BOOK OF DESIGN IDEAS

Page 1

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

3


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

4


BOOK OF

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Ý tưởng, cảm hứng trong thiết kế đồ họa

5

DESIGN IDEAS


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

6

Dành cho những tâm hồn đam mê thiết kế Dành cho những ai đang muốn bước vào con đường thiết kế đồ họa Dành cho những cái tôi đầy sức trẻ và sự nhiệt thành ... Dành cho riêng bạn!


Bạn thân mến,

Ý tưởng luôn là câu chuyện muôn thuở, câu chuyện đầu tiên của những designer trước khi bắt đầu bất kì thiết kế nào. Ta băn khoăn:

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

7

- Ý tưởng là chi? Thế nào là một ý tưởng thiết kế đẹp? - Nghĩ mãi mà chẳng ra được ý tưởng gì? - Làm thế nào mình có nhiều idea hơn? Sao mình làm theo mấy cách trên mạng chỉ mà càng làm càng rối, sáng tạo đến tối mà vẫn chưa ra? - Khách hàng giục rồi, mà idea draft cứ không rõ ràng thế này? - Sao trên behance nhiều ý tưởng sáng tạo chất đến thế? - Sáng tạo nhiều rồi mới dị, hay mình phải dị trước rồi mới sáng tạo? Trong thực tế, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều ”ý tưởng” trong cuộc sống hằng ngày, và trong quá trình sáng tạo nghệ thuật ngoài một “ ý tưởng ” đem đến cho người xem những sản phẩm, tác phẩm mang tính thẩm mỹ cao, đôi khi các bạn cần xây dựng, tìm kiếm một ý tưởng từ những điều khác thường trong điều bình thường. Chẳng hạn, như đặt một vật thể ở vào một vị trí bất thường đặt chiếc ghế đẩu lật ngược lại - sẽ buộc bạn phải nhìn thật kỹ vào chiếc ghế đó. Do chiếc ghế không ở tư thế bình thường như hàng ngày, nên sự nhận thức của bạn về nó gia tăng, chẳng hạn như: thật sự đó là cái gì vậy và trông nó như thế nào? Và đó là cách để bạn có thể giúp bạn tăng thêm nhận thức trực quan của mình, qua đó khả năng sáng tạo của bạn cũng được phát triển theo. Trong thế giới sáng tạo, khi đi tìm những hình thức mới, lạ. Họa sĩ bậc thầy MaTisse đã nói rằng khi ông ăn một quả cà chua, ông chỉ nhìn nó một cách giản đơn, nhưng khi cầm cọ vẽ đặt xuống khung tranh, hoặc đứng trước một phong cảnh đẹp, người họa sĩ


lấy sự tưởng tượng làm hình tượng chủ quan, cho nên ông nhìn nó một cách hoàn toàn khác, dưới nhiều góc nhìn khác nhau trong cùng một không gian, hoặc trong những không gian khác nhau. Và vì vậy, đối với nhà thiết kế, các bạn phải phát triển cao hơn nữa nhận thức về cái nhìn vào thế giới hiện vật, để khi bạn chọn những hình tượng hữu hạn để biểu hiện nội dung vô hạn, tức “ lời nói có tận cùng, mà ý không có tận cùng” mới là cái đẹp nghệ thuật. Quyển sách này không hẳn là sách hướng dẫn thiết kế, bạn không thể trở thành designer ngay lập tức sau khi đọc cuốn sách này. Cuốn sách này đơn giản là: những ý tưởng sáng tạo thiết kế của những designer nổi tiếng trên thế giới. Chia sẻ lời khuyên, những kiến thức, xu hướng về thế giới đồ họa đầy màu sắc và mới mẻ này.

8

Trước khi để bạn bắt đầu trải nghiệm với cuốn sách này, tôi mong bạn tạm thời gác lại những bộn bề, âu lo cuộc sống đầy vội vã, để chìm đắm trong cuốn sách này như một cuộc trò chuyện với thiết kế, màu sắc, hình ảnh và những ý tưởng từ khắp nơi trên thế giới. Dù bạn là designer hay là nguời mới tìm hiểu về thiết kế đồ họa, hay bất kì ai muốn tìm cảm hứng ý tưởng cho mình, tôi hi vọng rằng bạn sẽ tìm thấy điều gì đó thú vị ở cuốn sách này. Thân, Lê Trâm Anh

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Giờ thì cùng tìm tòi ý tưởng, để không bị bắt khỏi đại dương sáng tạo lúc đang vẫy vùng thiết kế nào!


LỜI NÓI ĐẦU I. BÀN VỀ Ý TƯỞNG, SÁNG TẠO

4. 5.

Thiết kế đồ họa, ảo tưởng và thực tế Sáng tạo trong thiết kế đồ họa Thay đổi tư duy thiết kế để trở nên sáng tạo hơn Content là “gỗ”, visual là “nước sơn” Hỏi, hỏi, hỏi

1. 2. 3. 4. 5. 6.

Bàn về việc chọn chữ Sắc độ tối sáng trong thiết kế 14 ý tưởng phối màu truyền cảm hứng thiết kế Cách phát triển và kết nối ý tưởng trong thiết kế logo Cảm hứng thiết kế logo 2017 Đừng nghĩ khoảng trắng là “khoảng trống

9

II. Ý TƯỞNG ĐẾN TỪ KHẮP MỌI NƠI

III. Ý TƯỞNG, TƯỞNG LÀ CÓ? 1. 2. 3. 4.

Bạn mang đến cho khách hàng bao nhiêu sự lựa chọn Học được gì từ portfolio của 10 nhà thiết kế nổi tiếng Hãy ăn cắp như một nghệ sĩ: 3 điều bọn sáng tạo không bao giờ nói Học, học nữa, học mãi

LỜI KẾT PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo Đọc thêm

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

MỤC LỤC

1. 2. 3.


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

10

PHẦN

01 BÀN VỀ

Ý TƯỞNG


THIẾT KẾ ĐỒ HỌA: “ẢO TƯỞNG VÀ THỰC TẾ” “Thiết kế là những gì liên kết sự sáng tạo và đổi mới. Nó định hình các ý tưởng để trở thành những đề xuất thực tiễn và hấp dẫn người dùng hoặc khách hàng. Thiết kế có thể được mô tả như sự triển khai sáng tạo đến một mục đích cụ thể nào đó.”

- Theo George Cox, trưởng khoa Đồ họa, Trường đại học Luân Đôn.

“Đì rai nơ” nghĩa là…

11

Theo nghiên cứu, năm 2018, VN sẽ cần khoảng hơn 1 triệu nhân lực trong lĩnh vực quảng cáo trên báo in, truyền hình, internet cũng như sản xuất game, web, sản xuất phim, truyền thông... Qua đó để thấy thiết kế đồ họa nói chung và lĩnh vực Mỹ thuật đa phương tiện (Multimedia) nói riêng đang “hút” giới trẻ như thế nào! Nhưng, những người trẻ đã thực sự “hiểu” nghề hay thiết kế đồ họa vẫn còn là ẩn số với họ?

Design theo từ điển có nghĩa là thiết kế. Nhưng, để có một thiết kế đẹp thì phải trải qua nhiều công đoạn mà bắt đầu là Concept (ý tưởng dành cho thiết kế), sau đến là Photography (Ảnh dùng trong đồ họa graphic design), kế đó mới đến phần Layout (Dựng trang). Và, cuối cùng không kém phần quan trọng là Pre-press (Chế bản cho in) và Printing / Color Proof (In ấn mẫu màu). Từ ý tưởng nghệ thuật đến việc thể hiện luôn đòi hỏi người thiết kế phải sáng tạo, tìm tòi. Và cuối cùng, sau khi đã có từ vài tới vài chục mẫu hàng, người thiết kế mới chọn được cho mình một sản phẩm phù hợp nhất.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Nhưng thực tế, nhiều bạn chưa hiểu thế nào là design hay nói đúng hơn là nghề thiết kế đồ họa, thậm chí không thể phân biệt được các danh xưng trong nghề “thời thượng” này. Ví dụ một người có thể kiêm phần concept và layout thì được gọi là Designer. Còn một người chỉ làm phần Layout dưới một concept của một Art Director thì được gọi là Layout Artist. Sau khi thiết kế xong, một bộ phận riêng biệt khác sẽ làm nhiệm vụ Pre-press…


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

12

Hấp dẫn Điểm hấp dẫn nhất ở nghề này là không bị gò bó về cách suy nghĩ cũng như có “đất” để những người trẻ thể hiện bản thân. Nhiều bạn trẻ ngay trong quá trình học đã có thể “mài đũng” ở các tòa soạn báo. Chỉ là cộng tác viên thiết kế hay stylist nếu bạn thực sự đam mê và năng động. Có lẽ không nhiều nghề có cái điểm đặc trưng khá kỳ lạ như nghề thiết kế báo: đó là làm ra một sản phẩm đẹp để độc giả chú ý đến... một sản phẩm khác. Công việc design chuyên nghiệp là sự kết nối sản phẩm được quảng cáo với người xem. Những minh họa và thiết kế chắp cánh cho những trang báo đến với độc giả dễ dàng và sâu hơn, đưa trang báo đó lên một tầm mới đẹp hơn, truyền tải hơn.

Nhưng không giản đơn “Nghề vẽ bậy”, theo như dân thiết kế vẫn

thường tếu táo với nhau, không hề đơn giản chút nào. Nhiều người nghĩ rằng để làm được thiết kế đồ họa, chỉ cần thành thạo các phần mềm ứng dụng như Photoshop, QuarkXPress, Ilustrator… là đủ. Nhưng, không chỉ dừng lại ở khả năng sáng tạo hay năng khiếu mỹ thuật, nó còn đòi hỏi vốn hiểu biết rộng và có một cái nhìn bao quát trong từng vấn đề, lĩnh vực nhất định. Chất “nghệ” trong thiết kế đồ họa cũng khác xa lắm với nghệ thuật thuần túy. Dân “đì-rai” chuyên nghiệp không bao giờ có câu “Lúc nào có hứng mới làm được” mà đã làm nghề và chuyên nghiệp thì dù khách hàng có ngồi kè kè bên cạnh vẫn phải có hứng và có ý tưởng sáng tạo. Còn máu nghệ sĩ hay cái gì đó “phiêu phiêu” hoặc tương tự như vậy chỉ là một phần bản chất trong con người chứ không thể áp dụng vào công việc chuyên nghiệp đòi hỏi thời gian và khối lượng. Bạn luôn phải


active với một cái đầu ăm ắp các ý tưởng sáng tạo cũng như sự hứng thú làm việc không giờ giấc và “nhạy” với những yêu cầu của khách hàng mọi lứa tuổi.

‘Thiết kế là tất cả những gì xung quanh bạn, mọi thứ do con người làm ra đều đã được thiết kế, dù có ý thức hay vô thức’

13

Ở các agency thiết kế, với cách làm việc chuyên nghiệp, hoàn thành đúng deadline, và khả năng chịu áp lực tốt lại được đánh giá cao hơn kỹ năng. Nếu may mắn làm ở những nơi mà vẫn có đất để các designer sáng tạo ra những thứ kỳ quái, còn nếu làm ở các nơi khác đặt deadline rất chặt thì đôi khi áp lực không sáng tạo được nhiều. Hạn chế những cái “phiêu” đồng nghĩa với làm mất đi một phần ý tưởng sáng tạo, cũng phải chấp nhận, vì khi mình bắt tay làm việc một cách chuyên nghiệp, thì còn nhiều thứ cần cố gắng ngoài kỹ năng bản thân. Gạt bỏ tư tưởng “một mình một núi” và tính nghệ sĩ khi làm việc nghiêm túc, nhưng “phiêu” hết mình với những project có đất cho mình bay nhảy.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Làm sao hạn chế cái tôi, cái phần “con” của mình để hoà vào công việc tập thể mới là điều khó”!


14

“Nghề thiết kế thường được cho là nghề thỏa sức sáng tạo, nhưng sự thật không văn vở như thế, nó chỉ là những sáng tạo trong khuôn khổ nhất định! Đơn giản bạn không thể áp đặt suy nghĩ cá nhân cho tất cả những tác phẩm của mình được, những tác phẩm mình làm ra không chỉ cho riêng mình mà cho tất cả mọi người. Có nhiều bạn hiểu sai về thiết kế, cứ nghĩ đó phải bay bổng, thể hiện cá tính, phong cách và một cái “tôi” to đùng của tác giả trong đấy. Điều đó chỉ đúng trong nghệ thuật. Chất nghệ sĩ trong thiết kế khác với trong nghệ thuật thuần túy… Phải xác định là bạn đang làm một tác phẩm chứ không phải một bức tranh”, Diệu Khánh – Art Director của báo HHT bổ sung! Một designer Không phải là người chỉ biết sử dụng phần mềm đồ họa một cách chuyên nghiệp, mà còn phải đưa ra những ý tưởng đôc đáo, hiện thực hóa nó trên cơ sở mang tính nghệ thuật cao. Việc tạo ra các ý tưởng thiết kế riêng và đúng với chuẩn mực của ngành nghề, lĩnh vực là điểu không phải ai cũng biết để làm. Thông thường những chuẩn mực này các designer thường học hỏi từ kinh nghiệm thực tế và những người đã làm trước đó.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Hầu hết các kết quả của design đều trực quan (có thể nhìn thấy), và nó xuất phát từ một định nghĩa đơn giản khác:

VẬY ‘LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÔI CÓ THỂ SỬ DỤNG THIẾT KẾ ĐỂ LÀM THẾ GIỚI XUNG QUANH TÔI TỐT HƠN?’


Điều này cho phép biến những ý tưởng mới trở thành hiện thực ngay từ giai đoạn đầu trong quá trình phát triển sản phẩm hay dịch vụ, nhằm giúp chúng có có hội thành công lớn hơn. Mặt khác, đôi lúc mơ hồ hơn, thuộc tính của thiết kế chính là đặt con người làm trọng tâm – hay có thể gọi là các vấn đề liên quan đến thiết kế luôn xoay quanh con người. Các nhà thiết kế thỉnh thoảng cũng tự biếm họa rằng nó như là một sự ám ảnh bản thân, nhưng có một thực tế là những nhà thiết kế giỏi thường dành phần lớn sự quan tâm của mình về con người thực – những người sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ, công trình hay trải nghiệm mà họ phát triển và thiết kế. Điều này tập trung vào những người dùng truyền các cảm hứng tuyệt vời và

Quy trình thực dụng này định hình các ý tưởng và sau đó cố gắng gắn kết chúng với người dùng sao cho họ cảm thấy thiết kế có một khả năng đặc biệt để tạo ra những điều đơn giản. Bất cứ điều gì quá phức tạp để lĩnh hội, truyền thông hay thực thi đều được mổ xẻ sớm. Coe lẽ đây là lý do tại sao mà các thiết kế thực sự thành công hiển nhiên đều có chung một cảm xúc đối với người xem. Cuối cùng, thiết kế còn có nghĩa là sự cộng tác. Phẩm chất kép của sự hữu hình và trọng tâm là con người có nghĩa là quy trình thiết kế là một môi trường cộng tác tuyệt vời. Các quá trình thiết kế đang ngày càng được sử dụng như là một phương thức để cho phép các nhóm các designer và những người không phải là designer cùng làm việc với nhau để giải quyết các vấn đề lớn trong thiết kế.

15

Có lẽ thuộc tính rõ ràng nhất của thiết kế là nó làm cho các ý tưởng hữu hình, nó tạo ra từ những tư duy trừu tượng và các nguồn cảm hứng khác nhau, và biến một điều gì đó trở nên hiện thực hơn. Trong thực tế, mọi người thường nói rằng các nhà thiết kế (designer) không chỉ nghĩ và ‘biên dịch’ các ý nghĩ đó thành dạng hữu hình, mà họ thực sự phải tư duy nó thông qua những việc làm cụ thể.

đảm bảo đáp ứng các giải pháp thiết kế phù hợp với những nhu cầu thực tế, dù người dùng có nhận thức được đầy đủ điều đó hay không đi nữa.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Thiết kế khác với các hoạt động khác như thế nào?


Các Designer thiết kế như thế nào? Mọi nhà thiết kế đều có một chút khác biệt trong cách tiếp cận và chuyên môn thiết kế, cũng chính vì thế mà họ thường có cách làm việc khác nhau. Nhưng có một vài hoạt động chung đối với tất cả các nhà thiết kế, điều mà chúng ta có thể minh họa và gọi đó là một mô hình ‘Kim cương’ trong lĩnh vực thiết kế.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

16

If you give 20 different designers the same design challenge, you’ll get 20 different solutions

Mô hình này phân chi quy trình thiết kế thành 4 giai đoạn riêng, đó là: Khám phá, Định hình, Phát triển và Phân phối, nó phản ánh các giai đoạn trong quy trình thiết kế từ các xuất phát điểm của các tư duy và khả năng rộng lớn tới các tình huống mà họ đang cố thu hẹp và tập trung chính xác vào các đối tượng, mục tiêu cụ thể. 4 giai đoạn của quy trình này bao gồm:

Giai đoạn khám phá | Discover

Mảnh ghép đầu tiên của mô hình kim cương phủ lên toàn bộ giai đoạn xuất phát của quy trình thiết kế. Các nhà thiết kế nỗ lực quan sát thế giới theo một cách mới mẻ, đặt sự chú ý của họ vào những điều mới mẻ và tìm kiếm các cảm hứng mới.


Giai đoạn định hình | Define Miếng ghép thứ hai này đại diện cho giai đoạn định nghĩa thiết kế, giai đoạn mà các nhà thiết kế cố gắng để định hình những gì họ đã thu được từ giai đoạn ‘Khám phá’ trên. Đâu là vấn đề lớn nhất? Điều gì chúng ta phải hành động trước? Mục đích ở đây là phát triển một bản hồ sơ sáng tạo, làm thành bộ khung cho thách thức thiết kế cơ bản cho tổ chức. Các phương pháp chủ yếu trong giai đoạn này được sử dụng là: Phát triển dự án, quản lý dự án, và ký kết dự án.

gồm: Brainstorming , tạo mẫu, làm việc đa nhiệm, quản lý hình ảnh, phát triển các phương pháp và thử nghiệm.

Giai đoạn phân phối | Deliver Miếng ghép cuối cùng của mô hình kim cương chính là giai đoạn phân phối, giai đoạn mà sản phẩm hoặc dịch vụ được hoàn thiện và ra mắt thị trường. Các hoạt động và mục tiêu chính của giai đoạn này là: Kiểm tra lần cuối, phê chuẩn, khởi động và ra mắt, các chu trình định giá và phản hồi sản phẩm. Quy trình sáng tạo vô cùng phức tạp, thật khó để nắm bắt và mô tả nó một cách đơn giản! 17

Họ thu thập những hiểu biết, phát triển một tùy chọn về những gì họ thấy, quyết định những điều gì là mới mẻ và thú vị, và những gì sẽ là cảm hứng của các ý tưởng mới. Các phương pháp cụ thể trong giai đoạn này bao gồm: Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người dùng, quản lý và lập kế hoạch và thiết kế các nhóm nghiên cứu.

Miếng ghép thứ 3 đánh giấu một giai đoạn phát triển – giai đoạn mà các giải pháp sẽ được xác lập, tạo nguyên mẫu, thử nghiệm và lặp đi lặp lại. Tiến trình của thử nghiệm và dò lỗi này giúp người thiết kế cải thiện và tối ưu các ý tưởng của họ. Những hoạt động và mục đích chính trong suốt quá trình phát triển này bao

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Giai đoạn phát triển | Develop


18

SÁNG TẠO

TRONG THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Sáng tạo là một hoạt động tạo ra cái gì đó mới hơn so với cái cũ và đồng thời đem lại lợi ích. “Cái gì” có nghĩa là bất cứ cái gì thuộc bất cứ lĩnh vực nào. Tuy nhiên sản phẩm sáng tạo của bạn có thể hữu ích đối với bạn nhưng chưa chắc sẽ hữu ích với người khác. Nếu các bạn Google DIY (Do It Yourself) hoặc handmade hoặc các mẹo vặt sẽ có nhiều kết quả thú vị mà bạn sẽ tự hỏi sao người ta có thể nghĩ ra được. Những tiện ích các bạn đang dùng đều là những kết quả của quá trình sáng tạo đấy. Tôi rất thích vào trang Kickstarter hoặc Indiegogo chỉ để xem những phát minh sáng tạo. Đôi khi là những ý tưởng “khổng lồ” như cả một chiếc xe đạp, một bộ phim hoặc chỉ


Sáng tạo là một hoạt động tạo ra cái gì đó mới hơn so với cái cũ và đồng thời đem lại lợi ích. “Cái gì” có nghĩa là bất cứ cái gì thuộc bất cứ lĩnh vực nào.

Tôi rất thích vào trang Kickstarter hoặc Indiegogo chỉ để xem những phát minh sáng tạo. Đôi khi là những ý tưởng “khổng lồ” như cả một chiếc xe đạp, một bộ phim hoặc chỉ đơn giản là một sợi dây cáp giúp người ta sạc điện thoại nhanh hơn và tiên dụng hơn, hay đôi lúc lúc chỉ đơn giản là miếng nam châm che webcam của bạn khỏi bị tin tặc công nghệ. Bạn không cần phải làm trong một công ty hoặc lĩnh vực sáng tạo thì mới phải sáng tạo.

19

Tuy nhiên sản phẩm sáng tạo của bạn có thể hữu ích đối với bạn nhưng chưa chắc sẽ hữu ích với người khác. Nếu các bạn Google DIY (Do It Yourself) hoặc handmade hoặc các mẹo vặt sẽ có nhiều kết quả thú vị mà bạn sẽ tự hỏi sao người ta có thể nghĩ ra được. Những tiện ích các bạn đang dùng đều là những kết quả của quá trình sáng tạo đấy.

Kích thích khả năng tư duy sáng tạo thế nào? Sáng tạo hoàn toàn có thể học và phát triển. Các phương pháp tư duy sáng tạo sẽ giúp bạn tìm ra ý tưởng dễ dàng hơn. Để có thể phát triển tư duy sáng tạo, bạn cần phải tin tưởng rằng mình là một người sáng tạo và sẵn sàng dùng các phương pháp sáng tạo mọi lúc mọi nơi. Đối với lĩnh vực thiết kế đồ họa, để cho ra đời những tác phẩm thiết kế đồ họa mang tính sáng tạo và có tính ứng

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Lĩnh vực nào cũng cần tư duy sáng tạo cả. Tư duy sáng tạo buộc bạn phải suy nghĩ và dùng các phương pháp tư duy để giúp tìm ra các giải pháp sáng tạo khác nhau. Mind Mapping là một trong những phương pháp sáng tạo như thế.


dụng cao đòi hỏi rất nhiều yếu tố không chỉ trong tư duy sáng tạo, kỹ năng thiết kế...mà còn phải chú ý đến những nguyên tắc và những ưu tiên nhất định trong sáng tạo.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

20

Sáng tạo trong thiết kế đồ họa là một yếu tố hết sức quan trọng, bởi vì sáng tạo giúp cho công việc thiết kế trở nên có giá trị. Như chúng ta đã biết, trong sáng tạo có 3 điều phải lưu ý đó là: ý tưởng, thông tin truyền đạt và thẩm mỹ. Ba điều đó tạo nên một sáng tạo hoàn hảo và hội tụ đủ những khái niệm liên quan đến thiết kế truyền thông.


21 BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

“Một ý tưởng mà không được thực hiện tốt sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích nào. Trong khi đó, tính thẩm mỹ và một ý tưởng tốt trong trường hợp không có những thông tin truyền đạt thích hợp và hiệu quả cũng sẽ trở nên vô ích”.


22

Ba yếu tố này có một giá trị tuyệt đối trong việc tạo ra chức năng tối đa trong công việc thiết kế, nó làm nên sự thú vị và có giá trị cao trong công việc. Ví dụ, trong Thiết kế Brochure, một Brochure có thể được cho là thú vị nếu nó có thể thu hút người xem trong 5 giây đầu tiên khi xem, chạm, và đọc nó. Sau khi được nhìn và đọc một thiết kế Brochure kinh doanh, giai đoạn tiếp theo người tiêu dùng sẽ có thể hiểu được những thông tin có trong tờ rơi, và dẫn đến sự tò mò của họ về các sản phẩm được quảng cáo và mô tả trong Brochure. Định nghĩa của từ “sell” không có nghĩa là một hình thức của giao dịch, mà là cảm giác quan tâm của người tiêu dùng khi có được những thông tin chi tiết về sản phẩm và có thể được thử sản phẩm đó. Vai trò của Copywriting trong việc tạo ra một câu slogan thú vị hoặc một nội dung quảng cáo thích hợp cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Thậm chí một thiết kế Brochure vẫn có thể trở nên hấp dẫn mà không cần sự hỗ trợ của những thông tin chất lượng chuyên sâu liên quan đến sản phẩm, đôi khi những điều đó chỉ làm hạ thấp giá trị sản phẩm. Yếu tố hấp dẫn trong truyền thông thị giác có thể có trong thông tin quảng cáo hoặc thiết kế, trong khi các yếu tố doanh thu lại có được từ sự kết hợp giữa thiết kế và thông tin quảng cáo.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Ưu tiên trong thiết kế đồ họa Một thiết kế mà chỉ đơn thuần nhấn mạnh vào chức năng, mà không xem xét đến thẩm mỹ sẽ không mang lại một thiết kế mang tính tương tác, và tạo nên sự thú vị. Vẻ đẹp của một thiết kế có thể được đánh giá bằng cách sử dụng đôi mắt và trái tim. Cũng như bạn có thể thu hút người khác bằng đôi mắt, trái tim hoặc nhân cách, phải không? Vâng, để có thể cho ra đời một thiết kế bắt mắt và nổi bật bạn sẽ


phải có những kiến thức cơ bản cần thiết về các phần, hoặc các yếu tố cơ bản trong thiết kế đồ họa. Về cơ bản các yếu tố thiết kế đồ họa bao gồm đường, hình ảnh, hình dạng, văn bản, màu sắc, và không gian. Một thiết kế có thể trông hấp dẫn nếu như nó được thiết kế một cách hoàn hảo và có một khái niệm sáng tạo tốt. Vẻ đẹp của thiết kế đồ họa được xem xét và tập trung nhiều hơn vào khả năng nhìn nhận của đôi mắt. Để cho công việc trở nên thu hút, các yếu tố thiết kế đồ họa có thể có những cảm ứng, hiệu ứng,... Và được sắp xếp hoặc sáng tác bằng cách áp dụng các nguyên tắc thiết kế như sau:

Đơn giản Cân bằng Hài hòa Nhịp điệu

23

Tỷ lệ và quy mô Thống nhất

Vì vậy, để cho ra đời một tác phẩm thiết kế sáng tạo và mang tính ứng dụng cao người thiết kế phải có những kỹ năng và tư duy thiết kế sáng tạo trong việc ứng dụng khả năng vào thực tế, cũng như áp dụng tốt những nguyên tắc trong thiết kế để có được những sản phẩm thiết kế chất lượng và mang tính độc đáo riêng.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Một tác phẩm thiết kế đồ họa không phải có các nguyên tắc thiết kế cơ bản giống nhau. Thiết kế phải có khả năng thực hiện những ưu tiên, cũng như thỏa hiệp các nguyên tắc của thiết kế đồ họa.


24 BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

THAY ĐỔI TƯ DUY THIẾT KẾ ĐỒ HỌA ĐỂ TRỞ NÊN SÁNG TẠO HƠN

1. Xem các mẫu thiết kế để lấy cảm hứng Hãy tạo ra thói quen sưu tập các mẫu mà bạn cảm thấy đẹp mắt và ấn tượng để trở thành nguồn cảm hứng khi bạn bị lâm vào tình trạng bí ý tưởng. khi nhìn vào các mẫu thiết kế sẽ khiến bạn thêm hào hứng và sẵn sàng sáng tạo. Hiện nay có rất nhiều websile có rất nhiều những thiết kế đồ họa đẹp mắt và hữu ích.

2. Tạo dựng kết nối cộng đồng Việc tạo dựng các mối liên hệ thành một cộng đồng lúc đó bạn sẽ được giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm nhiều hơn, từ những người trẻ tuổi đến những người lâu năm trong nghề. Hãy tích cực hòa


đồng trao đổi với mọi người về kỹ năng cũng như các thủ thuật hữu ích về thiết kế , và tất nhiên khi bạn nói ra những chia sẻ đó thì bạn cũng nhận được lại rất nhiều ý tưởng hay và độc đáo.

này bạn cũng có thể làm mẫu cho khách hàng giúp khách hàng có thể đánh giá được khả năng của chính bạn. luyện tập chăm chỉ sẽ tạo nên sự hoàn hảo cho chính bản thân bạn và nó cũng vô cùng thú vụ và sáng tạo

3. Vẽ phác thảo ý tưởng lên giấy

Vậy còn bạn, bạn có sẵn sàng “tiếp lửa” khi gia nhập vào đội ngũ thiết kế trẻ này không?

25

Trong thiết kế thì việc vẽ phác thảo là kỹ năng mà ai cũng phải biết. Trong quá trình thiết kế bạn cố gắng vẽ phác thảo ra tất cả mọi thứ mà bạn nghĩ ra được chính nó sẽ làm bạn nảy sinh ra nhiều ý tưởng thiết kế táo bạo những vẫn đẹp mắt và được khách hàng đánh giá cao. Với một mảnh giấy, một cây bút chì và cục tẩy trong tay thì các ý tưởng sẽ đến từ từ và được mô tả lần lượt trên giấy, bạn có thể bỏ chi tiết này, thêm vào chi tiết kia, vẽ nguệch ngoạc linh tinh trên giấy thậm chí khi chỉ có bạn mới hiểu được chúng. Bằng cách này, sự sáng tạo đến thật tự nhiên, giúp bản thân giảm bớt áp lực thì phải căng não ra suy nghĩ từng nét vẽ trên máy và ít lãng phí thời gian.

Có vô số định nghĩa về thiết kế (còn gọi là design) mà bạn có thể mong đợi từ một nỗ lực sáng tạo nào đó trong ngôn từ. Một vài người tìm cách phân loại chủ đề thiết kế để diễn giải sự khác biệt hay liên quan của nó với các hoạt động khác, trong khi số khác lại tìm cách truyền cảm hứng đó vào thiết kế.

Khi rảnh rỗi không có dự án nào bạn cũng đừng nản chí hãy tự tạo công việc cho chính mình bằng cách tạo ra các thiết kế cho riêng mình với các đặc điểm và chức năng riêng biệt, nó sẽ giúp bạn trau dồi kiến thức, và tha hồ thể hiện sự sáng tạo của mình. Khi làm xong những thiết kế

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

4. Xây dựng các dự án thiết kế demo


Làm quen với 10 dạng Visual Content

CONTENT LÀ “GỖ” THÌ VISUAL LÀ “NƯỚC SƠN”

26

b ở i M e d i a Z

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

C o r p

Visual là thuộc thị giác, Content là nội dung. Visual Content là những nội dung “bắt mắt”, thu hút thị giác của người đọc. Nói cách khác, nếu Content là “gỗ”, thì yếu tố Visual chính là “nước sơn”. Và trong thời đại này, sẽ chẳng ai đoái hoài đến gỗ nếu như nước sơn của nó không đẹp cả! Các nghiên cứu của Adweek, Forbes và Content Marketing Institute cũng chỉ ra rằng, phần lớn mọi người đều thích hình hơn chữ, thích ngắm nghía hơn đọc, và thích động hơn là tĩnh. Đó là lý do mà lượng tương tác dành cho Visual Content luôn cao vượt bậc so với những Nội dung thuần chữ. Hãy cùng làm quen với 10 dạng Visual Content phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại.


#1 Infographic Infographic được xem là dạng Visual Content quyền lực nhất. Nếu bạn chưa từng sản xuất một infographic nào, nghĩa là bạn chưa từng làm gì cả. Vì sao lại thế? Vì Infographic giúp người đọc tiếp nhận rất nhiều thông tin tổng quan chỉ trong vài nốt nhạc mà không khiến cho người đọc đau mắt vì quá nhiều chữ. Infographic cũng phân tầng thông tin rất mạch lạc và rõ ràng.

Meme và Quote là những bức hình có kèm chữ và được lan truyền chóng mặt trên Mạng xã hội. Nếu như Meme mang tính hài hước và giải trí thì Quote lại là những câu trích dẫn có chiều sâu hơn. Điểm chung của Meme và Quote là đều tác động trực tiếp đến tình cảm và tâm trạng của người xem, giúp bạn tạo dựng được một kết nối cảm xúc vô hình với người đọc.

27

#2 Meme/ Quote

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Công thức làm Meme/ Quote là 1 hình ảnh hấp dẫn kết hợp 1 dòng chữ to và đậm và kết hợp Logo của bạn. Đơn giản nhưng hiệu quả lan truyền thì cực cao!


Hình minh họa ví dụ về Meme/ Quote

28

#3 Biểu đồ cụ thể hóa dữ liệu Các loại số liệu phức tạp luôn là nỗi ám ảnh của người đọc. Công việc của người làm Content là khiến những số liệu đó được tiếp nhận dễ dàng hơn thông qua cách vẽ biểu đồ, kẻ bảng phân chia và phân tầng thông tin một cách khoa học.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

#4 Hình ảnh đẹp mang tính thương hiệu Hãy coi hình ảnh của thương hiệu như phong cách của chính bạn. Xác định rõ điểm đặc trưng nhất của thương hiệu, xây dựng cho thương hiệu một tính cách rõ ràng và thể hiện nó qua những hình ảnh đặc sắc. Nội dung của những hình ảnh đó không nhất thiết phải quá đặc sắc, chỉ cần đúng chủ đề, mang tính nhận diện thương hiệu cao, và đẹp.


#6 Bài thuyết trình Một slide thuyết trình bằng PowerPoint, Prezi, Visme… luôn thú vị hơn và có tính thuyết phục cao hơn một bài đăng dài và nhiều chữ. Trên các mạng xã hội, đây không phải là loại Visual Content phổ biến. Nhưng nếu bạn hoạt động trong một nhóm cộng đồng có chuyên môn, đây là hình thức được đánh giá cao nhất.

#7 Video Không phải ngẫu nhiên mà thuật toán mới của Facebook lại ưu tiên video hơn tất cả các hình thức khác. Video là sự tích hợp của hình, của chữ, của âm thanh, của các hiệu ứng sinh động, và đáp ứng các chủ đề khác nhau. Các Mạng xã hội đang ngày càng ưu ái hình thức video với một loạt tính năng như mới như cho phép tương tác (Youtube), tự động bật (Instagram), tự động chuyển sang video khác (Facebook)…

Nếu mục đích của bạn là trực tiếp kích thích hành vi của công chúng, biến họ thành khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng của mình, thì Call-to-Action là hình thức lý tưởng dành cho bạn. Thay vì một dòng chữ “Hãy mua ngay!” bằng font chữ Times New Romans đơn điệu đến nhàm chán, hãy tìm đến các phần mềm thiết kế để làm nổi bật Callto-Action của bạn.

#9 Hướng dẫn/ Mẹo vặt Những hình ảnh mang tính “Tips and Tricks” (Mẹo vặt và Mánh khóe) chưa bao giờ lỗi mốt, vì chúng luôn có ích, dễ tiếp nhận, và quan trọng nhất là có hình minh họa cụ thể. Bạn có sử dụng hình ảnh của sản phẩm, dịch vụ của mình một cách trực tiếp, hoặc khéo léo lồng ghép vào những nội dung đó.

29

Ảnh chụp màn hình thường được sử dụng để hướng dẫn tính năng, cách dùng của sản phẩm, hoặc để “khoe” những đánh giá tích cực của những người dùng trước. Ảnh chụp màn hình tạo được sự tin tưởng cao hơn, và chắc chắn là dễ nhìn hơn các văn bản thuần chữ.

#8 Call-to-Action (Lời kêu gọi hành động)

#10 Câu hỏi gợi mở Một câu hỏi luôn “giữ chân” người đọc lại lâu hơn, vì nó yêu cầu sự tương tác thật sự trong tâm trí của người đọc, kích thích suy nghĩ và ham muốn được chia sẻ của họ. Đặt câu hỏi, bạn đã tạo nên một sợi dây tương tác cảm xúc vô hình giữa thương hiệu và người đọc.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

#5 Ảnh chụp màn hình


Hình minh họa ví dụ về Meme/ Quote

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

30

Hình minh họa ví dụ về Meme/ Quote

Hình minh họa ví dụ về slide thuyết trình bằng Prezi


Hình minh họa ví dụ về dạng visual video

dụ về dạng visual hướng dẫn/ mẹo vặt

31

Hình minh họa ví

về dạng visual câu hỏi gợi mở

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Hình minh họa ví dụ


HỎI, HỎI, HỎI... 7 câu hỏi cần thiết để biết khách hàng muốn gì ...

32

Khoảng thời gian đầu làm Freelance designer, tôi thật sự không biết tôi đang làm gì, nhưng tôi đã để mình khám phá theo chiều sâu và nhờ đó tôi học rất nhanh. Đầu tiên, một cách lịch sự, tôi sẽ bắt đầu các dự án bằng việc chat với khách hàng về điều họ muốn và đưa ra một cái giá đảm bảo rằng tôi có thể chuyển giao những gì họ muốn.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Dẫu thế nào tôi cũng sớm nhận ra rằng việc tiếp cận không giới hạn thường đưa dự án đi quá xa, và nó trở nên là gánh nặng khi bạn phải làm những việc miễn phí “Oh bạn có thể thêm một chút cho tôi được không?” Dễ thấy rằng tôi phải kìm hãm những yêu cầu không bao giờ ngưng này. Bởi vậy đầu tiên tôi phải tìm ra điều người ta muốn. Tôi cố gắng tự tìm hiểu trước khi dự án bắt đầu, những đó là lúc tôi gặp những phản hồi như:


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

33


“Tôi không biết đó có phải là điều tôi muốn. Bạn là designer, bạn cứ làm điều bạn cho là đúng.”

34

Tôi nói với bạn điều này: nếu một khách hàng nói điều đó thì bạn không nên tin họ. Họ có thể cho rằng họ không biết họ đang muốn gì, nhưng điều đó không đúng.

Khi tôi lần đầu nghe phản hồi như vậy tôi đã nghĩ “Ok tốt đấy, bạn thật dễ chịu!” và bắt tay vào công việc. Nhưng ngay sau đó tôi thấy vấn đề chỉ rõ ràng khi khách hàng thấy được thiết kế. Khi họ thấy điều này họ lập tức hào hứng với việc tạo ra một đống những hướng dẫn, những yếu tố mà họ cho rằng cần có trên thiết kế này. Khách hàng biết điều họ muốn, Nhưng…

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Tôi nhận ra rằng khách hàng đã biết điều họ muốn, nhưng họ chưa biết cách để truyền đạt đìều đó. Cho đến khi họ thấy một thiết kế có thể giúp họ diễn tả tốt hơn điều họ muốn, và tất cả bắt đầu “tôi không muốn điều này…” Điều này khiến tôi thấy rằng công việc của mình bao gồm cả việc cung cấp cho khách hàng ngôn ngữ họ cần. Khi họ nói “tôi không biết, đó là việc của người thiết kế.”, câu này thực sự có nghĩa là “Đây không phải là lĩnh vực của tôi vì vậy tôi không biết phải nói điều tôi muốn thế nào cả.” Sau vài lần thử nghiệm và chỉnh sửa tôi đã xây dựng một bảng câu hỏi mà tôi luôn đưa cho các hàng ở mỗi giai đoạn của dự án, và tôi sẽ không bắt đầu tới lúc có được câu trả lời.


Và quan trọng, tôi sẽ gửi vài mẫu câu trả lời cho một số câu hỏi. Đôi khi, một người không biết làm sao để trả lời câu hỏi cho đến khi họ thấy được ví dụ, và đó là cơ hội cho việc tôi đưa sẵn vài câu trả lời cho họ. Trong bảng câu hỏi này tôi sẽ hỏi nhiều câu về bố cục và một số điểm khác mang tính kỹ thuật, những về cơ bản đó là câu hỏi dựa trên hai thứ:

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

35

Mục tiêu của trang và kiểu thiết kế họ muốn.


7 CÂU HỎI CẦN THIẾT ĐỂ BIẾT KHÁCH HÀNG MUỐN GÌ...

Thông qua bảng câu hỏi này tôi có thể lên lịch cho dự án, và khách hàng hầu hết đều vui vẻ với kết quả họ nhận được. Tôi đồng ý 3 lần chỉnh sửa cho mỗi thiết kế, nhưng với cách này tôi thường chỉ gặp một yêu cầu chỉnh sửa nhỏ. Để điều này xảy ra tôi cần hỏi tới 7 câu hỏi, nhưng đừng để sự đơn giản lừa bạn, những câu hỏi này kết hợp với một vài thứ khác là những gì giúp thời gian là một freelance designer thành công.

Phần A

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

36

Hỏi về mục tiêu Là một người thiết kế, chúng ta đôi khi để cá nhân mình bị lấn át và thường coi trọng việc thiết kế sẽ ra sao mà quên đi nhiệm vụ chính của trang. Việc bạn tạo ra một trang web đẹp mắt không thực sự đạt được mục tiêu, và bạn khiến khách hàng không hài lòng. Nếu bạn tạo ra một trang web xấu nhưng lại kiếm được thêm user, người mua, người đọc và như vậy khách hàng trở nên tôn trọng bạn, tiếp tục làm việc với bạn.

1.

Hãy tóm tắt ngắn gọn mục tiêu của sản phẩm

Điều này là thứ quan trọng nhất bạn cần ở bất cứ trang web nào. Không có gì là quan trọng nếu bạn không hiểu được mục đích chính của trang là gì. Nó dùng để lan truyền thông tin? Nó dùng để tăng quảng cáo? Nó dùng để giải trí? Hiểu được các mục tiêu cần thiết nhất của trang là


2.

Mô tả khách hàng/thị trường mục tiêu? Đây là câu hỏi quan trọng thứ hai, vì hiểu được kiểu người dùng mà khách hàng muốn hướng tới bạn có thể đưa những kiểu trang web phù hợp. Một trang web thương mại điện tử sẽ bớt phức tạp hơn nếu có đối tượng cụ thể là cha mẹ mua hàng cho con, hay cặp đôi mua đồ cho nhau…

Ask more questions Get more anwsers

kế của mình xung quanh nó, đặc biệt là layout. Kiểu nội dung cũng giúp bạn có cái nhìn và cảm giác về thiết kế.

37

nền tảng cho mọi thứ bạn làm trong suốt dự án.

3.

Ví dụ như: Cập nhật tin mới Đánh giá bài viết Nội dung sản phẩm/ tin khuyến mãi Cá nhân/ Blog Khi bạn biết kiểu nội dung mà khách hàng muốn, bạn có thể cấu trúc thiết

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Kiểu nội dung mà bạn muốn trang của mình sẽ có?


4.

38

Hành động nào bạn muốn khách hàng thực hiện Ví dụ: Mua hàng Bấm vào quảng cáo Yêu cầu báo giá Tải phần mềm Đăng ký nhận bản tin Nếu bạn muốn khách hàng đạt được mục tiêu của trang, thì họ cần phải trả lời được một câu hỏi về đối tượng người dùng sẽ làm gì trên trang của họ.

Phần B

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Hỏi về mục tiêu Phong cách (style) là điều rất quan trọng, trên tất cả đó là điều đầu tiên chúng ta được nhờ tới nếu ở khía cạnh Designer. Nó càng quan trọng hơn nếu mục tiêu của trang đơn giản là .,. đẹp. Bạn cần đặt mục tiêu vào việc tạo ra một phong cách giúp hoàn thành mục tiêu của trang,

và việc bạn trình bày một thứ gì đó trước khách hàng của bạn, bạn cần có đạt được phong cách mà họ mong muốn.

5.

Trong 2 hoặc ba từ, mô tả mong muốn bạn có ở trang của mình? Ví dụ: Đơn giản và chuyên nghiệp Sáng sủa và vui vẻ Phá cách Phong cách là một thứ có tính cá nhân, đôi khi bạn cần khuyến khích khách hàng mô tả rõ phong cách cá nhân của họ/ hoặc khách hàng của họ. Việc trả lời được các câu hỏi này vô cùng quan trọng, vì khách hàng thường trả lời ban đầu đơn giản về thứ họ muốn. Cho họ thêm một vài môt tả liên quan và bạn sẽ thấy mọi khách hàng đều có khả năng mô tả chính xác điều họ thích.

6.

Đưa ra hai hoặc ba màu bạn thích


Ví dụ: Màu xanh, trắng Màu xanh đậm và cam Xanh lá, vàng và đen Câu hỏi này rất hữu ích khi bạn có câu trả lời rằng bạn cần phải có 2 hoặc 3 màu này trong theiest kế. Đặc biệt khách hàng có thể thấy sự khác biệt của màu Xanh đậm và màu xanh nước biển trong ví dụ được đưa ra, khi đó họ sẽ cố gắng mô tả chính xác màu sắc họ muốn. Đôi khi bạn sẽ nhận được câu trả lời là “Xanh”. Trong trường hợp này bạn cần làm rõ là màu xanh này nằm ở khu vực nào của bảng màu? Xanh thiên về xanh lá, hay xanh nước biển.

7.

Một số trang mà bạn thích?

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

39

Đây là một câu hỏi bao hàm nhiều câu trả lời, vì đôi khi khách hàng trả lời những câu hỏi trên chưa chính xác, nhưng họ lại có một số trang họ đặc biệt thích để chi ra cho bạn. Điều này xảy ra khi khách hàng chưa hề có khái niệm về trang web họ muốn có, và việc đưa ra một vài ví dụ (của họ) hoặc do bạn đưa ra để họ có thể hình dung tốt hơn. Kết luận và một số lời khuyên thực tế Khi bạn hỏi những câu hỏi khi bắt đầu một dự án, việc đó giống như việc mong muốn giúp đỡ từ phía khách hàng về việc giao tiếp giữa bạn và khách hàng. Nó sẽ giúp bạn kiểm soát dự án về mặt thời gian và đem lại khách hàng sự hài lòng.


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

40

PHẦN

02 Ý TƯỞNG ĐẾN TỪ

KHẮP MỌI NƠI


BÀN VỀ VIỆC CHỌN CHỮ “Nghệ thuật chữ nhằm truyền đạt, sáng tỏ và chia sẻ ý nghĩa của nội dung (nghĩa đen, nghĩa bóng)” - Theo – Robert Bringhurst.

Trước khi đi tới việc chọn một phông chữ phù hợp. Hãy cùng tóm tắt về những mục đích cần phải đáp ứng của Chữ. Về cơ bản, nó đáp ứng hai phần. Việc lựa chọn phông Chữ phải giúp người đọc cảm thấy thoải mái khi đọc, đừng để họ cảm thấy khó chịu. Chúng ta phải có trách nhiệm khi sử dụng phông chữ.

41

Đồ hoạ chữ không phải là một môn khoa học. Đồ hoạ chữ là một dạng nghệ thuật. Có những người tin vào việc “bộ sưu tầm ấn tượng”, và tin rằng sở hữu một lượng lớn phông chữ có thể có một thiết kế typography tốt. Tuy nhiên, việc bạn cố công sưu tầm các phông chữ đẹp chỉ làm rối loạn việc sử dụng đúng đắn. Việc chọn kiểu chữ, loại phông, đôi khi không dựa trên việc bạn có thích phông đó hay không.

Cá nhân tôi thường có một chút hồi hộp khi sử dụng một phông chữ mới lạ. Một mặt chữ lạ có chút gì đó giống như một đứa trẻ mới sinh (tất nhiên là nó không thể trưởng thành theo thời gian);

Nếu bạn hiểu về hai điều trên, bạn sẽ biết rằng những gì tiếp theo không phải là quy tắc, mà đúng hơn là một số hướng dẫn cơ bản (guiding principles). Vào nếu bạn là người còn phân vân khi có nên sử dụng phông chữ không chân cho phần nội dung, thì hãy bỏ qua những gì bạn được học với Swiss Typography – Đồ hoạ chữ Thuỵ Sĩ.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Đừng thử nghiệm, “phá” nó quá mạnh như để nghiêng, hay lộn ngược, nói cách khác. Hãy sử dụng nó một cách thận trọng.


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

42


Dĩ nhiên là thế, nó phải là một câu cửa miệng của những người làm typography. Cho dù thực tế nhiều người làm về Chữ cũng không để ý tới nó – đơn giản vì đó là bản năng của họ. Một số phông chữ yêu thích của tôi nhìn rất khủng khiếp trên màn hình, thậm chí cả những phông đẹp như Verdana hay Georgia những chúng lại nhìn khá tốt trên giấy. Chọn một phông chữ cho web có vẻ dễ dàng hơn khi có ít sự lựa chọn; nhưng đó cũng là thời điểm trước kia. Với kỹ thuật sIFR và “web fonts” hiện nay, việc cân nhắc trước khi chọn một phông chữ rất quan trọng, chứ không chỉ là Arial, Time

2. Đọc nó Tôi đâu có đùa với bạn. Nếu bạn đang chọn chữ, một kiểu chữ cho một cuốn tiểu thuyết, hay đơn giản là một câu châm ngôn, hãy đọc nó – đọc nó thật sự. Chúng ta sẽ có những đầu mối quan trọng khi đọc, không chỉ việc chọn đúng kiểu chữ, mà nó giúp bạn có hình dung về tổng thể của thiết kế. Ví dụ đơn giản: Nếu bạn đang chọn chữ cho quyển sách có những đoạn trích dẫn thư tay, bạn sẽ nghĩ ngay tới một kiểu chữ viết tay nào đó.

43

1. Coi trọng nội dung

New Roman – Những bộ chữ có kiểu hẹp – condensed – có vẻ được coi trọng hơn trong thời buổi này.

Để việc đọc không phải cho có, bạn cần hiểu nó. Tất nhiên không hẳn lúc nào cũng có thể hiểu, nếu như bạn đang đọc một tài liệu về thiết kế máy móc, vật lý, môn khoa học cao siêu nào đó. Những dẫu sao bạn cũng có thể hỏi người khác một vài ý nghĩa chính của bối cảnh. BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

“CHỌN FONT GÌ?”

7

NGUYÊN TẮC CHỌN VÀ SỬ DỤNG KIỂU CHỮ


3. Người xem và vùng làm việc Ai sẽ xem những phông chữ bạn sẽ chọn. Nhà khoa học, thiết kế, luật sự, thợ máy, em bé hay cả những người làm thiết kế? Bạn cần biết rõ ai sẽ đọc, hãy hỏi rõ trước khi làm việc. Những em bé sẽ không thích thú nếu bạn sử dụng một kiểu chữ mảnh mai và tinh tế.

44

Cân nhắc kích thước, chất liệu. Điều này liên quan tới thực tế, tôi sẽ đi sâu hơn ở bài viết kế tiếp.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

4. Nhìn nó có ổn không? Nếu kiểu chữ bạn đã chọn xong, thử in và xem nó. Kiểu chữ bạn có thể nhìn tuyệt vời trên màn hình, những nó lại lem nhem trên giấy. Lý do đơn giản, thiết kế của nó không phù hợp với việc in ấn. Nếu kiểu chữ chỉ nhìn trên màn hình thì bạn cần chắc rằng nhìn nó ổn trên cả Mac và Windows, và một số màn hình kích thước khác nhau.


45 BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Hãy chọn một kiểu chữ mà bạn thích, sau đó sử dụng nó liên tục – điều này giúp bạn không bị rối loạn bởi muôn vàn kiểu chữ. Hơn nữa nó khiến bạn phải động não khi chỉ sử dụng ít font chữ, và dĩ nhiên số lượng không bao giờ bằng được chất lượng.


5. Đừng là kẻ yếu đuối; Nguyên tắc tương phản quyết định thành công Không chỉ là nguyên tắc cho việc kết hợp các kiểu chữ, mà nó là nguyên tắc cho tất các sự vật hiện tượng trong cuộc sống. TƯƠNG PHẢN. Đơn giản, nếu tất cả cùng cong thì không có cái nào thẳng, tất cả cùng tốt thì không có kẻ xấu… tôi không muốn đi sâu hơn về sự tương phản. Chỉ nhắc lại là, yếu tố Tương Phản là một yếu tố cực kỳ cần thiết trong nghệ thuật. Giữ gần như tương tự hoặc khác biệt hoàn toàn – đừng do dự. Việc sử dụng kiểu chữ đừng khiến người xem đặt câu hỏi về sự khác biệt giữa hai phông chữ. Bởi vậy đơn giản bắt đầu bằng việc dùng hai loại khác nhau trong các loại font chữ.

46

Không phải cứ đặt hai phông khác biệt hoàn toàn là bạn đã có một kết quả typography tốt. Ví dụ như Garamond và Caslon không đem lại kết quả tốt. Thông thường chúng ta khó để tìm lý do thực sự cho việc Bambo và Helvetica lại bổ xung tốt cho nhau. Nhưng ít ra cũng có vài chi tiết khiến chúng ta có thể để ý tới; thường thì hai kiểu chữ làm việc tốt với nhau khi chúng có 1 điểm chung nào đó, còn tất cả còn lại hoàn toàn khác biệt. Sự khác biệt này có thể là hình ảnh (tương tự về x-height hoặc độ dầy nét), hoặc chúng có cùng một thời điểm thiết kế. Những phông chữ cùng một giai đoạn thường cộng tác tốt với nhau. Hoặc cùng một nhà thiết kế thì càng tốt (“rất tiếc” Điều này lại khiến bạn phải nhớ về lịch sử từng font chữ).

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

6. Một chút cũng có thể là 1 bước tiến dài Đây thực ra là một phần của nguyên tắc tương phản. Hãy nhấn nhá, điểm xuyết một chút khác biệt nếu có thế. Giống như bạn dùng màu, toàn bộ màu xanh, nhấn thêm chút màu tương phản với nó là đỏ, và ngược lại. Hãy chú ý tới sự khác biệt của các phông và sử dụng hợp lý. Ví dụ; bạn không nên dùng một phông kiểu chữ thảo cho toàn bộ thiết kế. Hãy đặt đâu đó một vài kiểu chữ không chân để làm nên sự khác biệt.

Quy tắc số cuối: “không có quy tắc”


Đó là sự thật, chưa có một công thức cho việc sử dụng chữ. Việc sử dụng kiểu chữ luôn đem tới những ngạc nhiên khác nhau, nhất là nó phụ thuộc vào bối cảnh sử dụng, ỹ nghĩa ngôn từ… vì thế không có quy tắc nào phải tuyệt đối tuân theo. Hãy thử nghiệm với những kiểu chữ mà bạn yêu thích, rồi tự tạo cho mình một cách sử dụng, kiểu kết hợp theo ý bạn. Lời khuyên này gần gũi với phong cách hiện đại, khi mà đỉnh cao của quy luật là không có quy luật. Tuy nhiên để đạt được điều này bạn cần nhuần nhuyễn các cách sử dụng và kiểu kết hợp của những người đi trước.

Và cuối cùng…

47

Luôn tự nhắc bạn rằng sử dụng typography là một nghệ thuật. Và những quyết định của bạn, gồm cả việc chọn phông làm nên yếu tố quyết định.

Nếu bạn không chắc chắn, hãy hỏi những người hiểu biết hơn để xem kết quả của mình. Đồng thời luôn luôn trau dồi, học hỏi và thực hành việc sử dụng Chữ.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Hy vọng rằng những điều trên đây giúp bạn có thể có một số kiến thức nhất định để chọn và áp dụng kiểu chữ. Cuối cùng việc sử dụng và kết hợp kiểu chữ cần sự thực hành, trải nghiệm với việc sử dụng nhiều hơn.


48

ỨNG DỤNG SẮC ĐỘ SÁNG VÀ SẮC ĐỘ TỐI VÀO THIẾT KẾ BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Janie Kliever Để đoán xem: Mỗi khi thiết kế ( mọi thứ), bạn đều vật lộn với việc chọn “đúng” màu. Bạn lên layout gọn ghẽ, content sắp xếp chuẩn và font cũng hoàn hảo. Nhưng màu thì có gì không đúng… Bạn tự hỏi có nên chuyển về trắng – đen đơn giản? Thêm chút sáng? Hay chỉ phối màu đơn sắc? Mỗi thứ một ít thì sao?


Đã đến giai đoạn cuối trong công việc nhưng vẫn còn bước cuối khiến bạn bối rối: Chọn cách phối màu.

KHỞI ĐỘNG: Một số mẹo nhanh chọn đúng màu Chọn đúng màu bắt đầu bằng việc chọn đúng 2 màu sau: 1. Màu trung tính (neutral color) 2. Màu nhấn (accent color)

Từ 2 lựa chọn này, bạn có thể tạo ra vô số bảng màu từ 3 đến 30 lựa chọn. Bằng cách nào? Bằng việc pha thêm màu trắng (tint) hoặc pha thêm màu đen (shade).

49

Theo mục đích của bài này, hãy xếp màu đen, trắng, xám hoặc nhóm màu be/nâu vào màu trung tính. Những màu nhấn sẽ là những màu nào bạn thích, từ aquamarine đến màu xanh zucchini.

Vậy sắc độ sáng (tint) và sắc độ tối (shade) là gì?

Dùng chúng như một phần của bảng màu có rất nhiều lợi ích. Đầu tiên, việc chọn màu sẽ đơn giản hơn. Bạn tối giản lựa chọn hơn và không phải lo việc thiết kế của bạn biến thành một biển cầu vồng. Lợi ích khác là sắc độ sáng và sắc độ tối làm bảng màu của bạn rõ ràng và đồng bộ hơn vì chúng tạo nên từ một màu gốc.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Sắc độ sáng và sắc độ tối là thuật ngữ mĩ thuật của việc điều chỉnh độ sáng và tối của một màu sắc bằng việc thêm màu trắng (tint) hoặc đen (shade) vào một màu vào một màu cơ bản.


50 BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Thật khó để chọn độ sáng tối cho bảng màu nếu chỉ dùng mắt thường. Một số chương trình thiết kế có công cụ hỗ trợ bạn, nhưng chúng sẽ có vài hạn chế hoặc không tùy biến được. Dù vậy, có rất nhiều công cụ online có thể giúp bạn … hãy xem thử một số tốt nhất nhé.

Via Dribbble/Lindsay Beach


51 BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Một ví dụ cho kĩ thuật này từ việc branding của Whitnet Black. Dùng bảng màu xanh và xám ( chú ý độ trắng và đen cho mỗi màu tạo ra sự tương phản) đã tạo ra một bảng màu linh hoạt hơn.


01. Paletton

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

52

Chế độ đơn sắc của Paletton tự động phân loại ra một bảng màu hướng sáng và hướng tối từ một màu gốc mà bạn chọn từ bánh xe màu (color wheel), hoặc nhập một mã RGB với một sắc độ cụ thể. Dùng chế độ Free Style để thêm 2 đến 4 màu gốc. Thanh Presets bên dưới còn cho bạn nhiều lựa chọn màu hơn dựa trên màu gốc đã chọn.


02. Material Palette Material Palette thì đơn giản hơn nên rất hữu ích nếu bạn đang cần gấp. Bạn sẽ được giới thiệu một số màu sáng ( dựa trên phong cách của Google’s Material Design), thêm một số màu trung tính và chỉ dẫn để chọn 2 màu.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

53

Với việc này, bạn được cung cấp tự động một bảng màu từ những lựa chọn đầu tiên ( với 1 màu hướng sáng và 1hướng tối), tiếp theo là chọn màu nhấn và chọn màu trung tính.


54

03. Color Code Tạo bảng màu với Colour Code cực kì đơn giản. Chỉ cần chọn một cách phối màu trên (monochrome, monochrome & xám đậm hoặc monochrome & xám nhạt sẽ là lựa chọn chuẩn nhất khi tạo bảng màu dựa trên tint và shade).

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Sau đó kéo chuột đến khi thấy được cách phối màu làm bạn ưng ý.


CÁCH ÁP DỤNG TINTS VÀ SHADES Khi đã chọn được bảng màu, hãy dùng nó cho thiết kế. Độ đạm nhạt của một màu có thể đem lại độ tương phản, kích thích thị giác và sự tinh tế cho bảng phối màu. Bạn có thể lấy nguồn cảm hứng từ các tác phẩm sau đây:

01. Tạo tính liên kết trong branding

55

Dùng độ đậm nhạt của một màu tạo ra nhiều lựa chọn và hiệu quả trên nhiều phần của sản phẩm sẽ làm các thiết kế thương hiệu nhìn rõ ràng và thống nhất. Hai bao bì dưới đây được thiết kế bới studio Mast minh họa cho tính linh hoạt và sáng tạo mà bạn đạt được với sắc độ sáng và sắc độ tối.

02. Tạo tương phản (contrast) Sự tương phản là chìa khóa cho tính thẩm mĩ và định hướng của mọi thiết kế. Một cặp gồm màu sáng nhất và màu đậm nhất sẽ tạo sự tương phản rất dễ dàng. Hãy xem Michael Hildebrand đã làm thế nào với poster của cô.

Đoạn text màu hồng nhạt cuối poster nổi bật trên nền hồng đậm magenta. Sự đối lập đó được đảo ngược tại khung nhỏ “4th Annual” phía trên, và sự kết hợp này cũng rất hiệu quả.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Bộ đầu tiên đưa ra nhiều sắc độ của màu xanh trong khi bộ thứ hai chỉ dùng 1màu gốc và và 1 sắc độ tối hơn. Hãy chú ý cách cả 2 màu đỏ được đưa ra từ logo thương hiệu để giữ lại được nhận diện thương hiệu một cách tài tình.


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

56


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

57

Một ví dụ khác là tờ lịch của Szende Brassai cho ta ít nhất 4 độ đậm nhạt của màu aqua và 2 cho màu san hô ( thêm một số màu trung tính). Sự sắp xếp này giúp chúng tôn màu bên cạnh lên, tạo ra một thiết kế có tính tương phản cao và bắt mắt người xem. Sự tương phản giữa màu nóng và lạnh càng làm hiệu quả tăng lên.


03. Hòa trộn

04. Đơn giản và tách biệt

Màu sắc giúp các chi tiết nổi bật nhờ sự tương phản nhưng nếu dùng theo một cách khác, nó cũng giúp các chi tiết hòa hợp với nhau và trông dịu hơn.

Nếu tất cả thành phần trong thiết kế đều dùng 1 màu, 1 tone hoặc saturation sẽ rất khó phân biệt các chi tiết với nhau. Đây là lúc áp dụng sắc độ sáng và sắc độ tối. Khi bạn có quá nhiều thông tin để sắp xếp, dùng các dải màu sẽ giúp bạn có hình dung rõ ràng về những phần trong layout. Mặt khác, một bảng màu từ 1 màu gốc sẽ ngăn một thiết kế vốn phức tạp trông rối hoặc quá nặng với quá nhiều màu sắc.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

58

Trong trang bìa sách của Robert Frank Hunter dưới đây, độ đậm nhạt của màu xanh không nhiều sự tương phản. Điều này làm nền minh họa lùi lại một chút để typography nổi bật lên.

Sắc đậm nhạt của màu xanh da trời được ứng dụng tương tự với thiết kế web của Owen Shifflett. Các tông màu trầm làm các sản phẩm sặc sỡ nổi bật đồng thời cho giao diện web trông được bố cục kĩ càng và rõ ràng.


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

59

Infographic của William Mellor dựa hoàn toàn trên màu xanh lá và một sắc độ sáng hơn, thêm một chút màu trắng – đen và thiết kế này đã gọn gàng ,đơn giản.


05. Tạo độ sâu và chiều sâu không gian

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

60

Một trong những công dụng phổ biến của sắc độ sáng và sắc độ tối là tạo ra hiệu ứng về chiều sâu và không gian. Việc này có thể biến màu sắc được dùng thành ánh sáng hoặc bóng, giống như với poster phong cách vintage này của Mads Berg. Hãy chú ý cách những lát cắt màu được sắp xếp, đặc biệt là sắc thái xám đậm trên tàu và xanh đậm của bầu trời và mặt nước, tạo nên độ cong và sâu đã mang lại hiệu ứng ba chiều cho thiết kế.


61 BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Cùng chủ đề ra khơi, cặp poster từ DKNG Studios kết hợp 2 nhóm sắc đậm nhạt ( một nóng, một lạnh) để tạo nên một tác phẩm nhiều tầng phức tạp. Màu sắc còn mô tả cho thời gian cụ thể trong ngày và đem lại cho poster một cảm nhận sẽ được đề cập dưới đây…


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

62


06. Hình thành phong cách hoặc chủ đề Màu sắc có khả năng độc đáo mang cảm hứng và cảm xúc vào thiết kế. Xem lại poster buổi hòa nhạc phía trên nhé, chúng có làm bạn nghĩ đến những đêm dài mùa hè vùng nhiệt đới không? Chính lựa chọn màu đóng vai trò liên kết những cảm giác và tạo ra bầu không khí đó. Màu sắc còn cho các project bối cảnh, sự củng cố hoặc làm rõ chủ đề/hình ảnh. Như ở hình bên đây, cả sắc độ sáng và sắc độ tối ở mức cao được Alan Cheetham dùng để thiết kế nhãn không chỉ tạo ra một phong cách thân thiện, hiện đại; mà còn đại diện cho mùi của từng loại nến.

Veronica Lethorn

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

63

Tương tự, bao bì của Veronica Lethorn dùng những cặp màu ( một màu gốc và một sắc độ nhạt hơn) để tạo một diện mạo không chỉ tươi ngon, hấp dẫn, hiện đại mà còn gắn liền với hương vị của sản phẩm.


Hyperakt

64

07. Dùng gradient Gradient là một cách tuyệt vời để thêm nhiều sắc độ sáng và sắc độ tối trong một lần. Nhất là khi dùng hiệu ứng trong suốt (transparency effects), chúng là một lựa chụng tinh tế để thêm màu vào thiết kế.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Mẫu thiệp mời của Hyperakt dùng gradient theo 2 cách. Nếu bạn nhìn kĩ mặt trước (hình phía trên bên trái), bạn sẽ thấy rất nhiều hình tam giác tạo nên bóng người có những gradient riêng; điều này thêm chiều không gian và texture vào minh họa. Một gradient tinh tế cũng tạo hình cho nền cho phần bên trong tấm thiệp (hình phía trên bên phải). Bao bì của Brandexpert thể hiện một gradient trong suốt như một phần nhỏ của cả thiết kế. Nó dùng màu từ hình nền tạo một không gian để phần chữ nổi bật.


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

BrandExpert 65


08. Mở rộng giới hạn của bảng màu

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

66

Nếu vì một số lí do bạn phải hạn chế số màu được dùng – vì brand guideline hoặc điều kiện in ấn hay do phong cách lựa chọn. Dựa vào đặc điểm của mỗi project, bạn có thể mở rộng bảng màu của mình với sắc độ sáng và sắc độ tối.

09. Dùng phông nền trong suốt Khối và phông nền trong suốt có rất nhiều công dụng trong thiết kế và khi bạn dùng một dải màu theo sắc độ sáng/tối, chúng có thế làm phong phú bảng màu của bạn. Khi xếp 2 lớp sắc độ sáng và sắc độ tối trong suốt với nhau, bạn tạo ra một sắc thái mới. Hãy xem bìa sách của Julian Bauer như một ví dụ: Bạn cũng có thể dùng phông nền trong suốt như một miếng cắt để tạo ra sắc độ sáng và sắc độ tối khi xếp một lớp màu trong suốt lên nền trắng hoặc đen. Oliver Lo đạt được hiệu quả tương tự khi xếp lớp sắc độ sáng và sắc độ tối trên một hình trắng-đen cho poster phim này.


10. Tạo khối và pattern

Bao bì cà phê của Starbucks ( thiết kế bởi Mike Peck) có những ý tưởng đi xa hơn, kết hợp sắc độ sáng và sắc độ tối từ nhiều nhóm màu, cùng hiệu ứng trong suốt và hòa màu đã tạo ra một background bắt mắt.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

67

Sắc độ sáng và sắc độ tối không cần phải dùng cùng một lần. Bạn có thể sắp xếp và kết hợp chúng để tạo khối, pattern hoạch các yếu tố đồ họa làm thiết kế của bạn hấp dẫn hơn. Cardvisit của Chloe Park dùng sắc thái đậm đậm dần cho một chuỗi khối hình học để thêm yếu tố kích thích thị giác vào một nền khá đơn điệu.


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

68

14 Ý TƯỞNG PHỐI MÀU TRUYỀN CẢM HỨNG THIẾT KẾ

1. Phong phú và mạo hiểm.

2. Ấm áp cổ kính

Sự kết hợp của màu cam năng động và màu xanh của nước để đại diện cho 1 cuộc phiêu lưu hoặc những sản phẩm hàng hóa của thể thao.

Sự kết hợp đơn sắc là khi các sắc thái khác nhau của một màu được sử dụng. Màu sắc cơ bản, thường biểu hiện tone màu tối nhất khi áp dụng với những độ sáng khác nhau của màu đó. Màu nâu được sử dụng tốt nhất là để biểu tượng cho một tổ chức thương mại hoặc một thương hiệu mộc mạc.


4. Miền nhiệt đới

Thương hiệu của bạn có thể liên kết với những thứ thuộc về biển hoặc công nghiệp. Tone màu xanh truyền thống có thể liên quan đến những ngành công nghiệp hoặc sự kết hợp tốt hơn khi sử dụng màu sắc tương phản.

Màu tím theo truyền thống đại diện cho cá nhân, màu cam thể hiện cho sự phiêu lưu và năng động. Sự kết hợp này không chỉ là biểu hiện sự trực quan sinh động mà còn gợi 1 cảm xúc dễ gần từ người xem.

5. Vẻ đẹp của Bolivia (1 đất nước của Nam Mỹ)

6. Mùa thu

Đây là sự kết hợp màu sắc của 3 màu sắc trung tâm đứng vị trí gần nhau trên chiếc bánh xe màu sắc. Sự kết hợp giữa màu sáng và màu tối sẽ tạo ra 1 sự tương phản cho chữ hoặc 1 hình dạng.

Đây là 1 bảng màu có tone màu truyền thống hoặc cổ xưa. Đây là sự kết hợp tuyệt vời để tạo ra 1 sản phẩm mang 1 chút tinh tế và trưởng thành.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

69

3. Xanh màu nước biển


8. Hoàng hôn tím

Sự kết hợp giữa tone màu nóng và màu trái cây, bảng màu này là một sự lựa chọn đương đại. Những màu sắc tương phản cực mạnh với nhau sẽ làm phần chữ nổi bật hơn trên nền ứng dụng. Một sự kết hợp ngọt ngào để miêu tả cho trái cây và rau quả.

Đây là tone màu nhẹ nhàng, ấm áp của mặt trời lặn. Bảng màu này sẽ phù hợp để thiết kế những sản phẩm liên quan đến sức khỏe, hạnh phúc.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

70

7. Vẻ đẹp của Venice

9. Sự hòa trộn của màu vàng

10. Rừng Bắc Âu

Màu vàng là một màu sắc biểu hiện cho sự hạnh phúc, ấm áp. Khi sử dụng màu vàng có tác dụng nâng cao vị thế và tạo ra sự lạc quan, nhưng cũng gây kích động mạnh vì nó là 1 nóng, chuyển động nhanh. Sử dụng tone màu này sẽ dễ tạo phản ứng tích từ người xem.

Đây là sự kết hợp mộc mạc của tone màu xanh da trời và màu nâu. Khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra 1 màu sắc nam tính hoàn hảo cho một thương hiệu nhắm vào đối tượng khách hàng nam tính, quý phái.


12. Một nét Hy Lạp

Thông thường thì màu xanh sẽ tạo ra một không gian mát, lạnh. Bảng màu này đã được kết hợp với 2 tone màu ấm hơn (vải lanh và nho khô). Một sự kết hợp hiện đại cho một thương hiệu nội thất hoặc đồ gia dụng.

Đây là màu sắc mang đến sự cứng rắn, có thể kết hợp rất hoàn hảo với nhau. Việc kết hợp với 1 tone màu nóng (cà chua) từ phía đối lập của chiếc bánh xe màu sắc dễ tạo ra sự ảnh hưởng.

13. Sự kết hợp kiểu Pháp

14. Vẻ đẹp êm đềm của hoa anh đào

Sự phối màu này là dựa trên Gradiant màu xanh của hệ màu. Sự kết hợp này sẽ phù hợp với những thiết kế liên quan đến giới tính. Tuyệt hơn khi nó sử dụng cho phòng cưới, hoặc lời mời.

Sự sáng tạo kết hợp giữa tone màu nóng và lạnh, biểu hiện cho sự tươi mát và hiện đại. Việc áp dụng các tone san hô và thú vị, một quá trình chuyển hướng tốt đẹp từ tone màu lạnh.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

71

11. Chiều khoái lạc


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

72

LOGO

Your logo, your story


CÁCH PHÁT TRIỂN VÀ KẾT NỐI Ý TƯỞNG TRONG THIẾT KẾ LOGO

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Logo là một khía cạnh chính và bắt buộc, một công ty đang phát triển không thể không có một hình ảnh logo đại diện. Logo là hình ảnh đại diện cho một tổ chức, nó cho thấy các quan điểm, động lực, sở trường và đặc điểm của tổ chức Đối với lĩnh vực thiết kế đồ họa ngày nay, đó. những nhà thiết kế có độ tuổi và kinh nghiệm tốt trong ngành ngày càng ít dần, Vì vậy, nó phải được thiết kế một cách một số nhà thiết kế hiện nay ít phát huy thích hợp để mọi người đều có thể hiểu những giác quan sáng tạo khi thiết kế và cảm nhận được những ý nghĩa đằng hoặc họ không có sự hăng say trong sau mỗi một thiết kế logo. công việc của chính mình, hay có những lúc họ cảm thấy mệt mỏi với những rắc Chúng ta hãy cùng xem xét khái niệm rối trong việc hoàn thành nhiệm vụ đã đề sáng tạo và phát triển ý tưởng thông qua ra. Vì vậy đã có một số những tác phẩm bộ sưu tập của Jared Granger. Anh là thiết kế đồ họa không đáp ứng được chất giám đốc nghệ thuật và là một nhà thiết lượng cũng như tiêu chuẩn trong thiết kế. kế, người đã đưa ra những yếu tố thiết kế mà chúng ta thường không nghĩ đến khi Ăn cắp ý tưởng của các nhà thiết kế khác thiết kế logo. Jared Granger đã tập hợp sẽ không giúp bạn trở nên nổi tiếng, thành các yếu tố tạo nên một thiết kế logo một chuyên gia hay một nhà thiết kế chuyên cách hết sức khéo léo khiến chủ đề trở nghiệp, để có được sự thành công phải nên rõ ràng và tinh tế. Các mẫu thiết kế mất rất nhiều công sức để có thể phát logo của anh khi xuất hiện đã tạo nên sự triển từ gốc rễ nhằm mang lại kết quả phong phú và sống động, .

73

Việc phát triển và kết nối những ý tưởng sáng tạo trong thiết kế logo nhằm tạo dựng một hình ảnh thương hiệu gây được ấn tượng và dễ nhớ là một việc rất quan trọng.


Thiết kế của anh có khái niệm đúng với nội dung ngắn gọn, tinh lọc mà vẫn giữ được tính nguyên vẹn của logo.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

74

Bạn sẽ hiểu và nhận biết rõ hơn thông qua lời giải thích bằng hình ảnh của Jared Granger về cách phát triển và kết hợp ý tưởng trong quá trình thực hiện thiết kế. Đối với người mới bắt đầu, những chia sẻ trong thiết kế của Jared Granger sẽ là một cột mốc quan trọng


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

75


CẢM HỨNG THIẾT KẾ LOGO 2017

76

Thậm chí các công lớn cũng cần những logo nhỏ.

Color Split

2017 Logo Design Sub Trends

Doubles

Orbiting rings

Ellipses

Highly geometric animals

Fades

Monoline logos

Microlines

Exertion marks

Multicentric

Steps

Pasta Bends

Fat lines

Rising Color Shadow Breaks Simple Overlays Simplicity

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Text Boxes Wings Wrapped Yin Yang


Doubles

77

Color Split

Faded

Micro lines

Multicentric

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Ellipses


Rising Color

78

Pasta Bends

Simple Overlays

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Shadow Breaks

Simplicity

Text Boxes


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

79

Wings Wrapped

Ying Yang


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

80

2017 Logo Design Sub Trends


ĐỪNG NGHĨ KHOẢNG TRẮNG LÀ “KHOẢNG TRỐNG” White space is your friend

Với hai thiết kế quảng cáo tai nghe ở dưới đây, bạn thích cái nào? Với thiết kế bên trái, có quá nhiều chữ, màu sắc, shapes được sắp xếp trên layout khiến chúng ta không tập trung vào nội dung chính, và layout trông có vẻ rất rối, nội dung bị lặp lại. Còn thiết kế bên phải, mới nhìn vào chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra sản phẩm đang muốn quảng cáo là tai nghe, layout có nhiều khoảng trắng để thở, hiển thị thông tin vừa đủ, nhìn rất sang trọng và tinh tế.

81

Ở Việt Nam rất hay xảy ra trường hợp mọi người sợ thiết kế của mình trống trải nhìn sẽ bị đơn điệu, nên rất hay cố gắng hiển thị nhiều yếu tố hơn, nhiều nội dung hơn để lấp khoảng trắng.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Do đó, hãy cố gắng bỏ các yếu tố ra khỏi layout cho đến khi chỉ giữ lại những thứ không thể bỏ, đừng bao giờ cố nhét thêm yếu tố vào, lấp đi những khoảng trắng quý báu.


82

Tất cả các nhà thiết kế giỏi đều hiểu rõ tầm quan trọng của khoảng trắng, các vùng không gian trống được tạo ra nhằm tăng sự chú ý, làm nổi bật đến các đối tượng chính trong bố cục. Không gian này cũng giống như những diễn viên phụ có nhiệm vụ làm cho các ngôi sao của chương trình nổi bật hơn, tách ra khỏi đám đông hỗn độn. Trong thiết kế tương tác, khoảng trắng không chỉ là một lựa chọn thẩm mỹ mà nó còn phục vụ cho 2 mục đích sau.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

1. Nâng cao khả năng nhận thức, trí tưởng tượng Việc sử dụng khoảng trắng sẽ kích hoạt trí tưởng, dẫn mắt người xem hơn vào ấn phẩm thiết kế của bạn. Ngoài ra khoảng trắng cũng giúp tạo ra bản đồ tâm lý. Khoảng trắng tối thiểu được sử dụng giúp người xem tập trung nhiều hơn vào việc đọc và ghi nhớ nội dung. Khoảng trắng sẽ giúp người xem tập trung hơn vào những gì họ quan tâm nhất: đó chính là nội dung. Một chú ý nhỏ nữa là khoảng trắng giữa các dòng văn bản sẽ giúp cải thiện khả năng đọc và định vị thông tin khi đọc.


83

2. Làm rõ các mối quan hệ

Hầu hết mọi người đều nhìn thấy 2 nhóm các hình khối chứ không phải chỉ đơn giản là 20 hình khối. Những khối này đều giống nhau và điều duy nhất phân biệt chúng là khoảng trắng ngăn cách chúng. Quan sát vấn đề này có nhiều ứng dụng quan trọng trong thiết kế tương tác, đặc biệt là liên quan đến các hình thức tiếp nhận thông tin. Dưới đây là 2 điều cần nhớ: Thông tin được truyền đạt rõ ràng hơn khi tiêu đề được đặt gần hơn với các trường thông tin có liên quan tới. Như mô tả trong cuốn ebook Web UI Best Practices, nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả một chút vô định cũng có thể ảnh hưởng đến bố cục tổng thể. Đối với một thiết kế, với lượng thông tin là như nhau nhưng khi sắp xếp hợp lý thì ấn tượng của người dùng sẽ rất khác nhau.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Khi quan sát cách các đối tượng được tổ chức thông tin thị giác, nguyên tắc tâm lý học Gestalt đã đưa ra cái gọi là Quy luật của sự tiệm cận, trong đó có nhắc tới khi các hình ảnh gần nhau chúng sẽ xuất hiện những tương đồng. Ví dụ, chúng ta hãy hình vào bức ảnh trên đây.


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

84

PHẦN

03 Ý TƯỞNG

TƯỞNG LÀ CÓ


BẠN MANG ĐẾN CHO KHÁCH HÀNG BAO NHIÊU

SỰ LỰA CHỌN “Hiện tại tôi cảm thấy rằng thiết kế thêm nhiều đề xuất logo rất lãng phí thời gian. Sau hàng tuần miệt mài thiết kế một logo duy nhất, áp dụng nhiều phương pháp, kiểm tra một cách cẩn thận, tôi đủ tự tin rằng không cần thiết phải trình bày thêm 2 hay 3 sự lựa chọn khác nữa. Thay vào đó, tôi có thể tập trung thiết kế duy nhất sản phẩm sao cho hoàn hảo nhất. Nếu là bạn, bạn có đem đến cho khách hàng của mình nhiều hơn một sự lựa chọn không?”

Trong cuốn The Paradox of Choice (tạm

dịch: Mặt trái của sự chọn lựa), tác giả Barry Schwartz đã viết: “Ở một góc độ nào đó, nếu người tiêu dùng chẳng có sự chọn lựa nào, cuộc sống của họ sẽ trở nên quá tẻ nhạt. Khi có nhiều chọn lựa hơn, như một thực tế thường diễn ra trong văn hóa tiêu dùng, khách hàng sẽ trở nên độc lập hơn, có nhiều khả năng kiểm soát và cảm thấy mình có nhiều quyền lực hơn. Nhưng khi sự lựa chọn tăng lên, những mặt tiêu cực cũng bắt đầu phát sinh và có thể làm cho người tiêu dùng cảm thấy quá tải. Khi đó, nhiều chọn lựa không tạo ra cho người tiêu dùng sự tự do hơn mà chỉ đem đến cho họ nhiều lo lắng hơn”. Các chuyên gia này giải thích rằng khi có quá nhiều lựa chọn, khách hàng sẽ không có đủ thời gian để tìm hiểu một

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Thông thường bạn sẽ phải đưa ra cho khách hàng từ 3 đến 4 ý tưởng khác nhau, nhưng bạn nên trình bày chúng bằng lời nói thay vì hình ảnh. Khách hàng sau đó có thể tự hình dung ra từng hướng đi khác nhau mà không bị phân tâm bởi những chi tiết mà bạn sẽ thiết kế trong giai đoạn sau, ví dụ như là màu sắc hay kiểu chữ. Khi khách hàng đã đồng ý hướng đi phù hợp nhất, lúc ấy hãy bắt đầu tạo mockup và chuẩn bị bài trình bày. Giải thích ý tưởng bằng lời nói (và đôi khi bằng bảng vẽ sơ bộ) sẽ nhanh chóng hơn nhiều so với khi dùng Photoshop hay Illustrator, vậy nên ý tưởng hay nhất sẽ phát triển nhanh hơn mà không cần phải lãng phí thời gian thiết kế thêm 2-3 sự lựa chọn khác.

85

- Theo Nhà thiết kế Sonia Gazzelloni


86

sản phẩm đủ sâu và luôn ở trong tình trạng “không hài lòng với một sản phẩm nào cả”. Tệ hơn, khách hàng còn cảm thấy bối rối hoặc lo lắng. Theo các chuyên gia, việc tạo ra quá nhiều chọn lựa cho khách hàng thường dẫn đến những tình trạng sau. Khách hàng trì hoãn việc ra quyết định lựa chọn thiết kế: Khi có quá nhiều sự chọn lựa, khách hàng sẽ không xử lý kịp thông tin và có khuynh hướng chần chừ.. Họ thậm chí có thể bị mất phương hướng và quên đi đâu là mục tiêu, quan tâm hàng đầu của mình.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Khách hàng không cảm thấy thỏa mãn. Càng có nhiều chọn lựa khách hàng càng có khuynh hướng cảm thấy không hài lòng với một chọn lựa nào cả.

Không nhất thiết cứ phải thiết kế ra nhiều đề xuất là tốt mà hãy tập trung phát triển những ý tưởng hay và triển vọng nhất, vừa tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức cho bạn mà hiệu quả đạt được sẽ tốt hơn.


Dù nổi tiếng, những designers này luôn tiếp tục duy trì các portfolio trực tuyến và điều này mang lại sự thấu hiểu thú vị với những người xem thấy chúng Một trang web portfolio là một cách lý tưởng để đưa tên bạn lên, cho mọi người thấy tác phẩm cùa bạn và nhận những nhận xét về thiết kế của mình. Đó thực sự rất cần thiết nếu bạn đang tìm kiếm một công việc cố định hoặc tự do hay săn đón những cộng tác viên đầy sáng tạo. Các designer nổi tiếng nhất trên thế giới thường không tìm kiếm những điều này, nên có lẽ nó sẽ hơi bất ngờ vì nhiều người trong số họ tiếp tục duy trì portfolio trực tuyến. Nhưng nhiều người vẫn làm vậy và vẫn còn nhiều thứ họ có thể dạy cho chúng ta.

87 BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

BẠN HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ PORTFOLIO CỦA 8 NHÀ THIẾT KẾ NỔI TIẾNG?


88

1. SUSAN KARE

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Nếu như bạn chưa biết gì về Susan Kare, bạn có thể dành chút thời gian nhìn vào công việc của bà ấy. Bởi vì bà đã tạo ra nhiều biểu tượng quen thuộc cho Apple Macintosh vào những năm 1980 bao gồm thùng rác, Lasso và Happy và Sad Macs. Bà ấy cũng là người tạo ra các font chữ như Chicago, Monaco và Geneva và đã thiết kế ra hàng ngàn icon cho nhiều thương hiệu toàn cầu. Thật tuyệt vời khi thấy một portfolio có thiết kế chủ đạo là tập hợp các biểu tượng như vậy và nó là một tài nguyên lớn cho các designer đang tìm nguồn cảm hứng cho mình. Kiển tra kĩ càng các thiết kế trước khi ra mắt – bao gồm các sản phẩm cho Apple, Facebook, Microsoft và Paypal – sẽ giúp bạn hiểu được điều gì đã tạo ra các icon đẳng cấp nhất thế giới. Kare tin rằng những icon đẹp, tốt nên mang lại hiệu quả và dễ dàng nhận biết


như là các bảng kí hiệu trên đường, không có bất cứ chi tiết thừa mà có thể gây khó chịu cho người dùng. Portfolio của bà cho chúng ta thấy chúng trông như thế nào trong thực tế.

2. PETER SAVILLE Peter Saville là một giám đốc nghệ thuật người Anh và là một nhà thiết kế đồ họa được biết đến nhờ những bao cứng đựng đĩa hát ông đã thiết kế cho Factory Records trong lúc đang giữ chức giám đốc nghệ thuật cho công ty vào thập niên 1980. Năm 2004 ông là giám đốc sáng tạo cho Manchester City và vào năm 2010 ông đã thiết kế đồng phục sân nhà cho câu lạc bộ túc cầu này.

89

Trang portfolio của ông bao gồm các mục được phân loại cẩn thận về các bao đựng đĩa hát, các bìa hoặc bao bì trải dài từ năm 1978 tới 2016. Ảnh hưởng bởi trường phái tân cổ điển và kiến trúc hậu hiện đại, tác phẩm của ông được miêu tả bởi The Guardians như là sự kết hợp “ sự tao nhã chính xác với khả năng phi thường để nhận diện các hình ảnh có thể tóm tắt được khoảnh khắc”.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Trong một kỉ nguyên số, khi mà các bìa album dạng vật chất hầu như không còn tồn tại, portfolio rộng lớn của Saville lóe lên như tia sáng khi thiết kế, nghệ thuật và âm nhạc như hòa vào nhau và chúng thực sự đang vượt qua các giới hạn của mình. Bất cứ ai muốn vượt lên trên khả năng tầm thường như là một designer và tạo ra cái gì đó thật sự đột phá sẽ thành công.


90

3. APRIL GREIMAN

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Là một trong những designer đầu tiên kết hợp cùng công nghệ máy tính, Greiman được công nhận trên thế giới cùng với cộng sự Jayme Odgers trong việc lập ra phong cách thiết kế “New Wave” ở Mỹ trong những năm 1970 và 1980. Bà đã nhận được huy chương vàng cho giải thưởng thành tựu suốt đời từ Mỹ viện nghệ thuật đồ họa. Hiện tại, Greiman đứng đầu lĩnh vực tư vấn thiết kế công ty Made in Space ở LA và tiếp tục tạo ra các loại hình nghệ thuật độc đáo, thú vị. Các dự án transmedia của Greiman đã được chụp lại và trưng bày trên trang portfolio vô cùng ấn tượng và chính nó mang một vẻ bắt mắt và đột phá. Đa số chúng thật sự rất đẹp và khác xa với công việc thường ngày của hầu hết designer. Nhưng đó mới là điều nhắc nhở chúng ta rằng dù nghệ thuật và thiết kế giàu tưởng tượng và vô hạn thế nào đi nữa và cách chúng truyền cảm hứng cho ta giúp mở rộng khả năng sáng tạo vươn tới những khả năng mới hơn.


Portfolio của Kidd mang đến hơn 300 thiết kế bìa tuyệt nhất của mình với một định dạng dễ tiếp cận hơn. Kết hợp việc sử dụng typography đầy sáng tạo với hình ảnh mang tính tượng hình theo một cách mà làm cho ta cảm thấy ngay lập tức vô cùng tân thời, chúng phối hợp ăn ý để khuyến khích người đọc với tay lên kệ và ngập mặt vào trong cuốn tiểu thuyết. Dù bạn đang thiết kế bìa sách hay bất cứ loại thiết kế nào nhắm tới việc thu hút sự chú ý thì sẽ có nhiều điều bạn cần học bằng việc tham khảo tuyệt tác của nhà thiết kế tài ba này.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Chipp Kidd là một nhà thiết kế đồ họa người Mỹ nổi tiếng với các thiết kế bìa sách rời vô cùng độc đáo. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông, The Cheese Monkeys, là một tác phẩm bán chạy nhất. Và cuốn gần đây nhất là Go: A Kidd’s Guide to Graphic Design là cuốn sách đầu tiên dạy thiết kế đồ họa cho trẻ em. Ông cũng nhận được giải thưởng Thiết kế quốc gia về mảng truyền thông và bài nói chuyện ở TED của ông đã nhận được hơn 1,3 triệu lượt xem.

91

4. CHIP KIDD


92 BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

5. KATE MOROSS Một designer, họa sĩ minh họa, giám đốc nghệ thuật, Kate Moross được biết đến nhờ vào tình yêu của mình dành cho các nét vẽ nguệch ngoạc năng động và đầy màu sắc. Từ năm 2008, cô đã áp dụng phong cách độc đáo của mình vào các video ca nhạc, vải, nhận diện thương hiệu, tường, thời trang và bìa tạp chí. Gần đây nhất công ty của cô, Studio Moross, đẫ tạo hình ảnh cho chuyến lưu diễn của ban nhạc One Direction. Trang portfolio của Moross nổi bật với nhiều lựa chọn trong các kiệt tác đầy sắc màu và tươi sáng của cô ấy. Nó đươc chia thành các hạng mục sau: Typography, Geometric, Moving Image, Editorial Products, Collaborations, Posters và Flyer Advertising. Trong khi phong cách của cô đã được sao chép nhiều (và không ai sẽ cảm ơn bạn vì bắt chước bạn một cách không suy


nghĩ). Có nhiều điều bạn có thể học được ở đây về cách sử dụng màu sắc, tiếp cận sâu hơn vào nghệ thuật chữ và cách làm cho thiết kế của bạn sống động hơn. Chỉ cần chú ý là bạn có thể sẽ cần kính mát đấy…

Vitore đã chọn một trang Behance hơn là một trang web đặt trước để trưng bày các thiết kế của mình nhưng ai quan tâm chứ? Đó cũng tính là công việc và có một sự lựa chọn vô cùng tuyệt vời ở đây bao gồm các thiết kế xã luận, nghệ thuật chữ, minh họa và hơn thế nữa. Những điều cần nhớ từ những dự án này là: làm thế nào đặc tính không liên quan và sự phá luật khi được sử dụng một cách chín chắn và theo bản năng có thể giúp sản phẩm của bạn nổi bật và làm cho thế giới sẽ ngay lập tức tìm đến bạn. Hoặc đơn giản hơn, bạn cần phải hiểu luật để có thể phá được luật.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

James Vitoire là một giám đốc nghệ thuật ở Brooklyn, một designer và là tác giả mà tác phẩm của ông đã được triễn lãm 2 lần tại Bảo tàng nghệ thuật hiện đại. Miêu tả chính mình như là “một designer cho những khách hàng dũng cảm”, ông điều hành một studio thiết kế độc lập, là một tác giả và nhà làm phim và chia sẻ tình yêu với thiết kế qua các bài giảng, các lớp học nhỏ và các bài viết.

93

6. JAMES VITOIRE


7. DEBBIE MILLMAN

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

94

Được đặt tên “một trong những designer có ảnh hưởng nhất còn làm việc cho tới ngày nay” bởi Graphic Design của Mỹ, Debbie Millman cũng là một tác giả, nhà giáo dục, nhà chiến lược và là chủ của podcast Design Matters. Bà ấy đang làm việc với hơn 200 thương hiệu lớn nhất thế giới và cũng là một diễn giả thường xuyên về thiết kế và nhãn hiệu, và là chủ tịch danh dự của AIGA. Tất cả những vai trò này được phục vụ bởi website của bà, bao gồm một portfolio về những ví dụ trong công việc minh họa và nghệ thuật chữ. Điều này chỉ là tối thiểu và chỉ thể hiện những chi tiết nhỏ: click vào chúng sẽ không hiện ra phiên bản lớn hơn nhưng thay vào đó nó sẽ dẫn bạn tới phần công bố. Nhưng chúng tôi vẫn nghĩ là nó đáng được có tên trong danh sách này bởi vì một sự chọn lọc nhỏ xíu trong sản phẩm của Millman sẽ gợi lên thêm cảm hứng và ý tưởng sáng tạo hơn nhiều portfolio khác của hầu hết các designer.


95

8. JESSICA HISCHE

Việc sử dụng typography một cách tinh vi (không bất ngờ gì), hướng về nghệ thuật một cách tuyệt đẹp và cách bố trí tao nhã, portfolio trực tuyến của Hische phân chia tác phẩm của bà thành nhiều phần khác nhau: Advertising, Books and film, Editorial, Identity và Miscellany. Với những cuốn sách và bản in cũng được bán trên trang của mình, bà ấy đã cố gắng hết sức vào việc trình bày công việc của mình trong một ánh sáng đẹp nhất và nó trông như là một nguồn cảm hứng cho bất cứ ai ước muốn làm điều tương tự.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Một nhà thiết kế người Mỹ, họa sĩ minh họa và typographer sống và làm việc ở Brooklyn, Jessica Hische nổi tiếng với những dự án cá nhân ví dụ Daily Drop Cap cũng như dự án cho những tên tuổi lớn như là AIGA, American Express, Penguin Victoria’s Secrect và Wired. Bà cũng cho ra đời một lượng lớn các typeface thuộc quyền sở hữu riêng và thương mại.


96 BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

HÃY “ĂN CẮP” NHƯ MỘT NGHỆ SĨ Trong ngành đồ họa, vấn đề ăn cắp ý tưởng đã luôn là mối quan tâm trong suy nghĩ của hầu hết các designers. Nhất là đối với thiết kế logo, vì logo là bộ mặt của thương hiệu, do đó mối quan tâm lo ngại nhất và cũng quan trọng nhất là làm sao để thiết kế ra được một logo thương hiệu mà không bị đánh giá là ăn cắp ý tưởng của một ai đó hay một công ty nào đó? Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng có lẽ là không!

Những điều bọn sáng tạo chưa bao giờ nói với bạn

Chỉ với một chút nghiên cứu, bạn có thể thấy ngành thương mại của bạn có hàng ngàn công ty khác cạnh tranh, tất cả những công ty đó cũng đang ra sức thu hút khách hàng về phía họ. Đồng thời, điều hiển nhiên


Bạn là một designer nhỏ bé trong một thế giới khổng lồ đó, bạn rất dễ dàng bắt gặp ở đâu đó concept người ta đã làm giống y như cái mà bạn đang muốn làm. Design cũng giống như các loại hình nghệ thuật khác, hầu hết các designers đều hoàn thành thiết kế của họ bằng cách tham khảo ý tưởng từ những thiết kế khác. Có thể có nhiều bạn đọc tới đây thì “cái tôi” của mình nổi lên và cho rằng mình

Đọc đến đây có thể bạn đang có rất nhiều suy nghĩ trong đầu, có thể là đồng tình hoặc không đồng tình. Nhưng các bạn hãy đọc những dòng dưới đây trước nhé:

97

hoàn toàn sáng tạo mà không dựa vào bất kỳ một thiết kế nào khác cả.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

khi nhiều công ty làm chung một chuyên ngành đang cố gắng truyền đạt về sản phẩm của họ thì vô tình những thông điệp mà họ truyền tải đi là giống nhau. Điều này dễ dàng dẫn đến các công ty hướng về cùng một concept và sẽ cho ra nhiều thiết kế tương tự như nhau.


1. Nghệ sĩ là phải biết ăn cắp

Mỗi một nghệ sĩ thường bị hỏi, “Mày lấy những ý tưởng từ đâu ra đấy?” Thằng nào trung thực sẽ trả lời, “Tớ ăn cắp chúng.”

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

98

Tôi biết, bạn sẽ nghĩ đi ăn trộm thì sao là sáng tạo được. Sơn Tùng MTP, nếu anh đạo Chúng ta không thuộc về nhau từ We don’t talk anymore, thì đừng có gọi mình là nhạc sỹ. Nhưng đây là lời khẳng định của Austin Kleon trong cuốn sách best-seller toàn cầu của ông về sáng tạo “Không có gì là độc đáo 100%”. Hay như danh họa Pablo Picasso nói “Nghệ thuật là sự ăn cắp.” Hãy thử một ví dụ. Bạn vừa xem một quảng cáo Tết Sum Vầy của Coca hay Đi tìm Dory của Pixar và trầm trồ trước những bộ óc tài năng: “Làm thế quái nào mà họ nghĩ được những thứ này?” Câu trả lời là họ ăn cắp đấy. Ấy, không phải theo nghĩa bê nguyên xi, mà ý tưởng của họ được nhào nặn từ hàng trăm-nghìn-triệu ý tưởng, ăn cắp từ 2,000 năm lịch sử hội họa học trên trường, từ các giáo sư đại học, từ đồng nghiệp, từ đối thủ...Và sau khi hàng triệu ý tưởng “không rõ xuất xứ” này “quan hệ” với nhau, sản phẩm sáng tạo mà bạn ngưỡng mộ đã được sinh ra. Như nhà văn Jonathan Lethem đã nói, “khi dân tình gọi thứ gì là độc đáo, khả năng 9/10 chỉ là họ không biết danh mục tham khảo hay nguồn tư liệu nguyên thủy liên quan”. Hay như nhà văn André Gide người Pháp phán, “Mọi chuyện cần được nói ra đã nói cả rồi. Nhưng chỉ có điều là, chẳng bố nào thèm nghe, nên mọi thứ lại phải nói đi nói lại.” Vậy nên, bạn cần bỏ ngay cái định kiến về nghệ sĩ, kiểu như “Anh ta, 1 mình 1 căn phòng trống, với một quyển sổ và cây bút trên tay. Và bụp, bóng đèn lóe sáng. Anh viết như điên trên giấy. DING! Một bài hát hay điên đảo đã được hạ sinh”. Thay vào đó, bạn cần ghi nhớ đi ăn cắp thật nhiều ý tưởng. Vấn đề làm sao để thành siêu đạo chích thì có nhiều cách.


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Khi các ý tưởng giao phối với nhau 99


2. Đừng chờ cho đến khi bạn biết mình thực sự muốn gì Đừng đợi đam mê, mà hãy truy đuổi nó Trong thế giới nghệ sĩ, có hai loại kẻ Trộm: Trộm tốt và Trộm tồi. Trộm tồi chỉ trộm từ một nguồn và bắt chước lại hoàn toàn, Trộm tốt trộm từ nhiều nguồn và biết cách “Remix”. Trộm tồi ngồi nghĩ và đợt đến khi “quả táo sáng tạo” rụng, Trộm tốt học cách chôm chỉa ngay từ khi vào nghề. Tôi đã nghe hàng ngàn lời than phiền rằng “Nhưng, em không biết đam mê của mình”, “Nhưng, em vẫn chưa (bao giờ) vẽ ra được một ý tưởng tốt”. Nhưng “Sự thật là, đứa nào cũng như em vậy hết. Thử đi hỏi bất cứ nghệ sĩ tạo ra những sản phẩm thực sự sáng tạo, và họ sẽ nói em sự thật: Họ không biết những ý tưởng hay ho đó đến từ đâu. Họ chỉ biết lao đầu vào làm việc. Mỗi ngày.”

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

100

Sự khác biệt giữa trộm tốt và trộm tồi Vậy nên, “Fake it till you make it”. Nếu bạn muốn làm diễn viên, hãy cứ nhận vai đóng thế. Nếu bạn muốn làm ca sỹ, cứ lên Youtube hát nhạc Cover. Nếu bạn muốn viết điểm sách, cứ viết Tóm tắt sách trước đi. Hãy cứ giả vờ làm một nghệ sĩ. Ai đấu tố bạn đâu. Chẳng phải nếu mỗi ngày bạn viết 1 trang tiểu thuyết, thì sau 365 ngày, bạn đã có một cuốn sách đủ dày để làm vũ khí rồi sao. Như Salvador Dalí, danh họa đại tài xứ Catalonia, Tây Ban Nha nói: “Những ai không biết bắt chước, chẳng tạo ra thứ gì sất.” Có hai lưu ý khi bạn bắt đầu bắt chước: Một, bạn sẽ chôm chỉa của ai. Hai, bạn bắt chước cái gì. Câu số 1 thì dễ, bạn thần tượng người nào thì hãy mô phỏng lại người đó. Giả dụ hãy học cách: trắng và thơ ngây như Ngọc Trinh, mắng đàn ông “duyên dáng” như chị Trang Hạ, diễn hài giỏi như Hoài Linh. Nếu được, cứ thẳng thừng sao chép 99% “DNA” của họ. Như Paulo Coelho, tác giả của Nhà Giả Kim nói: “Bạn phải trở thành người mình chưa bao giờ có can đảm mơ ước tới. Dần dần, bạn sẽ khám phá ra rằng mình cũng có thể vươn tới tầm cao như họ, nhưng cho tới khi đó, hãy cứ bắt chước và tập sáng tạo.” Câu hỏi số 2 khó nhằn hơn. Bởi suy cho cùng, nếu giống 100% người bạn hâm hộ, thì Chúa còn cần tạo ra bạn làm gì cho chật Trái Đất. Đây là điểm khác biệt giữa một tên Trộm giỏi và Trộm tồi. Một tên cả đời sẽ mãi đi chép, còn một tên, sau khi có một số chỗ cố mãi không chép được, sẽ tự biết sáng tạo để vượt vũ môn hóa rồng, tìm ra


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

101


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

102


tiếng nói riêng, phong cách riêng. Như Austin Kleon nói “Hãy đóng góp thứ gì đó cho thế giới mà chỉ mình bạn mới làm được.” 3. Đừng từ bỏ những sở thích cá nhân của mình: “Dân sáng tạo cần thời gian để không làm gì. Tôi kiếm một vài ý tưởng hay nhất của mình khi tôi chán, đó là lý do mà tôi không bao giờ đem quần áo của mình đi giặt hiệu. Tôi yêu tự ủi quần áo của mình - việc nhà này thật chán nhưng thật tốt để khởi sinh ý tưởng. Nếu bạn đang cạn kiệt sáng kiến, hãy đi rửa bát. Hay đi bộ thật xa. Hay nhìn vào một điểm trên tường bao lâu bạn thích. Như nghệ sĩ Maira Kalman nói, “Trốn tránh công việc là cách để tôi tập trung suy nghĩ” Đừng ngồi lì trong phòng

Nếu bạn tìm thấy một thiết kế hoặc themes phổ biến và thực sự hấp dẫn, có rất nhiều cách bạn có thể làm nó theo cách của riêng bạn. Lúc này bạn cần tìm hiểu một cách cực kỳ chính xác, bạn yêu thích gì từ nó, màu sắc? shape? font chữ? hay đối tượng đang được miêu tả?

103

4. Thể hiện một điều với nhiều cách khác nhau

Nếu bạn muốn truyền tải thông điệp như đối thủ của bạn, hãy cố gắng nghĩ ra những cách khác nhau để làm như vậy. Một logo hình vuông sẽ giúp công ty của bạn trông mạnh mẽ và đáng tin cậy? Vậy tại sao không thử sử dụng một logo màu đen cũng để thể hiện sự mạnh mẽ? Một thiết kế về bảo vệ môi trường luôn sử dụng màu xanh lá cây để thể hiện? Vậy tại sao bạn không thử chơi với những yếu tố khác lấy từ thiên nhiên như lá hoặc cây cối, đất đai, hãy suy nghĩ cách để kết nối màu sắc của chúng lại một cách tự nhiên như xanh dương hoặc nâu.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Bạn thích một logo con mèo, hay bạn thích một logo mà chỉ thể hiện cách con mèo đó được nhìn như thế nào? Nó có thể tốt hơn khi không có con mèo nhưng vẫn thể hiện được một cách trừu tượng gợi cho ta nhớ đến tư thế nào đó của con mèo. Tham khảo và lấy cảm hứng có nghĩa là sử dụng các yếu tố thật nhỏ từ thiết kế của người khác và tái sử dụng biến nó thành của mình một cách độc đáo và mới mẻ.


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

104


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

105


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

106


HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI... Một trong những thứ tốt nhất cho việc giải quyết những thứ sáng tạo nhất là sự khát khao học tập. Hầu hết những người thiết kế và chuyên gia về trải nghiệm mà tôi biết đều có thêm một bằng cấp nào đó. Nhưng nếu bạn muốn đào sâu hơn, bạn có thể thấy rằng một số bằng cấp hoàn toàn không có liên quan. Sự thực là điều tuyệt vời nhất bạn học được khi ngồi trên ghế giảng đường là chính bạn chịu trách nhiệm cho những thứ bạn biết và cách bạn học.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

107

Đừng bao giờ ngưng học tập vì khi bạn dừng học là khi bạn bị đào thải


Tài liệu tham khảo 1.

https://issuu.com/designdegreeecuad/docs/current04

Where do ideas come from 2. https://www.davidairey.com/where-do-ideas-come-from/ Chọn font gì, 5 nguyên tắc chọn và sử dụng kiểu chữ 3. http://idesign.vn/kien-thuc/chon-font-gi-5-nguyen-tac-chon-va-su-dung-kieu-chu/

4. Làm quen với 10 dạng visual content https://blog.mediaz.vn/lam-quen-voi-10-dang-visual-content/

108

Portfolio các nhà thiết kế nổi tiếng 5. http://designs.vn/tin-tuc/ban-co-the-hoc-duoc-gi-tu-cac-portfolio-cua-10-nha-thiet-kenoi-tieng_215592.html#.WgA9HWiCzDd Develop eye for good design 6. https://99designs.co.uk/blog/tips-en-gb/develop-eye-for-good-design/ How to brainstorm by yourself 7. https://99designs.co.uk/blog/tips-en-gb/how-to-brainstorm-by-yourself/ How to font selection 8. https://99designs.co.uk/blog/tips-en-gb/how-to-font-selection/

9.

https://www.itsnicethat.com/news?page=3

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

10. 7 cách feedback hiệu quả cho creative http://sdmedia.vn/blog/detail/7-cach-feedback-hieu-qua-cho-creative 11. 5 bước để tránh ăn cắp ý tưởng http://uyen.vn/5-buoc-de-tranh-cap-y-tuong/ 12. Cách để rèn luyện tư duy sáng tạo http://pixeland.vn/cach-de-ren-luyen-tu-duy-sang-tao/ 13. Ý tưởng là gì http://yume.vn/y-tuong-la-gi-35c7e5ce.html 14. Tự học thiết kế đồ họa nên bắt đầu từ đâu https://toihocdohoa.com/blog/tu-hoc-thiet-ke-do-hoa-nen-bat-dau-tu-dau/


15.

https://issuu.com/jaiminimistry/docs/guidelines

16. Bí quyết thay đổi tư duy sáng tạo http://vinamax.com.vn/thiet-ke-website/bi-quyet-thay-doi-tu-duy-sang-tao-102.html 17. Những nguồn hữu ích dành cho các nhà thiết kế logo http://blog.logoart.vn/nhung-nguon-huu-ich-danh-cho-nha-thiet-ke-logo/ 18. Ứng dụng sắc độ tối và sắc độ sáng vào thiết kế http://rgb.vn/ideas/explore/ung-dung-sac-do-sang-va-sac-do-toi-vao-thiet-ke 19. Bí quyết thiết kế flyer hấp dẫn http://rgb.vn/ideas/ideas/bi-quyet-thiet-ke-flyer-hap-dan 20. Tâm lí học trong thiết kế logo http://blog.logoart.vn/tam-ly-hoc-trong-viec-thiet-ke-logo/ 21. Tạp chí graphics https://designshack.net/category/articles/graphics/page/3/

23. Tầm quan trọng của khoảng trắng trong thiết kế trải nghiệm người dùng https://viblo.asia/p/tam-quan-trong-cua-khoang-trang-trong-thiet-ke-trai-nghiemnguoi-dung-qzaGzLnpkyO

109

22. 2017 Logo design trends and inspiration http://justcreative.com/2017/06/04/2017-logo-design-trends-inspiration-gallery/

24. Thiết kế đồ họa ảo tưởng và thực tế https://careerbuilder.vn/vi/talentcommunity/thiet-ke-do-hoa-ao-tuong-va-thucte.35A508BB.html

1. https://unsplash.com/ 2. https://www.pinterest.com/ 3. https://www.freepik.com/ 4. https://graphicriver.net/ 5. http://rgb.vn/ideas/ideas 6. http://justcreative.com/2017 8. http://cdgd.com/work 9. https://www.behance.net/ 10. https://www.smashingmagazine.com

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

Các bài viết có sử dụng ảnh minh họa từ các trang:


Lời kết Niềm vui sáng tạo không chỉ là thấy một cái gì đó dưới aánh sáng khác, nghĩ ra một ý tưởng tươi sáng chưa từng có trước đây. Đó còn là vượt qua những mâu thuẫn phải có để biến ý tưởng thành hiện thực, là niềm vui kết giao thêm những cá tính mạnh, lầ nhận ra mình đầy hơn so với hôm qua.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

110

Ý tưởng, muốn có không thể vội. Cứ nghĩ là tuồn ra hết những ý tưởng tồi để sau này có chỗ cho những ý tưởng xuất sắc lòi ra. Đừng bỏ cuộc. Để nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh, bạn phải nhận ra mình là một nhà thiết kế với phong cách riêng biệt chứ không phải sao chép các mẫu thiết kế hoặc phong cách thiết kế của ai khác, hãy sáng tạo và kiên định lập trường của bạn. Làm sao để tạo được sự khác biệt này? Hãy thử phá vỡ các quy tắc thiết kế và chấp nhận rủi ro. Hãy thử các kiểu thiết kế khác nhau để tìm ra cái tốt nhất có thể làm hài lòng khách hàng. Kết hợp các màu sắc khác nhau cho đến khi nào tạo ra được một thiết kế thật sự độc đáo. Hãy vui thích với chương trình thiết kế bạn đang sử dụng, tiếp tục thiết kế cho đến khi bạn cảm thấy hài lòng. Trước đây, có một lần tôi nhiều sầu quá. Bao nhiêu ý tưởng draft đều bị khách hàng chém sạch, tôi có cảm giác mình là designer tệ nhất quả đất. Một người anh cũng trong ngành thiết kế đồ họa gọi tôi ra cà phê, nói những lời khiến tôi nhớ mãi thế này: “Đôi khi phải mất tình yêu vài bận, tiếp tục đi, thì mới thu được tình yêu đúng dành cho mình. Ý tưởng cũng vậy, dẫu thế nào thì cũng phải tiếp tục. Đó là một phần của công việc. Cứ xem như “đi về nơi bắt đầu” thôi. Biết đâu vì thế mà lại ra đựược idea thiết kế hay hơn. Có câu anh rất thích thế này, đổ vỡ hôm nay sẽ mang đến cái tốt đẹp hơn sau này. Đó là cách cuộc sống này chạy. Dù biết khi bước vào con đường thiết kế đồ họa, khi có dự án, khách hàng cần gấp hay đơn giản là giục deadline, bạn phải thức khuya, đôi lúc còn không có thời gian cho bạn bè hay gia đình, cả ngày chỉ cắm đầu vào máy tính research sang tận năm châu trên thế giới. Không sao! Trong ngành này ai cũng sẽ có lúc phải như thế. Bây giờ sức trẻ và


sự nhiệt thành, lòng đam mê là những gì bạn có. Bạn sẽ có những thiết kế để đời, chiếc portfolio đầy cảm hứng trên behance hay dribble, nơi mà các designer khác muốn ghé thăm để tìm cảm hứng ý tưởng cho công việc của họ.

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

111

Thân, Trâm Anh


BOOK OF

BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

112

DESIGN IDEAS

Ý tưởng, cảm hứng trong thiết kế đồ họa


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

113


BEHIND THE SCENCE OF GOOD LOGO DESIGN

114


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.