CHUYÊN ĐỀ KHÁN PHÒNG
KHÁN PHÒNG CHIẾU PHIM TRONG NHÀ VÀ NGOÀI TRỜI NHÓM 2
THÀNH VIÊN NHÓM GVHD: TS. KTS. Cô Trương Thị Thanh Trúc Thuyết trình
Nội dung
Lê Hoàng Khang (nhóm trưởng) Lữ Thị Ngọc Hiếu
Nguyễn Công Hậu Ngô Trần Đình Hiếu Lê Nguyễn Đức Huy Nguyễn Đạt Huy Nguyễn Hữu Huy Nguyễn Văn Huy Trịnh Gia Huy Huỳnh Duy Khánh Phan Hoàng Gia Khánh Đặng Vỷ Linh
SƠ ĐỒ HÌNH THÀNH NỘI DUNG BÀI
KHÔNG GIAN CHIẾU PHIM
KHÁN PHÒNG CHIẾU PHIM
Rạp chiếu phim
Khán phòng đa năng
KHÔNG GIAN CHIẾU PHIM NGOÀI TRỜI
Các loại hình chiếu phim ngoài trời
MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ B. NỘI DUNG CHÍNH I.
II.
III.
Rạp chiếu phim trong nhà 1. Thông tin 2. Lịch sử hình thành 3. Phân khu chức năng và giao thông 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn 5. Xu hướng thiết kế và công trình tham khảo 6. Các thể loại rạp chiếu phim Rạp chiếu phim ngoài trời 1. Thông tin 2. Lịch sử hình thành 3. Một số yêu cầu về rạp chiếu phim ngoài trời 4. Một số tác động với rạp chiếu phim ngoài trời 5. Xu hướng thiết kế và công trình tham khảo Khán phòng đa năng 1. Khái niệm 2. Khả năng đáp ứng nhu cầu chiếu phim 3. Công trình tham khảo 4. Các dụng cụ hỗ trợ 5. Rạp chiếu phim đa năng thay đổi chức năng
C. KẾT LUẬN D. CÂU HỎI THẢO LUẬN
A. ĐẶT VẤN ĐỀ Hành trình của không gian khán phòng chiếu phim nói chung và rạp phim nói riêng gắn liền với nền công nghiệp điện ảnh và sự phát triển của khoa học công nghệ. Vậy trước đây và bây giờ chúng đã có những bước chuyển mình ra sao? Xu hướng trong tương lai sẽ phát triển mạnh mẽ như thế nào?
B. NỘI DUNG CHÍNH
I. RẠP TRONG NHÀ 1. Thông tin a. Khái niệm
Rạp chiếu phim là địa điểm, thường là một tòa nhà để xem phim. Đa số các rạp chiếu phim có tính thương mại, người xem phải mua vé trước khi vào. Màn ảnh rộng được đặt một bên của khán phòng và được máy chiếu phim chiếu lên. Một số rạp được trang bị máy chiếu phim kỹ thuật số thay thế kỹ thuật phim in truyền thống. Một số rạp chiếu phim công cộng và miễn phí, chiếu cả phim lẫn truyền hình
Lumière Cinema Maastricht (archdaily.com)
I. RẠP TRONG NHÀ 1. Thông tin a. Khái niệm
Khi mới được phát minh, điện ảnh chỉ được coi là các bộ phim ghi lại cảnh sinh hoạt đời thường, nhưng chỉ ít lâu sau, các bộ phim đã được tạo ra với những ý đồ văn hóa nhất định và nhanh chóng trở thành một loại hình nghệ thuật quan trọng. Điện ảnh cũng trở thành một hình thức giải trí không thể thiếu trong đời sống thường nhật, dôi khi còn phát triển thành những hiện tượng văn hóa hoặc được sử dụng như các phương tiện tuyên truyền.
Phim “Cánh đồng hoang” (Wikipedia.com)
I. RẠP TRONG NHÀ 1. Thông tin b. Chức năng
Là một không gian công cộng, giải trí, nghệ thuật phục vụ nhu cầu đa số cá rạp chiếu phim phục vụ số đông quần chúng đủ mọi lứa tuổi, thành phần xã hội
Rạp Phim Nacional Siglo XXI (Archdaily.com)
I. RẠP TRONG NHÀ 1. Thông tin
c. Phân loại và vị trí
Rạp phim độc lập: là 1 công trình độc lập, rạp chiếu phim có khả năng tham gia một cách tích cực vào việc tạo ra một quần thể kiến trúc đô thị
Rạp phim thuộc tổ hợp công trình: được xây dựng ở trong các tòa nhà ở mới hoặc trong các công trình khác như kết hợp với nhà văn hóa, các khu hội nghị, trung tâm thương mại…..
I. RẠP TRONG NHÀ 2. Lịch sử hình thành
Năm 1645: Đèn lồng ma thuật (Magic Lantern) được phát minh
TK15: Sự ra đời của máy chiếu phim
Năm 1895: anh em Auguste và Louis Lumière đã phát minh ra máy chiếu phim hoàn chỉnh nhất từ trước đến giờ. Ngày 28/12/1895, chiếu bộ phim đầu tay tại rạp nhà hát Eden
Năm 1851: trình diễn đèn lồng ma thuật tại Hội chợ Thế giới năm 1851 đã gây ấn tượng mạnh trong khán giả
I. RẠP TRONG NHÀ 2. Lịch sử hình thành
Năm 1927: “The Jazz Singer" - bộ phim có âm thanh đầu tiên được sản xuất và công chiếu tại Hollywood đã làm thay đổi nền điện ảnh thế giới.
Năm 1909: Phim có màu lần đầu tiên được giới thiệu trước công chúng
Năm 1960: các khu phức hợp chiếu phim nhiều phòng chiếu đã trở thành chuẩn mực và ngày càng phổ biến.
Năm 1957: Nhà hát Elgin, Ontario trở thành địa điểm đầu tiên trình diễn hai phim ở hai rạp khác nhau.
I. RẠP TRONG NHÀ 2. Lịch sử hình thành
Nhu cầu xem phim của con người ngày càng nhiều. Người ta bắt đầu xây dựng nên những nơi chỉ dành riêng cho chiếu phim, nơi có thể chiếu được cùng lúc nhiều bộ phim.
Ngày nay
I. RẠP TRONG NHÀ 2. Lịch sử hình thành
Rạp chiếu phim đầu tiên tại Việt Nam là rạp Pathé, do một người Pháp là Aste xây dựng tại Hà Nội, cạnh hồ Hoàn Kiếm, khánh thành ngày 10 tháng 8 năm 1920. Tiếp đó tới rạp Tonkinois bắt đầu từ 1921... Thời ấy, người ta gọi những buổi trình chiếu phim là buổi trình diễn "trò chớp bóng".
I. RẠP TRONG NHÀ 3. Phân khu chức năng và giao thông a. Mặt bằng tổng thể
GIAO THÔNG TIẾP CẬN Thuận tiện khán giả đi lại và sử dụng phương tiện giao thông công cộng Lối vào cần được bố trí sân làm sảnh chờ cho khán giả trước khi vào xem đồng thời tránh vấn đề kẹt xe Diện tích sàn này được quy định khoảng 0,15-0,2m2/người
Nguồn ảnh: Internet
I. RẠP TRONG NHÀ 3. Phân khu chức năng và giao thông a. Mặt bằng tổng thể
LỐI VÀO CHÍNH Rạp phải xây dựng cách chỉ giới đường đỏ ít nhất 8m Là khu vực tiếp xúc đầu tiên với công chúng, mặt tiền rạp chiếu phim cần thu hút cao độ sự chú ý của người qua đường trong vòng 5 giây đầu tiên. Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà khu vực này luôn được thiết kế vô cùng rực rỡ, ấn tượng và độc đáo. Tiền sảnh cần bố trí sân chờ trước khi vào rạp để tránh tình trạng kẹt xe.
Nguồn ảnh: Internet
I. RẠP TRONG NHÀ 3. Phân khu chức năng và giao thông a. Mặt bằng tổng thể
CẢNH QUAN XUNG QUANH Cách xa các nguồn gây ồn như: sân bay, ga xe lửa, xí nghiệp hóa chất hoặc những nơi có môi trường ô nhiễm cao. Khu đất xây dựng rạp phải đủ diện tích để bố trí các công trình hạ tầng, đường đi, cây xanh, chỗ đỗ xe và máy phát điện,... CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ Bãi xe: kích thước phụ thuộc vào địa điểm xây dựng và số ghế của rạp phim. Có thể bố trí bãi xe trên mặt đất hoặc dưới tầng hầm công trình để tiết kiệm diện tích đất.
Nguồn ảnh: Archdaily.com
I. RẠP TRONG NHÀ 3. Phân khu chức năng và giao thông b. Sơ đồ công năng
KỸ THUẬT
PHÒNG ĐIỆN
KHO
MÀN ẢNH LỐI RA
LỐI RA
KHÁN PHÒNG NHÂN VIÊN
NHÂN VIÊN
PHÒNG MÁY CHIẾU
KỸ THUẬT ĐIỆN
PHÒNG ĐỢI GIẢI KHÁT
QUẢN LÝ TIỀN SẢNH
NHÂN VIÊN
I. RẠP TRONG NHÀ 3. Phân khu chức năng và giao thông b. Mặt bằng chi tiết các khu chức năng
BỘ PHẬN KHÁN GIẢ: SẢNH CHỜ: Là khu vực chuyển tiếp giữa bên ngoài và phòng chiếu phim, khu vực sảnh có chức năng đón tiếp giới thiệu về các bộ phim, phân chia khán giả về các phòng chiếu, phục vụ nhu cầu ẩm thực của khán giả. ● Khu vực bán vé (ticket booth). ● Khu vực căn tin phục vụ nước uống và thức ăn nhanh. ● Khu vực vệ sinh của khán giả.
Nguồn ảnh: internet
I. RẠP TRONG NHÀ 3. Phân khu chức năng và giao thông b. Mặt bằng chi tiết các khu chức năng
BỘ PHẬN MÁY CHIẾU: ● Phòng máy chiếu. ● Phòng thuyết minh. ● Phòng nghỉ cho nhân viên máy chiếu. ● Khu vệ sinh.
BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH QUẢN LÝ: ● Phòng giám đốc. ● Văn phòng, phòng khách. ● Phòng kế toán thủ quỹ. ● Phòng bảng điện.
Bộ phận máy chiếu và quản lý thường được bố trí ở những nơi khách hàng khó tiếp cận. Nguồn ảnh: Archdaily.com
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn
a. Đối với không gian và tạo lập hình khối Mặt tiền và hình khối kiến trúc
Là khu vực tiếp xúc đầu tiên với công chúng, cần thu hút cao độ sự chú ý của người qua đường. -> Thế nên hình khối, mặt đứng, vật liệu, màu sắc hấp dẫn, thiết kế vô cùng rực rỡ, ấn tượng và độc đáo.
HÌNH KHỐI ĐỘC ĐÁO
MÀU SẮC RỰC RỠ
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn
a. Đối với không gian và tạo lập hình khối Khu vực sảnh và đón tiếp Là khu vực chuyển tiếp giữa bên ngoài và phòng chiếu phim. Khu vực sảnh có chức năng đón tiếp, giới thiệu về các bộ phim, phân chia khán giả về các phòng chiếu. Diện tích khu vực tiền sảnh (kể cả chỗ bán vé, điện thoại công cộng, căng tin - giải khát) được thiết kế trên cơ sở đảm bảo tương ứng với số ghế khán giả có diện tích không nhỏ hơn 0,3 m2 đến 0,45 m2 cho một chỗ ngồi.
Nguồn ảnh: Archdaily.com
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn
a. Đối với không gian và tạo lập hình khối Khu vực sảnh và đón tiếp
KHU VỰC BÁN VÉ (TICKET BOOTH) Bố trí tại các khu vực trung tâm của sảnh, nơi tập trung các màn hình, poster và được chiếu sáng mạnh. Mỗi rạp có ít nhất từ 1 đến 3 cửa bán vé. Diện tích quy định cho một cửa bán vé không nhỏ hơn 1,5 m².
KHU VỰC CANTEEN PHỤC VỤ NƯỚC UỐNG VÀ THỨC ĂN NHANH Yêu cầu phục vụ nhanh một số lượng người trong cùng 1 lúc và không chiếm quá nhiều diện tích. Diện tích khu vực giải khát: rạp dưới 600 chỗ: 24m2 đến 32m2 - Rạp trên 600 chỗ: 32m2 đến 40m2 Nguồn ảnh: quangcaongoaitroi.com
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn
a. Đối với không gian và tạo lập hình khối Phòng đợi
Diện tích phòng đợi theo quy mô rạp
Nguồn: Archdaily.com
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn
a. Đối với không gian và tạo lập hình khối Hành lang dẫn vào rạp chiếu Đây là khu vực đệm chuyển tiếp giữa tối và sáng, trong và ngoài phòng chiếu phim. > Vì vậy nó cần ánh sáng dịu và nhấn mạnh vào một số thứ tự các phòng chiếu để khán giả dễ dàng tìm thấy phòng chiếu phù hợp.
Nguồn: Archdaily.com
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn
a. Đối với không gian và tạo lập hình khối Khán phòng chiếu phim Không gian quan trọng nhất, nơi khán giả lưu lại lâu nhất trong 1 rạp chiếu phim. Màu sắc trang trí trong khán phòng chiếu phim phần lớn là màu tối. Nhưng vẫn có thể xử lí khéo léo kết hợp các phần kĩ thuật để tạo thành yếu tố thẫm mĩ cho công trình.
Nguồn ảnh: www.dezeen.com
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn
a. Đối với không gian và tạo lập hình khối Khán phòng chiếu phim 4 hình thức mặt bằng dựa theo tiêu chí số chỗ ngồi: + + + + +
Mặt bằng hình chữ nhật: với số chỗ ngồi nhỏ hơn 500 chỗ. Mặt bằng hình chuông: với số chỗ ngồi từ 500 đến 1200 chỗ. Mặt bằng hình quạt: với chỗ ngồi từ 1200 đến 1500 chỗ. Mặt bằng hình lục giác: với chỗ ngồi từ 1200 đến 2000 chỗ. Mặt bằng hình tròn, ovan, hình trứng: với chỗ ngồi lớn hơn 2000.
Hình chữ nhật
Hình chuông, hình quạt
>Góc khán phòng sẽ được vặt đi để âm thanh đến người nghe được chân thực nhất.
Hình lục lăng
Hình tròn, ovan, hình trứng
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn
a. Đối với không gian và tạo lập hình khối Khán phòng chiếu phim Số ghế ngồi liên tục trong một hàng cụ thể: + Hàng có 1 đầu lối đi: 25 ghế + Hàng có 2 đầu lối đi: 50 ghế Ghế ngồi trong phòng khán giả gắn với nhau thành từng hàng, cố định với nền.
Nguồn ảnh: internet
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn
a. Đối với không gian và tạo lập hình khối Phòng máy chiếu có diện tích tối thiểu 6m x 3.6m x 2.5m. Chỉ tiêu diện tích phụ thuộc theo kiểu và số lượng máy theo bảng bên.
nguồn ảnh: internet
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn
a. Đối với không gian và tạo lập hình khối Khán phòng chiếu phim Ghế ngồi trong rạp thường có chiều rộng từ 45-50cm, chiều sâu 45-50cm và khoảng cách giữa hai hàng ghế cần đạt từ 90-105cm.
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn
a. Đối với không gian và tạo lập hình khối
Độ dốc nền phòng khán giả: C: Độ nâng cao tia nhìn R: Độ nâng cao hàng ghế Hp: Độ nâng cao điểm thiết kế “p” so với mặt nền Y1: Khoảng cách chênh lệch giữa điểm quan sát thiết kế P với độ cao mặt khán giả ngồi hàng ghế đầu. α: Góc hợp bởi tia nhìn tới tâm màn ảnh và đường thẳng song song với mặt nền kể từ mặt khán giả ngồi hàng ghế đầu cùng nằm trong pháp tuyến. d: Khoảng cách giữa hai hàng ghế. X1: Khoảng cách từ màn ảnh tới hàng ghế đầu.
nguồn ảnh: internet
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn
b. Đối với lựa chọn vật liệu, kết cấu và thiết kế hình thức Không gian hội trường, rạp chiếu phim là những không gian rất đặc biệt đòi hỏi cần phải có hệ thống cách âm tốt với môi trường bên ngoài. Những vật liệu cách âm thường dùng trong thiết kế rạp chiếu phim tiêu biểu như: bông thủy tinh. cao su non, tấm thạch cao,... Ngoài ra, để tăng tính thẩm mỹ cho không gian khán phòng, các vật liệu như kim loại, gỗ,... cũng được phối hợp.
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn
c. Đối với thiết kế thụ cảm thị giác và chiếu sáng Yêu cầu ánh sáng: + Không gian bên trong công trình, phòng khán giả độ rọi yêu cầu không 50 lux. + Không gian bên trong phòng khán giả, trước chiếu giải lao yêu cầu độ rọi không quá 100 lux.
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn
d. Đối với cảm thụ thính giác và trang âm Thiết kế âm thanh cho phòng khán giả phải xác định: +
Hình dạng mặt bằng và mặt cắt hợp lý bằng phương pháp phân tích phản xạ âm ở các điểm khác nhau trong phòng.
+
Các điều kiện bảo đảm thời gian âm vang tốt nhất, chọn vật liệu hút âm và kết cấu hợp lý.
+
Đảm bảo cách âm cho phòng khán giả khỏi bị tiếng ồn bên ngoài và những thiết bị kỹ thuật bên trong gây ra.
www.pro-sound.vn
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn
d. Đối với cảm thụ thính giác và trang âm Bố cục âm học cho phòng khán giả: +
Bố cục đồng hướng, liền mạch (End Stage)
Bố cục sắp xếp ghế ngồi được xếp theo một chiều, toàn bộ khán giả sẽ tiếp cận sân khấu theo cùng một hướng. Bố cục thường sẽ theo hình chữ nhật, hình nón, lục giác, hình bầu dục… View nhìn của khán giả sẽ gần tương đương nhau. Nhưng với âm thanh thì khác – những người ngồi xa thường bị giới hạn về âm thanh hơn so với những người ở hàng ghế trước. Thường sẽ phải bố trí thêm hệ thống điện thanh, loa… ở hai bên, trải đều toàn bộ phòng để duy trì được hiệu quả.
Nguồn: kienviet.net
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn
d. Đối với cảm thụ thính giác và trang âm Bố cục âm học cho phòng khán giả: +
Bố cục hình quạt:
Bố cục này thường theo những dạng hình học cong, trải rộng về chiều ngang như hình quạt, vòng cung. Hệ thống ghế ngồi khi đó sẽ được sắp xếp theo một góc cố định từ sân khấu, thường là 130 độ. Công năng về âm học khá hiệu quả bởi hình thức quạt (vòng cung) khiến âm thanh lan tỏa đều hơn, dội lại âm đến tai người nghe, phù hợp cho những buổi thuyết trình, trình diễn âm nhạc, hòa nhạc với dàn giao hưởng…
nguồn: kienviet.net
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn
d. Đối với cảm thụ thính giác và trang âm Bố cục âm học cho phòng khán giả: +
Bố cục kiểu 3/4 đấu trường (3/4 Arena):
Thiết kế này lấy cảm hứng từ những Đấu trường Roma cổ, tuy nhiên hệ thống ghế ngồi chỉ chiếm 3/4 bố cục, khoảng từ 180-270 độ tính từ sân khấu trung tâm. Điểm mạnh của ¾ Arena là tính thuần âm học – mang lại sự tương tác và kết nối chân thực giữa người biểu diễn và khán giả. Hơn thế nữa còn là sự kết nối, tính tương tác giữa khán giả với khản giả. Tuy nhiên về thị giác, hình thức này không thể đảm bảo được yêu cầu về các bài thuyết trình, các tiết mục biểu diễn sử dụng màn hình lớn. Khi đó, giải pháp chữa cháy sẽ là các màn hình nhỏ xung quanh khán giả ở nhiều góc khác nhau, nhưng hiệu quả mang lại không cao.
nguồn: kienviet.net
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn
d. Đối với cảm thụ thính giác và trang âm Bố cục âm học cho phòng khán giả: +
Một số bố cục tùy chọn khác:
Arena (Đấu trường) cổ điển – nơi khán giả ngồi quây quanh sân khấu 360 độ, áp dụng cho các không gian cực lớn.
Vineyard Style (Kiểu vườn nho) với hình thức bố trí chỗ ngồi theo tầng ở các cấp độ khác nhau, thậm chí là phía sau của sân khấu.
Kiểu kết hợp: là sự biến tấu giữa End Stage và 3/4 Arena, mang lại tính linh hoạt theo từng nhu cầu sử dụng khác nhau.
Hội trường Royal Albert – London, Anh
Bijlmer Park – Hà Lan
Hamburg Elbphilharmonie – Đức
nguồn: kienviet.net
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn
d. Đối với cảm thụ thính giác và trang âm Tần số âm thanh tiêu chuẩn cho rạp chiếu phim là 125Hz và 512Hz.
+ Khi thiết kế âm thanh cho phòng khán giả phải xác định các tia hình học của âm thanh phản xạ đầu tiên đến chậm so với âm thanh phát ra trực tiếp bằng mặt cắt dọc của phòng khán giả nếu trần phẳng và bằng mặt cắt ngang nếu trần cong. + Chênh lệch mức to nhỏ của âm thanh ở những điểm khác nhau trong phòng không được lớn hơn 6 dBA đến 8 dBA. + Hình dạng trần và bề mặt tường của phòng khán giả ở gần màn ảnh phải bảo đảm chuyển những âm thanh phản xạ hữu ích đầu tiên cho toàn bộ diện tích có khán giả ngồi, và được xác định bằng hình vẽ các tia phản xạ. Không được bố trí vật gì trước màn ảnh làm cản trở sóng âm phát ra.Chênh lệch mức to nhỏ của âm thanh ở những điểm khác nhau trong phòng không được lớn hơn 6 dBA đến 8 dBA.
Dung sai cho phép đối với thời gian âm vang tốt nhất
Thời gian âm vang tốt nhất cho các định dạng âm thanh
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn
e. Đối với thông gió và điều hòa không khí Lượng khí tươi cấp vào không gian khép kín (không gian điều hòa) Theo TCVN :
L/s trên 1m2 diện tích sàn
M3/h trên 1 m2 diện tích sàn
0.65
2.30
- Ít nhất 10% lưu lượng gió tuần hoàn trong phòng - Tổi thiểu 20m3/h/người Tiêu chuẩn thiết kế: - Yêu cầu lưu lượng gió: Lưu lượng gió tươi dựa vào m2 sàn từ đó tính ra số người hoạt động trong văn phòng. Dựa vào tiêu chuẩn gió tươi tính ra lượng gió cần thông gió trong 1 giờ như sau:
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn
e. Đối với thông gió và điều hòa không khí
- Phương pháp thông gió: Hệ thống thông gió 2 line: + Line cấp gió tươi: Dùng quạt và kênh dẫn gió cấp gió tươi vào không gian điều hòa. + Line hút gió thải: Dùng quạt và kênh dẫn gió để hút gió thải từ không gian điều hòa ra bên ngoài. - Chọn quạt thông gió: Dựa vào 2 thông số là Lưu lượng và Cột áp để chọn thiết bị quạt phụ hợp.
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn
f. Đối với giao thông thoát hiểm, thoát người Lối vào và lối ra từ phòng khán giả phải được bố trí riêng biệt. Lối ra từ phòng khán giả không được thông qua phòng đợi. Từ ban công phải có lối ra riêng không được thông qua phòng khán giả. Từ phòng khán giả và ban công phải có ít nhất hai lối thoát, nạn ra ngoài. Chiều rộng tổng cộng của các cửa đi về thang hay lỗi đi trên đường thoát nạn được quy định như sau: -Phòng khán giả có bậc chịu lửa I, II: tính 0,55 m cho 100 người -Phòng khán giả có bậc chịu lửa III: tính 0,80 m cho 100 người.
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn
f. Đối với giao thông thoát hiểm, thoát người
Lối ra thoát nạn từ tầng hầm lên được bố trí thoát trực tiếp ra bên ngoài: a) hình ảnh tổng thể; b) bố trí mặt bằng
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn
f. Đối với giao thông thoát hiểm, thoát người - Không được phép thiết kế cầu thang xoáy ốc và bậc thang hình rẻ quạt trên đường thoát nạn. Không được thiết kế bậc trên lối đi và cửa ra vào phòng khán giả. -Cửa đi trên đường thoát nạn phải mở ra ngoài, không cho phép làm cửa đây ngang hay cửa quay trên đường thoát nạn. -Trường hợp rạp có chiều cao trên 10 m (tính từ mặt vỉa hè đến mép dưới máng nước) thì phải bố trí thang chữa cháy bằng sắt bên ngoài nhà, theo chu vi rạp cử 150 m được bố trí một thang, -Xung quanh rạp phải thiết kế đường đi với chiều rộng không nhỏ hơn 4,0 m, trong trường hợp đường cắt phải bố trí chỗ quay xe để bảo đảm xe chữa cháy có thể hoạt động thuận tiện.
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn g. Các hệ thống kỹ thuật khác
-Phòng đặt máy chiếu
Phòng máy phải được bố trí ở phía chính diện với màn ảnh. Cửa sổ chiếu, cửa sổ quan sát phải đáp ứng các yêu cầu: - Chất liệu của cửa sổ phòng chiếu phải là chất liệu không ảnh hưởng tới chất lượng ống kính hay chất lượng chiếu - Để tránh hiện tượng dội âm qua cửa sổ chiếu hoặc cửa sổ quan sát phải bố trí loa đặt lệch một gốc từ 7 đến 10° và không gây ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. - Kích thước của tổ chiếu và cửa sổ quan sát phải đảm bảo 0,4 m = 0,25 m để ánh sáng trong phòng chiếu không lọt ra ngoài phòng khán giả. -Cửa phòng máy chiếu phải mở ra ngoài. Kích thước cửa phòng phải bảo đảm không được nhỏ hơn 2,00 m = 0,85 m.
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn g. Các hệ thống kỹ thuật khác
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn g. Các hệ thống kỹ thuật khác
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn g. Các hệ thống kỹ thuật khác
-
Vệ sinh khán giả
Khu vệ sinh nam, nữ phải bố trí riêng biệt, có buồng đệm. Số lượng thiết bị vệ sinh cho khán giả theo quy định: -1 xí, 2 tiêu, 1 chậu rửa tay: cho 150 khán giả nam. -1 xí, 2 tiêu, 1 chậu rửa tay: cho 150 khán giả nữ.
I. RẠP TRONG NHÀ 4. Yêu cầu, nguyên tắc, quy chuẩn g. Các hệ thống kỹ thuật khác -
Sảnh đợi, tiền sảnh
Phòng đợi trong rạp phải bố trí liên hệ trực tiếp với phòng khán giả và tiền sảnh.
Diện tích tiền sảnh (kể cả chỗ bán vé, điện thoại công cộng, nơi gửi tư trang) được tính từ 0,30 m... đến 0,45m2 cho một chỗ ngồi. Rạp dưới 400 chỗ cho phép kết hợp phòng đợi với tiền sảnh, diện tích được tính theo: - Rạp công trình cấp 1: từ 0,30 mở chỗ đến 0,45 mở chỗ, - Rạp công trình cấp : từ 0,25 molchỗ đến 0,30 mở chỗ. 5.2.2.4 Diện tích quy định cho một cửa bản về là 1,5 m. Số cửa bán và phụ thuộc vào quy mô rạp: - Dưới 600 chỗ: 2 cửa - Từ 600 chỗ đến 1 000 chỗ: 3 cửa 6.2.2.5 Khoảng cách giữa các cửa bán vé (tính theo trục tim của) không nhỏ hơn 1,2 m. Chiều cao từ sàn chỗ đứng mua vé đến mép dưới của bản vẽ từ 1,00 m đến 110 m. Diện tích chỗ gửi tự trang của khán giả tinh theo quy mô rạp và được quy định từ 0,01m' cho một chỗ ngồi, Buồng điện thoại công cộng trong tiền sảnh có diện tích từ 1,0 m2 đến 1,2 m2
I. RẠP TRONG NHÀ 5. Xu hướng thiết kế và công trình tham khảo a. Thực trạng
TRẢI NGHIỆM NGƯỜI DÙNG THẤP, ÍT DỊCH VỤ
ỨNG XỬ VỚI THỜI ĐẠI (DỊCH COVID-19, CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN)
I. RẠP TRONG NHÀ 5. Xu hướng thiết kế và công trình tham khảo a. Thực trạng
CÔNG TRÌNH CŨ KĨ, XUỐNG CẤP
KHÔNG GIAN THIẾU HẤP DẪN
I. RẠP TRONG NHÀ 5. Xu hướng thiết kế và công trình tham khảo a. Thực trạng
Alamo Drafthouse ở Austin, Texas
Cineteca Matadero ở Tây Ban Nha
I. RẠP TRONG NHÀ 5. Xu hướng thiết kế và công trình tham khảo b. Các xu hướng và công trình tham khảo
XU HƯỚNG THIẾT KẾ ỨNG XỬ VỚI ĐẠI DỊCH COVID19
Đại dịch COVID đã làm thay đổi thói quen đến rạp: ảnh hưởng tâm lý người dùng- hay xem phim ở nhà -> ngăn cản phần nào sự phát triển của rạp chiếu phim. CGV đã biến chi nhánh tại đảo Yeouido thuộc thủ đô Seoul thành mô hình rạp chiếu phim "không tiếp xúc" và có ý định sẽ nhân rộng công nghệ này bằng cách tự động hoàn toàn công nghệ vận hành rạp chiếu như Người máy thông minh bán vé, ki-ốt tự động phục vụ...
Rạp CGV ở Yeouido, Seoul
I. RẠP TRONG NHÀ 5. Xu hướng thiết kế và công trình tham khảo b. Các xu hướng và công trình tham khảo
XU HƯỚNG THIẾT KẾ ỨNG XỬ VỚI ĐẠI DỊCH COVID19 Đại dịch COVID-19 đã tàn phá ngành điện ảnh. Ngay cả khi các rạp chiếu mở cửa cho công chúng, hầu hết đều chọn không đi, và chắc chắn lượng khán giả đến xem trên toàn thế giới đã giảm mạnh. Câu hỏi được đặt ra sau đó là trải nghiệm điện ảnh sẽ như thế nào trong một thế giới hậu đại dịch? Theo một công ty kiến trúc mới từ Pháp, nó thực sự có thể trông rất khác. Thay vì các hàng ghế thông thường, người xem phim sẽ ngồi trong các gian hàng hình tròn, mỗi gian có một vài ghế, được đặt theo chiều thẳng đứng
I. RẠP TRONG NHÀ 5. Xu hướng thiết kế và công trình tham khảo b. Các xu hướng và công trình tham khảo
XU HƯỚNG THIẾT KẾ ỨNG XỬ VỚI ĐẠI DỊCH COVID19
“THE SEQUEL SEAT” Layer đã thiết kế chiếc ghế tuân thủ giãn cách xã hội cho rạp chiếu phim được gọi là SEQUEL SEAT. Ghế được đan từ các sợi đồng kháng khuẩn. Là một ghế ngồi khán phòng cao cấp nhằm khuyến khích mọi người quay trở lại rạp chiếu phim sau đại dịch covid bằng cách tích hợp một loạt các tính năng vệ sinh vào vải và cấu trúc của nó Cấu trúc gồm một bọc vải dệt kim 3D tích hợp các sợi tẩm oxit đồng, có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Ngoài việc chống vết bẩn và chống nước, bọc này cũng được thiết kế để loại bỏ bất kỳ kẽ hở nào có thể bám bụi
nguồn: dezeen.com
I. RẠP TRONG NHÀ 5. Xu hướng thiết kế và công trình tham khảo b. Các xu hướng và công trình tham khảo
XU HƯỚNG THIẾT KẾ ỨNG XỬ VỚI ĐẠI DỊCH COVID19 Ghế ngồi là mô-đun và có thể được sắp xếp thành các hàng có chiều dài mong muốn, làm cho chúng phù hợp với các kích thước và cấu hình rạp chiếu phim khác nhau. Tựa đầu cũng bao gồm loa tích hợp để tạo ra "trải nghiệm âm thanh trực quan" cho người xem. Mỗi chỗ ngồi có một màn chắn bảo vệ giữa những khán giả. Chúng có thể tháo rời,cho điều kiện không còn giãn cách xã hội
I. RẠP TRONG NHÀ 5. Xu hướng thiết kế và công trình tham khảo b. Các xu hướng và công trình tham khảo
XU HƯỚNG THIẾT KẾ ỨNG XỬ VỚI ĐẠI DỊCH COVID19
Ở mỗi hàng và mỗi ghế đều hiển thị số và tên người đặt trước bằng 1 line đèn led nhằm đảm bảo sự chính xác trong việc tuân thủ tiêu chuẩn cộng đồng
nguồn: dezeen.com
nguồn: dezeen.com
I. RẠP TRONG NHÀ 5. Xu hướng thiết kế và công trình tham khảo b. Các xu hướng và công trình tham khảo KHÔNG GIAN HỢP THỜI ĐẠI - HẤP DẪN Thiết kế không gian rạp như một tác phẩm nghệ thuật - sử dụng các mảng màu, sự kết hợp vật liệu, chiếu sáng hay công nghệ thực tế ảo để tạo điểm nhấn cho không gian sảnh chờ và trong khán phòng chiếu phim.
Rạp Peta Quang Trung
I. RẠP TRONG NHÀ 5. Xu hướng thiết kế và công trình tham khảo b. Các xu hướng và công trình tham khảo
KHÔNG GIAN HỢP THỜI ĐẠI - HẤP DẪN Sử dụng các mảng màu nổi bậc kết hợp chiếu sáng để tạo ra các không gian hấp dẫn, sáng tạo. Mỗi không gian hay rạp phim của rạp như một tác phẩm sắp đặt nghệ thuật
I. RẠP TRONG NHÀ 5. Xu hướng thiết kế và công trình tham khảo b. Các xu hướng và công trình tham khảo KHÔNG GIAN CẢI TẠO
Rạp phim Lê Độ - Đà Nẵng xây dựng vào trước năm 1975 nhưng đến năm 2018 được cải tạo để phù hợp với xu hướng lúc bấy giờ.
I. RẠP TRONG NHÀ 5. Xu hướng thiết kế và công trình tham khảo b. Các xu hướng và công trình tham khảo KHÔNG GIAN CẢI TẠO TÒA THỊ CHÍNH OLDHAM Ở ANH được xếp hạng bảo tồn Cấp II đã được chuyển đổi thành một khu phức hợp rạp chiếu phim và nhà hàng, và hiện là biểu tượng của sự tái tạo trong khu phố văn hóa mới ở trung tâm thị trấn. Giữ lại tất cả ba độ cao bằng đá sa thạch và gạch đỏ của tòa nhà ban đầu và khôi phục những phòng cổ điển còn sót lại. 7 rạp chiếu phim hiện đại được đặt trong lớp vỏ cũ của tòa thị chính, trong khi nhà hàng được đặt trong lớp vỏ kính mới của công trình, view ra quảng trường
Từ tòa thị chính cũ, xuống cấp,...
…Đến khu phức hợp chiếu phim, thương mại, nhà hàng khang trang
I. RẠP TRONG NHÀ 6. Các thể loại chiếu phim a. Chiếu phim 2D
Phim 2D hiểu đơn giản là phim chiếu trên màn phẳng, sử dụng các thiết bị tương tự như phim 3D Digital chỉ khác là không có hiệu ứng 3D. Đồng thời, bạn sẽ vẫn được tận hưởng những hình ảnh sống động và âm thanh tuyệt vời mà không cần dùng kính. Điều này có nghĩa là bạn sẽ được thưởng thức hiệu ứng hình ảnh sáng hơn, sắc nét hơn của công nghệ 3D với âm thanh digital sống động.
Nguồn ảnh: https://www.roadtovr.com/
I. RẠP TRONG NHÀ 6. Các thể loại chiếu phim b. Chiếu phim 3D
3D là tên viết tắt của từ 3-Dimension (3 chiều), đi liền với khái niệm "đồ họa 3D" - tức là những hình ảnh được dựng nên một cách sống động như thật với sự trợ giúp của các phần mềm đồ họa vi tính.
Nguồn ảnh: https://medium.com/
Nguồn ảnh: https://achaumedia.vn/
3D ANAGLYPH
POLARIZING 3D
3D DẠNG THẤU KÍNH
3D MÀN CHIẾU PHẲNG
SHUTTERING
Nguồn ảnh: https://www.dpreview.com/
I. RẠP TRONG NHÀ 6. Các thể loại chiếu phim: c. Phim 4D
Phim 4D, còn gọi là phim 4 chiều, tức là thêm một chiều nữa so với phim 3D và chiều thứ 4 này chính là cảm giác do các hiệu ứng của rạp chiếu phim mang lại, làm tăng cảm giác cho khán giả hoặc làm cho khán giả có những cảm giác hoá thân vào nhân vật trong phim 4D (các hiệu ứng của rạp chiếu phim bao gồm: ghế rung lắc chuyển động, gió thổi, mưa rơi, tuyết rơi, bong bóng bay, ánh sáng sấm chớp...). Rạp chiếu phim 4D dựa trên phim 3D + Hệ thống ghế động (Mô phỏng chuyển động của phim)
Nguồn ảnh: 4DM Movie Theater & 4D Cinema
Nguồn ảnh: https://www.7dcine.com/
JAPAN Fuji-Q highland - Attack on Titan 進擊的巨人 4D ride
I. RẠP TRONG NHÀ 6. Các thể loại chiếu phim: d. Phim 5D
Được phát triển trên nền tảng chiếu phim 4D. Phim 5D chứa tất cả các chức năng của rạp chiếu phim 4D. Ghế động và các hiệu ứng môi trường để mô phỏng tình huống thực tế với cảm nhận hình ảnh siêu thực kết hợp với các hiệu ứng đặc biệt: Rung, gió thổi, phun nước, khói, bong bóng, mùi, phong cảnh, biểu diễn nhân vật và các hiệu ứng đặc biệt khác vào phim 3D. Tạo thành một hình thức biểu diễn độc đáo.
Nguồn ảnh: https://commons.wikimedia.org/
I. RẠP TRONG NHÀ 6. Các thể loại chiếu phim: e. Phim 7D Rạp chiếu phim tương tác 7D kết hợp giải trí game với rạp chiếu phim chuyển động. Người xem có thể trở thành một vai trong phim, can thiệp vào môi trường và cốt truyện được thiết lập trước của phim. Bạn có thể dùng súng để bắn mục tiêu. Sau khi bạn bắn các nhân vật trong phim để đạt điểm cao. Phim 7D là sự nâng cấp của phim 3D, 4D, 5D và 6D. Rạp 7D không chỉ chiếu được phim tương tác 7D mà còn có thể chiếu được phim 3D, 4D, 6D, 5D.
Nguồn ảnh: https://www.xd-cinema.com/
I. RẠP TRONG NHÀ 6. Các thể loại chiếu phim: f. Phim 9D
9D là công nghệ mới nhất trên thế giới. Trình mô phỏng thực tế ảo phổ biến nhất, Chỉ cần đeo kính VR và sau đó đi vào thế giới VR của trò chơi và phim 360 độ. Người xem có một trải nghiệm giải trí nhập vai và tuyệt vời giữa thế giới ảo và thực. Với công nghệ hiện tại, các hiệu ứng phim 9D, 10D, 11D, 12D gần giống phim 7D. Người ta chỉ dùng số cao hơn để thu hút khán giả.
Fututre Technology Franchise Opportunity business 9d virtual reality cinema equipment
TIỂU KẾT
II. RẠP CHIẾU PHIM NGOÀI TRỜI 1. Thông tin a. Khái niệm
Là rạp có chức năng chiếu phim được tổ chức ngoài trời, trên bãi đất rộng, có mái che hoặc không có mái che. Lần đầu xuất hiện vào khoảng năm 1916 tại Berlin, Đức. Rạp chiếu phim ngoài trời thường được tổ chức chiếu vào gần chiều tối và ban đêm.
Một rạp chiếu phim ngoài trời những năm 1920 ở Berlin nước Đức
II. RẠP CHIẾU PHIM NGOÀI TRỜI 1. Thông tin
b. Các loại hình thường thấy
TRUYỀN THỐNG - OPEN-AIR CINEMA Khác với không gian chiếu phim trong nhà, loại hình không gian chiếu phim này được tổ chức ở ngoài trời, có thể có mái che hoặc không. Ưu điểm là quy mô của loại hình lớn hơn so với không gian chiếu phim trong nhà, số lượng khách xem phim được nhiều hơn rất nhiều khi cùng một xuất chiếu Khuyết điểm là chỉ đạt mức tiện nghi nghe nhìn tốt khi ban đêm.
II. RẠP CHIẾU PHIM NGOÀI TRỜI 1. Thông tin
b. Các loại hình thường thấy
DRIVE-IN MOVIE Loại hình “Drive-in Movie” xuất hiện từ năm 1928, từ ý tưởng của ông Richard Hollingshead, Jr Ưu điểm là có thêm không gian riêng tư cho khách,. Điều này tạo nên sự thoải mái và tiện lợi khi xem phim, khách có thể hút thuốc, nói chuyện trong lúc ở rạp. Khuyết điểm về âm thanh, bởi âm thanh chỉ truyền trong không khí và không có hệ thống hiện đại hỗ trợ, khi truyền đi xa âm thanh sẽ nhỏ dần về phía xa, làm mất tiện nghi về âm cho khách xem phim ở hàng phía sau.
II. RẠP CHIẾU PHIM NGOÀI TRỜI 1. Thông tin
b. Các loại hình thường thấy
RẠP CHIẾU PHIM TRÊN MẶT NƯỚC Hiện nay, mô hình chiếu phim giữa biển đã bắt đầu xuất hiện nhằm tăng trải nghiệm cho du khách cũng như mang lại trải nghiệm khác biệt khi xem phim trong nhà. Điểm chung của loại hình này là một màn hình được thiết kế nổi trên mặt nước, du khách sẽ được lên những chiếc bè lơ lửng giữa mặt nước và xem phim. Mô hình thường xuất hiện ở các khu nghỉ dưỡng, resort cao cấp.
II. RẠP CHIẾU PHIM NGOÀI TRỜI 1. Thông tin c. Nhu cầu
NHU CẦU Phục vụ cho nhu cầu giải trí giống như không gian chiếu phim trong nhà. Chứa được số lượng lớn khách xem phim trên một xuất chiếu. Thoải mái cho người sử dụng không gian. Không gian riêng trong quá trình xem phim
II. RẠP CHIẾU PHIM NGOÀI TRỜI 2. Lịch sử hình thành
Năm 1920: nhiều "rạp chiếu phim trên sân thượng" đã chuyển đổi sang sử dụng điện ảnh-hình ảnh chuyển động
1916: Bắt nguồn tại BerlinĐức
Năm 1928: Hollingshead đã sắp xếp chỗ đậu xe hoàn hảo cho trải nghiệm rạp chiếu phim ngoài trời bằng việc sắp xếp các xe hơi
II. RẠP CHIẾU PHIM NGOÀI TRỜI 2. Lịch sử hình thành
Năm 1990: màn hình bơm hơi đã đi vào hoạt động
Ngày nay
Năm 1998: một trong những mô hình AIRSCREEN đầu tiên từng được chế tạo trước Phòng trưng bày Quốc gia
II. RẠP CHIẾU PHIM NGOÀI TRỜI 3. Một số yêu cầu về rạp chiếu phim ngoài trời a. Drive-in cinema
Các tiêu chuẩn trích từ sách Neufert (3rd edition) và the Architect’s Handbook: Màn hình: Kích thước màn hình thay đổi tùy theo số lượng xe là 14,50m x 11,30m cho 650 xe; 14,5m x 11,30m cho 650 ô tô; 17m x 13m cho 950 ô tô. Màn hình tốt nhất nên quay về hướng đông hoặc bắc vì điều này cho phép các buổi biểu diễn sớm hơn và ở những khu vực có khí hậu khắc nghiệt, màn hình nên được đặt trong một cấu trúc có tường kiên cố. Thiết kế toàn bộ mặt bằng nên ít bám bụi, không trơn trượt khi bị ướt. Quầy bán vé: một quầy cho 300 vòng, hai cho 600, ba cho 800 và bốn cho 1000 xe. Tòa nhà trình chiếu thường nằm ở vị trí trung tâm cách màn hình 100m. Phòng chiếu có (các) máy chiếu phim, máy phát điện và hệ thống khuếch đại âm thanh. Khả năng tái tạo âm thanh là tốt nhất với loa bên trong ô tô. Những chiếc loa này (dành cho hai vòng tròn) được đặt trên các cột đặt cách nhau 5,0m và được người xem phim đưa vào ô tô.
“Rạp chiếu” cho khách trong xe có hình dạng quạt độ dốc lớn. Hướng lưu thông được trình bày như trên hình
II. RẠP CHIẾU PHIM NGOÀI TRỜI 3. Một số yêu cầu về rạp chiếu phim ngoài trời a. Drive-in cinema
Kích thước bị giới hạn bởi đường dốc và số lượng ô tô (tối đa 1000 - 1300) vẫn cho phép quan sát tốt. Kích thước thông thường là 450 - 500 xe. Quy hoạch: Bố trí xa các khu nhà ở. Phải ở vị trí mà đèn xe đang lưu thông không làm phiền người xem hoặc dọi đèn lên màn ảnh. Tổng mặt bằng: Bố trí màn ảnh để tầm nhìn <45 độ từ tâm màn ảnh; dốc phải thiết kế để khán giả có thể nhìn vượt qua xe hàng trước với màn ảnh rộng 50m. Chỗ đậu xe không gây kệt xe trên xa lộ. Lối vào có khu vực nhà chờ sẽ tránh được tình trạng ùn tắc giao thông trên đường.
Kích thước dốc ứng với số lượng xe
Kích thước độ dốc. Kích thước có thể thay đổi dựa trên chiều cao của màn hình
II. RẠP CHIẾU PHIM NGOÀI TRỜI 3. Một số yêu cầu về rạp chiếu phim ngoài trời a. Drive-in cinema
Rạp chiếu phim có 2 hướng lái xe vào : 1 khu vực chiếu - 2 màn hình xem: Hướng di chuyển như minh họa trong hình
Mô hình The Patent của Richard Hollingshead
II. RẠP CHIẾU PHIM NGOÀI TRỜI 3. Một số yêu cầu về rạp chiếu phim ngoài trời b. Rạp chiếu phim ngoài trời
Màn hình: Tất cả các mặt phẳng đều có thể được sử dụng để làm màn chiếu. Loại hình kết cấu màn hình phổ biến nhất ở các khu vực công cộng ở nước ngoài là khung hơi có viền làm bằng PVC đen.
II. RẠP CHIẾU PHIM NGOÀI TRỜI 4. Một số tác động đối với rạp chiếu phim ngoài trời a. Địa điểm
Địa điểm trình chiếu phim thường đóng vai trò quan trọng đối với rạp chiếu phim ngoài trời. Mỗi địa điểm khác nhau thường thu hút nhóm người khác nhau và có những yêu cầu thiết bị khác nhau. Ví dụ: Lựa chọn địa điểm bãi biển - thường thu hút nhiều nhóm bạn trẻ, cặp đôi - yêu cầu màn chiếu có khung đỡ, các ghế ngồi thường là ghế tựa nằm. Lựa chọn các không gian sân vườn trang trọng thu hút các khán giả trưởng thành. Nếu là công viên hoặc bên các hồ nước sẽ phù hợp với đa đối tượng.
Một catalog quảng cáo các loại hình chiếu phim.
II. RẠP CHIẾU PHIM NGOÀI TRỜI 4. Một số tác động đối với rạp chiếu phim ngoài trời b. Thời điểm
Thời điểm là điều kiện thứ nhì ảnh hưởng đến rạp chiếu phim ngoài trời bao gồm các yếu tố: thời gian và thời tiết. Theo tờ “Arts of the Park”, các hoạt động xem phim ngoài trời hầu hết không chỉ tập trung mỗi hoạt động xem phim như trong rạp. Mặt khác, các yếu tố như không khí ngoài trời, sự tự do đi lại, và không gian hoạt động cộng đồng, gia đình mới đem lại sự yêu thích trong loại hình xem phim ngoài trời này. Do một số tính chất trên, không nhiều các thiết kế kiến trúc hỗ trợ loại hình hoạt động ngoài trời. Chính vì vậy nên khi tổ chức các buổi chiếu ngoài trời cần lưu ý: Thời gian trong tuần, trong ngày mà người sử dụng dịch vụ có thể tối đa nhất. Tìm hiểu về các đặc trưng khí hậu địa phương để buổi xem phim trở nên tiện nghi khi sử dụng.
c. Thiết bị 3.2.3.1. Màn và thiết bị chiếu (Một số các thông số yêu cầu được nêu ở mục 3.1) 3.2.3.2. Âm thanh Drive-in cinema: Phòng chiếu có máy chiếu phim, máy phát điện và hệ thống khuếch đại âm thanh. Khả năng tái tạo âm thanh là tốt nhất với loa bên trong ô tô. Những chiếc loa này được đặt trên các cột đặt cách nhau 5,0m và được người xem phim đưa vào ô tô. Các loại hình chiếu phim ngoài trời khác: thường không dùng âm thanh vòm 5.1 hay 7.1 vì không đạt hiệu quả khi ở ngoài trời. Các khu vực chiếu thường có loa ngoài (đối với sự kiện đông người) hoặc tai nghe (đối với các khu vực trong khu dân cư, tránh gây tiếng ồn Bố trí thiết bị nghe trong loại hình Drive-in cinema. (nguồn DW.com
Westpac OpenAir, Sydney
II. RẠP CHIẾU PHIM NGOÀI TRỜI 5. Xu hướng thiết kế và công trình tham khảo a. Thực trạng
Trong thời kỳ đại dịch, rạp phim trong nhà bị hạn chế, khán giả không thể đến rạp thưởng thức phim trong màn ảnh rộng, hoặc chỗ ngồi phải đảm bảo khoảng cách an toàn
Nhu cầu riêng tư, thoải mái khi thưởng thức phim
II. RẠP CHIẾU PHIM NGOÀI TRỜI 5. Xu hướng thiết kế và công trình tham khảo b. Xu hướng và công trình tham khảo Là nơi gắn kết cộng đồng lại với nhau. Nơi tổ tổ chức thường là những quảng trường, công viên hay sân thượng của một tòa nhà có sức chứa nhiều người. Có thể tổ chức như một buổi dã ngoại.
The Grounds, Hong Kong
Hollywood Bowl, Los Angeles
II. RẠP CHIẾU PHIM NGOÀI TRỜI 5. Xu hướng thiết kế và công trình tham khảo b. Xu hướng và công trình tham khảo XU HƯỚNG DRIVE-IN Một hình thức của chiếu phim ngoài trời điển hình là cho phép lái xe vào. Thiết bị cần thiết để chiếu phim giống như bình thường nhưng âm thanh được phát trên FM để mọi người có thể nhận được nhạc nền của bộ phim trên radio trên ô tô, điện thoại hoặc hầu hết các máy nghe nhạc MP3 có đài FM.
The Skyline Drive-in, New York
Fort Mason Flicks, San Francisco
Wavelength Drive-In, Cornwall
II. RẠP CHIẾU PHIM NGOÀI TRỜI 5. Xu hướng thiết kế và công trình tham khảo b. Xu hướng và công trình tham khảo XU HƯỚNG BACKYARD Tổ chức với quy mô nhỏ như một buổi party liên hoan hoặc sinh nhật. Rạp chiếu phim ở sân sau có thể mang đến trải nghiệm của một sự kiện chiếu phim ngoài trời trong khuôn viên ngôi nhà, với sự thoải và riêng tư.
II. RẠP CHIẾU PHIM NGOÀI TRỜI 5. Xu hướng thiết kế và công trình tham khảo b. Xu hướng và công trình tham khảo XU HƯỚNG NGHỈ DƯỠNG Tổ chức ở những địa điểm có cảnh quan thiên nhiên đẹp, các công trình mang tính văn hóa hoặc lịch sử được tái công năng. Khán giả có thể vừa thưởng thức phim vừa cảm nhận tự nhiên.
Fortress Cinema, Kosovo
Amante, Ibiza
The Perth Film Festival
II. RẠP CHIẾU PHIM NGOÀI TRỜI 5. Xu hướng thiết kế và công trình tham khảo b. Xu hướng và công trình tham khảo XU HƯỚNG CHIẾU PHIM TRÊN BIỂN Mô hình được thiết kế bởi kiến trúc sư Ole Scheeren, người Đức và gốc Bắc Kinh. Du khách được đưa lên một chiếc bè phát sáng nằm giữa vùng nước yên tĩnh của đầm phá Nai Pi Lae trên Đảo Kudu. Xung quanh là những khung cảnh ấn tượng của những tảng đá cao chót vót nổi lên từ đại dương, khán giả có thể được trải nghiệm bầu không khí của thiên nhiên cùng với những câu chuyện điện ảnh. Chiếc bè được xây từ nhiều modul khác nhau, làm từ vật liệu tái chế, linh hoạt trong việc lắp ráp.
Floating Movie Theater in Thailand
II. RẠP CHIẾU PHIM NGOÀI TRỜI 5. Xu hướng thiết kế và công trình tham khảo b. Xu hướng và công trình tham khảo
XU HƯỚNG CHIẾU PHIM TRÊN DU THUYỀN
II. RẠP CHIẾU PHIM NGOÀI TRỜI 5. Xu hướng thiết kế và công trình tham khảo b. Xu hướng và công trình tham khảo
ẢNH HƯỞNG CỦA RẠP PHIM NGOÀI TRỜI ĐẾN THIÊN NHIÊN
● ●
●
Các rạp phim ngoài trời được đặt tại các khu vực gần với thiên nhiên hoang dã có thể làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái gần đó đặc biển là sinh vật biển hay còn gọi là ô nhiễm tiếng ồn Theo nghiên cứu, ô nhiễm tiếng ồn sẽ làm cho các sinh vật tại khu vực đó rời bỏ môi trường sống di chuyển đến nơi khác, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp giữa các cá thể trong cùng loài, cũng như làm mất khả năng định hướng của một vài loài. Như vậy việc rạp phim được đặt ngoài trời để tận hưởng không gian thiên nhiên lại gây ra sự tác động có hại đến thiên nhiên, để giảm bớt sự tác động đó một vài rạp phim đã sử dụng giải pháp tai nghe bluetooth để hạn chế âm thanh tác động đến môi trường
II. RẠP CHIẾU PHIM NGOÀI TRỜI 5. Xu hướng thiết kế và công trình tham khảo b. Xu hướng và công trình tham khảo
THIẾT KẾ THÍCH ỨNG TRONG THỜI ĐẠI COVID Không gian chiếu phim ngoài trời phù hợp với thời đại Covid qua các ưu điểm sau: Hạn chế tối đa việc tiếp xúc giữa người và người trong đại dịch Covid-19 Tiết kiệm chi phí dành cho các trang thiết bị vốn phục vụ cho không gian không nhà. Dễ dàng thay thế, thay đổi không gian chức năng.
Lễ hội Phim ngoài trời tổ chức tại Sarajevo năm 2020
Chiếu phim ngoài trời ở Canada năm 2020, Drive-in Movie
TIỂU KẾT Với việc là một không gian văn hóa, các không gian chiếu phim luôn có sức sống mãnh liệt dù ở thời đại nào. Chính vì thế, chúng luôn len lỏi trong đời sống hàng ngày của chúng ta, đảm nhận duy trì, phát triển văn hóa cộng đồng. Từ đó, góp phần đóng góp vào sự phát triển của con người. Các không gian chiếu phim này hiện hữu ở nhiều dạng khác nhau, gần gũi có, xa hoa có,... với mục đích mang đến trải nghiệm tới nhiều người nhất có thể.
III. KHÁN PHÒNG ĐA NĂNG 1. Khái niệm -
Phòng khán giả đa năng ngoài chức năng phục vụ biểu diễn nghệ thuật còn có thể sử dụng cho các mục đích khác như hội nghị, liên hoan, khiêu vũ, thi đấu thể thao trong nhà… Phục vụ biểu diễn và thưởng thức các loại hình nghệ thuật được hỗ trợ bởi các trang thiết bị hiện đại đầy đủ công năng sử dụng cũng như hỗ trợ tốt cho những công trình biểu diễn nghệ thuật.
III. KHÁN PHÒNG ĐA NĂNG 1. Khái niệm -Khán phòng đa năng là một khái niệm mới và cũng là xu hướng thiết kế khán phòng hiện đại vì tính linh động khi sử dụng, đáp ứng được nhiều chức năng trong cùng một không gian. -Thường được sử dụng ở trường học, các công trình văn hóa, nhà thi đấu,...cho các buổi lễ, công chiếu phim, biểu diễn âm nhạc, hòa nhạc,... phục vụ cho một số lượng lớn dân cư khu vực.
Khán phòng trong nhà hành chính ở Thụy Sĩ
Khán phòng Chettinad, Ấn Độ
III. KHÁN PHÒNG ĐA NĂNG 2. Khả năng đáp ứng nhu cầu chiếu phim Khán phòng đa năng với số lượng chỗ ngồi lớn, trang âm tốt đáp ứng được tốt nhu cầu chiếu phim. Thường được trang bị màn ảnh rộng cuối sân khấu và máy chiếu, nếu không chiếu phim thì màn ảnh đóng vai trò như phông nền sân khấu.
III. KHÁN PHÒNG ĐA NĂNG 3. Công trình tham khảo TRUNG TÂM VĂN HÓA GEHUA Công trình được thiết kế để cùng một không gian khán phòng có thể đảm nhận các chức năng khác nhau cho những dịp khác nhau.
III. KHÁN PHÒNG ĐA NĂNG 3. Công trình tham khảo THÍNH PHÒNG ĐA CHỨC NĂNG, ĐẠI HỌC QUỐC GIA ĐÀI LOAN ● Kết cấu mái nhấp nhô khác nhau tạo ra các phản xạ âm thanh khác nhau, khán phòng có thể được sử dụng cho các buổi biểu diễn âm nhạc và sân khấu, hội họp và các hoạt động khác. Khi khán phòng chuyển sang chức năng diễn thuyết, hệ thống chiếu sáng phía sau bục có thể làm giảm độ chói tầm nhìn của khán giả. ● Sân khấu có thể được sử dụng làm hậu trường cho các buổi biểu diễn ngoài trời, khán giả thưởng thức màn trình diễn từ dốc cỏ nghiêng ở phía sau của tòa nhà.
III. KHÁN PHÒNG ĐA NĂNG 4. Các dụng cụ hỗ trợ Khán phòng đa năng thường được trang bị các thiết bị, nội thất bên trong linh động, thông minh, dễ xếp lại hay tháo rời như ghế, bậc ngồi,... để có thể thay đổi nhanh chức năng sử dụng như chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật,... Ngoài ra có thể thay đổi số lượng ghế nhanh chóng để có thể tăng số lượng khán giả nếu tổ chức sự kiện lớn.
Ghế và bậc ngồi linh hoạt xếp vào hoặc thay đổi số lượng
Hội trường không bậc ngồi, ghế được xếp tự do tùy theo tính chất sự kiện
III. KHÁN PHÒNG ĐA NĂNG 4. Các dụng cụ hỗ trợ
Màn hình vừa làm hậu cảnh cho hội trường vừa được sử dụng khi có sự kiện chiếu phim
Các kết cấu tấm treo khác nhau tạo ra các phản xạ âm thanh khác nhau, làm khán phòng có thể được sử dụng cho các buổi biểu diễn âm nhạc và sân khấu, hội họp và các hoạt động khác.
III. KHÁN PHÒNG ĐA NĂNG 5. Rạp chiếu phim đa năng thay đổi chức năng Cũng như khán phòng đa năng, một số công trình rạp chiếu phim có thể thay đổi biến thành các chức năng khác tùy theo mục đích sử dụng. Bằng cách sử dụng các bậc ngồi, hàng ghế, tường, tấm phản xạ âm, trần,... dễ xoay hướng, nâng hạ, người sử dụng có thể chuyển đổi rạp phim thành chức năng khác trong 1 thời gian ngắn.
III. KHÁN PHÒNG ĐA NĂNG 5. Rạp chiếu phim đa năng thay đổi chức năng QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI RẠP PHIM THÀNH CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG KHÁC
C. KẾT LUẬN Không gian khán phòng chiếu phim nói chung và rạp phim nói riêng là những không gian có sự liên hệ mật thiết với khoa học công nghệ và môn nghệ thuật thứ bảy. Vốn đều là những phạm trù mang tính thời đại. Chính vì thế, chúng luôn luôn vận động và phát triển qua từng giai đoạn, thích nghi với nhiều hoàn cảnh để phù hợp chung với nhu cầu và tình hình chung của thế giới. Qua đó, phục vụ nhu cầu con người ngày càng trọn vẹn nhất. Và hơn hết, chúng luôn có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhất.
C
THE END CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
CÂU HỎI THẢO LUẬN
CÂU HỎI THẢO LUẬN Câu hỏi 1: Nhóm có thể giới thiệu thêm các thông tin về rạp có nhiều công nghệ mới (3d,4d,....)? Trả lời:
3D ANAGLYPH
POLARIZING 3D
3D DẠNG THẤU KÍNH
3D MÀN CHIẾU PHẲNG
SHUTTERING
Nguồn ảnh: https://www.dpreview.com/
CÂU HỎI THẢO LUẬN Câu hỏi 2: Khán phòng đa năng biến hóa thành chiếu phim có gì khác so với khán phòng đa năng sử dụng bình thường? Trả lời:
CÂU HỎI THẢO LUẬN Câu hỏi 3: Mô hình chiếu phim ngoài trời giữa sông, giữa biển cần chú ý điều gì? Trả lời: Các vấn đề chính cần chú ý liên quan đến các yếu tố chính hình thành nên một khu chiếu phim tốt đó là âm thanh và hình ảnh. Về hình ảnh, các khung cố định màn chiếu do đặt trên mặt nước nên thường xảy ra tình trạng phập phồng, không cố định do tác động của sóng biển và gió. Do đó, cần có các biện pháp giảm thiểu sự tác động của chúng. Về âm thanh, do là khu chiếu phim ngoài trời và ở giữa biển nên cần sử dụng tai nghe bluetooth. Ngoài ra, việc sử dụng tai nghe giúp cho khu chiếu phim không ảnh hưởng đến động vật hoang dã xung quanh.
CÂU HỎI THẢO LUẬN Câu hỏi 4: Dự đoán của nhóm về các thể loại rạp chiếu phim trong tương lai? Trả lời: Với việc là một không gian văn hóa, các không gian chiếu phim luôn có sức sống mãnh liệt dù ở thời đại nào. Chính vì thế, trong tương lai, sự phát triển của chúng là không thể bàn cãi. Vấn đề cần bàn luận ở đay là chúng phát triển như thế nào với hình thức và khả năng đáp ứng nhu cầu ra sao. Như chúng ta có thể thấy, công nghệ phát triển rất nhanh chóng và mạnh mẽ ngay ở hiện tại và trong lương lai. Chính vì thế, không gian chiếu phim trong lương lai sẽ là sự cộng hưởng mạnh mẽ bởi công nghệ và nền công nghiệp điện ảnh. Có thể sẽ là không gian chiếu phim ảo, sử dụng ở mọi lúc mọi nơi. Các không gian chiếu phim này mang đến những trải nghiệm chân thật, gần gũi .
CÂU HỎI THẢO LUẬN Câu hỏi 5: Các vấn đề về hình phòng với các diện tích khác nhau và số lượng người khác nhau? Trả lời:
Các dạng hình phòng tương ứng với số lượng chỗ ngồi từ dưới 500 chỗ cho tới 2000 chỗ ngồi
CÂU HỎI THẢO LUẬN Câu hỏi 5: Các vấn đề về hình phòng với các diện tích khác nhau và số lượng người khác nhau?
End Stage – Đồng hướng, liền mạch
CÂU HỎI THẢO LUẬN Câu hỏi 5: Các vấn đề về hình phòng với các diện tích khác nhau và số lượng người khác nhau?
Wide Fan – Bố cục âm học hình quạt
3/4 Arena – Kiểu 3/4 Đấu trường
CÂU HỎI THẢO LUẬN Câu hỏi 5: Các vấn đề về hình phòng với các diện tích khác nhau và số lượng người khác nhau? Các bố cục âm học tùy chọn khác