베
트
남
여
성
을
위
한
한국문화교실
목 차
인사말
05
한국문화교실 지난 13년 간의 기록 준비기
16
전라북도 행정안전부 시대
19
삼성시대
23
개미후원시대
39
코이카시대
42
공개수료식
51
강사들
56
언론에 소개된 한국문화교실
63
통계자료
68
또 다른 사업들
72
맺음말
82
Mục lục
Lời mở đầu
05
16
Giai đoạn Bộ hành chính và an toàn tỉnh Jeonlabuk
19
Giai đoạn Samsunng tài trợ
23
Giai đoạn tài trợ cá nhân
39
Giai đoạn KOICA tài trợ
42
Trao bằng chứng nhận
51
Giảng viên
56
Ghi ghép trong 13 năm Giai đoạn chuẩn bị
Lớp học trải nghiệm văn hóa được giới thiệu trên truyền thông
63
Tài liệu thống kê
68
Những hoạt động khác
72
Lời cuối
82
인사말 Lời mở đầu
5
시크로와 자전거만 다녔던 한가한 거리에, 남성들이, 노점 찻집에 하루종일 앉아서 씨앗을 까먹으며 담소를 나누고 있을때, 여성들은, 쓰레기가 산을 이룬 수레를 밀고 다녔으며, 돈 가잉에 야채와 과일을 잔뜩 싣고 팔러 다녔으며, 자전거 한대에 양쪽에 철사로 박스를 만들어 화분을 잔뜩 실고는 “Mua di, Mua di(사세요)” 를 외치며 다녔고 새벽시장에서 큰 칼을 들고 육고기를 썰면서 “Chị ơi(찌 어이)” 를 불렀습니다. 길에서나 시장에서나 바쁘게 돈을 버는 사람은 여성들 뿐이었습니다. 이런 여성들의 삶을 들여다 보다가 한국어 교실을 열게 되었습니다. 자기 몸의 10배가 넘는 물건을 가지고 다니며 하루종일 이 골목 저 골목을 누벼야 하는 베트남의 여성들에게 한국어를 매개로 좀 더 쉬운 나은 삶을 살게 해주고 싶어서였습니다. 그 시작이 오늘의 한국문화교실을 탄생시켰습니다. 베트남 여성들과 함께 살아온 지 어느덧 20년이 넘어갑니다. 이제 그들은 나의 동생이며, 딸이 되었습니다. 국방(國防)과 경제(經濟)와 육아(育兒)의 의무를 모두 짊어지고 지구상에서 가장 억척스런 아내로 살아야 하는 베트남의 여성들, 그들이 행복해지는 날까지 우리의 발걸음은 멈출 수가 없습니다. 한베문화교류센터 김영신
6
Trên con đường thảnh thơi chỉ có xe đạp và xích lô đi lại Những người đàn ông ngồi cả ngày ở những quán trà đá ven đường cắn hướng dương và tán gẫu Trong khi đó những người phụ nữ Kéo những chiếc xe chở đầy rác Gánh những chiếc đòn gánh chất đầy rau và hoa quả mang đi bán Một chiếc xe đạp được gắn thêm hai cái sọt làm bằng dây sắt, chất đầy những chậu hoa. Người phụ nữ vừa dắt xe vừa rao “Mua đi, mua đi” Sáng sớm ở chợ, những người phụ nữ cầm trên tay chiếc dao lớn, vừa thái thịt vừa gọi “Chị ơi, chị ơi”. Dù là trên đường hay trong chợ, chỉ có phụ nữ là người bận rộn kiếm tiền Chứng kiến những hình ảnh như vậy, tôi quyết định mở lớp học tiếng Hàn. Người phụ nữ Việt Nam vác bên mình món hàng nặng gấp 10 lần cơ thể trên chiếc eo bé nhỏ, chạy vạy khắp những con ngõ để mưu sinh. Tôi muốn giúp những người phụ nữ ấy để họ có một cuộc sống dễ dàng và hạnh phúc hơn nhờ vào cầu nối là tiếng Hàn. Và lớp học trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc được ra đời từ chính sự khởi đầu đó. Đã hơn hai mươi năm qua, tôi đã sống và đồng hành cùng phụ nữ Việt Nam.Giờ đây những người phụ nữ ấy đã trở thành những người em, người con của tôi. Phụ nữ Việt Nam không chỉ mang nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái mà còn tham gia vào hoạt động kinh tế và bảo vệ tổ quốc, họ là những người phụ nữ kiên cường nhất trên thế giới. Chúng tôi sẽ không bao giờ dừng bước cho đến ngày phụ nữ Việt Nam được hạnh phúc.
Viện trưởng Trung tâm Giao lưu Văn hóa Việt Hàn Bà Kim Young Shin
7
안녕하십니까? 주베트남 대한민국 대사 박노완입니다. 먼저, 지난 20여년 간 한국 남성과 결혼한 베트남 이주여성들과 저소득층 여성들을 대상으로 한국문화교실을 운영하는데 헌신적인 노력을 해오신 심상준 대표님과 김영신 원장님을 비롯한 한베문화교류센터 직원분들께 감사의 말씀을 드립니다. 그리고 무엇보다 오늘 한국문화교실을 통해 한국어, 한국문화를 열심히 배우고 수료를 하게 된 학생 여러분! 진심으로 축하드립니다. 한국과 베트남은 1992년 수교 이후 경제적 분야의 협력을 급속히 확대해 오고 있으며, 이에 부응하여 문화와 인적 교류 또한 급속한 관계 발전을 통해 베트남이 다른 어느 나라보다 한국에게 ‘가까운 이웃’이 되었습니다. 그리고 그 중심에는 ‘사돈의 나라’라는 특별한 관계가 말해주듯 한-베 가정이 함께 하고 있습니다. 이제 한-베 가정은 우리 사회의 소중한 구성원이자 새로운 원동력이 되고 있으며, 미래 한-베 관계 발전의 큰 밑거름이 되고 있습니다.
8
그래서 오늘 한국문화교실을 수료하는 베트남 이주여성 여러분 한 분 한 분이 더욱 더 소중하며, 짧은 기간이었지만 이곳에서 배운 한국의 문화가 한국에서 적응하고 행복한 가정을 만들어 나가는 데 큰 도움이 되기를 바랍니다. 사랑하는 부부사이에도 갈등이 있을 수 있습니다. 한국에서의 새로운 생활이 언어와 문화적 차이 등으로 어려움이 많을 것입니다. 그러나 절대 조급해 하지 말고 부부간에 서로의 문화와 언어를 함께 배우며 상대방을 존중하고 사랑해 나간다면 어떠한 난관도 극복해 나갈 수 있다고 믿습니다. 저는 여러분들이 행복한 가정을 꾸려 나가기를 진심으로 기원합니다. 또한 한국문화교실을 통해 한국을 알고 배운 지식을 바탕으로 베트남 여성들이 좀 더 좋은 직업을 갖고 더 나은 행복한 삶을 만들어가기를 바랍니다. 다시 한번, 물심양면으로 베트남 여성들의 참된 교육을 위해 힘써주신 한베문화교류센터 선생님들께 감사의 말씀을 드립니다. 끝으로 밝아오는 경자년에는 희망찬 기운과 행운이 늘 함께하고 건강하시길 기원합니다. 감사합니다.
주베트남 대한민국 대사 박노완
9
Xin chào mọi người, tôi là Park Noh Wan - Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam. Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Giám đốc Trung tâm giao lưu văn hóa Việt Hàn Sim Sang Joon, viện trưởng Kim Young Shin và toàn bộ nhân viên Trung tâm Giao lưu văn hóa Việt Hàn, những người đã và đang nỗ lực hết mình trong suốt 20 năm qua để tổ chức lớp học Trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc dành cho phụ nữ Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn và các cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc. Đặc biệt hơn nữa, tôi xin được gửi lời chúc mừng tới toàn bộ học viên của lớp học trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc, ngày hôm nay đã kết thúc quá trình học tiếng Hàn, và văn hóa Hàn Quốc một cách chăm chỉ. Hàn Quốc và Việt Nam sau khi thiết lập mối quan hệ ngoại giao năm 1992, đã và đang mở rộng hợp tác nhanh chóng trong các lĩnh vực kinh tế, có thể nói thông qua sự phát triển nhanh chóng mối quan hệ, giao lưu văn hóa và nhân lực, so với các quốc gia khác, Việt Nam là “ người hàng xóm gần gũi” nhất của Hàn Quốc. Đồng hành với việc đó là các gia đình đa văn hóa Hàn-Việt cũng đóng một vai trò quan trọng, khiến cho mối quan hệ giữa hai nước có thể nói là mối quan hệ “hai nước thông gia”. Chính vì thế, tôi rất trân trọng những phụ nữ Việt Nam ngồi tại đây, đã hoàn thành khóa học trải nghiệm văn hóa này và rất mong mọi người, thông qua những gì đã được học về văn hóa Hàn Quốc tại lớp học này sẽ thích ứng thật tốt cuộc sống bên Hàn và tạo nên một gia đình đa văn hóa hạnh phúc. Dù vợ chồng có yêu thương nhau như thế nào, thì cũng sẽ xảy ra những mâu thuẫn. Khi các bạn sang Hàn, bắt đầu cuộc sống mới, cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn về ngôn ngữ và văn hóa. Tuy nhiên, chúng ta không nên suy nghĩ tiêu cực,
10
tôi tin rằng, nếu các bạn cùng chồng mình học hỏi, thấu hiểu ngôn ngữ, văn hóa của nhau, cùng tôn trọng đối phương thì mọi khó khăn chúng ta đều có thể lạc quan mà khắc phục được. Ngoài ra, thông qua lớp học này, bằng những kiến thức đã học được tôi rất mong các bạn sẽ tìm được một công việc tốt, và có một cuộc sống hạnh phúc hơn. Một lần nữa, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Trung tâm giao lưu văn hóa Việt Hàn đã nỗ lực, giúp đỡ những người phụ nữ Việt Nam cả về vật chất lẫn tinh thần. Cuối cùng, nhân dịp năm mới Canh Tý sắp đến gần, tôi xin được kính chúc sức khỏe tới toàn thể quý vị, chúc các quý vị luôn gặp nhiều may mắn và tràn đầy hy vọng trong năm mới . Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan
11
안녕하세요, 코이카 베트남 김진오 소장입니다. 1991년 출범한 코이카는 한-베트남 관계 및 베트남의 발전 역사와 함께 해왔습니다. 한-베 문화교류센터가 운영하는 한국문화교실이 올해로 20년째를 맞았으니, 이제 성년의 나이로 접어들었습니다. 양국 간 우호협력관계가 그만큼 깊고 단단하다는 것을 상징적으로 보여줍니다. 코이카는 민관협력 프로그램의 일환으로 한-베 문화교류센터와 ‘베트남 저소득층 여성을 위한 직업훈련’을 위해 2017년부터 함께 해 왔습니다. 오늘 유종의 미를 거두게 된 것을 기쁘게 생각합니다. 코이카의 지원을 계기로 한국과 베트남의 양국 관계 발전에 또 하나의 중요한 이정표가 되기를 희망합니다. 우리 KOICA 베트남 사무소는 1994년 개소 이래 2018년까지 약 3억 9000만불 규모의 ODA 자금을 베트남 경제사회 발전을 위해 지원을 하였고, 이를 통해 양국의 우호적인 협력관계가 증진되는데 기여하였습니다. 2019년 3천 5백만불 규모의 ODA 자금을 베트남에 지원하였습니다. 베트남과 한국의 적극적인 노력과 협력에 힘입어 KOICA는 이제 사람(People), 평화(Peace), 번영(Prosperity)과 환경(Planet)이라는 4P의 기본원칙으로 베트남의 지속가능한 발전을 위해 헌신할 예정입니다. 사람 중심의 ODA라는 코이카의 가치를 바탕으로, 동 사업이 베트남 여성들의 자립을 위해 성공적으로 추진될 수 있도록 아낌없이 지원해주신 한베문화교류센터 관계자분들께 다시 한번 감사 드립니다.
코이카 베트남 사무소 소장 김진오
12
Xin chào, tôi là Kim Jin Oh - Giám đốc quốc gia của KOICA tại Việt Nam Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (KOICA). Được thành lập vào năm 1991, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã và đang sát cánh cùng lịch sử phát triển của Việt Nam cũng như mối quan hệ hữu nghị Việt - Hàn. Năm nay đã là năm thứ 20 Trung tâm Giao lưu Văn hóa Việt Hàn tổ chức lớp học trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc và giờ đây, có thể nói lớp học đã bước vào giai đoạn trưởng thành. Lớp học trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc chính là biểu tượng cho mối quan hện hữu nghị Việt - Hàn ngày càng sâu sắc và bền vững. Trong khuôn khổ chương trình hợp tác công tư, từ năm 2017, KOICA đã phối hợp với Trung tâm Giao lưu Văn hóa Việt Hàn thực hiện chương trình “Giáo dục hướng nghiệp dành cho phụ nữ Việt Nam có thu nhập thấp”. Và ngày hôm nay, tôi cảm thấy rất vui mừng khi cuối cùng, chương trình cũng đã gặt hái được thành công. Tôi hy vọng sự hỗ trợ của KOICA lần này sẽ trở thành một cột mốc quan trọng trên chặng đường phát triển quan hệ hai nước Việt - Hàn. Văn phòng KOICA tại Việt Nam được thành lập từ năm 1994 và cho đến năm 2018 đã hỗ trợ khoảng 390.000.0000 USD vốn ODA với mục đích phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam và qua đó, đóng góp vào sự thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị hai nước Việt - Hàn. Năm 2019, KOICA đã hỗ trợ 35 triệu đô vốn ODA vào Việt Nam. Nhờ vào sức mạnh hợp tác và nỗ lực tích cực của cả Việt Nam và Hàn Quốc, KOICA sẽ cống hiến nhiều hơn nữa vì sự phát triển bền vững của Việt Nam dựa trên nguyên tắc 4P: Con người (People), hòa bình (Peace), thịnh vượng (Prosperity) và môi trường (Planet). Dựa trên nền tảng giá trị của KOICA là ODA lấy con người làm trung tâm, một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Giao lưu Văn hóa Việt Hàn đã hỗ trợ hết mình để chương trình được diễn ra thành công tốt đẹp, giúp người phụ nữ Việt Nam trở nên tự lập hơn. Giám đốc quốc gia KOICA tại Việt Nam Kim Jin Oh
13
Vì sự ổn định của gia đình và xã hội để phát triển đất nước GS,TS Lê Thị Quý Viện trưởng Viện nghiên cứu Giới và Phát triển Nhân dịp kỷ niệm 27 năm thiết lập quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc ở cấp cao nhất và trước thềm năm mới 2020, thay mặt cơ quan đối tác Việt Nam, tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới Trung tâm Giao lưu văn hóa Việt- Hàn, đơn vị đã thực hiện chương trình giáo dục “Trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc” cho phụ nữ Việt Nam từ 10 năm qua, trong đó có 3 năm cuối thực hiện chương trình của KOICA. Việt Nam và Hàn Quốc là hai nước láng giềng có hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt: cùng là nước không lớn, cùng theo Nho giáo, cùng bị chia cắt đất nước nhiều năm. Thời kỳ hiện đại, từ 1975 - 1982, Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu có quan hệ buôn bán tư nhân qua trung gian, và tới năm 1983 thì bắt đầu có quan hệ buôn bán trực tiếp và một số quan hệ phi chính phủ. Những năm sau đó, sự hợp tác toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa đã đưa hai nước tới gần nhau hơn. Về chính trị, hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao và các cấp, các ngành đã giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tăng cường quan hệ hợp tác song phương. Cho đến năm 1990, khi Việt Nam đã thực hiện chính sách mở cửa thì
14
mối quan hệ này đã dần tốt hơn, đồng thời sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Hàn Quốc thì ngay sau đó các doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư theo diện rộng vào kinh tế, giáo dục, văn hóa, đặc biệt là các chương trình phim ảnh, truyền hình, âm nhạc. Về kinh tế, Hàn Quốc đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam, luôn đứng trong danh sách nhóm 5 nước có quan hệ kinh tế quy mô lớn nhất với Việt Nam. Về văn hoá giáo dục, hai nước đã ký Hiệp định Văn hoá tháng 8/1994 cùng nhiều thoả thuận hợp tác giao lưu văn hoá, nghệ thuật. Nhiều người Việt Nam đã tốt nghiệp đại học, cao học, tiến sỹ tại Hàn Quốc. Tháng 9/1994 Việt Nam thành lập Hội Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc. Năm 2001 Hàn Quốc thành lập Hội Giao lưu Hữu nghị Hàn Quốc Việt Nam. Việt Nam còn được biết đến là một quốc gia Đông Nam Á gần gũi nhất với Hàn Quốc bởi nét đặc trưng về văn hóa, phong tục tập quán. Hình ảnh, văn hóa, lối sống kiểu Hàn Quốc cũng thâm nhập vào cuộc sống của người Việt và phía Hàn Quốc cũng bị hình ảnh Việt Nam chinh phục, ngày càng nhiều người Hàn như trí thức, doanh nhân, nghệ sĩ đã chọn Việt Nam làm điểm đến để sinh sống và lập nghiệp. Tình hữu nghị càng thân thiết hơn khi trong trận đấu chung kết bóng đá SEA Games 30 ngày 11-12- 2019 vừa qua, hai lá cờ Việt Nam – Hàn Quốc cùng với ảnh của huấn luyện viên Park Hang Seo được cổ động viên Việt Nam giương cao trên khán đài Philippine. Hiện tượng “Park Hang Seo” là hình ảnh đẹp tại Việt Nam và nhân dân Việt Nam đã coi ông như người thân ruột thịt của mình. Chính quyền quận Sancheong, tỉnh Nam Gyeongsang nơi huấn luyện viên Park Hangseo chào đời đã dự kiến chi 4 tỷ won (Tương đương 3,39 triệu USD) để xây dựng một ngôi làng Việt Nam nhằm thu hút khách du lịch vào năm 2021 (Bảo Ngọc Theo Yonhap, trích lại từ VnExpress, 12/12/2019). Từ năm 2001 đến nay, cùng với các nước khác, hiện tượng cô dâu Việt Nam xây dựng gia đình với chú rể Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng. Theo Cục Thống
15
kê Hàn Quốc, năm 2001 chỉ có 134 cô dâu Việt lấy chồng Hàn Quốc, đến năm 2018 là hơn 7.600 người, đứng đầu danh sách các cô dâu ngoại ở Hàn Quốc (Korea Times). Tình trạng mất cân bằng giới tính và phát triển dân số chậm trong những năm gần đây ở các nước phát triển trong đó có Hàn Quốc khá nghiêm trọng do nhiều phụ nữ không tha thiết với việc lập gia đình và sinh đẻ. Nhiều đàn ông nghèo không có cơ hội ấy vợ đồng hương vì chi phí đắt đỏ. Chính sách tự do kết hôn với người ngoại quốc đã ra đời đáp ứng nhu cầu chính đáng của con người và xây dựng các gia đình đa văn hóa. Chính quyền Hàn Quốc đã có nhiều chính sách làm lành mạnh hôn nhân quốc tế. Trong khi đó, ở các nước nghèo hơn như Việt Nam, việc các cô gái nghèo hướng ngoại để “ đổi đời “ ngày càng nhiều. Các cuộc hôn nhân ào ạt do môi giới ngày càng phát triển và đã gây ra các xáo trộn không nhỏ cho các gia đình và xã hội Hàn Quốc. Việc các cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc hiện nay không chỉ là một biểu hiện của gia đình đa văn hóa mà còn là một hiện tượng mang tính lịch sử thắt chặt thêm tình hữu nghị Việt Hàn. Ngoài các cô dâu còn có những phụ nữ Việt muốn sang Hàn Quốc tìm việc làm, các sinh viên sang học tập, phụ nữ nghèo muốn tiếp cận hiểu biết về Hàn Quốc để có cơ hội việc làm… Những nhu cầu chính đáng của phụ nữ đã được Trung tâm giao lưu văn hóa Việt Hàn đáp ứng bằng sáng kiến mở các lớp dạy cho các cô dâu sắp về nhà chồng định cư và những phụ nữ khác muốn học hỏi về Hàn Quốc một lớp học hai tuần về ngôn ngữ, phong tục, lối sống, văn hóa, ứng xử, ẩm thực, kiến thức về sinh sản... để các cô nhanh chóng làm quen và hòa nhập với gia đình và xã hội Hàn Quốc. Các kiến thức đầu tiên này rất quan trọng đã khiến các cô bớt bỡ ngỡ, chủ động trong những năm tháng đầu tiên sống ở Hàn Quốc, xây dựng gia đình bền vững, tránh rủi ro, đổ vỡ. Việc làm của Trung tâm nhằm mục tiêu góp phần tạo sự ổn định của gia đình và xã hội Hàn Quốc để phát triển đất nước, đặc biệt là phát triển kinh tế, văn hóa,. Ý nghĩa to lớn của việc này đã nhận được sự giúp đỡ, đồng hành
16
của một số nhà tài trợ là SAM SUNG, KOICA... Nhân đây chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn các nhà tài trợ đã có những đóng góp quý báu cho chương trình đã không chỉ giúp đỡ phụ nữ Việt Nam mà còn giúp đỡ các gia đình và xã hội Hàn Quốc Trung tâm giao lưu văn hóa Việt Hàn (KCCC) là tổ chức hoạt động trên đất Việt Nam do vợ chồng TS Sim Sang Joon làm giám đốc và Bà Kim Young Shin làm phó giám đốc. Phía Việt Nam có bà Ngô Thị Trinh làm phó giám đốc. Ngoài ra Trung tâm còn có đội ngũ giáo viên người Việt và người Hàn. Trung tâm đã thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo cho Việt Nam từ năm 2006 như xây dựng trường học, nhà văn hóa, trao tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó...Từ năm 2007, song song với các dự án trên, KCCC đã tổ chức các khóa học trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc. Để thực hiện dự án này KCCC luôn nhận được tài trợ của các công ty và các nhà hảo tâm người Hàn Quốc. Từ tháng 3/2017 đến tháng 12/2019 , KCCC đã được tổ chức KOICA tài trợ để tổ chức các khóa học. Đến nay KCCC đã thực hiện đến khóa học thứ 66, với gần 2.000 phụ nữ đã tham gia các khóa học trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc, trong đó có hơn 700 học viên đã tham dự vào dự án của KOICA. Từ những năm đầu tiên, Trung tâm đã phối hợp với Viện nghiên cứu Giới và Phát triển do GS,TS Lê Thị Quý làm Viện trưởng trong các chương trình giảng dạy trực tiếp về văn hóa cho các học viên, phân tích sự tương đồng và khác biệt giữa văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc và cách ững xử văn hóa, tuân thủ pháp luật của phụ nữ Việt Nam khi sống ở Hàn Quốc. Tất cả các học viên đều thấy phấn khởi khi được trang bị những kiến thức quý báu để làm hành trang sang Hàn Quốc. Những việc làm tốt đẹp của Trung tâm đã góp phần xây dựng tình hữu nghị Việt –Hàn mãi phát triển bền vững.
17
1993
준비기 Giai đoạn chuẩn bị
1992년 12월 22일, 한베 수교가 재개되면서 수도 하노이, 하이바쯩구에 한국 대사관의 간판이 걸리고,
2006
18
Ngày 12 tháng 12 năm 1992, quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc được tái thiết lập, biển hiệu được treo lên trước Đại sứ Quán Hàn Quốc đặt tại quận Hai Bà Trưng, Thủ đô Hà Nội,
이듬해인 1993년 3월, 우리가족은 베트남으로 이사 했습니다. Vào tháng 3 năm 1993, gia đình chúng tôi chuyển sang Việt Nam.
우리의 자가용 시크로를 타고 시장과 골목 여기저기를 누비면서 베트남 여성의 고달픈 삶을 발견했습니다. Tôi đã nhận ra rằng những người đi xích lô gia dụng rồi đi khắp nơi từ phiên chợ đến từng con ngõ để buôn bán, tất cả đều là phụ nữ.
19
그리고 1997년 타이하에 있는 우리집 거실을 개방하여 베트남 여성들에게 한국어와 한국노래, 한국음식, 한국식 청소 방법을 가르쳐 한국가정의 가사도우미로 취직 시켜주었습니다. Đến năm 1997, chúng tôi đã mở lớp học ngay tại phòng khách của ngôi nhà ở Thái Hà, dạy cho những người phụ nữ Việt Nam về tiếng Hàn, ẩm thực, bài hát, hay cách dọn dẹp theo cách Hàn Quốc và giúp họ xin làm người giúp việc tại những gia đình Hàn Quốc.
20
2007
전라북도 행정안전부 시대 Giai đoạn Bộ hành chính và an toàn tỉnh Jeonlabuk
그리고 2000년이 되었습니다. 그런데 어느날 갑자기 이상한 소식을 접하게 되었습니다. 일련의 한국남자들이 장가를 가기위해 베트남으로 온다는 것이었습니다. 베트남 여성들은 ‘가나다라’ 도 모르고 한국으로 시집을 간다는 것이었습니다. Vào một ngày năm 2000, chúng tôi bỗng nhiên nhận được một tin kỳ lạ. Đó là hàng loạt nam giới Hàn Quốc sẽ sang Việt Nam để lấy vợ. Như vậy những người phụ nữ Việt Nam đến bảng chữ cái Hàn Quốc cũng không biết sẽ phải theo chồng về Hàn Quốc.
2009
21
있을 수 없는 일이었습니다. 정말 그런가 해서 리서치를 했습니다. 사실이었습니다. 한국어라도 가르쳐서 보내야 한다며 발을 동동 구르고 있을 때, 2007년도의 전라북도 행정안전부의 후원으로 한민족복지재단과 함께 ‘여성 결혼 이민자를 위한 한국문화교실’ 을 타잉쑤언의 ‘베트남 청년 공산당 중앙당 청소년 센터’ 일명 ‘화센’ 이라는 게스트 룸을 빌려서 한국어와 한국요리를 비롯한 한국문화를 2달동안 가르치기 시작했습니다. Đây là một chuyện không thể có. Vì thế chúng tôi đã tìm hiểu xem sự việc này có thật hay không. Và đây đúng là sự thật. Chỉ khi người phụ nữ được học tiếng Hàn thì họ mới có thể vững bước trên đất nước Hàn Quốc. Chính vì vậy, vào năm 2007 với sự tài trợ của Bộ hành chính và an toàn tỉnh Jeonlabuk, chúng tôi đã phối hợp cùng Tổ chức phúc lợi Đại Hàn mở “Lớp học trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc dành cho phụ nữ kết hôn với nam giới Hàn Quốc”. Chúng tôi đã thuê nhà khách Hoa Sen của Trung tâm thanh thiếu niên trung ương ở quận Thanh Xuân để mở khóa học trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc trong vòng hai tháng, giảng dạy về tiếng Hàn và ẩm thực Hàn Quốc.
22
23
2008년 4월 4일에는 최초로 ‘한베 국제결혼 증가추세에 따른 제반 문제 및 해결방법’ 이라는 주제로 베트남 여성연합과 함께 세미나를 개최했습니다. Ngày 4 tháng 4 năm 2008, chúng tôi cùng Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức hội thảo lần đầu tiên với chủ đề “ Xu hướng gia tăng hôn nhân quốc tế Việt - Hàn, những vấn đề đặt ra và các giải pháp”.
24
2010
삼성 시대 Giai đoạn Samsunng tài trợ
드디어 베트남 여성을 위한 한국문화교실이 정상 궤도에 오르기 시작한 것은 삼성시대부터입니다. 2010년 박닌에 진출한 삼성 SEV가 제일 먼저 시작한 CSR 사업이 바로 ‘한베국제결혼이주여성을 위한 한국문화교실’이었습니다. Lớp học trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc dành cho phụ nữ Việt Nam bắt đầu đi vào quỹ đạo phát triển từ khi nhận được sự tài trợ của Samsung. Dự án hỗ trợ xã hội đầu tiên của Samsung SEV Bắc Ninh chính là tài trợ cho lớp học trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc dành cho phụ nữ kết hôn quốc tế Hàn – Việt.
2015
25
1기 1KỲ
2기 2KỲ
3기 3KỲ
26
4기 4KỲ
5기 5KỲ
27
6기 6KỲ
7기 7KỲ
8기 8KỲ
28
9기 9KỲ
10기 10KỲ
11기 11KỲ
29
12기 12KỲ
13기 13KỲ
30
14기 14KỲ
14기 교육생 응웬 티 흐엉 ▶ KBS 산넘어 남촌에 출연 Nguyễn Thị Hường Học viên của kỳ 41 đã xuất hiện trên phim truyền hình"Ngôi làng phía Nam" của đài KBS
15기 15KỲ
31
16기 16KỲ
17기 17KỲ
32
18기 18KỲ
19기 19KỲ
20기 20KỲ
33
21기 21KỲ
22기 22KỲ
23기 23KỲ
34
24기 24KỲ
25기 25KỲ
26기 26KỲ
35
27기 27KỲ
28기 28KỲ
29기 29KỲ
36
30기 30KỲ
31기 31KỲ
32기 32KỲ
37
33기 33KỲ
34기 34KỲ
35기 35KỲ
38
36기 36KỲ
37기 37KỲ
38기 38KỲ
39
39기 39KỲ
40기 40KỲ
40
2016
개미후원시대 Giai đoạn tài trợ cá nhân
5년이 지나자 삼성의 후원이 중단 되었습니다. 그러나 베트남 여성들을 그냥 한국으로 보낼 수가 없었습니다. 모든 한베국제결혼 여성들을 우리가 책임질 수 없지만 일부라도 책임을 지지 않으면 안 될 것 같았습니다. Sau 5 năm, tài trợ của Samsung bị ngừng nhưng chúng tôi không thể để phụ nữ Việt Nam sang Hàn Quốc mà không biết tiếng Hàn, không biết gì về văn hóa Hàn Quốc. Dù chúng tôi không thể chịu trách nhiệm cho tất cả phụ nữ kết hôn quốc tế Hàn - Việt nhưng dù chỉ là một phần nhỏ thôi, chúng tôi cũng muốn hết mình giúp đỡ.
2018
41
그래서 하노이 한인교회 태원수 목사님, 하노이 한인회 고상구 회장님, 미원 황덕현 법인장님을 찾아갔습니다. 이분들의 후원으로 4회 더 연장할 수 있었습니다. Vì thế chúng tôi đã tìm đến sự giúp đỡ của mục sự Tae Won Soo của Nhà thờ hội người Hàn tại Hà Nội, Chủ tịch hội người Hàn tại Hà Nội – ông Go Sang Goo, Giám đốc chi nhánh Miwon tại Việt Nam – ông Hwang Deok Hyun. Nhờ vào sự tài trợ của những nhà hảo tâm trên mà lớp học có thể duy trì thêm 4 kỳ. 강사들의 강사비를 중단했고, 교육생들의 아침 식사도 개인이 해결했으며, 유적지 탐방을 할 때도 개인들이 차비를 내었습니다. 청정원에서 한국양념을 공급받고, MAXSUN 에서 가스를 공급받아서 요리 교실을 운영했습니다. 그 가난했던 교실에서 4기수를 배출했습니다. Trong thời gian đó, chúng tôi không thể trả lương cho giảng viên, học viên phải tự chi trả chi phí ăn sáng và tham quan các di tích. Chúng tôi được công ty Cheongjeongwon cung cấp gia vị, công ty MAXSUN tài trợ gas và nhờ vậy, lớp học nấu ăn được duy trì. Trong khoảng thời gian khó khăn và thiếu thốn ấy, lớp học vẫn duy trì được 4 kỳ .
41기 41KỲ
42
42기 42KỲ
43기 43KỲ
44기 44KỲ
43
2017
코이카시대 Giai đoạn KOICA tài trợ
그리고 코이카 시대가 열렸습니다. 이혁대사님을 비롯하여 초대 주한베트남 대사 등, 많은 분들의 도움으로 코이카로부터 후원을 받아 대상을 확대하여 베트남 저소득층 여성들에게도 그 혜택이 돌아가게 되었습니다. Và đến giai đoạn lớp học được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ. Nhờ vào sự giúp đỡ của ngày Đại sứ Lee Hyuk và nhiều vị lãnh đạo khác, lớp học nhận được sự tài trợ của KOICA và từ đó, đối tượng của lớp học được mở rộng ra, không chỉ dành cho phụ nữ kết hôn quốc tế Hàn Việt mà còn dành cho phụ nữ Việt Nam có thu nhập thất.
2019
44
45기 45KỲ
46기 46KỲ
47기 47KỲ
45
48기 48KỲ
49기 49KỲ
50기 50KỲ
46
51기 51KỲ
52기 52KỲ
53기 53KỲ
47
54기 54KỲ
55기 55KỲ
56기 56KỲ
48
57기 57KỲ
58기 58KỲ
59기 59KỲ
49
60기 60KỲ
61기 61KỲ
62기 62KỲ
50
63기 63KỲ
64기 64KỲ
65기 65KỲ
51
66기 66KỲ
52
대사님의 배웅을 받으며 Trao bằng chứng nhận bởi Ngài Đại sự
한국으로 시집가는 베트남 여성들에게 우리 한국대사님들의 응원은 ‘따뜻함’ 그 자체였습니다. Sự khuyến khích của các Ngài Đại sứ Hàn Quốc dành cho phụ nữ Việt Nam kết hôn quốc Hàn – Việt chính là “sự ấm áp”, sự động viên to lớn. 한베수교 20주년 기념 ‘베트남결혼이주여성 한국국문화교실 수료식’, 하찬호 대사 2012년 12월 12일, 하찬호 대사님은 한국으로 시집가는 여성들을 따뜻한 마음으로 위로와 격려를 해주셨습니다. 20기 학생들은 서로 대사님으로부터 수료증을 받고자 했습니다. Ngày 12 tháng 12 năm 2012, nhân dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao Việt – Hàn, Ngài Đại Sứ đã trao bằng chứng nhận cho học viên của lớp học trải nghiệm văn hóa dành cho phụ nữ kết hôn quốc tế Hàn – Việt. Với một trái tim ấm áp, Ngài Đại sứ Ha Chan Ho đã khuyến khích và động viên những phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc. Những học viên của kỳ 20 đã nhận bằng chứng nhận do Ngài Đại sứ trao. 중앙유치원 원생들의 축하공연 ▶ Văn nghệ chúc mừng của các em học sinh trường mẫu giáo Chungang 53
4주년 기념 ‘베트남결혼이주여성 한국국문화교실 수료식’, 박노완 총영사 2014년 6월 28일, 삼성의 한국문화교실 4주년이 되는 해, 32기 교육생이 배출되는 달에 4주년 기념식을 가졌습니다. 5주년이 아닌 왜 4주년에 했는가, 삼성에서 이 사업의 후원을 중단하려는 징조를 알아차렸기 때문입니다. Ngày 28 tháng 6 năm 2014, lễ kỷ niệm 4 năm, Tổng lãnh sự Park Nong Wan. Vào năm kỷ niệm 4 năm Samsung tài trợ cho lớp học trải nghiệm văn hóa, chúng tôi đã tổ chức lễ kỷ niêm 4 năm vào tháng tốt nghiệp của học viên kỳ 32. Chúng tôi đã tổ chức lễ kỷ niệm 4 năm mà không phải lễ kỷ niệm 5 năm vì chúng tôi đã nhận thấy những dấu hiệu Samsung sẽ ngừng tài trợ.
54
5주년 기념 ‘베트남결혼이주여성 한국국문화교실 수료식’, 전대주 대사 2015년 6월 12일, 삼성의 후원이 5년으로 막바지에 다다랐습니다. 그동안 한베국제결혼 여성들을 위해 후원해 주신 삼성과 마지막 Farewell Party 를 공개적으로 하고 우리는 삼성과 헤어졌습니다. Ngày 12 tháng 6 năm 2015, lễ kỳ niệm 5 năm, Ngài Đại sự Jeon Dae Joo. Cuối cùng, sự tài trợ của Samsung cũng đi đến điểm kết thúc. Lớp học đã chia tay Samsung bằng một buổi tiệc, cảm ơn Samsung đã tài trợ và đồng hành cùng lớp học trong suốt thời gian qua.
55
10주년 기념 ‘베트남결혼이주여성 한국국문화교실 수료식’, 이혁 대사 2017년 12월 12일, 코이카 시대가 열리면서 한국문화교실은 10주년을 맞이하게 되었습니다. 많은 난관을 극복하고 10년까지 달려올 수 있었던 것은 대사관과 베트남 코이카의 응원 덕분이었습니다. Năm 2017 là năm kỷ niệm 10 năm lớp học trải nghiệm văn hóa hàn Quốc và cũng là năm lớp học nhận được sự tài trợ từ KOICA. Nhờ có sự giúp đỡ của Đại sứ quán và của KOICA mà lớp học có thể vượt qua những khó khăn và đi được đến năm thứ 10.
코이카 이미경 이사장 2018년 3월 23일, 53기 한국문화교실에 특별한 손님이 찾아오셨습니다. 코이카 이미경 이사장께서 한국문화교실의 교육장을 방문하셨습니다. 오랫동안 시민사회단체에서 일한 친근함이 그대로 베트남 여성들에게 전해졌습니다. Ngày 23 tháng 3 năm 2018, Một vị khách đặc biệt đã tìm đến lớp học kỳ 53. Giám đốc văn phòng KOICA – Bà Lee Min Kyng đã đén thăm lớp học. Với kinh nghiệm lâu năm làm việc trong tổ chức cộng đồng, bà Lee Min Kyng đã mang sự thân thiết, gần gũi đến với học viên. 56
평창 패럴림픽 금메달 그리고 또 한 사람의 특별한 손님, 평창 패럴림픽에서 최초로 금메달을 딴 신의현 선수, 그의 아내는 베트남 여성이었습니다. 결혼할 때부터 장애인 임을 알고 결혼한 베트남 아내 김희선씨, 이 부부가 한국문화교실의 베트남 여성들에게 용기를 주기 위해 방문해 주었습니다. Một vị khách đặc biệt nữa cũng đã ghé thăm lớp học. Vận động viên Shin Ui Hyun, vận động viên dành chiếc huy chương vàng đầu tiên trong Thế vận hội Olympic Pyeong Chang dành cho người khuyết tật, vợ của vận động viên là người Việt Nam. Trước khi kết hôn, người vợ Kim Hye Seon vốn đã biết chồng bị liệt chân nhưng cô vẫn quyết định tiến đến hôn nhân. Đôi vợ chồng đến thăm lớp học với mong muốn sẽ truyền thêm niềm tin và dũng khí cho học viên của lớp học. ▲ 신의현 선수 & 김희선 아내 Vận động viên Shin Ui Hyun và vợ Kim Hee Seon
57
강사들 Giảng viên
지난 13년 동안 수 많은 강사들이 이 교실과 함께 했습니다. Trong 13 năm qua đã có rất nhiều giảng viên đồng hành cùng lớp học
58
59
60
61
62
63
64
언론에 소개된 한국문화교실 Lớp học trải nghiệm văn hóa được giới thiệu trên truyền thông
세상에, 국제결혼을 하는 여성들을 위하여 배우자 나라의 언어와 음식과 문화를 가르쳐 주는 교실이 있다니!!! 하면서 한국과 베트남의 언론들이 찾아왔습니다. Lớp học trải ngiệm văn hóa Hàn Quốc là lớp học dành cho những phụ nữ kết hôn quốc tế, dạy cho họ ngôn ngữ, ẩm thực và văn hóa đất nước của người bạn đời. Những phương tiện truyền thông của cả Hàn Quốc và Việt Nam đều đã tìm đến lớp học.
65
66
67
68
69
통계자료 Tài liệu thống kê
지난 10년 동안 한베국제결혼의 양상도 많이 변했습니다. 처음에는 한국 재혼남이 베트남 초혼녀와 결혼을 많이 했는데 지금은 그 반대가 되어 한국이 노총각들이 베트남의 재혼녀와 결혼을 많이 하고 있습니다. 한국 남성의 결혼 연령도 점차 낮아지고 있어. 20대와 30대의 남성들이 베트남 여성들과 국제결혼을 하고자 합니다. Trong mười năm qua, diện mạo của kết hôn quốc tế Việt – Hàn đã thay đổi rất nhiều. Ở thời kỳ đầu, đa số là những nam giới Hàn Quốc đã ly hôn, tái hôn với phụ nữ Việt Nam kết hôn lần đầu nhưng hiện nay, trái ngược lại, rất nhiều nam giới có tuổi của Hàn Quốc kết hôn với phụ nữ đã ly hôn của Việt Nam. Độ tuổi kết hôn của nam giới Hàn Quốc ngày càng giảm và ngày càng có nhiều nam giới trong độ tuổi 20 tuổi đến 30 tuổi kết hôn với phụ nữ Việt Nam.
70
기간 : 2010 - 2015 조사대상 : 결혼이주여성 응답수 : 1,000명
71
기간 : 2017 - 2019 조사대상 : 결혼이주여성 응답수 : 428명
72
73
또 다른 사업들 Những hoạt động khác
‘한꿈 장학금’ Học bổng Hankum
한 없는 꿈, 한 아이의 꿈, 한국과 베트남의 꿈. 2012년부터 시작한 베트남 농촌 어린이들의 꿈을 실현시켜주는 사업, 그동안 큰 기업이 후원을 했으나, 2020년부터는 100여개의 한인소상공인들이 함께 할 것입니다. Ước mơ không giới hạn, Ước mơ của trẻ nhỏ Ước mơ của Hàn Quốc và Việt Nam. Từ năm 2012, chúng tôi đã tổ chức lễ trao học bổng HanKum với hy vọng hiện thực hóa giấc mơ của những trẻ em nghèo vùng nông thôn Việt Nam. Trong thời gian qua, chúng tôi đã nhận được sự tài trợ đến từ những doanh nghiệp lớn nhưng từ năm 2020, những công ty vừa và nhỏ Hàn Quốc sẽ đồng hành cùng chúng rôi.
74
베트남 대학생 인재양성 프로그램
2002년부터 시작되었습니다. Bắt đầu hoạt động từ năm 2002.
‘코비 프렌즈’ (번역 & 봉사)
Câu lạc bộ dịch và tình nguyện KOVI Friends – Chương trình nuôi dưỡng sinh viên Việt Nam ưu tú
75
한국법무부 위탁
‘결혼이민자를 위한 한국어 교실’ Lớp học tiếng Hàn dành cho đối tượng xin visa di trú kết hôn dưới sự ủy thác của Bộ tư pháp Hàn Quốc
한국으로 결혼이주한 베트남 여성들의 자조 모임
‘코비나 여성시대’ Câu lạc bộ phụ nữ Việt Nam kết hôn cư trú tại Hàn Quốc KOVINA
76
‘엄마와 함께 하는 책 여행’ Du lịch sách cùng mẹ
한베2세들과 엄마들의 닫혀진 마음을 책을 통해 이어주는 프로그램, 엄마와 아이들이 모두 행복해 합니다. Chương trình giúp người mẹ Việt Nam và người con lai Việt Hàn trở nên gần gũi hơn thông qua những cuốn sách. Mẹ và con đều hạnh phúc.
한국에서 태어난 한베2세들을 위한
‘베트남어교실’ Lớp học tiếng Việt dành cho thế hệ thứ 2 Việt Hàn sinh ra tại Hàn Quốc
77
8도 강산 방방곡곡에 흩어져 있는 한베가족을 방문하여 문화차이로 오는 오해를 풀어줍니다. 결혼이주여성 가정 방문 프로그램
‘신부따라 삼천리’ Chương trình đến thăm gia đình Việt Hà tại Hàn Quốc
78
Đây là hoạt động đến thăm những gia đình Việt Hàn đang cư trú rải rác trên khắp 8 tỉnh thành Hàn Quốc và giúp các gia đình giải quyết những hiểu lầm. Giúp các gia đình giải quyết những hiểu nhầm do sự khác biệt về văn hóa.
대학진학의 꿈을 키우는
‘검정고시 공부방’ Lớp luyện thi kỳ thi đánh giá năng lực vì mục tiêu nuôi dưỡng ước mơ học lên Đại học
한국 법무부
‘사회통합프로그램’ Chương trình tổng hợp xã hội của Bộ tư pháp Hàn Quốc
한베국제결혼여성들의 학업에 대한 꿈을 실현시켜 줍니다. 벳남에서 초졸, 중졸, 고등학교 중퇴한 여성들이 검정공부방을 통해서 대학진학의 꿈을 이루어 가고 있습니다. 2019년에 4명이 초등학교 검정고시에 합격했습니다. Đây là hoạt động nhằm biến ước mơ học tập của phụ nữ kết hôn quốc tế Việt – Hàn thành hiện thực. Nhờ vào lớp luyện thi kỳ thi đánh giá năng lực mà những cô dâu Việt – Hàn chưa tốt nghiệp cấp 3 có thể nuôi dưỡng và hiện thực hóa ước mơ học lên Đại học. 외국인 이민자의 국적취득을 위한 필수 과정으로 한국에서 생활하는 데 필요한 한국어와 경제, 사회, 법률 등 기본 소양을 체계적으로 배우는 프로그램으로 본 센터는 한베국제결혼 여성을 위하여 이 교실을 운영하고 있습니다. Trung tâm đang tiến hành những lớp học giúp phụ nữ kết hôn Việt – Hàn học tập một cách hệ thống những kiến thức nền cần thiết trong cuộc sống tại Hàn Quốc như: tiếng Hàn, kinh tế, xã hội, luật pháp.. từ đó giúp ích họ trong việc nhận được quốc tịch cho người nước ngoài di cư.
79
바텍 - 타이응웬성 문화센터 건립 및 장학사업 Vatech – Trao học bổng và xây dựng thư viện tại tỉnh Thái Nguyên
대한 예수교 장로회 전서노회
‘생수사업’ Hoạt động lắp đặt hệ thống lọc nước sạch
80
베트남의 유치원과 초등학교에 대형 정수기를 설치하여 전교생의 갈증을 해소해 줍니다. Hoạt động lắp đặt hệ thống lọc nước sách với quy mô lớn tại các trường mẫu giáo và tiểu học, mang đến nguồn nước sạch cho các em học sinh.
2013년, 첫번째 사업 ▶ Năm 2013, Hoạt động lần đầu tiên
▲ 2019년 발전한 모습 Hình ảnh trong năm 2019
7년동안 30여개의 유치원, 초등학교에 생수를 공급했습니다. Trong vòng 7 năm, dự án đã cung cấp 30 hệ thống lọc nước sạch tại 30 trường mẫu giáo và tiểu học.
81
단기 봉사단 Hoạt động của các đoàn tình nguyện ngắn hạn
82
부산 문현초등학교 ▶ 교사들의 교육봉사 Hoạt động tình nguyện giáo dục của các giáo viên trường Tiểu học Moonhyun Busan
천안시 교육봉사활동 ▶ Hoạt động tình nguyện giáo dục của Thành phố Cheonan
83
맺음말 Lời cuối
한베문화교류센터는 베트남의 토양에서 베트남 사람을 위하여 자생적으로 탄생한 시민사회단체(NGO)로, 베트남 속에 한국을, 한국 속에 베트남을 수평으로 심자, 라는 작은 마음으로 시작하였습니다. 그리고 20여년이 지난 지금, 그 작은 차이의 시작은 큰 차이의 결과를 가져왔습니다. 언제나 소시민의 소리에 귀를 기울이며 함께 살고자 하는 저희 한베문화교류센터는 끝까지 작은 마음으로 베트남 속에 한국을, 한국 속에 베트남을 아름답게 심겠습니다. 응원을 부탁드립니다.
한베문화교류센터 대표 심상준
84
Trung tâm Giao lưu Văn hóa Việt Hàn là tổ chức phi chính phủ (NGO) ra đời một cách tự nhiên trên lãnh thổ Việt Nam, hướng đến mục đích vì con người Việt Nam. Trung tâm được thành lập với hy vọng nhỏ bé là tạo nên mối quan hệ thân thiết và bình đẳng giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Trải qua 20 năm hoạt động, sự khởi đầu nhỏ bé ấy đã gặt hái được những kết quả to lớn. Trung tâm Giao lưu Văn hóa Việt Hàn chúng tôi sẽ luôn lắng nghe tiếng nói và đồng hành cùng người dân thường Việt Nam. Chúng tôi sẽ không ngừng cố gắng với tấm lòng nhỏ bé như thuở ban đầu là gieo những hạt giống Hàn Quốc đẹp đẽ trong lòng Việt Nam và ngược lại, gieo những hạt giống Việt Nam đẹp đẽ trong lòng Hàn Quốc. Rất mong nhận được sự ủng hộ từ quý vị.
Trung tâm Giao lưu Văn hóa Việt Hàn Giám đốc Sim Sang Joon
85
KOICA 한국문화교실 총결산 기념식 일 시 2019. 12. 19 오전 10시 장 소 그랜드플라자 3층 사파이어홀 Lễ kỉ niệm và tổng kết lớp học trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc KOICA Thời gian 10 giờ sáng, ngày 19 tháng 12 năm 2019 Địa điểm Sapphire Hall, 3rd floor, Grand Plaza