nghĩa cổ điển 15

CHƯƠNG II: NGUYÊN TẮC SÁNG TÁC BI KỊCH CỔ ĐIỂN PHÁP THẾ KỶ

XVII 16 1. Đề cao lý tính 16 2. Mô phỏng tự nhiên 20 3. Mô phỏng cổ đại 21 4. Tính quy phạm chặt chẽ 23 4.1. Về đề tài 24 4.2. Về nhân vật 24 4.3. Về luật Tam duy nhất 25 4.4. Về cấu trúc kịch 5 hồi 26 CHƯƠNG III: ẢNH HƯỞNG CỦA NGUYÊN TẮC SÁNG TÁC BI KỊCH CỔ ĐIỂN PHÁP THẾ KỈ XVII ĐẾN BI KỊCH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 26 KẾT LUẬN 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

1

PHẦN I: TÓM TẮT HỌC PHẦN

Bài 1: Châu Âu và Châu Âu

1. Tổng quan về châu Âu

Là một bộ phận của lục địa Á Âu, diện tích 10,355,000km2 .

- Giới hạn: Từ 36oB 71oB; Bắc giáp Bắc Băng Dương; Nam giáp biển Địa Trung Hải; Tây giáp Đại Tây Dương; Đông giáp châu Á.

Đặc điểm tự nhiên: + Địa hình: Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích, kéo dài từ Tây sang Đông. Núi chiếm 1/3 diện tích, hệ thống núi cao tập trung phía Nam.

+ Cảnh quan: Rừng lá kim ở phía Bắc, núi cao, rừng lá rộng ở Tây Âu.

- Có 47 nước châu Âu: Nước lớn nhất châu Âu là Nga (khoảng 37% tổng diện tích lục địa, tính cả phần diện tích trải dài ở Châu Á) và nhỏ nhất là tòa thánh Vatican, trong trung tâm của Rome.

- Châu Âu được chia thành 4 khu vực là Bắc Âu (10 nước), Nam Âu (16 nước), Đông Âu (10 nước) và Tây Âu (9 nước).

2. Khí hậu

Miền khí hậu cực và cận cực

Miền khí hậu ôn đới

Miền khí hậu ôn đới lục địa

Miền khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải

3. Dân tộc, ngôn ngữ và tôn giáo

Dân tộc: Dân châu Âu phần lớn thuộc chủng tộc Europeoi. Các quốc gia định cư tại châu Âu thường gồm một tộc người chính.

- Ngôn ngữ và tôn giáo: German (theo đạo Thiên chúa), La Tinh (theo đạo Công Giáo), Slav (theo Cơ Đốc Chính thống giáo, Công giáo và Hồi giáo)... Ngoài ra còn có các ngôn ngữ khác gồm Hy Lạp, Albania, Celtic, Basques và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều người châu Âu sử dụng tiếng Anh hay tiếng Pháp làm ngôn ngữ thứ hai.

2

4. Kinh tế: từ lâu đã dẫn đầu thế giới về hoạt động kinh tế

5. Y tế

6. Giáo dục

Bài 2: Lịch sử hình thành Liên minh châu Âu (EU)

1. Liên minh châu Âu là gì?

- Tổ chức liên chính phủ gồm 27 nước, dân số 747.380.716 người (theo số liệu ngày 09/11/2022). Đây là tổ chức tự nguyện liên kết khu vực lớn nhất, có tổ chức chặt chẽ nhất thế giới, gồm những nước có chế độ chính trị, thể chế kinh tế giống nhau, tuy nhiên cũng có những khác biệt về trình độ phát triển cũng như văn hóa, dân tộc, lịch sử.

5 biểu tượng: cờ EU; ngày 9/5/1950 (Tuyên bố Schuman Ngày Châu Âu); đồng euro; tiêu ngữ (Thống nhất trong đa dạng); bản giao hưởng số 9 của Beethoven.

- 24 ngôn ngữ chính thức.

2. Những ý tưởng ban đầu

Đầu thế kỷ 9, khi Charlemagne (742 814) đã chinh phục hầu khắp châu Âu.

- Các đề xuất: “Hiệp chủng quốc châu Âu” vào năm 1300 - Hình thành “một kiểu liên bang” giữa các nước châu Âu vào năm 1929 Xây dựng châu Âu thống nhất vào thế chiến

II. 9 5 1950 đề xuất thành lập Cộng đồng than thép châu Âu.

3. Tại sao phải có một EU thống nhất

Thúc đẩy việc thiết lập một nền hòa bình bền vững

Khắc phục tình trạng manh mún về kinh tế và chính trị của châu Âu để nâng cao vị thế của châu Âu trên trường quốc tế.

4. Những dấu mốc chính

1950 Đề xuất thành lập Cộng đồng than thép châu Âu.

- 1951 - Thành lập Cộng đồng than thép châu Âu với 6 nước thành viên.

1957 Thành lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).

- 1967 - Cộng đồng châu Âu (European Communities EC).

3

1991 Ký Hiệp ước Maastricht (Hà Lan), đổi tênEC thành Liên minh châu Âu (EU).

1995 Hiệp ước Schengen về tự do đi lại có hiệu lực.

1999 Từ ngày 01/01 đồng Euro chính thức được lưu hành tại 12 nước thành viên EU.

2007 Từ 6 thành viên ban đầu, đến năm 2007 gồm 27 nước

2009 Hiệp ước Lisbon có hiệu lực.

- 2020 - Ngày 31-1-2020, Anh chính thức rời khỏi EU.

5. Các mục tiêu hiện tại:

Thúc đẩy hòa bình và phúc lợi xã hội cho 447,7 triệu công dân (512,6 năm 2019).

Đem lại sự tự do, an ninh và công bằng xuyên biên giới.

Duy trì phát triển bền vững dựa trên tăng trưởng về kinh tế và ổn định giá cả, nền kinh tế có sự cạnh tranh cao mang lại nhiều việc làm, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

- Kết hợp loại bỏ đói nghèo và phân biệt đối xử.

Thúc đẩy tiến bộ khoa học và kỹ thuật.

Tăng cường sự gắn kết kinh tế, xã hội, liên kết lãnh thổ và sự đoàn kết giữa các quốc gia trong EU.

Tôn trọng sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ.

Thành lập một liên minh kinh tế và tiền tệ được sử dụng hiện tại là Euro.

6. Giá trị cốt lõi: Tôn trọng nhân phẩm Tự do Dân chủ Bình đẳng Nhà nước pháp quyền Quyền con người.

7. Những lợi ích mà EU mang lại

Liên minh Châu Âu luôn sống trong yên bình, ổn định và thịnh vượng Khu vực Schengen là nơi lý tưởng để sống, làm việc và đi du lịch nước ngoài.

Mọi quốc gia EU đều phải đối xử bình đẳng với những công dân EU khác đến để làm việc, an ninh xã hội và thuế.

- EU hoạt động dựa trên một nền kinh tế thị trường duy nhất, cho phép hầu hết hàng hóa, dịch vụ và người dân tự do di chuyển.

EU đã trở thành tổ chức quyên góp lớn nhất thế giới về viện trợ nhân đạo.

8. Uỷ hội châu Âu

4

Một tổ chức quốc tế làm việc hướng tới việc hội nhập châu Âu.

Thành lập năm 1949 và có một sự nhấn mạnh đặc biệt trên các tiêu chuẩn pháp lý, nhân quyền, sự phát triển dân chủ, pháp quyền và việc hợp tác văn hoá.

Bài 3: Cơ cấu tổ chức, thể chế chính trị

4 cơ quan:

-

Hội đồng chủ tịch châu Âu: định hướng những chính sách chủ trương, chính sách lớn của châu Âu.

Uỷ ban châu Âu: thực hiện những vấn đề của châu Âu.

Nghị viện châu Âu: thông qua đề xuất lập pháp của Ủy ban châu Âu trong hầu hết các lĩnh vực, có thẩm quyền thông qua ngân sách, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của Liên minh châu Âu duyệt ngân sách, giám sát thực thi pháp luật.

- Hội đồng Bộ trưởng: đại diện quyền lợi mỗi quốc gia thành viên; thông qua luật pháp và đưa ra chính sách trong các lĩnh vực cụ thể và khuyến nghị EC xây dựng các đạo luật chung. Bên cạnh đó còn có: Ngân hàng trung ương châu Âu phụ trách về chính sách tiền tệ của khu vực Ơ rô 4 cơ quan giúp việc: Ủy ban kinh tế và xã hội châu Âu, Ủy ban vùng, Thanh tra, Kiểm soát bảo vệ dữ liệu châu Âu, Ngân hàng đầu tư châu Âu.

Tòa Công lý châu Âu: Có thẩm quyền tư pháp đối với các vấn đề liên quan đến luật pháp của EU.

Tòa kiểm toán châu Âu

Bài 4: Lĩnh vực hoạt động của EU

1. 3 nguyên tắc: Trao quyền Vừa đủ Bổ trợ

2. Những lĩnh vực thuộc thẩm quyền riêng của EU: Liên minh hải quan; Các quy định về cạnh tranh trong thị trường chung; Chính sách tiền tệ cho các nước nằm trong khu vực đồng euro; Các hiệp định thương mại và quốc tế; Quản lý vật nuôi và cây trồng được quy định trong chính sách chung về nông nghiệp và ngư nghiệp.

5

3. EU và các nước thành viên đều có quyền ban hành luật: Khi EU có quyết định không ban hành hoặc chưa đề xuất dự án luật trong 15 lĩnh vực. Trong 7 lĩnh vực, EU chỉ đóng vai trò hỗ trợ, điều phối và bổ sung cho hoạt động của các nước thành viên.

4. Vai trò đặc biệt: Điều phối các chính sách kinh tế và việc làm; Hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại và an ninh chung; “Điều khoản linh hoạt”.

5. Các hiệp ước EU

- Hiệp ước thành lập Cộng đồng than thép (1951/1952)

Các Hiệp ước Roma (1957/1958) : Cộng đồng kinh tế châu Âu và Euratom

Hiệp ước Bruxelles hoà nhập (1965/1967)

Hiệp ước Luxembourg La Haye nhất thể (1986/1987)

Hiệp ước Maastricht thành lập Liên minh (1992/1993)

Hiệp ước Amsterdam (1997/1999)

- Hiệp ước Nice (2001/2003)

Hiệp ước Lisbonne (2007/2009)

6. Chính sách an ninh đối ngoại

- EU không có chính sách đối ngoại chung cho toàn Liên minh.

Chính sách đối ngoại và an ninh chung được thể chế hoá từ hiệp ước Maastricht (1992) chủ yếu dựa vào chính sách của các nước thành viên. Mỗi nước thành viên đều giữ quyền tự chủ trong quan hệ đối ngoại

7. Các ưu tiên: Được xác định trên cơ sở của các cuộc đối thoại giữa các lãnh đạo của EU với các bộ trưởng của các nước thành viên, các cơ quan của EU và các nhóm chính trị ở Nghị viện EU tạo điều kiện cho EU vượt qua những thách thức chính về chính trị, kinh tế cũng như xã hội.

8. Chiến lược mới giai đoạn 2019 - 2024

- Xây dựng một châu u thân thiện với môi trường, xanh, công bằng và bình đẳng xã hội

Đề cao ý nghĩa và giá trị của châu u trên thị trường quốc tế

- Bảo vệ công dân và quyền tự do

6

Hình thành một nền tảng kinh tế vững chắc và năng động

9. 6 ưu tiên của Ủy ban châu Âu giai đoạn 2019 2024

Một hiệp ước xanh cho châu Âu

Một châu Âu thích ứng với kỉ nguyên số

Một nền kinh tế vì con người

Một châu Âu lớn mạnh trên trường quốc tế

-

Đề cao lối sống châu Âu

Tạo một bước tiến mới cho nền dân chủ ở châu Âu

10. Lĩnh vực hoạt động

EU hoạt động trong những lĩnh vực cốt yếu vì lợi ích cao nhất của các nước thành viên

Để thực hiện được nhiệm vụ của mình, EU có một khoản ngân sách

11. Chính sách đổi mới

Môi trường và phát triển bền vững Đổi mới công nghệ

- Năng lượng

12. Chính sách đoàn kết

Hoạt động ở các vùng và chính sách đoàn kết xã hội

Chính sách nông nghiệp chung và chính sách thuỷ sản chung

Lĩnh vực công tác xã hội

Bài 5: Văn hóa, giáo dục

1. Giáo dục

Mỗi thành viên tự chịu trách nhiệm về công tác giáo dục và đào tạo, EU hỗ trợ

Nhiều khác biệt về giáo dục giữa các thành viên

- Tỷ lệ bỏ học: <8% Bắc Âu, 22 % Rumani

Lương giáo viên cao nhất: Đức, Hà Lan

Các chính sách chung

- Ngay từ Hiệp định Rome 1957: đào tạo nghề là 1 nội dung được quan tâm

7

Từ 1992: giáo dục chính thức thuộc thẩm quyền của EU khuyến khích hợp tác giữa các thành viên, hỗ trợ các chính sách học tập và đào tạo suốt đời

1999: Tiến trình Bologna: chung hệ thống LMD và tín chỉ, học bổng Erasmus

2. Kiến trúc

Các phong cách: Romanesque, Baroque, Neoclassical, Gothic, Renaissance

Các kiến trúc tiêu biểu: Tháp Hércules, thư viện Celsus, Notre Dame, nhà thờ Đức Bà,…

3. Hội họa

Các trường phái: Cổ điển và Tân cổ điển, Ấn tượng, Hiện thực, Dã thú, Biểu hiện, Lập thể…

Các tên tuổi lớn: Pablo Picasso, Vincent van Gogh, Georges Seurat, Edvard Munch…

4. Thời trang

Lịch sử thời trang: cổ đại → trung đại → phục hưng → cận đại → chủ nghĩa tân cổ điển → Baroque, Rococo → hiện đại → đương đại

-

Các phong cách chủ yếu: New look (thập niên 50); Văn hóa Hippie (thập niên 60); Thời trang đại chúng, đa trào lưu (thập niên 70); Vừa hào nhoáng vừa phức tạp (thập niên 80); Nét du hành cổ điển đến hiện đại (thập niên 90)...

Các kinh đô lớn: London, Paris, Milan. Thói quen thời trang Ảnh hưởng và các nhãn hàng lớn (Louis Vuitton, Zara, Gucci, Chanel…)

5. Âm nhạc

Lịch sử hình thành: trung cổ → phục hưng → thời kỳ Baroque → cổ điển → lãng mạn → thế kỷ 20 → đương đại Những nhà soạn nhạc bất hủ: Mozart, Beethoven,...

6. Văn học: 4 giai đoạn chính

Văn học cổ đại (khởi thủy V): Homer với bản anh hùng ca Iliad và Odyssey; Thần thoại Hy Lạp và văn học La Mã cổ đại.

- Văn học trung đại (V - XIV): văn chương thế tục (thơ thế trận, truyện ngắn, anh

8

hùng ca) và văn chương tôn giáo (kinh thánh và các truyện tự bạch)

Văn học phục hưng (XIV XVI): thơ ca, truyện kể, hài kịch và bi kịch, triết luận

Văn học cổ điển Pháp (XVII): 4 đỉnh cao (thơ châm biếm của Boileau, thơ ngụ ngôn của La Fontaine, bi kịch của Corneille và Racine, hài kịch Molière và văn tiểu luận của La Bruỳere)

7. Brexit

- Cụm từ được ghép bởi “Britain” và “exit”, xuất hiện từ năm 2016

Điều châm ngòi Brexit Ảnh hưởng đến thế giới, EU và các nước thành viên, Việt Nam

Bài 6: Tương lai EU

1. Những ưu tiên thời kỳ 2019 2024

- Một hiệp ước xanh cho châu Âu

Một châu Âu thích ứng với kỉ nguyên số

Một nền kinh tế vì con người

- Một châu Âu lớn mạnh trên trường quốc tế

Đề cao lối sống châu Âu

Tạo một bước tiến mới cho nền dân chủ ở châu Âu

2. Tại sao có Brexit?

EU đe dọa chủ quyền của Anh; Anh bị nhiều quy định của EU “bóp nghẹt”; Đồng Euro là một thảm họa; Người nhập cư vào sinh sống ở EU tác động tiêu cực đến nước Anh; EU yêu cầu đóng góp hàng năm.

3. “Sách trắng” - 5 kịch bản tương lai châu Âu

4. Những thách thức trong tương lai: khủng hoảng năng lượng; lạm phát; biến đổi khí hậu; bất ổn chính trị; nguy cơ suy thoái; cuộc xung đột Nga Ukraine.

Bài 7: Quan hệ quốc tế

9

1. Chính sách đối ngoại

2. Vai trò của EU trong các mối quan hệ quốc tế

Ngoại giao: quan hệ hợp tác, ngoại giao với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới

Thương mại:

+ Tuy chỉ chiếm ⅙ dân số thế giới nhưng chiếm ⅕ giá trị thương mại toàn cầu

+ Khối thương mại mở lớn nhất thế giới

+ Thành viên chủ chốt của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu (bao gồm cả kim ngạch xuất khẩu)

An ninh, quốc phòng

Văn hóa

Các hoạt động nhân đạo

Bài 8: EU và Việt Nam

1. 4 mục tiêu

- Hỗ trợ phát triển kinh tế Việt Nam, cải thiện điều kiện sống cho người nghèo; Ủng hộ quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới; Hỗ trợ Việt Nam tham gia vào một xã hội mở dựa trên một nhà nước mạnh, hệ thống luật pháp và quyền con người; Nâng cao vị trí của EU ở Việt Nam.

2. Dấu mốc chính

1990: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao

1992: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định dệt may

1995: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định Khung hợp tác Việt Nam

EC

-

1996: Uỷ ban châu Âu thành lập Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam

1997: Việt Nam tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN EU

2003: Việt Nam và EU chính thức tiến hành đối thoại nhân quyền

-

2004: Hội nghị Cấp cao Việt Nam - EU lần thứ I tại Hà Nội

10

2005: Việt Nam thông qua Đề án tổng thể và Chương trình hành động đến 2010 và định hướng tới 2015 về quan hệ Việt Nam EU

2007: Tuyên bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam EU (PCA)

2008: Đàm phán Hiệp định PCA Việt Nam EU

2010: Ký tắt Hiệp định PCA Việt Nam EU

-

2012: PCA chính thức được ký kết

2018: EU và Việt Nam đã chính thức ký kết EVFTA và IPA

2020: EVFTA chính thức có hiệu lực

3. Ý nghĩa hai hiệp định EVFTA và EVIPA

Mở ra những cơ hội to lớn để hai bên khai thác tối đa tiềm năng và sự bổ trợ cho nhau, đẩy mạnh trao đổi thương mại, đầu tư, thúc đẩy phát triển bền vững

- Góp phần làm sâu sắc và tạo đan xen lợi ích lâu dài giữa hai bên.

4. Tương lai của quan hệ EU Việt Nam: ngoại giao và kinh tế

11

PHẦN II: TÌM HIỂU CHUYÊN SÂU VỀ CHỦ ĐỀ

NGUYÊN TẮC SÁNG TÁC BI KỊCH CỔ ĐIỂN PHÁP THẾ KỈ XVII

MỞ ĐẦU

Nhắc đến nước Pháp, ngoài những công trình kiến trúc cổ kính đồ sộ, những món ăn cao sang, tinh tế và những con người Pháp đầy lịch thiệp, ta không thể không nhắc tới nền văn học lâu đời với bao thi hào và tác phẩm bất hủ đã làm nên sức vọng, sức nặng của văn học Pháp đến cả nền văn học thế giới. Nơi đây được coi như cái nôi nuôi dưỡng của những trào lưu, hiện tượng văn học mà đến tận ngày nay, nó vẫn trường tồn để rồi đóng vai trò là suối nguồn sáng tác, gốc cây ý tưởng của những nhà văn, nhà thơ hậu thế. Nằm giữa dòng chảy văn học từ kim cổ, văn học cổ điển Pháp thế kỉ XVII, đặc biệt nhất là bi kịch vẫn là một thể loại sáng tác vô cùng quan trọng trong lịch sử văn học thành văn của nhân dân, của dân tộc Pháp bởi vị trí, tính chất và những thành tựu của nó. Nhiều tác giả với những tác phẩm bi kịch xuất sắc trong thời kì này vẫn còn tồn tại mạnh mẽ trong sinh hoạt văn hoá nghệ thuật của thế giới, là đầu đề của nhiều cuộc tranh luận trong lĩnh vực nghiên cứu, lý luận văn học.

Cho đến ngày hôm nay, khi thể loại bi kịch đã ghi dấu ấn với những kiệt tác bất hủ và ngày càng phát triển với những định hướng khác nhau, bi kịch cổ điển Pháp thế kỷ XVII vẫn luôn được nhắc đến như một mẫu mực của thể loại này. Sự ra đời của một loại những vở bi kịch cổ điển trong thời kỳ này cùng với những đặc trưng thể loại, giá trị nội dung, nghệ thuật của chúng luôn là một nguồn tìm tòi vô tận. Nổi bật nhất trong những đặc điểm đó chính là nguyên tắc sáng tác được minh định rõ nét và được các nhà bi kịch tuân thủ nghiêm ngặt, lấy đó làm thước đo, bản lề chung và duy nhất để định hình cấu trúc tác phẩm của mình. Từ những tiền đề lý luận và thực tiễn trên, tiểu luận mong muốn góp phần tìm hiểu sâu hơn về thể loại bi kịch trong thế kỷ XVII nói chung và cụ thể là nguyên tắc sáng tác nói riêng, từ đó có sự so sánh, đối chiếu với thể loại bi.

12

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN VÀ NGUYÊN TẮC SÁNG TÁC BI KỊCH CỔ ĐIỂN PHÁP THẾ KỶ XVII

1. Cơ sở lý luận chung

1.1. Chủ nghĩa cổ điển

Theo nghĩa rộng, cổ điển (Classic) được coi là mẫu mực của thời cổ hoặc thời kỳ trước đó. Theo nghĩa hẹp hơn, cổ điển hay chủ nghĩa cổ điển (Classicism) là khái niệm ra đời ở thế kỉ XVIII, dùng để chỉ trào lưu văn học ra đời ở Pháp vào thế kỉ XVII. Thuật ngữ

Classicism bắt nguồn từ việc Aristote phân loại, phân hạng các tác phẩm văn học để giảng dạy trong nhà trường (class), thường là những sách hay, từ đó, hình thành nên quan niệm, những tác phẩm được phân loại là những tác phẩm mẫu mực. Trong tiếng Việt, hiểu theo nghĩa chiết tự, cổ là xưa, điển là sách xưa, cổ điển là những tác phẩm ưu tú, vượt qua thử thách của thời gian. Tùy theo quan điểm của từng người mà các nhà nghiên cứu văn học đã có nhiều ý kiến khác nhau về Chủ nghĩa cổ điển.

Trong quyển “Lịch sử văn học phương Tây”, tập I cũng đã nói sơ lược về chủ nghĩa cổ điển: “Tại sao gọi văn học Pháp thế kỉ XVII là văn học cổ điển? Danh từ này xuất hiện ở Pháp thế kỉ XVIII, khi những tác phẩm đó được đem học ở trường làm mẫu mực. Khái niệm “cổ điển” cũng được dùng trong thế đối lập với khái niệm “lãng mạn”. Arixtac ở thế kỷ thứ III trước công nguyên đã dùng danh từ này để phân loại các nhà văn cổ đại. Nhưng khái niệm “chủ nghĩa cổ điển”, văn học “cổ điển” ở đây có nội dung riêng của nó. Có chủ nghĩa cổ điển cho văn nghệ Châu Âu và chủ nghĩa cổ điển cho văn nghệ nước Pháp.” (Trần Duy Châu và nnk., 1979).

Theo quyển “Lý luận văn học tập 1” thì hiểu rằng: “Chủ nghĩa cổ điển là một hiện tượng văn học lịch sử cụ thể, hình thành trên một cơ sở xã hội và ý thức hệ nhất định, tiêu biểu là của thế kỉ XVII ở Pháp.” (Phương Lựu và nnk., 1997).

Trong giáo trình “Lý luận văn học” đã viết: “Trong lịch sử văn học, khái niệm cổ điển từng mang nhiều hàm nghĩa khác nhau, có khi thiên về nghĩa cổ đại, có khi thiên về

13

nghĩa mẫu mực nhưng nghĩa mẫu mực vẫn nhiều hơn. Ngày nay, chúng ta cũng hiểu chủ nghĩa cổ điển như khái niệm đã ra đời ở thế kỉ XVIII, dùng để chỉ một hiện tượng văn học lịch sử cụ thể, hình thành trên một cơ sở xã hội và ý thức hệ nhất định, tiêu biểu là của Pháp vào thế kỉ XVII.” (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2007).

Tóm lại, các nhà nghiên cứu văn học có nhiều cách hiểu khác nhau về chủ nghĩa cổ điển, nhưng tựu chung lại có thể đưa ra định nghĩa về hiện tượng văn học này như sau: Chủ nghĩa cổ điển là một hiện tượng văn học lịch sử cụ thể, hình thành trên một cơ sở xã hội và ý thức hệ nhất định, tiêu biểu là vào thế kỉ XVII ở Pháp và đó còn là một giai đoạn văn học phát triển rực rỡ với trình độ mẫu mực của nền văn học Pháp.

1.2. Bi kịch

Trước hết, để hiểu khái niệm bi kịch chúng ta cần làm sáng rõ một khái niệm gần gũi là khái niệm về bi, là một phạm trù quan trọng trong tư tưởng mĩ học. Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”: “Cái bi (Tragique) là phạm trù mỹ học phản ánh một hiện tượng có tính quy luật của thực tế đời sống xã hội thường diễn ra trong cuộc đấu tranh không cân sức giữa cái thiện và cái ác, cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái phản động… trong điều kiện những cái sau còn mạnh hơn cái trước. Đó là sự trả giá tự nguyện cho những chiến thắng và bất tử về tinh thần bằng nỗi đau và cái chết của nhân vật chính diện. Cái bi tạo ra một cảm xúc thẩm mĩ phức hợp bao hàm cả nỗi xót đau, niềm hân hoan lẫn nỗi sợ hãi khủng khiếp...”. (Lê Bá Hán và nnk., 2006). Cái bi bao trùm một phạm vi rộng lớn những hiện tượng của cuộc sống, nhận thức của con người và là cảm hứng sáng tạo của nhiều loại hình văn học nghệ thuật, nhưng duy chỉ bi kịch là thể loại gắn bó sinh tử với phạm trù cái bi, mà không có thể loại nào thể hiện nổi bật hơn thế. Vì mối quan hệ chặt chẽ giữa bi kịch và cái bi cho nên nhà nghiên cứu Tất Thắng định nghĩa ngắn gọn về bi kịch đó là kịch về cái bi. Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam (1995): “Bi kịch có nội dung bi thương, thường kết thúc bằng sự thất bại, hoặc sự hi sinh của nhân vật chính diện.” Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”: “Bi kịch (Tragedie) là một thể loại hình kịch thường được coi như là

14

độc lập với hài kịch, bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính.” (Lê Bá Hán và nnk., 2006).

Bi kịch là một thể loại gắn liền với những thành tựu của văn học thế giới, nhất là tác phẩm của hai thời kỳ: Hy Lạp cổ và thời kỳ Phục Hưng. Aristotle định nghĩa bi kịch là một tác phẩm hợp nhất bao gồm một khoảng thời gian, câu chuyện, bối cảnh và nhân vật chính. Cốt truyện của bộ phim bao gồm một hành động tuyệt vời, đầy đủ. Từ phương diện thể loại, nói như Gulaiev, “Bi kịch là một tác phẩm kịch được xây dựng trên một xung đột, thể hiện về mặt thẩm mỹ những mâu thuẫn tồn tại trong cuộc sống giữa khát vọng chủ quan của cá nhân con người và khả năng khách quan không thể thực hiện được của nó”. Hay như Phạm Vĩnh Cư đã nói, bi kịch là thể loại của “những vấn đề “cuối cùng” của cuộc sống con người”.

1.3. Nguyên tắc sáng tác

Theo từ điển Tiếng Việt, nguyên tắc là điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm. Ví dụ như: giữ đúng nguyên tắc, nguyên tắc sử dụng máy móc, nguyên tắc sống… Vậy, nguyên tắc sáng tác, hay còn gọi là phương pháp nghệ thuật được hiểu là hệ thống hoàn chỉnh những nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật chi phối toàn bộ quá trình hoạt động sáng tạo để xây dựng nên tác phẩm nghệ thuật mà trước hết là biến nội dung cuộc sống thành nội dung nghệ thuật và cùng với nội dung, chi phối sự sáng tạo hình thức tác phẩm. Nguyên tắc sáng tác không chỉ là sự tổng hợp những phương thức, thủ pháp, biện pháp nghệ thuật, mà còn là sản phẩm của thế giới quan ở đây đã được cụ thể hóa thành một số nguyên tắc sáng tác nghệ thuật cơ bản.

2. Cơ sở hình thành của chủ nghĩa cổ điển

2.1. Cơ sở xã hội

Chủ nghĩa cổ điển Pháp hình thành trên cơ sở nhà nước phong kiến tập trung trong thế quân bình đối lập giữa hai giai cấp phong kiến và tư sản. Giai cấp tư sản thế kỉ XVII ở Pháp dần phát triển tương đối mạnh mẽ, đòi hỏi một thị trường thống nhất nên mâu thuẫn

15

trước hết là với giai cấp phong kiến cát cứ, chứ chưa phải với toàn bộ chế độ phong kiến nói chung. Đồng thời, để mưu cầu sự thống nhất đó, giai cấp tư sản phải dựa vào giai cấp phong kiến tập quyền ở trung ương, vốn cũng muốn dựa vào giai cấp tư sản để thôn tính phong kiến cát cứ. Tình hình này dẫn đến sự tồn tại của một chế độ chính trị mà giới cầm quyền bao gồm cả giai cấp phong kiến và tư sản. Chế độ chính trị này đã tạo nên tính nước đôi cho văn học, khiến chủ nghĩa cổ điển phản ánh ý thức hệ tư sản nhưng lại mang màu sắc phong kiến.

2.1. Cơ sở tư tưởng Chủ nghĩa cổ điển có cơ sở tư tưởng là chủ nghĩa Duy lý của Descartes, một học thuyết tôn sùng lý trí của con người. Descartes cho rằng: “Tôi hoài nghi, nghĩa là tôi tư duy, tôi tư duy, nghĩa là tôi tồn tại”. Ông yêu cầu khi đứng trước một vấn đề, con người nên biết đặt câu hỏi, thể hiện thái độ hoài nghi khoa học, có như vậy, con người mới nhận thức được thế giới một cách đầy đủ nhất. Xét về mặt nào đó, học thuyết này cũng thể hiện sựthỏahiệpvề thếgiới quanvà nhân sinh quan củahai giaicấpquý tộc vàtưsản. Descartes còn cho rằng lý trí là lương tri, lương năng, tồn tại sẵn có trong mỗi người và lý trí của tất cả mọi người là như nhau. Ông tuyệt đối hóa vai trò của lí trí mà xem nhẹ vai trò của tình cảm, cảm xúc. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quan niệm về văn chương, nhất là đến vai trò sáng tạo và sức tưởng tượng của người nghệ sĩ.

CHƯƠNG II: NGUYÊN TẮC SÁNG TÁC BI KỊCH CỔ ĐIỂN PHÁP THẾ KỶ XVII

1. Đề cao lý tính

Bi kịch cổ điển xây dựng nhân vật luôn phải tuân theo quy tắc đề cao lý trí, một ảnh hưởng rõ rệt của triết học Descartes. Theo quan niệm cố hữu của các nhà cổ điển, sự vật muốn thỏa mãn được lý trí thì phải đạt được các tiêu chuẩn của chân lý: tuyệt đối, vĩnh hằng và phổ biến. Chính vì vậy, các nhân vật xuất hiện trong những tác phẩm bi kịch cổ điển thường được phóng đại, cốt để làm nổi bậc một nét tính cách nào đó được cho là bản chất nhất, gạt bỏ tất cả những gì thuộc về cá tính hay có sắc thái tế nhị, khiến tính cách của

16

nhân vật mang tính đồng nhất nghiêm ngặt. Dẫu những nhân vật này mang nét khái quát cao trong tính cách nhưng vô hình chung lại bị tước mất đi tính cụ thể, đơn lập, cá nhân của mình, mang tính chất tĩnh, không có sự vận động và thay đổi. Trong chương I của tập sách “Bàn về nghệ thuật thơ ca” của Nicolas Boileau đã khẳng định: “Phải yêu lý tính, hãy để cho hết thảy văn chương của anh mãi mãi có được giá trị và hào quang của lý tính… Lý tính trong hành trình của nó chỉ có một con đường.” Lý trí trong thời kỳ này là lý trí tư sản, là lương tri thời đại, là mẫu mực sáng tác. Nhờ có lý trí làm đèn dẫn đường, làm cột mốc mà khi đứng trước những cuộc đấu tranh với say mê và dục vọng riêng để phục tùng và phục vụ cho quyền lợi chung, những nhân vật được phác họa trên trang bi kịch sẽ không bị thiên lệch, đi chệch hướng khỏi quỹ đạo chuẩn mực có sẵn, không bị những thứ đen tối nhất thời dẫn dắt. Tôn sùng lý trí cũng là đề cao đạo đức, đề cao vai trò giáo dục của văn chương nghệ thuật, đề cao trách nhiệm của người công dân.

Có thể kết luận rằng, do việc ưu tiên và thể hiện lòng khâm phục và yêu mến lí trí vạn năng của con người nên văn học cổ điển nói chung và bi kịch nói riêng luôn xảy ra mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa lý trí và dục vọng, giữa tình cảm cá nhân và nhiệm vụ chung cao cả. Khi mâu thuẫn đó xảy ra kéo theo những giằng xé nội tâm kịch liệt, nhưng suy cho cùng vẫn thường được giải quyết theo hướng buộc cá nhân phải phục tùng tập thể, tình cảm phải được hy sinh cho những quyết định lý tính. Dưới ảnh hưởng sâu đậm đó, hai ngã rẽ cảm hứng được hình thành, một là những nhân vật nào hành động theo lý trí và theo tiêu chuẩn đạo đức phong kiến thì được ngợi ca, yêu mến, cho dù đôi khi vinh quang ấy phải trả bằng một cái giá rất đắt; ngược lại, những nhân vật làm nô lệ cho những dục vọng thấp hèn sẽ bị phê phán, cười chê.

Lấy vở “Le cid”, tác phẩm bi hài kịch đầu tiên đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa cổ điển, làm ví dụ, ta có thể thấy rõ nó cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi chủ nghĩa duy lý của Descartes. Các nhân vật trung tâm trong tác phẩm được đắp nặn hình tượng đầy lý tưởng, là những con người luôn sáng suốt, lý trí vượt lên tình cảm. Đứng trước những đam mê cá

17

nhân, những dục vọng tế nhị và những vấn đề tư lợi, họ sẽ luôn lựa chọn phục tùng cho lợi ích, danh dự quốc gia và của dòng dõi. Trong vở bi hài kịch bất hủ này, đối với Don Rodrigo, bi kịch lớn nhất của chàng là phải lựa chọn một trong hai con đường, giữa việc trả thù cho cha và tình yêu sâu sắc đối với Simen. Nhưng khi tình cảm được đặt lên bàn cân so sánh với lý trí, nó sẽ chỉ có con đường chết, chàng không thể vì tình yêu cá nhân mà không giết cha nàng để rửa nhục cho cha mình, lấy lại danh dự cho cả một cuộc đời, một gia tộc anh hùng:

“Hận lòng đôi ngả đấu tranh

Nửa là danh dự, nửa tình khó theo Vẹn thù cha, mất người yêu, Bên thêm dũng khí, bên sao ngập ngừng?”

Khi Rodrigo quyết tâm lựa chọn giết chết cha của người mình yêu thương để báo thù cho cha ruột của mình cũng đồng nghĩa với việc chàng đã tự tay cắt đứt mối duyên tình của chàng và Simen. Simen cũng không thể làm trái đạo làm con để kết hôn với một người đã giết chết cha ruột của mình, lại càng không thể ngoảnh mặt làm ngơ mà để kẻ giết người ấy có thể ung dung cho được. Theo lý trí, nàng phải đòi lại công bằng cho cha, bằng việc tố cáo Rodrigo nhưng trái với đó, xét về mặt tình cảm, nàng lại càng yêu chàng hơn bởi ở chàng toát lên bóng dáng của một đấng anh hùng, một người cao cả khi mà chàng dám đương đầu với những thử thách, sẵn sàng gạt bỏ những tư lợi vụn vặt để đặt nghĩa vụ lên hàng đầu. Nhưng dẫu trái tim hướng về người mình yêu, nàng vẫn không được phép quên đi bổn phận của chính mình. Trong những dòng thơ tiếp theo, Pierre Corneille đã lột tả trần trụi những đấu tranh nội tâm giằng xé của Simen, nhưng độc giả vẫn có thể thấy rõ được, dòng chảy ý chí sục sôi đang cuốn trôi thứ tình cảm cá nhân ấy:

“Tình say đắm, chống lại lòng căm phẫn

Trong kẻ thù bắt gặp kẻ ta yêu!

Ta cảm giác giờ đây, mặc căm giận dâng trào.

Rodrige với phụ thân ta, trong trái tim này, vẫn còn giao chiến…”

18

Dẫu phải khóc khiến “mắt ta biến thành suối lệ đầy vơi” nhưng nghĩa vụ vẫn không cho phép nàng dừng tay, Simen chấp nhận “phải báo thù sau điều tai họa đó”.

Vẫn được chấp bút bởi Pierre Corneille, trong vở kịch “Horace”, cả hai nhân vật Horace và Curiace đều đã dẹp bỏ những tình cảm cá nhân để phụng sự cho tổ quốc, sẵn sàng hi sinh tất cả, chỉ mong có thể đem được vinh quang về cho đất nước. Đặc biệt, Horace còn cho rằng, vì mọi người chống một kẻ thù, hy sinh thân mình để đánh bại một người không quen biết là một đức tính tầm phào, với chàng, giết chết kẻ thân thích vì nước nhà mới là vinh quang, sẵn sàng quyết tâm đánh lại một nửa chính mình mới đáng tự hào, và đó mới là một đức tính đáng có. Horace cương quyết với quan niệm trên của mình, chàng sùng tôn lý trí, đề cao cái chung và đánh chết cái tôi bản ngã. Tuy không quyết liệt như Horace nhưng Curiace vẫn khẳng định “Trước khi thuộc về em, ta thuộc về đất mẹ”. Hay trong vở “Orax”, nhân vật chính cũng tuân theo nghĩa vụ vô điều kiện, nếu cần phải tàn nhẫn, nghiêm khắc cũng không từ. Ở đây nhiệm vụ chung thắng tình cảm cá nhân, anh hùng có ý chí sắt đá sẵn sàng bước qua xác của người thân để tiến lên đài vinh quang của Tổ quốc.

Có thể thấy, tư tưởng tôn sùng lý trí, coi lý trí là thứ độc tôn duy nhất và quyết định tấtcảđượcthểhiệnrõnétvàsâusắctrongtừngtrangbikịch.NhưngkhôngchỉcóCorneille mà Jean Racine trong vở “Andromaque” cũng tương tự. Lấy hình tượng từ một vở kịch cổ đại, trong quá trình khắc họa hình tượng nhân vật Andromaque, Racine bộc lộ rõ nét sự hài hòa cao độ giữa lý trí và tình cảm, giữa nghĩa vụ cao cả và trách nhiệm cá nhân. Đứng trước mâu thuẫn giữa việc bảo toàn phẩm tiết với chồng và sự phản bội để cứu được con, dù cho có phải hy sinh tất cả sự kiêu hãnh, lòng tự tôn để quỳ gối trước Hermione (vợ hứa hôn của vua Pyrrhus) nhằm khẩn cầu một con đường sống cho con mình, nàng vẫn kiên cường làm vậy. Van xin bất thành, lý trí sáng suốt lại soi đường cho nàng nhận lời làm lễ thành hôn cùng Pyrrhus, sau khi con trai được bảo vệ bởi chính nhà vua thì nàng sẽ tự sát ngay trong lễ cưới để bảo vệ lòng thủy chung với chồng, với đất nước. Nhưng sau cái chết của nhà vua do bị hạ sát bởi Oreste, Andromaque được nhân dân ủng hộ vì đã giữ lời hứa với vua Pyrrhus. Có thể thấy nhân vật Andromaque đã luôn giữ vững lý trí sáng suốt, nhờ

19

đó mà chỉ có mình nàng là có kết thúc có hậu, còn các nhân vật bị tình cảm chi phối và hành động ích kỷ chỉ vì quyền lợi của bản thân mà quên lãng nhiệm vụ cao cả của mình nên đều có chung một kết cục thê thảm.

2. Mô phỏng tự nhiên

Từ thời văn học cổ đại Hy Lạp La Mã, tự nhiên đã trở thành một nguồn cảm hứng sáng tác vô tận, và đến khi bi kịch cổ điển lên ngôi, nguồn cảm hứng này vẫn không hề mất đi bởi tự nhiên và cái đẹp nguyên thủy của nó chính là mục tiêu cao cả nhất của văn chương nghệ thuật. Cái đẹp đó được nhìn nhận và ghi chép vào trang văn qua lăng kính của lý trí sáng suốt, được gạn lọc cẩn mật, vượt qua cái khách quan để biến thành cái tự nhiên của tâm hồn, của tâm lý con người. Từ đó mà cái đẹp tự nhiên, nguyên thủy của bản tính đã dần được các nhà bi kịch khai thác triệt để. Boileau quan niệm cái đẹp gắn với cái thật: “Tự nhiên là chân thực, người thực có thể thể nghiệm được” vì thế “Hãy để cho tự nhiên trở thành đối tượng nghiên cứu duy nhất”. Tự nhiên ở đây là “tự nhiên đẹp”, tức là đời đời sống trong Cung đình và thành thị, nó cũng là cái tự nhiên không cần thúc trong sinh hoạt đối kháng với cái phản tự nhiên của sinh hoạt và văn chương cầu kì, với tình trạng mất quyền sống tự nhiên trong xã hội tức là mất tự do. Tự nhiên trong bi kịch nói riêng và văn học cổ điển nói chung cũng có những quy tắc nhất định như sau:

Không đưa thiên nhiên vào văn học vì nó sẽ làm nảy sinh tình cảm, không có lợi cho lý trí sáng suốt của con người. Do đó mà ngoại cảnh chỉ được chú ý, chỉ được nhắc đến như một cái khung làm nổi cái cốt truyện. Hiển nhiên, nó lại càng không chú ý mô tả phong tục tập quán, những sắc thái riêng biệt trong đời sống của một dân tộc, một thời đại. “Le cid” nói không với những bức tranh thiên nhiên, khó có thể hình dung được cái khung truyện đang có bối cảnh thiên nhiên như thế nào. Có lẽ phong tục tập quán chỉ được biểu hiện qua luật đấu kiếm. Xuyên suốt vở “Horace”, Corneille cũng không hề miêu tả ngoại cảnh như thế nào, mà chỉ chú ý đến các nhân vật của mình. Không đi vào thế giới tình cảm của con người vì tình cảm cùng những rung động cảm xúc sẽ khiến cho lý trí sáng suốt của con người bị ảnh hưởng. Con người trong bi kịch

20

chỉ là con người phi ngã, hành động theo lý trí và vì nhiệm vụ xã hội trừu tượng. Dẫu vậy, các nhân vật vẫn ít nhiều hiện lên chất riêng của mình, họ vẫn có tình cảm nồng cháy, có trái tim da diết sắt son, lại càng nhiều hơn là đầu óc tỉnh táo, sáng suốt, có ý thức sâu về nghĩa vụ của bản thân. Rodrigo dù yêu Simen say đắm, nồng nàn đến mấy, vẫn không thể từ bỏ nhiệm vụ trả thù cho cha, rửa nhục cho thanh danh của dòng họ. Giết chết cha của Simen, chàng biết rõ tính chất hệ trọng của việc mình làm và bất chấp tất cả, bất chấp cả sự đổ vỡ của tình yêu, cả trái tim tan nát của người tình. Những câu thơ nhấn mạnh liên tiếp của Pierre Corneille đã lột tả được điều này.

Bắt chước cái tự nhiên thế nào cho “dễ chịu” và bắt chước những thực tế xấu xa ghê tởm hay kinh khủng phải mực thước, do đó không nên đưa vào những cảnh khốc liệt và đẫm máu, mà chỉ cần thể hiện một cách gián tiếp. Trận chiến giữa Don Rodrigo và bá tước Don Gomes cũng không được miêu tả trực tiếp mà chỉ được thuật lại qua lời kể của kẻ thua trận. Cái chết của bá tước được thông báo qua lời của quý tộc Don Alonso. Hay trận chiến oanh liệt của Le cid và quân Mô cũng chỉ dừng lại ở đôi câu bẩm báo lên đức vua. Trong “Horace”, cảnh dàn trận của quân đội hai bên được kể lại qua lời của Curiace; cảnh Horace và Curiace đánh nhau sinh tử được kể lại thông qua lời của nàng Giuli; cảnh Camille đau khổ bị anh mình đâm chết chỉ vang vọng tiếng kêu của Camille ở hậu trường: “A! Tên đốn mạt!”.

3. Mô phỏng cổ đại Bi kịch cổ điển luôn lấy cổ đại, cụ thể là những thành tựu văn hóa Hy - La cổ đại để làm chất liệu sáng tác bởi cổ đại, cổ nhân thường được gắn với tính vĩnh cửu, trường tồn và mẫu mực tuyệt đối. Boileau cho rằng: chân lý phổ biến đã được thể hiện, lý tính tuyệt đối đã được kết tinh, các nhà văn về sau chỉ việc mô phỏng. Các nhà bi kịch cổ điển mong muốn có thể phát hiện ra những điểm cộng đồng về tâm lý và đạo đức với cổ nhân đi trước, mà chính vì đó, cốt truyện chủ chốt của họ thường được dựa trên các tác phẩm cổ đại. Bởi theo quan niệm xưa, những kiệt tác được trân trọng từ thời cổ đại thì vốn là mẫu mực và có giá trị vĩnh hằng, thể hiện được chân lý phổ biến, kết tinh được lý tính tuyệt đối nên các

21

nhà văn chỉ cần mô phỏng lại những tác phẩm ấy khi sáng tác. Nhìn chung, trong khuôn khổ những đề tài “mô phỏng cổ đại”, các nhà văn cổ điển chủ nghĩa vẫn giữ được tính sáng tạo về mặt xây dựng nhân vật và đem lại cho những đề tài ấy một ý nghĩa đương thời về mặt luân lý, đạo đức. Điều này cũng hoàn toàn thích hợp với chính thể phong kiến tập trung thế kỉ XVII ở Pháp cùng chủ nghĩa cổ điển hình thành trên cơ sở xã hội đó. Corneille đã tìm đến với những đề tài cổ đại như nền tảng bi kịch của mình. Năm 1640, lấy đề tài trong lịch sử Cổ La Mã, ông viết hai vở “Orax” và “Cinna”. Các vở “Horace” và “Polyeucte” cũng được ông vay mượn chất liệu và khai thác từ những tác phẩm cổ đại. “Horace” đã được Corneille gần như “vay mượn” nguyên xi câu chuyện được nhà viết sử cổ đại Tite Live (59 TCN 17 CN) ghi lại trong “Décades”. Dù việc mô phỏng cổ đại ít nhiều khiến văn học đứng trước nguy cơ ngày một nghèo nàn đi nhưng sự sáng tạo không phải là không có. Song song với việc “bắt chước”, ý thức cải biến, truyền tải những ý nghĩa mới mẻ hợp thời trong tác phẩm của mình vẫn luôn được các nhà bi kịch chú trọng. Họ xác định rằng: “Chúng ta phải dựa vào những anh lùn được cõng trên vai những người lớn, chúng ta thấy nhiều hơn người xưa, người xưa đã đem cả tầm võ của họ để kê kích cho những kích thước bình thường của chúng ta lên cao hơn hẳn họ”. Như Mark đã nhận xét, họ để cho các nhân vật “mặc trang phục thần thánh của người xưa, nói những lời lẽ bắt chước để diễn những tấn tuồng mới của lịch sử thế giới”.

Khi so với những ghi chép của Tite Live, thì “Horace” của Corneille có xuất hiện thêm một nhân vật Sabine, dù là một nhân vật phụ, nhưng lại cực kỳ quan trọng để góp phần đưa tác phẩm trở thành một bi kịch kiệt tác. Tuy học tập cổ nhân, nhưng ý thức cá nhân vẫn cựa quậy trong các sáng tác của ông, điển hình là những cuộc đấu tranh trong tâm hồn của Camille hay Sabine, mà vốn đấu tranh tâm hồn trong bi kịch cổ điển khá là hiếm. Hay trong hồi II, lớp 3 của vở kịch, cuộc đối thoại giữa hai người bạn đã từng rất thân, nay trở thành kẻ thù của nhau trong cuộc đấu kiếm sinh tử, cũng đã cho thấy được tính chất hai mặt trong thế giới quan của ngay bản thân tác giả, thể hiện rõ một sự sáng tạo thành công của tài năng nghệ thuật Pierre Corneille. Guez de Balzac đã nhận xét Corneille “...đã vẽ lên một La Mã tất cả những gì mà La Mã có thể có ở Paris, một La Mã của Tite-

22

Live, cũng tráng lệ như La Mã vào thời kì đầu của các César. Anh cũng đã tìm thấy cái mà La Mã đã mất đi trên những hoang phế của nền Cộng hòa, tức là nhìn thấy cái niềm kiêu hãnh cao quý và hào hiệp của nó. […]. Ở những nơi mà La Mã chỉ là gạch thì anh đã xây dựng lại bằng cẩm thạch, khi nhìn thấy những khoảng không trống rỗng thì anh lấp đầy bằng kiệt tác […].”

Qua nhận xét của người đương thời, ta có thể hiểu rõ hơn về tài năng và ý đồ nghệ thuật của Corneille khi xây dựng Horace dựa trên câu chuyện được nhà viết sử cổ đại Tite Live ghi lại. Corneille đã tiếp thu lịch sử, lại cũng cải biên và sáng tạo nó để biến nó thành bi kịch. Ngay từ tựa của vở kịch “Andromaque”, Racine nói rõ rằng ông lấy đề tài từ một đoạn trích trong tác phẩm “Énéide” của Virgile một nhà thơ cổ La Mã. Ông cũng tuyên bố rằng vở “Andromaque” của Euripides đã cung cấp cho ông một số nét tính cách của Hermione. Ngoài ra, có lẽ những cảm hứng trong anh hùng ca “Iliade” của Homère và “Những người phụ nữ thành Troie” của Sénèque cũng đã tiếp thêm suối nguồn sáng tạo trong ông. Racine mô tả một cách tuyệt diệu từ bản chất, tích cách của các nhân vật: Andromaque, Pyrrhus, Hermione,... Điều nổi bật trong tác phẩm là sự chân thành, giản dị, khác hẳn các bi kịch anh hùng của Corneille hay khác với bi kịch phong nhã cầu kỳ của Kino. Ông không còn hướng về lịch sử cổ đại La Mã mà về đề tài thần thoại Hy lạp với chất thơ, tính nhân đạo sâu sắc và tính chân thật của nó. Tuy để các nhân vật được xây dựng với ngoại hình, cử chỉ, điệu bộ, lời nói, trang phục,… như các thần thoại Hy Lạp La Mã xưa, nhưng Racine lại tập trung vào bi kịch tinh thần, đặt nền tảng đầu tiên thể loại bi kịch tâm lý với cốt truyện hết sức đơn giản. Đặc biệt, qua hình tượng nhân vật nữ tích cực, thủy chung Andromaque, Racine đã thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc.

4. Tính quy phạm chặt chẽ

Nói đến bi kịch cổ điển Pháp thì không thể bỏ qua tính quy phạm chặt chẽ trong việc lựa chọn cũng như đánh giá đề tài, nhân vật và những quy tắc kết cấu của nó.

23

4.1. Về đề tài

Bi kịch thường có xu hướng chắp bút viết về những đề tài lớn lao, vĩ mô, gắn với vận mệnh của dòng dõi, dân tộc và quốc gia, và những đề tài mang tính cá nhân hóa và đơn lẻ như việc đề cập đến một cá tính cụ thể, một số phận cụ thể với một hoàn cảnh cụ thể là vô cùng hiếm, gần như không xuất hiện. Nó phải là cái chung, cái vĩ đại và tuyệt đối, đó cũng là lý do vì sao những hình tượng nhân vật trung tâm thường là những người anh hùng gánh trên vai sức nặng của nghĩa vụ cao cả, to lớn, như “Le cid” hay “Horace”. Được đặt trong một chủ đề lớn lao nên ý chí và tâm hồn của họ cũng buộc phải cao cả, tính cá nhân bị rũ bỏ hoàn toàn. Tác giả không được chọn những mặt yếu đuối của tâm hồn, nhất là tình yêu, làm chủ đề bi kịch. Ở “Horace”, đề tài của tác phẩm liên quan trực tiếp đến vận mệnh của La Mã và Albe, mạch truyện được đặt trong đúng mốc thời gian quan trọng nhất trong cuộc chiến và khai thác được gần như trọn vẹn cuộc chiến sinh tử này. Hay trong “Cinna”, nhân vật trung tâm là hoàng đế Augustus, hiện thân của Nhà nước quân chủ chuyên chế, của tổ quốc La Mã hùng cường, trên vai ông là lợi ích chung của cả một đế chế, ông không được phép vì những ham muốn tư lợi mà bỏ qua vận mệnh của toàn quần chúng con dân. Dẫu đôi lúc trong tác phẩm, một số nhân vật như Curiace, Camille, hay Cinna, Macxim cũng đã một phần nào đề cập đến tình cảm cá nhân, nhưng tựu chung lại, những điều đó lại bị cho là tầm thường, không đáng trân trọng, nên cuối cùng tình cảm riêng trong vở kịch cũng đã phải nhường chỗ cho tình cảm chung dành cho đất nước được phát triển.

4.2. Về nhân vật

Bi kịch cổ điển không dành ưu tiên cho đẳng cấp thứ ba, những nhân vật trung tâm của bi kịch thường xoay quanh những ông hoàng, bà chúa, những tướng tá lẫy lừng thuộc giới quý tộc. Lấy “Le cid” làm ví dụ, ta có thể thấy rõ điều này. Các nhân vật trong “Le cid” đều là người của giai cấp quý tộc (với dấu hiệu là chữ Don): ông vua Don Fernan, công chúa Don Urac, Don Die, bá tước Don Gomes,… Cả Don Rodrige và Simen hai nhân vật trung tâm của tác phẩm đều là những công tử tiểu thư trong những gia đình bề thế, có cha là những “vị công thần” của triều đình. Bên cạnh đó, ở trong “Horace”, ta cũng

24

bắt gặp toàn các nhân vật dòng dõi quý tộc. Đặc biệt, các nhân vật được cử ra đấu kiếm đều là những vị anh hùng của quốc gia, đơn cử như Horace là một chiến binh dũng mãnh, không khuất phục trước kẻ thù và có lẽ, chàng được thừa hưởng những điều đó từ người cha của mình một hiệp sĩ Roma. Curiace cũng được tác giả giới thiệu là một quý tộc xứ Albe. Các vở bi kịch của Racine cũng tương tự. Đây cũng là lý do giải thích vì sao chủ nghĩa cổ điển nói chung và bi kịch nói riêng không đặt vấn đề học tập văn học dân gian, bởi không chịu được tinh thần hạ bệ của nền văn học bình dân này.

4.3. Về luật Tam duy nhất

Bi kịch được xem là thể loại hợp khẩu vị nhất vì phản ảnh xung đột lý trí và tình cảm, cá nhân và xã hội tập trung nhất, là “con cưng” của nền văn học cổ điển, nhưng vẫn chịu những quy định hết sức nghiêm ngặt, khắt khe, cụ thể là luật Tam duy nhất (Ba nhất): Duy nhất về thời gian (chuyện xảy ra không quá 24 tiếng): Vì người đương thời quan niệm đi xem kịch chỉ mất vài tiếng đồng hồ, vậy nên thời gian của vở kịch không nên quá 24 tiếng. Và bởi, các nhà văn cổ điển nhận ra rằng vận mệnh xã hội xoay quanh tâm lý của người thống trị, “kịch trường cổ điển lấy nội tâm làm trụ cột cho hành động sân khấu”. Do tâm lý được biểu hiện một cách duy lý, quá mức sáng suốt nên chỉ cần thời gian một ngày là đủ để giải quyết tất cả mâu thuẫn diễn ra, nhưng cũng chính vì đó mà luật “Tam duy nhất” đã gạt bỏ hết những diễn biến phong phú, phức tạp của cuộc đời và xã hội. Trong vở kịch “Horace” của P.Corneille, tác giả đã cố gắng nén lại để được khoảng thời gian là một ngày đêm, khắc phục hạn chế mà trước đây “Le cid” bị phê phán vì các nhà phê bình cho là nó kéo dài khoảng 36 tiếng.

Duy nhất về địa điểm (chuyện xảy ra ở một địa điểm nhất định): Theo quan niệm lúc bấy giờ, khán giả chỉ ngồi ở một vị trí nhất định để thưởng thức kịch, và bởi chuyện chỉ diễn ra trong một ngày, nên nhân vật không thể và không có điều kiện di chuyển được nhiều địa điểm. Điển hình như trong tác phẩm “Horace”, ta thấy rằng mọi sự kiện đều được diễn ra ở một nơi duy nhất, đó chính là tại “kinh thành

25

Roma, trong một gian phòng nhà Horace”. Kể cả khi miêu tả cuộc chiến, vẫn chỉ là lời nói của nhân vật Giuli ở địa điểm đó, không hề có sự chuyển dịch không gian. Duy nhất về hành động (chỉ xoay quanh một hành động nhất định): Các nhà sáng tạo bi kịch nói riêng và các nhà văn cổ điển nói chung thường xây dựng tác phẩm chỉ xoay quanh một hành động nhất định, để lý trí được sáng suốt. Quy tắc này đòi hỏi chủ đề của tác phẩm phải đơn giản, không chứa đựng những tình tiết dư thừa, phải tránh tối đa những sự phức tạp, rối rắm. Và trong vở kịch “Horace”, hành động đấu tranh giữa lí và tình, giữa riêng và chung của các nhân vật luôn được thể hiện xuyên suốt tác phẩm mà ngoài những xung đột đó không hề có sự hiện diện của những mạch bi kịch nào khác.

4.4. Về cấu trúc kịch 5 hồi Nguyên lý cấu trúc kịch 5 hồi cũng là một trong những nguyên lý thi pháp quan trọng của bi kịch cổ điển. Theo Aristotle, cấu trúc của kịch phải đảm bảo sao cho có đầu, có giữa và có cuối. Đầu đóng vai trò nút thắt, giữa là chuyển biến sự việc còn cuối là mở nút. Thời cổ đại, các học giả đã phát triển tư tưởng của Aristotle và các nhà lý luận khác để thống nhất tư tưởng xây dựng nên cấu trúc kịch 5 hồi:

Hồi I Giao đãi

Hồi II - Thắt nút

Hồi III Cao trào

Hồi IV Tạm thời hòa hoãn

Hồi V - Kết thúc

Bi kịch cổ điển đã tuân thủ chặt chẽ nguyên lý cấu trúc này.

CHƯƠNG III: ẢNH HƯỞNG CỦA NGUYÊN TẮC SÁNG TÁC BI KỊCH CỔ ĐIỂN PHÁP THẾ KỈ XVII ĐẾN BI KỊCH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

Theo luồng tư tưởng ảnh hưởng mạnh mẽ của phương Tây, trực tiếp là hài kịch và bi kịch cổ điển Pháp thế kỷ XVII, cộng thêm ý thức chủ động tiếp thu và cải biến để làm

26

giàu văn học, kịch Việt Nam đã xuất hiện những tác giả và tác phẩm gây tiếng vang lớn. Ngoài vai trò mở đầu của Vũ Đình Long còn xuất hiện những tên tuổi lớn khác như Nam Xương, Đoàn Phú Tứ, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng…

“Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng là vở bi kịch 5 hồi, viết về một sự kiện lịch sử xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 1517. Nhân vật Vũ Như Tô là một kiến trúc sư có tài, bị vua Lê Tương Dực bắt xây Cửu Trùng Đài để vui chơi với các cung nữ. Vốn là một nghệ sĩ chân chính gắn bó với nhân dân, đứng trước yêu cầu vô lý của nhà vua, ông đã từ chối. Nhưng sau nghe lời khuyên của cung nữ Đan Thiềm cộng thêm niềm khát khao mong muốn xây nên một công trình “đoạt tinh xảo với hóa công” luôn hừng hực cháy, Vũ Như Tô đã trổ tài xây một lâu đài vĩ đại làm niềm hãnh diện của dân tộc. Nhưng chính vì công trình tâm huyết đó của ông đã làm tốn rất nhiều mồ hôi, xương máu và tài sản, nhân dân quay sang oán ghét, phỉ nhổ Vũ Như Tô. Nhân mâu thuẫn ấy, Quận công Trịnh Duy Sản dấy binh, lôi kéo thợ làm phản giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm và thiêu hủy Cửu Trùng Đài.

Về luật tam nhất, vở “Vũ Như Tô” tuân thủ triệt để nguyên tắc thống nhất hành động và đó chính là khát vọng sáng tạo và hành động xây Cửu Trùng đài của Vũ Như Tô. Hành động đó được diễn ra dù có lúc ở các địa điểm khác nhau nhưng đó đều là nơi chốn cung đình.

Hồi I và Hồi II diễn ra cùng một thời gian. Sau đó nửa năm là sự bắt đầu của Hồi III, Hồi IV xảy ra sau hồi III 4 tháng và hồi V cùng thời gian với Hồi IV. Thời gian xảy ra hành động của vở kịch kéo dài 9 tháng cho thấy nguyên tắc thời gian thống nhất đã bị phá vỡ trong Vũ Như Tô (cốt truyện không diễn ra trong 24 giờ).

Về nguyên lý cấu trúc, vở kịch “Vũ Như Tô” cũng triệt để tuân thủ cấu trúc 5 hồi: Hồi I: Trình bày, giao đãi về mối quan hệ và ý đồ của các nhân vật, đặc biệt là mầm mống xung đột trong ý đồ xây Cửu Trùng Đài.

Hồi II: Nút thắt hình thành khi Vũ Như Tô cùng Đan Thiềm tâm đầu ý hợp trong xây Cửu Trùng Đài.

27

Hồi III: Nút kịch thắt chặt hơn khi nguy cơ ngày càng lớn do hậu quả của hành động xây Cửu Trùng Đài và càng thắt chặt hơn khi xuất hiện những thế lực chống đối quyết liệt hành động xây Cửu Trùng Đài.

Hồi IV: Bạo loạn nổi ra do hậu quả tai hại từ việc xây Cửu Trùng Đài đem lại.

Hồi V: Kết thúc tấn bi kịch.

Qua đó, cho thấy “Vũ Như Tô” trong cấu trúc kịch đã chịu ảnh hưởng và tuân thủ triệt để thi pháp cấu trúc 5 hồi và mạch chuyện chỉ xoay quanh một hành động duy nhất là xây Cửu Trùng Đài. Theo Aristote thì sự thống nhất của hành động quy tụ vào một hành động chính và trong Vũ Như Tô, những hành động xoay quanh việc xây Cửu Trùng Đài là hành động thống nhất, trong vở kịch tất cả những sự kiện, những hành động đều tập trung vào việc xây dựng Cửu Trùng Đài. Nhân vật chính và các nhân vật khác quan trọng khác đều bị hút vào cái từ trường ấy.

Ngoài bi kịch của Nguyễn Huy Tưởng, đọc “Yêu Ly” của Lưu Quang Thuận cũng thấy ít nhiều những ảnh hưởng của việc xây dựng đề tài và nhân vật của bi kịch cổ điển. Yêu Ly giống bi kịch cổ điển ở chỗ có đầy đủ phẩm chất của một dũng sĩ trung đại có trí, có nhân, có tín. Tác giả ký thác và khắc họa chàng thành một hình tượng nhân vật bi kịch đích thực, một dũng sĩ tính cách cao cả, mắc phải lỗi lầm khủng khiếp nhưng cuối cùng lý trí đã giúp chàng soi sáng và nhận ra tội lỗi của mình và tự trừng phạt bằng cái chết. Các nhân vật trung tâm của bi kịch Việt Nam cũng hay có sự xuất hiện của con người thuộc tầng lớp quý tộc, khá giả. Ví dụ như trong “Chén thuốc độc” của Vũ Đình Long, câu chuyện xoay quanh một gia đình viên chức khá giả ở Hà Nội, hay “Yêu Ly” cũng là một chàng dũng sĩ danh vọng, “Rừng trúc” của Nguyễn Đình Thi cũng kể về các nhân vật lịch sử như Thiên Cực công chúa, Trần Thủ Độ, Chiêu Thánh hoàng hậu, Trần Cảnh…

Nhìn chung, bi kịch cổ điển có ảnh hưởng khá sâu sắc đến thể loại bi kịch Việt Nam, nhưng do thời gian biến thiên, thị hiếu thay đổi và sự sáng tạo của các nhà văn không ngừng được trau dồi và thôi thúc, những tác phẩm bi kịch của Việt Nam đã không hề nằm

28

gò bó trong những khuôn phép của bi kịch cổ đại. Nhân vật trong bi kịch Việt Nam có cá tính cá nhân khá đậm nét, lồng ghép nhiều ý tưởng và suy nghĩ của tác giả mà không phải là một nhân vật trung tâm với tầm vóc vĩ đại lớn lao, vì cái chung mà chôn vùi cái riêng như bi kịch cổ điển thế kỷ XVII. Ngoài đó, trong các tác phẩm bi kịch nước nhà, những gì thuộc về tự nhiên luôn là nguồn cảm hứng vô tận, bao gồm cả thiên nhiên và tình cảm nguyên thủy trong mỗi người mà điều này ta không thể bắt gặp trong bi kịch cổ điển được.

29

KẾT LUẬN

Các tác phẩm thuộc thể loại bi kịch cổ điển Pháp vào thế kỷ XVII luôn xuất hiện dưới một vẻ ngoài chỉn chu, câu từ và cả diễn biến kịch luôn dựa vào một khuôn mẫu có sẵn. Các nhà bi kịch đã coi những thành tựu trước đó của cổ nhân làm mẫu mực, đi sát nguyên tắc đã định, từ đó mà lựa chọn nhân vật, dàn cảnh, xây dựng cốt truyện và phát triển diễn biến. Do đó mà những tác phẩm bi kịch thời kỳ này thoạt nhìn có vẻ mang những nét tương đồng, trùng lặp khá nhiều. Những nguyên tắc sáng tác này cũng đã trở thành bản lề để các nhà bi kịch đi sau làm tiền đề sáng tác tác phẩm của riêng mình, tuy nhiên, ở những tác phẩm bi kịch đời sau đã có những cải biên, sáng tạo, phá vỡ quy tắc và định hình hướng đi riêng của riêng mình và gặt hái được những thành tựu vang dội, điển hình là sự tác động của nguyên tắc sáng tác này đến nền bi kịch Việt Nam. Ngoài những quy tắc trên, bi kịch cổ điển cũng vẫn phải chịu tác động của nhiều quy tắc nhỏ vụn khác, việc nghiên cứu và tìm ra những quy tắc ấy vẫn còn cần đào sâu, phát triển.

30

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Châu, T.D., Khoả, N.V., Trung, L.D., Hiếu, N.T., Tửu, P.V. (1979). Lịch sử văn học phương Tây tập I. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

2. Chiên, P.T. (2013). Bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại: Qua một số tác phẩm tiêu biểu (Luận án Tiến sĩ văn học, Học viện Khoa học Xã hội Tp. HN).

3. Corneille, P. (2006). Lơ Xít 100 Kiệt Tác Sân Khấu Thế Giới. Hà Nội: Nxb Sân khấu.

4. Đào, Đ.A., Nhân, H., Trung, L.D. ... Tửu, P.V. (1999). Văn học phương Tây. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

5. Hán, L.B., Sử, T.Đ., Phi, N.K. (2006). Từ điển thuật ngữ văn học. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

6. Hạnh, N.T.H. (2007). Giáo trình Lí luận văn học. Cần Thơ: Đại học Tây Đô.

7. Hiền, P.N. (2021). Luật Tam duy nhất trong kịch phương Tây và sự vận dụng ở Việt Nam. Nghiên cứu châu Âu, 67 75.

8. Lựu, P., Sử, T.Đ., Nam, N.X., … Bình, T.T.T. (1997). Lí luận văn học. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

9. Tưởng, N.H. (1944). Kịch lịch sử: Vũ Như Tô. Tri Tân: Tạp chí văn hóa ra hàng tuần, 12 13.

31

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.