Tính Biểu Cảm Của Kiến Trúc và Trải Nghiệm Con Người Trong Công Trình - Nghiên cứu chuyên sâu

Page 1

1


TÍNH BIỂU CẢM CỦA KIẾN TRÚC VÀ TRẢI NGHIỆM CON NGƯỜI TRONG CÔNG TRÌNH 1. TÍNH BIỂU CẢM CỦA KIẾN TRÚC BẢO TÀNG TƯỞNG NIỆM Như đã đề cập ở phần trước, một chức năng quan trọng nữa của bảo tàng tưởng niệm đó là khơi dậy nhận thức về đối tượng được tưởng niệm. Bảo tàng tưởng niệm là một loại công trình triển lãm đặc biệt nhấn mạnh vào khả năng tác động vào cảm xúc của người thăm quan để giúp con người hồi tưởng lại quá khứ. Chủ đề của của bảo tàng tưởng niệm phải rõ ràng và có tác động mạnh hơn các công trình khác, và đưa đẩy cảm xúc của khách thăm quan là yếu tố trọng yếu của thiết kế. Thiết kế của kiến trúc bảo tàng tưởng niệm phải mang tính hàm súc và trừu tượng. Thiết kế của bảo tàng tưởng niệm thường sử dụng các thủ pháp như biểu tượng, ký hiệu, ẩn dụ, so sánh,… để trừu tượng hoá ý đồ thoát ra khỏi cái nhìn thông thường và biến nó thành biểu tượng được truyền tải qua thiết kế kiến trúc dưới dạng vật chất. Bằng cách này ý nghĩa của kiến trúc sẽ rộng mở, khơi dậy hồi tưởng trong con người, hình thành mối liên hệ tâm linh lành mạnh và giàu cảm xúc.

1.1. BIỂU CẢM QUA BỐ CỤC MẶT BẰNG Bố cục mặt bằng của kiến trúc tưởng niệm có thể được chia làm hai dạng: một là bố cục của riêng một công trình, hai là bố cục kết hợp của công trình với môi trường xung quanh, dạng này phổ biến hơn. Kiến trúc sư làm việc với mối quan hệ giữa công trình và môi trường để tạo ra một nơi chốn với không khí tưởng niệm nơi một người có thể ý thức được cảm xúc mà công trình đang muốn biểu hiện. Có ba loại bố cục mặt bằng cho kiến trúc tưởng niệm: Loại có quy luật: là loại bố cục mà toàn thể công trình và những gì bao quanh nó có sự tương đồng nhau theo một quy luật nào đó. Để tạo ra hiệu ứng hồi tưởng, các chuỗi không gian được bố trí liên tục và dọc theo một trục (thường đăng đối) thường được sử dụng trong bố cục mặt bằng. Đối với các kiến trúc tưởng niệm mang tính nghiêm trang, làm nổi bật một trục chính là phương pháp hiệu quả đối với loại bố cục này. Hầu hết công trình và bố cục xung quanh nó sử dụng hình thức đối xứng qua một trục để nhấn mạnh một đích đến cuối cùng. Công trình được xây dựng dọc theo trục một cách lần lượt. Trước khi khách thăm quan đến ngôi nhà chính, xuất hiện những ngôi nhà và không gian cấp thấp hơn để dẫn dắt cảm xúc của họ và khiến họ nhớ ra đối tượng của công trình tưởng niệm.

2


Một ví dụ là Bảo Tàng tưởng niệm hoà bình ở Hiroshima. Các công trình, tượng quảng trường, dàn trải trong rừng theo một trục đối xứng. Khách thăm quan đi theo trục chính và đến ngôi nhà cuối sau một chuỗi các công trình. Bố cục đối xứng đã giúp tạo vẻ uy nghiêm và trang trọng cho bầu không khí.

Hình 1 Bảo tàng Tưởng niệm Hoà Bình, Hiroshima.

Loại không có quy luật: loại bố cục mặt bằng này không có hình dạng cố định và trục chính rõ ràng. Thiết kế linh hoạt để tạo ra một không gian tưởng niệm thoải mái và dễ chịu. Kiến trúc sư thường có nhiều cách tiếp cận khác nhau để thiết kế công trình tưởng niệm phù hợp với đối tượng được tưởng niệm và bối cảnh cụ thể để đáp ứng được nhiều nhu cầu đề ra nhất. Loại kết hợp: loại bố cục kết hợp có cả hai điểm của loại có quy luật và không có quy luật. Bố cục không gian của công trình và những gì xung quanh nó thường được trộn lẫn giữa trục có quy luật và sự bất đối xứng. Điều này dẫn đến hiệu quả là các không gian có quy luật mang lại cho khách thăm quan cảm giác nghiêm trang trong khi các không gian bất quy luật bao quanh mang lại cảm giác thoải mái.

3


Tổ hợp Acropolis trong kiến trúc Hy Lạp cổ đại được xây dựng để ca tụng chiến thắng và tôn vinh nữ thần Athena. Được đặt trên một ngọn đồi tách biệt, chỉ có một lối lên từ phía Tây. Bề mặt trên đỉnh đồi tương đối phẳng, các công trình được xây dựng nương theo địa hình, mang các đặc điểm có quy luật lẫn bất quy luật. Đền chính được đặt theo trục Đông – Tây để mở ra phông cảnh đẹp cho người bên trong công trình, biểu hiện tinh thần của người Hy Lạp cổ đại: hài hoà, tự do và bình đằng.

Hình 2 Quần thể Acropolis. Hi Lạp.

4


Hình 3 Bảo tàng Tưởng niệm Diệt chủng, Yad Vashem. KTS Moshe Safdie.

5


1.2. BIỂU CẢM QUA KIẾN TRÚC Hình khối kiến trúc: cách trực tiếp nhất để thiết kế tính tưởng niệm trong kiến trúc là thông qua những hình khối cố định mà con người cảm thấy quen thuộc. Ví dụ như những khải hoàn môn của La Mã, cổng Torii của Nhật Bản. Ý nghĩa hồi tưởng của những hình khối này được chấp nhận phổ biến dần dần qua thời gian bởi con người, không phải tự bẩm sinh mà có. Khi những hình khối truyền thống được sử dụng đúng đắn, khách thăm quan sẽ có những phản ứng cảm xúc với nó. Với sự phát triển của xã hội, sự hình thành các công trình tưởng niệm không nên bị nhầm lẫn với xu hướng kiến trúc truyền thống, mà là một sự thích nghi với thẩm mỹ hiện đại và yếu tố nhận diện văn hoá. Một ví dụ là nhà hoả táng thiết kế bởi KTS Toyo Ito ở Kakamigahara được gọi bằng cái tên “cò trắng hồi sinh”. Là một loại công trình tưởng niệm đặc biệt, hình dạng của nhà hoả táng thể hiện hiểu biết của kiến trúc sư về truyền thống và văn hoá Nhật Bản và mối liện hệ giữa sự sống và cái chết. Cò trắng là sinh vật biểu tượng cho sự sống thuần khiết trong văn hoá Nhật Bản. Hình dạng uốn cong của phần mái màu trắng gợi lên hình ảnh mây trắng đang lơ lửng hoặc cánh cò đang bay. Hình ảnh mà kiến trúc đọng lại là hình ảnh cái đẹp thuần khiết, không khiến người ta buồn rầu mà khiến người ta cảm thấy ấm áp và trực diện với cái chết, mong ước người chết sẽ được lên thiên đường. Chỉ với ý đồ này, kiến trúc sư đã an ủi người đã chết lẫn người còn sống.

Hình 4 Nhà hoả táng Kakamigahara. KTS Toyo Ito.

6


Không gian kiến trúc: không gian bên trong của kiến trúc tưởng niệm không chỉ là phông nền để trưng bày và làm nơi trú ẩn. Biểu cảm của không gian bên trong là cần thiết để thống nhất chức năng tưởng niệm và tinh thần tưởng niệm với nhau.

Hình 5 Đài tưởng niệm Newton. (Không được xây dựng)

Hình 6 Bảo tàng Tưởng niệm Diệt chủng, Yad Vashem. KTS Moshe Safdie.

7


Lý do mà thiết kế Đài tưởng niệm Newton (không được xây dựng) của Etienne-Louis Boullée thắng cuộc và thành công đó là vì kiến trúc của nó không ca tụng trực tiếp tới Newton, mà bằng việc tạo một không gian hình cầu lớn, một mô hình thế giới, để giải thích và tôn vinh “tư tưởng của Newton”. Khi khách thăm quan đứng ở vị trí trong hình, không gian rộng lớn quanh họ sẽ khiến họ cảm thấy vĩ đại và liên tưởng tới thiên tài đã khám phá ra quy luật của vũ trụ. Trong bảo tàng Yad Vashem cũng có không gian tương tự khi người xem kết thúc ở một không gian nhìn ra Jersusalem, nhìn về tương lai phía trước thể hiện thông điệp “cuộc sống vẫn tiếp tục”, đi sau tất cả giết chóc và hận thù trong các không gian tối tăm trước đó.

2. TRẢI NGHIỆM CON NGƯỜI TRONG KIẾN TRÚC 2.1. CÁC GIÁC QUAN TÁC ĐỘNG LÊN TRẢI NGHIỆM CON NGƯỜI Mọi sinh vật sống dùng các bộ phận giác quan để tiếp nhận thông tin về thế giới vật chất để thông tin đó có thể được hiểu và xử lý bởi não bộ. Aristotle, triết gia Hy Lạp cổ đại, đã lần đầu đề xuất con người có năm giác quan để tri giác thế giới. -

Thị giác. Khứu giác. Vị giác. Xúc giác. Thính giác.

Đến ngày nay, các nhà khoa học hiện đại đều đồng tình rằng con người có nhiều hơn năm giác quan cơ bản mà Aristotle đề xuất. Dù cho chưa có con số thống nhất cụ thể là bao nhiêu, vì có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng có thể nhận diện được tới hơn 9 loại giác quan (có khi đến 21) phổ biến. Để xác định đặc trưng của từng giác quan đó, cần phải xét đến nguồn khởi phát của nó trước. Theo cách phân loại của Aristotle dựa trên các bộ phận cảm quan trên cơ thể hoặc một bộ phận có khả năng tiếp nhận thông tin, thì có thể mở rộng 5 giác quan cơ bản thêm nhiều giác quan nữa. Vị giác có thể được phân loại theo ngọt, mặn, đắng, chua, và umani, và thị giác thành đỏ, lam, lục. Tuy nhiên, tri giác thuộc về khứu giác thì lại không thể liệt kê được vì có tận hàng ngàn đơn vị tiếp nhận mùi hương. [1] Một phương pháp phân loại khác đó là dựa trên tính chất của dạng thông tin đầu vào mà cơ thể con người có thể nhận biết. Theo nhà tâm lý học Christian Jarrett, phương pháp này giảm số giác quan con người xuống còn 3 loại giác quan: vận động, hoá học và ánh sáng [1]. Theo cách tiếp cận này và mở rộng ra, có các giác quan sau đây được phân loại dựa theo “dữ liệu đầu vào của môi 8


trường” liên hệ tới từng bộ phận tiếp nhận của cơ thể được dùng để giả mã thông tin ấy. Có 9 loại giác quan cơ bản để tiếp cận trong nghiên cứu này. -

-

-

Dạng ánh sáng (thị giác): o Độ sáng: mức độ sáng tối phân biệt bởi tế bào hình trụ của mắt. o Màu sắc: lượng đỏ, lục, lam phân biệt bởi tế bào nón của mắt. Dạng hoá học: o Nội cảm: cảm giác bên trong cơ thể như đói, khát. o Mùi hương: những thông tin do mũi nhận diện. o Vị giác: thông tin vị giác do lưỡi nhận diện, thường đi kèm với mùi hương. Dạng vận động: o Xúc giác: cảm giác đụng chạm tiếp nhận từ da (áp lực, nhiệt độ, đau và ngứa) o Âm thanh: sóng âm nghe được bởi tai và cảm giác rung động cảm thấy được từ da. o Chuyển động cơ thể: tự nhận thức về chuyển động và vị trí trong không gian của cơ thể một người. o Cân bằng cơ thể: cảm giác cân bằng, định hướng và tăng tốc.

Ngoài những giác quan được liệt kê ở trên, còn có ba loại giác quan nội tâm nữa liên quan đến nhận thức của một người mà có thể áp dụng trong lĩnh vực kiến trúc. Các giác quan này không dựa vào một bộ phận cảm quan hay một nguyên nhân thể chất cụ thể nào mà thường được xác định bởi hoạt động của não bộ. Tuy nhiên, môi cảnh kiến trúc lại có thể tác động lên những giác quan này và ảnh hưởng tới khả năng nhận thức và giải thích bao cảnh xung quanh của người hoạt động trong nó. [2] Ba giác quan này bao gồm: -

Dạng ý thức: o Tự chủ: cảm giác chủ quan về lựa chọn và quyết định về một hành động cụ thể. o Quen thuộc: nhận diện của ký ức. o Thời gian: cảm giác nội thân về thời gian, cách một cá thể tiếp nhận sự trôi đi của thời gian.

9


Hình 7 Chín loại giác quan phổ biến.

10


Theo kiến trúc sư Steven Holl, cơ thể phụ thuộc vào tất cả các giác quan để thu thập thông tin và giải thích môi trường xung quanh, và kiến trúc là một những nghệ thuật cần tới sự tham gia của tất cả các giác quan trên cơ thể. [3] Hơn nữa, con người cần có trải nghiệm đảm bảo để xác nhận các giác quan ấy đang ngụ ý điều gì. Nếu thị giác thấy một cái ghế, thì đụng chạm và ngồi lên nó sẽ củng cố với não bộ rằng nó đã ý thức đúng thực một cái ghế. Kiến trúc sư Pallasmaa cũng chỉ ra rằng mục tiêu của kiến trúc là củng cố trải nghiệm về cuộc sống – cảm giác thấy mình đang sống của một người. Một thiết kế không tương tác với tất cả các giác quan, hoặc chỉ ưu tiên trải nghiệm thị giác, đã từ chối cơ hội hình thành một kết nối có ý nghĩa với khán giả qua các tương tác của cơ thể. [4]

Hình 8 Hang Sơn Đòong. Quảng Bình, Việt Nam. Các không gian rộng lớn, trống rỗng thúc đẩy con người cảm nhận môi cảnh bằng âm thanh.

2.2. LIÊN HỆ CÁC GIÁC QUAN VỚI CÁC YẾU TỐ KIẾN TRÚC Các giác quan liên hệ với các yếu tố hữu hình trong môi cảnh đã được nhận thức và giải thích bởi cơ thể. Bảng dưới đây minh hoạ các yếu tố kiến trúc có tiềm năng phản hồi và liên hệ với từng giác quan kể trên, được nhấn mạnh theo mức độ quan trọng, để đề xuất các giải pháp giúp sáng tác kiến trúc có tính cảm quan và gần gũi hơn. Lựa chọn vật liệu đóng vai trò mấu chốt, vì có thể dễ dàng điều chỉnh và tận dụng để kết nối với hầu hết các giác quan. Các giác quan dạng vận động cũng được ưu tiên là cần thiết hơn nhất đối với kiến trúc, kế đó là dạng ánh sáng, rồi tới dạng ý thức và cuối cùng là dạng hoá học.

11


DẠNG

1

2

3

4

5

6

Vận động

Ánh sáng

Vận động

Vận động

Vận động

Ánh sáng

GIÁC QUAN

XÚC GIÁC cảm giác đụng chạm tiếp nhận từ da.

ĐỘ SÁNG mức độ sáng tối phân biệt bởi tế bào hình trụ của mắt.

ÂM THANH sóng âm nghe được bởi tai và cảm giác rung động cảm thấy được từ da.

CHUYỂN ĐỘNG tự nhận thức về chuyển động và vị trí trong không gian của cơ thể một người.

CÂN BẰNG cảm giác cân bằng, định hướng và tăng tốc.

MÀU SẮC lượng đỏ, lục, lam phân biệt bởi tế bào nón của mắt.

PHƯƠNG TIỆN KIẾN TRÚC

THỦ PHÁP

- Vật liệu.

- Sử dụng chất liệu bề mặt, các vật liệu gợi cảm giác sờ chạm.

- Kỹ thuật và điều hoà bị động.

- Lựa chọn vật liệu để xác định mức độ nóng/lạnh. - Kiểm soát nhiệt độ không khí.

- Lắp đặt lam, vỏ che - Vật liệu (phản chiếu, chất lượng áng sáng)

- Tương phản ánh sáng, vùng sáng với vùng tối được chiếu sáng nhẹ.

- Tương quan, bố cục mặt bằng (phản quang)

- Bề mặt phản quang

- Hình thức (mặt đứng, bố cục)

- Khoảng mở, view nhìn

- Bóng đổ

- Quan hệ không gian - Vật liệu

- Vật liệu hút âm hoặc không hút âm

- Khối tích, tỉ lệ

- Âm vang từ bề mặt

- Bố cục (không gian, vị trí)

- Lượng người trong không gian - Sơ đồ bố trí không gian chức năng - Tính toán lượng người

- Liên kết thị giác với các không gian khác (xử lý vật liệu, bố cục) - Bề mặt phản chiếu

- Vật liệu

- Liên kết thị giác với không gian rộng hơn (ngoại thất)

- Bố cục - Tỉ lệ

- Xem xét các kích thước khác nhau về khối tích/chiều cao/chức năng (ví dụ vị trí cửa sổ, lối đi, cửa vào,..)

- Cao độ/độ nghiêng của bề mặt

- Thay đổi cao độ (ramp dốc, cầu thang)

- Bố cục (liên hệ tầm nhìn)

- Giao cắt bất thường (các góc nhọn)

- Khung cảnh và liên kết thị giác

- Tỉ lệ

- Tương quan tỉ lệ với cơ thể người.

- Vật liệu

- Dùng màu để nhấn mạnh, biểu trưng văn hoá, hoặc liên tưởng

- Vật liệu hoàn thiện

12

- Thiếu vắng màu sắc (trắng, đen)


DẠNG

7

Ý thức

GIÁC QUAN

THỜI GIAN cảm giác nội thân về thời gian, cách một cá thể tiếp nhận sự trôi đi của thời gian.

PHƯƠNG TIỆN KIẾN TRÚC

- Quá trình tự nhiên - Đục lỗ (liên kết thị giác với ngoại thất) - Bố cục (thay đổi môi cảnh)

THỦ PHÁP

- Vận dụng chuyển động của mặt trời - Thay đổi tính chất ánh sáng hoặc nội thất - Tuổi vật liệu - Thiết lập thời đại dựa trên “phong cách” hoặc vật liệu - Nội thất linh hoạt có thể thay đổi theo thời gian - Lựa chọn cây trồng

8

Hoá học

MÙI HƯƠNG những thông tin do mũi nhận diện.

- Vật liệu - Bố cục (liên hệ, vị trí) - Cảnh quan

- Liên hệ với cảnh quan (trong/ngoài thông qua cửa đi/cửa sổ) - Lựa chọn vật liệu (vật liệu từ đất hoặc từ gỗ) - Bố cục các không gian chức năng

9

10

11

Ý thức

TỰ CHỦ cảm giác chủ quan về lựa chọn và quyết định về một hành động cụ thể

Ý thức

QUEN THUỘC nhận diện của ký ức.

Hoá học

VỊ GIÁC thông tin vị giác do lưỡi nhận diện, thường đi kèm với mùi hương.

- Bố cục - Vật liệu

- Vật liệu - Phong cách, chi tiết trang trí

- Bố cục (liên hệ, vị trí) - Vật liệu

13

- Khả năng lựa chọn hướng đi (có nhiều lối đi trong công trình)

- Sử dụng kiến trúc địa phương để ấn định không gian - Liên hệ vật liệu, hoặc liên hệ với bên ngoài

- Liên hệ với các khu vực có thức ăn - Vật liệu khơi dậy vị giác (kim loại)


2.3. TÂM LÝ CON NGƯỜI TRONG CẢM NHẬN KIẾN TRÚC Theo nghiên cứu của Ken Robison năm 2006, ngài chỉ ra rằng “chúng ta tư tưởng về thế giới theo những cách chúng ta trải nghiệm nó. Ta nghĩ theo thị giác, theo thính giác, theo cách vận động (kinaesthetically). Chúng ta tư duy trừu tượng, tư duy theo cách thức hoạt động.” [5] Nhận thức của con người đa dạng và có tính bao hàm và mỗi trải nghiệm của một cá nhân về thế giới là độc nhất. Vô số yếu tố cá nhân có thể tác động đến nhận thức về một sự việc – ký ức, cảm xúc, văn hoá, xã hội. Ngay cả những cảm giác cá nhân như mệt mỏi, đói khát hay đau đớn cũng tác động tới trải nghiệm. Sự chuyển giao trực tiếp từ dữ kiện cảm giác đến trải nghiệm thuần tuý về thế giới thực chất là quá trình tạo dựng trong tâm trí của mỗi cá thể. Trí não liên tục biên tập các đoạn phim trong tâm trí để sản xuất ra một trải nghiệm liền mạch về thực tại xuất phát từ nguyên liệu là những thông tin không nhất quán mà cảm giác đem lại. [1] Ngoài ra, những trải nghiệm đã có, sự tiếp thu văn hoá và tính cách cá nhân cũng là những yếu tố tác động lên cách tiếp thu thực tại. Có thể nói “nhận thức” luôn luôn là trung gian giữu bản thân và thế giới. Do đó có vô số cách giải thích môi cảnh, sự vật, con người và trải nghiệm, vì mỗi cá thể là khác nhau và từng cá thể lại có sự khác biệt với chính nó vào những thời điểm khác nhau. Theo kiến trúc sư Jeremy Till: “Thực tại không có phiên bản cố định, và mỗi cá thể sẽ sử dụng kinh nghiệm nhận thức của riêng mình để trải nghiệm thế giới.” [6]

Cá thể Cảm giác cá nhân Vô số nhận thức khác nhau về thế giới

Kinh nghiệm cá nhân Tiếp thu văn hoá Tính cách Thực tại

Hình 9 Sự khác nhau trong nhận thức thực tại của mỗi cá thể

14


Theo đó, có thể thấy nhận thức kiến trúc không phải là một trải nghiệm tách biệt mà kiến trúc sư có thể chi phối một cách cứng ngắc. Do đó, đã có những phê phán hướng tới tư duy hiện tượng học thuộc trường phái Heidegger’s, với luận điểm cho rằng có thể tạo được sự cảm nhận mang tính phổ biến bằng các cấu trúc và hình tượng không gian cụ thể [7]. Jeremy Till phê phán rằng không thể tồn tại một trải nghiệm không gian cố định vì các phiên bản nhận thức hiện thực phổ biến là không đáng tin cậy do sự khác biệt giữa từng cá thể với nhau. [6] Nhưng theo kiến trúc sư Thomas Thiis-Evensen, mặc dù có sự khác biệt trong nhận thức do khác biệt văn hoá và kinh nghiệm cá nhân, vẫn tồn tại một tầng nhận thức sâu hơn thuộc về tiềm thức và phổ quát với tất cả mọi người. [8] Thiis-Evensen cho rằng “ý thức” của mỗi người khi trải nghiệm kiến trúc là khác nhau và tuỳ thuộc vào hai đặc điểm thuộc về trải nghiệm cá nhân của một người: “kinh nghiệm cá nhân” và “kinh nghiệm xã hội”. Kinh nghiệm cá nhân được tạo bởi tính cách, tính độc đáo và tiểu sử cá nhân của họ. Kinh nghiệm xã hội hình thành bởi những “liên tưởng văn hoá phổ quát” ví dụ như những liên tưởng màu sắc về sự đau buồn sẽ khác nhau tuỳ vào nền văn hoá [8]. Tuy nhiên, ông lập luận rằng có một cấp thứ ba của kinh nghiệm dựa trên “tiềm thức” chung của mọi người, mà ông gọi là “cấp độ phổ biến” [8]. Thiis-Evensen khẳng định rằng kiến trúc sư cần xem xét các loại hình kiến trúc nguyên mẫu (archetypes) có khả năng giao tiếp với mức độ đọc hiểu không gian thuộc tiềm thức “cấp độ phổ biến”, để đạt được trạng thái kiến trúc tạo ra các phản ứng cảm xúc có thể dự đoán trước được ở người sử dụng. [8]

KHÔNG PHỔ BIẾN

PHỔ BIẾN

Ý thức cá thể

Cá thể

Cá thể

Ý thức cá thể

Tiềm thức Cá thể

Ý thức cá thể

Hình 10 Các cấp độ trải nghiệm kiến trúc của con người

15

Cá thể


Hình 11 Trong văn hoá Ai Cập Cổ đại: Màu vàng liên tưởng tới đau buồn.

Hình 12 Trong văn hoá Phương tây. Màu đen liên tưởng tới đau buồn.

16


Các nghiên cứu thuộc khoa thần kinh học vào năm 1980 đã cho biết não bộ con người thực thi các phản ứng cảm xúc dựa trên dữ kiện đầu vào tại vùng hạch hạnh nhân (amygdala) tách biệt với vùng não ý thức. Có nghĩa là khi xử lý thông tin đến từ môi cảnh, phản ứng cảm xúc vô thức trong não bộ xảy ra trước ý thức và tư duy lý tính. Điều này giải thích tại sao những yếu tố cơ bản như màu sắc, ánh sáng và bóng đổ có thể khơi dậy phản ứng cảm xúc, vì vùng hạch hạnh nhân đang sinh ra “thiên kiến cảm xúc trước khi phán đoán có ý thức được hình thành”. Đối với cơ thể, nó xử lý phản ứng cảm xúc với môi cảnh một cách độc lập và vô thức, và phản ứng có ý thức được hình thành dựa trên định lượng tức thì của cảm xúc này. Vì thế rất cần thiết phải xem xét tới nhiều nhận thức của người sử dụng khi họ đi vào công trình. Mặc dù có thể thông cảm cấp độ “mặt bằng văn hoá” của mỗi người, đi tìm một ngôn ngữ chung có thể giao tiếp vượt ra khỏi nhận thức chung thuộc dạng “số đông” và hiểu biết chuyên môn của một vài nhóm cá thể là điều cần thiết. Lý thuyết của phương pháp Hiện tượng học được nhắc đến ở trên có thể cung cấp phương tiện để đạt được điều này, bằng cách thiết kế dựa trên trải nghiệm cơ thể của không gian và tiềm thức “cấp độ phổ biến”.

3. ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP HIỆN TƯỢNG HỌC VỚI KIẾN TRÚC Theo Đặng Thái Hoàng trong quyển “Hiện tượng học kiến trúc”, “hiện tượng là chỉ mọi vật, tất cả sự vật, biểu hiện ra trong ý thức mọi người, nó vừa có kinh nghiệm của cảm giác, vừa là những khái niệm đại cương và thông thường.” [7] Để có thể nghiên cứu bầu không khí đặc trưng của môi cảnh kiến trúc, tính biểu cảm của nó, và những vấn đề liên quan đến chất lượng kiến trúc, sử dụng phương pháp Hiện tượng học có thể liên hệ nhận thức về tồn tại của con người với môi cảnh kiến trúc, phát hiện ra ý nghĩa sâu xa của kiến trúc, giúp con người có thể lý giải, nhận thức không gian và công trình mình đang trải nghiệm. Và vì phương pháp phân tích khách quan của khoa học tự nhiên chưa thể hoàn toàn giải thích xác đáng các thuật ngữ mới của kiến trúc như ý nghĩa, tượng trưng, trải nghiệm, ký hiệu,… vốn thường gắn kết với sự đo lường tâm lý con người trong cuộc sống thường nhật.

3.1. GENIUS LOCI – TINH THẦN CỦA NƠI CHỐN Trong hiện tượng học kiến trúc, có một khái niệm chủ đạo là “Genius Loci” hay còn gọi là “Tinh thần của nơi chốn” được đề xuất bởi Christian NorbergSchulz [9] dựa trên những nghiên cứu của ông về Triết học Hiện tượng học của Heidegger. Nghĩa từ nguyên của từ này xuất hiện từ thời La Mã cổ đại, có nghĩa là : “bất cứ một sự vật tồn tại ‘độc lập’ nào cũng có một vị thần hộ mệnh cho 17


riêng mình, cũng có nghĩa là bất cứ một sự vật nào cũng có tinh thần, đặc tính đặc biệt và nội tại, nơi chốn cũng vậy, luôn luôn có một khí chất đặc biệt của riêng mình.” Tinh thần của nơi chốn gắn bó với cảm giác quen thuộc của con người về nơi đó. Theo Norberg-Schulz, một “nơi chốn” là một không gian có tính cách đặc biệt được xác định bởi tính chất những gì bao quanh nó. Phẩm chất này của không gian quyết định lên bầu không khí tổng thể của công trình để đem lại cho con người cảm giác “cư trú” và ý thức được về vị trí của mình trong thế giới. [9]

Hình 13 Tác phẩm nhiếp ảnh "Chút Riêng Tư Trên Bãi Biển" của Ralph Crane, 1950. Minh hoạ sự tạo thành của nơi chốn, cảm giác thuộc về và liên hệ cảm xúc của nó tới con người.

18


Kiến trúc là một vật thể cho phép con người khả năng tự định hướng bản thân trong không gian lẫn thời gian, và trong cả “diễn biến văn hoá” [9]. Theo Pallasmaa, hình thể kiến trúc thực thể hoá những yếu tố vô hình này để con người có thể gia nhập vào và nhận thức được nó [4]. Kiến trúc có khả năng gợi mở những tầng lớp lịch sử mà người tiếp nhận đang sống trong nó. Những dấu ấn của thời gian có thể được nhận biết trong các hiện hữu vật chất như tay nắm cửa bị mài nhẵn, trong các lớp màu sơn và sự già đi của vật liệu. Kiến trúc có thể trở thành một chứng nhân, cung cấp một hình ảnh cụ thể về một thời điểm để thấy được quá trình sống của con người trong không gian. Trải nghiệm con người gắn bó chặt chẽ với hành động hồi tưởng, vì ký ức luôn gắn liền với thời gian và vật thể [4]. Theo Pallasmaa, trải nghiệm tưởng niệm do kiến trúc đem lại (từ những ký ức) được kết nối với sự nhận biết nơi chốn, và trở thành một phần của cuộc sống. Theo Norberg-Schulz, sự nhận biết môi cảnh đó dẫn tới kết quả là cảm giác thuộc về một nơi chốn nào đó.

3.2. KIẾN TRÚC NÓI ĐƯỢC Le Corbusier từng nói hình thể kiến trúc là một “dạng nghệ thuật” tồn tại trong lãnh vực của cảm xúc [10]. Khác biệt chính giữa kiến trúc và nghệ thuật đó là sự thành hình của kiến trúc không phải là một quá trình riêng lẻ. Có nhiều yếu tố như nhu cầu khách hàng, khu đất, bao cảnh, chương trình,… tác động tới kết quả cuối cùng. Không gian kiến trúc có thể bao hàm một bầu không khí, tâm trạng hay một “khí chất” có thể cảm nhận và hiểu được thông qua liên hệ cảm giác, và đây là đặc điểm khiến kiến trúc gần hơn với nghệ thuật. Steven Holl gọi tác động này là “trải nghiệm đồng điệu”, có được nhờ nhận thức về các yếu tố hữu hình (như vật liệu, vật thể, chuyển động, ánh sáng, góc nhìn) cùng một lúc trong một trải nghiệm không gian. Sự hoà trộn các yếu tố này hình thành nên sự đọc hiểu kiến trúc như một cái gì đó mơ hồ, vô hình: một bầu không khí, một tính cách, một tâm trạng. [3] Kiến trúc sư, nhà ngôn ngữ học, nhà thơ thời Phục hưng Leon Battista Alberti đề xuất rằng một vài hình thức trong một tác phẩm hội hoạ có thể “rung động tâm hồn” và gợi ra một phản ứng cảm xúc trong người xem. Cụ thể, khi một người chiêm ngưỡng một tác phẩm minh hoạ lại một thông điệp cảm xúc, thì cảm xúc của người xem đó cũng sẽ bị tác động theo, vì đó là phản ứng tự nhiên của con người “khóc theo nhau, cười nói theo nhau, và đau buồn theo nhau” [11]. Theo Thiis-Evensen, nguyên nhân cơ sở này cũng có thể áp dụng cho kiến trúc, trong đó các hình thể kiến trúc đặc thù có thể được lựa chọn để giao tiếp một tâm trạng hay cảm xúc qua trải nghiệm cơ thể của người sử dụng. Kiến trúc có khả năng đối thoại với một người, và có thể nói lên nhiều điều vượt ra xa và hơn cả những gì được nhìn thấy. Lời nói khi giao tiếp có thể liên hệ tới nhiều điều ngoài nguyên văn các từ được nói. Biểu cảm, giọng điệu, ngụ ý và cử chỉ đều cùng nhau tạo nên bối cảnh cho lời nói; những yếu tố này lại 19


càng cần thiết và có liên quan khi người ta phải giao tiếp khi không nói cùng một ngôn ngữ. Con người giao tiếp ý đồ của mình bằng điệu bộ cơ thể cũng nhiều như bằng lời nói. Theo đó, có thể nói não bộ và cơ thể tiếp nhận thế giới bằng nhiều phương diện ngoài những ngôn từ và phát biểu. Và một tập hợp những vật liệu và hình thể làm nên một không gian kiến trúc có thể giao tiếp với tinh thần con người vượt qua những bề ngoài thị giác, do đó có thể ứng dụng điều này để biểu hiện và ấn định các ý nghĩa mà cơ thể con người có thể trải nghiệm và hiểu được. Những biểu cảm này có thể củng cố ý đồ thiết kế, kết nối công trình với bối cảnh rộng lớn hơn, hay phơi mở câu chuyện mà kiến trúc sư muốn kể. Thiis-Evensen nhắc đến Etienne-Louis Boullée với phát biểu về bản chất căn bản nhất của công trình rằng“hình ảnh mà nó thể hiện cho các giác quan của chúng ta phải đánh thức cảm xúc tương ứng với chức năng và nhiệm vụ dành cho các công trình này” [8]. Kiến trúc sư cần phải nhắm tới mục tiêu là kết nối với người sử dụng với ý đồ chính của công trình thông qua trải nghiệm của con người trong nó, và mối liên hệ cảm xúc này phải hợp lý trong mối quan hệ của nó với bối cảnh mà nó được trải nghiệm.

Hình 14 Đài tưởng niệm Newton. KTS Etienne-Louis Boullée. (Không được xây dựng)

20


3.3. HIỆU QUẢ CỦA ỨNG DỤNG TRONG KIẾN TRÚC Đa số những người đến và sử dụng công trình kiến trúc, nhất là các công trình công cộng, đều là những người không có hiểu biết sâu về kiến trúc. Nếu một công trình yêu cầu phải có hiểu biết về bối cảnh và câu chuyện đằng sau để có thể thụ hưởng nó, sẽ dẫn tới một số lượng lớn người sử dụng thờ ơ hoặc không nhận thức được đến những gì đang bao quanh họ. Theo Jeremy Till, điều này một phần đến từ “thiên kiến” trong ngành kiến trúc, duy trì một thái độ xem thực hành kiến trúc và sản phẩm kiến trúc như một cái gì đó riêng biệt và miễn nhiễm với tác động bên ngoài – có nghĩa là lờ đi sự thật rằng kiến trúc luôn phải dựa vào những đối tác và thành phần nằm ngoài chuyên ngành kiến trúc. [6] Một công trình phải gần gũi và lôi cuốn đối với hầu hết những người sử dụng chính của nó, không phải dành cho một vài cá thể có thể tiếp nhận ý đồ kiến trúc ẩn sâu hay hiểu được sự tinh xảo trong thi công. Với kiến trúc sư Peter Zumthor, ông cho rằng sự thành công của một công trình được quyết định bởi việc nó có được yêu thích bởi những người sử dụng nó hay không, những phê bình và đánh giá chuyên môn hoàn toàn không có liên quan. Đề cao việc phá bỏ những hiểu nhầm về kiến trúc của quần chúng, cái đã khiến cho kiến trúc xa rời và khó tiếp cận với tầng lớp bình dân, kiến trúc sư Pallasmaa nhấn mạnh do sự lấn át của yếu tố tri thức và ý niệm kiến trúc mà kiến trúc thực chất và nhạy cảm không còn được phổ biến nữa. [4]

Hình 15 Nhà triển lãm Quốc gia Victoria, Melbourne. Thác nước lại lối vào giao tiếp với người thăm quan thông qua cảm giác của cơ thể.

21


Ứng dụng của hiện tượng học trong kiến trúc không phải là cách tiếp cận dựa theo tri thức của người sử dụng. Hiện tượng học như là một phương pháp nhắm tới việc giao tiếp với cái bên trong của mỗi con người thông qua những yếu tố vật chất, cho phép giao tiếp giữa kiến trúc với cơ thể con người. Bằng việc nói trực tiếp với các khía cạnh thuần tuý nhất của con người là cơ thể và giác quan, ta sẽ có kết quả là một kiến trúc mang tính liên-chủ quan. Theo Đặng Thái Hoàng trong quyển Hiện tượng học Kiến trúc, triết lý của phương pháp này là “trở về với chính sự vật, phản đối sự trừu tượng hoá và áp đặt hiểu biết”, tạo ra một mối liên hệ thẳng thắn và trực diện mà không cần tới những phân tích hay giải thích. [9] [7] Điều kiện cho phép con người và công trình có thể tương tác có ý nghĩa với nhau là thứ tạo nên sự khác biệt giữa kiến trúc với xây dựng. Điều này không loại trừ tương tác có ý nghĩa của con người vưới các môi cảnh không phải kiến trúc. Nói đúng hơn, tạo ra một mối liên hệ có ý nghĩa là mục tiêu chính của kiến trúc sư, không phải kỹ sư xây dựng. Le Corbusier từng nói rằng định hướng của xây dựng đó là “giữ chặt mọi thứ lại với nhau”, còn đối với kiến trúc là “làm lay chuyển con người” [10]. Vì thế kiến trúc sư phải cẩn thận suy tính cuộc gặp gỡ có chủ tâm giữa các thành phần công trình và cảm quan của một người để thu hút người sử dụng và tạo nên một tiếp xúc có ý nghĩa. Những ý niệm trừu tượng của kiến trúc sư hoặc cách yếu tố tác động lên thiết kế dường như sẽ không bao giờ được người sử dụng công trình biết tới. Vì thế mục tiêu của kiến trúc sư nên nhắm đến là cách mà một không gian được người sử dụng cảm nhận. Sự tận hưởng một không gian không nên dính dáng tới việc một người có biết đến các “vấn đề” của kiến trúc sư hay không – như các quá trình tư duy, ý niệm và nguồn cảm hứng. Zumthor quả quyết rằng kiến trúc phải ở trong hiện thực và không phải trong những lý thuyết tách biệt với vật thực trong đời sống. [12] Cách một người cảm nhận khi trải nghiệm vật thể kiến trúc có liên hệ nhiều tới những người sử dụng công trình đó hơn là những lý thuyết vô hình. Vì thế ngoài mục tiêu chính là chức năng sử dụng, công trình còn phải đóng góp cho cảm nhận của con người, như đem lại cảm giác che chở, sự hài hoà. Kiến trúc phải “có tiếng nói” để gợi nhớ con người về cuộc sống. Tuy nhiên, điều đó tuỳ thuộc vào việc mỗi cá nhân lắng nghe và khám phá “tiếng nói” ấy của kiến trúc, nhiệm vụ của kiến trúc sư chỉ là gợi mở, kết nối kiến trúc với người tiếp nhận và bắt đầu cuộc đối thoại. Thiis-Evensen cũng đồng tình rằng người tham gia công trình không cần phải biết trước những cơ chế hoạt động của công trình hoặc ý đồ của kiến trúc sư để cảm nhận bầu không khí hay “tính biểu hiện” của một không gian. [8] Ngoài ra, ông đề xuất rằng với cách tiếp cận hiện tượng học, kiến trúc sư có thể dẫn lối sự biểu hiện của một không gian (chất lượng bầu không khí) để có thể chủ tâm giao tiếp với đa số người tham gia công trình.

22


Hình 16 Lối đi bộ tại Chùa Bửu Long, Biên Hoà. Tuy không có những chủ tâm của người xây dựng, nhưng có thể tạo nhiều tương tác có ý nghĩa với người sử dụng.

23


3.4. BIỂU CẢM KIẾN TRÚC QUA PHƯƠNG PHÁP HIỆN TƯỢNG HỌC Triết học hiện tượng học có thể được đưa vào kiến trúc bằng nhiều cách để gợi mở cuộc đối thoại. Sự kết hợp của triết học này như là một phương pháp thiết kế, hay còn gọi là “thực hành hiện tượng học”, yêu cầu kiến trúc sư phải liên hệ tư duy của mình với kết quả xây dựng và cách nó sẽ được trải nghiệm, để cải tiến cho chính công trình. Trong quyển “Archetypes in Architecture – Các Loại Hình Kiến Trúc”, Thomas Thiis-Evensen đề xuất một cách áp dụng phương pháp hiện tượng học. Ông lập luận rằng chính những trải nghiệm thuần tuý của con người trong thế giới là cái gợi mở trải nghiệm tiềm thức ở “cấp độ phổ biến” với kiến trúc mà thích hợp với hầu hết tất cả mọi người. Con người nhận thức được ánh sáng và bóng tối vì có ngày và đêm; họ đứng, ngồi, nằm nhờ mối liên hệ với trọng lực trái đất… Những tương tác này tạo nên mối liên hệ cơ bản của con người với vật thể kiến trúc: con người bước lên, ở trên hoặc ở dưới một cái gì đó, đi lên hoặc đi xuống, ghi nhận ánh sáng hoặc bóng tối. [8] Theo đó, Thiis-Evensen đề xuất có một ngôn ngữ kiến trúc phổ biến bắt nguồn từ những tương tác cơ bản này của con người với thế giới. Phương pháp này được xem như giải pháp cho vấn đề có vô số nhận thức khác nhau của mỗi cá thể về công trình kiến trúc, nhằm kết nối với đa số người tham gia công trình. Cái loại hình ngôn ngữ này nhắm đến giao tiếp với trải nghiệm tiềm thức về không gian, thay vì trải nghiệm có ý thức bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cá nhân và xã hội của mỗi người.

CÁC LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC (yếu tố kiến trúc được đơn giản hoá: sàn, tường, mái)

TRẢI NGHIỆM Ở CẤP ĐỘ TIỀM THỨC

TRẢI NGHIỆM THUẦN TUÝ CỦA CƠ THỂ

(tác động lên cảm xúc, giống nhau ở tất cả mọi người)

(đi, đứng, ngồi, tri giác)

NHẬN THỨC CHUNG VÀ PHỔ BIẾN (biểu cảm và tạo những liên hệ có ý nghĩa)

Hình 17 Sơ đồ mối liên hệ và tương tác để tạo nên nhận thức phổ quát về công trình.

Thiis-Evensen đề xuất rằng tất cả yếu tố kiến trúc có thể được đơn giản hoá thành các thành phần như sàn, tường, mái. Gắn liền với mỗi thành phần này là các biểu hiện về động, lực, và ý, (chuyển động, lực tác động, hàm ý) mà ông gọi là “biểu hiện hiện sinh”. [8] Chính những biểu cảm của sàn, tường, mái định tính nên cái đặc trưng, ấn tượng, hay bầu không khí của một không gian. [8] Tâm trí nhận diện những biểu hiện hiện sinh này trong kiến trúc thông qua các nhận biết chung của cơ thể về một đặc điểm hình dáng trong tự nhiên. Một hình lòng chảo, một cái mái lớn tạo lực nặng lên một người, trong khi một mái 24


vòm lại hướng con người lên; một sàn dốc dần tạo sự cản trở, vì nó thử thách và yêu cầu các yếu tố thể chất của cơ thể để vượt qua, trong khi một sàn chìm tạo sự thúc đẩy, vì trọng lực kéo cơ thể tiến về phía trước. [8] Phản ứng của trải nghiệm tâm lý của một người với không gian cũng tương tự như trải nghiệm cơ thể. Cơ thể tham gia vào môi cảnh qua sự phóng chiếu của bản ngã đang ở trong không gian ấy. [8] Cách tiếp cận của Thiis-Evensen là phương pháp thích hợp để thiết kế nên các tính chất vô hình, thuộc về trải nghiệm của kiến trúc (khí chất, cảm nhận, bầu không khí), có thể được tiếp nhận bởi tiềm thức của cơ thể, bởi xúc động trong một môi cảnh. Để tạo ra bầu không khí như ý muốn, người thiết kế trước tiên phải làm quen với những hiệu ứng biểu cảm có thể có được của các hình thể, để từ đó lựa chọn ra hình thể có thể đạt được biểu cảm cần thiết. Các ví dụ về hình thể không gian trong nghiên cứu của Thiis-Evensen được tổng hợp ở trong các bảng bên dưới. Cùng các đề xuất các đặc điểm của bầu không khí có thể đạt được của từng hình thể cũng được ghi chú ở bên. Do có rất nhiều hình thức khác nhau, nên bảng này chỉ tổng hợp và lựa chọn ra những hình thể phù hợp với đề tài, đề đề ra các giải pháp thiết kế nên một bầu không khí, một môi cảnh phù hợp với thể loại đề tài. Hình 18 Ví dụ về các loại hình kiến trúc trong nghiên cứu của Thiis-Evesen.

25


Biểu cảm về chuyển động tạo bởi khung cửa sở Biểu cảm về lực sức nặng, và chuyển động tạo bởi sàn – mở (tầng lớp), mở (xuyên thấu, vươn lên), trũng xuống.

Các biểu cảm của vị trí khung cửa – đóng khung, phân tách, hốc, chỗ trú, định hướng, cạnh bên, lối dẫn và thang

Hình 19 Ví dụ về tính chuyển động, sức nặng và nội dung của sàn, tường.

26


Biểu cảm về sức nặng tạo bởi mái – đón nhận bầu trời, phản kháng bầu trời.

Biểu cảm về chuyển động tạo bởi tường – bao bọc, phản kháng, vướn lên, kéo dài.

Biểu cảm về chuyển động tạo bởi mái – trôi nổi, bao bọc, đè nén, vươn lên.

Hình 20 Ví dụ về tính chuyển động, sức nặng và nội dung của tường, mái.

27


S/T/M

CHỨC NĂNG

ĐỊNH HƯỚNG Tường

Tương quan rộng cao của tường.

PHƯƠNG TIỆN KIẾN TRÚC

MINH HOẠ

BIỂU CẢM

TƯỜNG NGANG

• Lực: Riêng tư, bao bọc.

Biểu hiện sức nặng lên mặt đất, phương ngang tạo ấn tượng cô đọng và chắc chắn

• Động: Đóng kín, thúc giục đi dọc theo, dẫn sự chú ý tới góc tường.

TƯỜNG ĐỨNG

• Lực: Nhẹ nhàng.

Vươn lên, có cảm giác đứng thẳng, và tạo khoảng mở theo phương đứng

• Động: Mở, liên hệ, tập hợp, tập trung sự chú ý vào giữa, thể hiện sự “thẳng đứng” – đối điện, đe doạ, giao tiếp.

TƯỜNG MỎNG • Lực: Đóng ngăn, phông nền cho các yếu tố khác.

Trung tính, bề mặt trơ và tĩnh, phụ thuộc vào hoàn thiện và lỗ mở

• Ý: Không tự nhiên/nhân tạo

TƯỜNG LỒI

GIỚI HẠN VÀ ĐỊNH HƯỚNG Tường

Chú ý quan hệ chiều sâu (mỏng, lồi, lõm, nhấp nhô)

Không gian phía sau chiếm ưu thế, tường trông như bao bọc, mở ra để bảo vệ không gian bên trong. Mang tính hướng ra xung quanh ở mặt ngoài nhưng tập trung ở mặt trong

• Động: Kháng cự, cách biệt, nở nang. • Lực: Đậm, đặc.

TƯỜNG LÕM Cảm giác được tiếp đón, không gian chịu nhường chuyển động tiến tới nó

• Động: Ôm lấy, bảo vệ, an toàn, cởi mở và dang rộng.

TƯỜNG NHẤP NHÔ Những phần nặng nhẹ cân bằng với nhau trong một chuyển động dọc theo tường. Thể hiện cả không gian trong lẫn ngoài, nhưng không cái nào chiếm ưu thế. Cân bằng động trong và ngoài.

• Động: Cân bằng, trôi chảy, liên tục.

28


S/T/M CHỨC NĂNG

PHƯƠNG TIỆN KIẾN TRÚC

MINH HOẠ

BIỂU CẢM

• Động: Bắt giữ hoặc mời gọi (đứng), ngăn chặn, không mời gọi, khuyến khích đi ngang qua và lờ đi (ngang), mở hoặc đóng, thiếu sức sống (trống, không mở cửa), cảnh giác, canh gác, ngang hàng, tương đương (tròn).

LỖ CỬA Đứng, ngang, tròn, vuông, nhọn, cuốn.

• Ý: Ánh sáng và bóng tối, cộng đồng và cá nhân (đứng), tự nhiên và đường chân trời (ngang). • Lực: Nhẹ, chứa chất, phi vật thể.

GIỚI HẠN VÀ ĐỊNH HƯỚNG

Tường

Cửa sổ thể hiện sự mở ra thế giới bên ngoài của không gia bên trong, chủ yếu là để nhìn qua. Cửa đi được xác định bởi mối liên hệ cái cái ở bên ngoài, chủ yếu là để di chuyển qua.

• Động: Vào trong hoặc ra ngoài, chắn, bảo vệ.

VIỀN BAO

• Ý: Dày, mỏng (tường), tối tăm hoặc sáng sủa.

Cắt tường ở một góc độ nào đó hoặc nghiêng những nét viền để mở rộng hoặc thu nhỏ lỗ mở.

• Lực: Nặng, nhẹ (tường), bảo vệ, làm nhẹ và bằng phẳng (tuỳ góc độ), phản kháng bên ngoài (cắt chéo) • Động: Đẩy từ ngoài vào (mặt của nằm ở cạnh trong lỗ mở), cân bằng trong/ngoài (mặt cửa ở giữa), không gian bên trong lấn ra ngoài (mặt cửa ở sát cạnh ngoài), mở rộng, tràn ra ngoài (mặt ở ở hẳn mặt bên ngoài)

MẶT CỬA Mối quan hệ giữa bề mặt của cửa và lỗ mở, vị trí của nó trên lỗ mở và tấm lợp, song cửa, cánh cửa.

• Lực: Nặng/dày đặc hoặc nhẹ/mỏng rỗng (của tường) • Động: Vươn lên, chìm xuống hoặc trung tính (chỉ có cạnh trên, cạnh dưới, cạnh bên, hoặc không có/có đủ khung), động ảo (kết hợp), hướng ra hoặc hướng vô (khung ở ngoài hoặc ở trong)

KHUNG CỬA Ở trong lỗ mở, bao xung quanh/bên ngoài lỗ mở, và ở mặt ngoài tường, một phẩn của toàn bộ khung.

• Lực: Nặng hoặc nhẹ (độ dày/mỏng của khung)

29


S/T/M

CHỨC NĂNG

PHƯƠNG TIỆN KIẾN TRÚC

MINH HOẠ

BIỂU CẢM

THẲNG ĐỨNG Cân bằng các lực phản nhau, giống như tường phẳng mỏng (Trung tính, bề mặt trơ và tĩnh, phụ thuộc vào hoàn thiện và lỗ mở)

Tường

CHỊU LỰC (ĐỨNG) Độ thẳng nghiêng của tường

• Động: Cân bằng, trung tính, nền cho các yếu tố khác. • Lực: Che chắn.

NGHIÊNG TỚI • Động: Đe doạ, liều lĩnh, bất an, hứng khởi.

Cảm giác xâm lấn, vươn và phủ lên người người tham gia.

• Lực: Căng thẳng, sức nặng.

NGẢ VỀ SAU

Tường

CHỊU LỰC VÀ GIỚI HẠN (HỆ THỐNG KẾT CẤU) Kết cấu, tuỳ theo có cần biểu hiện kết cấu hay không

Không có tính đe doạ, nhưng vẫn bấp bênh, tuỳ thuộc vào cách xử lý mà sẽ trông nặng nề hay nhẹ nhàng.

• Động: Đóng kín và ngăn chặn (bên ngoài), mở rộng/vươn ra mái hoặc lên trời (bên trong)

VÁCH CỨNG

• Động: Trơ lỳ, bất động, riêng tư, đóng (dày), mở (mỏng).

• Lực: Không ổn định.

Khi tường được xây như một khối đặc, một khối chắc chắn (tường đổ lẫn tường xây)

• Lực: Che chắn, nặng, cứng. • Ý: Gắn liền mặt đất, tách biệt và bảo vệ bên trong.

KHUNG, ĐẮP KÍN Kết cấu tách biệt (cột, dầm), ngay hàng thẳng lối (hàng cột), được đắp kín những chỗ trống bằng vật liệu phụ trên cùng một mặt phẳng với hệ, đem lại sự cân bằng giữa trong và ngoài (mảng đắp kín)

• Động: Mở, hướng ra ngoài, phát triển, cộng đồng. • Lực: Nhẹ, sôi động, liên tục, mềm dẻo, có sức sống. • Ý: Thanh mảnh, rối ren, phức tạp.

30


S/T/M

CHỨC NĂNG

PHƯƠNG TIỆN MINH HOẠ KIẾN TRÚC

XỬ LÝ BỀ MẶT

BIỂU CẢM

• Động: Hướng dẫn, nhấn mạnh các yếu tố.

Vật liệu (hoa văn)

HÌNH DẠNG

• Động: Tương phản, nhấn mạnh, dẫn đi theo hướng, tạo sự phân cấp.

Toàn bộ bề mặt (dốc, thay đổi cao độ)

LỐI ĐI ĐỊNH HƯỚNG (NGANG, CHỦ ĐỘNG) Sàn

Cách tạo hình của sàn để nhấn mạnh các chuyển động (tiến tới), kết nối một nơi này tới nơi kia.

Các yếu tố được đặt trong một nền rộng lớn của toàn bộ sàn (thay đổi hoa văn, thay đổi cao độ)

• Động: Kết nối, nhấn mạnh yếu tố, dẫn đi theo một hướng đi rõ ràng.

• Động: Cầu nối – (hướng tới điểm đến): Sức căng, kết nối, tập hợp và thống nhất các lối đi. Cầu thang – (điểm đến ở trên hoặc dưới): Kết nối trên dưới, phụ thuộc vào vị trí của điểm đến (trên hoặc dưới): hướng lên tạo tầm quan trọng, nâng cao, phẩm chất linh thiêng; hạ xuống tạo cảm giác rời ra, hạ thấp, cam chịu, biết ơn.

CÁC YẾU TỐ ĐỘC LẬP Được thiết kế thuần tuý cho chuyển động tiến về phía trước: đường đi, cầu nối, thang.

Lối đi – (hướng dẫn bởi điểm đến): Có tính mục tiêu, nhấn mạnh điểm đến/mục đích, tò mò, đảm bảo.

GIỚI HẠN (NẰM NGANG, ỔN ĐỊNH)

Sàn

Sàn tạo cảm giác ổn định bằng việc giữ người ta ở trạng thái trọng tâm, hoặc bao bọc bằng những đường ranh giới.

LIÊN KẾT VỚI TƯỜNG

• Động: Tự bao bọc, ngăn cách, cô lập, tách biệt với bên ngoài, bình yên, ổn định.

Tường/sàn liên tục nhau, kết nối qua hoa văn.

PHÂN CHIA VÙNG NHỎ HƠN TỪ MỘT VÙNG LỚN

• Động: Quan trọng, phân cấp, rào lại, an toàn.

Cao độ, vật liệu, đóng khung.

31


S/T/M

CHỨC NĂNG

PHƯƠNG TIỆN KIẾN TRÚC

MINH HOẠ

GẮN LIỀN

BIỂU CẢM

• Lực: Bất động, nặng nề, đặc chắc.

Hoà làm một với mặt đất “trong cùng một khối”, xử lý giống nhau, nằm đè nặng xuống.

• Ý: Kết nối với thiên nhiên, cảm giác chắn chắn khi đứng lên.

• Ý: Tách biệt với thiên nhiên, trừu tượng, nhẹ, mẫn cảm và có sức sống (qua vật liệu ốp sàn)

NÂNG TÁCH Tách khỏi mặt đất, nằm ở bên trên.

• Lực: Nhẹ nhàng, di động.

• Động: Sức căng, không có hướng, trôi chảy, lơ lửng (nhẹ nhàng)

MỞ Sàn

CHỊU LỰC (PHƯƠNG ĐỨNG, VẬT LIỆU)

• Ý: Phơi mở, tương phản giữa an toàn/bất an, không thực, phảng phất.

Tạo hiệu ứng thị giác hướng xuống, sử dụng xuyên thấu, phản chiếu, chia tầng lớp.

• Lực: Hướng xuống, ngã đổ, gắn liền, khuếch đại, lực hút, bấp bênh, nhấp nhô.

• Động: Tăng tốc, chuyển động không tự do, kéo xuống, giam giữ, đục thủng mặt đất.

TRŨNG Chuyển động hướng xuống, đặc điểm cơ thể.

• Lực: Vật thể ở tâm có thể mang cảm giác rất nặng nề, chìm xuống, hoặc đang vươn lên, tự do.

LỒI

• Động: Cân bằng

“cơ bắp của mặt đất”

• Ý: Phụ thuộc (mặt đất), bất an, phơi mở.

32


S/T/M

CHỨC NĂNG

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIỚI HẠN (HÌNH THỂ)

Mái

Mối quan hệ với bầu trời: chấp nhận (chuyển động từ trên hướng xuống), phản kháng (hướng trực tiếp từ dưới lên), cân bằng (phẳng). Mối quan hệ với không gian bên trong: Hướng vào trong, hướng vào trọng tâm (đóng kín không gian) hoặc hướng ra ngoài dọc theo một cạnh (mở rộng không gian), hoặc kết hợp cả hai.

PHƯƠNG TIỆN KIẾN TRÚC

MINH HOẠ

BIỂU CẢM

VÒM (NÓN, CẦU, PHẲNG)

• Vòm: Trọng tâm, cân bằng, liên tục; lơ lửng, vươn lên (hình nón); cân bằng giữa vươn lên và chìm xuống (cầu); dè nặng xuống (phẳng); bảo vệ và bao bọc (khi tường thấp).

VÒM NÔI

• Vòm nôi: Liên tục, nhấn mạnh phương ngang hoặc chuyển động hướng lên tuỳ vào tương quan rộngcao, bảo vệ và bao bọc (thấp), mất cân bằng (nếu không gian thẳng tắp), mâu thuẫn (không gian cong), dẫn lối (hẹp).

PHẲNG

• Phẳng: Bằng nhau, cân bằng, định hướng phương ngang, đơn giản, chính xác, vươn lên, lơ lửng (khi mái tách khỏi tường); đè nén, dìm, chìm xuống (khi mái thấp)

DỐC

• Túp lều (dốc một bên): Mất cân bằng, bất đối xứng; tạo căng thẳng (vươn lên/chìm xuống, mở/đóng); chuyển tiếp, phân mảnh.

NHỌN

• NHỌN: Hướng dần lên trên; kết nối với bầu trời; kết nối trong/ngoài; cân bằng; phương đứng (vươn lên tới nóc), phương ngang (dọc theo chiều dài mái), nghiêng (theo độ dốc mái), định hướng, ngã đổ, chìm xuống (con-son, xà gồ); bảo vệ, an toàn, bảo mật, ấm áp, tổ ấm.

33


4. TÍNH BIỂU CẢM TRONG HAI CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU 4.1 BẢO TÀNG DO THÁI BERLIN, ĐỨC|1999|KTS DANIEL LIBESKIND

Hình 21 Phác thảo của Libeskind. Thiết lập sự kết nối.

4.1.1. TINH THẦN CỦA NƠI CHỐN Nằm tại Berlin nước Đức, Bảo tàng Do Thái có nhiệm vụ thiết lập lại sự hiện diện của người Do Thái từng ở nơi đó và kể lại câu chuyện về lịch sử của người Do Thái ở Đức. Ý đồ thiết kế của Libeskind là kết nối Berlin với lịch sử của chính nó, cũng như kết nối với toàn thể người dân – của quá khứ, hiện tại, tương lai. Bảo tàng Do Thái tạo nên mối liên hệ giữa lịch sử hình thành và quá trình sinh sống của người Do Thái tại Berlin qua từng thời kỳ; không chỉ riêng thảm kịch Diệt chủng, mà cả sự sinh sống của người Do Thái ở Berlin trước đó. Hình khối công trình đến từ hình ảnh ngôi sao David bị kéo dãn và xẻ nhỏ sau đó tập hợp lại dựa trên mối liên kết của các địa điểm mà người Do Thái bị lưu đày trong cuộc Diệt chủng. Công trình cũng được tạo hình xoay quanh các tượng đài nổi bật của lịch sử Berlin – Heinrich Kleist, Rahel Varnhagen, E. T. A. Hoffmann, Friedrich Schleiermacher, Walter Benjamin, Arnold Schoenberg và Paul Celan. Đây là một yếu tố đặc Hình 22 Phác thảo ý tưởng. biệt để giao tiếp với lịch sử và văn hoá của Berlin. Ngôi sao David.

34


4.1.2. CÁCH DẪN DẮT CỦA KHÔNG GIAN Ba trục chính tạo nên những “con đường” dưới hầm, mỗi con đường kể một câu chuyện riêng: về cuộc diệt chủng, về sự lưu đày, về sự tiếp tục của lịch sử Berlin. Theo Libeskind, lối đi dốc và sự mất phương hướng của các con đường này đại diện cho việc “có người chọn đi con đường này, có người chọn đi con đường khác, không hề biết được cả hai sẽ dẫn tới đâu, có kết thúc hay không”

Hình 23 Đi lên cầu thang.

Hình 24 Đỉnh cẩu thang

Sự dẫn dắt trong công trình là cần thiết, thử thách khách thăm quan với nhiều lựa chọn trong lối đi. Đến cả giao thông đứng trong công trình cũng gây bối rối và mất định hướng theo từng tầng. Mặc dù mỗi tầng đều có bản sàn giống nhau, nhưng chúng lại đem tới cảm giác da dạng nhờ sự thay đổi các cửa sổ đứng làm biến đổi ánh sáng bên trong. Cầu thang chính có cảm giác vô tận, gợi ra một thử thách thể chất cần vượt qua. Vẫn tiếp tục tại đỉnh mà không kết thúc, đối diện với một mảng tường trống nơi “lịch sử” vẫn tiếp tục. Hành trình đi xuống cầu thang được chủ ý làm cho khác biệt với hành trình đi lên, vì khách thăm quan được cho là đang “rời đi”, điều này tạo nên một trải nghiệm khác hẳn. Sự thay đổi của thời gian được chủ ý thể hiện qua sự thay đổi của ánh sáng và liên kết kết cấu.

SÀN: Tầng hầm, ramp dốc xuống.

SÀN: Cầu thang đi lên. Hình 25 Đi xuống thang.

MÁI: Thấp và đè nén.

35


PHÁ HUỶ MẤT MÁT ÁP BỨC

MẤT ĐỊNH HƯỚNG Hình 26 Minh hoạ bầu không khí. Sự đè nén, áp bức.

36


MẤT PHƯƠNG HƯỚNG

Hình 27 Minh hoạ bầu không khí. Sự bất định, mất phương hướng.

37


4.1.3. THÁP TƯỞNG NIỆM – THÁP DIỆT CHỦNG Tháp Diệt chủng là không gian tối, hẹp và không có trưng bày triển lãm. Cũng không được điều hoà nóng lạnh cả mùa đông lẫn mùa hè. Hầu hết người thăm quan phải để lại áo khoác ở ngoài lối vào, tạo ra trải nghiệm trạng thái “không thoải mái” trong một “không gian hoàn toàn thô sơ” đúng như chủ ý. Những không gian ảm đạm này làm nổi bật thảm kịch của lịch sử Do Thái thông qua cảm xúc và cơ thể. Không gian này truyền tải được nhiều nội dung nhờ xem trải nghiệm cảm xúc như là một nội dung trưng bày. Hình 28 Lỗ mở trên đỉnh tháp. Từ tháp diệt chủng, có thể nghe thấy tiếng vang từ thành phố. Tương phản với sự yên lặng của không gian trống mà khách thăm quan đã đi qua trước đó, toà tháp kết nối với thành phố qua âm thanh. Bọc lấy những âm thanh từ trường học gần đó, từ đường phố, đô thị và cuộc sống đời thường. Vì theo nhiều người đối với cuộc diệt chủng thì cuộc sống vấn tiếp tục : “nó không phải là một sự kiện đặc biệt, nó chỉ là một phần của cuộc sống”. Hy vọng được thể hiện qua một mảnh ánh sáng gián tiếp đi vào từ đỉnh của toà tháp, từ 27 mét phía trên. Bóng tối không hề ngự trị hoàn toàn. Từ lỗ mở Hình 29 Sự cô lập nhỏ bé này, ánh sáng vẫn xuất hiện hàm ý một cảm giác hy vọng và gợi lên niềm lạc quan. Nói lên thông điệp “Thành phố này đã bước tiếp.”

CHUYỂN ĐỘNG

ÂM THANH

ĐỘ SÁNG

TƯỜNG: Thẳng đứng và nghiêng ngả.

38


BẤT AN

HY VỌNG

TRỐNG RỖNG Hình 30 Minh hoạ bầu không khí. Hy vọng.

39


4.1.4. KHOẢNG TRỐNG Libeskind phát biểu trong bài dự thi rằng lịch sử của mối quan hệ văn hoá Đức–Do Thái “thuộc về một thế giới vô hình”, và đó là thứ cần được hữu hình hoá qua bảo tàng – cái mà ông đạt tới bằng việc sử dụng khoảng trống. Ông đã đặt sáu khoảng trống dọc theo một trục thẳng dọc theo công trình.

TƯỜNG: Khối đặc.

Sự chiếm ưu thế được thiết lập của vật liệu bê tông trong không gian nội thất đã tạo nên một không khí dày đặc và giam hãm. Vật liệu vẫn còn chất thô ráp “có vẻ như chưa hoàn thiện”. Đứng ở trong khoảng trống gợi ra một cảm giác cầm tù, liên tưởng tới việc bị nhìn qua song chắn của cửa sổ. Thêm nữa, có thể xem cấu trúc này như một khu vực để trầm tư phản tưởng, bởi vì không gian này được tách biệt với toàn bộ không gian trưng bày. Nơi này hoàn toàn không có nội dung triển lãm và âm vang hoàn toàn khác với một không gian bảo tàng. Có một khoảng trống được gọi là “Khoảng Trống Tưởng Niệm”, chứa một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt bởi Menashe Kadishman. Tác phẩm tên Shalekhet (Lá Rơi) được làm từ mười ngàn khuôn mặt đang mở miệng bằng kim loại, phủ khắp bề mặt sàn. Bước lên những khuôn mặt này khiến người ta khó xử. Một âm thanh vang trở lại theo mỗi bước đi của người thăm quan như đang đối chất với lựa chọn đi vào không gian này của họ, gợi ra cảm giác nặng nề, gay gắt và rùng mình.

Hình 31 Phác thảo của Libeskind. Vị trí sáu khoảng trống.

40


Khoảng trống biểu hiện cho nỗi kinh hãi của lịch sử Berlin mà “nhiều người chưa hiểu hết”, nhờ vậy họ có thể nhớ lấy nó và học hỏi từ nó. Có một cây cầu bắc ngang qua một trong sáu khoảng trống để đem lại một khoảng khắc phản tư. Khoảng trống nhắc gợi về việc lịch sử của người Do Thái đã bị cắt xẻ làm nhiều thời kỳ – trước và sau cuộc diệt chủng – mà không bao giờ có thể hàn gắn lại được. Cảm xúc mà các không gian này gợi lên giao tiếp trực tiếp với khách thăm quan để có được cái hiểu đúng đắn hơn về bối cảnh văn hoá và quá khứ của Berlin.

Hình 32 Tác phẩm Lá Rơi.

SÀN: Lỗ mở, tầng lớp.

SÀN: Cầu nối.

Hình 33 Khuôn mặt mở miệng bằng kim loại.

TƯỜNG: Khối đặc chắc, nặng nề.

41


4.1.5. VƯỜN ĐÀY ẢI Bốn mươi chín cột bê tông cao 7 mét của Vườn Đày Ải, gợi ra cảm giác mất phương hướng, nỗi sợ bị giam giữ và sự áp lực. Không gian của khu vườn này được thiết lập mơ hồ. Trong khi toàn bộ cột đều thẳng đứng, thì phần nền chứa nó lại dốc 12 độ, nên cột bị nghiêng đi so với tường ngang bao quanh. Khách thăm quan nơi này thường cảm thấy bất ổn, ngột ngạt và lạc lối, không rõ bản thân đang đi về hướng nào, gần điểm đến hay xa khỏi điểm đến. Hình 1 Vật liệu ốp nền.

TƯỜNG: Thẳng đứng.

TƯỜNG: Ngả tới.

SÀN: Tạo hình và hoàn thiện. Hình 34 Vườn Đày Ải. Minh hoạ bầu không khí. Biểu cảm sức nặng.

42


4.2.NHÀ NGUYỆN BRUDER KLAUS, ĐỨC|2007|KTS PETER ZUMTHOR

NHÚN NHƯỜNG ĐƠN GIẢN

RÕ RÀNG Hình 35 Minh hoạ bầu không khí. Sự đơn giản.

4.2.1. TINH THẦN CỦA NƠI CHỐN Nhà nguyện Field Bruder Klaus đứng độc lập trên một cánh đồng gần làng Wachendorf. Công trình nằm gọn trên cảnh quan tự nhiên như thể nó đã luôn thuộc về nơi đó. Cấu trúc công trình mơ hồ khiến người ta không thể đoán được tuổi công trình. Trông nó giống một phiến đá thời cổ đại nhiều hơn là một nhà thờ Công Giáo. Theo kiến trúc sư Peter Zumthor, toà tháp này tự tạo nên bối cảnh cho riêng nó. Theo định nghĩa của triết gia Heidegger, “nó tạo một điểm để phóng chiếu; cảnh quan và toà tháp dần kết nối với nhau”, biến đổi nhận thức về cảnh quan đó, khung cảnh biến thành một “nơi chốn.” Hình 36 Quá trình thi công công trình.

43


Việc thi công tháp nhà được thực hiện tại ngay “nơi chốn” là khu đất xây dựng. Vật liệu chủ đạo được lấy từ địa phương, bao gồm cả gỗ thông dùng để tạo cốp pha để đổ bê tông trộn cát và sỏi, đồng thời cũng là khuôn để tạo hình không gian bên trong. Để giữ chi phí xây dựng thấp nhất có thể, nhà nguyện được xây dựng bởi chính những nông dân đề xuất xây dựng công trình. Kết quả là một cấu trúc mang dấu ấn của chính những con người gắn bó với nó; thô sơ và giản dị, đồng thởi biểu hiện tấm lòng khiêm tốn và nhún nhường của vị thánh được thờ trong nhà nguyện này.

SÀN: Lối đi.

TƯỜNG: Nghiêng tới.

4.2.2. VẬT LIỆU TRONG CÔNG TRÌNH Vật liệu độc đáo và cách thức xây dựng giữ vai trò lớn trong việc tạo nên bầu không khí của không gian. Khối bê tông tạo nên công trình được thi công bằng cách đổ bao quanh 112 cây gỗ thông được sắp đặt thành hình túp lều. Đổ thành 24 lớp bê tông dày 50 cm trong vòng 24 ngày. Phần gỗ bên trong sau đó được đốt cháy từ từ trong 3 tuần. Phần tường nội thất từ đó thành hình, tạo nên những gợn sóng của những thanh gỗ đã tàn, để lại một bầu không khí tĩnh lặng, ám khói. Chất lượng ánh sáng bên trong không gian cũng đáng bàn tới. Công trình không có cửa sổ, chỉ có những ống thuỷ tinh được gài vào lúc đổ bê tông, và một lỗ giếng trời trên mái hình giọt nước, đưa ánh sáng xuống không gian bên dưới qua các diện tường. Phần lỗ mở được mở hoàn toàn, cho nước mưa vào và chảy theo các mảng tường xuống phần sàn từ kim loại đông đặc, mảng tường ướt phản chiếu ánh sáng, dẫn lên bầu trời nhìn thấy được qua lỗ giếng trời. Mất nhiều năm để kiến trúc sư Zumthor tìm ra cách tạo nên không gian bên trong của nhà nguyện. Cuối cùng công trình cũng thành hình “rõ rệt, tự nhiên với các yếu tố: ánh sáng và bóng tối, nước và lửa, hữu hình và vô hình.”

44

MÁI: Thẳng, nhọn, mở lên trời

TƯỜNG: Lõm vào

SÀN: Trũng xuống


Công trình chỉ có một phòng. Bố trí rải rác các đồ dùng với chỉ một ghế bành nhỏ, một nơi để thắp nến, một bức tượng, và biểu tượng của vị thánh là một bánh xe bằng đồng. Sự đơn giản và khiêm tốn của công trình cộng hưởng với cuộc đời của vị thánh. Công trình đưa người sử dụng trở về cuộc sống của một thầy tu thế kỷ XV, người sống một cuộc sống mộc mạc, khổ hạnh để gần hơn với Đức Chúa. Như Zumthor đề cập, chủ tâm là gợi mở kết nối tâm linh của một người thông qua trải nghiệm đầy tính thiền định. Hình 38 Đồ dùng trong nhà nguyện.

Hình 37 Phác thảo của Peter Zumthor. Hình 39 Lỗ mở làm lối vào và chất liệu của tường.

MÙI HƯƠNG

ĐỘ SÁNG

XÚC GIÁC

XÚC GIÁC

45

Hình 40 Ống thuỷ tinh được gắn vào tường bê tông.


Hình 41 Minh hoạ bầu không khí. Khổ hạnh.

TÂM LINH PHẢN TƯ

KHỔ HẠNH

46


KẾT LUẬN Phần nghiên cứu chuyên sâu này tập trung vào tính biểu cảm của kiến trúc theo hướng nghiên cứu tâm lý con người trong công trình, tìm các mối liên hệ của trải nghiệm cơ thể tới phản ứng của cảm xúc, cuối cùng đề xuất các giải pháp để công trình có thể biểu đạt tính biểu cảm thông qua các yếu tố kiến trúc. Với phương pháp hiện tượng học tuy không quá mới lạ nhưng chỉ mới bắt đầu có được sự quan tâm tại Việt Nam trong lĩnh vực kiến trúc, cùng với việc các nghiên cứu về biểu cảm của công trình kiến trúc còn chưa nhiều. Nghiên cứu này mong mở ra một hướng tiếp cận mới với kiến trúc để có thể giải quyết các vấn đề về giao tiếp giữa kiến trúc với con người, nhằm mong sẽ có nhiều kiến trúc gần gũi, thân thuộc, làm giàu cảm quan và có ý nghĩa hơn.

47


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] C. Jarrett, Great Myths of the Brain (Great Myths of Psychology), 2014. [2] Wikipedia, "Sense". [3] S. Holl, Questions of Perception, 2007. [4] J. Pallasmaa, Eyes of the Skin, 1996. [5] K. Robison, Bài nói chuyện "Trường học và khả năng sáng tạo", 2006. [6] J. Till, Architecture depends, 2009. [7] Đ. T. Hoàng, Hiện tượng học Kiến trúc, 2016. [8] T. Thiis-Evensen, Archetypes in Architecture, 1987. [9] C. Norberg-Schulz, Genius Loci: Towards a Phenomenology of Architecture, 1979. [10] L. Corbusier, Towards a New Architecture, 1923. [11] L. B. Alberti, Bàn về Nghệ Thuật Hội Hoạ (On Painting). [12] P. Zumthor, Thinking Architecture (Tư Tưởng Kiến trúc), 1998.

48


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.