Uspire magazine

Page 1



your welcome note Dear friends: For many students like you and me, comes with this time of year is the beginning of something new: a new school-year, new friendships, or new adventures. No matter what that something new might be, it promises us opportunities to learn and grow. Learn and grow. It is a process or a journey that takes time and efforts. Fortunately, we seldom have to walk alone. Along the way, there are other travelers with whom we can walk through ur learning journeys together. That way, we can benefit from each other’s experience and knowledge. In other words, we share to learn and grow. In that spirit, I am pleased to welcome you aboard on this journey with us, called Uspire--Uspire Magazine! As the name may already suggest, Uspire Magazine is a creative communication channel through which UWC students and alumni are inspired to share their stories. The goal is simply to inform and inspire Vietnamese youth, yourself included, in exploring and learning about the world around us. On this journey, you can learn through different forms of writing, in different sections of our magazine. With Kaleidoscope, you will be introduced to a whole new world, filled with interesting things and ideas. As you explore this world, you can try looking at it from different angles, with different perspectives presented to you in Tea and Talk. Along the way, you will also get a chance to meet others who share your interests, in Faces of UWC, and to learn about the UWC movement from its people, through UWC Insights. The choices are yours! The Uspire journey is ready and full of surprises for you! As you go along with us, we hope that you will share your thoughts. We would love to hear and learn from you too. Please write to info@uspiremag.org with your comments, thoughts or questions. We appreciate your feedback, and wish you a joyful journey! Your Editor.


lời chào mừng Chào các bạn độc giả, Đối với học sinh như chúng mình, thời điểm này trong năm thường là lúc một điều gì đó mới mẻ lại bắt đầu: một năm học mới, một tình bạn mới, hay những cuộc hành trình mới. Cho dù điều mới mẻ ấy có là gì đi chăng nữa, nó thường hứa hẹn một cơ hội để chúng ta học hỏi và trưởng thành hơn. Học hỏi và trưởng thành. Đó là một quá trình hay là một cuộc hành trình đòi hỏi thời gian và sự nỗ lực. Nhưng may mắn thay, chúng ta ít khi nào phải đi một mình trên cuộc hành trình đó. Sẽ luôn có những người bạn đồng hành, để chúng ta chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức, và để cùng nhau đi đến đích của hành trình học hỏi và trưởng thành. Với tinh thần đó, xin được chào đón bạn đến với cuộc hành trình cùng với chúng mình, cuộc hành trình mang tên Uspire – Tạp chí Uspire! Như cái tên đã nói lên được phần nào, Tạp chí Uspire là một kênh truyền thông sáng tạo nơi các bạn học sinh UWC chia sẻ những câu chuyện của mình. Mục đích đơn giản là nhằm cung cấp thông tin và truyền cảm hứng đến những người Việt trẻ, cùng đồng hành với họ trong việc khám phá và học hỏi từ thế giới xung quanh. Trên cuộc hành trình với Uspire, bạn sẽ tìm thấy thông tin qua nhiều thể loại bài viết khác nhau, trong những chuyên mục khác nhau của tạp chí. Với Kính Vạn Hoa, bạn sẽ được giới thiệu về một thế giới mới, đấy ấp những điều thú vị. Khi bạn khám phá thế giới ấy, bạn có thể thử nhìn nó từ một góc độ khác, với một cách nhìn khác, được chia sẻ với bạn trong mục Trà và Chuyện. Bên cạnh đó, bạn còn có cơ hội gặp gỡ và làm quen với những người bạn mới, trong mục Những Gương Mặt UWC, và tìm hiểu thêm về chương trình UWC từ những người thật và những câu chuyện thật giới thiệu đến bạn qua mục Cái nhìn UWC. Lựa chọn cách trải nghiệm và khám phá như thế nào là tùy ở bạn! Cuộc hành trình với Uspire đã sẵn sàng và chứa đầy những điều bất ngờ cho bạn! Khi bạn tham gia cuộc hành trình, chúng mình hy vọng bạn sẽ chia sẻ những suy nghĩ của mình. Chúng mình cũng rất muốn được nghe và học hỏi từ bạn. Hãy viết về địa chỉ info@uspiremag.org với những suy nghĩ, những lời nhận xét hay thắc mắc mà bạn có. Chúng mình quý trọng những lời đóng góp từ bạn, và chúc bạn một cuộc hành trình đầy niềm vui! Ban biên tập.


contents

mục lục

August 2015

Game Theory and Queuing in Vietnam: Why don’t people line up? Studying abroad isn’t everybody’s dream Du học không phải lúc nào cũng (chỉ) là mơ Faces of UWC: Cat Thu Nguyen Gương mặt UWC: Nguyễn Hữu Cát Thư Clinic in the Cloud Phòng khám trên mây What you should know about Greek crisis Những điều nên biết về khủng hoảng kinh tế Hy Lạp The Future on Higher Education (maybe) Liệu có thể là tương lai của giáo dục Đại Học? Tay Nguyen–The Highland in Me Tây Nguyên–Vùng Cao Nguyên trong tôi Friendship at Pearson–The Beauty of Acceptance Tình bạn ở Pearson: Giá trị của sự chấp nhận và hoà đồng Friendships at Pearson–They last for life Tình bạn ở Pearson: Tình bạn bền lâu A Wonderful Surprise Niềm hạnh phúc bất ngờ

06 08 11 16 19 23 23 31 33 35


game theory and queuing in VIETNAM: why don’t people line up?


“A

s you prepare to leave UWC to return to your respective home country, please keep in mind that each of you will be somewhat culture-shocked by your own country.” The words of our vice-principal at the end of my first year at UWC-USA still echo in my mind every time I come back home, seeing people rushing out in chaos, hoping to be the first to get out of customs at Tan Son Nhat Airport, people casually littering on the street, and people not respecting traffic safety law, etc. I often asked myself a simple question, “Why don’t people queue up?”, but even a question that simple cannot be easily answered. Not standing in line, littering, cheating in school, talking loudly on buses or not respecting traffic laws are only a few items on a long list of bad habits practiced in our daily life. These issues are so common that a term is coined for their sake: “Văn hóa lùn” (“Bad culture”). They occur so often that in the views of many, they are an inseparable part of the Vietnamese culture, that it is only natural for Vietnamese to not stand in line, for example. However, victimizing a culture is always easier than trying to understand the roots of the problem. Furthermore, accepting that such behaviors are a part of our culture is dangerous, for it prevents us from thinking of how to change ourselves for the better. What, then, causes people to behave in such a way? Insights from basic game theory, in particular the so-called “Prisoner’s Dilemma,” can help us look at the problem from a new perspective. The Prisoner’s Dilemma is a thought-experiment in Mathematics in which two captured prisoners have to independently choose to either remain silent or confess to the crime. The offer made by the police to the two prisoners is: if they both confess, each serves two years in prison. If they both remain silent, each serves only one year. However, if one remains silent, only to be betrayed by the other who confesses, then the one who confesses goes free while the silent prisoner has to serve three years in prison. In this canonical example, the optimal collective decision for both prisoners is to cooperate and remain silent. However, since each prisoner has to make the decision without being certain of the other’s decision, there is simply not enough trust to cooperate. Following individual’s optimal choice, both prisoners would confess, bringing them to the worse outcome of two years in prison for each. This mathematical example

demonstrates that two individuals making independent decisions would logically lead to a bad outcome and ignore the optimal collective outcome. We can think about the decision of whether to stand in line of people in the same way. The best scenario in this case is one in which everyone lines up and respects the “first come, first served” rule. However, if one person is tempted by his or her personal desire to cheat the rule, skip the line, and get ahead of everyone else, the rest will also find that it is in their interest to do the same. What is interesting is that, without mutual trust, even before anyone actually skips the line, just by anticipating that someone will, no one would respect the queue. In the context of traffic safety, the phenomenon that no one stops at a traffic line during rush hours can be understood as the result of everyone anticipating everyone else to not stop at the traffic line. As someone who stubbornly sticks by the rules, I stopped at the traffic line one day only to be hit from behind by another motorbike who then yelled at me: “Are you crazy? Can’t you see that no one else is stopping here?” Clearly, the decision of not respecting traffic laws in this case is not the decision of any individual, but rather a collective decision of a group of people who lack mutual trust for one another. Right now, we are in a ‘bad equilibrium’ in which everyone is stuck at the worst social outcome (i.e., no one stands in line). What makes this an ‘equilibrium’ is the fact that no single person finds it attractive to deviate from what already is (that is, if no one is lining up, no one would be willing to be the only one who lines up), making this situation seem almost inescapable. A natural question would be, “How do we move from the current bad equilibrium to a better one in which everyone respects the rule?” Without getting too involved in the details of game theory, my natural instincts require that some of us must pioneer in choosing the nicer course of action, i.e. line up, not cheat, respect traffic laws, etc. This decision necessarily makes one worse off in the short-run, as this action will be taken advantage of by others. However, in the long-run, by playing nice, one can signal to the public that they, too, can safely line up and enjoy the best social outcome together. In other words, unless you start respecting the rules, you cannot expect others to do the same, and changes must start from you adjusting your own course of actions. Trust, the key to reverse the situation, starts from individuals like us.


studying abroad isn’t everybody’s dream

W

hen we hear the phrase “studying abroad,” it is often accompanied by the “dream comes true” cliché. Such reference makes the concept sound desirable, as well as mysterious. In reality, however, “studying abroad” and “dream comes true” do not always intersect. Oftentimes, they run like two parallel one-way streets, so closely adjacent that we start to see them as one. At the end of 2014, according to the Ministry of Education and Training of Vietnam, there were approximately 110,000 Vietnamese students studying abroad. That is less than 1% of the number of students in the

country in any given current year. The majority of them choose Australia and U.S. as their destinations, while some prefer Japan, Singapore and U.K. These are developed countries with world-renowned education systems that promise their graduates with better career opportunities, and hence, easier lives in the long run. Whether these promises become anything more than just words is a question to be answered on a case by case basis, given how the outcomes of their education are not always compatible with Vietnam’s social and economic structures. Among the Vietnamese students abroad, only 10% are on some types of scholarships, while 90% are


paying for their own education and experience, even if the costs may mount up to tens of thousands of dollars a year. The journey, as one can imagine, does not always feel genuinely like a dream comes true. It feels, instead, like an investment the student’s family is willing to make, without knowing a great deal about what it really entails. When asked if studying abroad is worthwhile the investment, material or emotional, many students give an affirmative answer and point to the value of a better education and an opportunity to experience the world. What they don’t seem to be able to tell is that while the former comes with a high price and an unpredictable

yield, the latter can be obtained through many other paths that may not involve such a long-term commitment that students at the age of 15-18 shouldn’t be required to make. The truth is they don’t need to study abroad to experience the world, all they need to do is to simply go abroad. Going abroad means exposing themselves to incredible new outlooks, customs and activities. They get to see new terrains and make new friends. This doesn’t have to be part of studying abroad. In other words, we can learn abroad without having to study abroad. There are academic programs, internship programs, summer programs, conferences, projects, etc. that offer stu-


dents with the opportunity to see, experience and learn about the world, with low or minimal cost. They also don’t require a long-term commitment that puts pressure on the students. Those programs are available at any given time, for many different parts of the world. All that we have to do to find them is to look. Unlike dreams, opportunities don’t just come to us. They are to be discovered or, in many cases, created. If your desire is to get out of your home, your country and your comfort zone to experience the world, studying abroad isn’t the only answer. There is always a way, if you dare to define your own path.

du học không phải lúc nào cũng (chỉ) là mơ

K

hi nói đến “du học,” ta thường nghe nhắc đến lời ví von “giấc mơ thành hiện thực”. Chính những liên tưởng như vậy đã khiến du học trở thành một khái niệm hấp dẫn, và cũng đầy bí ẩn. Tuy nhiên, thực tế thì “du học” và “giấc mơ thành hiện thực” là hai con đường một chiều song song với nhau. Đôi khi vì hai con đường ấy quá sát nhau mà người ta lại lầm tưởng rằng chúng là một. Vào cuối năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo thống kê khoảng 110.000 học sinh Việt Nam đang theo học tại nước ngoài. Con số này nhỏ hơn 1% tổng số học sinh trong cả nước. Đa số du học sinh Việt Nam lựa chọn điểm đến là Úc và Mỹ, và một số khác thích Nhật, Singapore và Anh. Đây là những quốc gia phát triển, với nền giáo dục được cả thế giới ca ngợi, hứa hẹn cơ hội việc làm tốt hơn, và cũng đồng nghĩa với một tương lai xán lạn hơn. Tuy nhiên, liệu những hứa hẹn này có trở thành hiện thực hay chỉ là những lời nói suông lại là một câu hỏi chỉ có thể trả lời tùy vào trường hợp

cụ thể, bởi vì những gì mà du học sinh nhận được từ trường chưa hẳn đã phù hợp với mô hình kinh tế, xã hội của Việt Nam. Trong tổng số du học sinh Việt Nam, chỉ có khoảng 10% được nhận một dạng học bổng nào đó, trong khi 90% còn lại đang phải tự chi trả cho học phí và chi phí ăn ở của mình. Đôi khi toàn bộ khoản chi phí này có thể lên đến hàng chục nghìn đô một năm. Có thể tưởng tượng được rằng cuộc hành trình “du học” không phải lúc nào cũng như một “giấc mơ thành hiện thực.” Thay vào đó, nó giống như một sự đầu tư mà nhiều gia đình sẵn sàng lựa chọn dù không biết nó rủi ro hay an toàn đến đâu. Khi được hỏi liệu du học có đáng để đầu tư, về vật chất lẫn tinh thần, nhiều học sinh tỏ ra khá chắc chắn và thường nhắc đến những lợi ích của một nền giáo dục tiên tiến hơn, cũng như cơ hội để tiếp xúc với thế giới. Nhưng họ dường như không nhận ra rằng nền giáo dục tiên tiến đi đôi với chi phí cao ngất ngưởng và kết quả thì khó đoán. Trong khi đó, cơ hội tiếp xúc với thế giới có thể đạt được thông qua nhiều con đường khác, mà không cần phải đặt ra một sự cam kết với đòi hỏi quá cao từ một học sinh trong độ tuổi 15-18. Thật sự, các bạn không cần phải đi học ở nước ngoài để trải nghiệm thế giới, các bạn chỉ cần đi mà thôi. Đi nước ngoài có nghĩa là được tiếp cận những giá trị, những phong tục tập quán đặc sắc và thú vị, đặt chân lên những vùng đất mới và làm quen nhiều bạn mới. Điều này không cần phải đi du học mới thực hiện được. Nói cách khác, các bạn có thể học ở nước ngoài mà không cần phải đi du học. Có nhiều chương trình học thuật, thực tập, chương trình hè, hội thảo, dự án… tạo điều kiện cho học sinh được nhìn thấy, trải nghiệm và học hỏi từ thế giới, với chi phí thấp hoặc gần như miễn phí. Hơn nữa, những chương trình này cũng không có nhiều đòi hỏi hay tạo áp lực lớn cho học sinh và đồng thời cũng được tổ chức thường xuyên tại rất nhiều địa điểm trên thế giới. Các bạn chỉ cần tìm là sẽ thấy. Khác với những giấc mơ, cơ hội không tự tìm đến chúng ta. Các bạn phải biết nắm bắt lấy nó, và đôi khi, phải biết tự tạo ra cơ hội cho riêng mình. Nếu bạn muốn vượt qua những rào cản, để đi và trải nghiệm thế giới, du học không phải là câu trả lời duy nhất. Chỉ cần bạn tự tin bước tới, nhất định sẽ tìm được đường đi.


faces of uwc: cat thu nguyen

I

f given a chance to redo the second half of her high school experience, with a choice to attend one of the following three schools: a United World College (UWC) in Costa Rica, a private A-level school in the U.K., and an A*Star school in Singapore, Nguyễn Hữu Cát Thư would, once again, choose to have her UWC experience. As she likes to describe it, the experience has been “the best two years of my life.” However, Cát Thư admits that the decision may not have always been so easy. Uncertain and hesitant at first, she later looked back and knew in her heart that she had made the right decision. Two years at UWC Costa Rica was just the beginning of her journey to become a change-maker. Cát Thư has continued to define her chosen path towards “positive impacts for the world.” On that journey, being on the 2014 Forbes Vietnam “30 Under 30” list was a milestone for Thư,

but definitely not a stopping point. What is your story - How did you come to UWC? I had a fairly typical story for UWC students from Vietnam. Around high school, my father helped me look for opportunities to study abroad. He told me about UWC, I applied, and I got selected to be in the founding class of UWC Costa Rica. That was in the earlier years of UWC in Vietnam and there were only four placements. Costa Rica wasn’t my first choice, but I accepted, after some hesitation. That turned out to be one of the best decisions I’ve ever made. What is one thing do you like most about your UWC experience? Being a part of the founding class was a challenging, but great, experience. We had the opportunity to live and study alongside the SOS children that came from neighboring countries in Central America and opportu-


nities to define what the UWC experience should be for us. Now, many years later, sometimes I hear about traditions the newer students participate in at the school and can still remember how we first started that tradition, and that’s a very empowering feeling. What is the most valuable lesson you have learned in life? There are so many valuable lessons that it’s hard for me to pick. However, there is an important one. Before I was enrolled at UWC Costa Rica, I tried several other programs. There was a partial scholarship to a private A-level school in England. We didn’t have enough money, but my father so wanted me to take the opportunity that although not at all a gambler, he bought a full stack of lottery tickets hoping to win enough to cover the tuition. Then there was also the A*star scholarship to Singapore. I got into the interview round, but didn’t pass. Both times, not being able to go looked like a bad thing, but had I succeeded in securing my ticket to England or Singapore, I would not have had the opportunity to go to UWC Costa Rica. I’m sure both schools are excellent, but I cherish my experience in UWC and the values that made me who I am today. The lesson here is that failure isn’t necessary bad, and immediate success isn’t necessary the best out-

come. You can only tell in hindsight, of course, so the real impact for me is that I don’t get as nervous about possible failures and as complacent about possible success. There is always another open door, another opportunity. What are some of the greatest challenges you have faced during your time of studying/living abroad? Like a lot of people, I had some problems fitting in and making friends my first year in UWC Costa Rica. But I found my niches. And what difficulties I had because I didn’t have the social skills or cultural background, I made up for by being proactive in different activities on campus. I guess I adapted quickly, since I didn’t have the same problem in my second year or in Boston, U.S., where I spent my college years. What motivates you? I get excited by opportunities to make an impact, which there are quite a lot in Ho Chi Minh City. But I’m also picky about what constitutes a real impact and what are just feel-good factors, so I’m not overwhelmed with a million things I want to do. I’m more driven by what the results may be, and then the activities to get there, although the perfect combination of course is doing what I like to achieve impactful results. What is your favorite pastime?


I write and code for fun. I’m working on a scifi/fantasy novella and a Django-based web app. What is your career plan? I’m the founder of Mindstep. Right now we’re a UX agency, helping with the user-experience part of various startups and product teams in Vietnam. Our longterm goal, which we’re working on, however, is to open a professional training school for corporates and offer classes on IT, web and mobile development, UX design, project management and communication skills. In general, productivity and skills are still very low in Vietnamese workers and boosting them will bring great results. What is one goal you have for the future? Why do you want to achieve this goal? For the near future, I’m quite focused on opening my training center. That should happen March, 2016 if things go according to plan. There are a lot of opportunities in Vietnam and many bright people doing great things. The problem is that, once you’ve grown even just a little bit, great people at the top aren’t enough. You need good, productive employees: good developers, good designers, good IT specialists, good customer-service agents, good middle managers, etc. Without them, building a great company is impossible. So we’re reaching out to HRs, tech managers, company owners and people who care about improving the human capital of Vietnam to work on this together. In a few short words… Hometown: Ninh Thuan, Vietnam. Current Home: Ho Chi Minh City, Vietnam. Favorite food: I’m not picky. I enjoy many kinds of food from many cultures but for favorite, I have to say Japanese. Favorite book: Cosmo by Carl Sagan. Favorite music or band: I have really wide taste in music, so this usually depends on my mood for the day. When I was in UWC, I quite liked Lhasa de Sela. Favorite quote: “Everything is impossible, until someone does it.” - Bruce Wayne. One thing your friends don’t know about you: The idea of pushing humankind’s limit in the universe really appeals to me. At one point, I seriously considered applying for Mars One (a nonprofit organization based in the Netherlands that has put forward plans to land the first humans on Mars and establish a permanent human colony there by 2027). But that remained just a thought.

Một Cánh Cửa Khác Mở Ra Nếu có cơ hội được học lại thời trung học, và được một trong ba ngôi trường: Trường Thế giới Liên kết (UWC) ở Costa Rica, trường tư thục hệ A-level ở Anh, hay trường hệ A*Star của Singapore, Nguyễn Hữu Cát Thư sẽ lại một lần nữa lựa chọn cơ hội trải nghiệm UWC. Theo như cách Thư thường kể, trải nghiệm này là “hai năm đẹp nhất trong đời Thư.” Tuy nhiên, Cát Thư cũng thú nhận rằng quyết định này không phải lúc nào cũng dễ dàng như vậy. Lúc đầu thật ra Thư rất phân vân và ngần ngại. Nhưng sau đó nhìn lại thì Thư tin rằng mình đã quyết định đúng. Hai năm ở UWC Costa Rica chỉ mới là sự khởi đầu cho hành trình để Thư trở thành một nhân tố thay đổi trong cộng đồng. Cát Thư vẫn luôn tiếp tục hoạt động để tạo nên những ảnh hưởng tích cực cho xã hội. Trên cuộc hành trình ấy, việc có tên trong danh sách “30 Người Việt Trẻ” do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn đã là một cột mốc lớn. Nhưng với Thư, đó chưa phải là điểm dừng chân. Bạn đã đến với UWC như thế nào? Mình thuộc một trường hợp khá điển hình đối với học sinh UWC Việt Nam. Khi mình học cấp ba, bố đã giúp mình tìm cơ hội để đi du học. Bố kể cho mình biết về chương trình UWC, mình nộp đơn và được chọn trở thành một trong những học sinh đầu tiên của trường UWC Costa Rica – một trường UWC mới được thành lập. Năm ấy, UWC còn rất mới ở Việt Nam, nên chỉ có bốn suất học. Costa Rica lúc đó không phải là lựa chọn ưu tiên số một của mình nhưng sau khi lo ngại một thời gian, mình đã đồng ý. Và sau đó nó trở thành một trong những quyết định tuyệt vời nhất của đời mình. Bạn thích điều gì nhất về những trải nghiệm UWC của mình? Là một trong những học sinh năm đầu tiên tại một trường UWC quả là một thử thách đối với mình, nhưng đó cũng là một trải nghiệm rất tuyệt vời. Bọn mình đã có cơ hội được sống và học tập cạnh một làng trẻ SOS của các nước láng giềng Trung Mỹ và có những cơ hội để định hình một trải nghiệm UWC của riêng


bọn mình. Bây giờ, nhiều năm đã qua, nhưng khi mình nghe các em học sinh khóa sau kể về những hoạt động truyền thống ở trường mà các em được tham gia, mình vẫn có thể hình dung được ngày mà chúng mình bắt đầu hoạt động truyền thống ấy. Mình cảm thấy rất tự hào. Bài học đáng giá nhất mà bạn đã học được trong cuộc sống là gì? Trong cuộc sống, mình đã rút ra được rất nhiều bài học, thật sự rất khó để nói bài học nào là đáng giá nhất. Tuy nhiên, có một bài học khá quan trọng cho bản thân mình. Trước khi theo học tại trường UWC Costa Rica, mình đã thử sức với một số chương trình khác. Ngày đó mình nhận được một học bổng bán phần để theo học tại một trường tư thục hệ A-level ở Anh. Tuy gia đình mình không đủ điều kiện để cho mình theo học, nhưng bố mình lại không muốn mình bỏ lỡ một cơ hội tốt. Nên sau đó vài ngày, bố mình, dù không phải là một tay cờ bạc, đã mua rất nhiều vé số, với hy vọng rằng sẽ trúng đủ tiền để cho mình theo học tại Anh. Rồi sau đó mình lại thi một học bổng hệ A*star ở Singapore. Mình vào đến vòng phỏng vấn, nhưng lại trượt. Cả hai lần không đi được, cảm giác như là một điều thật tệ hại. Nhưng nếu ngày đó mình được đi Anh hay Singapore thì lại không có cơ hội đi học tại UWC Costa Rica. Mình rất quý những trải nghiệm mà mình có được khi tham gia UWC. Đó là những điều đã làm nên bản thân mình ngày hôm nay. Bài học mà mình nhận ra ở đây là: Đôi khi thất bại không phải là điều gì đó tồi tệ, thành công ngay tức khắc cũng không nhất thiết là thành quả tuyệt vời. Chúng ta không thể biết hết được mọi việc khi chúng đang diễn ra. Những tác động ngày xưa giúp mình trở nên không quá buồn lo về những thất bại có thể xảy ra, cũng như không tự mãn về những thành công mình có được. Lúc nào cũng sẽ có một cánh cửa khác, một cơ hội khác chờ đón chúng ta. Điều gì là thách thức lớn nhất đối với bạn trong thời gian bạn học tập và sinh sống tại nước ngoài? Giống như khá nhiều người, mình đã gặp phải một số trở ngại trong việc hòa nhập vào môi trường mới trong năm thứ nhất của mình tại UWC Costa Rica. Nhưng rồi mình nhận ra được điểm yếu của bản thân, mình cần trau dồi thêm về kĩ năng giao tiếp và xây dựng một nền tảng văn hóa chắc chắn hơn. Mình đã cố gắng hòa nhập bằng cách trở nên chủ động trong nhiều hoạt động ở trường. Nhờ đó mà mình nghĩ mình thích nghi nhanh hơn, trong năm thứ hai, cũng như khi mình học

đại học ở Boston, Mỹ. Điều gì truyền cảm hứng cho bạn? Mình thích có được cơ hội để tao ra sự ảnh hưởng lên những người xung quanh, vả những cơ hội này thì không hề thiếu ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, mình cũng khá kĩ tính trong việc lựa chọn việc gì mới thật sự tao nên những tác động. Nhờ vậy, mình mới không bị choáng ngợp trước hàng trăm việc mà mình muốn thử sức. Khi làm một dự án, mình cảm thấy được thúc đẩy bởi kết quả mà mình mong muốn và những hoạt động cần thực hiện để đạt được kết quả đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào hai điều này cũng đi liền với nhau. Thú vui tiêu khiển mà bạn thích nhất là gì? Mình hay viết lách và lập trình cho vui. Hiện tại mình đang viết một tiểu thuyết viễn tưởng ngắn và một cái ứng dụng mạng trên nền tảng Django. Bạn có kế hoạch gì cho sự nghiệp của minh? Mình là sáng lập viên của công ty Mindstep. Hiện tại, chúng mình là một tổ chức UX, giúp đỡ những người lập nghiệp và những đội ngũ làm sản phẩm ở Việt Nam. Tuy nhiên, mục tiêu lâu dài mà chúng mình đang hướng tới là mở một trường đào tạo cho doanh nghiệp và người đi làm, với các lớp IT, lập trình web và di động, thiết kế UX, lãnh đạo dự án và kĩ năng giao tiếp. Nhìn chung, năng suất và kĩ năng là hai điểm yếu điển hình của những người Việt . Mình tin rằng nếu họ được đào tạo và động viên, họ sẽ đạt được những thành quả tốt hơn. Bạn có mục tiêu gì cho tương lai? Trong tương lai gần, mình sẽ tập trung cho việc xây dựng trường đào tạo, mọi việc có lẽ sẽ được hoàn thành trong tháng 3, năm 2016. Việt Nam có rất nhiều cơ hội và rất nhiều người sáng giá, họ đang làm ra những điều thật sự tuyệt vời. Nhưng vấn đề cũng là ở đó. Một khi bạn đã phát triển, thậm chí chỉ một chút thôi, chỉ có những người giỏi ở trên lãnh đạo vẫn chưa đủ, bạn cần những nhân viên giỏi với năng suất làm việc cao hơn như, bạn cần những người lập trình giỏi, nhà thiết kế giỏi, chuyên gia IT giỏi, nhân viên chăm sóc khách hàng giỏi, quản lý cấp trung gian giỏi, v.v. Không có những người này, việc phát triển một công ty là điều không thể. Vì vậy, hiện tại chúng mình đang tìm kiếm những nhà quản lý nhân sự, quản lý kĩ thuật, giám đốc công ty và những người khác quan tâm đến việc nâng cao và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam để hợp tác làm việc.


Trong vài từ ngắn gọn… Đồ ăn yêu thích: Mình không phải là người kén ăn, mình thích nhiều món ăn từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Nhưng có lẽ món yêu thích nhất của mình là món ăn Nhật. Cuốn sách yêu thích: Cosmo của Carl Sagan. Nhóm nhạc hoặc thể loại nhạc yêu thích: Mình nghe rất nhiều loại nhạc, chủ yếu phụ thuộc vào tâm trạng của mình. Khi mình còn học ở UWC, mình khá thích ca sĩ Lhasa de Sela. Danh ngôn yêu thích: ”Điều gì cũng là không thể, cho đến khi có ai đó thực hiện chúng.” – Bruce Wayne. Một điều mà không phải ai cũng biết về bạn: Mình rất thích những ý tưởng về việc thúc đẩy những giới hạn của con người trong vũ trụ. Thật ra có lúc mình đã xem xét một cách nghiêm túc việc nộp đơn vào Mars One (một tổ chức phi lợi nhuận đặt tại Hà Lan, với kế hoạch đưa người lên sao Hỏa lần đầu tiên, và xây dựng một thuộc địa ở đó vào năm 2007). Nhưng đó cũng chỉ mới là một suy nghĩ mà thôi.


clinic in the cloud No, this is not a scene from the classic animation film Castle in the Sky by the famous director, Hayao Miyazaki. It is what UWC alumna To Nhu Huynh (UWC-USA ’08) envisions for the future of healthcare.

“A

lthough the fields of engineering and biomedical science continually push boundaries though innovation,” To Nhu discusses the idea of her project, “healthcare service delivery has fundamentally remained the same since the time of Hippocrates--the father of Western medicine: We feel sick, we go see a doctor.” Her goal, therefore, is to improve the delivery of healthcare services, using cloud-based telecommunication technology, such as calling and video-chatting. “Skip the doctor’s office,” To Nhu tells us. “Let’s imagine, wouldn’t it be great if we can just sit on our sofa at home and video-chat with a doctor via our laptop

when we need medical attention?” A year ago, as a master student in Healthcare Policy and Management, To Nhu co-founded iMindHealth--a web-based platform that enables people with mental health problems to connect with licensed providers through secured video chat. “Depression is the second cause of disability worldwide,” says To Nhu. “Despite enormous needs, we do not pay enough attention to mental health.” Even in a country with advanced healthcare like U.S., one in four people develops a mental illness every year. Among them, only four out of ten are willing to seek treatment. When To Nhu first started her project, her only part-


ner was Kei, a lawyer who is also her former boss and good friend. To Nhu, however, now has a team of eight members from all around the world working on her project. “Four members of my team are UWC alumni, two of whom I have even never met in person,” To Nhu shares. “UWC gives me a lifelong membership into a global network of incredibly talented people whom I can easily seek advice from and form business relationships with.” One big challenge To Nhu currently faces is not related to finances or technical expertise, but to how to convince her family of her pursuit. “People have a hard time understanding why I didn’t go to law school or find a wellpaid job after getting my master’s degree,” To Nhu says. “To some, I’m just an unemployed soul living on my own “cloud.” I feel lonely sometimes as given such lack of support.” The second challenge To Nhu is trying to overcome is the customer-researching process, as she acknowledges. When it comes to innovation, the media often glorifies the “upcoming” technology and its specs. Nonetheless, “upcoming” technology is useless if people do not use it. That is why To Nhu places a strong emphasis on people’s actual predicaments as well as the relationship between her platform and their problems. “This process can take months, if not years,” she adds. Later this summer, To Nhu will be one of 50 international entrepreneurs to pitch her startup at the highly selective MITx Global Entrepreneurship Bootcamp hosted by the MIT Sloan School of Management. “I ultimately want to bring this platform to Asia,” says To Nhu, “where there is a severe lack of medical infrastructure in the context of stigma pervasion.” If her project succeeds, it promises to change the face of mental healthcare in many parts of the world, including Vietnam. Thương Mai

phòng khám trên mây Đây không phải một cảnh trong bộ phim hoạt hình cổ điển Lâu Đài Trên Không Trung của vị đạo diễn nổi tiếng Hayao Miyazaki, mà là một viễn cảnh mà cựu học sinh UWC Huỳnh Thanh Tố Như (UWC-USA ’08) đã mường tượng ra cho tương lai của ngành y tế. “Mặc dù ngành khoa học và công nghệ sinh học không ngừng sáng tạo vượt qua nhiều giới hạn,” Tố Như chia sẻ về ý tưởng của mình, “quy trình cung cấp các dịch vụ y tế lại không hề có sự biến chuyển gì từ thời của Hippocrates--cha đẻ của y học phương Tây: Khi nào bệnh thì đi bác sĩ khám.” Vì vậy, mục đích của Tố Như là cải thiện quá trình cung cấp các dịch vụ y tế này bằng cách sử dụng công nghệ viễn thông có nền tảng từ Cloud, ví dụ như gọi điện thoại hay trò chuyện qua video. “Nói ngắn gọn là không cần phải đến phòng khám của bác sĩ,” Tố Như nhấn mạnh. “Tưởng tượng xem, chẳng phải sẽ rất tuyệt nếu chúng ta chỉ cần ngồi trên chiếc ghế sô fa ở nhà và nói chuyện với bác sĩ qua video trên laptop?” Một năm trước, khi còn là sinh viên thạc sĩ ngành Chính sách và Quản lí Y tế, Tố Như đã đồng sáng lập ra iMindHealth, một trang web giúp những người có nhu cầu tư vấn sức khỏe tâm lý có thể nói chuyện trực tiếp với các bác sĩ và chuyên gia tâm lý qua mạng internet. “Bệnh trầm cảm là nguyên nhân cao thứ hai dẫn đến khuyết tật trên toàn thế giới,” Tố Như chia sẻ. “Mặc dù nhu cầu là rất lớn, nhưng hiện nay chúng ta vẫn chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức để cải thiện mảng chăm sóc sức khỏe tâm lý .” Ngay cả ở một đất nước với nền y tế hiện đại như Hoa Kỳ, cứ 4 người lại có 1 người gặp vấn đề về thần kinh mỗi năm. Trong số này, chỉ có 4 trong 10 người chịu tìm đến các phương pháp điều trị. Khi Tố Như bắt đầu dự án, người đồng hành duy nhất với Như là Kei, một luật sư và cũng là sếp cũ, một người bạn, và người đồng sáng lập ra iMindHealth. Hiện nay, Tố Như đã có một đội ngũ tám thành viên làm việc từ khắp mọi nơi trên thế giới.


“Bốn thành viên trong nhóm là cựu học sinh UWC, trong đó thậm chí có hai người tôi chưa bao giờ gặp trực tiếp,” Như kể. “UWC đã cho tôi cơ hội gắn kết với một mạng lưới những con người tài năng đến từ khắp nơi trên giới. Tôi có thể dễ dàng tìm kiếm lời khuyên từ họ, cũng như cùng họ xây dựng những mối quan hệ công việc hữu ích.” Một trở ngại lớn mà Tố Như hiện đang đối mặt không phải vấn đề tài chính hay trình độ kĩ thuật, mà là làm sao để xua tan sự ngờ vực của gia đình. “Thật khó để mọi người có đủ thời gian thấu hiểu tại sao tôi không chọn ngành luật, hay đơn giản là tìm một công việc được trả lương hậu hĩnh với tấm bằng thạc sĩ của mình.” Tố Như chia sẻ. “Với một vài người, tôi chỉ là một kẻ không có nghề nghiệp mơ màng sống trên “mây.” Đôi khi, tôi thấy hơi cô đơn khi thiếu những sự động viên, chia sẻ.” Trở ngại thứ hai mà Tố Như cần phải vượt qua là quy trình tìm hiểu người sử dụng. Nói tới sự cải tiến, các phương tiện truyền thông thường tán tụng những công nghệ đột phá và các chi tiết kĩ thuật của chúng. Tuy nhiên, công nghệ nào cũng sẽ vô ích nếu mọi người không sử dụng chúng. Đó là lí do Tố Như đặt lên hàng đầu mối quan tâm về những vấn đề thực sự của người bệnh, về mối liên hệ giữa công nghệ của Như và những vấn đề này. “Quy trình này có thể mất hàng tháng trời, hay có khi là cả hàng năm trời,” Như nói thêm. Cuối mùa hè này, Tố Như sẽ là một trong 50 doanh nhân toàn cầu đề xướng dự án của mình ở hội trại có tính tuyển chọn cao MITx Global Entrepreneurship, được tổ chức bởi trường MIT Sloan School of Management. “Mục đích cuối cùng của tôi là mang nền tảng dự án của mình tới Châu Á,” Như chia sẻ, “nơi mà cơ sở vật chất phục vụ cho lĩnh vực chăm sóc y tế cho sức khỏe tâm lý đang thiếu thốn trầm trọng và mọi người còn rất ngại khi nói về vần đề này.” Nếu như dự án này thành công, nó hứa hẹn sẽ làm thay đổi bộ mặt của dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tâm lý, trên nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.


what you should know about greek crisis

Greece’s debt crisis began in 2010. Since

then, Greece has received billions in bailouts to buy its time in fixing its finances through a series of austerity measures. Despite its attempts to lower government debt and quell market fears, international banks and foreign investors have gradually withdrawn their investments, putting the country on the verge of a default. Many fear that such a default could potentially wreak havoc on the global economy. Let us take a closer look at the Greek crisis and try to have a better understanding of its cause, its current situation, and its impact on the global financial market.

How did it all start?


I

n order to pay for large expenses of the 2004 Olympic Games and higher salaries for public employees, Greece borrowed from European banks billions of euros. The Great Recession—a global economic crisis lasting from 2007 to 2009—as some argued, further perpetuated Greece’s debts. More critically, in October of 2009, Greece announced that its debts had been much more than stated for years. As this news raised doubts about the soundness of Greece’s finances as well as its capability to pay the debts, foreign investors stopped lending to Greece, putting the country at risk of bankruptcy. To avoid another Eurozone financial crisis caused by Greece’s potential bankruptcy, the International Monetary Fund (IMF), the European Commission, and the European Central Bank (ECB) issued more than 240-billion-euro bailouts for Greece. Currently, Greece owes international creditors 330 billion euros, most of which is owed directly to other Eurozone countries, particularly Germany. To put it into perspective, the entire Greek economy would have to work, without any income and compensation, for roughly two years in order pay off this debt. Proportions of Greek debt Why has it yet been resolved? With billions in bailouts, why is Greece still in crisis? The answers to this seemingly simple question are complicated. First, the bailouts were not intended to resolve Greek debt crisis, but to buy Greece enough time to fix its finances thus alleviating the international creditors’ fears. That way, we can slow them down from taking money out of the country. In order to achieve this goal, the bailouts came with harsh austerity terms on Greece, such as raising tax and cutting budget. Although the austerity program has helped Greece lower its budget deficits, it has also shrunk the Greek economy by 25% over the last 5 years. In addition, it’s raised unemployment rate to above 25%. Evidently, the austerity program does not only cause Greece to fail in improving its finances, but also puts it into a struggle to recover from the crisis. The more people who are unemployed, the less tax collected to help the government finance its activities. As a result, the Greece’s government needs to borrow to run its public sectors, adding more debts on top of its current heavy debts. More importantly, Greece is arguably put into a situation called the “impossible trinity” as an indirect consequence of the 1992 European Maastricht Treaty, which created the EU. The “impossible treaty” is an economic concept referring to the situation in which a central bank can only achieve two of the following

three goals: a stable foreign exchange rate, free capital movement, and an independent monetary policy. The Eurozone chose to have a fixed exchange rate and an open capital account, and therefore, sacrificed the monetary independence of its members. As countries of the Eurozone gave up their rights to use monetary policies including money supply, they needed to keep fiscal balances in check. Thus, the Eurozone set a budget deficit limit of 3% of the GDP for each member, and public debt-ceiling of 60% of the GDP. Regardless of this critical set up, the 1992 European Maastricht Treaty provided no solution for the event of the public debt, given its attempt to hold “no bailout, no exit and no default.” As a result, it shed no light on the solution of Greece’s current struggle. As part of the EU, Greece gave up its independent monetary policy, thus cannot print more money for the economy. At the same time, in the absence of its own currency, the Euro doesn’t depreciate to truly reflect Greece’s activities when a crisis arises. Had Greece had its own currency, when a crisis hit, its currency would have depreciated, thus making Greece’s products relatively cheaper and more competitive. This would have significantly improved the economic activities and lowered trade deficits. How does Greek crisis affect the global financial system? Since 2010, in response to the Greece’s debt crisis, most international banks and foreign creditors have sold Greek bonds and their holdings to avoid further loss from the crisis. This has significantly challenged Greece’s economy, and veered the Eurozone towards a break-up. Given the current situation, there are two proposed solutions. The first one is that Greece leaves the Eurozone. This approach will allow Greece to control its monetary policies, while letting its domestic currency to depreciate. As a result, Greek products will become relatively cheaper and more competitive, thus helping correct its budget deficit. This does good for Greece in the long run. However, by leaving Eurozone, Greece will default its debt, making it challenging for the country to borrow in the future. In addition, it will send a signal of an unsustainable European Union, making international investors wonder who would leave the EU next. This will significantly cause a lot of turmoil and ambiguity, thus hurting the EU’s economy as a whole. A solution to avoid further fear about a breakable EU is to have the EU continue supporting Greece by either providing bail out, or forgiving Greece’s debts. This has, however, raised opposition in main EU players. Greece’s fate, in many ways, is still a question mark.


những điều nên biết về cuộc khủng hoảng kinh tế hy lạp Cuộc khủng hoảng kinh tế Hy Lạp bắt đầu từ năm 2010. Từ đó đến nay, Hy Lạp đã nhận được hàng tỉ đồng tiền viện trợ để mua thời gian nhằm cứu vãn tình hình kinh tế đất nước, thông qua những chính sách thắt lưng buộc bụng. Bất chấp nỗ lực giảm thiểu nợ công và dập tắt những lo ngại thị trường của Hy Lạp, các ngân hàng và nhà đầu tư quốc tế đang dần rút lại vốn, đẩy Hy Lạp đến nguy cơ vỡ nợ. Nhiều người sợ rằng tình hình như vậy có khả năng sẽ tàn phá toàn bộ nền kinh tế thế giới. Hãy cùng nhìn nhận một cách cụ thể hơn về cuộc khủng hoảng kinh tế Hy Lạp, để hiểu hơn về nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng này, về tình hình của nó hiện nay, cũng như những tác động của nó lên nền kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đã bắt đầu như thế nào? Để chi trả cho những khoản chi tiêu lớn phục vụ Thế Vận Hội 2004 và tăng lương cho viên chức nhà nước, Hy Lạp đã vay hàng tỉ euro từ các ngân hàng châu Âu. Một số chuyên gia cho rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài từ năm 2007 tới năm 2009 đã khiến cho việc trả nợ của Hy Lạp bị trì hoãn. Quan trọng hơn, vào tháng 10/2009, Hy Lạp công bố rằng các khoản nợ của đất nước này thật ra là cao hơn rất nhiều so với những con số công bố trước đó. Thông tin này làm gia tăng nghi ngờ về khả năng tài chính thật sự của Hy Lạp, khiến các nhà đầu tư nước ngoài ngừng việc cho vay, dần đẩy đất nước này tới bờ vực phá sản. Để tránh một cuộc khủng hoảng tài chính khu vực châu Âu, gây ra bởi việc Hy Lạp phá sản, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IFM), Ủy ban Châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã thi hành kế hoạch giải cứu với hơn 240 tỉ euro cho Hy Lạp. Hiện nay, Hy Lạp nợ các chủ đầu tư quốc tế khoản 330 tỉ euro, hầu hết trong số đó là các khoản vay trực tiếp từ các nước Châu Âu, đặc biệt là Đức. Để có thể nhìn nhận con số này một cách khách quan, bạn nên biết rằng toàn bộ nền kinh tế Hy Lạp sẽ phải làm việc mà không nhận thù lao trong vòng hai năm để trả hết số nợ này. Các khoản nợ của Hy Lạp Tại sao vấn đề này chưa được giải quyết? Với hàng tỉ đồng cứu trợ, tại sao Hy Lạp vẫn chưa

thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế này? Câu trả lời cho câu hỏi tưởng như đơn giản này thực chất rất phức tạp. Thứ nhất, các gói cứu trợ không nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ nần của Hy Lạp, mà có mục đích giúp Hy Lạp có đủ thời gian để cải thiện vấn đề tài chính, từ đó xoa dịu nỗi lo của các chủ nợ quốc tế. Bằng cách đó, Hy Lạp có thể làm chậm quá trình rút vốn của các chủ đầu tư. Tuy nhiên, để đạt được mục đích này, các gói cứu trợ đã đặt ra những điều khoản thắt lưng buộc bụng, bao gồm yêu cầu tăng thuế và cắt giảm ngân sách. Mặc dù chính sách khắc nghiệt này góp phần giúp Hy Lạp giảm thiểu ngân sách, nó thu hẹp nền kinh tế Hy Lạp xuống chỉ còn 1/4 sau 5 năm. Bên cạnh đó, chính sách này còn làm gia tăng tỉ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp tới trên 25%. Rõ ràng, biện pháp hà khắc này không những khiến Hy Lạp thất bại trong việc cải thiện tình hình tài chính của mình, mà còn đẩy Hy Lạp vào một tình thế khó khăn hơn. Càng nhiều người thất nghiệp, càng ít thuế để giúp chính phủ chi trả cho các hoạt động cần thiết. Kết quả là chính phủ Hy Lạp phải vay mượn thêm để chạy các ngành công, và điều này làm gia tăng các khoản nợ của đất nước. Quan trọng hơn, Hy Lạp có thể nói là đang bị đẩy vào một tình thế gọi là “tam giác bất khả thi,” như một hậu quả gián tiếp của Hiệp ước Maastricht năm 1992 (hiệp ước đã tạo ra Liên minh Châu Âu - EU). “Tam giác bất khả thi” là một khái niệm kinh tế mà theo đó một ngân hàng trung ương chỉ có thể đạt được hai trong ba điều sau: tỉ giá chuyển đổi cố định, tự do lưu động vốn và độc lập tiền tệ. Khu vực đồng Euro đã chọn tỉ giá chuyển đổi cố định và tự do lưu động vốn, vì vậy, hi sinh sự độc lập tiền tệ của các nước thành viên. Khi các nước sử dụng đồng euro từ bỏ quyền sử dụng chính sách tiền tệ độc lập, các nước này cần bảo đảm sự cân bằng tài chính. Vì vậy, Khu vực đồng Euro đã thiết lập giới hạn thâm hụt ngân sách là 3% GDP cho mỗi nước thành viên và nợ công cơ bản là 60% GDP. Bất chấp chính sách quan trọng này, Hiệp ước Maastricht không cung cấp bất kỳ một biện pháp nào cho việc giải quyết các khoản nợ


công, mà bên cạnh đó lại còn cố gắng duy trì phương châm “không cứu trợ, không thoát ra và không vỡ nợ.” Kết quả là không có hy vọng nào cho một giải pháp đối với nợ công của Hy Lạp. Là một phần của EU, Hy Lạp đã từ bỏ chính sách độc lập tiền tệ, vì vậy không thể in tiền để giải quyết các vấn đề kinh tế. Đồng thời, cùng với việc không có một đồng tiền riêng, mà phải sử dụng đồng euro, Hy Lạp không thể giảm giá đồng tiền để khiến các mặt hàng sản xuất trở nên rẻ và cạnh tranh hơn. Một đồng tiền riêng đáng ra sẽ cải thiện được đáng kể các hoạt động kinh tế và làm giảm những thâm hụt thương mại của đất nước này. Cuộc khủng hoảng Hy Lạp đã ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu như thế nào ? Từ năm 2010, để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ nần của Hy Lạp, hầu hết các ngân hàng và chủ nợ quốc tế đã bán trái phiếu Hy Lạp, nhằm tránh mất mát thêm về sau. Điều này đã thách thức nền kinh tế Hy Lạp một cách đáng kể và đẩy Khu vực đồng Euro tới bờ vực tan vỡ. Với tình hình hiện tại, có hai giải pháp được đề xuất. Giải pháp đầu tiên là để Hy Lạp rời khỏi Khu vực đồng Euro. Cách này sẽ cho phép Hy Lạp tự kiểm soát chính sách tiền tệ và cho phép đồng nội địa mất giá. Kết quả là các sản phẩm của Hy Lạp sẽ trở nên rẻ và cạnh tranh hơn, giúp điều chỉnh mức thâm hụt ngân sách. Điều này sẽ có lợi cho Hy Lạp trong thời gian dài. Tuy nhiên, khi rời khỏi Khu vực đồng Euro, Hy Lạp có thể sẽ vỡ nợ, khiến cho việc vay mượn trong tương lai càng trở nên khó khăn. Ngoài ra, nó sẽ đưa ra tín hiệu về một EU không bền vững, làm cho các nhà đầu tư quốc tế phân vân về việc quốc gia nào sẽ rời EU tiếp theo. Điều đó sẽ gây ra một sự xáo trộn đáng kể, làm tổn thương nền kinh tế chung của EU. Một giải pháp nữa để tránh sự tan vỡ của EU là để EU tiếp tục hỗ trợ Hy Lạp bằng cách cung cấp các gói cứu trợ hoặc xóa bỏ các khoản nợ của Hy Lạp. Điều này cũng gặp phải nhiều phản đối từ các nước thành viên EU. Có thể nói, số phận của Hy Lạp vẫn còn đang là một dấu chấm hỏi.


the future of higher education, maybe.


I

still clearly remember that day. It was East Coast mid-autumn sun that followed me to ECON305. My stacks of reading materials were flapping against the breezes as I rushed my way to the faraway building. When I finally arrived, the professor had already finished seating the class. The discussion question was, “How to solve poverty in India using innovative approaches?” It made me gulp. To be perfectly honest, I was no expert on India’s domestic affairs. Sure, I lived there for two years, but who was I to say I could solve any of its “problems?” If living on top of Mahindra Hill had taught me anything, it sure was “never assume that you know.” Studying, dining, and simply being with people who could not be more different from me for two years, I’d learned to defer assumptions, respect differences, and value new ideas. But “having been to India” was apparently no qualifier to being in the professor’s discussion that day. Everyone but me was raising their hands up high, deeply engaged in heated debates over optimal methods of solving India’s biggest problem. I sat there, small-voiced, intimidated, wondering how on Earth these people had so much to talk about when none of them had even been to the country. There was a voice in my head that kept saying, “In order to experience the world, you have to live in it.” So naturally, four years later, when I first heard of Minerva—a newly accredited university where students would live and study in seven countries throughout the four years, the idealistic 18-year-old girl in me emerged again, her heart shouted: “UWC-alert, UWCalert!” Minerva’s slogan reads “Achieving Extraordinary,” which has soon become a running joke among its founding class students for being a bit too… confident. However, it is exactly that combination of idealism and humility, coupled with the need to constantly improve itself that draws people, myself included, to Minerva. The emphasis is on “achieving,” not being “extraordinary.” Like Kurt Hanz who believed that the United World College system could be a solution to the then fragmented world, Ben Nelson believes that Minerva could be a solution to some of the most pressing problems facing world in the 21st century. Being the “future of higher education” is no easy task, “But why settle for

anything less than extraordinary?” Ben would definitely say. Imagine a school that doesn’t teach you what to think, but how to think. In an age of information abundance and instant gratification of knowledge, news can be read through a Facebook status, complicated concepts are taught through open and easily accessible platforms like Khan Academy, and reading e-books is more productive than going to libraries. People start to question the validity of massive lectures and even of having a teacher. If school is there only for knowledge dissemination, one should simply not invest in it, especially when the alternative is much cheaper, if not free. But, what if going to class means being able to analyze and evaluate multifaceted and diluted information while actually gaining practical skills? What if students can systematically and purposefully apply habits of mind, such as “understanding your audience,” to difficult problems, like “raising awareness for a fundraising campaign for Foundation Rwanda?” The employers love it—93% of them say there are three things that matter more than a candidate’s undergraduate degree: critical-thinking skill, effective communication skill, and creative problem-solving skill. Imagine a school that actually utilizes technology, not for the cool and buzz-generating nature, but for its ability to maximize students’ learning outcomes. When used right, technology could help teachers better track students’ progress and generate personalized lesson plan. Imagine learning in an interactive seminar with no more than 19 students and 1 professor. Imagine being able to see constantly updated data on personal performances. You can even evaluate the professor and give him feedback. It is technology like Active Learning Platform that could change what schools look like in the 21st century. That change is overdue after being in place for 500 years. Imagine a school that does not care about your nationality, socioeconomic status or even gender. Each student is chosen only and purely based on merits. A series of IQ and EQ tests are automated each time a student applies to the school. The process ends with scripted interviews designed to minimize biases. The application process is streamlined, interesting, and fair. This is to ensure accessibility to students all over

“If school is there only for knowledge dissemination, one should simply not invest in it...”


the world, including those who could not afford expensive, multiple tests, let alone test prep courses. Imagine living and learning in San Francisco, Berlin, Buenos Aires, Bangalore, Seoul, London and Istanbul. There are no “international students,” as the concept of “domestic vs. international” changes every time the class moves to another city. Students are encouraged to use these world-class cities as their campuses. That way, students are pushed to get out of their comfort zone. The Active Learning Platform allows students and professors to be anywhere in the city or in the world. Wishful, ambitious and even crazy? Perhaps. Yet, Minerva has already existed. Its first two classes beat an admittance rate of 2.8% and 2.5% to go to the most selective university in the world. These are outstanding individuals who have published books, obtained patents, or built private companies. Minerva might be a mystery, but the people that have come to it aren’t. As one of Minerva’s first 50 employees, I’m humbled, challenged, and amazed every single day working with such talented, passionate and creative colleagues. Hopeful and idealistic? Maybe. But apparently, the investors believe in this vision too. Last fall, we secured Minerva Series B of funding at 70 million dollars, after raising seed funding the year before at 25 million. This means: the success of Minerva and its students is pivotal to a lot of people, many of whom have essentially taken a leap of faith in joining the vision at such an early stage. Only time will tell. But you can be sure that I’ll be the first to let you know the day Minerva has established itself as the Harvard of the 21st century. Linh Dao

liệu có thể là tương lai của giáo dục đại học?

T

ôi vẫn còn nhớ rất rõ ngày hôm đấy. Ánh nắng giữa thu của bờ Đông nước Mỹ theo tôi trên đường đến lớp Kinh tế 305. Tập tài liệu bay lật phật trong gió khi tôi vội vã chạy đến toà nhà đằng xa. Tôi đến lớp vừa lúc giáo sư ổn định chỗ ngồi cho sinh viên, và bắt đầu câu hỏi thảo luận “Làm thế nào để giải quyết vấn đề nghèo đói ở Ấn Độ bằng phương thức tiếp cận mới?” Tôi nuốt đánh ực một cái. Tôi thật sự không phải là một chuyên gia về Ấn Độ. Mặc dù đã từng sinh sống hai năm ở Ấn, tôi làm sao có thể giải quyết được những vấn đề của đất nước này? Nếu tôi đã học được gì từ cuộc sống trên đồi Mahindra, thì đó là “đừng bao giờ cho rằng bạn đã biết.” Cùng chung sống và học tập với những người bạn rất khác với mình hơn trong suốt hai năm, tôi đã học được cách không vội đánh giá. Thay vào đó, tôi biết cách tôn trọng sự khác biệt và khuyến khích những suy nghĩ mới. Nhưng “từng sống ở Ấn “ có vẻ chẳng quan trọng gì đối với cuộc thảo luận với giáo sư ngày hôm đấy. Trừ tôi ra, mọi người trong lớp đều giơ tay rất cao và hoàn toàn bị cuốn hút bởi cuộc tranh luận sôi nổi về những

biện pháp tối ưu cho các vấn đề nan giải ở Ấn Độ. Tôi ngồi đó, bị choáng ngợp, và băn khoăn làm cách nào các bạn ấy có thể nói nhiều đến thế trong khi chưa một ai từng đến đất nước này. Trong đầu tôi lúc đó cứ văng vẳng câu nói, “Để thật sự trải nghiệm thế giới, ta cần phải sống trong đó.” Một cách tự nhiên, 4 năm sau đó, lần đầu tiên khi tôi nghe nói đến Minerva—một trường đại học mới mở, nơi mà học sinh sẽ được sống và học ở 7 thành phố khác nhau trong suốt 4 năm học, cô bé 18 tuổi trong tôi ngày đó bỗng trỗi dậy với trái tim thấp thỏm: “Báo động UWC! Báo động UWC!” Khẩu hiệu của Minerva là “Đạt đến sự phi thường,” và đã sớm trở thành một đề tài nói vui của chính những học sinh khoá đầu vì sự… tự tin quá trớn. Tuy nhiên, chính sự lý tưởng hóa, cộng với tinh thần khiêm tốn và cầu thị của trường, đã thu hút mọi người, trong đó có tôi, đến với Minerva. Từ khoá quan trọng ở đây là “đạt đến,” chứ không phải là “sự phi thường.” Như Kurt Hanz đã tin tưởng rằng hệ thống các trường Thế giới Liên kết (UWC) là một giải pháp hàn gắn cho một thế giới từng bị chia cắt bởi chiến tranh, Ben Nelson tin rằng Minerva chính là câu trả lời cho các vấn đề


nan giải nhất của thế kỷ 21. Nếu được hỏi, Ben sẽ nói rằng, “Trở thành một nền giáo dục của tương lai không phải là việc dễ, nhưng tại sao phải chấp nhận bất kỳ một điều gì dưới mức phi thường?” Hãy tưởng tượng một ngôi trường không dạy bạn điều phải nghĩ, mà thay vào đó dạy bạn cách nghĩ như thế nào. Trong thời đại thông tin này, tin tức có thể được cập nhật qua Facebook, những khái niệm phức tạp có thể được dạy qua các diễn đàn mở và dễ dàng truy cập như Khan Academy, đọc sách điện tử còn hiệu quả hơn việc đến thư viện. Mọi người bắt đầu đặt câu hỏi về giá trị của các bài giảng đại trà và thậm chí là việc có giảng viên. Nếu trường học chỉ nhằm mục đích phổ biến kiến thức thì có lẽ chúng ta không nên đầu tư vào nó, bởi vì có các lựa chọn khác với chi phí thấp hơn, và thậm chí hoàn toàn không tốn phí. Tuy nhiên, đến lớp có thể là đồng nghĩa với việc có thể phân tích và đánh giá các thông tin đa chiều, phức tạp, trong khi thu thập những kĩ năng thực tiễn. Học sinh có thể ứng dụng một cách có hệ thống và có chủ đích các thói quen tư duy, như “tìm hiểu người nghe,” để giải quyết những vấn đề khó, như “nâng cao nhận thức và chiến dịch gây quỹ cho Tổ chức Rwanda.” Các nhà tuyển

dụng rất xem trọng điều đó. Bằng chứng là 93% trong số những nhà tuyển dụng được hỏi đều cho rằng có ba kĩ năng quan trọng hơn cả tấm bằng cử nhân của ứng cử viên xin việc, đó là: kĩ năng suy nghĩ phản biện, kĩ năng giao tiếp hiệu quả, và kĩ năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Hãy tưởng tượng một ngôi trường có thể tận dụng công nghệ không phải vì nó là một xu hướng hay phong trào “nóng,” mà bởi vì công nghệ có khả năng tối ưu hoá kết quả học tập của học sinh. Khi được sử dụng đúng cách, công nghệ có thể giúp giáo viên theo dõi quá trình học tập của từng học sinh và cá nhân hoá chương trình giảng dạy. Hãy tưởng tượng một lớp học tương tác với không quá 20 người, bao gồm cả giáo sư. Tưởng tượng bạn có thể theo dõi và liên tục cập nhật quá trình học của mình và thậm chí có thể đánh giá và gởi giáo sư những phản hồi cần thiết. Hơn một nửa thiên niên kỷ vừa qua, Mô hình lớp học truyền thống gần như chưa có thay đổi gì đáng kể. Chỉ có những công nghệ như Diễn đàn Học Chủ Động (Active Learning Forum) mới có thể thay đổi lớp học trong thế kỷ 21. Hãy tưởng tượng một ngôi trường không quan tâm


đến quốc tịch, địa vị xã hội hay thậm chí giới tính của bạn. Mỗi học sinh được tuyển chọn chỉ dựa vào tài trí và năng lực của bản thân. Một chuỗi các bài kiểm tra về IQ và EQ sẽ được tự động hoá mỗi khi một học sinh nộp đơn vào trường. Quá trình sẽ kết thúc bằng một cuộc phỏng vấn được dựng sẵn để giảm thiểu một cách tối đa những thành kiến cá nhân không nên có. Quá trình tuyển chọn dễ hiểu, thú vị và công bằng, nhằm mục đích cung cấp khả năng tiếp cận cho mọi học sinh trên toàn thế giới, bao gồm những người không thể chi trả cho các kỳ thi chuẩn hoá hay các chương trình luyện thi tốn kém. Hãy tưởng tượng được sinh sống và học tập ở San Francisco, Berlin, Buenos Aires, Bangalore, Seoul, London và Istanbul. Sẽ không hề có sự phân biệt giữa học sinh quốc tế với học sinh bản địa bởi khái niệm này sẽ thay đổi mỗi khi học sinh chuyển đến một thành phố mới. Học sinh được khuyến khích tận dụng và biến những thành phố đẳng cấp thế giới này thành ngôi trường của mình. Bằng cách này, học sinh sẽ phải thoát khỏi vùng an toàn của bản thân. Mặt khác, Active Learning Forum lại cho phép học sinh và giáo sư có thể học và dạy từ bất kỳ thành phố nào trên thế giới. Chỉ là những mong muốn, tham vọng, hay thậm chí là một sự điên rồ? Có thể. Tuy nhiên, Minerva đã và đang tồn tại. Học sinh hai khoá đầu tiên đã đánh bại những tỷ lệ tuyển sinh gắt gao 2,8% và 2,5% để đến với các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Trong đó có những bạn đã xuất bản sách, có bằng sáng chế, hay thành lập được công ty riêng. Minerva có thể vẫn là một con số bí ẩn, nhưng những người đến với nó thì không. Là một trong 50 nhân viên đầu tiên của Minerva, tôi đã luôn được học hỏi, thử thách và tìm thấy những điều ngạc nhiên mỗi ngày, khi làm việc với những đồng nghiệp đầy tài năng và sáng tạo. Kỳ vọng cao và quá lý tưởng hóa? Có thể lắm. Nhưng rõ ràng các nhà đầu tư đã đặt cược vào lý tưởng này. Mùa thu năm ngoái, Minerva đã nhận thêm 70 triệu đôla tiền đầu từ, ngay sau khoản đầu tư 25 triệu đôla vào một năm trước đó. Điều này có nghĩa sự là thành công của Minerva và học sinh của trường có ý nghĩa lớn lao đối với nhiều người, phần lớn trong số đó đã mạo hiểm và sẵn sàng tham gia với Minerva trong thời kỳ còn non nớt này. Chỉ có thời gian mới có thể trả lời, nhưng chắc chắn rằng tôi sẽ là người đầu tiên nói cho bạn biết về ngày mà Minerva trở thành Harvard của thế kỷ 21.

“Nếu trường học chỉ nhằm mục đích phổ biến kiến thức thì có lẽ chúng ta không nên đầu tư vào nó, bởi vì có các lựa chọn khác với chi phí thấp hơn, và thậm chí hoàn toàn không tốn phí.”


Tây Nguyên – The Highland in Me

I

t is such a humid night in August that people can hardly fall into sleep. The temperature is seemingly unaware of time, for there is no difference between day and night. The severe heat that has set the ground on fire during the day remains at midnight. The sky doesn’t bother to change either. It has dressed itself with a plain cover of darkening emptiness all day. It’s not like the old one. It’s not like my old highland sky—my Tay Nguyen sky, the one that would satisfy any inquiring eyes with countless illuminating dots and content the minds wishing for something glorious and magical. The thought of Tay Nguyen clicks into my head, quickly enough to afflict me with sadness as I have not seen it for years. I close my eyes, and let the old film start to roll. Through my memory, my Tay Nguyen emerges, clearly and vividly. It’s a familiar, yet mysterious highland where I’m rooted. Tay Nguyen’s nature will always give you that sense of wildness, no matter how much it keeps on changing. The honey-colored sunshine blends in peacefully with the heat of the highland. The winds carry the breath of life, raw and full of fragrance, a mixture of wild orchids, coffee seeds and basalt soil. Take in a deep breath and imagine you were there. On a February morning, you wake up to feel spring lifting you into space with a gentle touch that feels warm and chilly at the same time. Soon enough, you will be admiring a forest of coffee flowers: white and soft, unlike what you may have expected and prepared yourself for.

But spring does not wait for you to say farewell before it leaves. Summer comes quickly with the scorching sun that catches your skin while sneaking into every corner of the houses, yards, gardens and hills. The sun is so robust that it gives birth to a kind of wild flowers called Da Quy (Wild Sunflowers), which has become a symbol of Tay Nguyen and rooted in the villagers’ fresh and soul. Everywhere you go, you find yourself walking on a soft carpet of little golden flowers. The flower is resilient like the highlanders, growing in the caring hands of Mother Nature. It signifies the raw beauty, with a free spirit that these people also carry with them. Similar to spring, summer comes and goes like the wind. It will quickly be replaced by fall and winter. You can tell fall is there when you hear the unceasing rustles of the wild almond trees and feel the winds coddling your hair and skin. Then, the temperature will drop, as the night spreads over all the villages, covering Tay Nguyen with a blanket of stars. Friends hold each other’s hands tighter, lovers sit closer side by side. The winter will come shortly to tighten your bones, preparing you for the busy crop season to come. It would be a shame not to mention the hardworking highlanders of Tay Nguyen. It is strange to visitors that they never stop working, and perhaps never will. Unless Da Quy stops growing or the sun stops shining, the hands of the highlanders will always keep busy. The way Tay Nguyen highlanders live their lives opens my heart wide into life. I always find myself lucky to have been


born there, to have breathed that air from there, and to have felt the free spirit of the land. My childhood was filled of memories of running barefoot among the hills with my friends, letting the coffee fragrance embrace our bodies, playing with big fat caterpillars in the banana forests, and getting trapped by giant spider webs everywhere. I always carry with me the sound of crickets singing in the middle of a summer day. It’s the melody of my childhood, and the soundtrack of the beginning of my adventure through life. Tomorrow, I will, once again, be looking up at the sky in a different city, listening to a different melody of life, and perhaps, thinking about my Tay Nguyen in a different state of mind. However, if being a highlander has taught me anything, it is that I should always dare to dream, and always dare to follow my dreams. I will travel the world and learn

tây nguyên – vùng cao nguyên trong tôi

Đ

êm tháng Tám ẩm ướt đến ngột ngạt làm con người ta khó mà chìm vào giấc ngủ. Nhiệt độ dường như không nhận thức được thời gian, bởi chẳng có sự khác biệt nào giữa ngày và đêm Cái nóng thiêu đốt mặt đất ban ngày vẫn âm ỉ lúc nửa đêm. Bầu trời cũng chẳng buồn thay đổi. Suốt ngày, nó chỉ khoác trên mình một sắc áo tối tăm và trống rỗng. Nó không giống như bầu trời của ngày xưa, một bầu trời Tây Nguyên có thể thỏa mãn những đôi mắt muốn tìm kiếm những vì sao sáng lấp lánh, và làm dịu những tâm hồn khát khao được trông thấy một điều gì đó lộng lẫy và mầu nhiệm. Những hình ảnh ấy chợt ùa về trong tâm trí tôi, đủ nhanh để khiến tôi cảm thấy cắn rứt vì đã mấy năm rồi tôi không về thăm Tây Nguyên. Tôi vội nhắm mắt lại, và để cho cuộn phim xưa bắt đầu quay. Trong trí nhớ tôi, Tây Nguyên xuất hiện một cách rõ nét và sống động. Đó là một vùng cao nguyên thân thuộc nhưng cũng đầy bí ẩn, vùng đất cội nguồn của tôi. Thiên nhiên ở Tây Nguyên, với tôi, có khả năng lưu giữ sự hoang dã vốn có của nó, cho dù diện mạo đã và sẽ thay đổi thế nào đi chăng nữa. Ánh nắng màu mật ong


lúc nào cũng hòa quyện với sự ấm áp của cao nguyên một cách yên ả và thanh bình. Những ngọn gió nơi đây mang đến hơi thở của sự sống. Chúng thô sơ và đong đầy mùi thơm của lan rừng, hạt cà phê và vị mặn mà của đất ba dan. Bạn có thể hít thật sâu và tưởng tượng như mình đang ở Tây Nguyên. Vào buổi sáng tháng Hai, bạn thức dậy để cảm nhận mùa xuân nhẹ nhàng nhấc bạn lên không trung bằng một vòng tay vừa ấm áp và vừa se lạnh. Và sớm thôi, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khu rừng bạt ngàn hoa cà phê trắng muốt và dịu dàng. Những bông hoa từ từ bao phủ những ngôi làng với một làn hương đầy bừng tĩnh.

mùa đông đến. Mùa đông sẽ thắt chặt mối liên kết giữa mọi người, vỗ về người ta trước khi họ bắt đầu một vụ mùa mới. Quả thực, tôi không thể không nhớ đến đồng bào Tây Nguyên cần cù chịu khó. Các vị khách tới đây đều thấy lạ lẫm khi những người con của Tây Nguyên không bao giờ ngừng làm việc, và có lẽ không bao giờ ngừng, đơn giản vì họ đã hòa mình theo vòng tuần hoàn của thiên nhiên. Chỉ khi nào Dã Quỳ ngừng mọc hay mặt trời không còn rạng rỡ, bàn tay họ mới thôi không bận rộn. Cách mà người Tây Nguyên sống mở rộng trái tim tôi vào nhịp điệu của cuộc sống. Tôi luôn thấy mình may mắn khi đã được sinh ra, được hít thở bầu không khí, và được

Nhưng mùa xuân không chờ nói lời tạm biệt trước khi nó rời xa. Mùa hè đến thật nhanh với ánh nắng chói chang. Những tia nắng chà xát trên da bạn trong khi cố len lỏi tới từng góc khuất của những ngôi nhà, mảnh sân, vườn tược và đồi cây. Mặt trời mãnh liệt sinh ra một loài hoa mang tên Dã Quỳ, một phần máu, phần hồn của người dân Tây Nguyên. Đi đến đâu trên vùng cao nguyên này, bạn cũng sẽ cảm thấy như đang bước trên một tấm thảm Dã Quỳ vàng ươm, êm dịu. Tôi yêu Dã Quỳ bởi nó dẻo dai như đồng bào vùng sơn cước, lớn lên nhờ bàn tay chăm sóc của Mẹ Thiên Nhiên. Nó biểu trưng cho vẻ đẹp hoang sơ và sự tự do của con người nơi đây. Rồi cũng giống như mùa xuân, mùa hè đến và đi như làn gió, nhường chỗ cho mùa thu và mùa đông. Bạn sẽ nhận ra điều đó khi nghe thấy tiếng thì thầm không ngớt của cây Kơ Nia, và cảm nhận được những cơn gió đang vuốt ve mái tóc và làn da mình. Nhiệt độ hạ xuống khi màn đêm buông trên những ngôi làng, bao phủ lấy Tây Nguyên bởi lớp chăn được dệt nên từ những vì sao. Những người bạn nắm tay nhau chặt hơn, những đôi tình nhân ngồi sát lại nhau hơn khi

cảm nhận tinh thần sống phóng khoáng ở đó. Tuổi thơ tôi tràn đầy những kỷ niệm khi chạy nhảy trên đôi chân trần với chúng bạn giữa các ngọn đồi, để cho hương cà phê ôm lấy cơ thể chúng tôi, hay khi chơi đùa với những chú sâu bướm to bự trong rừng chuối, để bị vướng vào những tấm mạng nhện to khổng lồ. Với tôi, giai điệu của những chú dế râm rang những buổi trưa hè chính là giai điệu của tuổi thơ mình, và cũng là bản nhạc của phần mở đầu chuyến hành trình cuộc đời tôi. Ngày mai, tôi sẽ ngắm nhìn một bầu trời khác, lại lắng nghe một giai điệu cuộc sống khác, và có lẽ, sẽ lại nghĩ về Tây Nguyên của mình trong một tâm trạng khác. Là một đứa con của núi rừng Tây Nguyên, tôi được dạy để dám mơ và dám theo đuổi ước mơ của mình. Tôi sẽ đi ra thế giới và học hỏi từ những chuyến đi. Tôi sẽ lớn và thành người, trước khi quay về với quê hương mình. Vì tôi biết, Tây Nguyên sẽ luôn chờ đợi tôi.


Friendships at Pearson: The Beauty of Acceptance Picture this: You arrive in the secluded forests of Pedder Bay in Victoria, Canada, stepping out of a van to greetings in languages you didn’t even know existed. Communicating is hard, the odds are stacked against you ever connecting with your classmates for the next two years. But some people here know all too well what to do when the odds are stacked against them. And in a flash, the transition into this new chapter of your life starts to look up. The effort you put in is matched by the same from those around you. Soon, you will no longer see them as strangers from some places on the map, for they have found a place in your mind and in your heart. UWC friendships really are like no other. In a place where peoples, nations, and cultures congregate under a banner of peace and sustainable development, doors open to a whole new world. Talent can be unveiled behind every smile that, once shy, now beams from cheek to cheek because this is not a place for individuals to hold back. Shielded by cedars and pines, this place is where you can take risks, do embarrassing things and aspire to become greater. The beauty of acceptance shines through our belief that it is our flaws that make us uniquely wonderful.


tình bạn ở pearson: giá trị của sự chấp nhận và hòa đồng Tưởng tượng bạn vừa đặt chân đến một khu rừng yên ắng ở vịnh Pedder, thành phố Victoria, Canada, và được đón tiếp bằng những lời chào từ rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, rất nhiều trong số đó bạn chưa nghe nói đến bao giờ. Bạn cảm nhận có một rào cản trong giao tiếp và tưởng như sẽ không thể nào gắn kết được với các bạn cùng lớp trong suốt hai năm tới. Nhưng rồi mọi thứ bắt đầu thay đổi. Nỗ lực của bạn được mọi người ghi nhận và đáp lại bằng nỗ lực từ phía họ. Bạn nhanh chóng thay đổi cách nhìn về những người bạn xung quanh mình, vì giờ đây họ không còn là những người lạ mặt đến từ những vùng đất bạn chỉ từng đọc tên trên bản đồ thế giới. Giờ đây, họ đã tìm được một chỗ đứng trong lòng bạn. Tình bạn ở UWC thật sự rất khác với những tình bạn khác. Ở một nơi mà con người, quốc gia và các nền văn hóa hội tụ dưới sứ mệnh vì một tương lai hòa bình và bền vững, những cánh cửa mở ra cho bạn một thế giới hoàn toàn mới. Bạn có thể nhận ra rất nhiều tài năng ẩn đằng sau những nụ cười, tuy có thể lúc đầu còn e thẹn, giờ đây đang rạng rỡ, tươi tắn, bởi vì đây không phải là nơi để bất kỳ an che giấu bản thân mình. Được che chắn bởi những hàng thông xanh vút, Pearson là nơi bạn có thể mạo hiểm, làm những điều ngớ ngẩn và phấn đấu để hoàn thiện mình hơn. Giá trị của sự chấp nhận và hòa đồng lấp lánh trong suy nghĩ của mọi người, rằng chính những điều không hoàn hảo của mỗi cá nhân làm nên sự khác biệt tuyệt vời của họ.


Friendships at Pearson: They Lasts for Life

T

he United World College (UWC) movement is a life-changing experience not only for students, but also for other people of in its community. UWC Pearson College is more than a school, it’s a community, as well as a family where students and adults like us live together and learn from one another. We talk and learn about our cultures, beliefs, experiences, histories, biases and values. By listening and learning about differences and similarities, bridges between cultures are built, unity is created. UWC is not immediately ending conflicts and wars, as its mission has set out to achieve, but the simple act of creating friendships across different types of borders makes you look at conflicts differently. There is now a face to a conflict. When you read the news about a conflict happening in Palestine or Ukraine, you now

think of the students, your friends who are from that country. You have more empathy towards the people being affected by the violence. The friendships that my husband and I have formed with the students at UWC Pearson College are relationships that continue past the two years that they spend there. It is not a relationship of an adult and a child but rather a friendship between two adults. They will always be members of our family. Two summers ago, we went on a road trip through Canada and the U.S. We had a few opportunities to meet up with Pearson College alumni and reconnect with them and also meet their families. It felt like time had not passed. The rich conversations about life almost continued where we had left off the last time we had seen each other. These are friendships for life.


tình bạn ở pearson: tình bạn bền lâu Chương trình Các trường Thế giới Liên kết (UWC) mang đến một trải nghiệm làm thay đổi cuộc sống, không phải chỉ của học sinh, mà của cả những người cùng sống trong cộng đồng. UWC Pearson College là một ngôi trường, một cộng đồng, và là cả một gia đình nơi học sinh và những người lớn như chúng tôi cùng chung sống và học hỏi lẫn nhau. Chùng tôi chia sẻ để hiểu thêm về những nền văn hóa, những niềm tin, trải nghiệm, về lịch sử, những thành kiến và giá trị của nhau. Từ việc nhận ra và chấp nhận những nét tương đồng và những điều khác biệt của nhau, chúng tôi xây dựng một nhịp cầu nối giữa các nền văn hóa, tạo nên một sự thống nhất trong cách sống và sẻ chia. UWC không thể ngay lập tức thay đổi những xung đột trên thế giới, như sứ mệnh được đặt ra cho nó, nhưng bằng việc xây dựng những tình bạn xuyên biên giới, cả về địa thế lẫn chính trị hay văn hóa, nhân văn, chương trình UWC góp phần làm thay đổi cách nhìn của học sinh về những xung đột đó. Giờ đây, những xung đột trên thế giới đã có một cái tên, một khuôn mặt. Khi các em nghe tin về một xung đột xảy ra ở Palestine hay Ukraine, các em sẽ nghĩ về những học sinh khác, những người bạn của các em đến từ đất nước đó. Các em có một sự cảm thông sâu sắc hơn cho mọi người. Tình bạn mà chồng tôi và tôi đã xây dựng được với học sinh UWC Pearson College là những tình bạn kéo dài hơn khoảng thời gian hai năm các em ấy theo học tại trường. Đó không phải là một tình bạn giữa một người lớn và một đứa trẻ, mà là tình bạn giữa hai người trưởng thành. Chúng tôi lúc nào cũng xem các em là những thành viên trong gia đình. Một mùa hè cách đây hai năm, chúng tôi có đi du lịch xuyên qua Canada và đến Mỹ. Trên chuyến đi, chúng tôi có một vài cơ hội gặp lại những cựu học sinh Pearson, được một lần nữa kết nối lại các em, và được gặp cả gia đình các em. Chúng tôi tưởng như thời gian chưa trôi qua chút nào. Những cuộc nói chuyện về cuộc sống cứ nối tiếp những gì chúng tôi đã bỏ dở vào lần cuối cùng gặp nhau. Đây thực sự là những tình bạn bền lâu.


A Wonderful Surprise

P

erhaps, the most surprising and magical gift that I have been given came to me on the day when my daughter was selected to study at UWC Pearson College in Canada. When I think about that day, I still feel so thrilled. I can still even relive the moment we got that wonderful surprise. We are ethnic people, living in a mountainous district in Thai Nguyen Province. I mostly never thought about the idea of sending my daughter to a school abroad. One day, she asked for my permission to apply for the UWC scholarships. Later she told me she was invited to the interview round in Hanoi. I took her there without lots of hope. I thought this would just be an opportunity for her to learn from friends and widen her knowledge, and for me to meet other parents, to learn more about ways to raise my child. At noon on a day in April, Minh Ngoc (a Pearson alum-

na) called and informed us that my daughter was chosen for the program. My heart skipped a beat in a sudden of happiness at that time. Finally, my daughter succeeded. Though I decided to let her go abroad, I was still so worried about her. She was just a child who had always lived close to home. She was quite shy and easily scared of almost everything. At night, she couldn’t sleep well without touching my hand. How would she take care of herself when she was half the global away from home? The next few months, I cried every night watching her sleep. But I thought to myself, I had lived my life, and now it was her turn. I should let her choose what she wanted for her life. In one of those nights, I made up my mind and decided to let her go. Came with our decision for Gin Anh to embark on her


UWC journey were many difficulties we had to face. Besides helping her improve her English to prepare for a new learning and living environment and getting her visa in place, I also struggled with finding ways to continue my role as a parent. Like any other Vietnamese parents, I always kept my daughter in my arms and never let her take risks. I wasn’t sure if Gin Anh was ready to be away from home. With the time remaining before she departed for Canada, I had to teach her everything I had planned to teach her. It was a busy summer, but nonetheless, a memorable one for both of us. The day she would leave finally came. I held my breath until I received a call from her on Skype, she told me that she had arrived at Pearson, safe and sound. I allowed myself to take a breath, and put on my smile at last, as I knew another chapter of my daughter’s life had just begun. I am deeply thankful to UWC, through UWC Vietnam, for all the gifts, happiness, challenges and opportunities that my daughter has been fortunate enough to receive. UWC and Pearson is truly a wonderful surprise.

niềm hạnh phúc bất ngờ

C

ó lẽ trong cuộc đời tôi, cho đến bây giờ, món quà kỳ diệu và bất ngờ nhất đến với tôi khi con gái tôi được UWC Việt Nam lựa chọn đi học ở trường UWC Pearson Canada. Khi nghĩ về những ngày tháng ấy, tôi không khỏi xúc động và sống lại vẹn nguyên từng giây phút được đón nhận niềm hạnh phúc bất ngờ này. Chúng tôi là người dân tộc thiểu số, sinh sống ở một huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, hầu như chưa bao giờ tôi nghĩ tới chuyện cho con đi du học. Cho tới một ngày cháu xin phép tôi để nộp đơn xin học bổng du học và sau đó thì cháu đề nghị mẹ đưa đi phỏng vấn ở Hà Nội. Tôi đưa cháu đi với không nhiều hy vọng, chỉ mong muốn đây là cơ hội để con học hỏi

ở các bạn và được mở mang tầm mắt, bản thân tôi cũng có dịp gặp và trao đổi với các phụ huynh khác về vấn đề nuôi dạy con cái. Buổi trưa một ngày tháng Tư, tôi nghe điện thoại của cháu Minh Ngọc (cựu học sinh UWC Pearson Canada) báo tin cháu Ngọc Anh được chọn đi học ở trường UWC Pearson Canada. Trái tim tôi thắt lại trong một niềm vui đột ngột, sung sướng đến vỡ òa trước thành quả tới ngoài sức tưởng tượng. Vậy là con gái tôi đã thành công! Tuy lòng đã quyết cho con đi du học nhưng tâm trạng tôi lúc bấy giờ vô cùng lo lắng. Tôi lo cháu còn nhỏ dại, từ nhỏ luôn sống gần mẹ, tính cách lại hơi nhút nhát, buổi tối vẫn còn phải chạm tay vào mẹ mới ngủ say được thì làm sao có thể tự lập nơi xa xôi không người thân thích. Hằng đêm, nhìn con ngủ bên cạnh mình, tôi đều khóc vì thương con, thương mình. Nhưng rồi, tôi nghĩ, cuộc đời của mình thì mình đã sống rồi, phải cho con sống cuộc đời của con. Tôi quyết định cho cháu đi học và bắt đầu đối mặt với những lo lắng, những khó khăn tiếp theo. Ngoài việc phải giúp đỡ cháu củng cố khả năng Anh ngữ và hoàn thiện thủ tục visa, tôi còn gặp không ít khó khăn trong việc định hướng cách nuôi dạy con khi tôi không còn được gần bên cháu. Tôi vẫn mang tâm lí chung của những ông bố, bà mẹ Việt Nam là hay bao bọc con. Tôi không nghĩ rằng cháu có đủ khả năng để có thể sống tự lập. Trong những tháng ngày ngắn ngủi đó tôi phải dạy cháu tất cả những gì lẽ ra sẽ dạy trong năm năm tiếp theo để cháu bước vào cuộc sống tự lập, rời xa vòng tay bao bọc của mẹ. Thời gian hối hả trôi, thấm thoắt đã đến cuối tháng Tám, chúng tôi nhận được visa, gấp gáp chuẩn bị đồ đạc cho chuyến đi của cháu. Khi cháu cất cánh bay, tôi lại thao thức chờ đợi và chỉ thở phào nhẹ nhõm khi con mình đã tới trường và gọi điện báo tin về nhà. Tôi mỉm cười khi chợt nhận ra con mình vừa mới bước vào một ngưỡng của mới của cuộc đời, đầy những thử thách nhưng cũng đầy những trải nghiệm ý nghĩa. Tôi chân thành cảm ơn UWC Việt Nam đã tặng cho con gái tôi một cơ hội tuyệt vời. Pearson là giấc mơ có thật của chúng tôi.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.