TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN CHUYÊN ĐỀ THƯƠNG MẠI

Page 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KIẾN TRÚC BỘ MÔN KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

BÀI THU HOẠCH CUỐI KÌ CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC 4

CÔNG TRÌNH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ CHUYÊN ĐỀ 5: LOẠI HÌNH CHỨC NĂNG CỤM RẠP CHIẾU PHIM (CINEPLEX) TRONG CÔNG TRÌNH TTTM-DV

GVHD : Ths. Thầy. VĂN TẤN HOÀNG SVTH : LÊ HOÀNG KHANG MSSV : 18510101139 MÃ HỌC PHẦN: 030016201

1


MỤC LỤC A.

CƠ SỞ NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT

1. Lịch sử hình thành và phát triển của loại hình công trình Rạp chiếu phim a. Đối với thế giới b. Đối với Việt Nam

2. Đặc điểm của loại hình công trình Rạp chiếu phim- cụm rạp chiếu phim a. Khái niệm b. Chức năng c. Đối tượng sử dụng d. Xu hướng thiết kế d.1. Thực trạng d.2. Xu hướng thiết kế e. Những thích ứng mang tính thời đại (Đại dịch Covid-19)

3. Phân loại loại hình rạp chiếu phim a. Rạp màn hình rộng a.1. Tổng quát về màn hình rộng a.2. Các loại màn hình ở rạp màn hình rộng a.3. Tỉ lệ màn hình rạp chiếu phim b. Rạp 3D, 4D. 5D b.1. Rạp 3D b.2. Rạp 4D b.3. Rạp 5D c. Rạp lập thể Imax c.1. Tổng quát c.2. Phân loại c.3. Các phát kiến của rạp Imax

4. Sơ đồ vị trí và sơ đồ phân khu chức năng a. Đối với cụm rạp chiếu phim trong công trình TTTM-DV a.1. Sơ đồ vị trí a.2. Sơ đồ phân khu chức năng b. Đối với cụm rạp chiếu phim trong công trình Rạp chiếu phim đơn thuần b.1. Sơ đồ vị trí b.2. Sơ đồ phân khu chức năng

5. Nội dung phân tích chi tiết a. Các bộ phận chức năng và sơ đồ dây chuyền sử dụng a.1. Trên mặt bằng tổng thể a.2. Chi tiết các khu chức năng a.3. Dây chuyền sử dụng b. Mặt bằng các loại hình cụm rạp chiếu phim b.1. Các kiểu mặt bằng bố cục âm học của phòng chiếu phim b.2. Các giải pháp bố trí giao thông rạp chiếu phim b.3. Các kiểu mặt bằng bố cục của cụm rạp b.4. Thiết kế tia nhìn cho mặt bằng khán phòng b.5. Ghế ngồi trong mặt bằng rạp chiếu phim

2


c. Mặt cắt khán phòng rạp chiếu phim d. Vấn đề thoát người và tổ chức giao thông thoát người e. Các vấn đề kĩ thuật khác e.1. Vấn đề lựa chọn vật liệu, kết cấu và thiết kế hình thức e.2. Vấn đề thiết kế thụ cảm thị giác và chiếu sáng e.3. Vấn đề với cảm thụ thính giác và trang âm e.4. Vấn đề thông gió và điều hòa không khí e.5. Các vấn đề chống cháy trong rạp phim e.6. Cacs vấn đề cách âm trong rạp phim f. Thiết kế tia nhìn, nền dốc khán phòng rạp chiếu phim g. Các bộ phận chức năng đặc thù, trang thiết bị, cấu tạo đặc biệt của loại hình công trình cụm rạp chiếu phim g.1. Phòng máy chiếu g.2. Vệ sinh khán giả g.3. Sảnh đợi, tiền sảnh h. Các bộ phận chức năng đặc thù, trang thiết bị, cấu tạo đặc biệt của loại hình công trình rạp chiếu phim 3D, 4D, 5D, Imax h.1. Rạp chiếu phim 3D h.2. Rạp chiếu phim 4D. 5D h.3. Rạp lập thể Imax

B.

PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH THAM KHẢO

1. Giới thiệu công trình a. Thông tin tổng quát a.1. Thông tin chung a.2. Vê concept của công trình b. Các mặt bằng c. Các mặt đứng d. Các mặt cắt e. Phối cảnh và tiểu cảnh

2. Sơ đồ vị trí và sơ đồ phân khu chức năng a. Sơ đồ vị trí a.1. Sơ đồ vị trí tổng thể của công trình so với khu vực a.2. Sơ đồ vị trí chi tiết của các bộ phận trong công trình a.3. Sơ đồ vị trí các rạp phim trong công trình b. Phân khu chức năng

3. Dây chuyền sử dụng a. Dây chuyền công năng b. Giao thông trong công trình b.1. Đối ngoại b.2. Đối nội

4. Thiết kế tia nhìn, nền dốc trong công trình 5. Thoát người trong công trình 6. Các bộ phận chức năng khác a. Phòng chiếu phim trong công trình b. Phòng máy chiếu trong công trình

7. Kết cấu và vật liệu trong công trình a. Kết cấu trong công trình b. Vật liệu trong công trình 3


C.

ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN

1. Đánh giá chung về công trình tham khảo 2. Đánh giá cụ thể từng hạng mục a. Các khu chức năng a.1. Khu tiện ích công cộng a.2. Hệ thống giao thông thoát hiểm b. Hệ thống kỹ thuật b.1. Nền dốc và tia nhìn trong công trình b.2. Kết cấu của công trình

3. Kết luận 4. Tài liệu tham khảo

4


A

CƠ SỞ NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT

5


1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN a. Đối với thế giới TK15: Sự ra đời của máy chiếu phim Bắt đầu từ thế kỉ 15 bắt nguồn từ ông Johannes de Fontana, Những chiếc máy chiếu phim đầu tiên cấu tạo rất đơn giản: khi muốn có một hình ảnh nhỏ được chiếu trên bề mặt có kích thước lớn hơn, chỉ cần vẽ tranh lên màng mỏng đặt trên một khung hình mờ. Sau đó sử dụng ánh sáng chiếu qua rọi lên một bề mặt nhẵn. Từ đó, các nhà nghiên cứu khác trên thế giới không ngừng nghiên cứu và phát triển những sản phẩm có công dụng tương đương máy chiếu. Năm 1645: Đèn lồng ma thuật (Magic Lantern) được phát minh Máy chiếu của Athansius Kircher người Đức vẫn sử dụng nguyên lý chiếu hình ảnh bằng ánh sáng của Fontana nhưng máy chiếu lúc này đã có thêm thấu kính, đây là bước tiến quan trọng, đột phá về máy chiếu. Sản phẩm này phản chiếu ánh sáng mặt trời từ gương nhỏ qua thấu tính và xuất hiện trên máy chiếu, đây được gọi là “Đèn lồng ma thuật”. Ánh sáng lấy từ mặt trời hoặc đèn dầu đi qua một tấm kính mờ và tấm phim slide. Thấu kính hội tụ ánh sáng nên hình ảnh sẽ rõ hơn rất nhiều. Năm 1851: Trình diễn đèn lồng ma thuật tại Hội chợ Thế giới năm 1851 đã gây ấn tượng mạnh trong khán giả Tiền thân sớm nhất của mô hình chiếu phim là những màn trình diễn Đèn lồng ma thuật. Các buổi trình diễn đèn lồng ma thuật thường được thực hiện tại các hội chợ hoặc là một phần của các chương trình ảo thuật. Hoặc có thể xuất hiện trong các bữa tiệc sinh nhật, ngày lễ và các sự kiện xã hội khác mà họ tham gia. Một màn trình diễn đèn lồng ma thuật tại Hội chợ Thế giới năm 1851 đã gây ấn tượng mạnh trong khán giả. Năm 1895: Anh em Auguste và Louis Lumière phát minh ra máy chiếu phim hoàn chỉnh nhất từ trước đến giờ. Ngày 28/12/1895, chiếu bộ phim đầu tay tại rạp nhà hát Eden Năm 1895 tại Lyon, Pháp, anh em Auguste và Louis Lumière đã phát minh ra cinématographe (máy chiếu phim), một thiết bị ba trong một bao gồm máy quay, bộ phận in tráng và máy phóng hình. Ngày 28/12/1895 tại Paris thủ đô của Pháp, họ đã chiếu bộ phim đầu tay mang tên ‘‘La sortie des usines Lumière’’. Buổi công chiếu này được tổ chức tại quán “Salon Indien du Grand Café’’ ở số 14 đại lộ Capucines, Paris quận 9 đã có 33 khán giả mua vé để xem. Nhà hát Eden là một nhà hát xây theo kiểu Ý vào năm 1889 là nơi ban đầu dành cho các vở nhạc kịch opera, các tuồng opérette, các buổi hoà tấu, trình diễn các tiết mục ảo thuật và ca nhạc. Với sự phát triển của nghệ thuật thứ 7, nhà hát Eden cũng từng được khai thác như một rạp phim hẳn hoi.

6


1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN a. Đối với thế giới Năm 1909: Phim có màu lần đầu tiên được giới thiệu trước công chúng Đó là một phần trong đoạn phim màu thử nghiệm của nhà phát minh Edward Raymond Turner vào thời vua Edward VII (1901-1910). Đoạn phim quay lại hình ảnh những đứa con của gia đình Turner, các binh lính đang diễu hành, chim nuôi và cả một bé gái đang đánh đu.

Năm 1927: “The Jazz Singer" - bộ phim có âm thanh đầu tiên được sản xuất và công chiếu tại Hollywood đã làm thay đổi nền điện ảnh thế giới. Bộ phim đầu tiên ban đầu được trình bày dưới dạng phim nói là The Jazz Singer, được sản xuất và công chiếu tại Hollywood.phát hành vào tháng 10 năm 1927. Trở thành một thành công lớn, nó được thực hiện với Vitaphone, lúc đó là thương hiệu hàng đầu về công nghệ âm thanh trên đĩa.

Năm 1957: Nhà hát Elgin, Ontario trở thành địa điểm đầu tiên trình diễn hai phim ở hai rạp khác nhau. Canada là quốc gia đầu tiên trên thế giới có rạp 2 màn hình. Nhà hát Elgin ở Ottawa, Ontario trở thành địa điểm đầu tiên cung cấp hai chương trình phim trên các màn hình khác nhau vào năm 1957. Công trình bao gồm hai rạp: The Elgin and The Winter Garden Theatre, xếp chồng lên nhau, nơi đây được biết đến là công trình kiến trúc theo kiểu xếp chồng lên nhau còn sót lại cuối cùng trên thế giới.

Năm 1960: Các khu phức hợp chiếu phim nhiều phòng chiếu đã trở thành chuẩn mực và ngày càng phổ biến.

Ngày nay: Nhu cầu xem phim của con người ngày càng nhiều. Người ta bắt đầu xây dựng nên những nơi chỉ dành riêng cho chiếu phim, nơi có thể chiếu được cùng lúc nhiều bộ phim.

7


1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN b. Đối với Việt Nam Đầu năm 1896, anh em nhà Lumière mở một lớp học trong 6 tháng đào tạo quay phim để truyền bá phát minh mới này. Một trong những học viên đầu tiên đó là Gabriel Veyre, sau khi qua Thượng Hải đã đến Hà Nội. Ngày 28 tháng 4 năm 1899 Gabriel Veyre đã tổ chức buổi chiếu phim đầu tiên tại Hà Nội miễn phí cho công chúng vào xem. Báo L'Avenir du Tonkin số ra ngày 29 tháng 4 năm 1899 xuất bản tại Hà Nội có tường thuật đầy đủ về buổi chiếu phim này. Sau đó, những buổi chiếu tiếp theo được thực hiện ở các khách sạn, nhà hàng lớn nhân những ngày lễ quan trọng hoặc sự kiện chính trị nào đó. Khán giả điện ảnh hầu hết là các quan chức, viên chức, chủ công ty công nghiệp và doanh nghiệp, đơn vị quân đội Pháp chiếm đóng thuộc địa. Dựa theo một số tài liệu, báo chí, hồi ký thì thỉnh thoảng có một vài buổi chiếu phim ở nơi công cộng cho dân bản xứ mua vé vào xem như các ngày hội, chợ phiên, quay sổ xố. Trên báo chí Việt Nam đã đăng quảng cáo những buổi chiếu phim bán vé tại một số địa điểm công cộng. Rạp chiếu phim đầu tiên tại Việt Nam là rạp Pathé, do một người Pháp là Aste xây dựng tại Hà Nội, cạnh hồ Hoàn Kiếm, khánh thành ngày 10 tháng 8 năm 1920. Tiếp đó tới rạp Tonkinois bắt đầu từ 1921... Thời ấy, người ta gọi những buổi trình chiếu phim là buổi trình diễn "trò chớp bóng".

Khu chiếu phim ở Hà Nội

Rạp Pathe

Rạp Tháng 8, ảnh chụp năm 1977

8


2. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH RẠP (CỤM RẠP) CHIẾU PHIM a. Khái niệm Rạp chiếu phim là địa điểm, thường là một tòa nhà để xem phim. Đa số các rạp chiếu phim có tính thương mại, người xem phải mua vé trước khi vào. Màn ảnh rộng được đặt một bên của khán phòng và được máy chiếu phim chiếu lên. Một số rạp được trang bị máy chiếu phim kỹ thuật số thay thế kỹ thuật phim in truyền thống. Một số rạp chiếu phim công cộng và miễn phí, chiếu cả phim lẫn truyền hình Khi mới được phát minh, điện ảnh chỉ được coi là các bộ phim ghi lại cảnh sinh hoạt đời thường, nhưng chỉ ít lâu sau, các bộ phim đã được tạo ra với những ý đồ văn hóa nhất định và nhanh chóng trở thành một loại hình nghệ thuật quan trọng. Điện ảnh cũng trở thành một hình thức giải trí không thể thiếu trong đời sống thường nhật, dôi khi còn phát triển thành những hiện tượng văn hóa hoặc được sử dụng như các phương tiện tuyên truyền.

Lumière Cinema Maastricht (archdaily.com)

Phim “Cánh đồng hoang” (Wikipedia.com)

Rạp phim độc lập : - Đối với quy hoạch tổng mặt bằng thì thường đặt tại các khu trung tâm của khu vực, thuận tiện cho việc tiếp cận và sử dụng phương tiện giao thông công cộng…. - Thường cách xa các nguồn gây ồn hoặc những nơi có môi trường ô nhiễm như: sân bay, nhà ga, nhà máy…. Rạp thuộc tổ hợp công trình : - Đối với khán phòng chiếu phim là không gian phụ trong 1 công trình thì thường đặt khá độc lập hoặc tách biệt với các không gian khác nhằm tránh các hoạt động ảnh hưởng đến khán phòng - Thường các rạp phim được đặt trong các khu vui chơi, trung tâm giải trí, trung tâm thương mại….

Công trình rạp phim độc lập Albi Grand Theatre (archdaily.com)

Hệ thống cụm rạp chiếu phim thuộc tổ hợp công trình trung tâm thương mại (cgv.com)

9


2. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH RẠP (CỤM RẠP) CHIẾU PHIM b. Chức năng Là một không gian công cộng, giải trí, nghệ thuật phục vụ nhu cầu đa số cá rạp chiếu phim phục vụ số đông quần chúng đủ mọi lứa tuổi, thành phần xã hội

Xem phim

Công bố sự kiện, MV, triễn lãm, hội thảo

c. Đối tượng sử dụng

Tổ chức sự kiện, sinh nhật

Các hoạt động khác

Bảng thống kê các yếu tố về (thống kê tại: https://qandme.net/): - Tỉ lệ xem phim ở rạp; Tần suất xem phim; Đối tượng đi cùng; Thể loại phim ưa thích; Thương hiệu rạp phổ biến; Lí do chọn xem phim tại rạp - 84% có xem phim tại rạp chiếu phim. Trong đó có 57% đi ít nhất 1 lần/ tháng, họ thường đi xem với bạn bè. - Thể loại phim hành động/ siêu anh hùng và thể loại phim hài là thể loại được nhiều người yêu thích nhất. - CGV là rạp chiếu phim được nhiều người lựa chọn khi đi xem phim (66%) theo sau đó là rạp Lotte cinema (50%). - Phương thức thanh toán bằng tiền mặt vẫn phổ biến nhất, Nhưng cũng đã có đến 36% thường mua vé online hơn và thanh toán bằng app hay thẻ tín dụng/ ngân hàng. - Không đến 17% thích xem quảng cáo tại rạp chiếu phim, mặc dù có tới 72% nhìn thấy chúng. Đối với những người không thích quảng cáo họ sẽ thường không chú ý đến nó. - Tỷ lệ chưa đến xem phim tại rạp rất thấp (16%). Nhu cầu đi xem phim và chi phí là những yếu tố dẫn đến quyết định không xem phim tại rạp. 72% trong số họ sẽ xem phim online.

10


2. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH RẠP (CỤM RẠP) CHIẾU PHIM d. Xu hướng thiết kế d.1. Thực trạng

Không gian chiếu phim phần lớn được phủ rộng trên khắp nơi đem lại trải nghiệm đến đa số người dùng. Tuy nhiên, một số địa điểm chưa đảm bảo về trải nghiệm cũng như các tiện ích bên lề cho người sử dụng. Cơ sở xuống cấp cũng như không gian thiếu hấp dẫn là một số các yếu tố tiêu cực có thể kể đến. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp 4.0 cũng ngày càng mạnh mẽ giúp cho ngành điện ảnh cũng như các rạp phim ngày càng được đầu tư nâng cấp góp phần đem đến nhiều làn gió mới cho người sử dụng. Đại dịch Covid cũng khiến cho ngành điện ảnh cũng như khả năng hoạt động của các cụm rạp chiếu phim bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thói quen con người cũng dần thay đổi. Chính vì thế, sự thay đổi cũng như thích ứng của các không gian này là điều cần phải lưu tâm.

Trải nghiệm người dùng thấp, ít dịch vụ

Vấn đề đại dịch Covid-19

Công trình cũ kí, xuống cấp, không gian thiếu hấp dẫn 11


2. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH RẠP (CỤM RẠP) CHIẾU PHIM d. Xu hướng thiết kế d.2. Xu hướng thiết kế

KHÔNG GIAN NỘI THẤT HỢP THỜI ĐẠI - HẤP DẪN Thiếu kế không gian rạp như một tác phẩm nghệ thuật-sử dụng các mảng màu,sự kết hợp vật liệu, chiếu sáng hay công nghệ thực tế ảo để tạo điểm nhấn cho không gian sảnh chờ và trong khán phòng chiếu phim. Bên dưới là rạp Peta Quang Trung, là rạp chiếu phim đầu tiên tại Việt Nam mang phong cách Artistic Urban Lifestyle! Được biết ý tưởng phong cách này đến từ âm hưởng một Sài Gòn năng động, trẻ trung, không ngừng sáng tạo và vận động. Phong cách Artistic Urban Lifestyle là nghệ thuật đô thị, mang hơi thở náo nhiệt của thành thị, sự phá cách lẫn lãng mạn của nghệ thuật. chúng ta có thể thấy ngay các hình ảnh mang tính biểu tượng của Sài Gòn ở khắp nơi, như bóng dáng Bưu Điện Thành Phố thấp thoáng trên các mái vòm cong ở quầy thu ngân; các bậc thềm trong sảnh với hình ảnh đàn chim bồ câu trước cửa Nhà Hát Lớn; hay màu hồng đặc trưng của nhà thờ Tân Định với những mái vòm cong nhịp nhàng… Các yếu tố đó đều đã được cách điệu hóa và sắp xếp đầy chủ ý, khiến cho không phải ai cũng có thể nhận ra ngay từ đầu mà cần dành thời gian để ngắm nhìn và chiêm nghiệm dần dần.

Ảnh: Archdaily.com

Rạp Delphi Lux ở Đức sử dụng các mảng màu nổi bật kết hợp với chiếu sáng để tạo ra các không gian hấp dẫn, sáng tạo. Mỗi không gian hay rạp phim của rạp như một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt (ảnh: Archdaily.com)

Rạp Changsha Insun ở Trung Quốc sử dụng hình khối táo bạo lấy cảm hứng từ Megaphone được sử dụng trong quay phim, gam màu trung tính và nhấn cam nổi bậc (ảnh: Archdaily.com)

12


2. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH RẠP (CỤM RẠP) CHIẾU PHIM d. Xu hướng thiết kế d.2. Xu hướng thiết kế

KHÔNG GIAN CẢI TẠO Rạp phim Lê Độ - Đà Nẵng xây dựng vào trước năm 1975 nhưng đến năm 2018 được cải tạo để phù hợp với xu hướng lúc bấy giờ.

Ảnh: caibatvang.com TÒA THỊ CHÍNH OLDHAM Ở ANH được xếp hạng bảo tồn Cấp II đã được chuyển đổi thành một khu phức hợp rạp chiếu phim và nhà hàng, và hiện là biểu tượng của sự tái tạo trong khu phố văn hóa mới ở trung tâm thị trấn. Giữ lại tất cả ba độ cao bằng đá sa thạch và gạch đỏ của tòa nhà ban đầu và khôi phục những phòng cổ điển còn sót lại. 7 rạp chiếu phim hiện đại được đặt trong lớp vỏ cũ của tòa thị chính, trong khi nhà hàng được đặt trong lớp vỏ kính mới của công trình, view ra quảng trường

13


2. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH RẠP (CỤM RẠP) CHIẾU PHIM e. Những thích ứng mang tính thời đại (Đại dịch Covid 19) Đại dịch COVID đã làm thay đổi thói quen đến rạp: ảnh hưởng tâm lý người dùng- hay xem phim ở nhà -> ngăn cản phần nào sự phát triển của rạp chiếu phim. CGV đã biến chi nhánh tại đảo Yeouido thuộc thủ đô Seoul thành mô hình rạp chiếu phim "không tiếp xúc" và có ý định sẽ nhân rộng công nghệ này bằng cách tự động hoàn toàn công nghệ vận hành rạp chiếu như Người máy thông minh bán vé, ki-ốt tự động phục vụ...

Đại dịch COVID-19 đã tàn phá ngành điện ảnh. Ngay cả khi các rạp chiếu mở cửa cho công chúng, hầu hết đều chọn không đi, và chắc chắn lượng khán giả đến xem trên toàn thế giới đã giảm mạnh. Câu hỏi được đặt ra sau đó là trải nghiệm điện ảnh sẽ như thế nào trong một thế giới hậu đại dịch? Theo một công ty kiến trúc mới từ Pháp, nó thực sự có thể trông rất khác. Thay vì các hàng ghế thông thường, người xem phim sẽ ngồi trong các gian hàng hình tròn, mỗi gian có một vài ghế, được đặt theo chiều thẳng đứng

14


2. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH RẠP (CỤM RẠP) CHIẾU PHIM e. Những thích ứng mang tính thời đại (Đại dịch Covid 19) CÁC THIẾT BỊ THÍCH ỨNG “THE SEQUEL SEAT” Layer đã thiết kế chiếc ghế tuân thủ giãn cách xã hội cho rạp chiếu phim được gọi là SEQUEL SEAT. Ghế được đan từ các sợi đồng kháng khuẩn. Là một ghế ngồi khán phòng cao cấp nhằm khuyến khích mọi người quay trở lại rạp chiếu phim sau đại dịch covid bằng cách tích hợp một loạt các tính năng vệ sinh vào vải và cấu trúc của nó. Cấu trúc gồm một bọc vải dệt kim 3D tích hợp các sợi tẩm oxit đồng, có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Ngoài việc chống vết bẩn và chống nước, bọc này cũng được thiết kế để loại bỏ bất kỳ kẽ hở nào có thể bám bụi

Ghế ngồi là mô-đun và có thể được sắp xếp thành các hàng có chiều dài mong muốn, làm cho chúng phù hợp với các kích thước và cấu hình rạp chiếu phim khác nhau. Tựa đầu cũng bao gồm loa tích hợp để tạo ra "trải nghiệm âm thanh trực quan" cho người xem. Mỗi chỗ ngồi có một màn chắn bảo vệ giữa những khán giả. Chúng có thể tháo rời,cho điều kiện không còn giãn cách xã hội.

Ở mỗi hàng và mỗi ghế đều hiển thị số và tên người đặt trước bằng 1 line đèn led nhằm đảm bảo sự chính xác trong việc tuân thủ tiêu chuẩn cộng đồng.

15


3. PHÂN LOẠI LOẠI HÌNH RẠP CHIẾU PHIM a. Rạp màn hình rộng

a.1. Tổng quát về rạp màn hình rộng Phim 2D hiểu đơn giản là phim chiếu trên màn phẳng, sử dụng các thiết bị tương tự như phim 3D Digital chỉ khác là không có hiệu ứng 3D. Đồng thời, bạn sẽ vẫn được tận hưởng những hình ảnh sống động và âm thanh tuyệt vời mà không cần dùng kính. Điều này có nghĩa là bạn sẽ được thưởng thức hiệu ứng hình ảnh sáng hơn, sắc nét hơn của công nghệ 3D với âm thanh digital sống động.

a.2. Các loại màn hình ở rạp màn hình rộng MÀN HÌNH CHIẾU IMAX Được nhắc đến nhiều nhất hiện nay chính là màn hình chiếu Imax, là công nghệ chiếu phim tiến tiến trên thế giới. Imax nổi bật với thiết kế màn hình cong cực đại mang lại hình ảnh sắc nét, màu sắc và độ sáng tối đa trong từng chi tiết. Bạn sẽ hoàn toàn đắm chìm vào bộ phim với cảm giác chân thực nhất, sẽ thấy như đang bước vào bộ phim trong từng thước phim.

MÀN HÌNH RẠP CHIẾU ĐA DIỆN SCREEN X ScreenX là công nghệ màn hình không giới hạn với ba mặt hiển thị cùng một lúc vì vậy so với màn hình chiếu thông thường thì ScreenX rộng tới 270 độ. Ngoài một màn hình trung tâm thì màn hình phụ hai bên trái và phải chính là tường của phòng chiếu. Khi xem phim với màn hình này, bạn sẽ có cảm giác như ngồi trong một chiếc hộp khổng lồ, hoàn toàn gây ấn tượng mới cho khán giả trong các khung hình đại cảnh, đặc biệt rất thú vị khi chiếu những bộ phim có kỹ xảo và những hình ảnh hoành tráng. Với hệ thống rạp ScreenX của CGV phải dùng tới 10 máy chiếu độc lập hay thậm chí có thể lên tới 13 máy chiếu ở các rạp lớn.

16


3. PHÂN LOẠI LOẠI HÌNH RẠP CHIẾU PHIM a. Rạp màn hình rộng MÀN CHIẾU CONG CURVED SCREEN Curved Screen là một loại màn chiếu cong, thường hay sử dụng để xem phim tại rạp hoặc có thể lắp đặt cho phòng xem phim tại gia. Màn hình Curved Screen được làm từ chất liệu vải trắng hay xám, có sử dụng một khung bằng nhôm được sơn màu đen và uốn cong. Màn chiếu cong cho rạp chiếu phim sẽ giúp tăng độ sâu và tập trung độ sáng khiến cho hình ảnh trở nên sống động và chân thực hơn.

MÀN CHIẾU KHUNG CỐ ĐỊNH Trước khi xuất hiện những màn hình rạp chiếu phim công nghệ cao như hiện nay thì màn chiếu khung cố định (Fixed Frame) chính là thiết bị hay được sử dụng tại các rạp phim và phòng chiếu phim tại gia. Như cái tên của nó thì chắc chắn khi đã lắp đặt rất khó có thể di chuyển hay thay thế được vì nó được gia cố trên một chiếc khung cố định. Loại màn chiếu này cũng được xem là một trong những màn hình ưu tú nhờ được căng phẳng trên bề mặt cố định, yên tĩnh, giúp cho việc xem phim của bạn trở nên mượt mà và sắc nét hơn.

17

Nguồn: anhduyenaudio.vn


3. PHÂN LOẠI LOẠI HÌNH RẠP CHIẾU PHIM a. Rạp màn hình rộng

a.3. Tỉ lệ màn hình rạp chiếu phim Tại Việt Nam, tỉ lệ màn hình rạp chiếu phim tại các rạp sẽ được tính như sau: - Đối với màn hình có tỉ lệ 4:3 thì kích thước sẽ là 14,6m x 11m - Đối với màn hình có tỉ lệ 16:9, kích thước sẽ là 16m x 9m - Đối với màn hình có tỉ lệ 16:10, kích thước sẽ là 16m x 10m - Đối với màn hình có tỉ lệ 14,3:10, kích thước sẽ là 14,3m x 10m - Đối với màn hình có tỉ lệ 18,5:10, kích thước sẽ là 18,5m x 10m - Đối với màn hình có tỉ lệ 21:9, kích thước sẽ là 21m x 9m

18


3. PHÂN LOẠI LOẠI HÌNH RẠP CHIẾU PHIM b. Rạp 3D, 4D, 5D b.1. Rạp 3D

KHÁI NIỆM 3D là tên viết tắt của từ 3-Dimension (3 chiều), đi liền với khái niệm "đồ họa 3D" - tức là những hình ảnh được dựng nên một cách sống động như thật với sự trợ giúp của các phần mềm đồ họa vi tính.

Nguồn ảnh: https://medium.com/

Nguồn ảnh: https://achaumedia.vn/

CÁC LOẠI HÌNH

3D ANAGLYPH

POLARIZING 3D

3D DẠNG THẤU KÍNH

3D MÀN CHIẾU PHẲNG

Nguồn ảnh: https://www.dpreview.com/

SHUTTERING

19


3. PHÂN LOẠI LOẠI HÌNH RẠP CHIẾU PHIM b. Rạp 3D, 4D, 5D b.2. Rạp 4D

KHÁI NIỆM Phim 4D, còn gọi là phim 4 chiều, tức là thêm một chiều nữa so với phim 3D và chiều thứ 4 này chính là cảm giác do các hiệu ứng của rạp chiếu phim mang lại, làm tăng cảm giác cho khán giả hoặc làm cho khán giả có những cảm giác hoá thân vào nhân vật trong phim 4D (các hiệu ứng của rạp chiếu phim bao gồm: ghế rung lắc chuyển động, gió thổi, mưa rơi, tuyết rơi, bong bóng bay, ánh sáng sấm chớp...). Rạp chiếu phim 4D dựa trên phim 3D + Hệ thống ghế động (Mô phỏng chuyển động của phim)

Nguồn ảnh: 4DM Movie Theater & 4D Cinema

Nguồn ảnh: https://www.7dcine.com/

b.3. Rạp 5D Được phát triển trên nền tảng chiếu phim 4D. Phim 5D chứa tất cả các chức năng của rạp chiếu phim 4D. Ghế động và các hiệu ứng môi trường để mô phỏng tình huống thực tế với cảm nhận hình ảnh siêu thực kết hợp với các hiệu ứng đặc biệt: Rung, gió thổi, phun nước, khói, bong bóng, mùi, phong cảnh, biểu diễn nhân vật và các hiệu ứng đặc biệt khác vào phim 3D. Tạo thành một hình thức biểu diễn độc đáo.

Nguồn ảnh: https://commons.wikimedia.org/

20


3. PHÂN LOẠI LOẠI HÌNH RẠP CHIẾU PHIM c. Rạp lập thể (Imax) c.1. Tổng quát

IMAX (viết tắt của Image MAXimum) là một chuẩn sản xuất và trình chiếu phim được phát minh bởi công ty IMAX – Canada. Mục tiêu đầu tiên của IMAX là tạo ra một chuẩn ghi hình và trình chiếu phim có độ phân giải cao hơn chuẩn phim thường được dùng trong ngành điện ảnh. Từ năm 2002, một số bộ phim cũng đã được upconvert thành định dạng IMAX để trình chiếu trong các rạp. Tính đến tháng 3 năm 2011 đã có tất cả 528 rạp chiếu phim IMAX tại 46 quốc gia khác nhau.

c.2. Phân loại

Rạp IMAX tại Sydney hiện đang được đóng cửa để xây dựng lại từ cuối năm 2016 và dự kiến mở cửa vào năm sau.

Có hai loại rạp hát IMAX khác nhau, đó là: Imax Theater: Rạp IMAX thông thường (IMAX theater): một rạp chiếu phim IMAX thông thường cũng giống như các rạp hát mà bạn đã bắt gặp khác, màn hình chính là trung tâm của nó. Tuy nhiên, màn hình trong IMAX theater có kích thước rất lớn, chiều cao khoảng 16 mét, chiều rộng lên đến 22 mét và có thể lớn hơn. Màn hình IMAX lớn nhất hiện nay có chiều cao khoảng 30 mét. Imax Dome: Rạp IMAX mái vòm (IMAX dome): loại rạp này có màn hình hình cầu, bao phủ toàn bộ rạp và đường kính của nó có thể lên tới 30 mét.

IMAX Theater

IMAX Dome

21


3. PHÂN LOẠI LOẠI HÌNH RẠP CHIẾU PHIM c. Rạp lập thể (Imax) Cho dù bạn xem một bộ phim ở IMAX theater hay dome thì những hiệu ứng nó mang lại đều trên cả tuyệt vời. Màn hình đủ lớn để bạn có thể bước vào, đắm mình trong thế giới của nó và đặc biệt là cảm giác tuyệt vời ở các cảnh chuyển động, trong thực tế một số người đã bị ngất xỉu khi tham gia vào các chuyển động mạnh trong phim IMAX. Để có được những hình ảnh mịn màng trên màn hình khổng lồ, phim IMAX được quay và in trên một loại tấm phim đặc chủng, có kích thước rất bự. Hầu hết các bộ phim mà bạn xem trong các rạp hát đều được sản xuất ở định dạng 35-mm. Nó có hình dạng gần như là vuông do đó để chiếu lên các màn hình rộng trong rạp thì các hình ảnh phải được nén vào trong khung phim 35-mm. Một số bộ phim trong các rạp chiếu phim cũng sử dụng định dạng 70-mm. Định dạng này mang đến hình ảnh có độ phân giải cao gấp đôi và không bị nén vào như ở 35-mm. Không giống như hai định dạng trên, tấm phim IMAX được gọi là 15/70 – mỗi hình ảnh có độ cao 70-mm và chiều rộng là 15 lỗ. Nói cách khác, kích thước của phim IMAX có độ lớn gấp 10 lần so với tiêu chuẩn 35-mm. Điều này mang đến những hình ảnh rõ ràng đến khó tin ngay cả trong các màn hình lớn nhất của hệ thống rạp IMAX. Kích thước của phim 15/70 cũng làm cho máy chiếu IMAX trở thành một thiết bị độc đáo và thú vị. Về cơ bản, một máy chiếu 35-mm có cách thức hoạt động như sau: - Một đầu tấm phim sẽ được gắn vào máy chiếu. - Hệ thống dây chuyền sẽ cố định và di chuyển lần lượt các tấm phim ra trước đèn chiếu. - Màn trập mở ra và ánh sáng sẽ chiếu qua các tấm phim rồi qua ống kính sau đó tới màn chiếu. Thời gian mở của màn trập diễn ra rất nhanh, chỉ một phần nhỏ của một giây.

Đèn khí xeon trong rạp IMAX.

22


3. PHÂN LOẠI LOẠI HÌNH RẠP CHIẾU PHIM c. Rạp lập thể (Imax) Các tấm phim IMAX có trọng lượng khá nặng và lớn khiến việc di chuyển, cố định nó dưới ống kính là rất khó. Do đó, hệ thống máy chiếu IMAX có thiết kế hoàn toàn khác biệt so với máy chiếu thông thường: - Các tấm phim di chuyển qua theo chiều ngang chứ không phải là chiều dọc. - Một hệ thống hút chân không cũng được trang bị nhằm hút các hình ảnh vào một tấm kính ở phía trước ống kính để cố định và làm phẳng nó. - Màn trập mở ra lâu hơn so với máy chiếu thông thường để toàn bộ ánh sáng có thể lọt qua. Bóng đèn xenon của máy chiếu có công suất là 15.000 watt và được làm mát bằng nước. Tất cả những công nghệ tiên tiến làm cho một chiếc máy chiếu IMAX nặng hơn 1,8 tấn, cao hơn 1,78 mét và dài 1,95 mét.

c.3. Các phát kiến của Imax

Kể từ khi ra mắt, nhập vai cùng IMAX luôn là mơ ước của các tín đồ phim ảnh. Một trong những thứ khiến nó trở nên hấp dẫn là những sáng kiến mới lạ như: - Công nghệ màn chiếu mái vòm (Dome) cho phép hình ảnh có thể bao quanh tầm nhìn của người xem. - Công nghệ 3D IMAX sử dụng cả kính phân cực và LCD màn trập để trình diễn các bộ phim 3 chiều sống động. - 48 khung hình mỗi giây gấp đôi tỷ lệ khung hình tiêu chuẩn và gia tăng đáng kể chi tiết hình ảnh. - Hệ thống âm thanh cao cấp IMAX sử dụng hệ thống âm thanh 6 kênh và trong một số rạp còn cung cấp thêm cho người xem một bộ tai nghe 2 kênh đặc biệt. - Digital Remastering IMAX DMR giúp chuyển đổi định dạng 35 mm sang kỹ thuật số với độ phân giải cao, sau đó chiết xuất các hình ảnh để tạo ra hình thái nguyên thủy cho chúng. Bằng cách kết hợp tất cả các tính năng tiên tiến này, rạp chiếu phim IMAX đã đã mang đến những trải nghiệm phim ảnh một cách trung thực và sống động nhất cho người xem.

23


4. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ VÀ SƠ ĐỒ PHÂN KHU CHỨC NĂNG a. Đối với cụm rạp chiếu phim trong công trình TTTM-DV a.1. Sơ đồ vị trí

Vị trí của khu Cụp rạp chiếu phim thường được bố trí tập trung ở khu nhất định, có lối giao thông tiếp cận chung với các hệ thống giao thông của công trình. Bên cạnh đó, còn có lối giao thông riêng để tách biệt thời gian hoạt động so với trung tâm thương mại, dịch vụ. Ngoài ra, cụm rạp thường được bố trí trên cùng để tiện cho việc xử lí kết cấu ở các không gian lớn như rạp phim Công trình minh họa : Raffles City The Bund Công trình tháp với phần đế thương mại có chứa chức năng cụm rạp chiếu phim ở tầng 3. Các lõi giao thông được bố trí đảm bảo yếu tố thoát người cũng như sự tách biệt so với các khu chức năng khác.

Công trình minh họa : TIFF Bell Lightbox Công trình tháp với phần đế thương mại có chứa chức năng cụm rạp chiếu phim ở tầng 2. Phần giao thông được bố trí hợp lý cho việc thoát hiểm cũng như luồng di chuyển.

24


4. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ VÀ SƠ ĐỒ PHÂN KHU CHỨC NĂNG a. Đối với Cụm rạp chiếu phim trong công trình TTTM-DV a.1. Sơ đồ vị trí

Vị trí của cụm rạp chiếu phim trong TTTM, thường nằm ở các tầng trên cùng để đảm bảo thuận lợi về kết cấu do cần không gian lớn, vượt nhịp. Công trình tham khảo: Atlaspark Shopping Mall

Vị trí của cụm rạp chiếu phim trong công trình Rạp chiếu phim đơn thuần, các không gian chiếu phim là các không gain chính, được đặt ở các không gian trọng tâm và là điểm đến từ các nút giao thông.


4. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ VÀ SƠ ĐỒ PHÂN KHU CHỨC NĂNG a. Đối với Cụm rạp chiếu phim trong công trình TTTM-DV a.2. Sơ đồ phân khu chức năng

SƠ ĐỒ PHÂN KHU CHỨC NĂNG CỤM RẠP CHIẾU PHIM TRONG TTTM KHÁCH SẠN - VĂN PHÒNG

Lối vào nội bộ

SẢNH PHỤ

KHỐI KỸ THUẬT HỘI NGHỊ

Lối vào văn phòng

Lối vào khách sạn

KHỐI KHÁCH SẠN

KHỐI HỘI NGHỊ

KHỐI VĂN PHÒNG

Lối vào TM-DV

KHỐI THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

KHỐI SẢNH

KHỐI TRIỄN LÃM

BÃI XE

CỤM RẠP CHIẾU PHIM

Lối vào khu hội nghị

26


4. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ VÀ SƠ ĐỒ PHÂN KHU CHỨC NĂNG b. Đối với cụm rạp chiếu phim trong công trình Rạp chiếu phim đơn thuần b.1. Sơ đồ vị trí

Các rạp chiếu phim được bố trí ở trung tâm bên cạnh các chức năng phụ trợ như ăn uống, quản lý hay các khu kỹ thuật. Các không gian chiếu phim là các không gian chính, là điểm đến từ các nút giao thông

b.2. Sơ đồ phân khu chức năng KỸ THUẬT

PHÒNG ĐIỆN

KHO

MÀN ẢNH

LỐI RA

LỐI RA

CÁC RẠP CHIẾU PHIM NHÂN VIÊN

NHÂN VIÊN

PHÒNG MÁY CHIẾU

KỸ THUẬT ĐIỆN

NHÂN VIÊN

PHÒNG ĐỢI GIẢI KHÁT

QUẢN LÝ TIỀN SẢNH

27


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT a. Các bộ phận chức năng và sơ đồ dây chuyền sử dụng a.1. Trên mặt bằng tổng thể

LỐI VÀO CHÍNH - Rạp phải xây dựng cách chỉ giới đường đỏ ít nhất 8m - Là khu vực tiếp xúc đầu tiên với công chúng, mặt tiền rạp chiếu phim cần thu hút cao độ sự chú ý của người qua đường trong vòng 5 giây đầu tiên. Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà khu vực này luôn được thiết kế vô cùng rực rỡ, ấn tượng và độc đáo. - Tiền sảnh cần bố trí sân chờ trước khi vào rạp để tránh tình trạng kẹt xe.

Ảnh: Archdaily.com CẢNH QUAN XUNG QUANH - Cách xa các nguồn gây ồn như: sân bay, ga xe lửa, xí nghiệp hóa chất hoặc những nơi có môi trường ô nhiễm cao. - Khu đất xây dựng rạp phải đủ diện tích để bố trí các công trình hạ tầng, đường đi, cây xanh, chỗ đỗ xe và máy phát điện,... CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ - Bãi xe: kích thước phụ thuộc vào địa điểm xây dựng và số ghế của rạp phim. - Có thể bố trí bãi xe trên mặt đất hoặc dưới tầng hầm công trình để tiết kiệm diện tích đất.

28


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT a. Các bộ phận chức năng và sơ đồ dây chuyền sử dụng a.2. Chi tiết các khu chức năng

BỘ PHẬN KHÁN GIẢ: SẢNH CHỜ: Là khu vực chuyển tiếp giữa bên ngoài và phòng chiếu phim, khu vực sảnh có chức năng đón tiếp giới thiệu về các bộ phim, phân chia khán giả về các phòng chiếu, phục vụ nhu cầu ẩm thực của khán giả. - Khu vực bán vé (ticket booth). - Khu vực căn tin phục vụ nước uống và thức ăn nhanh. - Khu vực vệ sinh của khán giả.

Ảnh: Archdaily.com

BỘ PHẬN MÁY CHIẾU: - Phòng máy chiếu. - Phòng thuyết minh. - Phòng nghỉ cho nhân viên máy chiếu. - Khu vệ sinh.

BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH QUẢN LÝ: - Phòng giám đốc. -Văn phòng, phòng khách. - Phòng kế toán thủ quỹ. - Phòng bảng điện.

Công trình cinema 32 (Nguồn: Archdaily)

Bộ phận máy chiếu và quản lý thường được bố trí ở những nơi khách hàng khó tiếp cận. 29


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT a. Các bộ phận chức năng và sơ đồ dây chuyền sử dụng a.3. Dây chuyền sử dụng

DÂY CHUYỀN CỦA MỘT RẠP CHIẾU PHIM

KỸ THUẬT

PHÒNG ĐIỆN

KHO

MÀN ẢNH LỐI RA

LỐI RA

KHÁN PHÒNG NHÂN VIÊN

NHÂN VIÊN

PHÒNG MÁY CHIẾU

KỸ THUẬT ĐIỆN

NHÂN VIÊN

PHÒNG ĐỢI GIẢI KHÁT

QUẢN LÝ TIỀN SẢNH

DÂY CHUYỀN CỦA MỘT CỤM RẠP CHIẾU PHIM

30


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT a. Các bộ phận chức năng và sơ đồ dây chuyền sử dụng a.3. Dây chuyền sử dụng

DÂY CHUYỀN CỦA MỘT KHÁN PHÒNG CHIẾU PHIM

31


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT b. Mặt bằng các loại hình cụm rạp chiếu phim

b.1. Các kiểu mặt bằng bố cục âm học của phòng chiếu phim GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẶT BẰNG PHÒNG CHIẾU PHIM

MB CHỮ NHẬT (GÓC VUÔNG)

MB HÌNH OVAL

MB CHỮ NHẬT (GÓC VÁT)

MB HÌNH RĂNG CƯA

MB CẠNH DÀI CÓ ĐƯỜNG CONG

MB CÓ LỐI ĐI NGOÀI CỘT LỰC

MB HÌNH RẼ QUẠT

MB HÌNH BÁN NGUYỆT

BỐ CỤC ÂM HỌC CHO PHÒNG KHÁN GIẢ - Bố cục đồng hướng, liền mạch (End Stage) Bố cục sắp xếp ghế ngồi được xếp theo một chiều, toàn bộ khán giả sẽ tiếp cận sân khấu theo cùng một hướng. Bố cục thường sẽ theo hình chữ nhật, hình nón, lục giác, hình bầu dục… View nhìn của khán giả sẽ gần tương đương nhau. Nhưng với âm thanh thì khác – những người ngồi xa thường bị giới hạn về âm thanh hơn so với những người ở hàng ghế trước. Thường sẽ phải bố trí thêm hệ thống điện thanh, loa… ở hai bên, trải đều toàn bộ phòng để duy trì được hiệu quả.

32


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT b. Mặt bằng các loại hình cụm rạp chiếu phim

b.1. Các kiểu mặt bằng bố cục âm học của phòng chiếu phim - Bố cục hình quạt: Bố cục này thường theo những dạng hình học cong, trải rộng về chiều ngang như hình quạt, vòng cung. Hệ thống ghế ngồi khi đó sẽ được sắp xếp theo một góc cố định từ sân khấu, thường là 130 độ. Công năng về âm học khá hiệu quả bởi hình thức quạt (vòng cung) khiến âm thanh lan tỏa đều hơn, dội lại âm đến tai người nghe, phù hợp cho những buổi thuyết trình, trình diễn âm nhạc, hòa nhạc với dàn giao hưởng…

33


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT b. Mặt bằng các loại hình cụm rạp chiếu phim

b.1. Các kiểu mặt bằng bố cục âm học của phòng chiếu phim Bố cục kiểu 3/4 đấu trường (3/4 Arena): Thiết kế này lấy cảm hứng từ những Đấu trường Roma cổ, tuy nhiên hệ thống ghế ngồi chỉ chiếm 3/4 bố cục, khoảng từ 180-270 độ tính từ sân khấu trung tâm. Điểm mạnh của ¾ Arena là tính thuần âm học – mang lại sự tương tác và kết nối chân thực giữa người biểu diễn và khán giả. Hơn thế nữa còn là sự kết nối, tính tương tác giữa khán giả với khản giả. Tuy nhiên về thị giác, hình thức này không thể đảm bảo được yêu cầu về các bài thuyết trình, các tiết mục biểu diễn sử dụng màn hình lớn. Khi đó, giải pháp chữa cháy sẽ là các màn hình nhỏ xung quanh khán giả ở nhiều góc khác nhau, nhưng hiệu quả mang lại không cao.

34


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT b. Mặt bằng các loại hình cụm rạp chiếu phim

b.2. Các giải pháp bố trí giao thông phòng chiếu phim

Mặt bằng có lối vào ở phóa sảnh, lối ra ở tường bên

Mặt bằng có lối vào ở phía màn hình, lối ra ở tường bên

Mặt bằng có lối vào ở phía sảnh, lối ra ở phía màn hình (thoát trực tiếp ra ngoài)

Mặt bằng có lối vào ở phía sảnh, lối ra ở 2 bên và cuối phòng

Mặt bằng có lối vào ở phía sảnh, lối ra ở nhiều cửa phía tường bên , quy mô rạp chiếu phim lớn

Mặt bằng có lối vào và lối ra ở tường bên phòng chiếu

Mặt bằng có lối vào và lối ra ở phía sảnh (phòng chiếu có quy mô nhỏ và sảnh có lối thoát trực tiếp ra ngoài)

Mặt bằng có lối vào ở phía sảnh, lối ra ở nhiều cửa phía tường bên, quy mô rạp chiếu phim lớn

35


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT b. Mặt bằng các loại hình cụm rạp chiếu phim b.3. Các kiểu mặt bằng bố cục của cụp rạp MẶT BẰNG BỐ TRÍ CỤM 2 RẠP CHIẾU PHIM

MẶT BẰNG BỐ TRÍ CỤM 3 RẠP CHIẾU PHIM

36


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT b. Mặt bằng các loại hình cụm rạp chiếu phim b.3. Các kiểu mặt bằng bố cục của cụm rạp MẶT BẰNG BỐ TRÍ CỤM NHIỀU RẠP CHIẾU PHIM

37


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT b. Mặt bằng các loại hình cụm rạp chiếu phim b.4. Thiết kế tia nhìn cho mặt bằng khán phòng

38


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT b. Mặt bằng các loại hình cụm rạp chiếu phim b.5. Ghế ngồi trong mặt bằng rạp chiếu phim

- Kích thước ghế ngồi trong phòng khán giả quy định: + Chiều rộng ghế từ 45cm đến 50cm (khoảng cách đường tim giữa hai chỗ tựa tay) + Chiều sâu ghế từ 45cm đến 50cm + Khoảng cách giữa hai hàng ghế từ 0,9m đến 1,05m (khoảng cách giữa hai chỗ tựa lưng

- Số ghế ngồi liên tục trong một hàng không được lớn hơn quy định trong bảng 2

- Khoảng cách và chiều rộng lối đi giữa hai hàng ghế được quy định trong bảng 3

- Ghế ngồi trong phòng khán giả gắn với nhau thành từng hàng và được cố định với nền

39


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT c. Mặt cắt khán phòng rạp chiếu phim

Các tiêu chuẩn về góc tạo bởi máy chiếu và màn ảnh cũng như từ tia nhìn của khán giả

Mặt cắt phòng chiếu có độ dốc trùng sàn khán phòng

Mặt cắt phòng chiếu có 1 ban công

Mặt cắt phòng chiếu phim có ban công ghấp khúc

Mặt cắt phòng chiếu có độ dốc ngược

Mặt cắt phòng chiếu có 2 ban công

Mặt cắt phòng có chiếu phim dưới ban công

40


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT c. Mặt cắt khán phòng rạp chiếu phim XÁC ĐỊNH CÁC GÓC NHÌN CỦA KHÁN GIẢ TRONG KHÁN PHÒNG

NỀN DỐC SÀN KHÁN PHÒNG RẠP CHIẾU PHIM QUA MẶT CẮT

41


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT d. Vấn đề thoát người và tổ chức giao thông thoát người Lối vào và lối ra từ phòng khán giả phải được bố trí riêng biệt. Lối ra từ phòng khán giả không được thông qua phòng đợi. Từ ban công phải có lối ra riêng không được thông qua phòng khán giả. Từ phòng khán giả và ban công phải có ít nhất hai lối thoát, nạn ra ngoài. Chiều rộng tổng cộng của các cửa đi về thang hay lỗi đi trên đường thoát nạn được quy định như sau: -Phòng khán giả có bậc chịu lửa I, II: tính 0,55 m cho 100 người -Phòng khán giả có bậc chịu lửa III: tính 0,80 m cho 100 người.

Lối ra thoát nạn từ tầng hầm lên được bố trí thoát trực tiếp ra bên ngoài: a) hình ảnh tổng thể; b) bố trí mặt bằng - Không được phép thiết kế cầu thang xoáy ốc và bậc thang hình rẻ quạt trên đường thoát nạn. Không được thiết kế bậc trên lối đi và cửa ra vào phòng khán giả. -Cửa đi trên đường thoát nạn phải mở ra ngoài, không cho phép làm cửa đây ngang hay cửa quay trên đường thoát nạn. -Trường hợp rạp có chiều cao trên 10 m (tính từ mặt vỉa hè đến mép dưới máng nước) thì phải bố trí thang chữa cháy bằng sắt bên ngoài nhà, theo chu vi rạp cử 150 m được bố trí một thang, -Xung quanh rạp phải thiết kế đường đi với chiều rộng không nhỏ hơn 4,0 m, trong trường hợp đường cắt phải bố trí chỗ quay xe để bảo đảm xe chữa cháy có thể hoạt động thuận tiện.

42


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT e. Các vấn đề kĩ thuật khác

e.1. Vấn đề lựa chọn vật liệu, kết cấu và thiết kế hình thức Không gian hội trường, rạp chiếu phim là những không gian rất đặc biệt đòi hỏi cần phải có hệ thống cách âm tốt với môi trường bên ngoài. Những vật liệu cách âm thường dùng trong thiết kế rạp chiếu phim tiêu biểu như: bông thủy tinh. cao su non, tấm thạch cao,... Ngoài ra, để tăng tính thẩm mỹ cho không gian khán phòng, các vật liệu như kim loại, gỗ,... cũng được phối hợp.

e.2. Vấn đề thiết kế thụ cảm thị giác và chiếu sáng Yêu cầu ánh sáng: - Không gian bên trong công trình, phòng khán giả độ rọi yêu cầu không 50 lux. - Không gian bên trong phòng khán giả, trước chiếu giải lao yêu cầu độ rọi không quá 100 lux. Nguyên lý thiết kế rạp chiếu phim về ánh sáng: - Trong phòng chiếu phim, bạn nên tập trung những thiết bị điều khiển trong phòng bảng điện nhằm tránh gây rối mắt, gây mất thẩm mỹ không gian. Nguồn sáng khi làm tối hay chiếu sáng thì phải tăng giảm dần dần, tránh gây chói mắt, hại mắt cho khán giả. - Chiếu sáng cho phòng khán giả được phép dùng đèn nung sáng, kể cả đèn halogen nung sáng và đèn huỳnh quang, cần dùng chiếu sáng phản xạ. - Chiếu sáng và làm tối phòng khán giả phải dần dần, bảo đảm không làm lóa mắt khán giả. Thiết bị điều khiển chiếu sáng cần đặt tập trung trong phòng bảng điện. - Cho phép thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho phòng khán giả qua cửa mái, lỗ lấy ánh sáng ở vị trí cao của phòng khán giả nhưng không được phép bố trí cửa sổ ở phía màn ảnh.

e.3. Vấn đề với cảm thụ thính giác và trang âm Thiết kế âm thanh cho phòng khán giả phải xác định: - Hình dạng mặt bằng và mặt cắt hợp lý bằng phương pháp phân tích phản xạ âm ở các điểm khác nhau trong phòng. - Các điều kiện bảo đảm thời gian âm vang tốt nhất, chọn vật liệu hút âm và kết cấu hợp lý. - Đảm bảo cách âm cho phòng khán giả khỏi bị tiếng ồn bên ngoài và những thiết bị kỹ thuật bên trong gây ra.

43


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT e. Các vấn đề kĩ thuật khác Tiêu chuẩn âm thanh: - Tần số âm thanh tiêu chuẩn cho rạp chiếu phim là 125Hz và 512Hz. Đạt được tiêu chuẩn này thì người xem ở mọi vị trí mới có thể nhận được nguồn âm tốt, rõ, chân thực nhất. - Thiết kế âm thanh cho phòng khán giả phải xác định: a) Hình dạng mặt bằng và mặt cắt hợp lý bằng phương pháp phân tích phản xạ âm ở các điểm khác nhau trong phòng. b) Các điều kiện bảo đảm thời gian âm vang tốt nhất, chọn vật liệu hút âm và kết cấu hợp lý. c) Các điều kiện bảo đảm cách âm cho phòng khán giả khỏi bị ảnh hưởng của tiếng ồn bên ngoài và những thiết bị kỹ thuật bên trong gây ra. - Thời gian âm vang tốt nhất cho phòng khán giả được xác định bằng biểu đồ trên Hình 2 vớihai tần số 125 Hz và 512 Hz cho phép sai số không lớn hơn ± 10 %. - Khi thiết kế âm thanh cho phòng khán giả phải xác định các tia hình học của âm thanh phản xạ đầu tiên đến chậm so với âm thanh phát ra trực tiếp bằng mặt cắt dọc của phòng khán giả nếu trần phẳng và bằng mặt cắt ngang trong trường hợp trần cong. - Hình dạng trần và bề mặt tường của phòng khán giả ở gần màn ảnh phải bảo đảm chuyển những âm thanh phản xạ hữu ích đầu tiên cho toàn bộ diện tích có khán giả ngồi, và được xác định bằng hình vẽ các tia phản xạ. Không được bố trí vật gì trước màn ảnh làm cản trở sóng âm phát ra.Chênh lệch mức to nhỏ của âm thanh ở những điểm khác nhau trong phòng không được lớn hơn 6 dBA đến 8 dBA.

Dung sai cho phép đối với thời gian âm vang tốt nhất

Thời gian âm vang tốt nhất cho các định dạng âm thanh

44


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT e. Các vấn đề thiết kế kĩ thuật khác

e.4. Vấn đề thông gió và điều hòa không khí Lượng khí tươi cấp vào không gian khép kín (không gian điều hòa) Theo TCVN : - Ít nhất 10% lưu lượng gió tuần hoàn trong phòng - Tổi thiểu 20m3/h/người Tiêu chuẩn thiết kế: - Yêu cầu lưu lượng gió: Lưu lượng gió tươi dựa vào m2 sàn từ đó tính ra số người hoạt động trong văn phòng. Dựa vào tiêu chuẩn gió tươi tính ra lượng gió cần thông gió trong 1 giờ như sau:

L/s trên 1m2 diện tích sàn

M3/h trên 1 m2 diện tích sàn

0.65

2.30

- Phương pháp thông gió: Hệ thống thông gió 2 line: + Line cấp gió tươi: Dùng quạt và kênh dẫn gió cấp gió tươi vào không gian điều hòa. + Line hút gió thải: Dùng quạt và kênh dẫn gió để hút gió thải từ không gian điều hòa ra bên ngoài. - Chọn quạt thông gió: Dựa vào 2 thông số là Lưu lượng và Cột áp để chọn thiết bị quạt phụ hợp.

45


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT e. Các vấn đề thiết kế kĩ thuật khác

e.5. Các vấn đề chống cháy trong rạp phim Cháy xảy ra ở rạp chiếu phim phần lớn là do các nguyên nhân về điện. Ở các rạp luôn luôn phải sử dụng một nguồn năng lượng điện khá lớn, chẳng hạn như điện chiếu sáng, điện cung cấp máy chiếu…Hệ thống điện thường được thiết kế ở dạng cáp ngầm dưới sàn hoặc nằm trong vách tường, do vậy việc kiểm tra, tu bổ ít được chú ý nên có nhiều khả năng gây ra các hiện tượng chập điện dẫn đến cháy. Mặt khác, việc dùng các thiết bị điện có công suất lớn như các loại đèn để gần phông màn hoặc các vật dễ cháy khác cũng là nguồn gây cháy… Ngoài các nguyên nhân kể trên, cháy xảy ra ở các rạp chiếu phim còn có thể do khán giả không chấp hành các quy định an toàn PCCC như hút thuốc trong rạp, bật diêm lửa để soi, tàn lửa rơi xuống ghế, đệm hoặc bén vào phông màn gây ra cháy. Do đó, để đảm bảo an toàn PCCC cho các rạp chiếu phim cần thực hiện các biện pháp sau: – Trong các rạp chiếu phim, ở phòng đặt máy chiếu phim phải có hệ thống thông gió nhân tạo để giảm nhiệt độ và theo dõi tình trạng làm việc của máy chiếu. - Tuyệt đối không được sử dụng điện trong rạp chiếu phim một cách tùy tiện. Việc bố trí lắp đặt điện phải do thợ điện chuyên nghiệp làm. Khi lắp đặt phải theo tiêu chuẩn thiết kế của rạp, tránh các trường hợp dùng điện quá công suất. – Thường xuyên kiểm tra các đầu nối của hệ thống điện (công tắc, ổ cắm, hộp đấu dây, mối nối trên đường dây…) nếu có hiện tượng đánh lửa phải tách chúng ra khỏi nguồn điện và sửa chữa lại hoặc báo cho thợ điện đến sửa chữa, khi nối dây phải nối so le và quấn băng keo cách điện. – Khi hàn xì bằng điện phải đảm bảo an toàn PCCC, phải tổ chức che chắn bằng các vật liệu không cháy hoặc di chuyển các vật liệu dễ cháy ra khỏi khu vực hàn cắt (tối thiểu 10m). Không để vảy hàn có nhiệt độ cao tiếp xúc với vật liệu dễ cháy hoặc có biện pháp an toàn PCCC và phương án xử lý cháy, nổ. – Không dự trữ xăng dầu khí đốt và các chất lỏng dễ cháy ở trong các rạp hát, rạp chiếu phim. Không sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp để ốp tường, làm trần, vách ngăn. Trong rạp chiếu phim phải có nội quy quy định an toàn phòng cháy chữa cháy, có các biển cấm hút thuốc lá.Mỗi rạp hát, rạp chiếu phim đều phải xây dựng phương án chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn và trang bị dụng cụ phương tiện chữa cháy tại chỗ đầy đủ theo đúng quy định tại TCVN 3890 – 2009 để khi có cháy nổ xảy ra ta có thể sử dụng cụ phương tiện tại chỗ dập tắt đám cháy ban đầu khi nó vừa mới phát sinh…

Thảm chống cháy dùng để lót sàn

Bông gốm chịu nhiệt 46


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT e. Các vấn đề thiết kế kĩ thuật khác e.6. Các vấn đề cách âm trong rạp phim

Bông thủy tinh, cao su non, bông khoáng… là những vật liệu thường dùng vào mục đích tiêu âm, cách âm, cách nhiệt ở những không gian đòi hỏi sự yên tĩnh cao như hội trường, rạp chiếu phim, nhà hát..

BÔNG THỦY TINH được tạo thành từ sợi thủy tinh, không có hóa chất Amiang, an toàn khi sử dụng. Bông thủy tinh có dạng trơn hoặc có phủ lớp giấy nhôm, nhựa PVC vải thủy tinh hoặc vật liệu khác tùy theo mặt hàng. Bông thủy tinh có tác dụng: – Hấp thu nhiệt bức xạ và ngăn cản việc truyền nhiệt, khúc xạ nhiệt xuống khu vực cách nhiệt. – Khả năng cách âm rất tốt, giảm thiểu tiếng ồn khi trời mưa…

THẠCH CAO Ngày nay người ta thường sử dụng thạch cao trong trang trí và cách âm cho phòng hát hội trường, nhà hát… Thạch cao có các dạng tấm, dạng bột, dạng cục. Trong thiết kế thi công phòng hát đa số người ta dùng đến vách ngăn thạch cao.Ngoài khả năng cách âm, tiêu âm hội trường, thạch cao cũng được dùng để trang trí phổ biến, rộng rãi và thường khắc các hình vẽ lên đó và sử dụng các ánh đèn led nhiều màu khác nhau để làm nổi bật tấm phù điêu.

XỐP CÁCH ÂM CÁCH NHIỆT Trước đây xốp cách âm cách nhiệt thường được các nhà thầu chọn làm thầu chọn làm giải pháp cách âm cho hệ thống sàn nhà của các toà cao ốc, khách sạn, cách âm – cách nhiệt cho hệ thống điều hoà trung tâm của các công trình điện lạnh.. Đồng thời nó còn có tác dụng chống nóng cho mái tole, vách tole của các khu công nghiệp, khu chế xuất.Ngày nay xốp cách âm, cách nhiệt còn được sử dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng và đặc biệt là cách âm cho các hội trường, nhà hát. 47


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT f. Thiết kế tia nhìn, nền dốc khán phòng rạp chiếu phim PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CHUNG C: Độ nâng cao tia nhìn R: Độ nâng cao hàng ghế Hp: Độ nâng cao điểm thiết kế “p” so với mặt nền Y1: Khoảng cách chênh lệch giữa điểm quan sát thiết kế P với độ cao mặt khán giả ngồi hàng ghế đầu. α: Góc hợp bởi tia nhìn tới tâm màn ảnh và đường thẳng song song với mặt nền kể từ mặt khán giả ngồi hàng ghế đầu cùng nằm trong pháp tuyến. d: Khoảng cách giữa hai hàng ghế. X1: Khoảng cách từ màn ảnh tới hàng ghế đầu.

48


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT f. Thiết kế tia nhìn, nền dốc khán phòng rạp chiếu phim PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐỘ DỐC CỦA MẶT CĂT DỌC NỀN PHÒNG KHÁN GIẢ Mặt cắt dọc nền phòng khán giả là mặt phẳng nằm ngang sự dụng nhiều chức năng có kết hợp chiếu phim, khi thiết kế phải đảm bảo dộ nâng cao tia nhìn của hàng ghế cuối là:

E là khoảng cách từ màn ảnh tới hàng ghế cuối Độ nâng cao tia nhìn càng xa càng giảm dần PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐỘ DỐC CỦA MẶT CĂT DỌC LÀ MẶT PHẲNG NGHIÊNG Độ nâng cao tia nhìn giảm dần từ hàng ghế đầy đến hàng ghế cuối, khi thiết kế phải xác định độ năng cao tia nhìn của hàng ghế đầu và hàng ghế cuối bằng công thức

Độ cao yn của hàng ghế cuối được xác định bằng công thức

49


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT f. Thiết kế tia nhìn, nền dốc khán phòng rạp chiếu phim

PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐỘ DỐC CỦA MẶT CĂT DỌC CÓ ĐỘ DỐC CONG THEO ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ LOGARIT

50


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT g. Các bộ phận chức năng đặc thù, trang thiết bị, cấu tạo đặc biệt của loại hình công trình cụm rạp chiếu phim g.1. Phòng máy chiếu

Phòng máy phải được bố trí ở phía chính diện với màn ảnh. Cửa sổ chiếu, cửa sổ quan sát phải đáp ứng các yêu cầu: - Chất liệu của cửa sổ phòng chiếu phải là chất liệu không ảnh hưởng tới chất lượng ống kính hay chất lượng chiếu - Để tránh hiện tượng dội âm qua cửa sổ chiếu hoặc cửa sổ quan sát phải bố trí loa đặt lệch một gốc từ 7 đến 10° và không gây ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. - Kích thước của tổ chiếu và cửa sổ quan sát phải đảm bảo 0,4 m = 0,25 m để ánh sáng trong phòng chiếu không lọt ra ngoài phòng khán giả. -Cửa phòng máy chiếu phải mở ra ngoài. Kích thước cửa phòng phải bảo đảm không được nhỏ hơn 2,00 m = 0,85 m.

51


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT g. Các bộ phận chức năng đặc thù, trang thiết bị, cấu tạo đặc biệt của loại hình công trình cụm rạp chiếu phim g.1. Phòng máy chiếu

52


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT g. Các bộ phận chức năng đặc thù, trang thiết bị, cấu tạo đặc biệt của loại hình công trình cụm rạp chiếu phim g.2. Vệ sinh khán giả

Khu vệ sinh nam, nữ phải bố trí riêng biệt, có buồng đệm. Số lượng thiết bị vệ sinh cho khán giả theo quy định: -1 xí, 2 tiêu, 1 chậu rửa tay: cho 150 khán giả nam. -1 xí, 2 tiêu, 1 chậu rửa tay: cho 150 khán giả nữ.

g.3. Sảnh đợi, tiền sảnh Phòng đợi trong rạp phải bố trí liên hệ trực tiếp với phòng khán giả và tiền sảnh. Diện tích tiền sảnh (kể cả chỗ bán vé, điện thoại công cộng, nơi gửi tư trang) được tính từ 0,30 m... đến 0,45m2 cho một chỗ ngồi. Rạp dưới 400 chỗ cho phép kết hợp phòng đợi với tiền sảnh, diện tích được tính theo: - Rạp công trình cấp 1: từ 0,30 mở chỗ đến 0,45 mở chỗ, - Rạp công trình cấp : từ 0,25 molchỗ đến 0,30 mở chỗ. 5.2.2.4 Diện tích quy định cho một cửa bản về là 1,5 m. Số cửa bán và phụ thuộc vào quy mô rạp: - Dưới 600 chỗ: 2 cửa - Từ 600 chỗ đến 1 000 chỗ: 3 cửa 6.2.2.5 Khoảng cách giữa các cửa bán vé (tính theo trục tim của) không nhỏ hơn 1,2 m. Chiều cao từ sàn chỗ đứng mua vé đến mép dưới của bản vẽ từ 1,00 m đến 110 m. Diện tích chỗ gửi tự trang của khán giả tinh theo quy mô rạp và được quy định từ 0,01m' cho một chỗ ngồi, Buồng điện thoại công cộng trong tiền sảnh có diện tích từ 1,0 m2 đến 1,2 m2

53


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT h. Các bộ phận chức năng đặc thù, trang thiết bị, cấu tạo đặc biệt của loại hình công trình rạp chiếu phim 3D, 4D, 5D, Imax h.1. Rạp chiếu phim 3D

– Công nghệ Anaglyph (1): Đơn giản, rất dễ cài đặt thử nghiệm trên mọi thiết bị. Chất lượng hình ảnh thấp do sai lệch màu giữa hai mắt. – Công nghệ màn trập shutter, hay gọi là 3D DLP (2): Sử dụng máy chiếu ở chế độ 3D Ready và kính điện tử đóng/mở tuần tự hình ảnh trái-phải liên tục cho hai mắt với tần số 120Hz (60Hz cho mỗi mắt) đồng bộ hóa với máy chiếu. Tần số 240Hz (120 Hz cho mỗi mắt) dùng cho TV 3D, chưa phổ biến với máy chiếu. Đây là giải pháp chấp nhận được cho phòng chiếu phim 3D gia đình, không thích hợp cho phòng chiếu phim 3D kinh doanh. – Công nghệ giao thoa (còn gọi là quang phổ): Dựa trên nguyên lý dùng bộ lọc gồm nhiều dải phổ hẹp. Chất lượng hình ảnh 3D khá, không cần dùng màn chiếu bạc. Có tồn tại sắc sai nhỏ (khác biệt màu sắc) giữa hai mắt. Gồm 2 nhánh: + Giải pháp 3D Dolby (3.1) sử dụng một máy chiếu gắn với bánh xe màu quay liên tục. Bánh xe gồm 2 phần, mỗi phần là một bộ lọc màu tập hợp của 3 dải phổ hẹp R-G-B có bước sóng hơi khác nhau một chút. Đây là giải pháp cho rạp 3D Cinema chuyên nghiệp + Giải pháp 3D Omega (3.2) sử dụng hai máy chiếu gắn với cặp bộ lọc màu. Mỗi bộ lọc là tập hợp của 5 dải phổ hẹp. Dùng cho phòng 3D dân dụng bán chuyên nghiệp. Bề mặt bộ lọc và kính phản xạ mạnh ánh sáng nên tỷ lệ suy hao cường độ sáng cao hơn công nghệ phân cực. – Công nghệ phân cực: Dựa trên nguyên lý phân cực ánh sáng. Chất lượng hình ảnh 3D cao nhất. Cần màn chiếu bạc không khử cực chuyên dụng. Gồm 2 nhánh: + Giải pháp phân cực một máy chiếu (4.1) gắn với bộ lọc phân cực chủ động (polarization modulator) đảo pha phân cực luân phiên. Giải pháp dùng cho rạp 3D Cinema chuyên nghiệp + Giải pháp phân cực hai máy chiếu (4.2) dùng cặp máy chiếu HD phổ thông nhân đôi độ sáng gắn với cặp bộ lọc phân cực thụ động. Là giải pháp cho phòng chiếu phim 3D dân dụng. Có 2 loại bộ lọc và kính phân cực là phân cực thẳng (linear) và phân cực tròn (circular).

54


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT h. Các bộ phận chức năng đặc thù, trang thiết bị, cấu tạo đặc biệt của loại hình công trình rạp chiếu phim 3D, 4D, 5D, Imax h.2. Rạp chiếu phim 4D, 5D

Cơ cấu ghế ngồi được đặt riêng theo từng cụm 4 chiếc, phía dưới pít tông đẩy sẽ khiến cụm ghế chuyển động theo ba bậc tự do, nghiêng trái phải, lên xuống... Trong nhiều cảnh hành động, ghế còn tự rung với biên độ đủ lớn để người xem cảm nhận rõ ràng. Phía dưới chân ghế, hai ống cao su nhỏ được giao nhiệm vụ động chạm “bất ngờ”, mang đến cảm giác giật mình thon thót trong nhiều tình tiết hấp dẫn. Ngoài cảm nhận về chuyển động, khói, nước cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo hiệu ứng. Hai thành phần này được bố trí để tác động đến người xem theo hướng trực diện hoặc từ hai bên thành ghế.

Một trong các vị trí nhả khói và phun sương (nước).

Chiếc ống va đập nhẹ, tạo cảm giác thật hơn cho người xem.

Hai bên hông, quạt gió và hệ thống phả hơi lạnh luôn sẵn sàng tăng tốc khi nhân vật lao vun vút trong không gian hay trôi nổi giữa bắc cực lạnh giá, môi trường thực được tái hiện hệt như trong phim. Hệ thống đèn flash chớp sáng nhanh sẽ gia tăng thêm cảm giác kịch tính trong từng vụ nổ, phát đạt. Đưa người xem trở thành một nhân vật thứ thiệt, hòa mình vào không gian.

Hệ thống quạt gió

Hệ thống đèn flash

55


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT h. Các bộ phận chức năng đặc thù, trang thiết bị, cấu tạo đặc biệt của loại hình công trình rạp chiếu phim 3D, 4D, 5D, Imax h.2. Rạp chiếu phim 4D, 5D

Phòng máy nén khí, bộ phận điều hòa áp suất sẽ nhận lệnh từ máy tính trung tâm để bơm hút khí nén, hỗ trợ chuyển động của ghế. Theo chúng tôi được biết, cơ chế này tương đối đắt đỏ, nhưng so với các loại động cơ khác, chuyển động bằng khí nén tối ưu hơn vì tốc độ đáp ứng thay đổi nhanh tức thời (độ trễ thấp), tạo ra chuỗi chuyển động không giật cục, êm ái, làm việc với tải trọng lớn và độ ồn khi vận hành rất nhỏ. Cũng trong phòng máy, khói an toàn và hơi nước cũng được nạp và điều tiết theo lập trình máy tính. Ở góc ngoài, có sự xuất hiện của thùng rửa kính. Nhóm phóng viên quả thật thấy bất ngờ, khi kính 3D sau khi người xem sử dụng lại được tẩy rửa bằng thiết bị an toàn như vậy (hỗn hợp tẩy rửa gồm nước sạch và muối khoáng).

Phòng mày khí nén

Thiết bị rửa kính 3D chuyên dụng

Ghế chuyên dụng theo cụm 4 cái ghế

Hệ thống máy chiếu song song

Bộ phần điều hòa áp suất

Máy tính điều khiển phụ dưới phòng chiếu 56


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT h. Các bộ phận chức năng đặc thù, trang thiết bị, cấu tạo đặc biệt của loại hình công trình rạp chiếu phim 3D, 4D, 5D, Imax h.3. Rạp chiếu phim Imax

Để có thể trình diễn hết mức độ chi tiết của một bộ phim IMAX trên màn hình cao 20-30 m và rộng 22 m cũng cần một hệ thống máy chiếu cực khủng. Các khung hình sử dụng trong công nghệ IMAX rất lớn và nặng, do đó việc đảm bảo tốc độ khung hình và sự ổn định là thách thức lớn nhất. Một hệ thống máy chiếu IMAX cơ bản nặng khoảng 1,8 tấn, cao 1,78 m và dài 1,95 m. Để có thể chạy các khung hình này, hệ thống chuyển động được thiết kế theo chiều ngang, thay vì các khung hình chạy theo chiều dọc như máy chiếu truyền thống. Bên cạnh đó một hệ thống khí nén đặc biệt có nhiệm vụ kéo các khung hình chuyển động với tốc độ khoảng 24 hình/giây, sau này có những máy chiếu IMAX có tốc độ khung hình 48 hình/giây giúp tăng độ chi tiết hình ảnh lên tối đa.

Hệ thống máy chiếu với những cuộn phim khổng lồ

Hai máy chiếu IMAX hoạt động cùng lúc để chiếu phim 3D

Bộ phận quan trọng nhất bên trong máy chiếu IMAX chính là đèn xenon công suất 15.000 watt, nặng khoảng 5 kg và dài 2 m. Nó được làm bằng thạch anh và nén khí xenon ở áp lực rất cao bên trong. Do đó khi tháo lắp đèn để thay mới hoặc bảo dưỡng, các nhân viên phải đeo đồ bảo hộ vì nếu rơi xuống sàn, đèn xenon sẽ phát nổ với sức công phá tương tự một quả lựu đạn. Chiếc đèn này có thể phát ra ánh sáng với cường độ 600.000 lumens, tương đương với 1,6 tỷ ngọn nến trên 1 mét vuông, tương đương với ánh sáng Mặt Trời khi nhìn từ Trái đất. Mỗi bóng đèn này có tuổi thọ khoảng 1.200 giờ chiếu, do đó nó được thay thường xuyên mỗi năm.

Đèn xenon áp suất lớn là một thiết bị vô cùng đặc biệt bên trong hệ thống máy chiếu IMAX 57


B

PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH THAM KHẢO

58


1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH a. Thông tin tổng quát a.1. Thông tin chung

Tên công trình UFA Cinema Center Địa điểm: Dresden, Đức Thời gian xây dựng: 1993-1998 Chủ sở hữu :UFA THEATER AG, Dorf Germany Diện tích: 6,174 m2 Vốn đầu tư: 16.36 triệu Euro Tổ chức đấu thầu vào năm 1993 Tòa nhà UFA Cinema Center được xây dựng từ tháng 2-1997, đến tháng 3-1998 hoàn thành. Tổng diện tích xây dựng 1.847 m2, diện tích sử dụng 6.174 m2. Phục vụ 2.668 chỗ ngồi với 8 màn ảnh chiếu phim. Trung tâm UFA được thiết kế bởi KTS Tom Wiscombe của công ty thiết kế nổi tiếng CoopHimmelb(l)au, phần tính toán kết cấu do Bollinger & Grohmann thực hiện. Tòa nhà trung tâm UFA được chia làm hai phần rõ rệt, một nửa bên là kính và nửa bên còn lại làm bằng bêtông cốt thép. Phần bêtông nằm ngoài mặt đường chính St. Petersburger Straße dọc bến xe điện, là nơi bố trí của hơn 2.600 chỗ ngồi và với một sảnh rộng rải dưới tầng trệt dùng cho việc bán vé và thức ăn nhanh. Phần nhà kính nằm ở phía trong so với mặt đường chính nhưng lại là hướng thuận lợi nhất cho du khách chiêm ngưỡng vì nó hướng ra con đường mua sắm nhộn nhịp nhất Dresden (Pragerstraße) nối từ nhà ga chính (Haupbahnhof) đến trung tâm thương mại lớn như Almarkt Galerie, Centrum Galerie, Karstadt… Phần diện tích này chủ yếu dùng cho không gian chung, ăn uống, hành lang và cầu thang lên các tầng.

59


1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH a. Thông tin tổng quát a.1. Thông tin chung

Do tòa nhà nằm nghiêng, không gian bên trong cũng không theo một dạng hình học cụ thể nào nên việc bố trí các cầu thang, sàn chiếu nghỉ, kể cả trang trí cũng phải hết sức linh hoạt và uyển chuyển nhằm tạo nên một không gian hữu ích và hài hòa. Phần kiến trúc nổi bật trong nhà kính là sàn chiếu nghỉ được tạo hình như một đồng hồ cát - nơi được dùng như một phòng chờ bên ngoài.

Tòa nhà UFA nhìn từ mặt bên

Mặt trước hướng ra trục lộ chính St. PetersburgerStrasse

Cổng vào (phía sau) nhìn từ trong ra

Tải trọng toàn bộ kính, cầu thang, khung giàn thép, khán giả đặt lên hai trụ bêtông

Được làm bằng kính dày màu xanh, tòa nhà trở nên huyền ảo dưới ánh đèn đêm với nhiều màu sắc lung linh nổi bật trên nền trời đêm. Lúc đẹp trời, hình ảnh nghiêng ngả của các tòa nhà hay xe cộ xung quanh in bóng và phản chiếu qua bề mặt kính làm công trình thêm sinh động. Điều đó đã làm du khách có những cảm nhận khác nhau về vẻ đẹp và sự quyến rũ của công trình độc đáo này.

Sảnh rộng bên dưới rạp là nơi bán vé và dịch vụ ăn uống

Một chiếu nghỉ được trang trí giống như đồng hồ cát

60


1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH a. Thông tin tổng quát

a.2. Về concept của công trình Sơ đồ hình thành cấu trúc giải tỏa kết cấu từ một bố cục đăng đối của các phương thức thế hiện cũ. Có thể nhận thấy tuy có sự biến đổi mạnh mẽ tuy nhiên các yếu tố chính vẫn còn tồn tại trong khối công trình

Hình ảnh cho thấy được các module của mặt dựng được lấy ý tưởng từ tính chất điện ảnh của công trình, là các cuộn phim.

Các bản phát thảo từ ban đầu

61


1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH b. Các mặt bằng MẶT BẰNG TRỆT TỔNG THỂ

LỐI VÀO CHÍNH

I XE

OP

O SH

C

ER

SH

I NG PP

T EN

NHÀ HÀNG

TRỤC ĐƯỜNG CHÍNH PETERSBURGER STRABE

HƯỚNG TIẾP CẬN TỪ MẶT TIỀN

Nằm ở khu vực có nhiều chức năng công cộng như nhà hàng, shopping mall, nhà ga. Chính vì thế cách ứng xử của các không gian chức năng cũng như các lối tiếp cận được tính toán để tối đa nhất khả năng tiếp cận của người sử dụng

Các phương hướng xử lí chính của công trình được thể hiện thông qua cách ứng xử với các khối bên cạnh, phát triển tầm nhìn theo phương ngang ra các công trình lân cận, tạo sự kết nối trong các dịch vụ công cộng.

62


1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH b. Các mặt bằng MẶT BẰNG TẦNG HẦM

2

1. Rạp chiếu phim 2. Khu quản lí 3. Khu sảnh 4. Căn tin

1

1

2

1

1

MẶT BẰNG TẦNG TRỆT 1. Rạp chiếu phim 2. Khu quản lí 3. Khu sảnh 4. Căn tin

3

4

2

1

63


1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH b. Các mặt bằng MẶT BẰNG LẦU 1

1. Rạp chiếu phim 2. Khu quản lí 3. Khu sảnh 4. Căn tin

3

1

1

MẶT BẰNG LẦU 2 1. Rạp chiếu phim 2. Khu quản lí 3. Khu sảnh 4. Căn tin

3

1

3

1

64


1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH b. Các mặt bằng MẶT BẰNG LẦU 3

1. Rạp chiếu phim 2. Khu quản lí 3. Khu sảnh 4. Căn tin

3

1

1

MẶT BẰNG LẦU 4 1. Rạp chiếu phim 2. Khu quản lí 3. Khu sảnh 4. Căn tin

3

1

65


1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH b. Các mặt bằng MẶT BẰNG LẦU 5

1. Rạp chiếu phim 2. Khu quản lí 3. Khu sảnh 4. Căn tin

MẶT BẰNG LẦU 6 1. Rạp chiếu phim 2. Khu quản lí 3. Khu sảnh 4. Căn tin

66


1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH c. Các mặt đứng

d. Các mặt cắt

67


1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH d. Các mặt cắt

68


1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH e. Phối cảnh và tiểu cảnh

69


1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH e. Phối cảnh và tiểu cảnh

Trong nghệ thuật kiến trúc đương đại, xu hướng chủ nghĩa giải tỏa kết cấu nổi lên như một cuộc cách mạng kiến trúc từ thập niên 1980. Kiến trúc này làm người chiêm ngưỡng có cảm giác rối loạn, không có trật tự và hỗn độn của các khối hình học phức tạp đan xen nhau, bị cắt vát, bo cạnh tròn, xoắn, uốn...

70


2. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG a. Sơ đồ vị trí

a.1. Sơ đồ vị trí tổng thể của công trình so với khu vực Bản vẽ sketch tay phác thảo ý tưởng về vị trí của công trình so với các công trình xung quanh. Từ đó đánh giá phân tích và phát triển các lối tiếp cận. Vị trí của công trình so với tổng thể là nằm trong một khu vực gồm các không gian công cộng như nhà hàng, shop, ga tàu,...

71


2. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG a. Sơ đồ vị trí

a.2. Sơ đồ vị trí chi tiết của các bộ phận trong công trình MẶT BẰNG TRỆT TỔNG THỂ

Bãi xe

Sảnh

Căn tin và quầy vé

Rạp phim

Quản lí

Thang

72


2. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG a. Sơ đồ vị trí

a.3. Sơ đồ vị trí các rạp phim trong công trình

Do là công trình đơn thuần về chức năng chiếu phim, nên các không gian rạp phim được bố trí phần lớn ở tất cả các cao độ từ tầng hầm cho tới các tầng trên. Các không gian bên dưới rạp chiếu phim được tận dụng để làm các khu chức năng như vệ sinh hay quản lí.

73


2. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG b. Phân khu chức năng Private space

Public space

Rạp phim

MẶT BẰNG HẦM

MẶT BẰNG TRỆT

MẶT BẰNG LẦU 1

MẶT BẰNG LẦU 2

Sơ đồ mặt cắt các phân khu chức năng trong công trình

74


2. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG b. Phân khu chức năng

Sơ đồ mật độ di chuyển của khách hàng Có thể thấy, việc phân khu giao thông cũng như vị trí các sảnh ảnh hưởng lớn đến mật độ con người tại điểm đó

Hệ thống thang máy đứng Công trình được bố trí hệ thống thang máy tại các sảnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển lên các cao độ

Rạp phim

Thang máy

Khối điểm nhấn

Giao thông theo phương ngang

75


2. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG b. Phân khu chức năng Các không gian chức năng Không gian giao thông và sảnh Có thể thấy qua các sơ đồ phân khu chức năng thì các phân khu được phân tách khá rõ về 2 bên. Một bên là dành cho không gian giao thông và các sảnh tầng còn một bên là các khu chức năng như rạp phim, khu quản lí và các khu phụ trợ.

Khu vực căn tin ở tầng 1 (hình trên) và các sảnh tầng (hình dưới)

76


3. DÂY CHUYỀN SỬ DỤNG a. Dây chuyền công năng Dây chuyền chính của công trình khá đơn giản lấy các không gian rạp phim làm trung tâm khi mà mọi không gian khác đều phục vụ và dẫn tới không gian chiếu phim

LỐI VÀO

RẠP PHIM

SẢNH CHÍNH

GIAO THÔNG ĐỨNG

QUẢN LÍ

CĂN TIN, QUẦY VÉ

BÃI XE

LỐI VÀO

77


3. DÂY CHUYỀN SỬ DỤNG b. Giao thông trong công trình b.1. Đối ngoại

Sơ đồ giao thông đối ngoại bao gồm (theo thứ tự từ bên trái qua) :các hướng tiếp cận; không gian công cộng bên ngoài, không gian công cộng bên ngoài cộng với không gian công cộng của công trình,

Sơ đồ giao thông theo luồng người di chuyển từ các khu vực công cộng khác từ các khu shopping, ăn uống, truc đường lớn,... Có thể thấy, công trình như là một nút giao, là nơi tập trung của các luồng di chuyển.

78


3. DÂY CHUYỀN SỬ DỤNG b. Giao thông trong công trình b.2. Đối nội

Sơ đồ giao thông đối nội thông qua các luồng di chuyển từ các nút giao thông chính ở sảnh và các lối thoát hiểm

MẶT BẰNG HẦM

MẶT BẰNG TẦNG TRỆT

79


3. DÂY CHUYỀN SỬ DỤNG b. Giao thông trong công trình b.2. Đối nội

MẶT BẰNG LẦU 2

MẶT BẰNG LẦU 3

80


4. THIẾT KẾ NỀN DỐC, TIA NHÌN TRONG CÔNG TRÌNH a. Thiết kế nền dốc, tia nhìn

Nền dốc trong các rạp phim đảm bảo tia nhìn cho khán giả, phần phía sau màn hình có độ dày 1,2m MẶT CẮT TRÍCH ĐOẠN PHÂN TÍCH TIA NHÌN

MẶT BẰNG TRÍCH ĐOẠN PHÂN TÍCH TIA NHÌN 81


5. THOÁT NGƯỜI TRONG CÔNG TRÌNH a. Bán kính thoát hiểm Vòng tròn với bán kính 25m tính từ các nút giao thông MẶT BẰNG TẦNG HẦM

MẶT BẰNG LẦU 1

82


5. THOÁT NGƯỜI TRONG CÔNG TRÌNH a. Bán kính thoát hiểm

MẶT BẰNG LẦU 2

MẶT BẰNG LẦU 3

83


5. THOÁT NGƯỜI TRONG CÔNG TRÌNH a. Bán kính thoát hiểm

MẶT BẰNG LẦU 4

MẶT BẰNG LẦU 5

84


6. CÁC BỘ PHẬN CHỨC NĂNG KHÁC a. Phòng chiếu phim trong công trình

Không gian bên trong các rạp chiếu phim gần như tương tự nhau với hệ thống ghế ngồi theo dãy và màn hình có rèm che ngang. Bố cục không gian khán phòng chiếu phim là hình chữ nhật.

Không gian checkin trươc các phòng chiếu phim

85


6. CÁC BỘ PHẬN CHỨC NĂNG KHÁC b. Phòng máy chiếu trong công trình

Các phòng máy chiếu được đặt phía sau rạp chiếu phim, đảm bảo được tia chiếu lên màn hình. Các phòng máy chiếu được bố trí lối vào riêng. Có thể sử dụng chung cho 2 rạp kề nhau. 86


7. KẾT CẤU VÀ VẬT LIỆU CỦA CÔNG TRÌNH a. Kết cấu của công trình Kết cấu chính của công trình là hệ thống bê tông cốt thép ở khối đặc. Khối rỗng được tạo nên từ hệ thống bao chê bằng khung thép.

87


7. KẾT CẤU VÀ VẬT LIỆU CỦA CÔNG TRÌNH b. Vật liệu sử dụng trong công trình Mặt tiền của công trình được xây bằng vật liệu bê tông thô (lí do có thể tiết kiệm về chi phí). Điều đó tạo ra sự tương phản với các diện về kính và khung thép.

88


7. KẾT CẤU VÀ VẬT LIỆU CỦA CÔNG TRÌNH b. Vật liệu sử dụng trong công trình

Sự tương phản ở vật liệu cộng với hình khối ghập ghềnh tạo cho công trình một sự ấn tượng lớn, thu hút được sự chú ý cũng như sự hấp dẫn đến công trình. Các khoảng đặc và khoảng rỗng cũng được nhấn mạnh vào ban đêm bằng các hệ thống chiếu sáng cũng như hệ khung kính

Sơ đồ không gian đặc rỗng và hệ bao che khung thép kính 89


C

ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN

90


1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH THAM KHẢO

Công trình UFA Cinema Center mang tính đặc thù của một công trình với không gian giải phóng, vượt nhịp cho các không gian chiếu phim. Chính vì thế, công trình thể hiện rõ nhất chủ nghĩa giải tỏa kết cấu so với các công trình cùng thời.

VỀ MẶT HÌNH THỨC

- Công trình tạo ra sự ấn tượng tốt về thị giác thông qua các hình khối hình học cơ bản như hình hộp, khối cầu bên cạnh các hình khối hình học phức tạp - Việc sử dụng 2 vật liệu tương phản mạnh là bê tông và kính tạo sự thu hút cho thị giác người sử dụng. Chính yếu tố này đã làm cho công trình có một vẻ ngoài mạnh mẽ - Với hình thức đại diện cho một xu thế thiết kế (chủ nghĩa giải tỏa kết cấu) đã phản ánh được tính chất công cộng của công trình thông qua sự thu hút, gần gũi.

VỀ MẶT CÔNG NĂNG

- Công trình tạo ra các sự tiếp cận hợp lí giữa một khu tổ hợp các công trình có chức năng công cộng. Điều đó giúp cho công trình có được sự gần gũi, dễ tiếp cận và tạo ra mối liên kết chặt chẽ với các công trình xung quanh. - Phân khu chức năng rành mạch thông qua khối đặc và khối rỗng. Khối đặc cho các cụm rạp, khu quản lí. Khối rỗng cho hệ thống sảnh và giao thông theo phương đứng - Bố trí hệ thông các rạp với cao độ hợp lí, tận dụng được phần không gian bên dưới phòng chiếu phim

91


2. ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ TỪNG HẠNG MỤC a. Các khu chức năng

a.1. Khu tiện ích công cộng

KHU VỰC QUẦY VÉ VÀ SẢNH CHỜ

Được bố trí ngay tầng trệt với khả năng tiếp cận từ 2 hướng là một sự hợp lí. Không gian tương đối gọn gàng và nổi bậc. Khu sảnh chờ được bố trí các bàn ghế để tạo khoảng nghỉ cho người sử dụng. Điều được đánh giá cào là chúng được phân bố ở mỗi tầng của mỗi khu sảnh chờ

KHU VỰC BÃI XE VÀ QUẢNG TRƯỜNG

Bãi xe nằm gọn gàng ở một cạnh của khu đất giúp tiết kiệm được diện tích cho các không gian công cộng của công trình. Khu vực quảng trường tạo cho công trình một khoảng lùi đủ tốt so với khối nhà dài bên cạnh, Từ đó tạo ra một không gian công cộng lớn thu hút và tạo ra sự thoải mái cho người sử dụng

CÁC KHU VỆ SINH

Được phân bố ở từng tầng đảm bảo cho nhu cầu cũng như lượng người sử dụng. Các khu vệ sinh có sự phân tách rõ ràng giữa khu vệ sinh khán giả và khu vệ sinh cho bộ phận nhân viên quản lí.

92


2. ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ TỪNG HẠNG MỤC a. Các khu chức năng

a.2. Hệ thống giao thông thoát hiểm

Giao thông thoát hiểm cơ bản đảm bảo được bán kính thoát hiểm (25m). Có thể thấy trong công trình là một hệ thống các thang được bố trí bao xung quanh công trình. Mỗi rạp chiếu phim đều đảm bảo được lối vào và lối ra tách biệt nhau. Tại vị trí lối ra có dẫn tới hệ thống thang thoát hiểm cũng như các hệ thống thang ngoài trời.

Các không gian khối đặc được bao bọc bởi các hệ thống thang theo phương đứng ở khối rỗng và chạy dọc xuyên suốt bên cạnh. Các hệ thống thang đó đảm bảo được sự tiếp cận từ nhiều không gian nhất trong công trình, từ đó, nâng cao khả năng thoát người khi có sư cố 93


2. ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ TỪNG HẠNG MỤC b. Hệ thống kĩ thuật

b.1. Nền dốc và tia nhìn trong phòng chiếu phim Về cơ bản như đã phân tích ở trên, phần nền dốc được thiết kế hợp lí đã tạo ra được các tia nhìn đúng cho các hàng ghế, Vị trí của máy chiếu và màn hình cũng thỏa mãn được các tiêu chuẩn về góc, tia nhìn và sự phù hợp với không gian. Bên cạnh đó, các không gian bên dưới nền dốc cũng được tận dụng tối đa thành các khu chức năng cho công trình.

b.2. Kết cấu của công trình

Với kết cấu giải phóng đã tạo được cho không gian các hình khối đặc biệt ấn tượng cũng như đồ sộ. Hệ thống giàn khung thép đảm bảo cho mặt dựng công trình một hệ bao che chắc chắn và nhấn mạnh được yếu tố khối rỗng cho phần không gian sảnh và giao thông.

94


3. KẾT LUẬN Tóm lại, công trình rạp chiếu phim đóng vai trò là một trung tâm truyền bá văn hóa và giải trí thiết yếu của con người. Mang đến những không gian sinh hoạt công cộng lành mạnh. Chính vì thế, vị trí của nó đóng một vai trò quan trọng trong đời sống cũng như quá trình phát triển của con người. Vấn đề thiết kế rạp chiếu phim cần lưu ý nhiều nhất ở việc đảm bảo được các tia nhìn của khán giả nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất khi xem phim. Kết cấu giải phóng của không gian chiếu phim cũng là một kết cấu cần lưu ý khi sử dụng các hệ thống kết cấu vượt nhịp phù hợp nhằm có lợi nhất về mặt không gian và thông thủy. Vì là một không gian công cộng nên việc đảm bảo các tiêu chuẩn về giao thông trong công trình hay thoát hiểm là điều đáng lưu tâm trong quá trình thiết kế. Ngoài ra còn là việc bố trí hợp lý dây chuyền công năng và tận dụng được các không gian bên dưới sàn rạp chiếu phim. Công trình UFA Cinema Center là một công trình tiêu biểu cho chủ nghĩa giải tỏa kết cấu, được đánh giá là táo bạo và phù hợp với tính chất của một công trình công cộng như là rạp phim. Các vấn đề được xử lý trong công trình là phù hợp và đảm bảo được hầu hết các yêu cầu về thiết kế.

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. -

Tài liệu bài giảng Chuyên đề kiến trúc 4 - Công trình thương mại dịch vụ thầy Văn Tấn Hoàng TCVN 5577 : 2012 Rạp chiếu phim - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 9369 : 2012 Nhà hát - Tiêu chuẩn thiết kế Neufert Architect’s data - Fourth Edition Các trang web công trình tham khảo https://archello.com/project/ufa-cinema-center https://coop-himmelblau.at/projects/ufa-cinema-center/ https://www.arch2o.com/ufa-cinema-center-coop-himmelblau/ archdaily.com Các trang web tham khảo thông tin https://rgb.vn/tim-hieu-ve-rap-imax/ https://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BA%A1p_chi%E1%BA%BFu_phim https://kienviet.net/2020/05/09/cach-bo-tri-khong-gian-am-hoc-phong-khan-gia/ https://www.google.com/maps/@51.042433,13.737127,101a,35y,354.14h,59.58t/

95


THE END

CÁM ƠN THẦY ĐÃ THEO DÕI

96


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.