Partial Urban Morphology CBD area in HCMc

Page 1

HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

1 |Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

TÊN ĐỀ TÀI: HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN

KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

NGÀY HOÀN THÀNH BÁO CÁO: thứ 3, ngày 02 tháng 06 năm 2017. 2 |Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

LỜI CAM KẾT… Tôi, tác giả thực hiện bài nghiên cứu khoa học này, xin cam kết toàn bộ nội dung của bài nghiên cứu đến từ quá trình nghiên cứu, phân tích nghiên túc và độc lập của tác giả trên cơ sở thảm khảo từ nhiều nguồn chính thống. Phần trình bày và nội dung đảm bảo cấu trúc của một bài nghiên cứu khoa học và do cá nhân tác giả biên soạn. Tôi xin cam kết không sao chép ý tưởng hay kết quả nghiên cứu từ bất kỳ sản phẩm nghiên cứu nào khác có lien quan. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về các nội dung đã viết ra trong bài nghiên cứu và giữ quyền tác giả đối với những nghiên cứu này. Tác giả.

LỜI NÓI ĐẦU… Nhận một đề tài nghiên cứu khoa học, với tinh thần ham học hỏi và có trách nhiệm với công việc, tôi đã nghiên cứu những đề tài và vấn đề sao cho phù hợp với chuyên ngành Quy hoạch đô thị cũng như với thời gian nghiên cứu 6 tuần của bài nghiên cứu. Được biết đến phương pháp phân tích hình thái đô thị kha hay nhưng vẫn còn khá lạ lẩm đối với những gì mà tôi được học. Vì vậy, tôi rất có động lực để nghiên cứu hình thái một khu vực cụ thể để hiểu rõ hơn về phương pháp phân tích hình thái và thấy được những giá trị của nó. Sinh sống, học tập và làm việc lại thành phố Hồ Chí Minh, đã đi rất nhiều nơi trong thành phố, và đã làm nhiều bài nghiên cứu về thành phố Hồ Chí Minh nói chung cũng như khu trung tâm hạt nhân lịch sử nó chung. Trước bối cảnh phát triển, tôi rất trăn trở cho những giá trị bản sắc của thành phố Sài Gòn 300 năm hình thành và phát triển sẽ mai một và mất đi. Nên tôi đã kết hợp lại và lựa chọn nghiên cứu đề tài: Hình thái đô thị một phần khu trung tâm CBD của thành phố Hồ Chi Minh. Tôi hy vọng bài nghiên cứu của mình sẽ có giá trị về mặt khoa học để đóng góp cho công tắc nghiên cứu chuyên môn, cũng như đóng góp một phần cho việc gìn giữ các giá trị của Sài Gòn xưa. Cá nhân tôi cũng đã thu nhặt được nhiều kiến thức trong quá trình nghiên cứu. Em xin cám ơn cô TS. KTS. TRẦN MAI ANH, là người dưới góc độ chuyên gia, đã giúp đỡ cho em rất nhiều để hoàn thiện bài nghiên cứu này, những ý kiến và nhặc nhỡ của cô đã giúp đỡ cho em rất nhiều cho quá trình hoàn thiện bài nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã cố gắng làm việc với tinh thần khoa học và trách nhiệm cao nhất, tuy nhiên vì khả năng hạn chế nên không tránh được những sai sót. Ước mong nhận được sự góp ý và phản hồi từ quý thầy cô và bạn đọc để bài nghiên cứu có thể cải thiện chất lượng và thật sự có giá trị khoa học. Mọi ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và bạn đọc xin được gửi đến email: alexanderdelouis@gmail.com hoặc số điện thoại: 01253507314. Xin chân thành cám ơn! Tác giả.

3 |Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

MỤC LỤC… PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI) 2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4.1. Tổng quan về đề tài 4.2.Tổng quan về đối tượng nghiên cứu 5. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5.1. Mục đích nghiên cứu 5.2. Mục tiêu nghiên cứu

6

PHẦN 2: CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1. Cơ sở pháp lý 1.1.1. Các luật do quốc hội ban hành. 1.1.2. Các nghị định, quyết định của chính phủ và UBND. 1.1.3. Các thông tư của Bộ Xây dựng và các bộ có liên quan. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Lý thuyết về quy hoạch và thiết kế khu trung tâm CBD. 1.2.2. Lý thuyết về hình thái đô thị. 1.2.3. Quan điểm bảo tồn đô thị. 1.3. Cơ sở thực tiễn (các case study) 1.3.1 Bài học về phát triển và bảo tồn đô thị của Singapore 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.2. Quy trình nghiên cứu

8

6 6 7 7

7

PHẦN 3: NỘI DUNG, KẾT QUẢ VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1. PHÂN TÍCH HÌNH THÁI ĐÔ THỊ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan chung về hình thái đô thị của khu vực nghiên cứu. 1.2. Timeline hình thái đô thị của khu vực nghiên cứu 1.3. Đánh giá chung hình thái đô thị của khu vực nghiên cứu. 2. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CÁC YẾU TỐ VẬT THỂ CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU. 2.1. Hiện trạng sử dụng đất 2.2. Hiện trạng tầng cao công trình 2.3. Hiện trạng niên đại công trình 4 |Đ Ồ

8

14

17 17

18

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

2.4. Đánh giá chung về hiện trạng các yếu tố vật thể của khu vực nghiên cứu. 3. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CÁC YẾU TỐ PHI VẬT THỂ CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 21 3.1. Hiện trạng lưu lượng giao thông 3.2. Hiện trạng mức độ thu hút hoạt động của các công trình 3.3. Đánh giá chung về hiện trạng các yếu tố phi vật thể của khu vực nghiên cứu 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24 5. GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 24 5.1. Giải pháp 1: Phân vùng can thiệp, không can thiệp, kiểm soát, không kiểm soát phát triển không gian kiên trúc của khu vực 5.2. Giải pháp 2: Cải tạo khu vực chợ dân sinh trên đường Tôn Thất Đảm. PHẦN 4: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

27

1. KẾT LUẬN 2. KIẾN NGHỊ

27 27

PHỤ LỤC 1: ĐỒ ÁN QUY HOẠCH KHU TRUNG TẦM 930ha CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

28

TÀI LIỆU THAM KHẢO

30

DANH MỤC HÌNH HÌNH 1: Ảnh chụp google map khu vực nghiên cứu. HÌNH 2: Tổng quan về các cấp độ của hình thái đô thị. HÌNH 3: Kiểu nhà khá quen thuộc của người HongKong, người Hoa ở Chợ Lớn, Mã lai xưa. HÌNH 4: Nhà thờ Đức Bà và Bưu Điện Thành phố Hồ Chí Minh, những dấu ấn của Thành phố Hồ Chí Minh. HÌNH 5: Hình nền khu vực năm 1898. HÌNH 6: Hình nền khu vực năm 1923. HÌNH 7: Hình nền khu vực năm 1955. HÌNH 8: Hình nền khu vực năm 1968. HÌNH 9: Hình nền khu vực năm 1984. HÌNH 10: Hình nền khu vực năm 2000. HÌNH 11: Hình nền khu vực năm 2008. HÌNH 12: Hình nền khu vực năm 2017. HÌNH 13: Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất. HÌNH 14: Sơ đò hiện trạng tầng cao của khu vực nghiên cứu. HÌNH 15: Sơ đồ hiện trạng niên đại công trình. 5 |Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

HÌNH 16: Sơ đồ hiện trạng lưu lượng giao thông buổi sáng. HÌNH 17: Sơ đồ hiện trạng lưu lượng giao thông buổi chiều. HÌNH 18: Sơ đồ hiện trạng lưu lượng giao thông buổi tối. HÌNH 19:Sơ đồ hiện trạng mức độ thu hút của các công trình. HÌNH 20: Nhóm các công trình không kiểm soát, không can thiệp. HÌNH 21: Nhóm các công trình kiểm soát, can thiệp. HÌNH 22: Nhóm các công trình kiểm soát, không can thiệp. HÌNH 23,24,25: Hình chụp hiện trạng khu vực HÌNH 26: Hiện trạng chơ Dân sinh Tôn Thất Đảm. HÌNH 27: Phương án cải tạo không gian chợ Dân sinh Tôn Thái Đảm hiện hữu. HÌNH 28: Minh hoạt cho không gian phố Tôn Thất Đảm (phố người Hoa ở Singapore). HÌNH 29: Khu trung tâm hiện hữu 930 ha của Thành phố Hồ Chí Minh. HÌNH 30: Phối cảnh tổng thể khu trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh của đồ án quy hoạch. DANH MỤC BẢNG BẢNG 1: Phương pháp nghiên cứu dựa trên từng mục tiêu. BẢNG 2: Đánh giá tổng hợp WHAT - WHY - HOW. BẢNG 3: Phân tích SWOT các yếu tố vật thể của khu vực nghiên cứu. BẢNG 4: Phân tích SWOT các yếu tố phi vật thể của khu vực nghiên cứu. BẢNG 5: Khu chức năng CBD quy định trong đồ án quy hoạch khu trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh.

6 |Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

PHẦN 1. MỞ ĐẦU. 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI). - Khu trung tâm CBD Tp. Hồ Chí Minh gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm của thành phố. Trải qua nhiều biến động của thời gian, những thăng trầm của lịch sử, khu trung tâm cũng có những thay đổi để phù hợp với thời đại, với những giá trị của nó. - Hiện nay, Tp. Hồ Chí Minh là một đô thị phát triển nhanh nhất cả nước, cũng như khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, với vai trò và vị trí là khu trung tâm CBD đô thị, cần có sự nghiên cứu và quản lý của nhà quy hoạch cũng như nhà quản lý để đô thị phát triển đúng theo định hướng và gìn giữ được các giá trị bản sắc đô thị. - Khu vực được lựa chọn nghiên cữu có quy mô 24,75 ha nằm trong khu vực CBD của Tp. Hồ Chí Minh, có đầy đủ các tính chất cũng như đặc trưng của khu trung tâm Tp. Hồ Chí Minh với những dự án cao tầng, những khu nhà cũ, không gian mở công cộng và các khu nhà ở mới, có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời phù hợp cho việc đánh giá khái quát được khu vực CBD của Tp. Hồ Chí Minh. 2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. - Khu vực nghiên cứu có quy mô 24,75 ha, nằm trong khu trung tâm CBD của thành phố Hồ Chí Minh, được giới hạn bởi 3 trục đường đường Lê Lợi, đường Nguyễn Huệ (phố đi bộ Nguyễn Huệ) và đường Hàm Nghi. - Khu vực mang đầu đủ đặc trưng của khu trung tâm CBD của Thành phố Hồ Chí Minh, giữ chức năng kinh doanh, thương mại, khách sạn, du lịch và hành chính, dịch vụ công.

HÌNH 1: Ảnh chụp google map khu vực nghiên cứu.(nguồn: google map). 3. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. - Sự thay đổi về hình thái khu vực (lô đất, công trình,…).

7 |Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

- Tác động của những cái mới (đô thị hóa, hiện đại hóa) vào cái cũ (không gian vật thể). - Ứng xử giữa cái mới và cái cũ trong quá trình phát triển. 4. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 4.1. Tổng quan về đề tài. Đề tài nghiên cứu về hình thái đô thị, một khái niệm còn khá mới mẻ đối với đô thị Việt Nam, bên cạnh việc đánh giá về tổ chức không gian hiện hữu của khu vực nghiên cứu và hiểu được chúng đã thay đổi và phát triển như thế nào qua thời gian. 4.2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu. - Không gian vật thể của khu vực nghiên cứu. (công trình, vỉa hè, đường giao thông, cây xanh, không gian mở,…) - Các yếu tố phi vật thể bị tác động bởi các yếu tố vật thể. 5. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 5.1. Mục đích nghiên cứu. - Xác định được các vấn đề đề tồn tại trong sự phát triển của khu vực. - Nắm được quy trình đánh giá một khu vực bằng phương pháp phân tích hình thái đô thị. - Đề ra các nguyên tắc hợp lý phù hợp với bối cảnh. - Đề xuất giải pháp quản lý và cải tạo phù hợp. 5.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. - Hiểu được sự thay đổi hình thức không gian vật thể theo thời gian của khu vực nhằm hiểu được những sự thay đổi đó. - Đánh giá được tính tương xứng và phù hợp với chức năng BCD của khu vực hiện nay.

8 |Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

PHẦN 2. CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. CƠ SỞ KHOA HỌC. 1.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ. 1.1.1. Các luật do quốc hội ban hành. - Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 01/07/2014. - Luật Quy hoạch Đô thị số 30/2009 ngày 14/06/2009. 1.1.2. Các nghị định, quyết định của chính phủ và UBND. - Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị. - Nghị định 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về Quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị. - Quyết định 24/2010/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. - Quyết định 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch - Xây dựng. - Quyết định 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/03/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và Đồ án quy hoạch xây dựng. - Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Quyết định 6708/QĐ-UBND ngày 29/12/2012 của UBND thành phố Hồ Chí Minh Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/200 (Quy hoạch phân khu) khu trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (930 ha). 1.1.3. Các thông tư của Bộ Xây dựng và các bộ liên quan. - Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/08/2010 của Bộ Xây Dựng về quy định thành phần hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị - Thông tư 06/2013/TT-BXD ngày 13/05/2013 của Bộ Xây Dựng về Hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1.2.1. Lý thuyết về quy hoạch và thiết kế khu trung tâm CBD. a. Định nghĩa. - Khu CBD (Center business District) là khu vực trung tâm đô thị, được xây dựng với mật độ cao tập trung cao nhất các hoạt động thương mại – dịch vụ, văn phòng, tài chính, giao dịch quốc tế, văn hóa, giải trí… Là một khu phát triển nhất của đô thị, biểu tượng cho sức sống của nền kinh tế đô thị. - Ngày nay, CBD có vai trò quan trọng đối với “thương hiệu” của đô thị, nâng cao năng lực cạnh tranh của đô thị, bởi đó là một trong những yếu tố hạt nhân làm tâm điểm cho các ngành kinh tế then chốt. Chính vì thế, phát triển CBD là đặc điểm tất yếu trong phát triển bền vững. b. Nguyên tắc quy hoạch CBD. - Đa công năng: văn phòng, thương nghiệp, giải trí, nhà ở, du lịch,… 9 |Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

- Hoạt động kinh tế tấp nập, có sức thu hút khách hàng và khách du lịch. - Bảo vệ tài nguyên văn hóa, lịch sử. - Có nhiều khu nhà ở trong và xung quanh CBD. - Giao thông công cộng thuận tiện. - Không gian công cộng đa dạng, có sức thu hút. - Có các công trình điểm nhấn tiêu biểu mang tính định vị (landmark), thành tiêu điểm của tầm nhìn. 1.2.2. Hình thái đô thị. a. Định nghĩa. Hình thái đô thị (Urban Morphology) là phương pháp nghiên cứu quá trình hình thành và biến đổi của môi trường hình thể kiến trúc. Bằng việc sử dụng những tiêu chí đánh giá (criteria) về hình thái, phương pháp này cho phép tổng hợp và phân tích một nhóm các đối tượng kiến trúc cần nghiên cứu để hiểu rõ sự hình thành cũng như các đặc điểm của chúng trong những giai đoạn nhất định. b. Quá trình hình thành và phát triển. Nghiên cứu về hình thái học (Research morphology) ra đời tại Rome (Italia) vào khoảng những năm 1960, do Saverio Muratori và các đồng nghiệp khởi xướng. Những nghiên cứu học thuật, các đồ án thực tế cũng như công việc giảng dạy của Muratori tại các trường kiến trúc tại Ý bấy thờ cho thấy sự uyên thâm của ông và khả năng đổi mới tư duy trong phương pháp luận nghiên cứu kiến trúc. Sau khi Muratori qua đời, các đồng nghiệp và học của của ông tiếp tục phát triển nghiên cứu về hình thái học, trong đó phải kể đến Gianfranco Caniggia (1933 – 1987). Lý thuyết về hình thái học của Caniggia phát triển trên cơ sở phương pháp của Muratori, nhưng được bổ sung và phát triển sâu, rộng trong việc nghiên cứu môi trường hình thể kiến trúc. Lý thuyết của Caniggia phân biệt nhiều đối tượng, mức độ và quy mô nghiên cứu, đặc biệt chú trọng phân tích quá trình hình thành (formation) và biến đổi (transformation) của những công trình kiến trúc. Đóng góp lớn nhất của Caniggia là phân tích hình thái học đô thị thông qua các nhóm đối tượng chính như: các giới hạn đô thị, các tuyến đường, khu ở - khu thương mại, điểm nhấn (ví dụ quãng trường, nhà thờ, nơi tập trung đông người, v.v..), và các nút giao thông quan trọng. Nhưng có một nhược điểm, và cũng là một điều kỳ lạ, của Caniggia và các đồng nghiệp của ông là khai niệm Không gian (space) rất ít khi được nhắc đến trong những nghiên cứu của mình trong khi họ muốn phát triển một phương pháp nghiên cứu kiến trúc và thiết kế đô thị. Nó được thể hiện qua các cấp độ hình thái của không gian vật thể, bao gồm: - Hình thái đất (Land form): hầu như không thay đổi theo một thời gian dài (địa hình, mặt đất, độ dốc,…). - Hình thái không gian công cộng (The public space form): rất chậm biến đổi: 20 – 30 năm (đường xá, không gian trống, quãng trường, lối đi bộ, không gian xanh…). - Hình thái thửa đất (Plots form): biến đổi chậm trong 10 – 20 năm (kích thước, kiểu dáng lô đất, chủ quyền,…).

10 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

- Hình thái công trình (Building form): thay đổi nhanh trong 3 – 5 năm (kích thước, hình khối, đường nét, trục, định hướng,…).- Hình thái chi tiết (Components): thay đổi nhanh trong từ 1 – 2 năm (chi tiết bề mặt, chiếu sáng, chi tiết đường phố,…).

HÌNH 2: Tổng quan về các cấp độ của hình thái đô thị. (Nguồn: Giáo án điện tử bài giảng “hình thái đô thị” môn học Thiết kế đô thị). 1.2.3. Bảo tồn đô thị. Việc bảo tồn di sản kiến trúc đô thị là một vấn đề không quá mới mẽ, nhưng lại vô cùng cấp bách và mang tính thực tiễn cao, nó phụ thuộc vào việc kết hợp giữa cái cũ ( sự bảo tồn) và cái mới (sự phát triển). Nếu không gian vật thể có giá trị bị thay đỏi để phù hợp với và trình phát triển, thì những di sản đó cần được nghiên cứu, gìn giữ và triển khai theo hướng bền vững, tức là có những biện pháp bảo tồn thích hợp. Theo đồ án quy hoạch phân khu trung tâm hiện hữu Thành phố 930 ha, khu trung tâm thành phố đạt chuẩn quốc tế về chất lượng sống, là nơi di dấu ấn lịch sử với các công trình di sản kiến trúc cần được quan tâm bảo tồn và tôn tạo với các chức năng đa dạng như dân cư, có quan hành chính, văn hóa, thương mại, dịch vụ,... Tuy nhiên, giữ cái thực tại và cái định hướng vấp phải những thực trạng và thách thức: - Hệ thống pháp lý, chính sách bảo tồn di sản chưa đầy đủ, chưa được cập nhật rộng rãi. Việc tuân thủ pháp luật của các công dân sống trong khu vực có di sản chưa tốt. 11 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

- Cơ quan quản lý di sản còn thiếu nhân lực và điều kiện thực hiện bảo tồn di sản. Nguồn nhân lực quản lý và trùng tu di sản chưa được đào tạo bài bản và đúng cách. - Quy hoạch và nhận diện di sản kiến trúc chưa thực hiện triệt để đến nơi đến chốn, dẫn đến một số di sản kiến trúc bị xuống cấp, biến dạng không kịp thời phục dựng. - Có nhiều di sản được nhận diện nhưng chưa tìm cho nó một công năng thích hợp để di sản đó tồn tại và phát triển. Chưa tìm ra cho di sản “hồn sống” vốn có của nó. - Vấn đề khó khăn nhất là nguồn kinh phí không quan tâm đúng mức cho công việc bảo tồn các di sản kiến trúc trong thành phố. Từ đó, một vài ý kiến để khắc phục những khó khăn và thách thức trên đã được đưa ra: - Cần có sự đồng thuận của Nhà nước và các cấp quản lý. Sự công nhận một số khu vực thành phố là di sản đô thị của Việt Nam là hết sức cần thiết và cấp bách. - Sự công nhận về di sản không chỉ là bảo vệ những công trình hay những công trình xây dựng cũ mà phải là toàn bộ môi trường lịch sử của di sản với vai trò quan trọng trong sự đa dạng của văn hóa. - Tạo ra nguồn vốn từ việc bán vé cho những người tham quan các công trình di sản, bên cạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật gắn liền với di sản đó. (ví dụ nhà chú Hỏa được sử dụng làm bảo tàng nghệ thuật, hay các hoạt động lễ hội ở các đình, chùa, miếu...) - Lập bản đồ phân vùng những khu vực cần được bảo tồn di sản với các cơ sở pháp lý luật quy hoạch đô thị, luật di sản và các văn bản hướng dẫn,... - Chú trọng đến các công trình đang bị xâm hại và xuống cấp nghiêm trọng. - Nâng cap việc tiếp cận với di sản, xóa bỏ rào cản đối với việc tiếp cận và những chương trình giáo dục. - Kiêu gọi tư nhân đầu tư trong việc bảo vệ di sản kiến trúc đô thị. Kết luận: Thật ra, bảo tồn và phát triển là 2 vấn đề tuy đối lập nhưng có mối quan hệ hữu cơ hết sức mật thiết. Muốn cho TP HCM hiện đại giàu bản sắc thì đòi hỏi trong quá trình phát triển đô thị phải quan tâm tới việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Trong qua trình hình thành và phát triển của thành phố đã để lại cho thành phố hôm nay nhiều công trình mang ý nghĩa lịch sử, giàu giá trị về mặt nghệ thuật. Bảo tồn di sản kiến trúc đô thị để phát triển, phát triển đô thị cần phải bảo tồn các di sản kiến trúc mà đô thị để lại. Đó là 2 mặt tương hỗ, hướng đến mục tiêu TP HCM phát triển đô thị bền vững. 1.3. Cơ sở thực tiễn. 1.3.1. Bài học về phát triển và bảo tồn đô thị của Singapore. (Nguồn: Tạp chí Kiến Trúc). - Singapore có cũng khu vực, không quá khác biệt về thổ nhưỡng hoặc con người. Cũng có lịch sử thuộc địa như Việt Nam có nhiều dấu tích của kiến trúc thuộc địa. Trải qua nhiều sự biến động của bùng nổ dân số, toàn cầu hóa. Singapore cũng như Sài Gòn là mảnh đất thu hút du lịch, thương mại và đầu tư. 12 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

- Ngày nay, Singapore không những nổi tiếng về mức độ giàu có, phồn vinh mà còn lưu giữ được nhiều yếu tố bản sắc trong đô thị, việc này không phải là một sự tình cờ mà là sự cố gắng rất nhiều của người dân, các cấp quản lý ở đất nước này. a. Điểm tương đồng của Singapore và Thành phố Hồ Chí Minh: - Sigapore là quốc gia ở cùng khu vực, có nhiều nét tương đồng về thổ nhưỡng, khí hậu, con người. - Quốc gia này chỉ có diện tích chỉ bằng 1/3 diện tích của Thành phố Hồ Chí Minh, họ cũng có lịch sử thuộc địa như Việt Nam nên có nhiều dấu tích của kiến trúc thuộc địa hiện diện rõ ở đây. - Sau đó cũng vấp phải những vấn đề về bùng nổ dân số làm gia tang áp lực về chỗ ở, nơi làm việc, trật tự xã hội. - Hướng phát triển kinh tế của Singapore cũng không khác Sài Gòn là bao, là mảnh đất du lịch, thương mại và đầu tư. b. Những việc làm của Singapore để bảo tồn đô thị. - Chính sách đập và xây được thực hiện suốt những năm 60 đến 70 của thế kỷ XX, những công trình liên tục bị đổ xuống để nhường chổ cho những hạ tầng cơ sở mới mọc lên. Quy hoạch được thực hiện theo 3 hướng: nhà ở, công nghiệp và thương mại; bài toán về công nghiệp của Singapore là khó hơn rất nhiều so với Thành phố Hồ Chí Minh do quỹ đất hạn chế. - Tuy nhiên, họ đã bị sụt giảm lượng khách du lịch nhanh chống từ những năm 60 đến 80 của thế kỷ XX, và họ đã đáh giá lại chính sách “đập cũ xây mới” và đưa ra hàng loạt cải cách: + 1986, ban hành Bản Thảo Chung về Bảo Tồn (Conservation Master Plan) bảo tồn các khu kiến trúc Á Đông và Anh thuộc. + 1987, Hội Đồng Tái Phát Triển Đô Thị (Urban Redevelopment Authority) triển khai trùng tu. + 1989, Luật Quy Hoạch cập nhật và khẳng định việc bảo tồn là một phương hướng chính của quy hoạch đô thị. + Đưa ra 4 yếu tố chỉ định di sản quốc gia: giá trị thẩm mỹ, giá trị lịch sử, giá trị xã hội và giá trị khoa học kỹ thuật.

13 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

HÌNH 3: Kiểu nhà khá quen thuộc của người HongKong, người Hoa ở Chợ Lớn, Mã lai xưa.(nguồn: tạp chí kiến trúc). - Từ đó không gian đô thị của Singapore được bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay. c. Trở lại Sài Gòn: - Không thể biện minh là vì thiếu đất nên những công trình cũ phải nhường chổ cho những công trình mới, diện tích Singapore nhỏ hơn Thành phố Hồ Chí Minh 3 lần, trong khi muốn giảm nhiệt Thành phố Hồ Chí Minh có thể phát triển lan rộng ra. - Các công trình cũ sẽ không có giá trị kinh tế là một quan niệm sai lầm. - Những công trình thuộc địa không có giá trị lịch sử với ta do đó không cần được bảo tồn là một lý lẽ ấu trĩ. - Khách nước ngoài đến với Thành phố Hồ Chí Minh là phong cách kiến trúc và văn hóa nơi đây, nên cần có quan điểm và chính sách hợp lý để gìn giữ những di sản ấy.

HÌNH 4: Nhà thờ Đức Bà và Bưu Điện Thành phố Hồ Chí Minh, những dấu ấn của Thành phố Hồ Chí Minh (nguồn: Internet).

2. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU. 2.1. Phương pháp nghiên cứu. 14 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

BẢNG 1: Phương pháp nghiên cứu dựa trên từng mục tiêu. MỤC TIÊU PHƯƠNG CÁCH THỨC THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU PHÁP NGHIÊN CỨU Hiểu được sự Phương Thu thập thông tin có sẵn trên thay đổi hình pháp bàn thông tin đại chúng nhằm tìm thức không gian giấy thông tin tổng quát. vật thể theo thời gian của khu Phương Thống kê các dữ liệu định lượng vực nhằm hiểu pháp thống và định tính sau khi phỏng vấn và được những sự kê. quan sát đưa ra nhận xét, đánh giá. thay đổi đó.

Phương Trực tiếp quan sát đối tượng pháp quan nghiên cứu và tự tìm ra được các sát. vấn đề còn tồn tại bằng trực quan.

Đánh giá được tính tương xứng và phù hợp với chức năng BCD của khu vực hiện nay.

Phương pháp phỏng vấn.

Trực tiếp đến hỏi những người dân sinh sống lâu năm trong khu vực để khai thác những thông tin từ họ về các vấn đề còn tồn tại.

Internet, truyền hình, báo chí, các cơ quan chức năng. Số liệu từ các cơ quan thống kê nhà nước, thống kê từ quá trình đi khảo sát hiện trạng Đi hiện trạng, quan sát và sử dụng những hiểu biết của bản than hoặc nhờ chuyên gia để nhận định vấn đề. Bảng hỏi trục tiếp, các bảng hỏi online để thu thập thêm thông tin tổng quát. Phân tích SWOT

Tổng hợp tất cả các vấn đề đã phân tích, so sánh tầm quan trọng của các vấn đề nhằm tìm ra vấn đề cấp thiết của đối tượng nghiên cứu. Đồng thời tìm ra nội lực sẵn có và tác động bên ngoài vào đối tượng nghiên cứu để đề xuất các giải pháp mang tính khả thi hơn. Phương Nhằm phân tích các vấn đề khác WHAT – WHY pháp phân nhau của hiện trạng, nhìn rõ được HOW tích. các vấn đề một cách chi tiết và chồng lớp nhằm xác định được các khu vực có nhiều vấn đề nhất để phân cấp giải quyết phù hợp. 2.2. Quy trình nghiên cứu.

CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC

Phương pháp so sánh và tổng hợp.

CÔNG CỤ THỰC HIỆN

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ BỐI CẢNH CÁC VẤN ĐỀ ƯU TIÊN (tính cấp thiết của đề tài, đối tượng, phương pháp và công cụ) 15 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

GIÁ TRỊ ĐẶC TRƯNG

CASE STUDY

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT

SỰ PHÁT TRIỂN

VẤN ĐỀ TỒN TẠI

TẦM NHÌN MỤC TIÊU GIÁ TRỊ ĐẶC TIỀM NĂNG VẤN ĐỀ TỒN TRƯNG PHÁT TRIỂN TẠI ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP THEO MỤC TIÊU HIỂU ĐƯỢC SỰ THAY ĐỔI HÌNH THÁI CỦA KHU VỰC PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ HIỆN TRẠNG CÁC YẾU TỐ CÁC YẾU TỐ VẬT THỂ PHI VẬT THỂ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SO SÁNH VỚI QUY HOẠCH PHÂN KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 930ha. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

2.3. Đánh giá tổng hợp WHAT – WHY – HOW. Để có cái nhìn tổng quan và nắm bắt được rõ ràng các thành phần nghiên cứu ở phần 3, tôi xin đưa ra bảng phân tích tổng quan WHAT – WHY – HOW các nội dung nghiên cứu. BẢNG 2: Đánh giá tổng hợp WHAT - WHY – HOW. WHAY WHY HOW PHÂN TÍCH Sử dụng những dữ Nhằm giúp có cái Thu thập dữ liệu từ chính HÌNH THÁI kiện về hình nền nhìn từ góc độ bản nhiều nguồn khu vực qua các chất của khu vực, thống, kết hợp phương mốc thời gian. hiểu được những gì pháp mapping và xử lý đã diễn ra trong quát số liệu để ra được nhiều khứ để giải thích bản đồ chồng lớp trên cho thời điểm hiện một nền chung và thấy tại đước sự thay đổi. PHÂN TÍCH Sử dụng bản đồ nền Đánh giá các yếu tố Dữ liệu nền đánh giá khu vực kết hợp với vật thể để làm cơ sở các yếu tố tác động đến HIỆN TRẠNG VẬT việc đi hiện trạng cải tạo không gian vấn đề nghiên cứu để và sử dụng các và giải pháp cho hiểu được những vấn đề THỂ công cụ và phương những vấn đề của đó bản chất là gì. pháp chuyên môn. khu vực. PHÂN TÍCH Sự dụng bản đồ nền Đánh giá các yếu tố Dữ liệu nền đánh giá từ khu vực kết hợp với phi vật thể để giải những trải nghiệm của HIỆN TRẠNG PHI đi hiện trạng và trải thích được cách tổ bản than và người dân nghiệm thực tế. chức không gian đã trong khu vực này nhằm VẬT THỂ hợp lý và phù hợp hướng đến việc những hay chưa. không gian vật thể đã phục vụ như thế nào đến các yếu tố phi vật thể. 16 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 1. PHÂN TÍCH HÌNH THÁI KHU VỰC NGHIÊN CỨU. 1.1. Tổng quan chung về hình thái của khu vực nghiên cứu. - Trong phân tích hình thái học, là phân tích sự biến đổi hình thức của các khía cạnh về hình thái đất (land form), hình thái không gian công cộng (the public space form), hình thái thửa đất (plots form) và hình thái công trình (building form). a. Hình thái đất (land form). - Hình thái đất là các yếu tố về địa hình, mặt đất, độ dốc,… hầu như không thay đổi theo thời gian dài. - Ở khu vực nghiên cứu, hình thái đất được biểu thị qua độ dốc, địa hình toàn khu,… và hầu như không có nhiều thay đổi trong hàng trăm năm qua. b. Hình thái không gian công cộng (the public space form). - Hình thái không gian công cộng bao gồm đường xá, không gian trống, quãng trường, lối đi bộ. - Chậm biến đổi, diễn ra trong khoảng 20 - 30 năm. - Ở khu vực, không có sự biến đổi về hình thái thửa đất, khi từ sau khi người Pháp quy hoạch Sài Gòn thành đô thị 500.000 dân, khu vực này nằm trong khu vực trung tâm đô thị và đường xá đã được quy hoạch và cố định trong thời gian này cho đến nay. c. Hình thái thửa đất (plots form). - Hình thái thửa đất bao gồm kích thước, kiểu dáng, lô đất, chủ quyền,… - Biến đổi trong khoảng 10 – 20 năm. - Khu vực có nhiều sự biến đổi, về chức năng sử dụng đất cũng như quy mô lô đất. d. Hình thái công trình (building form). - Hình thái công trình bao gồm kích thước, hình khối, đường nét, trục, định hướng,… của công trình kiến trúc được xây dựng. - Biến đổi nhanh chống trong 3 – 5 năm. - Trong khoảng 150 năm hình thành và phát triển từ khi có quy hoạch, hình thái công trình của khu vực có sự biến đổi rất nhiều, theo từng niên đại lịch sử khác nhau mà có những công trình biểu tượng cũng như những giá trị khác nhau. e. Phân tích hình thái khu vực nghiên cứu. Do đặc trưng của bài nghiên cứu và giới hạn về nguồn tư liệu nên bài nghiên cứu xin tập trung vào phân tích hình thái thửa đất (plots form) có thời gian thay đổi và phát triển phù hợp với các mốc thời gian. 1.2. Time line hình thái khu vực nghiên cứu.

17 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

18 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

1.3. Đánh giá chung hình thái đô thị của khu vực nghiên cứu. - Hình thái đô thị trong khu vực ít nhiều có sự thay đổi và sự ổn định. - Cấp độ không gian công cộng trở lên thì không có nhiều sự thay đổi kể từ khi người Pháp quy hoạch Sài Gòn cho đến nay. - Cấp độ cụm công trình và công trình trở xuống thì lại thay đổi qua mỗi thời kỳ dẫn đến những lớp công trình có những phong cách và thời đại khác nhau đứng cạnh nhau tạo nên một nét riêng cho khu vực. 2. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CÁC YẾU TỐ VẬT THỂ CỦA KHU VỰC. 2.1. Hiện trạng sử dụng đất.

HÌNH 13: Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất (Nguồn: tác giả). Đánh giá: - Đa phần chức năng sử dụng đất chính là thương mại và ở với 3 loại hình đất thương mại, đất ở và đất ở kết hợp với thương mại dịch vụ. - Đất giao thông chiếm tỷ lệ lớn nhất (hơn 60%) trong tổng diện tích. - Đa dạng về chức năng sử dụng đất trong khu vực với nhiều loại hạng mục công trình và quy mô cũng khác nhau. - Tỷ lệ đất cây xanh hầu như không có.

19 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

2.2. Hiện trạng tầng cao.

HÌNH 14: Sơ đồ hiện trạng tầng cao của khu vực nghiên cứu (nguồn: tác giả). Đánh giá: - Khu vực có sự đa dạng rất lớn về mặt tầng cao (có cả nhà 1 tầng trong hẻm hay công trình Bitexco 68 tầng cao nhất Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay). - Đa phần trong khu vực là những công trình thấp tầng với quy mô nhỏ, tập trung ở các tuyến đường nhỏ bên trong hoặc sâu trong hẻm. - Các công trình có quy mô lớn và cao tầng tập trung chủ yếu ở 3 tuyến đường chính Lê Lơi, Nguyễn Huệ, Hàm Nghi.

20 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

2.3. Hiện trạng niên đại công trình.

HÌNH 15: Sơ đồ hiện trạng niên đại công trình (nguồn: tác giả). Đánh giá: - Đa phần công trình trong khu vực có tuổi thọ từ 10 – 20 năm (trùng với niên đổi mới cho đến nay). - Một số công trình trên trục đường Lê Lợi, mặt tiền các đường Phó Đức Chính, Tôn Thất Thuyết, Pasteur còn giữ được những công trình có giá trị từ thời Pháp thuộc. - Xu hướng chung là những công trình mới cao tầng với quy mô lớn thay thế cho một hoặc một cụm công trình có quy mô nhỏ. - Do khu vực trải qua lịch sử hình thành và phát triển dài nên có nhiều lớp công trình tượng trưng cho nhiều lớp niên đại chồng lên nhau hiện hữu trong khu vực. 2.4. Đánh giá chung về hiện trạng các yếu tố vật thể của khu vực nghiên cứu. BẢNG 3: Phân tích SWOT các yếu tố vật thể của khu vực nghiên cứu. S W O T Sử dụng đất Tỷ lệ đất giao Không có đất Phát triển theo Giá trị đất của thông và cây xanh phục đúng chức khu vực rất lớn thương mại lớn vụ người dân, năng CBD theo dẫn đến khó dễ dàng cho việc bố trí các định hướng của đầu tư những các hoạt động khu chức năng quy hoạch công trình cộng thương mại đa phần là tự phân khu đồng do chi phí diễn ra trong phát nên không 930ha, làm tiền mặt bằng quá khu vực đúng so với lý đề cho khu vực lớn, nên chất thuyết quy phát triển ổn lượng cuộc hoạch. định và bền sống không 21 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

Tầng cao công Đa số là công trình trình kiên cố, thấp tầng nên dễ dàng cho việc quản lý.

Những công trình thấp tầng xuống cấp ở sâu trong hẻm gây mất an toàn và phòng cháy chữa cháy.

Niên đại công Tuổi thọ những trình công trình còn khá nhỏ nên có thể sử dụng thêm trong thời gian dài

Những công trình cổ và cũ xuống cấp nghiêm trọng.

vững. Không gian của khu vực không bị chi ảnh hưởng nhiều do có ít nhà siêu cao tầng, bên cạnh quản lý về hệ số sử dụng đất là quản lý về con người sống trong khu vực. Nhiều công trình có giá trị lịch sử cũng như bảo tồn, góp phần thu hút khách du lịch.

được đảm bảo. Những siêu dự án đang mọc lên dẫn đến ảnh hưởng đến không gian chung của khu vực.

Ứng xử giữa những công trình mới và cũ để tạo 1 thể thống nhất cho đô thị là một vấn đề đau đầu.

3. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CÁC YẾU TỐ PHI VẬT THỂ CỦA KHU VỰC. 3.1. Hiện trạng lưu lượng giao thông. Lưu lượng giao thông buổi sáng (8h – 9h30): có lưu lượng lớn nhất trong ngày, do khu vực tập trung khá nhiều ngân hàng, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại… chủ yếu tập trung ở các trục đường lớn (đường Lê Lợi, đường Hàm Nghi) và các tuyến đường huyết mạch (đường Nam Kì Khởi Nghĩa, đường Pasteur).

HÌNH 16: Sơ đồ hiện trạng lưu lượng giao thông buổi sáng (Nguồn: tác giả).

22 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

Lưu lượng giao thông buổi chiều (15h – 16h30) là thời điểm có lưu lượng thấp, đến sau 16h30 thời mới bắt đầu đông lên và xảy ra hiện tượng kẹt xe ở các tuyến đường Lê Lợi, Nam Kì Khởi Nghĩa.

HÌNH 17: Sơ đồ hiện trạng lưu lượng giao thông buổi chiều (Nguồn: tác giả). Lưu lượng giao thông buổi tối (19h30 – 21h) là thấp nhất trong ngày do chỉ có 1 số công trình thương mại lớn còn hoạt động, đa phần các cửa hành đã đóng cửa và lượng người đi qua đây cũng không quá đông.

HÌNH 18: Sơ đồ hiện trạng lưu lượng giao thông buổi tối (Nguồn: tác giả).

23 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

3.2. Hiện trạng mức độ thu hút hoạt động của các công trình.

HÌNH 19: Sơ đồ hiện trạng mức độ thu hút của các công trình (Nguồn: tác giả). Đánh giá: - Việc nghiên cứu về khả năng thu hút người của công trình nằm xác định những người không sống ở đây họ đến đây để làm gì một cách tổng quát. - Đa phần tập trung ở trung tâm thương mại (như SaiGon center, Bitexco Plaza), các công trình phục vụ công cộng (Bệnh viện Sài Gòn, trường Cao Thắng) và một tuyến đường dọc chợ dân sinh trên đường Tôn Thất Đảm. - Những công trình nhà hàng, quán nước, hay dịch vụ giải trí cũng thu hút nhiều người đến ở khu vực nay nhưng đa phần chỉ là ban ngày, ban đêm thường đông người ở các trung tâm thương mại, còn các cửa hàng này một số đóng của vào ban đêm. 3.3. Đánh giá chung về hiện trạng các yếu tố phi vật thể của khu vực nghiên cứu. BẢNG 4: Phân tích SWOT các yếu tố phi vật thể của khu vực nghiên cứu. S W O T Lưu lượng Khu vực có tỷ Các tuyến đường Tổ chức kết nối Bị bao bọc bở giao thông lệ đất giao thường là nội bộ tuyến đi bộ từ 3 tuyến đường thông lớn và chỉ có 3 trục phố đi bộ lớn nên kết nối lưu lượng đi đường ngoài là Nguyễn Huệ tuyến đi bộ ra qua cũng không có thể đi ngang ngang qua khu khỏi khu vực là quá lớn nên rất qua nên lưu vực và có thể điểu không dễ, ít khi xảy ra kẹt lượng lớn người kéo dài đến phố cần tổ chức xe. thường chỉ ở 3 Tây Bùi Viện giao thông trục đường lớn cách đó khoảng khác cote hoặc đó 500m. hạn chế 24 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

Mức độ Đa phần những thu hút công trình ở của công khu vực đều có sức thu hút lớn, trình nên nhiều khách đến với khu vực này (cả người Việt và người nước ngoài).

Những công trình trung tâm thương mại lớn nằm ở các tuyến đường lớn nằm ngoài rìa khu vực, nên lỗi bên trong chưa có sự thu hút quá lớn.

Những công trình tập dụng sự đa dạng về các thời kì là điểm nhấn và là đặc trưng riêng của khu vực, cần khai thác tiềm năng này để sử dụng đất có hiệu quả hơn.

phương tiện giao thông. Thách thức từ các hoạt động về đêm trong khu vực ở các công trình chưa thật thu hút, đa phân chỉ nhộn nhịp vào ban ngày.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 4.1. Kết quả từ việc phân tích hình thái đô thị khu vực nghiên cứu. - Khu vực nghiên cứu có sự đa dạng về mặt chức năng cũng như những niên đại khác nhau ảnh hưởng đến các công trình và không gian đô thị ở những góc khác nhau trong khu vực nghiên cứu. - Quá trình phát triển đó để lại nhiều di sản kiến trúc có giá trị, di sản về quy hoạch là cấu trúc khung giao thông trong khu vực giống như lúc người Pháp mới quy hoạch. - Bối cảnh kinh tế xã hội ở từng thời đại khiến khu vực ở từng thời lại có những đặc trưng khác nhau, có những đặc trưng còn giữ lại, có những đặc trưng đã mất đi những tổng hợp lại thì đây chính là bản sắc của khu vực này. 4.2. Kết quả từ việc phân tích các yêu tố vật thể và phi vật thể của khu vực. - Các yếu tố đã phân tích phản ánh được đúng tính chất khu vực trung tâm của khu vực (chức năng thương mại chiếm tỷ lệ lớn, tỷ lệ đất giao thông cao). - Các hoạt động gắn liền với không gian và môi trường kiến trúc (hay môi trường vật thể) và nó chi phối các không gian đó tạo sự tác động qua lại nên yếu tố nào cũng cần phải được xem xét. 5. GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 5.1. Giải pháp 1: Phân vùng can thiệp, không can thiệp, kiểm soát, không kiểm soát phát triển không gian kiên trúc của khu vực. - Từ những phân tích, các kết quả thu được, giải phảp cho những nhóm công trình khác nhau phải khác nhau nên sẽ có 3 nhóm công trình với 3 cách ứng xử khác nhau. - Bên cạnh đó, với đặc thù những công trình khác nhau như: công cộng, cá nhân, mặt tiền, trong hẻm nên cần có những tác động để cải thiện môi trường sống, nâng cao chất lượng để phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. - Theo quy hoạch phân khu 930 ha khu trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh (phê duyệt năm 2013): khu vực được định hướng nằm trong khu CBD có chức năng thương mại – tài chính, phát triển chức năng kinh doanh thương mại, khách sạn, hành chính, 25 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

du lịch và dịch vụ công. Có mật độ xây dựng lớn, tầng cao được quy định từ 6 – 9 tầng. Tháp triển đan xen với bào tồn các di sản có giá trị.

26 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

27 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

5.2. Giải pháp 2: Cải tạo khu vực chợ dân sinh trên đường Tôn Thất Đảm. Khu vực chợ Dân sinh trên đường Tôn Thất Đảm có hoạt động lấn chiếm long đường từ lâu nay, các hoạt động chợ diễn ra ngay trên đường và đã được chính quyền thành phố chợ chắn lối rẽ vào đường này từ đường Hàm Nghi và một đầu đường còn lại cũng tương đối ít người đi do giao thông không thuận lợi.

HÌNH 26: Hiện trạng chợ Dân Sinh Tôn Thất Đảm.(Nguồn: tác giả).

28 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

HÌNH 27: Phương án cải tạo không gian chợ Dân Sinh Tôn Thất Đảm hiện hữu. (Nguồn: tác giả). - Biến khu vực lân chiếm và toàn bộ trục đường giao thông đường Tôn Thất Đảm từ nút giao với đường Hàm Nghi đến Huỳnh Thúc Kháng dài 136m thành một tuyến phố đi bộ kết hợp thương mại, chợ bán đồ sinh hoạt hằng ngày vào buổi sang và chợ đêm bán các mặt hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ hay dệt may do khu vực này hiện tại không có sức sống cũng như các hoạt động kinh doanh buôn bán về đêm. - Tuyến phố đi bộ này rất gần và sẽ được kết nối với phố đi bộ Nguyễn Huệ, tuy không có tầm cở và quy mô như phố đi bộ Nguyễn Huệ, nhưng phố Tôn Thất Đảm cũng có những lợi thế riêng. Phố Tôn Thất Đảm có sẵn hệ thống chợ Dân sinh, cải tạo lại có thể sử dụng là chợ đêm phục vụ du lịch, con ban ngày phục vụ người dân trong khu vực. - Giải pháp làm tang khả năng sử dụng đất cho khu vực, bên cạnh đem lại những hoạt động kinh tế thương mại – dịch vụ giúp cho người dân trong khu vực có thêm những hoạt động thương mại để có thêm lợi nhuận, vừa là một điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch với giá cả mặc hàng phải chăng hơn so với mua đồ lưu niệm trong các shop hay trung tâm thương mại lớn.

HÌNH 28: Minh họa cho không gian phố Tôn Thất Đảm (nguồn: phố người Hoa ở Singapore, internet).

29 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

PHẦN 4. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 1. KẾT LUẬN. - Phần nghiên cứu được thực hiện bởi cá nhân tác giá với sự giúp đỡ và hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn, là chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch đô thị. Phần nghiên cứu quan tâm đến việc ứng dụng phương pháp phân tích hình thái đô thị vào một khu vực cụ thể có nhiều đặc điểm và tính chất của khu trung tâm hạt nhân lịch sử của Thành phố Hồ Chí Minh. Phân nghiên cứu có tính kế thừa từ đồ án quy hoạch phân khu trung tâm 930 ha của Thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh các bài nghiên cứu, các đồ án thiết kế đô thị đã thực hiện cho khu vực này. Giải quyết vấn đề việc phát triển của khu vực theo thời gian có nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn lại để lại một dấu ấn khác nhau, khiến cho khu vực nghiên cứu vừa có tính đặc trưng, cũng vừa có tính phổ biến của bối cảnh đô thị chung của khu trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Các vấn đề phân tích từ hiện trạng vật thể và phi vật thể của khu vực thể hiện lên được các vấn đề còn tồn tại và được giải quyết trong phần giải pháp. - Giải pháp của vấn đề giải quyết được 2 yếu tố là về không gian công trình (hay không gian cá nhân) tức là phân nhóm và đánh giá các thể loại công trình sẽ có những cách giải quyết và ứng xử khác nhau, nhằm bảo tồn cũng như quy định về mặt tiền không gian đường phố để gìn giữ những nét đặc trưng cũng như chỉnh trang bộ mặt đô thị cho khu vực. Giải quyết vấn đề thứ 2 là về các không gian đường phố (hay không gian công cộng) tác động đến khu vực lấn chiếm (chợ Dân sinh) cần được hợp thức hóa và có giải pháp về giao thông cho khu vực. Từ đó góp phần đảm bảo bộ mặt cho đô thị, thêm sức sống cho khu vực và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhưng không làm sai lệch tinh thần của các đô án quy hoạch đã có. 2. KIẾN NGHỊ. Sau khi đồ án này kết thúc, phần nghiên cứu này cần được nghiên cứu thêm chi tiết vào các không gian sâu bên trong các con hẻm, các không gian bên trong công trình công cộng (trường học, bệnh viện, công trình tôn giáo) để đánh giá và hiểu được các vấn đề và đề ra giải pháp mà bài nghiên cứu này chưa với đến được. Bài nghiên cứu có giá trị về mặt tham khảo cũng như là tư liệu cho việc nghiên cứu các yếu tố về hình thái khu trung tâm CBD ở thành phố Hồ Chí Minh hay những thành phố khác có cùng bối cảnh. Bên cạnh đó, việc đánh giá hình thái đô thị giúp cho người xem có một cái nhìn tổng quan nhất về khu vực nghiên cứu và các vấn đề từ lúc nảy sinh, hình thài, trở thành vấn đề và có những giải pháp để giải quyết. Trong quá trình nghiên cứu vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong quý bạn đọc góp ý và chia sẽ thêm những thông tin hữu ích. Một lần nữa, xin cám ơn cô TS. KTS. Trần Mai Anh đã chia sẽ những kiến thức và kinh nghiệm quý báo để bài nghiên cứu trở lên khách quan và có giá trị hơn.

30 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

PHỤ LỤC 1. ĐỒ ÁN QUY HOẠCH KHU TRUNG TÂM 930 HA CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. (Nguồn: Sở quy hoạch kiên trúc Tp. Hồ Chí Minh) - Ngày 9/5/2013, Sở Quy hoạch kiến trúc TPHCM đã tổ chức công bố đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu) khu trung tâm hiện hữu Tp. Hồ Chí Minh (930 héc ta).

HÌNH 29: Khu trung tâm hiện hữu 930 ha của Tp. Hồ Chí Minh. Khu trung tâm hiện hữu TPHCM bắt đầu từ cầu Sài Gòn -> đường Nguyễn Hữu Cảnh -> đường Hoàng Sa -> đường Võ Thị Sáu -> đường Cách Mạng Tháng Tám -> đường Nguyễn Thị Minh Khai -> đường Cống Quỳnh -> đường Nguyễn Cư Trinh -> đường Trần Hưng đạo -> cầu Ông Lãnh -> đường Hoàng Diệu -> đường Nguyễn Tất Thành -> sông Sài Gòn. 1. PHÂN KHU CHỨC NĂNG. Gồm có 5 khu chức năng. Theo đồ án vừa được phê duyệt, trung tâm hiện hữu của Tp. Hồ Chí Minh được quy hoạch thành 5 phân khu chức năng (xem hình), bao gồm khu lõi trung tâm thương mại - tài chính (khu 1 - màu vàng); khu trung tâm văn hóa lịch sử (khu 2 - màu hồng đất); khu bờ Tây sông Sài Gòn (khu 3 - màu xám vàng); khu thấp tầng (khu 4 - màu xám xanh); và khu lân cận lõi trung tâm (khu 5 - màu xám trắng).

31 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

BẢNG 5: Khu chức năng CBD quy định trong đồ án quy hoạch khu trung tâm hiện hữu Tp. Hồ Chí Minh. STT KHU VỊ TRÍ DIỆN QUY MÔ CHỨC NĂNG VỰC TÍCH DÂN SỐ (ha) DỰ BÁO ĐẾN 2020 (người) 31.800 Khu tập trung các công 1 Khu 1 Toàn bộ nằm trong 92,3 ranh giới quận 1, trình có chức năng được giới hạn bởi: thương mại - tài chính phía bắc và đông (CBD) của thành phố, giáp đường Tôn Đức đây cũng là khu vực lõi Thắng; phía tây giáp trung tâm kinh doanh đường Lê Lai và Lê thương mại; phát triển Thánh Tôn; phía với chức năng kinh nam giáp đường doanh, thương mại, Phạm Ngũ Lão và khách sạn, du lịch và Hàm Nghi. hành chính, dịch vụ công. 2. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN. - Mục tiêu phát triển đi đôi với bảo tồn, giải quyết các vấn đề giao thông và mảnh xanh trong trung tâm thành phố.

HÌNH 30: Phối cảnh tổng thể khu trung tâm Tp. Hồ Chí Minh của đồ án quy hoạch.

32 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

TÀI LIỆU THAM KHẢO. Tiếng Việt 1. Giảng viên: Ths.KTS. cô Trương Thái Hoài An (2016) , Giáo án điện tử môn học thiết kế đô thị, lý thuyết về hình thái đô thị. 2. Sở quy hoạch – kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Đồ án Quy hoạch phân khu khu trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh 930 ha, phê duyệt năm 2013. 3. Nguyễn Đức Hiệp (2016), Sài Gòn Chợ Lớn qua những tư liệu quý trước 1945, Văn hóa – Văn nghệ. 4. Tổng cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Niên giám thống kê các năm từ năm 2000 đến 2016, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Các tư liệu từ các nguồn chính thông trên mạng internet, Tạp chí kiên trúc, Tạp chi Quy hoạch Đô Thị và một số nguồn không chính thống khác (Wikipedia,vnexpress.net, tuoitre.vn,…) Tiếng Anh 6. Levy, A. (1997) The typo-morphological approach of G. Caniggia and his school of thought, Urban Morphology Vol 1.

___HẾT___

33 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


HÌNH THÁI ĐÔ THỊ MỘT PHẦN KHU TRUNG TÂM CBD CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________________________________________________________________________________

34 | Đ Ồ

ÁN CHUYÊN ĐỀ


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.