LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU VỀ NHÀ Ở DÂN GIAN MIỀN BẮC SVTH: Lê Quang Lộc
KT15A2
0933959316
kt.leql@gmail.com
Hình 1 Hình ảnh ngôi nhà dân gian trong tranh dân gian Đông Hồ
Đặc điểm nhà ở dân gian miền Bắc Nhà ở dân gian: của quần chúng nhân dân, tự đầu tư, khởi công xây dựng và sáng tác hình thể, đối tượng sử dụng là người dân lao động và được xây dựng phổ biến rộng khắp nơi. Nhà ở dân gian gồm ba loại hình phát triển theo thời gian: Từ loại nhà cổ xưa nhất là nhà sàn ở vùng đồi núi, đến nhà nền đất ở đồng bằng, và chuyển biến thành loại nhà ở thành thị. Trong đó nhà ở đồng bằng kiểu nền đất (nhà miền xuôi) thể hiện rõ các đặc điểm dân gian nhất bởi vì: - Là loại hình phát triển nhất trong cả ba loại. Phát triển lên từ nhà sàn và biến đổi trở thành nhà thành thị. - Phổ biến rộng khắp và được xây dựng nhiều nhất. - Là loại hình tiêu biểu của người Việt.
Thành phần được nghiên cứu trong loại hình nhà ở nền đất ở đồng bằng Bắc Bộ: - Bố cục khuôn viên nhà. - Kiến trúc ngôi nhà thông qua Hệ thống Vì kèo: Vì thân và vì nóc. => Hai thành thần này ảnh hưởng trực tiếp và có yếu tố quyết định đến không gian kiến trúc. => Sự khác biệt trong không gian sẽ thể hiện ra đặc trưng. Nhà ở đồng bằng là một khuôn viên bao gồm: nhà chính, nhà phụ (nhà ngang), nhà bếp và chuồng gia súc, sân, vườn, ao, giếng, bể nước, hàng rào hoặc tường xây quanh, cổng ngõ. Đây là những thành phần cơ bản mà ngôi nhà nào cũng có. Đặc trưng (yếu tố nhận diện) khuôn viên nhà ở đồng bằng miền Bắc: - Nhà thường có hướng Nam. Để đón gió mát. - Khuôn viên đất nhỏ. - Nhà chính nằm giữa, lưng nhà thường dựa vào ranh giới của vườn. - Hai bên nhà chính là nhà ngang và bếp. Nhà ngang thường đặt vuông góc với nhà chính. - Trước nhà là sân phơi, tiếp đến là vườn. - Chuồng bò ở trong vườn, chuồng gà ở gần bếp. => Các thành phần được bố trí trong khuôn viên hạn hẹp sao cho hài hoà giữa việc ở và sản xuất, nông nghiệp và nghề phụ gia đình. Các thành phần luôn luôn đầy đủ: cổng, nhà chính, nhà phụ, bếp, sân, vườn, chuồng trại, bể chứa nước. => Thể hiện nếp sống sinh hoạt và sản xuất của người dân và điều kiện tự nhiên của miền Bắc.
Kiến trúc của ngôi nhà thường đối xứng, có bố cục là số gian lẻ: 1,3,5, gian cùng 2 chái, bao gồm một hoặc ba gian giữa và hai gian buồng nằm về hai phía của gian giữa, ngăn cách bằng vách gỗ (bức thuận). Chính giữa gian giữa là bàn thờ tổ tiên và phía trước là nơi tiếp khách. Nhà thường có hiên (hành lang) chạy dài suốt chiều ngang mặt đứng ở phía trước , có khi ở cả hai đầu hồi và xung quanh nhà. Đặc trưng (yếu tố nhận diện) kiến trúc ngôi nhà thông qua hệ thống vì kèo trong nhà ở đồng bằng miền Bắc: Bộ vì kèo là yếu tố cơ bản tạo nên cấu trúc của ngôi nhà và cũng là yếu tố tạo lập không gian kiến trúc. Vì kèo ở miền Bắc đặc biệt ở chỗ được chia làm hai phần gồm vì thân và vì nóc, với cầu đầu (bộ phận nối hai đầu cột cái) là ranh giới phân chia. Vì thân và vì nóc của vì kèo miền Bắc có một sự phát triển và thay đổi liên tục với nhiều biến thể da dạng. Có 5 loại vì thân điển hình: Loại I: Nhà có quy mô lớn; cột lớn, bước cột và bước gian rộng; cấu kiện to, mập; sử dụng kỹ thuật chồng đè, ít sử dụng kỹ thuật xẻ mộng, nên không thấy có xà nách nối cột cái và cột quân. Có sớm nhất và ít phổ biến. Loại II: Nhà quy mô lớn, vừa, và nhỏ; cấu kiện nhỏ và mảnh mai hơn; sử dụng kỹ thuật xẻ mộng nên có xà nách hỗ trợ cho hệ xà ngang, vì thế kết cấu ổn định hơn; được phổ cập lâu dài. => Cả hai loại I và II đều có khẩu độ giữa hai cột cái lớn, không bị cột chống giữa nhà nhờ có hệ vì nóc. Loại III: là hình thức vì kèo trốn cột; có quy mô nhỏ; - (1) Do nhà có quy mô nhỏ nên nếu giữ nguyên hình thức vì kèo cũ thì không gian sẽ bị cột chắn và rất chật hẹp. Việc bỏ một thanh cột cái phía trước tạo không gian sinh hoạt, tiếp khách, hành lễ thờ cúng thuận tiện hơn, không còn bị vướng phải cột. => Đây là bước tiến về kỹ thuật, kết cấu và không gian. - (2) Ngăn cách rõ ràng giữa không gian sinh hoạt và không gian thờ cúng thông qua cửa bức màn ở hàng cột cái phía trước. - (3) Là hình thức chuyển tiếp trong quá trình hình thành khái niệm không gian của (1) và (2) - (4) Hình thức hoàn thiện cuối cùng. Trốn một cột quân ở phía trước và cột cái ở phía sau. => Không gian chức năng rõ ràng và tiện lợi hơn. Loại IV: Nhà quy mô vừa phải; Lược bỏ xà lòng liên kết giữa hai cột cái => đặc trưng giống công trình tín ngưỡng công cộng, du nhập và phổ cập vào trong nhà ở dân gian. Loại này gọi là nhà lòng thuyền. Loại V: có quy mô nhỏ và cho những công trình có chức năng sử dụng khác nhau, nhà tiền tế, nhà thờ... Bỏ cả hai cột cái và cột hiên, hàng hiên nhỏ. Vì nếu không gian bên trong nhỏ mà vẫn có đủ ba hàng cột thì sẽ rất vướng víu. Vì nóc: Là một đặc trưng của miền Bắc. Gồm ba hình thức A-B-C. Có cấu kiện rường và cột trốn. Vì nóc đỡ các xà gồ để giúp tạo hình mái dốc có đỉnh nhọn hình tam giác. Vì nóc không phải thành phần chịu lực chính trong hệ vì kèo.
Hình 2 Hoạt động xây nhà như là một phần sinh hoạt của nhân dân (Hình thứ hai trừ trái qua) của Henry Oger
Hình 3 Nhà ở dân gian được nhân dân tự khởi công xây dựng cho chính họ sử dụng, vật liệu chủ yếu là gỗ. Trong hình là đàn ông miền Bắc đang chẻ tre xây nhà.
Hình 2 Hình ảnh nhà sàn trên trống đồng, đây là loại hình nhà dân gian cổ xưa nhất.
Hình 3 Nhà sàn người Mường, một trong những dân tộc lâu đời nhất ở miền Bắc. Nhà xây ở vùng đồi núi, nâng sàn lên trên cột để nhà được ngang bằng và để tránh nước lũ trừ trên xuống và thú dữ.
Hình 4 Nhà sàn ngườ Tày ở miền Bắc, cũng có các đặc điểm tương tự.
Hình 5 Một đoạn phố cổ Hà Nội, thể hiện đặc điểm loại nhà ở dân gian ở thành thị, do quá trình đô thị hoá nên kiến trúc bị pha tạp với nhiều phong cách từ nước ngoài, làm phai nhạt đặc trưng dân gian.
Hình 6 Mặt đứng một đoạn phố cổ Hà Nội, có thể thấy rõ sự bất đồng trong hình thức và phong cách.
Hình 7 Nhà nền đất ở đồng bằng miền Bắc trong tranh dân gian Đông Hồ. Cho thấy sự phổ biến và thống nhất của loại hình này trong đời sống dân gian.
Hình 8 Khuôn viên nhà ở đồng bằng miền Bắc. Có tường rào bao quanh.
Hình 9 Trang trại ở miền Bắc. Mỗi ngôi nhà là một khuôn viên đầy đủ các thành phần với chức năng cần thiết..
Hình 10 Sơ đồ một mặt bằng khuôn viên điển hình ở miền Bắc. Khuôn viên nhỏ, nhà chính kiểu chữ Nhất, hướng Nam hoặc Đông Nam, dài và sát với ranh giới khu đất, phía trước là sân, hai bên là nhà phụ vuông góc với nhà chính, khuôn viên có đầy đủ các thành phần ao hồ, sân vườn, chuồng trại… phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
Hình 11 Mặt bằng khuôn viên một ngôi nhà ở Đường Lâm, Hà Tây.
Hình 12 Mặt bằng khuôn viên một ngôi nhà ở Đường Lâm, Hà Tây.
Hình 13 Mặt bằng khuôn viên một ngôi nhà ở Đường Lâm, Hà Tây.
Hình 14 Mặt bằng khuôn viên một ngôi nhà ở Hưng Yên.
Hình 15 Sơ đồ bộ khung vì kèo điển hình ở miền Bắc. Có thể thấy rõ hai phần vì thân (xanh) và vì nóc (vàng) phân chia bởi cầu đầu. Trong hình là vì thân dạng kẻ chuyền giá chiêng và vì nóc dạng chồng rường.
Hình 16 Chi tiết cấu kiện kẻ với kỹ thuật chồng đè.
Hình 17 Mặt cắt đình Lâu Thượng. Đặc trưng của Đình là không có xà lòng nối thân hai cột cái. Nhưng vẫn có phân chia bộ vì thành vì nóc và vì thân.
Hình 18 Đặc trưng bộ vì kèo miền bắc cũng thể hiện trên Đình Bảng.
Hình 20 Vì kèo kiểu kẻ chuyền giá chiêng và chồng rường. Liên kết bằng kỹ thuật xẻ mộng.
Hình 19 Chồng rường và cột trốn. Có các tấm vách gỗ lấp vào các khoảng trống. Có hoạ tiết trang trí.
Hình 21 Năm loại vì thân điển hình ở miền Bắc.
Hình 22 Sơ đồ nhà kiểu trốn cột.
Hình 23 Mặt cắt một nhà kiểu trốn cột ở miền Bắc. Có thể thấy không gian đặt bàn thờ, không gian tiến hành nghi lễ và sinh hoạt, không gian phụ được phân chia rất rõ ràng về cao độ và thể tích. Trốn cột giúp không gian thoáng và không bị vướng víu khi đặt đồ đạc và sinh hoạt. Có thế thấy nhà chỉ cần vì thân là đủ để xây, nhưng làm thế sẽ không xây được mái dốc. Vậy nên vai trò của vì nóc rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển của đặc trưng mái dốc ở nhà dân gian.
Hình 24 Ba loại vì nóc ở miền Bắc và các biến thể của chúng. Loại A: Chỉ sử dụng kỹ thuật chồng rường. Loại B: Chồng rường kết hợp với cột trốn. Loại C: Kẻ chuyền kết hợp cột trốn. Các loại khác: Dùng ván dong hoặc hai thanh kèo bắc chéo kết hợp với cột trốn.
Hình 25 Một dạng vì nóc miền Bắc. Sử dụng hai thanh kèo bắc chéo và cột trốn ở giữa.
Hình 27 Bộ vì nóc thời Trần, kiểu chồng rường kết hợp cột trốn.
Hình 26 Bộ vì nóc thời Mạc.
Hình 28 Sự phát triển song song của các loại vì thân và vì nóc theo thời gian.